Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Trình bày lý luận của c mác về hàng hóa sức lao động ở việt nam hiện nay có tồn tại thị trường hàng hóa sức lao động không vì sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.92 KB, 14 trang )

Bộ Giáo dục và Đào tạo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-----------------------

TIỂU LUẬN
MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề số 3:
“Trình bày lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động? Ở Việt Nam
hiện nay có tồn tại thị trường hàng hóa sức lao động khơng? Vì sao?
Nếu có hãy trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về thị trường này
ở Việt Nam hiện nay?”
Họ và tên

VŨ THU HẰNG

Mã sinh viên

11216746

Lớp

KINH TẾ PHÁT TRIỂN_63C

GVHD

NGUYỄN THỊ HÀO

Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2022



MỤC LỤC
1-Cơ sở lý luận sức về hàng hóa sức lao động của C.Mác .............................. 4
1.1.Khái niệm về sức lao động ...................................................................... 4
1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa...................................... 4
1.3. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động ............................................ 4
1.3.1

Giá trị hàng hóa sức lao động ......................................................... 4

1.3.2.Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động ......................................... 5
2. Lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác với thị trường lao động ở
Việt Nam hiện nay ............................................................................................ 6
2.1.Thị trường sức lao động .......................................................................... 6
2.2.Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay ........................... 7
2.2.1. Lực lượng lao động và trình độ nguồn lao động ................................. 7
2.2.2. Quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường sức lao động ở Việt
Nam hiện nay ............................................................................................... 8
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng cung-cầu lao động ..................... 9
3. Vận dụng lí luận để phát triển thị trường lao động Việt Nam hiện nay. . 11
3.1.Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề cho người lao động ... 11
3.2. Nguồn thông tin mở, kết nối lao động với thị trường ......................... 11
3.3. Liên hệ bản thân ................................................................................... 11

2


LỜI NĨI ĐẦU
Trong tồn bộ lí luận kinh tế của C.Mác, xuất phát điểm đầu tiên đó là từ học
thuyết giá trị. Trên nền tảng học thuyết này, C.Mác đã xây dựng nên học thuyết
về giá trị thặng dư với một vị trí “hịn đá tảng” trong lí luận. Ở đây, ơng đã nhìn

nhận ra rằng, trong chế độ tư bản chủ nghĩa, để có được giá trị thặng dư, nhà tư
bản phải tìm ra một loại hàng hóa mà giá trị sử dụng của nó có thuộc tính là
nguồn gốc sinh ra giá trị. Sức lao động của con người chính là hàng hóa mà nhà
tư bản đã tìm ra. Con người được đặt ở vị trí trung tâm nên việc phát triển thị
trường hàng hóa sức lao động sao cho hợp lý không những là một nhu cầu cấp
thiết đối với các nước trên thế giới mà còn là đối với nền kinh tế Việt Nam hiện
nay khi đang trên con đường hội nhập, chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Nghiên cứu về hàng hóa sức lao động là một việc làm có ý nghĩa trong việc xây
dựng thị trường lao động tại Việt Nam. Xuất phát từ vấn đề trên, em xin chọn đề
tài tìm hiểu về “ tình hình thực tiễn của thị trường hàng hóa sức lao động ở Việt
Nam dựa trên cơ sở lí luận của C.Mác”, từ đó tạo lý luận tiền đề vững chắc cho
việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằm ổn định và
phát triển thị trường của loại hàng hóa đặc biệt này. Trong bài viết, do lượng
kiến thức có hạn, em rất mong nhận được sự góp ý q báu của cơ để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

3


1-Cơ sở lý luận sức về hàng hóa sức lao động của C.Mác
1.1.Khái niệm về sức lao động
Theo C. Mác, sức lao động là tồn bộ thể lực và trí lực ở trong thân thể, trong
nhân cách một con người, thể lực và trí lực mà con người đem ra vận dụng để
sản xuất ra những sản phẩm có giá trị sử dụng.
1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Hàng hóa sức lao động khơng phải xuất hiện ngay khi có sản xuất hàng hóa. Sức
lao động chỉ trở thành hàng hóa và là đối tượng trao đổi, mua bán trên thị trường
khi sản xuất hàng hóa phát triển đến trình độ nhất định làm xuất hiện những điều
kiện biến sức lao động thành hàng hóa. Trong lịch sử, sức lao động trở thành

hàng hóa khi có đủ hai điều kiện gồm:
Thứ nhất, người lao động được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của
mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa. Muốn vậy,
người có sức lao động phải có quyền sở hữu năng lực của mình. Việc biến sức
lao động thành hàng hóa địi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ
phong kiến.
Thứ hai, người lao động khơng có tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, hoặc có
nhưng khơng đầy đủ; họ buộc phải bán sức lao động để sống, để tồn tại.
1.3. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính là giá trị và giá
trị sử dụng.
1.3.1 Giá trị hàng hóa sức lao động
Giá trị hàng hóa sức lao động được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao
động, người lao động phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Vì
vậy, giá trị hàng hóa sức lao động được đo bằng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần

4


thiết để duy trì cuộc sống của người lao động ở trạng thái bình thường. Giá trị
hàng hóa sức lao động được hợp thành từ các bộ phận sau:
• Một là giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để
tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người lao động.
• Hai là phí tổn đào tạo người lao động để có được trình độ lành nghề nhất
định.
• Ba là giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho gia
đình người cơng nhân.
Do sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người nên giá trị hàng hóa
sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Tức là số lượng tư liệu sinh

hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động phải bao gồm cả tư liệu
sinh hoạt vật chất ( lương thực, thực phẩm, quần áo…) và tư liệu sinh hoạt tinh
thần ( sách báo, giải trí, học tập…). Mặt khác cả về số lượng và cơ cấu các tư
liệu sinh hoạt không phải lúc nào và ở đâu cũng giống nhau, mà tùy thuộc hoàn
cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ; tùy thuộc vào trình độ văn minh đã đạt
được và cả tập quán, điều kiện địa lý, điều kiện hình thành giai cấp cơng nhân…
Giá trị hàng hóa sức lao động ở các nước khác nhau sẽ có sự khác nhau.
1.3.2.Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng giống như các hàng hóa khác là
giá trị sử dụng cho người mua, chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao
động, tức quá trình người lao động tiến hành sản xuất. Tuy nhiên tính đặc biệt về
giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động so với giá trị sử dụng hàng hóa khác
thể hiện ở chỗ, tiêu dùng sức lao động chính là q trình lao động, do đó khi tiêu
dùng sức lao động sẽ tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức
lao động. Nói cách khác, hàng hóa sức lao động có khả năng tạo ra giá trị, là
nguồn gốc của giá trị. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng hàng hóa

5


sức lao động khác biệt so với hàng hóa khác, là khả năng tạo nên giá trị thặng
dư.
Con người là chủ thể của hàng hóa sức lao động. Vì vậy, việc cung ứng sức lao
động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao
động. Đối với hầu hết các thị trường khác thì cầu phụ thuộc vào con người với
những đặc điểm của họ, nhưng đối với thị trường lao động thì con người lại có
ảnh hưởng tới quyết định cung.
2. Lý luận về hàng hóa sức lao động của C.Mác với thị trường lao động ở
Việt Nam hiện nay
2.1.Thị trường sức lao động

Thị trường sức lao động là thị trường mà trong đó các dịch vụ lao động được
mua bán thơng qua một quá trình để xác định số lượng lao động được sử dụng
cũng như mức tiền công và tiền lương. Thị trường lao động là một trong những
loại thị trường cơ bản và có một vị trí đặc biệt trong hệ thống các thị trường của
nền kinh tế. Quá trình hình thành và phát triển cũng như sự vận động của thị
trường lao động có những đặc điểm hết sức riêng biệt. Thị trường lao động cũng
như các loại thị trường khác tuân thủ theo những quy luật của thị trường như
quy luật cung cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh. Điểm khác biệt lớn
nhất ở đây là do tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động ( như đã trình bày
ở trên).
Theo Luật Lao động, nhà nước đã chuyển hẳn từ cơ chế quản lý hành chính về
lao động sang cơ chế thị trường. Việc triển khai bộ luật này đã góp phần quan
trọng vào công cuộc xây dựng đất nước và ổn định xã hội trong thời gian qua.
Nhà nước cũng đã từng bước hoàn thành hệ thống pháp luật: Luật đầu tư nước
ngồi, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước…,
nên đã thúc đẩy các yếu tố của các thị trường, trong đó thị trường sức lao động
hình thành, mở ra tiềm năng mới giải phóng các tiềm năng lao động và tạo mở
việc làm. Đồng thời với các cải tiến trong quản lý hành chính, hộ khẩu, hoàn
6


thiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền tệ hóa tiền lương, tách
chính tiền lương, thu nhập khỏi chính sách xã hội đã góp phần làm tăng tính cơ
động của thị trường lao động.
2.2.Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Lực lượng lao động và trình độ nguồn lao động
Ở nước ta, lực lượng lao động rất dồi dào. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,
tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I năm 2022 là 68,1%, tăng 0,4 điểm phần
trăm so với quý trước và giảm 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ
lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 62,1%, thấp hơn 12,4 điểm phần trăm so

với nam (74,5%). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị là 65,9%,
trong khi đó tỷ lệ này ở nơng thơn là 69,5%. Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham
gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nơng thơn ở các
nhóm tuổi trẻ và nhóm tuổi già, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở
nhóm 55 tuổi trở lên (thành thị: 33,5%; nơng thơn: 47,2%) và nhóm từ 15-24 tuổi
(thành thị: 36,6%; nông thôn: 45,2%). Điều này cho thấy, người dân tại khu vực
nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn
khá nhiều so với khu vực thành thị.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý I năm 2022 là 26,1%, không
thay đổi so với quý trước và cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước. Do chuyển dịch cơ cấu lao động trên thị trường còn chậm về ngành nghề
và địa bàn, không theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cả nước mới có 66% lao
động qua đào tạo.

7


2.2.2. Quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường sức lao động ở Việt Nam
hiện nay
Tuy nhiên, nguồn cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các
doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với lao động có trình
độ chun môn cao. Một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra
tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ, riêng trong quý
1/2022 có xảy ra sự thiếu hụt lao động cục bộ khoảng 120.000 lao động (gần
10% so với nhu cầu tuyển dụng), cao hơn những năm trước khoảng 2-3%.
Trong khi đó, nguồn lao động có nhu cầu việc làm nhưng khó tìm được cơng
việc ưng ý; doanh nghiệp thì "khát" lao động song tuyển dụng vẫn không đủ chỉ
tiêu. Để cung - cầu lao động tiệm cận nhau, việc dự báo thị trường lao động cần
đẩy mạnh hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của nguồn lao động và doanh nghiệp. Tình
hình thiếu việc làm với thực trạng thường được quan sát ở nước ta, xu hướng tỷ

lệ này ở khu vực nông thôn thường cao hơn khu vực thành thị, sau khi chứng
kiến 3 quý liên tiếp từ quý II đến quý IV năm 2021 với diễn biến phức tạp của
dịch Covid-19 đã đẩy tỷ lệ thiếu việc làm ở thành thị cao hơn khu vực nông
thôn.

8


2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng cung-cầu lao động
• Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm: Mặc dù trong những năm qua đã giảm
được tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong
công nghiệp và thương mại nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa
tương xứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
• Cung-cầu thừa mà thiếu: thiếu những ứng viên thích hợp cho những vị trí
quan trọng dù nguồn nhân lực có nhu cầu tìm việc lúc nào cũng thừa, cịn
nhiều người phải thất nghiệp ln tìm kiếm việc làm hoặc mất việc làm do
ngành nghề thu hẹp, doanh nghiệp giải thể, chuyển sang hoạt động sản
xuất-kinh doanh khác.
• Trình độ chun mơn kỹ thuật cịn thấp.
• Áp dụng chính sách tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp cứng nhắc
và chưa ánh thực tế thị trường lao động. Việc xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2026, các cơ quan Trung ương thống
nhất nhận định, sau hơn 20 năm, tính từ 1993, qua 2 lần cải cách tiền lương
(năm 1993 và năm 2004), dù tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh song đời
sống người hưởng lương ít được cải thiện. Theo Bộ LĐ-TB&XH với mức
lương hiện nay, người lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp chỉ chi
9


trả được 50% mức sống tối thiểu, trong khi giá cả sinh hoạt ngày càng leo

thang. Con số này ở khu vực sản xuất dù có cao hơn nhưng cũng mới chỉ
đạt 80% (tính đến 2020). Chính sách tiền lương dù đã “cải cách” vẫn chưa
tạo ra động lực đủ mạnh cho người hưởng lương phát huy tài năng và cống
hiến. Tiền lương thấp khơng kích thích được các bộ cơng chức, viên chức
gắn bó với nhà nước, khơng thu hút được nhân tài; ngược lại, người làm
việc giỏi, người có tài bỏ khu vực nhà nước ra làm việc cho khu vực ngồi
nhà nước, nơi có tiền lương và thu nhập cao, có xu hướng tăng. Mặt khác,
mức lương tối thiểu vùng thấp và khả năng đàm phán hạn chế của người
lao động trong điều kiện cơ chế thỏa thuận còn khiến nhiều doanh nghiệp
bám vào để trả lương và ép tiền công của người lao động.

10


3. Vận dụng lí luận để phát triển thị trường lao động Việt Nam hiện nay.
Nhìn nhận về lý luận sức lao động của C. Mác, vận dụng vào thị trường sức lao
động Việt Nam là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở
nước ta hiện nay. Từ đó, đưa ra một số giải pháp cho thị trường lao động trong
nước.
3.1.Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề cho người lao động
Hiện tại, các chương trình đào tạo, học nghề của nước ta đa phần vẫn đang tập
trung nhiều vào các ngành, nghề cũ. Với các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp và dịch vụ hiện đại vẫn có nhưng chưa nhiều. Giữa các bộ,ngành
như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển nơng nên có sự phối hợp chặt trẽ, trao đổi thông tin dưới sự
chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ.Trong q trình đào tạo, cần hướng nhân lực
gần hơn với các tiến bộ về khoa học kĩ thuật, học tập những cái mới giúp nâng
cao năng suất lao động.
3.2. Nguồn thông tin mở, kết nối lao động với thị trường
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Việc làm với nhiều nỗ lực

nghiên cứu, báo cáo thông tin thị trường, cập nhật vào các quý. Tuy nhiên,
những số liệu liên quan đến cung – cầu trong thị trường lao động các ngành,
nghề vẫn cịn nhiều thiếu sót, chỉ là những số liệu cơ bản.Với các ngành nghề
phi nông nghiệp, cần tập trung đào tạo nhân lực theo từng vị trí. Các trường,
trung tâm dạy, đào tạo nghề nên liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài
nước, tạo mối liên hệ cung – cầu chặt chẽ, gắn tuyển sinh với tuyển dụng.
3.3. Liên hệ bản thân
Bản thân em đang là một sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, em hiểu được
rằng trong thực tế vẫn còn rất nhiều những anh chị sinh viên sau khi tốt nghiệp
rơi vào tình trạng thất nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là ở chính bản thân người
sinh viên còn lơ là kiến thức, thiếu các kĩ năng mềm, chưa chủ động học tập
11


thêm khi cịn đang trong q trình thực tập,… Từ những điều trên, em hiểu rằng
bản thân phải có trách nhiệm với chính mình, cố gắng học tập, trang bị thêm
những kĩ năng mềm, tiếp thu thêm những điều mà trường khơng dạy từ mơi
trường thực tế để có đủ những yêu cầu mà nhà tuyển dụng cần, chủ động tìm
kiếm cơ hội để tránh tình trạng thất nghiệp làm gánh nặng cho gia đình, sớm
được cống hiến cho xã hội và đất nước ngày càng phát triển.

12


KẾT LUẬN
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa rất đặc biệt. Cũng vì vậy mà Đảng và
Nhà nước đã có những chính sách hết sức hợp lí và kịp thời để xây dựng và phát
triền thị trường hàng hóa này. Tuy nhiên, khơng gì là hồn hảo tuyệt đối. Hiện
tại, thị trường lao động vẫn còn rất nhiều khó khăn cần khắc phục như nâng cao
chất lượng nguồn lao động, cầu nối giữa cung lao động và cầu lao động, hỗ trợ

lao động di cư hoặc chuyển ngành…Chỉ khi khắc phục được những điều trên thì
những tiềm năng về nguồn lao động của nước ta mới được phát huy tối đa, thu
hút nhiều vốn đầu tư và có những ảnh hưởng tích cực đến kinh tế và đời sống
nhân dân nước nhà.

Tài liệu tham khảo
(Giáo trình kinh tế chính trị (khơng chun), 2020)
[1] />[2] />[3] />[4] />
13


14



×