Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.04 KB, 2 trang )
Thuật hùng biện
Bởi:
Wiki Pedia
Khái niệm hùng biện xuất hiện từ thời Hi Lạp cổ đại, Calliope (một trong chín cô con
gái của thần Zeus và Mnemosyne) được xem là nữ thần thi ca truyền cảm hứng cho các
thiên sử thi và thuật hùng biện.
Tài hùng biện có gốc Latin loqu hoặc loc (nói), “hùng biện” là khả năng thấu hiểu và sử
dụng ngôn ngữ sao cho tạo ra sức mạnh thuyết phục.
Petrach (1304-1374), trong một chương trình nghiên cứu về văn học Hi-La và thời kỳ
Phục hưng Ý, đã tập chú vào ngôn ngữ và truyền thông học. Sau khi thông thạo một
ngôn ngữ, bước kế tiếp của người theo đuổi môn học này là nhắm đến một “đẳng cấp
hùng biện”, nghĩa là có khả năng trình bày cách mạch lạc, hùng hồn và trang nhã những
ý tưởng và luận cứ sao cho thuyết phục người nghe tin tưởng vào quan điểm của mình.
Petrach khuyến khích sinh viên học tập những tác giả cổ điển từ thuật dụng ngữ đến kỹ
thuật kết hợp cách trình bày rõ ràng, chuẩn xác với những tư tưởng đạo đức. Những nhà
nhân văn thời kỳ phục hưng quan tâm đến mối quan hệ hỗ tương giữa thuật hùng biện
và các nguyên tắc chính trị, xem đó là công cụ hữu hiệu giúp trình bày và thuyết phục
công chúng tin vào các khái niệm được lựa chọn. Trọng tâm của thuật hùng biện là trang
nhã trong phong cách, súc tích và chuẩn xác trong ngôn từ, hợp lý và gây xúc cảm trong
luận cứ.
Hùng biện chính trị
Một trong những chìa khóa dẫn đến thành công trong sự nghiệp chính trị của các chính
khách là biết sử dụng thuật hùng biện. Marcus Antonius (83 TCN – 30 TCN), một tướng
lĩnh và chính khách La Mã, đã đọc một trong những bài diễn văn đáng nhớ nhất trong
lịch sử, được đưa vào vở kịch Julius Caesar của Shakespeare; Shakespeare đã sử dụng
lời hiệu triệu của Antonius “Các bạn hữu, cư dân thành La Mã, và toàn thể đồng bào,
xin hãy lắng nghe tôi”.
Các chính khách đương đại từ hai phía đối nghịch nhau như Franklin D. Roosevelt,
Winston Churchill, Joseph Stalin, Adolf Hitler, Joseph Goebbels, Benito Mussolini, và
Francisco Franco đều tỏ ra thành thục khi sử dụng thuật hùng biện để gây hiệu ứng trong
công luận và đã thành công trong nỗ lực lôi kéo cả thế giới tham gia Đệ Nhị Thế chiến.