Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Đề tài : Xu hướng phát triển thương mại việt nam ASEAN và một số giải pháp cơ bản phát triển xuất khẩu hàng hóa của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 153 trang )


Bé C«ng th−¬ng
TRUNG T¢M TH¤NG TIN C¤NG NGHIÖp vµ th−¬ng m¹i




BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM –
ASEAN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Tú Oanh











7605
22/01/2010


Hà nội, tháng 12/2009




Bé C«ng th−¬ng
TRUNG T¢M TH¤NG TIN C¤NG NGHIÖp vµ th−¬ng m¹i




BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM –
ASEAN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM

(Thực hiện theo Hợp đồng số 06809 RD/HĐ-KHCN ngày 03 tháng 03 năm 2009
giữa Bộ Công Thương và Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại)

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Tú Oanh
Các thành viên tham gia: ThS. Phạm Hưng
Cử nhân Đào Hữu Quang
Cử nhân Nguyễn Kim Dũng
Cử nhân Đỗ Việt Thắng
Cử nhân Nguyễn Xuân Hòa








Hà Nội, tháng 12/2009



1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu:
Trong những năm vừa qua, xuất - nhập khẩu trở thành động lực quan trọng
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và toàn cầu với việc gia nhập ASEAN (năm 1995), ASEM (năm 1996), APEC
(năm 1998) và đặc biệt là WTO (năm 2006). Thị trường xuất - nhập khẩu của Việt
Nam được mở rộng nhưng áp lực cạnh tranh cũng ngày càng lớn. Với thị trường các
nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam có nhiều thuận lợi do được hưởng thuế ưu
đãi, vị trí địa lý thuận tiện.
Kể từ khi Việt Nam thực hiện AFTA (năm 1996), thương mại 2 chiều của
Việt Nam và ASEAN đã có những bước phát triển mới, đặc biệt trong giai đoạn
2005-2008, tăng trưởng kim ng
ạch xuất nhập khẩu đạt bình quân trên 25%/ năm.
Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc và Ô-xtrây-li-a là 6 thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 80% tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu.
Hàng nhập khẩu của Việt Nam cũng tập trung cao ở các thị trường chính như
ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ và ấn Độ. Các thị trường này chiếm tới
66% tổng kim ngạch nhập kh
ẩu. Điều này cho thấy ASEAN là một trong những đối
tác xuất nhập khẩu quan trọng của Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trước những năm khi chưa gia nhập
tổ chức này ở mức khiêm tốn và cán cân chủ yếu nghiêng về nhập siêu là chủ yếu.
Nhưng kể từ khi gia nhập vào ASEAN và tham gia thực hiện AFTA, kim ngạch xuất
nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng t

ăng liên tục, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu.
Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - ASEAN từ đó cũng không ngừng được mở
rộng, đánh dấu cho một thời kỳ phát triển mới của quan hệ hợp tác song phương.
Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước ASEAN, và vấn đề
chênh lệch trong cán cân thương mại Việt Nam - ASEAN đã dần được cải thiệ
n.
Năm 2008, trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì xuất khẩu sang thị
trường ASEAN chiếm tỷ trọng 16,2% và giữ vững là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3
của Việt Nam. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước ASEAN
2

trong những năm trở lại đây đang có xu hướng giảm, tuy tốc độ giảm không nhanh.
Nhìn chung, về cán cân thương mại, Việt Nam vẫn nhập siêu từ thị trường ASEAN,
tính chung tổng giá trị nhập khẩu giai đoạn 2005-2008 cao gấp hơn 2,0 lần giá trị
xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN.
Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN không chỉ phát triển mạnh
về lượng mà cơ cấu hàng xuấ
t khẩu cũng đã có sự thay đổi đáng kể giúp cho kim
ngạch xuất khẩu tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam sang ASEAN chủ yếu là các mặt hàng nông sản, hải sản và khoáng sản thô, sơ
chế có giá trị gia tăng không cao. Những mặt hàng này tuy hầu hết được hưởng thuế
nhập khẩu ưu đãi CEPT tại các nước nhập khẩu nhưng có giá trị thấp, giá cả phụ
thuộ
c vào biến động trên thế giới, nên kim ngạch nhập khẩu không ổn định. Bên
cạnh đó, cơ cấu mặt hàng của Việt Nam giống với các nước khác trong ASEAN, do
đó Việt Nam phải cùng cạnh tranh với ASEAN trên thị trường. Nếu không có những
giải pháp phù hợp, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN sẽ
ngày càng khó khăn.
Chính vì vậy, để phát huy hiệu quả khi là thành viên của ASEAN, việc phân
tích, đánh giá xu hướng phát triển thươ

ng mại Việt Nam – ASEAN, từ đó đề xuất
một số giải pháp cơ bản phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là cần thiết và
có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN giai đoạn 2005-2009 và
một số vấn đề đặt ra.
- Phân tích và dự báo xu hướng phát triển thương mại Vi
ệt Nam – ASEAN từ
nay đến 2015 và dự báo những tác động đến thương mại Việt Nam trong giai đoạn
từ nay đến 2015.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam trong giai đoạn 2010-2015.
3

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Một số đặc điểm cơ bản của thị trường ASEAN
6
1.1 Một số đặc điểm kinh tế xã hội của ASEAN 6
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 6
1.1.2 Mục tiêu phát triển ASEAN đến 2015 13
1.2 Đặc điểm một số thị trường lớn trong ASEAN 17
1.3 Thương mại nội khối ASEA 29
1.4 Nhận xét chung về thị trường ASEAN 30
1.5
Sự cần thiết phát triển quan hệ thương mại Việt Nam -
ASEAN
32
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN
38

2.1 Khái quát chính sách thương mại ASEAN 38
2.2 Chính sách thương mại của Việt Nam với ASEAN 45
2.3
Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của việt
nam tới ASEAN giai đoạn 2005-2009
46
2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu 49
2.3.2 Kim ngạch nhập khẩu 63
2.4
Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam với ASEAN
69
Chương 3:
Định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam tới ASEAN gian đoạn 2010-
2015
78
4

3.1
Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến sự phát
triển thương mại Việt Nam – ASEAN
78
3.1.1 Bối cảnh quốc tế
3.1.2
Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế tới sự phát triển thương
mại của Việt Nam và ASEAN
83
3.1.3 Bối cảnh trong nước 85
3.2

Dự báo xu hướng phát triển quan hệ thương mại Việt
Nam với một số nước thành viên ASEAN đến 2015
86
3.2.1 Một số cơ sở để xây dựng dự báo 87
3.2.2
Dự báo xu hướng phát triển chung trong hoạt động
thương mại Việt Nam - ASEAN
88
3.2.3. Một số dự báo cụ thể. 89
3.3 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu và hoàn thiện nhập khẩu 94
3.3.1 Nhóm giải pháp chung thúc đẩy xuất khẩu 94
3.3.2
Nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tới thị trường ASEAN
từ phía Nhà nước
96
3.3.3 Giải pháp về phía doanh nghiệp 98
3.3.4 Phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất hàng xuất khẩu 101
3.4
Một số kiến nghị thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại
Việt Nam – ASEAN
103

5


Danh mục bảng
Tên Bảng
Trang
Bảng 1.1: Thương mại nội khối ASEAN năm 2008
29

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - ASEAN giai đoạn
2005-2009
47
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam các thị trường trong
ASEAN
48
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN giai đoạn
2005 - 2009
50
Bảng 2.4: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu chính trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam 2005 – 2008.
51
Bảng 2.5: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tới ASEAN giai
đoạn 2005 – 2008
55
Bảng 2.6: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường ASEAN giai
đoạn 2005-2009
64
Bảng 2.7: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tới
ASEAN giai đoạn 2005 – 2009
66
Bảng 2.8: Cơ cấu các thị trường cung cấp hàng hóa của Việt Nam trong
ASEAN giai đoạn 2005 – 2009
68
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang các nước
ASEAN
90
Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước ASEAN
90


6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG ASEAN
1.1- Một số đặc điểm kinh tế, xã hội của ASEAN
1.1.1- Quá trình hình thành và phát triển
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asia Nations,
viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các
quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với
5 thành viên sáng lập là Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia, Singapore, và Philippines,
với mụ
c tiêu ban đầu là tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực, đồng
thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại các nước thành viên. Sau Hội
nghị Bali năm 1976, ASEAN bắt đầu chương trình hợp tác kinh tế, nhưng các hợp
tác bị thất bại cho đến giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi
Thái Lan đề nghị thành lập khu vực thương mại tự do năm 1991. Từ
đó đến nay,
quan hệ hợp tác trong ASEAN không ngừng được củng cố và ngày càng phát huy
vai trò, có tác động tích cực đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trong khu vực.
Ngày nay, ASEAN đã trở thành một liên kết kinh tế ngày càng chặt chẽ, khẳng định
uy tín trên các diễn đàn quốc tế, tiêu biểu cho sự liên kết khu vực và được thế giới
đánh giá cao.
Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN có thể chia ra các giai
đoạn chính sau:
Tuyên bố Bangkok 8 - 8-1967 mở đầu ti
ến trình hợp tác ASEAN:
Sau chiến tranh thế giới II, phong trào giải phóng dân tộc ở các quốc gia Đông
Nam Á bùng lên mạnh mẽ, chỉ hơn một thập niên đã quét sạch các thế lực thực dân
Mỹ, Hà Lan, Anh, Pháp, các nước Đông Nam Á đều giành lại độc lập, chủ quyền. Sau
khi giành độc lập, chính phủ các nước Đông Nam Á sớm có ý thức và bước đi để
thành lập những tổ chức hợp tác khu vực như

Ủy hội sông Mêkông (1957), Hiệp hội
Đông Nam Á (ASA, 1961), Maphilindo (1963) nhưng những thử nghiệm đầu tiên này
đều thất bại do nhiều mâu thuẫn, bất đồng giữa các nước thành viên.
7

Đến giữa thập niên 1960 tình hình quốc tế và khu vực Đông Nam Á có những
diễn biến mới: chiến tranh lạnh căng thẳng Mỹ - Xô; năm 1966 Trung Quốc phát
động “đại cách mạng văn hóa vô sản” trong nước và thông qua những nhóm Maoist
vươn tay đến một số nước Đông Nam Á. Cuộc chiến tranh của Mỹ đạt đến đỉnh
điểm, hơn nửa triệu quân Mỹ tham chiến, mở rộng thành chiến tranh Đông Dương
lần 2, ở Inđônêxia Sukarno bị lật đổ, tướng Suharto lên cầm quyền, thiết lập “Trật tự
mới” và điều chỉnh chính sách đối nội đối ngoại, cắt đứt quan hệ ngoại giao với
Trung Quốc, chấm dứt đối đầu với Malaysia và hòa giải với các nước láng giềng.
Pháp và Anh là hai trụ cột thành lập SEATO nhưng không theo Mỹ tham chiến, ở
Việt Nam, Pháp còn đưa ra quan điểm “cầ
n trung lập hóa Đông Nam Á”, Anh tuyên
bố sẽ rút hết cam kết quân sự ở phía Đông kênh Suez từ 1970 (Anh và Úc, New
Zealand, Malaysia, Singapore ký Hiệp ước phòng thủ chung).
Trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp như vậy, ngày 8-8-1967 tại
Bangkok (Thái Lan) ngoại trưởng 5 nước Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia, Phillipines
và Singapore đã họp và công bố Tuyên bố Bangkok, thành lập Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á – ASEAN. Tuyên bố Bangkok xác định: “Nhận thức được sự tồn tại củ
a
các mối quan tâm lẫn nhau và các vấn đề chung giữa các nước Đông Nam Á và tin
tưởng vào sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa các mối quan hệ đoàn kết sẵn có
trong khu vực. Mong muốn xây dựng một nền tảng vững chắc cho hành động chung
nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực ở Đông Nam Á, các nước Đông Nam Á có trách
nhiệm chính trong việc tăng cường ổn định kinh tế và xã hội của khu vự
c và bảo đảm
sự phát triển đất nước hòa bình và tiến bộ, quyết tâm bảo đảm sự ổn định và an ninh

không có sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất kỳ hình thức hoặc biểu hiện nào”…
Tuyên bố cũng nêu tôn chỉ, mục đích của hiệp hội gồm 7 điểm và cho đến
nay vẫn còn nguyên giá trị. Hiệp hội cũng mở rộng cơ hội gia nhập cho tất cả các
quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích của hiệp
hội. Từ lời tuyên bố này đến khi hiện thực hóa phải mất gần 32 năm (30/4/1999),
một chặng đường khá dài nhưng cũng cho thấy quyết tâm hình thành một ASEAN
8

gắn bó với nhau bằng tình hữu nghị và hợp tác thông qua các nỗ lực chung, cùng
đấu tranh để đảm bảo cho nhân dân các quốc gia trong khu vực và các thế hệ mai
sau được hưởng hòa bình, tự do và phồn vinh. Sự thành lập ASEAN có ý nghĩa
trọng đại, thể hiện ý chí chính trị, tầm nhìn sáng suốt của các nhà lãnh đạo ASEAN.
Phải đặt Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế và khu vực như thời điểm thành lập thì
mới thấy hết ý ngh
ĩa của nó, từ nhận thức đến hành động để hiện thực hóa cũng đã
phải tốn nhiều công sức và thời gian, tính bằng cả một thế hệ.
Những mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của ASEAN:
Hơn bốn năm sau Tuyên bố Bangkok, ngày 27/11/1971 tại Kualar Lumpur
(Malaysia) Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao 5 nước ASEAN đã ra Tuyên bố về khu
vực Hòa bình, Tự do, Trung l
ập (Zone of Peace, Freedom and Neutrality – gọi tắt là
ZOPFAN; ZOPFAN Concept hay Tuyên bố Kualar Lumpur).
Sau tám năm rưỡi thử nghiệm hợp tác thành công, trong bối cảnh lịch sử
mới ở Đông Nam Á, Mỹ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh Việt Nam,
cách mạng ba nước Đông Dương thắng lợi, tháng 2/1976 ASAEAN họp Hội nghị
Thượng đỉnh lần thứ I tại Bali (Inđônêxia). Các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết
các văn kiện quan trọng:
- Hiệp ước thân thiệ
n và hợp tác.
- Tuyên bố hòa hợp ASEAN.

- Hiệp định về Ban thư ký ASEAN.
Hội nghị Thượng đỉnh Bali đã đặt nền tảng lý luận vững chắc cho sự hợp tác
ASEAN, hình thành chủ nghĩa khu vực ASEAN (ASEAN regionalism), đồng thời
củng cố nền tảng pháp lý, cơ cấu tổ chức bảo đảm cho sự hợp tác chặt chẽ, toàn diện
giữa các nước ASEAN, đồng thời cũng mở rộng c
ửa chào đón các nước khác trong
khu vực tham gia.
Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Brunei.
9

Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh và việc hình thành ASEAN 10:
Từ năm 1989 đến năm 1991 chiến tranh lạnh chấm dứt, nước Đức thống nhất,
Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã. Trật tự lưỡng cực
Yalta chuyển thành đơn cực siêu cường Mỹ. Chiến tranh lạnh chấm dứt đã thay đổi
hẳn tình hình chính trị an ninh thế giới và khu vực Đông Nam Á. Sau gần 500 năm
chủ nghĩa thực dân bành trướng đến Đông Nam Á, kể từ năm 1992 không còn đất
thực dân hay căn cứ quân sự nước ngoài ở khu vực ASEAN. Sự phân chia thành hai
nhóm nước theo hai khuynh hướng chính trị - kinh tế khác nhau, thậm chí có lúc đối
lập nhau giữa các nước trong khu vực cũng không còn nữa. Bối cảnh đó tạo ra cơ
hội mới cho hòa bình, ổn định và hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực có thể
đưa lên tầm cao mới, song cũng đặt ra cho các nướ
c trong khu vực nhiều thách thức
từ phía các cường quốc cũng như từ bên trong mỗi nước.
Tháng 1/1992 tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần IV tại Singapore, các
nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN
(AFTA), ban đầu dự kiến trong 15 năm, sau đó rút lại còn 10 năm, đến năm 2003
hoàn tất đối với các nước ASEAN-6. Đồng thời hội nghị cũng ra quyết định s
ẽ xúc
tiến một tiến trình đối thoại với các nước bên ngoài, cũng như giữa các nước
ASEAN với nhau về hợp tác an ninh, để tăng cường an ninh khu vực. Các cuộc đối

thoại này dự định tiến hành trên cơ sở các diễn đàn ASEAN đã có, đặc biệt là cơ chế
hội nghị sau Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM – PMC).
Tháng 7/1992 Việt Nam, Lào đã ký Hiệp ước Bali, trở thành quan sát viên
của ASEAN.

Hội nghị AMM 28 họp ngày 28/7/1995 ở Brunei, Việt Nam chính thức gia
nhập ASEAN, trở thành thành viên chính thức thứ bảy của tổ chức này. Đó là một
bước ngoặt quan trọng của ASEAN, mở ra khả năng hiện thực tiến đến ASEAN 10.
Tháng 12/1995 Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN V họp tại Bangkok (Thái Lan). Lần
đầu tiên trong lịch sử khu vực Đông Nam Á tất cả mười nhà lãnh đạo đã gặp gỡ, ký
kết các vă
n kiện quan trọng. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Hiệp ước Đông Nam
10

Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ). Hội nghị Thượng đỉnh V Bangkok cũng
quyết định mở ra cơ chế Hợp tác Á – Âu (ASEM), chính thức bắt đầu từ tháng 3-1996.
Năm 1997, tuy cơn bão khủng hoảng kinh tế tài chính ập đến Đông Nam Á
nhưng ASEAN vẫn kết nạp Lào, Myanmar (7/1997) và thông qua chiến lược Tầm
nhìn 2020. Tháng 12-1998 Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN VI, thông qua Chương trình hành động Hà Nội và Tuyên bố Hà Nội, xây
dựng ASEAN phát tri
ển bền vững và đồng đều, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa
các nước thành viên, đồng thời mở đầu hợp tác ASEAN + 3 (Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc). Ngày 30-4-1999 tại Hà Nội, ASEAN đã kết nạp Cămpuchia là thành
viên thứ 10.
Tóm lại từ đầu thập niên 1990 đến nay, sau chiến tranh lạnh, các nước Đông
Nam Á đã đạt được những mục tiêu về một khu vực Hòa bình, Tự do, Trung lập và
không vũ khí hạt nhân. Đồ
ng thời ASEAN còn đề xướng và lãnh đạo một cơ chế an
ninh tập thể là ARF quy tụ tất cả các cường quốc châu Á – Thái Bình Dương tham

gia. Lợi dụng xu thế vừa hòa hoãn vừa cạnh tranh giữa siêu cường, ASEAN trở
thành người khởi xướng, dẫn dắt và điều phối một diễn đàn mở về hợp tác chính trị
an ninh lớn nhất trên thế giới. Đó cũng là một điểm độc đáo, biểu hiện sự trưởng
thành của ASEAN và tính mềm dẻo, khôn khéo của tổ chức này, thường được nói
đến như “bản sắc ASEAN”. ASEAN cũng mở rộng khuôn khổ hợp tác với Đông Á
(ASEAN + 3, EAC), với châu Âu (ASEM), với châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Cộng đồng ASEAN - Bước phát triển mới trong hợp tác khu vực:
Sang đầu thế kỷ XXI, thập niên thứ hai sau chiến tranh lạnh, tình hình thế
giới vẫn tiếp t
ục diễn biến phức tạp khôn lường. Các cường quốc đều có sự điều
chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại, xu thế đa cực nổi rõ hơn. Quá trình toàn cầu hóa
phát triển mạnh mẽ được tiếp sức thêm bởi cuộc cách mạng khoa học công nghệ
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật li
ệu mới,… Toàn cầu
hóa mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức đối với tất cả các quốc gia. Các
nước phát triển, giàu có càng giàu hơn, các nước thế giới thứ ba, một số nước có
11

tiềm lực và nắm bắt được thời cơ, thích nghi được đã phát triển nhanh chóng, nhưng
phần lớn các nước Á – Phi – Mỹ Latinh vẫn trong cảnh nghèo đói, chậm phát triển.
Các nước Đông Nam Á đều đa dân tộc, đa tôn giáo trong đó có nhiều cộng đồng còn
sống trong điều kiện kinh tế xã hội thấp kém, khó khăn, nghèo khổ. Bốn nước
ASEAN mới Việt Nam, Lào, Myanmar, Cămpuchia còn nghèo, GDP/người/năm chỉ
trong
khoảng 200 đến 700 USD. Đó là những nguy cơ tiềm ẩn lớn đe dọa hòa bình,
ổn định, an ninh, phát triển thịnh vượng của cả ASEAN. Trước những thách thức
mới, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN IX ở Bali (7/10/2003) các nhà lãnh đạo
ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (ASEAN Concord II), thành lập Cộng
đồng ASEAN (ASEAN Community) vào năm 2020 (thực hiện Tầm nhìn 2020).
Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột, hay có 3 cộng đồng cấu thành:

- Cộ
ng đồng an ninh ASEAN (ASC).
- Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
- Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC).
Từ năm 2004 đến đầu năm 2007 các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN X, XI,
XII, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao, kinh tế… đều nhất trí đẩy nhanh tiến trình xây
dựng Cộng đồng ASEAN, rút ngắn 5 năm, đến năm 2015, soạn thảo Hiến chương
ASEAN Một động thái đáng chú ý là tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN X tại
Viên chăn (Lào, 11/2004) thông qua Chương trình hành động vì ASC (VAP) đã nêu
ra những bước đi khá cụ thể gồm 6 điểm, những giải pháp thực hiện… Trong
chương trình này lần đầu tiên ASEAN dùng lời lẽ khá mạnh “sẽ không dung thứ cho
thay đổi chính phủ một cách phi dân chủ và không hợp hiến hoặc sử dụng lãnh thổ
của các nước thành viên để tiến hành bất cứ hành động nào làm tổn hại tới hòa bình
và ổn định của các quốc gia thành viên khác”
ASEAN đã trải qua chặng đường hơn 40 năm đầy tự hào. Từ một tổ chức
gồm 5 nước liên kết với nhau còn lỏng lẻo, đến nay Hiệp hội gồm 10 nước gắn kết
khá chặt chẽ với nhau, hướng đến một cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột là Cộng
đồng an ninh (ASC), Cộng đồng kinh tế (AEC), Cộng đồng văn hóa – xã hội
(ASCC). Chắc chắn ASEAN sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình là người kiến tạo
12

hòa bình an ninh cho khu vực Đông Nam Á, rộng hơn là châu Á – Thái Bình Dương
trong thế kỷ XXI theo phong cách riêng của mình, xây dựng Đông Nam Á phát triển
thịnh vượng, đùm bọc lẫn nhau. Trong những ngày kỷ niệm 40 năm thành lập
ASEAN, Hội nghị AMM 40 họp tại Manila (Philippines) từ 29/7 đến 2/8/2007 đã
bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng như thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác, hội
nhập khu vực, hướng tới xây dựng thành công Cộng đồ
ng ASEAN vào năm 2015,
các vấn đề chính trị và an ninh trong Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) 14. Đặc biệt
Hội nghị này đã hoàn tất, thông qua dự thảo Hiến chương ASEAN để trình Hội nghị

Thượng đỉnh ASEAN XIII ở Singapore vào tháng 11-2007. Hiến chương ASEAN là một
văn kiện lịch sử đánh dấu sự trưởng thành của Hiệp hội vào tuổi 40. Việt Nam tin tưởng
với sự nỗ lực và thiện chí của các nước thành viên, Hiế
n chương ASEAN đã được thông
qua và được phê chuẩn vào cuối năm 2008 và đã có hiệu lực pháp lý từ 2009.
Các nguyên tắc hoạt động của ASEAN:
- Nguyên tắc về quan hệ song phương và đa phương: Tôn trọng chủ quyền
và không can thiệp vào nội bộ của nhau, và tiến tới tuân thủ các quy định chung
trong Hiến chương ASEAN khi Hiến chương này được tất cả mười thành viên trong
Khối phê chuẩn và có hiệu lực. Hiến chương này đượ
c xem là Hiến pháp của toàn
Khối. Hiến chương ASEAN đã được thông qua vào tháng 12/2008.
- Nguyên tắc điều phối hoạt động: có 3 nguyên tắc chủ yếu là nguyên tắc
nhất trí, nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc 6-X. Trong quan hệ với nhau, các thành
viên của khối đều tuân theo 6 nguyên tắc chính được nêu lên trong Hiệp ước thân
thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Ba-li), kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN
lần thứ I tại Ba-li năm 1976, là:
- Cùng tôn trọng độ
c lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc
dân tộc của tất cả các dân tộc.
- Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không
có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
13

- Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thânthiện.
- Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực.
- Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
1.1.2 Mục tiêu phát triển ASEAN đến 2015
Bước vào thế kỉ XXI, ASEAN đứng trước những cơ hội phát triển mới cũng

như phải đối phó với những thách thức không nhỏ. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và
s
ự cạnh tranh quyền lực giữa họ và Nhật Bản và Mỹ ở Đông Nam Á, vấn đề biển
Đông và hàng loạt thách thức an ninh phi truyền thống như xung đột tôn giáo, sắc
tộc, buôn bán ma túy, vũ khí…, các căng thẳng song phương giữa các nước thành
viên đã khiến cho môi trường an ninh khu vực trở nên bấp bênh. Về phương diện
kinh tế, nguy cơ tái bùng nổ khủng hoảng vẫn tiềm ẩn. Mặc dù buôn bán nội địa
tăng lên, nhưng tỷ trọng buôn bán nội khối trong tổng buôn bán quốc tế của ASEAN
vẫn chỉ chiếm 25%, tức là không cao hơn đáng kể so với trước khi AFTA được xây
dựng. Nếu tình hình trên không được cản thiện, ASEAN có thể bị tụt hậu về kinh tế
và mất vai trò chính trị trong khu vực châu Á.
Nhận thức được điều đó, ngay từ đầu thế kỉ XXI, Tổng thống Philipphin
Gloria Macapagal Arroyo đã khẳ
ng định “ Trong một thế giới bất ổn về an ninh và
biến động liên tục về kinh tế, từng nước riêng rẽ Đông Nam Á, ngay dù rộng lớn
như Inđônêxia hay tiên tiến về kinh tế như Singapore, không thể có hòa bình, không
thể phát triển, không thể hy vọng thịnh vượng, không thể có niềm tin vào tương lai,
trừ khi cùng sát cánh bên nhau, góp chung của cải, chia sẻ ngày càng nhiều các mối
quan tâm chung, tin tưởng lẫn nhau và ngày càng nói chung một tiếng nói trên các
diễn dàn của thế
giới”.
Khẳng định trên của Tổng thống Philipphin đã nhận được sự chia sẻ, đồng
thuận của các nhà lãnh đạo các nước thành viên ASEAN. Chính khẳng định đó đã
thúc đẩy ASEAN tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 ở Bali tháng
12/2003. Tại hội nghị các nhà lãnh đạo khu vực đã tập trung thảo luận về những vấn
14

đề thuộc mối ngại quan chung của tất cả các nước thành viên, kể cả những phát triển
chính trị và kinh tế, đặc biệt là tình hình mới nhất ở Bán đảo Triều Tiên, những nguy
cơ mới về chủ nghĩa khủng bố và vấn đề Irac, vấn đề Trung Đông. Để đạt được

những mục tiêu trên, Hội nghị đã thông qua Tuyên Bố Hòa hợp ASEAN II (DAC
II). Mục đích của DAC II là nhằm tái khẳng định ASEAN với tư cách là một sự hòa
hợp giữa các quốc gia Đông Nam Á, được bao bọc với nhau bằng quan hệ đối tác
trong sự phát triển năng động và trong một cộng dồng xã hội chăm lo lẫn nhau.
Trong DAC II, Các nhà lãnh đạo ASEAN đã thỏa thuận thành lập Cộng đồng
ASEAN dựa trên 3 trụ cột: Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC), cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) và cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN (ASSC) vào năm 2020. Ba
cộng đồng này t
ạo thành 3 trụ cột, trên đó cộng đồng ASEAN được xây dựng, duy
trì và phát triển. ASC, AEC và ASSC sẽ được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ,
bổ sung cho nhau trong nỗ lực nhằm đạt được hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Sau khi nêu rõ những nội dung cơ bản của AC và những cấu thành của nó,
trong tuyên bố Hòa hợp ASEAN, các nhà lãnh đạo đã nêu rõ mục đích, bản chất và
biện pháp cơ bản để xây dựng AC và các tr
ụ cột.
Mục đích của việc xây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN là đưa ra hợp tác
chính trị và an ninh của ASEAN lên một bình diện cao hơn và đảm bảo rằng các
thành viên ASEAN được sống trong hòa bình với nhau và với thế giới trong một
môi trường chính nghĩa, dân chủ và hài hòa. ASC không phải là một khối phòng thủ,
một liên minh quân sự hoặc một chính sách đối ngoại chung. Nguyên tắc chỉ đạo
xây dựng ASC là nguyên tắc an ninh toàn diện. Để xây dự
ng ASC, ASEAN sẽ tận
dụng các thể chế và cơ chế hiện có bên trong ASEAN, trong đó Hội đồng Tối cao
ASEAN sẽ là công cụ chính, thiết lập một diễn đàn ASEAN về biển, hợp tác các
lĩnh vực liên quan đến biển trong ASEAN sẽ được xem là đóng góp vào sự tiến triển
của Cộng đông An ninh ASEAN, tìm ra những phương hướng mới để tăng cường an
ninh và thiết lập các thể thức cho Cộng
đồng An ninh ASEAN, triển khai xây dựng
một chương trình hành động về cộng đồng ASEAN.
15


Về cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mục đích thành lập được xác định là:
1) Tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN, cải thiện môi trường đầu tư.
2) Thu hẹp khoảng cách phát triển của các nước ASEAN và đạt được sự hội
nhập kinh tế sâu hơn trong khu vực.
Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ được đặc trưng bởi một thị trường duy nhất,
một cơ s
ở sản xuất chung với sự tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, dòng vốn đầu
tư, cũng như sự di chuyển tự do của các doanh nhân và lực lượng lao động, nhất là
lao động có kỹ năng. Để thực hiện hóa AEC, ASEAN dự định đẩy nhanh việc thực
hiện các biện pháp tự do hóa và tăng cường liên kết khu vực, thúc đẩy quá trình hợp
tác và hội nhập trong các lĩnh vực khác, bao gồm phát triển nguồ
n nhân lực và xây
dựng năng lực thể chế, công nhận chất lượng giáo dục của nhau, tham khảo chặt chẽ
hơn về chính sách kinh tế vĩ mô tài chính, các biện pháp hỗ trợ tài chính trong
thương mại, tăng cường liên kết hạ tầng cơ sở và thông tin liên lạc, phát triển giao
dịch điện tử thông qua ASEAN điện tử, liên kết các nền kinh tế xuyên biên giới, tạo
điều kiện để phân b
ố hợp lý các nguồn nhân lực và tăng cường sự tham gia của khu
vực tư nhân.
Do sự phát triển không đồng đều của các nước thành viên đặc biệt về kinh tế,
để xây dựng AEC, ASEAN khẳng định có thể áp dụng cách tiếp cận 2 + X, bên cạnh
công thức ASEAN – X. Cách tiếp cận 2 + X có nghĩa là khi hai nước có điều kiện
đẩy nhanh hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể, trong khi các nước khác chưa sẵn
sàng, thì họ
có thể thực hiện trước không cần sự tham gia của tất cả các nước thành
viên ASEAN.
Xây dựng AEC trong bối cảnh có sự chênh lệch về trình độ phát triển và chủ
nghĩa dân tộc về kinh tế vẫn tiếp tục là nhân tố chi phối quá trình hoạch định chính
sách hội nhập khu vực của nhiều nước thành viên, nên việc hiện thực hóa AEC với

tốc độ nhanh là không thể. Do vậy, ASEAN chủ trương áp dụng các cách tiế
p cận
tiên tiến như trên.
16

Đối với cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC), mục tiêu là xây dựng
ASEAN thành “cộng đồng xã hội đùm bọc lẫn nhau” như đã được đề ra trong tầm
nhìn ASEAN 2020. Thông qua ASCC, ASEAN hy vọng đẩy nhanh sự hợp tác của
khu vực về các vấn đề xã hội và nâng cao đời sống của dân cư nông thôn, thúc đẩy
tích cực sự tham gia của tất cả tầng lớp trong xã hội, bao gồm phụ nữ, thanh niên, và
các nhóm cộng đồng. Ngoài ra, ASCC còn đượ
c hy vọng sẽ góp phần tăng cường
khả năng hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới mức tăng trưởng dân
số, phát triển giáo dục, giải quyết tình trạng thất nghiệp, ngăn ngừa các loại dịch
bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS và SARS, tình trạng suy thoái môi trường và ô
nhiễm xuyên biên giới.
Xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) – tác động lớn đến xu hướng
phát triển thương m
ại Việt Nam - ASEAN:
Mục đích thành lập AEC: Theo kế hoạch được các nhà lãnh đạo ASEAN
sửa đổi và thông qua, AEC sẽ được thành lập vào năm 2015. Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC) được xây dựng nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn
định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư
sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển
đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế-xã hội được giảm bớt.
Kế hoạch trung hạn 6 năm lần thứ hai của ASEAN (2004-2010)- Chương
trình Hành động Vientian- đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là: tăng cường
năng lực cạnh tranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế của ASEAN.
Các biện pháp thực hiện: Các biện pháp chính mà ASEAN sẽ cần thực hiện

để
xây dựng một thị trường ASEAN thống nhất bao gồm: hài hòa hóa các tiêu chuẩn
sản phẩm (hợp chuẩn) và qui chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan
và thương mại, và hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ.
Các biện pháp để xây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất sẽ bao
gồm: củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua nâng cấp cơ sở h
ạ tầng, đặc
17

biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và
viễn thông, và phát triển các kỹ năng thích hợp.
Các biện pháp nói trên đều đã và đang được các nước thành viên ASEAN
triển khai trong khuôn khổ các thỏa thuận và hiệp định của ASEAN. Như vậy, AEC
chính là sự đẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có của ASEAN, như Hiệp định
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Khung ASEAN về Dị
ch vụ
(AFAS), Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định Khung về Hợp tác Công nghiệp
ASEAN (AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN, v.v…, để xây
dựng ASEAN thành “một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất”. Nói cách khác,
AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao những cơ chế liên kết
kinh tế hiện có của ASEAN có bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao
động và di chuyển vốn tự do hơn.
1.2- Đặc
điểm một số thị trường lớn trong ASEAN
1.2.1 Những đặc điểm chung về tự nhiên, xã hội
Về vị trí địa lý – khí hậu: Các quốc gia Đông Nam Á nằm ở vùng đất tận
cùng về phía Đông Nam của lục địa Châu Á. Đây là một khu vực địa lý thuộc vùng
khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu sự chi phối mạnh mẽ của gió mùa bao gồm 10 quốc gia
với diệ
n tích gần 4.500.000 km2, với hơn nửa tỷ dân cư đang sinh sống. Khu vực địa

lý này bao gồm 2 phần chính:
-Phần gắn liền với lục địa, nằm giữa Trung Hoa và Ấn Độ, bao gồm 5 nước:
Myanmar, Lào, Cămpuchia, Thái Lan và Việt Nam.
-Phần quần đảo gồm 5 nước: Brunei, Inđônêxia, Malaysia, Philippines và
Singapore.
Có thể khai quát về vị trí địa lý và khí hậu của một số nước đại diện cho 2
khu vực địa lý này như sau:
+ Thái Lan
: Với diện tích 514.000 km², Thái Lan xếp thứ 49 trên thế giới về
diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Inđônêxia và Myanma. Thái Lan là mái
18

nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Phía
Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. Phía Đông
Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong đây là
vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn.
Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh
Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về
phía bán đảo Mã Lai. Khí hậu
nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng, mưa nhiều.
+ Inđônêxia: gồm 17.508 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có
người ở. Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn
nhất là Java, Sumatra, Kalimantan, New Guinea cùng chung với Papua New Guinea,
và Sulawesi. Inđônêxia có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và
Sebatik, Papua New Guinea trên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor.
Inđônêxia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía
bắc và Australia ở phía nam bằng một d
ải nước hẹp. Thủ đô, Jakarta, nằm trên đảo
Java là thành phố lớn nhất nước, sau đó là Surabaya, Bandung, Medan, và
Semarang. Với diện tích 1.919.440 kilômét vuông, Inđônêxia là nước đứng thứ 16

trên thế giới về diện tích đất liền. Mật độ dân số trung bình là 134 người trên
kilômét vuông, đứng thứ 79 trên thế giới, dù Java, hòn đảo đông dân nhất thế giới,
có mật độ dân số khoảng 940 người/km2. Độ ẩm nói chung cao, trung bình khoảng
80%. Nhiệt độ ít thay
đổi trong năm, khoảng nhiệt độ ngày trung bình tại Jakarta là
26–30 °C . Rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ. Đất canh tác, đồng
cỏ 10%, rừng và cây bụi 67%, các đất khác 15%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc,
niken, bauxit, đồng, than, vàng, bạc.
+ Philippines: là một quần đảo với 7.107 hòn đảo với tổng diện tích đất liền
gần 300.000 kilômét vuông, nằm giữa 116°40' và 126°34' đông, và 4°40' và 21°10'
bắc, giáp với Biển Philippines ở phía đông, Biển Nam Trung Quốc ở phía tây, và
Biển Celebes ở phía bắc. Đảo Borneo nằm cách vài trăm kilômét về phía tây nam và
Đài Loan thẳng phía bắc. Moluccas và Sulawesi ở phía nam và Palau ở phía đông
19

phía trên Biển Philippines. Thông thường quốc đảo này được chia thành ba nhóm
đảo: Luzon, Visayas và Mindanao. Cảng biển đông đúc Manila, ở Luzon, là thủ đô
quốc gia và là thành phố lớn thứ hai sau vùng ngoại ô của nó là Thành phố Quezon.
Khí hậu của Philippines nóng, ẩm, nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng
26,5°C. Philipphin có ba mùa chính, tháng nóng hay mùa hè từ tháng 3 đến tháng 5,
mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 và mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 2.
+ Việt Nam: Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông
Nam châu Á. Lãnh thổ Vi
ệt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này.Việt
Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và
Cămpuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển
Đông và vịnh Thái Lan. Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng
327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá
ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyề
n kinh tế và

thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền
khoảng trên 1 triệu km². Địa thế có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất
phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ
khoảng 75%. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam. Việt
Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miề
n nam với hai mùa, mùa mưa, từ giữa tháng
5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4 và khí hậu gió
mùa ở miền bắc với bốn mùa rõ rệt mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông. Do
nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển
và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm.
Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đế
n 3.000 mm, số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000
giờ/năm và nhiệt độ từ 5°C đến 37°C. Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản trên đất
liền, rừng tự nhiên và một số mỏ dầu, khí, quặng khoáng sản ngoài khơi.
Dân số trẻ với tốc độ tăng nhanh:
ASEAN là một khu vực đông dân của thế giới. Dân số toàn khu vực năm
1996 là 501 triệu người và đến năm 2007 dân số của ASEAN lên đế
n 600 triệu
20

người, tương đương dân số của Châu Mỹ Latinh, Châu Âu. Mặc dù dân số đông và
độ tuổi dân số khá trẻ, nhưng hiện nay tỉ lệ sinh của các nước trong khu vực vẫn khá
cao với tỷ lệ sinh trung bình là 30‰. Hiện nay sự gia tăng dân số đang là một trong
những trở ngại của các quốc gia trong khu vực nhằm đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh
tế và nâng cao mức thu nhập bình quân trên đầu người. Bên cạnh đó sự gia tăng
nhanh dân số và nguồn lao động cũng gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề
xã hội như việc làm và nạn thất nghiệp, trình độ học vấn và nạn mù chữ, dịch vụ y tế
và các căn bệnh xã hội, nạn suy dinh dưỡng ở trẻ em Mặt khác, dân số đông và
nguồn lao động dồi dào, rẻ, kể cả lao động có tay nghề của nhiều nước trong khu
vự

c hiện đang là lợi thế của các nước trong việc hấp dẫn đầu tư của nước ngoài.
Điều này cũng khiến cho các nước ASEAN, ngoại trừ Singapore lựa chọn mô hình
phát triển dựa trên nguồn lao động dư thừa.
Văn hoá đa dạng, phong phú:
Các nước ASEAN, trừ Thái Lan đều trải quan giai đoạn lịch sử thuộc địa của
Phương tây và giành được độc lập vào các thời đi
ểm khác nhau sau Chiến tranh thế
giới thứ 2. Mặc dù ở cùng một khu vực địa lý, song các nước ASEAN có sự khác
biệt về chủng tộc, tôn giáo và văn hóa tạo thành một khối ASEAN đa sắc tộc, đa
dang và phong phú về văn hóa.
Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng đạo Phật - tôn giáo
chính thức ở đất nước này xuất phát từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn n
ước. Có
thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ
rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.
Inđônêxia có khoảng 300 nhóm sắc tộc, mỗi nhóm có văn hóa khác biệt và đã
phát triển qua nhiều thế kỷ, với ảnh hưởng từ Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Malaysia
và Châu Âu.
Malaysia là một xã hội đa sắc tộc, đa vă
n hóa và đa ngôn ngữ, gồm 52%
người Malay và các bộ tộc bản xứ khác, 30% người Trung Quốc, 8% người Ấn Độ.
Người Malay, là cộng đồng lớn nhất, được xác định là những tín đồ Hồi giáo trong
21

Hiến pháp Malaysia. Người Malay đóng vai trò thống trị trong chính trị và được tính
gộp trong một nhóm gọi là bumiputra. Tiếng mẹ đẻ của họ là tiếng Malay. Tiếng
Malay là ngôn ngữ chính thức quốc gia. Nhóm bản xứ không Malay lớn nhất là
người Iban tại Sarawak với số lượng hơn 600.000 người. Một số người Iban vẫn
sống trong các ngôi nhà dài truyền thống trong rừng già dọc theo các con sông
Rajang và Lupar và các phụ lưu của chúng, dù nhiều người đã tới số

ng tại các thành
phố. Người Bidayuh, số lượng khoảng 170.000 người, sống tập trung ở vùng phía
tây nam Sarawak. Đa số những người sinh sống bằng nông nghiệp hay săn bắn hái
lượm du mục truyền thống, đã định cư và hòa nhập một phần vào xã hội hiện đại
Malaysia. Người Trung Quốc tại Malaysia chủ yếu theo Phật giáo, Đạo giáo hay
Thiên chúa giáo. Người Trung Quốc tại Malaysia sử dụng nhiều loại tiếng đị
a
phương Trung Quốc gồm tiếng phổ thông, Hokkien/Fujian, Quảng Đông, Hakka và
Teochew. Nhiều người Trung Quốc tại Malaysia cũng sử dụng tiếng Anh như tiếng
mẹ đẻ. Người Trung Quốc từ lâu đã chiếm vị trí quan trọng trong cộng đồng thương
mại Malaysia. Người Ấn Độ tại Malaysia chủ yếu là người Hindu Tamil từ miền
nam Ấn Độ nói tiếng Tamil, cũng có các cộng đồng Ấn Độ khác nói tiế
ng Telugu,
Malayalam và Hindi, sống chủ yếu tại các thị trấn lớn ở ven biển phía tây bán đảo.
Nhiều người Ấn Độ thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu sống tại Malaysia cũng
dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Đa số người Ấn Độ di cư tới đây đều là các thương
nhân, giáo viên và những thợ thủ công có chuyên môn. Một số lượng lớn khác là những
nhân công nhập c
ư từ Ấn Độ ở thời thuộc địa Anh làm việc trong ngành lâm nghiệp.
Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, dồi dào:
Hầu hết các quốc gia trong khu vực ASEAN đều có nguồn tài nguyên thiên
nhiên đa dạng, dồi dào và đây là một trong những thế mạnh và đều được các nước
khai thác và tận dụng trong quá trình phát triển kinh tế hướng ngoại của mình.
Các đặc điểm nổi bật về kinh tế:
Nhiều nước trong ASEAN có nền kinh tế
dựa chủ yếu vào nông nghiệp:
Xét về tổng thể, ASEAN vẫn là những quốc gia Nông nghiệp với tỉ lệ dân số
sinh sống tại nông thôn chiếm tới 57% tổng dân số, đồng thời dân số có hoạt động
22


kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 47% tổng dân số. Tuy nhiên sự
phân hóa này không đồng đều: Nhóm các nước trong đó nông nghiệp, nông thôn giữ
vai trò kinh tế - xã hội một cách rõ rệt là Lào với 78,9% dân số sống ở nông thôn và
75,8% dân số hoạt động nông nghiệp, Myanmar với 70,0% và 69,0%, Cămpuchia
80,8% và 68,5%, Việt Nam 73,8% và 65,7%. Nhóm các nước có tỉ lệ dân số sống tại
nông thôn và có hoạt động nông nghiệp tương đối thấp hơn gồm Thái Lan với
67,9% và 45,8%, Inđônêxia v
ới 53,2% và 41,5%, Philippin với 38,2% và 37,0%.
Nhóm các nước mà tính chất đô thị và công nghiệp nổi bật hơn hẳn là Singapore với
0% dân số sống ở nông thôn, 0,12% dân số hoạt động nông nghiệp, Brunây với
23,2% và 0,6% và Malaysia với 35,1%-15,0%. Về cơ bản, ASEAN là một khu vực
có dân số trẻ và có nhiều tiềm năng về lao động với 50,6% dân số nằm trong độ tuổi
lao động. Mức này cao hơn mức chung của thế giới là 49,0% trong năm 2008.
Những nướ
c có tỷ lệ này cao hơn mức chung của khu vực là Thái Lan 59,7%,
Myanmar 54,7% và Việt Nam là 53,4%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động trong
nông nghiệp còn cao hơn: 54,4%. Tương tự như tỷ trọng của dân số nông nghiệp
trong tổng dân số, tỷ trọng của dân số trong độ tuổi lao động có hoạt động nông
nghiệp trong tổng dân số trong độ tuổi lao động phản ánh rõ vai trò của nông nghiệp
tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên, mức độ
chênh lệch đang có chiều hướng giảm xuống
với chỉ hai nhóm nước thay vì ba như ở trên: Nhóm các nước có tỷ lệ lao động trong
độ tuổi lao động có hoạt động nông nghiệp ít nhất là Singapore với 0,09%, Brunây
với 0,6% và Malaysia với 15,9%. Nhóm các nước còn lại đều có tỷ lệ này từ 37% đến
gần 76%. Việt Nam là một trong những nước có tính chất nông nghiệp cao nhất khu
vực với Dân số nông thôn là 73,8%; Dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghi
ệp là
65,7% và dân số trong độ tuổi lao động hoạt động trong nông nghiệp là 65,7%.
Sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực không đồng đều:
Vào những năm 1970, các nước Đông Nam Á có trình độ phát triển kinh tế

khá đồng đều, song ngày nay, mức độ chênh lệch phát triển giữa các nước ASEAN
khá rõ ràng, đặc biệt là giữa ASEAN 6 và bốn nước thành viên mới của ASEAN là
23

Cămpuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (CMLV). Nhóm sáu nước thành viên cũ của
ASEAN đã phát triển kinh tế thị trường trong hơn 3 thập kỷ, với thu nhập bình quân
đầu người khoảng trên 2000 USD, trong khi đó bốn nước thành viên mới của
ASEAN đều là các nền kinh tế chuyển đổi với mức thu nhập bình quân chưa đến
700 USD (2007); trong số bốn nước thành viên mới này, chỉ có Việt Nam được xếp
vào nhóm các nước đang phát triển, ba nước còn lại đều thuộc nhóm n
ước kém phát
triển. Tính theo mức thu nhập bình quân đầu người, nước cao nhất trong ASEAN là
Singapore với mức thu nhập bình quân đầu người lên đến 25.540 USD (2008), trong
khi đó nước có mức thu nhập cao nhất trong nhóm CLMV là Việt Nam thì mức thu
nhập bình quân chỉ đạt trên 1.000 USD, như vậy, chênh lệch lên đến gần 25 lần.
Trong khi đó mức chênh lệch giữa Singapore với các nước nghèo nhất trong khu
vực ASEAN như Mianma là hơn 60 lần với số liệu thống kê thu nhập bình quân đầu
ng
ười của Mianma là 462 USD (2008), gấp Lào 40 lần với mức thu nhập bình quân
của Lào là 678 USD (2008) và gấp 45 lần Camphuchia với mức thu nhập bình quân
của Camphuchia đạt 589 USD (2008). Bên cạnh đó các nước nghèo nhất trong nhóm
ASEAN 6 là Inđônêxia và Philipphin cũng có mức thu nhập bình quân trên đầu
người gấp 2 – 3 lần các nước ASEAN gia nhập sau. Hiện nay các nước CLMV có
mức thu nhập chỉ bằng 1/3 đến 1/5 mức thu nhập bình quân đầu người của toàn bộ
ASEAN 10. Trong khi các nước ASEAN 6 đã đạt được những thành t
ựu tăng trưởng
kinh tế khá cao và liên tục trong 3 thập kỉ qua, trở thành nước công nghiệp hóa mới
NIEs, trong khi đó các nước CLMV vẫn đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh
tế thị trường và thúc đẩy hội nhập quốc tế, mặc dù tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt
khá cao song không đồng đều và chưa có tính liên tục.

Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu:
Kinh tế nhiều nước trong ASEAN phầ
n lớn tăng trưởng dựa vào xuất khẩu,
nhất là xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và EU. Hiện nay đa số
các nền kinh tế trong ASEAN thuộc nhóm 50 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Trong đó, Malaysia xuất khẩu bằng 100% GDP, Singapore xuất khẩu bằng 200%

×