Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đề tài : Sản xuất thử nghiệm máy điện thoại IP tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 87 trang )


0
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KC.01/06-10
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN


BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN
SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM MÁY ĐIỆN THOẠI IP TẠI VIỆT NAM
Mã số: KC.01.DA02/06-10




Chủ nhiệm Dự án



KS.Vương Toàn Dũng
Cơ quan chủ trì Dự án
TỔNG GIÁM ĐỐC



Trần Hải Vân
Ban chủ nhiệm chương trình





Bộ Khoa học và Công nghê





8196

Hà nội tháng 2010


1
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
MỞ ĐẦU 4
Chương 1
NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ THỰC HIỆN 7
I. Sơ đồ công nghệ sản xuất: 8
1. Trang bị bên ngoài: 8
2. Dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh 9
II. Nh
ững vấn đề dự án cần giải quyết về công nghệ: 11
III. Các nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải quyết những
vấn đề đặt ra. 12
1. Các chuyên đề nghiên cứu: 13
2. Mua sắm tài sản cố định: 31
3. Mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất 32
IV. Tóm tắt quá trình s

ản xuất thử nghiệm: 32
Chương 2
CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 34
KẾT LUẬN 38



2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết
tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt
AC Alternating current Dòng điện xoay chiều
ADC Analog-Digit Converter Bộ chuyển đổi tương tự - số
CKD Completely Knock Down Lắp ráp linh kiện hoàn chỉnh
CPU Central Processing Unit Đơn vị xử lý trung tâm
DC Direct Current Dòng điện một chiều
DHCP Dynamic Host Configuration
Protocol
Giao thức cấu hình máy chủ động
EMC Electromagnetic Compatibility Tương thích điện từ
FTTH Fiber To The Home Cáp quang đến tận nhà
MoS Mean Opinion Score
IC International Circuit Mạch tổ hợp
IP Internet Protocol Giao thức internet
IPTV Internet Protocol TV Giao thức Internet TV
ISO
International Standards
Organization/ Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

ITU-T International Telecommunications
Union-Telecommunication
Standardization Sector
Liên minh viễn thông quốc tế-Tiêu
chuẩn lĩnh vực viễn thông
I/O Input/Output Vào/Ra
LAN Local Area Network Mạng nội bộ
LED Light-Emiting Diode Điốt phat quang
PCB Print Circuit Board Bảng mạch in
POTS Plain Old Telephone Service Dịch vụ điện thoại phổ thông
QoS Quality of Service Chất lượng phục vụ
SIP Session Initiation Protocol Giao thức khởi đầu phiên
SMT Surface Mount Technology Công nghệ dán bề mặt
SKD Semi Knock Down Lắp ráp các phần
SMD Surface Mount Device Linh kiện dán bề mặt
TFTP Trivial File Transfer Protocol Giao thức truyền tệp tin thông
thường
xDSL x Digital Subscriber Line đường dây thuê bao số
VoIP Voice Over Internet Protocol Giao thức thoại qua Internet
WAN Wide Area Network Mạng diện rộng





3
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1. Sơ đồ công nghệ sản xuất máy điện thoại IP tại Việt nam 8
Hình 1-2. Sơ đồ dây chuyền SMT 16
Hình 1-3. Sơ đồ dây chuyền CKD 17

Hình 1-4. Sơ đồ dây chuyền SKD 17
Hình 1-5. Kim đo sử dụng trên các JIG đo 20
Hình 1-6. Kết cấu cơ bản của 1 JIG đo 21
Hình 1-7. Sơ đồ đo kiểm tra 25

Hình 1-8. Sơ đồ đo kiểm tra 26



4
MỞ ĐẦU

Hiện nay, xu hướng phát triển của mạng viễn thông và công nghệ thông
tin đang dần dần được hội tụ hợp nhất trong một hạ tầng mạng và trong tương
lai không xa, sẽ không còn ranh rới giữa Công nghệ Viễn thông và Công nghệ
Thông tin nữa. Ta có thể thấy là ngày nay, trên thực tế ta có thể bắt gặp ở đâu
đó, với cùng một hạ tầng mạng Internet mà trước đây thường được dùng để
truyền d
ữ liệu nhưng bây giờ cũng có thể truyền tín hiệu thoại, tín hiệu hình
ảnh đi với chất lượng tương đương với mạng PSTN truyền thống hay truyền
hình cáp. Việc tận dụng mạng Internet có sẵn để truyền tín hiệu thoại và hình
ảnh đã cho phép các nhà khai thác có các chính sách giảm cước cho khách
hàng, ví dụ như: cuộc điện thoại gọi đi cho một thuê bao cố định hoặc di động
ở Mỹ
chỉ có giá tiền là 270 VNĐ, nghĩa là rất rẻ so với phương gọi IDD hoặc
các dịch vụ 171 của VNPT.
Theo dự báo của các chuyên gia thì những năm tới đây sẽ là những năm
của công nghệ Voice Over IP phát triển. Trên thế giới, thị trường VoIP đã có
những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm và sẽ còn tiếp tục phát triển
trong các năm tiếp theo và Việt nam hiện tại thì chư

a nhưng dự đoán là sẽ
không nằm ngoài quy luật phát triển như trên thế giới. Có chăng là thời gian
sớm hay muộn mà thôi.
Tuy nhiên, có một thực tế là giá thành máy điện thoại IP trên thế giới
cũng như tại Việt nam rất đắt, khoảng cao gấp 5 đến 10 lần đối với một máy
điện thoại cũ, công nghệ PSTN. Đây là một trở ngại đối với các nhà cung cấp
dị
ch vụ khi triển khai trên hệ thống, do vậy họ chỉ chú trọng tới cung cấp dịch
vụ, còn máy điện thoại IP tùy vào nhu cầu của khách hàng. Hiện nay tại Việt
nam, chưa có nhà sản xuất trong nước nào sản xuất máy điện thoại IP. Máy
điện thoại IP trên thị trường hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ nhiều hãng
trên thế giới như: Cisco, Grandstream, Siemens,… Khi muốn sử dụng dị
ch
vụ, người sử dụng sẽ phải tự trang bị và tự cài đặt các tham số vào các máy
điện thoại IP từ các nhà sản xuất trên để sử dụng mà không biết rằng để cài


5
đặt đúng cho máy điện thoại IP hoạt động được là không hề đơn giản một
chút nào. Ngoài ra nhu cầu bảo hành và bảo dưỡng đối với máy điện IP hiện
nay là chưa cao, tuy nhiên khi số lượng người sử dụng tăng lên thì nhu cầu
bảo hành và sửa chữa sẽ tăng lên.
Vì vậy dự án sản xuất thử nghiệm máy điện thoại IP được thực hiện là
nhằ
m các mục tiêu như sau:
- Máy điện thoại IP, sản phẩm của dự án có giá thành rẻ hơn các loại máy
điện thoại IP trên thị trường từ 30 tới 40% vì nó là kết quả của đề tài nghiên
cứu khoa học công nghệ đã được công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện nghiên
cứu và thực hiện thành công có tên là “Nghiên cứu chế thử máy điện thoại
IP”, Mã số: 77-07-KHKT-RD vào năm 2007. Ta thấy r

ằng, phải sản xuất điện
thoại IP có giá rẻ mới có khả năng thương mại và đáp ứng các nhu cầu của thị
trường.
- Máy điện thoại IP có các chức năng cơ bản và cần thiết để có thể tạo
cuộc gọi, cho phép đàm thoại thông qua mạng Internet. Hình dáng của sản
phẩm cũng có thiết kế phù hợp với
- Việc sản xuất trong nướ
c cho phép nhà sản xuất có thể cung cấp các sản
phẩm đã cài đặt sẵn các chức năng phù hợp với từng nhà sản xuất dẫn tới việc
cài đặt, bảo hành, bảo dưỡng cho máy điện thoại IP cũng đơn giản hơn.
Với trình độ công nghệ sản xuất tại công ty hiện đại và tương đương với
các nước trên thế giới, nhóm chủ trì dự án phải xây dựng và th
ực hiện được
các công việc như sau:
- Xây dựng được công nghệ lắp ráp hiện đại,cho phép lắp ráp hoàn chỉnh
các thiết bị sử dụng các linh kiện SMD, CKD và SKD, các chi tiết nhựa, …
phù hợp với máy điện thoại IP. Vì ta biết rằng, điện thoại IP có độ phức tạp
hơn rất nhiều so với các loại máy điện thoại PSTN, vì thực chất nó là một
thiết bị mạng như
các thiết bị router hay modem khác, đồng thời lại tích hợp
thêm mạch xử lý thoại, mã hóa/giải mã cho tín hiệu thoại,… chính vì vậy nó
có sự tích hợp rất nhiều linh kiện trên một bảng mạch PCB. Nên máy điện
thoại IP có thiết kế rất phù hợp để lắp ráp trên dây chuyền công nghệ SMT có
sẵn của POSTEF.


6
- Tuy nhiên để kiểm soát chất lượng của máy điện thoại IP tại đầu ra của
các công đoạn lắp ráp, ta cần phải đưa ra các bước kiểm tra trên các dây
chuyền lắp ráp nhằm đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng của máy điện thoại IP,

không để sản phẩm hỏng, sản phẩm không đạt yêu cầu được đưa ra thị trường.
Như trên đã nói, máy đ
iện thoại IP rất khác so với máy điện thoại PSTN và
càng không thể dùng qui trình đo cho máy điện thoại PSTN áp dụng cho máy
điện thoại IP, do vậy nhóm chủ trì dự án phải xây dựng một quy trình công
nghệ đo kiểm hiện đại và phù hợp với máy điện thoại IP. Để làm được điều
này, nhóm chủ trì cần phải được trang bị các thiế bị đo chuyên dụng để phần
tích các tham số liên quan t
ới chất lượng của máy điện thoại IP dựa theo các
gói tin IP truyền đi giữa máy điện thoại IP với máy chủ.
- Để đáp ứng được các nhu cầu bảo hành và bảo trì đối với máy điện
thoai IP, nhóm chủ trì phải xây dựng quy trình đo kiểm nhằm mục đích bảo
hành, sửa chữa đối với máy điện thoại IP trong quá trình sử dụng trên thực tế.
Để đ
áp ứng một cách kịp thời các nhu cầu bảo hành và sửa chữa, nhóm chủ trì
dự án phải đào tạo các kỹ thuật viên tại các trung tâm bảo hành ở cả 3 miền
Bắc – Trung – Nam.



7
Chương 1

NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
ĐÃ THỰC HIỆN


Như thuyết minh dự án, dự án này được triển khai trên cơ sở đề tài
nghiên cứu do Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện thực hiện trước đây có tên
là “Nghiên cứu chế thử máy điện thoại IP”, Mã số: 77-07-KHKT-RD vào

năm 2007. Tuy nhiên đấy là một đề tài có tính nghiên cứu và chế thử do vậy
nó có một số nhược điểm như sau:
- Máy điện thoại IP chỉ có các tính nă
ng cơ bản, màn hình nhỏ, không
hiển thị được hết các ký tự của menu khi sử dụng cũng như khi cài đặt các chế
độ làm việc của máy điện thoại.
- Thiếu đi tính thương mại do mẫu mã và kiểu dáng công nghiệp của sản
phẩm là lựa chọn ngẫu nhiên, chưa có khuôn mẫu để chế tạo các chi tiết nhựa
hoàn chỉnh.
- Và rất khó khăn khi triển khai trên dây chuyền lắp ráp, do chư
a hỗ trợ
các chức năng kiểm tra bàn phím, màn hình và thoại.
Vì vậy, dự án cần có một số các chuyên đề khoa học nhằm giải quyết các
vấn đề đặt ra của dự án. Phần nội dung khoa học của dự án được trình bày
theo các nội dung của các chuyên đề như trong hợp đồng KHCN (xem III)
Để có thể triển khai sản xuất máy điện thoại IP, nhóm chủ trì dự án phải
thực hiện một s
ố công việc đã được xây dựng trong 8 chuyên đề nghiên cứu,
nhằm mục đích xây dựng tiền đề và định hướng cho các công việc triển khai
sản xuất cũng như là đáp ứng được các yêu cầu về mặt thương mại: như hoàn
thiện các thiết kế mạch in, sơ đồ nguyên lý, phần mềm, xây dựng dựng các
công đoạn sản xuất, đào tạo và hướng dẫn sử
dụng máy đo cũng như công tác
bảo hành và bảo dưỡng máy điện thoại IP


8
I. Sơ đồ công nghệ sản xuất:
Máy điện thoại IP sẽ được triển khai sản xuất thử nghiệm theo dây chuyền
công nghệ như dưới đây


Hình 1-1. Sơ đồ công nghệ sản xuất máy điện thoại IP tại Việt nam
Để triển khai dự án sản xuất máy điện thoại IP thì cần thực hiện các công việc
sau :
1. Trang bị bên ngoài:
¾ Mua nguyên vật liệu chủ yếu gia công các chi tiết cần thiết như: bộ linh
kiện, gia công bảng mạch PCB, gia công bộ vỏ nhựa v v.;
¾ Mua các nguyên vật liêu phụ như: thiếc hàn, trợ dung hàn, cồn công
nghiệp, keo dán; băng dính, thiết kế gia công các loại bao bì đóng gói v v;


9
¾ Mua các vật liệu phụ tùng như: đầu tuốc nơ vit hơi, mỏ hàn, lưới in v.v;

¾ Gia công các gá dưỡng phục vụ cho dây chuyền: đối với sản phẩm điện
thoại IP thì cần trang bị thêm các gá dưỡng, các JIG đo v v để phục vụ
cho quá trình sản xuất được thuận lợi.
¾ Trang bị thêm các máy đo cần thiết tại các dây chuyền đo kiểm: Điện thoại
IP là một thiết bị mạng và không thể dùng các thiết bị đo sẵn có trên dây
chuyền để kiểm tra như máy điện thoại thông thường. Vì vậy, cần trang bị
thêm nhiều máy đo cho việc kiểm tra máy điện thoại IP trên dây chuyền
sản xuất hoàn chỉnh.
¾ Lập trình cho các thiết bị: cần lập trình cho các máy móc như máy gắp,
dán linh kiện SMD (trên dây chuyền SMT) – lập trình viên sẽ phải lập
trình để các tay gắp đặt các linh kiện đúng vị trí trên bảng mạch PCB theo
sơ đồ thiết kế; lập trình cho máy đo ICT để kiểm tra linh kiện bảng mạch
2. Dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh
Dây chuyền sản xuất sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở vật chất sẵn có của
Công Ty như các dây chuyền SMT, SKD, CKD , cùng với việc trang bị
thêm nhiều trang thiết bị cần thiết để đảm bảo một dây chuyền sản xuất hoàn

chỉnh với việc giám sát chặt chẽ ở từng công đoạn để đảm bảo QTCN đáp
ứng được hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 gồm các công đoạn:
¾ Công đoạn kiểm tra linh kiện đầu vào: Các linh kiện đầu vào sẽ được kiểm
tra xác xuất theo lô hàng xem có đạt các chỉ tiêu thông số được đưa ra
trong bảng danh mục linh kiện của sản phẩm, cũng như cam kết của đối
tác cung cấp.
¾ Công đoạn dán, hàn linh kiện loại dán bề mặt SMD trên dây chuyền SMT:
Các linh kiện loại dán bề mặt SMD như điện trở, tụ điện, IC v v, sẽ được
dán và hàn sấy trên dây chuyền SMT theo chương trình đã được lập trình
sẵn.


10
¾ Công đoạn kiểm tra bảng mạch sau dây chuyền SMT: đây là công đoạn
kiểm tra các linh kiện SMD có được hàn chắc chắn hay không, các linh
kiện có đầy đủ không, để đảm bảo tất cả các linh kiện loại dán bề mặt
SMD đã được gắn đầy đủ vào bảng mạch, nhằm hạn chế việc hàn bổ xung
các linh kiện này sau khi đã cắm các linh kiện có kích thước lớn.
¾ Công đoạn cắm linh kiện bằng tay, hàn sóng và hàn bổ xung các linh kiện
trên dây chuyền CKD: đối với các linh kiện dạng cắm, sẽ được cắm đúng
vào bảng mạch PCB trên dây chuyền CKD và đưa qua máy hàn sóng, hàn
chắc chắn các linh kiện vào bảng mạch, rồi được đưa qua máy cắt chân
linh kiện.
¾ Công đoạn kiểm tra bảng mạch hoàn chỉnh: bảng mạch sau khi được cắm
đầy đủ linh kiện và hàn sóng, sẽ được kiểm tra qua máy kiểm tra ICT để
kiểm tra trị số, vị trí linh kiện; kiểm tra các tính năng của bảng mạch hoàn
chỉnh trên các JIG đo, các thiết bị đo.
¾ Công đoạn kiểm tra bán thành phẩm: Các bán thành phẩm như các chi tiết
nhựa, bao bì v v được kiểm tra theo qui định trước khi đưa vào dây
chuyền sản xuất.

¾ Công đoạn in: tên, kí hiệu Sản phẩm sẽ được in trên vỏ nhựa.
¾ Công đoạn lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh trên dây chuyền SKD: Bảng mạch
hoàn chỉnh được lắp vào vỏ nhựa, bắt vít, dán nhãn sản phẩm tạo thành sản
phẩm hoàn chỉnh.
¾ Công đoạn kiểm tra sản phẩm hoàn chỉnh: Sản phẩm sau khi được lắp ráp
hoàn chỉnh sẽ được tiến hành kiểm tra đầy đủ các chức năng của sản
phẩm.
¾ Đóng gói, nhập kho: Một sản phẩm điện thoại IP sau khi đã được kiểm tra
hoàn chỉnh sẽ được đóng gói vào các bao bì của sản phẩm kèm theo
Hướng dẫn sử dụng, giấy bảo hành, các phụ kiện cần thiết v v và được
xuất xưởng nhập vào kho thành phẩm của Nhà máy


11
II. Những vấn đề dự án cần giải quyết về công nghệ:
Sản phẩm máy điện thoại IP của Dự án là sự kế thừa kết quả của đề tài:
“Nghiên cứu chế thử máy điện thoại IP” mã số: 77- 07-KHKT-RD. Mặc dù,
kết quả của đề tài là mẫu điện thoại IP hoàn chỉnh với các bản thiết kế nguyên
lý, mạch in, danh mục linh kiện nhưng các bản thiết kế này mới chỉ nhằm
phục vụ cho việc chế thử một vài mẫu. Trên thực tế khi đi vào tìm đối tác
cung cấp linh kiện cho thấy với bộ linh kiện theo thiết kế của đề tài là không
mua được vì hiện tại nhà sản xuất không sản xuất loại Chip Set Vì vậy, để
đảm bảo có thể đưa vào sản xuất hàng loạt trên dây chuyền sẵn có của Công
Ty thì cần phải thực hiện rất nhiều công đoạn như:
¾ Thiết kế lại sơ đồ nguyên lý, mạch in (dựa trên mẫu sản phẩm cũ), sơ đồ
bố trí linh kiện, lên danh mục linh kiện cho phù hợp với điều kiện dây
chuyền sản xuất sẵn có của POSTEF.
Hiện nay, POSTEF đã có dây chuyền công nghệ lắp ráp và sản xuất máy điện
thoại POTS hoàn chỉnh, gồm các dây chuyền lắp ráp SMT, CKD và SKD và
các công đoạn kiểm tra. Để có thể sản xuất được máy điện thoại IP, POSTEF

có thể sử dụng ngay các dây chuyền SMT, CKD và SKD đó. Riêng các công
đoạn kiểm tra trên dây chuyền sản xuất cần phải đầu tư mới để hoàn thiện vì
thiết kế của máy điện thoại IP khác hoàn toàn so với máy điện thoại POTS.
¾ Xây dựng qui trình đo kiểm để giám sát chất lượng sản phẩm trên dây
chuyền sản xuất: cần trang bị máy đo, làm các gá dưỡng và xây dựng các
bước đo kiểm tra các thông số kỹ thuật của sản phẩm để giám sát chất
lượng máy điện thoại IP trên dây chuyền công nghệ, nhằm ổn định chất
lượng của sản phẩm một cách chặt chẽ ngay trên dây chuyền sản xuất.
¾ Xây dựng một qui trình công nghệ sản xuất hoàn chỉnh để có thể triển khai
sản xuất hàng lọat. Để khẳng định công nghệ và ổn định dây chuyền sản
xuất cần sản xuất thử nghiệm với một lô hàng khoảng 2000 chiếc (chia
làm 3 đợt sản xuất, chạy thử nghiệm)


12
III. Các nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải
quyết những vấn đề đặt ra.
Để có thể sản xuất thử nghiệm máy điện thoại IP, cần phải thực hiện các
nhiệm vụ khoa học như sau:
¾ Hoàn chỉnh các thiết kế cho sản phẩm để có thể sản xuất trên các dây
chuyền sẵn có của công ty, đảm bảo sản phẩm đầu ra có tính thương
mại cao.
¾ Xây dựng dây chuyền sản xuất, hoàn thiện, nắm vững và làm chủ qui
trình công nghệ: hoàn chỉnh các công đoạn lắp ráp sao cho chất lượng
của máy điện thoại IP không bị ảnh hưởng bởi dây chuyền công nghệ
quá cũ hay lạc hậu.
¾ Hoàn thiện các thông số về kỹ thuật, Ổn định các thông số và chất
lượng nguyên vật liệu đầu vào
¾ Thiết kế các JIG đo, gá, dưỡng và các chương trình đo kiểm tra tự động
Xây dựng công đoạn đo kiểm tra, các thông số chính cần kiểm tra trên

dây chuyền sản xuất.
¾ Đào tạo về công nghệ đo và kiểm tra, vận hành các thiết bị đo
¾ Xây dựng bài đo thử nghiệm; đo thử nghiệm và đo kiểm tại trung tâm
đo kiểm
¾ Xây dựng qui trình công nghệ sản xuất hoàn chỉnh …
¾ Đào tạo bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm tại các chi nhánh
Cụ thể, chúng tôi đã triển khai thực hiện 8 chuyên đề với các nội dung
chủ yếu như sau:


13
1. Các chuyên đề nghiên cứu:
1.1. Chuyên đề 1: Hoàn chỉnh các thiết kế sản phẩm đảm bảo thuận
tiện triển khai trên dây chuyền sản xuất của công ty cho của máy
điện thoại IP.
Chuyên đề này được thực hiện nhằm hoàn chỉnh một số các đặc điểm của
máy điện thoại IP như sau:
- Lựa chọn mẫu vỏ nhựa cho máy điện tho
ại IP.
- Hoàn chỉnh các thiết kế sơ đồ mạch in, sơ đồ bố trí linh kiện, phần mềm
của sản phẩm.
- Xây dựng bảng danh mục linh kiện, bán thành phẩm hoàn chỉnh.
- Chế thử sản phẩm mẫu và đo kiểm thử nghiệm trên mạng thực tế
1.1.1 Lựa chọn mẫu vỏ nhựa:
Để sản phẩm có tính thương mại cao, nhóm chủ trì đã đưa thêm m
ột số
tính năng nổi trội hơn thiết kế từ trước như có màn hình lớn dạng ma trận,
128×64 điểm ảnh, cho phép hiển thị nhiều nội dung hơn trên màn hình khi sử
dụng cũng như cài đặt cho máy điện thoại. Chính vì vậy chúng tôi đã lựa chọn
kiểu dáng mẫu vỏ nhựa có các tiêu chí như sau:

- Chi tiết nhựa phải sử dụng được với loại màn hình lớn.
- Có đầy đủ các phím chức năng và phím số, tối thiểu 25 phím.
- Có các kết cấu để lắp ráp loa, các loại giắc nối, hookswitch, bảng mạch
bàn phím và bảng mạch chính.
- Tổ hợp của máy điện thoại phải có kết cấu phù hợp sao cho nằm vững
trên kết cấu thân máy.
Các hình vẽ: Cho ở phụ lục 1
1.1.2 Hoàn chỉnh các thiết kế sơ đồ mạch in:
Vì sử dụng màn hình lớn, do vậ
y thiết kế mạch điện phải bổ xung thêm
một số khối chức năng như dưới đây


14
- Mạch điều khiển cho màn hình lớn dùng khối màn hình dạng ma trận
dạng Graphic 128×64 điểm ảnh.
- Ngoài ra chúng tôi đã tích hợp khối giao diện và khối chuyển mạch
Internet thành một khối sử dụng chíp set KSZ8842-16MQL. Việc tích hợp
này nhằm mục địch giảm được nhân công lắp ráp cũng như tỷ lệ sai hỏng so
với việc sử dụng 2 loại riêng biệt.
- Phần mềm cho CPU AR1688P đã
được thiết kế đầy đủ các khối điều
khiển các chức năng, cho phép khách hàng sử dụng chức năng nào thì khi
biên dịch chỉ việc gọi chức năng đó ra, ví dụ như sau:
Thiết lập cấu hình
#define CALL_SIP //SIP2.0 (RFC3261)
#define RES_US // Ngôn ngữ mặc định (US)
#ifdef VER_AR168P // Phiên bản AR168P
#define KEY_5X5 // Bàn phím sử dụng 25 phím
#define LCD_ST7565 //Màn hình GRAPHIC, dùng module ST7565

#define KSZ8842 // Sử dụng chip set KSZ8842
#define SYS_TEST //Sử dụng chức năng Test hệ thống
#endif

Sơ đồ nguyên lý cho trong phụ
lục 2
1.1.3 Xây dựng bảng danh mục linh kiện và bán thành phẩm:
Ngoài các chức năng cải tiến cho máy điện thoại IP ra, để đảm bảo chất
lượng sản phẩm, ngoài các linh kiện chính phải sử dụng ra như : CPU, khối
màn hình, giao tiếp và khối chuyển mạch Iternet, bộ nhớ Flash Rom thì các
linh kiện ngoại vi khác như khối cấp nguồn, các bộ đệm cho dữ liệu, khối
giao tiếp mạng, cũng ph
ải được lựa chọn phù hợp với thiết kế, theo các
khuyến nghị từ nhà cung cấp chip set
Danh mục linh kiện các loại cho ở phụ lục 3


15
1.1.4 Chế thử sản phẩm mẫu và đo kiểm và thử nghiệm thực tế:
Sau khi hoàn chỉnh các thiết kế và các tham số, máy điện thoại được chế
thử với những bộ vỏ nhựa có sẵn và thử nghiệm với dịch vụ Ifone của VDC.
Máy điện thoại hoạt động tốt.
Tuy nhiên để có thể đánh giá được chính xác hơn các tham số củ
a máy
điện thoại IP như : khả năng đáp ứng các giao thức báo hiệu SIP 2.0, chất
lượng dịch vụ theo tham số MOS như, độ trôi, độ trễ và tỷ lệ mất các gói tin
cũng như các tham số về mã hóa thì máy điện thoại IP cần phải có một thiết bị
đo chuyên dụng mới có khả năng đánh giá và phân tích được.
1.2. Chuyên đề 2: Hoàn thiện các thông số về kỹ thuật, ổ
n định các

thông số và chất lượng nguyên vật liệu đầu vào:
Chuyên đề này được xây dựng nhằm thực hiện nội dung chính như sau:
- Xác định các thông số chủ yếu để giám sát chất lượng sản phẩm trên dây
chuyền sản xuất.
- Xây dựng Bộ chỉ tiêu kỹ thuật linh kiện, bán thành phẩm đầu vào để làm
sở cứ cho việc giám sát kiểm tra đầu vào.
- Ổn định các thông số về nhiệt
độ máy hàn, điện áp kiểm tra, tốc độ dây
chuyền, cho các thiết bị trên dây chuyền sản xuất.
- Giải pháp chống tĩnh điện trên dây chuyền.
1.2.1. Xác định các thông số chủ yếu để giám sát chất lượng sản phẩm
trên dây chuyền sản xuất:
Như ta đã biết, một dây chuyền sản xuất sẽ được cấu tạo bởi rất nhiều các
công đoạn như
lắp ráp, kiểm tra, bổ xung và sửa chữa. Do vậy đối với điện
thoại IP, ta cần phải xác định một số các thông số quan trọng trên dây chuyền
để kiểm soát được chất lượng của sản phẩm. Khi xem xét, nhóm chủ trì dự án
nhận thấy, các tham số của dây chuyền cần kiểm soát chủ yếu rơi vào 2 dấy
chuyền SMT và CKD.


16
Dây chuyền SMT: Dây chuyền có các kết cấu tự động hoàn toàn từ các
khâu nạp bảng mạch, quét kem hàn, gắn linh kiện, sấy và lấy bảng mạch ra.
Vì vậy, sản phẩm chỉ có thể kiểm tra khi nó đã được lắp ráp hoàn chỉnh.
Chính vì vậy để đảm bảo chất lượng cho máy điện thoại IP, nhóm chủ trì phải
xây dựng các tham số chuẩn của thiết bị nhằm đảm bảo
được chất lượng cao
nhất.


Hình 1-2. Sơ đồ dây chuyền SMT
¾ Băng tải cấp bảng mạch, LC-640WT: Thiết bị này có nhiệm vụ lấy
bảng mạch và đặt trên dây chuyền để đưa vào máy quét kem hàn. Vì vậy các
thông số vận hành như nhà sản xuất qui định.
¾ Máy in kem hàn, Point805: Có nhiệm vụ quét kem hàn lên bảng mạch
trước khi gắn linh kiện. Do linh kiện của máy điện thoại IP có kích thước nhỏ,
0603 (1,6mm×0,8mm), để chống chạm chập sau khi hàn, yêu cầu độ dầy của
l
ớp thiếc quét trên bảng mạch phải luôn luôn < 0,3mm.
¾ Máy gắn linh kiện SMD, Point305: Có nhiệm vụ nhặt các linh kiện
SMD trên các băng nạp và gắn đúng lên các vị trí của chúng trên bảng mạch.
Do vậy, đối với thiết bị này cần phải qui một số các các thông số quan trọng
như sau:
¾ Áp lực của máy nén khí phải đạt và ổn định ≥ 5kgf/cm2.
¾ Vị trí của linh kiện được định vị và đ
iều khiển bằng 2 mô tơ Servo theo
2 trục X-Y.
¾ Đầu gắp linh kiện theo công nghệ hút chân không với áp lực hút
550±50mmHg.
¾ Máy sấy để hàn linh kiện, Point605: Được dùng để hàn các linh kiện
bằng luồng khí nóng đối lưu bên trong.


17
¾ Buồng nung được chia ra thành 5 vùng nhiệt tương đương với các quá
trình gia nhiệt và giảm nhiệt cho bảng mạch. Tuy nhiên, nhiệt độ để hàn
không được với quá nhiệt độ tối đa cho phép hàn của các linh kiện. Thường
thì khoảng 200
O
C tới 230

O
C.
Ví dụ: Với máy điện thoại IP Buồng 1 có nhiệt độ là 180
O
C; Buồng 2: 200
O
C;
Buồng 3: 220
O
C; Buồng 4: 230
O
C; Buồng 5: 200
O
C
¾ Băng tải lấy bảng mạch ra: Máy điện thoại sau khi được hàn xong nó sẽ
được lấy ra và sếp lên giá một cách tự động. Thông số theo quy định của nhà
cung cấp thiết bị.
Dây chuyền CKD: Do máy điện thoại IP sử dụng cho dự án đều dùng các
linh kiện SMD, do vậy tại dây chuyền này chỉ sử dụng các công đoạn hàn bổ
xung các linh kiện như dây giắc tổ hợp, giắc c
ắm màn hình và bàn phím bằng
tay. Do vậy yêu cầu tại các bước này là thời gian hàn cho 1 mối hàn đảm bảo
chất lượng phải có thời gian < 3 giây. Nhiệt độ của mỏ hàn không vượt quá
300
O
C.

Hình 1-3. Sơ đồ dây chuyền CKD
Dây chuyền SKD là dây chuyền lắp ráp và đóng gói sản phẩm hoàn chỉnh





Hình 1-4. Sơ đồ dây chuyền SKD
Ngoài ra còn các dây chuyền khác như: dây chuyền hàn bố sung linh kiện
và kiểm tra; dây chuyền in.
Băng tải
truyền

Máy đo
và các
dụng cụ


18
1.2.2. Xây dựng Bộ chỉ tiêu kỹ thuật linh kiện, bán thành phẩm đầu vào để
làm sở cứ cho việc giám sát kiểm tra đầu vào.
Các linh kiện nhập khẩu cần có các tham số đúng theo danh mục linh kiện
của nhóm chủ trì đưa ra, đặc biệt là một số các linh kiện có giá trị sai số cho
phép < 1%. Đây là các linh kiện rất cần sự chính xác nhằm ổn định các chế độ
hoạt động của m
ạch giao tiếp Internet.
Ngoài ra, chất lượng lắp ráp cũng như chất lượng máy điện thoại phụ
thuộc vào chất lượng của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, như: Thiếc hàn,
trợ dung hàn, mực in bàn phím cũng được nhóm chủ trì chọn lọc và đưa vào
sản xuất. Đặc biệt để đảm bảo môi trường, nhóm chủ trì dụng các sản phẩm
thiếc hàn không pha chì.
1.2.3. Ổn
định các thông số về nhiệt độ máy hàn, điện áp kiểm tra, tốc độ
dây chuyền, cho các thiết bị trên dây chuyền sản xuất.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, công nhân vận hành các thiết bị trên dây
chuyền sản xuất phải tuân theo các thống số chuẩn mà nhóm chủ trì đưa ra về:
tốc độ dây chuyền, nhiệt độ tại các khâu hàn,
1.2.4. Giải pháp chống tĩnh điện trên dây chuyề
n.
Như khi sản xuất các thiết bị điện tử khác, nhóm chủ trì đưa ra các giải
pháp chống tĩnh điện nạp trong quá trình sản xuất máy điện thoại.
1.3. Chuyên đề 3: Xây dựng dây chuyền sản xuất, hoàn thiện, nắm
vững và làm chủ qui trình công nghệ.
Cũng như các thiết bị điện tử khác, máy điện thoại IP được lắp ráp với quy
trình công nghệ lần l
ượt theo các khâu như trong hình 1.1, với qui trình như
sau:
1.3.1. Công nghệ sản xuất:
Để sản xuất máy điện thoại IP hoàn chỉnh, ta phải sử dụng các dây chuyền
và công đoạn lắp ráp như sau:


19
- Dây chuyền SMT, lắp ráp các linh kiện dạng SMD.
- Dây chuyền lắp ráp CKD, lắp ráp và bổ xung các linh kiện không thể lắp
bởi dây chuyền SMT.
- Công đoạn kiểm tra các chức năng cho bảng mạch đã lắp ráp hoàn chỉnh.
- Bảng mạch đạt yêu cầu, sẽ được đưa sang dây chuyền lắp ráp SKD, lắp
ráp máy điện thoại IP hoàn chỉnh.
- Sau khi đã được lắp ráp hoàn chỉnh, máy điện thoại IP sẽ đượ
c kiểm tra
các chức năng lần cuối trước khi đóng gói và nhập kho.
1.3.2. Các công việc phục vụ sản xuất:
Để có thể sản xuất được trên dây chuyền SMT hay các dây chuyền khác,

người công nhân vận hành cần phải xây dựng và nạp vào các chương trình
cho máy gắn linh kiện, máy hàn, các dây chuyền lắp ráp SMD, Việc xây
dựng các chức năng này, phải được người kỹ sư chính xem xét và phê duyệt
cũng như thử nghiệm trước khi s
ản xuất thật. Vì ta biết rằng chỉ cần một sai
xót nhỏ thôi cũng dẫn tới sai hàng loạt, do vậy nội dung khoa học này được
xây dựng để thực hiện các công việc lập trình cho thiết bị trên dây chuyền lắp
ráp SMT phù hợp với máy điện thoại IP. Người công nhân vận hành chỉ có
nhiệm vụ là tải ra và sử dụng, rất dễ dàng sử dụng và vận hành cho thiết bị.
Các công việc
đã làm được:
- Lập trình cho máy gắn SMT, gắn các linh kiện loại SMD lên bảng mạch.
Kết quả là chương trình đã được nạp vào máy và chạy thử nghiệm, các linh
kiện được gắn lên đúng vào các vị trí trên bảng mạch.
- Bố trí các công đoạn trên dây chuyền CKD, SKD.
- Lập trình cho máy ICT và các máy đo liên quan trên dây chuyền kiểm
tra. Để có thể kiểm tra trên máy ICT và các máy đo liên quan chúng tôi phải
làm JIG đo ICT với các điểm đo phù hợp để có thể kiể
m tra các tính năng cần
thiết. Vì vậy, chủ trì chuyên đề này cần có sự kết hợp với chủ trì chuyên đề 4
để có thể tạo ra JIG đo phù hợp.


20
1.4. Chuyên đề 4: Thiết kế, chế tạo các JIG đo, các gá dưỡng trên dây
chuyền.
Theo sơ đồ của dây chuyền lắp ráp máy điện thoại IP, các công đoạn kiểm
tra sẽ được bố trí vào giữa hai dây chuyền lắp ráp theo nguyên tắc, đầu ra của
dây chuyền này sẽ phải được kiểm tra đạt yêu cầu trước khi đưa vào dây
chuyền tiếp theo. Tuy nhiên, sản phẩm của dây chuyền lắp ráp CKD chính là

các bả
ng mạch hoàn chỉnh, do vậy để kiểm tra được, nó cần phải có các JIG
đo để mô phỏng các môi trường như một máy điện thoại IP hoàn chỉnh. Vì
vậy, chuyên đề này được xây dựng để thiết kế và chế tạo ra các JIG đo phù
hợp cho máy điện thoại IP.
Cấu tạo cơ bản của JIG đo: JIG đo cho máy điện thoại IP có cấu tạo như hình
vẽ dưới đây
¾ JIG đo có kết cấu cho phép định vị và lắp cố định bảng mạch hoàn
chỉnh để kiểm tra. Tuy nhiên nó cũng phải được thiết kế sao cho các thao tác
tháo hoặc lắp bảng mạch phải rất dễ dàng và nhanh chóng, đảm bảo năng suất
của dây chuyền.
¾ Tùy vào các chức năng cần đo mà, JIG đo sẽ cung cấp các khối mạch
cần thiết để đo chức nă
ng đó như: để đo được các chức năng giải mã màn
hình LCD, giải mã bàn phím, thì trên JIG đo phải có sẵn khối giải mã màn
hình, bảng mạch bàn phím,
¾ JIG đó phải có các cầu đấu để lấy ra hoặc cung cấp các tín hiệu vào các
thiết bị đo để hiện thị. Tùy vào loại thiết bị đo sử dụng cho bài đo mà các cầu
đấu này được thiết kế một cách phù hợp.
¾ Để l
ấy các tín hiệu ra thiết bị đo, JIG phải sử dụng các kim đo.

Hình 1-5. Kim đo sử dụng trên các JIG đo


21
Để đảm bảo chất lượng, kim đo này được thiết kế có đầu đo chạm vào
bảng mạch có kích thước, nhọn và nhỏ để không chạm sang các linh kiện
khác. Để đảm bảo tiếp xúc, kim đo phải được mạ vàng và có thiết kế nhún với
lực vừa đủ để duy trì các lực tiếp xúc đối với các linh kiện có chân dài hoặc

ngắn


Hình 1-6. Kết cấu cơ bản của 1 JIG đo


22
- Các JIG đo: Để đo máy điện thoại IP, nhóm chủ trì đưa ra một số JIG đo
như sau:
¾ JIG đo 1: đo các tham số như dòng tiêu thụ, các mức nguồn cung cấp,
mạch giải mã màn hình.
Các thiết bị sử dụng: Thiết bị cung cấp nguồn DC, đồng hồ vạn năng.
¾ JIG đo 2: kiểm tra các chức năng như giải mã màn hình, khả năng kết
nố
i DHCP, khả năng tạo các cuộc gọi và kiểm tra chất lượng dịch vụ, kiểm tra
các tham số về thoại. Kiểm tra các chức năng khác của máy.
Các thiết bị sử dụng: Thiết bị cung cấp nguồn DC, đồng hồ đo mVolt kế, máy
hiện sóng, mạng LAN có kết nối Internet.
¾ JIG đo 3: kiểm tra tổ hợp hoàn chỉnh với các tham số về mức tín hiệu
thu và phát thoại trên tổ hợ
p.
1.5. Chuyên đề 5: Xây dựng các công đoạn đo kiểm tra trên dây chuyền
sản xuất.
Sau khi có thiết bị đo, các gá dưỡng phù hợp với máy điện thoại IP, ta phải
xây dựng các bài đo để kiểm tra các tham số, các chức năng của bảng mạch
đã được lắp ráp hoàn chỉnh, kiểm tra máy điện thoại hoàn chỉnh và kiểm tra
linh kiện đầu vào gồm các nội dung như sau:
- Xây dựng bài đo ki
ểm tra, giám sát linh kiện, bán thành phẩm đầu vào
theo danh mục linh kiện, bán thành phẩm trong Hồ sơ công nghệ theo các

thông số: giá trị của linh kiện, sai số cho phép của linh kiện, kích thước của
linh kiện,
- Xây dựng bài đo kiểm tra, giám sát tại các công đoạn cần thiết trên dây
chuyền sản xuất. Gồm các công đoạn:
¾ Kiểm tra các linh kiện sau khi lắp ráp SMT. Phương pháp kiểm tra
bằng kính lúp và mắt thường, kiểm tra xem có linh kiện nào bị chập ch
ạm,
không tiếp xúc hay không. Nếu có, đưa sang công đoạn sửa chữa trước khi
đưa sang các công đoạn lắp ráp tiếp theo.


23
 Bậc thợ: 4
 Thiết bị sử dụng: Kính lúp, đồng hồ vạn năng số,
¾ Kiểm tra trên dây chuyền CKD. Bảng mạch sau khi được lắp ráp hoàn
chỉnh, nó sẽ được kiểm tra các chức năng và các thông số kỹ thuật của sản
phẩm, như:
 Bậc thợ: 5.
 Thiết bị sử dụng: Các JIG đo, đồng hồ vạn nă
ng, thiết bị đo thanh
áp, máy tính cá nhân, máy đo DA3600A.
 Các chức năng cần kiểm tra: Kiểm tra dòng tiêu thụ, các mức điện
áp trên bảng mạch, kiểm tra chuông, mạch thu phát thoại, màn hình
LCD, kiểm tra bàn phím, đèn LED báo, kiểm tra chức năng duyệt
Webserver,
¾ Kiểm tra trên chuyền in các chi tiết nhựa.
 Bậc thợ: 4
 Thiết bị sử dụng: Kính lúp, đồng hồ vạn năng số,
¾ Kiểm tra trên dây chuyề
n SKD. Máy điện thoại sau khi được lắp ráp

hoàn chỉnh với các chi tiết nhựa, sẽ được kiểm tra lại tất cả các chức năng, các
thông số của phần điện như kiểm tra đối với bảng mạch hoàn chỉnh. Ngoài ra,
cần phải kiểm tra chi tiết về hình dáng tổng thể của sản phẩm, các phụ kiện
kèm theo,
 Bậc thợ: 5.
 Thiết bị s
ử dụng: Đồng hồ vạn năng, thiết bị đo thanh áp, máy tính
cá nhân, máy đo DA3600A.
1.6. Chuyên đề 6: Xây dựng nội dung đào tạo về về công nghệ đo và
kiểm tra, vận hành các thiết bị đo và bảo hành, sửa chữa, bảo
dưỡng máy điện thoại IP.
Như trên đã phân tích, máy điện thoại IP là một thiết bị mạng do vậy nó
cần một thiết bị đ
ó chuyên dụng. Trong dự án, nhóm chủ trì sử dụng thiết bị


24
DA-3600A làm thiết bị đo chính trong tất cả các công đoạn đo kiểm tra, gồm:
kiểm tra bảng mạch hoàn chỉnh, kiểm tra máy điện thoại hoàn chỉnh, kiểm tra
trong quá trình bảo hành và bảo dưỡng cho máy điện thoại IP.
1.6.1. Sở cứ lựa chọn thiết bị đo:
Ta có thể thấy là, công nghệ máy điện thoại IP có sự khác biệt hoàn toàn
so với máy điện thoạ
i công nghệ PSTN. Các tín hiệu thoại được chuyển đổi
thành các gói tin đa phương tiện và truyền đi trong mạng IP, do vậy về mặt lí
thuyết, rất khó để kiểm soát chất lượng dịch vụ mà máy điện thoại IP có thể
cung cấp. Ta chỉ có thể đánh giá chất lượng của nó thông qua các tham số
trung gian như MOS, R-FACTOR, mà các thiết bị hiện nay không thể đáp
ứng được. Vì vậy để có thể sản xuất
được máy điện thoại IP, ta phải cần một

thiết bị chuyên dụng.
Thiết bị đo DA-3600A, của hãng JDSU đã đáp ứng được tất cả các yêu
cầu của dự án sản xuất máy điện thoại IP.
1.6.2. Đặc điểm của thiết bị đo DA-3600A:
Thiết bị đo DA-3600A cho phép đo và phân tích tất cả các giao thức, các
luồng dữ liệu, các gói tin, trong mạng Ethernet.
Chính vì vậ
y, nó có rất nhiều các đặc điểm và tính năng phù hợp với một
thiết bị phân tích mạng đa năng, như:
- Hỗ trợ tất cả các chức năng trong một thân máy
- Có thể sử dụng và điều khiển thiết bị từ xa thông qua mạng Internet.
- Có 3 chế độ hoạt động. Phân tích các giao diện Ethernet, WAN. Khi cần
có thể nâng cấp để đo các giao diện POS, Parked Over SDH. Thiết bị cho
phép gửi các luồng l
ưu lượng vào mạng để đánh giá và thử nghiệm hệ thống
xem có đạt yêu cần như thiết kế hay không.
- Phân tích các giao thức định tuyến và báo hiệu theo thời gian thực, như
SIP, H.323, MEGACO,….
- Thiết bị cho phép tạo các báo cáo kết quả của phép đo.

×