Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC KHẢO SÁT TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 21 trang )

Chuyên đề:
GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU CÔNG TÁC KHẢO SÁT
TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Biên soạn: ThS. Lâm Văn Phong
Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM.
ĐT: (08) 2934591 (NR) - 090.3734.332
Mail: ;
I. GIỚI THIỆU VỀ CÁC CÔNG TÁC KHẢO SÁT
Khảo sát (trong xây dựng công trình) là công tác quan trắc đối tượng cần nghiên
cứu về một hoặc một số đặc trưng cần quan tâm, nhằm phục vụ cho công tác lập dự án,
thiết kế, thi công hoặc kiểm đònh công trình.
Việc quan trắc được thực hiện bằng những biện pháp từ đơn giản cho đến tinh vi,
phức tạp; bằng các giác quan thông thường của con người cũng như bằng các dụng cụ,
thiết bò chuyên dụng.
Sản phẩm của công tác khảo sát là các kết quả quan trắc ở dạng các bảng số liệu,
các hình vẽ hoặc biểu đồ, có thể kèm thêm các đánh giá, dự báo phục vụ cho việc xây
dựng hoặc kiểm đònh công trình.
Các công tác khảo sát phục vụ xây dựng công trình gồm:
1. Công tác khảo sát hiện trạng công trình
2. Công tác khảo sát đòa hình
3. Công tác quan trắc công trình
4. Công tác khảo sát đòa chất công trình
5. Công tác khảo sát đòa chất thủy văn công trình
6. Công tác khảo sát mỏ vật liệu xây dựng
7. Công tác khảo sát thủy (hải) văn công trình
8. Công tác khảo sát khí tượng
9. Công tác khảo sát môi trường
___________________________________________________________________
I.1. Công tác khảo sát hiện trạng công trình
1. Mục đích: Ghi nhận và đánh giá hiện trạng công trình.
2. Nội dung:


- Đo đạc các kích thước của công trình;
Lâm Văn Phong 1 11/04/2014
- Khảo sát cấu tạo của các bộ phận (VD trong công trình dân dụng:
móng, cột, đà, sàn, mái, tường,…);
- Vẽ lại hiện trạng công trình và vò trí công trình trong qui hoạch chung;
- Khi cần thiết: xác đònh khả năng chòu lực của các cấu kiện chòu lực
(thông qua thí nghiệm, tính toán,…); trên cơ sở đó xác đònh giá trò sử
dụng còn lại của công trình.
- Lập báo cáo kết quả khảo sát.
3. Một số dụng cụ, máy móc, thiết bò phục vụ công tác khảo sát:
- Thước các loại với nhiều qui cách;
- Máy ảnh;
- Búa;
- Đục;
- Xà beng
I.2. Công tác khảo sát đòa hình
1. Mục đích: lập bản đồ đòa hình của khu vực xây dựng theo tỉ lệ yêu cầu.
2. Nội dung:
a. Lập lưới khống chế:
- Lập các loại lưới khống chế mặt bằng (từ cấp I đến cấp IV);
- Lập lưới khống chế độ cao (lưới thủy chuẩn);
- Xây dựng các mốc chỉ giới;
- Bình sai lưới trắc đòa.
b. Đo vẽ bản đồ:
- Đo đạc tọa độ các điểm đặc trưng của công trình, kể cả vò trí các đòa
vật (trên hệ tọa độ giả đònh hoặc hệ tọa độ Quốc gia VN2000);
- Thể hiện các điểm đo đạc lên bản vẽ, kể cả các đòa vật (cao độ theo
hệ Quốc gia Hòn Dấu);
- Vẽ các đường đồng cao nếu đòa hình là dốc;
c. Lập báo cáo kết quả khảo sát.

3. Một số dụng cụ, máy móc, thiết bò phục vụ công tác khảo sát:
- Máy kinh vó, máy ni vô, máy toàn đạc (quang học; điện tử) kèm hệ
mia;
- Thiết bò đònh vò GPS;
- Máy đo sâu hồi âm;
- Thước các loại với nhiều qui cách;
- Máy ảnh.
Lâm Văn Phong 2 11/04/2014
Laâm Vaên Phong 3 11/04/2014
Laâm Vaên Phong 4 11/04/2014
Laâm Vaên Phong 5 11/04/2014
I.3. Công tác quan trắc công trình
1. Mục đích: quan trắc biến dạng, chuyển vò của công trình theo thời gian.
2. Nội dung:
Lâm Văn Phong 6 11/04/2014
- Đo đạc độ lún, độ nghiêng, độ võng,… của công trình hoặc bộ phận
công trình theo các qui trình đã ban hành hoặc đề cương đã được phê
duyệt.
- Lập hệ mốc chuẩn cơ sở (nơi đặt máy quan trắc);
- Lập lưới mốc quan trắc (điểm cần quan trắc);
- Thực hiện quan trắc đònh kỳ;
- Lập báo cáo kết quả quan trắc.
3. Một số dụng cụ, máy móc, thiết bò phục vụ công tác quan trắc:
- Máy kinh vó, máy ni vô, máy toàn đạc (quang học; điện tử) kèm hệ
mia;
- Chuyển vò kế;
- Cảm biến chuyển vò.
- Thước các loại với nhiều qui cách;
- Máy ảnh.
I.4. Công tác khảo sát đòa chất công trình

1. Mục đích:
- Xem xét cấu tạo đòa tầng khu vực công trình.
- Cung cấp các thông số của đất nền phục vụ cho các giai đoạn sau này.
2. Nội dung:
- Dùng các biện pháp thăm dò (khai đào, khoan, đòa vật lý) để xác đònh
cấu tạo đòa tầng khu vực công trình (có ghi nhận mực nước ngầm và sự
thay đổi của nó theo thời gian).
- Dùng các thí nghiệm (trong phòng hoặc ngoài hiện trường) để xác đònh
các chỉ tiêu cơ - lý của đất nền, khi cần thiết xác đònh thêm điện trở
suất của đất nền phục vụ công tác thiết kế điện và chống sét.
- Đánh giá sơ bộ về khả năng đáp ứng của đất nền và các biện pháp gia
cố, cải tạo nếu cần.
- Lập báo cáo kết quả khảo sát.
3. Một số dụng cụ, máy móc, thiết bò phục vụ công tác khảo sát:
3.1. Công tác khai đào:
- Máy đào hoặc các dụng cụ đào thủ công (xẻng, cuốc,…);
- Thước các loại với nhiều qui cách;
- Máy ảnh.
3.2. Công tác khoan:
- Máy khoan (kèm cần khoan, mũi khoan);
- Thiết bò lấy mẫu (nguyên dạng, không nguyên dạng);
- Thiết bò thí nghiệm trong hố khoan (SPT, CPT, VST, DMT, PMT,…),
trong hố đào (bàn nén,…);
- Dụng cụ chứa và bảo quản mẫu.
Lâm Văn Phong 7 11/04/2014
Laâm Vaên Phong 8 11/04/2014
Laâm Vaên Phong 9 11/04/2014
Laâm Vaên Phong 10 11/04/2014
3.3. Công tác đòa vật lý:
- Thiết bò thăm dò điện

- Thiết bò thăm dò đòa chấn
- Thiết bò thăm dò từ trường
- Thiết bò thăm dò phóng xạ
I.5. Công tác khảo sát đòa chất thủy văn
1. Mục đích:
- Xem xét các ảnh hưởng của nước ngầm đến công trình.
- Đánh giá chất lượng và trữ lượng của nước ngầm phục vụ cho yêu cầu
cấp nước.
2. Nội dung:
- Khoan tạo lỗ, lấy mẫu đất, mẫu nước để xác đònh các đặc trưng của
nước ngầm;
- Trường hợp khảo sát phục vụ cấp nước cần thi công giếng thăm dò,
xác đònh hệ số thấm, đánh giá trữ lượng;
- Thi công kết cấu giếng khai thác.
- Lập báo cáo kết quả khảo sát.
3. Một số dụng cụ, máy móc, thiết bò phục vụ công tác khảo sát:
- Máy khoan (kèm cần khoan, mũi khoan);
- Máy bơm nước;
- Lưu lượng kế / vận tốc kế;
- Dụng cụ chứa và bảo quản mẫu nước.
I.6. Công tác thăm dò mỏ vật liệu xây dựng
1. Mục đích:
- Xác đònh phạm vi phân bố của mỏ vật liệu xây dựng;
- Đánh giá chất lượng và trữ lượng của mỏ.
2. Nội dung:
Lâm Văn Phong 11 11/04/2014
- Dùng các biện pháp thăm dò (khai đào, khoan, đòa vật lý) để xác đònh
phạm vi phân bố của mỏ.
- Dùng các thí nghiệm trong phòng để xác đònh chất lượng của mỏ.
- Đánh giá trữ lượng của mỏ.

- Lập báo cáo kết quả khảo sát.
3. Một số dụng cụ, máy móc, thiết bò phục vụ công tác khảo sát:
Tương tự như của công tác khảo sát đòa chất.
I.7. Công tác khảo sát thủy - hải văn công trình
1. Mục đích:
- Xem xét các đặc trưng của các yếu tố thủy – hải văn khu vực công
trình (mực nước, thủy triều, sóng, dòng chảy,…).
- Cung cấp các thông số của các yếu tố thủy – hải văn phục vụ cho các
giai đoạn sau này.
2. Nội dung:
- Đo vẽ đường quá trình mực nước theo thời gian; đường tần suất lũy tích
mực nước
- Đo vẽ trường phân bố lưu tốc dòng chảy theo không gian và thời gian;
- Xác đònh hướng sóng và chiều cao sóng;
- Xác đònh hàm lượng bùn cát lơ lửng;
- Lập báo cáo kết quả khảo sát.
3. Một số dụng cụ, máy móc, thiết bò phục vụ công tác khảo sát:
- Ghe/ thuyền/ phao nổi với đủ hệ thống neo và báo hiệu an toàn;
- Các thiết bò đo lưu tốc, sóng, bùn cát.
Lâm Văn Phong 12 11/04/2014
I.8. Công tác khảo sát khí tượng
1. Mục đích:
- Xem xét các đặc trưng của các yếu tố khí tượng của khu vực công trình
(gió, bão, mưa, nắng, độ ẩm, sương mù,…).
- Cung cấp các thông số của các yếu tố khí tượng phục vụ cho các giai
đoạn sau này.
2. Nội dung:
- Đo vẽ các hoa gió (về vận tốc, tần suất xuất hiện) theo từng thời kỳ;
- Đo lượng mưa, số giờ mưa, vẽ biểu đồ phân bố lượng mưa trong năm;
- Đo độ ẩm, vẽ biểu đồ phân bố độ ẩm trong năm;

- Lập báo cáo kết quả khảo sát.
3. Một số dụng cụ, máy móc, thiết bò phục vụ công tác khảo sát:
- Thiết bò đo gió (vận tốc, hướng);
- Thiết bò đo lượng mưa;
- Thiết bò đo độ ẩm.
I.9. Công tác khảo sát môi trường
1. Mục đích:
- Xem xét các yếu tố môi trường của khu vực công trình.
Lâm Văn Phong 13 11/04/2014
- Cung cấp các thông số của các yếu tố môi trường phục vụ cho các giai
đoạn sau này.
2. Nội dung:
- Đo đạc, lấy mẫu các yếu tố môi trường không khí (chất lượng không
khí, độ ồn,…).
- Đo đạc, lấy mẫu các yếu tố môi trường nước (chất lượng nước mặt,
nước ngầm,…).
- Đo đạc, lấy mẫu các yếu tố môi trường đất (tính chất hóa học, tính ổn
đònh của đất nền,…).
- Đo đạc, lấy mẫu các yếu tố môi trường sinh thái (hệ động thực vật trên
cạn, hệ động thực vật dưới nước, hệ động thực vật phù du,…).
- Khảo sát môi trường kinh tế – xã hội (dân số, giới tính, lứa tuổi, tôn
giáo, văn hóa, nghề nghiệp, thu nhập,…).
- Lập báo cáo kết quả khảo sát.
3. Một số dụng cụ, máy móc, thiết bò phục vụ công tác khảo sát:
- Thiết bò lấy mẫu;
- Dụng cụ chứa và bảo quản mẫu.
II. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Trong thời gian qua, việc giám sát công tác khảo sát cũng như kiểm tra các
kết quả khảo sát chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc một số trường hợp
thực hiện công tác khảo sát thiếu nghiêm túc, độ tin cậy của các hồ sơ khảo sát

không cao, đến khi triển khai thi công mới phát hiện được, có trường hợp làm cho
phương án thiết kế trở nên không khả thi, phải tiến hành khảo sát lại, dẫn đến
thay đổi kết cấu, phát sinh rất nhiều phiền toái về mặt kỹ thuật, kinh tế cũng như
thủ tục hành chính, chưa kể làm kéo dài thời gian thực hiện dự án. Vì vậy việc
thực hiện công tác giám sát khảo sát là rất cần thiết. Nhiệm vụ của công tác giám
sát khảo sát xây dựng gồm:
II.1. Giám sát và quản lý về chất lượng công tác khảo sát:
Chất lượng công tác khảo sát phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao
gồm các yếu tố khách quan cũng như chủ quan.
Các yếu tố khách quan như thời tiết xấu, đòa hình tự nhiên bất lợi,…
Các yếu tố chủ quan như trình độ chuyên môn của đội khảo sát còn
yếu hoặc thiếu kinh nghiệm (chưa kể tinh thần làm việc không nghiêm
túc); các thiết bò, dụng cụ, phương tiện còn thô sơ, hoặc độ chính xác
không đảm bảo yêu cầu, hoặc xuống cấp do sử dụng nhiều mà không
thường xuyên kiểm đònh lại,…
Việc tuân thủ đúng các quy trình khảo sát cùng các tiêu chuẩn thí
nghiệm cũng là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo cho chất lượng của công
tác khảo sát.
Như vậy, để giám sát về chất lượng công tác khảo sát đòi hỏi phải:
Lâm Văn Phong 14 11/04/2014
• Giám sát về năng lực chuyên môn và thái độ làm việc của đơn vò
khảo sát;
• Giám sát về các thiết bò, dụng cụ, phương tiện dùng cho công tác
khảo sát;
• Giám sát việc thực hiện theo các quy trình khảo sát, các tiêu chuẩn
thí nghiệm.
II.2. Giám sát và quản lý về khối lượng công tác khảo sát:
Xác nhận khối lượng công việc mà đơn vò khảo sát đã thực hiện
được; nắm rõ khối lượng nào thay đổi (tăng thêm hoặc giảm đi) so với dự
toán và đề cương được duyệt , trên cơ sở đó để nghiệm thu khối lượng

khảo sát thực tế (theo hợp đồng và phát sinh).
II.3. Giám sát và quản lý về tiến độ công tác khảo sát:
1. Giám sát tiến độ của từng công tác, đối chiếu với tiến độ mà đơn vò
khảo sát đã dự trù trong bảng tổng tiến độ, để từ đó đề nghò hoặc yêu
cầu đơn vò khảo sát có các biện pháp điều chỉnh thích hợp nếu tiến độ
thực tế khác nhiều với dự kiến.
2. Giám sát việc phối hợp tiến độ giữa các công tác để đảm bảo tiến độ
chung thực hiện dự án càng ngắn càng tốt (trên cơ sở vẫn đảm bảo
chất lượng công trình).
II.4. Giám sát và quản lý về an toàn lao động trong công tác khảo sát:
Đảm bảo cho người lao động cũng như công trình được an toàn,
không để xảy ra các sự cố đáng tiếc.
Nhiệm vụ này đòi hỏi tư vấn giám sát phải nắm rõ các qui đònh về
bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn trong công tác khảo sát và có kinh
nghiệm thực tế trong việc phòng ngừa không để xảy ra sự cố cho người
cũng như công trình.
II.5. Giám sát và quản lý về vệ sinh môi trường trong công tác khảo sát:
Trong quá trình khảo sát, thậm chí đến lúc khảo sát xong, không
được để việc mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường vượt quá giới hạn cho
phép, cả trong phạm vi khảo sát cũng như khu vực xung quanh. Nói chung
trước khi bàn giao công trình phải yêu cầu đơn vò khảo sát thực hiện công
tác khôi phục lại hiện trạng ban đầu ở những khu vực đã khảo sát.
Lâm Văn Phong 15 11/04/2014
III. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Nội dung chung:
 Kiểm tra năng lực đơn vò khảo sát: kiểm tra danh sách cán bộ kỹ thuật,
đội ngũ công nhân (cả số lượng và trình độ chuyên môn), thiết bò khảo sát
và thiết bò thí nghiệm phục vụ công tác khảo sát, đối chiếu với hồ sơ dự
thầu hoặc đề cương khảo sát; nếu có sai khác phải đề nghò đơn vò khảo sát
giải trình. Chỉ khi có sự phê chuẩn của chủ đầu tư thì mới được chấp

nhận.
 Kiểm tra vật tư xây dựng ở tất cả các dạng (nguyên liệu, bán thành phẩm
và thành phẩm) khi nhập về công trường và cả trong quá trình thi công
(bảo quản, sử dụng). Các vật tư dùng trong công tác khảo sát nói chung
khá đơn giản, số lượng ít, tuy nhiên cũng cần quan tâm kiểm tra cẩn thận.
Nếu cảm thấy có dấu hiệu nghi ngờ cần đề nghò đơn vò khảo sát làm thí
nghiệm để kiểm tra.
Kiểm tra qui trình khảo sát, kỹ thuật thi công và biện pháp thi công
của từng công tác. Tư vấn giám sát cần thường xuyên theo dõi việc thực
thi các công tác của đơn vò khảo sát. Khi phát hiện đơn vò khảo sát thực
hiện không đúng qui trình và kỹ thuật thì phải yêu cầu đơn vò khảo sát
chấn chỉnh lại ngay mới cho làm tiếp, thậm chí phải tiến hành làm lại.
 Kiểm tra, thử nghiệm, vận hành các hệ thống đã lắp đặt đối với các công
tác có yêu cầu.
 Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động tại công trường:
+ Kiểm tra việc tổ chức học tập, phổ biến về nội qui, an toàn lao
động của đơn vò khảo sát. TVGS cần yêu cầu ĐVTC cung cấp
danh sách các cán bộ, công nhân đã được học tập về an toàn lao
động.
+ Kiểm tra việc trang bò các thiết bò bảo hộ lao động cho từng cá
nhân (mũ, giày, găng, quần áo, dây đeo khi làm việc trên cao,…).
+ Kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn cho cả công trình: phòng
chống cháy, nổ (nhất là ở những kho chứa chất dễ cháy, nổ), rò
điện trong môi trường ẩm ướt, trong khu vực nhiều chất dẫn điện;
trượt lở mái đào; ngã đổ các dàn bao che, sàn thao tác, ngã đổ các
cấu kiện đang cố đònh tạm thời,…
+ Kiểm tra việc lắp đặt hàng rào che chắn, các biển báo hiệu nguy
hiểm để cảnh báo cho những người xung quanh.
 Kiểm tra công tác vệ sinh – môi trường:
+ Kiểm tra việc thu dọn rác sinh hoạt, rác do thi công thải ra trong

công trường.
+ Kiểm tra việc thu dọn, để tạm đất đào, đất đắp, xà bần,… xem có
hợp lý chưa.
Lâm Văn Phong 16 11/04/2014
Dưới đây là một số nội dung cần lưu ý khi giám sát đối với một số
công tác khảo sát:
III.1. Công tác giám sát khảo sát hiện trạng công trình
1. Kiểm tra về quyền sở hữu của các bộ phận công trình tiếp giáp với
các công trình khác (tường chung, tường riêng, tường mượn,…).
2. Kiểm tra vò trí công trình so với chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ.
3. Kiểm tra cẩn thận kết cấu chòu lực của công trình.
III.2. Công tác giám sát khảo sát đòa hình
1. Kiểm tra tính chắc chắn của các mốc. Trường hợp có mốc nằm ở vò trí
dễ có khả năng bò chuyển dòch (hoặc mất) cần lưu ý biện pháp bảo vệ
(tốt nhất nên làm thêm mốc phụ để đối chiếu sau này).
2. Kiểm tra thiết bò đo vẽ (cấp chính xác so với qui đònh, có còn trong hạn
kiểm đònh không,…).
3. Kiểm tra biện pháp giảm thiểu sai số do các nguyên nhân chủ quan
trong quá trình đo vẽ.
4. Yêu cầu đơn vò khảo sát đònh kỳ cung cấp số liệu đo đạc để tiến hành
kiểm tra theo xác suất.
5. Kiểm tra công tác phục hồi hiện trạng cho khu vực khảo sát.
III.3. Công tác giám sát việc quan trắc công trình
1. Kiểm tra tính chắc chắn của các mốc (không bò ảnh hưởng do chuyển
dòch của công trình, không bò các tác nhân xung quanh làm biến dạng,
…).
2. Kiểm tra thiết bò quan trắc (cấp chính xác so với qui đònh, có còn trong
hạn kiểm đònh không,…).
3. Kiểm tra biện pháp giảm thiểu sai số do các nguyên nhân chủ quan
trong quá trình quan trắc.

4. Yêu cầu đơn vò khảo sát đònh kỳ cung cấp số liệu đo đạc để tiến hành
kiểm tra theo xác suất.
III.4. Công tác giám sát khảo sát đòa chất công trình
1. Với công tác khoan lấy mẫu:
- Kiểm tra thiết bò khoan;
- Kiểm tra độ sâu khoan;
- Kiểm tra khoảng cách lấy mẫu;
- Kiểm tra số lượng mẫu;
- Kiểm tra chất lượng mẫu, qui cách đóng gói, vận chuyển;
- Kiểm tra công tác phục hồi hiện trạng cho khu vực khảo sát.
- Kiểm tra công tác chống ô nhiễm môi trường cho khu vực khảo sát.
2. Với công tác thí nghiệm hiện trường:
- Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT);
Lâm Văn Phong 17 11/04/2014
- Thí nghiệm xuyên côn (xuyên tónh) (CPT);
- Thí nghiệm cắt cánh (VST);
- Thí nghiệm nén ngang (DMT và PMT);
3. Với công tác thí nghiệm trong phòng:
- Kiểm tra cách thức lấy mẫu, bao gói và vận chuyển mẫu;
- Kiểm tra sự tuân thủ qui trình thí nghiệm.
III.5. Công tác giám sát khảo sát đòa chất thủy văn
1. Giám sát công tác khoan tạo lỗ, độ sâu khoan, đòa tầng, công tác lấy
mẫu;
2. Giám sát công tác thí nghiệm trong phòng;
3. Kiểm tra các bộ phận của kết cấu giếng (ống lọc, ống chống, ống lắng,
máy bơm,…);
4. Giám sát quá trình bơm thổi rửa, bơm thí nghiệm;
5. Kiểm tra công tác chống ô nhiễm môi trường cho khu vực khảo sát.
III.6. Công tác giám sát việc thăm dò mỏ vật liệu xây dựng
1. Giám sát công tác khai đào, khoan tạo lỗ, độ sâu khảo sát, đòa tầng,

công tác lấy mẫu;
2. Giám sát công tác thí nghiệm trong phòng;
3. Kiểm tra việc đánh giá trữ lượng mỏ;
4. Kiểm tra điều kiện khai thác, vận chuyển.
IV. CÁC TIÊU CHUẨN, QUI PHẠM ÁP DỤNG TRONG CÔNG TÁC KHẢO
SÁT XÂY DỰNG
1. Qui phạm mạng tam giác – Đo đạc thực đòa đường truyền do Cục đo
đạc bản đồ công bố.
2. Qui phạm về công tác thủy chuẩn do Cục đo đạc bản đồ công bố.
3. Qui phạm đo vẽ bản đồ đòa hình, tỷ lệ 1/500 đến 1/5000 - Phần hiện
trường –do Cục đo đạc bản đồ công bố.
4. Qui phạm đo vẽ bản đồ đòa hình, tỷ lệ 1/500 đến 1/5000 - Phần nội
nghiệp –do Cục đo đạc bản đồ công bố.
5. Ký hiệu cho bản đồ đòa hình , tỷ lệ 1/500 đến 1/5000 do Cục đo đạc
bản đồ công bố.
6. TCXDVN 309:2004 Công tác trắc đòa trong xây dựng công trình – Yêu
cầu chung
7. TCXDVN 270:2002 Khảo sát đánh giá tình trạng nhà và công trình
xây gạch đá.
8. TCXDVN 271:2002 Quy trình kỹ thuật xác đònh độ lún công trình dân
dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học
9. TCVN 4419:1987 Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản
10.TCXD 160:1987 Khảo sát đòa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công
móng cọc
Lâm Văn Phong 18 11/04/2014
11.TCXD 161:1987 Công tác thăm dò điện trong khảo sát xây dựng
12.TCXD 194:1997 Nhà cao tầng – Công tác khảo sát đòa kỹ thuật
13.TCXD 203:1997 Nhà cao tầng – Kỹ thuật đo đạc phục vụ thi công
14.TCXD 112:1984 Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng
thiết bò mới (do PNUD đầu tư) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công

trình
15.14TCN 12:1985 Qui trình khảo sát đòa chất công trình để thiết kế và
xây dựng công trình ngầm
16. 22TCN 171:1987 Qui trình khảo sát đòa chất công trình và thiết kế
biện pháp ổn đònh nền đường vùng có hoạt động trượt, sụt lở.
17. 22TCN 20:1984 Qui trình khảo sát, thiết kế, cải thiện nâng cấp đường
ô tô
18. 22TCN 259:2000 Qui trình khoan thăm dò đòa chất công trình
19. 22TCN 260:2000 Qui trình khảo sát đòa chất công trình các công trình
đường thủy
20. 22TCN 262:2000 Qui trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên
đất yếu - TCTK
21. 22TCN 263:2000 Qui trình khảo sát đường ô tô
22. 20TCN 174:1989 Phương pháp thí nghiệm xuyên tónh
23. TCVN 4195 – 4202:1995; TCVN 2683:1991; Đất xây dựng. Các
phương pháp thí nghiệm trong phòng
24. TCXDVN 226:1999 Phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
25. TCXD 80:1980 Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng
tónh
26. TCXD 88:1982 Phương pháp thí nghiệm cọc tại hiện trường
27. Các phương pháp thí nghiệm đất trong phòng: TCVN 2683:1991;
TCVN 4195:1995
v.v….
V. NGHIỆM THU CÔNG TÁC KHẢO SÁT XÂY DỰNG
V.1. Các căn cứ để nghiệm thu:
1. Đề cương khảo sát được duyệt.
2. Các tiêu chuẩn, qui phạm hiện hành của Nhà nước có liên quan (hoặc
của các nước khác nếu được chấp thuận bằng văn bản của Bộ Xây
dựng).
3. Các yêu cầu kỹ thuật, qui trình thi công, vận hành của nhà sản xuất vật

liệu, thiết bò.
V.2. Trình tự nghiệm thu:
1. Nghiệm thu vật tư, thiết bò đưa vào công trường.
2. Nghiệm thu công tác khảo sát theo từng giai đoạn: phần ngoại nghiệp
(ở hiện trường), phần nội nghiệp (ở phòng thí nghiệm, ở xưởng vẽ).
Lâm Văn Phong 19 11/04/2014
Trong từng giai đoạn cần yêu cầu ĐVTC tiến hành nghiệm thu nội
bộ công việc trước khi báo TVGS nghiệm thu công việc đó.
3. Kiểm tra kết quả khảo sát:
Một số công tác khảo sát có thể kiểm tra kết quả bằng cách đối
chiếu giữa báo cáo kết quả khảo sát và hiện trường (chẳng hạn công
tác khảo sát hiện trạng, khảo sát đòa hình, khảo sát thủy – hải văn,…)
V.3. Các biên bản nghiệm thu:
Căn cứ theo các mẫu biên bản trong NĐ 209 của CP, trong TT
12/2005 của BXD và các mẫu riêng tùy thuộc từng chuyên ngành.
- PL4A: Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng.
- PL5A: Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng,
giai đoạn thi công xây dựng.
Trường hợp trong công tác khảo sát có lắp đặt các thiết bò thì cần thêm
các biên bản nghiệm thu sau:
- PL4B: Biên bản nghiệm thu lắp đặt tónh thiết bò.
- PL5B: Biên bản nghiệm thu thiết bò chạy thử đơn động không tải.
- PL5C: Biên bản nghiệm thu thiết bò chạy thử liên động không tải.
- PL6: Biên bản nghiệm thu thiết bò chạy thử liên động có tải.
VI. GIẢI QUYẾT SỰ CỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ KỸ THUẬT PHÁT SINH TRONG
CÔNG TÁC KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Một số sự cố và vấn đề kỹ thuật phát sinh thường gặp, cùng các
biện pháp phòng ngừa, khắc phục:
1. Trong công tác trắc đòa sử dụng các thiết bò điện tử cần lưu ý thường
xuyên kiểm tra các thông số của môi trường (nhiệt độ, áp suất,…) để cập

nhật cho dữ liệu trong thiết bò, nếu không kết quả đo đạc rất dễ bò sai lệch
mặc dù thiết bò có độ chính xác cao.
2. Khi sử dụng công nghệ GPS cần lưu ý thời điểm thuận lợi về vò trí tương
đối của các vệ tinh để đảm bảo hạn chế tối đa sai số do vò trí đặt máy thu
gây ra.
3. Vò trí đặt máy trắc đòa có nhiều khả năng bò xê dòch nhỏ do các va chạm
vô ý gây ra, có thể gây sai lệch cho một loạt số liệu đo, nên cần thường
xuyên kiểm tra lại vò trí đặt máy.
4. Trong công tác khảo sát có sử dụng phương pháp khoan sâu vào lòng đất
thì sau khi khảo sát xong phải lấp kín lại để tránh nguồn nước mặt gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm bên dưới.
5. Để kiểm tra sơ bộ các kết quả khảo sát, nhất là khảo sát hiện trạng và đòa
hình, TVGS nên trang bò thiết bò ghi hình kỹ thuật số (máy chụp ảnh, quay
phim) để ghi nhận hiện trạng công trình và quá trình khảo sát. Việc này
giúp hạn chế nhiều việc phải đào bới phần khuất lấp hoặc phải trở lại
hiện trường, đôi khi ở khá xa.
Lâm Văn Phong 20 11/04/2014
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Bồi dưỡng kỹ sư tư vấn giám sát chất lượng công trình xây dựng – ĐH Bách
Khoa TPHCM – 2005 – Bộ XD
2. Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ Giám sát thi công xây dựng công trình – ĐH Mở Bán công
TPHCM - 2005 – Bộ XD
3. Điều kiện hợp đồng FIDIC (I & II) – NXBXD – 2001 – Hiệp hội Quốc tế các Kỹ sư Tư vấn -
Hiệp hội TVXD VN biên dòch.
4. Sổ tay giám sát thi công công trình xây dựng – NXBXD – 1999 – Âu Chấn Tu,…
5. Kỹ sư tư vấn – NXBXD – 1995 – C.Maxwell Stanley
6. Sổ tay công trình sư thi công– NXBXD – 2004 – Giang Chính Vinh
7. Cẩm nang xây dựng – NXBGTVT – 1998 - Nguyễn Viết Trung
8. Hỏi đáp về chất lượng thi công công trình xây dựng – NXBXD – 2003 – Vương Tống
Xương

9. Bảo hộ lao động trong ngành xây dựng – NXBXD – 2005 – Bộ XD
10. Hướng dẫn an toàn lao động cho công nhân xây dựng – NXBKHKT – 1999 – Nguyễn Bá
Dũng.
11. Kỹ thuật an toàn và môi trường – NXBKH&KT – 2005 – Đinh Đắc Hiến,…
12. Đất xây dựng – Đòa chất công trình và kỹ thuật cải tạo đất – NXB XD – 2005 –Nguyễn
Ngọc Bích,…
13. Các phương pháp thí nghiệm hiện trường trong đòa kỹ thuật – NXB ĐHQGTPHCM – 2003 –
Nguyễn Mạnh Thủy,…
14. Thí nghiệm đất và nền móng công trình – NXB GTVT – 2002 – Đoàn Thế Tường, Lê Thuận
Đăng
15. Thí nghiệm đất hiện trường và ứng dụng trong phân tích nền móng – NXB KH&KT – 2003
– Vũ Công Ngữ, Nguyễn Thái
16. Trắc đòa qui hoạch đường và đô thò – NXB XD – 2004 – Vũ Thặng
17. Hướng dẫn thực hành trắc đòa đại cương – NXB XD – 2005 – Phạm Vưn Chuyên
18. Trắc đòa biển – NXB ĐHQGTPHCM – 2003 – Lê Trung Chơn
19. Đòa kỹ thuật biển và móng các công trình ngoài khơi – NXB XD – 2004 – Nguyễn Ngọc
Bích, Nguyễn Việt Dương
20. Các công trình cung cấp nước sạch cho thò trấn và cộng đồng dân cư nhỏ – NXB XD –
2000 – Nguyễn Duy Thiện
21. Kỹ thuật khai thác nước ngầm – NXB XD – 2005 – Phạm Ngọc Hải, Phạm Việt Hòa
22. Cơ sở đòa chất công trình và đòa chất thủy văn công trình – NXB XD – 2000 – Nguyễn
Hồng Đức
Lâm Văn Phong 21 11/04/2014

×