BỘ Y TẾ
VIỆN DINH DƯỠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Tên đề tài
THÀNH PHẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỮA CỦA BÀ MẸ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chủ nhiệm đề tài: Ts.Bs. Trương Tuyết Mai
Cán bộ tham gia chính:
PGS. Ts. Nguyễn Thị Lâm
TS.Bs. Trương Tuyết Mai
Ths.Ds. Lê Hồng Dũng
Ths. Bs. Bùi Thị Mai Hương
8577
Hà Nội, 2010
2
BỘ Y TẾ
VIỆN DINH DƯỠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Tên đề tài
THÀNH PHẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỮA CỦA BÀ MẸ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chủ nhiệm đề tài: Ts.Bs. Trương Tuyết Mai
Cán bộ tham gia chính:
PGS. Ts. Nguyễn Thị Lâm
TS.Bs. Trương Tuyết Mai
Ths.Ds. Lê Hồng Dũng
Ths. Bs. Bùi Thị Mai Hương
Cơ quan phối hợp thực hiện đề tài:
- Sở Y tế và Trung tâm Y tế thành phố Hà Nội
- Trung tâm Y tế và trạm y tế các Quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và
Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy
- Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh
- Tr
ạm Y tế các phường thuộc Quận Bình Thạnh, Quận 6-tp.Hồ Chí Minh
- Khoa Hóa Vệ sinh An toàn Thực phẩm- Viện Dinh dưỡng
- Trung tâm kiểm nghiệm Thực phẩm (Viện Kiểm nghiệm Thực phẩm)
Hà Nội, 2010
3
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
AA Arachidonic acid
EPA Eicosapentaenoic acid
DHA Docosahexaenoic
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
RDA Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
TB ± SD Trung bình ± Độ lệch chuẩn
Nhóm A Nhóm bà mẹ cho con bú từ 29-60 ngày
Nhóm B Nhóm bà mẹ cho con bú từ 61-90 ngày
Nhóm C Nhóm bà mẹ cho con bú từ 91-120 ngày
tp. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
IgA Immunoglobulin A
4
MỤC LỤC
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
6
II- MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
7
III- TỔNG QUAN
7
IV- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
11
1. Đối tượng nghiên cứu
11
2. Thời gian và địa điểm
11
3. Phương pháp và tiến hành nghiên cứu
11
4. Các kỹ thuật và phương pháp thu thập số liệu
13
5. Phương pháp đánh giá
15
6. Phân tích và xử lý số liệu
15
7. Đạo đức trong nghiên cứu
15
V- KẾT QUẢ
16
5.1. Đặc điểm của đối tượng tại thời điểm nghiên cứu
16
5.2. Hàm lượng các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ 18
5.2.1. Nhóm thành phần dinh dưỡng chính
18
5.2.2. Nhóm muối khoáng
20
5.2.3. Nhóm vitamin
23
5.2.4. Nhóm miễn dịch và các acid béo
26
5.2.5. Nhóm các acid amin
28
5.3. Đặc điểm khẩu phần và tần xuất tiêu thụ thực phẩm
32
5.4. Một số yếu tố liên quan đến thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ
38
5
VI-BÀN LUẬN
40
1. Nhóm thành phần dinh dưỡng chính 40
2. Nhóm vitamin và muối khoáng 42
3. Nhóm miễn dịch và acid béo 45
4. Nhóm acid amin 46
VII-KẾT LUẬN
49
VIII- KHUYẾN NGHỊ
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
51
PHỤ LỤC
54
Phụ lục 1. Phiếu điều tra
54
Phụ lục 2. Hỏi ghi khẩu phần ăn trong 24 giờ qua và tần xuất tiêu thụ thực phẩm 58
Phụ lục 3. Hướng dẫn cách vắt sữa cho các bà mẹ 60
Phụ lục 4. Tóm tắt phương pháp phân tích 61 thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ
61
Phụ lục 5. Một số hình ảnh trong nghiên cứu
75
6
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới một tuổi, là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho trẻ
trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ các chất dinh dưỡng hoàn hảo dễ tiêu hóa, dễ
hấp thu và có tác dụng kháng khuẩn, giúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần và phòng chống
các bệnh nhiễm khuẩn, phòng chống thừa cân béo phì [1], [2]. Tổ chức Y tế Thế giới và Quĩ
Nhi đồng Liên hiệp quốc đã đưa ra khuyến cáo về việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu,
khẳng định việc nuôi con bằng sữa mẹ là một khâu quan trọng trong công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu [3], [4]. Các nhà khoa học đã chỉ ra rất nhiều lợi ích sức khỏe của việc nuôi con
bằng sữa mẹ cho cả mẹ và con [5], [6], [7].
Sữa mẹ là một thức ăn hỗn hợp với hàng trăm các thành phần dinh dưỡng và các thành phần
hoạt tính sinh học khác nhau và các thành phần dinh dưỡng và thành phần sinh học này cũng có
sự thay đổi về nồng độ cũng như sự gắn kết các thành phần theo từng giai đoạn [8]. Thành phần
dinh dưỡng của sữa trưởng thành bao gồm các protein, lipid, lactose, các vitamin, các muối
khoáng, và các thành phần hoạt tính như các men, kháng thể, và hócmon. Trên thế giới, để
chứng minh tầm quan trọng và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, các nhà khoa học cũng
đã và đang tiếp tục nghiên cứu các thành phần dinh dưỡng, các thành phần hoạt tính sinh học
trong sữa mẹ.
Ở Việt Nam, theo điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), chỉ 1/3 bà mẹ VN cho
con bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu. Sau khoảng thời gian này, chỉ còn khoảng 5% số trẻ được
nuôi bằng thức ăn duy nhất là sữa mẹ [9]. Tương tự, theo số liệu mới đây của tổng cục thống kê
và UNICEF năm 2006, tỷ lệ trẻ em dưới 6 tháng được bú mẹ hoàn toàn thì chỉ chiếm 16,9%
[10]. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương,
giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Mặt khác, theo qui định của Luật Lao động
và Luật Bảo hiểm xã hội, thì các bà mẹ chỉ có 4 tháng nghỉ đẻ, sẽ gây khó khăn cho việc thực
hiện nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Chính vì vậy, ngoài những n
ỗ lực thay
đổi về chính sách, chế độ nghỉ chăm sóc trẻ, hiện nay việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu là một trong những lời khuyên mà các chuyên gia y tế và dinh dưỡng Việt
Nam vẫn đang tiếp tục truyền tải đến cho các bà mẹ.
Trong những năm qua, nền kinh tế và điều kiện sống của người dân Việt Nam đã dần phát triển
và mức sống của người dân thành thị
tăng lên một cách rõ rệt. Điều kiện sống nâng cao, khẩu
phần ăn của người dân thành thị đã cải thiện đáng kể về số lượng cũng như về chất lượng, dẫn
đến cơ cấu khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai va phụ nữ nuôi con bú cũng sẽ thay đổi. Theo
kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000, mức tiêu thụ thực phẩm của người dân thành phố
đã thay đổi một cách đáng kể so với năm 1990 và năm 1985, đặc biệt là nhóm lương thực, các
thức ăn nguồn gốc động vật, lượng quả chín, dầu mỡ [11]. Vấn đề đặt ra là cùng với sự thay
đổi về điều kiện sống, về chất lượng bữa ăn, thì chất lượng của sữa của các bà mẹ nuôi con nhỏ
7
tại khu vực thành phố đã có sự thay đổi như thế nào. Bên cạnh đó, cần thiết có một số liệu cơ
bản về các thành phần dinh dưỡng và thành phần hoạt tính sinh học trong sữa mẹ để giúp các
nhà khoa học có được dữ liệu trong nghiên cứu, đồng thời giúp các chuyên gia y tế và dinh
dưỡng có định hướng trong việc phòng chống thiếu hụt thành phần chất dinh dưỡng trong sữa
mẹ.
II. MỤC TIÊU
Mục tiêu chung:
Đánh giá các thành phần trong sữa mẹ và một số yếu tố ảnh hưởng đến sữa của bà mẹ cho con
bú từ 1 tháng đến 4 tháng tại một số phường nội thành cùa 2 thành phố Hà Nội và tp. Hồ Chí
Minh.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định 60 thành phần dinh dưỡng và thành phần miễn dịch trong sữa của các bà mẹ cho
con bú từ 1 tháng đến 4 tháng tại một số phường nội thành thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thành phần sữa mẹ.
III. TỔNG QUAN
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì 13% tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi có thể phòng
tránh được nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu [12]. Việc nuôi con bằng sữa mẹ là
cách nuôi trẻ tự nhiên, tiện lợi và kinh tế nhất và là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ. Sữa mẹ
có đầy đủ các thành phần dưỡng chất mà không thức ăn nào có thể thay thế được [13].
Thành phầ
n quan trọng đầu tiên của sữa mẹ đó chính là protein. Protein là một thành dinh
dưỡng thiết yếu, được gọi là nền tảng của cuộc sống, hình thành nên protein cơ thể, tạo nên cấu
trúc cơ quan sống và cả thành phần các tác nhân có hoạt tính sinh học. Lonnerdal B [8], Kunz
C và cộng sự [14] đã phân tích thành phần protein trong sữa mẹ cho thấy lượng protein chiếm
tới 75% trong thành phần có chứa nitrogen. Bao gồm beta-casein, alpha-lactalbumin,
lactoferrin, secretory IgA, và albumin [8], cùng với sự có mặt của rất nhiều các protein khác
với l
ượng rất nhỏ. Hơn nữa, trong sữa mẹ cũng có đầy đủ những acid amin cần thiết với tỷ lệ
cân đối, và Martin và Williamson cũng đã sớm xác định được 18 acid amin thiết yếu có mặt
trong sữa mẹ [15].
Liên quan đến vai trò của protein là các nhóm glubulin miễn dịch, các enzyme kháng khuẩn.
Secretory IgA là một kháng thể cơ bản nhất có trong sữa mẹ với vai trò hoạt động chống lại
8
một số vi khuẩn và virus, giúp trẻ mới đẻ có sức đề kháng và miễn dịch [16], [17]. Bên cạnh đó,
còn có rất nhiều protein với đa dạng chức năng khác nhau, điển hình như lactoferrin, có chức
năng gắn và tăng sự hấp thu sắt, đồng thời là một kháng khuẩn đối với nhiều tổ chức, hoạt động
như một protein dinh dưỡng, sản sinh các amino acid để hấp thu khi tiêu hóa. Ngoài ra,
lysozyme là một enzyme có tác dụng diệt khuẩn cũng được tìm thấy trong sữa mẹ [16].
Thành phần quan trọng tiếp theo là lipid, theo Jensen thì có tới hơn 98% chất béo trong sữa mẹ
ở dạng triglyceride, mà phần lớn cấu trúc tế bào biểu mô tuyến vú là từ các axit béo chuỗi dài
và chuỗi trung bình [18]. Các axit béo chuỗi ngắn (chuỗi Carbon <8) chỉ xuất hiện với lượng
rất ít. Oleic acid (18:1) và palmitic acid (16:0) là các axit béo không no có lượng nhiều nhất
trong sữa mẹ, cùng với tỷ trọng cao của các axit béo thiết yếu như là linoleic acid (18: 2 n-6)
và linolenic acid (18:3 n-3). Bên cạnh đó, sự có mặt của các axit béo không no nhiều nối đôi
như arachidonic acid (20: 4 n-6) và docosahexaenoic acid –DHA (22: 6 n- 3) với tỷ lệ cao
trong sữa mẹ cũng cho thấy giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ là rất cao [18]. Bởi một lẽ, tất các
các axit béo chuỗi dài này chính là thành phần thiết yếu cho sự phát triển của não bộ và các tế
bào thần kinh, và đây là các thành phần quan trọng trong những năm đầu đời đối với sự phát
triển trí tuệ và thị giác của trẻ. Thành phần chất béo trong sữa mẹ chính là chất mang giúp vận
chuyển các vi chất hấp thu cần chất béo như prostaglandins, vitamins A, D, E, và K [18].
Một thành phần chính của sữa mẹ đó là lactose, một beta-disaccharide được sản sinh trong các
tế bào biểu mô từ glucose qua cơ chế hoạt động liên quan đến alpha-lactalbumin [19]. Ngoài ra
là một lượng rất lớn thành phần oligosaccharides chiếm tới 10% trong tổng số carbohydrate của
sữa mẹ [20]. Hơn nữa, các vitamin và muối khoáng có mặt đầy đủ trong sữa mẹ, điều này giúp
trẻ bú sữa mẹ đề phòng được rất nhiều bệnh liên quan đến thiếu vi chất dinh dưỡng, như bệnh
khô mắt do thiếu vitamin A, còi xương do thiếu canxi, thiếu máu do thiếu sắt và các yếu tố giúp
hấp thu sắt [21].
Ngoài thành phần dinh dưỡng cần thiết, Rodriguez-Palmero M và cộng sự đã tìm thấy trong
sữa mẹ còn có rất nhiều các thành phần hoạt tính sinh học cao, như các loại men, hócmon, các
yếu tố tăng trưởng dưới rất nhiều hình thái và chủng loại [16], [17], [21], [22]. Đặc biệt, các
thành phần hoạt tính như chống nhiễm khuẩn (secretory IgA, oligosaccharides, lysozym); các
chất chống viêm; các chất vận chuyển transporters (lactoferrin); và các men tiêu hóa. Một số
các hócmon dạng nonpeptide (thyroid hormones, cortisol, progesterone, pregnanediol,
estrogens) và hócmon dạng peptide, hócmon tăng trưởng (erythropoietin, hHG, gonadotropin,
insulin-like growth factor-I, hócmon tuyến giáp) cũng đã được tìm thấy. Chính nhờ các thành
phần hoạt tính này mà trẻ bú sữa mẹ có được khả năng kháng khuẩn cao, giúp trẻ không bị mắc
một số bệnh như sởi, cúm, ho gà, bệnh đường ruột ở những năm tháng đầu đời [22].
Thành phần của sữa mẹ là không thay đổi, nhưng nồng độ của rất nhiều thành phần lại thay đổi
trong suốt thời gian người mẹ cho con bú và nồng độ này cũng khác nhau giữa từng cá thể. Sự
9
thay đổi về nồng độ các thành phần có mối quan hệ thuận chiều với lượng sữa bài tiết, và sự
khác biệt về nồng độ có ảnh hưởng đến khẩu phần bú mẹ của trẻ. Có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến nồng độ các thành phần trong sữa mẹ [23], như giai đoạn tiết sữa, thời điểm bú, đẻ
con lần thứ mấy, tuổi bà mẹ, vùng miền, mùa trong năm, khẩu phần của bà mẹ, một số đặc tính
riêng của từng bà mẹ. Về các giai đoạn bài tiết sữa, sữa mẹ bài tiết theo 4 giai đoạn, sữa non, là
dòng sữa đầu tiên được tiết ra ngay sau khi sinh trong vòng 1-3 hoặc 5 ngày đầu; sữa chuyển
tiếp: có từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 sau khi sinh và sữa vĩnh viễn (sữa trưởng thành): từ ngày
10-14 sau khi sinh trở đi; và giai đo
ạn kết thúc là thời gian bài tiết sữa giảm dần và hết. Sự thay
đổi nồng độ các thành phần sữa sẽ xảy ra tại từng giai đoạn [24, 25]. Đáng chú ý, trong giai
đoạn sữa non thì các thành phần secretory IgA, lactoferrin, vitamin A, và natri có hàm lượng
cao hơn so với giai đoạn sữa trưởng thành, trong khi đó ngược lại hàm lượng chất béo, lactose
và vitamin B1 lại tăng dần lên trong giai đoạn sữa trưởng thành. Đến giai đoạn sữa kết thúc thì
hàm l
ượng lactose lại thấp đi trong khi hàm lượng protein, chất béo, và natri vẫn cao [26].
Ngoài ra, thành phần sữa mẹ cũng thay đổi ngay trong thời điểm bú trong ngày và thay đổi
ngay trong một bữa bú của trẻ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Prentice và cộng sự nghiên
cứu trên các bà mẹ cho con bú người Gambia cho thấy nồng độ chất béo trong sữa có xu hướng
tăng cao vào sáng sớm, trong khi người châu Âu thì lại có nồng độ chất béo trong sữa mẹ thấp
vào buổi sáng. Các tác giả chỉ cho thấy sự khác biệt này là do thói quen cho trẻ bú vào ban đêm
của các bà mẹ Gambia, còn các bà mẹ châu Âu lại không cho con bú vào ban đêm [27]. Ngoài
ra thành phần protein cũng có thay đổi nhỏ về hàm lượng trong một bữa bú của trẻ, tuy nhiên
sự thay đổi này cũng không hằng định, trong khi đó thì canxi lại không bị thay đổi này [28].
Bên cạnh đó, số lần sinh con và tuổi bà mẹ cũng ảnh hưởng đến nồng độ của sữa mẹ. Bà mẹ trẻ
và sinh ít con thì có hàm lượng chất béo, protein và các immunoproteins cao hơn so với các bà
mẹ sinh con nhiều lần và cao tuổi [29], [30]. Yếu tố mùa, vùng miền cũng có ảnh hưởng đến
nồng độ các thành phần sữa mẹ. Các nghiên cứu cũng cho rằng, yếu tố mùa cung cấp cho thực
phẩm, khẩu phần ăn khác nhau theo mùa khác nhau. Và đặc biệt hàm lượng các vitamin như
vitamin C thường tăng cao trong sữa mẹ khi vào mùa có nhiều quả chín, nhiều rau xanh [31].
Có sự khác nhau về nồng độ thành phần sữa mẹ giữa các bà mẹ sống tại vùng nông thôn hay
miền núi và vùng thành thị. Điều này cũng do ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế xã hội, địa lý,
dân tộc kéo theo cách chăm sóc, chế độ ăn uống, dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, mà những
yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sữa mẹ [31], [32].
Chế độ ăn và tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ cũng là các yếu tố quan trọ
ng có ảnh hưởng đến
hàm lượng của các thành phần trong sữa mẹ. Khẩu phần của bà mẹ có ảnh hưởng nhanh chóng
đối với các thành phần vi lượng, như các vitamins, kẽm, selen, iod, fluorine, hay cả các axit
béo không no chuỗi dài [33]. Các axit béo trong khẩu phần ăn của bà mẹ phản ánh lượng axit
béo ngay trong sữa mẹ [18], [29]. Nồng độ các vitamin tan trong nước trong sữa mẹ như
10
riboflavin (vitamin B2), ascorbic acid (vitamin C), cũng tăng rất nhanh khi bà mẹ uống bổ sung
[34].
Ngoài ra, số lượng sữa bài tiết và chất lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng bởi
một số yếu tố khác như chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi, tâm lý của bà mẹ [32].
Trong suốt 2 thập kỷ qua, bên cạnh thu thập những thông tin kiến thức của các nhà khoa học
trên thế giới về vai trò, tầm quan trọng của sữa mẹ, các chuyên gia y tế và dinh dưỡng Việt
Nam đã đưa thêm các chứng cớ khoa học về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, đánh giá về
các yếu tố liên quan đến tình trạng bài tiết và chất lượng sữa mẹ [35], [36], [37], [38], [39]. Các
nghiên cứu nhằm tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ trên 35 bà mẹ tại 4 quận nội thành Hà
Nội năm 1984 của tác giả Nguyễn Thị Kim và cộng sự cũng đã đưa ra các kết quả về lượng bài
tiết sữa, về hàm lượng của thành phần dinh dưỡng chủ yếu như protein, lipid, glucid, một số
chất khoáng [36]. Bên cạnh đó tác giả cũng đã tìm hiểu khẩu phần ăn của các bà mẹ để chỉ ra
mối liên quan giữa khẩu phần ăn và lượng sữa bài tiết. Về việc nghiên cứu các chất kháng thể
trong sữa mẹ, tác giả Đào Ngọc Diễn và cộng sự đã đánh giá nồng độ SIgA trên 83 mẫu sữa mẹ
trong 3 ngày đầu tại Hà Nội đã cho thấy nồng độ SIgA trong sữa mẹ của các bà mẹ Việt nam
(4,05 +/- 2,75 g/L) là thấp hơn so với tài liệu nước ngoài, và nồng độ này cũng thay đổi trong 3
ngày đầu, và có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi của các bà mẹ [37]. Trong một điều tra mới
đây của tác giả Cao Thu Hương và cộng sự về hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ trên 300 bà
mẹ tại một số xã của tỉnh Bắc Ninh cho thấy hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ đạt trung bình
là 0,91 micromol/L [38]. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự cũng đã phân tích
hàm lượng của 38 thành phần axit béo trong sữa mẹ trên 194 bà mẹ tại 8 xã thuộc vùng đồng
bằng sông Hồng [39]. Một số tác giả cũng đã xác định hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật
trong sữa mẹ để chỉ ra sự nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trên các bà mẹ thường xuyên tiếp xúc
trực tiếp với môi trường, điều kiện làm việc có hóa chất này [40], [41].
Việc tiến hành các nghiên cứu điều tra cắt ngang với cỡ mẫu lớn và địa bàn rộng, cùng với chi
phí phân tích nhiều các chỉ số cho một mẫu xét nghiệm tại phòng Labo đòi hỏi kinh phí rất lớn.
Bên cạnh đó, cần phải tính kh
ả năng thực thi của nghiên cứu, như việc lấy mẫu trên đối tượng
nào, trong điều kiện nào để đảm bảo tính hiệu quả của nghiên cứu. Để thoả mãn các điều kiện
cho một nghiên cứu có qui mô lớn, các điều tra cắt ngang có thể tiến hành thành nhiều lần, chia
theo khu vực, chia theo lớp, nhóm đối tượng nhằm đảm bảo về các yếu tố nhân lực, tài chính,
kinh nghiệm. Đố
i với nghiên cứu về thành phần sữa mẹ, các cuộc điều tra đòi hỏi phải đảm bảo
tính chính xác và độ tin cậy từ kỹ thuật lấy sữa mẹ tại cộng đồng cho đến các kỹ thuật sử lý
mẫu, xét nghiệm mẫu tại Labo.
Có rất ít các nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ ở Việt Nam và kết quả đưa ra
mới chỉ phân tích trên một số lượng các thành phần dinh dưỡng nhất định. Chính vì vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá 60 thành phần trong sữa mẹ và yếu tố
11
ảnh hưởng đến thành phần sữa mẹ của các bà mẹ nuôi con bú từ 1 đến 4 tháng tuổi tại 2 thành
phố Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Bà mẹ cho con bú từ 1 tháng đến 4 tháng; tuổi từ 22 đến 35; sinh sống tại một số phường
nội thành của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn chọn lựa đối tượng: Bà mẹ cho con bú là chủ yếu, có đủ và nhiều sữa cho con
bú; Bà mẹ khỏe mạnh, không mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh
thận, bệnh gan, hoặc không bị điếc, câm, hoặc rối loạn tâm thần; Sinh con với tuổi thai từ
38-42 tuần tuổi; Trẻ có cân nặng sơ sinh từ 2.500 gram trở lên; trẻ đẻ thường hoặc mổ đẻ;
trẻ không mắc các chứng bệnh bẩm sinh; Các bà mẹ đồng ý tham gia chương trình và ký
cam kết
2. Thời gian và địa điểm :
Địa điểm lấy mẫu: tại 6 phường thuộc quận nội thành Hà Nội và 3 phường thuộc quận
nội thành Thành phố Hồ Chí Minh
Địa điểm phân tích mẫu: Khoa Hóa Vệ sinh Thực phẩm -Viện Dinh dưỡng Quốc gia và
Trung tâm Kiểm nghiệm Thực phẩm (Viện Kiểm nghiệm Thực phẩm).
Thời gian: từ tháng 4 -12/2009
3. Phương pháp và tiến hành nghiên cứu:
3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, điều tra cắt ngang
3.2. Cỡ mẫu:
Sử dụng công thức:
n=
Trong đó,
n: số lượng mẫu cần điều tra; t: phân vị chuẩn hóa (t=2 ở xác suất 0,954); α: độ lệch chuẩn,
α=400 Kcal; e: sai số cho phép, e= 100 Kcal; N: tổng số bà mẹ cho con bú từ 1 tháng đến 4
tháng tại 6 quận của Hà Nội và 3 quận của thành phố Hồ Chí Minh ước tính là 1.200
Thay vào công thức trên ta có số mẫu tối thiểu là n= 60. Để đảm bảo cỡ mẫu có ý nghĩa thống
kê và đề phòng các trường hợp bỏ cuộc chúng tôi lập danh sách tăng cỡ mẫu lên 50%. Do đ
ó số
mẫu cho điều tra khẩu phần là 90 đối tượng. Chia đối tượng thành 3 nhóm theo số ngày sau khi
t
2
. α
2
. N
e
2
. N + t
2
. α
2
2
12
sinh con, 29 ngày đến 60 ngày; 61 ngày đến 90 ngày và 91 ngày đến 120 ngày để tìm các mối
liên quan giữa thành phần sữa mẹ tại các thời điểm, mỗi nhóm là 30.
3.3 Phương pháp chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn
Để đảm bảo chất lượng phân tích 60 chỉ tiêu cho 1 mẫu sữa, nên các mẫu sữa được tiến hành
phân tích ngay sau khi thu thập mẫu, không lưu quá 3 tháng. Việc tiến hành điều tra lấy mẫu
được tiến hành thành 3 lần, mỗi lần 30 mẫu, với 2 lần điều tra tại Hà Nội và 1 lần tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Bước 1: Chọn Quận, phường vào nghiên cứu:
Chọn ngẫu nhiên 6 phường đại diện cho 6 Quận của Thành phố Hà Nội và chọn ngẫu nhiên 3
phường đại diện cho 3 Quận của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi chính quyền địa phương, đối
tượng tình nguyện tham gia.
Bước 2: Chọn đối tượng nghiên cứu:
Tại mỗi phường, lập danh sách tất cả các phụ nữ nuôi con bú từ 29 đến 120 ngày, tuổi từ 22
đến 35 tuổi, và đáp ứng các tiêu chuẩn nghiên cứu đề ra. Xác định khoảng cách mẫu k. Dựa vào
khoảng cách mẫu k của từng phường, chọn đối tượng cho đến khi lấy đủ 10 người/phường.
Trong đó có mỗi nhóm có 3 đối tượng, tại 3 phường khác nhau đối tượng thứ 10 sẽ được lấy tại
mỗi nhóm khác nhau, đảm bảo trong tổng số 3 phường sẽ có 10 đối tượng/1 nhóm. Ngoài ra,
lập danh sách đối tượng dự bị, khoảng 30 đối tượng/3 phường/1 lần điều tra.
3.4. Cách tiến hành
Điều tra lấy mẫu và phân tích thành phần sữa được tiến hành thành 3 lần:
- lần thứ nhất là 30 mẫu tại Hà Nội ( tại 3 phường)- tháng 4 /2009
- lần thứ 2 là 31 mẫu tại Hà Nội (3 phường khác)- tháng 5 /2009
- và lần cuối cùng là 30 mẫu tại thành phố Hồ Chí Minh- tháng 6 /2009
Bước 1. Sàng lọc, điều tra và thu thập mẫu
- Trước khi tiến hành chọn mẫu, ban tổ chức liên hệ với Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng
Thành phố, Trạm Y tế các Quận, phường, tổ dân phố nơi điều tra của 2 thành phố Hà Nội và
Hồ Chí Minh. Thống nhất về kế hoạch triển khai và những yêu cầu việc chọn lựa, tiến hành
sàng lọc đối tượng theo tiêu chuẩn, đối tượng ký cam kết tham gia.
-Tập huấn trước điều tra về kỹ thuật phỏng vấn phiếu hỏi ghi chung, hỏi ghi khẩu phần 24 giờ
qua trong 3 ngày liên tục, cách vắt sữa cho bà mẹ cho các điều tra viên tuyến trung ương, đảm
13
bảo thống nhất chung về phương pháp trong suốt quá trình điều tra. Ngoài ra, tập huấn triển
khai chung cho các điều tra viên tuyến tỉnh, các cán bộ y tế, công tác viên tham gia điều tra.
- Triển khai thu thập số liệu: Sau khi liên lạc, hẹn ngày giờ với từng đối tượng tại mỗi phường
điều tra, đội điều tra sẽ đi đến từng nhà bà mẹ để thực hiện các công việc: hỏi ghi chung, hỏi
ghi khẩu phần, hướng dẫn lấy sữa và lấy sữa. Các điều tra về hỏi ghi thông tin chung chỉ thực
hiện 1 lần đầu tiên cho 1 đối tượng, hỏi ghi khẩu phần thực hiện trong 3 ngày, việc lấy sữa sẽ
tiến hành trong 3 ngày nhằm đảm bảo đủ số lượng mẫu sữa là 300 mL, trung bình mỗi ngày là
100 mL.
- Các giám sát viên Viện Dinh dưỡng, ban tổ chức tuyến tỉnh và các chuyên gia của Nhật Bản
ngẫ
u nhiên giám sát các địa điểm lấy mẫu, đảm bảo chất lượng cho việc lấy mẫu, vận chuyển
và bảo quản mẫu tại thực địa.
Bước 2. Phân tích mẫu tại Labo
- Xử lý mẫu: Ngay sau khi mẫu được thu thập về, các mẫu được xử lý sơ bộ. Bao gồm đong đo
số lượng mẫu thu được, đánh giá cảm quan sữa về nhìn và ngửi, sau đó trộn sữa của các ngày
thu thập được với nhau, chia đều ra các ống nghiệm, ghi mã, lưu mẫu trong tủ đá -20 oC tại
Labo Hóa An toàn Thực phẩm-Viện Dinh dưỡng cho đến khi phân tích.
- Phân tích mẫu: Cán bộ trong Labo Hóa-An toàn thực phẩm- Viện Dinh dưỡng và Trung tâm
kiểm nghiệm Thực phẩm sẽ lần lượt tiến hành phân tích các thành phần theo các phương pháp
đã chuẩn hóa. Các chuyên gia Nhật Bản và cán bộ quản lý đề tài giám sát và có kiểm tra ngẫu
nhiên các kết quả xét nghiệm thu được.
4. Các kỹ thuật và phương pháp thu thập số liệu:
4.1. Phỏng vấn đối tượng: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn nhằm
thu thập các thông tin chung của bà mẹ và con, các thông tin liên quan đến thói quen sinh hoạt,
thói quen ăn uống, tình trạng sức khoẻ hiện tại, tiền sử thai ghén, cách chăm sóc và nuôi con
của bà mẹ (phụ lục 1).
4.2. Hỏi ghi khẩu phần và tần xuất tiêu thụ
thực phẩm: sử dụng phương pháp hỏi ghi 24 giờ
qua và bộ câu hỏi về tần xuất tiêu thụ thực phẩm, theo tài liệu tập huấn điều tra hỏi ghi khẩu
phần - Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế (phụ lục 2). Phương pháp hỏi ghi 24 giờ qua thực hiện trong
3 ngày liên tục, 2 ngày thường và 1 ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật, ngày lễ). Ngày hỏi ghi khẩu
phần của các bà mẹ được thực hiện cùng với ngày thu thập mẫu sữa mẹ.
4.3. Thu thập, vận chuyển, xử lý sơ bộ và bảo quản mẫu sữa mẹ:
Số lượng sữa mẹ cần lấy mỗi ngày tối đa là từ 50-100 ml sữa, tuỳ thuộc từng đối tượng, lấy ít
nhất trong 3 ngày để có tổng số lượng sữa là 300 ml. Mỗi ngày trung bình 100mL, thông
thường khoảng 50 mL cho một lần vắt sữ
a, lấy 2 lần trong 1 ngày vào 2 buổi sáng và chiều.
14
Dụng cụ lấy sữa gồm: Hộp đá đựng mẫu, cốc tiệt trùng dùng một lần, khăn lau dùng một lần,
ống Facol 50mL tiệt trùng có chia vạch dùng để đựng mẫu và lưu mẫu (ống Facol la ống
nghiệm tiệt trùng chuyên dùng trong đựng mẫu trong phòng thí nghiệm), bút ghi mã và tên đối
tượng; bộ hút sữa dùng cho những bà mẹ nào khó vắt sữa bằng tay.
Các điều tra viên sẽ hướng dẫn các bà mẹ cách vắt sữa (bằng tay và bằng dụng cụ hút sữa):
sau khoảng 1,5-2 giờ cho con bú, lau sạch bầu và đầu vú bằng khăn ấm, lau lại bằng khăn tiệt
trùng. Rửa sạch tay, dùng tay hoặc dụng cụ hút sữa vắt sữa bỏ sữa đầu khoảng 2-5 ml (tuỳ
thuộc vào bầu sữa của bà mẹ có nhiều hay ít sữa), sau đó mới tiếp tục vắt sữa vào cốc tiệt
trùng, đến khi thấy gần hết thì dừng lại (không ép hay vắt kiệt), chuyển sang bầu vú còn lại,
cũng lặp lại tương tự. Cốc sữa được cho vào ống Facol đựng sữa, đóng chặt nắp, và để tạm
thời trong tủ lạnh từ 4-8
0
C. Tùy thuộc vào từng bà mẹ, có thể một ngày vắt sữa 2-3 lần, đảm
bảo tối đa trong một ngày từ 50- 100 ml (phụ lục 3).
Vận chuyển và bảo quản mẫu sữa mẹ tại cộng đồng: Các điều tra viên sẽ giám sát và thu lại
mẫu sữa, ghi mã và tên đối tượng, ngày tháng, số lượng sữa thu được của từng ngày. Các mẫu
sữa được đặt trong hộp đá lạnh, tránh ánh sáng, được đưa ngay về Labo Hoá Thực phẩm-Viện
Dinh dưỡng.
Xử lý mẫu sơ bộ: Sau mỗi ngày nhận mẫu, số lượng và tình trạng mẫu sữa mẹ trên mỗi ống
được ghi lại. Các mẫu sữa ngày 1 và ngày 2 sau khi thu thập được để trong tủ lạnh có nhiệt độ
từ 4-8
0
C. Sau khi thu thập mẫu sữa ngày thứ 3, tất cả các ống sữa của 3 ngày sẽ được trộn đều
với nhau. Tất cả các ống mẫu trộn với nhau được đảm bảo về sự đồng nhất và tránh không để
dính lại trong thành ống. Mẫu sữa trộn của một đối tượng được chia ngay ra nhiều các ống
đựng mẫu nhỏ, ghi code và bảo quản trong tủ đá -20
0
C cho đến khi phân tích.
4.4. Phân tích thành phần sữa: 61 thành phần trong sữa mẹ được phân tích tại Labo Hóa An
toàn vệ sinh thực phẩm và Trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm -Viện Dinh dưỡng.
Các chỉ tiêu phân tích:
- Thành phần dinh dưỡng chính (7 chỉ tiêu): Năng lượng, Lipid, Protein, Tro, Carbohydrate,
Lactose, chất rắn hòa tan
- Acid béo (7 thành phần) và cholesterol: palmitic acid, oleic acid, linoleic acid, AA, EPA,
DHA.
- Acid amine (18 thành phần): Lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin,
leucin, isoleucin, arginin, histidin, cystin, tyrosin, alanin, acid aspartic, acid glutamic,
glycin, prolin, serin.
- Chất khoáng (10 thành phần): Ca, Mg, K, Na, P, Cl, Fe, Cu, Zn, Se
- Vitamins (16 thành phần): Vit A, Beta-carotene, Vit C, D, E, K, B1, B2, B3, B5, B6, B12,
choline, Inositol, Biotin, Folic acid.
- Imiễn dịch (3 thành phần) : IgA, Lactoferrin, Lysozyme
Các phương pháp phân tích các chỉ số:
- Khi tiến hành phân tích, các chỉ tiêu nhạy cảm được ưu tiên tiến hành phân tích trước, như các
thành phần về miễn dịch, IgA, lactoferin, lysozyme, các vitamin như vitamin C, vitamin A,
vitamin B1.
15
- Các ống mẫu trước khi phân tích được giải đông tại nhiệt độ thường. Đối với ống phân tích
lipid và acid béo, mẫu sau khi giải đông được đồng nhất bằng máy siêu âm.
- Các phương pháp phân tích 60 chỉ số được chuẩn hoá trong Labo và được tóm tắt sơ bộ trong
phụ lục 4 (phụ lục 4).
- Biotin và folic acid đã được phân tích trên hệ thống sắc ký lỏng với các detector huỳnh quang
và UV, vitamin B12 được xác định bằng sắc ký lỏng, detector UV và khối phổ. Tuy nhiên độ
nhạy đối với cả ba loại vitamin này trên các hệ thống thiết bị hiện có không đủ để phát hiện
những hàm lượng rất nhỏ của 3 loại vitamin trong sữa mẹ. Do đó, các bảng trong phần kết quả
phân tích sẽ không đề cập đến 3 chất này. Có 58 thành phần chất dinh dưỡng được phân tích
thống kê.
5. Phương pháp đánh giá
5.1. Đánh giá thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ:
Đánh giá 60 thành phần trong sữa mẹ dựa theo 3 tài liệu tham khảo chính là:
- Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng, 2007 [42].
-“Constituents of human milk’’ trong tạp chí Food and Nutrition Bulletin (V17, No4, 1996),
tác giả Ann Prentice; chủ biên Dr. Nevin S. Scrimshaw [43].
- “Clinical Aspects of Human Milk and Lactation”. Volume 26 No2, 1999 [44].
5.2 Giá trị dinh dưỡng khẩu phần
+) Hỏi ghi khẩu phần 24 giờ: đánh giá giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần, bao gồm năng
lượng, lượng Protid, lipid, glucid, lượng các vitamin, caroten, dựa theo nhu cầu khuyến nghị
cho phụ nữ đang cho con bú – Bảng nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt Nam [45].
6. Phân tích và xử lý số liệu
Các phiếu điều tra được làm sạch số liệu, sau đó nhập số liệu bằng chương trình EPI DATA.
Phân tích số liệu theo chương trình SPSS 15.0. Các số liệu của biến liên tục được kiểm tra phân
bố chuẩn trước khi phân tích. Với số liệu không phân bố chuẩn sử dụng các test thống kê phi
tham số như sự khác nhau giữa 2 giá trị trung bình được kiểm định qua test Mann-Whitney. Sử
dụng Kruskall-Wallis Test để
kiểm định sự khác nhau giữa 3 giá trị trung bình.
Xác định các yếu tố liên quan sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính (hệ số tương quan r).
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi giá trị p<0.05.
Số liệu khẩu phần sau khi qui đổi được nhập bằng chương trình khẩu phần của Viện Dinh
dưỡng. Sử dụng SPSS 15.0 để phân tích số liệu khẩu phần.
7. Đạo đức trong nghiên cứu
Đề cương thông qua Hội đồng Đạo đức, Hội đồng Khoa học - Viện Dinh dưỡng trước khi triển
khai. Đối tượng đã được giải thích rõ về mục đích, nội dung thực hiện và quyền lợi của đối
16
tượng khi tham gia nghiên cứu, đồng thời họ đã ký giấy tình nguyện tham trước khi tiến hành
lấy sữa mẹ và phỏng vấn. Những thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín.
V. KẾT QUẢ
5.1. Đặc điểm của đối tượng tại thời điểm nghiên cứu
Bảng 1. Số lượng đối tượng theo nhóm, thành phố, quận
Thành phố
Nhóm A
(29-60 ngày)
Nhóm B
(61-90 ngày)
Nhóm C
(91-120 ngày)
Tổng cộng
Hà Nội (6 quận nội thành)
21 20 20 61
Quận Hoàn Kiếm (phường
Hàng Bông)
3 3 4 10
Quận Hai Bà Trưng
(phường Thanh Lương)
4 4 3 11
Quận Đống Đa (phường
Nam Đồng)
3 4 3 10
Quận Thanh Xuân
(phường Thanh Xuân
Trung)
4 3 3 10
Quận Ba Đình (phường
Đội Cấn)
3 3 4 10
Quận Cầu Giấy (phường
Nghĩa Tân)
4 3 3 10
Hồ Chí Minh (3 quận nội
thành)
9 10 11 30
Quận Bình Thạnh
(phường 12)
3 4 3 10
Quận 5 (phường 6) 3 3 4 10
Quận Bình Thạnh
(phường 27)
3 3 4 10
Tổng cộng 30 30 31 91
Bảng 1 cho thấy có 91 đối tượng tham gia nghiên cứu, đáp ứng đủ yêu cầu về cỡ mẫu của đề tài
đặt ra. Có 61 đối tượng thuộc 6 quận nội thành thành phố Hà Nội và 30 đối tượng thuộc 3 quận
nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Các đối tượng được phân bố đều dựa theo thời gian nuôi
con con bú kể từ sau khi sinh con, chia thành 3 nhóm: nhóm bà mẹ nuôi con bú từ 29 đến 60
ngày có 30 đối tượng (nhóm A), nhóm từ 61 đến 90 ngày có 30 bà mẹ (nhóm B) và nhóm 91-
120 ngày có 31 bà mẹ (nhóm C).
17
Bảng 2. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia
Nhóm A
(n=30)
Nhóm B
(n=30)
Nhóm C
(n=31)
Tổng số
(n=91)
Tuổi trung bình của
mẹ (năm)
28,6 ± 3,8 28,8 ± 3,9 28,6 ± 4.2 28,7 ± 3,9
Tuổi trung bình của
con (ngày)
43,2 ± 9,5 73,7 ± 8,4 107,3 ± 9,6 75,1 ± 27,9
Cân nặng sơ sinh của
con khi sinh
3.216,6 ± 340,4 3.188,3 ± 321,0 3.270,3 ± 328,8 3.225,6 ± 328,3
Nghề nghiệp n n n n (%)
Cán bộ Viên chức 15 15 19 49 (53,8%)
Công nhân 4 10 1 15 (16,5%)
Nội trợ 6 2 5 13 (14,3%)
Buôn bán 5 3 6 14 (15,4%)
Trình độ học vấn
Hết cấp II 2 3 1 6 (6,6%)
Hết cấp III 7 10 9 26 (28,6%)
Cao đẳng, đại học 20 17 21 58 (63,7%)
Sau đại học 1 0 0 1 (1,1%)
Bảng 2 cho thấy tuổi trung bình của các bà mẹ tham gia nghiên cứu là 28,6 tuổi, không có sự
khác biệt về độ tuổi khi so sánh 3 nhóm A, B, C. Tuổi trung bình của con theo nhóm tại thời
điểm nghiên cứu là 43,2 ngày đối với nhóm A, 73,7 ngày đối với nhóm B, và đối với nhóm C là
107,2 ngày. Cân nặng sơ sinh của trẻ trung bình là 3.200 gram, không có trẻ nào dưới 2.500
gram, không có sự khác biệt về cân nặng sơ sinh giữa 3 nhóm A, B, và C.
Trong số 91 bà mẹ tham gia chương trình có 53,8% bà mẹ là cán bộ viên chức nhà nước, 16,5%
là công nhân lao động, 14,3% là nội trợ ở nhà và 15,4% là buôn bán kinh doanh. Trình độ học
vấn của các bà mẹ đa số học cao đẳng và đại học (63,7%), hết cấp 3 (28,6%), có 6 bà mẹ có
trình độ học hết cấp 2, chiếm 6,6%.
Bảng 3 cho thấy số bà mẹ có bệnh mãn tính liên quan đến hệ tiêu hóa (bệnh táo bón) chỉ chiếm
11,1%, không có bà mẹ nào mắc các bệnh mãn tính khác. Không có bà mẹ nào có thói quen hút
thuốc và uống rượu bia. Tỷ lệ bà mẹ uống sữa hàng ngày, bao gồm sữa bột, sữa tươi, sữ
a bò,
sữa đậu nành, chiếm 83,5%, tỷ lệ này chia đều ở cả 3 nhóm. Tỷ lệ bà mẹ đã từng bổ sung viên
vi khoáng trong thời gian mang thai (bao gồm viên sắt, acid folate, và các viên đa vi chất)
chiếm tới 76,9%, tỷ lệ này chia đều ở cả 3 nhóm. Sau khi sinh con, tỷ lệ bà mẹ hiện đang dùng
18
viên bổ sung chỉ còn chiếm 15,4%. Bảng 3 cũng cho thấy tỷ lệ bà mẹ có tình trạng tiết sữa
nhiều chiếm 45,1%, bà mẹ có lượng sữa vừa đủ chiếm 54,9%, không có bà mẹ nào bị thiếu sữa.
Bảng 3. Đặc điểm bệnh tật và thói quen sinh hoạt ăn uống của đối tượng tham gia
Nhóm A
(n=30)
Nhóm B
(n=30)
Nhóm C
(n=31)
Tổng số
(n=91)
Mắc bệnh mãn tính về tiêu
hóa
Có 3 2 5 10 (11,1%)
Không 27 28 26 81 (88,9%)
Hút thuốc, uống rượu, bia
Có 0 0 0 0
Uống sữa các loại (hiện
tại)
Có 25 24 27 76 (83,5%)
Không 5 6 4 15 (16,5%)
Bổ sung viên vi khoáng
trong thời gian mang thai
Có
24 22 24 70 (76,9%)
Không 6 8 7 21 (23,1%)
Hiện nay có bổ sung viên
vi khoáng?
Có 5 5 4 14 (15,4%)
Không 25 25 27 77 (84,6%)
Tình trạng tiết sữa của mẹ
Nhiều, bú không hết 12 15 14 41 (45,1%)
Vừa đủ, trẻ bú đủ no 18 15 17 50 (54,9%)
Ít, trẻ bú không đủ no 0 0 0 0
5.2. Hàm lượng các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ
5.2.1. Nhóm thành phần dinh dưỡng chính
Bảng 4 cho thấy hàm lượng năng lượng trong sữa mẹ trung bình là 54,53 kcal với dao
động thấp nhất là 30,1 kcal đến cao nhất là 74,9 kcal. Trong đó, năng lượng sữa mẹ của
nhóm A- nhóm bà mẹ nuôi con từ 29-60 ngày có hàm lượng trung bình cao nhất là 55,75
kcal, tiếp sau là nhóm B- nhóm bà mẹ nuôi con từ 61-90 ngày là 55,0 kcal, sau cùng là
nhóm C- nhóm bà mẹ nuôi con từ 91-120 ngày với năng lượng sữa mẹ là 52,89 kcal. Tuy
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
19
Bảng 4. Nồng độ trung bình của 7 thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ theo nhóm
Thành phần
Nhóm A
(n=30)
TB ± SD
Nhóm B
(n=30)
TB ± SD
Nhóm C
(n=31)
TB ± SD
Tổng số (n=91)
TB ± SD
(phạm vi
dao động)
Năng lượng (kcal/100g)
55,75 ± 11,30
a
55,00 ± 8,14
a
52,89 ± 10,58
a
54,53 ± 10,07
(30,1-74,9)
Tổng chất rắn (g/100 g)
11,22 ± 1,48
a
11,08 ± 1,16
a
10,86 ± 1,80
a
11,05 ± 1,50
(7,8-16,15)
Tro (g/100g)
0,21 ± 0,04
a
0,20 ± 0,03
a
0,32 ± 0,68
a
0,24 ± 0,40
(0,13-4)
Protein (g/100g)
1,08 ± 0,26
a
0,98 ± 0,27
a
1,00 ± 0,24
a
1,02 ± 0,26
(0,48-1,63)
Lipid (g/100g)
2,58 ± 1,23
a
2,55 ± 0,92
a
2,38 ± 1,04
a
2,50 ± 1,06
(0,11-4,84)
Carbohydrate (g/100g)
7,35 ± 0,83
a
7,35 ± 0,86
a
7,15 ± 0,78
a
7,28 ± 0,82
(4,7-9,4)
Lactose (g/100g)
6,24 ± 0,50
a
6,11 ± 0,27
a
6,10 ± 0,41
a
6,15 ± 0,41
(5,43-7,1)
Trên cùng hàng, các ký tự khác nhau biểu diễn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05;
Kruskall-Wallis Test
Tương tự đối với thành phần chất rắn hòa tan, hàm lượng trung bình là 11,05 g/100 g sữa
mẹ. Nhóm A có hàm lượng chất rắn cao nhất (11,22 g), tiếp theo là nhóm B (11,08g),
nhóm C là 10,86 g. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng tro trong sữa mẹ
trung bình là 0,24 g/100 g sữa mẹ, tuy nhiên ở nhóm C thì hàm lượng tro lại nhiều nhất
0,32 g/100g, trong khi nhóm A và B khoảng 0,20-0,21 g/100 g, sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê giữa 3 nhóm (Bảng 4).
Hàm lượng thành phần protein trong sữa mẹ trung bình 1,02 g/100 g (0,48-1,63); các nhóm
A, B, và C có hàm lượng protein sữa mẹ khác nhau không đáng kể, từ
0,98 đến 1,08
g/100g. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm (Bảng 4).
20
Bảng 4 cũng cho thấy hàm lượng lipid trong sữa mẹ trung bình 2,5 g/100 g với phạm vi
dao động từ 0,11 đến 4,84 g/100g. Hàm lượng lipid có xu hướng giảm theo thời gian nuôi
con, nhóm A là 2,58, giảm xuống một chút ở nhóm B là 2,55 và giảm xuống ở nhóm C là
2,38 g/100 g. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm.
Hàm lượng carbohydrate trong sữa mẹ trung bình là 7,28 g/100 g (4,7-9,4), nhóm A và B
có hàm lượng khoảng 7,35 g/100g, trong khi đó nhóm C có xu hướng giảm xuống với hàm
lượng là 7,15 g/100g. Hàm lượng lactose trong sữa mẹ trung bình là 6,15 g/100 g (5,43-
7,1), hàm lượng này cao ở nhóm A với 6,24 g/100g trong khi đó nhóm B và C lại gi
ảm nhẹ
xuống với 6,1 g/100 g. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm (bảng 4).
Bảng 5. Nồng độ trung bình của 7 thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ theo 2 thành
phố
Thành phần Hà Nội
(n=61)
Tp. Hồ Chí Minh
(n=30)
p
Năng lượng (kcal/100g) 51,67 ± 10,02 60,33 ± 7,40 <0,05
Tổng chất rắn (g/100 g) 10,60 ± 1,50 11,96 ± 1,02 <0,05
Tro (g/100g) 0,25 ± 0,49 0,23 ± 0,03 >0,05
Protein (g/100g) 0,98 ± 0,26 1,10 ± 0,24 <0,05
Lipid (g/100g) 2,28 ± 1,12 2,95 ± 0,76 <0,05
Carbohydrate (g/100g) 7,09 ± 0,87 7,68 ± 0,53 <0,05
Lactose (g/100g) 6,29 ±0,41 5,86 ± 0,21 <0,05
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05; Mann-Whitney test
Hàm lượng một số thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ tại 2 thành phố Hà Nội và tp.
Hồ Chí Minh được chỉ ra trong bảng 5. Hàm lượng về năng lượng, tổng chất rắn hòa tan,
protein, lipid, carbohydrate trong sữa mẹ của các bà mẹ tại một số phường của thành phố
Hồ Chí Minh cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với các bà mẹ tại một số phường tại
thành phố Hà Nội. Nhưng ngược lại, hàm l
ượng lactose trong sữa mẹ của các bà mẹ tại Hà
Nội lại cao hơn một cách đáng kể so với thành phố Hồ Chí Minh; 6,29 g/100 g so với 5,86
g/100 g, p<0,05.
5.2.2. Nhóm muối khoáng
Bảng 6 cho thấy nồng độ trung bình của 10 thành phần muối khoáng cơ bản trong sữa mẹ
theo 3 nhóm. Hàm lượng thành phần chloride trung bình là 35,57 mg/100 g sữa mẹ với dao
động từ 18 đến 63 mg/100g; không có sự khác biệt khi so sánh giữa 3 nhóm bà mẹ theo
thời gian nuôi con. Hàm lượng phospho trung bình của 3 nhóm là 19,51 mg/100 g sữa mẹ
(0-35,6), trong đó nhóm C- nhóm bà mẹ nuôi con bú t
ừ 91-120 ngày có hàm lượng thấp
hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với bà mẹ nhóm A và B.
21
Bảng 6. Nồng độ trung bình của 10 thành phần muối khoáng trong sữa mẹ theo nhóm
Thành phần
Nhóm A
(n=30)
TB ± SD
Nhóm B
(n=30)
TB ± SD
Nhóm C
(n=31)
TB ± SD
Tổng số
(n=91)
TB ± SD
(phạm vi
dao động)
Chloride(mg/100g)
36,00 ± 8,28
a
33,73 ± 7,22
a
36,94 ± 8,85
a
35,57 ± 8,17
(18-63)
Phospho (mg/100g)
20,94 ± 5,82
a
19,11 ± 6,15
a
18,53 ± 6,62
b
19,51± 6,23
(0-35,6)
Natri (mg/100g)
21,81 ± 14,93
a
27,23 ± 19,58
a
24,82 ± 15,36
a
24,62 ± 16,70
(0,5-92,3)
Kali (mg/100g)
23,77 ± 13,88
a
24,17 ± 12,26
a
27,87 ± 20,32
a
25,30 ± 15,86
(5,4-94,7)
Calci (mg/100g)
63,84 ± 28,33
a
64,61 ± 29,68
a
55,93 ± 20,05
a
61,40 ± 26,31
(14,3-153)
Magie (mg/100g)
4,78 ± 4,10
a
7,55 ± 6,12
b
6,96 ± 4,94
b
6,44 ± 5,20
(0-27,3)
Sắt (mg/100g)
0,43 ± 0,38
a
0,35 ± 0,30
a
0,57 ± 0,75
a
0,45 ± 0,52
(0,01-3,08)
Kẽm (mg/100g)
0,35 ± 0,14
a
0,23 ± 0,09
b
0,23 ± 0,12
b
0,27 ± 0,13
(0,06-0,82)
Đồng (µg/100g)
45,70 ± 16,26
a
42,60 ± 19,55
a
39,77 ± 19,44
a
42,66 ± 18,45
(14-68)
Selen (µg/100g)
0,98 ± 2,67
a
1,14 ± 2,71
a
0,72 ± 2,02
a
0,94 ± 2,46
(0-13,91)
Trên cùng hàng, các ký tự khác nhau biểu diễn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05;
Kruskall-Wallis Test
Hàm lượng thành phần natri và kali trong sữa mẹ đạt trung bình là 24,62 và 25,30 mg/100
g sữa mẹ. Dao động nằm trong khoảng 0,5 đến 92,3 mg/100 g đối với natri và từ 5,4 đến
94,7 mg/100g đối với kali. Không tìm thấy sự khác biệt nào về hàm lượng 2 thành phần
này giữa 3 nhóm A, B và C. Tương tự đối với hàm lượng thành phần calci, hàm lượng
trung bình của cả 3 nhóm đạt 61,4 mg/100 g sữa mẹ với khoảng dao động từ 14,3 đến 153
mg/100 g. Quan sát thấy hàm lượng calci trong sữa của các bà mẹ nhóm C thấ
p hơn so với
nhóm A và B (55,9 mg so với 63,8 và 64,6 mg), nhưng không tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa 3 nhóm (Bảng 6).
22
Hàm lượng magie trong sữa mẹ của cả 3 nhóm đạt trung bình là 6,44 mg/100g với phạm vi
dao động từ 0 đến 27,3 mg/100g. Quan sát thấy hàm lượng này thấp nhất ở nhóm A (4,78
mg/100g), sau đó đến nhóm C (6,91) và cao nhất ở nhóm B (7,61), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê khi so sánh giữa nhóm A với nhóm B và nhóm C. Ngược lại với hàm lượng kẽm,
hàm lượng kẽm trung bình của 3 nhóm đạt 0,27 mg/100 g sữa mẹ (0,06-0,82), trong khi đó
hàm lượng này đạt cao nhất ở nhóm A (0,35 mg/100 g), cao hơn một cách đáng kể khi so
với nhóm B và nhóm C (0,23 mg/100 g), với p <0,05 (bảng 6).
Bảng 6 cũng chỉ cho thấy hàm lượng sắt trong sữa mẹ trung bình đạt 0,45 mg/100 g sữa mẹ
với khoảng dao động từ 0,01 đến 3,08 mg/100g, quan sát thấy có sự thay đổi hàm lượng
này giữa 3 nhóm, nhóm C đạt hàm lượng cao nhất (0,57 mg/100 g), tuy nhiên không tìm
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với sự thay đổi này.
Hàm lượng đồng và selen trong sữa mẹ của cả 3 nhóm đạt trung bình là 42,66 và 0,94
(µg/100g). Dao động nằm trong khoảng 14 đến 68 µg/100g đối với hàm lượng đồng và từ
0 đến 13,91 µg/100g đối với selen. Quan sát thấy hàm lượng 2 thành phần này có xu
hướng giảm xuống ở nhóm C khi so với 2 nhóm A và B, tuy nhiên không tìm thấy sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở cả 2 thành phần (bảng 6).
Bảng 7. Nồng độ trung bình của 10 thành phần muối khoáng theo 2 thành phố
Thành phần Hà Nội
(n=61)
Tp. Hồ Chí Minh
(n=30)
p
Chloride(mg/100g) 34,84 ± 7,66 37,07 ± 9,09 >0,05
Phospho (mg/100g) 16,70 ± 5,21 25,25 ± 3,69 <0,01
Natri (mg/100g) 19,65 ± 1,71 34,73 ± 16,13 <0,01
Kali (mg/100g) 29,53 ± 17,84 16,69 ± 2,95 <0,01
Calci (mg/100g) 68,84 ± 28,69 46,27 ± 9,59 <0,01
Magie (mg/100g) 7,06 ± 6,19 5,17 ± 1,52 >0,05
Sắt (mg/100g) 0,45 ± 0,51 0,46 ± 0,54 >0,05
Kẽm (mg/100g) 0,27 ± 0,13 0,27 ± 0,14 >0,05
Đồng (µg/100g) 48,97 ± 19,28 29,83 ± 5,74 <0,01
Selen (µg/100g) 1,41 ± 2,90 0,00 ± 0,00 <0,01
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05; Mann-Whitney test
Bảng 7, hình 1a và hình 1b chỉ ra một số khác biệt của 10 thành phần muối khoáng trong sữa
mẹ giữa một số phường của Hà Nội và một số phường của thành phố Hồ Chí Minh. Quan sát
thấy không có sự khác biệt về hàm lượng chloride, sắt, kẽm trong sữa mẹ của các bà mẹ
thuộc 2 thành phố.
23
Hình 1a. Sự khác biệt về nồng độ một số khoáng chất trong sữa mẹ giữa 2 thành phố
Hàm lượng magie trong sữa của các bà mẹ Hà Nội cao hơn so với các bà mẹ tại Hồ Chí Minh
(7,06 so với 5,17 mg/100g), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Trong khi hàm lượng kali, calci, đồng và kẽm trong sữa mẹ của các bà mẹ tại một số phường
thành phố Hà Nội cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với các bà mẹ tại một số phường
thuộc thành phố Hồ Chí Minh, thì hàm lượng thành phần natri và phospho của các bà mẹ
thành phố Hà Nội lại thấp hơn đáng kể so với các bà mẹ thành phố Hồ Chí Minh (p<0,01).
Đặc biệt, hàm lượng selen trong sữa của các bà mẹ tại thành phố Hồ Chí Minh gần như
không có, với giá trị trung bình bằng 0, trong khi thành phần này tại thành phố Hà Nội trung
bình là 1,41 µg/100g sữa mẹ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê gữa 2 thành phố.
Hình 1b. Sự khác biệt về nồng độ một số khoáng chất trong sữa mẹ giữa 2 thành phố
7.06
1.41
0.00
0.27
0.45
5.17
0.46
0.27
Magie (mg/100g) Sắt (mg/100g) Kẽm (mg/100g) Selen (µg/100g)
Hà Nội
Tp. HCM
48.97
29.83
34.84
16.70
19.65
29.53
68.84
37.07
25.25
34.73
16.69
46.27
Chloride
(mg/100g)
Phospho
(mg/100g)
Natri
(mg/100g)
Kali
(mg/100g)
Calci
(mg/100g)
Đồng
(µg/100g)
Hà Nội Tp. HCM
24
5.2.3. Nhóm vitamin
Bảng 8 cho thấy hàm lượng trung bình của 13 thành phần vitamin trong sữa mẹ, bao gồm 8
vitamin tan trong nước và 5 vitamin tan trong dầu.
Hàm lượng vitamin C trong sữa mẹ (xác định tại điều kiện bảo quản mẫu sau 3 ngày ở
nhiệt độ 4-8
o
C) của 3 nhóm đạt trung bình là 0,25 mg/100g sữa mẹ (0-5,80). Quan sát thấy
xu hướng giảm dần nồng độ vitamin C theo thời gian cho con bú, từ 0,45 mg/100 g ở nhóm
A, xuống 0,21 mg/100 g ở nhóm B, xuống 0,1 mg/100 g ở nhóm C, tuy nhiên sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê.
Hàm lượng vitamin B1, B2, B3, B6 trong sữa mẹ của 3 nhóm đạt trung bình là 32,28
µg/100g (14,6-80,9); 9,8 µg/100g (1,3-67,8); 0,27 mg/100g (0,01-1,03); 7,48 µg/100g
(1,3-28,84). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm về cả 4 hàm lượng
thành phần nói trên.
Bảng 8 cho thấy hàm lượng vitamin B5 trong sữa mẹ đạt trung bình là 0,45 mg/100g
(0,119-0,97); trong đó nhóm B lại có hàm lượng thấp nhất với 0,38 mg/100g, thấp hơn
đáng kể so với 2 nhóm A và C (0,48 mg/100g), p<0,05.
Hàm lượng isonitol và choline trong sữa mẹ của cả 3 nhóm đạt trung bình là 7,83 mg/100g
(1,65-25,5) và 7,24 mg/100g (3,1-19). Quan sát thấy giữa 3 nhóm không có sự khác biệt về
2 hàm lượng thành phần này.
Về hàm lượng một số vitamin tan trong dầu, bảng 8 cũng cho thấy hàm lượng vitamin K và
vitamin D trong sữa mẹ của cả 3 nhóm đạt 0,22 và 0,13 µg/100g. Khoảng dao động từ 0,01
đến 0,94 µg/100g đối với vitamin K, và từ 0,005 cho đến 0,735 µg/100g đối với vitamin D.
Hàm lượng của cả 2 thành phầ
n này đều có xu hướng giảm theo thời gian cho con bú, tuy
nhiên chưa quan sát thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm.
Hàm lượng vitamin A và vitamin E trong sữa mẹ của cả 3 nhóm trung bình là 65,67
µg/100g (23,9-253,6) và 91,4 mg/100g (24,4-197,8). So với nhóm A, hàm lượng của 2
thành phần này có xu thế giảm đi ở nhóm B và C, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so
sánh nhóm B với nhóm A, và nhóm C với nhóm A, p<0,05. Trong khi đó, hàm lượng beta-
caroten trong sữa mẹ dao động của cả 3 nhóm từ 2,94 đến 5,37 µg/100g, giá trị trung bình
4,02 µg/100g (0,08-35,71).
25
Bảng 8. Nồng độ trung bình của 13 thành phần vitamins trong sữa mẹ theo nhóm
Thành phần
Nhóm A
(n=30)
TB ± SD
Nhóm B
(n=30)
TB ± SD
Nhóm C
(n=31)
TB ± SD
Tổng số (n=91)
TB ± SD
(phạm vi
dao động)
Vitamin C (mg/100g)
0,45 ± 1,20
a
0,21 ± 0,57
a
0,10 ± 0,29
a
0,25 ± 0,79
(0-5,80)
Vitamin B1 (µg/100g)
31,71 ± 11,73
a
34,71 ± 12,61
a
30,47 ± 5,83
a
32,28 ± 10,49
(14,6-80,9)
Vitamin B2 (µg/100g)
12,18 ± 13,68
a
7,16 ± 5,83
a
10,07 ± 7,84
a
9,80 ± 9,79
(1,3-67,8)
Vitamin B3 (mg/100g)
0,29 ± 0,24
a
0,27 ± 0,19
a
0,25 ± 0,24
a
0,27 ± 0,22
(0,01-1,03)
Vitamin B5 (mg/100g)
0,48 ± 0,19
a
0,38 ± 0,21
b
0,48 ± 0,22
a
0,45 ± 0,21
(0,119-0,97)
Vitamin B6 (µg/100g)
7,85 ± 6,32
a
6,91 ± 4,02
a
7,67 ± 5,69
a
7,48 ± 5,39
(1,3-28,84)
Isonitol (mg/100g)
8,65 ± 4,28
a
7,52 ± 4,48
a
7,36 ± 4,17
a
7,83 ± 4,30
(1,65-25,5)
Choline (mg/100g)
7,58 ± 3,02
a
7,16 ± 2,26
a
6,98 ± 2,52
a
7,24 ± 2,60
(3,1-19)
Vitamin K (µg/100g)
0,27 ± 0,21
a
0,20 ± 0,18
a
0,18 ± 0,14
a
0,22 ± 0,18
(0,01-0,94)
Vitamin A (µg/100g)
80,76 ± 42,48
a
54,60 ± 16,24
b
61,80 ± 29,01
b
65,67 ± 32,69
(23,9-253,6)
Vitamin E (mg/100g)
108,16 ± 44,71
a
85,48 ± 36,26
b
80,91 ± 42,40
b
91,40 ± 42,55
(24,4-197,8)
Vitamin D (µg/100g)
0,16 ± 0,17
a
0,12 ± 0,12
a
0,10 ± 0,14
a
0,13 ± 0,15
(0,005-0,735)
Beta-Caroten (µg/100g)
2,94 ± 4,67
a
5,37 ± 7,81
a
3,74 ± 6,14
a
4,02 ± 6,35
(0,08-35,71)
Trên cùng hàng, các ký tự khác nhau biểu diễn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05;
Kruskall-Wallis Test