Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Giải pháp phát triển công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.23 KB, 95 trang )

1

1
1
1

LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại (NHTM) trở nên phong phú và đa dạng hơn bao giờ hết. Bên
cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống thì các ngân hàng đã không
ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới, hiện đại, trong đó phải kể đến các
nghiệp vụ tài chính phái sinh.
Khi tham gia hoạt động kinh doanh tiền tệ, sự biến động khó lường của lãi
suất trên thị trường là những nguyên nhân gây ra các rủi ro cho các ngân hàng khi
kinh doanh trên thị trường tiền tệ và thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Để có thể hạn
chế được rủi ro lãi suất (RRLS), ngân hàng cần tiến hành các biện pháp phịng ngừa
rủi ro lãi suất. Một trong những cơng cụ phịng ngừa hiệu quả RRLS chính là các hợp
đồng phái sinh. Các hợp đồng phái sinh tiền tệ bao gồm: hợp đồng kì hạn
(FORWARD), hợp đồng hốn đổi (SWAP), hợp đồng quyền chọn (OPTION) và hợp
đồng tương lai (FUTURE).
Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày
càng sâu rộng và đa dạng của thị trường tài chính để có thể hạn chế thấp nhất những
rủi ro thua lỗ có thể xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như là
doanh nghiệp.
Đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế, nghiệp vụ phái sinh đã phát triển rất
mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc
gia, đặc biệt là những nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, ý thức phịng ngừa rủi ro lãi
suất thơng qua các cơng cụ phái sinh (CCPS) của các NHTM Việt Nam cũng như chủ


thể tham gia trong nền kinh tế còn rất hạn chế. Xuất phát từ mong muốn nghiên cứu
nhằm định hướng phát triển nghiệp vụ tài chính phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất
của NHTM, em xin lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển công cụ phái sinh trong
phòng ngừa rủi ro lãi suất tại NHTM cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank)”
làm nội dung cho luận văn tốt nghiệp của mình.


2

2
2
2
2. Mục đích nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nghiệp vụ phái sinh
tiền tệ và sự tác động của các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất của
NHTM.
Thứ hai, phân tích thực trạng diễn biến lãi suất và phát triển cơng cụ phái sinh
trong phịng ngừa rủi ro lãi suất tại NHTM cổ phần Sài Gịn Thương Tín
(Sacombank) từ đó rút ra những mặt tích cực, những hạn chế và nguyên nhân.
Thứ ba, từ những nguyên nhân trên đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm
ứng dụng và phát triển cơng cụ phái sinh trong phịng ngừa rủi ro lãi suất tại NHTM
cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến
nghiệp vụ phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM
Phạm vi nghiên cứu: việc phát triển và ứng dụng Cơng cụ phái sinh trong
phịng ngừa rủi ro lãi suất tại NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
trong giai đoạn 2008-2011

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng
thời kết hợp các phương pháp thống kê kinh tế, phân tích kinh tế, phương pháp so
sánh, phương pháp định tính...Vận dụng những phương pháp trên, bài luận văn đi sâu
vào phân tích rủi ro lãi suất và việc ứng dụng cơng cụ phái sinh trong phịng ngừa rủi
ro lãi suất, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp.
5. Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về rủi ro lãi suất và công cụ phái sinh tiền tệ
trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Chương 2: Thực trạng phát triển cơng cụ phái sinh trong phịng ngừa rủi ro lãi
suất tại NHTM cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank).
Chương 3: Giải pháp phát triển công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi
suất tại NHTM cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank).


3

3
3
3

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ PHÁT TRIỂN
CƠNG CỤ PHÁI SINH PHỊNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT
1.1. Lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại (NHTM)
1.1.1. Khái niệm NHTM


Theo điều 4 luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:
“Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân
hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân”
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động,
các loại hình ngân hàng bao gồm NHTM, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác
xã”.
“NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi
nhuận.”
Như vậy, NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên quan. NHTM tồn tại dưới
nhiều dạng sở hữu khác nhau: NHTM quốc doanh, NHTM tư nhân, NHTM liên
doanh, NHTM cổ phần hoặc chi nhánh NHTM nước ngồi. Bất cứ hình thức hoạt
động nào của NHTM cũng bao gồm ba nghiệp vụ: nghiệp vụ nợ (huy động vốn),
nghiệp vụ có (sử dụng vốn) và nghiệp vụ mơi giới trung gian (dịch vụ thanh tốn, tư
vấn, bảo lãnh…). Ba loại nghiệp vụ trên có mối quan hệ mật thiết, có tác động hỗ trợ,
thúc đẩy cùng phát triển tạo nên uy tín cho ngân hàng.
Hiện nay NHTM mang một nét đặc trưng khác biệt so với ngân hàng khác ở
chỗ: NHTM là ngân hàng kinh doanh tiền gửi, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, vì
hoạt động này làm cho NHTM có thể tăng gấp bội số tiền gửi cho khách hàng trong
hệ thống ngân hàng của mình.


4

4
4
4

1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại
1.1.1.1.

Vai trò thực thi chính sách tiền tệ

Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về ngân hàng Nhà nước (NHNN)
thông qua các công cụ điều tiết như: Lãi suất, dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị
trường mở, hạn mức tín dụng…NHTM chính là các chủ thể chịu sự tác động trực tiếp
của các cơng cụ này và đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác
động của chính sách tiền tệ đến khu vực phi ngân hàng và nền kinh tế. Ngược lại,
thông qua NHTM và các định chế tài chính khác, các thơng tin của nền kinh tế được
phản hồi về cho NHNN để từ đó Chính phủ và NHNN sẽ có những chính sách điều
tiết thích hợp đối với nền kinh tế.
Hoạt động kinh doanh của NHTM gắn với hoạt động kinh doanh của các chủ
thể trong nền kinh tế. Trong mối quan hệ đó, NHTM điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông
qua các hoạt động như: Tín dụng, cung ứng tiền mặt, thanh tốn…, cụ thể:
- Bằng chính sách và những biện pháp tín dụng, NHTM cho vay bổ sung vốn
lưu động hoặc đầu tư trung, dài hạn cho các chủ thể trong nền kinh tế. NHTM có thể
gia tăng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng trong các trường hợp cần thiết. Tất cả
những điều chỉnh đó đều tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế. Mặt khác việc sử dụng vốn vay của các chủ thể
phải được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn cho NHTM theo cam kết nên
buộc các khách hàng vay phải hết sức cân nhắc và tính tốn kỹ lưỡng khi đi vay vốn
ngân hàng. Đây chính là cơng cụ kích thích việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Vai trò điều tiết vĩ mơ của NHTM cịn được thể hiện thông qua việc tiếp nhận,
thu hút khối lượng tiền mặt từ nền kinh tế vào ngân hàng trung ương và đồng thời
NHTM cung ứng tiền mặt theo nhu cầu khi các khách hàng đến ngân hàng rút tiền.
Quá trình thu nhận và cung ứng khối lượng tiền mặt trong nền kinh tế tạo ra mối quan
hệ lưu thơng hàng hóa và lưu thông tiền tệ giữa các khu vực một cách cần thiết và

hợp lý.
- Cùng với các nghiệp vụ kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng và tiền tệ,
NHTM còn thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác trong nền kinh tế. Đây chính là


5

5
5
5

những dịch vụ trung gian tạo cho NHTM những nguồn lợi đáng kể, đồng thời cũng
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện và thỏa mãn các yêu cầu trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Với tư cách là trung gian thanh
toán, NHTM giúp các chủ thể tham gia thanh toán và tiết kiệm được chi phí trong
mua bán, cung ứng dịch vụ, đồng thời giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian thanh
toán tiền bán hàng để tiếp tục thực hiện luân chuyển cho chu kỳ tiếp theo nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặt khác NHTM cịn đóng vai trị là trung gian
tài chính đáng tin cậy để đảm bảo an tồn trong thanh tốn giữa người mua và người
bán tạo nên sự “văn minh tiền tệ” cho xã hội.
Như vậy, với vai trị thực thi chính sách tiền tệ, điều tiết vĩ mô nền kinh tế,
NHTM đã xâm nhập vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể và các
lĩnh vực hoạt động kinh doanh của nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ tín dụng, tiền
mặt, thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tư vấn, góp vốn đầu tư…Với các mối quan hệ
thường xuyên đó, NHTM giúp các hoạt động của doanh nghiệp (bao gồm cả ngân
hàng) được tiến hành bình thường và ngày càng phát triển.
1.1.1.2.

Góp phần vào hoạt động vĩ mơ nền kinh tế.


Nội dung quan trọng điều tiết tiền tệ của NHNN là điều hòa khối tiền tệ. Điều
hòa khối tiền tệ, nghĩa là điều chỉnh việc tạo tiền và sử dụng tiền trong hệ thống ngân
hàng hai cấp. Trong nền kinh tế, NHNN có thể điều tiết được khối lượng tiền phát
hành thơng qua các các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước. Phần tiền ngân hàng
(tiền ghi sổ, bút tệ) được thực hiện thông qua chức năng tạo tiền của NHTM nên
NHNN chỉ có thể quản lý gián tiếp thơng qua các cơng cụ, chính sách tiền tệ mà thôi.
Tiền ngân hàng do NHTM tạo ra thông qua cấp tín dụng cho nền kinh tế, đặc
biệt là tiền trên các tài khoản thanh tốn séc. Nó được tạo ra từ sự mở rộng gấp nhiều
lần quỹ dự trữ ngân hàng (thông qua hệ số tạo tiền). Khi các nước có nền kinh tế càng
phát triển, tiền của hệ thống NHTM chiếm khối lượng càng lớn trong tổng khối
lượng tiền tệ lưu thông và nền kinh tế càng hiện đại sẽ sử dụng càng nhiều hơn tiền
ngân hàng. Chính chức năng tạo tiền của NHTM đã góp phần vào hoạt động điều tiết
vĩ mô nền kinh tế.


6

6
6
6

1.2. Rủi ro lãi suất và sự phát triển công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi

suất tại ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm lãi suất

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm (%) tính trên số tiền vay mà người đi vay phải trả
cho người sở hữu để đổi lấy quyền sử dụng tiền vay trong một thời gian nhất định.
Hay nói cách khác, lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn trong thời gian nhất
định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó.

Như vậy, khi sử dụng bất kì một khoản tín dụng nào thi người đi vay cũng
phải trả thêm một phần giá trị, gọi là lãi, ngoài phần vốn gốc ban đầu. Lãi được tính
trên cơ sở lãi suất. Vì tiền tệ có giá trị thời gian nên lãi suất phải được trả nhằm bù
đắp chi phí cơ hội của người cho vay.
Theo khái niệm trên ta có:
Lãi suất =

sốtiềnphảitrảsauthờigan hấtđịnh−sốtiềngốcbanđầu
* 100%
sốtiềngốcbanđầu

Do là giá cả của hàng hóa đặc biệt nên cũng như những hàng hóa các hàng hóa
thơng thường khác, lãi suất chịu sự ảnh hưởng tương quan cung - cầu vốn trên thị
trường, là đối tượng giám sát, chịu sự quản lý của NHNN thông qua việc ban hành
chính các chính sách,cơng cụ điều chỉnh lãi suất của các NHTM đối với nền kinh tế.
1.1.2. Khái niệm về rủi ro lãi suất

Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro là khả năng mà các sự kiện, được dự đoán
trước hay khơng thể dự đốn được, có thể gây ra tác động bất lợi đối với vốn và thu
nhập của ngân hàng. Trong đó, rủi ro lãi suất là khoản tiền tổn thất tiềm tàng mà ngân
hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị trường biến động.
Khi lãi suất thị trường thay đổi, rủi ro lãi suất có ảnh hưởng đến ngân hàng
trên hai khía cạnh: thu nhập (khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng) và về giá trị thị
trường của tài sản.


7

7
7

7

Sơ đồ 1.1: Vị trí rủi ro lãi suất so với các rủi ro khác theo basel II
BASEL II

TRỤ CỘT
THỨ
NHẤT

TRỤ CỘT
THỨ HAI

RỦI RO
TÍN
DỤNG

RỦI RO
THỊ
TRƯỜNG

RỦI RO
VẬN
HÀNH

RỦI RO
LÃI SUẤT

RỦI RO
HỐI ĐỐI


1.1.1.1.

RỦI RO
DANH
TIẾNG

RỦI RO
THANH
KHOẢN

RỦI RO
HÀNG
HÓA

RỦI RO
KINH
DOANH

RỦI RO
PHÁP LÝ

Rủi ro về thu nhập

Rủi ro về thu nhập là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi
lãi suất thị trường biến động. Rủi ro thu nhập bao gồm:
a. Rủi ro định giá lại

Rủi ro phát sinh từ sự khác nhau về thời gian do lãi suất ấn định mới. Bao gồm:
• Rủi ro tái tài trợ tài sản nợ (TSN)


Khi ngân hàng có kỳ hạn tài sản có (TSC) lớn hơn kỳ hạn của TSN, tức là
dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, thu nhập của ngân hàng sẽ giảm khi lãi
suất thị trường tăng lên vào lúc cơng cụ nợ đáo hạn. Khi đó, ngân hàng phải huy
động thêm vốn chi phí cao hơn để kinh doanh tiếp. Ta nói ngân hàng đã gặp rủi ro lãi
suất.
• Rủi ro tái đầu tư TSC

Trong nền kinh tế suy thoái, lãi suất ngày càng tăng cao. Khách hàng gửi tiền
dự đoán trong tương lai lãi suất sẽ giảm, họ sẽ rút tiền gửi ngắn hạn gửi sang kỳ hạn


8

8
8
8

dài hơn. Đồng thời khách hàng đi vay chỉ muốn ngắn hạn. Khi đó dẫn tới ngân hàng
huy động dài hạn và cho vay ngắn hạn, tức là kỳ hạn TSC nhỏ hơn kỳ hạn TSN. Nếu
lãi suất thị trường giảm, ngân hàng phải huy động vốn với chi phí lớn hơn tương đối
so với thu nhập từ khoản vay trước đó, khi đó ngân hàng gặp rủi ro.
b.

Rủi ro cơ bản
Rủi ro cơ bản phát sinh khi việc định giá lại hồn tồn khơng hồn hảo hoặc
khơng giống nhau với các danh mục khác nhau. Có nghĩa là có sự khác nhau về mức
độ thay đổi lãi suất thu được từ TSC và lãi phải trả từ TSN mặc dù những danh mục
này có cùng thời gian định giá lại. Những thay đổi sẽ ảnh hưởng tới báo cáo tài chính
và thu nhập của ngân hàng.
Ví du: Ngân hàng B có một khoản cho vay thời hạn 1 năm, định giá lại hàng

tháng theo mức lãi suất của tín phiếu Kho bạc 1 tháng. Giả sử ngân hàng sử dụng một
khoản huy động có kỳ hạn tương xứng 1 năm, được định giá lại hàng tháng theo
Vnibor 1 tháng để tài trợ cho khoản vay này. Nếu xét trên phương diện định giá lại thì
ngân hàng khơng gặp rủi ro. Nhưng nếu hai mức lãi suất làm cơ sở định giá lại có
mức biến động khác nhau ngồi dự kiến thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất Vnbor
tăng nhanh hơn lãi suất tín phiếu Kho bạc.

c.

Rủi ro lựa chọn
Rủi ro lựa chọn là rủi ro thay đổi về phương thức thanh toán đối với TSC hoặc
TSN khi lãi suất biến động. Khi lãi suất thị trường giảm sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn
của người vay tiền. Họ thường thanh toán trước hạn đối với khoản vay dài hạn và
tiếp tục vay mới với lãi suất thấp hơn. Điều này sẽ làm giảm thu nhập lãi ròng và
giảm giá trị tài sản ròng của ngân hàng. Hoặc khi lãi suất tăng người gửi tiền sẽ rút
trước hạn và gửi mới với lãi suất cao hơn. Tất cả các trường hợp thay đổi phương
thức thanh toán đối với TSC, TSN khi lãi suất biến động đều gây thiệt hại cho ngân
hàng.

1.1.1.2.

Rủi ro giảm giá trị tài sản
Rủi ro giảm giá trị tài sản là khả năng giá trị ròng của ngân hàng bị suy giảm

khi lãi suất thị trường biến động.


9

9

9
9

FV: Giá trị tương lai của các khoản đầu tư ở hiện
tại
PV: Giá trị hiện tại của số tiền thu được trong
tương lai của các khoản đầu tư ở hiện tại
i : lãi suất
n : số kỳ hạn

PV =

FV
(1+i)n

Rủi ro lãi suất tác động đến giá trị tào sản của ngân hàng bao gồm:
a.

Rủi ro kỳ hạn
Rủi ro kỳ hạn là rủi ro giá trị ròng của ngân hàng bị suy giảm khi tồn tại sự
không cân xứng về kỳ hạn của TSC, TSN.
Giá trị thị trường của TSN và TSC là dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của
tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng
tăng lên làm cho giá trị hiện tại của TSC, TSN giảm xuống và ngược lại. Chẳng hạn
trường hợp kỳ hạn TSC lớn hơn kỳ hạn TSN thì khi lãi suất tăng làm giá trị thị
trường của TSC, TSN giảm xuống nhưng TSC sẽ giảm giá trị mạnh hơn TSN, từ đó
làm giá trị rịng của ngân hàng giảm xuống.
Ví dụ: Ngân hàng A có TSC trị giá 100 nghìn tỷ VNĐ, kỳ hạn 2 năm và TSN
có giá trị tương đương với kỳ hạn 1 năm. Giả sử lãi suất tăng từ 12% lên 14% năm
thì giá trị hiện tại ròng của TSC, TSN sẽ thay đổi như sau:


∆NPVA=10 (+14)−2−10 (+12)−2=−2,73(nghìntỷVNĐ)
∆NPVL=10( +14)−1−10 (+12)−1=−1,56 (nghìntỷVNĐ)
Như vậy,giá trị TSC giảm 2,733 nghìn tỷ VNĐ trong khi giá trị TSN chỉ giảm
có 1,566 nghìn tỷ VNĐ đã làm cho giá trị rịng của ngân hàng giảm 1,207 nghìn tỷ
VNĐ.
b.

Rủi ro đường cong lãi suất


10

10
10
10

Rủi ro đường cong lãi suất là rủi ro của ngân hàng trước sự thay đổi về độ dốc
và đường cong lãi suất. Rủi ro này phát sinh khi những thay đổi khơng dự đốn trước
của đường cong lãi suất tác động làm giảm giá trị tài sản của ngân hàng do lãi suất có
thời hạn khác nhau thay đổi ở những mức độ khác nhau.Ví dụ nếu lãi suất dài hạn
của cá khoản vay tăng lên nhanh hơn lãi suất ngắn hạn của các khoản huy động trong
cùng thời điểm thì đường cong lãi suất sẽ dốc lên. Khi đó giá trị TSC sẽ giảm mạnh
hơn giá trị TSN làm cho giá trị ròng của ngân hàng giảm xuống.
1.1.3. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất
1.1.1.1.

Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và kỳ hạn TSN



Nguyên nhân từ phía khách hàng

Xuất phát từ nhu cầu đa dạng của khách hàng: số lượng khách hàng giao dịch
với ngân hàng ngày một tăng. Mỗi khách hàng có những nhu cầu khác nhau khi gửi
tiền cũng như vay tiền dẫn đến ngân hàng phải đa dạng hóa kỳ hạn của những khoản
vốn.
Ngân hàng thường không quy định khách hàng buộc phải thực hiện cam kết
hợp đồng. Khách hàng có thể thanh toán nợ vay trước hạn hoặc rút tiền trước hạn mà
khơng bị ngân hàng ngăn cấm. Khách hàng có thể làm như vậy do ngân hàng cũng
tính phí cho các khoản sai lệch về kỳ hạn. Khách hàng rút tiền trước hạn thì họ sẽ chỉ
được tính lãi suất khơng kỳ hạn cho khoản tiền rút trước hạn. Chính tần suất vi phạm
kỳ hạn các khoản tiền vay và tiền gửi làm tăng khả năng mất cân xứng về kỳ hạn
giữa TSC và TSN


Ngun nhân từ phía ngân hàng
Ngân hàng thường có khuynh hướng duy trì thời hạn TSC lớn hơn TSN nhằm

có được lợi thế về lợi nhuận, như việc huy động vốn ngắn hạn với lãi suất thấp hơn
để cho vay trung dài hạn với lãi suất cao hơn. Như vậy sự bất cân xứng về kỳ hạn
TSC và TSN là điều ln có trong các NHTM. Chính vì vậy, các NHTM ln ln
tiềm ẩn rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của mình.
1.1.1.2.

Sự biến động của lãi suất thị trường


11

11

11
11

Rủi ro lãi suất luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của NHTM ngay cả
khi ngân hàng cố gắng duy trì sự cân bằng vể kỳ hạn giữa TSC và TSN thì chỉ có thể
hạn chế chứ khơng thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro lãi suất.
Lãi suất là yếu tố quan trọng bậc nhất trong hoạt động kinh doanh của các
NHTM, nhưng các NHTM khơng thể kiểm sốt được mức độ và xu thế biến động
của lãi suất bởi vì:
Thứ nhất, lãi suất của một khoản vay được cấu thành bởi:

Lãisuất=lãisuấthựcpirủo+phầnbùrủiochvaycủkhoảnvay
Trong đó, lãi suất thực phi rủi ro luôn thay đổi theo các biến động cung cầu
vốn trên thị trường, còn phần bù rủi ro lại thay đổi theo nhận định và đánh giá của
khách hàng trên thị trường. Hai yếu tố này đã làm cho lãi suất trên thị trường biến
động.
Thứ hai, lãi suất của một khoản vay bất kỳ được xác định trên cơ sở thị trường
thơng qua tác động qua lại giữa cung tín dụng và cầu tín dụng. Trong đó lãi suất là
giá cả của khoản tín dụng được xác định tại mức cân bằng giữa cung tiền và cầu tiền.
Do đó, ngân hàng không thể là người tạo giá mà chỉ là người chấp nhận giá và lập kế
hoạch hoạt động trên cơ sở mức độ hiện tại và xu hướng biến động của lãi suất trong
tương lai mà khơng thể dự đốn chắc chắn được.
Do lãi suất hình thành tại mức cân bằng giữa cung tín dụng và cầu tín dụng
nên các nhân tố ảnh hưởng tới cung-cầu tín dụng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới sự
biến động của lãi suất thị trường. Các nhân tố bao gồm:


Lợi tức dự tính các cơ hội đầu tư

Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh doanh kì vọng sẽ kiếm được

khoản lợi nhuận như mong muốn,vì thế họ có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất kinh
doanh nhiều hơn→cầu tín dụng tăng lên ở mọi mức lãi suất→lãi suất tăng.


Lạm phát dự tính

Khi mức lạm phát dự tính tăng lên, chi phí thực dự tính của người vay tiền sẽ
giảm xuống, người vay vốn được lợi→cầu tín dụng tăng. Trong khi đó, thu nhập thực
tế của người gửi tiền giảm→cung tín dụng giảm. Điều này làm cho đường cầu tiền


12

12
12
12

dịch chuyển sang phải và đường cung tiền dịch chuyển sang trái làm lãi suất thị
trường tăng lên.


13

13
13
13

Đồ thị 1.2: Sự tác động của lạm phát tới lãi suất thị trường

i


MS

i1
MD’

i0
MD
0

Q
Chính sách tiền tệ
Khi nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, lượng cung tiền ra thị


trường tăng lên làm cho đường cung tiền dịch chuyển sang phải.Trong khi mức cầu
tiền chưa kịp thay đổi, sẽ làm cho lãi suất giảm xuống.
Đồ thi 1.3: Sự tác động của chính sách tiền tệ tới lãi suất ngân hàng

i

MS

MS’

i1
i0
0

MD


Q


14

i

14
14
14


Chính sách tài khóa

i1
i0

0
MS
MD
MD’
Q
Khi nhà nước thực hiện chính sách tài khóa mở rộng như cắt giảm thuế, tăng
chi tiêu chính phủ...mức cầu tiền tăng lên, đường cầu tiền dịch sang phải. Trong khi
mức cung tiền chưa kịp thay đổi sẽ làm cho lãi suất tăng lên.

Đồ thị 1.4: Sự tác động của chính sách tài khóa lên lãi suất thị trường
Ngồi ra, lãi suất cịn chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau như sự
phát triển của thể chế tài chính trung gian, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng,

khả năng tiêu thụ vốn và các yêu tố kinh tế xã hội khác...
1.1.4. Công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất
1.1.1.1. Khái niệm về nghiệp vụ phái sinh tiền tệ

Nghiệp vụ phái sinh là nghiệp vụ được sử dụng phổ biến nhằm đối phó với
những rủi ro hoặc góp phần giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra cho một ngân
hàng trước sự biến động của lãi suất, tỷ giá...trong hoạt động kinh doanh ngân hàng,
bao gồm các công cụ phái sinh chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn (FORWARD), hợp đồng
hoán đổi (SWAP), hợp đồng quyền chọn (OPTION), hợp đồng tương lai (FUTURE).


15

15
15
15

Cơng cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ phát hành trên cơ sở
những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi
ro,bảo vệ lợi nhuận và tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ
một số công cụ cơ sở như tỷ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khốn, lãi
suất...Cơng cụ phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hồn
tồn rủi ro, trong đó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng kỳ hạn (forward
contracts), hợp đồng tương lai(future contracts). Những công cụ trên cịn có thể kết
hợp với nhau, với những khoản vay hoặc những chứng khốn truyền thống để tạo nên
các cơng cụ lai tạo.
Mặc dù xuất hiện đầu tiên với tư cách là một cơng cụ phịng chống rủi ro
nhưng cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các CCPS cũng
được sử dụng nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện những hành vi đầu cơ.
Chính vì những biến thái như trên nên khơng phải lúc nào sử dụng CCPS để phòng

ngừa rủi ro cũng có hiệu quả. Các CCPS ngày càng tinh vi và mang theo nó một số
rủi ro gây gián đoạn lớn hơn độ rủi ro thông thường. Sự sụp đổ của thị trường tài
chính cổ phiếu Mỹ năm 1987 chính được đẩy nhanh nhờ sử dụng rộng rãi kỹ thuật tự
bảo hiểm Delta, được mua bán các hợp đồng bảo hiểm danh mục đầu tư. Những
người bảo hiểm này đã đầu tư mạnh hơn vào thị trường nếu như không có kỹ thuật
này thì có thể họ khơng làm như vậy. Khi sự sụt giảm của thị trường kích hoạt bảo
hiểm, khối lượng bán đột ngột gây ra một gián đoạn và thị trường sụp đổ. Tuy vậy,
các CCPS vẫn phát triển mạnh mẽ và sử dụng rộng rãi tại các thị trường tài chính lớn
của thế giới bởi đây là phương thức hữu ích nhất trong phịng ngừa và quản lý rủi ro.


Vai trị của các cơng cụ phái sinh
Vai trị của cơng cụ phái sinh trong việc phịng ngừa rủi ro

a.

Phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối

1.1.1.2.

Rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối là những rủi ro thường thấy trong hoạt động
của ngân hàng. Hai loại rủi ro này có thể làm tăng chi phí vay nợ của ngân hàng
(trong trường hợp lãi suất tăng hoặc tỉ giá tăng) hoặc có thể làm giảm kết quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng (trong trường hợp lãi suất hoặc tỉ giá giảm). Các
CCPS là những cơng cụ hữu hiệu để phịng ngừa hai loại rủi ro trên. Mặt khác, CCSP


16

16

16
16

có thể cho ngân hàng xác định được trước và chính xác chi phí vay nợ, từ đó có thể
xác định được trước kết quả kinh doanh để lên kế hoạch cho phù hợp.
Các ngân hàng thường kết hợp sử dụng các hợp đồng phái sinh với nhau để
phòng ngừa được rủi ro tỉ giá bất lợi cho mình và kiếm lời từ chênh lệch tỉ giá. Hơn
nữa, các CCPS còn đảm bảo số lượng ngoại tệ bất thường cho ngân hàng, giúp ngân
hàng giữ vững tính thanh khoản của mình. Ngân hàng có thể sử dụng các CCPS như
quyền chọn, kỳ hạn, tương lai, hoán đổi tiền tệ để tự phịng ngừa rủi ro tỉ giá.
Nhìn chung, các CCPS mang lại cho ngân hàng nhiều sự lựa chọn hơn trong
việc phịng ngừa rủi ro. Nếu có thể kết hợp sử dụng các hợp đồng phái sinh, ngân
hàng có thể phòng ngừa được rủi ro lãi suất và tỉ giá tại một mức chi phí hợp lí.
b. Phịng ngừa rủi ro tín dụng

Một trong những rủi ro mà ngân hàng phải quan tâm nhất đó là rủi ro tín dụng.
Bất kì một khoản tín dụng nào khi được cấp, người cho vay đều hy vọng thu được
một khoản lợi nhuận nhất định từ khoản tín dụng đó. Để phịng ngừa rủi ro này, ngân
hàng có thể sử dụng hợp đồng phái sinh tín dụng được mua bán trên thị trường phi
tập trung. Cơng cụ phái sinh tín dụng là thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả các
hợp đồng quyền chọn và hoán đổi khác nhau nhằm chuyển giao rủi ro tín dụng của
các khoản vay hoặc tài sản có khác từ một bên là người mua sự an toàn sang một bên
là người bán sự an toàn. Người bán sự an tồn sẽ nhận được một khoản phí hoặc
nhận được một khoản thu nhập theo lãi của khoản tín dụng và cam kết sẽ thanh tốn
cho người mua sự an tồn tùy theo độ tín nhiệm của một hoặc một số tài sản tham
chiếu.
Hai công cụ được sử dụng nhiều để phịng ngừa rủi ro tín dụng là hốn đổi vỡ
nợ tín dụng và quyền tín dụng. Trong đó, hốn đổi vỡ nợ tín dụng là cơng cụ hốn đổi
mà trong đó một bên nhận được phí vào các khoảng thời gian được định trước cho
việc cam kết thanh toán một khoản cụ thể nếu xảy ra sự kiện tín dụng bất lợi, chẳng

hạn như thứ hạng tín dụng của khách hàng vay vốn bị suy giảm. Như vậy, mặc dù
phải trả một khoản phí định kì nhưng ngân hàng lại có được bảo đảm về chất lượng
của khách hàng của mình, hạn chế một phần rủi ro tín dụng, là một sự đảm bảo cho
một giao dịch lớn hơn. Mặt khác, ngân hàng cũng dễ dàng tính được chi phí kinh


17

17
17
17

doanh trong kỳ vì sự cố định của hợp đồng dạng này. Hợp đồng quyền tín dụng là
một cơng cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp
bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút.


Kinh doanh cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro cho khách hàng
Giống như ngân hàng, các doanh nghiệp cũng đứng trước những rủi ro như lãi

suất, tỷ giá, tín dụng. CCPS là một trong những phương tiện rất hiệu quả giúp doanh
nghiệp phòng chống các loại rủi ro này. Tuy nhiên, do đối tượng của doanh nghiệp
nhắm tới khi sử dụng các CCPS không chỉ đơn thuần là tiền tệ, mà cịn là hàng hóa;
và quan hệ trao đổi giữa các doanh nghiệp (trong nước với nhau, trong nước và nước
ngoài) cũng phức tạp hơn cho nên cách nhìn nhận vai trị của CCSP để phịng ngừa
rủi ro, đầu cơ ở doanh nghiệp cũng phong phú hơn.
Đứng trước nhu cầu lớn về sử dụng các CCPS để phòng vệ cũng như đầu cơ
của các doanh nghiệp, ngân hàng có thể thu được lợi nhuận khi cung cấp cho doanh
nghiệp các dịch vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỉ giá. Thứ nhất, ngân hàng có thể thu
phí từ hoạt động tư vấn cho khách hàng về cách sử dụng các loại hình dịch vụ phái

sinh của ngân hàng. Thứ hai, ngân hàng có thể thu lợi trực tiếp từ các hợp đồng đó,
như là phí quyền chọn, phí hợp đồng tương lai. Ngồi ra, việc tham gia cung cấp dịch
vụ cho các doanh nghiệp sẽ khiến các ngân hàng nâng cao được khả năng chuyên
môn của mình để áp dụng cho các danh mục đầu tư khác đồng thời cũng thúc đẩy các
nghiệp vụ khác phát triển. Tuy nhiên, mọi loại hình dịch vụ và kinh doanh của ngân
hàng liên quan tới CCPS ngồi thu phí lấy lãi ra thì đều mang tính chất bảo hiểm rủi
ro.
Khi bản thân các CCPS cũng tiềm ẩn rủi ro cho các bên tham gia, ngân hàng
có thể sẽ nhận rủi ro khi cung cấp các dịch vụ phái sinh cho khách hàng. Tuy nhiên,
ngân hàng là một chủ thể tài chính có những ưu thế nhất định để có thể xóa bỏ những
rủi ro đơn lẻ bằng việc đa dạng hóa danh mục. Trong trường hợp ngân hàng khơng
thể tự lập được một vị thế bù lại dịch vụ phái sinh đã cung cấp, nó có thể chỉ đóng vai
trị là trung gian và tìm một đối tác khác để chuyển nhượng lại rủi ro này. Chính vì
vậy mà nhìn chung, việc cung cấp các dịch vụ CCPS tại ngân hàng thường mang lại
cho ngân hàng những khoản thu nhập khác hơn là gánh lấy rủi ro.


18


18
18
18

Những cơng cụ quan trọng cho mục đích đầu cơ của các ngân hàng thương mại
Đầu cơ bằng các CCPS là tham gia vào một vị thế trong hợp đồng phái sinh
nhằm hưởng lợi trên sự biến đổi giá cả của tài sản cơ sở. Các công cụ kỳ hạn và hốn
đổi thường được NHTM sử dụng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, lãi
suất...Bởi vậy, các cơng cụ nhằm mục đích đầu cơ của NHTM chủ yếu là hợp đồng
tương lai và hợp đồng quyền chọn. Các NHTM tham gia vào các hợp đồng này với tư

cách là một bên của hợp đồng với mục đích là kinh doanh sinh lợi trên sự biến đổi
giá cả của tài sản cơ sở trong tương lai.
Ứng dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất

1.1.1.3.
a.

Hợp đồng kỳ hạn (FORWARD)
Hợp đồng kỳ hạn là những thỏa thuận mua hoặc bán một loại tài sản ở thời

điểm xác định trong tương lai với mức giá nhất định. Đây là những thỏa thuận cá
nhân qua thị trường phi tập trung OTC giữa hai tổ chức tài chính hoặc một tổ chức tài
chính với một cơng ty. Vì vậy hợp đồng kỳ hạn không tuân theo tiêu chuẩn của thị
trường riêng biệt.
Hợp đồng kì hạn trái phiếu (FFD):
Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu là hợp đồng mà ngân hàng sử dụng để hoạt động
kinh doanh trong điều kiện lãi suất thị trường biến động trên cơ sở nghịch biến giữa
giá trị trái phiếu và lãi suất thị trường. Cụ thể, nếu ngân hàng dự báo lãi suất sẽ tăng
lên (hoặc giảm xuống) trong thời gian tới, có nghĩa là thị giá của trái phiếu sẽ sụt
giảm (hoặc tăng lên). Ngân hàng có thể tiến hành bán (hoặc mua) kì hạn trái phiếu
với giá hiện tại, sau này khi lãi suất thực tăng lên (hoặc giảm xuống) ngân hàng sẽ
thực hiện bán trái phiếu cho người mua (hoặc mua trái phiếu của người bán) với giá
trị đã thỏa thuận trong hợp đồng kì hạn.
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA):


19

19
19

19

Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm

T0

theo

đó bên mua cam kết gửi một số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định
trong tương lai (

T1

Tại thời điểm

T0

đến

T2

T1

: trên cơ sơ so sánh lãi suất đã ấn định từ trước tại

) với mức lãi suất đã ấn định từ trước.

với mức lãi suất cho thời hạn từ

T1


đến

T2

(lãi suất so sánh) để

thanh toán bù trừ bằng tiền mặt.
Nếu lãi suất so sánh > lãi suất ấn định, thì bên gửi tiền thanh toán cho bên
nhận tiền gửi phần chênh lệch.
Nếu lãi suất so sánh < lãi suất ấn định thì bên nhận tiền gửi thanh toán cho bên
gửi tiền phần chên lệch.
Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi (FFD):
Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi là sự thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm hiện tại

T0,

theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền nhất định

bằng một loại tiền nhất định trong khoảng thời gian trong tương lai với lãi suất nhất
định. Thực chất nghiệp vụ này chính là việc gửi tiền kỳ hạn theo lãi suất kỳ hạn.
Cụ thể là, khi ngân hàng dự báo lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên trong
khi GAP<0 ngân hàng sẽ tiến hành mua kỳ hạn tiền gửi nhận tiền gửi với mức lãi
suất thỏa thuận. Sau này khi lãi suất thực cao hơn lãi suất thỏa thuận ngân hàng sẽ
khơng bị thiệt hại vì đã giảm được chi phí huy động vốn theo mức lãi suất thỏa thuận
trong hợp đồng FFD. Và ngược lại, khi nhân trong trạng thái nhạy cảm với tài sản
(GAP>0) sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ tiến hành bán kỳ hạn
tiền gửi với lãi suất thỏa thuận.
Bảng 1.1: Ngân hàng sử dụng hợp đồng kỳ hạn hoạt động kinh doanh



20

20
20
20

GAP

∆i

HĐ kỳ hạn trái phiếu

HĐ kỳ hạn lãi suất

HĐ kỳ hạn tiền gửi

>0

<0

Mua kỳ hạn trái phiểu

Bán kỳ hạn lãi suất

Bán kỳ hạn tiền gửi

<0

>0


Bán kỳ hạn trái phiếu

Mua kỳ hạn lãi suất

Mua kỳ hạn tiền gửi

Ví dụ: Một ngân hàng A đang nắm giữ 1 triệu trái phiếu thời lượng 7 năm, thị
giá 80$ trên mệnh giá 100$. Ngân hàng dự đoán lãi suất trên thị trường 3 tháng tới có
xu hướng tăng tử 6% lên 8%. Ngân hàng sẽ sử dụng hợp đồng kì hạn để hoạt động
kinh doanh như sau:
Áp dụng cơng thức :
−P×D×i −80×7×2
∆P= = =−10,56$
1 + i 1 +6

Điều này có nghĩa là khi lãi suất tăng lên 2% thì cứ mỗi trái phiếu sẽ giảm thị
giá 10,56$. Vậy với 1 triệu trái phiếu mà ngân hàng nắm giữ, ngân hàng có nguy cơ
đối mặt với khoản lỗ trị giá 10,56tr $, hay giá trái phiếu giảm 13,2%. (∆P/P =
-13,2%) tức là giá của trái phiếu giảm từ 80$ xuống cịn 69,44$. Để có thể bù đắp
được sự thua lỗ này, tức là giảm rủi ro bằng 0 ngân hàng sẽ tiến hành:
Các nhà quản trị ngân hàng có thể tiến hành bán kỳ hạn 3 tháng trái phiếu với
thị giá hiện tại 80$. Khi lãi suất thị trường tăng thì ngân hàng có thể mua lại 1triệu
trái phiếu theo mệnh giá hiện tại 69,44$ và giao số trái phiếu này cho người mua hợp
đồng kỳ hạn trái phiếu, như vậy lợi nhuận của ngân hàng thu được từ việc bán hợp
đồng kỳ hạn trái phiếu là 80 - 69,44=10,56 triệu$. Do đó sự thua lỗ trên bảng cân đối
tài sản là 10,56 triệu$ sẽ được bù đắp lại từ khoản lợi nhuận từ việc bán hợp đồng kỳ
hạn trái phiếu.
Hoặc tiến hành mua kỳ hạn 3 tháng tiền gửi, có nghĩa là ngân hàng sẽ nhận
tiền gửi từ khách hàng một khoản tiền là 528 triệu$ với mức lãi suất 6%. Khi lãi suất

thị trường tăng lên, ngân hàng sẽ giảm được khoản chi phí huy động vốn là: 528

×

2% = 10,56 tr$ để bù đắp vào khoản lỗ do nắm giữ trái phiếu ở trên.


21

21
21
21

Hoặc ngân hàng có thể tiến hành mua kỳ hạn 3 tháng lãi suất trên số tiền hư
cấu là 528 tr$ với mức lãi suất 6%. 3 tháng sau, khi lãi suất tăng lên 8% thì người bán
(ngươi gửi tiền) sẽ thanh toán cho ngân hàng (người nhận tiền) khoản tiền chênh lệch
là 10,56 tr$ để bù đắp khoản lỗ do nắm giữ trái phiếu ở trên.
b.

Hợp đồng tương lai (FUTURE)
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản vào một

thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định tại ngày hôm nay.
Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai được giao dịch trên Sở giao dịch
tương lai nên hợp đồng tương lai được chuẩn hóa. Hai bên tham gia hợp đồng phải
biết được những chi tiết về việc chuyển giao hàng hóa. Hợp đồng tương lai phải được
sự chấp thuận của Ủy ban giao dịch tương lai trước khi giao dịch bắt đầu. Hơn nữa,
giá cả của hợp đồng tương lai lại được điều chỉnh hàng ngày theo giá thị trường
(market to market) để phản ánh những lực lượng thay đổi cung cầu trên thị trường.
Do đó hàng ngày người mua và người bán phải quyết toán với nhau những thay đổi

của giá trị hợp đồng. Để thực hiện được việc điều chỉnh hàng ngày, các nhà đầu tư
phải duy trì một tài khoản ký quỹ với các nhà môi giới. Mức ký quỹ tối thiểu va ký
quỹ duy trì do thị trường quy định. Các mức kỹ quỹ này được xác định bởi những
biến đồng giá cả của tài sản cơ sở, biến động giá cả tài sản cơ sở càng lớn thì mức ký
quỹ càng cao. Mức ký quỹ duy trì thường khoảng 75% mức ký quỹ u cầu. Chính vì
vậy khác với hợp đồng kỳ hạn hợp đồng tương lai là hợp đồng song phương, các đối
tác tham gia hợp đồng đều phải gánh chịu rủi ro tín dụng.
Ngồi những điểm khác biệt trên, hợp đồng tương lai cũng có những điểm
giống với hợp đồng kỳ hạn: có hợp đồng tương lai trái phiếu, hợp đồng tương lai tiền
gửi, hợp đồng tương lai lãi suất.
Ví dụ: Một NHTM có tổng giá trị TSC 100 tỷ, tổng giá trị TSN là 80 tỷ,

DA

= 3 năm,

DL

=1,5 năm. Ngân hàng đang sở hữu trái phiếu chính phủ có

thời lượng 2,5 năm và giá trị 10trVNĐ/1 trái phiếu. Hiện tại lãi suất thị trường là
10% và ngân hàng dự báo trong 4 tháng tới lãi suất có xu hướng tăng 2%.


22

22
22
22


Khi lãi suất thị trường tăng, với

DA

- kDL=3-(80/100)

×

1,5=1,8 > 0

nên ngân hàng dự tính một khoản lỗ làm giảm VTC. Theo cơng thức ta có:
2
∆E=−10 ×(3−0.8×1.5)× =−3,27t ỷVN Đ
1+10

Để đảm bảo rủi ro cho toàn bộ bảng cân đối tài khoản thì ngân hàng phải tiến
hành các giao dịch tương lai sao cho khi lãi suất tăng từ 10% lên 12% thì lợi nhuận sẽ
thu được từ hợp đồng tương lai đủ để bù đắp lỗ 3,27 tỷ VNĐ.
Ta có cơng thức sau
∆F=−DF×NF×PF×

∆i
1+i

NF: số lượng hợp đồng
PF: giá của hợp đồng
∆F: thay đổi giá trị hợp đồng tương lai
DF: thời lượng của trái phiếu

Theo nguyên tắc lấy lợi nhuận ngoại bảng bù đắp cho thua lỗ nội bảng, ngân

hàng tiến hành bán một số hợp đồng tương lai sao cho ∆F=∆E. Như vậy ta có:
D
(¿¿A−kDL)× A (3−0.8×1.5 )×100
=
=72(h ợpđồng)
DF×PF 2.5 ×0.1
NF=¿

Như vậy, ngân hàng cần bán 72 hợp đồng tương lai trái phiếu thời lượng 2,5
năm với thị giá trái phiếu là 10trVNĐ/1 trái phiếu để hoạt động kinh doanh tăng. Khi
lãi suất thực tế tăng lên 12% thì ngân hàng gánh chịu khoản lỗ làm giảm VTC là 3,27
tỷ VNĐ do thị giá trái phiếu giảm xuống, ngân hàng sẽ dùng khoản lợi nhuận thu từ
việc bán 72 hợp đồng tương lai trái phiếu để bù lỗ.
Hoặc ngân hàng sẽ tiến hành mua tương lai tiền gửi hoặc mua tương lai lãi
suất với tổng giá trị là 163,5 tỷ tại mức lãi suất thỏa thuận



10%. Khi lãi suất

thực tăng lên 2% thì ngân hàng sẽ giảm được chi phí huy động với hợp đồng tương


23

23
23
23

lai tiền gửi và nhận được khoản bù chênh lệch của người bán hợp đồng tương lai lãi

suất là: 163,5
c.

×

2%= 3.65 tỷ đồng bù lỗ cho giảm thị giá trái phiếu.

Hợp đồng quyền chọn (OPTION)
Quyền chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là

quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng
hóa tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. Người mua quyền
chọn có quyền thực hiện hợp đồng hoặc khơng và phải trả phí quyền chọn, cịn người
bán quyền chọn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng bất cứ khi nào được yêu cầu và được
nhân khoản phí quyền chọn.
Phân loại quyền chọn
-

Căn cứ vào tính chất của quyền chọn: quyền chọn được chia làm 2 loại là quyền
chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option)

-

Căn cứ vào tính chất thời gian của quyền chọn: thì quyền chọn cũng được chia làm
2 loại là quyền chọn kiểu châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ. Đối với quyền chọn kiểu
châu Âu người nắm giữ quyền chọn chỉ có thể thực hiện hợp đồng quyền chọn vào
ngày đáo hạn hợp đồng. Với quyền chọn kiểu Mỹ thì người nắm giữ quyền chọn có
thể thực hiện quyền chọn của mình bất cứ lúc nào trước ngày đáo hạn hợp đồng.

-


Căn cứ vào sản phẩm của hợp đồng quyền chọn: thì có quyền chọn lãi suất và quyền
chọn trái phiếu.
Ngân hàng có thể thực hiện mua hay bán quyền chọn để tao lợi nhuận hay bảo vệ lợi
thế của mình trước sự biến động của lãi suất thị trường như trong 4 chiến lược sau:
Ngân hàng mua quyền chọn mua:
Nếu ngân hàng có GAP>0, lãi suất được dự đoán trong thời gian tới sẽ giảm,
tức là ngân hàng có nguy cơ tổn thất lợi nhuận. Ngân hàng có thể bảo vệ tránh tổn
thất bằng cách mua quyền chọn mua trái phiếu tại mức giá cố định S đã thỏa thuận
trước. Nếu lãi suất giảm, thị giá chứng khoán tăng lên tới F>S, ngân hàng sẽ thực
hiện quyền chọn mua và thu lợi nhuận = F-S- phí quyền chọn và thuế.
Ngân hàng mua quyền chọn bán


24

24
24
24

Nếu ngân hàng dự tính lãi suất tăng trong thời gian tới làm cho giá chứng
khốn giảm thì ngân hàng sẽ mua quyền chọn bán tại mức giá thỏa thuận S. Khi lãi
suất tăng, thị giá chứng khoán giảm xuống Fđồng quyền chọn bán các trái phiếu tại giá S và mua trái phiếu tại giá F và thu được
khoản lợi nhuận = S-F- phí quyền chọn và thuế.
Ngân hàng bán quyền chọn mua
Nếu lãi suất thị trường được dự đoán sẽ tăng, ngân hàng có thể bán quyền
chọn mua ở mức giá thỏa thuận và thu phí quyền chọn. Khi lãi suất tăng, giá trái
phiếu giảm xuống Fđược lợi nhuận là khoản phí quyền chọn.

Ngân hàng bán quyền chọn bán:
Nếu lãi suất thị trường dự đoán sẽ giảm, ngân hàng có thể tìm đối tác mua
quyền chọn bán tại giá trị S. Khi lãi suất giảm, thị giá trái phiếu tăng hợp đồng quyền
chọn bán khơng cịn giá trị với người mua. Kết quả ngân hàng thu được khoản lợi
nhuận là phí quyền chọn.
a. Quyền chọn trái phiếu

Ví dụ: Trong hợp đồng quyền chọn trái phiếu với giá thực hiện là 115000$,
mức phí là 2000$
Khi ngân hàng dực báo lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng theo dự
tính, ngân hàng sẽ tiến hành mua quyền chọn mua trái phiếu. Ngân hàng phải trả phí
quyền chọn là 2000$, khi giá trái trên thị trường là 117000$ thì ngân hàng sẽ hịa vốn
vì phải trả 115000$ giá trái phiếu và 2000$ phí quyền chọn theo hợp đồng quyền
chọn. Khi giá trái phiếu tăng >117000$ thì ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận= giá thị
trường - giá thực hiện - phí quyền chọn. Khi giá thị trường <117000$ thì ngân hàng
ln ln có định mức lỗ= phí quyền chọn 2000$.
Đồ thị 1.5: Thu nhập của người mua,bán quyền chon mua trái phiếu

Lãi (nghìn $)
Người mua HĐQC
Người bán HĐQC
Giá thị trường (nghìn $)
115
2


25

25
25

25

-2

Ngược lại, ngân hàng dự tính trong tương lai lãi suất tăng, ngân hàng sẽ tiến
hành mua quyền chọn bán trái phiếu để phòng ngừa giá trái phiều giảm. Ngân hàng
sẽ phải trả phí quyền chọn là 2000$. Tại mức giá thị trường là 113000$ thì ngân có
lãi 2000$ do bán được với mức giá 115000$ nhưng phải trả phí quyền chọn nên ngân
hàng hòa vốn. Nếu giá thị trường > 113000$ ngân hàng sẽ không thực hiện quyền
chọn và vẫn phải trả phí 2000$ cố định. Nếu giá thị trường < 113000$ thì ngân hàng
sẽ thực hiện quyền chọn bán và có lãi.
Đồ thị 1.6: Thu nhập của người mua, bán quyền chọn bán trái phiếu

Lãi (nghìn $)
2
-2
Người bán HĐQC bán
Người mua HĐQC bán
Giá thị trường (nghìn $)
113