Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

chính sách thương mại và nhập siêu của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.07 KB, 17 trang )


1
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
VÀ VẤN ĐỀ NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM
GS.TS. Hoàng Đức Thân

Nhập siêu của Việt Nam có thể là vấn đề được đặt ra sớm nhất ngay từ khi thực
thi đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế và luôn thời sự trên các diễn đàn. Nhập siêu
là cần thiết khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, trình độ thấp về nhiều mặt và
ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Vấn đề là phải bảo đảm tỷ lệ nhập
siêu hợp lý và tiến tới giảm nhập siêu, cân bằng xuất nhập khẩu trong tương lai gần.
1. Thực trạng nhập siêu ở nước ta:
Trong suốt 25 năm từ khi thực hiện đổi mới đến nay, chỉ có năm 1992 Việt
Nam xuất siêu 40 triệu USD, tỷ lệ nhập siêu trung bình của giai đoạn 1986 – 1990 là
80% so với kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nhập siêu cao nhất là năm 1987 đạt 187%; giai
đoạn 1991 – 1995 là 33%; giai đoạn 1996 -2000 là 20%; giai đoạn 2001 – 2005 là 17%
và giai đoạn 2006 – 2010 là 22% (xem bảng 1). Như vậy, xét theo giai đoạn thì tỷ lệ
nhập siêu có xu hướng giảm, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Tuy
nhiên đến thời điểm này thì cả số tuyệt đối và số tương đối về nhập siêu đang đặt ra
nhiều vấn đề bàn luận.
Bảng 1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu

Năm
Tổng kim
ngạch XNK

Xuất khẩu

Nhập khẩu



Cán cân thương mại
Nhập siêu
Tỉ lệ %
nhập siêu
1986

2.944,2

789,1

2.155,1

1.366,0 173,1
1987

3.309,3

854,2

2.455,1

1.600,9

187,4
1988

3.795,1

1.038,4


2.756,7

1.718,3

165,4
1989

4.511,8

1.946,0

2.565,8

619,8

31,8
1990

5.156,4

2.404,0

2.752,4

348,4

14,5
Cộng 86-90


19.716,8 7.031,7 12.685,1 5.653,4 80,3
1991

4.425,2

2.087,1

2.338,1

251,0

12,0

2
Chỉ tiêu

Năm
Tổng kim
ngạch XNK

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân thương mại
Nhập siêu
Tỉ lệ %
nhập siêu
1992


5.121,4

2.580,7

2.540,7

- 40,0


1993

6.909,2

2.985,2

3.924,0

978,8

32,7
1994

9.880,1

4.054,3

5.825,8

1.771,5


43,6
1995 13.604,3 5.448,9 8.155,4 2.706,5 49,6
Cộng 91-95 39.940,2 17.156,2 22.784,0 5.627,8 32,8
1996 18.399,8 7.255,8 11.144,0 3.888,2 53,6
1997 20.777,3 9185,0 11.592,3 2.407,3 26,1
1998 20.859,9 9360,3 11.499,6 2.139,3 22,9
1999 23.162,0 11.540,0 11.622,0 82,0 0,7
2000

29.508,0 14.308,0 15.200,0

892,0

6,2
Cộng 96-2000
112.706,0 52.649,1
61.057,9 10.508,8 19,9
2001 31.189 15.027 16.162 1.135 7,5
2002 36.450 16.706 19.746 3.040 18,1
2003 45.410 20.149 25.256 5.105 25,3
2004 58.460 26.503 31.954 5.451 20,6
2005 69.420 32.442 36.978 4536 13,9
Cộng 2001-2005

240.98 110.829 130.152 19.323 17,4
2006 84.690 39.826,2 44.891,1 5.064 12,7
2007 111.326,1 48.561,4 62.764,7 14.203,3 29,2
2008 143.398,9 62.685,1 80.713,8 18.028,7 29,7
2009 127.045.1 57.096,3 69.948,8 12.852,5 22,5
2010 156993,1 72191,9 84801,2 12609,3 17,4


3
Chỉ tiêu

Năm
Tổng kim
ngạch XNK

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân thương mại
Nhập siêu
Tỉ lệ %
nhập siêu
Cộng 2006 -
2010
622.060,1 279.769,0 342.291,1 62.422,1 22,3
2011 203656 96.906 106750 9.844 10,16
Ước 2012 224.000 111.000 113.000 2000 1,8
Nguồn : Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả
Nhập siêu 9 tháng đầu năm 2012 tiếp tục ở mức thấp là 0,6% kim ngạch xuất
khẩu và dự kiến cả năm 2012 khoảng 1,8%, có thể giúp giảm bớt căng thẳng trong
việc cân đối ngoại tệ. Tuy nhiên, việc nhập siêu thấp không thực sự là một tín hiệu
mừng vì thực tế tăng trưởng xuất khẩu không cao và hoàn toàn do sự đóng góp của
khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 45 tỷ USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm
trước. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước không tăng và nhập khẩu suy
giảm. Xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước chỉ đạt xấp xỉ cùng kỳ năm trước

đã thể hiện sự khó khăn trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu và kéo theo nhập khẩu
của khu vực này cũng giảm đáng kể. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong nước rất thấp đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái,
nhu cầu nhập khẩu của các nước trên thế giới giảm. Nhập khẩu của các doanh nghiệp
trong nước giảm cũng phản ánh nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất và xuất khẩu
giảm, do đó sẽ có khả năng tiếp tục ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu
trong thời gian tới.

4
Bảng 2. Cán cân thương mại theo khu vực kinh tế
Đơn vị: Triệu đô la Mỹ

Khu
vực
kinh tế
2006 2007 2008 2009 2010
XK NK NS XK NK NS XK NK NS XK NK NS XK NK NS
Tổng
số
39826,2

44891,1

5064,9
48561,4

62764,7


14203,3


62685,1

80713,8

18028,7

57096,3

69948,8


12852,5


72191,9

84801,2


12609,3

KVKT
trong
nước
16764,9

28401,7

11636,8


20786,8

41052,3

20265,5

28162,3

52831,7

24669,4

26724,0

43882,1

17158,1

33105,4

47833,3

14727,9

KV có
vốn ĐT
NN
23061,3


16489,4

-6571,9 27774,6

21712,4

-6062,2 34522,8

27882,1

6640,7 30372,3

26066,7

-4305,6 39086,5

36967,9

-2118,6




5
(Bảng 2 tiếp)
Khu vực kinh tế
2011 Ước 2012
XK NK NS XK NK NS
Tổng số
96.906 106750 9.844 111.000 113.000 2.000

KVKT trong
nước
41782 57913 16131 41600 54000 12400
KV có vốn ĐT
NN
55.124 48.837 6287 69.400 59.000 - 10400
Nguồn : Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả

6
Cán cân thương mại, nếu xét theo khu vực kinh tế trong nước và khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài, càng có nhiều điều đáng bàn về khía cạnh nhập siêu. Theo
số liệu tổng hợp ở bảng 2 cho thấy khu vực kinh tế trong nước luôn ở trạng thái
nhập siêu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn ở trạng thái xuất siêu. Năm 2007
khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 41,052 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu là 97,4%;
năm 2009 tỷ lệ này là 64,2%. Đến năm 2010 nhập siêu của khu vực kinh tế trong
nước là 14,72 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu là 44,5%. Xu hướng nhập siêu của khu
vực kinh tế trong nước có giảm nhưng còn rất cao so với tỷ lệ nhập siêu chung của
cả nước. Đây là hậu quả của một nền kinh tế gia công xuất khẩu và phụ thuộc vào
nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thường có
tỷ trọng nhập khẩu lớn nhưng chủ yếu đề xuất và kim ngạch xuất khẩu luôn lớn hơn
kim ngạch nhập khẩu.
Nếu xét theo khu vực thị trường thì Việt Nam lại nhập siêu chủ yếu từ các
nước ASEAN và APEC trong khi đó lại xuất siêu sang EU (xem bảng 3). Năm
2006, Việt Nam nhập siêu từ ASEAN là 5,914 tỷ USD, từ APEC là 8,129 tỷ USD;
cao nhất năm 2008 nhập siêu từ các nước ASEAN là 9,23 tỷ USD, từ APEC là
23,019 tỷ USD. Năm 2010 Việt Nam nhập siêu từ ASEAN là 6,056 tỷ USD. Rõ
ràng sự nhập siêu này không phải từ khu vực có trình độ công nghệ cao, công nghệ
nguồn. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội nước ta. 9 tháng đầu năm
2012, Việt Nam vẫn nhập siêu chủ yếu với các nước và vùng lãnh thổ thuộc Châu Á
như Trung Quốc (ước đạt 10,3 tỷ USD), ASEAN (4,5 tỷ USD), Hàn Quốc (hơn 7 tỷ

USD), Đài Loan (gần 5 tỷ USD). Trong khi đó Việt Nam lại xuất siêu với các nước
như: Hoa Kỳ 10,5 tỷ USD, Nhật Bản 3,4 tỷ USD, EU 6,75 tỷ USD.
Thực hiện đường lối, chính sách mở cửa, hội nhập, nước ta sẽ phát triển quan
hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới. Trong tương quan cán cân thương mại
với các nước Việt Nam lại xuất siêu sang nhiều nước phát triển, trong khi đó lại
nhập siêu từ nhiều nước đang phát triển. Những nước và vùng lãnh thổ mà Việt
Nam nhập siêu nhiều nhất là Trung quốc, Singapore, Đài Loan, Thái Lan. Đây là
những nước không phải đem lại cho chúng ta công nghệ hiện đại và có thể làm thay
đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại (xem bảng 3).
Trung Quốc là quốc gia Việt Nam nhập siêu lớn nhất, xu hướng nhập siêu
tăng mạnh và sự lệ thuộc ngày càng nhiều. Trong 3 năm gần đây, xuất khẩu của
Việt Nam sang Trung Quốc tăng trung bình hàng năm khoảng 800 triệu USD,
nhưng nhập khẩu tăng khoảng 3-3,5 tỷ USD/năm từ thị trường này. Chênh lệch giữa
xuất khẩu và nhập khẩu gia tăng mạnh. Năm 2006, nhập siêu từ Trung Quốc là
4,148 tỷ USD bằng 81,92% tổng mức nhập siêu cả nước trong năm. Năm 2007, về
giá trị là 9,063 tỷ USD và tỷ lệ là 64%. Năm 2008, về giá trị là 11,123 tỷ USD và tỷ
7
lệ là 61%; Năm 2008, về giá trị là 10,008 tỷ USD và tỷ lệ là 90%; đến năm 2010
nhập siêu từ Trung Quốc đạt con số kỷ lục là 12,71 tỷ USD bằng 101% mức nhập
siêu cả nước cả năm. Nhập siêu 8 tháng đầu năm 2012 từ Trung Quốc là ước 10,3 tỷ
USD, gấp 5 lần nhập siêu cả nước ước thực hiện trong năm 2012. Rõ ràng nhập siêu
lớn là vấn đề nổi cộm nhất trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Điều này
cũng dẫn đến sự lệ thuộc quá mức của nền kinh tế nước ta vào Trung Quốc và bất
lợi cả khía cạnh kinh tế, tài chính và xã hội. Trung Quốc đã cung cấp tới ¼ đầu vào
cho nền kinh tế Việt Nam và chất lượng của đầu vào này sẽ ảnh hưởng to lớn đến
khả năng cạnh tranh của chúng ta. Sự phụ thuộc quá nhiều vào một nền kinh tế luôn
tiềm ẩn các rủi ro và bất trắc khó lường.

8
Bảng 3. Cán cân thương mại theo khu vực thị trường

Đơn vị : Triệu đô la Mỹ

KVTT
2006 2007 2008 2009 2010
XK NK NS XK NK NS XK NK NS XK NK NS XK NK NS
ASEAN
6632,6 12546,6

5914 8110,3 15908,2

7797,9 10337,7

19567,7

9230 8761,3 16461,3

7700 10350,9

16407,5

6056,6
APEC
29337,9

37467,7

8129,8

35048,8


52637,9

17589,1

44213,1

67232,2

23019,1

38802,1

58925,1

20123 …
EU
7094,0 3129,2
-
3964,8

9096,4 5142,4

-3954

10895,8

5581,5

-5314,3


9402,3
5343,3

-4059

11385,5

6361,7

-5023,8
Trung
Quốc
3242,8 7391,3 4148,5

3646,1 12710

9063,9

4850,1

15973,6


11123,5


5403,0

15411,3



10008,3

7308,8 20018,8

12710
Thái Lan
930,2 3034,4 2104,2

1030,0 3744,2

2714,2

1288,5

4905,6

3617,1

1314,2

4471,1

3156,9

1182,8

5602,3

4419,5

Nhật Bản
5240,1 4702,1 -538 6090,0 6188,9

9
98,9

8467,8

8240,3

-
227,5

6335,6

6836,4

500,8

7727,7

9016,1

1288,4

Đài Loan
968,7 4824,9 3856,2

1139,4 6946,7


5807,3

1401,4

8362,6

6961,2

1120,6

6112,9

4992,3

1442,8

6976,9

5534,1
Hoa Kỳ 7845,1 987,0
-
6858,1

10104,5

1700,5

-8404
11886,8


2646,6 -9240,2 11407,2

2710,5 -8696,7 14238,1

3766,9
-
10471,2

Singapore

1811,7 6273,9 4462,2

2234,4 7613,7 5379,3 2713,8 9378,0 6664,2 2075,6 7015,2 4939,6 2121,3 4101,1 1979,8
Đài Loan
968,7 4824,9 3856,2

1139,4 6946,7 5807,3 1401,4 8362,6 6961,2 1120,6 6112,9 4992,3 1442,8 6976,9 5534,1

Nguồn : Tổng cục thống kê

10
Bảng 4. Cán cân thương mại theo nhóm hàng
Đơn vị : Triệu đô la Mỹ
Nhóm hàng
2006 2007 2008 2009
XK NK NS XK NK NS XK NK NS XK NK NS
LT,TP và động
vật sống
7509,2


2299,3 -5209,9 9191,7 3279,6 -5912,1

12164,3

4525,0 -7639,3 11514,6

4631,2

-6883,4

Đồ uống và
thuốc lá
143,5 145,0 1,5 155,1 183,3

28,2
190,8 269,4 78,6 237,8 341,6

103,8
NVL thô,không
dùng để ăn
1845,3

2084,3 239 2199,8 2740,8 541 2491,7 4005,8 1514,1 1928,3 3388,5 1460,2
Nhiên liệu,dầu
mỡ nhờn
9709,4

6699,0 -3010,4 10061,0

8744,2


-1316,8

12750,5

12329,7


-420,8
8507,1 7497,4

-1009,7

Dầu,mỡ,chất
béo,sáp
19,4 253,7 234,3 50,1 472,9 422,8 101,4 636,2 534,8 78,3 482,1

403,8

11
Hóa chất 791,9 6317,4 5525,5 1028,5 8368,7 7340,2 1449,9 10297,8

8847,9 1270,4 10225,4

8955
Hàng chế biến
phân theo NL
2926,3

12164,0


9237,7 3975,7 17062,3


13086,6

6398,4 20112,8


13714,4
5226,0 17777,4


12551,4

Máy móc,
phương tiện
vận tải ,PT
4194,7

10805,7

6611 5601,2 17859,8

12258,6

7368,4 22425,3

15056,9 7398,8 21908 14509,2


Nguồn : Tổng cục thống kê

12
Qua bảng 4 cho chúng ta thấy cán cân thương mại theo nhóm hàng. Trong số 8
nhóm hàng, phân loại theo tiêu chuẩn ngoại thương, thì có 6 nhóm hàng nhập siêu. Đó
là đồ uống và thuốc lá; nguyên vật liệu thô không dùng để ăn; dầu mỡ; chất béo, sáp
động thực vật; mặt hàng hoá chất; hàng chế biến phân theo nguyên liệu và máy móc,
phương tiện vận tải và phụ tùng. Nhóm hàng nhập siêu lớn nhất là máy móc, phương
tiện vận tải và phụ tùng. Nhóm hàng này, mức nhập siêu năm 2006 là 6,611 tỷ USD;
Năm 2007 là 12,258 tỷ USD; năm 2008 là 15,056 tỷ USD và năm 2009 là 14,509 tỷ
USD. Điều này là hợp lý vì Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, trình độ
sản xuất công nghiệp còn thấp. Những mặt hàng thô và sơ chế thì Việt Nam lại xuất
siêu, trong khi đó những mặt hàng chế biến sâu lại nhập siêu. Điển hình nhập siêu là
hàng chế biến phân theo nguyên liệu. Đây là nhóm hàng nhập siêu đứng hàng thứ hai.
Nhóm hàng chế biến phân theo nguyên liệu năm 2006 nhập là 9,237 tỷ USD; năm
2007 là 13,086 tỷ USD; năm 2008 là 13,71 tỷ USD và năm 2009 là 12,55 tỷ USD.
Điều đáng lưu ý là nhóm hàng đồ uống và thuốc lá lại có tốc độ tăng nhập siêu cao.
Nhập siêu nhóm hàng này năm 2006 là 1,5 triệu USD; Năm 2008 là 78,6 triệu USD
đến năm 2009 là 103,8 triệu USD. Nhập siêu các mặt hàng tiêu dùng, đặc biệt là các
mặt hàng xa xỉ lại có tốc độ nhanh hơn so với các mặt hàng dùng làm nguyên liệu và
máy móc thiết bị. Rõ ràng đây là điều không bình thường khi nước ta sản xuất còn nhỏ
và thu nhập của dân cư còn thấp. Tư tưởng thích dùng hàng ngoại nhập đã ảnh hưởng
mạnh mẽ đến nhập khẩu.
Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu trong nhiều năm qua cho thấy, kim ngạch nhập
khẩu các mặt hàng dệt may, nguyên phụ liệu dệt may và giày dép thường chiếm tỷ
trọng lớn. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, phụ kiện của cho ngành công
nghiệp ôtô, xe máy, điện tử, v.v… cũng làm gia tăng mức độ nhập siêu của nền kinh tế
ngay cả những mặt hàng sản xuất trong nước có thế mạnh như gạo, thuỷ sản, dầu mỡ
động thực vật, cao su, các sản phẩm gỗ, v.v… nhập khẩu cũng gia tăng. Đó là điều rất
đáng lo ngại và làm cho nhập siêu trở thành căn bệnh trầm kha, gây bất ổn cho nền

kinh tế.
2. Nguyên nhân của nhập siêu:
Vấn đề nhập siêu và nguyên nhân của nó đã được các chuyên gia bàn luận rất
nhiều. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích những nguyên nhân sâu xa,
cốt lõi của nhập siêu ở nước ta những năm qua.
Một là, nguyên nhân vừa trực tiếp, vừa sâu xa và ảnh hưởng lâu dài đến nhập
siêu là sự bất hợp lý về cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế còn nặng về xuất khẩu thô, gia công
cho nước ngoài nên khả năng cạnh tranh kém, giá trị gia tăng thấp. Đầu vào cho sản
xuất chủ yếu nhập khẩu. Việt Nam không xây dựng được các ngành công nghiệp hỗ
trợ cũng làm cho sản xuất trong nước phụ thuộc nhập khẩu các yếu tố đầu vào, gia tăng
nhập khẩu.

13
Hai là, cơ chế chính sách quản lý và điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá nhiều
yếu kém, bất cập. Một mặt, do những bất ổn của kinh tế vĩ mô, nhưng chủ yếu là lỗi chủ
quan trực tiếp từ cơ chế, chính sách và quản lý điều hành xuất nhập khẩu. Chúng ta
đang thiếu cơ chế, chính sách đồng bộ, minh bạch và dài hạn cho quản lý xuất nhập
khẩu. Phương pháp quản lý hành chính, phi thị trường đối với xuất nhập khẩu đang bị
lạm dụng. Nhiều biện pháp chống nhập siêu hiện nay chỉ có tính chất ứng phó, ngắn hạn
và tác dụng rất hạn chế chỉ với một số nhóm hàng chiếm tỷ trọng không lớn trong kim
ngạch nhập khẩu.
Điều tiết quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu thực hiện không tốt. Thúc đẩy
xuất khẩu than các năm trước đến nay chúng ta bắt đầu phải nhập khẩu than; xuất khẩu
cao su nhưng lại phải nhập săm lốp; xuất khẩu dệt may nhưng phải nhập khẩu hầu hết
nguyên, phụ liệu; xuất khẩu lương thực, thực phẩm nhưng nhập với kim ngạch lớn thức
ăn chăn nuôi.
Ba là, thiếu chiến lược và bài bản về điều hành tỷ giá hối đoái. Từ nhiều năm
nay chỉ số lạm phát của Việt Nam ở mức cao hơn đáng kể so với các nước khu vực và
thế giới, nhưng Việt Nam đồng luôn được giữ ở mức cao. Điều này có tác động làm
tăng niềm tin của người dân với tiền đồng nhưng tỷ giá hiện nay đang khuyến khích

nhập khẩu và hậu quả là gia tăng nhập siêu.
Bốn là, năng lực cạnh tranh ở cả 3 cấp độ sản phẩm,doanh nghiệp và nền kinh
tế quốc dân còn thấp. Thiếu chiến lược cạnh tranh năng động, kém hiệu quả trong sản
xuất, phân phối sản phẩm, công nghệ lạc hậu và thiếu chính sách hỗ trợ hợp lý là
nguyên nhân làm cho năng lực cạnh tranh thấp.
Năm là, trong một thời gian dài quá chú trọng vào thị trường nước ngoài, say
mê với xuất khẩu mà chưa quan tâm đúng mức đến thị trường trong nước. Điều này sẽ
dẫn đến hai hệ luỵ: bỏ ngỏ thị trường trong nước cho nước ngoài chiếm lĩnh và tạo tâm
lý sính hàng ngoại. Cả hai điều này đều làm gia tăng nhập khẩu.
3. Giải pháp giảm nhập siêu tiến tới cân bằng cán cân thương mại.
3.1. Tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại.
Tái cơ cấu kinh tế đã được đề cập đến từ lâu ở Việt Nam, tuy nhiên đến tận thời
kỳ bùng nổ lạm phát nghiêm trọng cuối năm 2008 và suy thoái kinh tế từ đầu năm
2009 đến nay thì vấn đề tái cơ cấu kinh tế mới được quan tâm nhiều. Việt Nam đã thay
đổi rất nhiều sau 20 năm đổi mới với thành tích tăng trưởng cao và đạt được sự tiến bộ
trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Có được thành công này một phần là
nhờ vào giải phóng lực lượng sản xuất, thu hút FDI, xuất khẩu và hội nhập vào khu
vực và toàn cầu. Điều này làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp
và bị tác động mạnh từ những “cú hích” của nền kinh tế thế giới. Khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã phần nào làm rõ hơn những nút thắt cổ chai đối

14
với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới như: chất lượng tăng trưởng và
hiệu quả của nền kinh tế thấp, sự yếu kém của hệ thống tài chính, cơ sở hạ tầng, các
ngành công nghiệp hỗ trợ, năng lực cạnh tranh, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và
các vấn đề xã hội phát sinh.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch trong thời gian qua là không hiện đại, tác động của
yếu tố khoa học và công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu trong các ngành, vùng kinh tế
còn thấp. Đến nay công nghệ cao sử dụng trong các ngành kinh tế của Việt Nam mới
chỉ đạt 20% (tiêu chí công nghiệp hoá là phải 60%). Trong công nghiệp tỷ lệ các doanh

nghiệp tự động hoá mới đạt 1,9%, bán tự động là 19,6%, cơ khí hoá 26,6%, bán cơ khí
hoá 35,7%, thủ công là 16,2%. Tốc độ đổi mới công nghệ so với các nước trên thế giới
còn rất chậm. Với cơ cấu như vậy, đương nhiên là hạn chế khá lớn đến tính bền vững,
tính hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế ở nước ta.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với sự thâm nhập của các cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ toàn cầu, cơ cấu kinh tế nước ta sẽ có điều kiện tốt cho sự chuyển dịch
cơ cấu về chất, kết nối với cơ cấu kinh tế trong khu vực, làm tăng khả năng tăng trưởng
kinh tế và đáp ứng được yêu cầu của phân công, hợp tác quốc tế và khu vực. Tái cấu trúc
nền kinh tế nhằm tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng.
Chuyển từ mô hình gia công, lắp ráp theo mô-đun sang mô hình tích hợp sản
xuất và phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ trong chế biến nông sản, công nghiệp dệt
may, ôtô, xe máy, điện tử, v.v… có ý nghĩa đặc biệt hướng tới giảm nhập siêu trong
dài hạn.
3.2. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý và điều hành xuất nhập khẩu.
Cơ chế, chính sách quản lý xuất nhập khẩu, một mặt phải đổi mới cho phù hợp
với yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, mặt khác phải bảo đảm tính đồng bộ, mục tiêu
rõ ràng trong dài hạn và minh bạch, dễ tiên lượng. Cần xây dựng đồng bộ các tiêu chuẩn
chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường trong thương
mại, các biện pháp phi thuế quan, tự vệ, khẩn cấp, áp thuế chống bán phá giá, thuế tiêu
thụ đặc biệt, v.v… Nhằm hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài,trước hết là từ các nước đang
phát triển, ASEAN và Trung Quốc. Các biện pháp hành chính như hạn chế, cấm nhập,
gia tăng các thủ tục, v.v… chỉ có tác dụng tức thời, ngắn hạn. Cần có tầm nhìn dài hạn
trong phối hợp xuất khẩu và nhập khẩu, cả trên bình diện nền kinh tế quốc dân và với
các mặt hàng chủ lực. Cần có chủ trương, quyết sách hợp lý trong thu hút đầu tư từ
Trung Quốc, khai thác cơ hội của chương trình thu hoạch sớm trong quy định hình thành
khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc
và cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước.
3.3. Xây dựng và thực thi chính sách tỷ giá hợp lý để thúc đẩy xuất khẩu,
hạn chế nhập khẩu.


15
Nhiều nghiên cứu ở trong nước và quốc tế đã chỉ ra tác động của tỷ giá hối đoái
đến xuất nhập khẩu. Về mặt lý thuyết tỷ giá hối đoái có thể tác động đến xuất nhập
khẩu qua ba kênh. Thứ nhất, chính sách tỷ giá có thể tác động trực tiếp đến các dòng
thương mại, từ đó dẫn đến áp lực phải can thiệp bằng các chính sách thương mại như
trợ giá hoặc thuế quan; Thứ hai; thông qua tác động chung của chính sách tỷ giá đến
cán cân thanh toán nói chung; Thứ ba; tác động gián tiếp của chính sách tỷ giá đến
tăng trưởng và lạm phát trong nước. Trong bài nghiên cứu đăng trên tạp chí ngân hàng
tháng 4/2011, TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện Chiến lược ngân hàng nhà nước khẳng
định: “Chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy ảnh hưởng của tỷ
giá danh nghĩa chưa rõ nét trong việc tác động đến xuất nhập khẩu, trong khi đó, tỷ giá
thực hiệu quả lại có tác động rất rõ nét đến thâm hụt thương mại. Điều này chứng tỏ tỷ
giá danh nghĩa chưa sát với tỷ giá thực hiệu quả… Trong thời gian hiện nay, nên theo
đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá, song điều hành tỷ giá danh nghĩa nên bám sát tỷ giá thực
hiệu quả, điều đó từng bước tạo điều kiện cho tỷ giá trở thành công cụ khuyến khích
xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu trong trung hạn”. Cần có chính sách vĩ mô thích hợp,
không vì mục tiêu tăng trưởng mà phải vì mục tiêu giữ lạm phát ở mức độ hợp lý trong
trung và dài hạn để vừa đạt được ổn định tỷ giá hối đoái vừa tăng tính cạnh tranh của
hàng hoá Việt Nam.
3.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam
Vấn đề hết sức quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá là xác
định mặt hàng có lợi thế. Trong thương mại quốc tế phải xem xét cả lợi thế tương đối,
lợi thế tuyệt đối và lợi thế cạnh tranh. Trên cơ sở đó xây dựng và thực thi chiến lược
sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của đất nước theo yêu cầu của thị trường
quốc tế.
Sản xuất của Việt Nam về cơ bản còn phân tán, lạc hậu. Vấn đề tổ chức lại để hình
thành sản xuất hàng hoá lớn, chuyên môn hoá cao trên nền tảng công nghệ hiện đại có ý
nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh của hàng hoá.
Tập trung xây dựng các thương hiệu hàng hoá mạnh của quốc gia. Nhà nước tạo
môi trường thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trên thị

trường quốc tế để tránh bị nước ngoài đăng ký trước.
Tổ chức lại hệ thống phân phối hàng hoá trong nước và tiếp cận hệ thống phân
phối bán lẻ ở thị trường nước ngoài. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông và xúc tiến
thương mại ở ngoài nước.
Khai thác lợi thế cạnh tranh phải tạo ra sự khác biệt sản phẩm hàng hoá. Vấn đề
trọng tâm ở đây là phát triển đa dạng hoá sản phẩm, thường xuyên đổi mới để tăng sự
hấp dẫn. Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn của nước nhập
khẩu.

16
Tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua liên kết quốc tế, tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu.
3.5. Phát triển bền vững thị trường trong nước.
Thực tiễn mấy chục năm gần đây cho thấy rằng, những quốc gia đi theo mô
hình công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
và thay đổi cơ cấu kinh tế hết sức nhanh chóng. Điều đó khiến mô hình công nghiệp
hoá hướng vào xuất khẩu trở thành một xu hướng phổ biến. Tuy nhiên, bối cảnh quốc
tế mới đang đặt ra một số vấn đề đối với mô hình này:
Một là,; sự phụ thuộc quá mức vào thị trường ngoài nước sẽ làm cho nền kinh
tế trong nước dễ bị tổn thương. Khi có những biến động của thị trường thế giới sẽ ảnh
hưởng lớn đến kinh tế trong nước.
Hai là, đầu tư thúc đẩy xuất khẩu mang lại kết quả bị động về chính sách tiền
tệ, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Ba là, thiên nhiều về coi trọng công nghiệp, cơ cấu nền kinh tế mất cân đối.
Tăng trưởng kinh tế trên nền tăng đầu tư cho công nghiệp hướng vào xuất khẩu không
chú ý đến nhu cầu trong nước, dễ bỏ qua thị trường trong nước. Đây là nguy cơ tiềm
ẩn của sự khủng hoảng.
Từ phân tích ở trên thấy rằng, mô hình hữu dụng trong môi trường quốc tế
nhiều biến động hiện nay nước ta cần áp dụng là công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu
và phát triển vững chắc thị trường trong nước. Từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

năm 2008 và sự bất ổn kinh tế của nhiều quốc gia đã cho thấy chính sách khuyến khích
tiêu dùng, kích cầu tiêu dùng là con đường phát triển bền vững, ổn định. Phát triển bền
vững thị trường trong nước cùng có nghĩa là học tập tư duy mới là thúc đẩy điều chỉnh
chính sách với trọng tâm là đẩy mạnh tiêu dùng. Những trọng tâm chủ yếu là: (i) nâng
cao năng lực tiêu dùng của dân cư; (ii) cải thiện xu hướng tiêu dùng của người dân và
(iii) tăng cơ cấu tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ.
3.6. Thúc đẩy xuất khẩu đồng thời kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu
Nghiên cứu nắm chắc thị trường nước ngoài để tạo ra lực kéo hàng hóa Việt
Nam từ khách hàng và các nhà nhập khẩu ngoài nước. Đồng thời khai thác lợi thế của
hàng xuất khẩu Việt Nam để đẩy mạnh ra thị trường thế giới. Chính vì vậy phải nâng
cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu dự báo thị trường cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Phát hiện các cơ hội và thị trường tiềm năng trong xuất khẩu đồng thời phải hiểu rõ các
rào cản của thị trường nhập khẩu để chủ động vượt qua. Kết hợp chặt chẽ và hiệu quả
chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia, chương trình xúc tiến của các ngành, địa
phương và doanh nghiệp. Hỗ trợ hợp lý các doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn
hiện nay về vốn, tạo thị trường vốn giá rẻ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông,kho ngoại quan và hệ thống kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Đa

17
dạng hóa thị trường xuất khẩu, khai thác các thị trường tiềm năng như Châu Phi,
Nam Mỹ. Xây dựng và thực thi chiến lược phát triển logistics. Tận dụng lợi thế trong
thực thi các cam kết trong hiệp định thương mại song phương và đa phương.
Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu là vấn đề cấp thiết cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Vấn đề quan trọng là phải xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về hàng nhập
khẩu, nhất là tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn cho người tiêu dùng trong nước. Vận hành hệ thống cảnh báo sớm có hiệu quả.
Quy định chặt chẽ phương thức tạm nhập tái xuất. Hoàn thiện chính sách và bảo đảm
phân công, phối hợp hợp lý trong kiểm soát thương mại biên mậu.
Giảm nhập siêu là vấn đề phức tạp và đòi hỏi các giải pháp đồng bộ. Cần phải
có tầm nhìn dài hạn thì vấn đề mới được giải quyết triệt để, vững chắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo xây dựng kế hoạch ngành thương mại năm 2013
2. Nguyễn Văn Huân, Viện Kinh tế Việt Nam: Nhập siêu khủng và những nút
thắt của nền kinh tế.
3. Phạm Huyền, VEF, Choáng ngợp với nhập siêu từ Trung Quốc.
4. GS. Trần Văn Thọ, ĐH Waseda, Nhật Bản: Để giải quyết vấn đề nhập siêu.
5. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện chiến lược NHNN: Điều hành chính sách tỷ
giá của Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
6. Tổng cục thống kê - Niên giám thống kê năm 2011.

×