Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

bài học kỳ pháp luật quốc tế vê sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.01 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Thông tin bí mật (TTBM) là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ (SHTT). Việc nắm giữ TTBM mang lại cho người nắm giữ những lợi thế hơn so
với người không nắm giữ, vì thế, các chủ thể không nắm giữ luôn muốn tìm cách để
có được những TTBM này. Vì vậy, bảo vệ quyền SHTT đối với TTBM đã được
pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia hết sức coi trọng, và pháp luật Việt Nam
cũng đã có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền SHTT đối với đối tượng này. Để
làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo hộ đối tượng này trong
sự tương quan với pháp luật quốc tế, em xin đi phân tích đề tài: “Đánh giá sự
tương thích của pháp luật Việt Nam với quy định của điều ước quốc tế (Hiệp định
TRIPs 1995, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ) trong việc bảo hộ quyền
SHTT đối TTBM.”.
NỘI DUNG:
I. Khái quát chung về thông tin bí mật.
Trong các tài liệu pháp lý có nhiều thuật ngữ khác nhau dùng để chỉ về loại
TTBM là đối tượng của quyền SHTT: Thông tin bí mật (Undisclose Information),
1
thông tin mật (Confidential Information), bí mật thương mại (Trade Secret), bí mật
kinh doanh (Business Secret), bí quyết kỹ thuật (know how), phương pháp thực hiện
(show how). Nhưng dù gọi bằng thuật ngữ nào đi nữa, thì ta có thế hiểu TTBM – đối
tượng của quyền SHTT là các thông tin về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các thông tin
về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM có ý nghĩa quan trọng, được
theerhieenj trên các phương diện khác nhau: bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp
của chủ sở hữu; đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể; tạo động lực
thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
II. Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với quy định của điều ước quốc tế về
bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM.
1. Phạm vi và điều kiện bảo hộ.
1.1. Phạm vi TTBM được bảo hộ.


Tại Việt Nam, việc bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM được áp dụng đối với
BMKD (theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật SHTT 2005) và dữ kiệu thử nghiệm.
Mặc dù trong Hiệp định TRIPs không quy định rõ về phạm vi TTBM được bảo hộ,
nhưng theo hướng dẫn của WIPO về thực hiện hiệp định TRIPs, khi giải thích về
Điều 39 (điều luật quy định về bảo hộ TTBM), TTBM có thể được gọi là “bí mật
thương mại”. Trong văn kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam,
thì TTBM được giải thích bao gồm “bí mật thương mại và dữ liệu”. Khoản 1 Điều 2
Chương II Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ quy định: “thông tin bí
mật”bao gồm bí mật thương mại, thông tin đặc quyền và các thông tin không bị tiết
lộ khác chưa trở thành đối tượng phải bị tiết lộ công khai không hạn chế theo pháp
luật của quốc gia bên liên quan.
Như vậy, qua những quy định và phân tích ở trên , chúng ta có thể thây so với
các điều ước quốc tế, mà cụ thể ở đây là Hiệp định TRIPs và Hiệp định thương mại
Việt Nam – Hoa Kỳ thì TTBM được bảo hộ quyền SHTT theo quy định của pháp
luật Việt Nam có phạm vi “hẹp” hơn. Bởi lẽ, pháp luật Việt Nam chỉ bảo hộ đối với
BMKD, trong khi đó BMKD là một loại của TTBM được các điều ước quốc tế bảo
hộ. Hơn nữa, theo các quy định trong pháp luật Việt Nam thì khái niệm “kinh
doanh” có nội hàm hẹp hơn khái niệm “thương mại” (căn cứ theo quy định tại khoản
1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 và Khoản 4 Điều 2 Luật Doanh nghiệp 2005).
1.2. Điều kiện bảo hộ.
Theo quy định tại Điều 84 Luật SHTT 2005 thì điều kiện để BMKD được bảo
hộ đó là:
2
- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh
lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó
không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Hiệp định TRIPs thì TTBM được bảo hộ nếu
đáp ứng được các điều kiện:

- Có tính chất bí mật;
- Có giá trị thương mại vài nó có tính chất bí mật, và;
- Được người kiểm soát hợp pháp thông tin đó giữ bí mật bằng các biện pháp hợp lý.
Các điều kiện tương tự như vậy cũng được quy định tại khoản 2 Điều 9 Chương
II HIệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ.
Như vậy, về cơ bản các điều kiện bảo hộ đối với TTBM (BMKD) theo pháp
luật Việt Nam tương đối rõ ràng và phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, so với các quy định của điều ước quốc tế, thì chúng
ta thấy có một số điểm khác biệt, đó là:
- Một trong các điều kiện chung để bảo vệ TTBM được quy định trong các điều ước
quốc tế đó là TTBM phải có giá trị thương mại (commercial value). Giá trị thương
mại của TTBM được tạo bởi nhiều yếu tố, trong đó lợi thế mà TTBM mang lại cho
người nắm giữ TTBM đó chỉ là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị
thương mại của TTBM được bảo hộ. Pháp luật Việt Nam chưa thể hiện rõ được điều
này
1
.
- Pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ về TTBM “không phải là hiểu biết thông
thường, không dễ dàng tiếp cận” đối với những chủ thể nào?(theo Hiệp định TRIPs
thì “không dễ dang tiếp cận” ở đây là đối với các chủ thể thường xuyên xử lý thông
tin đó)
2. Thời điểm phát sinh và chấm dút quyền SHTT đối với TTBM.
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005 thì: Quyền sở hữu
công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách
hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Như
vây, theo quy định này của pháp luật thì quyền SHTT đối với TTBM (BMKD) được
xác lập thông qua hình thức bảo hộ “tự động” mà không cần thông qua bất kỳ thủ
tục đăng ký nào. Và cũng xuất phát từ việc TTBM được bảo hộ một cách tự động
1 Bảo vệ thông tin bí mật trong thương mại quốc tế_ luận án tiến sĩ, Nguyễn Thái Mai, Trường đại học Luật Hà Nội_
2010;

3
nên thời hạn bảo hộ của TTBM cũng không được xác định trước, thời hạn bảo hộ
đối với TTBM chỉ chấm dứt khi TTBM đó không còn đáp ứng được các điều kiện
dể được bảo hộ nữa. Quy định này của pháp luật Việt Nam là phù hợp với tính chất
chung của TTBM và phù hợp với các quy định của các điều ước quốc tế (trong Hiệp
định TRIPs cũng như Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ không có bất kỳ
quy định nào về thủ tục đăng ký xác lập quyền hay thời điểm chấm dứt quyền SHTT
đối với TTBM, do đó ta có thể hiểu TTBM được bảo hộ một cách tự động khi đáp
ứng đầy đủ các điều kiện để được bảo hộ và chấm dứt khi không còn đáp ứng được
các điều kiện để được bảo hộ đó nữa).
3. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu TTBM.
3.1. Quyền của chủ sở hữu TTBM.
Khoản 2 Điều 39 Hiệp định TRIPs quy định: cá nhân và pháp nhân có khả
năng ngăn chặn một cách hợp pháp thông tin mà mình kiểm soát khỏi bị tiết lộ, bị
thu thập, hoặc bị sử dụng bởi những người khác mà không có sự đồng ý của họ trái
với hoạt động thương mại trung thực. Khoản 2 Điều 9 chương II Hiêp định thương
mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng có quy định tương tự.
Theo tinh thần quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật SHTT 2005 thì chủ sở hữu
có BMKD có các quyền tài sản sau:
- Sử dụng, cho phép người khác sử dụng BMKD mà mình nắm giữ;
- Ngăn cấm người khác sử dụng BMKD mà mình nắm giữ;
- định đoạt đối BMKS mà mình nắm giữ;
Khoản 4 Điều 124 Luật SHTT 2005 quy định: Sử dụng bí mật kinh doanh là
việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại
hàng hoá;
b) Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do
áp dụng bí mật kinh doanh.
……
Như vậy, so với quy định trong các điều ước quốc tế thì quyền của chủ sở hữu

đối với TTBM được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể và chi tiết hơn. Tuy nhiên,
một số điểm mà pháp luật Việt Nam quy định chưa phù hợp với quy định của điều
ước quốc tế:
4
- pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể quyền được ngăn chặn các chủ thể khác
bộc lộ bất hợp pháp BMKD của mình. Đây là một trong những quyền thể hiện tính
đặc thù của việc bảo hộ đối với TTBM đã được Hiệp định TRIPs và Hiệp định
thương mại Việt Nam – Hoa kỳ quy định
2
.
- Về chuyển giao quyền sử dụng đối với BMKD, pháp luật Việt Nam không quy định
cụ thể bên nhận chuyển giao quyền sử dụng trong vấn đề giữ bí mật đối với BMKD
sau khi hợp đồng chuyển giao hết hiệu lực.
3.2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu thông tin bí mật.
Nghĩa vụ duy nhất của chủ sở hữu được quy định tại khoản 3 Điều 39 Hiệp định
TRIPs và khoản 5 Điều 9 Chương II Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ là
việc chủ sở hữu phải nộp báo cáo các kết quả thử nghiệm đối với dược phẩm và các
sản phẩm hóa – nông có chứa các thành phâng hóa học mới hoặc dữ liệu bí mật khác
mà chủ sở hữu thu được cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
3
. Các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền phải đảm bảo bí mật về các thông tin cho chủ sở hữu. Nghĩa vụ
này của chủ sở hữu đối với TTBM cũng được quy định tại khoản 1 Điều 128 Luật
SHTT 2005. Trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ và pháp luật Việt
Nam còn quy định về việc giới hạn thời gian cấp phép cho những đơn nộp sau là 5
năm (khoản 2 Điều 128 luật SHTT 2005 và quy định tại khoản 6 Điều 9 Chương II
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ), Hiệp định TRIPs không quy định về
thời hạn này.
Như vậy, có thể thấy quy định pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ của chủ sở hữu
đối với TTBM là phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

4. Các hành vi xâm phạm TTBM.
Hiệp định TRIPs và Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ đều có những
nội dung tương tự nhau về việc quy định thế nào là hành vi xâm phạm quyền SHTT
đối với TTBM, cụ thể, đó là các hành vi chiếm đoạt hoặc sử dụng theo cách thức
trái với hoạt động thương mại trung thực (khoản 2 Điều 39 Hiệp định TRIPs) hay
tiếp cận hoặc sử dụng mà không được sự đồng ý của người có quyền kiểm soát hợp
2 Bảo vệ thông tin bí mật trong thương mại quốc tế_ luận án tiến sĩ, Nguyễn Thái Mai, Trường đại học Luật Hà Nội_
2010;
3 Giáo trình pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ, chủ biên: TS. Nguyễn Thái Mai, TS. Vũ Thị Phương Lan, Nxb. Chinh
trị - hành chính, Hà Nội_2013.
5
pháp thông tin đó theo cách trái với hoạt động thương mại trung thực (khoản 2 Điều
9 Chương II Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ)
4
. Cả hai hiệp định này đều
đưa ra sự giải thích như nhau đối với cụm từ cách thức trái với hoạt động thương
mại trung thực ( tại chú thích 10 Hiệp định TRIPs và khoản 3 Điều 9 Chương II
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ) đó là những hành vi tự mình hoặc sai
khiến người khác vi phạm hợp đồng, làm lộ bí mật, tiếp nhận TTBM nếu đã biết
hoặc do cẩu thả không biết thông tin đó thu được bằng các hành vi trên. Như vậy,
các hành vi xâm phạm TTBM theo quy định của điều ước quốc tế bao gồm cả lỗi vô
ý và lỗi cố ý. Trong khi đó theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chỉ những hành
vi xâm phạm TTBM đều xuất phát từ lỗi cố ý, cụ thể, điểm a khoản 3 Điều 125
Luật SHTT 2005 quy định chủ sở hữu BMKD không được cấm người khác thực
hiện hành vi: Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không
có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất
hợp pháp;
Ngoài ra pháp luật Việt Nam hợp ngoại lệ được xem là không xâm phạm quyền
SHTT đối với TTBM tại khoản 3 Điều 125 Luật SHTT.
Như vậy, quy định về các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với BMKD trong

pháp luật Việt Nam là chưa tương thích với các quy định trong các điều ước quốc tế.
5. Thực thi quyền SHTT đối với TTBM.
Theo quy định của Hiệp định TRIPs và Hiệp định thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ thì vấn đề thực thi quyền SHTT đối với TTBM được đảm bảo bằng các biện
pháp đó là: biện pháp dân sự, biện pháp hành chính. HIệp định TRIPs cũng cho phép
các quốc gia thành viên có thể quy định thêm trong pháp luật của quốc gia mình các
biện pháp như: biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát biên giới để đame bảo thực
thi quyền SHTT đối với TTBM. Trong quy định của pháp luật Việt Nam thì biện
pháp để đảm bảo thực thi quyền SHTT đối với TTBM bao gồm: biện pháp dân sự,
biện pháp hành chính và biện pháp kiểm soát biên giới.
Nhìn chung, các quy định về thủ tục trong các biện pháp dân sự và biện pháp
hành chính trong pháp luật Việt Nam là phù hợp với các quy định trong các điều
ước quốc tế.
III. Đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với quy định của điều ước
quốc tế trong việc bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM.
Nhìn chung, thì các quy định của pháp luật Việt Nam về việc bảo hộ quyền
SHTT đối với thông tin bí mật là tương đối phù hợp với các điều ước quốc tế. Điều
4 Giáo trình pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ, chủ biên: TS. Nguyễn Thái Mai, TS. Vũ Thị Phương Lan, Nxb. Chinh
trị - hành chính, Hà Nội_2013
6
này cho thấy các nhà lập pháp của Việt Nam đang nỗ lực để hoàn thiện các quy định
về bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM nói riêng và bảo hộ quyền SHTT nói chung.
Có thể nhận thấy, các quy định trong pháp luật SHTT Việt Nam là quá trình nội luật
hóa các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Một số quy
định mang tính khái quát trong các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền SHTT đối với
TTBM đã được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể và chi tiết hơn, phù hợp với
hoàn cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những quy định trong pháp luật Việt Nam
chưa có sự đồng nhất với với các quy định trong các điều ước quốc tế về bảo hộ
quyền SHTT đối với TTBM. Còn có những quy định trong pháp Luật Việt Nam đưa

ra chưa phù hợp với bản chất của TTBM.
Pháp luật Việt Nam cần tiến tới hoàn thiện hơn và có sự đồng nhất hơn nữa với
các quy định của các điều ước quốc tế. Bởi các điều ước quốc tế là khuôn mẫu pháp
luật chung để các quốc gia dựa vào đó để xây dựng các quy định pháp luật trong
pháp luật quốc gia mình phù hợp với bản chất của vấn đề và phù hợp với tình hình
kinh tế - xã hội của quốc gia mình.
KẾT LUẬN
Thông qua việc đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định
trong các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền SHTT đối với TTBM sẽ giúp chúng ta
nhìn nhận được các quy định của pháp luật Việt Nam đã phù hợp với bản chất của
TTBM chưa, phù hợp với xu hướng chung của thế giới chưa. Từ đó có những, sửa
đổi, bổ sung các quy định phù hợp hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ, chủ biên: TS. Nguyễn Thái
Mai, TS. Vũ Thị Phương Lan, Nxb. Chinh trị - hành chính, Hà Nội_2013
2. Bảo vệ thông tin bí mật trong thương mại quốc tế_ luận án tiến sĩ, Nguyễn
Thái Mai, Trường đại học Luật Hà Nội_ 2010;
7
3. Luật sở hữu trí tuệ 2005;
4. Hiệp định TRIPs 1995;
5. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.
8

×