Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THU HÚT, VẬN ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ODA NĂM 2009 (BỘ TÀI CHÍNH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.9 KB, 7 trang )

Báo cáo tổng hợp tình hình thu hút, vận động và thực hiện
các chương trình dự án oda năm 2009 (BỘ TÀI CHÍNH)
BÁO CÁO TỔNG HỢP

TÌNH HÌNH THU HÚT, VẬN ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN
CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ODA CỦA BỘ TÀI CHÍNH NĂM 2009

I. Tình hình vận động ODA năm 2009:
1. Tình hình thẩm định và phê duyệt:
Số chương trình, dự án đã được phê duyệt: Trong năm 2009, Bộ Tài chính đã tiến hành thẩm định và
phê duyệt tổng số 06 chương trình, dự án ODA. Trong đó có 02 dự án sử dụng vốn ODA vay và 04 dự
án sử dụng ODA không hoàn lại.
Khác với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của các năm trước, năm 2009 Bộ Tài chính đã tiếp
nhận và triển khai 02 dự án sử dụng vốn vay ODA theo hình thức Chính phủ đứng ra đi vay và cho các
doanh nghiệp và các địa phương vay lại nhằm thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của các địa
phương, cơ cấu các khoản nợ của doanh nghiệp và thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp. Đây là loại hình
dự án mới chưa có hướng dẫn chung của Chính phủ nên việc thẩm định và phê duyệt đối với 02 dự an
này gặp nhiều khó khăn và vướng mắc.
(Phụ đính 4.1: Danh mục các chương trình, dự án ODA phê duyệt năm 2009)
2. Tình hình đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA:
- Việc đám phán, ký kết các điều ước quốc tế về các khoản ODA trong năm 2009 đã được Bộ Tài chính
thực hiện theo quy định hiện hành.
- Tổng giá trị vốn ODA của các điều ước quốc tế cụ thể về ODA đã ký kết là:
+ Triệu USD: 210,56
+ Quy đổi ra VNĐ: 3.577 tỷ VNĐ
(Phụ đính 4.2: Báo cáo về ký kết các chương trình, dự án đã ký kết năm 2009)
Biểu đồ dưới đây so sánh nguồn ODA cho Bộ Tài chính được huy động trong giai đoạn 2001-2009, bao
gồm cả ODA không hoàn lại và ODA vay.
Biểu đồ 1: Nguồn vốn ODA giai đoạn 2001 – 2009
(Không bao gồm nguồn ODA vay để cho vay lại của năm 2009)
II. Tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA năm 2009


1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện các chương trình, dự án năm 2009:
Trong năm 2009, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai tổng số 15 chương trình, dự án. Căn cứ trên tiến độ
thực hiện và tiến độ giải ngân của các chương trình, dự án và căn cứ trên hướng dẫn chung của Bộ
KH&ĐT về xếp loại chương trình, dự án. Bộ Tài chính đã tiến hành xếp loại các chương trình, dự án năm
2009 như sau:
Xếp loại dự án Dự án đầu tư Dự án HTKT Tổng số dự án
Tốt (Loại A) 09 09
Khá (Loại B) 01 02 03
Trung bình (Loại C)
Kém (Loại D) 03 03
Tổng số dự án 04 11 15
(Việc xếp hạng các chương trình dự án năm 2009 dựa trên tỷ lệ bình quân gia quyền của hai tiêu chí: (1)
tiến độ thực hiện và (2) tỷ lệ giải ngân. Cụ thể như sau: Loại A: trên 80%, Loại B: 60%-80%, Loại C: 40%-
60%, Loại D: dưới 40%)
2. Tiến độ thực hiện so với kế hoạch
Kết quả thực hiện cả năm 2009 so với kế hoạch đặt ra
Tiến độ thực hiện Số dự án
< 20% 02
20% - 40%
40% - 60% 01
60% - 80%
> 80% 12
Tổng cộng 15
3. Tiến độ giải ngân:
- Tiến độ giải ngân thực tế Quý 4:
+ Tổng giải ngân:
Vốn ODA: 66.889 triệu VNĐ (tương đương 3,9 triệu USD)
Vốn đối ứng: 13.210 VNĐ (tương đương 0,33 triệu USD)
+ Tỷ lệ giải ngân Quý 4 (cả 02 nguồn vốn): 12%
- Tiến độ giải ngân năm 2009:

+ Tổng giải ngân:
Vốn ODA: 226.477 triệu VNĐ (tương đương 13,3 triệu USD)
Vốn đối ứng: 25.993 triệu VNĐ (tương đương 1,5 triệu USD)
+ Tỷ lệ giải ngân năm 2009 (cả 02 nguồn vốn): 59%
(Phụ đính4.3: Báo cáo tiến độ giải ngân quý 4 năm 2009)
Đánh giá tình hình giải ngân năm 2009:
Tỷ lệ giải ngân chung của các chương trình, dự án của Bộ Tài chính năm 2009 (của cả hai nguồn: vốn
ODA + vốn đối ứng) đạt mức trung bình khá 59% (nằm trong dải từ 40% - 60%). Tuy nhiên, tỷ lệ giải
ngân không đồng đều giữa các nhóm dự án:
- Nhóm 04 dự án sử dụng vốn vay của WB (dự án HĐH quản lý thuế - TAMP; dự án HĐH Hải quan –
VCM; dự án Cải cách quản lý tài chính công – PFMRP, dự án Quỹ đầu tư phát triển địa phương - LDIFs):
Biểu đồ dưới đây cho thấy tỷ lệ giải ngân nguồn ODA thực tế thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch. Tỷ lệ
giải ngân nguồn vốn ODA lần lượt của các dự án là: PFMRP đạt 53,19%, LDIDs đạt 1,53%, VCM đạt
12,5%, TAMP đạt 3,27%.
- Nhóm các dự án HTKT sử dụng vốn ODA không hoàn lại: Biểu đồ dưới đây mô tả giải ngân nguồn
ODA thực tế so với kế hoạch năm 2009. Biểu đồ cho thấy thực tế giải ngân của các dự án HTKT đạt
mức tốt so với kế hoạch (đường thực tế rất gần với đường kế hoạch).
(Phụ đính 4.3: Tổng hợp giải ngây Quý 4 năm 2009 và Báo cáo kết quả giải ngân năm 2009)

3. Các đầu ra chủ yếu:
Trong năm 2009, các chương trình, dự án đã tiếp tục hỗ trợ tích cực cho Bộ Tài chính thực hiện các
nhiệm vụ và mục tiêu cải cách của ngành đã đề ra, cụ thể các kết quả chính đã đạt được theo từng lĩnh
vực như sau:
a. Lĩnh vực quản lý chi :
- Dự thảo Luật NSNN sửa đổi được hoàn thiện bước đầu và đã trình Chính phủ theo đúng tiến
độ thời gian quy định. Tuy nhiên, sau khi xem xét Chính phủ đã báo cáo Quốc hội cho lùi thời gian trình
dự án Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi và đề nghị có thời gian để nghiên cứu sửa đổi Luật một cách cơ
bản và toàn diện hơn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và quản lý tài chính – ngân sách trong
giai đoạn mới.
- Đã hoàn thành việc Ban hành và tập huấn chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị thí điểm

TABMIS, cơ bản hoàn thành việc kiểm tra chấp thuận hệ thống, thí điểm và triển khai rộng đợt 1 hệ thống
TABMIS tại các đơn vị gồm KBNN và cơ quan tài chính thành phố Hải Phòng và tỉnh Hà Nam; Bộ Tài
chính và sở giao dịch KBNN, thực hiện các hoạt động đào tạo người sử dụng và hoạt động truyền thông
giới thiệu TABMIS.
- Đã hoàn thành việc thí điểm lập kế hoạch tài chính trung hạn và chi tiêu trung hạn (MTFF và
MTEF) ở các đơn vị thí điểm và bước đầu đã cho kết quả khả quan trong công tác dự báo nguồn lực tài
chính công trong trung hạn và trong công tác quản lý tài chính – ngân sách.
- Đã phối hợp, giúp phía Việt Nam hoàn thành Báo cáo Đánh giá trách nhiệm tài chính Quốc gia
(CFAA). Bước đầu xây dựng kế hoạch và phân công công việc để tiến hành triển khai các khuyến nghị
trong Báo cáo CFAA.
- Đã giúp tăng cường năng lực cho KBNN về tổ chức hoạt động kiểm toán/kiểm soát nội bộ, kiểm
soát chi. Đã xây dựng một bộ phận tổng hợp thông tin kế toán tại Việt Nam.
b. Lĩnh vực quản lý thu
- Đã tiến hành đánh giá các cải cách thuế của Việt Nam trong thời gian qua (về thuế GTGT, thuế
TTĐB, thuế TNCN và thuế TNDN) và đánh giá khả năng ban hành luật thuế mới,
- Xây dựng một số sổ tay nghiệp vụ, đào tạo trong lĩnh vực thanh tra thuế; Tư vấn giúp Bộ Tài
chính trong việc thành lập bộ phận quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, thuế thu nhập cá nhân và
các chính sách thuế; Triển khai các nội dung cụ thể nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính thuế cho
người nộp thuế (thuế TNCN, GTGT, TNDN, phí ), Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phân tích rủi ro áp
dụng cho các đối tượng nộp thuế lớn;
- Hỗ trợ đầu tư trang bị máy soi container để nâng cao chất kiểm soát hải quan; Đã đã hoàn
thành gần 70% hạng mục xây dựng tại hiện trường toà nhà máy soi container cảng Tân Cảng – Cát Lái,
thành phố Hồ Chí Minh;
- Đã giúp tăng cường năng lực quản lý đào tạo cơ bản và bồi dưỡng, tuyển dụng và theo dõi quá
trình công tác, các kế hoạch đào tạo cho hàng chục cán bộ ngành hải quan; tăng cường năng lực về đấu
tranh chống hàng giả.
c. Lĩnh vực Quản lý nợ Chính phủ
- Hệ thống văn bản quản lý về nợ công đang dần được hình thành. Luật quản lý nợ công đã
được ban hành, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn, các văn bản hướng dẫn
thực hiện Luật quản lý nợ công đang được dự thảo để ban hành.

- Để hoàn thiện dần công tác quản lý nợ công, các dự án đã và đang hỗ trợ thực hiện thông nhất
việc quản lý nợ công trong và ngoài nước, ghi chép và quản lý nợ công trong một kho dữ liêu chung, xây
dựng và phát triển hệ thống thông tin về quản lý nợ công. Hợp phần 3 Dự án Tài chính công đang triển
khai mua sắm phần mềm để thực hiện các nộ dung/ mục tiêu này.
d. Lĩnh vực quản lý doanh nghiệp
Trong năm 2009, Bộ Tài chính đã hoàn tất việc chuẩn bị cho dự án cải cách DNNN và quản trị
công ty. Khi đi vào thực hiện, dự án này sẽ cung cấp tín dụng cho các Tập đoàn, Tổng công ty cải thiện
tình hình tài chính, tái cấu trúc doanh nghiệp, đổi mới quy trình hoạt động hoặc quản lý/ đổi mới thể chế
nhằm nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của các DNNN.
e. Lĩnh vực quản lý công sản
Đã hỗ trợ Bộ Tài chính xây dựng Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 hướng dẫn một số
nội dung của Luật quản lý tài sản nhà nước, hiện dự thảo thông tư hướng dẫn Nghị định 52 và hiện đang
được trình Bộ Tài chính phê duyệt. Đồng thời, Bộ tài chính đã tổ chức các hội thảo, tập huấn Luật và
Nghị định và tổ chức xin ý kiến về khu hành chính tập trung mẫu.
f. Lĩnh vực quản lý giá
Đã hoàn tất việc việc xây dựng và ban hành Thông tư số 100/2009/TT-BTC về khung giá tiêu thụ
nước sinh hoạt.
g. Lĩnh vực thị trường vốn, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, chính sách tài chính, thanh tra
tài chính
- Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính đã được ra đời và đi vào hoạt
động;
- Đã hoàn thành báo cáo đánh giá Luật chứng khoán và một số văn bản pháp quy điều chỉnh thị
trường chứng khoán; xây dựng lộ trình sửa đổi khung pháp lý hiện nay và ban hành các văn bản pháp
quy mới, báo cáo rà soát các quy định pháp lý đối với chào bán chứng khoán ra công chúng và qui trình
thực hiện, báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện hệ thống IT hỗ trợ công tác giám sát thị trường tại
UBCKNN; Tiếp tục tăng cường năng lực, chuyển giao kiến thức trong lĩnh vực chứng khoán và kỹ năng
giảng dạy cho đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm của UBCKNN;
- Đã chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phân cấp thanh tra tài chính, tổ chức hệ thống công nghệ
thông tin cho thanh tra tài chính v.v
- Đã nghiên cứu mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; cung cấp tư vấn về hệ thống

an sinh xã hội, đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế đối với NSNN, cập nhật tình hình các gói trợ
giúp kinh tế của các nước trên thế giới, phân tích biện pháp quản lý tỷ giá, báo cáo tổng quan tình hình
kinh tế thế giới, nghiên cứu tình hình khủng hoảng tài chính và đề xuất các giải pháp đối phó
4. Các vướng mắc và biện pháp giải quyết:
a) Các vướng mắc:
Các hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế thông qua các chương trình, dự án ODA trong
lĩnh vực quản lý tài chính công trong năm 2009 có thể nói đã được mở rộng hơn cả về quy mô (tổng số
vốn) lẫn phạm vi các lĩnh vực. Nhìn chung, các hỗ trợ đã mang lại các kết quả đáng kể, góp phần tích
cực cho tiến trình cải cách quản lý tài chính công, đáp ứng các nhu cầu cải cách và phát triển của ngành
tài chính, góp phần hoàn thiện cơ chế tổ chức và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của Bộ Tài chính.
Tính phù hợp, hiệu quả, bền vững của các chương trình, dự án cũng được cải thiện thông qua việc nâng
cao tính sở hữu của phía Việt Nam trong quá trình xây dựng và triển khai dự án.
Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân chung của các chương trình, dự án sử dụng ODA của Bộ Tài chính mới
chỉ ở mức trung bình khá (đạt 59%). Trong đó, các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật đạt tỷ lệ giải ngân
khá (trung bình là trên 80%) thì tỷ lệ giải ngân của các chương trình, dự án sử dụng ODA vay chỉ đạt
mức thấp (trung bình là dưới 40%). Tiến độ thực hiện của các chương trình, dự án trong năm 2009 mặc
dù đã có nhiều tiến bộ so với năm 2008 nhưng nhìn chung vẫn bị chậm hơn so với kế hoạch, đặc biệt là
đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA. Kết quả này có thể thấy do một số các vướng
mắc sau:
Các vướng mắc do nguyên nhân chủ quan:
- Giai đoạn khởi động các chương trình, dự án thường bị kéo dài do gặp phải vướng mắc trong
các khâu như xây dựng và phê duyệt kế hoạch hoạt động, kế hoạch giải ngân, thuê tuyển chuyên gia tư
vấn
- Cán bộ dự án và tham gia dự án thiếu kinh nghiệm. Hầu hết các cán bộ đều chưa có kiến thức,
kỹ năng kinh nghiệm về dự án và phải vừa làm vừa học.
- Nguồn nhân lực tham gia triển khai dự án hạn chế do các cán bộ này vừa phải đảm nhiệm công
việc chuyên môn vừa phải tham gia các hoạt động của dự án.
- Năng lực của các Ban QLDA còn có nhiều hạn chế. Đặc biệt ở các khâu như: lập kế hoạch,
quản lý rủi ro trong quá trình triển khai, kỹ năng theo dõi, đánh giá
- Quá trình phối kết hợp giữa các bên liên quan trong triển khai dự án chưa tốt.

- Tính chủ động của các chủ dự án chưa cao, việc định hướng triển khai đôi khi còn lúng túng.
- Quá trình triển khai các gói thầu chậm do lúng túng trong việc xây dựng đầu bài, xác định
nhiệm vụ cho từng gói thầu.
- Chưa có hướng dẫn chung của Chính phủ trong việc thẩm định, phê duyệt và triển khai đối với
loại hình dự án mới mà Bộ Tài chính đáng chủ trì triển khai theo cách thức Chính phủ đứng ra đi vay và
cho các doanh nghiệp và các địa phương vay lại nhằm thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của các
địa phương, cơ cấu các khoản nợ của doanh nghiệp và thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp.
- Công tác chấp hành báo cáo theo quy định của Chính phủ của các chương trình, dự án còn
thấp. Báo cáo thường nộp chậm, thiếu thông tin, dẫn đến khó khăn trong công tác theo dõi, đánh giá của
Bộ Tài chính.
Các vướng mắc do nguyên nhân khách quan:
- Đối với các chương trình, dự án sử dụng ODA vay thì các cấu phần chính của dự án là mua
sắm hệ thống công nghệ thông tin (IT) và các Thiết bị nghiệp vụ, chiếm khoảng 80% tổng kinh phí tài trợ
của dự án, trong khi vấn đề tuyển chọn tư vấn kỹ thuật cho các cấu phần này cũng đang bị vướng mắc,
quá trình tuyển chọn thường khó khăn do khan hiếm nguồn chuyên gia tư vấn có chất lượng và phù hợp.
- Các gói thầu khi tiến hành đấu thầu xong phải điều chỉnh giá gói thầu (do trượt giá hoặc do ước
lượng giá trong dự án HTKT chưa sát).
- Qui trình thủ tục của Chính phủ Việt Nam và của nhà tài trợ còn nhiều khác nhau nên còn vênh
nhau trong thực hiện các hoạt động.
- Vai trò điều hành và tính tự chủ của Việt Nam trong một số các dự án HTKT còn thấp. Đặc biệt
là đối với các dự án HTKT của ADB, Nhật Bản và một số các nhà tài trợ song phương khác.
- Tính chất hợp tác và chất lượng tư vấn của Trưởng nhóm Dự án (Task Team Leader) của một
số chương trình, dự án còn thấp, đặc biệt là đối với các dự án sử dụng vốn vay của WB (dự án Hiện đại
hoá hải quan và dự án Hiện đại hoá quản lý thuế).
b) Các biện pháp giải quyết đã thực hiện:
- Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành Quy chế quản lý và thực hiện các chương trình, dự án
của Bộ Tài chính có sử dụng tài trợ nước ngoài (Ban hành kèm theo Quyết định số 1969/QĐ-BTC ngày
10/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
- Các chủ dự án đã chủ động trong việc đề nghị Ngân hàng thế giới tích cực hỗ trợ trong việc tìm
kiếm nguồn chuyên gia, tư vấn quốc tế.

- Các chủ dự án và Ban QLDA đang nỗ lực hoàn thiện và kiện toàn bộ máy tổ chức của dự án.
- Các dự án đã có sự quan tâm cho việc xây dựng kế hoạch cho việc đào tạo tăng cường năng
lực cho các cán bộ dự án, thông qua các khoá đào tạo trong và ngoài nước.
c) Khuyến nghị:
Đối với chủ dự án:
- Chủ động có các biện pháp để thúc đẩy tiến độ th c hiện chương trình, dự án.�
- Tiếp tục chủ động trong việc tăng cường năng lực cho các Ban QLDA nhằm đáp ứng công việc
được giao.
- Tăng cường và củng cố các nhóm tham gia dự án để các nhóm dành thời gian phù hợp và đầy
đủ cho các hoạt động của dự án.
Đối với Bộ Tài chính:
- Chủ động tham vấn, phối kết hợp với các đơn vị thuộc Bộ để có các biện pháp cụ thể và hỗ trợ
chủ dự án trong việc tháo gỡ các vướng mắc.
- Hỗ trợ các chủ dự án và Ban QLDA trong việc tăng cường năng lực về một số nội dung như:
lập kế hoạch, mua sắm đấu thầu, theo dõi đánh giá dự án
Đối với các cơ quan chức năng:
Phối hợp với công đồng các nhà tài trợ để hài hoá các thủ tục giữa hai bên.
Đối với các nhà tài trợ:
- Cần trao cho phía Việt Nam nhiều hơn nữa quyền tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn ODA.
- Đối với một số các nhà tài trợ (như: ADB, Pháp, Nhật Bản ) cần thường xuyên cung cấp cho
các Ban QLDA các số liệu giải ngân của dự án để phục vụ cho công tác quản lý của Việt Nam.
- Hỗ trợ chủ dự án một cách tích cực trong việc tìm kiếm chuyên gia, tư vấn.
- Đẩy nhanh quá trình thẩm định đầu thầu, lựa chọn tư vấn của dự án (đặc biệt là đối với WB).
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam để đẩy nhanh việc hài hoà hoá các thủ tục
giữa hai bên.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG





Nguyễn Vân Chi


×