Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ thuộc các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Phần nâng cao): Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.88 KB, 54 trang )

TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ

47

Chuyên đề 3
ĐÁNH GIÁ HÀNH VI XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
SÁNG CHẾ, TÊN THƯƠNG MẠI, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
VÀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
Mỗi đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ có những đặc thù
riêng. Các đặc thù này bao gồm cách thức được bảo hộ, phạm vi bảo hộ,
thời gian bảo hộ và các trường hợp đặc thù.
Nguyên tắc chung để đánh giá và xác định có hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp hay không là phải căn cứ vào các nội dung sau:
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo
hộ quyền SHCN;
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền
SHCN và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm
quyền cho phép sử dụng đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ của quyền
SHCN;
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Đối với các hành vi xảy ra
trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người sử dụng
mạng internet tại Việt Nam thì cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam.
Về cơ bản, các quy định nêu trên được áp dụng để đánh giá có hay
không có hành vi xâm phạm quyền SHCN. Tuy nhiên, đối với mỗi đối
tượng SHCN cụ thể thì ngoài các nội dung nêu trên, còn phải lưu ý đến
các trường hợp ngoại lệ hoặc đặc điểm riêng.


48



Côc së h÷u trÝ tuÖ

1. Đánh giá xâm phạm quyền SHCN đối với sáng chế

1.1. Xác định chủ thể quyền sở hữu đối với sáng chế
Chủ thể quyền sở hữu đối với sáng chế là tổ chức hoặc cá nhân sở hữu
sáng chế hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở
hữu sáng chế, tác giả sáng chế (Điều 121, Điều 122 của Luật Sở hữu trí
tuệ) và được xác định trên cơ sở văn bằng bảo hộ hoặc hợp đồng chuyển
giao quyền sở hữu sáng chế được nhà nước ghi nhận.
Trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá
nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 86, khoản 5 Điều 87 và khoản 2 Điều
90 của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu
chung của các tổ chức, cá nhân đó. Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền
sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự.
Tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền, gồm một trong các tài liệu
sau (xem Điều 24 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo
Nghị định 119/2010/NĐ-CP):
i) Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
ii) Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp do Cục
Sở hữu trí tuệ cấp có ghi nhận về chủ sở hữu sáng chế.
Trong hoạt động thực thi quyền sở hữu công nghiệp thì việc xác định
chủ thể quyền sở hữu công nghiệp là rất quan trọng để khẳng định người
đó có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình, hoặc có
quyền gửi đơn đến các cơ quan thực thi yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp hay không.

1.2. Xác định phạm vi bảo hộ đối với sáng chế

Phạm vi bảo hộ của sáng chế được xác định trong văn bằng bảo hộ
sáng chế, cụ thể là tại phần Yêu cầu bảo hộ sáng chế. Yêu cầu bảo hộ sáng
chế có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm bảo hộ độc lập. Tiếp theo mỗi
yêu cầu bảo hộ độc lập có thể có một hoặc nhiều điểm yêu cầu bảo hộ phụ
thuộc để cụ thể hoá điểm độc lập trước nó.


TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ

49

1.3. Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế
Để xác định đánh giá về yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế
phải xác định có hay không có sự đồng nhất giữa sản phẩm/bộ phận của
sản phẩm, quy trình/bộ phận của quy trình bị nghi ngờ vi phạm với sản
phẩm/quy trình được bảo hộ.
Do vậy, cần phải so sánh tất cả các dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật) thuộc
từng điểm trong Yêu cầu bảo hộ với các dấu hiệu của sản phẩm/bộ phận
của sản phẩm, quy trình/bộ phận của quy trình bị nghi ngờ vi phạm.
1.3.1. Đối với sáng chế được bảo hộ là sản phẩm
Bị coi là có yếu tố xâm phạm quyền SHCN đối với sáng chế khi:
i) Sản phẩm được làm trùng với sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ
sáng chế;
ii) Sản phẩm được làm tương đương với sản phẩm thuộc phạm vi bảo
hộ sáng chế;
iii) Bộ phận (phần) của sản phẩm được làm trùng với bộ phận (phần)
của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
iv) Bộ phận (phần) của sản phẩm được làm tương đương với bộ phận
(phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
1.3.2. Đối với sáng chế là quy trình

 Quy trình trùng với với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
 Quy trình tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
 Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo
quy trình trùng với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
 Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo
quy trình tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
1.3.3. Xác định phạm vi trùng
Một sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình bị coi là trùng với
sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng


50

Côc së h÷u trÝ tuÖ

chế nếu sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình đó có tất cả các dấu
hiệu (đặc điểm kỹ thuật) cơ bản trùng nhau hoặc tương đương nhau.
Một dấu hiệu được so sánh bị coi là đồng nhất với một dấu hiệu được
bảo hộ nếu có cùng bản chất, cùng mục đích sử dụng và cùng mối quan hệ
với các dấu hiệu khác nêu trong Yêu cầu bảo hộ.
Nếu trong sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình nghi ngờ có
tất cả các dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật) cơ bản trùng hoặc gần như trùng
hoàn toàn (tức là có thể sử dụng thay thế) và có kết quả như sử dụng các
dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật) cơ bản thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế thì
được coi là trùng với sáng chế đang được bảo hộ.
1.3.4. Xác định phạm vi tương đương
Một sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình bị coi là tương
đương với sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình thuộc phạm vi
yêu cầu bảo hộ sáng chế nếu có phần lớn các dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật)
cơ bản trùng hoặc gần như trùng hoàn toàn (tức là có thể sử dụng thay thế)

và có kết quả như sử dụng các dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật) cơ bản thuộc
phạm vi bảo hộ sáng chế.
Một dấu hiệu được so sánh bị coi là một biến thể tương đương với
một dấu hiệu được bảo hộ nếu bản chất của dấu hiệu đó đã được biết đến
trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng, có cùng mục đích sử dụng với cách
thức đạt được mục đích về cơ bản như nhau.

1.4. Trường hợp ngoại lệ không bị coi là xâm phạm quyền đối
với sáng chế
Trong trường hợp xác định được yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ nhưng chủ thể sử dụng sản phẩm (bộ phận sản phẩm), quy trình thuộc
phạm vi bảo hộ sáng chế vẫn không bị coi là có hành vi xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ nếu thuộc các trường hợp ngoại lệ dưới đây:
1.4.1. Quyền sử dụng trước
Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn
đăng ký sáng chế mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần


TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ

51

thiết để sử dụng sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình đồng nhất
với sáng chế trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập thì
sau khi bằng độc quyền sáng chế được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử
dụng sáng chế nhưng không được mở rộng phạm vi và khối lượng đã sử
dụng hoặc chuẩn bị sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù
cho chủ sở hữu sáng chế và không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế.
1.4.2. Sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền
Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy
trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế của tổ chức, cá nhân khác theo quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1.5. Ví dụ vụ xâm phạm sáng chế "Hộp chở đồ của xe máy có
thể điều chỉnh chuyển động của cơ cấu đóng mở nắp"
 Nội dung vụ việc
Công ty GIVI SRL (Italy) là chủ sở hữu sáng chế "Hộp chở đồ của xe
máy có thể điều chỉnh chuyển động của cơ cấu đóng mở nắp" đang được
bảo hộ tại Việt Nam theo Bằng độc quyền sáng chế số 4916 (cấp ngày
05/5/2005).
Thực hiện Quyết định số 46/QĐTTra, ngày 06/11/2008, Đoàn thanh
tra đã tiến hành thanh tra việc sản xuất sản phẩm Hộp chở đồ của xe máy
gắn nhãn hiệu "ASEAN" tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Giày
Đức Minh (gọi tắt là Công ty Đức Minh) theo nội dung Đơn yêu cầu xử lý
xâm phạm quyền đối với sáng chế của Công ty GIVI SRL.
Tại thời điểm thanh tra, Đoàn thanh tra đã phát hiện Công ty Đức
Minh sản xuất để bán sản phẩm Hộp chở đồ của xe máy gắn dấu hiệu
"ASEAN" trong đó có 95 bộ ổ khoá có các đặc điểm như mô tả trong Đơn
yêu cầu xử lý xâm phạm của Công ty GIVI SRL.


52

Côc së h÷u trÝ tuÖ

Sản phẩm được làm theo sáng chế

 Vấn đề: Xác định các dấu hiệu gồm phần đáy, phần nắp, chi tiết

hãm (lẫy khoá), đặc biệt là cơ cấu điều chỉnh có phương tiện mở có trùng
với tập hợp các dấu hiệu của "Hợp chở đồ của xe máy có thể điều chỉnh
chuyển động của cơ cấu đóng mở nắp" trong yêu cầu bảo hộ của Bằng độc
quyền sáng chế số 4916 đang được bảo hộ tại Việt Nam cho GIVI SRL
(Italy) hay không?
 Kết luận và quyết định xử lý
Xem xét các dấu hiệu trên sản phẩm phát hiện tại Công ty Đức Minh,
Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ thấy rằng:
Sản phẩm "Hộp chở đồ của xe máy" do Công ty Đức Minh sản xuất
có tập hợp các dấu hiệu gồm phần đáy, phần nắp, chi tiết hãm (lẫy khoá),
đặc biệt là cơ cấu điều chỉnh có phương tiện mở trùng với tập hợp các dấu
hiệu của "Hộp chở đồ của xe máy có thể điều chỉnh chuyển động của cơ
cấu đóng mở nắp" trong yêu cầu bảo hộ của Bằng độc quyền sáng chế số
4916 đang được bảo hộ tại Việt Nam cho GIVI SRL (Italy). Do đó việc
sản xuất các sản phẩm nêu trên mà không do Chủ văn bằng hoặc người
người được Chủ văn bằng cho phép sản xuất là hành vi xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được bảo hộ, vi phạm quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 22/9/2006.
Ngày 11/11/2007, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã có
Quyết định số 50/QĐTTra xử phạt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công


TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ

53

nghiệp đối với Công ty Đức Minh với số tiền là 4.750.000 đồng, buộc
Công ty Đức Minh tự tiêu huỷ 95 bộ ổ khoá xâm phạm quyền đối với sáng
chế của Công ty GIVI SRL (Italy).
 Vấn đề cần lưu ý

Sản phẩm "Hộp chở đồ của xe máy" do Công ty Đức Minh sản xuất
có tập hợp các dấu hiệu gồm phần đáy, phần nắp, chi tiết hãm (lẫy khoá),
đặc biệt là cơ cấu điều chỉnh có phương tiện mở trùng với tập hợp các dấu
hiệu của "Hộp chở đồ của xe máy có thể điều chỉnh chuyển động của cơ
cấu đóng mở nắp" trong yêu cầu bảo hộ của Bằng độc quyền sáng chế số
4916 cho GIVI SRL (Italy).
Khi đánh giá tính trùng hoặc tương tự của sáng chế cần lưu ý đến các
dấu hiệu kỹ thuật được xác định trong các điểm yêu cầu bảo hộ của sáng
chế.

1.6. Tình huống thảo luận
1.6.1.Tình huống 1
Công ty Rhone  Puolenc Agrochime (CH Pháp) được cấp Bằng độc
quyền sáng chế số 1928 (cấp ngày 20/3/2001 và có thời hạn hiệu lực đến
hết ngày 14/8/2017) bảo hộ sản phẩm "Hỗn hợp thuốc trừ sâu bao gồm
thuốc trừ sâu thuộc họ Clonicotinyl và thuốc trừ sâu có nhóm Pyrazol,
Pyrol hoặc Phenylimidazol".
Phần Yêu cầu bảo hộ của Bằng độc quyền số 1928 gồm 20 điểm.
Trong đó, nội dung tại điểm 1, 2, 3 được thể hiện như sau:
Điểm 1: Hỗn hợp nông hoá để bảo vệ thực vật chống lại sâu bọ hoặc
các động vật chân khớp, khác biệt ở chỗ, hỗn hợp này bao gồm: Thuốc trừ
sâu A thuộc nhóm Clonicotinyl như Imidacloprit, Axetamiprit hoặc
Nitenpyram, và thuốc trừ sâu B có nhóm Pyrazol, Pyrol, hoặc
Phenylimidazol với một lượng hữu hiệu.
Điểm 2: Hỗn hợp theo điểm 1, khác biệt ở chỗ, thuốc trừ sâu B là
thuốc trừ sâu có nhóm Pyrazol;


54


Côc së h÷u trÝ tuÖ

Điểm 3: Hỗn hợp theo điểm 2, khác biệt ở chỗ thuốc trừ sâu B là
Fipronil bao gồm các dược chất có công thức hoá học (±)-5-amino-1(-2,6diclo-α,α,α-triplo-p-tolyl)-4-triflometylsulfinylpyrazol-3-cacbonitril; hợp
chất 5-amino-1 (-2,6-diclo-α,α,α-triplo-p-tolyl) -4-elysulfilylpyrazol-3cacbonitril; hoặc hợp chất 5-metylamino-1-(2,6-diclo-α,α,α-triplo-p-tolyl)4-etylsulfinylpyrazol-3-cacbonitril.
Công ty Rhone  Puolenc Agrochime phát hiện trên thị trường Việt
Nam có Công ty MC sản xuất thuốc trừ sâu mang nhãn hiệu "HENRR
500WG", trên mẫu bao gói có ghi thành phần hoạt chất bao gồm
Imdacloprid thuốc trừ sâu A và Fipronil thuốc trừ sâu B.
Yêu cầu:
1. Xác định người có quyền nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm
quyền SHCN đối với sáng chế nêu trên?
2. Xác định có yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế (cụ thể là
điểm 1, 2, 3 của Yêu cầu bảo hộ) hay không?
3. Xác định cơ quan có thẩm quyền xử lý?
1.6.2. Tình huống 2
Ông Phạm Hoàng Thắng (thành phố Cần Thơ, Việt Nam) là chủ Bằng
độc quyền sáng chế số 3399 cấp ngày 17/3/2003 bảo hộ "Thiết bị gieo hạt".
Nội dung Yêu cầu bảo hộ của Bằng độc quyền sáng chế tại điểm 1, 2,
3 như sau:
Điểm 1: Thiết bị gieo hạt bao gồm một trục chính (1) có hai bánh xe
(2) lắp cố định vào hai đầu của nó, các ông chứa hạt (3) lắp cố định dọc
theo trục chính này vào một càng kéo (7) lắp có thể xoay quanh trục chính,
khác biệt ở chỗ, ông chứa hạt (3) có phần giữa hình trụ (4) và được làm
thon dần về hai đầu của nó, phần giữa hình trụ (4) này có các lỗ gieo hạt
(5) được tạo ra cách đều nhau trên chu vi của nó và một trong số các phần
thon dần nêu trên có trang bị cửa nạp hạt (6).


TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ


55

Điểm 2: Thiết bị gieo hạt theo điểm 1, khác biệt ở chỗ, ống chứa hạt
(3) còn có phương tiện điều chỉnh độ mở của các lỗ gieo hạt là một chi tiết
dạng vành 98) lắp bao quanh phần giữa hình trụ (4) nêu trên, sao cho nó
có thể điều chỉnh được vị trí so với phần giữa hình trụ này, chi tiết dạng
vanh (8) cũng có các lỗ (9) ở các vị trí tương ứng với các lỗ (5) trên phần
hình trụ (4).
Điểm 3: Thiết bị gieo hạt bao gồm một trục chính 91) có hai bánh xe
(2) lắp cố định vào hai đầu của nó, ống chứa hạt (10) lắp cố định dọc theo
trục chính này và một càng kéo 97) lắp có thể xoay quanh trục chính, khác
biệt ở chỗ, ống chứa hạt (10) có mặt cắt ngang hình sao và kéo dài trên
gần như toàn bộ chiều dài của trục chính (1), các lỗ gieo hạt (11) được bố
trí ở các khoảng cách nhất định dọc trên đỉnh của mỗi cánh sao và các cửa
nạp hạt (12) được bố trí ở những khoảng cách nhất định dọc theo ống chứa
hạt này và nằm trên thành bên của một trong số các cánh sao và ống chứa
hạt (10) này được trang bị trên một phương tiện điều chỉnh độ mở của các
lỗ gieo hạt.

Ảnh sáng chế được bảo hộ cho ông Phạm Hoàng Thắng

Ông Phạm Hoàng Thắng phát hiện Công ty CN có sản xuất "Giàn sạ
lúa theo hàng" có những đặc điểm tương tự với SC "Thiết bị gieo hạt" mà
không được ông cho phép và đã làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
xử lý Công ty CN.
Yêu cầu: Xác định có yếu tố xâm phạm quyền đối với Bằng độc
quyền sáng chế số 3399 hay không?



56

Côc së h÷u trÝ tuÖ

Ảnh "Giàn sạ lúa theo hàng" do Công ty CN sản xuất và bán trên thị trường.

2. Đánh giá xâm phạm quyền đối với tên thương mại

2.1. Xác định tên thương mại được bảo hộ
Khác với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, quyền sở hữu đối
với tên thương mại không phát sinh trên cơ sở văn bằng bảo hộ do cơ quan
có thẩm quyền cấp mà trên cơ sở thực tiễn sử dụng tên thương mại. Tổ
chức, cá nhân khi yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với tên
thương mại có nghĩa vụ chứng minh về việc quyền sở hữu đối với tên
thương mại đó đã được xác lập.
Phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi
bảo hộ tên thương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh
thổ kinh doanh trong đó tên thương mại được chủ thể mang tên thương
mại sử dụng một cách hợp pháp. Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá
nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên
gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp
pháp.
Sử dụng hợp pháp tên thương mại là việc sử dụng tên thương mại đã
được cơ quan có thẩm quyền cấp để xưng danh trong các hoạt động kinh


TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ

57


doanh như: thể hiện trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá,
bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, phương tiện quảng cáo.
Tên thương mại được xem xét, bảo hộ dưới góc độ sở hữu công
nghiệp là bảo hộ yếu tố phân biệt được của tên đó. Ví dụ: tên thương mại
"Công ty TNHH (hoặc Cổ phần) vật liệu xây dựng Trường Sơn" thì yếu
tố phân biệt được bảo hộ là chữ "Trường Sơn", yếu tố còn lại không
được bảo hộ vì không có khả năng phân biệt với các Công ty TNHH vật
liệu xây dựng khác.

2.2. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại
Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới
dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện
dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các
phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn
với tên thương mại được bảo hộ.
Căn cứ để xem xét có hay không có yếu tố xâm phạm quyền đối với
tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở
các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp
(như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động Hộ kinh doanh cá thể... do cơ quan có thẩm quyền cấp); lĩnh
vực kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại đó; khu vực
kinh doanh; quá trình sử dụng tên thương mại đó, trong đó xác định cụ thể
về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản
phẩm, dịch vụ mang tên thương mại.
Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm
quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với
tên thương mại được bảo hộ và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu
hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Cụ thể:



58

Côc së h÷u trÝ tuÖ

 Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng với tên thương mại được bảo hộ và sản
phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng với sản phẩm, dịch vụ
mang tên thương mại được bảo hộ;
 Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng với tên thương mại được bảo hộ và sản
phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ tương tự với sản phẩm, dịch vụ
mang tên thương mại được bảo hộ;
 Dấu hiệu bị nghi ngờ tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại
được bảo hộ và sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng với
sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ;
 Dấu hiệu bị nghi ngờ tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại
được bảo hộ và sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ tương tự với
sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ.
Trong đó:
+ Một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu
giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm
đối với chữ cái;
+ Một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu
tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn
cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động
kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;
+ Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng với sản
phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau về bản
chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ;
+ Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là tương tự với
sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự nhau
về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.

Trong thực tiễn, khi có yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương
mại, để xác định có hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay
không cần phải căn cứ vào thời điểm tên thương mại đó được sử dụng


TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ

59

thông qua các hoá đơn, giấy tờ giao dịch, biển hiệu. Thời điểm được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không đương nhiên đồng nghĩa với
việc tên thương mại đã được sử dụng từ thời điểm đó.
Việc sử dụng loại hình doanh nghiệp trên biển hiệu có thành phần
phân biệt (tên riêng) được trình bày nổi bật hơn so với các thành phần còn
lại thì cũng không thể coi là sử dụng tên thương mại được bảo hộ.

2.3. Tình huống thảo luận
Doanh nghiệp tư nhân Thiết kế thời trang Cường Thịnh có địa chỉ tại
phường 11, quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo GCNĐK
kinh doanh số 0304173727 cấp ngày 16/01/2006 với nhiều ngành kinh
doanh, trong đó có "Thiết kế tạo mẫu. Mua bán, gia công hàng may mặc,
vải sợi".
Doanh nghiệp tư nhân Thiết kế thời trang Cường Thịnh là chủ của
GCNĐK nhãn hiệu số 91308 (ngày nộp đơn 18/10/2005 và cấp ngày
11/7/2007) bảo hộ nhãn hiệu "CT, Cường Thịnh, Hình" cho sản phẩm
"quần áo" thuộc nhóm 25 và "dịch vụ may quần áo" thuộc nhóm 40.
Trong thực tế, DNTN Thiết kế thời trang Cường Thịnh sử dụng tên
thương mại "Cường Thịnh" trong quá trình kinh doanh (biển hiệu, hoá
đơn, catalogue...) từ thời điểm cấp GCNĐK kinh doanh.
Doanh nghiệp tư nhân Thiết kế thời trang Cường Thịnh gửi đơn đến

cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền
đối với nhãn hiệu "CT, Cường Thịnh, Hình" và tên thương mại Cường
Thịnh của Hộ kinh doanh cá thể Cường Thịnh có địa chỉ tại phường 5,
quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Theo hồ sơ do doanh nghiệp tư nhân Thiết kế thời trang Cường Thịnh
cung cấp thì Hộ kinh doanh cá thể Cường Thịnh hoạt động theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể với tên cơ sở là
"Cường Thịnh" cấp đăng ký lần đầu ngày 25/12/2006 với ngành nghề kinh
doanh là "cắt may quần áo".
Xác định Hộ kinh doanh cá thể Cường Thịnh có hành vi xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu và tên thương mại hay không?


60

Côc së h÷u trÝ tuÖ


TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ

61

3. Đánh giá xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

3.1. Xác định phạm vi bảo hộ
Phạm vi bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý được xác định căn cứ vào Quyết
định đăng bạ chỉ dẫn địa lý.

3.2. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn
địa lý

Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới
dạng dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ,
giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện
kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn
địa lý được bảo hộ.
3.2.1. Bị coi là xâm phạm quyền chỉ dẫn địa lý khi
i) Sử dụng chỉ dẫn cho sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn về tính
chất, chất lượng đặc thù cho dù có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
ii) Sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tương tự nhằm mục đích lợi
dụng danh tiếng, uy tín;
iii) Sử dụng bất kỳ chỉ dẫn nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý
cho hàng hoá không có nguồn gốc địa lý, làm hiểu sai là có nguồn gốc
mang chỉ dẫn địa lý;
iv) Sử dụng chỉ dẫn địa lý về rượu vang, rượu mạnh không có nguồn
gốc xuất từ khu vực địa lý tương ứng.
3.2.2. Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm
lẫn với chỉ dẫn địa lý
 Một dấu hiệu bị coi là trùng với chỉ dẫn địa lý nếu giống với chỉ dẫn
địa lý được bảo hộ về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với
chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của
chỉ dẫn địa lý;
 Một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn
địa lý nếu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý đó về cấu tạo
từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, ý nghĩa hoặc về hình
ảnh, biểu tượng thuộc phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý;


62

Côc së h÷u trÝ tuÖ


3.2.3. Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự
nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.
Các tiêu chí dùng để đánh giá một dấu hiệu có bị coi là có khả năng
gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ được đánh giá tổng thể
dấu hiệu với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, có sự xem xét thích đáng về các
thành phần mạnh, yếu của chỉ dẫn địa lý đó ở các đặc điểm chính, nổi bật
của chỉ dẫn địa lý đó. Việc đánh giá có hay không yếu tố xâm phạm quyền
đối với chỉ dẫn địa lý cần phải dựa trên đánh giá tổng thể các dấu hiệu và
đặc biệt nhấn mạnh những thành phần nổi bật nói trên. Việc phân nhỏ dấu
hiệu để đánh giá không phải là cách để xác định yếu tố xâm phạm quyền.

3.3. Tình huống thảo luận
Sự khác nhau giữa hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý và
việc sử dụng "trái phép" chỉ dẫn địa lý Nước mắm Phan Thiết là gì? Điều
kiện phân biệt giữa việc sử dụng trái phép chỉ dẫn địa lý và giả mạo chỉ
dẫn địa lý? Việc sử dụng chỉ dẫn không tuân thủ quy chế sử dụng do tổ
chức quản lý chỉ dẫn địa lý đặt ra có bị coi là vi phạm quy định pháp luật
sở hữu trí tuệ? Việc xử lý hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý không được phép
hoặc không tuân thủ quy chế sử dụng chỉ dẫn địa lý của tổ chức quản lý chỉ
dẫn địa lý tuân theo thủ tục, chế tài quy định ở đâu, ai có thẩm quyền xử lý?
Ví dụ việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý Phan Thiết cho sản phẩm nước mắm.
Sản phẩm nước mắm Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận được cấp GCNĐK chỉ dẫn địa lý số
000010.
Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý: Sở KH&CN tỉnh
Bình Thuận.
Tổ chức quản lý chất lượng: Chi cục Tiêu

chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Bình Thuận
Hiệp hội kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý: Hiệp hội nước mắm Phan Thiết với 29
thành viên được phép sử dụng chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ.


63

TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ

Sơ đồ quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
"Phan Thiết" dùng cho sản phẩm nước mắm
Nộp Đơn yêu cầu
cấp GCN quyền
sử dụng
1

Kết quả - (*)
Trả hồ sơ
Xem xét Đơn

Kết quả +(**)
Kết quả 
(****)

Kiểm tra, đánh giá
điều kiện sử dụng
Khiếu
nại, yêu

cầu
thu
hồi
quyền
sử
dụng

Thông báo không đủ
điều kiện cấp GCN

2

Kết quả (888 (***)

Cấp GCN quyền sử
dụng
2

Kết quả +(****)

Duy trì/gia hạn quyền
sử dụng
2
3

Ghi chú:
1 Tổ chức, cá nhân muốn sử dụng chỉ dẫn địa lý;
2 Cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý;
3 Các tổ chức, cá nhân khác.
(*) : Đơn không đáp ứng các yêu cầu quy định;

(**) : Đơn đáp ứng các yêu cầu quy định;
(***) : Điều kiện sử dụng không được đáp ứng;
(****) : Điều kiện sử dụng được đáp ứng.

Thu hồi
quyền sử
dụng

2


64

Côc së h÷u trÝ tuÖ

Tháng 3/2009, Hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện Cơ
sở sản xuất nước mắm Hoàng Ngư có địa chỉ tại Khu chế
biến nước mắm Phú Hải, thành phố Phan Thiết sản xuất sản
phẩm nước mắm có sử dụng dấu hiệu "NƯỚC MẮM HOÀNG
NGƯ, MẮM XAY CÓ GIA VỊ PHAN THIẾT, HIỆU CÁ ÁNH
VÀNG" trên tem sản phẩm.

Yêu cầu:
Đánh giá Cơ sở sản xuất nước mắm Hoàng Ngư có yếu tố xâm phạm
quyền đối với chỉ dẫn địa lý "Phan Thiết" cho sản phẩm nước mắm hay
không?
Vấn đề đặt ra:
1. Tổ chức, cá nhân ở thành phố Phan Thiết sử dụng chỉ dẫn địa lý
Phan Thiết nhưng không tham gia vào hiệp hội nước mắm và không được



TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ

65

Sở KHCN cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nhưng thực
tế sản phẩm của tổ chức, cá nhân đó đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng
mang chỉ dẫn địa lý đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Hành vi sử dụng
trái phép chỉ dẫn địa lý (không được phép của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa
lý) đó có bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý không? Có thể
bị coi là hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ
không?

2. Việc tổ chức, cá nhân (kể cả được phép và không được phép sử
dụng) sử dụng chữ Phan Thiết không đúng mẫu tem, vị trí trên bao bì sản
phẩm nước mắm theo quy định của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý thì có bị
coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý không? Có bị xử lý vi phạm
theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ không?

4. Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh
4.1. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
Luật Sở hữu trí tuệ tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong việc độc
quyền sử dụng các tài sản trí tuệ đã được cấp văn bằng bảo hộ, hoặc được
thừa nhận qua thực tế sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp hành vi vi
phạm chưa đến mức xâm phạm quyền SHTT nhưng ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác thì không thể đánh
giá là hành vi xâm phạm quyền SHCN. Do đó, Luật Sở hữu trí tuệ đã tạo
cơ chế để bảo vệ các chủ thể chống lại các hành vi sử dụng các chỉ dẫn
gây nhầm lẫn bằng việc quy định quyền của tổ chức, cá nhân yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh

về chỉ dẫn thương mại.
Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở
thực tiễn của hoạt động cạnh tranh mà không cần thực hiện thủ tục đăng
ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh, chủ thể phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể
hiện đối tượng, lĩnh vực, lãnh thổ, thời gian kinh doanh liên quan đến hoạt
động cạnh tranh.


66

Côc së h÷u trÝ tuÖ

Việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa
lý căn cứ vào phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của văn bằng bảo
hộ; xâm phạm quyền đối với tên thương mại căn cứ vào việc tên thương
mại đã được xác lập và sử dụng hợp pháp trong một khu vực và lĩnh vực
kinh doanh.
Nhưng hành vi cạnh tranh không lành mạnh được xác định trên cơ sở
một chỉ dẫn thương mại chưa đến mức trùng hoặc tương tự với các đối
tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, cách trình bày
các chỉ dẫn thương mại này có những dấu hiệu (như màu sắc, font chữ,
kiểu chữ...) khiến người tiêu dùng liên tưởng đến chỉ dẫn thương mại của
doanh nghiệp khác đã sử dụng rộng rãi, được nhiều người tiêu dùng biết
đến. Thông thường các chỉ dẫn thương mại được biết đến là các nhãn hàng
hoá, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, kiểu dáng bao bì hàng
hoá...
Ví dụ về chỉ dẫn thương mại liên quan đến nhãn hàng hoá, khẩu hiệu
kinh doanh:
 Bitis: "Nâng niu bàn chân Việt"

 Slogan của Sfone: "Nghe là thấy"
 Cà phê Trung Nguyên: "Khơi nguồn sáng tạo"
Một hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại tương tự với chỉ dẫn thương
mại của người khác đã sử dụng có thể đã gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng hoặc có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Hậu quả gây
nhầm lẫn cho người tiêu dùng không phải là điều kiện bắt buộc khi yêu
cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có những
điểm khác so với cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại nói chung (theo
Luật Cạnh tranh).


67

TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ

4.2. So sánh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ và lĩnh vực thương mại
Sở hữu trí tuệ

Thương mại

 Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây

 Tuyên truyền, nói xấu, đưa tin thất

nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt
động kinh doanh, nguồn gốc thương
mại của hàng hoá, dịch vụ.


thiệt đối với hoạt động kinh doanh
hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh
doanh khác;
 Mua chuộc, dụ dỗ, ép buộc khách
hàng trong mua bán hàng hoá, dịch
vụ;
 Găm giữ hàng hoá để đầu cơ.

 Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây

 Dụ dỗ, lôi kéo nhân viên của đối

nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất,
tính năng, chất lượng, số lượng hoặc

thủ cạnh tranh;

đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ;
về điều kiện cung cấp hàng hoá dịch
vụ.

 Gây rối hoạt động kinh doanh của
tổ chức, cá nhân khác.

 Sử dụng nhãn hiệu tại một số nước

 Bán phá giá hàng hoá;

thành viên của điều ước có quy định
cấm đại diện, đại lý sử dụng nhãn hiệu

nếu không được sự đồng ý của Chủ
nhãn hiệu và không có lý do chính

 Tổ chức bán hàng đa cấp trái

đáng.
 Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng
hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý mà mình không có
quyền sử dụng, nhằm chiếm giữ tên
miền hoặc làm thiệt hại đến uy tín,
danh tiếng nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý.

phép.


68

Côc së h÷u trÝ tuÖ

4.3. Sử dụng chỉ dẫn thương mại trong cạnh tranh không lành mạnh
Là hành vi gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hoá, bảo bì, phương tiện
kinh doanh phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương
tiện quảng cáo, bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng
hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.

4.4. Yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh
4.4.1. Khi yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, người

yêu cầu phải cung cấp các bằng chứng chứng minh
 Chỉ dẫn thương mại đã được sử dụng trước về thời gian trên sản
phẩm, dịch vụ so với tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh
không lành mạnh;
 Chỉ dẫn thương mại này đã được người tiêu dùng biết đến (thông
qua thời gian sử dụng; số lượng khách hàng đã tiếp cận, mua hoặc sử
dụng hàng hoá, dịch vụ; doanh thu của hàng hoá, dịch vụ; chi phí quảng
cáo sản phẩm...);
 Đánh giá về các yếu tố tương tự, gây nhầm lẫn giữa chỉ dẫn thương
mại của sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp với chỉ dẫn thương mại của
sản phẩm, dịch vụ bị yêu cầu xử lý.
4.4.2. Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên
miền
Người yêu cầu xử lý phải chứng minh việc đăng ký, chiếm giữ quyền
sử dụng hoặc sử dụng tên miền cho sản phẩm, dịch vụ tương tự để lợi
dụng uy tín của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hoặc gây thiệt
hại đến uy tín của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.
Người đăng ký, chiếm giữ tên miền nhằm mục đích thu lợi và người
đăng ký, chiếm giữ, sử dụng tên miền này không phải là chủ sở hữu của
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hoặc tên thương mại tương ứng.
Việc gây thiệt hại ở đây có thể là làm giảm sút thu nhập, thị phần của
sản phẩm, dịch vụ, làm ảnh hưởng đến uy tín của thương nhân...
Ví dụ: vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến các chỉ dẫn
thương mại


TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ

Nhãn hiệu, bao bì sản phẩm mang
chỉ dẫn thương mại


69

Bao bì sản phẩm gắn chỉ dẫn thương mại
có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh

Vụ việc:
Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương MEDIPLANTEX (gọi tắt là
Công ty MEDIPLANTEX) là chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu số 44906 bảo hộ nhãn hiệu "Superkan" cho các sản phẩm thuốc và
dược phẩm các loại thuộc nhóm 05.
Ngày 25/7/2007, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ nhận được
Đơn yêu cầu của Công ty Sở hữu trí tuệ Sao Việt, đại diện sở hữu công
nghiệp theo uỷ quyền của Công ty MEDIPLANTEX đề nghị thanh tra và
xử lý Công ty Cổ phần Dược và Vật tư Thanh Hoá (gọi tắt là Công ty
Dược Thanh Hoá) vì có hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu
công nghiệp đối với sản phẩm thuốc mang nhãn hiệu "Superkan".
Ngày 29/10/2007, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra
Quyết định số 51/QĐTTra tiến hành thanh tra việc sản xuất, kinh doanh
sản phẩm dược phẩm mang nhãn hiệu "Thekan" tại Công ty Dược Thanh
Hoá. Tại thời điểm thanh tra, Đoàn Thanh tra phát hiện trong kho của
Công ty Dược Thanh Hoá đang tàng trữ 13.000 hộp sản phẩm mang nhãn
hiệu "Thekan" chờ xuất bán.
Vấn đề: Xác định việc Công ty Dược Thanh Hoá sử dụng chỉ dẫn
thương mại "Thekan & Hình" trên vỏ hộp thuốc có tương tự gây nhầm lẫn
với chỉ dẫn thương mại "Superkan và Hình" trên hộp thuốc của Công ty
MEDIPLANTEX hay không?


70


Côc së h÷u trÝ tuÖ

Kết luận và quyết định xử lý:
So sánh các chỉ dẫn thương mại trên sản phẩm thuốc mang nhãn hiệu
"Superkan" (được Cục Quản lý Dược cấp giấy phép lưu hành năm 2001)
và chỉ dẫn thương mại trên sản phẩm thuốc mang nhãn hiệu "Thekan’
(được Cục Quản lý Dược cấp giấy phép lưu hành năm 2004), Thanh tra
Bộ KH&CN thấy rằng tuy có khác biệt về mặt nhãn hiệu (nhãn hiệu
Thekan và nhãn hiệu Superkan đều được bảo hộ tại Việt Nam), về vị trí
hình lá cây Ginko cách điệu, cách thể hiện bốn góc hình chữ nhật, cách
trình bày dòng chữ "Cao bạch quả..." nhưng về tổng thể cách trình bày, kết
hợp phần chữ và hình, màu sắc thể hiện là tương tự nhau, phần hình lá cây
Ginko cách điệu cùng được thể hiện bằng màu xanh lá cây có cùng tỷ lệ
trên mặt chính diện của hộp thuốc. Do Công ty MEDIPLANTEX sử dụng
chỉ dẫn thương mại "Superkan và Hình" trước Công ty Dược Thanh Hoá
nên việc sử dụng chỉ dẫn thương mại "Thekan và Hình" của Công ty Dược
Thanh Hoá sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ của sản phẩm.
Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại Điều 130 Luật Sở
hữu trí tuệ, vi phạm điểm a khoản 2 Điều 30 của Nghị định 120/2005/NĐCP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực cạnh tranh.
Ngày 10/11/2007, Công ty MEDIPLANTEX đã có đơn số
112/CV/MNP gửi Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ xin rút yêu cầu
xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp đối với
Công ty Dược Thanh Hoá do hai Công ty đã có thoả thuận, thống nhất tự
giải quyết vụ việc.
Do đó căn cứ khoản 5 Điều 21 Nghị định 106/2006/NĐ-CP và Đơn
xin rút yêu cầu xử lý vi phạm, ngày 15/11/2007, Thanh tra Bộ Khoa học
và Công nghệ đã có Công văn số 337/TTra thông báo không xử lý hành vi
cạnh tranh không lành mạnh đối với Công ty Dược Thanh Hoá.

Vấn đề cần lưu ý:
Các chỉ dẫn thương mại trên sản phẩm thuốc mang nhãn hiệu
"Superkan" và chỉ dẫn thương mại trên sản phẩm thuốc mang nhãn hiệu


TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ

71

"Thekan" tuy có khác biệt về mặt nhãn hiệu, về vị trí hình lá cây Ginko
cách điệu, cách thể hiện bốn góc hình chữ nhật, cách trình bày dòng chữ
"Cao bạch quả..." nhưng về tổng thể cách trình bày, kết hợp phần chữ và
hình, màu sắc thể hiện là tương tự nhau, phần hình lá cây Ginko cách điệu
cùng được thể hiện bằng màu xanh lá cây có cùng tỷ lệ trên mặt chính
diện của hộp thuốc. Do Công ty MEDIPLANTEX sử dụng chỉ dẫn thương
mại "Superkan và Hình" trước Công ty Dược Thanh Hoá nên việc sử dụng
chỉ dẫn thương mại "Thekan và Hình" của Công ty Dược Thanh Hoá sẽ
gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ của sản phẩm.
Do đó, khi xác định yếu tố cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu
công nghiệp cần lưu ý: so sánh việc sử dụng chỉ dẫn thương mại (hành vi
gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá...). Chứng minh
quyền sử dụng trước của đối tượng đối với chỉ dẫn thương mại.


×