Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Xây dựng phương pháp định giá nhãn hiệu áp dụng trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 91 trang )

Viện KHCN Sở Hữu Trí Tuệ








Báo cáo tổng kết đề tài:

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng
phơng pháp định giá nhn hiệu áp dụng trong giai
đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại Việt Nam

Cnđt: Trần Nam Long












8036



Hà nội - 2010

1

MỞ ĐẦU


Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, tầm quan trọng của tài sản trí tuệ
nói chung và nhãn hiệu nói riêng đối với sự phát triển của mọi mặt đời sống xã hội
ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Với nhiều doanh nghiệp thì tài sản trí tuệ đã
được coi là một nguồn lực không kém phần quan trọng so với các nguồn lực truyền
thống khác.
Cùng với sự pháp triển của cơ ch
ế thị trường, nhu cầu về việc định giá tài sản
trí tuệ cũng ngày càng cấp thiết. Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đã có nhiều quy định
về định giá tài sản trí tuệ được ban hành: Tiêu chuẩn tài sản vô hình, hệ thống các
tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (Bộ Tài chính ban hành)… Tuy nhiên, những
quy định này chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng, cách hiểu, cách vận dụng còn thiếu
thố
ng nhất làm nảy sinh không ít khó khăn khi thực hiện. Thực tế đó đòi hỏi phải
nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về vấn đề định giá tài sản trí tuệ, trong đó sáng chế và
nhãn hiệu được coi là hai loại tài sản trí tuệ điển hình.
Đó là lý do và mục đích thực hiện của Đề tài “Nghiên cứu lý luận và thực
tiễn nhằm xây dựng phương pháp định giá nhãn hiệu áp dụng trong giai đoạ
n công
nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam”
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm tác giả tập trung giải quyết
các nội dung: Cơ sở lý luận về định giá nhãn hiệu; kinh nghiệm định giá nhãn hiệu
tại một số nước và tại Việt Nam, từ đó đề xuất phương pháp định giá nhãn hiệu áp
dụng cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

Phương pháp và quy trình định giá được đề xuất
được tác giả áp dụng để
định giá nhãn hiệu TISCO của Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên như là một
ví dụ thực hành và kiểm nghiệm.


2
CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH GIÁ NHÃN HIỆU

I. TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU
1.1 Khái niệm nhãn hiệu
Tại Khoản 1 Điều 15 Hiệp định Các khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu
trí tuệ (TRIPS), nhãn hiệu được định nghĩa như sau:
Nhãn hiệu là “bất kỳ một dấu hiệu, hoặc sự kết hợp của dấu hiệu có khả năng
giúp phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ
của những doanh nghiệp khác. Các d
ấu hiệu gồm các từ, kể cả tên riêng, chữ cái,
chữ số, yếu tố hình và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó,
phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Trường hợp bản thân các dấu hiệu
không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các nước Thành
viên của Hiệp định có thể quy đị
nh rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính
phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng”.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, nhãn hiệu được quy định như sau:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá
nhân khác nhau” (Điều 4.16).
Như vậy, nhãn hiệu là một loại đối tượng sở hữu trí tuệ, thỏa mãn hai tiêu chí:
- Ph

ải là dấu hiệu dưới dạng chữ viết, con số, hình ảnh, màu sắc, hình khối
(nhãn hiệu ba chiều), âm thanh, hình ảnh ba chiều, đoạn phim ngắn, thậm chí là
mùi, vị;
- Dấu hiệu đó phải có khả năng thực hiện chức năng phân biệt hàng hóa, dịch
vụ.
1.2. Phân loại nhãn hiệu
Căn cứ vào tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại nhãn hiệu. Xét từ
góc độ đặc tính của dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu, có thể chia nhãn hiệu thành 02 loại:
+ Nhãn hiệu truyền thống: Nhãn hiệu bao gồm các dấu hiệu về chữ, số, màu
sắc, hình ảnh hoặc là sự kết hợp của các yếu tố nói trên.
+ Nhãn hiệu phi truyền thống: Nhãn hiệu gồm các dấu hiệu về âm thanh, hình
ảnh động, đoạn phim ngắ
n, ảnh ảo ba chiều, mùi, vị, một vật (device) có khả năng
phân biệt hoặc là sự kết hợp của các yếu tố trên.
Xét từ góc độ chức năng của nhãn hiệu, người ta chia nhãn hiệu thành các loại:
+ Nhãn hiệu thông thường;
3
+ Nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các
thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
+ Nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để
chứ
ng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng
hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc
tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
+ Nhãn hiệu liên kết: Nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc
tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có
liên quan với nhau.
1.3. Thương hiệu

Trong thực tiễn Việt Nam, hiện nay thịnh hành thuật ngữ “thương hiệu”.
Trong nhiều tình huống có sự lẫn lộn thuật ngữ đó với “nhãn hiệu”.
Khái niệm “thương hiệu” được sử dụng với hàm nghĩa không thống nhất. Có
thể điểm qua một vài cách quan niệm về “thương hiệu” như sau:
- Thương hiệu là toàn bộ doanh nghiệp hoặc một phần của doanh nghiệp: ví dụ

như “Thương hiệu Hummer sắp về tay người Trung Quốc” hay “mua bán thương
hiệu ô tô, thành công và thất bại”
1
.
Với cách quan niệm này, nói đến thương hiệu là nói đến tổng thể tất cả các
yếu tố tạo nên một sản phẩm, dịch vụ, ví dụ nói đến thương hiệu KFC hàm ý cả
nhãn hiệu KFC, ưu thế về vị trí cửa hàng, cách bài trí, phương pháp bán hàng, bí
quyết chế biến thực phẩm … vì những yếu tố này không thể tách rời. Thiếu một yếu
tố không làm nên KFC.
- Thương hiệu là sự k
ết hợp giữa nhãn hiệu và tên thương mại: Nhãn hiệu và
tên thương mại trong một số trường hợp song hành, có thể sử dụng lẫn, thậm chí là
trùng nhau ví dụ nói đến Công ty Thép Thái Nguyên là nói đến nhãn hiệu TISCO,
đôi khi người ta vẫn sử dụng khái niệm “Thép Thái Nguyên” - tức là sử dụng tên
thương mại - để chỉ sản phẩm mang nhãn hiệu TISCO.
Cách hiểu này được thấy rõ nhất tại Thông tư 146/2007/TT-BTC ngày
06/12/2007 của Bộ Tài chính, như sau: “Giá tr
ị thương hiệu (bao gồm: nhãn hiệu,
tên thương mại) được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế ” (Điểm 4.7.a, phần
A, mục III)
Trong hoạt động định giá nhằm cổ phần hóa doanh nghiệp tại Việt Nam thì
khái niệm “thương hiệu” thường được hiểu theo cách này.



1
Vneconmy.vn, ngày 3/6/2009
4
- Thương hiệu là tên viết tắt (tên giao dịch) của doanh nghiệp. Có thể dễ dàng
bắt gặp trên các phương tiện truyền thông những cụm từ như “thương hiệu Coca-
Cola”, “thương hiệu Vinamilk” hay “thương hiệu Biti’s” với hàm ý chỉ doanh
nghiệp là chủ sở hữu sản phẩm.
- Thương hiệu là nhãn hiệu nhìn từ góc độ marketing: Theo Gordon Smith,
“xét từ góc độ ngữ nghĩa thì thương hiệu (brand) là một từ chỉ nhãn hiệu trong lĩ
nh
vực marketing hoặc là một khái niệm mà các chuyên gia marketing phát triển nhằm
chỉ một loại nhãn hiệu mang nghĩa rộng hơn là khái niệm cứng nhắc về nhãn hiệu
theo luật định” (Trang 42, Trademark valuation - New York: John Wiley & Son,
1997)
- Thương hiệu là nhãn hiệu có uy tín trên thị trường: Với cách tiếp cận này,
người ta quan niệm nhãn hiệu là vỏ bọc bên ngoài của uy tín doanh nghiệp, mang
hàm ý sự cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Không phả
i nhãn hiệu nào cũng
mang lại cho khách hàng những thông điệp như vậy ví dụ những nhãn hiệu mới
được tung ra thị trường, chưa có được sự nhận biết rộng rãi của khách hàng … Chỉ
những nhãn hiệu đã có uy tín trên thị trường, có được sự nhận biết đến một mức độ
nhất định thì mới được gọi là thương hiệu.
Cách hiểu khác nhau về một khái niệm dẫn
đến nhiều khó khăn không những
về lý luận mà cả trong thực tiễn định giá tài sản trí tuệ nói chung, chẳng hạn với
cách hiểu theo Thông tư 146/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính (thương hiệu gồm
nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp) làm nảy sinh các vấn đề sau:
Thứ nhất, theo cách hiểu như vậy thì có hai thành phần cấu thành “thương
hiệu”, mỗi thành phần chịu sự điều chỉnh khác nhau của luật pháp nên hoàn toàn có
thể coi là những tài sản độc lập và có thể định giá riêng biệt, vậy thì tại sao lại phải

gộp lại trong khái niệm thương hiệu?
Thứ hai, không phải trường hợp nào nhãn hiệu và tên thương mại cũng đi
liền nhau, ví dụ ta biết nhiều đến nhãn hiệu “trà thảo dược Dr Thanh” hay “Tam
Thái tử”, “gạch Prime”, “trà xanh không độ” … nhưng hầu như không biết đến tên
thương mại của loại sản phẩ
m mang nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nói trên, rõ
ràng việc gắn nhãn hiệu và tên thương mại là không cần thiết và làm phức tạp hóa
quá trình định giá.
Thứ ba, định giá nhằm nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích phổ biến
là để thương mại hóa nhãn hiệu đó một cách hiệu quả nhất. Nếu như việc thương
mại hóa nhãn hiệu không có trở ngại gì về mặt pháp lý (đã có hành lang pháp lý cho
hoạt động li-x
ăng, chuyển nhượng, góp vốn, liên doanh bằng giá trị nhãn hiệu) thì
đối với tên thương mại, vấn đề phức tạp hơn rất nhiều.
Điều 139, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định: “Quyền đối với tên thương
mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh
doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó”. Nh
ư vậy, nếu li-xăng
5
(cho thuê quyền sử dụng), góp vốn liên doanh bằng tên thương mại với tư cách là
một loại tài sản độc lập là không hợp pháp, ít ra là tính đến thời điểm hiện nay.
Để tránh hiểu sai, cần khẳng định rằng đối tượng của hoạt động định giá
được nghiên cứu trong đề tài này là nhãn hiệu, không phải là thương hiệu
.
II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ NHÃN HIỆU
2.1. Mục đích, ý nghĩa
Việc định giá nhãn hiệu nhằm xác định giá trị của nhãn hiệu mà doanh nghiệp
đang tạo dựng, đang sở hữu. Từ đó hiểu rõ hơn vị thế của mình trên thị trường, uy
tín đối với khách hàng và các nhà đầu tư; đánh giá đúng hơn nỗ lực của lãnh đạo &
nhân viên công ty trong việc tạo dựng nhãn hiệu, qua đó xây dựng chiến lược đầu

tư, phát triển nhãn hiệu.
Mộ
t cách tổng quát, việc định giá nhãn hiệu có thể nhằm thực hiện các hoạt
động chính sau đây
2
:
(i) Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu: xác định giá trị
của hợp đồng chuyển giao;
(ii) Sáp nhập và mua lại: xác định giá trị doanh nghiệp dựa vào tỷ trọng (mức
độ đóng góp) của các nhãn hiệu vào tổng giá thị trường của doanh nghiệp;
(iii) Tiết kiệm chi phí: việc duy trì các tài sản trí tuệ mang lại lợi ích và cũng
đòi hỏi phải chi phí, đặc biệt là chi phí duy trì và thực thi quyền s
ở hữu trí tuệ. Việc
định giá chính xác nhằm xác định nhãn hiệu có giá trị kinh tế tiềm năng để tiếp tục
phát triển, loại bỏ những nhãn hiệu không còn giá trị hoặc không mang lại lợi ích
lớn hơn chi phí trong hoạt động kinh doanh;
(iv) Góp vốn đầu tư, liên doanh hay liên minh chiến lược: xác định chính xác
giá trị phần sở hữu (vốn góp) tương ứng của doanh nghiệp trong dự án đầu tư hoặc
liên doanh, liên kết kinh doanh;
(v) Cổ phần hoá, phát hành cổ phiếu: xác định giá trị của doanh nghiệp và
nhãn hiệu của doanh nghiệp khi tham gia cổ phẩn hoá hoặc phát hành cổ phiếu ra
công chúng;
(vi) Hỗ trợ giải quyết tranh chấp: xác định mức độ, giá trị thiệt hại do hành vi
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; xác định giá trị hàng xâm phạm; hỗ trợ giải
quyết tranh chấp trong trường hợp phá sản, vi phạm hợp đồng, thừa kế
;
(vii) Hưởng thuế ưu đãi từ việc biếu tặng: Việc định giá tài sản trí tuệ được
biếu tặng (thường là cho các tổ chức phi lợi nhuận) làm cơ sở để các cơ quan thuế
tính toán mức ưu đãi thuế cho doanh nghiệp biếu tặng.



2
Valuation of Intellectual Property: What, Why and How, WIPO Magazine 9-10/2003
6
2.2. Nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động định giá nhãn hiệu
Việc định giá nhãn hiệu phải tuân theo các nguyên tắc sau đây
3

- Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất: Việc sử dụng tốt nhất và
có hiệu quả nhất của nhãn hiệu là đạt được mức hữu dụng tối đa trong những hoàn
cảnh kinh tế - xã hội thực tế phù hợp, có thể cho phép về mặt kỹ thuật, về pháp lý,
về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất.
Tuy nhiên, một nhãn hiệu đang sử
dụng thực tế không nhất thiết đã thể hiện
khả năng sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc cung - cầu: Giá trị của một nhãn hiệu được xác định bởi mối
quan hệ cung và cầu trên thị trường.
- Nguyên tắc thay đổi: Giá trị của nhãn hiệu thay đổi theo sự thay đổi của
những yếu tố hình thành và có liên quan đến giá trị của nó.
Giá trị c
ủa nhãn hiệu cũng được hình thành trong quá trình thay đổi liên tục
phản ánh hàng loạt các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị.
Bản thân các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị luôn luôn thay đổi. Do đó, trong định giá
nhãn hiệu phải nắm được mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố ở trạng thái động,
phải phân tích quá trình thay đổi nhằm xác định mức sử dụng nhãn hiệu t
ốt nhất và
có hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc thay thế: Trong trường hợp hai hay nhiều nhãn hiệu có thể thay
thế lẫn nhau trong quá trình sử dụng, thì giá trị của những nhãn hiệu đó được xác
định bởi sự tác động lẫn nhau của nhãn hiệu này đến nhãn hiệu khác.

Hình thành giá trị của nhãn hiệu được định giá thường có liên quan đến giá
trị của các nhãn hiệu khác có thể thay thế .
Khi hai nhãn hiệu có tính hữu ích như nhau, nhãn hiệu nào chào bán ở
mức
giá thấp nhất thì nhãn hiệu đó sẽ bán được trước. Giới hạn trên của giá trị nhãn hiệu
có xu hướng được thiết lập bởi chi phí mua một nhãn hiệu thay thế cần thiết tương
đương, miễn là không có sự chậm trễ quá mức làm ảnh hưởng đến sự thay thế. Một
người thận trọng sẽ không trả giá cao hơn chi phí mua một nhãn hiệu thay thế trong
cùng một thị trường và m
ột thời điểm.
- Nguyên tắc cân bằng: Các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu cần phải cân
bằng để nhãn hiệu đạt được khả năng sinh lời tối đa hay mức hữu dụng cao nhất. Do
đó, để ước tính mức sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của nhãn hiệu, cần phải
phân tích xem liệu đã đạt tới sự cân bằng như v
ậy hay không.
- Nguyên tắc thu nhập tăng hoặc giảm: Tổng thu nhập trên khoản đầu tư tăng
lên sẽ tăng liên tục tới một điểm nhất định, sau đó mặc dù đầu tư tiếp tục tăng
nhưng độ lớn của thu nhập tăng thêm sẽ giảm dần.


3
Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
7
- Nguyên tắc phân phối thu nhập: Tổng thu nhập sinh ra từ sự kết hợp các
yếu tố của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, quản lý) và có thể được phân
phối cho từng yếu tố này.
- Nguyên tắc đóng góp: Giá trị của nhãn hiệu phụ thuộc vào sự vắng mặt của
nó làm giảm đi bao nhiêu giá trị của toàn bộ doanh nghiệp, có nghĩa là lượng giá trị
mà nó đóng góp vào giá trị toàn bộ
là bao nhiêu.

- Nguyên tắc tuân thủ: Nhãn hiệu cần phải phù hợp với môi trường của nó
nhằm đạt được mức sinh lời tối đa hoặc mức hữu dụng cao nhất. Do đó, phải phân
tích xem liệu nhãn hiệu đó có phù hợp với môi trường hay không khi thẩm định
viên xác định mức sử dụng nhãn hiệu tốt nhất và có hiệu quả nhất.
- Nguyên tắc cạnh tranh: Lợi nhuận cao vượt trội sẽ
thúc đẩy cạnh tranh,
ngược lại, cạnh tranh quá mức có thể làm giảm lợi nhuận và cuối cùng có thể không
còn lợi nhuận. Đối với nhãn hiệu, mối quan hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữa
các nhãn hiệu với nhau và giữa nhãn hiệu này với nhãn hiệu khác. Do đó, giá trị của
nhãn hiệu được hình thành là kết quả của sự cạnh tranh trên thị trường.
- Nguyên tắc dự tính lợi ích tương lai: Giá trị của nhãn hiệ
u có thể được xác
định bằng việc dự tính khả năng sinh lợi trong tương lai.
Giá trị của nhãn hiệu cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị phần của
những người tham gia thị trường và những thay đổi có thể dự tính trước trong yếu
tố này cũng ảnh hưởng đến giá trị.
Việc ước tính giá trị của nhãn hiệu luôn luôn dựa trên các triển vọng t
ương
lai, lợi ích dự kiến nhận được từ quyền sử dụng nhãn hiệu của người mua.
2.3. Khái niệm giá trị trong định giá nhãn hiệu
Nhằm mục đích định giá nhãn hiệu, các khái niệm sau cần được xem xét và
phân biệt:
- Giá trị: là biểu hiện bằng tiền về lợi ích mà nhãn hiệu có thể mang lại cho
chủ sở hữu nhãn hiệu tại một thời điểm nhất định. Giá trị là một thuật ngữ mang
tính giả thiết, thể hiện mức giá cả (price) dự tính sẽ được chấp nhận trong một giao
dịch bình đẳng trên thị trường.
Như vậy, giá trị không nhất thiết được hình thành và sử dụng trong quan hệ
trao đổi mua bán và trong nhiều trường hợp nó thể hiện số tiền ước tính khi xảy ra
một giao dịch giả định của nhãn hiệu. Giá trị ước tính này có thể bằng hoặc khác xa
giá trị trao đổi (tức là giá trị được giao dịch trên thực tế, còn gọ

i là giá cả)
Trong một số trường hợp, người ta sử dụng thuật ngữ “giá trị thị trường”
hoặc “fair market value” để chỉ khái niệm này.
8
- Giá cả (price): là số tiền được yêu cầu, được đưa ra hoặc được trả cho một
hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, phản ánh mối quan hệ trao đổi, mua bán nhãn
hiệu.
- Giá thành hoặc chi phí (cost): là mức giá phải trả cho một tài sản hoặc là số
tiền cần có để tạo ra tài sản đó.
Kết quả mà hoạt động định giá mong muốn đạt được là giá trị thị
trường củ
a nhãn hiệu (fair market value). Theo định nghĩa của Tiêu chuẩn thẩm
định giáViệt Nam, Giá trị thị trường của nhãn hiệu là mức giá ước tính
sẽ được
mua bán trên thị trường vào thời điểm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng
mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách
quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NHÃN HIỆU
3.1. Đặc thù của nhãn hiệu và ảnh hưởng đối với việc định giá
Nhãn hiệu là một loại tài sản vô hình, vì vậy nó có đầy đủ các đặc tính của tài
sản vô hình, đó là (i) tính phi vật chất; (ii) tính có thể kiểm soát và (iii) tính sinh lợi.
Tuy nhiên, nhãn hiệu có những đặc tính riêng biệt, cụ thể là:
- Nhãn hiệu mang bản chất marketing: Nếu như sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí có bản chất công nghệ, kỹ thuật thì nhãn hiệu mang bản chất
marketing. Nói cách khác, tự thân nhãn hiệu không có hoặc không có nhiều giá trị,
giá trị
của nó do nó mang trong mình hàm ý về chất lượng, uy tín, ưu thế công nghệ,
thậm chí là sự sang trọng, đẳng cấp. Nhãn hiệu nếu thiếu đi hàm ý bên trong này sẽ
không còn ý nghĩa nữa, không thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và vì vậy
không có giá trị. Chính vì đặc tính này của nhãn hiệu mà có ý kiến cho rằng chỉ nên

định giá đối với những nhãn hiệu đã có uy tín trên thị trường, các nhãn hiệu nhái,
nhãn hiệu mới xây dựng về cơ bản không nên định giá và không cần
định giá.
- Có tính đơn nhất: Độc quyền, đơn nhất là đặc tính của mọi loại tài sản trí tuệ,
trong đó có nhãn hiệu. Chính vì tính đơn nhất này nên phương pháp thị trường (so
sánh các giao dịch đối với tài sản tương đương, sẽ được trình bày ở phần sau) hầu
như không áp dụng được trong định giá nhãn hiệu.
- Thời gian tồn tại không xác định: Về nguyên tắc, nhãn hiệu có thời gian tồn
tại không xác đị
nh, có thể gia hạn hiệu lực vô số lần. Trên thực tế có thể dễ dàng
tìm ra nhiều nhãn hiệu có thời gian tồn tại hàng trăm năm và cũng không thiếu nhãn
hiệu tồn tại rất ngắn. Tuy nhiên, đối với hoạt động định giá nhãn hiệu thì trong một
số trường hợp vẫn cần phải xác định thời gian tồn tại hữu ích. Để thực hiện việc
này, một số k
ỹ thuật đã được chấp nhận rộng rãi được áp dụng, cụ thể sẽ được trình
bày tại phần sau
9
- Không chịu hao mòn chức năng, không lạc hậu về thời gian: Tương tự với
các tài sản trí tuệ khác, nhãn hiệu có bản chất thông tin nên có thể sử dụng, vật chất
hóa dưới dạng bản sao vô số lần mà không bị hao mòn, giảm giá trị nhưng điểm
khác biệt của nhãn hiệu là đặc tính không chịu hao mòn chức năng. Ngược lại, càng
tồn tại lâu, sử dụng càng nhiều thì giá trị nhãn hiệu càng cao và vì vậy,
đối với định
giá nhãn hiệu thì các tham số về hao mòn chức năng (functional obsoletescence)
hoặc hao mòn vật lý (physical Depreciation) sẽ không được tính đến.
3.2. Nhóm phương pháp định giá sử dụng cách tiếp cận chi phí
Định giá bằng cách tiếp cận chi phí là việc ước tính giá trị một nhãn hiệu dựa
trên căn cứ là các tài liệu, số liệu phản ánh nguồn lực tài chính, nhân lực, vật lực đã
đầu tư để tạo ra nhãn hiệu đó hoặc nhãn hiệu tương đương.
Cơ sở lý luận của cách tiếp cận này là nguyên tắc thay thế với giả thiết rằng

khi muốn có một loại nhãn hiệu, nế
u không mua được trên thị trường thì có thể tự
làm hoặc thuê tạo ra nó (nếu có thể). Như vậy, giá trị của nhãn hiệu không thể vượt
quá mức chi phí tối đa để làm ra hoặc thuê làm ra một nhãn hiệu tương đương
Tương ứng với cách tiếp cận chi phí, có 3 phương pháp định giá cơ bản là:
3.2.1. Định giá dựa trên chi phí quá khứ (Historical cost hay Original
cost ):
Theo phương pháp này, giá trị của một nhãn hiệu chính là chi phí mà doanh
nghiệp đã sử dụ
ng để mua hoặc tạo dựng một nhãn hiệu. Thông thường, các chi phí
này được ghi nhận trong sổ sách kế toán. Ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp mua
nhãn hiệu thì giá trị nhãn hiệu được ghi nhận là giá mua, cộng các chi phí hợp lý
khác như phí môi giới, thuế, trừ khấu hao (tùy chính sách tài chính của từng doanh
nghiệp) thì nhãn hiệu do doanh nghiệp tự phát triển thường được tính toán trên cơ
sở các các chi phí sau.
- Chi phí hợp lý để tạo ra nhãn hiệu: có thể bao gồm chi phí thuê lựa chọ
n
tên, thiết kế biểu tượng, lô gô, chi phí cho mua sắm bảng hiệu, biển hiệu, in ấn nhãn
hiệu.
- Tiền lương, tiền công và các chi phí khác liên quan đến việc thuê nhân viên
trực tiếp tham gia vào việc tạo ra nhãn hiệu đó, ví dụ như thuê nhân viên tiếp thị,
thuê nhân viên phát tờ rơi, thuê quảng bá;
- Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc tạo ra nhãn hiệu, như chi phí pháp
lý (chi phí để đăng ký bảo hộ, xử lý tranh chấp, chi phí cho việc thực thi quyền);
chi phí khuyến mại, quảng cáo; chi phí để được gắn một số biểu tượng, chứng nhận
ví dụ như chứng nhận hợp chuẩn ISO, biểu tượng hàng Việt Nam chất lượng cao,
dấu hiệu Phú Quốc trên chai nước mắm …
10
- Chi phí được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán vào nhãn hiệu (Ví
dụ: phân bổ khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, phí bảo hiểm, tiền thuê nhà

xưởng, thiết bị);
- Chi phí vốn
4
, thuế và các chi phí hợp lý khác
3.2.2. Định giá dựa trên chi phí thay thế (COR - Cost Of Replacemanet)
Chi phí thay thế là chi phí cần sử dụng để thay thế một loại nhãn hiệu (ở đây
là nhãn hiệu) có cùng công năng sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế tương đương
với nhãn hiệu đích tại thời điểm định giá.
Đối với nhãn hiệu, để định vị một nhãn hiệu cần thay thế (hoặc tái tạo nh
ư sẽ
được trình bày ở phần dưới), thường dựa vào các tiêu chí sau:
- Độ lớn thị trường của sản phẩm/dịchvụ;
- Thị phần;
- Lợi ích kinh tế do việc sử dụng nhãn hiệu mang lại. Lợi ích kinh tế thường
được xem xét từ hai góc độ là giá trị vượt trội do mang nhãn hiệu và lượng bán
hàng vượt trội;
- Chi phí cần thiết để quảng cáo, tiếp thị;
- Khả năng sinh lợ
i (profitability) của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Chỉ số về mức độ nhận biết và trung thành với nhãn hiệu (thường thông qua
khảo sát, thăm dò); và
- Tiềm năng phát triển của nhãn hiệu.
3.2.3 Định giá dựa trên chi phí tái tạo (Cost Of Reproduction):
Chi phí tái tạo là chi phí cần sử dụng để tạo ra một bản sao của nhãn hiệu
đích (ở đây là nhãn hiệu) tại thời điểm định giá.
Với phương pháp này cần
định vị được nhãn hiệu (nhãn hiệu) cần tái tạo dựa
trên các tiêu chí nêu tại phần 1.2. Trên cơ sở đó ước tính các chi phí tại thời điểm
hiện tại để xây dựng một nhãn hiệu tương đương. Chi phí gồm các mục nêu tại phần
1.1

3.2.4. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận chi phí:
a. Ưu điểm
- Các số liệu phục vụ cho việc tính toán tương đối rõ ràng, d
ễ thu thập vì
thường được thống kê trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.


4
Chi phí vốn là khái niệm trong kinh tế học, dùng để chỉ chi phí bình quân gia quyền của chi phí
vốn chủ và chi phí vốn nợ vay. Nói cách khác, chi phí vốn là lượng tiền lãi phải trả tương ứng với
phần vốn được sử dụng để đầu tư, phát triển nhãn hiệu

11
- Cách thức tính toán đơn giản, dễ thực hiện: Với nhóm phương pháp sử
dụng cách tiếp cận chi phí, chỉ cần xác định rõ những khoản mục cần thiết phải sử
dụng cho việc xây dựng nhãn hiệu và cộng dồn.
b. Nhược điểm
- Giá trị được xác định bằng cách tiếp cận chi phí là nguyên giá chứ không
phải giá thị trường (fair market value), vì thế nó không phản ánh được đặc tính quan
trọng nhất c
ủa nhãn hiệu, đó là giá trị sử dụng. Nhãn hiệu bộc lộ giá trị thông qua
hiệu quả kinh tế của nó, tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không phải luôn đi kèm với giá
thành. Trên thực tế, nhiều loại nhãn hiệu có chi phí để đầu tư lớn nhưng hiệu quả
kinh tế thấp và ngược lại.
- Giá trị thu được từ cách tiếp cận chi phí chưa phản ánh được tiềm năng phát
triển, rủi ro và hi
ệu quả kinh tế của nhãn hiệu.
- Chưa phản ánh được rủi ro khi thực hiện việc R&D một nhãn hiệu mới vì
không phải trường hợp nào cứ đầu tư một lượng tiền tương đương là sẽ xây dựng
được một nhãn hiệu tương đương với nhãn hiệu đích.

3.2.5. Phạm vi ứng dụng của cách tiếp cận này
Việc định giá bằng cách tiếp cận này tuy có nhiều nhượ
c điểm nhưng lại rất
hữu dụng cho doanh nghiệp trong tính toán hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư đối
với nhãn hiệu, từ đó phục vụ quá trình quản trị nội bộ doanh nghiệp.
Cách tiếp cận này cũng phù hợp để định giá những nhãn hiệu mới hình thành
trước khi nó tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường hoặc sử dụng để
định giá
những nhãn hiệu ít được sử dụng.
3.3 Nhóm phương pháp định giá sử dụng cách tiếp cận thị trường
Định giá bằng cách tiếp cận thị trường là việc phân tích, so sánh các giao
dịch đối với loại nhãn hiệu tương tự để ước lượng giá trị.
Cách tiếp cận này cũng được xây dựng chủ yếu dựa trên việc tuân thủ
nguyên tắc thay thế, đó là một người mua thận trọng không bỏ tiền ra để mua một
loại nhãn hiệu nếu có thể mua một nhãn hiệu khác tương đương với giá r
ẻ hơn và sự
đánh giá của thị trường là sự đánh giá cuối cùng.
Theo các nguyên tắc này, giá trị nhãn hiệu mục tiêu được coi là ngang bằng
với giá trị của nhãn hiệu tương đương đã được giao dịch trên cùng một thị trường tự
do. Xét về phương diện kỹ thuật thì với cách tiếp cận này, ta không cần phải xây
dựng một công thức hoặc mô hình tính toán mà đơn giản chỉ cần tìm kiếm nhữ
ng
bằng chứng về giao dịch tương đương, có thể so sánh được trên thị trường.
Có thể nói phương pháp thị trường luôn là phương pháp đưa lại kết quả có
tính thuyết phục cao vì thị trường luôn là thước đo cuối cùng, mang tính tối thượng
đối với mọi quyết định kinh tế. Tuy nhiên, đối với định giá nhãn hiệu thì phương
12
pháp thị trường hiếm khi được sử dụng do sự thiếu vắng các chứng cứ thị trường
đối với loại nhãn hiệu tương đương.
3.3.1. Điều kiện để định giá theo phương pháp thị trường

- Có sự tồn tại của thị trường tích cực (active market): Để định giá theo
phương pháp thị trường thì điều kiện tiên quyết là phải có một giao dịch tương
đươ
ng để so sánh.
- Thông tin về giao dịch phải được công bố (Public market): Ngay cả khi
có giao dịch tương đương thì không phải trong trường hợp nào số liệu của giao dịch
đó cũng được công bố đầy đủ, chính xác. Giao dịch đối với nhãn hiệu lại thường
được giữ bí mật, nhất là các điều khoản kèm theo.
- Có khả năng điều chỉnh về một mặt bằng tương đương (Adjustment for
comparability): Như trên đã nói, đối với phương pháp thị trường thì sẽ là lý tưởng
khi có giao dịch loại nhãn hiệu tương đương, trong cùng một thời điểm, có cùng cơ
hội và cùng mức rủi ro để so sánh. Nếu không thì ta phải có khả năng đưa chúng về
cùng một mặt bằng thì số liệu đó mới sử dụng được.
- Các giao dịch phải trong tình trạng bình đẳng, công bằng, không có bất
cứ sự
ép buộc hoặc ưu ái nào giữa các bên (tuân thủ nguyên tắc arm’s length).
3.3.2. Nhãn hiệu tương đương (Comparability):
Phương pháp thị trường là phương pháp trực tiếp nhất, dễ hiểu nhất, thuyết
phục nhất. Tuy nhiên, nó thường ít được sử dụng trong định giá nhãn hiệu vì gặp
phải vấn đề tính tương đương của giao dịch được dùng để so sánh, nói cách khác là
làm thế nào để kết luận một giao dịch là tương đương với giao d
ịch đích.
Để đánh giá nhãn hiệu đươc giao dịch có tương đương với nhãn hiệu đích
hay không, cần đánh giá trên cơ sở các tiêu chí sau:
- Lĩnh vực hoạt động của nhãn hiệu (Industry): Đây là yếu tố tiên quyết,
quan trọng nhất trong việc xác định một giao dịch thị trường có tương đương hay
không. Nếu như có sự khác biệt về các yếu tố khác có thể sử dụng các công thức
ho
ặc ước lượng để đưa về một mặt bằng thì yếu tố cùng lĩnh vực hoạt động là
không thể thiếu được.

Giá trị một nhãn hiệu chịu ảnh hưởng rất nặng của của yếu tố lĩnh vực hoạt
động của hàng hóa, dịch vụ. Một giao dịch thị trường chỉ được coi là căn cứ để xác
định giá trị của nhãn hiệ
u đích khi chúng cùng một lĩnh vực hoạt động hoặc ít ra là
tương đồng, có cùng một tiềm năng phát triển, cùng chia sẻ một môi trường pháp lý
và có một mức độ rủi ro ngang nhau. Ví dụ một nhãn hiệu mỹ phẩm được mua bán
trên thị trường thì nó sẽ là thông tin tham khảo hữu ích đối với các nhãn hiệu khác
cùng lĩnh vực mỹ phẩm vì điều đó đảm bảo mang hàm ý là tất cả các yếu tố khác là
giố
ng nhau (tình hình thị trường, luật pháp, rủi ro kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận
trung bình …). Vì thế, đương nhiên, thông tin thị trường về một nhãn hiệu thép xây
13
dựng chẳng hạn thì không tương đương và không thể làm cho tương đương để định
giá nhãn hiệu mỹ phẩm.
- Lợi tức do nhãn hiệu mang lại (profits): Hai nhãn hiệu trên cùng một lĩnh
vực nhưng không thể được coi là tương đương nếu như khả năng sinh lợi của chúng
khác nhau. Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực đồ thể thao: Sản phẩm của các
hãng danh tiếng có chất lượng không chênh lệch nhi
ều, tuy nhiên, có một thực tế là
một sản phẩm mang nhãn hiệu này lại được người tiêu dùng ưa thích hơn, và vì thế
nó mang lại tỷ suất lợi nhuận biên cao hơn tỷ suất lợi biên nhuận trung bình của
ngành hàng. Trong trường hợp này thì chính nhãn hiệu (và hàm chứa trong đó là uy
tín, chất lượng, đẳng cấp) đã đóng góp quan trọng trong việc tạo ra lợi ích kinh tế.
Nếu nhãn hiệu nói trên được trao đổi, mua bán thì ưu thế do nhãn hiệu
đó mang lại
cũng được tính toán và coi đó như một yếu tố để so sánh.
Như vậy, nếu như các chỉ số giao dịch trong cùng một ngành được coi là cơ
bản trong việc đánh giá tính tương đương của nhãn hiệu thì việc đánh giá mức độ
lợi ích mà nhãn hiệu đó mang lại là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, nếu mức độ lợi
tức mà nhãn hiệu đóng góp khác nhau thì tùy từng trường hợp mà ng

ười ta có biện
pháp tính toán để đưa về cùng một giá trị tương đương.
- Thị phần (market share): Thị phần luôn có liên hệ chặt chẽ với lợi tức. Một
doanh nghiệp có tỷ lệ thị phần lớn sẽ có lợi nhuận cao tương ứng. Những sản phẩm,
dịch vụ mang trên mình nhãn hiệu có uy tín đóng góp quan trọng vào việc dành và
duy trì được thị phần cho doanh nghiệp, và cùng với đó là giá trị c
ủa nó được nâng
cao. Hai nhãn hiệu không tương đương nếu như thị phần của sản phẩm, dịch vụ có
khác biệt lớn. Tuy nhiên, giống như lợi tức, người ta có cách để quy đồng, đảm bảo
yếu tố tương đương
- Tình trạng độc quyền (barriers to entry): Bất cứ giá trị một loại nhãn hiệu
nào cũng tuân thủ quy luật cung cầu. Nếu một nhãn hiệu có mức độ trung thành cao
của người tiêu dùng, ví dụ như đối với hàng mỹ phẩm cao cấp, ô tô sang hoặc sản
phẩm có chứa bí mật kinh doanh hoặc patent, dẫn đến nhãn hiệu được hưởng ưu thế
cao sẽ làm nhãn hiệu có giá cao hơn.
- Tiềm năng phát triển (growth prospect): Tiềm năng phát triển có ảnh
hưởng trực tiếp tới giá trị của nhãn hiệu vì khi mua bán, trao đổi một nhãn hiệu tức
là người ta đã mua cái kỳ vọ
ng thu được lợi nhuận trong tương lai chứ không phải
mua những lợi ích đã có trong quá khứ cho dù yếu tố lợi ích trong quá khứ là rất
quan trọng để đánh giá tiềm năng trong tương lai.
Hai nhãn hiệu là tương đương nếu tiềm năng phát triển của hai sản phẩm,
dịch vụ là tương đương.
- Hiện trạng bảo vệ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu (legal
protection): Nhãn hiệu, giống nh
ư các tài sản trí tuệ khác nếu không được pháp luật
bảo vệ, không được thực thi hiệu quả sẽ không có giá trị hoặc ảnh hưởng nghiêm
14
trọng đến giá trị. Hai nhãn hiệu sẽ không tương đương nếu không có tình trạng pháp
lý tương đương nhau.

3.3.3. Điều chỉnh tương đương đối với giao dịch
Việc lựa chọn và điều chỉnh về tương đương hết sức phức tạp, cần căn cứ
vào từng trường hợp cụ thể và thường do các chuyên gia kinh tế, có chuyên môn
sâu về tài chính, kế toán và trong một số trường hợ
p cần có kiến thức về lĩnh vực kỹ
thuật chuyên ngành. Và ngay cả khi hội đủ các điều kiện như trên thì việc điều
chỉnh tương đương không phải trong trường hợp nào cũng nhận được sự đồng thuận
của các bên có liên quan.
3.3.4. Một số phương pháp định giá áp dụng cách tiếp cận thị trường
Ngoài một số trường hợp có thể xác định giá trị nhãn hiệ
u bằng cách tiếp cận
thị trường một cách trực tiếp, ví dụ như nhãn hiệu P/S được mua đứt với giá trên 5
triệu USD, nhãn hiệu Dạ Lan được định giá để liên doanh năm 1995 có giá 3,2 triệu
USD … thì với phần lớn các trường hợp khác, việc định giá phải thông qua một số
kỹ thuật như:
a. Định giá thông qua thị trường chứng khoán
Hiện nay, thị trường chứng khoán đã trở thành một kênh huy động v
ốn quan
trọng của doanh nghiệp, qua đó, nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể kết hợp hữu hiệu với nhà
đầu tư lớn hơn cùng sở hữu và cùng kinh doanh. Tại các nước phát triển, thị trường
chứng khoán được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế, theo đó mọi diễn biến cả ở
cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô của từng doanh nghiệp đều được ph
ản ánh ngay lập
tức vào giá trị cổ phiếu.
Vì thế, người ta có thể lợi dụng những biến động của cổ phiếu khi tồn tại
hoặc vắng mặt một nhãn hiệu nào đó để xác định giá trị.
Tháng 01/2007, hãng Cisco System, chủ sở hữu nhãn hiệu i.Phone dùng cho
điện thoại hữu tuyến, có thể gọi được điện thoại thông thường và điện thoại qua
giao thứ
c VoIP đe dọa kiện hãng Apple vì đã sử dụng nhãn hiệu i.Phone cho điện

thoại di động mới của mình. Ngay khi tin được công bố, cổ phiếu của Apple đã
giảm 0.7%, phản ánh giá trị thị trường của nhãn hiệu I.Phone bằng 0.7% tổng nhãn
hiệu vốn hóa của Apple tại thời điểm đó ( Financial times, ngày 11/01/2007)
Việc đánh giá bằng biến động của thị trường chứng khoán cần lư
u ý loại trừ
việc biến động do tin đồn, yếu tố đầu cơ và giả định là cổ phiếu được giao dịch tại
thị trường tự do, có tính thanh khoản tốt và số lượng cổ phiếu được giao dịch đủ
lớn.
b. Định giá nhãn hiệu thông qua phân tích giá trị giao dịch toàn bộ hoặc một
phần doanh nghiệp
Việc chuyển nhượng nhãn hiệu trên thị trường thường đi kèm v
ới việc
chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp. Vì thế, giá trị giao dịch đã
15
bao gồm cả tiền trả cho nhãn hiệu hữu hình, nhãn hiệu mang bản chất tiền tệ và tài
sản trí tuệ…
Trong trường hợp này, ta có thể xác định giá trị thị trường của nhãn hiệu
bằng cách phân tích số liệu giao dịch toàn bộ doanh nghiệp hoặc một phần doanh
nghiệp, từ đó tìm ra số tiền được dùng để mua bán nhãn hiệu.
Một nhãn hiệu cũng có thể được xác định giá trị dựa trên chứ
ng cứ về giao
dịch đối với một phần quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc toàn bộ nhãn hiệu đó trong quá
khứ hoặc những đề nghị được sở hữu một phần hoặc toàn bộ nhãn hiệu đó một cách
nghiêm túc. Các chứng cứ này có được từ việc phân tích sổ sách kế toán của doanh
nghiệp, các hợp đồng, thư đề nghị, tài liệu chào thầu, thậm chí là tài liệu
được công
bố trên những phương tiện truyền thông uy tín.
c. Định giá qua so sánh mức phí li-xăng
5


Nhãn hiệu có thể được định giá thông qua việc so sánh mức phí li-xăng trên
cơ sở lý luận rằng hai nhãn hiệu có giá trị ngang nhau nếu có giá trị sử dụng bằng
nhau. Tuy nhiên, khi so sánh mức phí cần lưu ý các điều khoản đi kèm ví dụ như
phí ban đầu (up-front-fee), mức phí tối thiểu, lượng hàng tiêu thụ tối thiểu ….
3.3.5. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận thị trường
a. Ưu điểm
- Đối với các nước có nhiều giao dịch mua bán nhãn hiệu, có nhiều thông tin
thị trường hoặc thị trường chứng khoán minh bạch, công khai như Hoa Kỳ, Nhật
Bản, EU … thì đây là phương pháp quan trọng vì nó thể hiện sự đánh giá của thị
trường - sự đánh giá đầy đủ, chính xác và khách quan nhất. Giá trị mà thị trường
thừa nhận là giá trị cuối cùng, vì vậy, có sức thuyết phục mạnh đối với các bên có
liên quan.
- Là ph
ương pháp đơn giản, không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật vì không có
công thức hay mô hình cố định mà chỉ dựa vào sự hiện diện của các giao dịch trên
thị trường để rút ra các bằng chứng về giá trị.
b. Nhược điểm
- Trên thực tế, không bao giờ có giao dịch về một nhãn hiệu hoàn toàn tương
đồng với nhãn hiệu đích tính độc quyền và đơn nhất của nó. Hơn nữa, đ
ôi khi giá
giao dịch được công bố không hoàn toàn phản ánh giá thị trường vì còn có những
điều kiện kèm theo không được tiết lộ như quyền cung cấp nguyên phụ liệu đối với
các hợp đồng franchising, lượng sản phẩm tối thiểu và tối đa được sản xuất khi mua
li-xăng…
- Thị trường thường xuyên biến động, vì thế thông tin thị trường dễ bị lạc
hậu, làm ảnh hưởng đế
n tính chính xác của việc định giá. Để hạn chế nhược điểm
này, cần tiến hành những nghiên cứu chi tiết về lĩnh vực đích, diễn biến tài chính,



5
Nguồn: Student Handbook, Valuation of Intellectual Property, Modul 4, Pro Inno Europe
16
vòng đời sản phẩm … từ đó xây dựng một hệ số hồi quy. Tuy nhiên, bản thân việc
này lại chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan, chỉ có thể định tính chứ không thể định
lượng làm giảm tính thuyết phục của kết quả định giá.
3.4. Nhóm phương pháp định giá sử dụng cách tiếp cận thu nhập
Định giá bằng cách tiếp cận thu nhập là việc tính toán giá trị của nhãn hiệu
trên cơ sở lợi ích kinh tế mà nhãn hiệu đó mang lại.
Cách tiếp cận thu nhập dựa trên bản chất của nhãn hiệu, theo đó giá trị của
một nhãn hiệu được đánh giá trên cơ sở lợi ích kinh tế mang lại trong quá khứ, hiện
tại hoặc dự kiến tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai.
3.4.1. Điề
u kiện để áp dụng cách tiếp cận thu nhập
Trong các công thức xác định giá trị nhãn hiệu dựa trên cách tiếp cận thu
nhập thì nếu giá trị thu nhập từ nhãn hiệu nhỏ hơn hoặc bằng không thì giá trị thu
được sẽ là giá trị âm hoặc bằng không. Nói cách khác, nếu không xác định được
dòng tiền do nhãn hiệu sinh ra hoặc dòng tiền có giá trị âm (thua lỗ) thì phương
pháp này không áp dụng được.
3.4.2. Xác định lợi ích kinh tế do nhãn hiệu mang lại:
Đi
ểm mấu chốt của các phương pháp định giá áp dụng cách tiếp cận thu
nhập là phải phân tách được dòng tiền còn gọi là lợi ích kinh tế do nhãn hiệu mang
lại (economic contribution - cash flows).
Để thực hiện công việc này, những kỹ thuật sau đây thường được áp dụng:
a. Kỹ thuật xác định thu nhập trực tiếp:
Trong trường hợp trên thị trường có nhiều hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu
mạnh, đồng thời tồn tại nh
ững loại hàng hóa/dịch vụ cùng chủng loại, chất lượng
tương đương nhưng không mang nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu yếu thì có thể sử dụng

Kỹ thuật tính toán giá trị vượt trội (Premium Pricing) để tính toán lợi ích kinh tế do
nhãn hiệu mang lại.
Ví dụ về việc trường hợp này có nhiều, có thể đơn cử một áo sơ mi do hãng
An Phước sản xuất có cùng chất liệu, cùng kiểu dáng, cùng nơi sản xuất nh
ưng nếu
mang nhãn hiệu An Phước thì chỉ bán được với giá 500.000VND, nếu mang nhãn
hiệu Pierre Cardin hoặc Polo thì có thể bán được với giá 1.500.000 VND.
Như vậy, lợi ích kinh tế do nhãn hiệu mang lại tính theo kỹ thuật này được
tính bằng khoảng chênh lệch về giá bán giữa sản phẩm mang nhãn hiệu đích và sản
phẩm cùng chủng loại, chất lượng tương đương nhưng không gắn nhãn hiệu hoặc
gắn nhãn hiệu yếu, nhãn hiệu nhái.
b. K
ỹ thuật xác định thu nhập gián tiếp
17
Trong phần lớn trường hợp, không phải lúc nào cũng may mắn nhận biết
ngay và tiền tệ hóa được hiệu quả kinh tế mà nhãn hiệu mang lại một cách trực tiếp
do lợi nhuận vượt trội của một sản phẩm, dịch vụ cấu thành bởi nhiều yếu tố chứ
không chỉ một mình nhãn hiệu ví dụ như việc áp dụng một quy trình quản trị mới có
thể làm t
ăng hiệu năng quản lý, việc áp dụng công nghệ mới làm sản phẩm hấp dẫn
hơn Mặt khác, không phải trong trường hợp nào cũng tìm được nhãn hiệu đối
chứng, khi ấy, cần sử dụng kỹ thuật xác định thu nhập gián tiếp.
- Giảm trừ phí li-xăng nhãn hiệu (relief from royalty): Đây là kỹ thuật
được sử dụng phổ biến để xác định giá trị kinh tế do nhãn hiệu mang lạ
i, đặc biệt
trong trường hợp xảy ra tranh chấp về nhãn hiệu. Kỹ thuật này dựa trên giả định là
nếu không có nhãn hiệu (đang sử dụng) thì phải nhận li-xăng với một chi phí nhất
định. Như vậy, nếu có nhãn hiệu thì tiết kiệm được chi phí đó và đây chính là lợi ích
kinh tế nhãn hiệu mang lại.
Để xác định mức phí li-xăng, người ta thường nghiên cứu mức phí tương tự

ho
ặc sử dụng nguyên tắc “rule of thumb”.
Theo nguyên tắc này, mức phí li-xăng bằng khoảng 25% lợi nhuận ròng của
sản phẩm, dịch vụ nhận li-xăng. Tuy nhiên, mức phí xác định theo nguyên tắc này
chỉ mang tính ước đoán, là số liệu tham khảo cho các bên thảo luận hoặc đàm phán.
Mức phí được quyết định tùy thuộc vào ngành, lĩnh vực kinh doanh; mức phí
thị trường, quan hệ cung cầu, sự mong muốn của các bên có liên quan … và thông
thường để
quyết định mức phí cần những nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu của những
chuyên gia về kinh tế.
Nhược điểm lớn nhất của kỹ thuật này ở chỗ: Giá trị mà nó xác định không
phải là giá trị sở hữu mà là giá trị sử dụng. Nói cách khác, khi giả định không phải
trả phí li-xăng thì người ta đã mặc nhiên quy đồng hai khái niệm quyền sử dụng và
quyền sở hữu nhãn hiệ
u.
Chính vì vậy mà kỹ thuật này thường dùng nhiều nhất để định giá trong xác
định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
- Kỹ thuật phân tích dòng tiền thay thế (Alternative analytical methods)
hoặc kỹ thuật so sánh lợi nhuận biên:
Theo kỹ thuật này thì lợi ích kinh tế do nhãn hiệu mang lại chính là khoảng
chênh lệch giữa mức lợi nhuận của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cần định giá
và mức lợi nhuận trung bình củ
a cả ngành công nghiệp. Kỹ thuật này thể hiện dưới
công thức:
Lợi nhuận biên của
hàng hóa, dịch vụ đích
‐
Lợi nhuận biên trung
bình của ngành hàng
hóa/dịch vụ

=
Tỷ lệ lợi ích kinh tế
do TSTT đóng góp

18
Lợi nhuận biên của ngành, dịch vụ thường được xác định dựa trên ý kiến
chuyên môn của các chuyên gia kinh tế hoặc lấy số liệu thống kê của các tổ chức uy
tín.
- Kỹ thuật phân tích dòng tiền (analytical methods): Với kỹ thuật này, các
chuyên gia phân tích luồng thu nhập từ một loại sản phẩm, dịch vụ, phân tích các
yếu tố góp phần tạo nên tổng lợi nhuận vượt trội như máy móc, thiết bị
, nhân lực,
nhãn hiệu, sáng chế …, từ đó ước lượng sự đóng góp của nhãn hiệu. Sử dụng kỹ
thuật này cần đến kiến thức chuyên môn rất sâu về kinh tế, tài chính, kế toán, bên
cạnh kiến thức về sở hữu trí tuệ.
Lưu ý: Ngoại trừ kỹ thuật giảm trừ phí li-xăng, giá trị vượt trội được tính
bằng các kỹ thuật như Premium Price, phân tích dòng tiền thay th
ế … có thể do
nhiều yếu tố tạo thành thì cần phân tích xem những yếu tố nào tạo nên giá trị vượt
trội, từ đó xác định dòng tiền đối với nhãn hiệu đích.
Việc phân tách đòi hỏi nghiên cứu một cách toàn diện về hoạt động sản xuất,
kinh doanh, tình hình thị trường, đặc điểm hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu … và
thường có sự tham gia của chuyên gia về ngành, lĩnh vực đó.
Đối với một số trường hợp, để đơn giản hóa việc tính toán, căn cứ vào tình
hình cụ thể mà người ta mặc nhiên coi nhãn hiệu là yếu tố duy nhất tạo nên giá trị
vượt trội (Định giá của Ernst & Young với Xi măng Hà Tiên 1) và bỏ qua việc phân
tách này.
3.4.3. Các phương pháp định giá ứng dụng cách tiếp cận thu nhập:
Có 02 phương pháp ứng dụng cách tiếp cận này được coi là cơ bản, quan
trọng nhất và đượ

c áp dụng rộng rãi là phương pháp phân tích dòng tiền chiết khấu
(DCF) và phương pháp vốn hóa thu nhập.
a. Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)
Chiết khấu dòng tiền (DCF) là phương pháp xác định giá trị trên cơ sở khả
năng sinh lời của nhãn hiệu trong tương lai. Theo phương pháp này, giá trị hợp lý
của nhãn hiệu bằng tổng lợi ích kinh tế mà nó mang lại trong suốt thời gian tồn tại
hữu ích, có điều chỉnh lợi ích kinh tế trong t
ương lai về thời điểm định giá.
Giá trị tính theo phương pháp DCF được xác định theo công thức sau:
V
=

→=
+
ni
i
i
K
D
1
)1(

Trong đó:
V: Giá trị thị trường của nhãn hiệu thời điểm định giá
D
i


(1+ K)
i


: Giá trị hiện tại của lợi nhuận của nhãn hiệu năm thứ i
19
i : thứ tự các năm kế tiếp kể từ thời điểm định giá (i:1 →n);
D
i
: Dòng tiền năm thứ i.
n : Là thời gian tồn tại hữu dụng của nhãn hiệu được lựa chọn.

* Giải thích một số thuật ngữ, khái niệm đã được sử dụng trong công
thức
- Dòng tiền (cash flow) hoặc lợi ích kinh tế do nhãn hiệu mang lại
(economic contribution):
Khái niệm “dòng tiền” hoặc “lợi ích kinh tế do nhãn hiệu mang lại” áp dụng
trong công thức dưới đây là lợi nhuận ròng dự kiến có
được trong tương lai do việc
sử dụng nhãn hiệu trực tiếp mang lại.
“Dòng tiền” khác với “giá trị vượt trội” - được sử dụng để chỉ sự chênh lệch
về giá trị giữa loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu và một loại hàng hóa, dịch vụ
được sử dụng để so sánh khác. Giá trị vượt trội có thể do sự đóng góp của nhiều yếu
tố, trong đó có nhãn hiệu.
Trong công thức, dòng tiền (tham số Di) là Dòng tiền năm thứ i, được tính
dựa trên kỳ
vọng về lợi nhuận ròng hoặc tổng lượng hàng hóa tiêu thụ trong tương
lai bằng kỹ thuật (i) lợi nhuận vượt trội, (ii) so sánh lợi nhuận biên; hoặc (iii) giảm
trừ phí li-xăng, đã được trình bày ở phần trên.
- Chiết khấu
Trong tài chính, chiết khấu là quy trình xác định giá trị hiện tại của một
lượng tiền tệ có được trong một thời điểm trong tương lai. Giá trị chiết khấ
u của

một vòng quay tiền tệ được xác định bằng cách khấu trừ giá trị của nó đi một tỷ lệ
chiết khấu thích hợp đối với từng đơn vị thời gian giữa thời điểm mà vòng quay tiền
tệ được lượng giá với thời gian bắt đầu của vòng quay tiền tệ. Thông thường, tỷ lệ
chiết khấu được biểu diễn như là t
ỷ lệ phần trăm theo năm.
- Tỷ lệ chiết khấu
Tỷ lệ chiết khấu hoặc tỷ suất chiết khấu có thể tính bằng những cách khác
nhau như lấy tỷ lệ lãi liên ngân hàng, lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng trung
ương hoặc lãi suất phi rủi ro khác cộng với tỷ lệ nhất định phản ánh mức độ rủi ro
liên quan đến đầu tư vào một lĩnh v
ực, một ngành hàng nào đó hoặc đơn giản là lấy
tỷ lệ lợi nhuận trung bình của ngành…
Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong phương pháp DCF (Tham số K) được
tính bằng Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết (theo giả thiết hoặc kỳ vọng)
của các nhà đầu tư khi mua nhãn hiệu, phản ánh tỷ lệ rủi ro của thương vụ và đượ
c
xác định theo công thức:
K = R
f
+ R
p
20
R
f
: Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro như lãi suất
của trái phiếu Chính phủ hoặc lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn tương ứng ở thời điểm
gần nhất với thời điểm xác định giá trị
R
p
: Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư. Thông thường, người ta căn cứ vào chỉ

số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty
định giá xác định cho từng doanh nghiệp, từng loại hình kinh doanh nhưng không
vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro (Rf).
- Hiện tại hóa dòng tiền tương lai.
Khi định giá nhãn hiệu bằng phương pháp thu nhập, ta giả
định sẽ thu được
một khoản tiền từ nhãn hiệu trong tương lai. Tuy nhiên, một đồng trong tương lai sẽ
có giá trị khác với một đồng đang có trong thời điểm hiện tại. Vì vậy, trong mọi
công thức đều cần tính đến việc đưa giá trị sẽ nhận được trong tương lai về thời
điểm hiện tại, đó chính là hiện tại hóa dòng tiền tương lai.
Một Dollar, nế
u đem đầu tư, sẽ tăng lên thành $(1+r) sau một năm, nên một
khoản tiền B trong năm tới sẽ có giá trị hiện tại (hiện giá) là B/(1+r). Tương tự, một
khoản đầu tư trị giá $1 hiện nay sẽ tăng lên thành $(1+r)
n
trong n năm, hay khoản
tiền B sẽ nhận được vào n năm trong tương lai có hiện giá là $B/(1+r)
n
. Suất chiết
khấu r càng lớn và thời gian có được số tiền càng lùi xa vào tương lai, thì hiện giá
của nó càng nhỏ.
Để hiện tại hóa dòng tiền tương lai, khi đã xác định được tỷ lệ chiết khấu thì
cần làm rõ các khái niệm sau:
+ Lãi đơn (simple interest): Lãi chính là số tiền thu được (đối với người
cho vay) hoặc chi ra (đối với người đi vay) do việc sử dụng vốn vay. Lãi đơn là số
tiền lãi chỉ tính trên s
ố tiền gốc mà không tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra.
Công thức tính lãi đơn như sau:
Si = Po(i)(n)
Trong đó: Si là lãi đơn, Po là số tiền gốc, i là lãi suất kỳ hạn và n là số kỳ

hạn tính lãi.
Ví dụ bạn ký gửi $1000 vào tài khoản định kỳ tính lãi đơn với lãi suất là
8%/năm. Sau 10 năm số tiền gốc và lãi bạn thu về là:
$1000 + 1000(0,08)(10) = $1800
+ Lãi kép (compound interest): là số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền gốc
mà còn tính trên s
ố tiền lãi do số tiền gốc sinh ra. Nó chính là lãi tính trên lãi, hay
còn gọi là ghép lãi (compounding).
+ Lãi kép liên tục (continuous compound interest): là lãi kép khi số lần
ghép lại trong một thời kỳ (năm) tiến đến vô cùng. Nếu trong một năm ghép lãi một
lần thì chúng ta có lãi hàng năm (annually), nếu ghép lãi 2 lần thì chúng ta có lãi
bán niên (semi annually), 4 lần có lãi theo quý (quarterly), 12 lần có lãi theo tháng
21
(monthly), 365 lần có lãi theo ngày (daily), … Khi số lần ghép lãi lớn đến vô cùng
thì việc ghép lãi diễn ra liên tục. Khi ấy chúng ta có lãi liên tục (continuously).
+ Giá trị hiện tại của một số tiền tương lai tính theo lãi suất kép: Khi ước
tính được giá trị một lợi ích kinh tế của nhãn hiệu trong tương lai, thì ta cần đưa nó
về giá trị tại thời điểm định giá. Đấy chính là giá trị hiện tại của một số tiền tương
lai, công thứ
c tính như sau:
PVo = FVn(1+i)
-n

Trong đó:
PVo là giá trị của một số tiền ở thời điểm hiện tại;
PVn là giá trị tương lai của số tiền PVo ở thời điểm n kỳ hạn lãi;
n là số kỳ hạn lãi;
i là lãi suất của thời hạn tính lãi hay tỷ lệ chiết khấu
Ví dụ nếu xác định nhãn hiệu sẽ mang lại cho doanh nghiệp 1000$ trong 3
năm tới, giả thiết tỷ lệ

chiết khấu 8% năm và tính lãi kép hàng năm, áp dụng công
thức trên, ta sẽ có số tiền 1000 USD này tại thời điểm hiện tại như sau:
PVo = 1000(1+0,08)
-3
= 1000(0,794) = 794$
Như vậy, giá trị của nhãn hiệu trị giá 1000 USD sẽ thu được trong 3 năm sau
khi định giá, giả thiết tỷ lệ chiết khấu là 8% năm, lãi suất kép hàng năm thì giá hiện
tại của nhãn hiệu đó là 794 USD.
Công thức DCF như trình bày ở Đề tài này áp dụng kỹ thuật xác định giá trị
hiện tại của dòng tiền tương lai theo lãi suất kép.
- Vòng đời kinh tế (economic life) hay thời gian tồn tại hữu dụng của
nhãn hiệu
Trong công thức DCF, có một tham số được giải thích là số năm hữu dụng
còn lại của nhãn hiệu kể từ thời điểm định giá.Tham số đó phản ánh Vòng đời kinh
tế của nhãn hiệu.
Về nguyên tắc, vòng đời của nhãn hiệu không thể xác định được (infinite) do
nhãn hiệu có thể sử dụng không hạn chế về thời gian, tuy nhiên, nó cũng tuân thủ
quy luật phát triển gồm 4 giai
đoạn là khai sinh (introduction), phát triển (growth),
chín muồi (maturity) và giảm sút (decline).
Việc ước tính thời gian tồn tại hữu dụng của nhãn hiệu (tham số n) dựa trên
việc phân tích những tiêu chí sau đây:
+ Vòng đời sản phẩm: Một nhãn hiệu gắn trên một sản phẩm sắp sửa bị đào
thải do cạnh tranh, do sự phát triển của kỹ thuật … thì vòng đời của nhãn hiệu đó
gần như tương
đồng với vòng đời của sản phẩm.
22
+ Hiệu quả kinh tế của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại và so với
chính sản phẩm đó thời gian trước: Căn cứ vào doanh số bán hàng, tỷ suất lợi
nhuận mà ta có thể xác định một nhãn hiệu thuộc giai đoạn nào trong bốn giai đoạn:

xây dựng, phát triển, chín muồi và suy thoái.
+ Các yếu tố về mặt pháp lý như khả năng thực thi quyền ví dụ
như nhãn
hiệu Escalator hay Aspirin đã bị chấm dứt hiệu lực do không có khả năng bảo vệ sự
độc quyền sử dụng nhãn hiệu.
+ Thời gian thu hồi vốn kỳ vọng của nhà đầu tư: Ước tính thời gian tồn
tại hữu dụng của nhãn hiệu bằng cách này, ta giả thiết nhãn hiệu được định giá là
một chương mục đầu tư và nhà đầu tư sẽ
chỉ bỏ vốn khi kỳ vọng thu hồi trong một
khoảng thời gian hợp lý.
* Phương pháp “Monté Carlos” hay phương pháp DCF nâng cao
Phương pháp DCF truyền thống dựa trên cơ sở lý luận là giá trị nhãn hiệu
bằng tổng lợi ích thu được từ nhãn hiệu trong tương lai. Nhược điểm của phương
pháp là ở chỗ kịch bản lợi nhuận do nhãn hiệu mang lại trong tương lai là những
ước tính mang tính chủ quan và chưa tính đến yế
u tố rủi ro (risk) và sự bất định
(volatility) của thị trường.
Để giải quyết nhược điểm này, một phương pháp đã được phát triển trên
nguyên tắc tính đến mọi kịch bản của lợi nhuận có thể đoán định trước, từ đó bình
sai các khả năng để tìm ra một giá trị hoặc một dải giá trị phản ảnh mức độ rủi ro từ
th
ấp nhất đến cao nhất.
Trong các tài liệu khác nhau, phương pháp này có tên gọi khác nhau như
Phương pháp dựa trên kỹ thuật phân tích cây quyết định (Decision Tree Analysis
hoặc DTA based methods); Phương pháp DCF nâng cao (advanced DCF valuation
method) nhưng tên gọi được biết đến nhiều nhất là phương pháp “Monté Carlos”.
- Phạm vi ứng dụng
Phương pháp Monté Carlos thường được sử dụng trong trường hợp lợi ích
thu được trong tương lai của nhãn hiệu chịu ảnh hưởng của một số yếu tố bi
ến động

trong một dải giá trị có thể xác định được.
- Nguyên tắc hoạt động
Để hiểu rõ phương pháp này hoạt động như thế nào, ta nghiên cứu một
trường hợp định giá một nhãn hiệu giả định.
Giả sử một nhãn hiệu được định giá dựa trên cách tiếp cận thu nhập, phương
pháp dòng tiền chiết khấu (DCF). Việc định giá dựa trên giả định:
+ Chưa có mộ
t kịch bản chắc chắn về mức thu nhập do nhãn hiệu mang lại
trong tương lai;
23
+ Có số liệu liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu trong quá khứ nhưng số
liệu đó không đủ để nhận định một cách chắc chắn chiều hướng lợi nhuận trong
tương lai;
+ Giả định là nhãn hiệu đó còn có thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm nữa;
+ Các phân tích dự báo mức độ tăng trưởng doanh thu bằng không, tuy
nhiên, chủ sở hữu nhãn hiệu tin rằng mức tăng trưở
ng doanh thu phải đạt từ 3 đến
20%;
+ Được biết doanh thu hiện tại của sản phẩm mang nhãn là 1.000.000 USD,
chi phí bán hàng (COGS - Cost of goods sold) là 700.000 USD, trong khi các chi
phí khác khoảng 5% doanh thu;
+ Các chi phí hoạt động khác ở mức từ 5 đến 10%;
+ Chi phí bán hàng (COGS) có thể biến động trong khoảng từ 5 đến 10%;
+ Ta mặc định tỷ lệ chiết khấu là 15%.
Để đơn giản hóa việc tính toán, ta chỉ cho ba (03) tham số là doanh thu, chi
phí bán hàng (COGS) và chi phí hoạt động biến đổi theo những kịch bản khác
nhau.
Theo ph
ương pháp Monté Carlo, bằng phương trình DCF truyền thống, ứng
với mỗi một kịch bản khác nhau của mỗi tham số sẽ cho ra một kết quả khác nhau,

ví dụ ta đặt hai tham số doanh thu và chi phí hoạt động ở một mức bất kỳ trong ba
mức là cao thấp và trung bình (giả sử ta đặt mức trung bình trong tất cả các năm),
đặt tham số COGS ở mức cao trong năm thứ nhất, thấp trong năm thứ hai, lại cao
trong nă
m thứ ba … Áp công thức DCF, ta sẽ cho một giá trị ứng với kịch bản
doanh thu trung bình; chi phí hoạt động trung bình trong 5 năm; và chi phí bán hàng
ở mức cao năm thứ nhất, thấp năm thứ hai, trung bình năm thứ 3 ….
Thay đổi một tham số trong kịch bản này sẽ cho ra một giá trị khác ứng với
kịch bản ấy. Như vậy, trong mỗi cuộc định giá thì phương pháp Monté Carlo sẽ cho
ra hàng trăm, thậm chí hàng ngàn kết quả khác nhau tùy theo rủi ro được l
ựa chọn ở
mức độ nào.
Như vậy, trái với phương pháp DCF truyền thống, chỉ cho ra một giá trị thì
phương pháp Monté Carlo có kết quả là một dải giá trị từ thấp nhất (tương ứng với
kịch bản bi quan nhất) đến cao nhất (tương ứng với kịch bản lạc quan nhất). Việc
lựa chọn một kết quả được coi là phù hợp sẽ do chuyên gia định giá, k
ết hợp với
người có trách nhiệm quyết định hoặc đơn giản hơn là lấy giá trị trung bình chung.
Trong thí dụ nêu trên, phương pháp Monté Carlo sẽ cho ra khoảng 1000
phương án, với dải giá trị nhãn hiệu từ 134.000 USD đến 1.100.000 USD, giá trị
trung bình là 599.000 USD.
Lưu ý là giá trị trung bình nêu trên không phải là trung bình chung của giá trị
cao nhất và giá trị thấp nhất mà là giá trị trung bình chung của cả 1000 kết quả của
24
1000 phương án khác nhau. Bảng dưới đây thể hiện kết quả định giá theo một trong
những kịch bản:
Bảng phân tích tài chính theo phương pháp phân tích
Monté Carlo dựa trên kịch bản các tham số ở mức độ trung bình

Vòng đời nhãn hiệu

2003 2004 2005 2006 2007
Tham số
($000s) ($000s) ($000s) ($000s) ($000s)

Tổng doanh thu
Chi phí bán hàng


1,000.0
717.0

1,118.0
803.0

1,250.0
900.0

1,398.0
1,002.0


1,563.0
1,124.0

Tổng lợi nhuận
Chi phí khác


283.0
73.0


315.0
82.0

350.0
92.0

396.0
103.0


439.0
115.0

Lợi nhuận hoạt động
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp

210.0
210.0
(63.0)

233.0
233.0
(69.9)

258.0
258.0
(77.4)


293.0
293.0
(87.9)


324.0
324.0
(97.2)

Lợi nhuận thuần
Tham số đưa giá trị về hiện tại
6

(PV factor)

147.0
0.9

163.1
0.8

180.6
0.7

205.1
0.6


226.8
0.5


Giá trị hiện tại
Giá thị trường


127.8
599.9

123.3

118.7

117.3


112.8
Cần khẳng định ngay là bất cứ giá trị nào trong số 1000 kết quả cũng đều có
xác suất xảy ra trên thực tế ngang nhau, việc được lựa chọn giá trị trung bình là bình
sai các khả năng nói trên mà thôi chứ không có ý nghĩa là giá trị này có khả năng
xảy ra cao nhất.
b. Phương pháp vốn hóa thu nhập
Phương pháp vốn hóa thu nhập căn cứ vào mức thu nhập bình quân từ việc
sử dụng, cho thuê, li-xăng, franchise để tính toán giá trị của nhãn hi
ệu. Theo cách
tính này, giá trị hợp lý của một nhãn hiệu bằng giá trị một khoản tiền, được đầu tư
dài hạn, ổn định theo một cơ chế tài chính được đảm bảo, thu được một khoản lợi
nhuận tương đương.
Điều kiện áp dụng phương pháp này là thu nhập từ sử dụng nhãn hiệu đích
phải có giá trị dương, ổn định, lâu dài và có ít rủi ro hoặc biế
n động như phí

franchise, phí li-xăng, nhãn hiệu có mức độ sinh lời biến động áp dụng phương
pháp DCF trình bày ở trên.
Giá trị thị trường tính theo phương pháp này được xác định theo công thức
sau:
V
=
I / R


6
Là kết quả sau khi áp dụng công thức chiết khấu để đưa giá trị trong tương lai về thời điểm định giá, đã
được trình bày ở phần trên

×