Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

bảo tồn đa dạng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.02 MB, 77 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM.TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG.
ĐỀ TÀI: .ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

Giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ QUỐC TUẤN

Sinh viên thực hiện MSSV
-Đặng Minh Hùng 11149632
-Đinh Quang Cường 11149612
-Lê Phi Hùng 11149559
-Nguyễn Văn Quyết 11149656
-Nguyễn Văn Phương 11149572
-Nguyễn Thanh Tùng 11149593
-Rah Lan Gia Kơ 11149561
LỚP : QM 11
NHÓM : III
- 1 -


Đa dạng sinh học
Mục lục
Chương I:Đặt vấn đề
Tại sao phải nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam ?
Chương II:Nội Dung
I.KHÁI NIỆM ĐA DẠNG SINH HỌC
II. PHÂN LOẠI ĐA DẠNG SINH
Mức độ đa dạng sinh học
+Đa dạng về các hệ sinh thái
+Đa dạng về loài


+Đa dạng về nguồn gen
+Đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái Việt Nam
III. VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
IV.GIÁ TRỊ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
V.THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ ĐA DẠNG
SINH HỌC
VI. NGUYÊN NHÂN LÀM GIÃM ĐA DẠNG SINH HỌC
HIỆN NAY
+Sự suy giảm/biến mất đa dạng sinh học
+Nguyên nhân
+Hậu quả
VIII. HÌNH THỨC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
- 2 -

Chương I: Đặt vấn đề
Đa dạng sinh học
Tại sao phải nghiên cứu về đa dạng sinh học tại Việt Nam?
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km
2
, Việt Nam là một trong 16
nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002-
Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí
địa lý, khí hậu của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh
vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ -
Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành
một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số
loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế).
Cụ thể:trong các hệ sinh thái trên cạn, đã thống kê và xác định được trên 13.200 loài thực vật,
khoảng 10.000 loài động vật. Trong các vùng đất ngập nước nội địa, đã xác định được trên 3.000

loài thuỷ sinh vật. Môi trường biển với 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù, đặc trưng cho biển nhiệt đới
và là môi trường sống của trên 11.000 loài sinh vật biển. Khoảng hai thập kỷ gần đây, rất nhiều
loài động, thực vật mới được phát hiện và mô tả, trong đó có nhiều chi và loài mới cho khoa
học; đặc biệt là các loài thú và các loài cây thuộc họ Lan. Hiện nay nhiều loài động, thực vật mới
vẫn được tiếp tục phát hiện và công bố ở Việt Nam.
- 3 -

Đa dạng sinh học trên cạn
Ở Việt Nam, các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật không chỉ đóng vai trò quan trọng của nền
kinh tế và văn hoá của đất nước, thể hiện ở các giá trị chính là bảo vệ thiên nhiên và môi trường
(giá trị về chức năng sinh thái); kinh tế (giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp); và văn hóa, xã
hội. ĐDSH đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực; duy trì
nguồn gen vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược
liệu…. Mà đa dạng sinh học còn có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự
nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự
bền vững của thiên nhiên trên trái đất.
Theo ước tính giá trị của tài nguyên đa dạng sinh học toàn cầu cung cấp cho con người là 33.000
tỷ đô la mỗi năm (Constan Za et al-1997). Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên đa dạng sinh học
trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản hàng năm cung cấp cho đất nước khoảng 2
tỷ đô la (Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam-1995).
Đa dạng sinh học dưới biển
Đa dạng sinh học là cơ sở của mọi sự sống để tạo dựng nên sự phồn vinh của loài người.
Việt Nam cũng giống như các dân tộc trên hành tinh này, 54 cộng đồng các dân tộc anh em sống
trên lãnh thổ Việt Nam qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã từng sớm biết lựa chọn,
khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có DDSH.
Thực vậy, trong cuộc sống, để tồn tại và phát triển loài người luôn luôn phải dựa trên cơ sở hai
- 4 -

nguồn năng lượng chính mà thiên nhiên phải mất đi hàng triệu triệu năm để hình thành. Đó là:
1- Năng lượng hoá thạch là nguồn tài nguyên không tái tạo được, vì vậy phải sử dụng hợp lý

và tiết kiệm.
2- Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo. Nhưng không phải là vô hạn.
Tuy nhiên, thay vì bảo tồn nguồn tài nguyên này, dưới danh nghĩa phát triển kinh tế,chúng ta
đang khai thác quá mức và phí phạm nguồn tài nguyên quý giá này làm cho nguồn tài nguồn tài
nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị
thu hẹp diện tích và nhiều loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một
tương lai gần.
Do đó,nếu biết sử dụng đúng mức và quản lý tốt,nguồn tài nguyên sinh học của Việt Nam có thể
trở thành nguồn tài nguyên tái tạo rất có giá trị.
Biểu đồ về đa dạng sinh học tại Việt Nam :
Tại sao nhóm chúng em lại tiến hành thực hiện đề tài này?
Nhóm chúng em thực hiện đề tài này để nhằm phục vụ mục đích học tập, hiểu thêm về đa
dạng sinh học tại Việt Nam, thực trạng việc khai thác sử dụng, nguyên nhân gây mất đa dạng
sinh học ở Việt Nam,các biện pháp bảo vệ và khắc phục…
- 5 -

Chương II
I/ Khái niệm đa dạng sinh học
Giới thiệu:
Đa dạng sinh học là một mạng lưới các loài thực vật, động vật, côn trùng, vi sinh vật sống
trên trái đất.
Cuộc sống con người phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào đa dạng sinh học vì các nhu
cầu thiết yếu
Đa dạng sinh học duy trì sự bền vững lâu dài, sự sống trên trái đất và sự toàn vẹn của
chính nó
Vậy đa dạng sinh học là gì?
Khái niệm: Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh
thái trong tự nhiên bao gồm sự đa dạng bên trong của các loài vật và sự đa dạng của các hệ
sinh thái (định nghĩa được đưa ra tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường và phát triển 1992).
Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ:

• Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn
đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
• Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về
gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung
sống trong một quần thể.
• Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh
sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt
của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
II/Phân loại đa dạng sinh học
Mức độ đa dạng sinh học
Phân hóa đa dạng sinh học toàn cầu
- 6 -

1. Đa dạng sinh học ở Việt Nam
1.1. Đa dạng về các hệ sinh thái (HST)
Khái niệm HST: HST là hệ các quần xã sinh vật sống chung và phát triển trong cùng một môi
trường nhất định, tương tác với nhau và với môi trường đó thông qua chu trình trao đổi năng
lượng và vật chất.
Ví dụ: Một cái ao, hồ, một khúc sông, khu rừng, đồng cỏ, một cánh đồng, một làng, thành phố
…. gồm các sinh vật và môi trường của nó đều được coi là HST.
- Phân chia chức năng của HST:
Căn cứ vào vị trí, vai trò, chức năng và yêu cầu của kinh tế, xã hội môi trường có thể chia 4 loại
hình HST chính như sau:
- HST nơi cư trú
- HST làm chức năng sản xuất
- HST cần được bảo tồn
- HST phục vụ cho nghỉ ngơi, giải trí, văn hoá – xã hội …
HST trên đất liền: HST công nghiệp – đô thị; HST nông nghiệp; HST rừng; HST savan, đồng
cỏ;HST khô cạn; HST núi đá vôi.
HST dưới nước: HST đất ngập nước: hồ, ao, đầm phá …, HST sông, suối, HST ven biển, các

đảo, HST biển và đại dương, HST rừng ngập mặn.
Mỗi một kiểu HST đều mang trên mình những đặc trưng riêng về các yếu tố môi trường tự
nhiên, xã hội, cầu trúc thành phần loài, đặc điểm phân bố và biến đổi số lượng của quần thể theo
thời gian, không gian.
Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong tự nhiên của Việt Nam hiện nay tập trung ở 3 hệ sinh
thái (HST) chính là: HST trên cạn ( HST rừng), HST đất ngập nước và HST biển.
i) Hệ sinh thái đất ngập nước
Công ước Ramsar định nghĩa "Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước
bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước
ngọt, nước lợ hay nước biển kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều
thấp".
Hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng, theo đánh giá của Viện Điều tra quy hoạch rừng
(1999) có 39 kiểu đất ngập nước, bao gồm:
- Đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu
- Đất ngập nước ven biển 11 kiểu
- Đất ngập nước nội địa 19 kiểu
- Đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu
Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hình và hệ sinh thái, thuộc 2 nhóm ĐNN:
ĐNN nội địa, ĐNN ven biển. Trong đó có một số kiểu có tính ĐDSH cao:
- Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị như cung cấp các sản
phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn và ương các loài cá, tôm, cua và
các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác; xâm chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi,
bảo vệ bờ biển chống lại tác động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất nhiều
loài động vật hoang dã bản địa và di cư (chim, thú, lưỡng cư, bò sát).
- 7 -


Quần thể thực vật ở rừng ngập mặn đều phải chịu được điều kiện nước mặn hòa với nước
ngọt nên rất phong phú và đa dạng


- Đầm lầy than bùn: đầm lầy than bùn là đặc trưng cho vùng Đông Nam Á. U Minh thượng và U
Minh hạ thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là hai vùng đầm lầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở
đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Vùng sông nước U Minh Hạ
- Đầm phá: thường thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam. Do đặc tính pha trộn giữa khối
nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất phong phú bao gồm các loài nước
ngọt, nước lợ và nước mặn. Cấu trúc quần xã sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt.
- 8 -

Tam Giang-Cầu Hai là hệ đầm phá lớn nhất Việt Nam
- Rạn san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển ven bờ, đặc biệt rạn
san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xă rạn san hô rất phong phú bao gồm các nhóm
động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn. Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa
biển và đặc biệt loài thú biển Dugon.
Rạng san hô Việt Nam
- Vùng biển quanh các đảo ven bờ: ven bờ biển Việt Nam có hệ thống các đảo rất phong phú.
Vùng nước ven bờ của hầu hết các đảo lớn được đánh giá có mức độ ĐDSH rất cao với các hệ
sinh thái đặc thù như rạn san hô, cỏ biển
- 9 -

Biển và đảo ngày càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị
Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng và ĐNN
đồng bằng sông Cửu Long:
- ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha. Đây là nơi tập trung các
hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt
là nơi cư trú của nhiều loài chim nước.
- ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684 ha. Đây là bãi đẻ quan
trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mê Công. Những khu rừng ngập
nước và đồng bằng ngập lũ cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có 3 hệ sinh thái tự
nhiên chính ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng

tràm ở vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông.
Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của měnh. Tuy nhiên, đặc tính khu
hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự
nhiên.
- 10 -

Một số hình ảnh về Hệ sinh thái đất ngập nước khác:
Đất ngập nước tự nhiên (Đồng bằng sông Cửu Long)
Đất ngập nước ven biển (Thừa Thiên Huế)
- 11 -

Đất ngập nước nhân tạo ( Đất ngập nước xử lí nước mưa đô thị)
ii) Hệ sinh thái biển
Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển rộng khoảng 226.000 km
2
. Do vậy hệ sinh thái biển
cũng rất phong phú, có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có tính đa dạng sinh học và năng suất sinh
học cao.Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong các
vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc
phức tạp, thành phần loài phong phú. Đây là môi trường sản xuất thuận lợi và rộng lớn gắn chặt
với đời sống của hàng triệu cư dân sống ven biển của Việt Nam.
Một số hình ảnh về hệ sinh thái biển
- 12 -

iii) Hệ sinh trên cạn
Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng
thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế
và khoa học. Các kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn. Kiểu hệ sinh thái
nông nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài sinh vật nghèo
nàn.

Các hệ sinh thái của rừng Việt Nam rất đa dạng, mỗi hệ sinh thái rừng thực chất là một phức hệ
rất phức tạp, được vận hành và chi phối bởi các quy luật nội vi và ngoại vi. Xét theo tính chất cơ
bản là thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam, có thể thấy các kiểu
rừng tiêu biểu: rừng kín vùng thấp, rừng thưa, trảng truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh
vùng cao. Trong đó, các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tính ĐDSH cao hơn và đáng
chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô
nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá rộng, ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu phụ rừng trên núi đá vôi có giá
trị đa dạng sinh học cao và có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học của
Việt Nam.
Tuy nhiên,diện tích rừng của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động khác nhau. Theo
thống kê của tác giả Paul Maurand (1943), năm 1943 Việt Nam có diện tích rừng là 14,3 triệu
hecta, đạt tỷ lệ che phủ lãnh thổ là 43%. Từ năm 1943-1975, diện tích rừng đã bị suy giảm còn
11,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ là 34% (Viện Điều tra quy hoạch rừng, năm 1976).
Giai đoạn 1976 đến 1990 là thời kỳ tài nguyên rừng bị khai thác mạnh để phục vụ phát triển kinh
tế xã hội của đất nước sau chiến tranh. Diện tích rừng trong giai đoạn này tiếp tục giảm xuống,
diện tích rừng năm 1990 chỉ còn chưa đầy 9,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ chỉ đạt 27,8%.
Giai đoạn 1990 đến nay Chính phủ đã có nhiều biện pháp về chính sách và đầu tư nên diện tích
rừng đã dần được phục hồi kể cả diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng. Năm 2005, diện tích rừng
đã đạt trên 12,6 triệu hecta với độ che phủ 37%.
- 13 -

Bảng 1: Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ
Năm Diện tích rừng (1000 ha) Độ che phủ
(%)
Ha/Đầu
người
Tổng cộng Rừng tự
nhiên
Rừng trồng
1943 14.300,0 14.300,0 0 43,2 0,57

1976 11.169,3 11.169,7 92,6 33,7 0,31
1980 10.683,0 10.180,0 422,3 32,1 0,19
1985 9.891,9 9.308,3 583,6 30,0 0,14
1990 9.175,6 8.430,7 744,9 27,8 0,12
1995 9.302,2 8.252,5 1.049,7 28,2 0,12
2000 10.915,6 9.444,2 1.491,4 33,2 0,14
2002 11.784,6 9.865,0 1.919,6 35,8 0,14
2003 12.095,0 10.005,0 2.090,0 36,1 0,14
2004 12.306,9 10.088,3 2.218,6 36,7 0,15
2005 12.616,7 10.283,2 2.333,5 37,0 0,15
Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch Rừng và Cục Kiểm lâm
Do nhiều nguyên nhân đã làm cho diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút trong thời gian qua đã kéo
theo sự suy giảm về đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái rừng nói chung.
Các hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên các hệ sinh thái này hiện nay
cũng đang đối mặt với nhiều thách thức chủ yếu từ các hoạt động kinh tế xã hội của con người và
những biến động của sự thay đổi khí hậu của trái đất. Diện tích rừng tự nhiên đang có chiều
hướng suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Môi trường biển cũng đang bị tác động bới các
hoạt động khai thác tài nguyên như dầu khí, hải sản và cả ô nhiễm v.v.
Một số hình ảnh về đa dạng hệ sinh thái rừng
Hệ sinh thái rừng ngập úng ( U Minh Hạ )
- 14 -

Hệ sinh thái rừng ngập úng ( U Minh Thượng )
Rừng trên núi đá vôi ở việt nam (rừng Cúc Phương)
- 15 -

Rừng ẩm thường xanh (Rừng Tây Nguyên)
- 16 -

1.2. Đa dạng về loài

a/Đa dạng loài trên thế giới
Thế nào là loài (Species)?
Loài là một taxon của mỗi nhóm cá thể, có quan hệ họ hàng gần nhau, có khả năng trao đổi
thông tin di truyền, tức là giao phối lẫn nhau tạo thành các thế hệ trong quần thể.
Các nhà khoa học đã ước tính về sự đa dạng loài có khoảng từ 5.443.644 đến 33.392.485 loài.
Đây là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo vô cùng quí giá, là tiềm năng rất lớn quyết định sự
sống còn của nhân loại.
Nhóm sinh vật
Số lượng loài đã được miêu
tả (%)
Số lượng loài ước tính (%)*
Động vật chân khớp 1,065,000 (61%) 8,900,000 (65%)
Thực vật ở cạn 270,000 (15%) 320,000 (2%)
Protoctists 80,000 (5%) 600,000 (4%)
Nấm 72,000 (4%) 1,500,000 (11%)
Thân mềm 70,000 (4%) 200,000 (1%)
Động vật có dây sống 45,000 (3%) 50,000 (<1%)
Giun tròn 25,000 (1%) 400,000 (3%)
Vi khuẩn 4,000 (<1%) 1,000,000 (7%)
Vi rut 4,000 (<1%) 400,000 (3%)
Nhóm khác 115,00 (7%) 250,000 (2%)
Total 1,750,000 (100%) 13,620,000 (98%)
Thành phần đa dạng sinh học của trái đất.
- 17 -

Trong những năm qua, cùng với những nổ lực về bảo tồn đa dạng sinh học, công tác điều
tra nghiên cứu về đa dạng sinh học cũng được nhiều cơ quan Việt Nam cũng như các tổ chức
quốc tế thực hiện. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thành phần loài động, thực vật, các hệ
sinh thái đặc trưng. Các kết quả nghiên cứu được tập hợp từ các nhà khoa học, các cơ quan
nghiên cứu cho thấy:

Bảng 2- Thành phần loài sinh vật đã biết được cho đến nay
TT Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được
1 Thực vật nổi 1.939
- Nước ngọt 1.402
- Biển 537
2 Rong, tảo 697
Nước ngọt Khoảng 20
Biển 682
Cỏ biển 15
3 Thực vật ở cạn 13.766
Thực vật bậc thấp 2.393
Thực vật bậc cao 11.373
4 Động vật không xương sống ở
nước
8.203
Nước ngọt 782
Biển 7.421
5 Động vật không xương sống ở
đất
khoảng 1.000
6 Côn Trùng 7.750
7 Cá 2.738
Nước ngọt 700
Biển 2.038
8 Bò sát 296
Rắn biển 50
Rùa biển 4
9 Lưỡng cư 162
10 Chim 840
11 Thú 310

Thú biển 16
Nguồn: Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật,2005
b/Đa dạng loài tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia xếp thứ 16 trên thế giới về tính đa dạng sinh học
Cụ thể:
Đa dạng về thực vật ở Việt Nam.
Khu hệ thực vật: Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt
đới,cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà
Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao.Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng
trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng
loại. Theo các tài liệu đã công bố, hệ thực vật nước ta gồm khoảng 11.373 loài thực vật bậc cao
- 18 -

có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo và 826 loài nấm. Theo dự báo của các nhà thực
vật học, số loài thực vật bậc cao có mạch ít nhất sẽ lên đến 15.000 loài.Hệ thực vật Việt Nam có
độ đặc hữu cao. Phần lớn số loài đặc hữu này (10%) tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi
cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên Lâm
Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ. Nhiều loài là đặc hữu địa phương chỉ
gặp trong vùng rất hẹp với số các thể rất thấp
Cây đa Bác Hồ ở thôn Ngòi
Đa dạng về động vật ở Việt Nam
 310 loài thú
 840 loài chim( 100 loài đặc hữu)
 286 loài bò sát
 82 loài lưỡng cư
 52 loài tôm ( 27 loài đặc hữu)
 547 loài cá nước ngọt ( 35 loài đặc hữu)
 2038 loài cá biển
 7750 loài côn trùng
Các loại trên cạn va các loại nước ngọt

Khu hệ động vật cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 310 loài và phân loài thú,
840 loài chim, 286 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, khoảng 547 loài cá nước ngọt và 2.000 loài cá
biển và hàng vạn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt. Hệ động vật Việt
Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông
Nam Á.Cũng như thực vật giới, động vật giới Việt Nam có nhiều loài là đặc hữu: hơn 100 loài và
phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu. Có rất nhiều loài động vật có giá trịthực
tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như voi, Tê giác, Bò rừng, Hổ, Báo, Voọcvá,
Voọc xám, Trĩ, Sếu, Cò quắm. Trong vùng phụ Đông dương có 21 loài khỉ thì ở Việt Nam có 15
loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ này. Có 49 loài chim đặc hữu cho vùng phụ thì ở
Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là đặc hữu của Việt Nam; trong khi MiếnĐiện, Thái
- 19 -

Lan, Mã Lai, Hải Nam mỗi nơi chỉ có 2 loài, Lào 1 loài và Campuchia không có loài đặc hữu
nào.
Một số hình ảnh về đa dạng về động vật tại Việt Nam

Hổ ,báo, Voọcvá, Cò quắm tại Việt Nam
Ngoài ra,cho đến nay đă thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc,
200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, 7.750 loài côn trùng…
Trong rừng nhiệt đới đã phát hiện được 1200 loài bọ cánh cứng và 80% trong số đó là các loài
mới cho khoa học. Có ít nhất 6 triệu>>9 Triệu loài động vật chân khớp tại Việt Nam và có thể
lên tới 30 triệu loài. Nhưng chỉ có một phần nhỏ được mô tả.Một diện tíc 1m2 có thể lên tới
200000 con rệp và hàng chục nghìn ĐVKXS khác.
- 20 -

Một số hình ảnh về động vật không sương sống tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có diện tích nước ngọt bề mặt lớn với 653 nghìn hecta sông ngòi,
394 nghìn hecta hồ chứa, 85 nghìn hecta đầm phá ven biển, 580 nghìn hecta ruộng lúa nước.
Ngoài ra, ở đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm có khoảng 1 triệu hecta diện tích ngập lũ
trong 2-4 tháng. Vì vậy, nguồn lợi cá nước ngọt ở Việt Nam rất phong phú. Theo kết quả điều tra

khoa học, đã xác định được 547 loài cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình
phát triển nghề, đã nhập nội thêm hàng chục loài khác như cá trắm cỏ, cá rô phi, cá rôhu,
v.v… Cho đến nay nhiều loài cá nước ngọt mới vẫn tiếp tục được tìm thấy.
- 21 -

Một số loài cá vừa phát hiện tại Việt Nam
Trong một khoảng thời gian ngắn từ 1992-2004, các nhà khoa học Việt Nam đã cùng với
một số tổ chức quốc tế đã phát hiện thêm 7 loài thú, 2 loài chim mới cho khoa học.
- Sao la Pseudoryx nghetinhensis
- Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis
- Bò sừng xoắn Pseudonovibos spiralis
- Mang trường sơn Canimuntiacus truongsonensis
- Mang Pù hoạt Muntiacus puhoatensis
- Cầy Tây nguyên Viverra taynguyenensis
- Vooc xám Pygathrix cinereus
- Thỏ vằn Isolagus timminsis
- Khưới Ngọc linh Garrulax ngoclinhensis
- Khưới đầu đen Actinodora sodangonum

Về thực vật, trong giai đoạn 1993 – 2003, đã có 13 chi, 222 loài và 30 taxon dưới loài đó
được phát hiện và mô tả mới cho khoa học v.v.
- 22 -

Một số hình ảnh về đa dạng hệ sinh thái loài (các loài động vật mới phát hiện)
Sao la Pseudoryx nghetinhensis
Khưới Ngọc linh Garrulax ngoclinhensis
Các sinh vật biển
- 23 -

Một số loài sinh vật biển

1.3. Đa dạng gen
Đa dạng về gen – hay còn gọi là đa dạng di truyền
Đó là sự đa dạng các allen cho bất kỳ loại gen nào như gen qui định màu sắc, kích thước, allen
khác nhau cho mỗi gen có thể sinh ra những dạng khác nhau của một protein về cấu trúc và chức
năng, sự khác biệt gen giữa các loài, giữa các quần thể sống cách ly về địa lý, cũng như sự khác
nhau giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.

- 24 -

Các loài được phân theo công dụng như sau :
Bảng 4- Số lượng các loài cây trồng phổ biến ở Việt Nam
Số TT Nhóm cây Số loài
1 Nhóm cây lương thực chính 41
2 Nhóm cây lương thực bổ sung 95
3 Nhóm cây ăn quả 105
4 Nhóm cây rau 55
5 Nhóm cây gia vị 46
6 Nhóm cây làm nước uống 14
7 Nhóm cây lấy sợi 16
8 Nhóm cây thức ăn gia súc 14
9 Nhóm cây lấy dầu béo 45
10 Nhóm cây lấy tinh dầu 20
11 Nhóm cây cải tạo đất 28
12 Nhóm cây dược liệu 181
13 Nhóm cây cây cảnh 62
14 Nhóm cây bóng mát 7
15 Nhóm cây cây công nghiệp 24
16 Nhóm cây lấy gỗ 49
Tổng 802
Nguồn : Khoa học công nghệ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới-Bộ Nông

nghiệp và phát triển nông thôn, 2005.
Lúa, ngô, sắn, khoai lang là bốn cây lương thực chính của Việt Nam
- 25 -

×