Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Nghiên cứu xu hướng thay đổi thị hiếu tiêu dùng của thị trường hoa kỳ sau khủng hoảng và định hướng xuất khẩu hàng hóa của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 154 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI




BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
Nghiên cứu xu hướng thay đổi thị hiếu tiêu dùng của thị trường
Hoa Kỳ sau khủng hoảng và định hướng xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam
Thực hiện theo Hợp đồng số 06.10.RD/HĐ-KHCN ngày 26 tháng 01 năm 2010
giữa Bộ Công Thương và Trung tâm Thông tin Công nghiệp & Thương mại


C¬ quan chñ tr×: Trung t©m Th«ng tin C«ng nghiÖp vµ Th−¬ng m¹i
C¬ quan chñ qu¶n: Bé C«ng Th−¬ng
Chñ nhiÖm ®Ò tµi: CN. Lª Mai Thanh
Thành viên tham gia: ThS. Phạm Hưng
ThS. Đinh Thị Bảo Linh
CN. Phạm Văn Thắng
CN. Nguyễn Xuân Hòa

8331

Hà Nội, tháng 12/2010
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ASEAN Association of Southeast Asia
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông


Nam Á
BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại song
phương
CIF Cost, Insurance and Freight Giá thành, bảo hiểm và cước phí
EU European Union Liên minh châu Âu
FDA Food and Drug Administration Cục Quản lý dược phẩm và thực
phẩm Mỹ
FED Federal Reserve System – Fed Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

ITC International Trade Centre Trung tâm thương mại thế giới
NK Nhập khẩu
NMFS
National Marine Fisheries Service Cục Nghề cá quốc gia Hoa Kỳ
OPEC Organization of the Petroleum
Exporting Countries
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu
mỏ
PNTR Permanent Normal Trade Relations Quy chế Quan hệ Thương mại
Bình thường Vĩnh viễn
SNG Sodruzhestvo Nezavisimykh
Gosudarstv
Cộng đồng các Quốc gia Độc lập
USD United States dollar Đô la Mỹ
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
XK Xuất khẩu


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu người tiêu dùng phân theo độ tuổi 8
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ theo tháng 15
Bảng 1.3. Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ qua các tháng, giai đoạn 2005-2010 17
Bảng 1.4: Chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Hoa Kỳ trong quý III/2010 18
Bảng 1.5: Cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng Hoa Kỳ/năm (trung bình giai
đoạn 2008-nay)
18
Bảng 1.6: Cơ cấu hàng hóa bán lẻ tại Hoa Kỳ trong một năm trở lại đây (một
số mặt hàng tiêu biểu)
21
Bảng 1.7: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 8 tháng đầu năm
2010 so 8 tháng đầu năm 2009
22
Bảng 1.8: Cơ cấu nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ những năm gần đây 23
Bảng 1.9: Chỉ số giá nhập khẩu các nhóm hàng vào Hoa Kỳ 24
Bảng 1.10: Thu nhập thực tế của người Hoa Kỳ trong thời gian gần đây 26
Bảng 1.11: Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ 7 tháng năm 2010 28
Bảng 1.12. Giá một số Cat. hàng dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ 7 tháng năm 2010 29
Bảng 1.13: Nguồn cung đồ nội thất cho thị trường Mỹ 7 tháng đầu năm 2010 31
Bảng 1.14. Danh sách 10 nhóm hàng thủy sản được nhập khẩu lớn nhất vào
Hoa Kỳ năm 2009
33
Bảng 1.15. Thị trường cung cấp thủy sản cho Mỹ năm 2009 34
Bảng 1.16: Chủng loại tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ 8 tháng năm 2010 35
Bảng 1.17: Nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ Việt Nam giai đoạn 2007-2009
và tỷ trọng trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ
38
Bảng 2.1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005-2009 44
Bảng 2.2: Thị trường xuất khẩu hàng hoá chính của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009 46

Bảng 2.3: Vai trò của thị trường Hoa Kì đối với xuất khẩu của Việt Nam 51
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kì qua các năm 53
Bảng 2.6: Kim ngạch nhập khẩu một số hàng hoá chủ yếu của Hoa Kỳ từ Việt
Nam giai đoạn 2005-2009
54
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường
Hoa Kỳ qua các năm
55
Bảng 2.8: Khối lượng nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ 57
Bảng 2.9: Thị phần một số Cat. hàng dệt may của Việt Nam tại Hoa Kỳ năm 2009 58
Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa
Kỳ qua các năm
59
Bảng 2.11: Kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam vào thị trường
Hoa Kỳ qua các năm
60
Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường
Hoa Kỳ qua các năm
61
Bảng 2.13: Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu tới Hoa Kỳ năm 2009 62
Bảng 2.14: Kim ngạch xuất khẩu hàng máy tính và sản phẩm điện tử của Việt
Nam vào thị trường Hoa Kỳ qua các năm
63
Bảng 2.15: Kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với một số mặt hàng từ Việt Nam 64
Bảng 3.1: Dự báo tăng trưởng GDP của thế giới giai đoạn 2010 -2015 80
Bảng 3.2: Dự báo nhập khẩu Hoa Kỳ giai đoạn 2010 -2015 81
Bảng 3.3: Kim ngạch, tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2009
88
BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Diễn biến tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ qua các quí trước
và sau thời kỳ khủng hoảng
9
Biểu đồ 1.2: Tốc độ tăng trưởng của chi tiêu dùng cá nhân tại Hoa Kỳ (từ quí 2
năm 2007 đến quí 3 năm 2010)
10
Biểu đồ 1.3: Tốc độ tăng trưởng của đầu tư tư nhân nội địa tại Hoa Kỳ (từ quí
2 năm 2007 đến quí 3 năm 2010)
11
Biểu đồ 1.4: Tốc độ tăng trưởng của chi tiêu dùng và đầu tư Chính phủ tại Hoa
Kỳ (từ quí 2 năm 2010 đến quí 3 năm 2010)
12
Biểu đồ 1.5: Số lượng nhà bán qua các tháng năm 2010 13
Biểu đồ 1.6: Diễn biến giá nhà bán qua các tháng năm 2010 13
Biểu đồ 1.7: Diễn biến kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2009 và 2010 16
Biểu 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 42

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA HOA KỲ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI
KINH TẾ 2007 - 2009
7
1.1. Khái quát thị trường Hoa Kỳ và những thay đổi do tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
7
1.1.1. Những đặc điểm chính về nền kinh tế Hoa Kỳ
7
1.1.2. Những thay đổi lớn của nền kinh tế Hoa Kỳ do tác động của cuộc

khủng hoảng tài chính toàn cầu
9
1.2. Thị hiếu và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của thị trường Hoa Kỳ 17
1.2.1 Những yếu tố chính tác động đế
n nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại thị
trường Hoa Kỳ
17
1.2.2 Nhu cầu và thị hiếu của thị trường Hoa Kỳ đối với hàng nhập khẩu
21
1.2.3 Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đối với nhu
cầu tiêu thụ hàng hóa tại thị trường Hoa Kỳ
25
1.2.4 Những chính sách, biện pháp chính phủ Hoa Kỳ đã áp dụng để thích
ứng với điều kiện khủng hoảng
36
1.3. Khả
năng thích ứng của hàng hóa Việt Nam với sự thay đổi thị hiếu
tiêu thụ của thị trường Hoa Kỳ
37
1.3.1 Thị phần hàng hóa của Việt Nam trong tổng nhập khẩu vào Hoa Kỳ
37
1.3.2 Khả năng thích ứng của hàng hóa Việt Nam phù hợp với những thay
đổi của thị trường Hoa Kỳ
39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
TỚI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
41
2.1. Khái quát thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn
2005-2010
41

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
41
2.1.2 Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
45
2.1.3 Đánh giá chung về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
49
2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ 51
2.2.1 Vai trò của thị trường Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
51
2.2.2 Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới Hoa Kỳ thời gian qua
53
2.2.3 Chính sách, biện pháp của Việt Nam đã ban hành nhằm thích ứng
với sự thay đổi của thị trường Hoa Kỳ
65
2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa t
ới thị trường Hoa Kỳ giai
đoạn 2005-2010
70
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM
TỚI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
73
3.1. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ giai đoạn
2011-2015, cơ hội và thách thức
73
3.1.1 Xu hướng biến đổi thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ thời kỳ
hậu khủng hoảng
73
3.1.2 Dự báo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ giai đoạn 2011- 2015
80
3.1.3 Bối cảnh thế giới và trong nước tác động đến xuất khẩu của Vi

ệt
Nam trong thời gian tới
82
3.1.4 Những cơ hội thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam tới thị
trường Hoa Kỳ giai đoạn 2011-2015
87
3.2. Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới thị
trường Hoa Kỳ thời kỳ hậu khủng hoảng
94
3.3. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới thị
tr
ường Hoa Kỳ đến 2015
95
3.4. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng
xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ đến 2015
98
3.4.1 Nhóm các giải pháp vĩ mô
98
3.4.2 Nhóm các giải pháp đối với doanh nghiệp
101
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

2

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Hoa Kỳ là thị trường rất rộng lớn cả về diện tích cũng như về quy mô dân số,
tiềm lực kinh tế. Hiện nay, Hoa Kỳ xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) đạt 14,33 nghìn tỷ USD trong năm 2008. Với ít hơn 5% dân

số thế giới, khoảng 307 triệu người, Hoa Kỳ chiếm 20 đến 30% tổng GDP của toàn
thế giới. Riêng GDP c
ủa một bang – bang California - đạt 1,5 nghìn tỷ (năm 2006),
đã vượt quá GDP của tất cả các nước, chỉ trừ 8 nước công nghiệp phát triển G8 vào
năm đó. Đồng thời Hoa Kỳ cũng đứng đầu thế giới về tổng kim ngạch nhập khẩu,
khoảng 2,2 nghìn tỷ USD (năm 2008). Những con số đó cho thấy vai trò và vị thế
của Hoa Kỳ đối với kinh tế thế giới. Với quy mô kinh tế l
ớn như vậy, trong những
năm gần đây kinh tế Hoa Kỳ luôn đạt tốc độ tăng trưởng dương (ngoại trừ năm 2009
tăng trưởng âm do suy thoái kinh tế), nhu cầu nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng, trong đó
các nước đang phát triển chiếm thị phần ngày càng nhiều trong số hàng hóa nhập
khẩu của Hoa Kỳ, từ mức 34,5% vào năm 1985 đã tăng lên 54,7% vào năm 2006.
Tổng kim ng
ạch xuất nhập khẩu hai chiều của Hoa Kỳ với Việt Nam trong
năm 2008 đã đạt đến 14,4 tỷ USD. Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt
11,8 tỷ USD và nhập khẩu từ Hoa Kỳ 2,6 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2007. Sang
năm 2009, thương mại hai chiều giữa hai nước tiếp tục được duy trì ở mức cao, đạt
14,36 tỷ USD. Tuy nhiên, tác động của suy thoái kinh tế tại Hoa Kỳ cũng đ
ã khiến
xuất khẩu của Việt Nam tới Hoa Kỳ giảm xuống còn 11,355 tỷ USD trong năm
2009 (giảm 3,8% so với năm 2008), trong khi nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ vào
Việt Nam tăng lên 3,01 tỷ USD (tăng 15,4% so với năm 2008). Quan hệ hợp tác nói
chung và hợp tác trong thương mại nói riêng của Việt Nam và Hoa Kỳ không ngừng
được cải thiện trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt
Nam vào Hoa Kỳ tuy có giảm sút trong những năm gần đây song Hoa Kỳ vẫn là một
thị trường quan trọng nhất đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian tới.
Hoa Kỳ đã, đang và sẽ vẫn được coi là một trong những đối tác kinh tế quan
trọng nhất của Việt Nam, trong đó việc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong
thời gian tới sẽ tiếp tục di
ễn ra mạnh mẽ. Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay

vẫn đang có nhiều diễn biến khó lường, suy thoái kinh tế 2007-2009 đã làm hạn chế
sức mua của người tiêu dùng tại nhiều thị trường lớn trên thế giới, trong đó có thị
3

trường Hoa Kỳ, đồng thời cũng làm thị hiếu tiêu dùng có sự thay đổi. Nếu đón bắt
được xu hướng thay đổi thị hiếu tiêu dùng và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, thì
suy thoái kinh tế không chỉ là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của
Việt Nam, mà còn tạo ra cơ hội lớn đối với Việt Nam trong việc củng cố thị phần xuất
khẩu vào thị
trường Hoa Kỳ. Thực tế trong 2 năm 2007, 2008 hàng hóa Việt Nam
chỉ chiếm 0,6% tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ, nhưng năm 2009 đã tăng lên 0,8% tổng
nhập khẩu của Hoa Kỳ, đáng chú ý là kết quả này đạt được trong bối cảnh xuất khẩu
của Việt Nam cũng như nhập khẩu của Hoa Kỳ đều giảm khá. Điều này cho thấy
nếu tận dụng được các tác
động do khủng hoảng kinh tế mang lại, xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam tới Hoa Kỳ vẫn có thể đạt được những kết quả khả quan hơn.
Trước và sau thời điểm hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực,
đã có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của hiệp định này đến phát triển kinh
tế của Việt Nam nói chung và phát triển xuất khẩu của Vi
ệt Nam sang Hoa Kỳ nói
riêng. Tuy nhiên, đến nay quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã có những thay
đổi nhất định do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
2007-2009. Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá
hoạt động thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong những năm gần đây trên cơ sở phân
tích những nhân tố mới tác động đến thương mại hàng hóa giữa 2 bên, thông qua đ
ó
đề xuất cơ cấu xuất khẩu hợp lý trên cơ sở phân tích các tác động của khủng hoảng kinh
tế đến thay đổi xu hướng tiêu dùng cũng như nhu cầu nhập khẩu của thị trường này.
Trên cơ sở đó, việc tìm hiểu nghiên cứu thị trường này trong bối cảnh hiện
nay là hết sức cần thiết, tạo cơ sở lý luận vững chắc cho việc đẩy mạ

nh xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam tới thị trường này trong những năm tiếp theo.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này như:
Trang sử mới của quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ, Tạp chí Hội nhập và
Phát triển. Số 44/2006. Bài viết giới thiệu mối quan hệ, hợp tác nhiều mặt giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ trong 2 thập kỷ trước ngày 1/8/2006 khi Ủy ban Tài chính Thượ
ng
viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật S.3495 trao Quy chế Quan hệ Thương mại Bình
thường Vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam, trong đó nhấn mạnh mối quan hệ kinh
tế giữa 2 nước. Những kết quả đạt được trong thời gian đó là nền tảng đẩy mạnh
quan hệ trao đổi buôn bán giữa 2 nước những năm tiếp theo.
4

Thị trường hàng may mặc Hoa Kỳ, Phương Thanh, Tạp chí Công nghiệp Số
8/Kỳ 3/2006. Bài viết phân tích các kênh phân phối hàng may mặc trên thị trường
Hoa Kỳ và các cơ hội cho xuất khẩu may mặc của Việt Nam, định hướng khách
hàng và phương thức bán hàng trong thị trường Hoa Kỳ đồng thời giới thiệu tổng
quan nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ của 10 nước lớn nhất trong
năm 2004-2005 với Trung Quố
c là nước đứng đầu, Việt Nam xếp hàng thứ 3.
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa kỳ: Những cơ hội và thách mới
đối với phát triển thương mại và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt
Nam, Nguyễn Thị Nhiễu, Tạp chí Cộng sản Số 24/2004. Bài viết nêu lên những tác
động tích cực của việc thực hiện Hiệp định thương mại Việ
t Nam - Hoa Kỳ đến phát
triển kinh tế của Việt Nam sau gần 3 năm ký kết, đồng thời cũng nói đến những
thách thức lớn đối với Việt Nam như những rào cản thương mại từ phía Hoa Kỳ, cạnh
tranh ngày càng tăng… Đồng thời, bài viết cũng nêu ra một số giải pháp để phát
triển xuất khẩu sang Hoa Kỳ và thu hút đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam.


sở lý luận và thực tiễn của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt
Nam vào thị trường Hoa Kỳ, Trần Việt Hùng, Luận án Tiến Sỹ Kinh tế, 2006.
Luận án nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt
Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Đánh giá thực trạng ngành thủy sản Việt Nam, đồng
thời xác định những cơ h
ội và thách thức đối với hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu
trên thị trường Hoa Kỳ. Đề xuất phương hướng và giải pháp xuất khẩu hàng thuỷ
sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Nhịp cầu giao thương Việt Nam -, NXB Tài chính, 1999. Tổng quan thị
trường Việt Nam – Hoa Kỳ, cơ hội phát triển hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ, chính sách mới trong thu hút đầu t
ư nước ngoài vào Việt Nam, một
số điểm về cơ chế lãi xuất và tín dụng ngân hàng.
Những điều cần biết về năng lực cạnh tranh của một số hàng hoá Việt
Nam khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, NXB Tài chính, 2002. Giới
thiệu hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và những cam kết về tài chính trong
hiệp định g
ồm 6 lĩnh vực chủ yếu: Thuế nhập khẩu, thuế trong nước, kinh doanh bảo
hiểm, kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, nghĩa vụ minh bạch hoá.
Đánh giá tác động kinh tế của hiệp định thương mại song phương Việt
Nam - Hoa Kỳ, NXB Chính trị Quốc gia, 2003. Sách trình bày khái quát quan hệ
5

thương mại giữa hai nước Việt Nam- Hoa Kỳ, phân tích tình hình xuất khẩu của
Việt Nam vào Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sang Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2003; Nêu
một số kiến nghị nhằm khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài.
Vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, Lê Thanh Tùng, Luận án tiến sỹ Kinh tế 2005. Trình
bày những vấ

n đề lý luận chung về vận dụng marketing quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu hàng dệt may. Thị trường hàng dệt may Hoa Kỳ và thực tiễn vận dụng marketing
quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của một số doanh nghiệp Việt Nam.
Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này v
ẫn chưa có công trình nào tổng kết, đánh
giá thực trạng xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2005-2009,
tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế làm thay đổi thị hiếu tiêu
dùng của thị trường Hoa Kỳ 2 năm gần đây, đồng thời đề xuất các giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh mới, phù hợ
p với những thay
đổi thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ.
3. Mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ trước và trong khủng
hoảng, cũng như những thay đổi thị hiếu tiêu dùng do tác động của khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế 2007-2009.
- Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ
th
ời gian qua.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam tới thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2011-2015.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
:
+ Thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ và một số chỉ tiêu chính của nền
kinh tế Hoa Kỳ có tác động tới thị hiếu tiêu dùng của thị trường này.
+ Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ.
- Phạm vị nghiên cứu
:
+ Về mặt nội dung: Đề tài đánh giá thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ

có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới Hoa Kỳ
6

giai đoạn 2005 – 2010; phân tích sự thay đổi xu hướng tiêu dùng và nhu cầu của thị
trường Hoa Kỳ đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua; từ
đó xây dựng định hướng sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ
giai đoạn 2011 – 2015 và đề xuất một số giải pháp thực hiện.
+ Về thời gian: nghiên cứu giai đoạn 2005 – 2010 và đị
nh hướng cho giai
đoạn 2011 - 2015.
+ Về không gian: Thị trường Hoa Kỳ và tình hình nhập khẩu các sản phẩm
xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Tập hợp và nghiên cứu tài liệu, số liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam và vấn đề chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Phương pháp th
ống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Lấy ý kiến chuyên gia, hội thảo khoa học về những nội dung đề tài nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài
- Về phía Bộ Công Thương: Đề tài là một căn cứ khoa học và thực tiễn quan
trọng để tham khảo trong việc điều chỉnh chính sách và quản lý, điều hành hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2011 -2015 nhằ
m
thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
- Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam: Kết quả nghiên
cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có tính chất định hướng cho việc xây dựng,
hoạch định kế hoạch phát triển hoạt động xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ trong
ngắn hạn, trung hạn để giúp doanh nghiệp chủ động trong công tác xây dựng chiến
lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp bối cảnh kinh tế hiện nay, đạt hiệu quả hơn

trong hoạt động xuất khẩu, tận dụng tối đa những cơ hội mới từ sự thay đổi xu
hướng tiêu dùng do suy thoái kinh tế mang lại.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề
tài gồm 3 chương như
sau:
7

CHƯƠNG 1
THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA HOA KỲ VÀ NHỮNG THAY ĐỔI DƯỚI TÁC ĐỘNG
CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH TẾ 2007 - 2009
1.1 Khái quát thị trường Hoa Kỳ và những thay đổi do tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
1.1.1. Những đặc điểm chính về nền kinh tế Hoa Kỳ:
- Thu nhập quốc dân và thu nhập trên đầu người
: Hoa Kỳ hiện nay vẫn là thị
trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới, với qui mô GDP cao nhất toàn cầu (tính
về giá trị danh nghĩa), GDP danh nghĩa đạt trên 14 ngàn tỷ USD. Năm 2009, GDP
của Hoa Kỳ đạt 14,266 ngàn tỷ USD giảm 2,4% so với năm 2008 do tác động của
khủng hoảng kinh tế. Năm 2010, kinh tế Hoa Kỳ phục hồi nhẹ nhưng chưa đạt được
mức trước khủng hoảng.
Hoa Kỳ thu
ộc nhóm các nền kinh tế có thu nhập/ người cao nhất trên thế giới.
Hiện GDP/người của Hoa Kỳ đạt khoảng 46-47 ngàn USD/người/năm, đứng thứ 16-
17 trên thế giới về giá trị danh nghĩa và đứng khoảng thứ 6 trên thế giới về ngang
giá sức mua.
- Cơ cấu các ngành kinh tế
: Về cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong GDP của Hoa Kỳ (khoảng 76,9%), tiếp theo là công nghiệp (khoảng
22,9%) và nông nghiệp mặc dù rất phát triển nhưng chỉ chiếm 1,2% GDP.

Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ gồm có hóa dầu, sắt thép, phương
tiện vận tải, hàng không, viễn thông, hóa chất, công nghiệp sáng tạo, điện tử, chế
biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, công nghiệp gỗ, khai khoáng và quố
c phòng.
Nông nghiệp cũng là một ngành quan trọng được Chính phủ Hoa Kỳ hết sức
quan tâm. Với lợi thế về khí hậu, công nghệ hiện đại và các hình thức hỗ trợ nông
nghiệp rất đa dạng, Hoa Kỳ hiện kiểm soát tới gần 50% lượng ngũ cốc xuất khẩu
trên toàn cầu. Các sản phẩm nông nghiệp phổ biến của nước này gồm có lúa mì,
ngô, các loại hạt, rau quả, bông, thịt bò, thị
t lợn, bột, sữa, nông sản và cá.
- Về cơ cấu dân số và cơ cấu người tiêu dùng
:
Cơ cấu người tiêu dùng Hoa Kỳ, theo độ tuổi, giới tính, chủng tộc, trình độ
giáo dục:
+ Số lượng người tiêu dùng Hoa Kỳ tập trung nhiều ở nhóm người từ 35-65 tuổi.
8

+ Nam giới chiếm 47% tổng số người tiêu dùng.
+ Chỉ 66% số người tiêu dùng Hoa Kỳ sở hữu nhà ở, phần còn lại trong tình trạng
ở thuê hoặc ở nhờ. Số người sở hữu nhà cao nhất tập trung ở độ tuổi từ 35-65.
+ 60% số người tiêu dùng Hoa Kỳ có trình độ học vấn trên Phổ thông Trung
học, cho thấy đây là thị trường có trình độ tiêu dùng khá cao.
Bảng 1.1: Cơ cấu người tiêu dùng phân theo độ tuổi
Tổng
Dưới
25 tuổi
Từ 25-
34 T
35-44
tuổi

45-54
tuổi
55-64
tuổi
65 tuổi
65-74
tuổi
>75
tuổi
Số lượng người tiêu
dùng chủ yếu (ĐV:
Ngàn người)
120.770 8.227 20.208
22.834 25.614
19.826 24.062 12.580 11.481
Đặc tính:



Thu nhập trước thuế $63.563 $28.127 $59.878
$77.582 $81.844
$71.653 $39.341 $45.232 $32.886
Thu nhập sau thuế $61.774 $27.907 $58.809
$75.677 $78.537
$69.009 $38.841 $44.402 $32.747
Độ tuổi trung bình của
nhóm
49,1 21,5 29,6
39,7 49,4
59,3 75,0 69,0 81,6

% phân bổ
Giới tính



Nam
47 47 50
46 47
49 43 46 40
Nữ
53 53 50
54 53
51 57 54 60
Tình trạng nhà ở



Sở hữu nhà 66 15 46
67 75
81 79 81 76
Cố cầm cố
42 11 41
58 57
46 21 29 12
Không cầm cố
24 4 6
9 19
35 58 52 64
Thuê 34 85 54
33 25

19 21 19 24
Chủng tộc



Da đen hoặc người Mỹ
gốc Phi
12 12 14
14 13
11 10 11 8
Da trắng, người Châu Á
và các giống người khác
88 88 86
86 87
89 90 89 92
Nguồn gốc theo ngôn ngữ



Gốc Latin 12 14 17
16 10
9 6 7 5
Không phải gốc Latin 88 86 83
84 90
91 94 93 95
Giáo dục:



Tiểu học (1-8) 5 1 3

4 4
4 10 8 12
Phổ thông trung học
(9-12)
35 32 29
32 35
32 46 45 48
Trên phổ thông trung học 60 67 68
64 60
63 43 47 39
Nguồn: Bộ Lao động Hoa Kỳ
9

- Lực lượng lao động và phân bố lao động theo ngành: Lực lượng lao động
của Hoa Kỳ tính đến tháng 10/2010 đạt trên 155 triệu người (bao gồm cả những
người thất nghiệp). Phân bố lao động theo ngành tập trung nhiều vào nhóm quản lí,
chuyên nghiệp và kỹ thuật (35,5%); nhóm bán hàng và văn phòng (24,8%); nhóm
dịch vụ khác (16,5%); nhóm chế biến chế tạo, vận tải, thủ công mĩ nghệ (22,6%);
nhóm nông lâm ngư nghiệp (0,6%).
1.1.2. Những thay đổi lớn của nền kinh tế Hoa Kỳ do tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu
a) Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới tốc độ tăng trưởng
GDP của Hoa Kỳ
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bùng phát tại Hoa Kỳ vào cuối năm
2007 và lan rộng ra toàn thế giới trong năm 2008 và 2009. Cuộc khủng hoảng đã
khiến GDP của Hoa Kỳ sụt giảm mạnh trong năm 2008, 2009 và chỉ tăng trưởng
dương trở lại từ quí III/2009. Tuy nhiên, sau khi bất ngờ tăng trưởng đến 4,6% vào
quí IV/2009, GDP đã chững lại, tốc độ tăng chỉ ở mức thấp trong 3 quí gần đ
ây (Quí
III/2010, tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ đạt 2,5%). (biểu đồ 1.1).

Biểu đồ 1.1: Diễn biến tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ qua các quí trước
và sau thời kỳ khủng hoảng
Diễn biến tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ qua các quí
-8.0
-6.0
-4.0
-2.0
0.0
2.0
4.0
6.0
200
6:
Q
4
2007:Q1
2007:Q2
2007:Q3
20
07:
Q
4
2008:Q1
2008:Q2
2008:Q3
20
08:
Q
4
2009

:
Q1

2009:Q2
2009:Q3
20
09:Q4
2010
:
Q1

2010:Q2
2010:Q3
Các quí
Tốc độ tăng trưởng (%)

Nguồn: Cơ quan thống kê quốc gia Hoa Kỳ (tháng 10/2010)
10

b) Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới các chỉ tiêu kinh tế
quan trọng của Hoa Kỳ:
• Chi tiêu dùng cá nhân
:
Trong một thời gian dài trước khủng hoảng, tiêu dùng chiếm tới 70% GDP
của Hoa Kỳ là động lực tăng trưởng kinh tế chính và là tín hiệu về sức khỏe của nền
kinh tế. Do đó, các cuộc điều tra về niềm tin tiêu dùng giữ một vai trò đặc biệt quan
trọng trong hoạt động đầu tư, sản xuất cũng như trong việc hoạch định chính sách
của Chính phủ Liên bang. Chính việc tiêu dùng “thoải mái” đ
ó đã khiến thâm hụt
thương mại của Hoa Kỳ ngày càng mở rộng trong giai đoạn 2005-2008 và chỉ thu

hẹp trong năm 2009 khi suy thoái kinh tế toàn cầu khiến người dân Hoa Kỳ phải
thay đổi thói quen chi tiêu của mình. Tốc độ tăng trưởng của chi tiêu dùng cá nhân
đã giảm mạnh từ giữa quí 1 năm 2008, thậm chí tăng trưởng âm trong quí 3 năm
2008 và 3 quí đầu năm 2009 (biểu đồ 1.2).
Biểu đồ 1.2: Tốc độ tăng trưởng củ
a chi tiêu dùng cá nhân tại Hoa Kỳ (từ quí 2
năm 2007 đến quí 3 năm 2010)
Tốc độ tăng trưởng của chi tiêu dùng cá nhân tại Hoa Kỳ (từ
Quí 2 năm 2007 đến quí 3 năm 2010)
-2.0
-1.5
-1.0
-0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
2
00
7:Q
2

2
007
:
Q3
2

00
7:Q
4

2
008
:
Q1
2
0
08:Q2
2
008
:
Q3
2
0
08:Q4
2
00
9:
Q1

2009:Q2
2
00
9:
Q3

2009:Q4

2
01
0:
Q1

2010:Q2
2
01
0:
Q3

Các quí
Tốc độ tăng trưởng (%)

Nguồn: Cơ quan thống kê quốc gia Hoa Kỳ (tháng 10/2010)
+ Sự sụt giảm của tiêu dùng (chiếm khoảng 2/3 GDP) đã khiến tăng trưởng
kinh tế (GDP) của Hoa Kỳ bắt đầu sụt giảm mạnh từ năm 2007, từ 2,1% vào năm
2007, xuống còn 0,4% vào năm 2008 và -2,4% vào năm 2009. Chi tiêu dùng và mua
11

nhà đã giảm từ mức 76%GDP vào năm 2005 xuống còn khoảng 72%GDP như hiện
nay và nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm, bởi tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, hiện khoảng
9,7%.
1

+ Sự sụt giảm của tiêu dùng cũng được thể hiện phần nào ở sự giảm mạnh
của tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu, từ 1,1% xuống còn -3,7% và -16,5% trong
hai năm 2008 và 2009, cho thấy sức tiêu thụ hàng hóa của thị trường này đã giảm
sút mạnh trong 3 năm trở lại đây.
• Đầu tư tư nhân nội địa

:
Biểu hiện sụt giảm của đầu tư tư nhân nội địa diễn ra sớm hơn so với tiêu
dùng. Tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu này đã giảm sút từ quí 2 năm 2007 và đạt âm
ngay từ đầu quí 3 năm 2007. Từ đầu quí 3 năm 2009, đầu tư tư nhân nội địa của Hoa
Kỳ mới tăng trưởng dương trở lại nhưng từ quí 2 năm 2010 lại
đang có dấu hiệu
giảm sút. (biểu đồ 1.3).
Biểu đồ 1.3: Tốc độ tăng trưởng của đầu tư tư nhân nội địa tại Hoa Kỳ (từ quí
2 năm 2007 đến quí 3 năm 2010)
Tốc độ tăng trưởng của đầu tư cá nhân nội địa tại Hoa Kỳ (từ
quí 2 năm 2007 đến quí 3 năm 2010)
-50.0
-40.0
-30.0
-20.0
-10.0
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
20
0
7:
Q
2

2
00
7:

Q3
20
0
7:
Q
4
2
00
8:
Q
1

2008:Q2
20
0
8:
Q
3

2
008:Q4
20
0
9:
Q
1

2
00
9:

Q2
2009:Q3
20
0
9:
Q
4

2
010:Q1
20
1
0:
Q
2

2
01
0:
Q3
Các quí
Tốc độ tăng trưởng (%)

Nguồn: Cơ quan thống kê quốc gia Hoa Kỳ (tháng 10/2010)


1
(Từ năm 2008 đến đầu năm 2010, tại Hoa Kỳ số việc làm trong ngành xây
dựng và sản xuất xe ca đã giảm khoảng 1/3, trong khi ngành bán lẻ và ngân hàng
cũng phải cắt giảm tới 8% số nhân công).


12

• Chi tiêu và đầu tư Chính phủ:
Trong khi chi tiêu và đầu tư cho quốc phòng không hề giảm sút trong suốt
thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra thì chi tiêu của các chính quyền địa
phương lại tăng trưởng âm trong nhiều quí do chính sách cắt giảm lao động trong
lĩnh vực công. Kết quả là tổng chi tiêu và đầu tư Chính phủ của Hoa Kỳ đã tăng
trưởng âm trong nhiều quí từ năm 2008 đến nay (trừ quí 2, quí 3 năm 2008, quí 2
năm 2009 và quí 2 năm 2010) (biểu đồ 1.4).
Biểu đồ
1.4: Tốc độ tăng trưởng của chi tiêu dùng và đầu tư Chính phủ tại Hoa
Kỳ (từ quí 2 năm 2010 đến quí 3 năm 2010)
Tốc độ tăng trưởng của chi tiêu và đầu tư Chính phủ Mỹ (từ quí
2 năm 2007 đến quí 3 năm 2010)
-5.0
-4.0
-3.0
-2.0
-1.0
0.0
1.0
2.0
2007:Q2
2007
:Q
3
2007:Q4
2008
:Q

1
2008
:Q
2
2008:Q3
2008
:Q
4
2009:Q1
2009
:Q
2
2009
:Q
3
2009
:Q
4
2010
:Q
1
2010:Q2
2010
:Q
3
Các quí
Tốc độ tăng trưởng (%
)

Nguồn: Cơ quan thống kê quốc gia Hoa Kỳ (tháng 10/2010)

• Thị trường bất động sản:

Một đặc điểm khác của kinh tế Hoa Kỳ là vai trò chủ chốt của thị trường bất
động sản. Trong đó, doanh số bán nhà cũng được coi là một trong những tín hiệu
quan trọng của nền kinh tế. Cựu chủ tịch cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ FED, ông
Alan Greenspan đã nhận định: “Thị trường địa ốc có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng
đối với nền kinh tế
và chỉ sau khi thị trường ổn định trở lại thì nước Hoa Kỳ mới có
thể hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng”. Là tâm điểm của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, thị trường bất động sản Hoa Kỳ đã chứng kiến mức suy giảm gần
64% trong vốn đầu tư năm 2009 so với 2008.
Năm 2010, thị trường nhà tiếp tục hồi phục chậm chạp, số l
ượng nhà bán tăng
trong quí 1 nhưng lại giảm dần trong quí 2, trước khi nhích tăng trở lại trong quí
3/2010. (biểu đồ 1.5).
13

Biểu đồ 1.5: Số lượng nhà bán qua các tháng năm 2010
Số lượng nhà bán năm 2010
-
1,000,000
2,000,000
3,000,000
4,000,000
5,000,000
6,000,000
7,000,000
T1/2010 T2/2010 T3/2010 T4/2010 T5/2010 T6/2010 T7/2010 T8/2010 T9/2010
Tháng
Số lượng nhà (ccawnH)


Nguồn: Cơ quan thống kê quốc gia Hoa Kỳ (tháng 10/2010)
Giá nhà trung bình đã tăng liên tục từ tháng 3/2010 đến tháng 7/2010 trước
khi sụt giảm trong hai tháng trở lại đây. Hiện nay, giá bán nhà trung bình tại Hoa Kỳ
vẫn thấp hơn khoảng 40.000USD/căn so với mức giá trung bình của năm 2007, năm
trước khi khủng hoảng tài chính lan rộng. (biểu đồ 1.6).
Biểu đồ 1.6: Diễn biến giá nhà bán qua các tháng năm 2010
Diễn biến giá nhà trung bình tại Hoa Kỳ
195,000
200,000
205,000
210,000
215,000
220,000
225,000
230,000
235,000
T1/2010 T2/2010 T3/2010 T4/2010 T5/2010 T6/2010 T7/2010 T8/2010 T9/2010
USD/căn

Nguồn: Cơ quan thống kê quốc gia Hoa Kỳ (tháng 10/2010)
• Hoạt động sản xuất hàng chế biến, chế tạo:

Trong suốt 5 năm (thời kỳ trước 2009), Hoa Kỳ là nước sản xuất hàng chế
biến, chế tạo lớn nhất thế giới, với sản lượng toàn ngành vào năm 2007 và 2008 lên
14

tới khoảng 2,6-2,7 ngàn tỷ USD. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng tiêu thụ một lượng hàng
chế biến, chế tạo lớn được sản xuất tại phần còn lại của thế giới; qua đó góp phần
vào tăng trưởng kinh tế của các nước này. Trong giai đoạn 2007-2009, trung bình

mỗi năm Hoa Kỳ nhập khẩu trên một ngàn tỷ USD hàng chế biến, chế tạo, trong đó
nhiều nhất từ Châu Á (g
ần 50%), Châu Âu (22%) và Bắc Mỹ (21,8%). Hoa Kỳ cũng
là nhà nhập khẩu hàng chế biến chế tạo lớn nhất của nhiều nước trên thế giới như
Trung Quốc, Nhật Bản
• Xuất, nhập khẩu:

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hoa Kỳ hiện đứng thứ ba thế
giới về xuất khẩu hàng hóa, chỉ sau Đức và Trung Quốc. Nhiều ngành hàng xuất
khẩu giá trị cao của, như bảng mạch tích hợp, đặc biệt mạnh. Xuất khẩu thiết bị giao
thông của Hoa Kỳ cũng tăng 10,6% trong thời gian 2003-2008, vượt xa tốc độ nhập
khẩu nhóm mặt hàng này. Nếu tính cả xuấ
t khẩu hàng hóa và dịch vụ, tổng kim
ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ đạt mức 1.500 tỷ USD trong năm 2009, vượt xa mức
1.300 tỷ USD của Đức và 1.300 tỷ USD của Trung Quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp
của xuất khẩu vào GDP của Hoa Kỳ vẫn thấp hơn nhiều so với những nền kinh tế
hướng ra xuất khẩu như Đức và Trung Quốc.
Theo số liệu của cơ quan thố
ng kê quốc gia Hoa Kỳ, xuất khẩu hàng hóa
trong năm 2005 của nước này đã đạt 892,34 tỷ USD, sau đó tăng trưởng liên tục, đạt
1.015,81 tỷ USD vào năm 2006, tăng lên 1.160 tỷ USD vào năm 2007 và gần 1.305
tỷ USD trong năm 2008. Sang tới năm 2009, do tác động của suy thoái kinh tế thế
giới, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ đã giảm hơn 18%, chỉ còn 1.068,5
tỷ USD. Sang năm 2010, xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ có biểu hiện phụ
c hồi,
kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2010 đạt 938,13 tỷ USD, tăng 21,7% so với 9
tháng đầu năm 2009, tuy nhiên vẫn chưa phục hồi được so với mức cao của năm
2008 (vẫn thấp hơn 6,63% so với 9 tháng đầu năm 2008).
Tương tự đối với nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào thị
trường Hoa Kỳ cũng tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008, sau đ

ó
giảm mạnh vào năm 2009 và phục hồi trong năm 2010. Số liệu thống kê cụ thể của
Cơ quan thống kê quốc gia Hoa Kỳ cho thấy kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào
Hoa Kỳ đạt 1,68 nghìn tỷ USD trong năm 2005, tăng lên 1,86 nghìn tỷ USD vào
năm 2006, đạt 1,98 nghìn tỷ USD trong năm 2007 và lên tới 2,14 nghìn tỷ USD vào
15

năm 2008. Sang năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào thị trường này giảm
mạnh, chỉ còn 1,57 nghìn tỷ USD, giảm 26,37% so với năm 2008. Tới năm 2010,
nhập khẩu hàng hóa đã có biểu hiện phục hồi, kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu
năm 2010 đã đạt 1,42 nghìn tỷ USD, tăng 25,5% so với 9 tháng đầu năm 2009,
nhưng vẫn còn thấp hơn 14,32% so với mức cao nhất đã nhập khẩu trong 9 tháng
đầu năm 2008.
Có thể
thấy kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ luôn cao
hơn so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và Hoa Kỳ thường xuyên trong tình trạng
nhập siêu. Cho dù kinh tế khó khăn, năm 2009, kim ngạch nhập siêu hàng hóa của
Hoa Kỳ vẫn ở mức rất cao, đạt 506,95 tỷ USD (đã thấp hơn so với kim ngạch nhập
siêu 823,2 tỷ USD của năm 2007 và 834,65 tỷ USD của năm 2008). Năm 2010, mặc
dù đã thắt chặt hơn nữ
a các qui định nhập khẩu và gây sức ép để đồng tiền của các
nước đối tác thương mại tăng giá, nhưng tình hình thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ
vẫn chưa được cải thiện. 9 tháng đầu năm 2010, thâm hụt thương mại hàng hóa của
Hoa Kỳ ở mức 485,64 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2009.
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ theo tháng
(Đơn vị
tính: triệu USD)
T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12
Xuất khẩu
2005

65.578 67.664 78.812 75.180 74.995 76.752 69.528 75.854 73.561 78.487 77.476 78.451
2006
73.749 76.267 90.167 81.819 86.189 89.013 78.593 87.311 86.614 90.685 88.720 86.684
2007
85.966 84.845 100.238 91.624 97.617 98.743 91.628 100.831 98.139 106.262 102.985 101.487
2008
100.138 105.913 112.650 111.418 114.387 118.452 116.154 117.721 107.893 112.513 98.128 89.528
2009
79.212 81.248 88.611 82.109 84.719 87.869 86.340 88.320 92.439 100.888 96.045 100.698
2010
93.654 94.611 111.139 103.362 106.475 107.926 104.826 107.683 108.454 NA NA NA
Nhập khẩu
2005
123.649 122.875 136.294 136.320 136.989 142.131 137.356 147.196 147.084 157.022 151.129 145.143
2006
145.382 135.395 154.871 147.642 159.903 161.268 158.567 168.422 159.184 164.804 158.032 149.600
2007
152.507 141.257 163.954 158.982 165.552 166.308 169.154 173.082 165.165 184.568 177.935 165.092
2008
170.936 168.418 174.661 185.721 185.887 193.149 206.061 192.969 183.940 188.582 149.777 139.449
2009
123.801 110.088 122.490 120.079 117.365 128.319 136.893 132.838 142.377 148.668 144.895 147.630
2010
137.905 135.884 159.298 154.908 157.775 170.904 165.919 172.762 168.418 NA NA NA
Nguồn: Cơ quan thống kê quốc gia Hoa Kỳ
16

Biểu đồ 1.7: Diễn biến kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2009 và
2010 (ĐVT: triệu USD)
0

20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8
XK 2010
NK 2010
XK 2009
NK 2009

Nguồn: Cơ quan thống kê quốc gia Hoa Kỳ (số liệu công bố tháng 10/2010)
• Tỷ lệ thất nghiệp
:
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Hoa Kỳ, tỷ lệ thất nghiệp tại nước
này trong giai đoạn trước năm 2008 luôn ổn định quanh mức 5%, thậm chí ở mức
dưới 5% trong suốt 2 năm 2006 và 2007, cho thấy đó là giai đoạn nền kinh tế Hoa
Kỳ tăng trưởng tốt, người lao động có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, kể từ tháng
5/2008, tỷ lệ thất nghiệp tạ
i Hoa Kỳ liên tục tăng lên, đầu năm 2009 đã ở mức 7,7%
và lên tới mức cao nhất trên 10% trong quý IV năm 2009 và tiếp tục duy trì ở mức cao
(từ 9,5% tới 9,9%) trong năm 2010. Số liệu này cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đã bị
tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế, số lượng người lao động bị cắt giảm tăng cao.
Các chuyên gia kinh tế đặc biệt lo ngại về mức cao chư
a từng có về thất
nghiệp dài hạn trong cơn suy thoái vừa qua, trong bối cảnh các công nhân đó khó có

thể tìm việc trở lại được. Con số đó cho thấy thất nghiệp có thể "cấu trúc", tức là
những người lao động đó có thể tiếp tục không có việc làm khi nền kinh tế phục hồi
hoàn toàn. Theo quy định của Hoa Kỳ, công dân nước này nếu mất việc nhiều hơn
26 tuần thì không còn được nhận trợ
cấp thất nghiệp, và giới kinh tế lo ngại người
thất nghiệp dài hạn sẽ không còn thu nhập để chi tiêu. Không có việc làm đồng
nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, không có khả năng chi
trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Tỷ lệ thất nghiệp
tăng cao có thể khiến cho sức tiêu thụ hàng hóa của thị trường Hoa Kỳ giảm sút.
17

Bảng 1.3: Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ qua các tháng, giai đoạn 2005-2010 (%)
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
2005
5,3 5,4 5,2 5,2 5,1 5,0 5,0 4,9 5,0 5,0 5,0 4,9
2006
4,7 4,8 4,7 4,7 4,6 4,6 4,7 4,7 4,5 4,4 4,5 4,4
2007
4,6 4,5 4,4 4,5 4,4 4,6 4,6 4,6 4,7 4,7 4,7 5,0
2008
5,0 4,8 5,1 5,0 5,4 5,5 5,8 6,1 6,2 6,6 6,9 7,4
2009
7,7 8,2 8,6 8,9 9,4 9,5 9,4 9,7 9,8 10,1 10,0 10,0
2010
9,7 9,7 9,7 9,9 9,7 9,5 9,5 9,6 9,6 9,6 9,8
Nguồn: Bộ Lao động Hoa Kỳ
1.2 Thị hiếu và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của thị trường Hoa Kỳ
1.2.1 Những yếu tố chính tác động đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại thị
trường Hoa Kỳ
Những yếu tố tác động chính đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại thị trường

Hoa Kỳ gồm có (i) việc làm, (ii) sức mua, (iii) thói quen tiêu dùng, (iv) thị hiếu tiêu
dùng và (v) các chính sách của Chính phủ đối với tiêu dùng.
a) Việc làm
: Tình hình việc làm được theo dõi và công bố bởi Bộ Lao động
Hoa Kỳ định kỳ hàng tháng. Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức mua của
người Hoa Kỳ do một lực lượng lớn dân số Hoa Kỳ hiện có thu nhập chủ yếu từ tiền
công ăn lương. Ngoài ra số lượng việc làm cũng phản ánh tình hình sản xuất kinh
doanh (thường là tỷ lệ thuận), do đó phản ánh thu nhập tương lai của các ch
ủ doanh
nghiệp và các nhà đầu tư.
Theo số liệu của Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố ngày 8/10/2010, số việc làm
trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Hoa Kỳ đã giảm 95 ngàn việc trong tháng
9/2010; tỷ lệ thất nghiệp là 9,6%. Số việc làm trong các cơ quan nhà nước giảm 159
ngàn trong khi số việc làm trong lĩnh vực tư nhân tăng khiêm tốn thêm 69 ngàn.
b) Thu nhập thực tế
(thu nhập danh nghĩa loại trừ lạm phát) là một chi tiêu
kinh tế phản ánh sức mua. Tại Hoa Kỳ các số liệu về thu nhập thực tế được công bố
hàng tháng và là một trong những tín hiệu quan trọng cho tiêu dùng và đầu tư, đặc
biệt là hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán. Chi tiết về thu nhập thực tế của
người Hoa Kỳ sẽ được phân tích trong mục 1.2.3.
c) Niềm tin tiêu dùng
: Chỉ số niềm tin tiêu dùng là một trong những chỉ tiêu
kinh tế đặc biệt quan trọng tại Hoa Kỳ; phản ánh xu hướng tiêu dùng trong tương lai
18

và được các nhà sản xuất, kinh doanh sử dụng như một cơ sở cho các quyết định
kinh doanh của mình.
Bảng 1.4: Chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Hoa Kỳ trong quý III/2010
Năm 2010
Tốc độ tăng/giảm chỉ số niềm tin tiêu dùng (%)

T7 so T6 0,3
T8 so T7 0,3
T9 so T8 0,1
T9 so cùng kỳ năm 2009 1,1
Nguồn: Cơ quan thống kê quốc gia Hoa Kỳ (số liệu công bố tháng 10/2010)
d) Thói quen tiêu dùng
(tỷ lệ tiết kiệm/thu nhập): Trước đây người Hoa Kỳ
đứng đầu thế giới về mức độ tiêu dùng. Trong nhiều trường hợp, tiêu dùng vượt quá
thu nhập và được duy trì trong một thời gian dài nhờ cơ chế tín dụng mở rộng.
Chính vì thế mà trong một thời gian dài tiêu dùng đóng góp tới gần 2/3 vào tổng
GDP của nền kinh tế này. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế diễn ra, nhiều hộ gia đình và cá nhân
đã buộc phải thay đổi thói quen tiêu
dùng, họ sử dụng những hàng hóa bình dân hơn và hạn chế chi tiêu.
e) Thị hiếu tiêu dùng
:
- Cơ cấu chi tiêu trung bình của người tiêu dùng Hoa Kỳ (phân theo mặt
hàng, độ tuổi): Chi tiêu cho nhà ở chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi tiêu của
người Hoa Kỳ (khoảng 34%), tiếp đến là nhóm vận chuyển (khoảng 17%) và đồ ăn
uống (khoảng 12%).
Bảng 1.5: Cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng Hoa Kỳ/năm (trung bình giai
đoạn 2008-nay)


Tổng
Dưới
25 tuổi
Từ 25-
34 T
35-44

tuổi
45-54
tuổi
55-64
tuổi
65 tuổi
65-74
tuổi
75 tuổi
Tổng $50,486 $29,325 $48,159 $58,808 $61,179 $54,783 $36,844 $41,433 $31,692
Đồ ăn uống $6,443 $4,447 $6,229 $7,849 $7,696 $6,357 $4,692 $5,338 $3,935
- Đồ ăn tại gia đình $3,744 $2,330 $3,393 $4,509 $4,452 $3,710 $3,075 $3,421 $2,667
- Ngũ côc và bánh $507 $281 $454 $620 $600 $492 $435 $473 $390
+ Ngũ cốc $170 $103 $169 $213 $203 $152 $131 $142 $118
+ Bánh $337 $178 $286 $407 $397 $340 $304 $332 $271
+ Thịt, bột, cá trứng $846 $573 $742 $1,014 $1,018 $845 $687 $781 $576
19



Tổng
Dưới
25 tuổi
Từ 25-
34 T
35-44
tuổi
45-54
tuổi
55-64

tuổi
65 tuổi
65-74
tuổi
75 tuổi
Thịt bò $239 $165 $213 $288 $290 $243 $182 $206 $154
Thịt lợn $163 $108 $137 $196 $187 $166 $145 $173 $113
Thịt khác $106 $66 $91 $129 $132 $102 $89 $102 $74
Bột $159 $112 $152 $197 $195 $153 $112 $131 $89
Cá và hải sản $128 $89 $104 $145 $157 $129 $114 $123 $103
Trứng $51 $33 $46 $60 $57 $53 $45 $48 $42
Thực phẩm sữa $430 $256 $395 $518 $506 $419 $362 $406 $309
Sữa tươi và kem $168 $109 $164 $214 $192 $153 $136 $148 $123
Thực phẩm khác $261 $147 $231 $304 $315 $267 $225 $259 $186
- Rau quả $657 $370 $583 $754 $779 $682 $577 $616 $531
+ Quả tươi $222 $114 $196 $259 $262 $230 $197 $212 $179
+ Rau tươi $212 $114 $186 $238 $249 $235 $184 $196 $170
+ Trái cây chế biến $116 $78 $103 $132 $140 $111 $106 $110 $101
+ Rau chế biến $107 $63 $98 $125 $128 $107 $90 $97 $80
- Đồ ăn khác ở gia đình $1,305 $851 $1,219 $1,603 $1,549 $1,272 $1,015 $1,145 $863
+ Đường và đồ ngọt $129 $79 $103 $154 $149 $135 $121 $132 $107
+ Dầu ăn và chất béo $104 $60 $93 $118 $123 $107 $96 $106 $83
+ Thực phẩm lỏng $680 $450 $680 $850 $796 $636 $508 $564 $441
+ Đồ uống không cồn $342 $246 $310 $431 $424 $321 $250 $285 $207
- Đồ ăn ngoài gia đình $2,698 $2,117 $2,836 $3,340 $3,244 $2,646 $1,617 $1,917 $1,268
- Đồ uống có cồn $444 $448 $491 $462 $505 $525 $251 $343 $144
Nhà ở $17,109 $9,975 $17,318 $20,649 $19,562 $17,611 $12,993 $13,845 $12,035
Nơi cư trú $10,183 $6,530 $10,935 $12,689 $11,629 $10,122 $6,933 $7,281 $6,553
Thuộc sở hữu $6,760 $1,383 $5,873 $9,056 $8,606 $7,387 $4,685 $5,334 $3,974
+ Phải chịu chi phí

cầm cố và phí khác $3,826 $918 $4,151 $6,194 $4,943 $3,613 $1,288 $1,836 $688
+ Thuế bất động sản $1,758 $282 $1,059 $1,965 $2,185 $2,284 $1,766 $1,865 $1,657
Chi phí sửa chữa, bảo
hiểm cho nơi cư trú
$1,176 $184 $663 $896 $1,477 $1,489 $1,631 $1,634 $1,629
Chỗ ở được thuê $2,724 $4,940 $4,734 $3,013 $2,037 $1,607 $1,658 $1,294 $2,057
Chỗ ở khác $698 $206 $328 $621 $986 $1,128 $590 $652 $522
Nhiên liệu, dịch vụ $3,649 $1,875 $3,152 $4,130 $4,247 $3,974 $3,314 $3,538 $3,067
Khí ga $531 $211 $400 $588 $623 $603 $539 $552 $526
Điện $1,353 $739 $1,179 $1,549 $1,544 $1,462 $1,232 $1,325 $1,131
Dầu thô $192 $25 $97 $167 $213 $254 $279 $251 $309
Dịch vụ điện thoại $1,127 $732 $1,120 $1,315 $1,360 $1,148 $823 $947 $688
Nước và các dịch
vụ công khác $446 $167 $356 $511 $506 $507 $440 $464 $413
Dịch vụ trong nhà $654 $303 $594 $664 $765 $743 $627 $747 $485
Dịch vụ giặt là $148 $83 $150 $178 $166 $153 $115 $135 $91
Các dịch vụ khác $350 $155 $294 $361 $438 $400 $322 $380 $253
20



Tổng
Dưới
25 tuổi
Từ 25-
34 T
35-44
tuổi
45-54
tuổi

55-64
tuổi
65 tuổi
65-74
tuổi
75 tuổi
Dịch vụ thư tín, trạm
bãi $156 $66 $150 $126 $161 $190 $190 $232 $141
Trang thiết bị nội thất $1,624 $942 $1,499 $1,789 $1,956 $1,894 $1,235 $1,529 $898
Dệt may gia đình $126 $36 $105 $105 $191 $158 $101 $142 $54
Đồ gỗ nội thất $388 $284 $459 $479 $416 $411 $228 $267 $184
Thảm, sàn $45 $8 $26 $46 $50 $61 $51 $49 $53
Thiết bị gia đình lớn $204 $104 $171 $238 $228 $264 $160 $185 $131
Thiết bị gia đình nhỏ $113 $49 $85 $97 $130 $161 $116 $133 $96
Thiết bị hỗn hợp $749 $460 $654 $824 $941 $839 $579 $753 $379
Máy móc và dịch vụ $1,801 $1,351 $1,965 $2,235 $2,228 $1,622 $1,092 $1,381 $755
Dành cho đàn ông và
bé trai $427 $296 $436 $623 $488 $391 $239 $340 $121
- Đàn ông từ 16 tuổi
trở lên $344 $261 $321 $451 $401 $354 $220 $309 $115
- Bé trai từ 2-6T $83 $35 $115 $172 $87 $37 $19 $30 $7
Dành cho Phụ nữ và
bé gái $718 $439 $708 $824 $977 $671 $487 $567 $393
- Phụ nữ từ 16 tuổi
trở lên $597 $410 $562 $589 $821 $615 $448 $500 $387
- Bé gái từ 2-6T $121 $29 $146 $236 $156 $57 $39 $68 $6
Trẻ con dưới 2 T $93 $170 $192 $125 $56 $45 $28 $38 $17
Máy móc và dịch vụ
khác $248 $192 $284 $259 $296 $272 $159 $218 $93
Vận chuyển $8,604 $5,464 $8,699 $9,797 $10,691 $9,377 $5,620 $6,740 $4,392

Dịch vụ sức khỏe
$2,976 $682 $1,737 $2,499 $2,930 $3,825 $4,605 $4,779 $4,413
Giải trí $2,835
$1,608 $2,766 $3,603 $3,297 $3,036 $1,914 $2,418 $1,349
Phí sử dụng và đăng
nhập
$616 $271 $524 $823 $805 $643 $389 $498 $268
Thiết bị và dịch vụ
nghe nhìn
$1,036 $681 $1,105 $1,168 $1,174 $1,113 $763 $885 $628
Thú nuôi, đồ chơi,
thiết bị sân chơi khác
$704 $380 $696 $992 $787 $728 $431 $574 $266
Nguồn: Bộ Lao động Hoa Kỳ
- Trong cơ cấu hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ (được thể hiện qua các thống kê về
doanh số hàng bán lẻ) cho thấy ngoài các phương tiện và thiết bị phục vụ việc đi lại
thì lương thực, thực phẩm và đồ uống có tỷ trọng khá cao. Từ bảng số liệu dưới đây
có thể thấy các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chủ y
ếu tập trung
vào các nhóm được tiêu thụ nhiều và có dung lượng thị trường lớn (gồm hàng nội
thất đồ gỗ, thực phẩm, quần áo ). (bảng 1.6).

×