Tải bản đầy đủ (.pdf) (378 trang)

Báo cáo khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của phật giáo đối với lối sống của người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 378 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH



BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2009
MÃ SỐ: B.09-01


ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI
LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY




Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chủ nhiệm đề tài: TS Hoàng Thị Lan
Thư ký đề tài: TS Lê Văn Lợi


7962


Hµ Néi – 2010
DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

1.TS. Hoàng Thị Lan
2. TS. Lê Văn Lợi
3. PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ
4. PGS.TS. Hoàng Minh Đô


5. PGS.TS. Hồ Trọng Hoài
6. PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc
7. ThS. Nguyễn Văn Thanh

MỤC LỤC
tr
MỞ ĐẦU 1
Phần thứ nhất: Phật giáo và đặc điểm Phật giáo Việt Nam
15
1.1.Khái quát về Phật giáo và quá trình du nhập phát triển của Phật giáo ở
Việt Nam 15
1.2. Khái quát đặc điểm Phật giáo Việt Nam và tình hình Phật giáo Việt
Nam hiện nay 31
Phần thứ hai: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với một số phương diện
của lối sống con người Việt Nam hiện nay
44
2.1. Lối sống và xây dựng lối sống của người Việt Nam hiện nay 44
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách thức lao động sản xuất và tổ
chức cuộc sống của người Việt Nam 58
2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục, tập quán của người Việt Nam 67
2.4. Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách thức giao tiếp và ứng xử của
người Việt Nam 81
2.5. Ảnh hưởng của Phật giáo trong quan niệm đạo đức và nhân cách của
con người Việt Nam 91
2.6. Dự báo xu hướng vận động của Phật giáo và những vấn đề đặt từ ảnh
hưởng của Phật giáo với lối sống của người Việt Nam hiện nay
96
Phần thứ ba: Quan điểm và giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích
cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong quá trình xây
dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay

102
3.1 3.1 Những quan điểm mang tính phương pháp luận 102
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đối với lối sống của con người Việt Nam
hiện nay 111
3.3. Một số kiến nghị. 139
KẾT LUẬN 143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Xã hội là một hệ thống toàn vẹn có cấu trúc phức tạp với nhiều yếu tố hợp
thành. Với tính cách là một yếu tố của cấu trúc đó, tôn giáo đã có những ảnh hưởng
không nhỏ đến con người và xã hội trên cả hai mặt, tích cực và tiêu cực, góp phần
tạo nên sắc thái đặc biệt cho đời sống nhân loại.
Trong l
ịch sử, vai trò của tôn giáo được đánh giá hết sức khác nhau, thậm chí
đối lập nhau. Tuy nhiên, điểm chung có thể rút ra là, tôn giáo vừa có khả năng cản
trở sự phát triển của con người và xã hội song cũng có thể tạo nên những giá trị có
tính tích cực. Vì vậy, việc nghiên cứu phải hướng đến phát hiện những hợp lý và
khiếm khuyết của hiện tượng tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đã, đang và s

có đối với lịch sử nhân loại. Và điều này, theo chúng tôi là thực sự cần thiết trong
thời đại ngày nay, khi cùng với sự phát triển của khoa học, của các trào lưu hiện đại
hoá, các tôn giáo trên thế giới đang có xu hướng gắn bó hơn với đời sống thế tục,
đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, văn hoá xã hội và đạo đức, lối sống để tự điều
chỉnh, thích ứng với xu thế của thời đại, mong giữ được thánh địa thiêng liêng của
mình để tiếp tục tồn tại và tồn tại lâu dài.
Thực tế ở Việt Nam, trong quá trình lịch sử lâu dài, bên cạnh những hạn chế

nhất định, tôn giáo đã có những đóng góp tích cực cho nền văn hoá của dân tộc,
góp phần tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc Việt Nam.v.v
Ngày nay, trước những biến đổi của tình hình thế giới và trong nước, tôn
giáo ở Việt Nam đang có những biến động phức tạp theo nhiều chiều h
ướng. Vì
vậy, nhiều vấn đề được đặt ra, nhất là xung quanh việc đánh giá ảnh hưởng của tôn
giáo đến lĩnh vực tinh thần của xã hội Việt Nam trong thời hiện tại và tương lai như
vấn đề ảnh hưởng của tôn giáo với chính trị hay rộng lớn hơn là ảnh hưởng của tôn
giáo với văn hoáv.v

Vấn đề xem xét ảnh hưởng của tôn giáo đối với lối sống, đạo đức cũng được
đặt ra và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Có tình hình đó bởi lẽ, tác

2
động của những mặt trái của kinh tế thị trường hiện nay đã làm nảy sinh những
hành vi lối sống không phù hợp truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiến bộ xã hội.
Những hành vi lối sống ấy đã và đang làm xói mòn giá trị văn hoá truyền thống mà
dân tộc ta đã phải mất hàng ngàn năm mới có thể hình thành được.
Trong các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo là một tôn giáo lớn đượ
c du nhập
vào Việt Nam từ rất sớm. Và nhìn chung, đây là tôn giáo khá gắn bó, đồng hành
với dân tộc. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã có đóng
góp cho dân tộc trên nhiều phương diện, đặc biệt là trên lĩnh vực đạo đức, lối sống.
Nhiều quy phạm, chuẩn mực đạo đức Phật giáo đã được người Việt dựa trên cơ
tầng văn hoá của mình lựa chọ
n, tiếp nhận, nâng cao và sử dụng ở các mức độ và
phương diện khác nhau, góp phần hình thành những giá trị, chuẩn mực trong lối
sống của người dân Việt Nam. Có thể nói, tồn tại cùng dân tộc trong hơn hai ngàn
năm qua, Phật giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn hoá Việt Nam.
Hiện nay, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam theo định

hướng xã hội chủ nghĩ
a đang bước vào giai đoạn mới - giai đoạn đẩy mạnh toàn
diện công cuộc đổi mới và đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chủ
trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế đã dần đưa nước ta vào thế ổn định và phát triển.
Phải nói rằng, kinh tế thị trường đã đem l
ại những thành tựu quan trọng cho
sự phát triển đất nước, nhưng những mặt trái của nó cũng làm xuất hiện và ngày
càng gia tăng các hiện tượng tiêu cực trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt
là sự suy thoái của đạo đức, lối sống. Chủ nghĩa thực dụng tuyệt đối hoá vai trò của
đồng tiền, lối sống gấp xa rời lý tưởng cách mạng đang làm tha hóa đạo
đức, lối
sống của một bộ phận người trong xã hội, trong đó có cả các cán bộ Đảng, Nhà
nước. Bên cạnh đó, khuynh hướng làm giàu bằng bất cứ giá nào, kể cả lừa đảo bất
chính, gây tội ác, vi phạm pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên lương tâm và nhân phẩm
con người ở một số cá nhân vị kỷ đã và đang tạo nguy cơ làm băng hoại các giá trị
văn hoá, đạo đức và lu
ật pháp.

3
Đảng ta trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã thẳng thắn
chỉ ra rằng: "Tình trạng quan liêu tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn
tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức
kinh tế là một nguy cơ lớn
đe doạ sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng lãng phí
quan liêu còn khá phổ biến"
Thực trạng nói trên đang đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng nền đạo đức và lối
sống mới xã hội chủ nghĩa cho con người Việt nam hiện nay. Điều này vừa nằm
trong chiến lược phát triển con người phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước, vừa

góp phần ng
ăn chặn sự suy thoái của đạo đức, lối sống. Tuy nhiên, thực trạng nói
trên không thể khắc phục được trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải được giải
quyết bằng cả quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình xây dựng đạo đức, lối sống mới XHCN thì việc kế thừa
những giá trị trong lối sống truyền thống của dân tộc, trong đó có những đ
óng góp
của các tôn giáo là điều không thể bỏ qua. Ở đây, đạo đức, lối sống Phật giáo hiện
vẫn có những giá trị cần tiếp thu, kế thừa để xây dựng đạo đức, lối sống mới cho
con người Việt Nam hiện nay.
Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt
Nam hiện nay nhằm tìm kiếm các giải pháp phù hợ
p để phát huy tác động tích cực,
hạn chế tác động tiêu cực của Phật giáo trong quá trình xây dựng lối sống mới xã
hội chủ nghĩa là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Phật giáo là tôn giáo được sinh ra trên đất nước Ấn Độ cổ đại. Không bao
lâu sau khi ra đời, nó đã phát triển rộng khắp các nước thuộc khu vực Châu Á, và
ngày nay nó lại đang lan toả mạnh sang các nước phương Tây. Cùng v
ới quá trình
lịch sử, tôn giáo này đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn hoá của nhân loại.
Chính vì vậy, Phật giáo và vai trò của nó trong đời sống xã hội nói chung từ lâu đã
thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học không chỉ ở phương Đông mà cả

4
phương Tây. Nhìn chung các nhà khoa học khi nghiên cứu về Phật giáo đều đánh
giá cao những giá trị văn hoá của nó.
Gottlried Wilhelm Leilniz, triết gia người Đức từ thế kỷ 18 trong cuốn sách
nhan đề “Théo dicél” đã bàn về đạo Phật, về lý luận "chân không huyền diệu" của
Phật giáo. Tiếp đó Emmanuel Kant khi nghiên cứu về Phật giáo Tích Lan, Miến

Điện, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản cũng đánh giá cao những giá trị đạo đức
của tôn giáo này thông qua nhận thức và hành vi của các vị tu sĩ, qua thuyết
“Duyên khởi”, thuyết “Luân hồi” của Phật giáo. Sau Gottlried Wilhelm Leilniz và
Emmanuel Kant, một số triết gia người Đức khác như Schelling, Hegel, Nietzche,
Schopenhaueur… cũng chú ý đến Phật giáo. Nhìn chung, các triết gia người Đức
này đều đánh giá Phật giáo là một tôn giáo cao thâm thể hiện ở các quan niệm của
nó về thế giới và con người như quan niệm: thế giới là vô thủy vô chung, thế giới
vận động biến
đổi không ngừng, con người là "vô ngã" vv Đặc biệt, họ rất chú ý
đến quan niệm “Nhân quả, luân hồi’ trong giáo lý nhà Phật, và cho đây là một trong
những điều huyền bí nhất cần khám phá trong văn hoá phương Đông.
Hai học giả Nga là Thedore Schesbatsky và Otta Rosenberg lại rất lý thú
với thuyết “Nghiệp” của đạo Phật. Hai ông cho rằng, “Nghiệp” chính là điểm trung
tâm, là cái làm nên nét đặc sắc của Phật giáo.
Anhxtanh, nhà bác học vĩ đại của nhân loại, khi nghiên cứu về
đạo Phật đã
cho rằng, đây là tôn giáo của tương lai, là tôn giáo của vũ trụ. Ông đánh giá cao
quan niệm phủ nhận thần linh, thượng đế, đánh giá cao thực nghiệm vật chất và
tinh thần trong ý thức Phật giáo. Ông cho rằng, nếu có một tôn giáo nào đó đáp ứng
được yêu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo đó chính là Phật giáo.
Nhà toán học, kiêm triết học người Anh nổi tiếng Bertarand Rusel lại cho
rằng, Phậ
t giáo là sự kết hợp của hai loại triết học tư biện và khoa học, nó đề cao
phương pháp khoa học và theo đuổi một mục đích có lý trí. Ông cho rằng, Phật
giáo có thể thay thế cho khoa học ở những đoạn đường mà khoa học không đến
được do tính không hoàn thiện của những công cụ khoa học.

5
Bác sĩ người Anh Graham Howe lại cho rằng, từ hơn 2500 năm trước, Phật
giáo đã đề cập đến những vấn đề về tâm lý học hiện đại. Ông cho rằng, hiện nay,

loài người đang phát triển lại thành quả xưa của trí tuệ phương Đông mà Phật giáo
là đại diện.
Còn H.G. Well, nhà sử học nổi tiếng người Anh khi đánh giá về vai trò của
Phật giáo đã cho rằng, Phậ
t giáo đã đóng góp vào sự tiến bộ của nền văn minh nhân
loại nhiều hơn bất cứ một ảnh hưởng nào khác trong lịch sử nhân loại.
Ở Phương Đông, Phật giáo cũng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các
nhà khoa học. J.Nerhu trong “Phát hiện Ấn Độ” đã chỉ ra những giá trị nhân đạo,
nhân bản trong Phật giáo, chỉ ra những giá trị mà Phật giáo đã đóng góp cho dân
tộ
c Ấn Độ.
Tại Nhật Bản, Phật giáo được các học giả quan tâm đặc biệt. O.o.Rozenberg
trong “Phật giáo những vấn đề triết học” đã chỉ ra những giá trị nhân sinh Phật
giáo. Theo ông, Phật giáo chứa đựng những giá trị của văn hoá nhân loại cần được
tiếp tục kế thừa và phát huy.
Daisetzteitaro Suzuki, học giả người Nhật trong cuốn “Phật giáo Thiền tông
và ảnh hưởng củ
a nó trên văn hoá Nhật Bản” đã đánh giá rất cao vai trò của thiền
trong đời sống xã hội Nhật Bản. Theo ông, nếu gạt đạo Phật và gạt cả Thiền tông ra
thì văn hoá Nhật Bản không có ý nghĩa gì hết, vì đạo Phật đã ăn sâu vào mạch sống
của dân tộc này.
Daisaku Ikêda trong “Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI” lại khẳng
định vai trò của tôn giáo nói chung, của Phật giáo nói riêng trong việc khắc phụ
c
những khủng hoảng của xã hội hiện đại.v.v…
Ở Trung Quốc, ngay từ cuối triều đại nhà Thanh, việc nghiên cứu Phật giáo
đã rất thịnh hành trong giới trí thức Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu như Khang
Hữu Vi, Đàm Tự Đồng, Lương Khải Siêu và Chương Thái Niêm đã sử dụng học
thuyết Phật giáo như một vũ khí tư tưởng chống lại các trào lưu tư tưởng sùng bái
phương Tây. Ch

ẳng hạn Đàm Tự Đồng trong cuốn “Về lòng từ bi” đã cho rằng,

6
lòng từ bi của là nguồn gốc của vũ trụ. Ông đã sử dụng tư tưởng của Thiền tông
như một trong các nguồn tư liệu để chứng minh cho luận điểm nói trên. Theo ông,
ý tưởng về lòng từ bi, bình đẳng và vô ngã trong Phật giáo còn là nguồn giác ngộ
và khích lệ đối với tầng lớp trí thức Trung Quốc đương thời.
Trong thời hiện đại, nhiều nhà khoa học Trung Quốc cũng r
ất chú ý đến vai
trò của đạo Phật trong đời sống xã hội Trung quốc. Họ cho rằng, dường như thế
giới quan Phật giáo đang tạo ra một dòng chảy tâm linh về cái thiện, nó có sức
cuốn hút con người, kể cả trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành.
Hàn Thu Hồng và Trình Quảng Vân cho rằng, Phật giáo đã từng có những
đóng góp to lớn cho nền văn hoá Trung quốc và Phật giáo thực sự có vai trò cứu
vãn
đối với văn hoá Trung Quốc truyền thống.
Hejingsong thì cho rằng, Phật giáo khi được du nhập vào Trung Quốc đã
phá vỡ thứ kết cấu văn hoá muốn trở thành đơn nhất từ thời Tần, thời Hán trở đi.
Và theo ông, thật khó đánh giá nổi ảnh hưởng của Phật giáo đối với kinh tế, văn
hoá, xã hội và cả mô hình tư duy của người Trung Quốc. Ông cho rằng, trong hiện
tại và tương lai, v
ới việc cư sỹ sẽ trở thành dòng chính của Phật giáo thì những
đóng góp của Phật giáo cho xã hội Trung Quốc sẽ còn lớn hơn nhiều.
Học giả Roul Birnbaum trong “Buddhist China at the Centurys Turn” đã
đánh giá một cách tổng quát về Phật giáo trong suốt chiều dài hơn hai ngàn năm ở
Trung Quốc, chỉ ra những điểm mạnh và những điểm yếu của nó trong từng giai
đoạn lịch sử cụ thể
. Ông cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng thế tục
hoá, Phật giáo đang đem lại những tác động tiêu cực không nhỏ cho đời sống xã
hội như: Phật giáo trở thành một sự lựa chọn mang tính thực dụng, trục lợi của một

bộ phận thanh niên, sự thương mại hoá Phật giáo, sự suy giảm phẩm hạnh ở một bộ
phận các nhà tu hành. Bên cạnh mặt tiêu c
ực nói trên, Roul Birnbaum cũng đánh
giá cao những đóng góp của Phật giáo qua các hoạt động từ thiện nhân đạo và
khẳng định vai trò của Phật giáo trong việc phát triển kinh tế du lịch ở Trung Quốc
hiện nay.

7
Nhìn chung, các học giả cả phương Tây và phương Đông, khi nghiên cứu
về Phật giáo đều đánh giá cao những giá trị văn hoá đạo đức mà Phật giáo đã đóng
góp cho lịch sử nhân loại. Về cơ bản, những đánh giá của các học giả nói trên đều
mang tính khoa học, khách quan. Tuy nhiên, trong đó không phải không có những
quan điểm đã đề cao vai trò của Phật giáo một cách thái quá.
Ở Việt Nam, từ lâu trong lịch sử, vi
ệc nghiên cứu Phật giáo và tác động của
Phật giáo đối với đời sống xã hội nói chung, cũng đã được quan tâm nghiên cứu.
Ngay từ đầu công nguyên, Mâu Tử với “Lý hoặc luận” đã trình bày một
cách rất cơ bản các vấn đề Phật học then chốt như Phật, Pháp, Tăng, Niết bàn, Luân
hồi…. Qua tác phẩm này, ông cũng đã phân tích ảnh hưởng một cách tự nhiên của
Phật giáo đối với đời s
ống tinh thần của con người Việt Nam.
Sang thế kỷ XIII, khi triều đại phong kiến Việt Nam đang trên đà hưng thịnh,
việc nghiên cứu Phật giáo tiếp tục được đẩy mạnh với các tên tuổi như Trần Thánh
Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, Trần Nhân Tông… Trần Thánh Tông với
“Khoá hư lục” đã phản ánh khá rõ ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hoá
tinh thần Đại Việt. Tr
ần Nhân Tông qua một loạt tác phẩm của mình cũng khẳng
định vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội, ông muốn phát huy hơn nữa vai
trò của tôn giáo này, đồng thời xây dựng một tổ chức giáo hội chặt chẽ, thống nhất
để trở thành trung tâm liên kết toàn xã hội trên lĩnh vực tư tưởng.

Việc nghiên cứu Phật giáo và vai trò của nó trong đời sống xã hội Việt Nam
được tiến hành liên tục trong suốt chiều dài lị
ch sử dân tộc kể cả giai đoạn Phật
giáo suy vi (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX)
Đặc biệt, từ những năm cuối của thế kỷ XX trở đi đã xuất hiện rất nhiều công
trình khoa học nghiên cứu về Phật giáo, về vai trò của Phật giáo trong đời sống xã
hội nói chung, trong lối sống của người Việt Nam nói riêng.
Nguyễn Lang với “Việt Nam Phậ
t giáo sử luận” (Nxb Văn học Hà Nội 1992)
đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, vai trò của các
thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các triều đại phong kiến Việt

8
Nam. Trong sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (Nxb KHXH, Hà Nội 1998), các
tác giả đã bàn về lịch sử du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo từ thời kỳ
đầu mới du nhập đến thế kỷ XX, bàn về các tông phái Phật giáo và đã phân tích vai
trò của Phật giáo đối với lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
Trong cuốn“Ảnh hưởng của các hệ tư t
ưởng và tôn giáo đối với con người
Việt Nam hiện nay” (Nxb CTQG, Hà Nội 1997) do Giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ
biên, các tác giả đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trên một số lĩnh vực như: ảnh
hưởng của Phật giáo đối với hệ tư tưởng, đối với sự hình thành nhân cách con
người Việt Nam hiện nay. Nguyễn Dăng Duy trong “Phật giáo và văn hoá Việt
Nam”(Nxb Hà Nội 1999) đã đề cậ
p đến vai trò của Phật giáo trong đời sống chính
trị, văn hoá, đạo đức của dân tộc Việt Nam.
Trần Văn Giàu với một loạt các công trình như: “Giá trị tinh thần truyền
thống của dân tộc Việt Nam” (Nxb KHXH, Hà Nội 1975),“Đạo đức Phật giáo
trong thời hiện đại” (Nxb Tp Hồ Chí Minh 1993) và “Sự phát triển của tư tưởng
Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám

” (3 tập) (Nxb CTQG, Hà
Nội 1997, 1998) đã đề cập đến những giá trị đạo đức Phật giáo, đề cập đến những
đóng góp của Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Triết học với “Mấy vấn đề về Phật
giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam”(Hà Nội 1986) đã đề cập đến tính chất củ
a Phật
giáo Việt Nam, các tông phái của Phật giáo ở Việt Nam, vai trò của Phật giáo trong
nền văn hoá dân tộc và ảnh hưởng của Phật giáo đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Trong cuốn “Có một nền đạo lý ở Việt Nam”(Nxb TP Hồ Chí Minh 1996) tác
giả Nguyễn Phan Quang đã cho người đọc thấy được sự hoà nhập của đạo đức Phật
giáo trong đạo lý dân gian Việt Nam. Nguyễn Thị Bả
y trong “Văn hoá Phật giáo và
lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ” (Nxb Văn hoá thông tin, Hà
Nội 1997) đã bàn về văn hoá Phật giáo từ góc độ vật chất và tinh thần, bàn đến văn
hoá ứng xử Phật giáo ở châu thổ Bắc Bộ.v.v…

9
Các trí thức Phật giáo cũng đóng góp nhiều công trình có giá trị trong lĩnh
vực này, như: Thích Đạo Quang với “Đại cương triết học Phật giáo” (Nxb Thuận
hoá, Huế 1996) đã phân tích những giá trị trong các giáo lý cơ bản của Phật giáo và
đề cập một cách khái quát các tông phái cơ bản của đạo Phật. Thích Phụng Sơn
trong “Những nét đẹp văn hoá của đạo Phật” (Viện Nghiên cứu Phật học Việ
t Nam
ấn hành 1995) đã phân tích những giá trị thẩm mỹ và một số biểu hiện của chúng
trong sinh hoạt tôn giáo và đời sống xã hội. Thích Minh Châu trong “Đạo đức Phật
giáo và hạnh phúc con người” đã đề cập đến những giá trị nhân đạo, nhân bản
trong đạo đức Phật giáo. Theo ông, khi con người được di dưỡng trong nền đạo đức
Phật giáo, họ sẽ được an trú trong niềm hạnh phúc và an lạc. Thích Thanh Từ với
“Phậ
t giáo với dân tộc”(Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh 1995) đã bàn về

những nét chính trong luân lý Phật giáo, những giới luật của phật tử tại gia và phật
tử xuất gia, về đóng góp của Phật giáo cho lịch sử dân tộc trên các phương diện
chính trị, tư tưởng, văn nghệ, về các giá trị đạo đức Phật giáo với tuổi trẻ Việt Nam
hiện đại. Lê Cung với “Phật giáo Việt Nam v
ới cộng đồng dân tộc” (Thành hội
Phật giáo TP Hồ Chí Minh ấn hành 1996) đã đề cập đến đóng góp của Phật giáo
trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh với “Phật giáo nhập thế
và phát triển” (Nxb Tôn giáo 2008) đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học,
các trí thức Phật giáo viết về
vai trò của Phật giáo trong các lĩnh vực của đời sống
xã hội Việt Nam hiện nay như: Phật giáo trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Phật
giáo với chính trị, xã hội, Phật giáo với sự phát triển bền vững của đất nước, Phật
giáo với xã hội dân sự, Phật giáo với sự nghiệp độc lập, Phật giáo với các vấn nạn
giao thông, Phật giáo với đời sống tâm linh, Ph
ật giáo với việc việc xây dựng nền
kinh tế nhân bản, Phật giáo với hoạt động từ thiện nhân đạo…
Liên quan đến Phật giáo, văn hoá, lối sống Phật giáo và ảnh hưởng của nó
đối với đời sống xã hội Việt Nam còn có một số luận án như: Luận án Tiến sĩ Triết
học của Lê Hữu Tuấn với đề tài:“Ảnh hưởng của những tư
tưởng triết học Phật

10
giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam”(Hà Nội 1999). Luận
án Tiến sĩ Triết học của Tạ Chí Hồng với đề tài:“Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo
trong đời sống đạo đức của xã họi Việt Nam hiện nay”(Hà Nội 2004). Luận án
Tiến sĩ Triết học của Hoàng Thị Lan với đề tài “Ảnh hưởng của đạo
đức tôn giáo
đối với đạo đức của con người Việt Nam hiện nay”(Hà Nội 2004). Luận án Tiến sĩ
Triết học của Lê Văn Lợi với đề tài “Ảnh hưởng của văn hoá tôn giáo trong đời

sống tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay”(Hà Nội 2008).
Bên cạnh đó còn có một số kỷ yếu đề tài khoa học và hội thảo về Phật giáo,
vai trò của Phật giáo ở Việ
t Nam có giá trị như: Kỷ yếu hội thảo:“Đạo đức Phật
giáo trong thời hiện đại”(TP Hồ Chí Minh 1999); Kỷ yếu đề tài: “Thực trạng,
nguyên nhân, xu hướng vận động của Phật giáo ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra
cho công tác lãnh đạo quản lý” (thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước: Thực trạng, xu
hướng biến động của tôn giáo ở Việt Nam và những v
ấn đề đặt ra cho công tác lãnh
đạo quản lý của Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2001); Kỷ yếu
đề tài: “Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo Nam tông và đạo Tin
lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành
của Đảng và Chính phủ” (Đề tài độc lập cấp Nhà nước của Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh và Văn phòng Chính phủ
, Hà Nội 2005); Kỷ yếu đề tài: “Ảnh
hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần của nhân dân vùng đồng bằng Bắc
Bộ”(Đề tài khoa học cấp bộ của Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng- Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2007).
Ngoài ra còn có nhiều công trình trên các tạp chí cũng đề cập đến những ảnh
hưởng của Phật giáo trên các phương diện khác nhau trong văn hoá, lối sống của
người Việt Nam như: “Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam
hiện nay” (Tạp chí Triết học số 2/1994) của GS.TS Nguyễn Tài Thư; “Tôn giáo và
tín ngưỡng trong đời sống văn hoá hiện nay (Tạp chí Cộng sản số 15/1999) của
GS.TS Đỗ Quang Hưng; “Vài suy nghĩ về Phật giáo dân gian Việt Nam”(Tạp chí
Nghiên cứu Phật học số 2/1997) của Hoàng Thị Lan; “Phật giáo và tâm hồn người

11
Việt”(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 6/1998) của Vũ Minh Tuyên; “Ảnh hưởng
của Phật giáo Theravada trong tang ma của người Khmer”(Tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo, số 5/2003) của TS. Nguyễn Mạnh Cường; “Đạo Phật tiểu thừa Khmer ở

vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long: chức năng xã hội truyền thống và động
thái xã hội” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2003) của Nguyễn Xuân Nghĩa:
“Một vài đóng góp c
ủa Phật giáo đối với văn hoá Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo, số5/2005) của Lê Đức Hạnh; “Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo
trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”(Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 10/2007
của Lê Văn Đính; “Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3/2006) của Hoà thượng Thích Thanh
Tứ; “Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam” (Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2008) của Đặng Văn Bài; “Nghiên cứu và ứng dụng các
giá trị văn hoá Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo số 5/2008) của Nguyễn Hồng Dương; “Ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật
giáo đối với văn hoá tinh thần của người Việt Nam hiện nay”(Tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo số 5/2008) của Ngô Thị Lan Anh; “Vai trò và vị trí của Phật giáo ở Việt
Nam” (Tạp chí Triết học số 6/2008) của Nguyễn Đức Lữ .v.v…
Điểm qua tình hình nghiên cứu như trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận
xét như sau:
Thứ nhất, Phật giáo và vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội là lĩnh vực
thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu tiếp
cận Phật giáo và vai trò của Phật giáo d
ưới nhiều quan điểm và góc độ khác nhau.
Thứ hai, Trong một số công trình nghiên cứu về Phật giáo, các học giả đã
chú ý nghiên cứu về những giá trị của Phật giáo như giá trị đạo đức, giá trị nghệ
thuật, tư tưởng, giá trị thẩm mỹ.v…
Thứ ba, có một số công trình nghiên cứu chuyên biệt về các phương diện
khác nhau của Phật giáo, trong đó, một số công trình đã có sự phân tích sâu s
ắc về

12
những ảnh hưởng của một số giá trị Phật giáo đến các phương diện khác nhau trong

lối sống của người Việt Nam.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, thì chưa thấy có công trình nào bàn về ảnh hưởng
của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam một cách có hệ thống. Chính vì
vậy, trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, đề tài
tập trung vào việ
c hệ thống hoá những ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống
của người Việt Nam hiện nay.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
* Mục tiêu: Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề tôn giáo, đề tài đi sâu phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đối
với lối sống của người Việt Nam nhất là giai
đoạn hiện nay, đề xuất một số giải
pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
của Phật giáo trong quá trình xây dựng lối sống mới.
* Nhiệm vụ: để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Khái quát những nội dung cơ bản trong giáo lý, giáo luật của Phật giáo, chỉ
ra đặc điểm và thự
c trạng Phật giáo Việt Nam hiện nay.
- Phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Phật giáo trên một số
phương diện cơ bản trong lối sống của người Việt Nam nhất là trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng
tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong quá trình xây dựng
lố
i sống mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
4. Nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của đề tài được kết cấu làm 3
phần, cụ thể như sau:
Phần thứ nhất
: Phật giáo và đặc điểm Phật giáo Việt Nam
1.1. Khái quát về Phật giáo và quá trình du nhập phát triển của Phật giáo ở
Việt Nam

1.2. Khái quát đặc điểm Phật giáo Việt Nam và tình hình Phật giáo Việt Nam
hiện nay

13
Phần thứ hai
: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với một số phương diện của lối
sống con người Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay
2.1. Lối sống và xây dựng lối sống của người Việt Nam hiện nay
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách thức lao động sản xuất và tổ chức
cuộc sống của người Việt Nam
2.3. Ảnh hưởng của Phậ
t giáo trong phong tục, tập quán của người Việt Nam
2.4. Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách thức giao tiếp và ứng xử của người
Việt Nam
2.5. Ảnh hưởng của Phật giáo trong quan niệm đạo đức và nhân cách của
người Việt Nam
2.6. Dự báo xu hướng vận động của Phật giáo và những vấn đề đặt từ ảnh
hưởng của Phật giáo với lối sống của người Việt Nam hi
ện nay.
Phần thứ ba
: Quan điểm và giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực,
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong quá trình xây dựng lối sống mới ở
Việt Nam hiện nay
3.1 Những quan điểm mang tính phương pháp luận
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đối với lối sống của ngườ
i Việt Nam hiện nay
3.3. Một số kiến nghị
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt đường lối đổi mới
của Đảng, Nhà nước, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
như: lô gíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, đ
iều tra xã hội học, thống kê so sánh,
thảo luận nhóm,
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau đây:

14
Thứ nhất, đề tài góp phần bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiên cứu về tôn
giáo nói chung, về Phật giáo nói riêng cho đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực này.
Thứ hai, đề tài góp phần làm rõ ảnh hưởng hai mặt của Phật giáo đối với lối
sống của người Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay nhằm tìm kiếm các giải
pháp để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh h
ưởng tiêu cực của Phật giáo
trong quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt Nam.
Thứ ba, kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy lý luận về tôn giáo và một số lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn khác.
Thứ tư, đề tài góp phần cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn giúp
Đảng và Nhà nước đề ra những chính sách phù hợp nhằm đoàn kết, phát huy vai trò
c
ủa các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
7. Sản phẩm của đề tài:
- Sản phẩm cuối cùng:
+ Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài: 148 trang
+ Báo cáo tóm tắt: 12 trang
+ Bản kiến nghị: 11 trang.
- Sản phẩm trung gian:
+ Kỷ yếu đề tài: 226 trang.
+ Đĩa CD ghi toàn bộ kết quả nghiên cứu.











15
CHƯƠNG I: PHẬT GIÁO VÀ ĐẶC ĐIỂM PHẬT GIÁO VIỆT NAM
1.1. Khái quát về Phật giáo và quá trình du nhập, phát triển Phật giáo ở
Việt Nam
1.1.1. Khái quát một số nội dung cơ bản của Phật giáo có ảnh hưởng đến
lối sống của người Việt Nam
Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên.
Không lâu sau khi ra đời, Phật giáo đã lan tỏa mạnh mẽ sang các qu
ốc gia khác
khác thuộc khu vực Châu Á. Hiện nay, Phật giáo có mặt ở khắp các châu lục và là
một trong những tôn giáo lớn trên thế giới.
Trong Phật giáo có chứa đựng nhiều những giá trị văn hoá, đạo đức. Những
giá trị này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hoá của mỗi quốc gia dân tộc
nơi mà nó đứng chân.
Nếu có thể tóm tắt những điểm chính yếu trong học thuyết Phậ
t giáo thì có
thể nói như sau: học thuyết Phật giáo chứa đựng những điều cốt tử là: Khổ, Không,
vô thường, vô ngã, nhưng sự triển khai cụ thể trong từng thời pháp, từng hoàn cảnh
thì khác nhau.
Phật giáo rất đề cao con người. Hay nói cách khác, tiền đề xuất phát của Phật

giáo là con người sống hiện hữu. Con người là trọng tâm trong học thuyết đạo đức
Phật giáo. Và theo Phật giáo, con người phải chịu trách nhi
ệm về kết quả hành
động của chính bản thân mình.
Phật quan niệm cuộc đời là bể khổ. Và cái khổ ấy là do chính con người tạo
nên. Nguyên nhân của khổ là do vô minh và tham dục. Nhưng Phật cho rằng, cái
khổ ấy không phải là vĩnh viễn không khắc phục được. Phật cho rằng, con người
tạo nên cái khổ cho mình nên cũng chính con người phải tự tìm con đường thoát
khổ cho chính mình. Con đường ấy là sự nỗ lực rèn luyện trí tu
ệ thân tâm, diệt trừ
vô minh, tham dục. Sự giải thoát trong Phật giáo là sự tự lực giải thoát. Đây là điểm
tiến bộ và cũng là sự khác biệt rất lớn giữa Phật giáo và các tôn giáo khác. Các tôn
giáo hữu thần cũng bàn về con người, về sự hiện hữu của con người và về con

16
đường giải phóng con người. Nhưng con người trong quan niệm của các tôn giáo
hữu thần là con người thụ động, là phiên bản một của đấng siêu nhiên cho nên giải
phóng con người là làm cho con người trở về với đấng siêu nhiên. Hay nói cách
khác, với các tôn giáo hữu thần, con người là ngã thể khác của đấng siêu nhiên nên
nó chỉ được giải phóng khi đã giã từ cuộc sống thế tục, khi được nhận sự cứu vớt
của đấng siêu nhiên.
Vớ
i Phật giáo, con người là sự kết hợp của ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành,
thức - tức 5 yếu tố gồm cả vật chất và tinh thần) chứ không phải là sản phẩm của
thượng đế. Vì vậy, con người phải nhìn sâu vào thực tại hiện hữu của chính mình
để thấy rõ tính chân thật của cái bản ngã để từ đó mà nỗ lực giải thoát cho mình.
Từ khổ đ
au hiện thực với tư cách là kết quả, Phật truy tìm căn nguyên nỗi
khổ của con người. Phật cho rằng, con người khổ là vì “Vô minh”, vì “Tham ái” và
“Chấp thủ”.

Vô minh tức là không nhận thức được đúng đắn bản chất chân thực của vạn
pháp. Vạn pháp là vô thường, vô ngã, vạn vật là trùng trùng duyên khởi. Con người
vì vô minh nên không nhận ra được bản chất chân thực đó. Vạn vật là vô thường
nhưng con người vì tham ái, cầu mong, bám víu vào cái không
ổn định nên đã đốt
lên ngọn lửa si mê, sân hận. Kinh Pháp Cú viết: “Không có lửa nào như lửa tham,
không có ngục tù nào như lòng sân. Không có lưới nào như vô minh. Không có
dòng sông nào như ái dục”[15, 23]. Vì tham ái, con người sinh ra chấp thủ, tức
mong ước, là cố chiếm lấy làm sở hữu cho riêng mình những vật hay điều mình
thích làm phát sinh cái ngã. Chính vì vậy mà con người tự làm khổ cho mình.
Trong Phật giáo, trách nhiệm của mỗi người với những hành vi thiện ác của
thân, tâm mình rất
được đề cao. Đức Phật dạy rằng: “Làm dữ ở nơi ta mà ô nhiễm
cũng bởi ta; làm lành bởi ta mà thanh tịnh cũng bởi ta chứ không ai có thể làm cho
ai thanh tịnh được”[69,43].
Trên con đường giải thoát khỏi cái khổ, Phật giáo dạy con người phải nương
tựa chính mình chứ không nương tựa ai khác, không có một thế lực nào có thể

17
mạnh hơn chính bản thân con người. Phật cho rằng, con người là tối thắng vì con
người có thể làm được tất thảy mọi thứ. Bản thân mỗi người là ngọn đèn cho chính
mình và người là hòn đảo trú ẩn của chính bản thân con người. Phật ví mình chỉ
như vị lương y biết kê đơn, bắt mạch mà thôi, còn việc con bệnh có uống thuốc hay
không không phải là việc của lương y. Theo quan niệm Phật giáo, Bát chính đạo
với tám con đường giải thoát mà Phật đã chỉ ra chính là cách thức để phá bỏ sự mê
muội, thoát khỏi khổ đau, đạt trí tuệ bát nhã tức là đạt tới độ nhận thức được thực
tướng của vạn pháp.
Chính kiến là cái thấy về sự thực, cái nhận thức xác thực. Phật cho rằng,
trong mỗi chúng sinh đã có sẵn hạt giống của chính kiến, của tuệ giác, chỉ có đi
ều

tuệ giác đó bị vô minh làm mờ lấp mà thôi. Chính kiến đưa đến chính tư duy.
Chính tư duy có nghĩa là suy nghĩ đúng, là sự suy nghĩ dựa trên sự thật, trên chính
kiến, tuệ giác để thấy rõ được bản chất vô thường, vô ngã của sự vật. Hay nói cách
khác, suy nghĩ đúng là suy tư phù hợp với đạo lý duyên khởi. Chính tư duy đưa đến
chính ngữ. Chính ngữ là lời nói thật, lời nói chân chính. Chính ngữ dẫn đến chính
niệm. Chính niệm là suy niệm đúng đắn. Chính niệm dẫn đến chính nghiệp. Chính
nghiệp là hành động chân chính để không tạo nghiệp. Chính nghiệp đưa tới chính
mạng. Chính mạng là nghề nghiệp, phương tiện sinh sống chân chính. Chính mạng
đưa đến chính tinh tiến. Chính tinh tiến là nỗ lực siêng năng học tập, kiểm soát
thân, khẩu, ý theo cái thiện. Chính tinh tiến đưa tới chính định. Chính định là nhiếp
tâm vào con đường chân chính không để bị vọng động b
ởi tác động của ngoại cảnh.
Chính định làm phát sinh chính tuệ. Chính tuệ là sự sáng suốt để nhận thức rõ thực
tướng của vạn vật.
Theo nhãn quan Phật giáo, Bát chính đạo làm cho con người nhận thức rõ
được chân như của sự vật và con người, làm cho con người biết quý trọng sự màu
nhiệm của cuộc sống, biết sống ung dung, tự tại giữa cuộc đời.

18
Đặt trọng tâm vào con người trên con đường giải thoát cũng như trong việc
rèn luyện đạo đức, Phật đã dùng thuyết Nhân quả, luân hồi, nghiệp báo để lý giải
cái khổ của con người qua các kiếp sống khác nhau.
Theo quan niệm của nhà Phật, mọi hoạt động của con người từ thân, khẩu, ý
đều để lại một kết quả nhất định, trong đó nhân có trước, quả có sau, quả phụ thuộc
vào nhân và nhân nào quả ấy. Tuỳ thuộc vào việc con người gieo nhân như thế nào
mà họ nhận được quả tương ứng. Nhà Phật gọi đó là nghiệp báo. Như vậy, nghiệp
báo được xem là kết quả hoạt động của con người (gồm cả thân, khẩu, ý) mà tất
yếu họ nhận được trong hiện tại hoặc tương lai.
Nhân quả, nghiệp báo không phải là sản phẩm của riêng Phật giáo mà là sản
phẩm chung của triết học và tôn giáo Ấn Độ. Tuy nhiên, Phật giáo đã khái quát để

trình bày chúng có tính hệ thống và đặc biệt chú ý đến “ý nghiệp”. Ý nghiệp theo
quan niệm của nhà Phật, là cái khởi đầu cho tất cả các nghiệp khác.
Nghiệp báo là do chính bản thân con người làm ra nên chính mình bị lôi
cuốn vào vòng lục đạo, bị lăn lộn triền miên trong vòng sinh tử luân hồi, cứ chết đi,
sống lại mãi nếu vẫn còn những hoạt động tạ
o nghiệp. Giải thoát có nghĩa là trả
nghiệp cũ và không tạo thêm nghiệp mới. Khi nào chúng sinh trả hết nghiệp, không
còn lạc vào nghiệp thì được hoàn toàn tự do.
Như vậy, trong Phật giáo con người là chủ nhân của nghiệp, con người có
thể thay đổi nghiệp của mình tuỳ thuộc vào hoạt động của thân và tâm mỗi người.
Thuyết nghiệp của Phật giáo có ý nghĩa giáo dục đạo đức rất lớn. Nó hướng con
người
đến những điều thiện, điều lành, tránh xa điều ác, điều dữ.
Phật giáo xây dựng đạo đức của mình trên nền tảng của triết lý vô ngã. Vô
ngã trong quan niệm nhà Phật không chỉ bó hẹp trong cái ta của con người cá nhân,
của tôi hay của anh mà là không có cái ngã tuyệt đối ở tất cả các sự vật, hiện tượng
của vũ trụ nói chung. Phật dạy tín đồ của mình phải nhìn sự vật, hiệ
n tượng bằng
con mắt vô ngã để có thể quán chiếu được lẽ không của vạn vật, để từng bước diệt

19
khổ, có nghĩa là từng bước đạt được sự giải thoát. Chính vì vậy, theo quan niệm
của nhà Phật, “Vô ngã” cũng có nghĩa là “Niết bàn”.
Coi trọng một nếp sống đạo đức, Đức Phật đã đưa ra một hệ thống các phạm
trù đạo đức như Lục độ, Lục hoà, Thập thiện, Tứ ân…
- Lục độ hay còn gọi là 6 hạnh Ba la mật, bao gồm: Bố thí, trì giới, tinh tấn,
nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ. Người tu hành đắc được 6 hạnh này thì độ được mình
và độ được người sang bờ bên kia của bến mê, có nghĩa là đạt giải thoát. Lục độ là
phép môn tu Bồ tát thừa. Theo tinh thần này, bất kỳ là ai, dù người mới nhập pháp
môn tu hành hay đến các vị Bồ tát, Phật đều phải vừa độ mình, độ người để giúp

mình và giúp người cùng ra khỏi bến mê. Như vậy, giải thoát theo tinh thần c
ủa
Lục độ thì bản thân cá nhân mỗi người phải làm thiện, sau đó giúp người làm thiện.
Và cuối cùng, việc giúp mình, giúp người trở thành lẽ tự nhiên trên con đường thực
hiện giải thoát.
- Lục hoà là sáu sự hoà hợp bao gồm: thân hòa, khẩu hòa, giới hòa, ý hòa,
kiến hòa và lợi hòa. Thân hòa từ kính hay thân hòa đồng tu nghĩa là tăng chúng
phải biết từ hòa, kính nhường nhau trong mọi cử chỉ, hành động. Khẩu hòa đồng
kính hay khẩu hòa vô tranh có nghĩa là tăng chúng sống trong t
ăng đoàn phải
nhường nhịn nhau từng lời ăn, tiếng nói, không gây gổ cãi lộn nhau. Giới hòa đồng
kính hay giới hòa đồng tu nghĩa là tăng chúng cùng tu chung giới luật nên phải hòa
thuận, kính ái hòa hợp với nhau. Ý hoà kính hay ý hoà đồng duyệt có nghĩa là tăng
chúng phải tâm đầu, ý hợp, chia sẻ buồn vui cùng nhau, yêu mến nhau. Kiến hoà
đồng kính hay kiến hoà đồng giải tức là hết thảy tăng chúng đều thờ Phật, tu hành
theo pháp môn nhà Phật, do đó phải cùng nhau th
ống nhất hoà hợp và chia sẻ kiến
thức về Phật pháp. Lợi hoà đồng quân hay đồng lợi hoà tức là tăng chúng cùng
nhau thụ hưởng lợi ích mà bá tánh cúng dường, cùng nhau chia sẻ, thụ hưởng một
cách kính ái.

20
Lục hoà không chỉ là chuẩn mực đạo đức của hàng tăng chúng mà mở rộng
ra là sự hoà hợp của tất cả các đệ tử nhà Phật nói chung. Mở rộng hơn nữa nó còn
có ý nghĩa với một cộng đồng, một xã hội, một quốc gia và toàn nhân loại.
- Thập thiện tức là mười điều thiện bao gồm: 3 điều thiện về thân, 4 điều
thiện v
ề khẩu, 3 điều thiện về ý.
+ 3 điều thiện về thân nghiệp gồm: không sát sinh mà phải phóng sinh;
không trộm cắp mà phải bố thí; không tà dâm mà phải sống trong sạch.

+ 4 điều thiện về khẩu nghiệp gồm: không nói lời dối trá, mà phải nói lời
trung thực; không nói lời độc ác, xúc xiểm mà phải nói lời hiền dịu; không nói lời
thêu dệt, đơm đặt mà phải nói lời có ích.
- Tứ ân là 4 ân đức lớ
n mà mỗi người đều phải nhớ, phải trả trong cuộc đời
của mình, đó là Ân cha mẹ vì cha mẹ đã sinh ra ta; ân chúng sinh vì chúng sinh đã
giúp đỡ ta; ân Tổ quốc vì Tổ quốc cho ta sự yên bình lạc đạo và ân Tam bảo vì
Tam bảo đã cho ta chánh pháp. Đây là những chuẩn mực đạo đức rất gần gũi với
giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam.
- Một trong những chuẩn mự
c đạo đức Phật giáo có ảnh hưởng khá nhiều
đến lối sống của người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay đó là Tứ vô
lượng tâm “Từ, bi, hỷ, xả”.
Tâm “Từ” là lòng từ ái vô lượng, vô biên, là cái đối trọng với tâm sân hận.
Theo quan niệm của nhà Phật, cái tâm sân hận không thể được dập tắt bằng lòng
thù oán mà nó chỉ có thể hoá giải được bằng tâm “từ”.
Tâm “Bi” là lòng xót thương vô hạn, là sự
rung động trước nỗi đau của
người khác và nỗi đau của nhân thế, là sự cảm thông vô hạn đối với con người, đối
với mọi chung sinh không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo, sang hèn, thân sơ. Tâm
“Bi” chính là cái đối trọng với hung bạo, hận thù nhưng nó hoàn toàn không phải là
sự bi lụy. Đức Phật đã dạy rằng, hận thù không bao giời diệt được hận thù, từ bi
diệt hận thù đó là định luậ
t nghìn thu.

21
Tâm “Hỷ” nghĩa là vui với niềm vui của người khác, buồn với nỗi buồn của
người khác, không hiềm khích ganh tỵ trước thành tựu của người khác.
Tâm “Xả” nghĩa là không luyến ái, không bực tức, nóng giận trong phiền não.
Tóm lại: Tứ vô lượng tâm “Từ, bi, hỷ, xả” là thái độ cùng vui, cùng buồn với

tất cả chúng sinh, là tư tưởng cứu khổ, cứu nạn. Nhờ đó khi thực hành, tín đồ có thể
điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với cái thiện.
Thực hành Tứ vô lượng tâm hay 4 tâm vô lượng này là để khắc phục cái tâm
thiên kiến như ích kỷ, hẹp hòi, cố chấp, phiến diện là để vượt ra ngoài giới hạn
của Ta để đến với người khác với chúng sinh.
Những nội dung cơ bản nói trên của Phật giáo đã có ảnh hưởng không nhỏ
đến lối sống của con người Việt Nam trong lị
ch sử cũng như hiện nay.
1.1.2. Khái quát quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam vẫn chưa thống nhất được với
nhau về thời điểm Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Có ý kiến cho rằng, từ những
thế kỷ trước công nguyên, nhiều thuyền buôn Ấn Độ đã cập bến nước ta. Các
thương nhân Ấn Độ khi đó đã đ
em theo văn hóa Ấn Độ cùng Phật giáo đến Việt
Nam. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, Phật giáo được du nhập vào nước
ta vào khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên. Chúng tôi đồng tình với ý kiến của đa
số các nhà nghiên cứu cho rằng Phật giáo được truyền vào nước ta từ những thế kỷ
đầu công nguyên. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Việt Nam đã tiếp thu Phật giáo từ
Ấn Độ, Trung Hoa và sau này một số ít qua Campuchia.
Từ th
ế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ V đã có nhiều nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc
cùng vào Việt Nam để truyền đạo như Mahakyvưc, Khưudala (AD), Mâu Bác Cư
sĩ (TQ). Ở thế kỷ thứ III có Khương Tăng Hội, Chi Lương Cương người Ấn Độ,
thế kỷ thứ IV có Du Pháp Lan, Du Đạo Toái người Trung Quốc, thế kỷ thứ V có
Đàm Hoằng. Ở thời kỳ này cũng có m
ột số nhà sư Việt Nam có danh tiếng như Huệ
Thắng, Thích Đạo Thiền. Quá trình truyền đạo này đã hình thành nên trung tâm

22
Phật giáo Luy Lâu (một trong 3 trung tâm Phật giáo lớn: Lạc Dương, Bành Thành,

Luy Lâu).
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ thế kỷ VI đến đầu thế kỷ X vẫn được
xem là giai đoạn truyền giáo. Tuy nhiên, giai đoạn này, ảnh hưởng của các nhà
truyền giáo Ấn Độ giảm dần, trong khi các nhà truyền giáo Trung Quốc tăng lên.
Đáng chú ý hơn cả là việc truyền nhập các phái thiền Trung Quốc vào Việt Nam,
đặc biệt là hai phái thiền T
ỳniđalưuchi và phái thiền Vô Ngôn thông.
Tóm lại, mười thế kỷ đầu truyền bá vào Việt Nam, mặc dù trong hoàn cảnh
đất nước bị xâm lược và đô hộ nhưng Phật giáo đã tạo ra được ảnh hưởng trong
nhân dân và có những chuẩn bị cho sự phát triển mới trong giai đoạn đất nước độc
lập, tự chủ.
Đến thế kỷ thứ X, Việt Nam giành được quyền tự chủ. Chính trong th
ế kỷ
này Phật giáo mới bắt đầu hưng thịnh và có những đóng góp tích cực cho đất nước.
Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng định ra phẩm trật tăng già và ban chức cho tăng sĩ.
Bắt đầu từ đây cho đến thế kỷ XIV, các thiền sư được trọng dụng, được mời tham
gia vào chính sự, góp phần to lớn vào công cuộc hưng thịnh của quốc gia.
Vua Đại Hành sau khi hoà với nhà Tống đã sai s
ứ sang triều cống Trung Hoa
và xin thỉnh kinh Phật đem về truyền bá. Nhiều thiền sư đã được vua Lê Đại Hành
mời tham gia đóng góp trí tuệ cho đất nước như Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư
Vạn Hạnh.
Có thể nói, trong 2 triều đại Đinh và tiền Lê, Phật giáo đã trở thành tôn giáo
chiếm địa vị ưu trội. Tất cả việc chăm lo phát triển văn hoá, chính trị trong nước,
một phần lớn đều thuộc về hàng tăng sĩ, cho nên Phật giáo được phổ biến dễ dàng
trong quần chúng. Mặc dù Nho giáo và Lão giáo đã truyền vào từ lâu, nhưng không
có uy thế được như Phật giáo.
Sở dĩ Phật giáo đời Đinh và tiền Lê được ưu đãi và giữ địa vị độc tôn vì các
vị tăng sĩ phần nhiều là những người thông hiểu Nho học. Chữ Nho mặc dù trước
đó đã được đem dạy ở đất Việt, nhưng do chưa có khoa thi cử, nên ít người theo

×