Trờng Đại học S phạm kỹ thuật Hng Yên
Khoa Công nghệ thông tin
Báo cáo lần I
Thực tập xí nghiệp
Giảng viên hớng dẫn : Nguyễn Duy Tân
Sinh viên thực hiện : Lơng Xuân Hồng
Lớp : TK6LC1
Hng yên 6-2009
Báo cáo thực tập xí nghiệp 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN
Khoa Công nghệ thông tin
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
Thời gian từ ngày 25/5/2009 đến ngày 25/6/2009
Họ và tên sinh viên: Lương Xuân Hồng
Lớp: TK6LC1 Điện thoại: 0983865467
Email:
Cơ sở thực tập: Phòng Công nghệ thông tin - Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên
Tên cơ quan: Sở Giáo Dục & Đào Tạo tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Phường An Tảo, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên
Số điện thoại: 03213863797 (Phòng Hành chính) Fax: 0321863997
Chuyên viên hướng dẫn: Lương Cao Hoành
Điện thoại: 0904526843 Email:
Giáo viên theo dõi (là giáo viên trong khoa): Nguyễn Duy Tân
Điện thoại: 0987322637 Email:
Những nhiệm vụ chính được giao:
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Hưng Yên.
Thực tập tìm hiểu công nghệ: thực tập tìm hiểu một số vấn đề về công
nghệ trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin (Sử dụng công cụ phần
cứng như máy sever, máy chấm thi trắc nghiệm, máy in bằng, ; Sử dụng
công cụ phần mềm như các phần mềm chấm thi, quản lý thi tốt nghiệp,
quản lý điểm, quản lý giáo viên cho ngành giáo dục tỉnh Hưng Yên )
Thực tập cung cấp dịch vụ: tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ
về công nghệ thông tin của Sở cho các trường khối THPT và THCS như
các phầm mềm quản lý giáo viên, quản lý học sinh, xếp thời khoá biểu
Tìm hiểu về bảo trì và lắp đặt hệ thống máy tính, cài đặt và sửa chữa phần
Sinh viên: Lương Xuân Hồng Lớp TK6LC1
Báo cáo thực tập xí nghiệp 3
mềm.
Ngoài ra còn tham gia vào các hoạt động Đoàn thể tại Sở.
Loại hình:
Phát triển Ứng dụng [ ]
Tìm hiểu Công nghệ [ x ]
Sư phạm [ ]
Nghiên cứu [ ]
Cung cấp nghiệp vụ [ x ]
Khác [ ]
Nội dung công việc và kết quả:
Đã tìm hiểu được cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Hưng Yên.
Đã bước đầu tham gia vào vị trí của một kỹ thuật viên tại phòng CNTT.
Bước đầu tiếp cận và tìm hiểu công việc của một cán bộ trong phòng.
Bước đầu đã làm quen được với các thiết bị máy móc và phầm mềm đặc thù
của ngành giáo dục.
Sinh viên: Lương Xuân Hồng Lớp TK6LC1
Báo cáo thực tập xí nghiệp 4
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập xí nghiệp là một hoạt động rất thiết thực và có ý nghĩa đối với sinh
viên trong thời gian học tập tại trường. Trong khoảng thời gian này sinh viên được
tiếp xúc với thực tế, được tiếp cận với công nghệ, có thể vận dụng những kiến thức
đã học, đồng thời học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Qua đợt thực tập sinh viên
hiểu cách tổ chức và hoạt động của cơ sở thực tập mà rèn luyện năng lực hoạt động
tác nghiệp. Do đặc thù của Công nghệ thông tin có thể ứng dụng trong nhiều công
việc nên nội dung thực tập cũng đa dạng và phong phú. Vì thế sinh viên phải lựa
chọn cho mình những nội dung thực tập phù hợp.
Mặt khác, thực tập xí nghiệp giúp rèn luyện các kỹ năng cơ bản, kỷ luật lao
động, phong cách giao tiếp và xử lý các mối quan hệ trong xã hội.
Nhằm nâng cao chuyên môn và ứng dụng kiến thức chuyên ngành đã học vào
thực tế, sau khi đến Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên, em đã được phân công
thực tập tại phòng Công nghệ thông tin. Trong quá trình thực tập em đã thực hiện
theo các quy chế thực tập của trường và của khoa CNTT; phát triển và hoàn thiện
những kiến thức, kỹ năng đã được hình thành ở khoa CNTT ; cố gắng, chủ động,
phát huy cao độ tinh thần tự giác, độc lập, tự chủ, sáng tạo của thực tập sinh trong
mọi lĩnh vực hoạt động ở cơ sở thực tập.
Hưng Yên tháng 6/2009
Sinh viên thực hiện
Lương Xuân Hồng
Sinh viên: Lương Xuân Hồng Lớp TK6LC1
Báo cáo thực tập xí nghiệp 5
NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tiếp cận và tìm hiểu cơ sở thực tập.
2. Tiếp nhận vị trí thực tập tại cơ sở.
3. Làm quen với những hoạt động của một nhân viên tại cơ sở thực tập.
4. Tham gia vào công việc tại cơ sở thực tập.
5. Tổng kết và rút kinh nghiệm thực tập.
Sinh viên: Lương Xuân Hồng Lớp TK6LC1
Báo cáo thực tập xí nghiệp 6
NỘI DUNG CHI TIẾT
1. Tiếp cận và tìm hiểu cơ sở thực tập.
1.1. Giới thiệu chung về Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
Hưng Yên có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo (trừ đào tạo nghề) bao gồm: Mục tiêu,
chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán
bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em;
quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý
của Sở Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn theo quy định của pháp luật; thực hiện một
số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh.
Địa chỉ: Phường An Tảo, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên.
Giám đốc: Thạc sĩ Nguyễn Văn Tám.
1.2. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Sở GD&ĐT tỉnh Hưng
Yên.
Theo quyết định số 1191/QĐ-GDĐT do thạc sĩ Nguyễn Văn Tám, giám đốc
Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên ký ngày 6 tháng 5 năm 2009 thì cơ cấu tổ chức
của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên gồm các phòng ban sau:
1. Phòng Giáo dục mần non: có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về ngành học mầm non.
2. Phòng Giáo dục tiểu học: có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về giáo dục cấp Tiểu học.
3. Phòng Giáo dục trung học - Giáo dục thường xuyên: có chức năng giúp
Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác giáo dục trung học
(THCS, THPT) và giáo dục thường xuyên.
4. Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục: có chức năng giúp Giám
đốc quản lý, chỉ đạo các kỳ thi, công tác tuyển sinh phổ thông và công tác kiểm
định chất lượng giáo dục.
5. Phòng Giáo dục chuyên nghiệp và quản lý học sinh sinh viên: có chức năng
Sinh viên: Lương Xuân Hồng Lớp TK6LC1
Báo cáo thực tập xí nghiệp 7
giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác giáo dục
chuyên nghiệp và quản lý học sinh sinh viên trên địa bàn.
6. Văn phòng: có chức năng giúp Giám đốc Sở trong việc theo dõi, phát hiện,
tổng hợp tình hình giáo dục trong tỉnh một cách toàn diện, đề xuất chương trình kế
hoạch công tác ; thường trực đón tiếp, hướng dẫn khách đến liên hệ công tác với cơ
quan theo đúng nội quy, quy định của cơ quan ; xây dựng kế hoạch kinh phí thu chi
hàng năm, hàng quý, hàng tháng của toàn cơ quan, từng đơn vị phòng ban.
7. Phòng Kế hoạch - Tài chính: có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác kế hoạch và tài chính trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo.
8. Phòng Tổ chức Cán bộ: có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện chức
năng quản lý nhà nước (tổ chức, thực hiện, thanh tra, kiểm tra) về công tác TCCB
trong ngành giáo dục và đào tạo.
9. Phòng Thanh tra: Thanh tra có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở thực hiện
công tác thanh tra theo quy định hiện hành của nhà nước.
10. Phòng Công nghệ thông tin:
1.3. Giới thiệu chung về phòng Công nghệ thông tin.
Phòng Công nghệ thông tin thành lập ngày 9 tháng 3 năm 2009 nhằm đáp ứng
những nhu cầu cấp thiết về việc ứng dụng và phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin
trong ngành giáo dục tỉnh Hưng Yên.
Chức năng chính của phòng là giúp Giám đốc Sở quản lý việc triển khai, ứng
dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực công tác của ngành.
Nhiệm vụ của phòng:
Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ có ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý thi.
Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và
chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
Phối hợp với các phòng chức năng triển khai việc dạy tin học trong các nhà
trường.
Phối hợp với phòng Giáo dục chuyên nghiệp và quản lý học sinh sinh viên
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu, nhận, chuyển giao hồ sơ
Sinh viên: Lương Xuân Hồng Lớp TK6LC1
Báo cáo thực tập xí nghiệp 8
tuyển sinh chuyên nghiệp.
Tiếp nhận và thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý ngành.
Thực hiện nhiệm vụ thống kê theo nhu cầu của các phòng chức năng khi
được Giám đốc phê duyệt.
Quản lý mạng LAN của ngành, của cơ quan Sở.
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ
giáo viên và cán bộ công chức cơ quan Sở.
Tham mưu xây dựng các trung tâm tin học, ngoại ngữ trên địa bàn.
Các nhiệm vụ khác hoặc đột xuất do Giám đốc trực tiếp phân công.
Do những yêu cầu nhiệm vụ đặc thù, phòng công nghệ thông tin được trang bị
dàn máy móc hiện đại với các loại máy khác nhau phục vụ trực tiếp công việc của
phòng. Phòng cũng là nơi đấu nối và quản lý hệ thống mạng LAN của Sở.
Trưởng phòng là ông Lương Cao Hoành.
2. Tiếp nhận vị trí thực tập tại cơ sở.
2.1. Tiếp nhận vị trí thực tập theo sự phân công của cán bộ hướng dẫn tại
CSTT.
Theo sự sắp xếp của cán bộ hướng dẫn, em được phân công về thực tập tại
phòng công nghệ thông tin với vị trí là một kỹ thuật viên.
2.2. Tìm hiểu nghiệp vụ chung.
Các kỹ năng thao tác, lắp đặt, sửa chữa với máy tính.
Các kỹ năng cấu hình và quản trị mạng LAN.
Các kỹ năng sử dụng các loại máy móc đặc thù của ngành giáo dục như
máy chấm thi trắc nghiệm, máy in bằng và các phần mềm đi kèm với
chúng.
Các kỹ năng kiểm thử và khai thác phần mềm.
2.3. Nghiên cứu tài liệu phục vụ chuyên môn thực tập.
Kiến thức cơ bản về tổng quan máy vi tính: cấu trúc cơ bản của máy vi tính,
các thiết bị cơ bản để tạo nên một máy vi tính…
Kiến thức chuyên ngành như: phân tích thiết kế hệ thống, cơ sở dữ liệu,
Sinh viên: Lương Xuân Hồng Lớp TK6LC1
Báo cáo thực tập xí nghiệp 9
công nghệ phần mềm, thiết kế website, lập trình .Net…
Tài liệu chuyên môn của phòng CNTT như hướng dẫn cài đặt và cấu hình
Windows Server 2008 ; hướng dẫn sử dụng và khắc phục lỗi chương trình
quản lý thi tốt nghiệp 2008-2009 ; hướng dẫn sử dụng chương trình quản lý
hồ sơ cán bộ giáo viên EMIS và bản nâng cấp PMIS (Personal Management
Information System)
Tìm hiểu những công nghệ mới trên các phương tiện thông tin đặc biệt là
trên Internet.
Kỹ năng giao tiếp.
Học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ trong phòng CNTT.
2.4. Lập kế hoạch.
• Thực hiện tốt các công việc của một người kỹ thuật viên và người quản trị
mạng như lắp đặt, sửa chữa, khắc phục lỗi về phần cứng cũng như phần
mềm của máy tính ; cấu hình và quản trị mạng cục bộ.
• Học tập kỹ năng sử dụng và thao tác trên các loại máy chấm thi trắc
nghiệm, máy in bằng từ tài liệu hướng dẫn sử dụng và kinh nghiệm của các
cán bộ trong phòng.
• Nghiên cứu để sử dụng thành thạo các chương trình quản lý thi, quản lý cán
bộ giáo viên
3. Làm quen với những hoạt động của một nhân viên tại cơ sở thực tập.
3.1. Học hỏi kinh nghiệm của các nhân viên của cơ sở thực tập theo nội
dung công việc được phân công.
3.2. Giúp việc cho các nhân viên tại CSTT để làm quen nghiệp vụ.
4. Tham gia vào công việc tại cơ sở thực tập.
Thực hiện các công việc được giao.
Sinh viên: Lương Xuân Hồng Lớp TK6LC1