Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Đầu tư xây dựng dự án Mobifone QUẢNG ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.33 KB, 42 trang )

NỘI DUNG DỰ ÁN
CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU CHUNG
CHƯƠNG II - SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ
II. CÁC TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN ÁP DỤNG
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC VÀ KỸ THUẬT.
- GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
- GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC
- GIẢI PHÁP KẾT CẤU
- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
- GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
1. Hệ thống cấp điện
2. Hệ thống cấp thoát nước
3. Hệ thống điều hòa nhiệt độ
4. Hệ thống công nghệ thông tin
5. Hệ thống thang máy
6. Hệ thống PCCC
7. Hệ thống sân, đường, cây xanh
8. Hệ thống chống mối mọt
9. Đánh giá phương án
CHƯƠNG IV – XÁC ĐỊNH QUY MÔ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
1. Phân tích mục tiêu đầu tư và lựa chọn quy mô
2. Hình thức đầu tư
3. Nguồn vốn đầu tư
4. Phân tích vị trí đất
5. Tính pháp lý của lô đất
6. Hình thức thực hiện
CHƯƠNG V - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
CHƯƠNG VI - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


CHƯƠNG I
1
GIỚI THIỆU CHUNG
Tên dự án : Đầu tư xây dựng trung tâm kỹ thuật khai thác Mobifone Quảng
Ninh
Địa điểm xây dựng : Lô đất DV2, khu vực phía đông nhà máycơ khí Hòn Gai cũ, tại
phường Bạch Đằng và phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long,
Tỉnh Quảng Ninh.
Chủ quản đầu tư : UBND Tỉnh Quảng Ninh
Chủ đầu tư : Công ty thông tin di động- Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt
Nam
Đơn vị tư vấn lập dự án: Công ty TNHH tư vấn phát triển kiến trúc Nhiệt Đới
Quy mô công trình : Nhà làm việc 10 tầng và 01 tầng hầm
Cấp công trình: Cấp II
Bậc chịu lửa: Cấp III
Thể loại công trình : Công trình dân dụng
Hình thức đầu tư : Xây mới
Nguồn vốn đầu tư : Vốn tái đầu tư của Công ty Thông tin di động
2
CHƯƠNG II
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
h. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ:
1 . Căn cứ pháp lý chung
- Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc
hội khoá XI ngày 26/11/2003.
- Căn cứ nghị định 209/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ quy định quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
- Căn cứ nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính Phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình.
- Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của chính phủ về việc sửa

đổi, bổ sung một số điều nghị định 12/2009/NĐ-CP, ngày 10/02/2009 của Chính
phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ
về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính Phủ về Quy hoạch xây
dựng.
- Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ xây dựng hướng
dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
Căn cứ Định mức quản lý dự án và đầu tư xây dựng công trình ban hành theo quyết
đinh số 957/QĐ-BXD, ngày 29 tháng 9 năm 2009.
2 . Căn cứ pháp lý của dự án
- Căn cứ Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long được thủ tướng chính phủ
phê duyệt năm 2003. Quy hoạch chi tiết kho than 1, 2 phường Hồng Gai được
UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt 19/12/2003. Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ
1/500 khu vực phía đông nhà máy cơ khí Hòn Gai cũ. Quy hoạch tuyến đường
nhánh lên cầu Bãi Cháy phía Hòn Gai.
- Căn cứ Quyết định số 2758/QĐ-UBND - QH2 ngày 03/07/2008 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc phương thức sử dụng quỹ đất thuộc quy hoạch khu vực phía
đông nhà máy cơ khí Hòn Gai cũ tại phường Hồng Gai - TP Hạ Long.
- Căn cứ Quyết định số 4232/QĐ-UBND-QH1 ngày 04/11/2008 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh về việc điều chỉnh quy hoạch khu vực phía đông nhà máy cơ
khí Hòn Gai cũ.
3
- Căn cứ Quyết định số 4639/QĐ-UBND-QLĐĐ1 ngày 03/12/2208 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với các khu đất thuộc quy
hoạch khu vực phía đông nhà máy cơ khí Hòn Gai cũ.
- Căn cứ Quyết định số 818/QĐ-UBND ngày 25/03/2009 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu vực phía đông
nhà máy cơ khí Hòn Gai cũ tại phường Bạch Đằng và phường Hồng Gai - TP Hạ
Long.

- Căn cứ Quyết định số 1301/QĐ-UBND-QLĐĐ1 ngày 24/04/2009 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc giao đất cho công ty thông tin di động để xây dựng trung tâm
kỹ thuật khai thác MobiFone Quảng Ninh.
- Căn cứ Quyết định số 633/QĐ-UBND - QH1 ngày 11/02/2010 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh về việc điều chỉnh các chỉ tiêu lô đất DV- 2 thuộc quy hoạch
chi tiết tỉ lệ 1/500 khu vực phía đông nhà máy Hòn Gai cũ, thành phố Hạ Long.
Các văn bản pháp quy khác về quản lý nhà ở và đất đai đô thị hiện hành.
II. CÁC TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN ÁP DỤNG
1. Phần thiết kế kiến trúc:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập I, II, III;
- TCXD 276-2003: Nhà và công trình công cộng, nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
- TCVN 4601-1988: Trụ sở cơ quan - Tiêu chuẩn thiết kế;
- Các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam khác được áp dụng.
- Các tiêu chuẩn nước ngoài được phép áp dụng về thiết kế cao ốc văn phòng.
2. Phần thiết kế kết cấu:
- Bộ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam ban hành theo quyết định số 439/BXD-
CSXD ngày 25/9/2007.
- TCVN 4319: 1986 Nhà và công trình công cộng. Nguyên tắc cơ bản thiết kế.
- TCVN 2737: 1995 Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 375: 2006 Thiết kế công trình chịu động đất.
- TCXDVN 356: 2005 Kết cấu bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 338: 2005 “Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế”
- TCXD 5573: 1991 Kết cấu gạch đá và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
- Các tiêu chuẩn và quy phạm chuyên ngành liên quan khác.
3. Phần thiết kế hệ thống điện công trình:
- Trang bị điện trong công trình - quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập II;
- TCXD 27-91: Trang thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng;
- 11-TCN 18-84; 11 TCN 19-84; 11 TCN 20-84; 11TCN 21-84; Quy phạm trang
bị điện;
4

- 20 TCN 25-91: Tiêu chuẩn ngành: Đặt đường dây điễn trong nhà ở và công
trình cộng cộng;
- 20 TCN 16-86: Tiêu chuẩn ngành: Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân
dụng 95-82;
- 20 TCN 46-84: Chống sét cho các công trình xây dựng;
- TCVN 4756-89: Quy chuẩn nối đất và nối không các thiết bị điện;
- TCXD VN 263-2002: Lắp đặt cáp và dây điện cho công trình;
- IEC-364: Mạng điện của các toà nhà;
- IEC-60287: Tiêu chuẩn về dòng điện của cáp – tiêu chuẩn quốc tế;
- Các tiêu chuẩn Việt Nam khác được áp dụng.
4. Phần thiết kế hệ thống cấp thoát nước công trình:
- TCVN 33-85: Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước đô thị;
- 20-TCN 51-84: Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước đô thị;
- TCVN 4513-88: Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước bên trong;
- TCVN 4474-87: Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước bên ngoài;
- TCXD 51-1984: Tiêu chuẩn thoát nước mạng lưới bên ngoài;
- TCXD 33-1985: Tiêu chuẩn cấp nước, mạng lưới bên ngoài;
- Các tiêu chuẩn Việt Nam khác được áp dụng.
5. Phần thiết kế hệ thống điều hòa và thông gió:
* Các tiêu chuẩn xét về điều hoà và thông gió:
Các tiêu chuẩn quy phạm và các thông số tính toán:
- Các thông số tính toán cho điều kiện khí hậu ngoài trời tại tỉnh Thanh Hoá theo
TCVN -4088-85.
- Kỹ thuật nhiệt xây dựng - kết cấu ngăn che. Tiêu chuẩn thiết kế TCVN4605-88.
- Các quy phạm về bảo vệ môi trường của Việt nam.
- Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điều hoà không khí.
- Tiêu chuẩn 232/BXD về thiết kế thi công và nghiệm thu hệ thống lạnh điều hoà
không khí
- HVAC system Duct Design. Smacna. 1981 Edition.(Sheet Metal and Air
Conditioning Contactor National Association Inc).

- HVAC DW/144-1998 Specification for sheet metal ductwork
- System Design Manual. Carrier Air Conditioning Company.
- ASHRAE Handbook. HVAC System and Application 1987 (the American
Society of Heating Refrigerating and Air Conditioning Engineers Standard)
- ASHRAE Handbook HVAC Systems and application 1987.
* Các tiêu chuẩn xét về vật liệu:
- BS (Bristish Standard- Part materials)
- IEC (International Electrical Code)
5
- AS/ NZS ( autralian Standard/ Newzeland Standard).
- ASTM (American Standard Material)
- JIS (Japannese Industrial Standard Part materials)
- KS, SS (Korean Standard )
- ARI (air conditioning and refrigeration institute Part meterials)
* Các tiêu chuẩn về an toàn chống cháy :
- NFPA (National Fire Protection asociation Standard)
- Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn phòng cháy.
5. Phần thiết kế hệ thống thông tin liên lạc:
- ANSI/TIA/EIA-568-B: Tiêu chuẩn hệ thống cáp cấu trúc tòa nhà thương mại.
- Tiêu chuẩn ISO/EIC 11801: Tiêu chuẩn hệ thống cáp chung cho tòa nhà.
- TCN 68-151:1995: Nhiễu công nghiệp và nhiễu vô tuyến - quy phạm phòng
chống;
- TCN 68-153:1995: Cổng, bể cáp và tủ đấu cáp - yêu cầu kỹ thuật;
- TCN 68-132:1998: Cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt -
yêu cầu kỹ thuật;
- TCN 68-170:1998: Chất lượng mạng viễn thông - yêu cầu kỹ thuật;
- TCN 68-172:1998: Giao diện kết nối mạng - yêu cầu kỹ thuật;
- TCN 68-174:1998: Quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn
thông;
- TCN 68-141:1999: Tiếp đất cho các công trình viễn thông;

- TCN 68-176:2003: Dịch vụ điện thoại trên mạng, điện thoại công cộng - Tiêu
chuẩn chất lượng;
- TCN 68-218:2003: Dịch vụ Internet - Tiêu chuẩn chất lượng;
- TCVN 6768-1:2000; TCVN 6768-2:2000; TCVN 6768-3:2000: Thiết kế hệ
thống nghe nhìn, video và truyền hình;
- 68QP-01-04-VNPT: Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi.
6. Phần thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy.
- TCVN 2622-1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu
thiết kế;
- TCVN 6160-1996: Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng - yêu cầu thiết kế;
- TCVN 4513-88: Cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5739-1993: Thiết bị chữa cháy - đầu nối;
- TCVN 5740-1993: Thiết bị chữa cháy - vòi chữa cháy sợi tổng hợp tráng cao
su;
- 20TCN 33-85 “Cấp nước mạng lưới bên ngoài công trình – Yêu cầu thiết kế.”
- TCVN7336:2003 “Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Yêu
cầu thiết kế và lắp đặt.”
6
- TCVN7161:2002 “Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế
hệ thống.”
- TCVN7435:2004 “Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy
chữa cháy.”
- TCVN5738:2001 “Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật”.
7. Phần thiết kế phòng chống mối.
- Tiêu chuẩn xây dựng TCXD: 204 - 1998 về công tác phòng chống mối cho công
trình xây dựng mới của Bộ Xây dựng.
- Tập định mức và đơn giá phòng chống mối của Hội KHKT lâm nghiệp Việt Nam
- Thiết kế kiến trúc và đặc điểm của khu vực xây dựng công trình.
Các tiêu chuẩn Việt Nam khác có liên quan
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ:

1. Khái quát:
- Bưu chính viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu
hạ tầng của nền kinh tế quốc dân đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Phát triển bưu
chính viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Sự bùng nổ thông tin trong thập kỷ qua ở nước ta, đặc biệt là bước vào đầu những
năm của Thế kỷ 21, việc phát triển thông tin sẽ nhanh chóng đưa Đất nước bước vào
nền kinh tế tri thức, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nước nhà trong cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước.
- Công ty Thông tin Di động (VMS) thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam được thành lập năm 1993, là doanh nghiệp đầu tiên được phép kinh doanh khai
thác mạng điện thoại di động GSM trong phạm vi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trải
qua thời gian 16 năm hoạt động trên thị trường, thương hiệu VMS - MobiFone đã
được đông đảo tầng lớp nhân dân trong nước và Quốc tế biết đến. Với những bước đi
đúng hướng và tinh thần dám nghĩ dám làm của Ban Lãnh đạo Công ty Thông tin Di
động luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra trong những năm
qua. Năm 1994, số thuê bao hoạt động trên mạng VMS - MobiFone với con số khiêm
tốn mới có là 3.200 thuê bao. Nhưng đến cuối năm 2008 tổng số thuê bao đã đạt
30.000.000 với doanh thu đạt gần 18.000 tỉ đồng. Hiện nay MobiFone đang tiếp tục
mở rộng vùng phủ sóng đến 98% dân số với dự kiến đến cuối năm 2009 sẽ lắp đặt
thêm 3.000 trạm phát sóng, nâng tổng số trạm phát sóng lên trên 13.000 trạm. Dự kiến
đến tháng 12/2009 Công ty VMS - MobiFone sẽ chính thức đưa mạng 3G vào hoạt
động.
7
Trong 16 năm qua, Công ty Thông tin di động đã trở thành một thương hiệu được
khách hàng yêu mến, tín nhiệm và liên tục đón nhận các danh hiệu cao quý do Đảng,
Nhà nước và các tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng, trong đó nổi bật nhất phải kể
đến:
 Năm 2007, Công ty VMS vinh dự được tổ chức UNDP xếp hạng Top 20 trong
“Danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”;

 Liên tục trong 2 năm 2007-2008 được Bộ TTT&TT đánh giá là mạng thông tin
di động có chất lượng tốt nhất về chất lượng thoại, tính cước, chỉ tiêu về dịch
vụ hỗ trợ khách hàng theo kết quả đo kiểm được công bố của Bộ;
 Huân chương Lao động Hạng nhất do Chủ tịch nước trao tặng Công ty năm
2008;
 4 năm liền (2005-2008) được người tiêu dùng yêu mến bình chọn cho Giải
thưởng “Mạng di động được ưa chuộng nhất trong năm”, đưa VMS-MobiFone
trở thành nhà cung cấp dịch vụ TTDĐ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được
bình chọn cho giải thưởng danh giá trên;
 Đặc biệt, tháng 3/2009, Công ty VMS vinh dự là doanh nghiệm đầu tiên được
Bộ TT&TT bình chọn là doanh nghiệp di động xuất sắc nhất trong năm tại Lễ
trao giải thưởng Công nghệ Thông tin – Truyền thông năm 2008.
Hiện tại, số thuê bao của MobiFone là trên 34 triệu thuê bao. Dự kiến đến cuối quí
IV năm 2009, MobiFone sẽ đạt ngưỡng 50 triệu thuê bao.
- Để có được kết quả sản xuất kinh doanh như trên, trong 16 năm qua Công ty
Thông tin Di động đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cụ thể:
+ Mạng điện thoại di động VMS - MobiFone hiện nay đã phủ sóng 63/63 tỉnh
thành.
+ Số lượng trạm phát sóng: trên 10.000 trạm (dự kiến đến cuối năm 2009 là
13.000 trạm).
+ Số lượng tổng đài: 35 tổng đài MSC, 178 tổng đài BSC.
+ Thông qua dịch vụ chuyển vùng quốc tế, vùng phủ sóng của mạng VMS
-MobiFone đã mở rộng ra trên 147 mạng trên toàn thế giới.
Nhằm đảm bảo chất lượng thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ sự chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước, phục vụ các ngày lễ lớn, các hội nghị của Nhà nước và nhu cầu phục
vụ xã hội. Công ty đã được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao làm Chủ
đầu tư để xây dựng các công trình Trung tâm điều hành thông tin di động tại khu vực
Bắc - Trung - Nam tạo cơ sở vật chất hoà cùng với cơ sở vật chất của Ngành bưu
chính Viễn thông để vững tin bước vào cuộc hội nhập với nền kinh tế Thế giới.
Để không ngừng nâng cao chất lượng vùng phủ sóng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng

tại các vùng kinh tế tiềm năng như khu vực Miền Bắc là rất cần thiết. Chính vì vậy,
việc đầu tư xây dựng công trình Trung tâm kỹ thuật khai thác Mobifone Quảng
8
Ninh đã được Lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao nhiệm vụ cho
Công ty TNHH tư vấn Phát triển kiến trúc nhiệt đới được phép làm các công tác chuẩn
bị đầu tư cho dự án.
2. Sự cần thiết phải đầu tư:
Phát huy những thành tích đã đạt được trong 16 năm qua kể từ khi thành lập, để
vững vàng bước vào thời kỳ hội nhập, cạnh tranh và quyết tâm phấn đấu hoàn thành
các chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn giao với tiêu chí “ Chất lượng mạng lưới tốt nhất, dịch
vụ đa dạng và chăm sóc khách hàng tốt nhất” và giữ vững danh hiệu “ Mạng thông tin
di động tốt nhất” và “Mạng thông tin di động chăm sóc khách hàng tốt nhất“.
Theo dự báo về số lượng thuê bao đến 2015: tổng số thuê bao trên thị trường
được xác định dựa trên dân số có khả năng sử dụng điện thoại, giả thiết về phủ sóng
95% dân cư và 25% sử dụng dịch vụ của hai nhà cung cấp khác nhau. MobiFone hiện
tại đang chiếm 40% tổng thị trường và sẽ vẫn giữ được mức thị phần này vào năm
2015, tương ứng với 33 triệu thuê bao thực. MobiFone sẽ chiếm tối thiểu 20% thị
trường tại tất cả các tỉnh, đồng thời giữ được tỷ lệ hiện tại ở tất cả các tỉnh mà Công ty
hiện đang có ưu thế.
Các trung tâm KT-KT MobiFone sẽ được triển khai từ 2008 và đưa vào sử dụng
năm 2010 - 2011. Diện tích xây dựng được quy hoạch để đáp ứng tối thiểu cho nhu
cầu tới 2015. Tập trung đầu tư trước tại các tỉnh quan trọng có số thuê bao dự tính năm
2015 của MobiFone từ 200.000 trở lên, xem xét đồng thời với khả năng triển khai tại
mỗi trung tâm cũng như chủ trương về xây dựng hình ảnh của Công ty.
Giai đoạn hiện nay dịch vụ thông tin di động đang phát triển với tốc độ cao dẫn
đến năng lực mạng lưới sẽ phát triển nhanh và mạnh trên toàn hệ thống của Công ty
VMS. Trong kế hoạch phát triển chung của toàn Công ty VMS - MobiFone vẫn tiếp
tục không ngừng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng mạng lưới, mở
rộng dung lượng tổng đài tổng số trạm BTS đến 10/2008 là trên 8.500 trạm với dung
lượng tổng đài trên 30 triệu thuê bao.

Sau nhiều năm nghiên cứu, thăm dò thị trường tại tỉnh Quảng Ninh, Công ty
Thông tin di động nhận thấy Quảng Ninh là tỉnh lớn với diện tích 611.081,3 ha, dân số
trên 1 triệu người. Tỉnh Quảng Ninh là nơi giao lưu văn hóa, lại có nguồn khoáng sản
phong phú với trữ lượng rất lớn như than, đá vôi, đất sét, cát thủy tinh, rừng, gắn với
đầu mối giao thông sắt – bộ, cảng biển, có bờ biển dài, biển rộng, bãi biển đẹp và có
Vịnh Hạ Long đẹp nổi tiếng thế giới. Quảng Ninh là 1 trong 3 cực tăng trưởng của
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là 1 trong 5 tỉnh của khu vực hợp tác “hai hành lang,
một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc’’.
9
Theo báo cáo của Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh, năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế
của tỉnh đạt hơn 10%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1.280 USD; Tổng giá trị
sản xuất công nghiệp đạt hơn 23.770 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với năm 2008; sản
lượng than sạch đạt gần 40 triệu tấn, tăng hơn 5%; than tiêu thụ đạt 42 triệu tấn, tăng
hơn 14%. Tổng ngân sách trên địa bàn đạt hơn 18.620 tỷ đồng, tăng 25%. Do vậy các
nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động ở Việt Nam rất quan tâm đến việc đầu tư,
chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này.
Hiện nay, tại khu vực tỉnh Quảng Ninh và khu vực miền Bắc công ty Thông tin di
động đã tập trung đầu tư phát triển mạng lưới, chiếm lĩnh thị trường, nâng cao chất
lượng phục vụ và thực hiện công tác chăm sóc khách hàng tại địa bàn nên mạng
MobiFone tại đây đã được phát triển tương đối mạnh, có tốc độ phát triển thuê bao khá
nhanh. Tuy nhiên do số lượng các trạm BTS tăng kéo theo nhu cầu ứng cứu thông tin,
khắc phục sự cố tăng theo đồng thời do nhu cầu sử dụng thông tin di động và số lượng
khách hàng tăng nhanh và với mục đích cải thiện hình ảnh, nâng cao uy tín của
MobiFone, nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi phải xây dựng một trung tâm kỹ thuật
- khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới.
Do đó việc đầu tư xây dựng Trung tâm kỹ thuật khai thác MobiFone Quảng Ninh
để đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới của Công ty thông tin di động tại địa bàn
chiến lược này là hết sức cần thiết và cấp bách.
IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Căn cứ vào các định hướng của công ty Thông tin di động, Dự án được xác

định bởi các mục tiêu sau :
- Xây dựng và trang bị đồng bộ về cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật.
- Xây dựng một trung tâm kỹ thuật hiện đại.
- Xây dựng trụ sở làm việc tương xứng với tầm vóc, đáp ứng yêu cầu làm việc và
giao dịch của công ty Thông tin di động.
- Phát triển mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân Tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.
- Xây dựng khu Trung tâm kỹ thuật khai thác MobiFone với hệ thống dịch vụ và cơ
sở hạ tầng hiện đại đồng bộ, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hoá của khu vực có
dự án, đóng góp vào quỹ nhà của Tỉnh Quảng Ninh tạo điều kiện để các dự án phát
triển kinh tế - Xã hội trên địa bàn Tỉnh được thuận lợi.
- Sử dụng nguồn vốn tái đầu tư, khai thác quỹ đất một cách hiệu quả, góp phần tạo
nên một bộ mặt kiến trúc khang trang, văn minh, hiện đại đồng thời cải thiện môi
trường sống cho nhân dân trong khu vực có dự án.
10
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KIẾN TRÚC VÀ KỸ THUẬT
I. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KIẾN TRÚC:
1. Giải pháp theo quy hoạch được duyệt
- Tổng diện tích khu đất đầu tư xây dựng: 1191m2 trong đó diện tích đất xây dựng
công trình: 572,9m2 (chiếm 48,1% diện tích khu đất quy hoạch).
- Đất sân đường nội bộ, cây xanh: 540,1m2 ( chiếm 45,3% diện tích khu đất quy
hoạch).
- Mật độ xây dựng khu đất quy hoạch: 48,1%
- Hệ số sử dụng đất: K = 3,92 lần.
Bảng cơ cấu sử dụng đất
STT Loại đất Diện tích Tỷ lệ %
1 Đất XD công trình 572,9 48,1
2 Đất giao thông sân đường nội bộ 540,1 45,3
3 Đất cây xanh 72 6,04

4 Tổng 1191 100
2. Định hướng tổ chức không gian kiến trúc.
- Đảm bảo cơ cấu sử dụng đất của khu quy hoạch với tỷ lệ đất để xây dựng và đất
sân đường nội bộ, cây xanh cảnh quan hợp lý.
- Chọn tuyến đường quy hoạch 30m phía Nam khu đất làm hướng chính đảm bảo an
toàn, cảnh quan và phương án khai thác sử dụng thuận lợi.
- Bố trí mặt bằng hợp lý theo yêu cầu sử dụng cũng như hoạt động kinh doanh.
- Chiều cao công trình:
+ Cốt nền cao +0,75 m so với cốt vỉa hè.
+ Tầng 1: cao 5,4m.
+ Tầng 2 - 4;7 - 9 : cao 3,1 m.
+ Tầng 5 - 6: cao 3,6 m
+ Tum: cao 2,05 m
II. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC:
1. Sơ đồ công năng
11
- Công trình có dạng khối vuông, với khối đế và khối tháp tách biệt. Công năng các
tầng lần lượt được dự kiến phân bổ như sau:
+ Tầng hầm : Khu để xe và kỹ thuật.
+ Tầng 1 : Khu sảnh dịch vụ và sảnh văn phòng, chăm sóc khách hàng.
+ Tầng 2-3 : Khu hành chính, không gian họp.
+ Tầng 4 : Khu dịch vụ giải trí.
+ Tầng 5-6 : Khu khu vực đặt các trang thiết bị tổng đài.
+ Tầng 7-9 : Khu văn phòng làm việc.
+ Tầng 10 : Khu vực kỹ thuật toà nhà.
- Mặt bằng được bố trí chặt chẽ và hợp lý, giao thông nội bộ theo phương ngang rõ
ràng, liên kết thuận tiện giữa các không gian. Phân khu chức năng của toàn nhà
được bố trí theo tầng và liên kết với nhau qua khối lõi thang máy và thang bộ.
- Hệ thống thang của tòa nhà bao gồm 02 thang máy và 02 thang bộ, trong đó có 01
thang thoát hiểm, đảm bảo yêu cầu về an toàn của công trình.

- Không gian trong nhà được tổ chức theo lưới mô đun, phù hợp với việc bố trí các
không gian làm việc linh hoạt.
2. Hình thức kiến trúc
- Hình thức kiến trúc công trình đảm bảo được những tư tưởng và phong cách kiến
trúc mới, hiện đại, có nghiên cứu đến những phong cách kiến trúc tại điạ phương,
đồng thời cũng phù hợp với quy mô xây dựng thực tế.
- Do quy mô xây dựng công trình có khối tháp không cao (9 tầng) nên khối đế được
tính toán với tỷ lệ đảm bảo tương quan với khối tháp bên trên.
- Hệ thống cửa sổ, mặt đứng kính được bố trí hài hòa, tạo ra sự khác biệt, nhấn mạnh
vào thương hiệu MobiFone.
- Nhấn mạnh vào vị trí điểm đặt logo MobiFone, vừa tạo ra sự cân đối về bố cục mặt
đứng, vừa tạo ra những nét đặc trưng của công trình.
- Màu sắc sử dụng trên mặt đứng trong sáng và đơn giản, nhấn mạnh các gam màu
chủ đạo của MobiFone.
- Toàn bộ hình khối công trình thể hiện sự năng động và sức sống MobiFone, khẳng
định sự lớn mạnh không ngừng và ý chí vươn lên của thương hiệu MobiFone cũng
như triết lý kinh doanh hướng tới sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng.
III. GIẢI PHÁP KẾT CẤU
1. Phần móng
- Căn cứ vào nội lực tại chân cột, và tài liệu khảo sát giả định
- Đối với quy mô và tính chất công trình có thể lựa chọn một trong những phương án
móng sau đây:
* Phương án móng cọc ép.
* Phương án móng cọc khoan nhồi.
12
- Hiện nay công nghệ thiết kế và thi công cọc khoan nhồi ở Việt Nam đang được sử
dụng rộng rãi.
- Móng cọc khoan nhồi thích hợp cho các công trình có chiều cao lớn, chịu tải trọng
lớn và phức tạp mà các phương án cọc khác không thể thực hiện được.
- Giá thành cho phương án móng cọc nhồi có thể vượt nên khá cao so với phương án

móng cọc đúc sẵn nếu sử dụng không hiệu quả hết khả năng chịu tải của cọc (do
chi phí về vật liệu và thi công của một cọc nhồi tốn kém hơn nhiều so với phương
án cọc ép).
- Đơn vị tư vấn thiết kế lựa chọn giải pháp cọc tiết diện 300x300mm. Cọc dài 21 m,
sức chịu tải mỗi cọc P = 70 tấn.
2. Phần thân
- Kết cấu chịu lực chính của công trình là hệ khung, vách, sàn bê tông cốt thép đổ
toàn khối. Trong đó sử dụng hệ dầm bo xung quanh và sàn không dầm nhằm làm
tăng không gian sử dụng cho công trình.
- Tiết diện sơ bộ của cột được xác định theo công thức: Fb=kN/Rn
- Cột có tiết diện 600x600mm và 600x400mm
- Hệ vách, lõi dầy 300mm có tác dụng làm tăng độ cứng cho công trình
- Hệ dầm biên có tiết diện 300x650mm
- Với các dầm vượt nhịp 7m tiết diện dầm là: 600x450mm, các dầm còn lại tiết diện
là: 300x450mm
- Tường bao che ngoài và ngăn phòng xây gạch đặc dầy 220mm. Các ngăn khu vệ
sinh xây tường 110mm.
3. Phần mái
- Đề suất sử dụng mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ, có lớp chống thấm và chống nóng
theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
4. Vật liệu
- Bê tông:
+ Bê tông mác M100 (cấp độ bền B7,5) cho lót móng.
+ Bê tông mác M250 (cấp độ bền B20) cho tất cả các cấu kiện kết cấu chịu lực
chính.
+ Bê tông mác M200 (cấp độ bền B15) cho các cấu kiện tấm đan, lanh tô.
- Cốt thép trong bê tông cốt thép.
+Thép CI hoặc AI, R
S
= 2250 kg/cm2 cho thép D <10.

+ Thép AII, R
S
= 2800 kg/cm2 cho thép 10 <=D < 28
+ Thép CIII hoặc AIII, R
S
= 3650 kg/cm2 cho thép D > 28
+ Thép hình các loại
- Khối xây:
+ Các khối xây đều sử dụng loại gạch đặc M75.
13
+ Vữa xây bằng vữa xi măng M75.
+ Vữa trát bằng vữa xi măng M50.
+ Vữa chống thấm bằng vữa xi măng M100.
+ Các loại phụ gia chống thấm phụ gia tăng mác bê tông.
5. Các phần mềm máy tính sẽ được sử dụng trong tính toán
- Tính toán hệ kết cấu bằng chương trình etabs.
- Hệ kết cấu phần thân được mô hình bằng các phần tử frame (cho dầm, cột) và Shell
(cho sàn) trong phần mềm ETABS. Kết quả tính toán cốt thép tính toán dựa trên
kết quả thép do chương trình tự xuất ra theo tiêu chuẩn BS811097 (có điều chỉnh
mác bê tông và cường độ cốt thép cho phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam). Sau đó
kiểm tra lại bằng các bảng excel lập sẵn.
- Để tính kết cấu móng dùng các bảng Excel lập sẵn
IV. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Hình thức kiến trúc của khối công trình được cân nhắc nghiên cứu thiết kế hiện
đại kết hợp hài hoà với cảnh quan khu vực.
“Trung Tâm kỹ thuật khai thác Mobifone Quảng Ninh” tại Lô đất DV2, khu vực
phía đông Nhà máy cơ khí Hòn Gai cũ, tại phường Bạch Đằng và phường Hồng Gai,
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, được đầu tư xây dựng mới và hoàn thiện đồng
bộ từ trong ra ngoài. Các vật liệu hoàn thiện chủ yếu dùng vật liệu có sẵn tại địa
phương. Tiêu chuẩn hoàn thiện và tiện nghi công trình tương đối cao. Mặt đứng ngoài

nhà sẽ được hoàn thiện theo đúng chỉ dẫn của tư vấn thiết kế trong bản vẽ thiết kế thi
công.
* Mặt ngoài công trình:
- Sử dụng hệ kính an toàn, khung nhôm, xương chìm, kính 2 lớp của Singgapo.
* Mặt trong công trình:
- Tầng 1 lát đá granite tự nhiên.
- Các tầng còn lại lát gạch granit nhân tạo hoặc vật liệu tương đương.
- Cửa ra vào bằng kính thủy lực an toàn.
- Trần nhà sử dụng trần thạch cao khung xương hợp kim hoặc vật liệu tương đương.
- Hệ thống kỹ thuật đặt ngầm trong tường, trần và trong hệ thống kỹ thuật riêng.
- Cửa sổ dùng vật liệu kính an toàn khung nhôm tĩnh điện.
- Cầu thang lát đá granít, tay vịn thép.
- Các vật liệu xây dựng lắp đặt vào công trình phải có chứng chỉ và được cung cấp từ
các đơn vị sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
V. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
14
1. Hệ thống cấp điện:
Công trình nhà hành chính là hộ phụ tải loại III, nhưng trong trung tâm có
những phụ tải quan trọng phải được cung cấp điện liên tục, trạm biến thế được cung
cấp điện từ một nguồn điện cao thế quốc gia, trạm biến thế được tính toán với hai máy
biến thế để nâng cao khả năng dự phòng.
- Nguồn điện cấp cho công trình gồm 2 nguồn độc lập: điện lưới theo mạng điện
chung thành phố và nguồn điện dự phòng.
- Công suất máy dự phòng: Dùng máy phát cung cấp điện khi hệ thống lưới điện
quốc gia gặp sự cố, cung cấp cho các khu vực sau: cấp điện cho thang máy, các hệ
thống chiếu sáng, hệ thống thông tin liên lạc.
- Thiết bị bảo vệ và phương pháp đi cáp:
+ Tủ điện tổng toàn khu đặt ở khu vực phòng kỹ thuật.
+ Toàn bộ công trình sử dụng Aptomat chất lượng cao.
+ Hệ thống cáp chính được luồn trong ống nhựa và có gia cường lớp bê tông bảo

vệ tại các đoạn xuyên đường, sân bãi.
+ Hệ thống điện được đi trong hộp kỹ thuật, bố trí hợp lý.
+ Tủ điện phân nhánh mỗi tầng: gồm Aptomát chính, Aptomat phân nhánh…
+ Aptomat sử dụng loại 1 pha và 3 pha chất lượng cao.
- Ổ cắm sử dụng loại 3 cực nối đất, cáp luồn trong ống nhựa chuyên dụng và ống
mềm chôn ngầm tường, sàn có hộp nối dây rẽ nhánh.
- Có nguồn điện khẩn cấp cho đèn thoát hiểm, đèn báo khẩn cấp, hệ thống báo cháy
và thông tin liên lạc và thang máy.
a. Hệ thống chiếu sáng:
* Hệ thống chiếu sáng trong nhà
- Hệ thống chiếu sáng trong nhà được thiết kế theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo
trong công trình dân dụng. Hệ thống chiếu sáng trong công trình chủ yếu sử dụng
đèn huỳnh quang, loại bóng có hiệu suất phát quang cao. Chiếu sáng các khu vực
phụ trợ như : cầu thang, hành lang, gara, kho, khu vệ sinh… chủ yếu dùng đèn
huỳnh quang, bóng compact. Tại các khu vực có yêu cầu về thẩm mỹ cao, sử dụng
các loại đèn trang trí lắp trên tường, trần… độ rọi tối thiểu như sau:
+ Khu vực sảnh,dịch vụ : 300lux
+ Khu vực văn phòng làm việc: 300lux
+ Phòng kỹ thuật, phòng bơm: 100lux
+ Phòng khách, phòng ăn: 100lux
+ Phòng bếp: 75lux
+ Hành lang, cầu thang, WC, kho, gara: 50lux
15
- Hệ thống điện chiếu sáng được bảo vệ bằng các aptomat lắp trong các bảng điện,
điều khiển chiếu sáng bằng các công tắc lắp trên tường cảnh cửa ra vào, lối đi lại, ở
các vị trí thuận lợi nhất.
- Các đèn chiếu sang sự cố và các đèn báo lối ra sẽ được bố trí tại tất cả các lối ra
vào như: Sảnh chính, hành lang, cầu thang, và một số khu vực công cộng khác.
* Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà
- Chiếu sáng ngoài nhà sử dụng các loại đèn chiếu sáng sân vườn nhằm đảm bảo ánh

sáng cho giao thông, mỹ quan và bảo vệ bên ngoài công trình. Các loại đèn được
dùng như đèn đường, bóng thuỷ ngân cao áp, lắp trên cột thép bát giác, đèn cây,
đèn nấm… tuỳ theo cảnh quan nơi lắp đặt.
- Ngoài ra còn bố trí các đèn pha chiếu sáng mặt đứng của công trình nhằm tôn lên
tầm vóc bề thế của công trình.
- Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà được vận hành bằng tay hoặc tự động. Tủ điều
khiển được đặt tại phòng thường trực của công trình.
b. Hệ thống chống sét
Đây là công trình thuộc nhóm bảo vệ chống sét cấp III.
Sản phẩm Pulsar được thiết kế và chế tạo bởi Tập đoàn Công ty Helita - Pháp.
Đây là hệ thống chống sét trực tiếp tiên tiến nhất trên Thế Giới hiện nay với chứng
nhận bản quyền phát minh sáng chế năm 1985. Giải pháp thiết kế và kỹ thuật của Tập
đoàn công ty Helita đã được Uỷ ban tiêu chuẩn an toàn của Quốc gia Pháp chấp nhận
thành tiêu chuẩn Quốc gia chung NFC 17-102/1995 và sản phẩm này đã được cấp
chứng nhận chất lượng L.C.I.E của Pháp có giá trị trên toàn thế giới, BSI của Anh,
KERI của Hàn Quốc và Mint của Malaysia kèm theo là các chứng nhận thử nghiệm tại
nhà máy, tại phòng thí nghiệm Trung tâm Công nghiệp Điện Quốc gia Pháp (L.C.I.E),
tại phòng thí nghiệm Electricite De France "Les Renardierse - EDF" và tại phòng thí
nghiệm "De Physique Des Decharges". Hệ thống chống sét Pulsar gồm 3 bộ phận
chính:
Đầu thu sét Pulsar 18 5.
Cáp thoát sét bằng đồng
Hệ thống nối đất chống sét.
2. Hệ thống cấp thoát nước:
a. Bể chứa nước bên ngoài.
Tổng số người làm việc trong Trung tâm kỹ thuật khai thác Mobifone là: 600 (người)
Tiêu chuẩn dùng nước: - Trụ sở cơ quan hành chính: q = 15 (l/người-ngđ).
- Nhà ăn tập thể : q = 25 (l/người/1 bữa ăn)
Tổng nhu cầu dùng nước sinh hoạt của toàn khu trong một ngày là
16

Q
sh
= 600*40/1000 = 24 (m3)
Lượng nước dự trữ cho chữa cháy bên trong nhà tính cho 1 đám cháy với lưu lượng
cho 1 đám cháy là 2,5l/s trong thời gian 3h.
Q
cc
= 2,5*3*60*60/1000 = 27 (m3)
Dung tích bể chứa nước cho toàn khu
Q = (Q
sh
+ Q
cc
)*1,1 = (24 + 27)*1,1 = 56,1 (m3)
Chọn dung tích bể chứa nước cho tòa nhà là: W = 60m3
b. Cấp nước trong nhà
* Mạng lưới đường ống cấp nước
Căn cứ vào yêu cầu về lưu lượng và áp lực cần thiết tại mỗi khu WC chọn sơ đồ cấp
nước từ bể mái xuống các khu dùng nước như sau:
Phân chia mạng lưới cấp nước thành 3 vùng riêng biệt:
* Vùng 1: Cấp cho các hộ ở tầng 1 đến tầng 4.
Mức chênh địa hình H=19,6m - 31,2m vượt quá giới hạn cho phép do đó bố trí van
giảm áp đặt trên ống đứng.
* Vùng 2: Cấp cho các khu WC từ tầng 5 đến tầng 8.
Mức chênh địa hình H=6,2m -16,5m nằm trong giới hạn cho phép do đó không phải
bố trí van giảm áp đặt trên ống đứng.
* Vùng 3: Cấp nước cho các khu WC tầng 9.
Mức chênh địa hình H = 0,0m - 3,1m nhỏ hơn giới hạn cho phép đảm bảo cấp đủ lưu
lượng và áp lực đến bất lợi nhất. Vùng này phải dùng bơm tăng áp.
* Lưu lượng tính toán:

 Xác định lưu lượng tính toán cho vùng 1:
q
1
= 0,2*ỏ*
N
Trong đó:
q
1
: Lưu lượng tính toán cho 1 giây của vùng 1 (l/s)
α: Hệ số phụ thuộc vào chức năng của ngôi nhà với cơ quan hành chính
lấy α = 1,5
N: Tổng số đương lượng của dụng cụ vệ sinh vùng 1 xác định theo bảng
1
17
Bảng 1: Xác định đương lượng vùng 1
THIẾT BỊ SỐ ĐƯƠNG LƯỢNG (N)
CHỦNG LOẠI SỐ LƯỢNG(CÁI) ĐƠN VỊ TỔNG
Xí bệt 16 0.50 8
Chậu rửa 8 0,33 2,64
Âu tiểu nam 8 0,17 1,36
Cộng 12
Lưu lượng tính toán cho vùng 1:
q
1
= 0,2*1,5*
12
= 1,04 (l/s)
Chọn ống đứng cấp nước cho vùng 1 là ống F50 tương ứng với q = 1,04l/s
ta có v = 0,5; i = 14,1
 Xác định lưu lượng tính toán cho vùng 2:

q
2
= 0,2*ỏ*
N
Trong đó:
q
2
: Lưu lượng tính toán cho 1 giây của vùng 2 (l/s)
α: Hệ số phụ thuộc vào chức năng của ngôi nhà với cơ quan hành chính
lấy α = 1,5
N: Tổng số đương lượng của dụng cụ vệ sinh vùng 2 xác định theo bảng
2
Bảng 2: Xác định đương lượng vùng 2
THIẾT BỊ SỐ ĐƯƠNG LƯỢNG (N)
CHỦNG LOẠI SỐ LƯỢNG(CÁI) ĐƠN VỊ TỔNG
Xí bệt 16 0.50 8
Chậu rửa 8 0,33 2,64
Âu tiểu nam 8 0,17 1,36
Cộng 12
Lưu lượng tính toán cho vùng 2:
q
1
= 0,2*1,5*
12
= 1,04 (l/s)
Chọn ống đứng cấp nước cho vùng 2 là ống F50 tương ứng với q = 1,04l/s ta có
v = 0,5; i = 14,1
 Xác định lưu lượng tính toán cho vùng 3:
q
3

= 0,2*ỏ*
N
Trong đó:
q
3
: Lưu lượng tính toán cho 1 giây của vùng 3 (l/s)
α: Hệ số phụ thuộc vào chức năng của ngôi nhà với cơ quan hành chính
18
lấy α = 1,5
N: Tổng số đương lượng của dụng cụ vệ sinh vùng 2 xác định theo bảng
2
Bảng 2: Xác định đương lượng vùng 2
THIẾT BỊ SỐ ĐƯƠNG LƯỢNG (N)
CHỦNG LOẠI SỐ LƯỢNG(CÁI) ĐƠN VỊ TỔNG
Xí bệt 4 0.50 2
Chậu rửa 2 0,33 0,66
Âu tiểu nam 2 0,17 0,34
Cộng 3
Lưu lượng tính toán cho vùng 2:
q
1
= 0,2*1,5*
3
= 0,52 (l/s)
Chọn ống đứng cấp nước cho vùng 2 là ống F32 tương ứng với q = 0,52l/s
ta có v = 0,52; i = 26,2
Vùng này dùng bơm bù áp có Q=3m3/h; H = 15m; W=0,55Kw
* Bể nước mái
Dung tích bể nước mái: W
bể

= W
SH
+ W
CH
W
SH
dung tích nước phục vụ sinh hoạt
W
SH
= 600*40/1000 = 24 (m3)
W
CH
dung tích nước phục vụ cứu hỏa trong 10 phút đầu
W
CH
= 10*60*2,5/1000 = 1,5 (m3)
Dung tích bể nước mái: W
bể
= 24 + 1,5 = 25,5(m3) lấy dung tích bể 30 m3
c. Hệ thống thoát nước
* Thoát nước thải sinh hoạt:
- Nước thải từ khu WC và bếp ăn được chia thành những loại sau:
+ Nước thải từ các chậu rửa và phễu thu nước sàn được thu vào các ống đứng
dẫn nước thải rửa dẫn ra hệ thống rãnh thoát nước ngoài nhà.
+ Nước thải từ các chậu xí, âu tiểu được gom vào ống đứng thoát nước xí dẫn
vào bể tự hoại. Nước sau khi qua bể tự hoại sẽ được dẫn vào ống thoát nước tự chảy ra
hệ thống rãnh thoát nước bên ngoài.
- Tại đầu các tuyến ống nhánh phải có nắp thông tắc, trên ống đứng có ống
kiểm tra.
19

- Toàn bộ hệ thống thoát nước được cố định với kết cấu nhà bằng thanh treo,
khung đỡ hay giá kê (trong hộp kỹ thuật).
Để đảm bảo an toàn thoát nước cho công trình chọn sử dụng loại ống D140 cho
ống đứng thoát nước xí và ống D110 cho ống đứng thoát nước rửa.
Độ dốc ống thoát nước :
+ Ống nhánh thoát nước xí, tiểu độ dốc tối thiểu i=2%.
+ Ống nhánh thoát nước chậu rửa, thoát nước sàn độ dốc tối thiểu i=2%.
 Bể tự hoại:
Dung tích bể tự hoại được tính bằng công thức:
W = W
n
+ W
c
~ 30 m
3
W
n
– thể tích nước của bể (có thể lấy bằng 1
÷
2 lần lưu lượng nước thải ngày
đêm ).
W
n
= 12 m
3
W
c
– thể tích cặn của bể, được tính theo công thức:
W
c

=
)(
100)100(
)100(
3
2
1
m
W
cbWTa
N
×−
××−××
×
=13,8m
3
Trong đó:
a: lượng cặn trung bình của một người thải ra 1 ngày a = 0,6 l/người ngày.
T: thời gian giữa hai lần lấy cặn T = 365 ngày.
W
1
: độ ẩm cặn tươi vào bể W
1
= 95%.
W
2
: độ ẩm cặn lên men W
2
= 90%.
b: Hệ số giảm thể tích khi lên men b = 0,7.

c : Hệ số kể đến lượng cặn hoạt tính c = 1,2.
N: Số người phục vụ tính cho 25% tổng số người.
Chọn bể tự hoại với dung tích là 30m3.
* Thoát nước mưa mái:
Lưu lượng tính toán:
Q = K *
10000
q*F
5
= 50 (l/s)
Trong đó:
F - diện tích thu nước mưa (m
2
)
F = F
mái
+ 0,3 * F
tường
= 477 m
2
K - hệ số; lấy K = 2,0.
q
5
: chiều dày lớp nước mưa trong 5 phút, q
5
= 524,5(mm)
Số lượng ống đứng cần thiết
n ≥ Q/q = 50/12 = 4,2 ống
20
Ta chọn 5 ống đứng thoát nước mưa có đường kính F110.

* Thoát nước cho tầng hầm.
Nước thải ở tầng hầm nếu có chủ yếu do lượng mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.
Lượng nước này được thu gom vào hố ga thu nước thông qua hệ thống các rãnh. Dự
trữ 1 máy bơm có công suất Q=6m3/h, H=20m, Nđc=1,1Kw đặt trong kho, trong
trường hợp có nước chảy tràn vào tầng hầm máy bơm này sẽ được huy động và lắp đặt
sử dụng trực tiếp tại hiện trường.
3. Hệ thống điều hòa nhiệt độ:
a. Chọn máy:
Sử dụng các máy ĐHKK (hai chiều) một mẹ nhiều con biến tần VRV (VRF)
cho từng phòng từng tầng là phù hợp với kiến trúc của công trình và tiết kiệm năng
lượng nhất. Ngoài ra do các phòng có trần giả đòi hỏi hệ thống ĐHKK phải phù hợp
với nội thất tăng cường vẻ đẹp cho toàn bộ công trình.
Dự kiến số tổ máy VRV (VRF): 07 tổ
Mục đích sử dụng:
- Tăng khả năng tiết kiệm năng lượng của hệ thống điều hòa không khí.
- Khả năng dự phòng khi máy nén biến tần gặp sự cố, hệ thống vẫn được cấp
lạnh.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ công suất lạnh cho phòng.
b. Hệ thống điều khiển:
Điều khiển trung tâm thông minh I-Manager kết nối các tổ máy ĐHKK cho
toàn bộ tòa nhà, kết hợp điều khiển dây cho từng dàn lạnh.
c. Bố trí máy VRV (VRF):
Dàn nóng: Các dàn nóng VRV (VRF) được bố trí trên các bệ đỡ đặt trên sàn
mái, trên đệm cao su giảm chấn thuận tiện cho việc lắp đặt và sửa chữa đồng thời đảm
bảo tính mỹ quan của công trình. Các dàn nóng VRV (VRF) có kích thước rất nhỏ gọn
không làm ảnh hưởng đến kết cấu mái, hơi nóng thổi thẳng đứng tiết kiệm không gian
lắp đặt.
Dàn lạnh: Được lắp trong các phòng là loại dàn lạnh loại cassettle thổi 4 hướng
âm trần có hệ thống bơm nước xả kết hợp nhau. Các dàn lạnh được chọn phù hợp với
nội thất trong phòng.

21
Hệ thống thông gió và hút khí thải: Khu vực tầng hầm và khu vệ sinh sử dụng
quạt đồng trục hút gió từ các miệng qua hệ thống ống gió ra ngoài.
d. Hệ thống thông gió
- Hệ thống hút mùi trong khu vực vệ sinh, khu vực pha chế giải khát, bếp ăn theo
tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thông thoáng.
- Hệ thống thông gió cầu thang hết sức quan trọng đặc biệt khi xảy ra hỏa hoạn.
- Hệ thống cung cấp không khí sạch đảm bảo môi trường làm việc bên trong,
tạo một không gian tiện nghi, đầy đủ oxy cho người làm việc bên trong.
- Đối với hệ thống thông gió cho toàn bộ tòa nhà, sẽ bao gồm 3 hệ thống hoạt
động độc lập:
+ Hệ thống hút thải các khu vệ sinh trên các tầng bằng hệ thống ống gió và
được thổi ra ngoài bằng quạt gió gắn ống và cửa gió.
+ Hệ thống cấp gió tươi được cung cấp bởi hệ thống đường ống gió phân nhánh
các tầng được điều chỉnh bằng van gió và được cung cấp bởi đường ống gió
chính lắp đặt trong hộp kỹ thuật qua quạt li tâm gắn ống được lắp trên mái. Hệ
thống cấp gió tươi được xử lý bằng hệ thống phil lọc gió và được cung cấp vào
phòng qua hệ thống van ngăn lửa, van điều chỉnh, cửa gió.
+ Hệ thống đường ống gió tăng áp cầu thang được cung cấp bởi quạt li tâm gắn
ống có công suất lớn đặt trên mái.
4. Hệ thống công nghệ thông tin
* Mô tả hoạt động
Hệ thống điện thoại được thiết kế lắp đặt trong các phòng làm việc, phòng thiết
bị, phòng lưu giữ thiết bị…cáp điện thoại sẽ được lắp đặt ngầm trong tường và sẽ đưa
đến các ổ cắm ở dọc chân tường của phòng đảm bảo việc sử dụng nhanh chóng và
thuận lợi. Mỗi phòng mang 1 số được phân chia cụ thể từ tổng đài điện thoại.
Hệ thống mạng LAN và Internet phải đảm bảo việc truyền tải dữ liệu và cập nhật
thông tin từ mạng Internet cho toàn bộ tòa nhà.
Thiết bị phân chia sẽ được đặt tại phòng quản lý mạng của tòa nhà, cáp mạng sẽ
được kéo từ bộ phân chia này đến mỗi phòng. Mỗi phòng sẽ có 1 cáp mạng riêng biệt.

* Phương án bố trí
- Hệ thống tổng đài điện thoại được đặt tại phòng quản lý chung của tòa nhà.
- Cáp được lắp đặt ngầm trong tường và được bảo vệ bằng ống nhựa chống
cháy nổ.
22
- Các đầu cáp, 1 đầu được đấu nối vào ổ cắm phục vụ nhu cầu sử dụng, đầu còn
lại được kéo thẳng về tổng đài và phòng quản lý mạng của tòa nhà.
5. Hệ thống thang máy
- Số lượng thang máy là 02 thang.
- Thang máy sử dụng chính cho khu văn phòng làm việc cần đảm bảo thuận lợi
khi sử dụng, có tính ổn định cao, đáp ứng yêu cầu lưu lượng vận chuyển.
- Hệ thống thang máy phải được nhiệt đới hóa phù hợp với điều kiện khí hậu
của Việt Nam nói chung và tại khu vực dự án nói riêng.
- Thông số kỹ thuật tương đương hãng THYSSENKRUPP:
+ Tải trọng thang : 750kg
+ Tốc độ : 1,75m/s
+ Số điểm dừng : 10 điểm
6. Hệ thống phòng cháy chữa cháy
* Hệ thống PCCC bao gồm:
- Máy bơm cấp nước chữa cháy.
a. Hệ thống báo cháy tự động.
- Hệ thống báo cháy tự động là loại hệ thống báo cháy địa chỉ. Hệ thống có thể bao
gồm nhiều tủ điều khiển để đáp ứng số lượng đầu báo lớn sẽ được lắp đặt trong công
trình, nhưng các tủ điều khiển phải có khả năng kết nối với nhau thành mạng và với
máy vi tính, cho phép hệ thống có thể được theo dõi và điều khiển tập trung tại phòng
điều khiển trung tâm.
- Các đầu báo cháy địa chỉ sẽ được lắp đặt tại khu văn phòng, là nơi các vách ngăn
phòng chưa định hình, sau này có thể phân vùng báo cháy dễ dàng bằng phần mềm và
không phải lắp đặt lại đường dây. Các đầu báo cháy loại địa chỉ còn được lắp đặt tại
các phòng nhỏ lẻ. Các đầu báo cháy loại địa chỉ là loại có khả năng báo liên tục nồng

độ khói hoặc nhiệt độ của môi trường mà nó bảo vệ về trung tâm điều khiển. Ngưỡng
báo động của các đầu báo có thể cài đặt được tuỳ theo môi trường và mục đích sử
dụng.
- Các đầu báo cháy loại thông thường (không địa chỉ) sẽ được thiết kế cho các khu
vực rộng lớn có chung tính chất sử dụng như bãi đỗ xe, rạp hát, rạp chiếu phim, phòng
23
họp, hội thảo, hành lang Các đầu báo cháy loại thông thường phải là loại có độ tin
cậy cao, độ nhạy không thấp hơn 10%/m đối với đầu báo khói, 15°C/min đối với đầu
báo nhiệt gia tăng. Đầu báo cháy thông thường nối tới trung tâm điều khiển thông qua
các module địa chỉ.
- Hệ thống báo cháy sẽ là loại có khả năng cấp các tín hiệu báo cháy theo khu vực tới
các hệ thống khác có liên quan để phối hợp trong quá trình chữa cháy, sơ tán người
như hệ thống chữa cháy, hệ thống thang máy, hệ thống quạt tăng áp đẩy khói
b. Hệ thống chữa cháy vách tường
- Hệ thống chữa cháy vách tường bao gồm các hộp vòi và lăng phun nước chữa cháy
trong nhà, ngoài nhà và trụ tiếp nước từ xe chữa cháy.
- Hệ thống chữa cháy vách tường được được thiết kế lắp đặt là hệ thống ướt, nước có
sẵn và được nén áp suất trong đường ống.
- Chữa cháy vách tường trong nhà phải đảm bảo lưu lượng nuớc chữa cháy ít nhất
5l/s cho mỗi điểm cần chữa cháy trong nhà. Chữa cháy vách tường ngoài nhà phải
đảm bảo lưu lượng nước chữa cháy ít nhất 10l/s cho mỗi điểm cần chữa cháy ngoài
nhà. Áp suất tối thiểu tại đầu lăng phun phải đạt 2,5kg/cm2.
c. Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler.
- Để đảm bảo an toàn PCCC cao cho công trình, hệ thống chữa cháy sprinkler sẽ được
lắp đặt trong tất cả các khu vực trong công trình, ngoại trừ các khu vực không thể
chữa cháy bằng nước là phòng máy biến áp, phòng máy phát, các phòng máy chuyên
dụng của đài truyền hình và và khu vực có trần quá cao (khu rạp hát).
- Lưu lượng nước chữa cháy mà hệ thống sprinkler cung cấp phải đảm bảo các yêu
cầu về nước chữa cháy tương ứng với mức độ nguy cơ cháy của từng khu vực theo
TCVN7336 : 2003.

- Hệ thống chữa cháy sprinkler được được thiết kế lắp đặt là hệ thống ướt, nước có sẵn
và được nén trong đường ống.
d. Các bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy.
- Các bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy được trang bị cho công trình để
dập tắt các đám cháy nhỏ, đám cháy mới phát sinh hoặc các đám cháy không thể sử
24
dụng nước như đám cháy nhiên liệu lỏng, đám cháy điện,
- Các bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy gồm 2 loai : sử dụng khí CO
2

sử dụng bột chữa cháy ABC. Loại sử dụng khí CO
2
được sử dụng để dập tắt các đám
cháy thiết bị điện, điện tử hoặc các thiết bị khó làm vệ sinh sau khi chữa cháy. Loại sử
dụng bột chữa cháy được sử dụng trong tất cả các trường hợp còn lại.
e. Các giải pháp kỹ thuật, tính toán lựa chọn, lựa chọn các thiết bị chính.
*. Các giải pháp kỹ thuật dưới đây sẽ được áp dụng cho hệ thống PCCC nhằm đáp
ứng được các yêu cầu về PCCC của công trình đồng thời giảm chi phí lắp đặt hệ
thống.
- Sử dụng thiết bị kỹ thuật chính chung cho cả toà nhà.
+ Trung tâm điều khiển báo cháy sẽ được đặt tại phòng an ninh tại tầng hầm.
- Sử dụng chung bơm chữa cháy cho các khu vực, các hệ thống chữa cháy bằng nước
của tòa nhà.
+ Toà nhà cao 10 tầng, đầu phun nước chữa cháy cao nhất có độ cao khoảng
31,5m so với mặt bằng đặt bơm chữa cháy, do đó sử dụng một hệ thống bơm cao áp
chữa cháy đặt tại phòng bơm của khu vực phụ trợ và gần bể nước chữa cháy. Cột áp
yêu cầu của bơm đảm bảo áp lực tại đầu lăng phun cao nhất phải ở mức tối thiểu
2,5kg/cm2, tương đương 25m cột nước.
=> Do đó chọn máy bơm có cột áp tối thiểu 70m cột nước.
+ Với áp suất này, tại các tầng thấp, ống nước chữa cháy và các thiết bị đầu phun,

lăng phun nước sẽ phải chịu áp suất cao, phải sử dụng các van giảm áp cho các đầu
phun nước và lăng phun nước chữa cháy. Dự kiến lắp đặt van giảm áp cho các mạch
ống cấp chính thuộc các tầng từ tầng 7 trở xuống (các tầng có dưới cao độ 30m), đối
với các tầng ở cao độ trên 30m áp xuất ở khoảng <7kg/cm
2
đảm bảo yêu cầu chữa
cháy và an toàn cho các thiết bị chữa cháy.
+ Với lưu lượng nước tính chọn cho hệ thống chữa cháy Sprinkler, chữa cháy trên
diện tích lớn của một tầng khu văn phòng hoặc khu vực hầm để xe cho phép kết hợp
với mạng các họng nước vách tường bố trí trên các tuyến thoát nạn gần thang bộ để
tăng cường hiệu quả chữa cháy mà không phải sử dụng hai hệ thống bơm riêng rẽ, tiết
25

×