Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành da giầy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 97 trang )

Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 1 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DA - GIÀY








BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU




Tên đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính
sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của hệ thống rào cản
kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
Mã số: 199.11.RD/HĐ-KHCN




Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Da - Giầy


Chủ nhiệm đề tài: KS. Phan Thị Thanh Xuân













9040

HÀ NỘI, NĂM 2011


Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 2 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DA -GIÀY









BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2011




Tên đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính
sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của hệ thống rào cản
kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
Mã số: 199.11.RD/HĐ-KHCN





Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài
Viện Nghiên cứu Da - Giầy





ThS. Nguyễn Mạnh Khôi KS. Phan Thị Thanh Xuân


HÀ NỘI, NĂM 2011



Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 3 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN


TT
Họ và tên Học hàm, học vị Cơ quan công tác
1
Phan Thị Thanh Xuân Kỹ sư
Trung tâm XTTM
Viện nghiên cứu Da Giầy
2
Phạm Thị Kim Yến Thạc sỹ Văn phòng TBT Việt nam
3
Dương Phong Hiền Cử nhân Công ty TNHH Intertek
4
Trần Văn Vinh Kỹ sư
Trung tâm phân tích Viện
nghiên cứu Da - Giầy
5
Lê Thị Hồng Vân Cử nhân Nt
6 Phan Thị Mỹ Hiền Cử nhân
Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Da - Giầy VN























Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 4 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



TT NỘI DUNG TRANG
1 Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất theo thành phần kinh
tế đến năm 2008
55

2 Phân loại các doanh nghiệp sản xuất theo ngành 55
3 Cơ cấu số lượng các doanh nghiệp sản xuất theo
chuyên ngành
56

4 Kim ngạch xuất khẩu của ngành theo mặt hàng sản
phẩm và tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của cả
nước
56
5 Giá trị xuất khẩu giầy dép và cơ cấu giá trị theo thị
trường giai đoạn 2005 - 2008
57
3.1 Đánh giá về tầm quan trọng của các quy định về
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuât của doanh nghiệp:
63

3.2 Đánh giá về tầm quan trọng của các quy định về
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo thị trường
64

3.3 Đánh giá về việc thực hiện rào cản kỹ thuật theo
phương thức sản xuất của doanh nghiệp
65

















Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 5 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Diễn giải Giải thích
WTO World trade organization Tổ chức Thương mại thế giới

TBT Technical Barrier to trade Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật
trong thương mại
GSP General System of Preference Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ
cập

REACH Registration, Evaluation,
Authorisation and Restriction of
Chemical substances
Quy định về đăng ký, đánh giá,
cấp phép hóa chất của châu âu
SPS


sanitary and phytosanitary Hiệp định về vệ sinh dịch tễ và
kiểm dịch động thực vật
ECHA Euroupean Chemical Agency Cơ quan Hóa chất châu Âu
SVHC substances of very high concern các chất có mối quan ngại cao
vPvB very Persistent and very
Bioaccumulative
các chất rất bền vững,rất tích
lũy sinh học
CMR chất gây ung thư,gây biến đổi
di truyền và độc với sinh sản
PVC Polyvinyl Clorua Chất dẻo thông dụng
EEE Electronic & Equipment Thiết bị điện và điện tử
MDA Diaminodiphenylmethane
DBP Dibutyl phthalate
PBT

Polybutylene terephthalate
HBCĐ Hexabromocyclododecane
TBTO Bis (tributyltin) oxide
BBP Benzyl butyl phthalate
RSL Restricted sustance List Danh sách các chất hạn chế
trong sản phẩm da giầy
CPSIA Consumer product safety
Improvement Act
an toàn sản phẩm tiêu dùng
CPSC Consumer product safety
Commision
Uỷ ban An toàn Hàng tiêu
dùng Hoa Kỳ

AAFA American Aparrel & Footwear
Association
Hiệp hội da giày và dệt may
Mỹ
APEO/AP
Alkyphenol Ethoxylat/Alkylphenol
APEO


PCP Phenol Pentaclora Chất bảo quản
PFOS
Peflo octan Sulfonat
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 6 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”

DTTB


đẩu từ thiết bị
NK IMPORT Nhập khẩu
DN Doanh nghiệp
CEC Custom, Environment and
Comfort

XLNT

xử lý nước thải
TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN


Qui chuẩn Việt Nam
ISO International standards
Organization

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
IEC International Electrotechnical
Commission
Uỷ ban điện tử quốc tế
SWOT

Strength weakness Oppoturnities
and Threath
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức
RAPEX
Rapid Alert System for non-food
dangerous products

Hệ thống cảnh báo nhanh đối
với sản phẩm nguy hiểm




Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 7 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của

hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU
8
BẢNG CÁC THUẬT NGỮ KỸ THUẬT GIẢI THÍCH THEO NGÔN NGỮ ĐƠN
GIẢN
11
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
13
1.1 Các rào cản thương mại: 13
1.2 Rào cản kỹ thuật đối với thương mại 13
1.3 Hiệp định TBT 14
CHƯƠNG 2: RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DA GIẦY
15
I. Rào cản kỹ thuật với sản phẩm Da Giầy tại thị trường EU 15
II. Rào cản kỹ thuật với hàng Da - Giầy tại thị trường Mỹ 25
III. Rào cản kỹ thuật đối với hàng da giầy tại thị trường Nhật bản 34
IV. Hệ thống tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc 35
V. Các chất giới hạn sử dụng trong sản phẩm giầy dép của hai thị trườ
ng Mỹ
và EU
38
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỐI VỚI HỆ THỐNG RÀO CẢN
41
I. Đánh giá chung về công tác môi trường và thực trạng về công tác tiêu
chuẩn , đo lường sản phẩm ngành
41

II. Đặc điểm và định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp da giầy 43
III. Tiêu chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp 48
IV. Các tiêu chuẩn quốc tế 54
V. Hiệp định thừa nhận giữa hai bên 55
VI. Tổng kết về các phần đánh giá tác động 55
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC CỦA DOANH
NGHIỆP NGÀNH DA - GIẦY KHI PHẢI ĐÁP ỨNG CÁC HÀNG RÀO KỸ
THUÂT.
59
1. Phân tích SWOT đối với Doanh nghiệp ngành Da Giầy. 60
2. Nhận diện khó khăn thách thức của Doanh nghiệp ngành Da Giầy khi phải
đáp ứng các hàng rào kỹ thuật.
64
CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG GIẦY
DÉP
73
I Vai trò của Bộ Công Thương trong việc thực thi Hiệp định Hàng rào Kỹ
thuật đối với thương mại (Hiệp định TBT) giai đoạn 2011-2015.
73
II Giải pháp của ngành Da Giầy trong việc đáp ứng các Hàng rào Kỹ thuật
đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.
74
1. Đề xuất một số giải pháp chung. 74
1.1. Giải pháp của ngành Da Giầy 75
1.2. Giải pháp của doanh nghiệp ngành Da Giầy. 76
2. Đề xuấ
t một số giải pháp và biện pháp cụ thể. 76
2.1. Một số giải pháp cụ thể: 76
2.2. Đề xuất các biện pháp thực hiện. 80
III. Một số khuyến nghị. 81

1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước. 83
2. Đối với Ngành Da Giầy (Viện, Hiệp hội) 86
3. Đối với Doanh nghiệp 87
KẾT LUẬN
91
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
93
97
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 8 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, nhiều tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của
các sản phẩm hàng hoá được các nước chấp nhận đã tăng lên đáng kể. Chính
sách tăng cường quản lý có thể được xem như là kết quả của mức sống cao hơn
trên toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng mong muốn có những sản
phẩm chấ
t lượng cao và an toàn. Việc gia tăng về ô nhiễm nguồn nước, không
khí và đất đã thúc đẩy các xã hội hiện đại tăng cường sử dụng các sản phẩm thân
thiện với môi trường. Chính vì vậy ở các nước phát triển việc bảo vệ người tiêu
dùng, bảo vệ môi trường luôn là một yêu cầu quan trọng và được sự quan tâm
hàng đầu của Chính phủ các quốc gia và sản phẩm hàng hoá luôn phải đáp ứng
theo các đ
iều kiện kỹ thuật bắt buộc để đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng
và được kiểm tra hết sức chặt chẽ. Vì vậy, hệ thống các tiêu chuẩn an toàn đã
được soạn thảo, ban hành, đưa vào áp dụng mang tính pháp lý, được thực thi

rộng rãi đối với bất kỳ hàng hoá nào tiêu thụ trên thị trường. Mặt hàng Da - Giầy
là một loại hàng hoá được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được tiêu dùng trên
thị trường.
Để có thể xuất khẩu vào thị trường này, các nhà xuất khẩu không có
cách nào khác ngoài việc phải tìm hiểu kỹ về yêu cầu kỹ thuật của từng nước
nhập khẩu và đáp ứng nó ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu sản
xuất ra sản phẩm hoàn tất.
Như chúng ta đã biết thương mại rất quan trọng cho sự tăng trưởng kinh
tế tại các quốc gia đang phát triển. Chính vì v
ậy, nhiều quốc gia phải thực hiện
các thông lệ đã được quốc tế thừa nhận. Các hoạt động này tạo ra một đường
liên kết quan trọng với thương mại toàn cầu, tiếp cận thị trường và năng lực
cạnh tranh xuất khẩu khi chúng góp phần tạo niềm tin cho người tiêu dùng về
vấn đề chất lượng, an toàn sản phẩm, sức khỏe và môi trường. Sự toàn cầ
u hóa
thương mại và đầu tư thông qua các thể chế đa phương như tổ chức thương mại thế
giới WTO cũng như các Hiệp định thương mại song phương và khu vực đã tạo ra cơ
chế điều chỉnh các rào cản thương mại phi thuế quan.
Một trong những thách thức chính đối với hệ thông thương mại quốc tế là
sự đa dạng trong chứ
ng nhận, thử nghiệm, hoạt động kiểm tra, tiêu chuẩn được
sử dụng tại các quốc gia khác nhau. Trừ khi các bên sử dụng tiêu chuẩn và thủ
tục đánh giá sự phù hợp tương tự hoặc tương đương, và thừa nhận các kết quả
chứng nhận của nhau, nếu không thì sẽ còn tiếp tục tồn tại vấn đề chi phí tốn
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 9 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
kém do sự phân biệt đối xử, không minh bạch và những trở ngại không cần thiết
đối với thương mại.
Đánh giá sự phù hợp là quy trình được thừa nhận quốc tế để đánh giá các

yêu cầu cụ thể liên quan tới sản phẩm, quá trình, hệ thống, con người hoặc tổ
chức được đáp ứng, qua đó xác định sự tuân thủ. Hoạt động đánh giá sự phù hợp
bao gồ
m thử nghiệm, kiểm tra, chứng nhận và công nhận. Các quốc gia đang
phát triển và quốc gia trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang
nền kinh tế định hướng thị trường chiếm tới ¾ tổng số thành viên WTO. Đối với
thành viên này và những quốc gia muốn gia nhập WTO và EU, tiêu chuẩn và
đánh giá sự phù hợp là nguồn lực tri thức công nghệ quan trọng để phát triển
nền kinh tế của họ và nâng cao năng l
ực xuất khẩu và cạnh tranh trong thị
trường toàn cầu.
Thừa nhận lẫn nhau các hoạt động chứng nhận và công nhận thúc đẩy tiếp
cận thị trường quốc tế và cung cấp nền tảng kỹ thuật đối với thương mại quốc tế
bằng việc thúc đẩy sự tin tưởng của các đối tác toàn cầu và chấp nhận các chỉ
tiêu thử nghiệm được công nhận và k
ết quả chứng nhận. Việc này có thể thực
hiện thông qua một mạng lưới các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các tổ
chức công nhận quốc tế.
Ngành Da - Giầy Việt nam với trọng tâm hướng ra xuất khẩu, nên các sản
phẩm của Ngành luôn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu. Tuy
nhiên do phương thức sản xuất gia công là chính, nhiều doanh nghiệp chỉ
đơn
thuần làm theo sự hướng dẫn của đối tác nước ngoài mà chưa nhận thức được
hết tầm quan trọng của việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn đối với sản phẩm.
Với những yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn an toàn,
những khó khăn mà các DN xuất khẩu gặp phải là dành một khoản chi phí đáng
kể cho công việc này. Nhìn chung, các chi phí này phát sinh do phải dịch các
quy chuẩn nước ngoài, thuê các chuyên gia kỹ thuật để giải thích các quy chuẩn
nước ngoài và điều chỉnh thiết bị sản xuất để phù hợp với các yêu cầu trong quy
chuẩn. Ngoài ra còn cần phải chứng minh rằng sản phẩm xuất khẩu đáp ứng các

quy chuẩn nước ngoài đó. Chi phí cao và kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng
làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường xuất kh
ẩu.
Bên cạnh đó ngành Da - Giầy chưa có một nghiên cứu nào về các hàng
rào kỹ thuật đối với các thị trường xuất khẩu cùng như xây dựng tiêu chuẩn kỹ
thuật trong nước để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể nắm bắt và triển khai áp
dụng đối với sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Vì vậy, việc nghiên cứu
hệ thống hàng rào kỹ thuật tại một s
ố thị trường trọng điểm là hết sức cần thiết
để giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu,
cũng như làm cơ sở để ngành xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn nhằm hỗ
Mó s ti: 199.11.RD/H-KHCN 10 Vin Nghiờn cu Da - Giy
ti: Nghiờn cu cỏc gii phỏp v c ch, chớnh sỏch hn ch tỏc ng (nh hng) ca
h thng ro cn k thut i vi cỏc sn phm xut khu ngnh Da - Giy
tr Chớnh ph nõng cao nng sut, cht lng sn phm ca ngnh v bo v
ngi tiờu dựng trong v ngoi nc.
2. Mc ớch nghiờn cu:
Nghiờn cu tng quan v thc trng hng ro k thut ca ngnh hng Da
Giy Vit Nam v hng ro k thut ti cỏc th trng xut khu trng im i
vi sn phm Da Giy nhm a ra cỏc gii phỏp giỳp cỏc doanh nghip Da
Giy Vi
t Nam nõng cao kh nng cnh tranh thụng qua vic ỏp ng cỏc bin
phỏp k thut v nõng cao nng sut cht lng sn phm
3. i tng v phm vi nghiờn cu:
- Khu vc nghiờn cu: H ni, Tp.HCM, Hi phũng.
- i tng nghiờn cu: H thng ro cn k thut ti cỏc th trng xut
khu chớnh ca doanh nghip Da Giy v kh nng ỏp ng ca cỏc Doanh
nghip i vi h
thng ro cn ú.
- Phm vi nghiờn cu: Nghiờn cu tng quan v thc trng hng ro k

thut ca Vit Nam v ca cỏc th trng trng im i vi sn phm Da Giy
a ra cỏc gii phỏp nõng cao kh nng cnh tranh ca ngnh hng Da Giy
Vit Nam trờn th trng ni a v xut khu.
4. Phng phỏp nghiờn cu:
- Phng phỏp nghiờn cu ti liu
- Phng phỏp kh
o sỏt, iu tra: s dng bng cõu hi v phiu iu tra,
kho sỏt
- Phng phỏp phõn tớch: Da trờn thụng tin phiu iu tra, cỏc cuc kho
sỏt, tng hp cỏc ti liu tham kho trong v ngoi nc v cỏc kin thc thc
tin a ra cỏc nhn nh v phõn tớch ni dung nghiờn cu.
5. Kt cu ca ti:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
sơ đồ biểu bảng, phụ lục, đề tài gồm 5 chơng:

CHNG 1: GII THIU V RO CN K THUT TRONG THNG MI

CHNG 2:
RO CN K THUT I VI SN PHM DA GIY
CHNG 3:
NH GI KH NNG P NG CA CC DOANH NGHIP TRONG NGNH I VI
RO CN K THUT TI CC TH TRNG XUT KHU CHNH

CHNG 4:
PHN TICH SWOT CA CC DOANH NGHIP KHI P NG H THNG RO
CN ể

CHNG 5:
CC GII PHP VT QUA RO CN K THUT I VI HNG DA GIY
XUT KHU


Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 11 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”

BẢNG CÁC THUẬT NGỮ KỸ THUẬT GIẢI THÍCH THEO NGÔN NGỮ ĐƠN GIẢN

Công nhận Công nhận là quy trình được chấp nhận Quốc tế để thừa nhận năng
lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn, các tổ chức chứng
nhận sản phẩm, các tổ chức chứng nhận hệ thống chất lượng và các
tổ chức giám định. Chương trình công nhận hạn chế tối đa việc thử
nghiệm và chứng nhận lại, giảm chi phí và loại b
ỏ các rào cản phi
thuế quan trong thương mại và cản trở tiếp cận thị trường
Hiệu
chuẩn
Hiệu chuẩn là một quá trình kiểm tra xác định một phương tiện đo
trong phạm vi độ chính xác quy định. Hoạt động này thường kèm
theo so sánh chính thức với một chuẩn đo lường được nối chuẩn tới
chuẩn quốc gia hoặc quốc tế
Chứng
nhận
Dựa trên các kết quả của phòng thử nghiệm hoặc tổ chức được
công nhận và các thông số kỹ thuật trong tiêu chuẩn tài liệu, chứng
nhận là hoạt động nhằm đảm bảo sự phù hợp của các sản phẩm,
dịch vụ…bằng việc đánh giá kỹ thuật bao gồm việc kết hợp một
cách thích hợp các hoạt động đã được quy
định
Đánh giá
sự phù hợp

Thủ tục đánh giá sự phù hợp là các hoạt động kỹ thuật như thử
nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận và công nhận nhằm xác
định rằng các sản phẩm hoặc quá trình đáp ứng các yêu cầu được quy
định trong quy chuẩn và tiêu chuẩn
Giám định Giám định là hình thức đơn giản nhất, là việc kiểm tra số lượng
và/hoặc trọng lượng của hàng hóa kinh doanh, hoặc nếu xảy ra ở
biên giới, việc kiểm tra có thể bao gồm việc kiểm tra các tài liệu
xuất/nhập khẩu với kiểm tra thực tế lô chuyến hàng trên cơ sở đánh
giá nghiệp vụ

Hiệp định
TBT
Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại của WTO – một số
trường hợp được viện dẫn là Quy chế tiêu chuẩn- nhằm mục tiêu
giảm những cản trở trong thương mại do có sự khác biệt giữa các
tiêu chuẩn, quy chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp của các quốc
gia
Rào cản kỹ
thuật trong
thương
mại
Là các rào cản phi thuế quan được hình thành từ việc xây dựng,
chấp nhận và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá
sự phù hợp khác nhau
Quy chuẩn
kỹ thuật
Là một tài liệu được cơ quan có thẩm quyền ban hành theo đó quy
định các đặc tính của sản phẩm, phương thức sản xuất, bao gồm
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 12 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của

hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
các quy định về quản lý, việc tuân thủ với quy chuẩn kỹ thuật là bắt
buộc
Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật miêu tả các đặc trưng quan
trọng của một sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống và các yêu cầu
chính mà đối tượng đó phải đáp ứng. Việc tuân thủ theo tiêu chuẩn
là tự nguyện
Chứng
nhận sản
phẩm
Tồn tại nhiều dạng khác nhau. Ví dụ, chứng nhận sản phẩm có thể
bao gồm thử nghiệm ban đầu một sản phẩm kết hợp với đánh giá
hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung ứng. Sau đó có thể bao
gồm giám sát, có tính đến hệ thống quản lý chất lượng của nhà
cung ứng và thử nghiệm mẫu lấ
y tại cơ sở sản xuất và hoặc trên thị
trường. Các phương thức chứng nhận sản phẩm khác bao gồm thử
nghiệm ban đầu và thử nghiêm giám sát, trong khi các phương thức
khác lại căn cứ vào thử nghiệm mẫu sản phẩm, hay còn được gọi là
thử nghiệm mẫu điển hình.

















Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 13 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI

Việc bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa nói chung hoặc một nhóm ngành
công nghiệp đặc biệt thường được các nước áp dụng thông qua việc sử dụng rào
cản thương mại. Tuy nhiên, ngày nay trong xu thế thương mại toàn cầu hoá, các
rào cản đó không thể tuỳ tiện áp đặt mà phải tuân theo các qui định quốc tế về
rào cản thươ
ng mại
1.1 Các rào cản thương mại:
Rào cản thương mại được sử dụng để bảo hộ nền sản xuất trong nước và làm
nguồn thu cho các quốc gia đồng thời cũng là biện pháp để đối phó với các rào
cản của nước này đối với nước khác. Các rào cản này tạo nên sự thay đổi giá cả
của hàng hoá trong nước và do đó làm biến đổi cơ cấu tiêu dùng và lợi ích của
các quốc gia.
Rào cản thương mại thường được thể hiện thông qua các chính sách thuế
quan và phi thuế quan.
Các rào cản thuế quan bao gồm: Thuế, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế
quan
Các rào cản phi thuế quan bao gồm: các rào cản kỹ thuật, kiểm soát tỷ giá
hối đoái, tự nguyện hạn chế xuất khẩu, quy định về hàm lượng nội địa, giấy

phép nhập khẩu… cuối cùng là nguyên tắc phòng ngừa và các y
ếu tố liên quan
đến vệ sinh môi trường là lý do chính đáng hạn chế thương mại.
1.2 Rào cản kỹ thuật đối với thương mại
Có thể chia rào cản kỹ thuật đối với thương mại thành nhiều loại:
+ Bảo vệ an toàn hoặc sức khoẻ của con người:
Một lượng lớn các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được thông qua để
nhằm bảo vệ an toàn hoặc sức kho
ẻ con người. Ví dụ tiêu chuẩn về không sử
dụng các sản phẩm da giầy có chứa các chất độc hại, hoặc các quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia quy định các phương tiện mô tô được trang bị dây đai an toàn để
hạn chế tới mức thấp nhất các chấn thương khi xảy ra tai nạn đường bộ…
+ Bảo vệ sức khoẻ hoặc đời sống động vật và thực vậ
t:
Các quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ sức khoẻ hoặc đời sống động vật và thực
vật là rất phổ biến. Chúng gồm các quy chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo rằng các
loài động vật hoặc thực vật bị đe doạ bởi ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí
sẽ không bị tuyệt chủng. Một số quốc gia quy định một s
ố loài cá phải lớn đến
mức độ nhất định thì mới được phép đánh bắt.
+ Bảo vệ môi trường: Đứng trước nguy cơ của sự biến đổi khí hậu tại các
vùng khác nhau trên trái đất do con người gây ra, cùng với sự quan tâm về môi
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 14 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
trường của người tiêu dùng ngày càng tăng do mức độ ô nhiễm các nguồn nước,
không khí, đất … đã khiến nhiều Chính phủ ban hành quy chuẩn nhằm bảo vệ
môi trường. Quy chuẩn dạng này điều chỉnh các loại sản phẩm ví dụ mức độ khí
xả của động cơ ô tô, quy chuẩn về nguồn nước thải công nghiệp từ các nhà máy
sản xuất…

+ Ngăn chặn các hành vi gian lận:
Hầu h
ết các quy chuẩn này nhằm bảo vệ người tiêu dùng thông qua thông
tin, chủ yếu là các yêu cầu về ghi nhãn. Các quy chuẩn khác gồm việc phân loại
và định nghĩa, yêu cầu bao gói và đo lường (kích cỡ, trọng lượng…) nhằm tránh
những hành vi gian lận.
1.3 Hiệp định TBT
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức quốc tế xử lý các luật lệ
thương mại giữa các quốc gia. Chức năng chính củ
a tổ chức này là đảm bảo
thương mại được tự do, thuận lợi và có khả năng dự đoán trước. Nền tảng của
WTO là các Hiệp định được đàm phán và ký kết bởi các thành viên của tổ chức
này trên toàn thế giới. Các Hiệp định này tạo ra một nền tảng pháp lý điều chỉnh
thương mại quốc tế. Các hiệp định này là các thoả thuận quan trọng, buộc các
Chính phủ phải duy trì chính sách thương mại của mình trong phạm vi các giới
hạn đã được thoả thuận
Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại - tiếng Anh là Technical
Barrier to trade (TBT) là một trong số 29 văn bản pháp lý nằm trong Hiệp định
WTO, quy định nghĩa vụ của các thành viên nhằm đảm bảo rằng các quy chuẩn
kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục đánh giá sự phù . Hiệp định TBT dựa trên 7 nguyên
tắ
c cơ bản: 1.Tránh sự cản trở không cần thiết đối với thương mại; 2 Không
phân biệt xử; 3 Hài hoà hoá; 4 Tương đương; 5. Thừa nhận lẫn nhau; 6.
Minh bạch hoá; 7. Có căn cứ khoa học





Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 15 Viện Nghiên cứu Da - Giầy

Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
CHƯƠNG 2
RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DA GIẦY

I Rào cản kỹ thuật với sản phẩm Da Giầy tại thị trường EU
Trong quá trình xuất khẩu, hầu hết các sản phẩm được đưa ra thị trường
trực tiếp qua các nhà nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm về sản
phẩm do mình lưu thông. Do vậy các nhà nhập khẩu chắc chắn khuyến khích
hoặc yêu cầu các nhà cung cấp nước ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định
được pháp lu
ật đề ra.
Trong vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng, các
nước EU, chủ yếu sử dụng các thông tư (Diectives) để thực hiện tiêu chuẩn
trong các quốc gia thành viên EU. Tuy nhiên các hình thức khác đôi khi cũng
được sử dụng.
• Quy chuẩn (Regulations)
Một quy chuẩn có ứng dụng chung và là luật áp dụng trực tiếp trong các
quốc gia thành viên EU và tự động trở thành một phần luật quốc gia. Các quy
chuẩn đôi khi đượ
c sử dụng trong lĩnh vực luật môi trường.
• Thông tư (Directives)
Thông tư là một công cụ để hài hòa hóa các tiêu chuẩn có tính pháp lý
khác nhau trong các quốc gia thành viên EU. Thông tư áp đặt cho các quốc gia
thành viên EU hiệu quả sẽ đạt được. Điều này có nghĩa rằng mỗi quốc gia thành
viên có quyền lựa chọn hình thức và các phương pháp chính xác. Vì lý do này
mà thông tư là công cụ pháp luật được sử dụng phổ biến cho các biện pháp về
môi trường ở EU. Chú ý rằng thông t
ư là không trực tiếp áp đặt cho các nhà sản
xuất và công ty thương mại hoặc các nhà nhập khẩu trong EU cho đến khi thông

tư được chuyển thành luật quốc gia trong một quốc gia thành viên như luật của
thông tư. Cũng cần hiểu rằng các quốc gia thành viên EU được phép phát triển
các tiêu chuẩn bổ sung, hoặc nghiêm ngặt hơn bổ sung chọn vẹn cho thông tư
của EU.
Hiện nay luật sản phẩm của EU chủ yếu liên quan tớ
i: vấn đề môi trường,
sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng:
- Cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các chất nghi là có hại với sức
khỏe con người trên sản phẩm. Ví dụ như cấm lưu thông các sản
phẩm có thuốc nhuộm azo nghi gây ung thư; hạn chế sử dụng các sản
phẩm có chứa các kim loại như Cadimi, Niken, Crom
- Các quy định an toàn về khả nă
ng cháy của vật liệu.
- Các qui định về ghi nhãn sản phẩm.
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 16 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
Hầu hết luật sản phẩm của EU áp dụng trực tiếp cho các nhà nhập khẩu và
phân phối. Tới lượt mình, các nhà nhập khẩu yêu cầu các nhà sản xuất và xuất
khẩu vào EU thông qua các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng.
Để cải thiện việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ủy ban châu
Âu đã soạn thảo và ban hành Luật số 1907/2006 về đăng ký, đánh giá, cấp phép
hóa chấ
t (REACH) –
2.1 Giới thiệu tóm tắt về REACH :
Ngày 18 tháng 12 năm 2006, EU đã ban hành luật số 1907/2006 về đăng
ký, đánh giá, cấp phép hóa chất (REACH) – luật hóa chất mới của EU
– bắt đầu
có hiệu lực từ 1-6-2007 để thay thế cho 40 luật về hóa chất của EU, đây là luật
nghiêm ngặt nhất về hóa chất trên thế giới cho đến nay.

REACH là cụm từ viết tắt cho R
egistration (đăng ký), Evaluation (đánh
giá), A
uthorization (cấp phép) cho hóa chất. Luật này đặt trách nhiệm lớn lên
nghành công nghiệp EU, tất cả các nhà sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu các
mặt hàng có sử dụng hóa chất, cần nhận biết và hạn chế những rủi ro từ hóa
chất. Theo đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu và người sử dụng cuối cùng ở EU sẽ
được yêu cầu thu thập và cung cấp thông tin về các tính chất của chất và/hoặc
ch
ế phẩm mà họ dùng. REACH cũng cho phép thành lập Cơ quan Hóa chất châu
Âu (ECHA) đặt trụ sở Hensinhki (Phần Lan) – cơ quan sẽ quản lý việc đăng ký
việc đăng ký các chất thông qua cơ sở dữ liệu và cấp phép cho các chất. Cơ quan
này cũng là nơi trợ giúp trả lời các câu hỏi, kể cả các câu hỏi từ các nước đang
phát triển. REACH có hiệu lực từ 1/6/2007 và được thực hiện từ 1/6/2008.
Phạm vi của REACH

REACH bao trùm tất cả các chất, các chất có trong chế phẩm hoặc có
trong các mặt hàng được buôn bán ở thị trường EU. Có một số chất không nằm
trong phạm vi điều chỉnh của luật này do đã được quy định trong các luật khác
như chất phóng xạ, các chất có sự giám sát của hải quan đang được lưu kho tạm
thời, thực phẩm, dược phẩm, phế liệu….
Theo REACH có ba loại sản ph
ẩm:
1. Chất (substance) là một phần tử hóa học và hợp chất của nó trong tự
nhiên hoặc nhận được từ bất kì quá trình sản xuất nào, kể cả các chất trợ nào đó
cần thiết để bảo quản sự ổn định của nó và các tạp chất bất kì nhận được từ quá
trình sử dụng, nhưng loại trừ các dung môi có thể tách ra được mà không ảnh
hưởng tới sự
ổn định của chất này hoặc thay đổi thành phần của chúng.
2. Chế phẩm (preparation) là sản phẩm thu được khi trộn lẫn hai hoặc

nhiều chất lại với nhau .Ví dụ như thuốc nhuộm,mực in….
3. Mặt hàng (articles) là “một vật thể gồm một hoặc nhiều chất hoặc chế
phẩm mà trong quá trình sản xuất được mang lại một hình dạng, bề mặt hoặc
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 17 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
thiết kế cụ thể ,xác định chức năng sử dụng cuối của nó tới mức độ lớn hơn chức
năng mà thành phần hóa chất của nó xác định ’’
Ví dụ như áo sơ mi, quần áo, giầy dép, túi xách là những mặt hàng
Các nội dung chính của REACH
-Đăng kí ban đầu
Qúa trình này bắt đầu từ 1/6 tới 1/12 năm 2008.Tất cả các chất ,chất
trong chế phẩm hoặc trong mặt hàng được sản xuất tại EU hoặc nhập khẩu vào
EU cần được đăng kí ban đầu bởi các nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu EU.
Đăng kí ban đầu không mất phí và tất cả thông tin được thu thập vào cơ sở dữ
liệu của ECHA
Có thể các nhà nhập khẩu EU sẽ yêu cầu các nhà cung cấp của họ bên
ngoài EU đăng ký ban đầu và sau đó là tự đăng ký các chất .Trong trường hợp
này, nhà cung cấp phải tìm mộ
t đại diện duy nhất ở EU-là người sẽ đại diện cho
nhà cung cấp và là bên có trách nhiệm cho REACH
Đăng ký ban đầu rất quan trọng, vì từ 1/12/2008,chỉ các chất đã được
đăng ký ban đầu đúng mới được phép sản xuất hoặc nhập khẩu vào EU. Các
chất không được đăng ký ban đầu phải qua quá trình đăng kí như là chất mới và
theo một quy trình phức tạp hơn.
Đối với người sử dụng cuố
i dòng kể cả các nước đang phát triển ,điều
quan trọng phải kiểm tra xem các chất quan trọng đang sử dụng đã được đăng
ký ban đầu chưa. ECHA website cung cấp danh mục các chất đã được đăng ký
ban đầu.

Các thông tin cần thiết trong đăng ký ban đầu :
-Tên và địa chỉ của công ty
-Tên và địa chỉ của người liên hệ
-Tên và định nghĩa các chất /chất trong chế phẩm
-Thời h
ạn đăng ký cuối cùng và lượng dùng
-Đăng ký
Sau khi đã đăng ký ban đầu,các nhà sản xuất và nhập khẩu đóng tại EU
bắt đầu thực hiện quá trình đăng ký .Cần đăng ký mỗi chất mà họ sản xuất hoặc
nhập khẩu với lượng từ 1 tấn trở lên/ năm.Nếu họ không đăng ký chất có nghĩa
là họ không được phép sản xuất hoặc nhập khẩu chấ
t này.Để đăng ký chất với
lượng từ 1 tấn trở lên khi đăng ký cần trình hồ sơ kỹ thuật,còn đối với chất
lượng từ 10 tấn /năm trở lên, cần thêm báo cáo an toàn hóa chất. Các chất được
sản xuất và nhập khẩu với số lượng lớn cần được đăng ký sớm. Điều này cũng
áp dụng với các chất có mối quan ngại cao (substances of very high concern-
SVHC)- là các chất gây ung thư
,các chất bền vững tích lũy với sinh học và độc
với sinh sản (PBT), các chất rất bền vững, rất tích lũy sinh học(vPvB)
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 18 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
Tùy thuộc vào bản chất và lượng chất ,REACH đưa ra các mốc thời gian
cho việc đăng ký các chất theo khối lượng sản xuất hoặc nhập khẩu như sau:
Đến 31/12/2010
*Đăng ký các chất với lượng từ 1.000 tấn/năm trở lên;
*Đăng ký các chất có mối quan ngại cao (SVHC):
- CMR(các chất gây ung thư,gây biến đổi di truyền và độc với sinh
sản):từ 1 tấn /năm trở lên;
- PBT (các chất bền v

ững, tích lũy sinh học và độc với sinh sản):từ 1 tấn
/năm trở lên;
-vPvB(các chất rất bền vững, rất tích lũy sinh học):giống như PBT.
*Đăng ký các chất rất độc với sinh vật thủy sinh (R50/R53):từ 100 tấn/năm trở
lên.
Đến 1/6/2013
• Đăng kí các chất với lượng từ 100 tấn/năm trở lên;
Đến1/6/2018
* Đăng kí các chất với lượng từ 1 tấn/nă
m trở lên/nhà sản xuất hoặc nhà
nhập khẩu
Các chất với lượng <1tấn/năm: không cần đăng ký;
Các chất trong chế phẩm: đăng kí như trên
Các chất mới được đưa ra thị trường từ ngày REACH có hiệu lực: đăng kí
từ 1/6/2008.
Đăng ký các chất trong mặt hàng
- REACH yêu cầu phải đăng ký chất trong mặt hàng khi:
+ Chất giải phóng một cách có chủ định ra khỏi mặt hàng trong các đi
ều
kiện sử dụng thông thường hoặc các điều kiện sử dụng dự đoán trước được một
cách hợp lý;
+ Tổng lượng của chất có trong mặt hàng vượt quá 1 tấn/năm/nhà sản
xuất hoặc nhà nhập khẩu;
+ Chất chưa được đăng kí cho mục đích sử dụng ấy.
Ngoài ra, các chất có mối quan ngại cao có mặt trong mặt hàng cần được
thông báo cho ECHA khi đáp
ứng các yêu cầu sau:
+ Chất có mặt trong mặt hàng với nồng độ trên 0,1% theo khối lượng;
+ Chất có mặt trong mặt hàng với lượng từ 1 tấn/năm/nhà sản xuất hoặc
nhập khẩu;

+ Chất đã được đưa vào danh sách “ ứng cử viên” để được cấp phép sử
dụng ;
+ Chất chưa được đăng kí cho mục đích sử dụng ấy
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 19 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
Tuy nhiên, không cần thông báo nếu nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu có
thể loại trừ sự phơi nhiễm của con người hoặc môi trường với chất ấy trong các
điều kiện sử dụng và thải bỏ thông thường hoặc các điều kiện sử dụng hoặc thải
bỏ đã được dự đoán trước một cách hợp lý.
Việc thông báo các chất có mối quan ngại cao trong mặ
t hàng sẽ được
thực hiện chậm nhất là 6 tháng sau khi chất ấy được đưa vào danh sách “ứng cử
viên”, bắt đầu từ 1/6/2011
Đánh giá
Sau khi đăng kí ,ECHA có trách nhiệm xem xét và đánh giá hồ sơ đã
được đệ trình. ECHA cùng với các quốc gia thành viên có quyền yêu cầu thêm
giữ liệu nếu thấy chưa đủ hoặc thấy rằng hóa chất đưa ra rủi ro cho sức khỏe con
người hoặc môi trường. Sau đó chấ
t cần được cấp phép hoặc bị hạn chế.
Cấp phép
Qúa trình cấp phép độc lập với quá trình đăng kí và đánh giá và áp dụng
với các hóa chất mà ECHA xác định là chất có mối quan ngại cao và cấp
phép theo mục đích sử dụng. Chú ý rằng cấp phép có thể áp dụng cho các chất
với lượng dưới ngưỡng 1 tấn/năm đã được đặt ra cho quá trình đăng kí. Các
công ty đệ đơn đề nghị
được cấp phép cần chứng minh rằng rủi ro mà các chất
này mang lại sẽ được kiểm soát tốt hoặc lợi ích kinh tế xã hội từ việc sử dụng
các chất này bằng các chất an toàn hơn nếu có thể.
Danh sách các chất có mối quan ngại cao được công bố từ 6/2009 dựa

trên danh sách “ ứng cử viên” được lập nên sau khi ECHA đã nghiên cứu và
xem xét hồ sơ đăng kí.
Hạn chế
Các hạn chế
đang có hiệu lực trên toàn EU theo Thông tư Directive
76/769/EEC về việc bán và sử dụng các chất và các chế phẩm nguy hiểm nhất
định đã được chuyển toàn bộ vào phụ lục XVII của REACH. Các chất được
liệt kê trong phụ lục XVII sẽ không được sản xuất, đưa ra thị trường hoặc sử
dụng trừ khi chúng tuân thủ với các điều kiện hạn chế chất đó.
2.2 Ảnh hưởng c
ủa REACH tới ngành công nghiệp da giầy
Da giầy thuộc số các ngành công nghiệp sử dụng nhiều hóa chất .Các loại
giầy dép, nguyên liệu da, giả da, nhựa, cao su, phụ liệu… có thể chứa các loại
hóa chất khác nhau như: thuốc nhuộm,hóa chất cơ bản ,chất trợ,các chất xử lí
hoàn tất… vì vậy các nhà sản xuất, xuất khẩu,nhập khẩu và kinh doanh hàng da
giầy có bán tại châu âu đều phải xem xét và tuân thủ REACH .Một đ
iều quan
trọng cần thấy là không phải tất cả các hóa chất sử dụng trong ngành da giầy
đều chịu tác động của REACH chỉ những sản phẩm da giầy có chứa các sản
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 20 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
phẩm trong qui định của REACH thì bị giám sát và cần phải đăng ký để được
phép sử dụng như là các chất hạn chế.
REACH áp dụng vào ngành da giầy liên quan tới các chất trong mặt
hàng, liệu các chất này có chủ định giải phóng ra khỏi mặt hàng hay không; liệu
chúng có phải là các chất có mối quan ngại cao (SVHC) hay không và chúng có
chứa các chất hạn chế trong sản phẩm da giầy hay không.
2.3 Một số nội dung cần quan tâm đối với nhà sản xu
ất hàng da giầy

vào EU là:
a. Nhà sản xuất phải làm khi xuất khẩu một mặt hàng da giầy vào EU:
- Cần phải xem xét xem có loại hóa chất nào trong mặt hàng giầy dép xuất
khẩu của họ?
- Có loại hóa chất nào trong số các loại hóa chất đó giải phóng ra khỏi mặt
hàng một cách chủ định không?
- Nếu chất đó có chủ định giải phóng ra thì lượng dùng chất đó trong một
năm có lớn hơ
n 1 tấn không?
- Nhà máy của bạn có sử dụng hóa chất nào trong danh mục các chất
quan ngại cao của ECHA không? Nếu có thì hóa chất đó có trong sản phẩm với
nồng độ vượt quá 0.1% khối lượng của sản phẩm đó không?
b. Lý do nhà sản xuất da giầy phải làm điều đó:
Vì REACH có một số qui định cơ bản mà nhà sản xuất phải tuân thủ :
- Các chất giải phóng ra khỏi mặt hàng một cách chủ
định phải được
đăng ký nếu chúng có mặt trong sản phẩm với lượng trên 1 tấn cho một năm với
một nhà sản xuất hoặc một nhà nhập khẩu.
- Phải có các thông báo các chất có nguy cơ rất cao có trong mặt hàng nếu
chúng có mặt trong mặt hàng với nồng độ trên giới hạn 0,1% khối lượng sử
dụng trên 1 tấn trên tất cả các sản phẩm trong một năm.
- Thậm chí nếu lượ
ng các chất có nguy cơ rất cao chưa vượt ngưỡng quy
định trên,nhà cung cấp mặt hàng đó phải cung cấp các đơn sử dụng với thông tin
hiệu quả để cho phép sử dụng an toàn mặt hàng nếu có mặt các chất có nguy cơ
rất cao và lượng sử dụng vượt quá 0.1%
- Nếu một khách hàng có một yêu cầu nào đó về thông tin an toàn về
SVHC trong mặt hàng, nhà cung cấp mặt hàng đó phải cung cấp các thông tin
liên quan, không có phí trong phạm vi 45ngày.
c. cách thức phân biệ

t một chất giải phóng ra khỏi mặt hàng một cách
chủ định.
Theo quy tắc chung, giải phóng có chủ định liên quan tới chức năng hoặc
chất lượng của mặt hàng.Việc giải phóng chất từ mặt hàng được xem là “có chủ
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 21 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
định” khi việc giải phóng cần cho mục đích sử dụng cuối cùng hoặc “gia tăng
giá trị” cho mặt hàng.
d.Thông tin về các chất có mối quan ngại rất cao trong mặt hàng
Các chất có mối quan ngại cao là những loại hóa chất được xem là có ảnh
hưởng nguy hại cao tới sức khỏe con người sử dụng và môi trường sống. Theo
REACH các chất nguy hại cao bao gồm các chất:
- Các chất độc thuộc nhóm CMR:các chất gây ung thư; các chấ
t gây đột
biến gen và các chất độc với sinh sản.Chúng thuộc nhóm các chất loại 1 và loại
2 trong thông tư 67/548/EC
- Các chất độc thuộc nhóm PBT : các chất khó phân giải tích lũy sinh học
bền và độc; các chất thuộc nhóm vPvB: rất khó phân giải, tích lũy sinh học bền
theo tiêu chuẩn trong phục lục XIII của REACH
- Các chất có các chứng cứ khoa học chứng minh các chất trên đe dọa tới
sức khỏe con người và môi trường sống.
Các nhà nhập kh
ẩu cần thông tin liệu mặt hàng có chứa chất có mối quan
ngại cao:
- Định tính:có hoặc không;
- Định lượng: nồng độ chất trên 0,1% theo khối lượng hoặc dưới 0,1%.
Hiện nay, trên trang web của ECHA đã công bố danh sách đề xuất các
chất có mối quan ngại cao và luôn được cập nhật, bổ sung (bắt đầu từ 15 chất,
sau đó bổ sung lên 43 chất, 46 chất, hiện nay là danh sách 53 chất và sẽ tiếp tục

bổ sung
định kỳ vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm)
Ngay khi danh sách “ứng cử viên” cho các chất có mối quan ngại cao
được công bố (phục lục XIV của REACH), các nhà cung cấp mặt hàng có chứa
chất có mối quan ngại cao với nồng độ trên 0,1% theo khối lượng khi có yêu
cầu, phải cung cấp cho khách hàng/người tiêu dùng, trong vòng 45ngày miễn phí
đủ thông tin để cho phép sử dụng mặt hàng một cách an toàn. Tối thiểu là tên
của chất
Ví dụ, một mặt hàng được cung cấp với rủi ro gây bệnh v
ề da nếu tiếp xúc
với da, cần cung cấp thông tin sau: “ có chứa chất Y (rất) nguy hiểm tới sức
khỏe.Không mặc tiếp xúc trực tiếp với da”
2.4 Những chất được xác định là những chất nguy cơ rất cao (SVHCs)
Số lượng các chất nằm trong danh sách được quan tâm rất nhiều,vì vậy
việc thử nghiệm cho tất cả các chất này trên các sản phẩm da giầy thường không
thực hiện được. Các nhà bán l
ẻ có một cách tiếp cận tốt hơn để có thể tìm thấy
những chất được quan tâm có thể tồn tại trong các sản phẩm đó là phải tìm hiểu
chuỗi cung cấp những chất hóa học đang được sử dụng trong các sản phẩm và
lập ra một danh sách những chất bị cấm.
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 22 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
Chúng tôi giới thiệu danh sách 15 chất có mối quan ngại cao đầu tiên đã
được nêu trên website của ECHA. Mỗi chất có tên, lý do bị cấm và các lĩnh vực
thường sử dụng các chất này:
1 Triethy arsenate (CAS.427-700-2)
* Lý do:
chất gây ung thư
* Các lĩnh vực sử dụng:

- Các sản phẩm plastic/PVC
- Hàng thủy tinh (thủy tinh làm cửa sổ, pha lê, thủy tinh chì)
- Tấm thủy tinh đánh dấu trên đường;
- Thiết bị điện và điện tử (EEE)
- Vật liệu dệt và mỹ phẩm;
- Chất bảo quản gỗ và thuốc bảo vệ thực vật.
2.Anthracene (CAS.204-371-1)
*Lý do:
chất thuộc nhóm PBT
* Các lĩnh vực sử dụng:
- Sản xuất các sản phẩm pháo hoa được dùng trong sản xuất phim và sản
phẩm sân khấu dưới dạng thành phần của khói đen.
- Tạp chất trong các loại dầu của chất dẻo hóa hoặc các pigment đen;
- Chất trung gian hoặc antharaquinone, được dùng trong sản xuất thuốc
nhuộm hoặc sản xuất bột gỗ.
3.4-4’-Diaminodiphenylmethane (MDA) (CAS.202-974-4)
*Lý do:
chất độc gây ung thư
* Các lĩnh vực sử dụng:
- Chất trung gian để sản xuất các polyme có hiệu năng cao;
- Chất trung gian đẻ sản xuất sản phẩm poliuretan cuối cùng;
- Các chất làm cứng cho nhựa epoxy và các chất kết dính;
4. Dibutyl phthalate (DBP) (CAS.201-557-4)
* Lý do:
chất độc với quá trình sinh sản
* Các lĩnh vực sử dụng
- Chất dẻo hóa cho nhựa và polyme tổng hợp (chủ yếu là PVC)
- Sử dụng trong mực in, chất kết dính, vừa lỏng, sơn nitroxenlulo, lớp
tráng cho phim và xơ thủy tinh.
5. Coban Diclorua (CAS.231-589-4)

* Lý do:
chất độc gây ung thư
* Các lĩnh vực sử dụng:
- Chất phụ gia trong sản xuất cao su;
- Chất làm khô trong sơn.vecni,mực;
- Chất chỉ thị ẩm trong ẩm kế/phong vũ biểu;
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 23 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
- Sản xuất vitamin B12;
- Thuốc nhuộm gắn màu trong thủy tinh được sơn;
- Mực vô hình
- Chất hấp thụ gas;
- Mạ điện ( đồ trang sức,khóa thắt lưng)
- Chất bôi trơn trong công cụ cắt;
- Sản xuất kim loại màu ( đặc biệt là niken).
6.Diarsenic pentaoxide ( CAS.215-116-9)
* Lý do:
chất độc gây ung thư
* Các lĩnh vực sử dụng;
- Được sử dụng trong ngành nhuộm
- Luyện kim ( Làm cứng đồng, chì, vàng);
- Các loại thủy tinh đặc biệt;
- Chất bảo quản gỗ.
7.Diarsenic trioxide (CAS.215-481-4)
* Lý do:
chất độc gây ung thư
* Các lĩnh vực sử dụng:
- Tác nhân khử màu cho thủy tinh va men;
-Thủy tinh và pha lê chì

- Chất bảo quản gỗ
8. Natri dicromat (CAS.234-190-3) (7789-12-0 và 10588-01-9)
* Lý do
: chất độc gây ung thư, gây đột biến gien và độc đối với sinh sản
* Các lĩnh vực sử dụng:
- Thủy tinh nhuộm màu và men bóng gốm;
- Sản xuất tinh dầu nước hoa;
- Sản xuất các hợp chất crom hoặc các pigment;
- Hoàn tất kim loại để chống ăn mòn;
- Chất găn màu trong nhuộm;
- Sản xuất vitamin K.
9.5-tert-butyl-2-4-6-trinitro-m-xylene (musk xylen)
* Lý do
: chất độc thuộc nhóm vPvB
* Các lĩnh vực sử dụng:
- Hương thơm ứng dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm hoặc chất tẩy rửa,
chất làm mềm vải, các sản phẩm làm vệ sinh gia dụng v v.
10. Bis (2-ethythexyl) phthalate (DEHP) (CAS. 204-211-0)
* Lý do
: chất độc với quá trình sinh sản
* Các lĩnh vực sử dụng:
- Chất dẻo hóa trong các sản phẩm polyme, chủ yếu trong PVC;
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 24 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
- Đồ chơi plastic;
- Vật liệu xây dựng như vật liệu trải sàn, dây cáp, vật liệu lợp mát;
- Các sản phẩm y tế (như túi đựng máu và thiết bị thẩm tách)
11. Hexabromocyclododecane (HBCDD) (CAS. 247-184-4 và 221-695-9) và
tất cả các đồng phân được xác định: (α-HBCDD, β-HBCDD, γ-HBCDD) (CAS.

134234-50-6) (CAS. 134237-51-7) (CAS. 134267-52-8)
*Lý do
: chất thuộc nhóm PBT
* Các lĩnh vực sử dụng:
- Chất làm chậm cháy, chủ yếu trong polystyren;
- Chất làm chậm cháy dùng trong vật liệu dệt và sản phẩm điện, điện tử.
12. Các alkane, C10-13, clo (các paraphin clo hóa mạch ngắn) (CAS. 287-
476-5)
*Lý do
: chất thuộc nhóm vPvB và PBT
* Các lĩnh vực sử dụng:
- Chất làm chậm cháy dùng trong vật liệu dệt và cao su;
- Sơn, sealant và chất kết dính.
13. Bis (tributyltin) oxide (TBTO) (CAS. 200-268-0)
* Lý do
: chất thuộc nhóm PBT
* Các lĩnh vực sử dụng:
- Chất kháng khuẩn của sơn tàu biển;
- Vật liệu tráng cho vật liệu dệt nội thất ở lớp nền;
- Bọt xốp poliuretan và các polyme khác được dùng trong vật liệu trải
sàn, gạch và thảm;
- Xử lý lông vũ.
14. Chì hydrogenarsenate (CAS. 232-064-2)
* Lý do
: chất gây ung thư và chất gây độc với quá trình sinh sản
* Các lĩnh vực sử dụng:
- Các sản phẩm plastic/PVC;
- Hàng hóa thủy tinh (thủy tinh làm cửa sổ, pha lê, thủy tinh chì)
- Tấm thủy tinh đánh dấu trên đường;
- Thiết bị điện và điện tử (EEE);

- Vật liệu dệt và mỹ phẩm;
- Chất bảo quản gỗ và thuốc bảo vệ thực vật;
- Cũng được áp dụng trong sealant, ch
ất kết dinh, sơn, mực và lacquer.
15. Benzyl butyl phthalate (BBP) (CAS. 201-622-7)
* Lý do
: chất độc với quá trình sinh sản
* Các lĩnh vực sử dụng:
- Chất dẻo hóa trong các sản phẩm PVC, chủ yếu là cho vật liệu trải sản;
Mã số đề tài: 199.11.RD/HĐ-KHCN 25 Viện Nghiên cứu Da - Giầy
Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế, chính sách hạn chế tác động (ảnh hưởng) của
hệ thống rào cản kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất khẩu ngành Da - Giầy”
- Cũng được áp dụng trong các chất sealant, chất kết dính, sơn, mực và
lacquer.
Hiện nay danh sách này thường xuyên được
mở rộng sẽ thường xuyên
được bổ sung liên tục theo quy định của EU. Thời gian bổ sung vào tháng 6 và
tháng 12 hàng năm. Danh sách SVHC hiện nay trên website của EU là 53 chất
và tiếp tục được bổ sung 18 chất nữa vào 12/2011

2.5. Danh sách các chất hạn chế trong sản phẩm da giầy (RSL)
Gồm những chất hóa học đã bị cấm bởi những chỉ dẫn của Châu ÂU, ví
dụ như: thuốc nhuộm azo, niken, cadimi, Nó có thể cũng có chứa những ch
ất
hóa học khác có hại đối với con người và môi trường. Các hóa chất trong danh
sách không chỉ tồn tại trong vải may mặc mà còn có thể nằm trong các phụ kiện
kim loại và nhựa như khóa kéo và nút, đinh tán, oze.
Việc tạo ra một tiêu chuẩn cho RSL là rất khó bởi vì mỗi nhà bán lẻ lại có
những chuỗi cung cấp khác nhau, bán những sản phẩm khac nhau và lại bán ở
những quốc gia khác nhau. Chính vì thế mặc dù hầu hết các danh sách của RSL

chủ yếu gi
ống nhau, nhưng mỗi danh sách RSL thực tế lại được đáp ứng cho
mỗi nhà bán lẻ.
Danh sách RSL giúp chúng ta thế nào đối với các chất quan ngại rất cao
Cụ thể; các chất hóa học trong danh sách phải ở mức dưới 0,1% khối
lượng (1000ppm) sẽ nằm trong giới hạn theo yêu cầu của REACH đối với các
chất SVHCs. Thực tế phần lớn các chất hóa học trong danh sách RSL sẽ có một
giới hạn cho phép tố
i đa nằm dưới mực 0,1%.
Vấn đề quan trọng là phải kiểm tra nồng độ các chất SVHCs trong sản
phẩm có nằm trong giới hạn cụ thể của bạn không. Bạn có thể thực hiện điều
này bằng việc yêu cầu những báo cáo thí nghiệm từ nhà cung cấp, hoặc bằng
việc tự thực hiện thông qua những quá trình kiểm tra liên tục hàng hóa đang có
trong kho và lập ra một chương trình quả
n lý phù hợp với những chủng loại sản
phẩm của bạn.
Sử dụng hơn 1 tấn/năm chất SVHCs
Đối với một nhà bán lẻ có nhiều chủng loại sản phẩm, có thể không thể
tránh khỏi sự có mặt của các chất SVHCs trong các sản phẩm nào đó hoặc trong
những vật liệu đóng gói, công việc quan trọng của các nhà bán lẻ lúc này là phải
gom lại số l
ượng các chất SVHCs và điều chỉnh đề phòng ngưỡng 1 tấn/năm.
II. Rào cản kỹ thuật với hàng Da - Giầy tại thị trường Mỹ
1. Luật cải thiện tính an toàn của sản phẩm tiêu dùng
Hoa Kỳ hoàn thành đạo luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng năm
2008 (CPSIA) để tạo ra một môi trường đảm bảo an toàn sản phẩm tiêu dùng

×