Tải bản đầy đủ (.pdf) (386 trang)

nghiên cứu xây dựng một hệ thống chuẩn chung của cơ sở dữ liệu địa vật lý khu vực trong các đơn vị của bộ tài nguyên và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.7 MB, 386 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN VẬT LÝ ĐỊA CHẤT
***








BÁO CÁO ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG CHUẨN CHUNG CỦA
CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA VẬT LÝ KHU VỰC TRONG CÁC ĐƠN VỊ CỦA
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
THUYẾT MINH













Hà Nội, 2010



2

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN VẬT LÝ ĐỊA CHẤT
***

Tác giả:Lê Thị Dinh
Hoàng Đình Định
Lê Thanh Hải
Đặng Văn Hậu
Phạm Văn Hùng
Chu Quốc Khánh
Phùng Đức Mạnh
Kiều Huỳnh Phương

BÁO CÁO ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG CHUẨN CHUNG CỦA CƠ
SỞ DỮ LIỆU ĐỊA VẬT LÝ KHU VỰC TRONG CÁC ĐƠN VỊ CỦA BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
THUYẾT MINH


.


CƠ QUAN CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
LIÊN ĐOÀN VẬT LÝ ĐỊA CHẤT





KS. Chu Quốc Khánh





Hà Nội, 2010
3
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu.
5
Chương I
Thu thập, tổng hợp các nguồn tài liệu; rà soát, đánh giá các chương trình quản
lý (QL) cơ sở dữ liệu (CSDL) địa vật lý (ĐVL) đã được thành lập.
9
I.1. Tài liệu địa vật lý máy bay và các chương trình quản lý CSDL.
9
I.2. Tài liệu địa vật lý trọng lực và các chương trình quản lý CSDL.
9
I.3. Tài liệu và chương trình quản lý QL CSDL bản đồ phân vùng điện trở suất đất.
11
I.4. Tài liệu và chương trình QL CSDL bản đồ phóng xạ.
12
I.5. Tài liệu CSDL sách tra cứu điện tử tham số, tài liệu địa chấn biển.
13
Chương II

Chức năng của bộ chương trình, địng dạng dữ liệu chính
15
II.1. Chức năng của bộ chương trình
15
II.2. Định dạng dữ liệu chính
15
II.3. Các bước thực hiện đề án địa vật lý khu vực, kết quả và nơi lưu giữ
trong cơ sở dữ liệu.
16

II.4. Sơ đồ liên hệ giữa chương trình quản lý CSDL ĐVL khu vực, các
chương trình đi kèm và CSDL địa vật lý khu vực.
17
Chương III
Các tiêu chuẩn chung cho cơ sở dữ liệu địa vật lý khu vực.
18
III.1 Nguyên tắc chung, phương pháp chuẩn hoá CSDL ĐVL KV
18
III.2. Tiêu chuẩn chung cho CSDL ĐVL khu vực
19
III.3. Tiêu chuẩn chung cho CSDL ĐVL máy bay
21
III.4. Tiêu chuẩn chung cho CSDL trọng lực
22
III.5. Tiêu chuẩn chung cho CSDL bản đồ phóng xạ
23
III.6. Tiêu chuẩn chung cho CSDL bản đồ phân vùng điện trở suất đất
25
III.7. Tiêu chuẩn chung cho CSDL tham số vật lý đá và một số loại quặng
ở Việt Nam

26
III.8. Tiêu chuẩn chung cho CSDL địa chấn biển
27
Chương IV
Kết quả thành lập các chương trình quản lý cơ sở dữ liệu.
29
IV.1. Chương trình quản lý CSDL tài liệu ĐVL khu vực
29
IV.2. Chương trình quản lý CSDL tài liệu ĐVL máy bay
35
IV.3. Chương trình quản lý CSDL tài liệu trọng lực
42
IV.4. Chương trình quản lý CSDL bản đồ phân vùng điện trở suất đất
44
IV.5. Chương trình quản lý CSDL bản đồ phóng xạ
44
IV.6. Chương trình quản lý CSDL tham số vật lý đá và một số loại quặng,
quản lý CSDL tài liệu địa chấn biển nông.
45
Chương V
Kết quả thành lập cơ sở dữ liệu địa vật lý khu vực
48
V.1. Nguyên tắc chung
48
V.2. Phương pháp thành lập
48
V.3. Kết quả thành lập và cập nhật CSDL ĐVL KV
48
Kết luận
51

Danh mục tài liệu kèm theo báo cáo
53
Tài liệu tham khảo
54

4
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT, NGHĨA TƯƠNG ĐƯƠNG
CSDL: Cơ sở dữ liệu.
ĐVL: Địa vật lý.
KV: Khu vực.
CT: Chương trình.
QL: Quản lý.
TL: Tài liệu.
File: Tệp.
Text: Văn bản.
Thư mục phụ: Thư mục con.
Record: Bản ghi.
Scan: Quét.
Field: Trường.
Mã hiệu: Số hiệu
Điện trở suất: ĐTS.
Địa chấn biển nông độ phân giải cao: Địa chấn biể
n nông, địa chấn biển.
Tham số: TS.
Vật lý: VL.
Tham số vật lý đá và một số loại quặng: tham số vật lý, TSVL.
Cơ sở dữ liệu tham số vật lý đá và một số loại quặng ở Việt Nam: CSDL TS
VL đá và quặng; CSDL TS VL đá.
Phóng xạ tự nhiên: Phóng xạ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Bộ TNMT





















5
MỞ ĐẦU
Hiện Liên đoàn Vật lý Địa chất có một cơ sở dữ liệu (CSDL) số liệu nguyên
thuỷ tài liệu địa vật lý (ĐVL) lưu giữ trong 35 đĩa CD –ROM, được thành lập từ
năm 2000. Để quản lý số liệu này có các trang siêu văn bản (HTML) để truy cập số
liệu trong từng đĩa CD. Như vậy khả năng mất dữ liệu nếu đĩa CD hỏng là khá cao;
truy cập không thuận tiện; không có khả năng thực hiện chức năng tìm kiếm,
lọc,thêm, bớt dữ liệu báo cáo.
Việc thành lập CSDL tài liệu sản phẩm của đề án khảo sát cơ bản về địa vật lý
chưa có tính hệ thống, đồng bộ, chưa có một khuôn dạng quy định thống nhất

chung. Việc lưu giữ tài liệu chủ yếu mới thực hiện được
ở phần báo cáo kết quả đề
án. Số liệu điều tra phần nào còn chưa được quan tâm đúng mức. CSDL ĐVL chưa
được cập nhật thường xuyên.
Một số chương trình quản lý CSDL còn khá sơ sài, lạc hậu (quản lý trên đĩa
CD ROM); một số chương trình mới được thành lập đáp ứng được phần nào việc
quản lý CSDL của một đối tượng cụ thể song mang tính đơn lẻ
, độc lập.
Do vậy, việc lưu giữ và khả năng tham khảo, sử dụng còn nhiều hạn chế,
chưa tận dụng được thế mạnh của công nghệ thông tin, chưa có tính đồng bộ, thống
nhất trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu chung.
Mặt khác, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ
thông tin, công cụ lưu giữ số liệ
u điện toán ngày càng phát triển, lớn về dung lượng,
rẻ về giá thành và trở nên phổ biến cho mọi đối tượng.
Kết quả của các báo cáo đề án, các dạng tài liệu khác nhau khi thành lập cần
được đặt để trong “các ngăn, các ô” sao cho việc quản lý, truy cập sử dụng được dễ
dàng thuận tiện. Quy định về “ngăn, ô” có thể hiểu khái quát là tiêu chuẩn cho định
dạng tất cả các báo cáo đề án, hay tiêu chuẩn chung cho các báo cáo đề án. Vi
ệc làm
này có thể coi là chuẩn hoá định dạng các báo cáo đề án. CSDL bao gồm các báo
cáo được chuẩn hoá định dạng có thể coi là CSDL chuẩn hoá.
Để đồng bộ hoá các cơ sở dữ liệu (CSDL) của nhiều chuyên môn địa vật lý
thuộc nhiều đơn vị cơ quan, cần thiết phải xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn chung
cơ sở dữ liệu địa vật lý khu vực phù hợp với sự phát triển m
ạnh mẽ của công tác tin
học và các phần mềm chuyên dụng công nghệ cao. Đảm bảo đáp ứng mục tiêu từng
bước hiện đại hoá khâu lưu giữ, tra cứu, sử dụng tài liệu, một khâu trong chuỗi công
việc của công tác điều tra cơ bản bằng phương pháp địa vật lý, từng bước chuyên
nghiệp, tận dụng được thế mạnh của công nghệ thông tin ở mức cao hơn, đả

m bảo
an toàn cho CSDL trong lưu giữ, thuận tiện cho khai thác trong việc sử dụng.
Kết quả của các báo cáo đề án khi thành lập, tuân theo các khuôn dạng, tiêu
chuẩn chung này thì việc đưa kết quả báo cáo vào CSDL trở nên dễ dàng, thuận tiện
qua việc thực hiện đăng ký với chương trình quản lý CSDL bằng các phím nhấp
chuột đơn giản. Hay nói một cách khác, kết quả của các báo cáo đề án khi thành lập,
6
tuân theo các khuôn dạng, tiêu chuẩn chung thì chúng ta được ngay CSDL các báo
cáo đề án này, kinh phí và thời gian thực hiện lập CSDL có thể coi là không đáng kể.
Việc lưu giữ, tìm kiếm, tham khảo, trích xuất, sử dụng rất thuận tiện; số liệu
có thể được trích xuất sử dụng ngay cho các chương trình xử lý khác; bản vẽ không
phải số hoá lại trước khi sử dụng, có thể ghép nối nhiều bản vẽ khác nhau, ghép nối
bản vẽ từ
nhiều báo cáo đề án khác nhau để thành lập một bản vẽ mới theo yêu cầu,
qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu lưu trữ.
Tài liệu địa vật lý khu vực (ĐVL KV) bao gồm những tài liệu ĐVL phục vụ
nghiên cứu địa chất khu vực, thu thập trên phạm vi rộng lớn phục vụ nghiên cứu cấu
trúc sâu. Tuy nhiên trên thực tế có sự giao nhau giữa ĐVL KV và ĐVL thăm dò.
Tài liệ
u thu thập để sử dụng cho mục đích này có thể được sử dụng cho mục đích
khác ở mức độ khác nhau. Các tài liệu bay đo từ phổ gama và đo trọng lực vừa phục
vụ tìm kiếm khoáng sản, vừa là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu cấu trúc
sâu. Tài liệu ĐVL được thu thập trên phạm vi rộng lớn, về cơ bản, được thực hiện
trong các đề án
đo vẽ ĐVL chuyên đề, các bản đồ trường ĐVL thành lập trên phạm
vi toàn quốc. Các tài liệu này chủ yếu hiện đang có ở Liên đoàn Vật lý Địa chất, bao
gồm các báo cáo bay đo từ phổ gama hàng không; đo vẽ trọng lực phục vụ nghiên
cứu địa chất và điều tra khoáng sản trên phạm vi nhóm tờ bản đồ tỷ lệ 1: 50.000; các
bản đồ trường địa vật lý toàn quố
c (từ, trọng lực, xạ, điện). Trong phạm vi đề tài

này, tập trung chủ yếu vào tài liệu hiện có tại Liên đoàn Vật lý Địa chất. Việc thu
thập, cập nhật các dữ liệu còn lại có thể đưa vào các dự án khác bằng nhiều nguồn
kinh phí khác nhau.
Chuẩn hoá CSDL ĐVL KV gồm chuẩn hoá các nội dung cơ bản sau:
- Chuẩn hoá thư mục và hệ thống thư mục.
- Chuẩn hoá dạng file l
ưu giữ thông tin số liệu, tài liệu…., gọi chung là file số liệu.
- Chuẩn hoá nội dung thông tin lưu giữ trong một số file số liệu địa vật lý (số
trường, thứ tự trường, độ dài trường, giá trị trường, ….).
- Chuẩn hoá nội dung các file bản đồ trường địa vật lý, bản đồ kết quả,… gọi chung
là file bản đồ (số lớp thông tin, thiết diện đẳng trị, thu
ộc tính đối tượng đường,
vùng, text, màu,…).
Cơ sở pháp lý: 1. Hợp đồng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ số 04/ĐC/09-
HĐKHCN, ngày 14/5/2009, giữa Bộ Tài nguyên & Môi trường và Liên đoàn Vật lý Địa
chất; 2. Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ "Nghiên cứu xây
dựng một hệ thống chuẩn chung của cơ sở dữ liệu địa vật lý khu vực trong các đơn vị của
Bộ tài nguyên và Môi trường”; 3. Quyết
định 168/QĐ – BTNMT – KHTC ngày
26/01/2010 của Bộ trưởng Bộ TNMT về việc giao kế hoạch và dự toán chi ngân sách Nhà
nước năm 2010 cho Liên đoàn Vật lý Địa chất.
Đề tài do kỹ sư Chu Quốc Khánh làm chủ nhiệm.
Thời gian thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12 năm 2010
Mục tiêu chung của đề tài: Thu thập, tổng hợp, đánh giá các nguồn tài liệu địa
vật lý đã có; Rà soát, kiểm tra các hệ quản trị cơ sở
dữ liệu địa vật lý đã được thành
7
lập trong Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam từ 1995 đến nay; Đánh giá đưa ra
nguyên tắc chuẩn để nâng cấp cơ sở địa vật lý nguyên thuỷ của Liên đoàn Vật lý địa
chất; Cập nhật các nguồn tài liệu.

Nhiệm vụ của đề tài: 1- Nghiên cứu xây dựng hệ quản trị cơ sở dữ liệu địa vật
lý; 2- Cập nhật các loại dữ liệ
u hiện có: Tài liệu địa vật lý máy bay, trọng lực mặt
đất, điện trở đất, phóng xạ; địa chấn biển nông độ phân giải cao, tham số vật lý đá
và quặng toàn quốc.
Tên sản phẩm:
1 Chương trình quản lý CSDL tài liệu ĐVL khu vực
2 Chương trình quản lý CSDL tài liệu ĐVL máy bay và CSDL.
3 Chương trình quản lý CSDL tài liệu trọng lực mặt đất và CSDL.
4 Chương trình quản lý CSDL bản đồ phân vùng điện trở đất và CSDL.
5 Chương trình quản lý CSDL bản đồ phóng xạ và CSDL.
6 Chương trình quản lý CSDL tài liệu tham số vật lý đá và một số loại
quặng; tài liệu địa chấn biển nông độ phân giải cao và CSDL
Các bước thực hiện
Đề tài thực hiện trong 2 năm, từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12
năm 2010.
Trong năm 2009 đề tài thực hiện 6 chuyên đề với mục tiêu nhiệm vụ sau:
- Chuyên đề 1 (CĐ1): Thu thập, tổng hợp, đánh giá các nguồn tài liệu địa vật lý
máy bay phục vụ xây dựng chương trình và bổ sung CSDL; Rà soát, đánh giá các
chương trình quản lý CSDL ĐVL máy bay đã được thành lập trong Bộ TNMT từ
năm 1995 đến nay.
- Chuyên đề 2 (CĐ2): Thu thập, tổng hợp, đánh giá các nguồn tài liệu trọng lực
phục vụ xây dựng chương trình và bổ sung CSDL; Rà soát, đánh giá các chương
trình quản lý CSDL trọng lực đã được thành lập trong Bộ TNMT từ năm 1995 đến nay.
- Chuyên đề 3 (CĐ3): Thu thập đánh giá tài liệu CSDL bản đồ phân vùng điện
trở suất đất tỷ lệ 1: 1.000.000 và chương trình QL CSDL bản đồ phân vùng điện tr

suất đất.
- Chuyên đề 4 (CĐ4):Thu thập đánh giá tài liệu CSDL bản đồ phóng xạ tỷ lệ 1:
1.000.000 và chương trình QL CSDL các bản đồ này.

- Chuyên đề 5 (CĐ5): Thu thập, đánh giá nguồn tài liệu CSDL sách tra cứu điện
tử tham số vật lý đá và một số loại quặng và sách tra cứu điện tử. Địa chấn biển
nông độ phân giải cao.
- Chuyên đề 6 (CĐ6): Xây d
ựng các tiêu chuẩn chung cho CSDL ĐVL khu vực.
Trong năm 2010 đề tài thực hiện thành lập 6 chương trình và 5 công việc bổ sung
tài liệu vào CSDL, thành lập báo cáo tổng kết và nộp lưu trữ.
1.Xây dựng chương trình.
-Xây dựng chương trình 1: Xây dựng chương trình quản lý CSDL ĐVL khu vực.
Xây dựng chương trình 2: Xây dựng chương trình quản lý CSDL ĐVL máy bay.
Xây dựng chương trình 3: Xây dựng chương trình quản lý CSDL tài liệu trọng lực.
Xây dựng chương trình 4: Xây dựng chương trình quản lý CSDL b
ản đồ phân
vùng điện trở suất đất.
8
Xây dựng chương trình 5: Xây dựng chương trình quản lý CSDL bản đồ phóng
xạ.
Xây dựng chương trình 6: Xây dựng chương trình quản lý CSDL tham số vật lý
đá và một số loại quặng, tài liệu địa chấn biển nông độ phân giải cao.
2. Công việc bổ sung tài liệu vào CSDL.
Công việc 1: Bổ sung tài liệu kết quả báo cáo ĐVL máy bay vào CSDL.
Công việc 2: Bổ sung tài liệu kết quả báo cáo trọng lực mặt đất vào CSDL.
Công việc 3: Bổ sung tài liệu b
ản đồ từ hàng không vào CSDL.
Công việc 4: Bổ sung tài liệu bản đồ trọng lực vào CSDL.
Công việc 5: Bổ sung tài liệu bản đồ phân vùng điện trở suất đất; phóng xạ vào
CSDL.
3. Thành lập báo cáo tổng kết và nộp lưu trữ.
Chủ nhiệm và đơn vị đã hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ, nội dung công việc của đề
tài. Sản phẩm đã thực hiện được là bộ chương trình gồ

m 6 chương trình hoàn chỉnh
và cơ sở dữ liệu, đề ra các tiêu chuẩn chung cho tài liệu địa vật lý khu vực.
Thời gian thi công, hoàn thành đúng tiến độ được giao.
Tham gia thực hiện chương trình gồm có: Ks Chu Quốc Khánh, Ks Lê Thanh Hải,
Ks Phùng Đức Mạnh, Ks Hoàng Đình Định, Ks Lê Thị Dinh, Ks Đặng văn Hậu, Kiều
Huỳnh Phương, Phạm Văn Hùng, các kỹ thuật viên Bùi Thị Bình, Nguiyễn Thị Lành,
Quách Đăng Phụng và sự cộng tác của các đồng chí cán b
ộ kỹ thuật chuyên môn
Đoàn Địa Vật lý 79. Chúng tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí Ks Lại
Mạnh Giàu, Ks Nguyễn Trường Lưu, Ts Nguyễn Trần Tân, Ks Nguyễn Duy Tiêu,
Liên đoàn Vật lý Địa chất. Chúng tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên
gia Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Cục Địa chất Khoáng sản
Việt Nam, Hội Địa Vật lý Việt Nam.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
quý báu đó.


















9
CHƯƠNG I
THU THẬP, TỔNG HỢP CÁC NGUỒN TÀI LIỆU; RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ
CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA VẬT LÝ ĐÃ ĐƯỢC
THÀNH LẬP

I.1. TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ MÁY BAY VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUẢN
LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU.
Nội dung chi tiết được trình bày trong báo cáo chuyên đề 1.
I.1.1. Các nguồn tài liệu
Từ năm 1961 đến nay, có 36 công trình bay đo địa vật lý máy bay và đề tài,
đề án liên quan đến tài liệu bay đo địa vậ
t lý máy bay. Dựa theo mục đích khảo sát
có thể chia làm 2 mảng chính: 1.Bay đo điều tra địa vật lý khu vực tỷ lệ khác nhau,
gồm 10 công trình. 2. Bay đo từ phổ gama hoặc khảo sát địa vật lý hàng không phục
vụ nghiên cứu địa chất, điều tra tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 ÷ 1:25.000 gồm
19 công trình.
I.1.2. Các chương trình quản lý cơ sở dữ liệu
Liên quan đến tài liệu bay đo máy bay có 3 đề tài. Trong đó chỉ
có một đề tài
về số hoá và lưu giữ tài liệu nguyên thuỷ địa vật lý trên đĩa CD-Rom.
Chương trình quản trị CSDL trên đĩa CD ROM, thực chất mới chỉ là một giải
pháp kỹ thuật hữu ích quản lý CSDL, mà chưa phải là một chương trình phần mềm
(có đuôi *.exe), do vậy còn khá thô sơ và lạc hậu; xem tài liệu thông qua một trang
văn bản có gán siêu liên kết; toàn bộ tài liệu được ảnh (số) hoá để lư
u giữ nên việc
khai thác sử dụng bị hạn chế nhiều, không thể trích xuất, chuyển định dạng số sang
chương trình xử lý khác được,….; dung lượng, tốc độ truy cập và độ an toàn thấp.

Đánh giá chung: Đến thời điểm hiện tại đã số hóa và lưu giữ được số liệu
nguyên thủy, lập cơ sở dữ liệu và lưu giữ dưới dạng đĩa CD-Rom, thành lậ
p trang
siêu văn bản (HTML) để truy cập số liệu trong từng đĩa CD. Như vậy khả năng mất
dữ liệu nếu đĩa CD hỏng là khá cao; truy cập không thuận tiện; không có khả năng
thực hiện chức năng tìm kiếm, lọc, thêm, bớt dữ liệu báo cáo.
I.2. TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ TRỌNG LỰC VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH
QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU.
Nội dung chi tiết được trình bày trong báo cáo chuyên đề 2.
I.2.1. Các nguồn tài liệu
Từ năm 1961 đến nay, có 42 công trình đo vẽ khảo sát trọng lực và đề tài, đề
án liên quan tài liệu trọng lực.
Công trình đo vẽ trọng lực khu vực tỷ lệ nhỏ (1/200.000÷1/500.000):
07
công trình. Trong đó 02 công trình đo vẽ trọng lực có giá trị trọng lực quan sát (gqs)
và giá trị trọng lực bình thường đều tính theo hệ thống trọng lực Quốc tế cũ (Pos
dam 1906); 02 công trình đo vẽ trọng lực có giá trị trọng lực quan sát (gqs) được
10
tính theo hệ thống trọng lực Quốc tế mới (Posdam 1971) công thức xác định giá trị
trọng lực bình thường γ
o
tính theo hệ thống trọng lực Quốc tế cũ (Pos dam 1906);
01công trình đo đạc mạng lưới điểm tựa trọng lực hạng cao Nhà nước giá trị trọng
lực đã liên kết theo hệ thống trọng lực Quốc tế mới (Pos dam 1971); các công trình
còn lại đều do Liên đoàn VLĐC chủ trì thực hiện (1975÷1985), giá trị trọng lực
quan sát (gqs) đã tính theo hệ thống trọng lực Quốc tế mới (Pos dam 1974), nh
ững
giá trị trọng lực bình thường γ
o
xác định theo hệ thống trọng lực Quốc tế cũ (Pos

dam 1906). Tổng cộng các nguồn tài liệu nêu trên tính đến năm 1980 đã được thu
thập dưới dạng sổ thành quả đo vẽ trọng lực bao gồm các thông tin: vùng đo, tên
điểm đo, toạ độ, độ cao điểm đo, giá trị trọng lực quan sát (gqs) giá trị trọng lực
bình thường γ
o
, dị thường trọng lực Bughê (∆g
b
) dị thường trọng lực Fai (∆g
F
).
Công trình thành lập bản đồ dị thường trọng lực tỷ lệ 1/500.000 (phần đất
liền) Việt Nam thuộc đề tài cấp Nhà nước có mã số 44.01.02.01 thực hiện năm 1980
đến 1985 đã tiến hành. Đã tiến hành: Liên kết ghép nối các đo đạc trọng lực (gqs)
trên lãnh thổ Việt Nam theo hệ thống trọng lực Quốc tế mới (Pos dam 1971);
Chuyển đổi toạ độcác điểm
đo trọng lực theo một hệ thống nhất lưới chiều Gauss-
HN 1972; Tính chuyển độ cao các điểm đo trọng lực theo một mức thống nhất: Hòn
Dấu - Hải Phòng; Tính dị thường trọng lực Bughê và Fai theo một mức thống nhất
theo hệ trọng lực Quốc tế mới (Pos dam 1971); Bản đồ dị thường trọng lực Bughê
và Fai tỷ lệ 1/500.000 phần đất liền Việt Nam đượ
c thành lập với hai tham số mật
độ lớp trung gian (σ
1
= 2,67g/cm
3
) và σ
2
= 2,55g/cm
3
.

Công trình đo vẽ trọng lực tỷ lệ: 1:50.000÷tỷ lệ: 1:100.000 phục vụ nghiên cứu
địa chất và điều tra tìm kiếm đánh giá khoáng sản: gồm 27 công trình.
Toàn bộ số liệu đo vẽ đã được liên kết tính toán cho cả giá trị trọng lực quan
sát gqs và giá trị trọng lực bình thường γ
o
theo hệ thống trọng lực Quốc tế mới (Pos
dam 1971). Độ cao điểm trọng lực được tính theo mốc độ cao Quốc gia - Hòn Dấu -
Hải Phòng. Toạ độ điểm trọng lực của 21 công trình đo vẽ trước
năm 2000 tính theo hệ toạ độ Nhà nước HN-72. Sáu công trình đo vẽ trọng lực từ
năm 2000 đến 2005 tính theo hệ toạ độ Quốc gia mới VN 2000.
Đồng thời với ngu
ồn tài liệu trọng lực đã được thu thập về Liên đoàn Vật lý
Địa chất, trên lãnh thổ Việt Nam còn một số nguồn tài liệu trọng lực thuộc các đơn
vị khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện và quản lý, các tác giả đã tham
khảo.
I.2.2. Các chương trình quản lý cơ sở dữ liệu
Có 02 đề tài có liên quan là đề tài: "Thành lập bộ chương trình cân bằng
mạng lưới
điểm tựa trọng lực và từ mặt đất; xử lý và quản lý số liệu đo đạc thực địa
tài liệu trọng lực và từ; Tính hiệu chỉnh ảnh hưởng địa hình trong công tác đo vẽ
trọng lực" . Đề tài đã thành lập được các chương trình tính toán và các chương trình
QL CSDL. Các chương trình chủ yếu tính toán số liệu thực địa, phần quản lý CSDL chủ
yếu tập trung vào quản lý s
ố liệu đo đạc thực địa, các chuyến đo tựa, chuyến đo điểm
thường, các chuyến đo chuẩn máy, số liệu đo đạc thực địa điểm đo trọng lực và từ.
11
Đề án "Số hoá và lưu giữ tài liệu nguyên thuỷ ĐVL trên đĩa CD-ROM". Trong
đó tài liệu đo vẽ trọng lực được thực hiện với các nội dung, ghi lên CD-ROM để lưu
giữ gồm: Sổ thành quả đo vẽ trọng lực (tên điểm, toạ độ (X,Y), giá trị trọng lực
quan sát (gqs) bình thường γ

o
, độ cao, giá trị HCĐH (nếu có). Giá trị dị thường
Bughê (∆g
b
) giá trị dị thường Fai (∆g
F
). Sổ đo đạc ngoài trời máy trọng lực và sổ đo
đạc trắc địa phục vụ xác định toạ độ và độ cao điểm trọng lực.
Số hoá sổ thành quả đo vẽ trọng lực được thực hiện bằng cách nhập từ bàn
phím máy vi tính bằng phần mềm EXCEL. Số hoá sổ đo đạc thực địa (sổ đo đạc
ngoài trời máy trọng lự
c) bằng cách scan ảnh.
Đánh giá chung: Đến nay trên phần đất liền lãnh thổ Việt Nam đã có một số
khối lượng lớn số liệu đo vẽ trọng lực trong đó việc số hóa để lưu giữ cũng mới chỉ
thực hiện được một phần, lưu giữ dưới dạng đĩa CD-Rom. Hạn chế của việc lưu giữ
giống như đ
ã trình bày trong phần tài liệu CSDL ĐVL máy bay. Các chương trình
QL CSDL khác mới tập trung chủ yếu vào quản lý số liệu của điểm đo, chuyến đo
thực địa.
I.3. TÀI LIỆU VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ
PHÂN VÙNG ĐIỆN TRỞ SUẤT ĐẤT.
Nội dung chi tiết được trình bày trong báo cáo chuyên đề 3.
I.3.1.Tài liệu cơ sở dữ liệu bản đồ phân vùng điện trở su
ất đất.
Báo cáo nghiên cứu điều tra xây dựng bản đồ phân vùng điện trở suất của đất
Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 và 1/200.000 (phần đất liền) TS. Trần Nho Lâm & TS
Quách Văn Gừng (1995-VL260); 2. Báo cáo biên tập để xuất bản bản đồ phân vùng
điện trở suất đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 (phần đất liền) TS Đổ Tử Chung
(2003-VL307). Bản đồ phân vùng điện trở
suất đất đã kế thừa được tài liệu của các

công trình thực hiện trước đó, đồng thời cập nhật các tài liệu mới, tài liệu ở các đảo.
I.3.2. Chương trình quản lý cơ sở dữ liệu bản đồ phân vùng điện trở suất đất.
Số hoá tài liệu
a. Bản đồ nền địa hình
Sử dụng bản đồ nền địa hình tỷ lệ
1/1.000.000 do Tổng cục Địa chính xuất
bản năm 1999.
b. Tài liệu thuộc đề tài
- file số liệu có định dạng dữ liệu: Giá trị ρ
k
được ghi tương ứng với thiết bị
AB/2, điểm đo có kết quả phân tích định lượng có ρ
1
, h
1
, ρ
2
và giá trị ĐTS lớp đất
mặt tính chuyển về mùa khô ρ
1kh
.
- Bản đồ phân vùng điện trở suất đất, mỗi loại bản đồ được lưu giữ trên 1 thư mục.
c. Tài liệu thu thập bổ sung: Định dạng dữ liệu như phần trên.
d. Bản đồ sản phẩm của đề án biên tập
Các bản đồ sản phẩm của đề án biên tập đều được số hoá gồm 6 loại tỷ lệ
1/1.000.000.
- Bả
n đồ phân vùng ĐTS lớp đất mặt (ρ
1
)

12
- Bản đồ phân vùng ĐTS lớp đất mặt thời kỳ mùa khô (ρ
1kh
)
- Bản đồ phân vùng ĐTS của lớp kề dưới mặt (ρ
2
)
- Bản đồ phân vùng ĐTS biểu kiến (ρ
bk
) với AB=6m
- Bản đồ phân vùng ĐTS biểu kiến (ρ
bk
) với AB=450m
- Bản đồ phân vùng chiều dày lớp đất mặt (h
1
)
Xây dựng CSDL: Cấu trúc cơ sở dữ liệu
Mô hình dữ liệu CSDL được xây dựng theo mô hình quan hệ, trong môi
trường Microsoft Access 2002, với nội dung CSDL gồm: Các số liệu ĐTS sử dụng
cho việc biên tập; Các kết quả phân tích định lượng được lựa chọn sử dụng; Các bản
đồ phân vùng ĐTS đất; Thuyết minh bản đồ; Module quản lý cho phép xem, tìm
kiếm và kết xuất dữ liệu từ CSDL.
Đánh giá chung: Bả
n đồ được thành lập bằng phần mềm hiện đại, cơ sở dữ
liệu được xây dựng theo mô hình quan hệ trong môi trường Microsoft Access 2002
là cách tiên tiến hiện đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên cách quản lý bản đồ và
cơ sở dữ liệu hiện là độc lập, khép kín, chưa kết nối được với các tài liệu khác như
tài liệu địa vật lý máy bay hoặc trọng lực.
I.4. TÀI LIỆU VÀ CHƯƠ
NG TRÌNH QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ

PHÓNG XẠ.
Nội dung chi tiết được trình bày trong báo cáo chuyên đề 4.
I.4.1. Tài liệu cơ sở dữ liệu Bản đồ phóng xạ VN
Thu thập bản đồ trường và báo cáo kỹ thuật.
1. Báo cáo biên tập bản đồ phóng xạ Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 La Thanh
Long - 20000-LĐVLĐC.
2. Báo cáo thành lập bản đồ trường phóng xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ
1/500.000-Nguyễn Tài Thinh (1994)-LĐ
VLĐC-VL255.
I.4.2. Tài liệu cơ sở dữ liệu và chương trình quản lý cơ sở dữ liệu bản đồ
phóng xạ
Tài liệu số hoá
a/ BĐ trường phóng xạ tự nhiên VN tỷ lệ 1/500.000
Bản đồ đẳng trị phóng xạ tự nhiên được số hoá gồm các thông tin: Mức vùng
giá trị phóng xạ; Điểm dị thường.
b/ Bản đồ giá trị phóng xạ tự nhiên VN tỷ lệ 1/500.000
Gồm các giá trị phóng xạ tự nhiên, chứa thông tin: Toạ độ (X-Y-VN2000); giá
trị phóng xạ.
c/ Bản đồ điểm dị thường phóng xạ tự nhiên VN tỷ lệ 1/1.000.000
Gồm các điểm dị thường phóng xạ tự nhiên, chứa các thông tin: Toạ độ (X-Y-
VN2000); Mức dị thường; Giá trị dị thường phóng xạ.
Cơ sở dữ liệu bản đồ phóng xạ VN tỷ lệ 1/1.000.000
13
a/ Các loại dữ liệu: Dữ liệu sản phẩm gồm dữ liệu bản đồ theo định dạng
Mapinfo, dữ liệu số dạng (X-Y-Z) và dữ liệu văn bản (Báo cáo kết quả, thuyết minh
bản đồ).
- Dữ liệu bản đồ dạng Mapinfo gồm 2 nhóm cơ bản (DL nền địa hình và DL
chuyên môn).
- Dữ liệu số dạng (X-Y-Z), trong đó X Y là toạ độ, Z là giá trị cường độ.
- Dữ liệu vản bản gồm báo cáo tổng kết và các thuyết minh bản đồ kèm theo

dưới định dạng file MS-Word.
b/ Giải pháp quản lý dữ liệu.
Sử dụng, giữ nguyên định dạng dữ liệu Mapinfo, tổ chức thành các thư mục dữ
liệu riêng cho từng loại bản đồ và lập chương trình quản lý dữ liệu để quản lý và
truy xuất sử dụng.
Đánh giá chung: Cách quản lý bản đồ
và cơ sở dữ liệu hiện là độc lập, khép
kín, chưa kết nối được với các tài liệu khác như tài liệu địa vật lý máy bay hoặc
trọng lực.
I.5. TÀI LIỆU CƠ SỞ DỮ LIỆU SÁCH TRA CỨU ĐIỆN TỬ THAM SỐ, TÀI
LIỆU ĐỊA CHẤN BIỂN.
Nội dung chi tiết được trình bày trong báo cáo chuyên đề 5.
I.5.A. TÀI LIỆU CƠ SỞ DỮ LIỆU THAM SỐ VẬT LÝ ĐÁ VÀ MỘT S
Ố LOẠI
QUẶNG
I.5.A.1. Các nguồn tài liệu
A. Nguồn tài liệu STC điện tử TSVL đá và một số loại quặng.
A.1 Báo cáo tổng kết đề án, đề tài các nguồn tài liệu
Có 6 công trình nghiên cứu tổng hợp TSVL đá và một số loại quặng, từ năm
1977 đến năm 2006.
A2. Các phân vị địa tầng, phức hệ xâm nhập khoáng sản, điện trở suất xác
định TCVL.
Các đất
đá và một số loại quặng trên lãnh thổ Việt Nam được chia thành 6
vùng tham số theo loạt cụm tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 200.000, để xác định tính chất
vật lý (độ từ cảm, độ từ dư, mật độ, độ rỗng, cường độ phóng xạ, điện trở suất, hệ
số phân cực) theo thành tạo địa chất tương ứng.
I.5.A.2. Tài liệu c
ơ sở dữ liệu.
a. Sách tra cứu điện tử TSVL của đá và một số loại quặng .

Các số liệu được tập hợp theo từng phân vị địa chất của nền bản đồ địa chất
1/200.000, theo hệ thống: hệ tầng trầm tích, phun trào hay phức hệ magma, rồi đến
các phân hệ tầng hay pha cuối cùng là loại đá, sau đến một số loại quặng thu
ộc sáu
vùng trên toàn bộ lãnh thổ phần đất liền Việt Nam. Đất đá và một số loại quặng được
xác định TSVL đặc trưng gồm: Độ từ cảm (χ), Độ từ dư (Jn). Mật độ (σ). Độ phóng xạ
(I). Trọng lượng riêng và độ rỗng (σ). Điện trở suất.
b. Phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu: Xây dựng CSDL trong Microsorft
office access, dùng bộ
mã TCVN3 và font dùng cho ký hiệu địa chất là mapsymbol.
14
Chương trình quản lý và khai thác CSDL được phát triển bằng ngôn ngữ Visual
basis 6.0.
Đánh giá chung: Sách tra cứu đã kế thừa và bổ sung được khối lượng mẫu
tham số vật lý đá và một số loại quặng ở Việt Nam một cách đầy đủ nhất. Việc tra
cứu tham số mang tính độc lập, chưa có sự liên kết với một bản đồ địa chất, chưa có
sự liên hệ với phức h
ệ, hệ tầng có mặt trong một vùng khảo sát hoặc một dự án mở mới.

I.5.B. TÀI LIỆU ĐVL BIỂN NÔNG
(Phần lưu giữ ở Liên đoàn VLĐC giai đoạn 1991-1997)
I.5.B.1. Các nguồn tài liệu
1. Báo cáo kết quả khảo sát ĐVL biển: gồm 06 báo cáo.
2. Báo cáo kết quả "Số hoá và lưu giữ tài liệu nguyên thuỷ ĐVL trên đĩa CD-ROM".
I.5.B.2. Tài liệu cơ sở dữ liệu.
Tài liệu ĐVL biể
n nông được số hoá lưu giữ ở Liên đoàn Vật lý Địa chất
được thực hiện trong đề án "Số hoá và lưu giữ tài liệu nguyên thuỷ ĐVL trên đĩa
CD-ROM" Liên đoàn Vật lý Địa chất 1998-1999. Việc khảo sát ĐVL biển nông trên
6 vùng được tiến hành theo công nghệ đo ghi tài liệu khác nhau, nên công việc số

hoá cũng được thực hiện tương ứng thích hợp:
- Vùng tài liệu ghi tương tự trên băng giấ
y: Quét các băng địa chấn bằng máy
SCANER A0. Số hoá tài liệu bằng chương trình Excel tài liệu từ, toạ độ.
- Vùng tài liệu ghi trên băng cassets gồm 3 vùng: khảo sát với các phương
pháp: địa chấn; từ; đo sâu hồi âm; trắc địa. Công nghệ số hoá được thực hiện:
Chuyển thông tin từ băng Cassets nhờ từ đọc băng sang đĩa cứng của PC.
- Vùng tài liệu ghi trên đĩa CD-ROM gồm 2 vùng: được khảo sát với các
phương pháp:
Địa chấn; từ; đo sâu hồi âm và đo trắc địa. Công nghệ số hoá được
thực hiện là: Chuẩn hoá cho phù hợp CSDL và ghi lại lưu lên đĩa CD-ROM để lưu giữ.
Việc tra cứu các dữ liệu ĐVL biển nông trên các đĩa CD-ROM có thể thực
hiện từ trang siêu văn bản trong các đĩa CD-ROM.
Đánh giá chung: Số liệu nguyên thủy đo đạc được số hóa và lưu giữ trên đĩa
CD-Rom. Việc tra cứu các dữ
liệu thực hiện qua trang siêu văn bản. Hạn chế của
việc lưu giữ và truy cập đã trình bày như trong phần CSDL ĐVL máy bay.










15
CHƯƠNG II
CHỨC NĂNG CỦA BỘ CHƯƠNG TRÌNH , ĐỊNG DẠNG DỮ LIỆU CHÍNH


II.1. CHỨC NĂNG CỦA BỘ CHƯƠNG TRÌNH
Bộ chương trình gồm 6 chương trình (CT), có thể phân chia làm 2 loại là
chương trình cấp 1 và CT cấp 2. Chương trình cấp 1 là chương trình quản lý CSDL
tài liệu ĐVL khu vực, có chức năng bảo mật, khởi động CT cấp 2, tìm kiếm báo
cáo, …
Chương trình cấp 2 gồm CT quản lý CSDL tài liệu ĐVL máy bay; CT QL
CSDL tài liệ
u trọng lực mặt đất; CT QL CSDL bản đồ phân vùng điện trở suất đất;
CT QL CSDL bản đồ phóng xạ; CT QL CSDL tài liệu tham số vật lý đá và một số
loại quặng, tài liệu địa chấn biển nông độ phân giải cao. Các chương trình cấp 2 có
các chức năng cơ bản là quản lý (tìm kiếm, xắp xếp, thêm bớt,…) tất cả các dạng tài
liệu của mỗi báo cáo ĐVL KV.
Theo các bước thi công đề
án ĐVL KV có thể chia chức năng của CT theo
chủ đề của tài liệu lưu giữ, gồm chức năng QL các tài liệu nguyên thuỷ; tài liệu số
liệu trường; bản vẽ trường; tài liệu xử lý phân tích; tài liệu minh giải địa chất; báo
cáo thuyết minh. Các chức năng này có trong CT cấp 2.
Theo dạng tài liệu lưu giữ có thể chia chức năng chương trình thành chức
năng sau: tài liệu lưu giữ dạng ả
nh (*.bmp, jpeg, jpg, tip, …); dạng văn bản (*.doc,
pdf, txt); dạng bản vẽ (*.tab); file số liệu dạng văn bản (X,Y,Z1,Z2,…),… Các chức
năng này có trong CT cấp 2.
Đối với file số liệu, CT có các chức năng tìm kiếm, lọc, xắp xếp, kết xuất,…

II.2. ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU CHÍNH
Gồm các định dạng cơ bản sau:
-Dạng ảnh (*.bmp, jpeg, jpg, tip, …);
-Dạng văn bản (*.doc, pdf, txt);
-Dạng bản vẽ (*.tab, dgn);

-File số liệu dạ
ng văn bản (X,Y,Z1,Z2,…), bảng tính (*.dat, txt, xls… ).
-Các dạng khác.








16
II.3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỊA VẬT LÝ KHU VỰC, KẾT QUẢ
VÀ NƠI LƯU GIỮ TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU

Bước thi công Kết quả Định dạng tài liệu
Thư mục lưu
giữ
Thi công thực địa
-Chuẩn máy
-Đo đạc thực địa
-Văn bản nghiệm thu
-……….

-Sổ chuẩn máy
-Sổ đo thực địa, file đo
-Văn bản
-……
-Ảnh (*.bmp, tip, jpeg,
jpg,…)

-File số liệu (*.dat, txt)
-File văn bản (*.doc,
pdf, txt)
Văn phòng thực địa
-Tính các hiệu chỉnh
-Tính cân bằng mạng
lưới tựa
-…


-Kết quả tính

-Sơ đồ cân bằng ….
-……


-Bảng tính (*.xls)

-Bản vẽ (*.tab)

-…….
NGUYENTHUY
Tính các giá trị trường
địa vật lý
Kết quả số liệu trường
ĐVL
File số liệu
(X,Y,Z1,Z2,…)
LUOI
Thành lập sơ đồ trường

địa vật lý
Sơ đồ trường ĐVL Bản vẽ (*.tab)
TRUONG
Xử lý, phân tích
-Biến đổi trường
-Phân tích định tính, định
lượng,
-………
-Sơ đồ trường biến
đổi,…
-Kết quả phân tích,…

-…
-Bản vẽ (*.tab)

-Các dạng khác
(*.pdf,….)
-…
Minh giải địa chất
-Thành lập bản vẽ kết
quả
-Sơ đồ địa chất…
-Sơ đồ dự báo khoáng
sản…
-Sơ đồ cấu trúc…

Bản vẽ (*.tab)
Lập báo cáo thuyết
minh
Bản thuyết minh báo

cáo
Văn bản (*.doc)
BAOCAO

PHULUC


BANVE




THUYETMINH





17
II.4. SƠ ĐỒ LIÊN HỆ GIỮA CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU
ĐỊA VẬT LÝ KHU VỰC, CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐI KÈM VÀ CƠ SỞ DỮ
LIỆU ĐỊA VẬT LÝ KHU VỰC










































Chương trình quản
lý CSDL địa vật lý
khu vực
Các chương trình cần
thiết đi kèm
(Word, Excel,
Mapinfo, Acrobat, …)
Cơ sở dữ liệu địa vật
lý khu vực
Kết quả tìm
được
Thông tin tìm kiếm
Chọn mở
chương
trình
Đối tượng cần truy cập
Đối tượng cần truy cập
18
CHƯƠNG III
CÁC TIÊU CHUẨN CHUNG CHO CƠ SỞ DỮ LIỆU
ĐỊA VẬT LÝ KHU VỰC
III.1. NGUYÊN TẮC CHUNG, PHƯƠNG PHÁP CHUẨN HOÁ CƠ SỞ DỮ
LIỆU ĐỊA VẬT LÝ KHU VỰC
III.1.1. NGUYÊN TẮC CHUNG
Các CSDL ĐVL KV được thành lập tuân theo một số tiêu chuẩn chung sau:
Thực hiện theo các quy trình quy phạm kỹ thuật địa vật lý hiện hành.
Phù hợp với nội dung tại Quyết định số 19/2008/QĐ-BTTTT ngày
09/04/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về

việc “Áp dụng tiêu chuẩn về ứng
dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước”.
Thực hiện theo “Quy định về đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra tài nguên
khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000” ban hành kèm theo Quyết định số QĐ 13/2008/QĐ-
BTNMT ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc trình bày các lớp thông tin nền địa hình, tuân theo quyết định số
06/2007QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường về vi
ệc ban hành Quy định áp
dụng chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia.
Nguyên tắc về tiêu chuẩn phông chữ
Thực hiện theo Quyết định số 72/2002/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2002
của Thủ tướng Chính phủ về việc thống nhất dùng bộ mã các ký tự chữ Việt theo
tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 trong trao đổi thông tin điện tử giữa các tổ chức của
Đảng và Nhà nước.
Thực hiện theo Thông tư số 07/2002/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm
2002 c
ủa Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn triển khai Quyết địng số
72/2002/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện theo Quyết định số 353 QĐ/ĐCKS-VP ngày 29 tháng 8 năm 2003
của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về việc thống nhất dùng bộ
mã các ký tự chữ Việt Unicode TCVN 6909:2001.
Phông dùng cho ký hiệu địa chất là Mapsymbol.
Nguyên tắc về hệ quy chiếu cho các loạ
i bản đồ
Thực hiện theo Quyết địng số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000
của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện theo Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001
của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc
gia VN-2000.
Thực hiện theo Công văn số 2736/CV-CNCL của Bộ Công nghiệp về việc áp

dụng Hệ quy chiếu và Hệ
toạ độ quốc gia VN-2000.
Thực hiện theo Công văn số 474 CV/ĐCKS-ĐTĐC ngày 26 tháng 4 năm
2002 của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về việc sử dụng hệ quy
chiếu và hệ toạ độ VN-2000.
Nguyên tắc về thư mục và hệ thống thư mục
19
CSDL ĐVL KV được đặt trong một thư mục, gọi là thư mục gốc CDSL ĐVL
KV, hay ngắn gọn hơn là thư mục gốc CSDL, hay thư mục CSDL KV.
CSDL ĐVL KV được phân ra theo các chuyên môn địa vật lý, gồm địa vật lý
máy bay, trọng lực, phóng xạ, điện trở đất, tham số vật lý đá và quặng, địa chấn
biển nông. Mỗi chuyên môn địa vật lý được lưu giữ trong một thư m
ục, gọi là thư
mục địa vật lý. Như vậy có thư mục địa vật lý máy bay, thư mục địa vật lý trọng
lực, hay ngắn gọn là thư mục trọng lực, thư mục phóng xạ, thư mục điện trở đất,…
Trong mỗi thư mục địa vật lý có chứa một hay nhiều thư mục báo cáo.
Mỗi báo cáo được lưu giữ trong mộ
t thư mục, thư mục này tạm gọi là thư
mục báo cáo, trong thư mục báo cáo chứa một hệ thống thư mục con, mỗi thư mục
con lưu giữ một dạng tài liệu nhất định.
Nguyên tắc về lớp thông tin và thư mục lớp thông tin
Một CSDL ĐVL KV về cơ bản gồm các các lớp thông tin sau: Bản đồ trường
địa vật lý; Bản đồ mạng l
ưới điểm đo địa vật lý; Báo cáo kết quả (gồm bản vẽ kết
quả giải đoán tài liệu địa vật lý, bản thuyết minh báo cáo, phụ lục); Tài liệu nguyên thuỷ.
Mỗi lớp thông tin trên được lưu giữ trong một thư mục, thư mục này tạm gọi
là thư mục lớp thông tin. Ví dụ như thư mục lớp thông tin bản đồ trường địa v
ật lý,
hay ngắn gọn hơn là thư mục lớp bản đồ trường. Tương tự như vậy, có thư mục lớp
bản đồ mạng lưới, thư mục lớp báo cáo, thư mục lớp tài liệu nguyên thuỷ.

Thông tin về địa hình, giao thông, sông suối, dân cư, địa danh, khung lưới,…
được lưu giữ trong một thư mục lớp thông tin địa hình, hay ngắn gọn gọi là thư mục
lớ
p địa hình.
Trong mỗi thư mục lớp thông tin có thể chỉ chứa một dạng tài liệu, hoặc có
thể có các thư mục con chứa các dạng tài liệu khác nhau.
Mỗi thư mục báo cáo có một file lưu giữ thông tin chung, thông tin tóm tắt về
báo cáo, đồng thời lưu giữ các thông tin phục vụ cho chương trình quản lý CSDL như mã
đề án, đường dẫn,…
Toàn bộ các bản vẽ trong một báo cáo cần phải được thành lập trên cơ sở
một bộ
“nguồn” gồm mapinfow.pen, mapinfow.clr, mapinfow.fnt, mapinfow.prj. Trong tài liệu
lưu giữ cần phải lưu các file “nguồn” và file ghi các thông số cở sở toán học của bản đồ
(phép chiếu, bán kính trục, độ dẹt,…).
Trường hợp bản đồ cũ phải ghi rõ các hệ quy chiếu đang sử dụng.
Nguyên tắc xây dựng mới cơ sở dữ liệu
Việc thành lập CSDL ĐVL KV tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn chung
mà đề
tài đã lập ra. Đảm bảo tuân thủ nguyên tắc về tiêu chuẩn phông chữ, về hệ
quy chiếu cho các loại bản đồ và các nguyên tắc, tiêu chuẩn chung khác.
Việc cập nhật tài liệu vào CSDL ĐVL KV bảm bảo tính “Nguyên gốc” của
tài liệu.
Tài liệu sử dụng làm “tài liệu nguồn’ để cập nhật vào CSDL ĐVL KV phải có
nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Các tài liệu không có xuất sứ rõ ràng chỉ dùng để tham
khảo, không s
ử dụng để cập nhật vào CSDL.
20
Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu từ tài liệu hiện có
Tài liệu hiện có là các tài liệu đã được thực hiện trong nhiều năm trước đây,
dựa trên cơ sở các quy định cũ, không đảm bảo tuân thủ các quy định mới như đã

trình bày ở trên. Ví dụ bản vẽ, số liệu được trình bày trong hệ toạ độ HN-72. Các tài
liệu này có thể được đưa vào CSDL để quản lý song d
ựa trên cơ sở nguyên tắc sau:
Việc cập nhật tài liệu vào CSDL ĐVL KV bảm bảo tính “Nguyên gốc” của
tài liệu.
Tài liệu sử dụng làm “tài liệu nguồn’ để cập nhật vào CSDL ĐVL KV phải có
nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Các tài liệu không có xuất sứ rõ ràng chỉ dùng để tham
khảo, không sử dụng để cập nhật vào CSDL.
Phải ghi rõ các hệ quy chiếu đang sử dụng.
Khi cập nhật các lo
ại dữ liệu hiện có như các sơ đồ, bản đồ thực tế giá trị đo
phải so sánh và kiểm tra trên bản đồ giấy và bản đồ số.
Nguyên tắc kết xuất và cung cấp cho khách hàng tài liệu từ cơ sở dữ liệu
Nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong việc sử dụng tài liệu lưu giữ trong CSDL,
khi kết xuất, cung cấp cho người sử dụng (khách hàng) cầ
n đảm bảo nguyên tắc sau:
Định dạng dữ liệu khi kết xuất và cung cấp cho người sử dụng phải đảm bảo
đúng định dạng dữ liệu chuẩn, bản đồ chuẩn của tài liệu đang lưu giữ.
Có như vậy số liệu có thể sử sụng ngay vào công tác sử lý, sao chép cắt dán,
trích lục, trích dẫn,… được ngay vào tài liệu lập mới. Tài liệu mới theo định dạng
chuẩn sẽ có thể, theo yêu cầu, được cập nhật trở lại vào CSDL ĐVL KV.

III.1.2. PHƯƠNG PHÁP CHUẨN HOÁ CƠ SỞ DỮ LIỆUĐỊA VẬT LÝ
KHU VỰC
Chuẩn hoá CSDL ĐVL KV gồm chuẩn hoá các nội dung cơ bản sau:
- Chuẩn hoá thư mục và hệ thống thư mục.
- Chuẩn hoá dạng file lưu giữ thông tin số liệu, tài liệu…., gọi chung là file số liệu.
- Chuẩn hoá nội dung thông tin lư
u giữ trong một số file số liệu địa vật lý (số
trường, thứ tự trường, độ dài trường, giá trị trường, ….).

- Chuẩn hoá nội dung các file bản đồ trường địa vật lý, bản đồ kết quả,… gọi chung
là file bản đồ (số lớp thông tin, thiết diện đẳng trị, thuộc tính đối tượng đường,
vùng, text, màu,…).

III.2. TIÊU CHUẨN CHUNG CHO CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA VẬT LÝ
KHU VỰC
1. Chuẩn hoá thư mục và hệ thống thư mục.
Thư mục gốc CSDL ĐVL KV được ký hiệu là CSDLKV
Thư mục địa vật lý gồm:
Thư mục địa vật lý máy bay, ký hiệu là MB (viết tắt từ máy bay);
Thư mục địa vật lý trọng lực, ký hiệu là TRGLUC (viết tắt từ trọng lực);
Thư mục địa vật lý phóng x
ạ, ký hiệu là XA (viết tắt từ xạ);
21
Thư mục địa vật lý điện trở đất, ký hiệu là DIEN (viết tắt từ điện);
Thư mục tham số vật lý đá và một số loại quặng, ký hiệu là TSVL (viết tắt từ tham
số vật lý);
Thư mục địa chấn biển nông, ký hiệu là BIEN (viết tắt từ biển).
Thư mục báo cáo, dựa vào địa danh trong tên báo cáo để đặt tên th
ư mục báo
cáo. Tên thư mục báo cáo nên viết tắt, ngắn gọn, dễ đoán đọc. Ví dụ “Đo vẽ trọng
lực phục vụ công tác điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 vùng
Rào Nậy – Hoành Sơn”, có thể đặt tên thư mục là “RN_HS”.
Thư mục lớp thông tin đặt tên thư mục là:
TRUONG; LUOI; BAOCAO; NGUYENTHUY;DIAHINH.
Trong thư mục TRUONG có các thư mục phụ, mỗi thư mục phụ chứ
a các
table của một bản vẽ trường.
Trong thư mục LUOI không có thư mục con.
Trong thư mục BAOCAO có các thư mục con sau: BanVe; ThuyetMinh; PhuLuc.

Trong thư mục NGUYENTHUY có các thư mục con sau:
bản vẽ BanVe; sổ đo SoDo; sổ tính SoTinh; văn bản VanBan;
2. Chuẩn hoá dạng file số liệu.
File số liệu gồm có các dạng cơ bản sau: file bản vẽ, file văn bản, file ảnh.
File bản vẽ là file có nộ
i dung là bản vẽ, như bản đồ, sơ đồ, hình vẽ. Các file
này được thành lập bằng phần mềm MAPINFO hoặc có thể bằng các phần mềm đồ
hoạ khác song phải chuyển đổi và thể hiện là một file dạng MAPINFO, có đuôi (*.tab).
File dạng text (văn bản) là file nội dung chứa văn bản, ký tự số hoặc chữ.
Dạng file này có thể chia làm hai loại: file dạng văn bản thuần tuý (bản thuyết minh
báo cáo, quyết định phê chuẩn, biên bản nghiệm thu,…) tạm gọi là file văn bản; file
dạng text số liệu (số thứ tự, toạ độ x, toạ độ y, giá trị độ cao, giá trị trường địa vật
lý,…) tạm gọi là file text số liệu.
File văn bản được thành lập bằng phần mềm Microsoft Word, có đuôi (*.doc).
File text số liệu có thể được thành lập bằng các phần mềm khác nhau như
Microsoft Excel, Access, …, song phải thể
hiện là một file dạng text, có đuôi (*.txt).
Các file tính toán sử dụng bảng tính excel, có đuôi (*.xls).
Kết quả phân tích định tính, định lượng tài liệu địa vật lý bằng nhiều phần
mềm địa vật lý chuyên dụng khác nhau đưa sang file dạng (*.pdf).
File dạng ảnh là file được tạo ra từ việc quét (scan) ảnh, chụp ảnh, như file
scan trang sổ đo thực địa, ảnh vị trí điểm tựa trọng lực, file scan quyết đị
nh phê
chuẩn đề án, báo cáo,… . File có đuôi (jpg, jpeg, tip, bitmap).
3. Chuẩn hoá nội dung thông tin lưu giữ trong một số file số liệu địa vật lý.
File số liệu địa vật lý là file dạng text số liệu, có đuôi (*.txt).
Một tập số liệu có thể coi như một bảng số liệu trong đó có nhiều hàng và nhiều
cột. Mỗi dòng (hàng) số liệu là một record (bản ghi), trong một dòng có nhiều cột,
mỗi cột là một trường (field) s
ố liệu.

Toàn bộ thông tin về một điểm đo địa vật lý được thể hiện trên một dòng số liệu
(một record), mỗi trường số liệu (như số thứ tự, tên điểm, toạ độ x, toạ độ y, độ cao,
giá trị Bughe, …) được cách nhau bởi một dấu phẩy (,).
22
Tuỳ theo từng chuyên môn địa vật lý, các file này có các trường số liệu khác
nhau, song về cơ bản có một số trường như sau: trường số thứ tự, trường toạ độ x,
trường toạ độ y, trường địa vật lý 1, trường địa vật lý 2, …
4. Chuẩn hoá một số nội dung trong các file bản đồ
Một file bản đồ có nhiều lớp thông tin, về cơ bản có một số lớp thông tin sau:
các lớ
p thông tin nền địa hình; các lớp thông tin trường địa vật lý; các lớp thông tin
kết quả giải đoán địa chất tài liệu địa vật lý.
Các lớp thông tin nền địa hình gồm: lớp đường đồng mức địa hình; lớp giao
thông; lớp sông suối (thuỷ); lớp khung bản đồ; lớp khu dân cư và địa danh,…
Các lớp thông tin trường địa vật lý gồm: lớp thông tin đường đẳng trị (dạng
đường); lớp thông tin vùng trường (tô màu, d
ạng region); lớp thông tin chỉ dẫn dạng
text (giá trị ghi trên đường đồng mức, chỉ dẫn,…).
Các lớp thông tin kết quả giải đoán địa chất tài liệu địa vật lý gồm: lớp thông tin
dạng đường (line), thể hiện đứt gãy địa chất, ranh giới địa chất,…; lớp thông tin
dạng vùng (region), thể hiện khối magma, diện tích phân vị địa tầng, … ; lớp thông
tin chỉ dẫn dạng text, hoặc ký tự
đặc biệt (ký hiệu tuổi địa chất, …); lớp thông tin
chải (pattern).
Tuy nhiên để bản vẽ không bị quá nhiều thông tin dẫn đến chồng chập, khó xem
nền địa hình cần được giản lược bớt một số thông tin. Ví dụ trên bản vẽ trường ở tỷ
lệ 1: 200.000, nên giữ lại các đường đồng mức địa hình cái, loại bỏ bớt đường đồng
mức địa hình con.
Mỗi báo cáo cầ
n có một lớp thông tin nền địa hình giản lược thống nhất cho một

tỷ lệ bản vẽ.
Việc trình bày các lớp thông tin địa chất, kết quả giải đoán địa chất tài liệu địa
vật lý, tuân theo “Quy định về đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra tài nguên khoáng
sản tỷ lệ 1: 50.000” ban hành kèm theo Quyết định số QĐ 13/2008/QĐ-BTNMT
ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưở
ng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp đối tượng địa vật lý địa chất không trùng với một đối tượng địa chất
quy định thì có thể vận dụng sử dụng thuộc tính của đối tượng địa chất có tính chất
gần giống nhất.
Việc trình bày thông tin trường địa vật lý, về cơ bản thể hiện bằng yếu tố sau:
hình học dạng đường (Line) để
thể hiện đường đồng mức giá trị trường địa vật lý,
tuyến bay khảo sát; hình học dạng vùng (region) để tô màu các dải giá trị trường địa
vật lý; dạng text (lable) để ghi giá trị lên đường đồng mức; dạng điểm (point) để
biểu diễn vị trí điểm đo.


III.3. TIÊU CHUẨN CHUNG CHO CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA VẬT LÝ MÁY BAY
Tiêu chuẩn chung cho CSDL ĐVL máy bay về cơ bả
n phù hợp với tiêu chuẩn
chung CSDL ĐVL KV nêu trên.
1. Chuẩn hoá thư mục và hệ thống thư mục.
Tất cả báo cáo địa vật lý máy bay được để trong thư mục địa vật lý máy bay.
Mỗi báo cáo địa vật lý máy bay được đặt trong một thư mục báo cáo. Ví dụ, báo cáo
23
địa vật lý máy bay vùng Phan Rang – Nha Trang, có tên thư mục báo cáo là PR_NT;
báo cáo địa vật lý máy bay vùng Bắc Đà Lạt có tên thư mục báo cáo là BacDaLat.
Trong mỗi thư mục báo cáo có 5 thư mục phụ là BAOCAO, DIAHINH ,
LUOI, NGUYENTHUY, TRUONG.
Trong thư mục BAOCAO có các thư mục con sau: BanVe; ThuyetMinh;

PhuLuc.
Trong thư mục DIAHINH không có thư mục con.
Trong thư mục LUOI không có thư mục con.
Trong thư mục NGUYENTHUY có các thư mục con sau: bản vẽ BanVe; sổ đo
SoDo; sổ tính
SoTinh; kiểm tra sơ bộ KT_SoBo; văn bản VanBan.
Trong thư mục TRUONG có các thư mục phụ, mỗi thư mục phụ chứa các
table của một bản vẽ trường, gồm: thư mục trường từ tuyệt đối, có tên là Truong_T;
thư mục trường dị thường từ ∆Ta, đặt tên là Truong_DeltaTa; thư mục trường xạ
tổng, đặt tên là Truong_Xa; thư m
ục trường uran, Truong_U; trường Thori,
Truong_Th; trường kali, Truong_K; vị trí tuyến bay, SD_Tuyen; bản đồ đồ thị dị
thường ∆Ta, BD_DoThi.
2. Chuẩn hoá dạng file số liệu.
Dạng file số liệu như phần chuẩn hoá CSDL ĐVL KV đã trình bày ở trên.
3. Chuẩn hoá nội dung thông tin lưu giữ trong file số liệu gốc và dị thường.
File số liệu gốc và file số liệu dị thường là các file
được sử dụng để thành lập các
bản đồ trường địa vật lý và mạng lưới điểm đo địa vật lý.
File số liệu gốc, kết quả bước thực địa công tác bay đo, có thể dặt tên là file
SoLieuGoc.txt, gồm các trường theo thứ tự: số thứ tự điểm đo; B; L; X; Y; trường từ
toàn phần (T); cường độ phóng xạ (TC); hàm lượng uran (U); hàm lượng thori (Th);
hàm lượng kali (K); ngày tháng nă
m đo; tên tuyến.
4. Chuẩn hoá một số nội dung thông tin lưu giữ trong các file bản đồ.
Việc trình bày các lớp thông tin nền địa hình, địa chất tuân theo các quy định
chuyên ngành như trình bày ở trên.
Trường địa vật lý máy bay (trường từ toàn phần, dị thường từ, hàm lượng uran,
hàm lượng thori, hàm lượng kali, trường cường độ phóng xạ) được thể hiện bằng:
đường đồng mức giá trị trường (line); vùng (region) tô màu biểu hiện dả

i giá trị
trường; text biểu hiện giá trị ghi trên đường đồng mức trường (lable).
Các thuộc tính trình bày trên cơ sở phần mềm MapInfo.
Đường đồng mức giá trị trường đặt trong một table với thuộc tính: đường liền
nét; màu đen (red: 0, green: 0, blue: 0); lực nét 0,3.
Vùng tô màu, tuỳ theo mức độ biến thiên trường nên lấy khoảng giá trị trường
sao cho màu sắc thể hiện rõ nét sự phân bố trường, có thể lấy thang tuyến tính hoặc
logarit. Các vùng không đặt
đường viền (none border line).
File số liệu dị thường từ, có thể đặt tên là DiThuongTu.txt, gồm các trường:
số thứ tự; X; Y; trường từ toàn phần (T); trường từ bình thường (T0); trường dị
thường từ (∆Ta).
Giá trị ghi trên đường đồng mức đặt trong table đường đồng mức giá trị trường
với thuộc tính: màu đen (red: 0, green: 0, blue: 0); phông chữ vnarial; cỡ chữ 8.
24

III.4. TIÊU CHUẨN CHUNG CHO CƠ SỞ DỮ LIỆU TRỌNG LỰC
Tiêu chuẩn chung cho CSDL ĐVL trọng lực về cơ bản phù hợp với tiêu
chuẩn chung CSDL ĐVL KV nêu trên.
1. Chuẩn hoá thư mục và hệ thống thư mục.
Tất cả báo cáo địa vật lý trọng lực được để trong thư mục địa vật lý trọng lực.
Mỗi báo cáo trọng lực được đặt trong một thư mục báo cáo. Ví d
ụ, báo cáo địa vật
lý trọng lực vùng Kon Tum, có tên thư mục báo cáo là KonTum; báo cáo trọng lực
vùng Bắc Đà Lạt có tên thư mục báo cáo là BacDaLat.
Trong mỗi thư mục báo cáo có 5 thư mục phụ là BAOCAO, DIAHINH ,
LUOI, NGUYENTHUY, TRUONG.
Trong thư mục BAOCAO có các thư mục con sau: BanVe; ThuyetMinh;
PhuLuc.
Trong thư mục DIAHINH không có thư mục con.

Trong thư mục LUOI không có thư mục con.
Trong thư mục NGUYENTHUY có các thư mục con sau: bản vẽ
BanVe; sổ đo
SoDo; sổ tính SoTinh; văn bản VanBan.
Trong thư mục TRUONG có các thư mục phụ, mỗi thư mục phụ chứa các
table của một bản vẽ trường, gồm: thư mục trường dị thường trọng lực Bughe, có
tên là Bughe; thư mục trường dị thường trọng lực Fai, đặt tên là Fai;
2. Chuẩn hoá dạng file số liệu.
D
ạng file số liệu như phần chuẩn hoá CSDL ĐVL KV đã trình bày ở trên.
3. Chuẩn hoá nội dung thông tin lưu giữ trong file số liệu gốc và dị thường.
File số liệu gốc - dị thường là file được sử dụng để thành lập các bản đồ trường
dị thường trọng lực Bughê, Fai và mạng lưới điểm đo trọng lực.
File số liệu gốc - dị thường, kết quả
bước thực địa công tác đo trọng lưc, có thể
dặt tên là file SoLieuGoc.txt, gồm các trường theo thứ tự: số thứ tự; tên điểm đo; B;
L; X; Y; độ cao (H); trường trọng lực quan sát (Gqs); trường trọng lực bình thường

0
); giá trị hiệu chỉnh ảnh hưởng địa hình (HCĐH); trường dị thường Bughe (∆g
bg
);
trường dị thường Fai (∆F
bg
).
4. Chuẩn hoá một số nội dung thông tin lưu giữ trong các file bản đồ.
Việc trình bày các lớp thông tin nền địa hình, địa chất tuân theo các quy định
chuyên ngành như trình bày ở trên.
Trường địa vật lý trọng lực (dị thường trọng lực Bughe, Fai) được thể hiện bằng:
đường đồng mức giá trị trường (line); vùng (region) tô màu biểu hiện dải giá trị

trường; text biểu hiện giá trị ghi trên đường đồng mức trường (lable).
Các thu
ộc tính trình bày trên cơ sở phần mềm MapInfo.
Đường đồng mức cái là các đường có giá trị chẵn 5, chẵn 10, các đường đồng
mức khác là đường đồng mức con.
Đường đồng mức con đặt trong một table với thuộc tính: đường liền nét; màu
đen; lực nét 0,3.
Đường đồng mức cái đặt trong một table với thuộc tính: đường liền nét; màu đen
(red: 0, green: 0, blue: 0); lực nét 0,5.
25
Vùng tô màu, tuỳ theo mức độ biến thiên trường nên lấy khoảng giá trị trường
sao cho màu sắc thể hiện rõ nét sự phân bố trường, lấy thang tuyến tính. Các vùng
không đặt đường viền (none border line).
Giá trị ghi trên đường đồng mức đặt trong table đường đồng mức giá trị trường
với thuộc tính: màu đen (red: 0, green: 0, blue: 0); phông chữ vnarial; cỡ chữ 8.
Mạng lưới điểm đo đặt trong một table có tên DiemLuoi, điểm đ
o được biểu
diễn bởi một ký hiệu dạng điểm (point), với thuộc tính ký hiệu như sau: phông chữ
MapInFo 3.0 Compatible; symbol đường tròn nét mảnh; màu đen (red: 0, green: 0,
blue: 0); kích thước (size) 7.

III.5. TIÊU CHUẨN CHUNG CHO CƠ SỞ DỮ LIỆU BẢN ĐỒ PHÓNG XẠ
Tiêu chuẩn chung cho CSDL bản đồ phóng xạ về cơ bản phù hợp với tiêu
chuẩn chung CSDL ĐVL KV nêu trên.
1. Chuẩn hoá thư mục và hệ thống thư mục.
T
ất cả CSDL bản đồ phóng xạ được để trong thư mục địa vật lý phóng xạ, có
tên thư mục là XA.
Trong thư mục XA có 4 thư mục phụ là THUYETMINH, DIAHINH , LUOI,
TRUONG.

Trong thư mục THUYETMINH chứa bản thuyết minh bản đồ.
Trong thư mục DIAHINH chứa lớp thông tin nền địa hình.
Trong thư mục LUOI chứa bản vẽ mạng lưới điểm đo, các file text s
ố liệu.
Trong thư mục TRUONG có 2 thư mục phụ, có tên BD_PhongXa, chứa bản
đồ phóng xạ Việt Nam, thư mục DiThuong_PhongXa, chứa bản đồ dị thường phóng
xạ Việt Nam.
2.Chuẩn hoá dạng file số liệu.
Dạng file số liệu như phần chuẩn hoá CSDL ĐVL KV đã trình bày ở trên.
3.Chuẩn hoá nội dung thông tin lưu giữ trong file số liệu gốc.
File số liệu gốc là file đượ
c sử dụng để thành lập bản đồ phóng xạ Việt Nam.
File số liệu gốc, có thể dặt tên là file SoLieuGoc.txt, gồm các trường theo thứ tự:
số thứ tự; tên điểm đo; B; L; X; Y; trường phóng xạ.
4. Chuẩn hoá một số nội dung thông tin lưu giữ trong các file bản đồ.
Việc trình bày các lớp thông tin nền địa hình tuân theo các quy định chuyên
ngành như trình bày ở trên.
Trường phóng xạ được thể hiện bằng:
đường đồng mức giá trị trường (line);
vùng (region) tô màu biểu hiện dải giá trị trường; text biểu hiện giá trị ghi trên
đường đồng mức trường (lable).
Các thuộc tính trình bày trên cơ sở phần mềm MapInfo.
Đường đồng mức giá trị trường đặt trong một table với thuộc tính (line): đường
liền nét; màu đen (red: 0, green: 0, blue: 0); lực nét 0,3.
Vùng tô màu (region), tuỳ theo mức độ biến thiên trường nên lấy khoảng giá trị
trường sao cho màu sắc thể hiện rõ nét sự phân b
ố trường, lấy thang tuyến tính. Các
vùng không đặt đường viền (none border line). Gồm các dải màu biểu hiện dải giá

×