Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần viễn thông FPT giai đoạn 2009 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.19 KB, 48 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hội nhập, thị trường
viễn thông ngày càng được mở rộng và thu hút sự quan tâm không nhỏ của xã
hội.
Trong xu hướng đó, với lợi thế về sự đa dạng của sản phẩm cũng như
cách thức kinh doanh hợp lý, FPT Telecom đã tạo cho mình một chỗ đứng vững
chắc không chỉ trong lĩnh vực viễn thông trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, song hành với sự phát triển cũng có những vấn đề chưa hợp lý
khiến sự tối đa hóa về lợi ích của doanh nghiệp vẫn chưa đạt được. Thêm vào
đó, là tác động của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh mạnh mẽ
của các công ty khác đã khiến cho FPT Telecom gặp một số khó khăn nhất định
để phát triển kinh doanh dịch vụ
Xuất phát từ điều đó, nhóm 8 đã tiến hành phân tích báo cáo tài chính
công ty cổ phần viễn thông FPT giai đoạn 2009 - 2011 để có cái nhìn cụ thể
trong hoạt động tài chính của công ty. Từ đó, rút ra những điều đã và chưa làm
được. Đồng thời, có những phương án để cải thiện tình hình tài chính của công
ty trong những năm tới.
1 | P a g e
MỤC LỤC
1.1. Giới thiệu 2
1.2. Lĩnh vực hoạt động: 3
1.3. Sản phẩm – Dịch vụ: 4
1.4. Sơ đồ tổ chức Công ty 5
1.5. Công ty thành viên và liên kết 5
1.6. Tầm nhìn 6
II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY 6
2.1. Phân tích vĩ mô 6
2.1.1. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011 6
2.1.2 Tổng quan về ngành viễn thông năm 2011 7
2.2.2. Phân tích chỉ số 27
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG


TY VIỄN THÔNG FPT TELECOM 43
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT
1.1. Giới thiệu
Được thành lập ngày 31/01/1997, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT
Telecom) khởi đầu với tên gọi Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến. Năm 1998, FPT
Telecom chính thức cung cấp dịch vụ Internet, nhanh chóng chiếm lĩnh thị
trường với 31% thị phần, trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn thứ hai ở
Việt Nam. 15 năm sau ngày thành lập, FPT Telecom đã khẳng định sức mạnh
của mình bằng việc cung cấp đầy đủ dịch vụ viễn thông tại thị trường Việt Nam
với chất lượng cao. FPT Telecom đã được cấp các giấy phép như IXP, ISP,
OSP, ICP, giấy phép thiết lập mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông
rộng, giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông…
Dưới sự dẫn dắt của Ban Giám đốc, FPT Telecom trở thành một trong ba
doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của Internet Việt Nam trong
2 | P a g e
10 năm (1997-2007) và có tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trong 5 năm
liên tiếp xấp xỉ 50% mỗi năm. Năm 2010, doanh thu FPT Telecom đạt 2. 450 tỷ
đồng, tăng 33% so với 2009. Hiện, FPT Telecom là một trong những công ty
thành viên mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho tập đoàn.
Công ty cũng là một trong những đơn vị có tỷ suất lợi nhuận cao nhất tại
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) năm 2010 và đã
được SCIC tặng bằng khen, ghi nhận sự đóng góp của FPT Telecom vào thành
tích chung của SCIC.
Hầu hết những lĩnh vực FPT Telecom tham gia đều gặt hái kết quả tốt.
VnExpress. net hiện là báo điện tử tiếng Việt có số lượng độc giả truy cập lớn
nhất, với 4 triệu độc giả thường xuyên và khoảng 25 triệu pageview mỗi ngày.
Trong lĩnh vực game online, FPT Online, công ty thành viên của FPT Telecom,
đang là nhà phát hành game online đứng thứ ba Việt Nam.
Với 4 nhân sự khi thành lập ban đầu, hiện FPT Telecom có quy mô gần
3.500 nhân viên (tính đến tháng 12/2011) và 37 chi nhánh trên toàn quốc.

Với phương châm “Mọi dịch vụ trên một kết nối”, FPT Telecom đã và
đang không ngừng đầu tư, triển khai và tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ
giá trị gia tăng trên cùng một đường truyền Internet. Ngoài ra, việc đẩy mạnh
hợp tác đầu tư với các đối tác viễn thông lớn trên thế giới, xây dựng các tuyến
cáp đi quốc tế… là những hướng đi FPT Telecom đang triển khai mạnh mẽ để
đưa các dịch vụ của mình ra khỏi biên giới Việt Nam, tiếp cận với thị trường
toàn cầu, nâng cao hơn nữa vị thế của một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
hàng đầu.
1.2. Lĩnh vực hoạt động:
- Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông
rộng
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet
- Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động
3 | P a g e
- Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di
động
- Cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, điện thoại di động
- Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet
- Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông và Internet.
1.3. Sản phẩm – Dịch vụ:
- Internet băng thông rộng
- Kênh thuê riêng Data
- Nội dung số:
- Lưu trữ trực tuyến Fshare
- Quảng cáo trực tuyến
- Báo điện tử
- Trò chơi trực tuyến
4 | P a g e
1.4. Sơ đồ tổ chức Công ty
1.5. Công ty thành viên và liên kết

FPT Telecom hiện đang hoạt động theo mô hình 6 công ty thành viên:
• Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Bắc (FPT Telecom North - FTN)
• Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Trung (FPT Telecom Middle -
FTM)
• Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Nam (FPT Telecom South - FTS)
• Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT (FPT Telecom
International - FTI)
• Công ty Cổ phẩn Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online - FOC)
• Công ty TNHH MTV Viễn thông FPT Tân Thuận
5 | P a g e
1.6. Tầm nhìn
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực
lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài
lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều
kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú
về tinh thần.
II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY
2.1. Phân tích vĩ mô
2.1.1. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011
2.1.1.1.Kinh tế thế giới
- Bắt đầu suy giảm kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008, khủng hoảng tài
chính Mỹ từ năm 2010, khủng hoảng nợ công tại châu Âu năm 2011.
- Đồng USD mất giá nhưng đồng EURO mất giá mạnh hơn từ 2010.
2.1.1.2. Kinh tế Việt Nam
- Là một nền kinh tế nhỏ với sự đề kháng thấp, lệ thuộc lớn vào xuất khẩu
nhưng khá mở sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động
mạnh của tình hình kinh tế thế giới diễn biến ngày càng xấu dần.
- Lạm phát tăng nhanh làm các loại giá cả và chi phí tăng.
- Tỷ giá USD/VND và lãi suất tăng cao dần đến cuối năm 2011 mới
chững lại.

- Kinh tế vĩ mô không ổn định, các chính sách tài chính tiền tệ của nhà
nước thay đổi nhanh nhưng mang tính đối phó và ngắn hạn.
- Thị trường chứng khoán bùng nổ trong 2 năm 2007-2008, sau đó suy
thoái dần và rất sâu, dưới những tác động không lành mạnh và không kiểm soát
được, TTCK mất dần chức năng và vai trò đối với nền kinh tế và từng doanh
nghiệp, làm mất niềm tin của nhà đầu tư.
6 | P a g e
2.1.2 Tổng quan về ngành viễn thông năm 2011
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến hết năm
2011, tổng số thuê bao điện thoại cả nước được đăng ký và hoạt động là 130,5
triệu, trong đó thuê bao di động chiếm 90,4%. Toàn quốc hiện có trên 31 triệu
người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ 35% dân số; tổng số thuê bao Internet băng
rộng là 9 triệu, đạt tỷ lệ 10,2 % dân số. Sau 3 năm triển khai xây dựng hạ tầng
mạng di động 3G, hiện nay tổng số trạm thu phát sóng (BTS) 3G của các doanh
nghiệp đạt 33.700 trạm, vượt mục tiêu đề ra và phủ sóng được 91,5% dân số.
Hiện có khoảng 12,8 triệu thuê bao 3G trên tất cả các mạng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng doanh thu thuần toàn ngành
bưu chính, viễn thông năm 2011 ước tính đạt 167,1 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3%
so với năm 2010. Về doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành, Tập đoàn
VNPT và Tập đoàn Viettel vẫn dẫn đầu. Tổng doanh thu của VNPT trong năm
2011 ước đạt 120.800 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2010 (trong đó dịch vụ
bưu chính và viễn thông đạt 103.864 tỷ đồng), nộp ngân sách 7.880 tỷ đồng,
bằng 90,27% so với năm 2010. Số thuê bao di động của VNPT (bao gồm 2
mạng VinaPhone và MobiFone) là khoảng 83 triệu. Về Viettel, trong năm vừa
qua, tổng doanh thu ước đạt 116.012 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu phát sinh
trong nước là 105.432 tỷ đồng và ngoài nước là 10.580 tỷ đồng. Năm 2011,
Viettel nộp ngân sách nhà nước 9.453 tỷ đồng. Hiện nay tổng số thuê bao di
động của Viettel là 57,79 triệu, trong đó thuê bao trả sau là 3,25 triệu.
Ngoài ra, hiện nay có trên 500 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất
kinh doanh trong ngành công nghiệp nội dung số Việt nam, điển hình VTC,

VNG, FPT, VASC… ngành công nghiệp này thu hút khoảng 50900 lao động,
trong đó có khoảng 70% lao động sản xuất trực tiếp.
Không còn là mảnh đất màu mỡ và dễ khai thác như những năm trước,
các nhà cung cấp dịch vụ cho thị trường viễn thông đang phải tìm cách tăng
trưởng trong môi trường kinh doanh ngày một khó khăn. Tuy nhiên, theo các
chuyên gia kinh tế, mặc dù cánh cửa đang hẹp dần đối với một số mạng có số
7 | P a g e
lượng khách hàng nhỏ nhưng về dài hạn, đây vẫn là miếng bánh lớn để các nhà
cung cấp khác nhắm đến việc khai phá, hứa hẹn sự sôi động của một thị trường
viễn thông phát triển cao hơn.
Kinh doanh dịch vụ viễn thông, ngoài những yếu tố cạnh tranh sống còn,
còn là câu chuyện về tần số và tài nguyên, thuộc tầm quy hoạch vĩ mô. Nhiều
năm nay vai trò dẫn đầu thị trường đang thuộc về Viettel và VNPT. Và thành
quả của sự cạnh tranh trong những năm qua là các mạng di động này đã nhanh
chóng phủ sóng toàn quốc, mang lại nhiều sự khác biệt cho khách hàng.
Thị trường viễn thông sẽ tiếp tục tăng trong năm 2012, khi VNPT và Viettel vẫn
tiếp tục đưa ra mục tiêu cao hơn.
Việc cạnh tranh lẫn nhau là tất yếu bên cạnh những nhiệm vụ mở rộng thị
trường để rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng, kích thích nhu cầu để phục vụ
cho sự tăng trưởng. Điều này cho thấy qua việc gia tăng phủ sóng của các mạng
viễn thông thời gian qua khá là nhanh chóng. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng
đang nhảy vào thị trường nội dung với việc cho ra đời nhanh hơn các dịch vụ.
Các mạng nhỏ giai đoạn qua đương đầu trên thị trường như đi qua khe
cửa hẹp. Thị trường phân hoá khá rõ nét với sự lấn át của ba mạng MobiFone,
Viettel và VinaPhone trong khi sự phát triển èo uột của các mạng còn lại không
làm nên tiếng vang. Sự trầm lắng của các mạng này do nhiều nguyên nhân,
trong đó không thể không đề cập đến năng lực đầu tư, khả năng tài chính để duy
trì lượng khách hàng ổn định và đủ sức “đua” trong cuộc cạnh tranh dài hơi. Khi
cộng đồng sử dụng đang “quyết định” sự tồn tại của họ, nếu không trường vốn.
Hội nhập, viễn thông Việt Nam thu hút được nguồn vốn và kinh nghiệm

quản lý từ các nhà khai thác nước ngoài thông qua việc hợp tác với các nhà khai
thác lớn trên thế giới để phát triển, hiện đại hoá mạng lưới và cung cấp dịch vụ,
đồng thời cơ hội từng bước thâm nhập ra thị trường khu vực và trên thế giới.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển cho từng doanh
nghiệp và cho cả ngành viễn thông và CNTT Việt Nam. Cạnh tranh phát triển
tạo cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước tự đổi mới và tái cơ cấu
8 | P a g e
để hoạt động có hiệu quả, cải cách quy trình quản lý, khai thác, tập trung nguồn
lực vào các lĩnh vực mang tính chiến lược, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất
lượng chăm sóc khách hàng. Đi kèm với đó là sự chia sẻ về thị phần thị trường
một cách đáng kể khi các tập đoàn viễn thông lớn đầu tư vào Việt Nam. Ngoài
ra, các doanh nghiệp nước ngoài khi liên doanh có quyền nâng mức góp vốn lên
cao hơn, khả năng kiểm soát của họ đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ
cũng lớn hơn. Đây cũng là chính là nguy cơ, thách thức mà các doanh nghiệp
viễn thông Việt phải đối mặt.
Thị trường trong tương lai sẽ biến chuyển khó lường hơn, tuy nhiên, cho
dù thị trường di động được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, song điều đó cũng
chưa phải đến mức đáng lo trong năm 2012. Vì trên thực tế, nhiều ngành hàng
có tiềm năng gia tăng nguồn thu sẽ được triển khai mạnh trong những năm tới.
Xác định rõ những cơ hội và thách thức của mình, để có thể khẳng định
được vị thế, bảo vệ thương hiệu của mình trong môi trường cạnh tranh ngày
càng khốc liệt hiện nay, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp ngành
điện tử, viễn thông sẽ phải có những chính sách, hướng phát triển thực sự bền
vững
2.1.3. Phân tích SWOT về FPT Telecom
* Điểm mạnh:
Tuy là một công ty mới được thành lập trong năm 2005, tuổi đời còn rất
trẻ song Công ty Cổ phần Viễn thông FPT lại đạt được thành tích tăng trưởng
rất xuất sắc so với mặt bằng nền kinh tế Việt Nam. Sự xuất sắc đó có được là do
Công ty có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình.

Trong những năm gần đây, xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế
càng thể hiện rõ rệt. Trong bối cảnh nhu cầu về thông tin, về kết nối là rất lớn,
đây chính là mảnh đất màu mỡ cho FPT Telecom thả sức tung hoành. Nói cách
khác, nhu cầu về thông tin, internet của xã hội ngày càng lớn chính là thuận lợi
lớn cho thị trường đầu ra của công ty.
9 | P a g e
Cùng với xu thế trên thì thị trường các yếu tố đầu vào của công ty được
mở rộng, không chỉ bó hẹp trong nước mà đã vươn ra quốc tế và khu vực, đó
chính là nhờ sự chuyển giap mạnh mẽ khoa học công nghệ trên thế giới. FPT
Telecom đã trở thành trung tâm phân phối, nơi đầu tư hiệu quả của nhiều nhà
cung cấp có thương hiệu lớn trên thế giới.
FPT Telecom là một thành viên của tập đoàn FPT, một tập đoàn có tiềm
lực tài chính mạnh, có đội ngũ nhân viên quản lý, nhân viên kỹ thuật đầy kinh
nghiệm và trình độ cao nên chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty có tiếng
vang lớn trên thị trường, tạo được sự uy tín đối với người tiêu dùng. Điều đó là
một thuân lợi rất lớn cho FPT Telecom mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh
thu và lợi nhuận.
FPT là một trong 3 nhà cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng lớn
nhất Việt Nam. Thị phần của FPT trong lĩnh vực này chiếm khoảng 15% đứng
thứ 3 sau VNPT và Vitettel với thế mạnh về chất lượng và dịch vụ chăm sóc
khách hàng.
* Điểm Yếu
- Trong lĩnh vực công nghệ truyền thông xuất hiện nhiều đối thủ cạnh
tranh có thương hiệu mạnh như VNPT, Viettel… công ty đã phải gia tăng đáng
kể chi phí cho việc maketing thương hiệu nhằm giữ chỗ đứng và mở rộng thị
trường của mình.
- Thị trường viễn thông vẫn chủ yếu là thuê bao trả trước, trong khi các
nhà mạng lại cạnh tranh về giá để thu hút thuê bao nên tỷ lệ doanh thu trung
bình trên một thuê bao (ARPU) có xu hướng giảm xuống rõ rệt.
- Thiếu các đối tác chiến lược (các đối tác nước ngoài trong hợp tác cổ

phần hóa).
- Thị trường di động chủ yếu tập trung vào khu đô thị lớn, trong khi đó,
các khu vực về nông thôn vẫn chưa phát triển, nhất là mạng 3G mới chỉ chiếm
10 | P a g e
10%, vì thế nội dung số vẫn rất thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng.
* Cơ hội
- Cạnh tranh gia tăng trên thị trường di động sẽ thức đẩy tăng trưởng
toàn thị trường viễn thông, và FPT Telecom cũng không phải là một ngoại lệ.
Điều này vừa là khó khăn cũng vừa là động lực để FPT Telecom vươn lên
khẳng định vị thế. Cùng với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu
nghiên cứu và phát triển ngành công nghệ viễn thông, tập đoàn FPT nói chung
và FPT Telecom nói riêng luôn có thế mạnh trong việc tìm tòi, phát triển sản
phẩm mới, mang tính đột phá trên thị trường.
- Ngành viễn thông ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh
với rất nhiều tiềm năng to lớn, tăng trưởng bình quân của thị trường trong 3
năm gần đây là 26% ( Theo số liệu tin học TP.Hồ Chí Minh). Điều đó là dấu
hiệu khả quan với những doanh nghiệp trong ngành viễn thông, số người sử
dụng tăng lên, các dịch vụ đa dạng hơn, là cơ hôi để các doanh nghiệp mở
rộng quy mô hoạt động, nâng cao các chất lượng sản xuất cũng như đổi mới
các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
* Nguy cơ:
- Quá trình phân cấp quản lý nhà nước diễn ra chậm chạp
- 1/3 làng xã Việt Nam nằm tại các vùng núi non rất khó để triển khai
dịch vụ viễn thông, làm cản trở việc phát triển mạng cố đinh, di động và
Internet.
- Tỷ lệ thuê bao di động ngừng hoạt động chưa được xác định rõ ràng,
tạo ra sự không minh bạch trên thị trường di động.
- Sự gia tăng cạnh tranh có thể dẫn đến chiến tranh về giá cước, quá đó
có thể làm giảm nghiêm trọng chất lượng dịch vụ.

2.2. Phân tích tài chính công ty
11 | P a g e
2.2.1 Phân tích Báo cáo tài chính công ty
2.2.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản 2009-2011.
Bảng 2.1 Cơ cấu và biến động tài sản của công ty FPT 2009-2011
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
TSNH 765,04 845,49 1213,45
TSDH 959,71 1.277,46 1205,15
Tổng tài sản 1.724,75 2.122,95 2418,6
Đầu năm 2010, tổng tài sản của công ty là 1725,75 tỷ đồng, sau 1 năm
hoạt động, tổng tài sản tăng lên đến 2122,95 tỷ đồng và đến cuối năm 2011 con
số này là 2418,6 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy tổng tài sản có xu hướng tăng lên
qua các năm, cụ thể là năm 2010 tăng 398,2 tỷ đồng (23.9%) so với năm 2009,
năm 2011 con số này lại tăng 295.63 tỷ đồng (13.93%) so với năm 2010. Với vị
thế là công ty thành viên trong một tập đoàn hàng đầu Việt Nam về công nghệ,
xu hướng tăng mạnh tài sản như thế này thể hiện sự đầu tư hợp lí của công ty
vào quy mô tài sản từ đó tạo nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra
thuận lợi và mạnh mẽ hớn
a. Phân tích diễn biến tài sản ngắn hạn
Quy mô về tài sản ngắn hạn cũng tăng mạnh, từ 765,04 tỷ đồng đầu năm
2010, đến cuối năm 2010 đã tăng lên 80,46 tỷ đồng (10.52%) và đến cuối năm
2011 con số này là 1213,45 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 2011 là 367,96 tỷ
đồng, đạt 43,52%. Nếu so sánh sự thay đổi tài sản ngắn hạn của năm 2011 so
với 2010 và chỉ số này của năm 2010 so với 2009 thì dễ dàng nhận thấy năm
2011, tài sản ngắn hạn tăng vọt lên cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong tổng tài
sản. Nếu đầu năm 2011 tỷ trọng đạt 39,83% thì cuối năm 2011 con số này là
50,17%, chiếm quá bán trong tổng tài sản. Với lĩnh vực hoạt động trong ngành
cung cấp dịch vụ, tỷ trọng này của doanh nghiệp thay đổi như vậy là không có
gì bất thường, đầu tư vào TSNH là một chiến lược hợp lí để tương xứng với
mức TSDH đã được công ty chú trọng đầu tư trước đó. Tuy nhiên, để tìm hiểu

rõ hơn về sự tăng lên đột ngột của TSNH cả về số lượng lẫn tỷ trọng, ta xem xét
các chỉ số tiêu biểu sau:
12 | P a g e
- Tiền và các khoản tương đương tiền:
Có thể nhận thấy sự biến động không đều đặn trong khoản mục này qua
các năm. Cụ thể là vào các năm 2009, 2010, 2011, con số này lần lượt là 278,15
tỷ đồng, giảm xuống còn 152,7 tỷ đồng (giảm 45,14%) và lại bất ngờ tăng vọt
lên đến 725,75 tỷ đồng (tăng gần 4 lần so với 2010). Tỷ trọng của khoản mục
này trong tổng tài sản cũng biến động theo cung xu hướng trên. Có thể đi đến
kết luận sơ bộ rằng hoạt động quản lý tiền mặt của công ty đã tốt hơn rất nhiều
so với 2 năm liền trước. Dự đoán với lượng tiền mặt tăng nhanh như vậy, khả
năng thanh toán tức thời của công ty là rất tốt.
- Đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho:
Cuối năm 2011, 2 khoản mục này đều giảm lần lượt là 92,93% và 36,05%
so với số đầu năm. Thứ nhất, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm vào cuối
năm 2011 có thể là do chính sách muốn giữ tiền mặt nhằm mục đích thanh toán
của công ty hoặc cũng có thể do các khoản đầu tư này đã đến hạn thanh toán, sự
giảm sút đầu tư tài chính ngắn hạn đã đóng góp một phần khá lớn vào lượng
tiền tăng lên của công ty vào cuối năm, 236,65 tỷ đồng. Thứ 2, khoản mục hàng
tồn kho là một chỉ số nữa góp phần làm nên sự gia tăng của dòng tiền. Sau khi
HTK của cuối năm 2010 tăng 185,89% so với năm 2009 thì đến cuối năm 2011,
tỷ lệ biến động này là -36,5%. Có thể thấy rõ nỗ lực giảm HTK của doanh
nghiệp là rất đang hoan nghênh, mặc dù HTK không ảnh hưởng quá lớn đối với
lượng tiền nhưng cho thấy sự quản lý HTK của doanh nghiệp là hiệu quả, giảm
thiểu các nguy cơ ứ đọng vốn, đồng thời góp phần cải thiện khả năng thanh toán
của công ty.
- Phải thu ngắn hạn:
Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong TSNH, tỷ trọng này
biến động rất ít, qua các năm 2009, 2010, 2011 con số này lần lượt là 10,78%,
12,17% và 12,89%. Xu hướng biến động về mặt lượng của khoản mục này là

tăng lên qua cả 3 năm, tuy nhiên mức tăng vào năm 2011 (20,66%) có chậm
hơn so với năm 2010 (38.95%). Trước hết ta xét khoản phải thu khách hàng.
13 | P a g e
Với 1 doanh nghiệp viễn thông như FPT, khoản phải thu lớn là điều hoàn toàn
dễ hiểu, khi mà doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trả sau ngày một nhiều hơn.
Tuy nhiên ta nhận thấy sự thay đổi trong chính sách cấp tín dụng cho khách
hàng của công ty. Năm 2011, con số này tăng với 1 tỷ lệ thấp hơn so với sự gia
tăng của năm 2010. Đó chính là động thái thể hiện công ty đang từng bước siết
chặt tín dụng đối với khách hàng, giảm lượng vốn bị chiếm dụng, tăng chất
lượng doanh thu. Không chỉ đối với khách hàng, với các nhà cung cấp, công ty
cũng thực hiện chính sách tín dụng tương tự. Vậy có thể thấy công ty đang thực
hiện quản lý chặt chẽ hơn dòng tiền trong doanh nghiệp mình và các kết quả đạt
đuợc có thể nói là khả quan.
Nói chung trong 3 năm, TSNH biến động tăng và tăng mạnh, chủ yếu do
các khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền và phải thu ngắn hạn.
b. Phân tích diễn biến tài sản dài hạn
Quy mô của tài sản dài hạn biến động không ổn định. Cuối năm 2009,
TSDH đạt mức 959,61 tỷ đồng, sau khi tăng vọt 33,11% đạt mức 1277,46 tỷ
đồng vào năm 2010 thì lại giảm nhẹ 5,66% về mức 1205,15 tỷ đồng. Tỷ trọng
cuả TSDH trong tổng tài sản cũng có xu hướng biến động như trên, con số này
qua 3 năm lần lượt là 55,64% ,60,17% và 49,83%. Có thể thấy sự chú trọng đầu
tư vào TSDH của công ty sau khi được đẩy mạnh vào năm 2010 thì lại bắt đầu
giảm vào năm 2011 mà thay vào đó là đầu tư vào TSNH như đã phân tích ở
trên. Năm 2010 là năm mà FPT Telecom đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng
cũng như các loại TSDH khác. Sau khi đã ổn định về mặt cơ sở hạ tầng thì việc
đầu tư vào TSNH để tận dụng tối đa TSCĐ là việc làm rất đúng đắn và phù hợp.
2.2.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn 2009 -2011
14 | P a g e
Bảng 2.2 CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN
Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
A. NỢ PHẢI TRẢ 846,10 0,49 863,01 0,41 1.235,28 0,58 16,91 0,02 372,27 0,43
I. Nợ ngắn hạn 621,12 0,36 861,03 0,41 1.233,70 0,58 239,91 0,39 372,67 0,43
1. Vay và nợ ngắn hạn 112,75 0,07 71,13 0,03 - - (41,62) (0,37) (71,13) (1,00)
2. Phải trả người bán 282,11 0,16 385,86 0,18 224,53 0,11 103,75 0,37 (161,33) (0,42)
3. Người mua trả tiền
trước
8,43 0,00 15,75 0,01 30,61 0,01 7,32 0,87 14,86 0,94
4. Thuế và các khoản phải
nộp NN

119,64 0,07 40,11 0,02 76,73 0,04 (79,53) (0,66) 36,62 0,91
5. Phải trả CNV 25,19 0,01 6,83 0,00 39,93 0,02 (18,36) (0,73) 33,10 4,85
6. Chi phí phải trả 23,01 0,01 126,28 0,06 164,13 0,08 103,27 4,49 37,85 0,30
7. Phải trả nội bộ 13,34 0,01 18,21 0,01 - - 4,87 0,37 (18,21) (1,00)
8. Các khoản phải trả, phải
nộp NH khác
26,03 0,02 8,92 0,00 446,04 0,21 (17,11) (0,66) 437,12 49,00
9. Quỹ khen thưởng phúc lợi 10,62 0,01 57,13 0,03 80,84 0,04 46,51 4,38 23,71 0,42
15 | P a g e
10. DT chưa thực hiện - - 130,82 0,06 170,89 0,08 130,82 - 40,07 0,31
II. Nợ dài hạn 224,98 0,13 1,98 0,00 1,58 0,00 (223,00) (0,99) (0,40) (0,20)
1. Phải trả dài hạn khác 0,88 0,00 0,40 0,00 0,10 0,00 (0,48) (0,55) (0,30) (0,75)
2. Vay và nợ dài hạn 91,94 0,05 - - - - (91,94) (1,00) - -
3. Dự phòng trợ cấp mất
việc làm
0,88 0,00 1,59 0,00 1,48 0,00 0,71 0,81 (0,11) (0,07)
4.Doanh thu chưa thực hiện 131,27 0,08 - - - - (131,27) (1,00) - -
B. NGUỒN VỐN 842,19 0,49 1.195,43 0,56 1.088,56 0,51 353,24 0,42 (106,87) (0,09)
I. Vốn cổ đông 842,19 0,49 1.195,43 0,56 1.088,56 0,51 353,24 0,42 (106,87) (0,09)
1. Vốn điều lệ 593,98 0,34 831,07 0,39 997,02 0,47 237,09 0,40 165,95 0,20
2.Thặng dư vốn cổ phần - - 7,57 0,00 7,38 0,00 7,57 - (0,19) (0,03)
3. Cổ phiếu quỹ (0,88) (0,00) (0,92) (0,00) (1,48) (0,00) (0,04) 0,05 (0,56) 0,61
4. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
249,10 0,14 357,71 0,17 85,64 0,04 108,61 0,44 (272,07) (0,76)
C. LỢI ÍCH CỦA CỔ
ĐÔNG THIỂU SỐ
36,46 0,02 64,50 0,03 94,75 0,04 28,04 0,77 30,25 0,47
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN

1.724,75 1,00 2.122,95 1,00 2.418,60 1,14 398,20 0,23 295,65 0,14
16 | P a g e
Tổng nguồn vốn tăng lên với quy mô khá lớn, từ 1724,75 tỷ tăng lên
23,09% vào năm 2010 và tiếp tục tăng thêm 13,93%, đạt mức 2418,6 tỷ vào năm
2011. Như trên đã phân tích về xu hướng biến động của TS, dưới đây ta tiếp tục
phân tích biến động của Nguồn vốn để có được cái nhìn sâu sắc hơn về xu
hướng biến động của tổng TS bắt nguồn từ đâu và sẽ đi về đâu. Để làm được
điều đó, ta xem xét các khoản mục chính như sau:
a. Phân tích diễn biến Nợ phải trả
Biến động của khoản mục này là không ổn định. Năm 2009, Nợ là 846,1
tỷ đồng, sang đến năm 2010 con số này dao động không lớn, tăng 2%, đạt
863,01 tỷ đồng, nhưng đến năm 2011, nợ bất ngờ vọt lên tới 1235,28 tỷ đồng,
tăng 43,14%. Theo đó, tỷ trọng nợ trong Tổng nguồn vốn cũng biến động tăng.
Qua 3 năm, con số này lần lượt là 36,01%, 40,56% và 51,07%. Cụ thể Nợ phải
trả biến động như thế nào, ta xem xét các khoản mục chi tiết hơn.
- Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn chiếm đại đa số trong toàn bộ nợ của công ty và dao động
theo đúng xu hướng của tổng nợ như đã phân tích ở trên. Khoản mục phải trả
người bán chiếm đa số trong nợ ngắn hạn và có xu hướng biến động không ổn
định. Đạt 281,11 tỷ đồng năm 2009, tăng lên 36,78%, đạt mức 385,86 tỷ đồng
năm 2010 và lại giảm xuống 41,82%, còn 224,53 tỷ đồng vào năm 2011. Phải
trả người bán cũng chiếm một phần quan trọng trong tổng nguồn vốn của công
ty. Số vốn chiếm dụng được này sẽ giúp công ty tài trợ một phần lớn cho tài sản
của mình.Ngoài ra các khoản mục người mua trả tiền trước, phải trả công nhân
viên, thuế và các khoản phải nộp khác…dù không chiếm tỷ trọng lớn trong
nguồn vốn nhưng cũng là những nguồn vốn rẻ và hữu ích để công ty tài trợ cho
tài sản. Hơn nữa những khoản mục này đều có xu hướng tăng lên cho thấy khả
năng tận dụng được nguồn vốn rẻ bên ngoài của doanh nghiệp ngày càng tốt
hơn.
- Nợ dài hạn

Nợ dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nợ cũng như tổng nguồn
vốn và có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Nếu năm 2009, tỷ trọng nợ dài
hạn trong tổng nguồn vốn là 13.04% thì sang đến năm 2010 và 2011, con số này
chỉ còn là 0.09% và 0.07%. Điều này cho thấy chính sách vay nợ của công ty có
thay đổi cơ bản trong gian đoạn này. Trong khi phải trả dài hạn khác và dự
17 | P a g e
phòng trợ cấp mất việc làm xuất hiện trong cả 3 năm dù trong năm 2010 và 2011
có sự sụt giảm mạnh thì các khoản vay và nợ dài hạn và doanh thu chưa thực
hiện lại chỉ cao ở năm 2009, sang năm 2010 và 2011 hoàn toàn biến mất. Điều
này phản ánh tình hình kinh tế khó khăn vào thời điểm 2010 và 2011 khi mà lãi
suất cho vay cao ngất ngưởng buộc các doanh nghiệp hạn chế đi vay, thay vào
đó là tận dụng các nguồn vốn khác rẻ hơn, dù tình hình khó khăn chung cũng
không cho phép doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn từ bên ngoài quá nhiều và
quá lâu.
Nói chung, trong giai đoạn này, có thể thấy công ty đang từng bước
chuyển từ chính sách an toàn sang chính sách mạnh dạn hơn khi quyết định sử
dụng vốn vay nhiều hơn vốn chủ để tài trợ cho hoạt động của mình. Sự kiện này
sẽ giúp công ty có thêm được những đòn bẩy tài chính hữu hiệu làm tăng giá trị
lợi nhuận. Tuy nhiên công ty cũng đồng thời phải đối mặt với những nguy cơ rủi
ro cao hơn khi đến kì phải trả lãi vay cũng như chịu ảnh hưởng từ những biến
động về nguồn vốn trên thị trường tài chính.
b. Phân tích diễn biến Vốn chủ sở hữu
Bên cạnh việc gia tăng số nợ phải trả thì cũng đồng nghĩa với việc công ty
giảm số vốn chủ trong tổng nguồn vốn. Năm 2009, vốn chủ đạt 842,19 tỷ đồng,
sang đến năm 2010 vốn chủ tăng lên 41,94% đạt 1195,34 tỷ đồng, sau đó lại
giảm 8,94% về con số 1088,56 tỷ đồng vào năm 2011. Theo đó tỷ trọng vốn chủ
trong tổng vốn cũng thay đổi, con số này lần lượt qua 3 năm là 48,83%, 56,31%
và 45,01%. Cụ thể ta sẽ phân tích các chỉ số cụ thể như sau:
- Vốn cổ đông:
Tất cả nguồn vốn đều là vốn cổ đông. Trong đó vốn điều lệ là thành phần

quan trọng nhất. Nguồn vốn này có xu hướng tăng qua các năm. Từ 593,98 tỷ
đồng vào năm 2009, đã tăng lên 39,92% đạt mức 831,07 tỷ đồng vào năm 2010
và lại tiếp tục tăng thêm 19,97% lên tới 997,02 tỷ đồng năm 2011. Giải thích
cho sự tăng trưởng này ta dễ thấy một trong các lí do là trong các năm số lượng
cổ phiếu phát hành ra ngày một nhiều do đó làm tăng lượng vốn cố đông.
Thành phần quan trọng thứ 2 trong vốn cổ đông là lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối. Chỉ số này có sự biến động không được tốt như vốn cổ đông.
Cụ thể, năm 2009 con số này ở mức 249,1 tỷ đồng, sang năm 2010 tăng thêm
43,6% đạt mức 357,71 tỷ đồng nhưng sang đến năm 2011 thì bất ngờ giảm
18 | P a g e
mạnh 76,06% còn 85,64 tỷ đồng. Đây là một bất lợi trong hoạt động tài trợ bằng
vốn chủ của công ty. Ngoài ra các thành phần khác như là thặng dư vốn cổ phần
vầ cổ phiếu quỹ thì đến năm 2010 mới có và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong NV.
- Lợi ích của cổ đông thiểu số
Thành phần này chiếm tỷ trọng trong nguồn vốn dao động trong khoảng
2%-4% và có xu hướng tăng lên. Điều này phản ánh sự mở rộng quy mô hoạt
động của các công ty thành viên, chi nhánh liên doanh liên kết đồng thời cũng
phán ảnh kết quả hoạt đông ngày một tốt lên của những thành viên này.
Nói chung là trong 3 năm qua, sự tăng trưởng nguồn vốn là đều đặn và ổn
định. Nguồn vốn có xu hướng tập trung vào nợ nhiều hơn là vốn chủ. Lợi ích
của cổ đông thiểu số vẫn là “thiểu số” nhưng đang từng bước nâng cao vị thế
của mình. Doanh nghiệp cần tiếp tục nghiên cứu để tìm được cơ cấu vốn hợp lý
và chủ động lựa chọn những phương án tài trợ cho nguồn vốn phù hợp và tránh
những tác động tiêu cực từ thị trường.
2.2.1.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 2011
Bảng 2.3 Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 2011
Diễn biến sử dụng vốn Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ %
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 573,15 193,86%
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (236,65) -80,04%
3. Phải thu khách hàng 69,42 23,48%

4. Trả trước cho người bán 11,19 3,78%
5. Phải thu nội bộ (1,01) -0,34%
6. Các khoản phải thu khác 2,57 0,87%
7. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (28,76) -9,73%
8. Hàng tồn kho (36,02) -12,18%
9. Chi phí trả trước ngắn hạn 7,79 2,63%
10. Thuế GTGT được khấu trừ (11,63) -3,93%
11. Các khoản khác phải thu của NN 25,74 8,71%
12. Tài sản ngắn hạn khác (7,82) -2,65%
13. Tài sản cố định (123,59) -41,80%
14. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 5,40 1,83%
15. Chi phí trả trước dài hạn 36,95 12,50%
19 | P a g e
16. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 9,95 3,37%
17. Tài sản dài hạn khác 0,37 0,13%
18. Lợi thế thương mại (1,38) -0,47%
19. TỔNG 295,65 100%
Diễn biến nguồn vốn Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ %
1. Vay và nợ ngắn hạn (71,13) -24,06%
2. Phải trả người bán (161,33) -54,57%
3. Người mua trả tiền trước 14,86 5,03%
4. Thuế và các khoản phải nộp NN 36,62 12,39%
5. Phải trả CNV 33,10 11,20%
6. Chi phí phải trả 37,85 12,80%
7. Phải trả nội bộ (18,21) -6,16%
8. Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 437,12 147,85%
9. Quỹ khen thưởng phúc lợi 23,71 8,02%
10. Doanh thu chưa thực hiện 40,07 13,55%
11. Phải trả dài hạn khác (0,30) -0,10%
12. Dự phòng trợ cấp mất việc làm (0,11) -0,04%

13. Vốn điều lệ 165,95 56,13%
14. Thặng dư vốn cổ phần (0,19) -0,06%
15. Cổ phiếu quỹ (0,56) -0,19%
16. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (272,07) -92,02%
17. Lợi ích của cổ đông thiểu số 30,25 10,23%
18. TỔNG 295,65 100%
a. Phân tích diễn biến nguồn vốn.
Trong năm 2011:
Nguồn vốn tăng 819,53 tỷ đồng gồm có:
+ Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: 259,98 tỷ đồng (chiếm 32%)
+ Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: 559,55 tỷ đồng (chiếm 68%)
Nguồn vốn giảm 523,8 tỷ đồng gồm có:
+ Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp giảm 227.93 tỷ đồng (chiếm 52%):
+ Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp giảm 250,87 tỷ đồng (chiếm 48%)
Như vậy có thể thấy trong năm 2011, Nguồn vốn để tài trợ cho các hoạt
động của doanh nghiệp dựa một phần lớn vào các nguồn từ bên ngoài (68%),
20 | P a g e
trong đó lại chủ yếu là vốn chiếm dụng được của các tổ chức, cá nhân bên ngoài,
nguồn vốn này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lãi vay tuy nhiên lại
không bền vững và làm doanh nghiệp khó có thể chủ động kiểm soát tình hình.
Trong khi đó, lượng vốn giảm chia đều cho cả 2 dòng vốn bên ngoài và bên
trong chứng tỏ sự cân xứng một cách tương đối trong hoạt động quản lý các
nguồn vốn của doanh nghiệp. Điều này là hợp lý trong bối cảnh kinh tế khó
khăn chung và các doanh nghiệp phải cạnh tranh rất lớn để có được vốn đầu tư
cho hoạt động SXKD của mình
b. Phân tích diễn biến sử dụng vốn
Trong tổng số vốn huy động được khoảng 819,53 tỷ đồng, trong đó 68%
là vốn từ bên ngoài. Bên cạnh đó, do nguồn vốn tài trợ cho tài sản giảm 523,8 tỷ
đồng nên tài sản cũng bị giảm một khoản tương đương như vậy và được thể hiện
trong các khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn, tài sản cố định, hàng tồn kho…

Như vậy, trong năm 2011, diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn không
được tốt lắm khi doanh ngiệp sử dụng vốn phần lớn là từ nguồn chiếm dụng bên
ngoài doanh nghiệp, độ an toàn không cao. Trong khi lượng vốn mà doanh
nghiệp bị chiếm dụng cũng khá lớn, làm giảm dòng tiền của doanh nghiệp, gây
tác động xấu tới HĐ SXKD.
21 | P a g e
2.2.1.4 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh
BẢNG 2.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch giữa các năm
Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ
với DTT
(%)
Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ
với DTT
(%)
Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ
với DTT
(%)
2010/2009 2011/2010

Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ %
tăng giảm

Số tiền
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ %
tăng giảm
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
1.864,85 2.467,22 3.500,17 602,37 32,30% 1.032,95 41,87%
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
13,33 9,82 10,88 (3,51) -26,33% 1,06 10,79%
3. DT thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
1.851,52 100,00% 2.457,39 100,00% 3.489,28 100,00% 605,87 32,72% 1.031,89 41,99%
4. Giá vốn hàng bán và
dịch vụ cung cấp
691,71 37,36% 1.227,35 49,95% 1.917,91 54,97% 535,64 77,44% 690,56 56,26%
5. LN gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
1.159,81 62,64% 1.230,04 50,05% 1.571,37 45,03% 70,23 6,06% 341,33 27,75%
6. DT hoạt động tài chính 32,75 1,77% 55,72 2,27% 76,44 2,19% 22,97 70,14% 20,72 37,19%
7. Chi phí hoạt động tài
chính
13,97 0,75% 30,32 1,23% 25,23 0,72% 16,35 117,04% (5,09) -16,79%
Trong đó: chi phí lãi vay 4,42 0,24% 13,92 0,57% 3,53 0,10% 9,50 214,93% (10,39) -74,64%
8. Chi phí bán hàng 96,89 5,23% 113,94 4,64% 175,15 5,02% 17,05 17,60% 61,21 53,72%
9. Chi phí quản lý DN 539,98 29,16% 540,31 21,99% 646,22 18,52% 0,33 0,06% 105,91 19,60%
22 | P a g e
10. Lợi nhuận thuần từ
HĐKD
541,72 29,26% 601,20 24,46% 801,22 22,96% 59,48 10,98% 200,02 33,27%

11. Thu nhập khác 51,04 2,76% 49,20 2,00% 9,29 0,27% (1,84) -3,61% (39,91) -81,12%
12. Chi phí khác 52,72 2,85% 49,03 2,00% 9,77 0,28% (3,69) -7,00% (39,26) -80,07%
13. Lợi nhuận từ hoạt
động khác
(1,68) -0,09% 0,17 0,01% (0,48) -0,01% 1,85 -110,12% (0,65) -382,35%
14. Tổng lợi nhuận kế
tóan trước thuế
540,03 29,17% 601,36 24,47% 800,74 22,95% 61,33 11,36% 199,38 33,15%
15. Chi phí thuế TNDN
hiện hành
122,55 6,62% 85,85 3,49% 143,98 4,13% (36,70) -29,95% 58,13 67,71%
16. (Thu nhập) thuế
TNDN hoãn lại
(32,82) -1,77% (1,43) -0,06% (9,96) -0,29% 31,39 -95,64% (8,53) 596,50%
17. Lợi nhuận thuần sau
thuế TNDN
450,29 24,32% 516,95 21,04% 666,71 19,11% 66,66 14,80% 149,76 28,97%
17.1 LNST của cổ đông
thiểu số
40,38 2,18% 44,25 1,80% 84,66 2,43% 3,87 9,58% 40,41 91,32%
17.2 LNST của cổ đông
của công ty mẹ
409,92 22,14% 472,69 19,24% 582,05 16,68% 62,77 15,31% 109,36 23,14%
18. Lãi cơ bản trên cổ
phiếu
7.838 ₫ 4.795 ₫ 5.870 ₫
23 | P a g e
Đối với trường hợp của công ty, lợi nhuận được hình thành từ 2 thành
phần, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động
khác.

Trước hết ta xem xét phần quan trọng hơn, lợi nhuận từ hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Qua 3 năm, doanh thu thuần tăng lên với quy mô lớn. Năm 2009, DTT là
1851,52 tỷ đồng, sang đến năm 2010, DTT tăng lên 32,72% đạt 2457,39 tỷ
đồng, đến năm 2011, DTT lại tiếp tục tăng 41,99%, đạt đến 3489,28 tỷ đồng.
Quy mô đã tăng gần gấp 3 sau 3 năm.
Tuy nhiên, trong DTT, các loại chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí tài
chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp… lại chiếm tỷ trọng khá lớn và
còn có xu hướng tăng lên. Cụ thể là:
- Về chi phí giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp
Năm 2009, tỷ trọng của giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần là 37,36%,
sang đến năm 2010, con số này đã là 49,95% và đến năm 2011 thì tỷ trọng này
lại tiếp tục tăng lên và đạt tới mức 54,97%. Điều này cho thấy sự quản lý chi phí
giá vốn của công ty là chưa hiệu quả, giá vốn lớn sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực
đối với lợi nhuận đạt được.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Hai loại chi phí này chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong DTT. Năm 2009,
tỷ trọng này là 34,39%, đến năm 2010, giảm đôi chút còn 26,63%, sang đến năm
2011 con số này giảm chỉ còn 23,54% Có thể thấy ttrong 3 năm qua công ty đã
thực hiện khá tốt công việc cắt giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp,
tạo tiền đề để thực hiện các bước tinh giảm ở các lĩnh vực khác mạnh mẽ hơn.
- Doanh thu hoạt động tài chính.
Chỉ tiêu này mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong DTT, chỉ dao động
trong khoảng từ 2-3%, tuy nhiên xu hướng tăng lên mạnh mẽ của chỉ tiêu này
cũng là một tín hiệu đáng mừng,. Cụ thể là vào năm 2010, chỉ tiêu này tăng
70,14% so với năm 2009 và lại tiếp tục tăng thêm 37,19% vào năm 2011. Nếu
biết cách tận dụng và nhanh nhạy trong đầu từ tài chính thì món lợi từ hoạt động
này mang lại cho công ty chắc chắn sẽ không hề nhỏ.
Kế đến ta xem xét một khoản mục rất quan trọng khác, chi phí tài chính
mà chủ yếu là chi phí lãi vay. Do tình hình huy động vốn khó khăn, lãi suất cho

24 | P a g e
vay tăng cao, doanh nghiệp có xu hướng vay nợ ít đi như đã phân tích trong
phần nguồn vốn, do đó chi phí lãi vay trong giai đoạn này là không lớn do chủ
yêu sử dụng các nguồn vốn rẻ mà doanh nghiệp chiếm dụng được. cụ thể trong 3
năm, chi phí lãi vay là 4,42 tỷ, 13,92 tỷ và 3,53 tỷ đồng. Chi phí này góp phần
lớn vào việc tạo ra lá chắn thuế cho doanh nghiệp.
Với tình hình doanh thu và chi phí như trên, có thể thấy chỉ tiêu về lợi
nhuận thuần là khá khả quan. Thật vậy, nhìn vào chỉ tiêu này trong bảng phân
tích, ta thấy có sự gia tăng khá nhanh và đều đặn trong 2 năm. Năm 2010 tăng
10,98% so với năm 2009 và năm 2011 lại tiếp tục tăng 33,27% so với năm 2010.
Tuy nhiên tỷ trọng so vơi DTT thì giảm đi chút ít. Từ 29,26% xuống còn
24,46% và lại xuống tiếp còn 22,96%. Ở đây ta có thể nhận thấy rõ ảnh hưởng
của giá vốn hàng bán tăng tác động như thế nào tời lợi nhuận.
Phần 2, ta xem xét một phần nhỏ : lợi nhuận khác. Có thể thấy chỉ tiêu
này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với DTT, thậm chí còn giảm qua các năm tuy
nhiên do là một phần nhỏ nên những tác động tiêu cực của nó tới lợi nhuận cuối
cùng là không đáng kể.
- Lợi nhuận trước thuế
Dựa vào các phân tích ở trên có thể thấy tình hình lợi nhuận trước thuế
cũng rất khả quan. Năm 2011, chỉ tiêu này đạt 800,74 tỷ đồng, chiếm 22,95% so
với DTT và tăng 33,15% so với năm 2010. Tuy nhiên thuế TNDN lại chiếm một
phần rất lớn trong tổng lợi nhuận. Cụ thể năm 2011 thuế ở mức 43,98 tỷ đồng,
chiếm 4,13% DTT. Do vậy mà lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ giảm đi đáng
kể
- Lợi nhuận sau thuế
Dựa vào các chỉ tiêu đã phân tích ở trên, dễ thấy lợi nhuận sau thuế của
công ty tiến triển tốt đẹp. Cụ thể, năm 2009 LNST ở mức 450,29 tỷ đồng đến
năm 2010 tăng thêm 14,8% đạt mức 516,95 tỷ đồng và sang năm 2011 con số
này là 666,71 tỷ đồng, tăng thêm 28.97%. Tuy có sự gia tăng về mặt số lượng
nhưng tỷ trọng của LNST so với DTT lại giảm do sự tăng lên về giá vốn hàng

bán. Cụ thể qua 3 năm, tỷ trọng lần lượt là 24,32%, 21,04% và 19,11%.
- Lãi cơ bản trên cổ phiếu.
Con số này qua 3 năm lần lượt là 7.838VND, 4.795VND và 5.870VND.
Tại sao lợi nhuận sau thuế tăng lên qua các năm mà lãi cơ bản trên cổ phiếu lại
25 | P a g e

×