A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Lý luận và tư tưởng về Hợp tác xã trên thế giới đã được hình thành
gắn liền với thực tiễn phát triển hợp tác xã gần 250 năm qua. Ngày nay, theo
đánh giá của Tổng thư ký Liên hợp quốc: “ hợp tác xã là trào lưu có tổ chức
lớn nhất của xã hội văn minh loài người”. Về kinh tế, hợp tác xã là tập hợp
những người sản xuất nhỏ để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, đảm
bảo cho họ có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, nhất là
khi bị các doanh nghiệp lớn chèn ép. Về chính trị, hợp tác xã là trào lưu xã
hội chống lại thống trị của tư bản, đề cao giá trị con người, phát huy tinh
thần hợp tác, giá trị dân chủ và công bằng xã hội. Về xã hội, hợp tác xã là tổ
chức tự trợ giúp, giúp các cá nhân hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động
và đời sống, phát huy hoạt động của cộng đồng. Ngày nay, sự phát triển hợp
tác xã đã trở thành phong trào mạnh mẽ có quy mô toàn thế giới.
Ở Việt Nam, ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, từ Đại hội
lần thứ IV, Đảng ta sớm đổi mới tư duy về kinh tế tập thể phù hợp với yêu
cầu phát triển của đất nước và đường lối đổi mới toàn diện của Đảng. Phát
triển kinh tế tập thể là chủ trương đúng đắn, nhất quán, xuyên suốt trong các
Nghị quyết Đại hội Đảng. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng đã chỉ rõ: “ Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then
chốt”. Đây chính là định hướng quan trọng trong sốt thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước, để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản “trở thành nước công
nghiệp, theo hướng hiện đại”.
Để thực hiện tốt định hướng trên, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính
quyền và các ngành kinh tế, các đoàn thể quần chúng và mọi người dân phải
tích cực tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế, trong đó có phát triển
1
thành phần kinh tế tập thể. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định: “Kinh
tế tập thể phát triển dưới nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác
xã là nòng cốt”, “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở
thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Theo hướng đó, cần
củng cố những tổ hợp tác và HTX hiện có, tiếp tục phát triển rộng rĩa kinh tế
hợp tác với nhiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau trong các ngành,
lĩnh vực, địa bàn có điều kiện. Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến nhất là
các tổ hợp tác và HTX, trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hết tập trung làm
các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
hộ thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề, sản xuất, kinh doanh tỏng
hợp. Trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vừa tổ chức sản xuất vừa kinh doanh
dịch vụ. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế giữa tổ hợp tác,
HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là với doanh
nghiệp Nhà nước. Khi HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành
các doanh nghiệp của HTX, các liên hiệp HTX.
Trong tiến trình xây dựng, phát triển nền kinh tế đất nước, cũng có
không ít người phủ nhận vai trò của kinh tế tập thể, trong đó có hợp tác xã
và tổ hợp tác. Cái ấn tượng về mô hình kinh tế tập thể thời bao cấp còn ám
ảnh về một kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh không mang lợi, khép kín,
“góp gạo nấu cơm chung” còn dai dẳng đến ngày nay. Rồi lại qua bước trầm
suốt thời gian qua, khiến một số người cho rằng không nên để tồn tại loại
hình này. Thế nhưng họ cũng không đủ cơ sở để bác bỏ thành phần kinh tế
tập thể. Bởi vì, về cả lý luận và thực tiễn, hợp tác xã và tổ hợp tác vẫn là
những hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu của kinh tế tập thể,
không chỉ từng phát huy vai trò quan trọng trong thời kỳ kinh tế kế hoạch
hóa tập trung ở nước ta mà đã và sẽ tiếp tục có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế thị trường, nhất là ở khu vực nông thôn. Chúng ta thừa nhận còn
2
những bất cập của mô hình hợp tác xã và tổ hợp tác trong cơ chế thị trường,
song không vì vậy mà xoá bỏ hoặc mặc nó tồn tại một cách tự phát.
Hà Nội – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước,
kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX giữ vị trí, vai trò quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô; góp phần tạo nhiều sản phẩm xã
hội, tăng GDP, giải quyết việc làm, đời sống của một bộ phận dân cư. Tuy
nhiên, hoạt động của khu vực kinh tế tập thể còn gặp nhiều khó khăn, hạn
chế: các HTX phát triển không đều, quy mô còn nhỏ, trình độ công nghệ lạc
hậu, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ yếu, hiệu quả thấp… Đặc biệt là
quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh đã tác động, ảnh hưởng lớn đến
các HTX – nhất là HTX nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Xuất phát từ những thực trạng trên cũng như vai trò to lớn của kinh tế
tập thể mà nòng cốt là HTX trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần
hiện nay, với mong muốn góp phần phát triển kinh tế Thủ đô, xứng đáng là
là địa phương đi đầu trong các hoạt động, đồng thời đáp ứng yêu cầu CNH,
HĐH đất nước nói chung, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Phát triển kinh
tế Hợp tác xã ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” làm khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Cho đến nay, ở trong nước cũng như ở ngoài nước, kinh tế hợp tác và
HTX đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học.
- Ngoài nước: Hợp tác và mô hình kinh tế hợp tác đã được các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin quan tâm nghiên cứu. Trong bộ “Tư
bản”, C.Mác đã dành một chương chuyên bàn về hiệp tác, trong đó C.Mác
đã chỉ ra rằng sự hiệp tác đã xuất hiện trong buổi đầu của nền văn minh nhân
loại mà hình thức hiệp tác đầu tiên là hiệp tác trong săn bắn và hình thức,
quy mô và trình độ hiệp tác ngày càng tăng lên theo trình độ phát triển của
3
lực lượng sản xuất. C.Mác chỉ ra hình thức hiệp tác tư bản chủ nghĩa là sự
hỉệp tác của những người lao động tự do, bán lao động cho nhà tư bản và
phục vụ lợi ích cho nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư của người lao động,
và ông dự đoán sự hiệp tác trong chế độ xã hội mới là hiệp tác của những
người lao động tự do, bình đẳng vì lợi ích chung của người lao động.
V.I.Lênin đã có tác phẩm nổi tiếng “Bàn về chế độ HTX”, chỉ rõ đối với một
nước tiểu nước, chế độ HTX có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đấu
tranh chống giai cấp bóc lột và để chủ nghĩa xã hội từng bước hình thành, là
bước quá độ sang một chế độ xã hội mới bằng con đường giản đơn nhất, dễ
dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân.
- Trong nước: Trong tác phẩm “ Đường kách mệnh”, Hồ Chí Minh
cũng đã nêu lịch sử của HTX, đầu tiên ở Anh có HTX dệt vải vào năm 1761,
phát triển thêm vào năm 1977, đến năm 1864 lập thêm một hội nữa.
Vấn đề HTX cũng được nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm
nghiên cứu như: Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001):
Kinh tế hợp tác- HTX ở Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; Phạm Thị Cần (2000): Kinh tế hợp tác trong quá
trình phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở nước ta, Đề tài khoa
học cấp Bộ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nguyễn Văn Bích
(1997): Đổi mới quản lý HTX theo Luật HTX, Nxb CTQG, Hà Nội… Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu trên mới chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận
Luật HTX hiện hành, phần lớn các tác giả mới chỉ quan tâm đên những vấn
đề lý luận chung về HTX. Cho đến nay, ở Hà Nội vẫn chưa có một công
trình nghiên cứu cụ thể nhằm phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX
trong tiến trình CNH, HĐH đất nước hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
a. Mục đích:
4
Tìm hiều và phân tích thực trạng, nguyên nhân của HTX ở Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, xác định những giải pháp cơ bản nhằm phát
triển kinh tế HTX trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.
b. Nhiệm vụ:
- Trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về kinh
tế hợp tác và HTX cũng như quan điểm của Đảng ta trong giai đoạn đổi mới
hiện nay.
- Khảo sát sự vận động và phát triển của các loại hình HTX ở Thành
phố Hà Nội từ năm 2000 đến nay. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng, nguyên
nhân hạn chế của kinh tế HTX trong thời gian qua.
- Xác định xu hướng, giải pháp phát triển HTX ở Thành phố Hà Nội
trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu các loại hình HTX ở Thành phố Hà Nội, chủ yếu
là HTX nông nghiệp.
- Đề tài chủ yếu khảo sát, nghiên cứu tình hình phát triển HTX ở Hà
Nội từ năm 2000 đến 2008 ( trước khi Hà Nội được mở rộng, sát nhập thêm
một số tỉnh thành, quận, huyện)
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, đề tài
còn kế thừa các tác phẩm có liên quan và các văn bản chỉ đạo, các báo cáo
của Liên minh HTX Thành phố, UBND Thành phố Hà Nội về phát triển
kinh tế tập thể…
- Phương pháp luận: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, logic.
- Đề tài cũng sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: tổng kết thực
tiễn, khảo sát, thống kê…
5
6. Đóng góp của Khóa luận.
Trình bày một cách có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển
của kinh tế hợp tác và HTX ở nước ta nói chung và Thành phố Hà Nội nói
riêng. Từ lý luận đến thực tiễn, thực trạng và nguyên nhân của những hạn
chế mà các HTX ở Hà Nội đang gặp phải hiện nay,
Khóa luận cũng góp phần vào việc tìm ra các giải pháp khả thi để phát
triển các loại hình HTX ở Thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của Khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác và HTX.
Chương 2: Thực trạng về HTX và kinh tế HTX ở Hà Nội từ năm 2000
đến nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế hợp tác,
HTX ở Hà Nội giai đoạn hiện nay.
6
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ HỢP TÁC
VÀ HỢP TÁC XÃ.
1.1. Những nhận thức lý luận chung.
1.1.1. Khái niệm về kinh tế hợp tác và Hợp tác xã.
1.1.1.1 Khái niệm về hợp tác.
Theo từ điển tiếng Việt, khái niệm hợp tác là: “Cùng chung sức giúp
đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích
chung”
1
. Ví dụ như: hợp tác về khoa học, kỹ thuật; hợp tác về kinh tế; hợp
tác đào tạo…
Như vậy, hợp tác là một hoạt động của một số cá nhân, một số tập thể
nhằm cùng nhau làm một công việc nào đó, một lĩnh vực nào đó. Những
công việc và lĩnh vực đó được mọi thành viên cùng nhau giải quyết vì mục
đích chung.
1.1.1.2. Khái niệm về kinh tế hợp tác.
Kinh tế hợp tác là một loại hình hoạt động hợp tác về kinh tế của một
số cá nhân và một số tập thể. Các cá nhân và tập thể cùng góp sức, góp vốn,
vật tư, kỹ thuật để tổ chức sản xuất, kinh doanh một ngành nghề, một lĩnh
vực nào đó.
1.1.1.3. Khái niệm về hợp tác xã.
Phát huy vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác, tạo cơ sở pháp lý cho
việc tổ chức và hoạt động của HTX trong nền kinh tế nhiều thành phần theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX kỳ họp
thứ 9 ngày 20 tháng 3 năm 1996 đã thông qua Luật hợp tác xã. Chủ tịch
1
Từ điển Tiếng Việt: Trung tâm từ điển học – Nxb Đà Nẵng, 2000, tr. 466.
7
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành lệnh số 47L/CTN ngày
3 tháng 4 năm 1996 công bố Luật HTX và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1
năm 1997.
Luật hợp tác xã 1996 đã định nghĩa: “ Hợp tác xã là tổ chức kinh tế
tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện
cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức
mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu
quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời
sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”
1
.
Trong Luật năm 1996 HTX được định nghĩa là "tổ chức kinh tế tự
chủ", nhưng tổng kết 6 năm thi hành luật cho thấy các HTX, nhất là HTX
trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn đang còn bị các cơ quan quản lý nhà nước
xem như các tổ chức vừa là công cụ của chính quyền cơ sở, vừa là tổ chức
nặng tính xã hội, có nghĩa vụ phục vụ chính quyền và cộng đồng theo ý
muốn chủ quan của họ.
Vì vây, ngày 18/11/2003 Luật HTX (sửa đổi) được Quốc hội khóa XI
thông qua tại kỳ họp IV. Luật HTX (sửa đổi) đã định nghĩa: "Hợp tác xã là
tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây
gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp
sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của
từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi
1
Điều 1, Luật HTX, Nxb CTQG, H, 1997.
8
vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của HTX theo quy định
của pháp luật"
1
1.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về kinh tế hợp tác xã.
1.1.2.1. Quan điểm của Mác – Ăngghen.
HTX là sản phẩm của lịch sử, nó có trước khi chủ nghĩa Mác ra đời.
Lúc đầu khi phê phán các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, Mác và
Ăngghen chưa thấy được vai trò to lớn của HTX đối với hình thái kinh tế xã
hội tương lai. Sở dĩ như vậy vì hai ông cho rằng có thể chuyển trực tiếp tư
CNTB lên CNXH mà khôg cần có những bước quá độ trung gian. Nhưng từ
giưa thập kỷ 60 của thế kỷ XIX, khi chú ý đến thực tiễn lịch sử về sự hình
thành các “HTX công nhân” sau cách mạng dân chủ tư sản ở châu Âu ( 1848
– 1849) hai ông đã dần thấy được triển vọng của chế độ hợp tác trong xã hội
tương lai.
Khi nghiên cứu về HTX, Mác – Ăngghen đã nhận thấy phát triển kinh
tế hợp tác là xu hướng tất yếu của lịch sử do quá trình xã hội hóa sản xuất và
lao động đòi hỏi. Nó không chịu sự quyết định của ý thức con người. Vì vậy
Ăngghen đã chủ trương: Giai cấp vô sản phải hướng quyền lợi cá thể và nền
kinh tế cá thể của họ vào con đường kinh tế hợp tác, không phải bằng bạo
lực mà bằng những tấm gương giúp đỡ của xã hội. Ông cũng khẳng định:
cần để người nông dân “ có thời gian suy nghĩ với tư cách là người sở hữu
mảnh đất của họ”, khi giai cấp vô sản giành được chính quyền thì: “không
nghĩ đến dùng bạo lực để tước đoạt tiểu nông như chúng ta buộc phải tước
đoạt bọn địa chủ”. Đó chính là sự đề cao và coi trọng nguyên tắc tự nguyện
trong tổ chức HTX.
Từ việc thấy rõ vai trò của chế độ hợp tác và triển vọng của nó trong
hình thái kinh tế xã hội tương lai, hai ông đã dự đoán: Khi chuyển sang nền
1
Điều 1, Luật HTX sửa đổi năm 2003.
9
kinh tế cộng sản chủ nghĩa, chúng ta sẽ ứng dụng rộng rãi nền sản xuất hợp
tác hóa.
Như vậy, chủ nghĩa Mác ra đời đã đặt những vấn đề của kinh tế xã hội
trên cơ sở, nền tảng khoa học. Trong đó cũng nêu lên những căn cứ khoa học
về kinh tế tập thể và HTX, để các Đảng Cộng sản cầm quyền vận dụng tạo
ra những con đường cụ thể nhằm phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước đạt
tới mục tiêu CNXH và hướng tới CSCN.
1.1.2.2. Quan điểm của Lênin.
Với tư duy biện chứng và hoạt động thực tiễn, V.I.Lênin đã có những
đóng góp quan trọng vào việc phát triển những luận điểm về HTX của
C.Mác – Ăngghen.
Năm 1908, khi bàn về việc lựa chọn con đường phát triển của nông
nghiệp nước Nga, Lênin đã nhận thấy rằng: không thể phát triển theo con
đường TBCN kiểu Phổ vì đó là kiểu phát triển kém hiệu quả. Mà phải theo
kiểu “ một chủ trại tự do trên mảnh đất tự do” nghĩa là mảnh đất đó được
dọn sạch khỏi những tàn tích trung cổ, đó là kiểu Mỹ. Lênin cho rằng
Cauxky đã đặt vấn đề rất chính xác và đúng đắn khi nói rằng: “Nông nghiệp
không phát triển theo cùng một kiểu với công nghiệp”.
Mặc dù vậy, lúc đầu Lênin cho rằng nước Nga có thể quá độ trực tiếp
lên CNCS, Nhà nước quản lý trực tiếp toàn bộ quá trình sản xuất và phân
phối. Ông chỉ thừa nhận loại HTX tiêu thụ với tư cách là bộ máy duy nhất có
tính quần chúng để phân phối có kế hoạch mà thôi. Sau nội chiến, với sự
thay đổi mới trong tư duy, Lênin đã từ bỏ quan điểm quá độ trực tiếp vì lúc
này về cơ bản nông nghiệp nước Nga vẫn là cá thể. Lênin đã thay chính sách
“ Cộng sản thời chiến” bằng “ Chính sách kinh tế mới”. Từ đây, Lênin đã
chỉ ra phép biện chứng của quá trình phát triển “ phục hồi, củng cố và phát
triển kinh tế tiểu nông, đồng thời thu hút quần chúng tiểu nông vào công
10
cuộc xây dựng CNXH thông qua con đường hợp tác xã hóa tự nguyện vì lợi
ích của người nông dân, thông qua lợi ích của họ để gắn bó với lợi ích xã
hội, chứ không phải con đường tập thể hóa cưỡng bức phi kinh tế”.
Trong tác phẩm “Bàn về chế độ HTX” năm 1923, Lênin đã viết: “
HTX là bước quá độ sang chế độ mới bằng con đường đơn giản nhất, dễ tiếp
thu nhất đối với người nông dân”
1
. Ông cũng đưa ra luận điểm: HTX phải
lấy kinh tế hộ nông dân làm cơ sở và phải phù hợp với xu thế khách quan.
Khi soạn thảo Cương lĩnh ruộng đất lần hai, Lênin đã phân tích rõ:
chúng ta chưa có điều kiện để chuyển nền tiểu sản xuất lên CNXH và mấu
chốt của vấn đề là phải tìm ra những đường lối, thể thức trung gian cần thiết.
Kinh tế hợp tác nói chung đều là những hình thức kinh té quá độ. Nó vừa
tuân theo quy luật của thị trường và mang những quan hệ tư bản, đồng thời
nó cũng không phải là hình thức kinh tế tự phát bị chi phối bởi nguyên tắc
TBCN mà là hình thức kinh tế tự nguyện của nông dân đặt trong mối quan
hệ kiểm soát, hướng dẫn của nông nghiệp XHCN và chỉ những HTX do
người nông dân điều hành theo sáng kiến của họ và lợi ích của HTX ấy được
kiểm nghiệm trên thực tế mới có giá trị.
Như vậy, Lênin không chỉ lưu tâm tìm kiếm con đường đưa nông dân
và người sản xuất nhỏ vào HTX mà còn luôn nhấn mạnh đến nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ, tôn trọng lợi ích HTX trong hoạt động tổ chức và quản lý
HTX.
Tóm lại, quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về HTX được thể
hiện ở một số điều cơ bản sau:
- HTX là con đường đơn giản, dẽ tiếp thu và phù hợp nhất để đưa
nông dân và những người sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.
1
Lênin: Toàn tập, tập 5, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1981.
11
- HTX ra đời và phát triển gắn liền với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và phân công lao động tương ứng. Vì vậy phát triển HTX
phải tiến hành từ thấp đến cao, phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu người lao
động và thực tế địa phương.
- HTX phải được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có
lợi, không dùng biện pháp cưỡng bức phi kinh tế.
1.1.3. Vai trò của kinh tế hợp tác xã và HTX.
a. Vai trò về kinh tế.
Kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam nhiều năm qua cho thấy: kinh tế
hợp tác trong đó HTX là một bộ phận của kinh tế tập thể, tồn tại một cách
khách quan và luôn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của đất nước ở mọi
thời kỳ.
Tổ chức và phát triển kinh tế hợp tác là hình thức tổ chức sản xuất nhỏ
có sức cạnh tranh chống lại sự chèn ép của các doanh nghiệp lớn mà nhìn về
lâu dài chủ trương phát triển kinh tế hợp tác thành một bộ phận quan trọng
trong cơ cấu của nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của kinh tế HTX phải kể đến
là các HTX mang lại lợi ích kinh tế cho từng đơn vị cá thể do được hưởng
lợi gián tiếp từ các hoạt động của HTX và cả lợi ích trực tiếp mà từng xã
viên thu được thông qua hoạt động hiệu quả của HTX. Lợi ích kinh tế của
HTX đạt được thông qua những khoản “tiết kiệm nhờ quy mô mà những
thành viên trong HTX có được do HTX giúp giảm chi phí hay cho phép hộ
cá thể sản xuất quy mô nhỏ sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực con người
và máy móc thiết bị. Lợi ích kinh tế của HTX cũng còn là lợi ích thu được từ
địa vị pháp lý của HTX được tăng cường, giúp mang lại những hiệu quả mới
trong việc mua vật tư đầu vào và marketing, tiêu thụ sản phẩm mà nếu chỉ
12
hoạt động riêng lẻ các hộ sản xuất kinh doanh cá thể không thể có được. Lợi
ích kinh tế mà HTX mang lại cũng còn là những kết quả đạt được nhờ việc
định hướng, quy hoạch sản xuất tập trung, tức là lợi ích do “tích tụ kinh tế”
đem lại. Tổng của các lợi ích kinh tế gián tiếp này do hoạt động của các
HTX là đáng kể và góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền
kinh tế đất nước tuy nhiên rất khó định lượng. Các HTX còn tạo ra sản phẩm
cho sản xuất làm tăng thêm GDP, đóng góp trực tiếp cho ngân sách nhà
nước thông qua các khoản thuế.
b. Vai trò về xã hội.
Phát triển kinh tế hợp tác không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn có
mục tiêu xã hội. Những người lao động chủ yếu là lao động nghèo, chỉ có
hợp tác với nhau mới có thể giúp nhau tạo ra sức mạnh liên kết trong sản
xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo. Các tổ chức kinh tế hợp tác, nhất là
trong nông thôn không chỉ gắn bó về kinh tế mà còn được hình thành và phát
triển trên cơ sở “tình làng nghĩa xóm”. Mặc dù, trong cơ chế thị trường khắc
nghiệt nhưng các tổ chức này đã và đang giúp đỡ người khó khăn, quan tâm
đến nhau và cho vay vốn ưu đãi cho các hộ nghèo. Tựu chung lại, HTx có
những vai trò xã hội cơ bản sau đây:
- HTX tạo ra nhiều việc làm ổn định cho một bộ phận người lao động
nhất là lao động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở cả thành thị và
nông thôn.
- Kinh tế HTX tạo điều kiện phát triển kinh tế cho các hộ nghèo, cải
thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo nhất là ở nông thôn.
- HTX tạo điều kiện phát huy dân chủ ở cơ sở thông qua việc thực
hiện nguyên tắc quản lý dân chủ trong HTX, phát huy tính cộng đồng của
dân cư ở làng xã.
13
- HTX quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của xã viên, người
lao động thông qua những việc làm cụ thể: thăm hỏi lúc ốm đau, thai sản,
tặng quà nhân dịp lễ, tết, hiếu, hỉ, một số HTX còn tổ chức được các đợt
thăm quan, du lịch, nghỉ mát cho xã viên và người lao động hàng năm.
Ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, các HTX đều tích
cực tham gia phục vụ nhiệm vụ chính trị, đóng góp kinh phí vào các phong
trào của địa phương – một số HTX còn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội
cho người lao động. Tuy nhiên tỷ lệ các HTX này còn rất ít.
c. Vai trò trong các vấn đề khác.
- Thông qua kinh tế HTX, sức sản xuất được tập hợp lại để cùng phát
triển, kinh tế HTX phù hợp với những đơn vị, cá thể còn yếu kém về cả vốn
và năng lực sản xuất. Hợp tác xã huy động được nguồn lực vật chất và tinh
thần năng động, sáng tạo, sức lao động của một bộ phận dân cư đóng góp có
hiệu quả hơn vào sự phát triển chung của xã hội.
- Kinh tế HTX tạo ra sự công bằng để mọi cá nhân trong xã hội cùng
phát triển kinh tế, cùng hưởng lợi từ những thành quả chung. Phát triển kinh
tế HTX cũng góp phần giảm tệ nạn xã hội. Là môi trường giáo dục lao động
tốt, là nơi chăm sóc tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng cho mỗi thành viên
tham gia.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về kinh tế
hợp tác xã và HTX.
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hợp tác xã là một tinh hoa của nhân loại và thời đại, trải qua quá trính
phát triển gần 250 năm, đã có đóng góp đặc biệt quan trọng đối với phát
triển của nhân loại về tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa… Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã tư rất sớm, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế vầ
HTX và truyền bá vào nước ta.
14
Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Dwowngf kách mệnh, Hồ Chí
Minh đã đề cập đến HTX một cách toàn diện, từ mục đích, lịch sử đến các
hình thức, tổ chức. Nhưng phải đến cuối những năm 50, tư tưởng về HTX
của Người mới đạt đến mức hoàn thiện cả về chiều rộng và chiều sâu, dưới
dạng khái quat về lý luận. Ở thời điểm đó, quan niệm về HTX nằm trong
tổng thể đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc, là một bộ phận cấu thành
cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH.
Nếu C.Mác, Ph.Ăngghen phác thảo con đường hợp tác hóa của nông
nghiệp ở các nước tư bản phát triển lên CNXH, V.I.Lênin phát triển lý luận
chế độ HTX văn minh trong điều kiện một nước tư bản chủ nghĩa trung
bình, thì Hồ Chí Minh đã hiện thực hóa và hoàn thiện lý luận đó ở một nước
nông nghiệp lạc hậu, tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Trên cơ sở hiểu
biết thấu đáo thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đưa ra
một đề xuất mới: Đối với Việt Nam, công cuộc xây dựng CNXH “bắt đầu từ
nông dân”, lấy nông nghiệp làm khâu đột phá. Bác nhiều lần nhấn mạnh:
“Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh
nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong
vào nông dân, trrong cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu
thì nước ta giàu. Nông dân ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu,
nông nghiệp muốn thịnh thì cần có hợp tác xã”
1
.
Theo tinh thần Hồ Chí Minh, HTX đồng thời thực hiện hai chức năng
chính: đảm bảo cho nông dân làm giàu và duy trì sự phát triển bền vững cho
nông nghiệp. Hay nói cách khác, HTX trở thành nhu cầu kinh tế, xã hội và
kỹ thuật khách quan trong quá trình vận động đi lên của xã hội Việt Nam.
Về mục đích của việc tổ chức HTX, Người xác định: “ Chúng ta nhất
định phải nâng cao dần đời sống của đồng bào nông dân. Nhưng néu nông
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr.124.
15
dân cứ làm ăn riêng lẻ thì đời sống không thể nâng cao. Muốn nâng cao đời
sống thì chỉ có một cách là tổ chức nông dân làm ăn tập thể tức là tổ chức
nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp. Tổ chức hợp tác xã tốt thì mới có thể
gia tăng sản xuất, thực hành tiết kiệm, do đó mà nâng cao dần đời sống vật
chất và văn hóa của nông dân, và củng cố khối liên minh công nông”
1
hoặc “
chúng ta tổ chức hợp tác xã trước hết là nhằm mục đích nâng cao đời sống
của nông dân”
2
. Một điều dễ nhận thấy, ở Hồ Chí Minh, mục đích của HTX
và mục đích của CNXH là đồng nhất. Trả lời câu hỏi “ Mục đích của chủ
nghĩa xã hội là gì?”, Người nói: “ Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là:
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước
hết là nhân dân lao động”
3
. Vì thế, người nông dân tham gia xây dựng HTX
là trực tiếp xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Về nguyên tắc tổ chức và quản lý HTX, theo Người cần phải có 5
nguyên tắc cơ bản hàng dầu như sau:
Một là, tự nguyện, Bác nhắc nhở “… tổ đổi công, hợp tác xã là phải
tự nguyện nghĩa là tuyên truyền giải thích ai muốn vào thì vào không phải
nắm cổ kéo người ta vào”
4
. Tự nguyện cũng đồng nghĩa với bác bỏ sự cưỡng
chế, cưỡng bức, ép buộc nông dân. Thậm chí trong xã chỉ còn một hộ chưa
vào HTX thì cũng phải để cho họ tự quyết định. Thế nhưng, HTX là một
hình thức tổ chức sản xuất mới, ngay từ đầu không phải người nông dân nào
cũng chấp nhận. Để họ có cơ sở lựa chọn và quyết định, cần tuyên truyền,
giải thích.
Hai là, tuần tự, không nóng vội, tiến hành các hình thức từ thấp đến
cao, HTX không phải làm mau được mà phải làm dần dần. Ở nông thôn phải
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr.388-389
2
Sđd, tập 8, tr.497
3
Sđd, tập 9, tr.22
4
Sđd, tập 8, tr.422
16
có tổ đổi công để gia tăng sản xuất rồi tiến lên HTX, tiến lên nông trường.
Các bước đi và hình thức HTX không do ý muốn chủ quan mà được quy
định bởi trình độ xã hội hóa sản xuất, năng lực quản lý của cán bộ, trình độ
dân trí ở nông thôn. Bác khuyên: chớ ham làm mau, làm rầm rộ và như thế
là phá HTX, chứ không phải là xây dựng nó. Các hình thức hợp tác: tổ đổi
công, HTX cấp thấp, HTX cấp cao, phản ánh trong bản thân chúng sự thống
nhất giữa các điều kiện khách quan và các nhân tố chủ quan. Vì thế, để
chuyển từ một hình thức này sang một hình thức khác, “trước khi mở rộng
quy mô hợp tác xã phải chuẩn bị thật tốt về tư tưởng và vật chất tuyệt đối
không nên nóng vội”
1
.
Ba là, bình đẳng, cùng có lợi, thiết thực. Bình đẳng theo nghĩa đã
vào HTX “thì bất kỳ góp nhiều, góp ít, vào trước vào sau, ai cũng bình đẳng
như nhau”
2
. HTX làm cho mọi xã viên “đều hưởng lợi công bằng”, gắn bó,
cố kết với nhau thành một khối.
Bốn là, dân chủ. “Muốn xây dựng tổ đổi công, hợp tác xã được tốt
phải đoàn kết, phải làm cho mọi người tự nguyện tham gia, phải bàn bạc dân
chủ và phải tính toán công bằng, hợp lý”
3
. Nguyên tắc này bảo đảm HTX
thật sự là của dân, do dân và vì dân, hoạt động dưới sự kiểm soát của nhân
dân, tránh được tệ độc đoán, tham nhũng.
Năm là, phải có sự lãnh đạo – tổ chức HTX với sự hướng dẫn, giúp
đỡ về tài chính của Nhà nước. Mỗi HTX có ban quản trị. Theo Người: “Điều
quan trọng bạc nhất hiện nay để phát triển mạnh nông nghiệp là: chỉnh đốn
các ban quản trị hợp tác xã cho thật tốt. Ban quản trị tốt thì hợp tác xã tốt.
Hợp tác xã tốt thì nông nghiệp nhất định phát triển tốt”
1
.
1
Sđd, tập 9, tr. 111.
2
Sđd, tập 2, tr. 254.
3
Sđd, tập 8, tr. 88.
1
Sđd, tập 9, tr.334.
17
Như vậy, có thể thấy, HTX theo Hồ Chí Minh, HTX chính là con
đường đưa nông dân lên CNXH. Đó là mục đích riêng và cũng là mục đích
chung của việc xây dựng HTX.
1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.
Phát triển những tư tưởng về đổi mới kinh tế, Đảng ta đã chú trọng đề
ra những chủ trương chính sách cụ thể cho kinh tế hợp tác và HTX. Nghị
quyết 10 – NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng
(Khóa VI) là sự khởi đầu có tính chất đột phá về đổi mới kinh tế hợp tác và
HTX, nhất là HTX nông nghiệp. Đến Hội nghị TW 6 khóa VI (3/1989),
những tư tưởng đổi mới nhận thức về cơ chế chính sách đối với kinh tế hợp
tác và HTX càng được khẳng định rõ ràng, dứt khoát hơn và đã xác định:
“Kinh tế HTX có nhiều hình thức ừ thấp đến cao. Mọi tổ chức sản xuất, kinh
doanh do những người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức được quản lý
theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô, trình độ kỹ thuật, mức độ
tập thể hóa tư liệu sản xuất, đều là HTX”. Dựa trên những tư tưởng chỉ đạo
đó, HIến pháp nước ta đã khẳng định: “kinh tế tập thể do công dân góp vốn,
góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên
nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để
củng cố và mở rộng các HTX hoạt động có hiệu quả”.
Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VII (6/1993) một lẫn nữa Đảng ta
khẳng định vị trí quan trọng lâu dài của kinh tế hộ xã viên trong phát triển
kinh tế hợp tác, HTX và đã xác định đổi mới kinh tế HTX phải đi liền với
phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ xã viên. Nghị quyết nhấn mạnh: “Tiếp
tục đổi mới các HTX theo hướng phát huy hơn nữa tiềm năng to lớn và vị trí
quan trọng lâu dài của kinh tế hộ xã viên”.
Đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994), Đảng đã cụ thể hóa
thêm một số nội dung quan trọng xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường, có sự
18
quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Hội nghị đã khẳng định:
“Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác với nhiều hình thức phong phú và đa
dạng từ thấp đến cao phù hợp từng lĩnh vực và trình độ của từng địa
phương trên nguyên tắc cùng có lợi, quản lý dân chủ, kết hợp được sức
mạnh của tập thể và sức mạnh của hộ xã viên, làm cho kinh tế hợp tác trở
thành một thành phần kinh tế vững mạnh, cùng với kinh tế quốc doanh trở
thành xương sống của nền kinh tế quốc dân”.
Tiếp tục hoàn thiện những tư tưởng đổi mới về cơ chế, chính sách đối
với kinh tế hợp tác và HTX, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số
68-CT/TW (5/1996) về phát triển kinh tế hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế,
chỉ đạo quá trình đổi mới kinh tế hợp tác và HTX, xây dựng Luật HTX. Chỉ
thị một mặt làm rõ vai trò và vị trí vủa kinh tế hợp tác trong điều kiện đổi
mới và phát triển theo định hướng sản xuất hàng hóa XHCN, gắn với thị
trường, mặt khác đề ra các chính sách mang tính hỗ trợ, khuyến khích kinh
tế hợp tác phát triển trên cơ sở tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản
xuất, kinh doanh.
Đến Đại hội VIII của Đảng (6/1996), kinh tế hợp tác và HTX đã được
xác định một cách rõ ràng hơn và đem lại hiệu quả kinh tế là bản chất cốt lõi
và đích thực của kinh tế hợp tác và HTX.
Trong các kỳ Hội nghị Trung ương tiếp theo, đặc biệt là các Nghị
quyết TW 4, 6 (lần 1) và Nghị quyết 06- NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ
Chính trị khóa VIII, những tư tưởng về đổi mới cơ chế chính sách đối với
kinh tế hợp tác và HTX ngày càng được khẳng định rõ nét và đúng đắn theo
tư duy phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Theo tinh
thần Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị: “Phát triển nền nông nghiệp với nhiều
thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; cùng với
kinh tế HTX dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dần kinh tế tư nhân
19
phát triển theo đúng pháp luật. Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế
hợp tác, các loại hình HTX dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân, từng bước xây
dựng các HTX nông nghiệp theo Luật HTX” và chỉ rõ: “Kinh tế hộ phát
triển theo hướng sản xuất hàng hóa là cơ sở để hình thành và phát triển
kinh tế hợp tác liên kết với kinh tế hộ theo yêu cầu mới nhằm tạo ta năng
suất, chất lượng cao hơn, đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân và xã hội.
Hoạt động của HTX gắn với kinh tế hộ vừa có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện
để kinh tế hộ phát triển, vừa góp phần phát huy hiệu quả đầu tư của Nhà
nước trên từng địa bàn (nhất là về thủy lợi và khoa học – kỹ thuật…)
Khuyến khích các HTX, hộ gia đình, các thành phần kinh tế phát triển các
hình thức liên kết, hợp tác trên cơ sở tự nguyện, theo quy định của pháp
luật”.
Tại Đại hội IX, Đảng cộng sản Việt nam đã định hướng phát triển các
thành phần kinh tế, đối với kinh tế tập thể Đảng ta chủ trương “phát triển
với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Phát
triển hợp tác xã tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành. Nhà nước giúp hợp
tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học, công nghệ, thông tin, mở rộng thị
trường, xây dựng các quỹ phát triển hợp tác xã, giải quyết nợ tồn đọng.
Khuyến khích việc tích lũy, phát triển có hiệu quả vốn tập thể trong hợp tác
xã”.
Gần đây nhất là Đại hội X (4/2006), một lần nữa, Đảng và Nhà nước
ta lại tiếp tục nhấn mạnh đổi mới và phát triền các loại hình kinh tế tập thể.
Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
Trong đó, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với
kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc
dân.
20
Như vậy, có thê thấy rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuân thủ
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về kinh tế hợp tác và HTX, nhất là nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân
chủ; thừa nhận tính tự chủ cao của hộ xã viên, lấy sản xuất hàng hóa làm
hướng chính gắn với thị trường, coi hiệu quả kinh tế là cơ sở quan trọng để
phát triển các hình thức kinh tế hợp tác và HTX, đồng thời dựa trên sự giúp
đỡ và định hướng của Nhà nước, nhất là về cơ chế, chính sách và khung thể
chế về luật pháp.
Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là nhân tố quan trọng
tác động đến quá trình hình thành, phát triển và hiệu quả về kinh tế, xã hội
của kinh tế hợp tác và HTX ở nước ta, đồng thời cũng là nhân tố tạo nên
bước ngoặt quan trọng cho quá trình chuyển đổi, xây dựng HTX kiểu mới
trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
1.3. Sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội về kinh tế hợp
tác và HTX.
Các thành tựu kinh tế mà Hà Nội đạt được từ việc phát huy sức mạnh
các loại hình kinh tế hoạt động trên địa bàn. Thực hiện nhất quán chính sách
xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi về môi trường kinh doanh, thu hút tập trung một lực lượng lớn các
loại hình kinh tế chủ yếu như doanh nghiệp Nhà nước, HTX, Công ty cổ
phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty có vốn
đầu tư nước ngoài… các thành phần kinh tế song song tồn tại và tự do phát
triển theo quy định của pháp luật; trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc cho
kinh tế Thủ đô.
Kinh tế HTX đặc biệt là HTX trên địa bàn Thủ đô mặc dù có một số
thăng trầm trong quá trình thích nghi với chuyển đổi cơ chế quản lý mới
21
trong thời gian qua; song phải khẳng định đây là thành phần kinh tế cơ bản
tồn tại lâu dài trong suốt quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần theo định hướng XHCN. Kinh tế HTX và HTX là phương thức
quan trọng để tập hợp và thu hút người lao động, những người sản xuất nhỏ,
tự nguyện góp vốn, góp sức để cùng sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế,
đảm bảo đời sống. Kinh tế Thủ đô tuy đã có một số sự phát triển khá hơn
một số địa phương khác, song trong nhiều lĩnh vực cơ bản vẫn còn mang
tính sản xuất nhỏ. Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội có quy mô
vừa và nhỏ, do đó sự tập hợp và liên kết theo hình thức kinh tế hợp tác và
HTX là một nhu cầu có tính khách quan của quá trình phát triển kinh tế của
thành phố. Phát triển kinh tế hợp tác và HTX ngoài mục tiêu kinh tế còn
mang mục tiêu xã hội sâu sắc. Thông qua kinh tế hợp tác, những người lao
động nghèo tự nguyện liên kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tổ chức sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, tạo thêm việc làm từng bước cải thiện đời sống, thực hiện
xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, sự phát triển của các HTX trên địa bàn Hà
Nội cũng gặp những khó khăn hơn so với các địa phương khác vì ở đây tập
trung nhiều loại hình doanh nghiệp với quy mô và tổ chức đa dạng. Muốn
tồn tại và phát triển, từng HTX phải cạnh tranh gay gắt trong các khâu đầu ra
và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Để kinh tế hợp tác,
HTX ở Hà Nội có thể phát huy được thế mạnh của mình, ngoài sự vươn lên
của các HTX, đòi hỏi phải có sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp các ngành liên
quan, từ Trung ương thành phố đến quận, huyện, phường, xã. Nhìn lại quá
trình lãnh đạo của Đảng bộ thành phố đối với kinh tế hợp tác, HTX chúng ta
có thể phân kỳ ra những giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ 1958 đến 1980 là giai đoạn có phong trào phát triển
HTX mạnh nhất trong cơ chế hành chính bao cấp: Trong giai đoạn này tuy
khó khăn nhưng mô hình tổ chức HTX kiểu tập trung bao cấp đã phù hợp và
22
có tác dụng lớn. Bời vì nó có thể huy động được tối đa sức người, sức của
cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Quyết tâm giữ vững sản xuất, đóng góp
vào việc cung cấp hàng hóa phục vụ kháng chiến và đời sống nhân dân Thủ
đô.
- Giai đoạn từ 1981 đến 1988: Đây là giai đoạn phát triển HTX với số
lượng nhiều nhất, sản xuất kinh doanh đạt giá trị cao. Trong giai đoạn này,
các HTX nông nghiệp chuyển mô hình theo Chỉ thị 100/CT- BBT của Ban
Bí thư Trung ương được thể hiện như sau: Tư liệu sản xuất từng bước gắn
với người nông dân; tổ chức lao động tập trung trong từng gia đình nhận
khoán, giải quyết một bước lợi ích cho người lao động, hạn chế tính tập
trung quan liêu trong quản lý, đảm bảo phát triển sản xuất và nâng cao hiệu
quả kinh tế trên cơ sở lôi cuốn được mọi người lao động hăng hái sản xuất.
Năm 1988 là năm các HTX tiểu thủ công nghiệp Hà Nôin đạt giá trị sản
lượng cao nhất: 3,415 tỷ đồng, với số lao động thu hút vào các HTX lên đến
13,5 vạn người, chiếm 60% tổng sốlao động công nghiệp ngoài quốc doanh.
- Giai đoạn từ 1989 đến 1996: Giai đoạn đổi mới quản lý theo Nghị
quyết 10/NQ – TW của Bộ Chính trị đối với HTX nông nghiệp và Nghị
quyết 02/NQ – TU ngày 1/12/1994 của Thành ủy Hà Nội; nChỉ thị 31, 32
của UBND thành phố đối với HTX phi nông nghiệp ở Hà Nội.
Nhà nước chủ trương xóa bỏ chế độ quản lý quan liêu, bao cấp,
chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. “Khoán 10”
trong nông nghiệp là một bước cơ bản khắc phục những nhược điểm cơ bản
của khoán theo Chỉ thị 100/CT – BBT. Bằng cách thực hiện khoán hộ, trao
tư liệu sản xuất; công cụ, máy móc tạm giao cho hộ sử dụng ruộng đất. Từ
hộ nhận khoán từng bước trở thành hộ tự chủ và dần dần đảm nhận phần lớn
các khâu của quá trình sản xuất. Hộ nông dân trở thành đơn vị sản xuất tự
chủ cho đến nay.
23
Đối với HTX phi nông nghiệp, UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị
32/CT – UB ngày 5/6/1992 về việc tổ chức Đại hội xã viên để xử lý các
nguồn vốn, quỹ của các HTX sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp,
vận tải, xây dựng và Chỉ thị 31/CT – UB ngày 24/6/1993 về việc tổ chức và
đổi mới các HTX mua bán. Nhằm kiểm kê đánh giá lại tài sản, làm rõ chủ
thể sở hữu vốn quỹ trong HTX, phân định quyền lợi xã viên. Thường vụ
Thành ủy Hà Nội đã ra Nghị quyết số 02/NQ – TU về tổ chức quản lý các
HTX tiểu thủ công nghiệp ở Hà Nội, đề ra những giải pháp đồng bộ và chỉ
đạo các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền và HTX thực hiện. Với các
giải pháp kịp thời, đúng đắn của thành phố, tình trạng sa sút của các HTX
được ngăn chặn. Các HTX cổ phần được ra đời theo tinh thần Quyết định
3653/QĐ – UB ngày 20/12/1994 về việc ban hành quy định tạm thời về
chuyển đổi HTX công nghiệp thành HTX công nghiệp cổ phần… Các HTX
được đổi mới theo nghị quyết, chỉ thị, quyết định của thành phố trong giai
đoạn này là tiền đề thuận lợi để chuyển đổi theo luật HTX sau này.
- Giai đoạn thực hiện Luật HTX từ 1997 đến 2002: Các HTX đổi mới
về tổ chức hoạt động theo Chỉ thị 68/CT – BBT và Nghị quyết 02/NQ – TU
ngày 7/4/1997 của Thường vụ Thành ủy và Luật HTX.
Sau khi Quốc hội thông qua Luật HTX ngày 20/3/1996, có hiệu lực từ
1/1/1997. Thành ủy, UBND thành phố đã sớm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai
thực hiện, nhất là đối với kinh tế HTX trong nông nghiệp. Ban Bí thư Trung
ương Đảng có Chỉ thị 68/CT – TW ngày 24/5/1996; Ban Thường vụ Thành
ủy đã có và phát triển HTX ở Hà Nội; Chỉ thị số 08/CT – Tu ngày 5/9/1997
của Thành ủy Hà Nội về một số vấn đề xây dựng củng cố quan hệ sản xuất
mới.
Sau khi Luật HTX ra đời và các văn bản dưới luật, sự chuyển đổi
HTX ở Hà Nội diễn ra trên phạm vi rộng; với phương châm tích cực, thận
24
trọng và vững chắc, tháng 1 năm 1997 đã tiến hành làm thí điểm ở 13 HTX
nông nghiệp, 9 HTX phi nông nghiệp để rút kinh nghiệm và hướng dẫn triển
khai trên phạm vi toàn thành phố. Đã có 100% HTX nông nghiệp đủ điều
kiện chuyển đổi và 85,48% HTX nông nghiệp đủ điều kiện chuyển đổi xong
(riêng ngoại thành đạt 95,65%). Việc thực hiện Luật HTX đã tạo ra những
chuyển biến tích cực, thúc đẩy các HTX phát triển trong tình hình mới. Sau
5 năm thực hiện Luật HTX trên cả nước, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ
5 khóa IX đã có Nghị quyết số 13/NQ/TW ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thành ủy Hà Nội đã có
Đề án số 17/ĐA – TU ngày 13/8/2002 để lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị
quyết hội nghị TW 5 khóa IX của BCH Trung ương Đảng phù hợp với hoàn
cảnh điều kiện quy mô phát triển kinh tế hợp tác, HTX ở Hà Nội.
Tuy nhiên, 5 năm thực hiện Luật HTX 1996 cho thấy chưa đáp ứng
được yêu cầu tiếp tục đổi mới kinh tế, đẩy mạnh cải cách hành chính và
hoàn thiện môi trường kinh doanh, cũng như không còn phù hợp với bước
phát triển mới của khu vực kinh tế hợp tác, HTX, như vấn đề về định nghĩa
HTX, đối tượng tham gia HTX, trình tự thành lập và đăng ký kinh doanh, tài
sản và tài chính của HTX, tổ chức quản lý HTX, tính chất, chức năng, nhiệm
vụ của Liên minh HTX, nội dung quản lý Nhà nước đối với HTX.
- Giai đoạn thực hiện Luật HTX năm 2003 đến nay. Là giai đoạn thực
hiện luật HTX sửa đổi được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 18/11/2003,
mang một số nội dung mới về bản chất, chính sách, đối tượng, quản lý nhà
nước… với HTX, tạo khung pháp lý phù hợp hơn cho các HTX tiếp tục phát
triển trong điều kiện mới. Các HTX hoạt động như một loại hình doanh
nghiệp, được tổ chức theo những quy định đặc thù của nền kinh tế, tuân thủ
25