Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

LỰA CHỌN ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO - ĐẦU TƯ VÀNG VÀ NGOẠI TỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.25 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
BỘ MÔN KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH:
LỰA CHỌN ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRONG ĐIỀU KIỆN
RỦI RO - ĐẦU TƯ VÀNG VÀ NGOẠI TỆ
GVHD : TS.Hay Sinh
SVTH : Nhóm 3
Lớp : Kinh Tế Vi Mô 2 - Cao Học K20
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng Chín năm 2011
Lựa chọn đầu tư của cá nhân trong điều kiện rủi ro - Đầu tư vàng và ngoại tệ
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3
STT Họ và Tên Ngày sinh Lớp Đại cương
01 Trần Thị Minh Phương 21/08/1982 Đêm 6 – K20
02 Nguyễn Thị Thúy Nga 02/03/1985 Đêm 6 – K20
03 Nguyễn Thị Băng Thanh 14/01/1980 Đêm 6 – K20
04 Phạm Hoàng Oanh 19/09/1987 Đêm 6 – K20
05 Hà Thị Kim Ngân 09/04/1985 Đêm 6 – K20
06 Nguyễn Tuấn Ngọc 11/11/1984 Đêm 6 – K20
07 Bùi Thị Tuyết Oanh 08/03/1986 Đêm 6 – K20
08 Trần Anh Vĩnh Thịnh 13/03/1986 Đêm 6 – K20
09 Lê Hoàng Bảo Ngọc 17/12/1984 Đêm 6 – K20
10 Trương Thanh Long 02/07/1985 Đêm 6 – K20
11 Trương Chí Cường 04/09/1987 Đêm 6 – K20
12 Huỳnh Trúc Lâm 02/02/1981 Đêm 6 – K20
13 Cao Quang Kiêm 01/04/1987 Đêm 6 – K20
14 Trần Lý Trà Mi 24/9/1985 K19
GVHD: TS. Hay Sinh SVTH: Nhóm 3-
KTVM2
Lựa chọn đầu tư của cá nhân trong điều kiện rủi ro - Đầu tư vàng và ngoại tệ


GVHD: TS. Hay Sinh SVTH: Nhóm 3-
KTVM2
NHẬN XÉT CỦA GVHD
Lựa chọn đầu tư của cá nhân trong điều kiện rủi ro - Đầu tư vàng và ngoại tệ
GVHD: TS. Hay Sinh SVTH: Nhóm 3-
KTVM2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Con người ta hầu như không ưa rủi ro, vì rủi ro mang lại cho con người những
điều không mong muốn, đặc biệt là trong hoạt động đầu tư để sinh lợi. Tuy nhiên, vì
những lợi ích mang lại, có những người chịu chấp nhận mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để
mà thực hiện việc đầu tư của mình. Thực chất không có gì trên thế giới này là không có
chứa đựng rủi ro, nhưng con người chỉ muốn chấp nhận những rủi ro ít thôi. Vì vậy, cho
dù có mạo hiểm đầu tư vào những tài sản nhiều rủi ro thì họ vẫn mong muốn, đạt được
lợi càng cao nhưng xảy ra rủi ro càng ít càng tốt.
Hoạt động đầu tư sinh lời của cá nhân trong thị trường rất là đa dạng, như đầu tư
vào thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng bạc, ngoại tệ, … hay đơn giản là gửi
tiền tiết kiệm. Với thực tế hiện nay, khi nền kinh tế trong nước và cả nền kinh tế thế giới
đang có nhiều bất ổn, ngay cả nền kinh tế hang đầu thế giới là nước Mỹ cũng đang phải
chật vật trong sự suy thoái thì ở Việt Nam, tình hình kinh tế cũng đối diện những thử
thách của mình. Đó là sự đóng băng của bất động sản, sự … của thị trường chứng
khoán, sự mất giá của nội tệ, dẫn đến con người quay trở lại với những tài sản mang giá
trị hơn như vàng và ngoại tệ. Ai cũng biết trước khi tiền giấy ra đời thì vàng chính là
tiền mà con người trao đổi, nhưng với nguồn nguyên kiệu ngày càng khan hiếm, vàng
trở nên ít hơn và càng ngày giá trị của nó càng cao hơn. Đồng thời, ngoại tệ đặc biệt là
những ngoại tệ mạnh như đôla Mỹ, bảng Anh, hay đồng Euro là những đồng tiền của
những nước có nền kinh tế mạnh, giá trị của nó sẽ luôn giữ ổn định. Vì vậy, mà nhà đầu
tư bắt đầu chuyển hướng từ chứng khoán, bất động sản sang đầu tư vào vàng và ngoại
tệ.
Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “Lựa chọn đầu tư của cá nhân trong điều

kiện rủi ro - Đầu tư vàng và ngoại tệ” để nghiên cứu trong phần bài của mình. Hy
vọng với những nội dung này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản
nhất, dễ hiểu nhất về vấn đề này.
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CẦU VỀ TÀI SẢN CÓ RỦI RO
1. Cầu về tài sản rủi ro và lợi tức kì vọng
Con người ta hầu như không ưa rủi ro. Nếu được lựa chọn, họ thích thu nhập ổn
định hàng tháng hơn là thu nhập với mức trung bình cao nhưng lại biến động không
theo bất cứ một quy luật nào. Tuy nhiên, có nhiều người trong số này lại đầu tư toàn bộ
hoặc một phần tiết kiệm của họ vào chứng khoán, trái phiếu và các tài sản khác chứa
đựng rủi ro. Vì sao những người ghét rủi ro lại đầu tư vào thị trường chứng khoán, và
do vậy mạo hiểm có thể mất một phần hoặc toàn bộ số tiền đầu tư của họ? Con người ta
làm thế nào quyết định nên gánh chịu bao nhiêu rủi ro khi tiến hành đầu tư và lập kế
hoạch cho tương lai? Cần trả lời những câu hỏi này, cần xem xét cầu và các tài sản có
rủi ro.
1.1. Cầu về tài sản có rủi ro:
Tài sản là cái đem lại một luồng tiền cho người chủ sở hữu của nó. Ví dụ, những
căn hộ trong một tòa chung cư có thể đem cho thuê, tạo ra luồng thu nhập từ tiền thuê
nhà cho chủ nhà. Một ví dụ khác là tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng đem lại tiền lãi
(thường là hàng ngày hoặc hàng tháng). Nói chung, các khoản tiền lãi này lại được tái
đầu tư trong tài khoản.
Tài sản có rủi ro mang lại luồng tiền thất thường, ít nhiều mang tính ngẫu
nhiên. Nói các khác, luồng tiền này không thể đoán trước một cách chắc chắn được. Cổ
phiếu của một công ty là một ví dụ rõ nét về tài sản có rủi ro – không thể biết được liệu
giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm theo thời gian, và thậm chí không thể chắc chắn liệu công
ty có tiếp tục trả một mức cổ tức như trước (hay một mức cổ tức nào đó) hay không.
Mặc dù người ta thường cho rằng rủi ro là đặc tính gắn liền với thị trường chứng khoán,
song hầu hết các loại tài sản khác cũng có rủi ro. Tòa chung cư trên cũng là một ví dụ,
không thể biết giá trị của đất sẽ tăng hay giảm bao nhiêu, liệu có cho thuê toàn bộ tòa
nhà một cách thường xuyên hay không, hoặc những người thuê nhà có trả tiền thuê nhà
đúng hạn hay không. Thậm chí trái phiếu dài hạn của chính phủ, có kỳ hạn 10 hoặc 20

năm, cũng rủi ro. Mặc dù chính phủ sẽ không phá sản, song tốc độ lạm phát có thể bất
ngờ tăng lên, khiến cho các khoản trả lãi và gốc cuối kỳ trong tương lai sẽ có giá trị
thực tế thấp hơn, và do đó làm giảm giá trị của trái phiếu.
8 GVHD: TS. Hay Sinh SVTH: Nhóm 3-
KTVM2
Ngược lại với tài sản có rủi ro, một tài sản được gọi là không rủi ro nếu nó đem
lại luồng tiền có thể biết được một cách chắc chắn.Trái khoán ngắn hạn của chính phủ -
được gọi là tín phiếu Kho bạc – là tài sản không rủi ro, hoặc hầu như không rủi ro. Vì
tín phiếu này có kỳ hạn vài tháng, nên mức rủi ro do lạm phát tăng lên bất ngờ là rất
nhỏ. Những ví dụ khác về tài sản không rủi ro hoặc gần như không rủi ro là tài khoản
tiết kiệm tại ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn.
1.2. Lợi tức từ tài sản:
Con người ta mua và giữ tài sản vì những luồng tiền mà chúng mang lại. Để so
sánh các tài sản với nhau, nên so sách những luồng tiền này so với giá hoặc giá trị của
tài sản. Lợi tức trên một tài sản là tổng luồng tiền mà tài sản đó tạo ra chia cho giá trị
của nó.
Khi con người ta đầu tư tiền tiết kiệm của họ vào chứng khoán, trái phiếu, đất
đai hoặc các tài sản khác, họ thường hy vọng kiếm được lợi tức cao hơn tốc độ lạm
phát, nhờ đó mà bằng cách trì hoãn tiêu dùng, trong tương lai họ sẽ mua được nhiều hơn
những gì họ có thể mua được bằng toàn bộ thu nhập của họ hôm nay. Do vậy, chúng ta
thường thể hiện lợi tức trên một tài sản dưới dạng giá trị thực tế (đã điều chỉnh theo mức
lạm phát). Lợi tức thực tế trên một tài sản là lợi tức đơn giản (hoặc danh nghĩa) trừ đi tỷ
lệ lạm phát.
Vì hầu hết các tài sản đều có rủi ro, nên một nhà đầu tư không thể biết trước
được lợi tức mà các tài sản này mang lại trong năm tới sẽ là bao nhiêu. Ví dụ, tòa nhà
chung cư thay vì tăng giá có thể sẽ giảm giá. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể so sánh các
tài sản với nhau bằng cách xem xét lợi tức kỳ vọng của chúng. Lợi tức kỳ vọng của một
tài sản đơn giản là giá trị kỳ vọng của lợi tức từ tài sản đó (tức là lợi tức trung bình mà
tài sản đó phải đem lại). Lợi tức thực tế mà một tài sản mang lại có thể cao hơn nhiều so
với lợi tức kỳ vọng trong một số năm, và thấp hơn nhiều trong những năm khác, song

nếu xét trong một thời kỳ dài thì lợi tức trung bình sẽ gần sát với lợi tức kỳ vọng.
2. Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi tức
Giả sử một phụ nữ cần đầu tư tiền tiết kiệm của mình vào hai loại tài sản – Tín
phiếu Kho bạc, cái hầu như không có rủi ro, và một nhóm chứng khoán đại diện. Bà ta
phải quyết định xem đầu tư bao nhiêu tiền tiết kiệm vào mỗi tài sản – bà ta có thể chỉ
đầu tư vào Tín phiếu Kho bạc, chỉ đầu tư vào chứng khoán, hoặc kết hợp cả hai. Chúng
9 GVHD: TS. Hay Sinh SVTH: Nhóm 3-
KTVM2
ta sẽ thấy rằng, vấn đề này tương tự như việc người tiêu dùng phải phân bổ ngân sách
của mình như thế nào giữa hai hàng hóa thực phẩm và quần áo.
Ký hiệu lợi tức không có rủi ro từ Tín phiếu Kho bạc là R
f
. Vì lợi tức này không
có rủi ro, nên lợi tức kỳ vọng và lợi tức thực có như nhau. Cũng như vậy, ký hiệu lợi tức
kỳ vọng có được từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán là R
m
, và lợi tức thực có là
r
m
. Lợi tức thực có chứa đựng rủi ro. Khi cần quyết định đầu tư, chúng ta biết được tập
hợp các kết cục có thể xảy ra và xác suất của mỗi kết cục, nhưng chúng ta lại không biết
cụ thể kết cục nào có thể xảy ra. Tài sản rủi ro sẽ có lợi tức kỳ vọng cao hơn lợi tức kỳ
vọng của tài sản không có rủi ro (R
m
>R
f
). Nếu không như vậy thì những nhà đầu tư ghét
rủi ro sẽ chỉ mua Tín phiếu Kho bạc và chứng khoán sẽ không thể bán được.
Để xác định xem nhà đầu tư sẽ chi bao nhiêu tiền vào mỗi tài sản, Hãy giả sử b
là tỷ lệ tiền tiết kiệm mà người phụ nữ đầu tư vào thị trường chứng khoán và (1-b) là

phần tiền dùng để mua Tín phiếu Kho bạc. Lợi tức kỳ vọng của toàn bộ danh mục đầu
tư, R
p
, là giá trị bình quân gia quyền của lợi tức kỳ vọng của hai loại tài sản:
R
p
= bR
m
+ (1-b)R
f
(1)
Ví dụ, giả sử rằng Tín phiếu Kho bạc đem lại 4% lợi tức (R
f
= 0.04), lợi tức kỳ
vọng của thị trường chứng khoán là 12% (R
m
= 0.12) và b = ½. Khi đó, R
p
= 8%. Danh
mục đầu tư này rủi ro tới mức nào?Một số đo mức rủi ro của nó là phương sai lợi tức
của danh mục đầu tư. Hãy ký hiệu phương sai của việc đầu tư vào thị trường chứng
khoán có rủi ro là σ
m
2
và độ lệch chuẩn là σ
m
. Với một vài phép tính đại số, chúng ta có
thể chỉ ra rằng độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư (bao gồm một tài sản rủi ro và một
tài sản không rủi ro) bằng tỷ lệ phần tiền đầu tư vào tài sản rủi ro nhân với độ lệch
chuẩn của tài sản này:

σ
p
= bσ
m
(2)
Chúng ta vẫn chưa xác định được nhà đầu tư làm thế nào chọn được tỷ lệ b đó.
Để thực hiện điều này, trước tiên chúng ra phải chỉ ra rằng bà ta đứng trước một sự đánh
đổi giữa lợi tức và rủi ro, tương tự như đường ngân sách của người tiêu dùng. Để thấy
được sự đánh đổi này là gì, lưu ý rằng phương trình (1) về lợi tức kỳ vọng của danh mục
đầu tư có thể viết dưới dạng sau:
R
p
= R
f
+ b(R
m
– R
f
)
Giờ đây, phương trình (2) chúng ta thấy b = σ
p

m
, do đó:
10 GVHD: TS. Hay Sinh SVTH: Nhóm 3-
KTVM2
(3)
Phương trình này là một đường ngân sách vì nó mô tả sự đánh đổi giữa rủi ro

p

) và lợi tức kỳ vọng (R
p
). Lưu ý rằng đây là phương trình đường thẳng; R
m
, R
f
và σ
m
là hằng số, nên độ dốc (R
m
– R
f
)/σ
m,
cũng như giao điểm R
f
, là một số không đổi.
Phương trình này cho thấy rằng lợi tức kỳ vọng của danh mục đầu tư R
p
tăng lên khi độ
lêch chuẩn của lợi tức σ
p
tăng. Chúng ta gọi độ dốc của đường ngân sách này, (R
m

R
f
)/σ
m
, là giá cả của rủi ro, bởi vì nó cho ta biết nhà đầu tư phải gánh chịu thêm bao

nhiêu rủi ro để có được lợi tức kỳ vọng cao hơn.
(Hình 1)
Đường ngân sách được vẽ trên hình 1. Như hình này cho thấy, nếu nhà đầu tư
không muốn rủi ro, bà ta có thể đầu tư tất cả vốn của mình vào Tín phiếu Kho bạc (b =
0), và kiếm được lợi tức kỳ vọng là R
f
. Để có được lợi tức kỳ vọng cao hơn, bà ta phải
gánh chịu một số rủi ro. Ví dụ, bà ta có thể đầu tư tất cả vốn của mình vào chứng khoán
(b = 1). Hoặc bà ta có thể đầu tư vào mỗi loại tài sản một phần vốn của mình, thu được
lợi tức kỳ vọng nằm đâu đó trong khoảng giữa R
f
và R
m
và phải chấp nhận một độ lệch
chuển thấp hơn σ
m
nhưng lớn hơn 0.
Hình 1 cũng chỉ ra lời giải cho vấn đề của nhà đầu tư. Trên hình có ba đường
bàng quan, mỗi đường mô tả những phương án kết hợp giữa rủi ro và lợi tức làm cho
11 GVHD: TS. Hay Sinh SVTH: Nhóm 3-
KTVM2
nhà đầu tư thỏa mãn ngang nhau. (Các đường này đều dốc lên bởi vì rủi ro là điều
không mong muốn, do vậy mức rủi ro càng cao thì càng đòi hỏi lợi tức kỳ vọng cao hơn
để làm cho nhà đầu tư đạt thỏa mãn như nhau). Đường U
3
tạo ra độ thỏa mãn cao nhất,
đường U
1
tạo ra độ thỏa mãn thấp nhất. (Với mức rủi ro cho trước, nhà đầu tư nhận
được lợi tức kỳ vọng trên U

3
cao hơn U
2
, và được lợi tức kỳ vọng trên U
2
cao hơn U
1
)
Trong số ba đường bàng quan này, nhà đầu tư sẽ thích trên đường U
3
hơn, song điều
này không khả thi vì đường U
3
không chạm vào đường ngân sách. Đường U
1
khả thi,
nhưng nhà đầu tư có thể có những phương án tốt hơn. Giống như người tiêu dùng lựa
chọn những lượng thực phẩm và quần áo, nhà đầu tư đạt những phương án tối ưu khi
lựa chọn cách kết hợp rủi ro và lợi tức tại điểm nơi đường bàng quan (trong trường hợp
này là U
2
) tiếp xúc với đường ngân sách. Tại điểm này, lợi tức của nhà đầu tư có giá trị
kỳ vọng R
*
và độ lệch chuẩn σ
*
.
(Hình 2)
Con người ta có những thái độ khác nhau đối với rủi ro. Điều này được minh
họa trên hình 2, trong đó mô tả hai nhà đầu tư khác nhau lựa chọn những danh mục đầu

tư của họ như thế nào. Nhà đầu tư A rất ghét rủi ro. Đường bàng quan U
A
của ông ta
tiếp xúc với đường ngân sách tại điểm có độ rủi ro thấp, do đó ông ta sẽ đầu tư gần như
toàn bộ vốn của mình vào Tín phiếu Kho bạc và thu được lợi tức kỳ vọng R
A
chỉ cao
hơn lợi tức không rủi ro R
f
chút ít. Nhà đầu tư B ít ghét rủi ro hơn. Bà ta đầu tư phần lớn
tiền của mình vào chứng khoán, và lợi túc từ danh mục đầu tư của bà ta sẽ có giá trị kỳ
vọng R
B
cao hơn song cũng lại có độ lệch chuẩn σ
B
cao hơn.
12 GVHD: TS. Hay Sinh SVTH: Nhóm 3-
KTVM2
13 GVHD: TS. Hay Sinh SVTH: Nhóm 3-
KTVM2
CHƯƠNG II : ĐẦU TƯ CÁ NHÂN VÀO VÀNG VÀ NGOẠI TỆ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
1 Lựa chọn đầu tư của cá nhân ở Việt Nam hiện nay
2.1. Tiết kiệm tiền gửi
Trong lý thuyết tiêu dùng cận biên, J.M.Keynes đã chia thu nhập làm hai phần:
phần cho tiêu dùng và phần cho tiết kiệm. Từ đó có hai khuynh hướng xảy ra đối với
việc sử dụng thu nhập: khuynh hướng tiêu dùng và khuynh hướng tiết kiệm. Cũng theo
Keynes, quy luật tâm lý cơ bản của con người là cùng với sự gia tăng của thu nhập,
khuynh hướng tiết kiệm cận biên sẽ tăng. Đồng thời nếu chia thu nhập thành tiêu dùng
và đầu tư thì cũng suy ra được mức tiết kiệm bằng mức đầu tư (S=I).

Tiết kiệm ở đây được hiểu theo nghĩa là sự ưa thích giữ tiền mặt trong dân
chúng, mà với số tiền này, nếu đem đi đầu tư sẽ tiếp tục tạo ra của cải và kích thích kinh
tế xã hội. Trong thực tế hiện nay, cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, hình
thức “tiết kiệm tiền gửi” thực chất là hoạt động đầu tư, với lãi suất – là chi phí cơ hội
của việc giữ tiền mặt (hay phần thưởng cho sự xa rời tiền mặt).
Ý thức của người Việt, dành dụm, làm khi lành để dành khi đau là điều khá quen
thuộc. Thế nhưng, một bài toán tỉ lệ nghịch mà ai cũng hiểu, ấy là khi vật giá leo thang
thì những khoản tiết kiệm ngày càng thấp xuống. Chính vì vậy, tiết kiệm dù ít và gửi tiết
kiệm cũng là cách cho đồng tiền nhàn rỗi được bảo toàn phòng thân; và hơn nữa đồng
tiền đi vào vòng quay tiếp theo để thúc đẩy nền kinh tế có những bước chuyển mình khả
quan hơn.
• Các hình thức tiết kiệm tiền gửi
Theo đà phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, danh mục các sản phẩm
“Tiền gửi tiết kiệm” khá phong phú, đa dạng, đáp ứng linh hoạt nhu cầu đầu tư của cá
nhân. Về cơ bản, có 2 loại hình chính là Tiết kiệm có kì hạn và tiết kiệm không kì hạn.
Các sản phẩm mở rộng như: tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi định kì, tiết kiệm tự
động, tiết kiệm gửi góp…
Tùy theo hình thức mà có các ngân hàng huy động vốn và trả lãi cho khách hàng linh
hoạt. Trong điều kiện thị trường bình ổn, hình thức gửi tiết kiệm có kì hạn dài thường
có mức lãi suất cao và ổn định, do đó sinh lợi cao nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện thị
trường nhiều biến động, đặc biệt như ở giai đoạn hiện nay, hình thức tiết kiệm được ưa
chuộng nhất và được các ngân hàng đưa ra mức lãi suất hấp dẫn nhất lại là các kì hạn
ngắn như 1 tháng, 2 tháng…
• Lãi suất huy động
Mỗi ngân hàng đưa ra một cách để những “thượng đế” của mình hài lòng. Tuy
nhiên, chọn “mặt” nào để “gửi vàng” lại là bài toán cân nhắc tiếp theo. Mặc dù đã có
cam kết thực hiện “trần” lãi suất huy động VND tối đa là 14% từ tháng 12/2010 của các
ngân hàng thương mại, và Thông tư số 02/2011/TT-NHNN đã quy định lãi suất huy
đồng vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng
nước ngoài ràng buộc mức 14%/năm cho lãi suất huy động VND, trong thời gian qua,

các ngân hàng vẫn thường xuyên “đi đêm lãi suất” với các khách hàng của mình, đặc
biệt là các khách hàng lớn. Lãi suất huy động, được các ngân hàng lách luật bằng nhiều
hình thức khác nhau, vẫn có thể lên đến 17-18%/ năm với các mức tiền gửi lớn, từ 1 tỷ
đồng trở lên.
Với tình hình đó, ngày 07/09 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã chặt tay kiểm soát tình
hình thực hiện Thông Tư 02 nói trên bằng việc ban hành Chỉ Thị 02 nhằm chấn chỉnh
tình trạng vượt trần lãi suất huy động của các ngân hàng hiện nay, theo đó, sẽ cách chức
lãnh đạo ngân hàng/tổ chức tín dụng nào vi phạm.
Theo đó, các ngân hàng/tổ chức tín dụng đồng loạt đưa mức lãi suất tiền gửi về
đúng quy định. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau được đưa gần về 0, sự
cạnh tranh lúc này chỉ còn phụ thuộc vào sự đa dạng và tiện lợi của các gói sản phẩm
tiết kiệm cũng như mức độ trung thành của các nhà đầu tư cá nhân.
Bảng dưới đây mô tả biểu đồ lãi suất tiền gửi trung bình theo các kì hạn (cập nhật ngày
14/9/2011, nguồn: laisuat.vn)
2.2. Khuynh hướng đầu tư hiện nay
2.2.1. Gửi tiết kiệm, khuynh hướng đầu tư hiệu quả
Trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay, các chuyên gia kinh tế cho rằng, các
nhà đầu tư nhỏ lẻ cần tìm nơi trú ẩn ổn định và an toàn, không nên mạo hiểm với đồng
vốn.
Các kênh đầu tư mà những người có vốn nhàn rỗi có thể xem xét là gửi tiền tiết
kiệm trong ngân hàng hoặc mua trái phiếu chính phủ.
Theo các chuyên gia, hiện nay có một thực tế là không ít người Việt Nam thuộc
tầng lớp trung lưu trở lên có khoản tiền để dành tương đối lớn, nhưng băn khoăn không
biết bỏ tiền vào đâu để vừa bảo toàn, vừa sinh lời đồng vốn.
Nguyên nhân là hầu hết thị trường đầu tư truyền thống như thị trường chứng
khoán, thị trường bất động sản, ngoại tệ và thậm chí cả thị trường vàng đều có xu hướng
không rõ ràng và u ám, nên các nhà đầu tư nhỏ lẻ không dễ dàng để đưa ra bất kỳ một
quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào.
Tuy nhiên, đôi khi rủi ro của người này lại là cơ hội cho người khác, cũng như
trong lúc thị trường trầm lắng, đi xuống lại là cơ hội để những người có nguồn vốn thực

đầu tư dài hạn.
Quá trình đầu tư phải tính bằng năm và mỗi người khi lựa chọn thời điểm và thị
trường đầu tư đều phải xem xét rất kỹ càng các biến số kinh tế như chỉ số lạm phát, xu
hướng thị trường tiền tệ, xu hướng giá cả một số nguyên liệu cơ bản trên thế giới, cũng
như động thái chính sách của cơ quan quản lý nhà nước.
Nhận xét về các kênh đầu tư cơ bản tại Việt Nam hiện nay, các chuyên gia cho
rằng, dù đã đi vào hoạt động trên 10 năm, nhưng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
hiện vẫn có từ 70% đến 80% là nhà đầu tư nhỏ lẻ, không nắm bắt được những khúc mắc
của thị trường, thường hay mua bán theo cảm tính hoặc theo thông tin rỉ tai, tâm lý đám
đông. Đây là nhóm nhà đầu tư dễ bị đưa vào “bẫy”, dẫn tới thua lỗ nặng nề. Đồng thời,
trong thời điểm hiện nay, thị trường chứng khoán đang lao dốc không phanh, chưa tìm
ra thông tin tích cực nào hỗ trợ, do vậy nhà đầu tư nhỏ lẻ nên thận trọng với việc tham
gia thị trường chứng khoán, vì rủi ro quá lớn so với số vốn có hạn của mình.
Trong khi đó, đầu tư bất động sản có đặc điểm là cần nguồn vốn lớn, trong khi
thanh khoản hiện nay khá èo uột. Nếu đầu tư vào thị trường này, khả năng “om” vốn là
rất cao. Thực tế, nếu tính toán sức chứa của các đô thị mới, các dự án đã và đang triển
khai, thì chắc chắn là cung sẽ vượt cầu. Bên cạnh đó, giá bất động sản đang ở mức cao
và nguy cơ bong bóng là có thực.
Trong khi đó, với ngoại tệ, mà cụ thể là Đô La Mỹ, trong nhiều tháng qua, kiên
quyết thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã “kìm
cương” khá mạnh thị trường tiền tệ. Theo đó, chênh lệch giá mua bán ngoại tệ giữa các
ngân hàng thương mại với thị trường USD tự do đã được thu hẹp dần, thậm chí có lúc
giá thị trường tự do còn thấp hơn thị trường chính thức. Đồng thời với sự kiểm soát gắt
gao giao dịch USD trên thị trường tự do, hoạt động đầu tư “mua đi bán lại” và sinh lời
nhờ chênh lệch tỷ giá của các nhà đầu tư trở nên khó khăn và ảm đạm hơn bao giờ hết.
Thị trường vàng với biến động khó lường, tăng giảm thất thường, sẽ là lựa chọn
cho các nhà đầu tư liều lĩnh, nhưng cũng là kênh đầu tư mang rủi ro cao nhất trong các
hình thức đầu tư hiện nay.
Như vậy, với vốn tiền nhàn rỗi hiện có, khách hàng nên chọn cho mình hình
thức gửi tiết kiệm bằng VNĐ để đảm bảo độ an toàn khi mà giá vàng lên xuống bất

thường, ngoại tệ “ hết thời”, chứng khoán, bất động sản “trầm lắng”.
2.2.2. Lựa chọn đầu tư cá nhân trong điều kiện rủi ro hiện nay
Như đã đề cập trong chương 1, vấn đề lựa chọn của nhà đầu tư phụ thuộc vào
mức độ ưa thích rủi ro và sự sẵn sàng đánh đổi của mình giữa lợi tức và rủi ro.
Nhà đầu tư ưa thích rủi ro và sẵn sàng đánh đổi với mức kì vọng về lợi tức cao
hơn, trong thời điểm hiện nay sẽ có xu hướng chọn kênh đầu tư vào thị trường vàng.
Khi giá vàng còn biến động mạnh như hiện nay, thì nhà đầu tư nào có dự báo thị trường
và nắm thông tin tốt, sẽ chọn vàng làm công cụ đầu tư hiệu quả với hy vọng chốt lời
được ở mức sinh lợi cao.
Nhà đầu tư nào ghét sự rủi ro và tìm kiếm sự an toàn, thì theo phân tích ở phần
nói trên, sẽ chọn tiết kiệm, như là xu hướng đầu tư an toàn và hiệu quả nhất ở thời điểm
này.
Với các nhà đầu tư trung lập, và khôn ngoan, thì việc chia nhỏ rủi ro và phân bổ
nguồn lực vào 3 kênh đầu tư: vàng, ngoại tệ và tiết kiệm có lẽ là quyết định sáng suốt.
Trên thị trường hiện nay, có ngân hàng Sacombank đã đưa ra gói sản phẩm “Tiền gửi
gắn kết đầu tư” khá linh hoạt. Theo ngân hàng này, ngân hàng sẽ dùng tiền gửi tiết kiệm
của khách hàng đem đi đầu tư với lợi suất có thể lên đến 40%, nếu không thành công có
thể không hưởng lãi suất. Lấy bao nhiêu phần trăm từ mức gửi của mình để đem đi đầu
tư là quyền quyết định của khách hàng. Ưu điểm của gói sản phẩm này, là khách hàng
sẽ được các chuyên gia tư vấn về diễn biến và dự báo thị trường vàng hay ngoại tệ
mạnh, để đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Thêm một lý do nữa để các nhà đầu tư có thể cân nhắc cho quyết định đầu tư của
mình, đó là việc cánh cửa đầu tư an toàn là tiết kiệm bị đóng lại khi mức lãi suất huy
động hiện nay là một đường thẳng nằm ngang ở mức trần 14%. Nếu so sánh với mức độ
lạm phát năm 2011 được dự báo là 20% thì rõ ràng là đồng tiền chúng ta bị mất giá quá
nhiều, và việc gửi tiết kiệm thật ra lại là một phương án không sinh lời. Đặt ra một xu
hướng cho nhà đầu tư, chọn tiết kiệm là phương án cơ bản, nhưng lướt sóng với vàng,
nhằm tìm kiếm một cơ hội sinh lời cho đồng tiền đầu tư của mình. Mặt khác, cùng với
sự ổn định của đồng đô la hiện nay, việc đầu tư và găm giữ ngoại tệ dài hạn của một số
nhà đầu tư với kì vọng vào đồng tiền này cũng không phải là không phổ biến.

Bài toán đầu tư đang nằm trong tay các nhà đầu tư, và vấn đề lựa chọn lúc này
thực sự là vấn đề của cá tính, ưa chuộng rủi ro hay không, khi mà thông tin thị trường
hiện nay được cho là khá đầy đủ và phong phú.
2 Đầu tư vàng
2.1. Đầu tư vàng thông qua sàn:
Kể từ ngày xuất hiện sàn giao dịch vàng đầu tiên tại Việt Nam, hoạt động đầu tư
vàng trên sàn giao dịch ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhà đầu tư tìm đến sàn
giao dịch vàng như một kênh đầu tư mới, hấp dẫn.
Ngày 25/05/2007, sàn giao dịch vàng đầu tiên tại Việt Nam chính thức được
hoạt động tại số 29 Lý Thường Kiệt, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Và ngay trong
ngày đầu tiên, khối lượng giao dịch khớp lệnh đã đạt 7.250 lượng với giá trị là 93 tỷ
đồng. Cho đến ngày 17/09/2008, số lượng sàn giao dịch đã tăng lên 7 sàn với khối
lượng khớp lệnh tăng hơn trước nhiều lần. Cụ thể, trong ngày 17/09/2008, chỉ riêng 4
sàn giao dịch vàng lớn ở Tp.Hồ Chí Minh đã có số liệu như sau:
Tên sàn vàng Khối lượng khớp lệnh Giá trị giao dịch (Tỷ đồng)
ACB Bank 268.300 4.465
Việt Á Bank 13.500 228
SJC-EXIMBANK 11.100 157
Phương Nam Bank 4.150 69
Tổng Cộng 297.110 4.949
(nguồn: bài báo nghiên cứu “Đầu tư vàng trên sàn giao dịch,Cơ hội và rủi ro” tác giả ThS.Võ Thị Thùy
Vân)
Nếu như trong năm 2007, chỉ có 1 sàn giao dịch vàng hoạt động duy nhất là sàn
giao dịch vàng Sài Gòn, thì trong năm 2008, đặc biệt, bắt đầu từ tháng 8/2008, hàng loạt
sàn giao dịch vàng của Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Mình được thành lập và hoạt động
như: của Ngân hàng Việt Á bắt đầu hoạt động ngày 11/8/2008, sàn giao dịch vàng ngân
hàng Phương Nam thành lập 5/9/2008, sàn giao dịch vàng SJC-EIB của ngân hàng Xuất
nhập khẩu Việt Nam và Công Ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn thành lập ngày 8/9/2008
và đến 12/9/2008 sàn giao dịch vàng của Công ty Cổ Phần Kinh Doanh và Đầu Tư
Vàng Việt Nam ( Vietnam Gold Business- VGB) chính thức hoạt động. Ngoài ra, ở địa

bàn Hà Nội có thêm 2 sàn vàng nữa đang hoạt động. Đó là sàn giao dịch vàng SJC-
HASC của ngân hàng VPBank và công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội
và sàn giao dịch vàng của Công ty Cổ Phần Vàng Phố Wall. Ngoài ra còn có sàn giao
dịch của Ngân hàng Đông Á - PNJ và sàn giao dịch vàng của Ngân Hàng Thương Tín.
Tại thời điểm ngay trước thời điểm chính phủ ra quyết định đóng cửa tất cả các
sàn giao dịch vàng ngày 30/12/2009 thì trên cả nước có khoảng 20 sàn vàng được tổ
chức theo hình thức góp vốn và liên kết giữa các tổ chức, cá nhân; trong đó đa số có sự
tham gia của các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán với khoảng 30.000 tài
khoản của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức hoạt động trong tình trạng lộn xộn, mất ổn
định, mang nặng yếu tố đầu cơ. Doanh số trên các sàn vàng tại những thời điểm cao
nhất ước tính khoảng 1 tỷ USD/ngày, với gần 1 triệu lượng vàng.
Đặc điểm của loại hình giao dịch này là khách hàng chỉ cần ký quỹ trước với
một tỷ lệ X% giá trị đặt lệnh, tỷ lệ ký quỹ này vào tháng 8/2008 là tối thiểu 7%. Số tiền
còn lại, nhà đầu tư sẽ được Ngân hàng hỗ trợ cho vay, tối đa đến 93% giá trị giao dịch
của khách hàng. Như vây, khách hàng được hỗ trợ vay khoảng 13 lần vốn tự có để tham
gia đầu tư vàng.Vì vậy, hoạt động này kéo nhà đầu tư đến sàn giao dịch vàng ngày càng
nhiều hơn và sự nở rộ của các sàn giao dịch cũng đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, Do các sàn giao dịch vàng tự đề ra quy chế giao dịch và các nhà đầu tư,
đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân chưa nhận biết rõ các rủi ro có thể gặp phải khi kinh
doanh vàng trên tài khoản nên giai đoạn này đã xảy ra những tranh chấp, khiếu kiện
giữa nhà đầu tư và đơn vị tổ chức sàn.
Tuy nhiên vì nhiều lý do như việc đầu tư vàng tài khoản phát sinh nhiều rủi ro
cũng như là việc điều hành nhà nước chưa đáp ứng được cho nên đến cuối năm 2009,
Chính phủ đã ra quyết định đóng cửa tất cả các sàn vàng tại văn bản số 369/TB-VPCP
ban hành 30/12/2009 và các sàn vàng bị buộc phải chấm dứt hoạt động trong vòng 90
ngày kể từ ngày ban hành quyết định này.
Hiện nay, tuy việc giao dịch vàng qua sàn giao dịch đã bị cấm hoàn toàn tuy
nhiên vẫn có rất nhiều công ty hoạt động chui chuyên môi giới cho các nhà đầu tư đầu
tư các sản phẩm trên thị trường FOREX trong đó có vàng với mức độ rủi ro rất cao và
chưa được sự cho phép của pháp luật và số lượng các nhà đầu tư theo dịch vụ này cũng

không hề nhỏ.
2.2. Đầu tư vàng hiện vật thông qua hệ thống tiệm vàng:
Việc mua bán vàng trang sức và vàng miếng đã là thói quen của người dân Việt
Nam từ rất lâu cho những mục đích dùng làm trang sức, vật cho tặng và trong đó cũng
có cả các mục đích quan trọng khác đó là dự trữ, tiết kiệm và đầu tư. Việt đầu tư vào
vàng hiện vật thông qua mua bán trên thị trường thông qua hệ thống các tiệm vàng chủ
yếu là dưới dạng mua các sản phẩm vàng miếng của các thương hiệu sản xuất kinh
doanh vàng bạc đá quý như SJC, PNJ… trong đó riêng vàng miếng của Công ty Vàng
bạc đá quý Sài Gòn SJC chiếm trên 80% thị phần vàng miếng cả nước.
Cũng như các kênh đầu tư khác, khi thị trường có biến động tăng giá mạnh thì
càng thu hút mạnh các nhà đầu tư tham gia và khối lượng đầu tư cũng gia tăng theo. Ở
Việt Nam, trong những năm 2000-2007 giá vàng ít biến động do đó việc cá nhân đầu tư
vàng vẫn có nhưng đặc biệt bùng nổ từ giai đoạn 2007 đến nay do giá vàng thế giới biến
động mạnh, liên tục tăng mạnh đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư lớn nhỏ tham gia thị
trường. Bên cạnh đó thì sự bất ổn của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam như lạm phát
cao, tăng trưởng chậm lại, đồng VND mất giá nhanh so với các ngoại tệ khác là động
lực mạnh thúc đẩy các cá nhân có nhiều tài sản đầu tư vào vàng với mục đích dự trữ và
bảo toàn tài sản cũng như là đầu tư do khả năng vàng tăng giá có thể nhìn thấy được.
Thực tế, thực trạng đầu tư vàng hiện vật hiện nay đang rất sôi động do tâm lý đám đông
của các nhà đầu tư, họ đổ sô đi mua khi giá lên khiến các cửa hàng chật cứng phải xếp
hàng và cũng đổ sô đi bán khi giá xuống ngay trong ngày hay 1-2 ngày sau đó. Hiện
này, diễn biến thị trường vàng hiện nay gần như là chủ đề nóng nhất của giới đầu tư và
truyền thông.
Thực tế này đã thể hiện qua việc trong các năm 2007-2010 thì vàng chiếm một tỉ
trọng cao trong tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam và là một trong những nguyên
nhân chính gây ra thâm hụt ngân sách trầm trọng của Việt Nam.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh vàng, hiện cả nước có hàng nghìn doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh vàng, riêng Hà Nội và TP.HCM đã có gần 4.000 doanh
nghiệp.
Có 8 doanh nghiệp kinh doanh vàng đã được NHNN cấp phép sản xuất vàng

miếng. Riêng vàng miếng của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC chiếm trên 80%
thị phần vàng miếng cả nước và được một số thị trường vàng quốc tế có uy tín chấp
nhận. Như vậy, vàng miếng SJC hầu như có đầy đủ các chức năng của một đồng tiền
thứ hai trên lãnh thổ Việt Nam về thước đo giá trị, phương tiện cất trữ, phương tiện
thanh toán, tự do lưu thông, chuyển đổi, mua bán. Tuy nhiên lộ trình sắp tới, nhà nước
sẽ cấp phép cho thêm nhiều công ty sản xuất vàng miếng để lưu hành trên thị trường
nhằm tránh tình trạng cầu vượt quá cung làm cho giá vàng trong nước đội lên khá cao
so với giá vàng thế giới và cũng là để cho các nhà đầu tư có thêm nhiều sự lựa chọn để
đầu tư hơn.
2.3. Rủi ro - Lợi nhuận
2.3.1. Rủi ro:
Đầu tư trên sàn giao dịch vàng, nhà đầu tư có cơ hội kiếm lợi nhuận rất cao
nhưng cũng đối mặt với rất nhiều rủi ro. Các rủi ro mà họ phải đối mặt đó là: Thời gian
giao dịch vàng bị hạn chế: Tại thời điểm sàn vàng vẫn còn được phép hoạt động, thời
gian giao dịch là giờ hành chính từ 8h00-11h00 và 13h00-17h00. Trong khi đó, giá
vàng lại biến động mạnh vào buổi tối khi mà thị trường Mỹ và Châu Âu hoạt động.Vì
vậy. việc duy trì trạng thái qua đêm khiến các nhà đầu tư chịu rất nhiều rủi ro trong đó
chủ yếu là rủi ro cháy tài khoản do tỷ lệ ký quỹ thấp trong khi giá biến động lên xuống
quá mạnh hệ thống sẽ tự động đóng lệnh của nhà đầu tư. Sự khác biệt giữa giá vàng
trong nước và thế giới: Xảy ra sự chênh lệch này là do tâm lý của nhà đầu tư và cung
cầu trong nước quyết định, bởi sàn giao dịch chỉ là nơi để các nhà đầu tư tham gia giao
dịch chứ sàn không quyết định được giá giao dịch. Giá giao dịch do các bên tham gia
sàn giao dịch vàng quyết định hình thành trên cơ sở khớp lệnh liên tục, trong khi giá
vàng ngoài thị trường phụ thuộc vào giá niêm yết của cửa hàng. Việc giá vàng trong
nước chênh lệch quá nhiều với giá vàng thế giới, thậm chí đi ngược lại giá vàng thế
giới, đó là do thời điểm này sàn giao dịch vàng chỉ sử dụng duy nhất vàng SJC để giao
dịch. Trong khi đó năng lực sản xuất của SJC như hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu
thị trường nên gây ra chênh lệch giá giữa vàng trong nước và thế giới. Bên cạnh đó,
quota nhập vàng cũng bị hạn chế do nhà nước chống nhập siêu khiến cho nguồn cung
vàng trong nước cũng bị ảnh hưởng. Hệ thống giao dịch qua mạng bị trục trặc: Thời

gian quan, không ít lần hệ thống giao dịch qua mạng sàn giao dịch vàng bị trục trặc đã
khiến nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại, thậm chí dẫn đến khiếu nại. Sự cố này xảy ra do vào
những thời điểm giá vàng trong nước và thế giới biến động mạnh, các nhà đầu tư đặt
lệnh liên tục, nhiều ở tất cả các điểm nhận lệnh của sàn (ví dụ trường hợp ở sàn ACB)
nên tốc độ xử lý của mạng không kịp, dẫn đến tình trạng nghẽn mạng, nhiều lệnh mua-
bán-hủy của nhà đầu tư không được nhập vào hệ thống. Trong khi đó, giá vẫn biến động
liên tục khiến nhà đầu tư thua lỗ.
Đối với các nhà đầu tư giao dịch trực tiếp ra thị trường thế giới thông qua các
công ty môi giới FOREX thì rủi ro là rất cao trong đó có rủi ro về mức độ phức tạp của
thị trường đỏi hỏi phải có nhiều kiến thức mới có thể đầu tư thành công, rủi ro về việc
rút và gửi tiền và trong đó cũng có cả rủi ro các nhà đầu tư bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản
và thực tế đã có nhiều công ty bị phát hiện lừa đảo gian lận trong lĩnh vực này thời gian
vừa qua điển hình là ở công ty tư vấn đầu tư Việt Tín.
Đối với những nhà đầu tư vàng hiện vật thì những rủi ro mà họ phải đối mặt
đó là:
- Sự biến động đột biến nhanh và mạnh của giá vàng thế giới dẫn tới biến động giá vàng
trong nước.
- Ngoài ra, do giá vàng trong nước và thế giới có khác biệt có lúc đi ngược chiều nhau và
chênh lệch có lúc lên rất cao có khi gần 2 triệu đồng mỗi lượng sau đó phải đột ngột
điều chỉnh để đi sát lại giá thế giới do đó nhà đầu tư có thể sẽ không theo kịp diễn biến
thị trường hoặc phán đoán sai do thiếu thông tin hoặc chỉ theo dõi một thị trường.
- Thêm nữa là đối tượng đầu tư vàng hiện vật rất đa dạng, Ngoài những nhà đầu tư am
hiểu thị trường có vốn mạnh, số đông là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, mà chủ yếu là các bà nội
trợ, các cụ về hưu và dân văn phòng vốn không nhiều và không am hiểu nhiều về kinh
tế - tài chính, đều tin giá vàng còn lên cao hơn theo diễn biến thế giới và lạm phát tăng
cao trong nước. Tranh thủ tâm lý kỳ vọng này, các “nhóm lợi ích”, giới đầu cơ đã dùng
kỹ thuật bãy giá để kích thích nhu cầu mua gom, đồng thời tạo dư địa lợi nhuận khổng
lồ khi nhập vàng theo đường tiểu ngạch.
- Ngoài ra, rủi ro về chất lượng sản phẩm không đảm bảo cũng rất cao và đang có xu
hướng bùng nổ do giá vàng hiện rất cao. Các vụ việc vàng không đủ tiêu chuẩn, thiếu

tinh khiết hay vàng giả đang bùng lên mối lo ngại trong các nhà đầu tư hiện nay.
Tuy nhiên xét tương quan giữa các lựa chọn đầu tư thì vàng vẫn là kênh đầu tư ít
rủi ro nhất so với chứng khoán hay bất động sản. Xét trong giai đoạn 2000-2007 giá
vàng ít biến động, rủi ro tính bằng độ lệch chuẩn sinh lợi trong thời gian này của thị
trường vàng là 10,44% năm và chỉ bằng ¼ so với rủi ro khi đầu tư cổ phiếu.
2.3.2. Lợi nhuận:
Về lợi nhuận của các nhà đầu tư trên sàn giao dịch thì theo các tài liệu tham
khảo từ các kênh truyền thông, báo chí, hầu hết những nhà đầu tư tham gia thị trường
đều thua lỗ cho đến hòa do vốn kiến thức hạn hẹp không đủ để giao dịch trên thị trường
có mức độ phức tạp và biến động như thị trường vàng giao dịch liên tục và liên kết với
thị trường thế giới như vậy. Chỉ một số nhà đầu tư có lãi nhưng con số đó là rất ít.
Đối với các nhà đầu tư vàng hiện vật, nếu xét giá vàng trong giai đoạn 2000-
2007
Sau gần 7 năm, vàng tăng được 160,1%, tương đương với 15,2%/năm. Như vậy,
rõ ràng, vàng đem lại lợi nhuận cao hơn cả lãi suất tiết kiệm cũng như trái phiếu. Trong
khi đó, giá chứng khoán tăng 809,8%, tương đương với mức tăng 38,7%/năm. Như vậy,
về dài hạn, đầu tư cổ phiếu mang lại lợi nhuận gấp hơn 2 lần đầu tư vàng.
Đồ thị 1: Mức tăng giá cổ phiếu và vàng giai đoạn 7/2000 – 4/2007
Tuy nhiên, nhìn vào đồ thị, ta thấy vàng tăng khá đều trong khi mức tăng giá của
cổ phiếu chủ yếu diễn ra trong giai đoạn năm 2001, 2006-2007. Do vậy, về ngắn hạn, cổ
phiếu mang lại lợi nhuận cao hơn vàng trong các năm kể trên. Ngược lại, vàng có khả
năng sinh lợi cao hơn cổ phiếu trong 4 năm 2002-2005. Vẽ lại đồ thị 1 cho giai đoạn
2002-2005 thấy đầu tư vàng lợi hơn hẳn (xem đồ thị 2). Trong 4 năm đó, sở hữu vàng
mang lại lợi nhuận 88% (tương đương 17,1%/năm) còn cổ phiếu chỉ tăng giá 33%
(tương đương 7,4%/năm).
Giai đoạn 2007- Nay: Do nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nên chỉ trong
vòng 4 năm giá vàng thế giới đã tăng từ 600 USD/oz, nay giá vàng đã là 1.800 USD/oz.
Do đó, đối với các nhà đầu tư dài hạn hoặc những người sử dụng vàng để dự trữ và tiết
kiệm tài sản của mình thì lợi nhuận của họ rõ ràng là rất cao. Tuy nhiên, một bộ phận
nhà đầu tư chạy theo số đông mua khi giá bùng nổ, đầu tư lướt sóng để kiếm lợi nhuận

chênh lệch thì khả năng lợi nhuận và rủi ro là cân bằng do họ đầu tư ngắn hạn trong chu
kỳ đó thì giá có thể tăng hoặc điều chỉnh giảm mặc dù xu hướng dài hạn là tăng chưa
nói đến nhiều người mua khi thấy giá lên mạnh nhưng sau đó thị trường điều chỉnh và
kết quả là họ lỗ do đầu tư ngắn hạn và bán ngay sau khi thấy giá xuống 1-2 ngày.

×