BỘ Y TẾ
VIỆN TIM MẠCH - BỆNH VIỆN BẠCH MAI HÀ NỘI
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC VÀ ĐIỀU TRỊ
MỘT SỐ BỆNH TIM BẨM SINHH THƯỜNG GẶP
Mã số KC 10 – 29
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: GS.TS. NGUYỄN LÂN VIỆT
7387
08/6/2009
HÀ NỘI - 2008
BKH&CN
VTMVN
BKH&CN
VTMVN
BKH&CN
VTMVN
Bộ Khoa học v Công nghệ
Viện Tim mạch bệnh viện bạch mai
78 Đờng Giải Phóng - Đống Đa Hà Nội
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài:
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
trong chẩn đoán chính xác v điều trị một số
bệnh tim bẩm sinh thờng gặp
GS. TS. Nguyễn Lân Việt
Hà Nội- 2008
Bản quyền 2008 thuộc Viện Tim mạch Việt Nam
Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Viện trởng
Viện Tim mạch Việt Nam trừ trờng hợp sử dụng với mục đích nghiên cứu.
Bộ Khoa học v Công nghệ
Viện Tim mạch bệnh viện bạch mai
78 Đờng Giải Phóng - Đống Đa Hà Nội
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài:
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
trong chẩn đoán chính xác v điều trị một số
bệnh tim bẩm sinh thờng gặp
GS. TS. Nguyễn Lân Việt
Hà Nội- 2008
Tài liệu này đợc chuẩn bị trên cơ sở kết quả thực hiện Đề tài cấp Nhà nớc
Mã số: KC10-29
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
TT Học hàm, học vị, họ tên Nội dung thực hiện
1 GS.TS. Nguyễn Lân Việt Chủ nhiệm đề tài
2 GS.TS. Phạm Gia Khải Viện trưởng Viện Tim mạch
3 PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi Chủ nhiệm nội dung 2
4 TS. Phạm Mạnh Hùng Chủ nhiệm nội dung 4
Thực hiện nội dung 5 (phần can thiệp)
5 TS. Nguyễn Lân Hiếu Chủ nhiệm nội dung 1
Thực hiện nội dung 2 (phần can thiệp)
6 TS. Nguyễn Quang Tuấn Thực hiện nội dung 3 (phần can thiêp )
7 TS. Trương Thanh Hương Thực hiện nội dung 1 (phần siêu âm)
8 TS. Đinh Thu Hương Chủ nhiệm nội dung 5
9 TS. Nguyễn Thị Bạch Yến Chủ nhiệm nội dung 3 - Thư ký đề tài
10 ThS. Phạm Thái Sơn Thực hiện nội dung 2 (phần siêu âm)
11 ThS. Khổng Nam Hương Thực hiện nội dung 4 (phần siêu âm)
BÀI TÓM TẮT
- Tên đề tài :
“Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán chính xác và
điều trị một số bệnh tim bẩm sinh thường gặp”, Mã số: KC10-29 (thuộc
Chương trình “Khoa học và cộng nghệ phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
cộng đồng", mã số: KC.10)
- Mục tiêu chính của đề tài :
1. Ứng dụng thành công một số kỹ thuật khoa học công nghệ mới
trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh tim bẩm sinh thường gặp ở
Việt nam (Thông liên nhĩ, Thông liên thất, Còn ống động mạch, hẹp
van ĐMP, rò ĐMV bẩm sinh).
2. Xây dựng được những phác đồ mới trong chẩn đoán và điều trị một
số bệnh tim bẩm sinh thường gặp (Thông liên nhĩ, Thông liên thất,
Còn ống động mạch, hẹp van ĐMP, dò ĐMV bẩm sinh).
- Các nội dung nghiên cứu chính của đề tài (theo hợp đông):
1. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị
bệnh Thông liên nhĩ (40 - 80BN)
1.1- Đánh giá vai trò của siêu âm-Doppler tim qua thành ngực và qua
thực quản trong việc xác định các tổn thương của thông liên nhĩ. Đề ra quy
trình siêu âm tim và phác đồ chẩn đoán bệnh thông liên thất
1.2- Đánh giá kết quả phương pháp bít lỗ thông nhĩ lỗ thứ hai bằng dụng
cụ Amplatzer. Đề xuất quy trình bít lỗ Thông liên nhĩ bằng dụng cụ và Phác
đồ điều trị bệnh thông liên nhĩ.
2. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị
bệnh Thông liên thất (30 BN)
2.1. Đánh giá vai trò của siêu âm-Doppler tim qua thành ngực và qua thực
quản trong việc xác định các tổn thương của thông liên thấtt. Đề ra quy trình
siêu âm tim và phác đồ chẩn đoán bệnh thông liên thất
2.2. Đánh giá kết quả phương pháp bít lỗ thông liên thất qua da bằng dụng
cụ Amplatzer, Coil Pfm trên bệnh nhân Việt Nam. Đề ra quy trình bít lỗ thông
liên thất bằng dụng cụ và phác đồ điều trị bệnh thông liên thất.
3. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị
bệnh còn ống động mạch (30 – 40BN)
3.1. Nghiên cứu vai trò của siêu âm-Doppler tim trong việc xác định hình
thái và kích thước ống động mạch và vai trò của nó trong việc góp phần điều
trị bênh. Từ đó đề ra quy trình siêu âm tim và phác đồ chẩn đoán bệnh Còn ống
động mạch
3.2. Đánh giá kết quả phương pháp bít ÔĐM bằng dụng cụ Amplatzer, Coil
Pfm trên bệnh nhân Việt Nam. Đề ra quy trình bít ÔĐM bằng dụng cụ và phác
đồ điều trị bệnh.
4. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị
bệnh hẹp van động mạch phổi đơn thuần. (30 - 40BN)
4.1. Nghiên cứu vai trò của siêu âm - Doppler tim trong chẩn đoán chính
xác và phối hợp điều trị bệnh hẹp van động mạch phổi. Từ đó đề ra quy trình
siêu âm tim và phác đồ chẩn đoán bệnhhẹp van ĐMP.
4.2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp nong van ĐMP bằng bóng qua da
trong điều trị bệnh nhân hẹp van ĐMP đơn thuần tại Viện Tim mạch Việt nam.
Đề ra quy trình nong van ĐMP bằng dụng cụ và phác đồ điều trị bệnh hẹp
van ĐMP.
5. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị
bệnh bệnh dị dạng và rò động mạch vành.( 15BN)
5.1. Đánh giá vai trò của siêu âm Doppler tim trong chẩn đoán rò ĐMV.
Từ đó đề ra quy trình siêu âm tim và phác đồ chẩn đoán bệnh.
5.2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp bít rò động mạch vành qua đường
ống thông để điều trị bệnh rò động mạch vành. Đề ra quy trình bít rò ĐMV
bằng dụng cụ và phác đồ điều trị bệnh.
- Các sản phẩm chính của đề tài là:
A. Các báo cáo khoa học: 5 báo cáo của các nhánh, Báo cáo tổng kết các
kết quả nghiên cứu của đề tài.
B. Các phác đồ, quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh phù hợp với
điều kiện Việt nam (20 phác đồ và quy trình):
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH
1-Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị
bệnh Thông liên nhĩ lỗ thứ hai (40 - 80BN)
- Có 2 mục tiêu nghiên cứu:
+Vai trò của siêu âm-Doppler tim qua thành ngực (SAQTN) và qua
thực quản (SAQTQ) trong việc xác định các tổn thương của thông liên nhĩ lỗ
thứ hai.
+ Đánh giá kết quả phương pháp bít lỗ thông nhĩ qua da bằng dụng cụ.
Từ đó đề xuất quy trình siêu âm tim, phác đồ chẩn đoán, phác đồ điều trị, quy
trình bít thông liên nhĩ lỗ thứ hai bằng dụng cụ.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ 101 BN TLN lỗ thứ 2 được nghiên cứu SAQTN, 32 BN được nghiên
cứu SAQTQ, có đối chiếu với các thông số tương ứng khi thông tim (87 BN) và
phẫu thuật (15 BN).
+ 249 BN TLN lỗ thứ 2 (28,5% là nam), tuổi trung bình 27,9 tuổi ( 11
tháng – 64 tuổi) được bít lỗ TLN.
- Kết quả:
1-Về Siêu âm Doppler tim:
- Đường kính lỗ TLN trung bình trên SATQTQ lớn hơn so với SATQTN
tuy sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, nhưng lại nhỏ hơn có ý nghĩa so
với thông số khi thông tim và phẫu thuật.
- SAQTN cho phép đánh giá chính xác các gờ lỗ TLN và các tổn thương
tim khác. Hai loại SAQTN và SAQTQ hỗ trợ nhau trong đánh giá tổn
thương.
2- Bít lỗ TLN bằng dụng cụ qua da: Là phương pháp điều trị:
- Hiệu quả: Tỷ lệ thành công 93,2%, shunt tồn lưu ngay sau bít là 12,4%;
theo dõi 12 tháng thấy tỷ lệ bít hoàn toàn là 98%, shunt tồn lưu nhỏ 2%;
- ít biến chứng (có 1 ca bloc nhĩ-thất cấp III, 1 ca vỡ bóng, 1 ca tách động
mạch đùi điều trị có kết quả).
3- Đã đề xuất: phác đồ chẩn đoán, phác đồ điều trị bệnh TLN, quy trình
siêu âm tim và kỹ thuật đóng lỗ TLN bằng dụng cụ.
2. Ứng dụng tiến bộ tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều
trị bệnh thông liên thất.
- Có 2 mục tiêu nghiên cứu:
- Vai trò của siêu âm Doppler tim qua thành ngực và qua thực quản
trong chẩn đoán các các tổn thương của thông liên thất(TLT); đánh giá kết
quả phương pháp bít lỗ TLT bằng dụng cụ Amplatzer và Coil Pfm; từ đó đề
ra quy trình siêu âm tim trong chẩn đoán, phác đồ chẩn đoán, phác đồ điều
trị và quy trình bít lỗ TLT bằng dụng cụ.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ 61 bệnh nhân (33 nam, 28 nữ) TLT được làm SATQTN và 15 bệnh
nhân được làm SATQTQ, các kết quả siêu âm đựơc đối chiếu với các thông
số tương ứng trên thông tim khi can thiệp qua da và phẫu thuật. Các bệnh
nhân có tuổi trung bình là 19,3.
+ 30 Bệnh nhân TLT tuổi trung bình 15,2( thấp nhất 2 tuổi, cao nhất
33 tuổi) được bít lỗ thông bằng dụng cụ từ 2/2004 đến 3/2006.
- Kết quả đạt được:
1. Về siêu âm Doppler tim: về vị trí và kích thước lỗ thông, không thấy
sự khác biệt khi đo trên SATQTN và SATQTQ cũng như khi can thiệp
qua da, nhưng thông số này thấp hơn so với khi phẫu thuật. SATQTN
đủ để thăm dò tổn thương TLT. SATQTQ giúp phát hiện và đánh giá
tốt hơn các tổn thương tim phối hợp.
2. Bít lỗ TLT bằng dụng cụ qua da là phương pháp điều trị hiệu quả: tỷ lệ
thành công 90%, shunt tồn lưu ngay sau bít là 26% (chủ yếu là shunt
nhỏ), theo dõi 6 tháng đến 1 năm thấy 81% bít hoàn toàn, 18,4% còn
shunt; ít xảy ra các biến chứng (có 1 ca bloc nhĩ – thất cấp I, 1 ca hở
van động mạch chủ).
3. Đã đề xuất phác đồ chẩn đoán, phác đồ điều trị bệnh TLT, quy trình
siêu âm tim và kỹ thuật bít lỗ TLT bằng dụng cụ.
3. Ứng dụng tiến bộ KHCN trong chẩn đoán và điều trị bệnh còn ống
động mạch,
- Có 2 mục tiêu nghiên cứu: vai trò của siêu âm Doppler tim trong việc
xác định hình thái và kích thước ống động mạch (ÔĐM) và trong việc góp
phần điều trị bệnh CÔĐM; đánh giá kết quả phương pháp bít ÔĐM bằng
dụng cụ Amplatzer. Từ đó đề ra quy trình siêu âm tim trong chẩn đoán, phác
đồ chẩn đoán, phác đồ điều trị và quy trình bít ÔĐM bằng dụng cụ.
- Đối tượng nghiên cứu: gồm 195 người (56 nam, 139 nữ), có tuổi
trung bình 17,85 ± 13,35 tuổi (thấp nhất là 5 tháng, cao nhất là 66 tuổi) được
chẩn đoán CÔĐM. 92 BN được bít ÔĐM bằng dụng cụ qua da từ 11/2002
đến 9/2006.
- Kết quả đạt được:
1. Siêu âm Doppler tim (qua thành ngực) cho phép chẩn đoán xác định
được bệnh CÔĐM, xác định chính xác kích thước và hình dạng ÔĐM
(không khác biệt với thông tim, P>0,05), giúp định hướng cho điều trị,
cho phép theo dõi đánh giá kết quả can thiệp.
2. Bít ÔĐM bằng dụng cụ qua da là phương pháp điều trị có hiệu quả: tỷ
lệ thành công cao (100% ở nhóm > 6 tuổi và 86% ở nhóm < 6 tuổi),
shunt tồn lưu thấp và không còn sau 3 tháng, cải thiện được lâm sàng
và huyết động. Không có tai biến lớn.
3. Đã đề xuất phác đồ chẩn đoán, phác đồ điều trị bệnh CÔĐM, quy trình
siêu âm tim và kỹ thuật bít lỗ ÔĐM bằng dụng cụ.
4. Ứng dụng tiến bộ KHCN trong chẩn đoán và điều trị bệnh hẹp van
động mạch phổi
- Có 2 mục tiêu nghiên cứu: Vai trò của siêu âm Doppler tim trong
chẩn đoán chính xác và phối hợp điều trị bệnh hẹp van động mạch phổi
(ĐMP); hiệu quả của phương pháp nong van động mạch phổi bằng bóng qua
da, từ đó đề xuất phác đồ chẩn đoán và điều trị, quy trình siêu âm tim và quy
trình nong van ĐMP.
- Đối tượng nghiên cứu là 72 bệnh nhân gồm 37 nữ và 35 nam từ 1
tháng tuổi đến 55 tuổi (Trung bình 18,2 tuổi) được siêu âm qua thành ngực
và được nong van ĐMP bằng bóng qua da từ tháng 1/2002 đến 9/2006. Các
kết quả trên siêu âm đựơc đối chiếu với các kết quả tưong trên thông tim khi
nong van
- Kết quả đạt được:
1. Siêu âm Doppler tim là phương pháp có giá trị trong chẩn đoán xác
định, chẩn đoán mức độ, ảnh hưởng đến cấu trúc tim tương đương như
thông tim và giúp đánh giá hiệu quả của điều trị.
2. Nong van ĐMP bằng bóng qua da là một phương pháp điều trị tốt: tỷ
lệ thành công kỹ thuật cao 94,4% (4 trường hợp thất bại là những
trường hợp làm đầu tiên), cải thiện được được các triệu chứng lâm
sàng và các thông số huyết động, ít xảy ra các biến chứng (có 1 BN bị
ngừng tim cấp cứu được, 7 BN có rối loạn nhịp tim, 2 BN bị suy tim),
theo dõi khoảng 12 tháng thấy có 7/36 BN bị tái hẹp. Một số yếu tố có
ảnh hưởng đến kết quả và tăng khả năng tái hẹp sau nong là chiều cao,
cân nặng của BN thấp, chênh áp tối đa qua van ĐMP ngay sau nong ≥
30mmHg, tỷ lệ đường kính bóng nong/ đường kính vòng van <1,2.
3. Các tác giả đã đề xuất phác đồ chẩn đoán, quy trình siêu âm tim trong
chẩn đoán và theo dõi bệnh, phác đồ điều trị và nong van ĐMP bằng
bóng qua da.
5. Ứng dụng tiến bộ KHCN trong chẩn đoán và điều trị bệnh dị dạng và
rò động mạch vành”.
- Có 2 mục tiêu nghiên cứu: Vai trò của siêu âm Doppler tim trong
chẩn đoán rò động mạch vành (ĐMV), hiệu quả của phương pháp điều trị bít
rò ĐMV qua đường ống thông, từ đó bước đầu xây dựng quy trình kỹ thuật
chẩn đoán bằng siêu âm Doppler và quy trình kỹ thuật điều trị bệnh rò ĐMV
qua đường ống thông.
- Đối tượng nghiên cứu là 17 BN gồm 9 nam, 8 nữ, có tuổi trung bình
là 16 ( thấp nhất là 12 tháng, cao nhất là 47 tuổi) được chẩn đoán có rò ĐMV
đựoc nghiên cứu siêu âm tim và được bít rò qua đường ống thông từ tháng
1/2001 đến 12/2006.
- Kết quả đạt được:
1. Siêu âm Doppler tim cho phép chẩn đoán xác định được bệnh rò
ĐMV khá chính xác, biết được hình thái, vị trí, mức độ rò ĐMV (so
với thông tim thì siêu âm chẩn đoán vị trí đổ vào của rò ĐMV có độ
nhạy 88,2%, so với chụp ĐMV thì siêu âm đánh giá kích thước gốc
ĐMV bị rò có độ nhạy 94%, độ đặc hiệu 100%).
2. Bít lỗ rò ĐMV bằng dụng cụ qua da cho những BN mà hình thái phù
hợp cho thủ thuật là phương pháp khả thi, tỷ lệ thành công khá cao
14/17 BN(82,4%), kết quả tốt 9/14 BN(64,3%), tương đối an toàn
(cường phế vị, tụt huyết áp tạm thời xảy ra với 3 BN).
3. Đã đề xuất phác đồ chẩn đoán, phác đồ điều trị, quy trình siêu âm tim
và điều trị bệnh rò ĐMV bằng phương pháp can thiệp qua da.
Kết luận :
1. Các nội dung nghiên cứu đặt ra có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng được
yêu cầu cấp thiết của lâm sàng.
- Giúp cho các cơ sở khoa học tiếp cận với các kĩ thuật mới nhằm
nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh tim bẩm sinh ở nước ta, theo
kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nghiên cứu đã đề cập tới các bệnh tim bẩm sinh thường gặp, đặc biệt
đã hoàn chỉnh các kĩ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại, thực sự góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ tim mạch cho nhân dân, đáp ứng
được yêu cầu của thực tiễn.
2. Phương pháp nghiên cứu khoa học và khách quan:
Các thiết bị sử dụng đều là các thiết bị hiện đại, các tiêu chuẩn chẩn
đoán, các quy trình kĩ thuật và các chỉ tiêu nghiên cứu được thống nhất, kế
thừa được các kinh nghiệm của nước ngoài đi trước chúng ta. Các số liệu
được xử lý theo thuật toán thống kê Y học.
3. Đề tài đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Khối lượng công
việc thực hiện đều bằng hoặc cao hơn so với yêu cầu của hợp đồng.
4. Về chuyển giao công nghệ:
Các kết quả nghiên cứu đã được đưa vào ứng dụng thường quy trong
thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân tại Viện Tim mạch (ở
VTM, năm 2007 đã bít TLN lỗ thứ hai cho 192 BN, đóng ÔĐM cho 85 BN,
bít lỗ TLT cho 14 BN, nong van ĐMP cho 39 BN). Một số kỹ thuật như
nong van ĐMP, bít lỗ thông liên nhĩ đã được chuyển giao cho một số trung
tâm tim mạch trong nước và trên thế giới (Malaixia, Singapore).
Mục lục
Trang
Danh sách những người thực hiện
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Bài tóm tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, các hình
Lời mở đầu 1
Nội dung chính của báo cáo 7
Chương I: Tổng quan 8
1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 8
1.1.1. Về bệnh TLN 8
1.1.2. Về bệnh Thông liên thất 13
1.1.3. Về bệnh Còn ống động mạch 18
1.1.4. Hẹp van ĐMP 24
1.1.5- Rò động mạch vành 31
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 34
1.2.1. Về bệnh TLN 34
1.2.2. Về TLT 34
1.2.3. Còn ống động mạch 35
1.2.4. Hẹp van ĐMP 35
1.2.5. Về rò ĐMV 36
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.3. Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 38
2.3.1. Đối với các nghiên cứu về Siêu âm – Doppler tim: 38
2.3.2. Đối với các nghiên cứu điều trị can thiệp 41
2.4. Tính mới, sáng tạo của đề tài, dự án 43
Chương III: Các kết quả nghiên cứu của đề tài 44
3.1. kết quả Nghiên cứu về bệnh thông liên nhĩ 44
3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 44
3.1.2. Kết quả đánh giá tổn thương thông liên nhĩ trên SÂQTN
và SÂQTQ đối chiếu với thông tim hoặc phẫu thuật
46
3.1.3. Kết quả bít TLN 52
3.1.4. Kết luận 77
3.2. Kết quả Nghiên cứu về bệnh thông liên thất
78
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng và CLS của các BN nghiên cứu 78
3.2.2- Kết quả nghiên cứu siêu âm tim 79
3.2.3- Kết quả nghiên cứu bít thông liên thất bằng dụng cụ 85
3.2.4. Kết luận 90
3.3. Kết quả N/C về bệnh còn ống động mạch 91
3.3.1. Đặc điểm lâm sàng và CLS củanhóm nghiên cứu 91
3.3.2- Kết quả nghiên cứu siêu âm -Doppler tim 93
3.3.3. Kết quả nghiên cứu bít ÔĐM 100
3.3.4. Kết luận 106
3.4. Kết quả nghiên cứu về bệnh hẹp van ĐMP 108
3.4.1. Đặc điểm của các bệnh nhân nghiên cứu 108
3.4.2. Kết quả siêu âm tim 109
3.4.3. Kết quả nong van ĐMP với bóng qua da 111
3.4.4-Kết luận 120
3.5. Kết quả nghiên cứu bệnh rò ĐMV 121
3.5.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng NC 122
3.5.2. Nghiên cứu giá trị của siêu âm Doppler tim trong chẩn
đoán phát hiện rò ĐMV và đặc điểm của rò ĐMV
124
3.5.3. Kết quả bít rò động mạch vành qua đuờng ống thông
129
3.5.4- Kết luận 137
Các phác đồ và quy trình rút ra từ NC 138
1. Phác đồ chẩn đoán bệnh Thông liên nhĩ 139
2. Quy trình siêu âm – Doppler tim chẩn đoán và đánh giá huyết
động bệnh thông liên nhĩ.
142
3. Phác đồ điều trị bệnh Thông liên nhĩ 147
4. Quy trình bít lỗ TLN bằngAmplatzer 149
5. Phác đồ chẩn đoán bệnh Thông liên thất 153
6. Quy trình SA Tim trong chẩn đoán và đánh giá bệnh TLT 154
7. Phác đồ điều trị bệnh thông liên thất 157
8. Quy trình bít lỗ thông liên thất bằng dụng cụ 158
9. Phác đồ chẩn đoán bệnh CÔĐM 161
10. Quy trình SA tim trong chẩn đoán và đánh giá bệnh COĐM 163
11. Phác đồ Điều trị bệnh còn ống động mạch 165
12. Quy trình bít ÔĐM qua da bằng dụng cụ Amplatzer 168
13. Phác đồ chẩn đoán hẹp van động mạch phổi 172
14. Quy trình SA tim trong chẩn đoán và theo dõi hẹp van ĐMP 174
15. Phác đồ điều trị bệnh hẹp van ĐMP 176
16. Quy trình kỹ thuật nong van ĐMP bằng bóng qua da 179
17. Phác đồ chẩn đoán rò ĐMV 183
18. Quy trình siêu âm tim trong đánh giá rò ĐMV 184
19. Phác đồ điều trị bệnh rò ĐMV 187
20. Quy trình bít rò ĐMV bằng phương pháp can thiệp qua da 188
Chương V : Tổng quát hóa và đánh giá các kết quả thu được 190
4.1- Về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 190
4.2- Độ tin cậy, tính ổn định của các kết quả NC 190
4.3- Kết quả về chuyển giao công nghệ 190
4.4- Về đào tạo và nâng cao trình độ 191
4.5- Đánh giá về hiệu quả về kinh tế, xã hội 191
Kết luận và kiến nghị 192
Lời cảm ơn
196
Tài liệu tham khảo
197
Các phụ lục
218
Phụ lục 1a: Phương pháp nghiên cứu siêu âm tim trong TLN 218
Phụ lục 1b: Phương pháp nghiên cứu bít Thông liên nhĩ lỗ thứ 2 223
Phụ lục 2a: Phương pháp nghiên cứu siêu âm tim trong TLT 229
Phụ lục 2b: Phương pháp nghiên cứu đóng thông liên thất 233
Phụ luc 3a: Phương pháp nghiên cứu siêu âm tim trong CÔĐM 241
Phụ luc 3b: Phương pháp nghiên cứu đóng ống động mạch qua da 244
Phụ lục 4a: Phương pháp nghiên cứu SA tim trong hẹp van ĐMP 248
Phụ lục 4b: Phương pháp NC nong van ĐMP bằng bóng qua da 250
Phụ lục 5a: Phương pháp nghiên cứu siêu âm tim trong rò ĐMV 252
Phụ lục 5b: Phương pháp nghiên cứu bít rò động mạch vành 255
Danh mục các Bảng
Bảng 3.1-1: Triệu chứng cơ năng trước khi bít TLN 45
Bảng 3.1-2: Đường kính lỗ TLN đo trên SATQTN và thông tim 46
Bảng 3.1-3: Đường kính TLN trên SATQTQ và thông tim 46
Bảng 3.1-4: So sánh đường kính TLN trên SATQTN và phẫu thuật 47
Bảng 3.1-5: So sánh đường kính TLN trên SATQTQ và phẫu thuật 47
Bảng 3.1-6: So sánh kết quả đánh giá các gờ của lỗ TLN trên
SATQTN với SATQTQ 47
Bảng 3.1-7: So sánh kết quả đánh giá các gờ lỗ TLN của SATQTN
với kết quả đo được trong lúc phẫu thuật
47
Bảng 3.1-8: So sánh kết quả đánh giá các gờ lỗ TLN của SATQTQ
với kết quả đo được trong lúc phẫu thuật 48
Bảng 3.1-9: Đánh giá độ dầy gờ của lỗ TLN trên SATQTN, SATQTQ 48
Bảng 3.1-10: Đánh giá tổn thương các van tim phối
hợp với TLN trên SATQTNvà SATQTQ 49
Bảng 3.1-11: Tương quan giữa ĐK lỗ TLN ở các mặt cắt trên
SATQTN với kết quả thông tim
49
Bảng 3.1-12: Tương quan giữa đường kính lỗ TLN trên SATQTQ
với kết quả thông tim và phẫu thuật 50
Bảng 3.1-13: Đánh giá độ dày vách liên nhĩ trên SATQTN, SATQTQ 51
Bảng 3.1-14: So sánh khả năng đánh giá phình vách liên nhĩ trên
SATQTN, SATQTQ 51
Bảng 3.1-15: Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng đánh giá
tổn thương TLN của SATQTN 52
Bảng 3.1-16: Mức độ hở van ba lá và van hai lá trên SA tim 53
Bảng 3.1-17. Dạng của TLN trên phim chụp mạch 53
Bảng 3.1-18: So sánh kích thước lỗ TLN của các NC khác nhau 54
Bảng 3.1-19: Kích cỡ ống thông tương ứng với dụng cụ sử dụng 55
Bảng 3.1-20: Tỷ lệ thất bại khi thả dụng cụ lần 1 55
Bảng 3.1-21: Tỷ lệ Shunt tồn lưu 56
Bảng 3.1-22: Thay đổi các thông số SA Doppler tim 57
Bảng 3.1-23: Thay đổi mức độ hở van ba lá trước và sau can thiệp 57
Bảng 3.1-24: Thay đổi mức độ hở van hai lá trước và sau can thiệp 57
Bảng 3.1-25a: Tỷ lệ thành công trong các N/C khác nhau trên thế giới 58
Bảng 3.1-25b: Tỷ lệ biến chứng qua các N/C khác nhau trên thế giới 58
Bảng 3.1-26: Tỷ lệ biến chứng rơi DC gặp ở N/C trên thế giới 61
Bảng 3.1-27: Các thông số chung theo dõi sau 6 tháng của các BN
61
Bảng 3.1-28: Các thông số chung theo dõi sau 6 tháng của các BN 62
Bảng 3.1-29: Mức độ NYHA theo dõi sau 1 năm 62
Bảng 3.1-30: Tỷ lệ shunt tồn luu theo dõi được theo thời gian 63
Bảng 3.1-31: So sánh gây mê NKQ, gây mê đường TM và gây tê 63
Bảng 3.1-32: So sánh kết quả nhóm BN trên 40 tuổi và duới 40 tuổi 66
Bảng 3.1-33: Các thông số của nhóm BN nhỏ tuổi được bít TLN 67
Bảng 3.1-34: So sánh các dụng cụ bít TLN 73
Bảng 3.1-35: Theo dõi lâu dài (3 năm) BN bít lỗ TLN 73
Bảng 3.2-1: Đặc điểm về lâm sàng bệnh nhân TLT 78
Bảng 3.2-2: Đặc điểm ĐTĐ của quần thể nghiên cứu 79
Bảng 3.2-3: Thông số siêu âm tim qua thành ngực 79
Bảng 3.2-4: Vị trí lỗ TLT trên siêu tim qua thành ngực 80
Bảng 3.2-5: Mức độ hở van ĐMC qua siêu âm thành ngực 80
Bảng 3.2-6: Tổn thương van hai lá qua siêu âm thành ngự 80
Bảng 3.2-7: Các tổn thương phối hợp khác 81
Bảng 3.2-8. Vị trí lỗ TLT trên SATQTQ 81
Bảng 3.2-9: Mặt cắt để đo chênh áp qua TLT qua SATQTQ 82
Bảng 3.2-10: So sánh vị trí TLT giữa SA thành ngực và SAQTQ 82
Bảng 3.2-11. Sự thay đổi các kích thước tim trước và sau bít lỗ TLT 84
Bảng 3.2-12: Các thông số kích thước tim trước và sau PT 85
Bảng 3.2-13: Các thông số chung của các bệnh nhân nghiên cứu 85
Bảng 3.2-14:Kết quả theo dõi sau 6 tháng của các bệnh nhân NC 89
Bảng 3.3-1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu CÔĐM 91
Bảng 3.3-2: Phân nhóm mức độ khó thở 92
Bảng 3.3-3: Tiếng thổi ống động mạch ở các BN nghiên cứu 92
Bảng 3.3-4 : Những biến đổi một số thông số cơ bản trên điện tim 93
Bảng 3.3-5: ĐKÔĐM và hình dạng ÔĐM trên SA và Thông tim 95
Bảng 3.3-6: So sánh ĐK dụng cụ với ĐK ÔĐM trên thông tim và SA 96
Bảng 3.3-7: Thay đổi một số thông số SA tim ngay sau đóng ÔĐM 97
Bảng 3.3-8: Một số thông số SA ở nhóm BN theo dõi đến tháng thứ 3 98
Bảng 3.3-9: Shunt tồn lưu sau đóng ÔĐM trên siêu âm tim 99
Bảng 3.3-10: So sánh giá trị chẩn đoán Shunt tồn lưu của 2 phương
pháp siêu âm và khám lâm sàng sau bít
99
Bảng 3.3-11. Mức độ TAĐMP trước đóng ÔĐM theo thông tim 101
Bảng 3.3-12: Shunt tồn lưu sau đóng ÔĐM 1 ngày và 3 tháng 102
Bảng 3.3-13: Đối chiếu kết quả NC của chúng tôi với tác giả khác 105
Bảng 3.4-1: Đặc điểm lâm sàng của nhóm NC hẹp van ĐMP 108
Bảng 3.4-2: Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu 109
Bảng 3.4-3: Các thông số siêu âm - Doppler tim 109
Bảng 3.4-4: Hình ảnh hẹp van ĐMP trên siêu âm 2D 110
Bảng 3.4-5: Chênh áp tâm thu tối đa (Gmax) giữa thất phải và ĐM P 110
Bảng 3.4-6: So sánh một số thông số trên SA Doppler tim và trên
thông tim 110
Bảng 3.4- 7: Một số tai biến gặp khi NVĐMP bằng bóng qua da 112
Bảng 3.4-8: Một số thông số đo trên thông tim ngay sau nong 114
Bảng 3.4-9: So sánh chênh áp đỉnh-đỉnh qua van ĐMP trước và sau
NVĐMP với tác giả khác 115
Bảng 3.4-10: Các thông số siêu âm tim trước, ngay sau NVĐMP và
sau 12 tháng 116
Bảng 3.4-11: Chênh áp tâm thu tối đa (Gmax) giữa thất phải và
ĐMP ngay sau nong
117
Bảng 3.4-12: Chênh áp tâm thu tối đa (Gmax) giữa thất phải và
ĐMP sau 12 tháng theo dõi 117
Bảng 3.4-13: Chênh áp tâm thu tối đa (Gmax) giữa thất phải và
ĐMP ngay sau nong và sau 12 tháng theo dõi 117
Bảng 3.4-14: So sánh một số yếu tố giữa nhóm A (không tái hẹp sau
NVĐMP) và nhóm B (tái hẹp sau NVĐMP) 118
Bảng 3.5-1: Đặc điểm về tuổi và giới của nhóm BN rò ĐMV 121
Bảng 3.5-2: Phân độ khó thở theo NYHA của các BN rò ĐMV 121
Bảng 3.5-3: Đặc điểm tiếng thổi ở tim của các bệnh nhân rò ĐMV 122
Bảng 3.5-4: Một số thông số siêu âm Doppler tim về hình thái và
huyết động của các BN rò ĐMV 124
Bảng 3.5-5: Vị trí đổ vào của các ĐMV bị rò trên siêu âm Doppler và
trên thông tim (chụp ĐMV).
125
Bảng 3.5-6. Kết quả bít rò ĐMV qua da 129
Bảng 3.5-7: Kết quả SA tim kiểm tra sau bít rò ĐMV 130
Danh mục các Biểu đồ
Biểu đồ 3.1-1: Tương quan giữa ĐK TLN ở mặt cắt 4 buồng và TT 50
Biểu đồ 3.1-2: Tương quan giữa ĐK TLN trên SATQTQ với TT 50
Biểu đồ 3.1-3: Tỷ lệ shunt tồn lưu theo dõi sau 1 năm 62
Biểu đồ 3.1-4: Tỷ lệ bít thành công theo các phân nhóm tuổi của NC 68
Danh mục các Hình
Hình 3.1-1: SA qua thành ngực hướng dẫn bít lỗ TLN bằng dụng cụ 64
Hình 3.1-2: SA qua thành ngực hướng dẫn bít lỗ TLN bằng dụng cụ 65
Hình 3.1-3: SA Doppler qua thành ngực hướng dẫn bít lỗ TLN 65
Hình 3.1-4: 2 lỗ TLN được đo bằng bóng và được bít bằng 2 dụng cụ 70
Hình 3.1-5: Hẹp van ĐMP phối hợp với TLN 70
Hình 3.1-6: Bít TLN không có gờ ĐMC 74
Hình 3.1-7: Dụng cụ Amplatzer cỡ 40mm dùng bít lỗ TLN 74
Hình 3.1-8: 2 lỗ TLN được đo bằng bóng và được bít bằng 2 dụng cụ 75
Hình 3.1-9: Hẹp van ĐMP phối hợp với TLN 76
Hình 5.1-1: Rò ĐMV trái vào nhĩ phải 132
Hình 5.1-2: Đóng rò ĐMV bằng coil Pfm 132
Hình 5.1-3: Rò ĐMV phải vào thất phải 134
Hình 5.1-4: Dây dẫn đi từ ĐM đùi sang TM đùi 134
Hình 5.1-5: Bít rò ĐMV bằng Amplatzer 134
Các chữ viết tắt
Tiếng Việt
ALĐMP : áp lực động mạch phổi
ALTTĐMP : áp lực tâm thu động mạch phổi
BN : Bệnh nhân
CATTTĐ : Chênh áp tâm thu đối đa
COđm : Còn ống động mạch
ĐK : Đường kính
ĐM : Động mạch
ĐMC : Động mạch chủ
ĐMP : Động mạch phổi
ĐMV : Động mạch vành
ĐTĐ : Điện tâm đồ
Gmax : Chênh áp tối đa
Gmoy : Chênh áp trung bình
HA : Huyết áp
HATT : Huyết áp tâm thu
HATTr : Huyết áp tâm trương
HHL : Hẹp hai lá
HK : Huyết khối
HoBL : Hở van ba lá
HoC : Hở van động mạch chủ
HoHL : Hở van hai lá
HoP : Hở van động mạch phổi
NC : Nghiên cứu
NKQ : Nội khí quản
NVĐMP : Nong van động mạch phổi
NMCT : Nhồi máu cơ tim
NP : Nhĩ phải
NT : Nhĩ trái
ÔĐM : ống động mạch
Qp : Lưu lượng tiểu tuần hoàn
Qs : Lưu lượng đại tuần hoàn
SA : Siêu âm
SATQTN : Siêu âm tim qua thành ngực
SATQTQ : Siêu âm tim qua thực quản
Shunt p-t : Shunt phải trái
Shunt t-p : Shunt trái phải
TBMN : Tai biến mạch não
TDMT : Tràn dịch màng tim
TAĐMP : Tăng áp động mạch phổi
tln : Thông liên nhĩ
TLT : Thông liên thất
TM : Tĩnh mạch
TMC : Tĩnh mạch chủ
TMP : Tĩnh mạch phổi
TSTT-d : Thành sau thất trái tâm trương
TSTT-s : Thành sau thất trái tâm thu
TP : Thất phải
TT : Thất trái
VLN : Vách liên nhĩ
VLT : Vách liên thất
VLT-d : Vách liên thất tâm trương
VLT-s : Vách liên thất tâm thu
VNTMNK : Viêm nội tâm mạc nhiễn khuẩn
VXĐM : V
ữa xơ động mạch
Tiếng Anh:
Dd : Left Ventricular Diastolic Diameter
Ds : Left Ventricular Systolic Diameter
DT : Deceleration time
EF : Ejection Fraction
CK : Creatinin kinase
LDH : Lactat dehydrogenase
2D : Two Dimension
LỜI MỞ ĐẦU
Bệnh tim bẩm sinh là loại bệnh lý khá thường gặp, tỷ lệ mắc trung
bình của chung các thể bệnh tim bẩm sinh là khoảng 0,4% số trẻ sinh ra
(theo thống kê ở nước ngoài) .
Tại các nước phát triển, bệnh tim bẩm sinh thường được phát hiện khá
sớm ngay sau khi sinh và thường được điều trị triệt để bằng phẫu thuật, vì
vậy ở các nước này tỷ lệ bệnh tim bẩm sinh ở người lớn còn rất ít.
Trong những năm gần đây ngoài biện pháp điều trị bằng phẫu thuật,
cùng với sự phát triển của tim mạch can thiệp, đã có các nghiên cứu về điều
trị can thiệp qua ống thông trong một số bệnh tim bẩm sinh. Cho đến nay
các kỹ thuật này đã có rất nhiều thành tựu và tiến bộ mới trong điều trị các
bệnh tim bẩm sinh (ít xâm lấn, hiệu quả cao), mở ra hướng mới trong điều trị
bệnh tim bẩm sinh.
Trong các can thiệp mới này cần phải kể đến: Đóng ống động mạch
bằng dụng cụ qua đường tĩnh mạch, Đóng lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ
Amplatzer qua đường ống thông, Nong van động mạch phổi trong điều trị
hẹp van ĐMP, Đóng lỗ thông liên thất bằng dụng cụ Amplatzer qua đường
ống thông, Đóng lỗ rò động mạch vành bằng dụng cụ qua đường ống
thông.
Tiến bộ về điều trị cũng thúc đẩy thêm các tiên bộ về chẩn đoán, đặc
biệt với Siêu âm Doppler tim màu qua thành ngực và qua thực quản đã làm
tăng độ chính xác trong chẩn đoán xác định, trong đánh giá chi tiết các bất
thường của các bệnh tim bẩm sinh.
ở nước ta còn chưa có những thống kê chính thức về tỷ lệ bệnh tim
bẩm sinh, nhưng ước tính số lượng có thể còn lớn hơn con số 0,4% trẻ sơ
sinh (do điều kiện kinh tế, xã hội, chiến tranh và các chất độc ô nhiễm ).
Mặt khác do trước đây khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh còn hạn chế nên
ở nước ta còn một tỷ lệ khá cao bệnh tim bẩm sinh ở người lớn. Bệnh tim
bẩm sinh thường để lại một gánh nặng cả về thể chất, tinh thần không những
cho bệnh nhân, mà còn đối với cả gia đình và xã hội.
Về mặt chẩn đoán bệnh: gần đây với sự phát triển của siêu âm tim nên
đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có các quy trình chuẩn
về tiến hành siêu âm tim cho các bênh tim bẩm sinh nên việc phát hiện bệnh
còn muộn kđm chính xác dẫn đến hậu quả là không có chỉ định điều trị đúng
1
và kịp thời cho bệnh nhân.
Về điều trị, cho đến gần đây mới chỉ có một số không nhiều các bệnh
nhân tim bẩm sinh đã được điều trị bằng phẫu thuật, tuy nhiên còn nhiều hạn
chế (không thực hiện được cho các trẻ quá nhỏ hoặc cho các trường hợp
bệnh đã lâu ảnh hưởng đến huyết động-vì nguy cơ tử vong cao).
Để không ngừng nâng cao chất lương điều trị, trong những năm gần
đây, một số trung tâm Tim mạch ở trong nước đã bước đầu mạnh dạn đầu tư
về trang thiết bị cũng như đào tạo con người để có thể nắm bắt và triển khai
những kỹ thuật mới nói trên ở Việt nam. Được sự giúp đỡ của một số chuyên
gia nước ngoài, tại Viện Tim mạch, chúng tôi đã bắt đầu triển khai ứng dụng
kỹ thuật đóng thông liên nhĩ bằng dụng cụ Amplatzer, đóng ống động mạch
bằng coil hoặc Amplatzer, đóng lỗ dò động mạch vành bằng coil hoặc
Amplatzer, đóng lỗ thông liên thất bằng coil hoặc Amplatzer. Những kết quả
thu được ban đầu cho thấy có thể ứng dụng các kỹ thuật này ở Việt nam. Đã
có một số báo cáo tổng kết ban đầu được công bố. Tuy vậy, những nghiên
cứu này còn chưa đầy đủ để có thể khái quát thành những quy trình, quy
chuẩn cho việc triển khai những kỹ thuật này ở Việt nam.
Xuất phát từ tình hình bệnh tật và các kết quả nghiên cứu đã có, với
mong muốn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh tim bẩm sinh ở
Việt nam, đề tài cấp nhà nước “ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
trong chẩn đoán chính xác và điều trị một số bệnh tim bẩm sinh thường
gặp”, Mã số: KC10-29 (thuộc Chương trình “Khoa học và cộng nghệ phục
vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng", mã số: KC.10) được tiến hành
với mục tiêu chính là :
1. Ứng dụng thành công một số kỹ thuật khoa học công nghệ mới
trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh tim bẩm sinh thường gặp ở
Việt nam (Thông liên nhĩ, Thông liên thất, Còn ống động mạch, hẹp
van ĐMP, dò ĐMV bẩm sinh).
2. Xây dựng được những phác đồ mới trong chẩn đoán và điều trị một
số bệnh tim bẩm sinh thường gặp (Thông liên nhĩ, Thông liên thất,
Còn ống động mạch, hẹp van ĐMP, dò ĐMV bẩm sinh).
2
Để đạt được 2 mục tiêu trên, đề tài có các nội dung nghiên cứu
chính như sau:
1. ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị
bệnh Thông liên nhĩ
1.1- Đánh giá vai trò của siêu âm-Doppler tim qua thành ngực và qua
thực quản trong việc xác định các tổn thương của thông liên nhĩ. Đề ra quy
trình siêu âm tim và phác đồ chẩn đoán bệnh thông liên thất
1.2- Đánh giá kết quả phương pháp bít lỗ thông nhĩ qua da bằng dụng cụ
Amplatzer. Đề xuất quy trình bít lỗ Thông liên nhĩ bằng dụng cụ và Phác đồ
điều trị bệnh thông liên nhĩ.
2. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị
bệnh Thông liên thất.
2.1. Đánh giá vai trò của siêu âm-Doppler tim qua thành ngực và qua thực
quản trong việc xác định các tổn thương của thông liên thấtt. Đề ra quy trình
siêu âm tim và phác đồ chẩn đoán bệnh thông liên thất
2.2. Đánh giá kết quả phương pháp bít lỗ thông liên thất qua da bằng dụng
cụ Amplatzer, Coil Pfm trên bệnh nhân Việt Nam. Đề ra quy trình bít lỗ thông
liên thất bằng dụng cụ và phác đồ điều trị bệnh thông liên thất.
3. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị
bệnh còn ống động mạch
3.1.Nghiên cứu vai trò của siêu âm-Doppler tim trong việc xác định hình
thái và kích thước ống động mạch và vai trò của nó trong việc góp phần điều
trị bênh. Từ đó đề ra quy trình siêu âm tim và phác đồ chẩn đoán bệnh Còn ống
động mạch
3.2. Đánh giá kết quả phương pháp bít ÔĐM bằng dụng cụ Amplatzer, Coil
Pfm trên bệnh nhân Việt Nam. Đề ra quy trình bít ÔĐM bằng dụng cụ và phác
đồ điều trị bệnh.
4. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán và điều trị
bệnh hẹp van động mạch phổi đơn thuần.
4.1. Nghiên cứu vai trò của siêu âm - Doppler tim trong chẩn đoán chính
xác và phối hợp điều trị bệnh hẹp van động mạch phổi. Từ đó đề ra quy trình
siêu âm tim và phác đồ chẩn đoán bệnhhẹp van ĐMP.
4.2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp nong van ĐMP bằng bóng qua da
trong điều trị bệnh nhân hẹp van ĐMP đơn thuần tại Viện Tim mạch Việt nam.
3