Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cam nghi ve hien tuong thanh nien song vo cam hien nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.28 KB, 3 trang )

Đề bài: Cảm nghĩ về hiện tượng thanh niên sống vơ cảm hiện nay
Bài làm
William Lloyd Grrison có câu:"Sự vơ cảm của con người đủ để khiến mọi bức
tượng nhảy dựng khỏi bệ và thúc nhanh sự hồi sinh của người chết". Mà tượng
đá và người chết là những thứ vơ cảm,khơng có cảm xúc.Và nếu như tất cả các
bức tượng và người chết trên thế giới đều hồi sinh thì sẽ ra sao? Cả thế giới sẽ
biến thành những người vơ cảm và khơng có cảm xúc như những bức tượng và
người chết. Thế nhưng thật đáng buồn. Vì một phần con người trong xã hội
đang "biến thành" những bức tượng và người chết, họ đang mang trong mình
một trái tim lạnh, sự thờ ơ ích kỉ chỉ biết quan tâm đến bản thân. Quên đi cái
truyền thống của nhân dân ta là "Lá lành đùm lá rách" và chỉ nghĩ xem mình
như thế nào, cịn người khác làm sao thì khơng quan trọng. Đó là "bệnh vơ
cảm" mà mọi người như là một căn bệnh cảm cúm rồi sẽ qua nhanh thôi.
"Bệnh vô cảm" đang là vấn đề "hot" nhất hiện nay. Nhưng chúng ta đã hiểu
được những gì về nó.
Vơ cảm là sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, với những hiện tượng đời sống
xung quanh chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra đường gặp cái đẹp
không mảy may rung động; thấy cái xấu không lên án…
Mỗi ngày trên cả nước xảy ra hàng ngàn vụ va chạm và tai nạn giao thông. Sự
vô cảm của một bộ phân người tham gia giao thông đang là thực trạng đáng
báo động hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ nhưng họ lại
khơng biết làm thế nào vì khơng có kĩ năng sơ cứu nào.
Sáu giờ sáng ngày 22/9/2014 một xe bốn chỗ chạy từ thị xã Kiến Tường về
thành phố Tân An ,tỉnh Long An đã bất ngờ mất lái lao xuống ao ven đường tại
km51, quốc lộ 62 địa bàn huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An. Sau khi lăn nhiều
vịng thì chiếc xe bị ngập dần trong nước, bốn người trong xe đều chết ngạt
trong đó có vợ chồng một bác sĩ. Những người có mặt tại hiện trường vụ tai
nạn đã không tránh khỏi bức xúc khi đã không ngăn hai tài xế của hai chiếc xe
khách để đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng cả hai vẫn nhấn gả bỏ đi. Đến khi
chiếc xe thứ ba chịu dừng lại thì đã q muộn. Đó mới chỉ là một ví dụ điển
hình cho những hành động vơ cảm đó. Chắc chúng ta khơng ai là khơng biết


hình ảnh xúm đơng xúm đó mỗi khi có va chạm hay tai nạn giao thông mà
không giúp. Mọi người xung quanh đứng ngây ra đó nhìn mà khơng giúp, chụp
ảnh rồi bình luận, đứng ra gọi xe cấp cứu. Chính những sự hiếu kì như vậy đã
để xảy ra nhiều sự việc đáng tiếc. Khi nạn nhân đã cầu cứu rồi mà mọi người
vẫn khơng làm gì cả. Có những người còn sợ người nhà của nạn nhân hiểu lầm
này nọ nên khơng giúp đỡ gì cả.
Trong mấy năm qua, tình trạng học sinh bị đánh hội đồng xảy ra rất phổ biến.
Mới đây là học sinh trường THPT Tử Đà (Phù Ninh – Phú Thọ) bị một số nữ
sinh đánh và căng thẳng tâm lý đến mức mất đi giọng nói. Hay sự việc nữ sinh
lớp bảy ở Trà Vinh bị đánh hội đồng lại một lần nữa gióng lên những báo động
nhức nhối về tình trạng bạo lực học đường. Dư luận thật sự bất bình trước cảnh
nhiều bạn nam, nữ đóng cửa lớp học đánh và ném ghế tới tấp vào một nữ sinh
yếu ớt. Mặc cô gái kêu gào trong đau đớn, mặt mày rũ rượi, máu chảy nhưng
nhóm học sinh này khơng tha. Điều đó cho thấy tình trạng bạo lực học đường
đang ở mức nghiêm trọng. Điều đáng nói nhất là các em tham gia vào việc

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


đánh bạn, a dua theo mà khơng làm gì cịn đứng quay phim đăng lên
mạng,khơng đi nói với giáo viên. Khi xem video clip Ths Lê Thị Lan Anh –
phát biểu: "xét từ góc độ tâm lý học trị, tơi có những băn khoăn: học trị lớp
bảy đã có nhận thức về hành vi tốt-xấu, thế mà khi tận mắt chứng kiến một
nhóm đánh bạn lại khơng ai đi báo thầy cô,không ai can. Phải chăng tâm lý
"bạo lực đám đơng, a dua" đã khiến học trị trở nên vơ cảm trước rủi ro của
bạn.
Những status vô cảm, tục tĩu của một số bạn dành cho chính những người thân
yêu nhất của mình đang là "căn bệnh" lây lan rất nhanh. Có một cơ bé chỉ vì bà
ngoại bắt đi học trong kì nghỉ hè mà đăng status để chuốc giận lên mạng và
dùng những từ ngữ không hay để nói về bà của mình. Trước đó cư dân mạng

cũng được một phen sửng sốt khi đọc bài viết "vì thần tượng mà chửi bố mẹ"
của một số bạn trẻ hâm mộ điên cuồng kpop. Bố mẹ cấm việc không cho mê
thần tượng của con mà đăng lên mạng chuốc giận với những lời nói và câu chửi
thề hết sức "độc ác". Cả hai bài nói này đều lấy lí do rất vớ vẩn để chửi những
người đã có cơng sinh thành và ni dưỡng mình. Thế giới mạng cũng là nơi
thể hiện rõ nhất sự vô cảm này, người ta có thể làm bất cứ điều gì mà khơng
thương tiếc ai. Những lời nói xúc phạm đã "gián tiếp" gây ra hậu quả nghiêm
trọng.
Đỉnh điểm là sự vô cảm của thế giới mạng đã góp phần làm cho nữ sinh 15 tuổi
ở Đồng Nai phải tự tử cách đây ít ngày. Cơ bị bạn trai tung clip nóng của hai
người. Ngay lập tức clip được truyền đi với tốc độ chóng mặt. Nhiều người cịn
chia sẻ cho bạn bè cùng xem. Những lời dè bỉu, chế giễu thậm chí là những lời
miệt thị tục tĩu của cư dân mạng dành cho cơ và gia đình. Họ vơ tư giết chết em
bằng những lời lẽ cay nghiệt mà không biết rằng khi họ đang tích cực chửi
mắng em, thì gia đình đang mang em đi các bệnh viện để cầu cứu sự sống cho
em sau khi em uống thuốc diệt cỏ. Cuối cùng thì em cũng khơng qua khỏi vì
chất độc quá mạnh, em chọn cái chết để chốn tránh sự dè bỉu của dư luận đang
đè nặng lên cuộc sống của em. Trường hợp giống như em không phải chuyện
hiếm hoi gì.
Trước đây đã từng có rất nhiều người rơi vào trầm cảm, bế tắc, tuyệt vọng khi
đột nhiên bị cơng kích bởi một nhóm người trên mạng xã hội. Cõ lẽ trong xã
hội còn rất nhiều người sống vơ cảm. Ra đường thì khơng quan tâm đến ai cứ
thấy có người xảy ra chuyện gì là đứng lại chụp ảnh quay video đăng lên mạng
để bình luận bằng những lời lẽ khinh bỉ, để sỉ nhục rồi dẫn đến những kết cục
không tốt.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này do rất nhiều những vấn đề như thời buổi
kinh tế, thị trường,… Thậm chí, đó là những vấn đề chướng tai gai mắt hay liên
quan đến sức khoẻ và lợi ích của người khác.
Nguyên nhân đầu tiên là do sự chuyển hố thị trường,mạnh được yếu thua,mộ
số người có tâm lý việc khơng liên quan đến mình thì mặc kệ. Giữa những áp

lực về công danh sự nghiệp,tiền tài danh vọng, mỗi người đều chọn cho mình
một cách thức sống riêng và hồn hảo cho sự lựa chọn đó là sự thờ ơ vơ cảm.
Bản thân mình phải được đặt lên đầu. Văn hoá thường phải liên tục phát triển.
Khi chúng ta tiếp nhận lối sống mới – lối sống và nhiều nền văn hoá khác nhau,
con người ta bắt đầu hiểu được sức mạnh của đồng tiền. Đáng lẽ thấy người bị

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


nạn trên đường người ta phải giúp, thấy điều ác phải lên tiếng chống lại nhưng
lại chần chừ, do dự và sợ hãi, thậm chí cịn thờ ơ, vơ cảm để mặc tất cả muốn
ra sao thì ra, một chuyên gia xã hội học cho rằng nguyên nhân bệnh vô cảm có
thể bắt nguồn từ chất lượng giáo dục ở các trường và đạo đức gia đình cịn hạn
chế. Chúng ta cần một nền giáo dục mới là việc thực hành trên đời sống thực tế
chứ không phải là những lý thuyết khô khan chán ngắt để học sinh không còn
cảm thấy nặng nề và chán nản mỗi khi đến trường đi học. Như vậy thì học sinh
mới có thể phát triển tâm hồn, nhân cách nhân phẩn của học sinh và bệnh vô
cảm mới được giảm đi ở mức tối thiểu.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến căn bệnh khó trị này là từ chữ "sợ". Sợ chuốc hoạ
vào thân, sợ phải gặp phiền phức… đã khiến cho con người chúng ta không
dám đứng ra để giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoặc khơng dám đứng
lên bảo vệ điều chân chính. Sợ đã dần dần chiếm hết những điều tốt đẹp những
suy nghĩ là phải giúp đỡ người khác. Và chính họ đã tạo ra một cái hang để
chui rúc và chốn tránh.
Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến căn bệnh này chính là sự kích động của thế hệ
trẻ hiện khi xem phim hành động hoặc chơi game bạo lực đã làm cho con
người trở nên sắt đá, tính tình nguội lạnh, chẳng cịn cảm giác hay suy nghĩ về
những điều xung quanh nữa.
Căn bệnh này sẽ khiến mỗi con người trở nên xa lánh với mọi người xung
quanh. Khiến họ bị cô lập, họ không quan tâm đến ai và cũng không ai quan

tâm đến họ. Nặng hơn là dẫn đến bị trầm cảm. Xã hội sẽ trở nên tồi tệ vì ai
cũng có một trái tim lạnh mọi người không ai quan tâm đến nhau nữa thì một
xã hội hay một tập thể đang đồn kết sẽ bị tan rã tách rời. Xã hội sẽ chết dần
chết mòn nếu tất cả mọi người đều thờ ơ với những việc làm xấu.
Vô cảm là một căn bệnh khó trị nó khiến con người trở nên xa lánh nhau hơn.
Khiến nhiều người phải chịu đựng nỗi đau mất người thân là nạn nhân của
những hành động thờ ơ ấy và một đất nước một xã hội sẽ chìm trong sự hỗn
loạn vì mất đi sự gắn kết và đồn kết. Nó là ngun nhân của sự bất hạnh và
đau khổ. Của những cái chết bi thương không đáng có của những nạn nhân tội
nghiệp. Nó làm mất đi sự thiêng liêng giữa tình cảm của con người với con
người. Mất đi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Chúng ta hãy học tập lối sống lành mạnh,cách biết yêu thương mọi người xung
quanh. Giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, lên án những hành động tội lội. Học cách
cảm thông với những "nạn nhân" của mạng xã hội. Là học sinh lớp 10 đang
ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập tốt cả lý thuyết và thực hành để
xã hội khơng cịn những người sống vơ cảm nữa.
Tình cảm là thứ vơ cùng q giá và thiêng liêng, không thể dùng tiền để mua
bán. Căn bệnh này sẽ khiến cho thứ tình cảm quý giá ấy bị phá huỷ chỉ bằng
những lời nói và hành động nhỏ. Vậy mỗi chúng ta đừng bao giờ để mắc phải
căn bệnh khó trị ấy. Vì nếu như mắc phải rồi thì chúng ta sẽ chết nếu khơng có
tình cảm; tình cảm giúp con người chúng ta tốt hơn, một xã hội vững mạnh.
Hãy yêu thương người xung quanh nhiều hơn để đất nước có thể phát triển và
bền vững lâu hơn.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×