Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Những bí quyết nuôi, dạy con trưởng thành, giàu có.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 49 trang )

1. Mẹ Đức dạy con: Không chê được điểm nào.
Dạy con từ thuở còn thơ, câu tục ngữ này không sai một chút nào
nhưng dạy như thế nào mới là điều quan trọng.
Mỗi đất nước có phong tục tập quán riêng biệt khác nhau, nên việc
dạy dỗ trẻ em cũng khác nhau. Qua kinh nghiệm riêng của tôi và
những gì tôi học được, xin giới thiệu đến các bạn một vài nét khác
biệt trong việc dạy dỗ con cái của người Đức.
1. Giới hạn đầu tiên
Dạy con từ thuở còn thơ, câu tục ngữ này không sai một chút nào
nhưng dạy như thế nào mới là điều quan trọng. Từ vựng mà các bé
thực sự hiểu được đầu tiên đó là từ "Không". Vì vậy, khi nói
"Không" với bé, mẹ nói nghiêm túc, rõ ràng để bé hiểu được đúng
nghĩa của từ này, sau đó tại sao bé "Không" được phép làm. Bé
chưa hiểu gì nhiều nhưng từ "Không" được lặp đi lặp lại nhiều lần
bé sẽ quen, bộ nhớ của trẻ như một cái tủ rỗng, từ "Không" là thứ đồ
đạc đầu tiên được đặt vào. Nên các bạn thấy, trẻ em phương Tây
chơi chung với bạn rất tự giác và độc lập, chỉ cần nghe mẹ nói
"Không" là bé tự ý biết mình không được phép làm việc đó.
Đối với trẻ lớn hơn, chúng bắt đầu hình thành tính cách cá nhân nên
chúng có lý lẽ của chúng để tránh từ "Không" của bố mẹ. Trong
trường hợp này cần đến đàm phán và thương lượng. Mẹ nên giải
thích lý do tại sao một cách cặn kẽ cho bé, vì dù sao bé cũng nên
biết cái vạch giới hạn của bố mẹ đề ra. Đặc biệt khi mẹ nói "Không"
thì bố cũng phải đồng tình và ngược lại, vì bé sẽ cầu cứu người thứ
ba. Để cho bé biết rằng điều đó được sự nhất trí của bố mẹ thì bố mẹ
phải phối hợp ăn ý, khi không cầu cứu ai được nữa bé sẽ hiểu: À,
mình "Không" được phép làm thật rồi.
Phương châm của các bậc cha mẹ người Đức là làm bạn của trẻ để
tìm phương án giải quyết tốt nhất, đừng cho rằng bố mẹ luôn luôn
đúng và bắt buộc con luôn làm theo ý mình, điều này hoàn toàn sai
lầm. Bố mẹ cũng phải tôn trọng ý kiến của con cái khi con nói


"Không".
2. Rèn luyện tính tự lập
Ở Việt Nam, các mẹ gặp nhau câu đầu tiên bao giờ cũng hỏi: "Cháu
bao nhiêu cân?"; "Cháu làm được những gì rồi"…Ngược lại hoàn
toàn với người Đức, mỗi đứa trẻ phát triển theo cách riêng của
chúng vì thế đừng đem con mình ra so sánh với những trẻ khác. Vừa
làm cho bố mẹ thêm suy nghĩ mà làm như vậy là bất công đối với
con, khiến cho trẻ cảm thấy mình kém cỏi so với bạn bè. Trong tầm
tuổi này trẻ con vẫn chơi nhiều hơn học nên hãy để chúng tiếp xúc
với thiên nhiên hoa lá con vật nhiều hơn với chữ, số. Có thể bé biết
nhặt nhạnh từng hòn đá, lá cây, con ốc sên từ những chuyến đi rừng
hay vào nông trại. Học từ thiên nhiên là bài học hữu hiệu nhất và
mang lại hiệu quả nhất cho các bé. Vừa học vừa chơi, tạo cho bé
tinh thần thoải mái phấn chấn khiến cho bé ăn ngon hơn ngủ tốt
hơn. Nhiều trẻ em ở Việt Nam ở trường học rất giỏi nhưng khi bước
ra ngoài đời thì không có kiến thức thực tế.
Đối với người Đức, trẻ em cần được học tính tự lập từ rất sớm, ngay
từ việc nhỏ nhất. Ví dụ, khi mẹ làm cái gì nên cho bé đứng hay ngồi
bên cạnh xem cùng hoặc hướng dẫn cho bé làm cùng, đừng nói
“Con không được sờ vào, để mẹ làm một loáng cho nhanh”. Mẹ làm
thì nhanh thật nhưng bé sẽ không học được gì nếu bố mẹ cứ làm hộ
mãi. Khi nấu cơm hãy cho bé đong gạo, giặt quần áo hãy để bé tự
cho quần áo của nó vào máy giặt. Dọn nhà hãy đưa cho bé một cái
khăn và khoanh vùng, đây là vùng của con. Đặc biệt rác phải được
bỏ vào thùng rác. Trẻ em học rất nhanh và nhớ lâu, chỉ cần hướng
dẫn một lần, lần sau bé sẽ nhớ và tự ý thức được việc đó phải làm
như thế nào.
Riêng khoản ăn uống là cả vấn đề cần bàn đến. Ngay từ khi bé biết
ngồi ta nên tập cho bé ngồi vào bàn ăn cùng với bố mẹ. Phải đợi cho
khi mọi người đầy đủ mới được ăn và chỉ được phép rời bàn ăn khi

mọi người ăn xong xuôi (không tính trường hợp phải đi vệ sinh)
Không nên vác bát đi khắp xóm hoặc cầm nắm cơm vừa chạy vừa
hò hét xung quanh mâm. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, nên thay vì
để radio thì hãy đọc cho con nghe một câu chuyện nhẹ nhàng, hỏi bé
đủ chuyện trên trời dưới biển. Hôm nay làm những cái gì, ở lớp ra
sao, vân vân. Việc này tạo thói quen cho bé nói ra những suy nghĩ
của mình, giúp các mẹ sau này rất nhiều khi các bé ở độ tuổi vị
thành niên. Chúng sẽ coi bố mẹ như một người bạn mà dốc bầu tâm
sự.
3. Tình cảm và cách ứng xử trong gia đình
Cách thể hiện tình cảm của người phương Tây bộc lộ rõ rệt, điều
này ảnh hưởng rất nhiều đến cảm nhận tình cảm của trẻ. Hàng ngày
bé nghe những lời quan tâm chăm sóc của bố mẹ dành cho nhau, bé
cảm nhận bố mẹ yêu thương nhau. Ví dụ bố hỏi mẹ: "Em yêu, em
có khoẻ không?“. Ngay ngày hôm sau bé cũng hỏi mẹ: "Mẹ yêu, mẹ
có khoẻ không?". Khỏi phải diễn tả cảm giác của mẹ lúc ấy thế nào,
mẹ quá sung sướng ôm con rồi nói "Mẹ khoẻ, cám ơn con".
Ngôn ngữ phương Tây có phần khách sáo hơn ngôn ngữ tiếng Việt
cho nên trẻ con phương Tây có một phong cách nói chuyện lịch sự,
chững chạc từ khi còn bé vì chúng đã được rèn luyện từ ngay trong
gia đình. Các ông bố Việt Nam hay nói đàn ông thương vợ thương
con giấu kín trong lòng, không ruột để ngoài da như các mẹ, nên
trong gia đình ít khi có những lời yêu thương ngọt ngào giữa bố và
mẹ. Nên các bé trai cũng học theo cách "giấu kín trong lòng", sau
này chúng rất khó tìm cách thể hiện tình cảm của mình đối với bạn
bè và người thân. Đặc biệt, "cám ơn, xin lỗi, làm ơn" là những từ bé
được học từ khi lọt lòng.
4. Trẻ con và tiền
Nhiều người cho rằng không nên cho trẻ con tiêu tiền sớm, vì tiền
thúc giục bản năng xấu xa của con người. Người Đức dạy cho trẻ

em cách tiêu tiền từ rất sớm. Người mẹ cho con một đồng và nói,
con chỉ có một đồng thôi, nếu con mua kẹo thì con sẽ không được
chơi ô tô, và nếu con chơi ô tô thì con sẽ không mua kẹo. Mỗi khi
cho con đi mua đồ cùng, bé được phép chọn đồ và khi mẹ nói không
được, cái này đắt quá, con chọn thứ khác đi, thứ nào rẻ hơn ấy. Lúc
đầu bé không làm theo mà nằm ra đất khóc ăn vạ. Mẹ mặc kệ đẩy xe
đi, bé khóc chán thì đứng lên chạy theo mẹ, nhiều lần như thế sẽ
quen, để làm được việc này người mẹ cần phải rất kiên nhẫn.
Mỗi khi mua cái gì cho bé thì mẹ đều đưa tiền cho con trả kèm theo
"Con không được phép mang vật đó ra khỏi cửa hàng mà chưa trả
tiền, như thế là không tốt, là phạm pháp". Sau rất nhiều lần như thế
bé sẽ biết: À ha, phải trả tiền trước khi mang đồ đi. Phải cho trẻ biết
giá của đồ vật ấy là bao nhiêu, có hợp với túi tiền nhà mình không.
Không dạy cho trẻ cách "Có tiền ta mua được tất cả", hoặc chúng
đòi cái gì cũng mua với ý nghĩ con mình không thua con hàng xóm
được. Điều ấy tạo cho trẻ sớm có tính đua đòi, tồi tệ nhất sẽ dẫn đến
ăn cắp. Trong một đám bạn chơi chung, nhưng khi ra về đồ chơi của
bạn nào được trả về đúng cho bạn đó.
Bố mẹ nên coi con cái như những người thầy dạy mình bước vào
một thế giới khác. Trong thế giới ấy, bố mẹ cũng phải đắn đo suy
nghĩ trước một quyết định nào đó.
Nguồn: Khampha/VietNamnet
2.Xử trí khi con chửi bậy
Do còn nhỏ và thiếu kinh nghiệm, trẻ không biết kiểm soát sự giận
dữ, cha mẹ cần dạy con cư xử thế nào là phù hợp và thế nào là sai
trái. Bạn có thể áp dụng những lời khuyên sau khi phát hiện con bắt
đầu chửi bậy:
1. Không phản ứng thái quá
Bạn không nên quá kinh ngạc khi nghe con lần đầu chửi bậy. Đơn
giản là con đang bắt chước người lớn. Hãy bình tĩnh và đừng phản

ứng thái quá, tránh khiến bé lầm tưởng rằng cứ chửi bậy sẽ được bố
mẹ chú ý ngay lập tức, gây tác dụng ngược đối với việc giáo dục bé.
2. Tìm hiểu nguyên do
Thời gian gần đây con bạn hay giận dữ và cáu kỉnh? Hẳn phải có lý
do đằng sau cách cư xử của bé. Hãy tìm hiểu vấn đề bé gặp phải.
Trẻ thường dùng các câu chửi bậy khi chúng cảm giác bị phớt lờ
hay coi thường ở nhà.
3. Không nuông chiều
Trước tiên bạn không được chiều trẻ. Nếu bạn nghe con chửi bậy,
hãy sửa lại ngay cho bé. Bạn không nên quá gay gắt, nhưng cũng
đừng cười với con vì có thể con sẽ nhận định đó là dấu hiệu cho
thấy đó là việc đáng yêu và rằng bé có thể dùng mọi từ ngữ kiểu này
để khiến mẹ cười.
4. Khích lệ tích cực
Tặng con chút phần thưởng mỗi lần con tự kiềm chế và không chửi
bậy sẽ vô cùng hữu ích. Con sẵn sàng làm mọi điều để được bố mẹ
tán dương. Khi nhận được sự khích lệ, bé sẽ nỗ lực không chửi bậy
nữa.
5. Dùng biện pháp cứng rắn
Một biện pháp hữu hiệu khác để trị trẻ cứng đầu học chửi bậy là
trừng phạt. Mỗi lần con chửi bậy, bạn hãy cương quyết lấy đi một
món đồ bé thích. Ban đầu con bạn có thể vô cùng tức giận, nhưng
dần dần bé sẽ hiểu ra vấn đề.
6. Làm gương
Một cách hay để ngăn con bạn nói tục là làm gương cho bé. Cho
con bạn thấy cha mẹ được mọi người tôn trọng là do có nhân cách
tốt, dùng lời nói nhã nhặn và cư xử đúng mực. Nếu muốn được mọi
người tôn trọng như vậy, bé cũng phải noi theo bố mẹ.
7. Kỷ luật
Trẻ học nói bậy rất nhanh. Bạn hãy nói rõ với trẻ rằng không được

phép sử dụng ngôn ngữ đó. Hãy dùng các biện pháp kỷ luật như cắt
thời gian xem TV hay giảm thời gian chơi nếu cần thiết. Có thể bạn
sẽ nhận lại sự cau có hay cái nhìn khó chịu, nhưng hãy nhớ đây là
điều phải làm.
8. Dạy con
Hãy ngồi nói chuyện dịu dàng với trẻ, giúp trẻ hiểu rằng chửi bậy sẽ
làm tổn thương người khác. Hãy nhấn mạnh những tác động tiêu
cực của hành động sai trái. Với trẻ nhỏ, bạn cần dạy dỗ và yêu
thương. Với trẻ lớn, bạn cần quan tâm hơn, đồng thời phải nghiêm
khắc hơn.
Khánh Vy
3. Lý do bạn nên dạy con tính tự lập
Dạy con tự lập chính là bạn đang truyền cho con thông điệp: "Con
có giá trị, hữu ích và có khả năng".
Giống như chim mẹ dạy chim con biết bay và tự đi kiếm mồi, việc
chúng ta đào tạo cho con khả năng độc lập cũng rất quan trọng.
Chắc chắn bạn chẳng bao giờ nghe thấy chim mẹ nói với con của nó
rằng: “Con cứ ở trong tổ này. Ở ngoài kia nhà cửa nhiều lắm, con sẽ
rất khó bay và chẳng kiếm được thức ăn. Con cứ ở mãi trong tổ
càng lâu càng tốt".
Dù bạn cố bao bọc trẻ thế nào thì cũng không thể đi theo con suốt
cuộc đời, vì thế bạn cần dạy con khả năng độc lập ngay từ bé để con
có thể trở thành người trưởng thành không phụ thuộc. Ngoài ra, còn
có 10 lý do sau đây bạn nên dạy bé độc lập, theo liệt kê của trang
web familyshare:
1. Dạy trẻ độc lập chính là trao cho bé thông điệp: "Con có giá trị,
hữu ích và có khả năng".
2. Bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ trong tất cả công việc bọn trẻ có thể
làm: Bọn trẻ cần tự dọn dẹp phòng của chúng, tự giặt quần áo của
mình và làm một số việc khi gia đình chuẩn bị bữa ăn.

3. Bạn sẽ trở thành những bậc phụ huynh tốt hơn: Bạn muốn con
mình sẽ trở thành những người lớn có khả năng độc lập.
4. Đó chính là lời nhắc nhở bọn trẻ: “Con có thể làm việc này”. Bọn
trẻ sẽ làm nhiều việc nhanh chóng hơn và tốt hơn.
5. Bé học cách tự lập cũng có ích cho việc học các kiến thức học
thuật. Những điều bé đang học sẽ có thể được áp dụng vào những
việc bé đang làm. Ví dụ, khi bé tìm hiểu việc nướng bánh, sự hiểu
biết các phép đo lường trong toán học sẽ có ích nhiều hơn.
6. Lòng tự trọng của bé sẽ được nuôi dưỡng. Lòng tự trọng thực sự
xuất phát từ làm những việc cho chính mình.
7. Trẻ sẽ đánh giá bạn cao hơn. Sau một lần tự sửa đồ hoặc nấu ăn,
bé sẽ nhận ra công việc đó khó khăn như thế nào.
8. Bé sẽ có đủ lòng can đảm và tự tin để thử làm những điều mới
hay những việc khó khăn hơn.
9. Sự nghiệp làm cha mẹ của bạn sẽ có nhiều ý nghĩa hơn. Bạn đang
đào tạo cho con mình trở thành một người lớn độc lập và tất cả
những gì bạn làm đều hướng tới mục tiêu đó.
10. Bọn trẻ có thể sẽ ra ở riêng khi chúng lớn.
Nhiều bậc phụ huynh không hiểu được tầm quan trọng của việc đào
tạo con cái thành người độc lập. Như trường hợp của Freida (sống
tại Mỹ), vốn lớn lên trong một gia đình mà mẹ rất căn cơ. Vì thế,
khi có con, Freida tự hứa rằng sẽ không bao giờ nói “Không” với
bé. Và bây giờ con trai cô đã 35 tuổi nhưng anh chàng vẫn không
biết tự lo cho bản thân, thậm chí Freida vẫn phải quản lý tài khoản
ngân hàng và tài chính cho anh ta. Anh chàng này có hạnh phúc
không? Chắc chắn là không.
Nhiều bậc cha mẹ có thể cho rằng việc cố bắt con tự làm là khắc
nghiệt. Họ vẫn yêu cầu con làm nhưng nếu bé rên rỉ, họ sẽ đổi ý,
xắn tay vào làm thay trẻ.
Ngược lại, về phía những bậc phụ huynh đã hướng đến mục tiêu

nuôi dạy con độc lập, họ hiểu rằng việc dạy con độc lập có thể khiến
bé không hài lòng và yêu quý cha mẹ trong một thời gian ngắn,
nhưng về lâu dài, bé sẽ hiểu bạn đủ yêu con để không can thiệp nếu
như bé tuân theo các quy định của bố mẹ. Các bậc cha mẹ này hiểu
rằng, nếu họ tiếp tục kiểm tra những việc con làm và tập trung vào
việc dạy con độc lập, sau đó họ sẽ nhận được những phần thưởng
xứng đáng. Đầu tiên là hướng dẫn con cách làm, làm chung với con,
sau đó để con tự làm một mình, và kiên quyết không làm hộ những
gì bé có khả năng tự làm. Khi được đào tạo tốt, trẻ sẽ có thể tự bay
trên đôi cánh của riêng mình và tự chăm sóc được bản thân. Đó mới
chính là mục tiêu của những bậc cha mẹ chân chính.
Kim Kim
4. Những kỹ năng sinh tồn thiết thực
phải dạy cho trẻ
Nguyên tắc là không được mở cửa cho bất cứ ai trừ bố mẹ nhưng
nếu thấy có người có vẻ cố tình rình rập ở cửa để vào nhà thì trẻ nên
bật TV thật lớn, gây tiếng ồn trong nhà để kẻ lạ mặt nghĩ trong nhà
có người lớn.
1. Làm gì khi bị lạc ?
- Dặn trẻ dừng ngay tại điểm mình bị lạc.
Những kỹ năng sinh tồn thiết thực phải dạy cho trẻ
Lúc mình được 4 tuổi, bố hay dẫn mình đi ăn quà vặt, đi chơi vào
mỗi sáng chủ nhật. Có lần, mình bị lạc ngay ở đoạn trước cổng chợ.
Người qua lại đông kinh khủng, mình hoàn toàn mất phương hướng
vì mình bé tẹo, lọt thỏm giữa rừng người, nhưng mình nhớ lời ông
dặn là khi bị lạc thì luôn đứng yên ở chỗ bị lạc, không được tự ý đi
lang thang. Mình đang mếu máo thì ông quay ngược lại và tìm thấy
mình. Điều này, mình đã nhắc lại với các con.
- Nếu tìm sự giúp đỡ thì đối tượng có thể tin tưởng là những người
mặc đồng phục như cảnh sát, nhân viên an ninh, nhân viên của địa

điểm mình đang bị lạc (như siêu thị, khu vui chơi ).
Một lần, nhà mình chờ chuyển tiếp ở một sân bay, thời quan quá lâu
nên việc để mắt liên tục đến chúng trở nên rất mệt mỏi, loáng một
cái con biến mất khỏi tầm mắt. Hắn đã biết túm lấy một cô mặc
đồng phục, nhân viên trong sân bay để được họ lên loa thông báo
cho bố mẹ tới nhận.
- Mẹo vặt giúp con gây tiếng ồn khi bị lạc (trường hợp trẻ không có
điện thoại).
Khi cho con đi chơi ở những khu vui chơi quá rộng, người đông,
khó tìm được nhau, giống như Disney Land chẳng hạn, bố mẹ nên
bỏ vào túi con một chiếc còi đồ chơi để chúng có thể thổi khi lạc bố
mẹ hoặc rơi vào tình huống bị làm cho sợ hãi.
2. Dạy chúng cách xem bản đồ.
3. Dạy chúng bơi.
4. Dạy chúng cách sơ cứu như rửa vết thương, khử trùng vết thương,
dán băng y tế đơn giản
5. Ở nhà một mình.
Nguyên tắc là không được mở cửa cho bất cứ ai trừ bố mẹ nhưng
nếu thấy có người có vẻ cố tình rình rập ở cửa để vào nhà thì trẻ nên
bật TV thật lớn, gây tiếng ồn trong nhà để kẻ lạ mặt nghĩ trong nhà
có người lớn.
6. Khi bố mẹ gặp sự cố như bất tỉnh, tai nạn.
Ở tủ lạnh, mình luôn treo một list số điện thoại quan trọng như xe
cấp cứu, cứu hỏa, cảnh sát Dạy trẻ cách gọi điện tới số gọi cấp cứu
khi cần, nếu dùng điện thoại di động thì để loa để vừa nói được, vừa
có thể giúp đỡ bố/mẹ, người đang ở trong trạng thái bị thương chẳng
hạn.
7. Xác định thực phẩm nào ăn được trong trường hợp cần sống sót.
Không phải đi đâu xa, thiết thực nhất là ngay tại trong nhà, nhiều trẻ
ở thành phố hoàn toàn lúng túng khi bị đói lúc chỉ có một mình.

Trước đây có trường hợp một bé tuổi mẫu giáo đã sống sót khi bị bỏ
quên trong nhà nhiều ngày nhờ biết tự mở tủ lạnh, lôi tất cả những
thứ có thể ăn được như trứng sống ra ăn. Trẻ em ở phố hầu hết ít để
ý tới điều này. Thậm chí, tụi trẻ như con mình, sinh ra ở Thụy Sĩ, từ
bé tới giờ chỉ uống nước chai Evian, còn không có thói quen uống
nước ở vòi hay đun nước máy sôi lên để uống, vì thế, rất thường
xuyên mình phải nhắc chúng đừng quên là nếu có lúc nào nhà hết
nước chai, các con phải biết là nước vòi dùng được hoặc tìm kiếm ở
những nguồn khác trong trường hợp đặc biệt, như mở ấm nước điện
vẫn đang còn nước, dùng đá trong tủ lạnh làm tan chảy, để ý các
loại đồ ăn khô có thể ăn được có trong các hộc tủ, đồ ăn sống trong
tủ lạnh
Dạy chúng xác định thực phẩm trông như thế nào là đã hỏng, mốc,
không còn có thể ăn được (trong sinh hoạt hàng ngày).
Nếu ai sống ở môi trường có đất đai, gần thiên nhiên thì dạy con
cách nhận diện, xác định nguồn thực phẩm từ cây quả, thảo dược.
8. Dạy chúng về các thao tác thoát hiểm như khi có hỏa hoạn, có
động đất, trong trường hợp nguy cập nhất, phải lánh nạn thì cố gắng
nhặt theo thứ cần kíp nhất, như điện thoại, chai nước (đồ ăn, đèn
pin, nếu có thể), vật dụng nào gây tiếng ồn như còi (đồ chơi bình
thường bố mẹ vẫn rất ghét ý lại rất có ích trong nhiều trường hợp
đấy nhé).
9. Dạy chúng cách đi đường một mình an toàn.
Tụi trẻ nhà mình bắt đầu tự đi học bằng các phương tiện công cộng
hoặc tự đi lại trong thành phố bằng taxi từ lớp 3, vì thế, dặn chúng
nhận diện phương tiện như biển số xe, tên công ty xe, những tòa nhà
hay biển hiệu quan trong trên con đường lạ chúng đi qua là rất cần
thiết, ngoài ra, chúng cần mang theo điện thoại và đảm bảo là không
được chơi games đến vạch pin cuối cùng.
Khi về Việt Nam, mình dặn chúng ở trường hợp bị lạc mà không có

điện thoại trên người, không vội vàng túm lấy người lạ để xin giúp
đỡ mà vì môi trường sống ở VN không an toàn như ở Sing, nên bình
tĩnh quan sát và đi vào một nhà hàng, cửa hiệu nào nhìn đàng hoàng,
có vẻ tin cậy được nhất, ngồi đó và gọi nhờ điện thoại ở lễ tân cho
người nhà.
Đối với trẻ nhỏ tuổi như chúng, dạy tự vệ không quan trọng bằng
việc phòng tránh mối nguy hiểm, vì chúng quá nhỏ, nếu gặp kẻ gian
là người lớn thì chúng khó mà chống cự được, vì vậy cần :
- Dặn con cố gắng tránh đi vào toilet ở nơi công cộng một mình, nếu
có bạn đi cùng thì cũng không la cà lâu ở bên trong. Nếu có anh,
chị, em thì luôn đi với nhau, trông chừng nhau ở những nơi thế này.
- Dạy trẻ không nhận bất cứ món đồ ăn nào từ người lạ, không nói
chuyện. Ở trường, ngoài giáo viên ra, con không được tiếp nhận và
tin vào bất cứ một thông tin gì khác lạ so với thường ngày mà không
tự miệng bố mẹ dặn dò.
- Trường hợp bỗng bị kẻ nào lôi đi mà không thể bỏ chạy được vì bị
túm giữ thì kháng cự bằng cách đu chặt lấy chân kẻ gian, cố gắng
nằm xoài ra đất, dùng sức nặng của cơ thể mình víu xuống và kêu
gào hết sức có thể, để cản trở việc kẻ gian di chuyển (như lôi vào
xe).
10. Nếu có điều kiện thì tiếp đến, mới dạy chúng những kỹ năng
khác, ít khẩn cấp hơn như nhóm lửa, cách làm chín thực phẩm một
cách đơn giản, mở nắp hộp đồ ăn (ở nước ngoài), cách dùng tấm
khăn, vải để lọc nước bẩn và đun chín ở trường hợp bị khát ở nơi
không có nước sạch, cách dựng lều hoặc che phủ kín toàn thân để
ngủ mà không bị muỗi
Bố mẹ cũng có rất nhiều điều phải học để bảo vệ con mình trước khi
dạy con mình những kỹ năng sống sót cần thiết đấy. Một ví dụ nhỏ
thế này. Mình nhớ đã từng xem phóng sự về một vụ trẻ con bị bắt
cóc ở một khu vui chơi. Kẻ bắt cóc đã nhanh tay thay đồ cho đứa

trẻ. Nhân viên an ninh của khu vui chơi đã được huấn luyện cho
những công việc này nên họ đã chặn tất cả các cửa và dặn cha mẹ
đứa trẻ là phải chú ý tới đôi giầy của mỗi đứa trẻ để nhận diện con
chứ đừng nhìn lướt qua quần áo, vì kẻ bắt cóc thường chỉ kịp thay
quần áo chứ ít chú ý tới giầy dép. Thật là một kinh nghiệm hữu ích.
Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống
10 kỹ năng trẻ cần có trước khi
vào lớp 1
Biết tự đi vệ sinh, có thể nói một câu hoàn chỉnh, biết tôn trọng trẻ
khác là những kỹ năng mà trẻ cần được trang bị trước khi vào tiểu
học.
Văn phòng Tiêu chuẩn Giáo dục, Dịch vụ và Kỹ năng trẻ em
(Ofsted) Anh vừa công bố danh sách 10 kỹ năng trẻ cần có khi bắt
đầu đi học và kêu gọi các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ thành thạo.
Michael Wilshaw, người đứng đầu Ofsted, cho biết có quá nhiều trẻ
em không được chuẩn bị gì cả trước khi đến trường. Theo ông, có
một số kỹ năng quan trọng cần được dạy trực quan nhưng cha mẹ đã
không dạy cho trẻ, sau đó lại phàn nàn con cái của họ phải vật lộn
với cuộc sống ở trường học.
Ông Michael Wilshaw tiết lộ rằng trên cả nước Anh, chỉ có một
phần ba trẻ sinh ra trong những gia đình có thu nhập thấp đạt được
những mốc phát triển quan trọng ở tuổi lên 5. Những đứa trẻ nhà
nghèo ít có khả năng làm theo hướng dẫn, thể hiện cho người khác
hiểu được mình và biết cách tự chăm sóc vệ sinh cơ bản cho bản
thân.
"Đến 5 tuổi, nhiều trẻ em bắt đầu học những từ đơn giản và nói
những câu đơn giản, có thể cộng những phép tính đơn giản. Nhưng
rất nhiều trẻ nhà nghèo không thể làm được điều này", Michael
Wilshaw nói và cũng đề nghị nên mở thêm nhiều nhà trẻ để trẻ em
con nhà nghèo cũng có cơ hội được học tập ở bậc mầm non.

Ông chỉ trích quan điểm cho rằng trẻ em nên được tự do, tự làm
theo ý mình và không cần phải học hỏi. Đa số chúng sẽ phải trả giá
vì những gì chúng không được học.
Nhà tư vấn về nuôi dạy trẻ Nancy Stewart thì cho rằng: "Có rất
nhiều bằng chứng cho thấy sự thành công sau này của trẻ không phụ
thuộc vào việc thành thạo những kỹ năng đơn giản như tự đi giày, đi
vệ sinh hay nhận ra tên mình. Mà sự thành công phụ thuộc vào sự tự
tin, ham tìm hiểu và có động lực trong học tập".
5.Danh sách 10 kỹ năng trẻ cần có trước
khi vào tiểu học của Ofsted
1. Có khả năng ngồi yên và lắng nghe.
2. Biết tôn trọng những đứa trẻ khác.
3. Hiểu được từ “Không” và giới hạn của các hành vi.
4. Hiểu được từ “Dừng lại” và những câu tương tự dùng để nói,
khi muốn ngăn chặn một điều gì đó nguy hiểm.
5. Biết đi bô và có thể biết sử dụng bồn cầu.
6. Nhận ra tên của chính mình.
7. Biết nói với người lớn để đề nghị sự giúp đỡ.
8. Biết cách cởi áo khoác và biết tự đi giày.
9. Biết nói một câu đầy đủ, không chỉ là một từ.
10. Biết mở và thưởng thức một cuốn sách.
6. Chín kỹ năng con bạn cần học để thành
công trong tương lai
Hãy chuẩn bị để con bạn thành công sau 20 năm nữa và hơn, chứ
không chỉ hôm nay. Thay vì dạy bé những điều cụ thể, hãy để con
học các kỹ năng để tìm thấy đam mê, biết chấp nhận khác biệt và
thích nghi với sự thay đổi
Trẻ em trong hệ thống giáo dục hiện nay không được chuẩn bị tốt để
đến với thế giới tương lai. Làm thế nào để chuẩn bị cho con mình
đến một thế giới chưa thể dự đoán hay biết trước? Hãy dạy trẻ cách

thích nghi và đối phó với sự thay đổi, để luôn sẵn sàng cho mọi thứ
bằng cách không cần chuẩn bị một cái gì cụ thể. Dưới đây là những
kỹ năng cần dạy cho trẻ để chúng vững vàng bước vào thế giới
tương lai:
Đặt câu hỏi
Điều chúng ta mong muốn nhất cho con cái của mình, khi trẻ học
hỏi, là có khả năng tự học. Khi đó, bố mẹ không cần phải dạy trẻ tất
cả mọi thứ, bất cứ gì con cần biết cho tương lai, chúng có thể tự tìm
hiểu.
Bước đầu tiên để làm điều này là học cách đặt câu hỏi. May mắn là
trẻ làm điều này một cách tự nhiên, và việc của người lớn là khuyến
khích con. Cách tuyệt vời để thực hiện việc đó là làm gương. Khi
bạn và con gặp điều gì mới, hãy đặt câu hỏi, và khám phá các câu
trả lời có thể cùng trẻ. Khi bé hỏi, hãy trả lời thay vì gạt đi hay phạt
con. (Rất nhiều người lớn không khuyến khích con hỏi và thường
thấy phiền phức vì điều này).
Giải quyết vấn đề
Nếu trẻ có thể giải quyết vấn đề, bé có thể làm bất cứ việc gì. Một
công việc mới có thể khiến bất cứ ai cũng phải lo ngại, nhưng thực
sự nó chỉ là một vấn đề khác cần phải giải quyết. Một kỹ năng mới,
một môi trường mới, một đòi hỏi mới tất cả sẽ trở thành vấn đề
đơn giản khi biết cách xử lý.
Dạy trẻ giải quyết vấn đề bằng cách làm mẫu xử lý những vấn đề
đơn giản, sau đó cho phép trẻ tự làm những việc dễ, phù hợp với lứa
tuổi. Đừng ngay lập tức can thiệp, làm hộ tất cả vướng mắc của con,
để trẻ tự đối mặt và thử những cách khác nhau có thể, và thưởng cho
những nỗ lực này của con. Sau tất cả, trẻ sẽ phát triển được sự tự tin
về khả năng giải quyết vấn đề của mình, và từ đó, không có gì là bé
không thể làm.
Thực hiện các kế hoạch

Viết một cuốn sách là một dự án. Bán một quyển sách cũng là một
dự án nữa. Hãy cùng trẻ lên những kế hoạch, dự án và bắt tay vào
làm. Ban đầu bạn có thể làm cùng con, sau đó để bé tự làm. Khi trẻ
đã tự tin, để bé thực hiện các kế hoạch của riêng mình. Trẻ sẽ sớm
học được rằng cuộc đời có hàng loạt kế hoạch, dự án cần bắt tay
thực hiện, hoàn thành.
Tìm thấy đam mê
Thiếu điều gì sẽ khiến bạn trở nên mất phương hướng, vô kỷ luật,
không có động lực bên ngoài, không đạt được phần thưởng gì? Đó
chính là niềm đam mê. Khi bạn hào hứng tới nỗi không thể ngừng
nghĩ về điều gì đó, bạn sẽ luôn cố gắng để thực hiện nó tốt nhất và
yêu thích làm điều đó.
Hãy giúp con tìm ra điều yêu thích, đam mê, hãy quan sát và lắng
nghe con, xâu chuỗi những sự việc đã diễn ra, tìm ra những điều
khiến bé thích thú, hăng hái nhất, giúp con tìm hiểu và tận hưởng.
Đừng ngăn cản bất cứ niềm đam mê nào của con, hãy khuyến khích
chúng.
Tự lập
Trẻ cần được dạy để ngày càng tự đứng vững trên đôi chân của
chính mình. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cần dần dần khuyến khích các
con tự làm những việc cá nhân. Dạy trẻ cách làm, làm mẫu, giúp trẻ
thực hiện và việc trợ giúp ít dần, sau đó để con được mắc lỗi.
Giúp con tự tin hơn bằng cách để con có được những thành công
nho nhỏ và cả nếm trải, đối phó với những thất bại. Khi trẻ học được
cách tự lập, chúng sẽ học được rằng chúng không cần thầy cô, bố

×