Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Ôn thi Đại học môn Địa lý 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.69 KB, 15 trang )

Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
Câu: Những định hướng chính để đảy mạnh công cuộc đổi mới?
Trả lời:
- Thực hiện chiến lược tòan diện xóa đói, giãm nghèo và phát triển KT.
- Hoàn thiện thể chế KT thị trường theo định hướng XHCN.
- Đẩy mạnh CNH – HĐH và KT trí thức.
- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
- Tăng cường bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, văn hóa, y tế.
Vị trí địa lý – Phạm vi lãnh thổ
Câu: Vị trí địa lý, Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý?
Trả lời:
Vị trí địa lý :
Nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
Có vị trí một bán đảo: Vừa gắn với lục địa Á – Âu, vừa giáp biển Đông và
Thái Bình Dương.
Nằm trên đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế.
Nằm trong múi giờ thứ 7. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý:
Thiên nhiên mang tính nhiệt đới ẩm, gió mùa.
Đa dạng về động thực vật, nông sản.
Nằm trong vành đai sinh khóang nên có nhiều khoáng sản.
Có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên: Phân hóa Bắc – Nam, Đông – Tây, thấp
– cao.
Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
Câu: Đặc điểm, kết quả của giai đọan tân kiến tạo ?
Trả lời:
Đặc điểm:
Diễn ra trong thời gian ngắn nhất và vẫn đang tiếp diễn.
Là giai đọan chịu sự tác động mạnh mẽ của: vận động An pơ – Hymalaya và
những biến đổi khí hậu tòan cầu.


Kết quả:
Địa hình được trẻ lại, bồi tụ các đồng bằng châu thổ rộng lớn: ĐBSH,
ĐBSCL.
Hình thành các khóang sản: dầu khí, bôxit …
Tiếp tục hòan thiện các điều kiện tự nhiên.
Đất nước nhiều đồi núi
Câu: Những điểm khác nhau về địa hình giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây
Bắc? Điểm giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, dịa hình và đất đai
ĐBSH và ĐBSCL? Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi và đồng bằng đối
với việc phát triển KT?
Trả lời:
Những điểm khác nhau về địa hình giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc?
Tiêu chí Vùng núi đông bắc Vùng núi tây bắc
Phạm vi Nằm ở tả ngạn sông Hồng Nằm giữa sông Hồng và sông
Cả
Đặc điểm
chung
- Chủ yếu là đồi núi thấp.
- Hướng vòng cung, chụm lại ở
tam đảo.
- Là vùng núi cao nhất.
- Hướng núi Tây Bắc – Đông
Nam
Các dạng địa
hình chính
- có 4 cánh cung núi: Sông Gâm,
Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Một số đỉnh núi cao >2.000m:
Tây Côn Lĩnh, Kiều Li Ti …
- Các khối núi đá vôi ở biên giới

Việt Trung.
- Ở giữa là đồi núi thấp.
- Giáp đồng bằng là vùng đồi
trung du.
- Có các sông Cầu, Thương, Lục
Nam…
- Có 3 dãy núi chính:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn với
đỉnh Phanxnipăng, cao nhất
nước 3.143 m.
+ Dãy sông Mã chạy dọc biên
giới Việt Lào.
+ Ở giữa là các cao nguyên và
sơn nguyên đá vôi.
- Nối tiếp là vùng núi Ninh
Bình – Thanh Hóa.
- Có các canh cung giữa núi:
Điện biên …
- Có các sông: Đà, Mã, sông
Chu.
Điểm giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, dịa hình và đất
đai ĐBSH và ĐBSCL?
a/ Điểm giống nhau:
- Đều là đồng bằng châu thổ rộng nhất nước ta.
- Hình thành ở hạ lưu các sông.
- Có bờ biển phẳng, đáy nông, thềm lục địa mở rộng.
- Có địa hình bằng phẳng, có đất phù sa màu mở.
- Vẫn tiếp tục mở rộng ra biển với tốc độ khá nhanh (60-100m/ năm).
b/ Điểm khác nhau:
Tiêu chí ĐBSH ĐBSCL

Điều kiện hình thành Do phù sa sông Hồng và
sông Thái Bình bồi đắp
Do phù sa sông Tiền và
sông Hậu bồi đắp
Đặc điểm địa hình - Diện tích 15.000 km
2
- Cao ở rìa phía Tây và
Bắc
- Thấp dần ra biển.
- Bị hệ thống đê chia cắt
thành các ô trũng, khó
thóat nước.
- Diện tích 40.000 km
2
.
- Địa hình thấp và bằng
phẳng.
- Có các vùng trũng lớn:
Đồng Tháp Mười, Tứ giác
Long Xuyên.
- mạng lưới sông dầy đặc.
Đất đai - Đất phù sa không được
bồi tụ hàng năm.
- Có 2 lọai đất: Phù sa
trong đê và ngòai đê.
- Đất phù sa được bồi tụ
hàng năm.
- Có đất phù sa ngọt, đất
phèn, đất mặn.
Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi và đồng bằng đối với việc phát

triển KT?
a/ Khu vực đồi núi:
- Thuận lợi
+ Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi, phát triển ngành công nghiệp.
+ Tài nguyên rừng: Giàu có về thành phần lòai, với nhiều loài quí hiếm, tiêu
biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
+ Bề mặt cao nguyên bằng phẳng, thuận lợi cho XD các vùng chuyên canh
cây công nghiệp.
+ Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn: Sông Đà, sông Đồng
Nai …
+ Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, nhiều nơi trở thành điểm du lịch nổi
tiếng: TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mẫu Sơn
(Lạng Sơn) …
- Khó khăn:
+ Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, sườn dốc, trở ngại cho giao
thông, khai thác tài nguyên và du lịch.
+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi là nơi xãy ra nhiều thiên tai: lũ quét,
xói mòn đất, trượt lở đất …
b/ Khu vực đồng bằng:
- Thuận lợi:
+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng với nhiều lọai nông sản, đặc
biệt là gạo.
+ Cung cấp các nguồn lợi tự nhiên: Khóang sản (than bùn, dầu khí), thủy sản,
lâm sản.
+ Nơi có điều kiện tập trung các thành phó, các khu công nghiệp và các trung
tâm thương mại.
- Hạn chế:
+ Thường xãy ra thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.
Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Câu: Ảnh hưởng của biển đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái

ven biển?
Trả lời:
- Khí hậu:
+ Làm tăng độ ẩm không khí, mang nhiều mưa đến.
+ Làm giãm lạnh và khô vào mùa đông và dịu nóng bức trong mùa hạ.
+ Khí hậu mang tính chất hải dương đều hòa.
- Địa hình: Tại địa hình ven biển đa dạng, đặc sắc: Cửa sông, bờ biển mài
mòn, đầm phá, cồn cát …
- Hệ sinh thái vùng ven biển
- Đa dạng: rừng ngập mặn. hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái nước lợ …
- Giàu có: Phong phú về chủng lọai, năng suất sinh học cao.
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu: Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế
nào? Họat động gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân mùa của các
vùng?Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến họat động nông
nghiệp?
Trả lời:
Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào:
a/ Biểu hiện của tính chất nhiệt đới:
- Tổng lượng bức xạ lớn. Cán cân bức xạ dương quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 20
0
C. Tổng giờ nắng cao 1.400 – 3.000 giờ.
b/ Biểu hiện của tính chất ẩm
- Lượng mưa trung bình năm cao: 1.500 – 2.000 mm. Sườn đón gió lượng
mưa đến 3.500 – 4.000 mm.
- Độ ẩm không khí cao trên 80%. Cân bằng ẩm luôn luôn dương.
Họat động gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân mùa của
các vùng:
a/ Họat động của gió mùa:

Lọai gió Nguồn
gốc
Thời gian
họat động
Phạm vi
họat động
Hướng
gió
Kiểu thời tiết đặc
trưng
Gió
mùa
mùa
đông
Cao áp
Xibia
Tháng 11-4 Miền bắc Đông bắc - Đầu mùa đông
lạnh.
- Cuối mùa đông:
Lạnh, ẩm, mưa phùn.
Gió
mùa
mùa hạ
Áp cao
bắt ÂDD
Tháng 5-7 Cả nước Tây nam - Nóng ẩm ở nam bộ
và TN
- Nóng khô ở BTB
Áp cao
cận chí

tuyến
nam bán
cầu
Tháng 6-10 Cả nước Tây nam Nóng và mưa nhiều
Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến họat động nông
nghiệp?
- Thuận lợi:
+ Nền nhiệt, ẩm cao, phát triển nông nghiệp lúa nước, cây trồng phát triển
quanh năm, năng suất cao, tham canh, tăng vụ.
+ Khí hậu phân hóa đa dạng, cây trồng vật nuôi đa dạng.
- Khó khăn:
+ Thời tiết thất thường, nhiều thiên tai.
+ Lượng nhiệt ẩm lớn, dịch bệnh phát triển nhanh, khó bảo quản nông sản.
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Câu: Nêu đặc điểm nổi bật của phần lãnh thổ phía nam nước ta?
Trả lời:
- Phạm vi:
+ Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
- Khí hậu: Cận xích đạo nóng quanh năm
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 25
0
C.
+ Không có tháng nào nhiệt độ < 20
0
C.
+ Nhiệt độ trung bình năm nhỏ.
+ Có 2 mùa: Mưa và khô
- Cảnh quan: Rừng cận xích đạo gió mùa.
+ Thành phần lòai nhiệt đới và cận nhiệt chiếm ưu thế.
+ Tây nguyên có rừng nhiệt đới khô.

Sử dung và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu: Tài nguyên rừng?
Trả lời
- Rừng của nước ta đang được phục hồi:
+ Nam 1983 tổng DT rừng là 7,2 triệu ha.
+ Năm 2005 tổng DT rừng tăng lên 12,7 triệu ha.
Tuy nhiên, tổng DT rừng và tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 vẫn thấp hơn năm
1943.
- Chất lượng rừng bị giãm sút: 70% DT là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
* Ý nghĩa:
- Về kinh tế : Cung cấp gỗ, dược phẩm, du lịch sinh thái.
- Về môi trường: Chống xói mòn đất, tăng lượng nước ngầm, ngăn chận gió,
bão, lũ lụt, điều hòa khí hậu.
* Biện pháp bảo vệ rừng:
- Triển khai luật bảo vệ rừng.
- Giao rừng cho các hộ dân. Năm 2010 hoàn thành chiến lược trồng 5 triệu ha
rừng.
* Biện pháp cụ thể:
- Rưng phong hộ: bảo vệ vốn rừng hiện có. Trồng rừng trên đất trống đồi trọc.
- Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, sự đa dạng sinh học của các rừng quốc
gia.
- Rừng sản xuất: duy trì, phát triển DT và chất lượng rừng.
Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Câu: Các vấn đề chủ yếu về môi trường ở nước ta? Thiên tai ngập lụt ở
ĐBSH và ĐBSCL?
Trả lời:
a/ Các vân đề cần giải quyết:
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường:
+ Làm gia tăng bão, lũ, hạn hán.
+ Sự biến đổi thất thường của thời tiết và khí hậu.

- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất …
- Các vấn đề khác như:
+ Khai thác và sử dụng tiết kiệm khóang sản.
+ Sử dụng hợp lý các vùng cửa sông, biển.
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường là 2 vấn đề quan
trọng nhất vì có tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của con người.
b/ Nguyên nhân:
- Khai thác tài nguyên không hợp lý.
- Do chất thải của họat động KT và sinh họat.
- Hậu quả của thiên tai.
c/ Biện pháp:
- Sử dụng hợp lý t ài nguyên thiên nhiên.
- Đảm bảo chất lượng môi trường sống.
Thiên tai ngập lụt ở ĐBSH và ĐBSCL?
Nơi xãy ra: ĐBSH, ĐBSCL
Thời gian: Mùa mưa (tháng 5-10); DHMT (tháng 9-12)
Hậu quả: Phá hủy mùa màng, tắt nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân: Địa hình thấp, mưa nhiều theo mùa, ảnh hưởng thủy triều.
Biện pháp phòng chống: XD hệ thống đê điều, hệ thống thủy lợi.
Lao động việc làm
Câu: Mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động?
Trả lời:
Mặt mạnh:
Nguồn lao động dồi dào: 42,5 triệu người,chiếm 51,2% DS (2005).
Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động mới
Người lao động cần cù, khéo tay, sáng tạo có có kinh nghiệm SX, tiếp thu
nhanh KHKT.
Chất lượng lao động ngày càng cao. Lao động kỷ thuật ngày càng đông.
Hạn chế:
Thiếu tác phong công nghiệp.

Nhiều lao động chưa qua đào tạo (75%). Lực lượng lao động có trình độ cao
còn ít.
Phân bố không đều: Tập trung ở các thành phố lớn,miền núi thiếu lao động
nhất là lao động kỷ thuật.
Năng suất lao động thấp, thu nhập của người lao động thấp.
Đô thị hóa
Câu: Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển KTXH?
Trả lời:
Tích cực: Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Thúc đẩy sự phát triển KTXH. Đô thị đóng góp 70% GDP và 80% ngân
sách nhà nước.
- Tác động lực cho sự tăng trưởng và phát triển KT.
- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Tiêu cực: ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội.
Chất lượng cuộc sống
Câu: Nêu những phương hướng nâng co chất lượng cuộc sống của dân cư
nước ta?
Trả lời:
Để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống, cùng với việc đẩy mạnh tăng
trưởng kinh tế, cần chú ý:
+ XĐGN, đảm bảo cân bằng XH.
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
+ Nâng cao dân trí và năng lực phát triển
+ Bảo vệ môi trường.
Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Câu: Nền nông nghiệp nhiệt đới có thuận lợi và khó khăn gì? Chứng minh
nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới? So
sánh sự khác nhau giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hiện đại(Nông
nghiệp hang hóa) ở nước ta?
Trả lời:

Nền nông nghiệp nhiệt đới có thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi: Khí hậu nhiệm dới ẩm gió mùa.
+ Lượng nhiệt, ẩm dồi dào, cây trồng và vật nuôi phát triển quanh năm.
+ Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.
+ Phát triển nông sản nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao.
+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
+ Sự phân hóa địa hình và đất trồng tạo nên thế mạnh khác nhau giữa các
vùng.
Khó khăn:
+ Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh.
+ Tính chất bấp bênh và tính mùa vụ khắc khe của nông nghiệp nhiệt đới.
Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới:
+ Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp với các vùng sinh
thái.
+ Cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền công nghiệp nhiệt đới.
So sánh sự khác nhau giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hiện
đại(Nông nghiệp hàng hóa) ở nước ta?
Tiêu chí Nông nghiệp cổ truyền Nông nghiệp hiện đại
Quy mô Nhỏ, phân tán Lớn, tập trung cao
Phương thức
canh tác
- Chủ yếu sức người và động vật
- Kỹ thuật thô sơ
- Sản xuất nhiều loại, mỗi loại 1
ít
- Sử dụng máy mốc, vật tư nông
nghiệp.
- Kỹ thuật tiên tiến.
- Chuyên môn hóa cao

Hiệu quả - Năng suất thấp, lao động thấp
- Năng suất vật nuôi, cây trồng
kém
- Hiệu quả thấp trên 1 đơn vị dt
đất Nn
- Năng suất lao động cao
- Năng suất vật nuôi, cây trồng
cao
- Hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều
Tiêu thụ - Không quan tâm đến thị trường
- Tự túc, tự cấp
- Gắn với thị trường
- Thị trường tác động lớn đến
SX
Phân bố - Phân bố nhiều nơi
- Tập trung ở vùng còn khó khăn
- Phân bố một số vùng
- Tập trung ở vùng có điều kiện
Vấn đề phát triển nông nghiệp
Câu: Trình bày vai trò, điều kiện phát triển, tình hình sx cây công nghiệp,
cây ăn quả nước ta?
Trả lời:
Vai trò:
+ Sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, khí hậu.
+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Là mặt hang xk quan trọng.
Điều kiện phát triển:
* Thuận lợi:
- Tự nhiên:

+ Đất đai: có nhiều dt đất feralít ở miền núi và cao nguyên.
+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng, cây trồng đa dạng:
cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
- KT-XH:
+ Lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm sx.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong nước và xk.
+ CSVC- dịch vụ nông nghiệp, KHKT có nhiều tiến bộ.
+ Có chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển sx của Nhà nước.
* Khó khăn:
+ Thiên tai, thiếu nước vào mùa khô.
+ Thị trường có nhiều biến động.
+ Mạng lưới giao thông ở miền núi chưa phát triển.
Tình hình sx cây công nghiệp, cây ăn quả nước ta:
* Cây công nghiệp;
+ Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có một số
cây cận nhiệt.
+ Diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp tăng nhanh, nhất là cây
công nghiệp lâu năm.
+ Giữ vị trí hang đầu thế giới về xk: Cà phê, tiêu, điều.
+ Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm
với quy mô lớn: Đông nam bộ, Tây nguyên, Trung du miền núi Bắc bộ.
- Biện pháp phát triển cây công nghiệp:
+ Đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho vùng tròng cây công nghiệp
+ Hoàn thiện và nâng cao năng lực CNCB.
+ XD cơ sở hạ tầng cho vùng trồng cây công nghiệp.
* Cây ăn quả:
+ DT sản lượng cây ăn quả tăng nhanh.
+ Các vùng trồng nhiều cây ăn quả: ĐBSCL, ĐNB, TDMNBB.
Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Câu: Trình bày những đk phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp?

Trả lời:
Điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi:
+ Có biển rộng lớn, nguồn lợi hải sản khá phong phú.
+ Có các ngư trường lớn: Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Thuận – Bình
Thuận – Vũng Tàu – Bà Rịa – Cà Mau – Kiên Giang, Trường Sa – Hoàng Sa.
+ Bờ biển dài, có nhiều vũng, vinh, đầm phá, nuôi trồng và XD các cảng cá.
+ Mạng lưới song ngòi, ao hồ dầy đặc, nuôi thủy sản nước ngọt
- Khó khăn:
+ Thiên tai, gió bảo.
+ Môi trường ven biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản bị suy giãm.
Điều kiện KTXH:
- Thuận lợi:
+ Lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản.
+ Phương tiện tàu thuyền, các ngư cụ được trang bị cũng tốt hơn.
+ Dịch vụ và công nghiệp chế biến thủy sản cũng phát triển.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn
+ Chính sách khuyến ngư của Nhà nước.
- Khó khăn:
+ Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới.
+ Hệ thống các cảng cá, CNCB còn hạn chế.
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Câu: Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa TDMNBB và
TN? Sự khác nhau giữa chuyên môn hóa của ĐBSH và ĐBSCL?
Trả lời:
* Khác nhau về SX:
- Tây nguyên:
+ Chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (Cà phê, cao
su, hồ tiêu), cây công nghiệp cận nhiệt (chè).

+ Chăn nuôi bò thịt, bò sửa.
- TDMNBB:
+ Chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu,
hồi, huế …), cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, thuốc lá, cây dược liệu,
cây ăn quả).
+ Nuôi trâu, bò lấy sữa và nuôi lợn.
* Khác nhau về quy mô:
- Tây nguyên: Vùng chuyên canh công nghiệp lớn thứ hai của cả nước
- TDMNBB:
+ Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 của cả nước.
+ DT trồng chè ở TDMNBB lớn hơn.
+ Chăn nuôi cũng phát triển hơn.
Sự khác nhau giữa chuyên môn hóa của ĐBSH và ĐBSC:
* Về sx:
- ĐBSH:
+ Ưu thế về tập đoàn trồng rau, cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt, ôn
đới.
+ Chăn nuôi lợn, gia cầm (gà).
- ĐBSCL:
+ Chủ yếu là trồng cây nhiệt đới.
+ Chăn nuôi thủy sản nước mặn, lợ và nước ngọt, chăn nuôi gia cầm (vịt)
* Về quy mô:
- ĐBSCL: Là vùng trọng điểm cây lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước
- ĐBSH: Là vùng trọng điểm cây lương thực thực phẩm lớn thứ hai cả nước
* Nguyên nhân:
Do khác nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất, nước, khí hậu.
Vấn đề phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản
Câu: Tại sao CNCBLTTP trở thành công nghiệp trọng điểm? trình bày
khái quát tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
ngành trồng trọt?

Trả lời:
CNCBLTTP trở thành công nghiệp trọng điểm vì:
* Có thế mạnh lâu dài:
+ Nguồn nguyên liệu phong phú từ nông nghiệp, thủy sản.
+ Thị trường tiêu thụ lớn.
* Mang lại hiệu quả KT cao:
- KT:
+ Dễ bảo quản, nâng cao giá trị nông sản.
+ Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng KT và quá trình CNH – HĐH
+ Tạo nguồn XK thu ngoại tệ
- XH: Giải quyết việc làm.
- Tác động đến các ngành KT khác
Trình bày khái quát tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp
chế biến sản phẩm ngành trồng trọt?
- CN xay xát phát triển mạnh, tốc độ tăng nhanh do có nhu cầu lớn trong nước
và XK.
+ Sản lượng gạo, ngô xay xát đạt 39,4 triệu tán (2005).
+ Phân bố: Tập trung chủ yếu ở TP HCM, Hà Nội, ĐBSCL, ĐBSH.
- CN đường, mía: được hình thành từ lâu.
+ Sản lượng đường kisnh,1 triệu tấn.
+ Phân bố tập trung ở những vùng nguyên liệu lớn: ĐBSCL, ĐNB, DHNTB.
- Chế biến chè, cà phê, thuốc lá: Cũng phát triển mạnh.
+ Hiện nay, sản lượng chè chế biến đạt 12,7 triệu tấn, phân bố ở TDMNBB,
TN.
- chế biến cà phê hiện đang có xu hướng giãm xuống, do thị trường bấp bênh,
không ổn định, tập trung ở TN, ĐNB, BTB.
- Chế biến thuốc lá với nhịp điệu phát triển nhanh. Hàng năm SX khoảng 160-
220 triệu lít rượu, phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn.
- Ngoài ra còn phát triển một soos ngành khác như chế biến các loại dầu thực
vật, sản phẩm đồ hộp, rau quả.

Cơ cấu ngành công nghiệp
Câu: Tại sao Hà Nội, TP HCM là 2 trung tâm công nghiệp lớn của cả
nước?
Trả lời:
* Hà Nội, TPHCM là 2 trung tâm CN lớn: Có giá trị sản lượng công nghiệp
cao (TP HCM 28,7%, HN 8,3%).
* Nguyên nhân:
- Có vị trí địa lý thuận lợi:
Hà Nội:
+ Trung tâm ĐBSH, vùng KT trọng điểm phía Bắc.
+ Gìau tài nguyên và nằm gần vùng giàu khoáng sản, lâm sản và thủy điện.
TP HCM:
+ Trung tâm dung ĐNB, vùng KT trọng điểm phía nam.
+ Nằm gần vùng giàu tài nguyên, giàu lương thực thực phẩm, gỗ, thủy sản.
- Có dân cư đông đúc, lao động dồi dào, chất lượng cao.
- Có kết cấu hạ tầng, CSVCKT hoàn thiện. Là đầu mối giao thông lớn của cả
nước.
- Là vùng thu hút mạnh đầu tư nước ngoài và các nguyên nhân khác.
Vấn đề phát triển KT-XH ở bắc trung bộ
Câu: Vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng
giao thong VT?
Trả lời:
- Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp
chuyên môn hóa:
+ Là vùng có nhiều nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp: Khoáng sản,
nguyên liệu nông – lâm – ngư nghiệp.
+ Đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm: SX xi măng, cơ khí,
luyện kim, chế biến nông sản, hóa dầu …
+ Các trung tâm công nghiệp phân bố ở ven biển: Thanh Hóa, Vinh, Huế.
+ Chú trọng phát triển năng lượng nhất là thủy điện.

- XD cơ sở hạ tầng, trước hết là GTVT:
+ XD cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KT-XH của
vùng.
+ Các tuyến giao thông quan trọng của vùng:
Quốc lộ 1 A, đường HCM, đường sắt thống nhất.
Phát triển giao thong Đông – Tây:
+ XD và hiện đại hóa sân bay: Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An).
Vấn đề phát triển KT-XH Duyên Hải Nam trung bộ
Câu: Phát triển tổng hợp KT biển ở nam trung bộ?
Trả lời:
1/ Nghề cá:
- Điều kiện phát triển:
+ Nguồn hải sản phong phú. Tỉnh nào cũng có bãi cá, bãi tôm.
+ Các ngư trường đánh bắc: Ninh Thuận – Bình Thuận.
+ Bờ biển có nhiều vũng, vịnh: vịnh Cam Ranh …
- Tình hình phát triển:
+ Sản lượng thủy sản tăng nhanh > 600 nghìn tấn (2005).
+ Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm.
+Chế biến thủy sản cũng phát triển mạnh và đa dạng, nổi tiếng: Nước măm
Phan Thiết.
2/ Du lịch:
- Điều kiện phát triển: Tài nguyên du lịch phong phú
+ Bãi tấm đẹp: Mỹ Khê (Quãng Nam), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Qui Nhơn
(Bình Định).
+ Di sản văn hóa: Phố cổ hội An, di tích Mỹ Sơn, cố đô Huế …
- Tình hình phát triển:
+ Số lượt khách và doanh thu của ngành du lịch tăng nhanh.
+ Các trung tâm du lịch quan trọng: Đà nẳng Huế.
Vấn đề phát triển KT-ANQP ở biển đông và các đảo, quần đảo
Câu: Hệ thống đảo và quần đảo. ý nghĩa của chúng trong chiến lược phát

triển KT, bảo vệ an ninh vùng biển?
Trả lời:
a/ Các đảo và quần đảo nước ta
- Thuộc vùng biển nước ta có khoảng 4.000 hòn đảo lớn nhỏ.
- Nước ta có 12 huyện đảo.
- Các đảo và quần đảo nước ta (Atlat trang 3):
+ Đảo: ……………
+ Quần đảo:………
b/ Ý nghĩa của các đảo, quần đảo trong chiến lược phát triển
KTXH và an ninh quốc phòng:
- Đảo và quần đảo giàu tiềm năng, sẻ phát triển các ngành KT biển.
- Phát triển KT đảo và quần đảo sẽ:
+ Giải quyết việc làm: nâng cao đời sống người dân các huyện đảo.
+ Xóa dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa đất liền và đảo.
- Khẳng định chủ yếu quyền của nước ta trên biển.
- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
- Là hệ thống căn cứ để nền KT nước ta hướng ra biển trong thời đại
mới.

×