1
TIỂU LUẬN
Tổng quan về các công cụ phái sinh trong
quản trị rủi ro Ngân hàng Quốc tế
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến đổi không ngừng, ngày càng có nhiểu rủi ro xảy
ra không thể lường trước. Do đó, việc đưa ra các chiến lược, kế hoạch quản trị để phòng
ngừa rủi ro là một xu hướng tất yếu của tất cả các lĩnh vực, ngành nghề trên thế giới. Trong
thế giới tài chính, vấn đề này lại càng nóng hổi hơn khi những rủi ro này có thể ảnh hưởng
đến sự sống còn của một định chế tài chính mà lĩnh vực ngân hàng là một điển hình. Việc
quản trị rủi ro của một ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đã khó thì vấn đề này đối
với một Ngân hàng quốc tế lại khó khăn hơn. Là một lĩnh vực ngân hàng có hoạt động phát
triển liên quan trực tiếp đến ngoại tệ, việc quản trị rủi ro được thực hiện với rất nhiều dạng
thức khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, với thế giới tài chính ngày một phát triển, một các thức
quản trị rủi ro mới đang được biết đến và được ưa chuộng bởi các ngân hàng quốc tế. Đó là
sử dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro. Vậy các ngân hàng quốc tế đã sử dụng
các công cụ phái sinh như thế nào để quản trị rủi ro của mình? Nhóm chúng tôi xin làm rõ
trong đề tài sau: “Tổng quan về các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro Ngân hàng
Quốc tế”
3
CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO
NHQT
I. LÝ THUYẾT VỀ CÁC LOẠI RỦI RO VÀ CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
PHÁI SINH
1.1 Lý thuyết về các loại rủi ro
Rủi ro luôn tồn tại trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào. Việc quản trị rủi ro có
tầm quan trọng đặc biệt đối với các tổ chức tài chính trung gian vì sự tồn tại của
họđược dựa trên việc họ có được những lợi thế hiệu quả so với các tác nhân kinh tế
khác khi đảm nhận và quản trị rủi ro. Những lợi thế hiệu quả, giúp các ngân hàng
khắc phục việc bất đối xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay trên thị
trường tài chính.
Các rủi ro mà các ngân hàng quốc tế đối mặt có thể được phân thành nhiều
loạikhác nhau (risk buckets) dựa vào các nguồn gốc hình thành lên nó, bao gồm
những rủi ro chính sau:
- Rủi ro thị trường: gồm rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối
- Rủi ro thanh khoản
- Rủi ro tín dụng
- Rủi ro tác nghiệp
- Rủi ro khác…
Vì vậy, rủi ro xảy ra khi một người đi vay không đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ
(rủi ro tín dụng) có thể được phân tích tách biệt với rủi ro từ biến động tỷ giá hối đoái
đến lợi nhuận của một ngân hàng (rủi ro tỷ giá hối đoái).Khi phân tích rủi ro, người ta
thường tách biệt các rủi ro ra. Tuy nhiên, các loại rủi ro khác nhau không phải luôn
luôn được xem xét trong sự độc lập. Trong trường hợp của các ngân hàng quốc tế,
các loại rủi ro có liên quan và do đó không nên xem xét trong sự độc lập. Ví dụ, trong
việc cho vay Eurocurrency, tỷ lệ nợ xấu bị ảnh hưởng bởi sự biến động tỷ giá hối
đoái. Do đó việc kiểm định rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng trong sự độc lập sẽ
đánh giá thấp mức độ thực sự của những rủi ro mà một ngân hàng quốc tế đối mặt.
1.1.1 Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là rủi ro thiệt hại theo thời gian do một số yếu tố rủi ro như
thay đổi lãi suất, tiền tệ và chứng khoán. Rủi ro thị trường có thể được cấu thành bởi
nhiều loại rủi ro nhưng quan trọng nhất là rủi ro về lãi suất. Thông thường nhất, rủi
ro thị trường có thể được hiểu như là một dạng của rủi ro kinh doanh. Nguồn gốc của
loại rủi ro này là những thay đổi trong giá cả thị trường (chẳng hạn như lãi suất
4
và tỷ giá hối đoái). Ngay cả các ngân hàng được hoàn toàn tập trung vào hoạt động
cho vay có thể đối mặt với rủi ro thị trường. Nếu một ngân hàng đã cho vay rất nhiều
cho một công ty đã đầu tư vào một loạt các công cụ thị trường (một quỹ đầu tư bảo
hiểm rủi ro chẳng hạn) thì ngân hàng cho vay đã gián tiếp đối mặt với rủi ro thị
trường.
Rủi ro thị trường đã trở nên quan trọng trong hai thập kỷ qua. Điều này là hiển
nhiên cho sự tăng trưởng trong thu nhập ngoài lãi (có nghĩa là thu nhập mà không bắt
nguồn từhoạt động cho vay) khoảng thời gian này. Bảng 4.1 cho thấy xu hướng
ngày càng tăng giữa các ngân hàng thương mại của EU hướng tới một thị phần lớn
hơn thu nhập ngoài lãi. Trong năm 2006, gần một nửa thu nhập tất cả bắt nguồn từ
hoạt động phi tín dụng. Các hoạt động phi lãi suất ngày càng gia tăng, các ngân hàng
ngày càng gia tăng rủi ro thị trường. Tầm quan trọng ngày càng tăng của rủi ro thị
trường bắt nguồn từ hai lý do chính:
■ Thu nhập từ phí (như môi giới, tư vấn) và các hoạt động kinh doanh, có nguy cơ rủi
ro cao nhưng lại là một nguồn thu nhập béo bở.
■ Người ta thường cho rằng các quy định quốc tế về tỷ lệ dựtrữ bắt buộc mà các ngân
hàng phải thiết lập gây bất lợi cho vay hoạt động và khuyến khích các ngân hàng
kinh doanh không cho vay đến một mức độ lớn hơn.
1.1.1.1 Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro tiềm ẩn có ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập hoặc vốn
phátsinh từ những biến động về lãi suất.
Rủi ro lãi suất phát sinh như là kết quả của sự mất cân đối về kỳ hạn và
khốilượng tài sản và nợ của các ngân hàng. Cốt lõi của các trung gian tài chính là
việcchuyển đổi tiền gửi ngắn hạn (nợ) vào tài sản dài hạn (các khoản vay). Tuy
nhiên,khi các ngân hàng bảo lãnh một khoản vay với một lãi suất cố định lãi suất
chothời gian dài hơn so với thời gian của vốn huy động được sử dụng đểtài trợ
chocác khoản cho vay, họ cơ bản 'đặt cược' vào chiều hướng của lãi suất trong
tươnglai. Một cuộc đặt cược lớn hơn, rủi ro lãi suất còn cao hơn cái mà nó thể hiện
5
bên ngoài.Nói đúng ra có hai loại rủi ro lãi suất tuỳ thuộc nguồn gốc của rủi ro
nằmbên tài sản hoặc bên nợ trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
Rủi ro tái cấp vốn
Đây là loại rủi ro phát sinh của một sự mất cân đối giữa các kỳ hạn của tài sản
và nợ cho các ngân hàng. Điển hình hoạt động tài chính trung gian, thời gian cho vay
thường dài hơn so với thời hạn của vốn huy động để cho vay. Do đó, kỳ hạn của tài
sản dài hơn kỳ hạn về của nợ. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ các chi phí của các
khoản nợ vượt quá lợi nhuận trên tài sản của họ tại một số thời điểm trong thời gian
hợp đồng cho vay. Ví dụ, một ngân hàng quốc tế cấp một khoản vay ba năm với một
khách hàng là công ty với lãi suất 8% mỗi năm. Để đơn giản, giả định rằng khoản vay
được tài trợ hoàn toàn bằng một khoản vay kỳ hạn 1 năm từ thị trường liên ngân
hàng với lãi suất 7% một năm. Trong năm đầu tiên, ngân hàng có một thặng dư lãi
suất ròng là 1%. Tuy nhiên, không chắc chắnngân hàng vẫn được hưởng những điều
kiện tương tự cho năm thứ hai. Giả sử, tỷ lệ mà tại đó các ngân hàng có thể huy động
vốn từ thị trường liên ngân hàng đã tăng đến 9% trong năm thứ hai. Trong trường hợp
đó, một thặng dư lãi suất âm trong năm thứ hai (-1%) sẽ mang đi hết lợi nhuận đã
kiếm được trong năm đầu tiên.
Rủi ro tái đầu tư
Đây là loại rủi ro phát sinh trong các tình huống khi mà kỳ hạn của nợ dài hơn
kỳ hạn của tài sản. Từ quan điểm của một sự mất cân đối giữa tài sản và nợ phải trả,
rủi ro tái đầu tư là hình ảnh phản chiếu của rủi ro tái cấp vốn. Do đó, rủi ro tái đầu tư
có thể tăng lên trong tình huống mà lợi nhuận trên tài sản không đủ để trangtrải các
chi phí sử dụng vốn. Ví dụ, giả sử rằng lợi nhuận trên một danh mục đầu tưtrái phiếu
doanh nghiệp là 7% và danh mục đầu tư này sẽ được nắm giữ trong 2năm. Ngân
hàng vay vốn với lãi suất cố định trong hai năm là 6% mỗi năm và có 1% lợi nhuận
trong một năm. Trong năm thứ hai, lãi suất trêndanh mục đầu tư trái phiếu đã giảm
còn 5%. Hậu quả ngân hàng sẽ mất 1% trongnăm thứ hai.
Điều quan trọng là phải nhớ rằng không phải tất cả các tài sản ngân hàng và
cáckhoản nợ nhạy cảm với thay đổi lãi suất và, do đó cũng nhạy cảm với rủi ro lãi
suất. Ví dụ về các tài sản nhạy cảm lãi suất là các chứng khoán có thu nhập cố
địnhnhư trái phiếu (giá trị hiện tại của một trái phiếu doanh nghiệp giảm khi lãi
suấtđược sử dụng để chiết khấu cổ tức tương lai tăng lên) và một số hình thức chovay
doanh nghiệp. Ví dụ về tài sản ít nhạy cảm với lãi suất là tiền mặtđang nắm giữ.
1.1.1.2. Rủi ro ngoại hối
6
Rủi ro ngoại hối là rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập hoặc vốn phát sinh do có
sựbiến động của tỷ giá ngoại hối. Rủi ro ngoại hối phát sinh trong hoạt động ngân
hàng quốc tế bởi vì tài sản vànợ phải trả giống như 1 dòng lưu chuyển tiền tệ được
đặt trong nhiều tiền tệ khácnhau. Lấy ví dụ tại thị trường Eurocurrency nơi mà các
ngân hàng quốc tế rất năngđộng. Một ngân hàng quốc tế ở Anh có thể tạo ra được
một lượng đáng kể khoảnvay đô la Mỹ. Giá trị pound các khoản vay Eurocurrency sẽ
phụ thuộc vào tỷ giágiữa đồng đô la và đồng bảng Anh. Lập luận tương tự áp dụng
đối với thu nhập từlãi liên kết với một khoản vay hoặc một loạt các tài sản khác và
lưu chuyển tiền tệ.
Rủi ro ngoại hối là một rủi ro đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng quốc tếvà
đối với những ngân hàng có phần lớn nghiệp vụ là hoạt động ngân hàng quốc tế.Điều
này áp dụng đối với các quốc gia như Anh và Thụy Sĩ, cả hai có lĩnh vựcngân
hàng quốc tế lớn. Giá trị của tài sản ngân hàng bằng ngoại tệ có thể dễ dàngvượt quá
giá trị của GDP ở các nước này. Biến động của tỷ giá hối đoái của cácđồng tiền mà
các ngân hàng đang kinh doanh thường xuyên (chủ yếu là đồng đô laMỹ, nhưng cũng
có đồng euro và đồng yên) có ý nghĩa quan trọng về khả năngsinh lời và ngay cả khả
năng thanh toán của ngành ngân hàng.
1.1.2. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản được tạo ra trong bảng cân đối kế toán của sự mất cân
đốigiữa tài sản và nợ phải trả đến hạn.Nguyên nhân cốt lõi của nó là rất giống với
cácyếu tố cơ bản rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, rủi ro lãi suất phát sinh vì sự mất cân
đốikhi đến hạn làm cho hoạt động thanh toán từ của một số ngân hàng gặp khó
khănkhi có những thay đổi trong tỷ lệ lãi suất ảnh hưởng đến lợi tức thu được trên tài
sản hoặc các chi phí phát sinh của nợ theo thời gian. Ngược lại, rủi ro thanh
khoảnphát sinh không phải vì chi phí vốn, vì sự sẵn có của tiền tại một ngân hàng.
Một tài sản có tính thanh khoản là một tài sản có thể được chuyển đổi thành
tiềnmặt một cách nhanh chóng. Trái phiếu được phát hành bởi các chính phủ được
coilà loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Các tài sản thanh khoản khác bao
gồmcổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và các chứng khoán được giao dịch nhiều
nhấttrên thịtrường. Tài sản kém thanh khoản bao gồm bất động sản, hầu hết các
loạichứng khoán không giao dịch trên thị trường và các khoản vay – tài sản chủ
yếucủa ngân hàng.Thông thường, các ngân hàng thương mại sử dụng tiền gửi thanh
khoản ngắn hạn và thanh khoản để tài trợ các khoản vay dài hạn và có tính
thanhkhoản kém.
Tùy thuộc vào các giao ước hợp đồng cho vay, các khoản vay có thể được thu
hồi lại, một số thậm chí trong một thông báo khá ngắn. Tuy nhiên, các khoản vay sẽ
7
vẫn có tính thanh khoản kém hơn so với tiền gửi của khách hàng, mặc dù nhiều trong
số đó có thể bị thu hồi mà không có bất kỳ thông báo trước. Do đó, một sự mất cân
đối khi đến hạn thanh toán giữa các tài sản và nợ phải trả của các ngân hàng có thể
đẩy ngân hàng vào trong tình huống không có dự trữ đầy đủ các tài sản có tính thanh
khoản cao, một số lượng lớn khách hàng rút tiền sẽ làm cho một ngân hàng có tính
thanh khoản kém. Điều quan trọng là phải nhớ rằng miễn là dự trữ bắt buộc không
phải là 100%, bất kỳ ngân hàng đều có thể phải chịu một cuộc khủng hoảng thanh
khoản chừng nào mà việc rút tiền gửi vượt quá dự trữ tài sản có tính thanh khoản.
Điều quan trọng là nhớ rằng nhiều ngân hàng quốc tế sẽ không đi theo mô
hình đơn giản của nguồn vốn huy động trên. Các tổ chức này sẽ sử dụng ít nhất một
phần nguồn là chứng từ thương mại và thị trường liên ngân hàng để gia tăng tài
chính và thị trường Eurocurrency, nơi mà hoạt động cho vay được thực hiện bằng
ngoại tệ. Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản của rủi ro thanh khoản thì vẫn giốngnhau.
Vốn huy động thì có kỳ hạn ngắn hơn đáng kể so với kỳ hạn của các khoảnvay mà nó
tài trợ. Điển hình các khoản vay liên ngân hàng có kỳ hạn ba tháng sovới kỳ hạn một
vài năm đối với các khoản vay doanh nghiệp và hộ gia đình. Khi một sốlượng lớn các
khoản nợ mang tính thanh khoản được thu hồi trongmột nỗ lực phối hợp của chủ nợ,
điều này được gọi là một cuộc tháo chạy vốn(bank runs).
1.1.3. Rủi ro tín dụng
Đối với hầu hết các ngân hàng, phần lớn rủi ro tín dụng bắt nguồn từ hoạt
động cho vay. Đối với các ngân hàng quốc tế, điều này cũng xảy ra đối với hoạt động
cho vay trong thị trường Eurocurrency. Bên cạnh rủi ro về nghĩa vụ của khách hàng,
rủi ro tín dụng còn đến từ phía đối tác.
Ví dụ: Nếu một trong những ngân hàng đã ký kết thỏa thuận mặc định, thỏa
thuận hoán đổi sẽ không còn cung cấp một phương tiện thay đổi độ nhạy cảm của lợi
nhuận với những thay đổi về lãi suất. Do đó, mặc định của một trong các đối tác sẽ để
lại cho các đối tác khác tiếp xúc với rủi ro lãi suất (hoặc các loại rủi ro đã có nghĩa là
được tự bảo hiểm bằng cách sử dụng giao dịch hoán đổi). Do đó, nó có thể được lập
luận rằng rủi ro tín dụng cũng liên quan với các hoạt động liên quan đến lãi suất của
các ngân hàng quốc tế. Một cách đơn giản để quản lý rủi ro tín dụng là thông qua đa
dạng hóa. Tại các quốc gia, các ngân hàng quốc tế có thể đạt được đa dạng hóa bằng
cách hạn chế các khoản cho vay khách hàng bằng cách cho vay nhiều lựa chọn như
thông qua cho vay hợp vốn, cho vay đối với các ngành công nghiệp khác nhau. Tuy
nhiên, hạn chế cho vay của họ không làm thay đổi nguy cơ vỡ nợ gây ra bởi các
khoản vay.
Có thể biết được nguy cơ vỡ nợ của khách hàng vay theo xếp hạng tíndụng,
hay dựa trên dữ liệu thu thập được trong nội bộ của một ngân hàng (bằngcách đánh
8
giá các dòng tiền hiện tại của khách hàng vay và phát triển khả năng củamôi trường
công nghiệp của nó) hoặc bên ngoài (ví dụ, trên cơ sở xếp hạng tíndụng từ các cơ
quan xếp hạng tín dụng hoặc các giao dịch hoán đổi vỡ nợ tíndụng).
Cuối cùng, các ngân hàng đòi hỏi những dữ liệu này sử dụng phương pháp
địnhlượng để ước tính xác suất rủi ro mặc định. Một khi xác suất mặc định bằng
cáchvay (rủi ro tín dụng) đã được ước tính, các ngân hàng có thể giao dịch với các
khoản vay giá phù hợp.
Đối với các công cụ thị trường tài chính, các ngân hàng quốc tế cần phải sử
dụngcác phương pháp tiếp cận tương tự để xác định rủi ro tín dụng thị trường gắn
liềnvới các đối tác thị trường. Điều này liên quan đến việc áp dụng các kỹ thuật
địnhlượng khác nhau để đánh giá xác suất mà đối tác có thể bị giảm uy tín tín
dụnghoặc mặc định.
1.1.4. Rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp là các tổn thất do con người, do quá trình xử lý công việc, do hệ
thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động, hoặc do các sự kiện bên ngoài
gây ra. Có thể hiểu RRTN là rủi ro phát sinh do yếu tố con người (cẩu thả, gian lận);
sự yếu kém trong hệ thống công nghệ, thông tin; sự sơ hở, thiếu các quy định của các
NHTM. Định nghĩa này bao gồm cả rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến
lược và rủi ro danh tiếng. Trong thực tế, rủi ro tác nghiệp xảy ra do: gian lận của nhân
viên, các vụ trộm, lỗi hệ thống, mất điện, lũ lụt, hoặc các lý do khác dẫn đến các sai
sót ở một ngân hàng mà không thể phân loại vào các rủi ro khác.
Hình 4.2 cung cấp một cái nhìn tổng quan về các loại khác nhau của rủi ro hoạt
động. Một số các loại rủi ro (chẳng hạn như xuất phát từ các nguồn bên ngoài ngân
hàng) không thể ngăn chặn. Cụ thể là chủ nghĩa khủng bố cũng như các cá nhân bên
ngoài ngân hàng tìm cách lừa gạt nó. Những rủi ro sự kiện khác có thể được ngăn
chặn bằng cách thiết lập quy trình và hệ thống kiểm soát các hoạt động.
9
Hình 4.2: Rủi ro hoạt động
1.1.5. Rủi ro khác
Ngân hàng quốc tế cũng phải đối mặt với một số yếu tố nguy cơ khác, tiêu
biểu là rủi ro quốc gia và rủi ro pháp lý…
Rủi ro quốc gia: Là xác suất chính trị, xã hội và kinh tế điều kiện ở nước ngoài ảnh
hưởng đến hoạt động thương mại của các ngân hàng nước ngoài. Một sự thay đổi
trong chính phủ, đặc biệt đánh một mức thuế cao vào các hoạt động nước ngoài của
các ngân hàng, tình trạng bất ổn chính trị và gia tăng tham nhũng là tất cả các ví dụ
của các sự kiện mà có thể được phân loại như gây rủi ro quốc gia. Rủi ro quốc gia
không xuất phát từ những rủi ro vốn có và các thuộc tính trở lại của một hoạt động cụ
thể. Thay vào đó, nó xuất phát từ vị trí của hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng có
đầu tư đáng kể ở nước ngoài (trong các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài) hoặc
các ngân hàng có lợi nhuận lớn cổ phần xuất phát từ một nước ngoài cụ thể phải đối
mặt lớn nhất mức độ rủi ro quốc gia.
Rủi ro pháp lý: Đây là một loại rủi ro riêng biệt, nó mô tả các nguy cơ của một sự
thay đổi trong các luật và quy định về lợi nhuận của một khoản đầu tư.
Công cụ phái sinh là gì?
Là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm
nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị
của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỉ giá, trị giá cổ phiếu, trái
10
phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất….Công cụ tài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm
giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro, trong đó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng
kỳ hạn (forward contracts), hợp đồng tương lai (future contracts). Những công cụ trên còn có
thể kết hợp với nhau, với những khoản vay hoặc những chứng khoán truyền thống để tạo nên
các công cụ lai tạo.
2. Công cụ tài chính phái sinh
Thị trường phái sinh là thị trường dành cho các công cụ tài chính phái sinh, những
công cụ mang tính hợp đồng, mà thành quả của chúng được xác định trên 1 hoặc 1 số công
cụ tài sản khác. Chúng ta xem các công cụ phái sinh như là các hợp đồng, và giống như tất cả
hợp đồng, chúng được thoả thuận giữa hai bên: người mua và người bán, trong đó mỗi bên sẽ
thực hiện nghĩa vụ gì đó cho bên kia. Các hợp đồng này có giá cả và người mua sẽ cố gắng
mua với giả rẻ và người bán cố gắng bán với giá cao nhất. Các loại công cụ phái sinh khác
nhau bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng giao sau, quyền chọn, hoán đổi và chứng khoán
lai tạp.
Hợp đồng kỳ hạn là công cụ lâu đời nhất, và có lẽ vì lí do đó mà nó ít phức tạp nhất.
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa 2 bên. Người mua và người bán, để mua hoặc bán tài sản
vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Nếu vào ngày đáo hạn, giá
thực tế cao hơn giá hợp đồng thì người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận; nếu ngược
lại thì người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ.
Bản thân hợp đồng kỳ hạn mang trong mình 3 loại rủi ro.
+ Thứ 1: nếu giá thực tế vào ngày đáo hạn hợp đồng cao hơn giá mong đợi, rủi ro vốn có
của công ty sẽ làm giảm giá trị công ty nhưng sự sụt giảm này sẽ được đền bù bằng lợi nhuận
của hợp đồng kỳ hạn. Vì vậy, hợp đồng kỳ hạn cung cấp một cách phòng ngừa rủi ro hoàn
hảo.
+ Thứ 2, rủi ro tín dụng hay rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng. Rủi ro này có hai
chiều, người sở hữu hợp đồng hoặc là người nhận được hoặc là người chi trả, phụ thuộc vào
biến động giá cả thực tế của tài sản cơ sở.
+ Thứ 3, giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày nào đáo hạn của hợp
đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời hạn của
hợp đồng. Vậy nên, bản thân những hợp đồng kỳ hạn có chứa nhiều rủi ro nhất trong các
công cụ phái sinh.
Hợp đồng giao sau cũng là một hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, để
mua bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Hợp đồng
giao sau tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn nên có những điểm giống với hợp đồng kỳ hạn. Về
11
bản chất, chúng giống tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn. Tuy vậy, khác với hợp đồng
kỳ hạn, hợp đồng giao sau được giao dịch trên thị trường có tổ chức, được gọi là sàn giao
dịch giao sau. Người mua hợp đồng giao sau là người có nghĩa vụ mua hàng vào một ngày
trong tương lai, có thể mua lại hợp đồng giao sau trên thị trường giao sau. Điều này làm cho
họ thoát khỏi nghĩa vụ mua hàng. Và tương tự đối với người bán hợp đồng giao sau, là người
có nghĩa vụ bán hàng vào một ngày trong tương lai, có thể mua lại hợp đồng trên thị trường
giao sau, và điều này cũng làm cho họ thoát khỏi nghĩa vụ bán hàng. Đặc trưng này giúp
những người tham gia mua bán công cụ tài chính phái sinh tránh được những thiệt hại kinh tế
đáng kể nếu trong thời hạn hợp đồng giá cả của tài sản cơ sở có sự biến động không có lợi
cho mỗi bên.
Giống như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau cũng có rủi ro hai chiều, rủi ro tín
dụng, tức người sở hữu hợp đồng hoặc là người được nhận hoặc là người phải chi trả. Nhưng
khác biệt rõ nhất với thị trường kỳ hạn là thị trường giao sau sử dụng 2 công cụ để loại bỏ rủi
ro này.
Thứ nhất, thay vì giao nhận giá trị hợp đồng vào 1 ngày thông qua mua bán đơn thuần
vào ngày đáo hạn, thay đổi trong giá trị hợp đồng giao sau được thực hiện thanh toán vào
cuối ngày giao dịch. Điều này có nghĩa hợp đồng giao sau có tính chất thanh toán tiền mặt
hay điều chỉnh theo ngày, tức thời hạn giao sau được rút ngắn lại. Nhờ thế mà rủi ro trong
thanh toán được giảm đi. Thứ 2, hợp đồng giao sau yêu cầu tất cả các thành viên tham gia thị
trường, người bán và người mua đều như nhau, phải thực hiện một khoản ký gửi gọi là ký
quỹ. Nếu hợp đồng giao sau của bạn tăng giá trị trong ngày giao dịch, mức tăng này sẽ được
công vào tài khoản ký quỹ của bạn vào cuối ngày. Ngược lại, nếu hợp đồng của bạn giảm giá
trị, thua lỗ sẽ được trừ ra.Và nếu số dư tài khoản ký quỹ của bạn giảm xuống mức tối thiểu
đã thoả thuận trước đó, bạn sẽ bị yêu cầu nộp một khoản ký gửi bổ sung, tài khoản ký quỹ
của bạn phải được bổ sung như cũ hoặc là vị thế của bạn sẽ bị đóng.
Hợp đồng giao sau rất giống với một danh mục các hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên, hợp
đồng giao sau và một danh mục các hợp đồng kỳ hạn chỉ giống nhau khi lãi suất là có thể xác
định trước, tức là biết được một cách chắc chắn. Vào lúc đóng cửa mỗi ngày, các hợp đồng
giao sau mang tính kỳ hạn đang tồn tại sẽ được thanh toán cũng như 1 hợp đồng mới được ký
kết. Tính chất thanh toán hàng ngày kết hợp với yêu cầu ký quỹ cho phép hợp đồng giao sau
giảm thiểu đáng kể rủi ro tín dụng vốn có của hợp đồng kỳ hạn .
Quyền chọn: Là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó cho người
mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào ngày trong
tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Người mua quyền chọn trả cho người bán
một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ
tài sản theo điều khoản của hợp đồng nếu người mua muốn thế. Một quyền chọn để mua tài
12
sản gọi là quyền chọn mua (call), một quỳên chọn bán một tài sản gọi là quyền chọn bán
(put). Mặc dù các quyền chọn được giao dịch trong một thị trường có tổ chức nhưng phần
lớn các giao dịch quyền chọn được quản lý riêng rẽ giữa hai bên. Những người này tự tìm
đến với nhau, loại thị trường này gọi là thị trường OTC, đây chính là loại thị trường quyền
chọn xuất hiện đầu tiên. Hầu hết các quyền chọn chúng ta quan tâm là mua bán các loại tài
sản tài chính chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu… Mặc dù vậy, chúng ta cũng thấy xuất hiện
loại thoả thuận tài chính khác như hạn mức tín dụng, đảm bảo khoản vay, và bảo hiểm cũng
là một hình thức khác của quyền chọn. Ngoài ra, bản thân cổ phiếu cũng là quyền chọn trên
tài sản công ty. Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợp đồng kỳ hạn nhưng quyền
chọn không bắt buộc phải thực hiện giao dịch còn người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt buộc
phải thực hiện giao dịch. Hai bên trong hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ phải mua và bán hàng
hoá, nhưng người nắm giữ quyền chọn có thể quyết định mua hoặc bán tài sản với giá cố
định nếu giá tri của nó thay đổi.
Hoán đổi là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền, một giao
dịch mà cả hai bên đồng ý thanh toán cho bên còn lại một chuỗi các dòng tiền trong một
khoảng thời gian xác định. Ví dụ, một bên đối tác đang nhận được một dòng tiền từ một
khoản đầu tư, nhưng lại thích một loại đầu tư khác với dòng tiền mà mình đang thị hưởng.
Bên đối tác này sẽ liên lạc với một dealer hoán đổi, thường là một công ty hoạt động trên
OTC, và họ sẽ thực hiện vị thế đối nghịch trong giao dịch. Tuỳ thuộc vào lãi suất hay giá sau
đó thay đổi như thế nào mà 1 bên sẽ thu được lợi nhuận hay là bị lỗ. Lãi của bên này chính là
lỗ của bên kia. Có 4 loại hoán đôỉ là hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi chứng khoán
và hoán đổi hàng hoá. Và cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, các hoán đổi cũng gánh chịu
những rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ. Hoán đổi được xem như là kết hợp giữa các hợp đồng kỳ
hạn. Nó là cải tiến tài chính mới nhất nhưng về thực chất không phức tạp hơn một danh mục
các hợp đồng kỳ hạn và rủi ro tín dụng hiện diện trong hoán đổi cũng có phần thấp hơn so
với rủi ro tín dụng của hợp đồng kỳ hạn có cùng kỳ hạn.
II. QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
2.1 Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh trong quản trị rủi ro NHQT
Theo các tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Kiểm toán nộ bộ quốc tế (IIA) định nghĩa
Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hướng đến việc đạt được các
mục tiêu. Rủi ro được đánh giá dựa trên sự tác động và khả năng xảy ra.
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm
nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh
hưởng bất lợi của rủi ro.
13
Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình
chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì
vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư,
không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và
cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo
điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử
dụng vốn. Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả
cho hoạt động đầu cơ. Bởi ngưòi muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác
có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro
phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này lại có thể được thực
hiện, khi mà thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể
tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả
năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các
khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và thế là họ gặp nhau và
tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác.
Và cũng không giống như người ta thường nghĩ, thị trường phái sinh không dẫn vốn
trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ khủng khiếp. Những nhà đầu cơ không phải
là những tay cờ bạc. Chỉ đơn giản là thay vì giao dịch cổ phiếu, họ giao dịch các sản
phẩm phái sinh và chính việc đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh lại tạo điều kiện cho
việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn. Bởi cần khẳng định chắc chắn
rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng
chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn có cuả thị
trường tài sản, chuyển những khoảnrủi ro đó từ những không đủ khả năng chấp nhận nó
sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó, chính là những nhà đầu cơ. Không có thêm bất
kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này. Và lợi ích từ thị trường không chỉ bó
hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan toả ra toàn xã hội.
2.2 Quản trị rủi ro NHQT:
2.2.1 Rủi ro về lãi suất:
- Theo Timothy W.Koch cho rằng: Rủi ro lãi suất là sự thay đổi tiềm tàng về thu nhập lãi
ròng và giá thị trường của vốn ngân hàng xuất phát từ sự thay đổi của mức lãi suất.
- Yếu tố làm xuất hiện rủi ro lãi suất: Lãi suất biến động và lợi nhuận của NH giảm do
chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào giảm hoặc giá trị ròng của NH giảm.
- Nguyên nhân của rủi ro lãi suất: Sự không phù hợp về kỳ hạn, tính thanh khoản và qui
mô của tài sản so với kỳ hạn, tính thanh khoản và qui mô của nợ.
14
Rủi ro lãi suất xuất hiện có thể làm tăng chi phí vay nợ của ngân hàng, giảm giá trị thị
trường của tài sản có cũng như vốn chủ sở hữu của ngân hàng, làm giảm thu nhập của
ngân hàng.
Các dạng rủi ro lãi suất:
- Rủi ro định giá lại: là rủi ro lãi suất phát sinh từ những chênh lệch về kỳ hạn (đối với lãi
suất cố định) & định giá lại (đối với lãi suất thả nổi) đối với tài sản có, tài sản nợ & các
trạng thái ngoại bảng của ngân hàng
- Rủi ro cơ sở: là rủi ro lãi suất phát sinh từ tương quan không hoàn hảo trong sự điều
chỉnh các lãi suất thu được & phải trả đối với các công cụ khác nhau có những đặc điểm
định giá tương tự
- Rủi ro tính tùy chọn: Một nguồn rủi ro lãi suất ngày càng trở nên quan trọng phát sinh
từ các tùy chọn trong nhiều tài sản có, tài sản nợ & danh mục đầu tư ngoại bảng của ngân
hàng.
Các công cụ phái sinh hạn chế rủi ro lãi suất:
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)
FRA là một hợp đồng kỳ hạn mà theo đó các bên tham gia đồng ý thanh toán cho
nhau bằng tiền mặt khoản chênh lệch lãi suất (không có giao nhận khoản tiền gốc) của 1
khoản vay ngắn hạn. Cũng như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng FRA được giao dịch trên thị
trường phi tập trung OTC
Ví dụ:
Giả sử vào thời điểm hiện tại, ngân hàng X cho vay 100 triệu USD,lãi suất cố định
4,5%/năm, kỳ hạn 6 tháng & huy động được 100 triệu USD,lãi suất cố định 4,3%/năm với
kỳ hạn 3 tháng. Như vậy sau 3 tháng, ngân hàng phải trả lãi 4,3%/năm cho khoản vay cũ &
đi vay mới. Nếu như lãi suất trên thị trường tại thời điểm đó là 5,2%, ngân hàng sẽ phải
chịu chi phí lãi vay tăng lên khá cao. Đứng trước tình hình trên,để cố định lãi suất huy
động vào 3 tháng tiếp theo. Ngân hảng đã quyết định ký 1 hợp đồng FRA 3x6 như sau:
Ngân hàng quyết định cho công ty B vay với lãi suất thả nổi Libor 3 tháng sau 3 tháng
nữa, đổi lại công ty B chấp nhận cho ngân hàng vay với lãi suất cố định 4,4%/năm (có thể
nhỏ hơn, tùy thương lượng) sau 3 tháng nữa. Ta có bảng phân tích sau:
15
* Ngân hàng huy động thêm 100tr vốn bên ngoài từ sau tháng thứ 3 & phải chịu lãi suất
huy động bằng lãi suất thả nổi.
Trên thưc tế, việc lãi suất trao đổi là 4,4% ở trên sẽ được tính toán kỹ lưỡng sao cho
dung hòa được lợi ích của cả ngân hàng X & doanh nghiệp B.
Vậy bằng cách sử dụng hợp đồng FRA, ngân hàng không những phòng ngừa được rủi
rolai4 suất mà còn thu về cho mình 1 khoản thu nhập
Hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS)
IRS là 1 thỏa thuận giữa 2 bên, theo đó 2 bên sẽ thực hiện trao đổi các dòng tiền lãi
cho nhau. Thông thường 1 bên sẽ nhận lãi suất cố định & bên còn lại sẽ nhận lãi suất thả
nổi tại những ngày xác định trước gọi là những ngày giá trị giao dịch,dựa trên khung thời
gian & khoản tiền danh nghĩa đã được xác định trước
Ví dụ:
Ngân hàng A vay vốn bẳng ngoại tệ của 1 ngân hàng B để đầu tư dự án mới, thời hạn
5 năm trả lãi từng năm với lãi suất được quy định là SIBOR (lãi suất liên ngân hàng
Singapore) + 1,5%. Đây là mứa lãi suất dao động phụ thuộc vào biến động thị trường có
thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất tại thời điểm vay vốn. Do lãi suất biến động, việc
tính toán chi phí cho đầu tư vào dự án đó sẽ rất khó khăn cho ngân hàng A, ảnh hưởng lớn
tới việc xác định hiệu quả đầu tư. Lãi suất vay vào thời điểm trả nợ xuống thấp giúp giảm
chi phí vốn cho ngân hàng & lợi nhuận đầu tư sẽ cao hơn nhưng ngược lại cúng có thể rất
rủi ro nếu lãi suất tăng quá cao có thể làm ngân hàng bị thua lỗ.
Để tránh rủi ro như vậy & để xác định chính xác hiệu quả đầu tư ngay từ giai đoạn lập
dự án, ngân hàng A có thể áp dụng công cụ hoán đổi lãi suất trong vay vốn ngân hàng B.
Cụ thể, ngân hàng A sẽ ký hợp đồng với ngân hàng B xác định 1 mức lãi suất cụ thể cho dự
án (chẳng hạn 5% cho suốt thời gian vay). Nếu lãi suất thị trường xuống thấp hơn mức lãi
suất trên, ngân hàng B được lợi do cho vay ở mức lãi suất cao hơn thông thường, ngân
hàng A chiu thiệt do phải trả ngân hàng B ở mức lãi suất cao. Nhưng ngước lại, khi lãi suất
16
thị trường tăng lên cao hơn mức trên, ngân hàng A sẽ được lợi do vay lãi suất thấp, còn
ngân hàng B chịu thiệt do cho vay rẻ.
Bản chất của nghiệp vụ hoán đổi lãi suất là cố định chi phí lãi suất ngay từ khi đi vay
vốn, loại bò những biến động thị trường. Như phân tích trên, cho dù ngân hàng A có thể bị
thiệt khi cố định lãi suất nhưng sẽ loại bỏ rủi ro khi lãi suất đột biến tăng lên. Hơn nữa, nếu
ngân hàng Acó chịu lỗ khi lãi suất giảm thì việc cố định lãi suất như vậy cũng giúp ngân
hàng A xác định được rõ cho phí đi vay cho dự án đầu tư của mình. Về nội dung thì hợp
đồng hoán đổi lãi suất khá tương đồng với FRA do cùng bản chất như hợp đồng kỳ hạn.
Hình thức phòng ngửa rủi ro lãi suất bằng IRS hiện đang rất phổ biến ở các quốc gia phát
triển trên thế giới. Tại Việt Nam, T1/2007, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành
quyết định cho phép các ngân hàng thương mại được thực hiện trao đổi lãi suất với doanh
nghiệp không phải ngân hàng
Hợp đồng quyền chọn
Sử dụng hợp đồng quyền chọn lãi suất có thể giúp cho ngân hàng chắc chắn được chi phí lãi
vay, tránh được rủi ro lãi suất. Để hiểu rõ hơn có thể xem trường hợp mua quyền chọn mua
dưới đây.
Khi tài sản nợ của ngân hàng có lãi suất thả nổi trongkhi tài sản có có lãi suất cố định
hay khi tài sản nợ có thời lượng ngắn hơn tài sản có. Dự kiến lãi suất trong thời gian tới sẽ
tăng để phòng ngừa rủi ro lãi suất ngân hàng mua quyền chọn mua và phải trả một khoản
phí cho ngân hàng bán.
Nếu lãi suất thị trường tăng cao hơn so với lãi suất trong hợp đồng, ngân hàng mua
quyền chọn sẽ nhận được một khoản bù đắp từ ngân hàng bán tại thời điểm nhất định đã
được thỏa thuận trong hợp đồng. Khoản bù đắp này bằng giá trị hợp đồng nhân với chênh
lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất của hợp đồng. Khoản tiền này dùng để bù đắp cho
chi phí huy động vốn tăng do lãi suất thị trường tăng hoặc bù đắp cho sự giảm giá trái phiếu
trong tài sản có của ngân hàng.
Nếu lãi suất thị trường giảm thấp hơn so với lãi suất trong hợp đồng thì người bán
không phải thanh toán khoản tiền nào cho người mua. Ngân hàng sẽ bị mất một khoản phí
quyền chọn đã cố định trước.
Như vậy, công cụ phái sinh có thể coi là một trong những biện pháp hữu hiệu và hiệu
quả giúp cho ngân hàng thương mại khắc phục rủi ro lãi suất. Bên cạnh rủi ro lãi suất, Ngân
hàng thương mai cũng phải đương đầu với các rủi ro lớn khác mà trong đó, công cụ phái
sinh lại một lần nữa phát huy tác dụng.
2.2.2 Rủi ro hối đoái:
17
Rủi ro ngoại hối là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay chi phí
bằng ngoại tệ trong tương lai do sư biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá dự
kiến của khoản thu nhập hay chi phí đó.
Kinh doanh ngoại hối đang là một trong những nghiệp vụ quan trọng của NHTM hiện
nay, tuy nhiên nó cũng đem rủi ro ngoại hối lại cho ngân hàng. Để giảm thiểu rủi ro ngoại
hối, ngân hàng thương mại có thể sử dụng một công cụ hiệu quả, đó là các hợp đồng phái
sinh.
Giao dịch kỳ hạn.
Trong sự lựa chọn nào đó, ngân hàng có thể chọn giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại
hối của mình bằng cách sử dụng nghiệp vụ giao dịch có kỳ hạn một năm nghĩa là ngân hàng
sẽ bán ngoại tệ để nhận lại nội tệ. Mục đích của các hợp đồng kỳ hạn là nhằm loại trừ những
khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại thời điểm tín dụng đến hạn. Giả sử ngân
hàng muốn đổi VNĐ lấy USD vào cuối năm nay, nhưng việc đồng USD biến đổi như hiện
giờ làm ngân hàng không chắc chắn về tỷ giá. Tới cuối năm, tỷ giá USD/VND có thể tăng,
gây ra bất lợi cho ngân hàng. Vì thế ngân hàng quyết định ký một hợp đồng kỳ hạn, cố định
mức tỷ giá sẽ trao, cố định được số tiền cần cho trao đổi. Việc giao nhận giữa ngoại tệ và nội
tệ được thực hiện tại thời điểm cuối năm. Như vậy, bằng cách bán kỳ hạn số ngoại tệ dự tính
thu được với một tỷ giá đã được xác định ngay ngày hôm nay, ngân hàng đã tránh được rủi
ro do tỷ giá biến động tại thời điểm cuối năm và do đó, đảm bảo được mức lợi tức dự tính
trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ. Nghiệp vụ kỳ hạn được giao dịch phổ biến trên thị
trường OTC (over the counter), do đó thỏa mãn được hầu hết các đối tác có nhu cầu bảo
hiểm rủi ro, mà chủ yếu là các ngân hàng và các công ty xuất nhập khẩu.
Hợp đồng tương lai
‘Thay vì sử dụng nghiệp vụ kỳ hạn, ngân hàng có thể sử dụng các hợp đồng tương lai
để bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Các hợp đồng tương lai được giao dịch trên cơ sở có tổ cức.
Hợp đồng tương lai khác biệt so với kỳ hạn ở chỗ hợp đồng tương lại được chuẩn hóa từ loại
ngoại tệ, khối lượng giao dịch, ngày thanh toán. Ví dụ như, ngân hàng A sau 2 tháng nữa sẽ
phải thanh toán 1.000.000 USD cho ngân hàng B. Để phòng ngừa rủi ro ngoại hối từ việc
USD lên giá so với VND, ngân hàng quyết định bán hợp đồng tương lai với tỷ giá xác định
trước. Vậy ngân hàng có thể chốt được tỷ giá sau 2 tháng tới và không cần phải để ý tới tỷ
giá giao ngay trên thị trường. Để làm được việc này thì ngân hàng phải đặt ký quỹ khoản tiền
và sở giao dịch hợp đồng tương lai sẽ tất toán các dòng tiền mỗi ngày, ngân hàng sẽ phải đặt
cọc thêm mức ký quỹ nhỏ hơn một giới hạn nào đó.
2.2.3 Rủi ro tín dụng
18
Theo cách hiểu thông thường, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi con nợ không có khả
năng thanh toán cả gốc và lãi vay. Sự kiện này còn gọi là “default”. Tuy nhiên trong thực tế
trước khi xảy ra “default”, một chủ thể phát hành chứng khoán nợ phải trải qua các giai đoạn
khác nhau. Về cơ bản, chúng ta có thể phân ra làm 4 giai đoạn mà trong tiếng anh người ta sử
dụng 4 thuật ngữ bắt đầu bằng 4 chữ “D”.
- Khả năng trả nợ suy giảm (deterioration): thể hiện thông qua việc các chỉ số tài chính
xấu đi, các nguồn thu nhập giảm sút. Doah nghiệp có thể mất thị phần do cạnh tranh
khốc liệt hoặc sản phẩm không còn được thị trường ưa chuộng. hệ quả của việc này
có thể là việc xuống hạn mức tín nhiệm, lãi suất huy động vốn tăng lên.
- Tình trạng hết sức khó khăn (distressed): doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn
về tài chính do tình hình kinh doanh kém, các nguồn thu nhập giảm sút nghiêm trọng,
bắt đầu có các khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp chưa nhìn thấy nguồn. hệ quả của
việc này có thể xuất phát từ việc xuống hạn định mức tín nhiệm, lãi suất huy động
vốn tăng lên, sự tiếp cận với các nguồn tín dụng trở nên rất khó khăn với các điều tín
dụng hết sức ngặt nghèo.
- Mất khả năn trả nợ (default): đây là giai đoạn doanh nghiệp không thể thanh toán
được các khoản nợ khi đến hạn. Các chủ nợ phải áp dụng các biện pháp siết nợ và
phong tỏa tài sản. việc giải quyết thanh toán nợ sẽ được thực hiện qua tòa án.
- Phá sản (dead): doanh nghiệp phá sản hoàn toàn
Các sản phẩm phái sinh rủi ro tín dụng
- Hoán đổi toàn bộ lợi ích:
+ Hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời là một giao dịch hoán đổi tương tự như một hoán đổi
thông thường, trong đó một bên đồng ý trả tổng tỉ suất sinh lời trên một tài sản cụ thể.
+ Sử dụng hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời để phòng ngừa rủi ro tín dụng: chẳng hạn một
người mua trái phiếu nhận một mức lãi suất như LIBOR cộng chênh lệch với một bên
khác thông qua việc hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời. Tổng tỉ suất sinh lời bao gồm các
khoản thanh toán lãi cũng như lãi vốn chưa thực hiện. Nếu trái phiếu bị lỗ vốn thì bên
nắm giữ công cụ phái sinh nhận được một khoản thanh toán tuơng đương từ người
bán công cộng phái sinh tín dụng. Thật vậy, bên nắm giữ trái phiếu do bên kia phát
hành hứa trả cho một bên khác tổng tỉ suất sinh lời của trái phiếu và nhận một lãi suất
tương ứng, vì thế họ đã không phải chịu rủi ro thay đổi giá cả do các nhân tố không
liên quan đến biến động lãi suất gây ra. Có lẽ sự thay đổi giá cả như vậy xảy ra chủ
yếu từ thay đổi rủi ro tín dụng của người đi vay. Tuy nhiên, lưu ý rằng trong khi hoán
19
đổi được thiết kế để loại trừ rủi ro tín dụng, thì hai bên tham gia hoán đổi đã thừa
nhận rủi ro tín dụng của nhau.
+ Trong hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời thì trái phiếu vẫn được lưu giữ trên sổ sách của
bên nắm giữ trái phiếu lúc ban đầu. Bên bán công cụ phái sinh tín dụng đang tìm lợi
nhuận trên trái phiếu mà lại không mua trái phiếu. Lưu ý rằng rủi ro thị trường do
biến động lãi suất không được loại trừ vì các rủi ro này phản ánh trong thanh toán
LIBOR. Một cách ngẫu nhiên, chúng ta lại thấy rằng khoản thanh toán LIBOR có thể
là lãi suất cố định hoặc có thể chuyển từ LIBOR sang lãi suất cố định với một hoán
đổi vanilla thuần nhất. Cuối cùng chúng ta có thể tóm lại: hoán đổi tổng tỉ suất sinh
lời giống với hoán đổi thông thường nhưng thanh toán lãi tương ứng với một trái
phiếu đặc trưng và khoản lãi, lỗ vốn chưa được thực hiện cũng lại được thanh toán.
+ Hoán đổi tổng tỉ suất sinh lời chỉ thiết thực đối với trái phiếu có tính thanh khoản
hợp lý và không thích hợp đối với các khoản vay thông thường. Điều này là bởi vì các
bên phải có khả năng nhận diện tổng tỷ suất sinh lời trên kỳ thanh toán để xác định
một bên nợ bên kia bao nhiêu. Do đó phải có một thước đo xác thực giá trị thị trường
trái phiếu.
- Hoán đổi rủi ro tín dụng
+ Mặc dù là một loại hoán đổi, nhưng hoán đổi tín dụng thực sự lại giống với một
chính sách bảo hiểm hơn. Một bên nắm giữ một trái phiếu hoặc một khoản vay tiến
hành thực hiện một chuỗi các khoản thanh toán định kì với bên kia
+ Sử dụng hoán đổi tín dụng: Nếu bên nắm giữ một trái phiếu hoặc một khoản vay kí
một hợp đồng hoán đổi tín dụng với một tổ chức bảo hiểm. Trong trường hợp trái
phiếu hoặc khoản vay trên bị vỡ nợ hoặc bị đánh giá thấp về tín dụng, bên bảo hiểm
trả cho bên đối tác (bên được bảo hiểm) một số tiền bù trừ khoản lỗ. Các hoán đổi tín
dụng đều được sử dụng hiệu quả đối với các trái phiếu và khoản vay nhưng chúng lại
đòi hỏi một định nghĩa cẩn thận về sự cố tín dụng là gì.
Hoán đổi tín dụng đòi hỏi một định nghĩa rất cẩn thận các sự cố mà công ty
bảo hiểm có thể đền bù. Có nhiều loại sự cố tín dụng có thể xảy ra và được xác định
cụ thể trong hợp đồng. Các biến cố này bao gồm việc không thực hiện chi trả lãi hoặc
thanh toán tiền vốn theo định kì trong thời gian ân hạn, việc tuyên bố phá sản, quyết
định khước từ khoản nợ, có nghĩa là người đi vay khẳng định không mắc nợ trên
phương diện pháp lý. Ngoài ra, các sự cố này cũng bao gồm quá trình tái cấu trúc
khoản nợ của người đi vay và việc tăng tốc thanh toán của một khoản nợ nào đó.
Khoản thanh toán này được tạo ra bởi một khoản nợ trước kỳ hạn. Các khả năng này
phải được giải thích rõ ràng trong hợp đồng.
20
- Trái phiếu liên kết phái sinh rủi ro tín dụng
Chứng khoán liên kết tín dụng là loại công cụ giống như một trái phiếu hoặc tín phiếu
thường, đó là phải trả lãi và vốn. Mặc dù vậy, về cơ bản tín phiếu là chất lượng tín
dụng của bên thứ ba. Nếu bên thứ ba bị vỡ nợ một vài công cụ hoặc một nghĩa vụ cụ
thể khác thì chứng khoán liên kết tín dụng sẽ thanh toán lại ít hơn số vốn đầy đủ ban
đầu.
- Quyền chọn biên độ tín dụng
21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Trên cơ sở Luật Các TCTD, Pháp lệnh Ngoại hối, NHNN đã ban hành các quy định
làm nền tảng cho triển khai các công cụ tài chính phái sinh, tỷ giá giao dịch và quy định
nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng thông qua yêu cầu về trạng thái ngoại
hối.
Từ năm 1999, NHNN Việt Nam đã ban hành quy định tạo điều kiện cho sự ra đời của công
cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam theo Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN 7 ngày
25/2/1999 về Giao dịch kỳ hạn. Theo đó, các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp
đồng mua bán USD và VND giữa NHTM với doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu hoặc với
các NHTM khác được phép của NHNN.
Giao dịch hoán đổi đã có cơ sở pháp lý từ những năm 90, cụ thể là Quyết định số
430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 893/2001 /QĐ-NHNN
ngày 17/7/2001. Tiếp đến là Quyết định số 1133/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế
thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các TCTD,
các DN được sử dụng công cụ hoán đối lãi suất. Hoán đổi lãi suất được thực hiện đối với cả
VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng với DN vay vốn tại NH; giữa NH với những DN vay
vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, kể cả vay vốn nước ngoài; giữa các NH trong
nước với nhau và giữa các NHTM trong nước với các TCTD nước ngoài.
Giao dịch quyền chọn tiền tệ được thực hiện theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-
NHNN của Thống đốc NHNN, chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến
VND). Đối tượng được tham gia giao dịch hối đoái bao gồm TCTD được phép, tổ chức kinh
tế, tổ chức khác, cá nhân và NHNN Việt Nam. TCTD được duy trì tổng giá trị hợp đồng
quyền chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% so với vốn tự có. Cũng trong Quyết
định này, các TCTD không được mua quyền chọn của tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá
nhân mà họ chỉ được phép bán quyền chọn cho các đối tượng này mà thôi.
Về tỷ giá giao dịch, Quyết định số 648/2004 do Thống đốc NHNN ban hành ngày
28/5/2004 quy định kì hạn của giao dịch kỳ hạn (Forward) và giao dịch hoán đổi (Swap) có
thời hạn từ 3 ngày đến 365 ngày với tỷ giá kì hạn được xác định trên cơ sở: (i) Tỷ giá giao
ngay của ngày kí hợp đồng kì hạn, hoán đổi; (ii) chênh lệch giữa 2 mức lãi suất hiện hành là
lãi suất cơ bản của VND (tính theo năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu do Cục dự
trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố; và (iii) kì hạn của hợp đồng.
Quy định về cách thức tính tỷ giá kì hạn này đã tiến gần với thông lệ quốc tế và là tiền đề
pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung và giao
dịch ngoại hối kì hạn nói riêng.
22
Các giao dịch mua bán ngoại tệ của NHTM làm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại
tệ, từ đó, làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường (dương) hoặc đoản (âm). NHTM sẽ có khả
năng rủi ro khi duy trì trạng thái ngoại tệ mở và tỷ giá trên thị trường biến động. Nói cách
khác, nếu NHTM duy trì trạng thái ngoại tệ trường sẽ gặp rủi ro hối đoái nếu như tỷ giá
ngoại tệ trong tương lai giảm giá; và ngược lại, NH sẽ gặp rủi ro khi ngoại tệ tăng giá trong
trường hợp NHTM đó duy trì trạng thái ngoại tệ đoản. Để kiểm soát và giới hạn rủi ro cho
NHTM, Quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN ban hành ngày 7/10/2002 và Quyết định
1168/2003/QĐ-NHNN ban hành ngày 2/10/2003 quy định giới hạn trạng thái ngoại tệ đối
với các NHTM Việt Nam, ngân hàng liên doanh và công ty tài chính. Theo đó, các ngân
hàng phải thực hiện tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc âm cuối ngày không được vượt quá
30% vốn tự có của mình.
Trên nền tảng các cơ sở pháp lý trên, các NHTM Việt Nam đã triển khai hoạt động
kinh doanh tiền tệ và thực hiện các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ đạt một số kết quả nhất
định với những mức độ khác nhau.
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN
HÀNG
Từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam
(từ 1/2003), đã có một só ngân hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong
phạm vi đồng USD từ ngày 1/3/2005 tới 2/2006. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa
2 đồng tiền USD và VND (hoán đổi lãi suất chéo) đã được thực hiện, từ trước khi có quy
định chính thức của ngân hàng nhà nước. Cho tới lần đầu tiên, khi được NHNN cho phép,
HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15
triệu USD trên tại trường Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách
hàng, tới tháng 12/2007, HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với giao dịch
này, khách đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn
tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà không chịu bất cứ một rủi ro nào về tỷ giá USD/VND.
Chính hành động của HSBC, tạo ra nền tảng phát triển cho các giao dịch hoán đổi sau
này. Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo
giữa hai đồng tiền chéo đối với các khoản vay ngoại tệ của khách hàng sử khi khách hàng
vay ngoại tệ. Và trong tương lai, Standard Chartered sẽ còn cung cấp nhiều sản phẩm phái
sinh nữa trên thị trường Việt Nam, hứa hẹn tương lai phát triển thị trường.
Ở một mức cao hơn, các công cụ lai tạp có nguồn gốc từ hoán đổi như hoán đổi lãi suất cộng
dồn, hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn, hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện
trong tương lai …cũng đã xuất hiện và triển khai trên thị trường ngoại hối trong thời gian
gần đây. Điều đặc biệt là các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đã được thí điểm áp dụng tại
23
Việt Nam theo công văn 3324/NHNN-CSTT, tháng 4/2006 cho phép HSBC chi nhánh thành
phố Hồ Chí Minh thực hiện. Mặc dù là một loại hoán đổi nhưng hoán đổi rủi ro tín dụng thực
sự lại giống một chính sách bảo hiểm hơn. Tức một bên nắm giữ trái phiếu hoặc các khoản
vay, định kỳ sẽ thanh toán cho bên kia. Trường hợp trái phiếu bị đánh giá thấp hay các khoản
vay trên bị vỡ nợ, bên bảo hiểm ở đây là HSBC sẽ trả cho bên đối tác, khách hàng các khoản
bù trừ lỗ.
Sản phẩm hoán đổi rủi ro tín dụng của HSBC Việt Nam chỉ gắn với rủi ro tín dụng
của các loại trái phiếu do chính phủ hoặc các DN Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường
quốc tế, các khoản vay dài hạn của DN Việt nam tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt
Nam. Khách hàng chuyển nhượng rủi ro tín dụng cho HSBC là các tổ chức tín dụng hoạt
động tại Việt Nam và bên nhận chuyển nhượng là các chi nhánh HSBC ở nước ngoài. Thời
hạn của giao dịch không quá 5 năm. Khách hàng mua loại công cụ này cũng giống như thực
hiện một khoản đầu tư gián tiếp. Việc tiếp cận với các công cụ này cho phép nhà đầu tư có
cơ hội tìm kiếm những mức lợi nhuận cao hơn so với hoạt động tín dụng tiền gửi bình
thường, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các TCTD. Hơn nữa, việc sử dụng các
công cụ mới này còn góp phần nâng cao mức độ tín nhiệm của chính phủ và các DN Việt
Nam khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị
trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh
lãi suất và tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất.
Các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi
vay trung hạn (dưới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EURO và chỉ được thực hiện đối với các
DN hoạt động tại VN, các NHTM hoạt động ở VN được NHNN cho phép và các NH ở nước
ngoài. Sau BIDV là hàng loạt các NHTM khác, bao gồm cả NHTM cổ phần cũng được cho
phép thực hiện nghiệp vụ này.
Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân hàng cung
cấp, điển hình là BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Agribank, Citibank, Vietcombank,
ICB, và ngân hàng Hồng Kông bank chi nhánh thành phố HCM. Nguyên tắc chính của loại
quyền chọn này là các DN và cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với VNĐ thông
qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Đặc biệt, quyền chọn
USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp
dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Sau khi NHNN cho
phép ACB, Sacombank và Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày 10/12/2004
ACB là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này được tung ra trong
bối cảnh trong nước và quốc tế giá vàng liên tục tăng, tuy nhiên cũng cần có thời gian để đo
lường mức độ đón nhận của thị trường đối với công cụ. Tới nay, đã có rất nhiều ngân hàng
24
được phép của Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện các nghiệp vụ Option. Đặc biệt,
Ngân hàng nhà nước cũng đã cho phép thực hiện các Options tiền Đồng tại BIDV, ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng cổ phần thương mại quốc tế. Với nghiệp vụ này,
chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó VND sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài
chính thế giới. Vị thế của VND và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên. Tuy nhiên, vì đang
trong giai đoạn thí điểm nên các ngân hàng này bị giới hạn bởi thời gian thực hiện. Nhìn
chung, hoạt động này đang đem lại một cơ cấu sản phẩm hiện đại cho các ngân hàng trong
điều kiện hội nhập. Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng đối với các giao dịch Options đang có
xu hướng tăng, do vậy ngân hàng nhà nước đã tiến hành gia hạn thí điểm hợp đồng các
nghiệp vụ này.
Quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó
quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu.
Nhìn vào tình hình phát triển việc sử dụng các công cụ phái sinh trong thời gian qua
tại các ngân hàng để phục vụ cho việc phòng ngừa rủi ro thì ta có thể thấy được rằng các
ngân hàng ngày càng chú trọng hơn đến việc sử dụng các công cụ này trong việc bảo đảm
sức khỏe trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình.
Bảng: Lợi nhuận từ các công cụ tài chính phái sinh tại một số NHTM
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được là các ngân hàng trong nước ngày càng quan
tâm đến việc sử dụng các công cụ phái sinh để ngăn ngừa rủi ro khi mà doanh thu và chi phí
cho các công cụ này ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong
việc sử dụng công cụ này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao khi mà mức lợi nhuận nhận được
là không cao thậm chí còn bị lỗ liên tục trong khoảng thời gian 2009-2011. Điều này cũng có
thể hiểu được khi mà dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vẫn còn ảnh hưởng nặng
25
nề đến sự ổn định của thị trường tài chính trong nước và trên thế giới dẫn đên mặt bằng tỷ
giá cũng như lãi suất thay đổi liên tục.
Điểm lại những mốc chính xuất hiện của các công cụ phái sinh ở VN, dễ nhận thấy
rằng nó chưa được thị trường đón nhận như là công cụ không thể thiếu trong phòng ngừa rủi
ro.
III. ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI VIỆT
NAM
Bên cạnh một số kết quả nhất định và nổi bật thì sau hơn 10 năm quy định và triển
khai các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ vẫn còn không ít những trở ngại, bất cập, cản trở
sự phát triển các công cụ này tại Việt Nam. Một số hạn chế về sự phát triển các công cụ tài
chính phái sinh tiền tệ tại NHTM Việt Nam trong thời gian qua như:
- Các giao dịch mua bán ngoại tệ tại NHTM Việt Nam chủ yếu là giao dịch giao ngay
với tỷ trọng giao dịch lên đến hơn 85% trong tổng số các giao dịch ngoại tệ.
- Số lượng NHTM Việt Nam triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ còn quá ít
chủ yếu là các ngân hàng lớn với vốn điều lệ mạnh, công nghệ ngân hàng hiện đại, có uy tín
trên thị trường quốc tế dẫn đến doanh số thực hiện công cụ tài chính phái sinh tiền tệ chiếm
tỷ trọng thấp, chưa đến 10%.
- Các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ đã triển khai tại một số NHTM Việt Nam
chưa phong phú, chưa đa dạng, chưa tạo nhiều tiện ích nên chưa hấp dẫn đối với khách hàng,
vì vậy số lượng khách hàng tham gia còn khá khiêm tốn.
- Hoạt động mua bán ngoại tệ nói chung và thực hiện công cụ tài chính phái sinh chủ
yếu tập trung tại hội sở chính của từng hệ thống NHTM Việt Nam và một số chi nhánh lớn
của NH.
- Phần lớn các NHTM chưa thật sự quan tâm và đầu tư đúng mức để triển khai có
hiệu quả các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
- Phần lớn các NHTM chưa chuẩn bị nguồn lực, hệ thống công nghệ để triển khai
công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
- Một số NHTM triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ thiếu sự kiểm soát dẫn
đến tổn thất lớn cho NH. Điển hình là sự kiện kinh doanh ngoại tệ tại một NHTM Việt Nam
theo kết quả của Thanh tra NHNN, đến ngày 31/12/2004 kinh doanh ngoại tệ lỗ của NH này
lên tới 499,8 tỷ đồng, riêng quý IV/2004 chiếm 98,9% số lỗ nói trên (447,6 tỷ đồng). Trong
số này, hoạt động kinh doanh đồng EUR và USD lỗ tới 28,3 triệu USD. Đặc biệt, liên tiếp
trong những ngày cuối năm 2004, có 10 giao dịch mua ngoại tệ lên tới 30 triệu EUR/giao
dịch. Rủi ro chủ yếu từ rủi ro hoạt động, trong đó lỗ chủ yếu xuất phát từ các giao dịch không
phải do cán bộ phòng kinh doanh ngoại tệ thực hiện mà do lãnh đạo không trực tiếp kinh
doanh hoặc chỉ đạo cho nhân viên giao dịch thực hiện, giao dịch vượt quá hạn mức quy định.