Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực thị trường trung đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 173 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á



BÁO CÁO TỔNG HỢP


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
MÃ SỐ: 90.08.RD




GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
VÀO KHU VỰC THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG

Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Cơ quan chủ trì: Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á
Chủ nhiệm đề tài: Ths.Nguyễn Công Hiến
Lê Thái Hòa
Nguyễn Quốc Hải
Đặng Thanh Phương
Phạm Thị Mai Thanh
Hà Thị Quỳnh Anh







7495
25/8/2009


Hà Nội, tháng 7/2009


2
MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA
TRUNG ĐÔNG VÀ CƠ SỞ ĐẨY MẠNH HÀNG HÓA XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM
9
1.1. Một số đặc điểm kinh tế-xã hội 9
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội 9
1.1.2. Đặc điểm kinh tế 15
1.2. Đánh giá tiềm năng và thách thức trong việc phát triể
n
xuất khẩu với Trung Đông
24
1.2.1. Tiềm năng 24
1.2.2. Thách thức 29
1.3. Xu hướng của các nước trong việc phát triển quan hệ
thương mại với Trung Đông
33
1.3.1. Một số kinh nghiệm của Trung Quốc 33

1.3.2. Một số kinh nghiệm của Nhật Bản 37
1.3.3. Một số kinh nghiệm của Xing-ga-po 40
1.3.4. Bài học kinh nghiệm 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
VÀO TRUNG ĐÔNG
44
2.1. Tình hình nhập khẩ
u hàng hoá của Trung Đông 44
2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu 44
2.1.2. Mặt hàng nhập khẩu chính 45
2.1.3. Thị trường nhập khẩu chính 51
2.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông 57
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 57
2.2.2. Mặt hàng xuất khẩu chính 59
2.2.3. Đối tác xuất khẩu chính 61
2.2.4. Đánh giá xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông 68
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
VÀO TRUNG ĐÔNG
71
3.1. Định hướng phát triển xuất khẩu vào Trung
Đông 71

3
3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 71
3.1.2. Thị trường xuất khẩu
3.1.3. Mặt hàng xuất khẩu
71
72
3.2. Các giải pháp 75
3.2.1. Quan điểm về đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung

Đông
75
3.2.2. Các phải pháp chung 76
3.2.3. Các giải pháp cho các thị trường trọng điểm 85
3.2.4. Kiến nghị 90
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
94
CÁC BẢNG BIỂU THAM KHẢO
95























4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AMED: Diễn đàn Đối thoại Châu Á – Trung Đông
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CIA: Cục Tình báo trung ương Mỹ
CIS: Cộng đồng các quốc gia độc lập
EU: Liên minh Châu Âu
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA: Hiệp định Thương mại tự do
GCC: Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GSFTA: Hiệp định thương mại t
ự do Xing-ga-po với các nước GCC
HEBREW: Do thái
IGA: Hiệp định bảo đảm đầu tư song phương
IMF: Quỹ tiền tệ Quốc tế
ODA: Viện trợ phát triển chính thức
OECD: Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế
OPEC: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
UAE: Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất.
UN: Liên Hợp quốc
XNK: Xuất nhập khẩu
WTO: Tổ chức Thươ
ng mại thế giới





















5
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Trữ lượng dầu lửa của Trung Đông tính đến năm 2008
Bảng 2: Diện tích và dân số các nước Trung Đông
Bảng 3: GDP và thu nhập bình quân đầu người của Trung Đông
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Đông
Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Đông, 2005-2009
Bảng 6: Xuất khẩu của Trung Quốc sang một số nước Trung Đông
B
ảng 7: Xuất khẩu của Nhật Bản sang một số nước Trung Đông
Bảng 9: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Trung Đông
Bảng 10: Nhập khẩu nông sản của một số nước Trung Đông

Bảng 11: Nhập khẩu lương thực của một số nước Trung Đông
Bảng 12: Nhập khẩu nhiên liệu của một số nước Trung Đông
Bảng 13: Nhập kh
ẩu hàng dệt may của một số nước Trung Đông
Bảng 14: Nhập khẩu mặt hàng vải của một số nước Trung Đông
Bảng 15: Nhập khẩu thiết bị viễn thông của một số nước Trung Đông
Bảng 16: Nhập khẩu thiết bị văn phòng của một số nước Trung Đông
Bảng 24: Mặt hàng nhập khẩu chính của Thổ Nhĩ Kỳ
Bảng 26: Kim ng
ạch XNK Việt Nam-Trung Đông, 2000 – 2008
Bảng 29: Mặt hàng XK lớn nhất của Việt Nam sang Trung Đông, 2008
Bảng 31: Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường ở Trung Đông
Bảng 32: 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Trung Đông
Bảng 35: Kim ngạch XNK Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ, 2003-2008
Bảng 36: Kim ngạch XNK Việt Nam – I-xra-en, 2003 – 2008
Bảng 37: Kim ngạch XNK Việt Nam-Ả-rập Xê-út, 2003- 2008
Bảng 38: Kim ngạch XNK Việt Nam – I-ran, 2003 – 2008
Bảng 39: Dự kiến kim ngạch XNK sang Trung Đông, 2009-2015
11
13
15
17
19
37
38
45
47
47
48
49

49
50
51
54
57
60
62
63
66
67
67
68
71








6
LỜI NÓI ĐẦU

Trung Đông được đánh giá là khu vực giàu có về tài nguyên thiên
nhiên, nhất là dầu khí, nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, luôn chiếm vị
trí chi phối nền kinh tế của khu vực và đóng vai trò chiến lược trong nền
kinh tế thế giới. Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và I-xra-en, đa số các quốc gia ở
Trung Đông có trữ lượng dầu lửa và khí đốt đứng hàng đầu trên thế giới và
người ta thường ví khu vực Trung Đông là giếng dầu của thế giới. Nhờ có

dầu lửa và khí đốt, đa số các nước ở Trung Đông dựa chủ yếu vào nguồn
tài nguyên này để phát triển kinh tế, coi đây là động lực và xương sống để
phát triển kinh tế đất nước, phục vụ đời sống dân sinh.
Các nước như Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Ca-ta,
Cô-oét, Ba-ranh, Thổ Nhĩ Kỳ đã sớm cửa nền kinh tế, tạo môi trường đầu
tư kinh doanh hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài và đến nay đã trở thành
các trung tâm thương mại, kinh tế phát triển hàng đầu và là nơi trung
chuyển hàng hoá nhộn nhịp trên thế giới. Nhiều nước ở Trung Đông có thu
nhập đầu người đạt trên 30.000 USD/năm như Ba-ranh, Cô-oét, Ca-ta,
UAE. Những năm gần đây, nền kinh tế củ
a các nước Trung Đông có sự
bùng nổ rõ rệt. Nổi bật là giá dầu lửa tăng cao, có thời điểm đạt mức 150
USD/thùng, đã đem lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào cho các nước xuất khẩu
dầu lửa ở Trung Đông để phục vụ nhu cầu nhập khẩu phát triển kinh tế đất
nước và đây là nhân tố tích cực tác động tới tăng trưởng kinh tế khá ấn
tượng của các nước này. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Đông luôn
đạt mức cao, năm 2005 và 2006 đều đạt 5,7%, năm 2007 đạt 5,9%, năm
2008 đạt 6,4%. Các nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất là Ca-ta, Ô-
man, UAE, Ba-ranh. Dự kiến, trong năm 2009, tăng trưởng kinh tế của các
nước Trung Đông đứng ở mức 5,9%. Hiện nay, các nước Trung Đông, đặc
biệt là GCC, đang nỗ lực thực hiện các chương trình c
ải cách, tích cực cơ
cấu lại nền kinh tế và gia tăng mở cửa thị trường thể hiện ở các động thái
như tăng cường các hoạt động ngoại thương, tự do hoá thương mại, thúc

7
đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển, tạo ra làn sóng đàm phán các Hiệp
định thương mại tự do (FTA) trong nội khối và với các nước trên thế giới
để đẩy nhanh tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá về thương mại.
Nằm án ngữ trên con đường giao thương nối liền giữa Châu Á, Châu

Âu, Châu Phi và với dân số xấp xỉ 300 triệu người, chiếm khoảng 5% dân
số thế giới, trải dài từ Iran ở phía đông
đến bán đảo Sinai ở phía tây, Trung
Đông bao gồm 16 quốc gia được coi là thị trường nhập khẩu có nhiều tiềm
năng. Trong cơ cấu hoạt động ngoại thương, mặt hàng xuất khẩu quan
trọng của Trung Đông là dầu thô và các sản phẩm hóa dầu hoặc có chiết
xuất và liên quan tới dầu thô, chiếm tới hơn ¾ cơ cấu xuất khẩu của khu
vực và chiếm tới gần 40% lượng xuấ
t khẩu của toàn thế giới. Các mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng lương thực thực phẩm và máy móc thiết
bị. Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và Ít-xra-en, hầu hết các nước trong khu vực phải
nhập khẩu gần như hoàn toàn lượng lương thực, thực phẩm để đáp ứng tiêu
dùng trong nước hàng năm do diện tích đất có thể canh tác rất ít và nguồn
nước khan hiếm. Với nguồ
n thu dồi dào từ dầu mỏ, cơ sở hạ tầng được đầu
tư tốt, từ lâu Trung Đông là thị trường có khả năng tiêu thụ nhiều loại hàng
hóa và thanh toán hấp dẫn với các nhà kinh doanh trên thế giới.
Trong những năm qua, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam
với các nước Trung Đông phát triển tốt đẹp, trao đổi thương mại hai chiều
tăng nhanh, trong đó Việt Nam luôn ở
thế xuất siêu. Năm 2008, kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông đạt trên 1,25 tỷ USD và tăng
gần gấp đôi so với năm 2007. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam tại Trung Đồng gồm có UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, I-rắc, Ả-rập Xê-út, Ít-xra-
en với các mặt hàng chính như gạo, cà phê, sản phẩm dệt may, máy tính
và linh kiện điện tử, giày dép các loại, chất dẻ
o nguyên liệu, hải sản, sợi
các loại, cao su, than đá, chè, gỗ và sản phẩm gỗ… Dự kiến, kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này có thể đạt mức 5 tỷ
USD vào năm 2015.


8
Hiện nay, các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản và
ASEAN đã bắt đầu có sự bão hoà hoặc ngày càng đưa ra các hàng rào kỹ
thuật gây trở ngại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, việc tìm cách tiếp
cận và mở rộng những thị trường mới, trong đó có thị trường Trung Đông,
càng có ý nghĩa quan trọng và hiệu quả thiết thực. Thực tế cho th
ấy Trung
Động thực sự là thị trường quan trọng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt
Nam và chúng ta có khả năng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu
vào thị trường này. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cạnh tranh
quốc tế ngày càng gay gắt và các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước
yêu cầu cần thúc đẩy phát triển các thị trường mới.
Tuy nhiên, do nhiều lý do nh
ư: thiếu thông tin về thị trường, hiểu
biết về văn hóa và tập quán kinh doanh của nhau còn hạn chế trong đó có
cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nên quan hệ kinh tế thương mại
giữa Việt Nam với các nước thuộc khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn. Có
thể nói, thị trường Trung Đông hiện nay chưa được các doanh nghiệp Việt
Nam quan tâm một cách đúng mức trong hoạt động trao đổi kinh tế thương
mại, nhấ
t là đối với hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Trước viễn cảnh đầy khó khăn và thách thức của kinh tế thế giới
trong thời gian tới, nhận thức được tầm quan trọng và vị trí chiến lược của
khu vực Trung đông, Chính phủ đã xác định năm 2008 là năm trọng điểm
trong quan hệ với Trung đông nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương m
ại
với các nước trong khu vực này. Ngày 9 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 125/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008-2015. Bộ Công

Thương cũng đã xây dựng chương trình hành động nhằm thúc đẩy quan hệ
Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008-2015.
Để tăng cường xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông,
cần tiếp tụ
c có những nghiên cứu về thị trường Trung Đông một cách đầy
đủ và toàn diện nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt động xuất khẩu của

9
Việt Nam sang Trung Đông thời gian qua. Từ đó xây dựng các quan điểm,
định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường Trung Đông để đạt các mục tiêu đã được đề ra.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á,
Nam Á, Bộ Công Thương đã được giao chủ trì thực hiện đề tài khoa học
cấp B
ộ “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực thị trường Trung
Đông”.
Mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu tình hình thị trường Trung Đông
để đề xuất và xây dựng các giải pháp mang tính nhà nước và các giải pháp
cụ thể nhằm tăng cường trao đổi hàng hoá và dịch vụ với khu vực thị
trường Trung Đông, giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào
thị trường này.
Đối tượng nghiên cứu là
: các chính sách thương mại, thực trạng
hoạt động nhập khẩu của Trung Đông, thực trạng hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam sang Trung Đông.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Tổng quan thị trường Trung
Đông và một số đối tác chính ở Trung Đông và quan hệ kinh tế thương mại
Việt giữa Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2005-2008. Về phần đề xuất
giải pháp và
định hướng từ này cho đến năm 2015.

Nội dung nghiên cứu của đề tài được kết cấu bao gồm:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA
TRUNG ĐÔNG VÀ CƠ SỞ ĐẨY MẠNH HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
VÀO TRUNG ĐÔNG
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤ KHẨU VÀO
TRUNG ĐÔNG

10
Với những nội dung trên đây, hy vọng rằng đề tài sẽ góp phần cung
cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng chính sách thúc đẩy
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông từ nay đến năm 2015.

11
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TRUNG ĐÔNG VÀ
CƠ SỞ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM

1.1. Một số đặc điểm kinh tế-xã hội
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội
1.1.1.1. Khái niệm về khu vực Trung Đông
Trung Đông là một khu vực lãnh thổ rộng lớn, có lịch sử và văn hoá
lâu đời, là cầu n
ối giữa Châu Á, Châu Âu và Châu Phi. Do tính chất phức
tạp và đa dạng về địa lý, chính trị, văn hoá, tôn giáo nên hiện nay vẫn đang
tồn tại một số cách phân loại khác nhau về khu vực này.
Xét theo cách phân loại về tính chất và đặc điểm địa lý, khu vực
Trung Đông hay Trung Cận Đông là các tên gọi để chỉ cùng một khu vực
lục địa rộng lớn bao gồm vùng núi Cáp-ca-dơ, bán đảo Ả-rập, Thổ Nhĩ

Kỳ
và các cao nguyên Tiểu Á, Ác-mê-ni-a và I-ran.
Xét theo cách phân loại dựa trên tính chất văn hoá, khái niệm Đại
Trung Đông được Mỹ đưa ra và nhóm các nước công nghiệp phát triển
(G8) sử dụng, bao gồm cả khu vực Tây Á và một số quốc gia ở khu vực
Bắc Phi như Ai-Cập, An-giê-ri, Li-bi, Ma-rốc, Xu-đăng
Có một cách nhìn khác của người Châu Á, Trung Đông được gọi là
khu vực Tây Á để phân biệt với Nam Á và Trung Á. Theo cách này, dựa
trên trên cơ sở địa - chính trị- kinh tế, Ngân hàng th
ế giới đưa ra khái niệm
Trung Đông bao gồm 16 quốc gia, trong đó có 6 nước thuộc Hội đồng hợp
tác Vùng Vịnh (GCC) là Ả-rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống
nhất (UAE), Cô-oét, Ô-man, Ba-ranh và Ca-ta; 10 nước còn lại là Pa-let-
tin, I-ran, I-rắc, I-xra-en, Gioóc-đa-ni, Síp (phần Bắc), Li-băng, Xi-ry, Thổ
Nhĩ Kỳ và Y-ê-men. Trong phạm vi của đề tài này sẽ tập trung đi sâu vào
nghiên cứu các điều kiện kinh tế và xã hội của Trung Đông theo cách phân
loại này của Ngân hàng thế giới.

12
1.1.1.2. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
- Vị trí địa lý
Với diện tích hơn 6 triệu km2, Trung Đông nằm án ngữ trên con
đường giao thương giữa Châu Á, Châu Âu và Châu Phi. Có thể thấy ranh
giới cơ bản xác định khu vực Trung Đông với các lãnh thổ xung quanh như
sau: I-ran thường được coi là biên giới ở phía Đông, giáp ranh với Pakistan
thuộc về khu vực Nam Á và một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở
vùng Trung Á; Thổ Nhĩ Kỳ là biên giới phía Tây Bắ
c và phía Bắc tiếp giáp
với Châu Âu (3% diện tích của Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên bán đảo Ban-căng);
Biển Đỏ là ranh giới phân định giữa bán đảo Ả-rập với lục địa Châu Phi.

Bán đảo Ả-rập được coi là bán đảo lớn nhất thế giới và chiếm đa số diện
tích của khu vực Trung Đông, trên bán đảo này có các quốc gia Ả-rập Xê-
út, Y-ê-men, Ba-ranh, Ca-ta, Ô-man, UAE và Cô-oét
Về cơ bản, Trung Đông là vùng đấ
t khô cằn, đồng cỏ và hoang mạc.
Đây là khu vực khan hiếm nước, có nhiều nơi có xu hướng mặn hoá và ô
nhiễm đang tạo ra nhiều khó khăn cho việc cung cấp nước sinh hoạt và sản
xuất. Chỉ có một số con sông chủ yếu chảy qua Trung Đông như sông
Tigris và sông Euphrate là có khả năng cung cấp nước tưới tiêu cho nông
nghiệp.
Xét về địa hình, khu vực Trung Đông đa số là sa mạc khô cằn và cao
nguyên, đồi núi gấ
p khúc. Những vùng đất thấp của Trung Đông thuộc về
I-ran, Y-ê-men và một phần Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó bao gồm cả những vùng
núi đá. Vùng đồng bằng rộng lớn của Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ nằm giữa
dãy núi Pontus và Taurus. Ngọn núi Damavand thuộc dãy núi Elburz của I-
ran là ngọn núi cao nhất trong khu vực, cao 5610m so với mực nước biển.
Vùng đồng bằng rộng lớn ở miền trung I-ran được phân chia thành hai lưu
vực chính là l
ưu vực Dasht-e Kavir ở miền Bắc (hoang mạc muối lớn) và
lưu vực Dasht-e Lut ở miền Nam. Y-ê-men được xếp vào vùng đất cao, có
nơi vượt quá 3.700m so với mực nước biển, trong đó có những cao nguyên

13
mở rộng sang phía Bắc dọc theo Biển Đỏ. Các nước như I-xra-en, Gioóc-
đa-ni nằm bên cạnh Biển Chết, đây là vùng biển thấp hơn mực nước biển
thông thường tới 418m và được coi là điểm thấp nhất của bề mặt trái đất.
Vành đai thấp rộng lớn ven biển của Trung Đông thuộc về bán đảo
Ả-rập, trải dài từ miền trung I-rắc sang Ả-r
ập Xê-út, Ô-man rồi đi ra biển

Ả-rập. Hai con sông Tigris và Euphrate cắt ngang vành đai này ở I-rắc và
đỏ về Vịnh Péc-xích. Sa mạc cát lớn nhất và rộng nhất thế giới là sa mạc
Rubal Khali, nằm ở miền Nam bán đảo Ả-rập, thuộc địa phận Ả-rập Xê-út,
một phần của Ô-man, UAE và Y-ê-men.
Nằm trên các vĩ độ nhiệt đới, quanh năm chịu ảnh hưởng của gió
mậu dịch và khối khí nhiệ
t độ lục địa, khí hậu Trung Đông nhìn chung là
khô hạn, nóng gay gắt. Ở đây, vai trò của các biển xung quanh như Biển
Đen, Địa Trung Hải, Biển Đỏ và Vịnh Péc-xích hầu như không đáng kể vì
đây chỉ là những biển không lớn và nằm sâu trong lục địa.
- Tài nguyên thiên nhiên
Trung Đông được đánh giá là khu vực giàu có về tài nguyên thiên
nhiên, nhất là dầu lửa, một tài nguyên đặc biệt quan trọng, luôn chiếm vị trí
chi phối nền kinh tế c
ủa khu vực và đóng vai trò lớn trong nền kinh tế thế
giới. Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và I-xra-en, đa số các quốc gia ở Trung Đông
có trữ lượng dầu lửa và khí đốt lớn và Trung Đông luôn được coi là giếng
dầu của thế giới. Trong số 12 thành viên của Tổ chức xuất khẩu dầu lửa thế
giới (OPEC), khu vực Trung Đông chiếm một nửa với 6 thành viên gồm
các n
ước: Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Ca-ta và UAE; trong đó, Ả-rập
Xê-út được coi là nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất trong OPEC và trên thế
giới. Tính đến cuối năm 2008, trữ lượng dầu lửa của khu vực này đạt 755
tỷ thùng và chiếm 61% trữ lượng của toàn thế giới. Những nước có trữ
lượng dầu mỏ lớn nhất ở Trung Đông là Ả-rập Xê-út (267 tỷ thùng, chiếm
21,5% tr
ữ lượng thế giới), I-ran (138,4 tỷ thùng, chiếm 11,2%), I-rắc (115
tỷ thùng, chiếm 9,3%), Cô-oét (104 tỷ thùng, chiếm 8,4%), UAE (97,8 tỷ

14

thùng, chiếm 7,9%). Theo Cơ quan thông tin năng lượng quốc tế, dự kiến
đến năm 2025 sản xuất dầu lửa của 6 quốc gia Trung Đông là thành viên
OPEC sẽ chiếm 32,2% sản lượng toàn thế giới, trong đó Ả-rập Xê-út chiếm
13,3% với công suất 16,3 triệu thùng/ngày, I-rắc chiếm 5,4% với 6,6 triệu
thùng/ngày, UAE với 4,4% và 5,4 triệu thùng/ngày, Cô-oét chiếm 4,3% với
5,2 triệu thùng/ngày, I-ran với 4,1% và 5,0 triệu thùng/ngày, Ca-ta với
0,7% với 0,8 triệu thùng/ngày.
Bảng 1: Trữ l
ượng dầu lửa của Trung Đông tính đến năm 2008
STT Tên nước
Trữ lượng
(tỷ thùng)
Tỷ trọng so với
thế giới (%)
1 Ả-rập Xê-út 267,0 21,5
2 I-ran 138,4 11,2
3 I-rắc 115,0 9,3
4 Cô-oét 104,0 8,4
5 UAE 97,8 7,0
6 Các nước khác 32,8 3,6
Tổng cộng 755,0 61,0
Nguồn: CIA-The World Factbook
Cùng với dầu lửa, khí đốt cũng là nguồn tài nguyên quan trọng của
Trung Đông. Tính đến cuối năm 2008, trữ lượng khí đốt được phát hiện ở
Trung Đông đứng ở con số 2.591 nghìn tỷ m3, chiếm 41% trữ lượng toàn
thế giới (số liệu của Cơ quan thông tin năng lượng quốc tế). Các nước có
trữ lượng khí đốt lớn nhất ở Trung Đông là I-ran (991,6 nghìn tỷ m3, chiếm
15,7% trữ lượng toàn cầu), Ca-ta (891,9 nghìn tỷ m3, chiếm 14,4%), Ả-rập
Xê-út (258,5 nghìn tỷ m3) và UAE (214,4 nghìn tỷ m3).
Ngoài dầu lửa và khí đốt, Trung Đông còn là khu vực có các nguồn

tài nguyên khác như nhôm và sắt nhưng trữ lượng không lớn.
1.1.1.3. Lịch sử, dân số và và đặc điểm chính trị-xã hội
- Lịch sử

15
Về mặt lịch sử, Trung Đông là nơi phát tích và là trung tâm tôn giáo
của đạo Do thái, đạo Thiên chúa và đạo Hồi. Đây cũng được coi là một
vùng cộng đồng đa số người Ả-rập. Ngoài người Ả-rập, còn có các nhóm
sắc tộc khác như Do thái, Cuốc, Ba-tư, Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống lâu đời tại
khu vực này. Vì vậy, vùng này cũng có nhiều nền văn hóa khác nhau như
văn hoá Ba-tư, văn hoá Ba-by-lon và các nhóm ngôn ngữ
khác nhau
gồm: tiếng Ả-rập, tiếng Hebrew, tiếng Ba-tư, tiếng Cuốc, tiếng Thổ Nhĩ
Kỳ Cùng với đó, khu vực này là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn của thời
đại, đó là mâu thuẫn của các nước lớn trong và ngoài khu vực, mâu thuẫn
giữa các nền văn minh và tôn giáo khác nhau, mâu thuẫn sắc tộc, mâu
thuẫn giữa giầu và nghèo, mâu thuẫn giữa hiện đại và lạc hậu. Những mẫu
thuẫ
n này khiến Trung Đông có những đặc điểm nổi bật so với các khu vực
khác.
Thứ nhất, do có ý nghĩa địa chính trị quan trọng và giàu tài nguyên
nhiên nhiên, đặc biệt là dầu lửa và khí đốt, Trung Đông luôn là địa bàn
tranh chấp quyết liệt và thường xuyên giữa các nước lớn trong và ngoài
khu vực từ thời đế chế Ba-tư cổ đại đến đế quốc Ốt-tô-man thời trung cận
đại, từ Mỹ và Liên Xô th
ời chiến tranh lạnh cho đến các nước lớn thời kỳ
hiện nay. Mỹ luôn coi Trung Đông là khu vực quan trọng nhất trong chiến
lược an ninh của họ nhằm khống chế nguồn cung cấp dầu lủa, hạn chế ảnh
hưỏng của các nước khác, kiềm chế thế giới Ả-rập và I-ran, chi phối tiến
trình hoà bình Trung Đông. EU, Nga, Trung Quốc cũng tìm cách đẩy mạnh

hợp tác kinh tế với khu vực Trung
Đông, tranh thủ nguồn năng lượng, tăng
cường vị thế và gây ảnh hưởng của mình tại khu vực. Hiệp hội các nước
Đông Nam Á (ASEAN) cũng đang tìm cách đẩy mạnh hợp tác với Trung
Đông trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, thương mại và xuất khẩu lao động.
Một số nước trong khu vực như Ả-rập Xê-út, I-ran, Xi-ry và I-rắc trước đây
cũng nuôi tham vọng nước lớn, t
ạo ra những mối quan hệ đan xen, mâu
thuẫn phức tạp trong khu vực.

16
Thứ hai, Trung Đông là một khu vực xung đột với những điểm nóng
dễ bùng nổ. Thời kỳ kiến tranh lạnh, Trung Đông xảy ra 4 cuộc chiến tranh
lôi kéo nhiều nước trong và ngoài khu vực tham gia. Hiện nay, vẫn còn tồn
tại các điểm nóng làm cho tình hình khu vực ngày càng căng thẳng. Cuộc
chiến tại I-rắc đã kết thúc nhưng hiện nay tình trạng mất ổn định, bạo lực
vẫn còn nguy c
ơ tiếp diễn phức tạp. Cuộc xung đột kéo dài giữa thế giới Ả-
rập mà điển hình là giữa Pa-let-tin với I-xra-en đến nay vẫn còn bế tắc,
chưa tìm được lối thoát giải quyết thoả đáng cho các biên liên quan. Cuộc
khủng hoảng hạt nhân tại I-ran vẫn còn diễn biến phức tạp và kéo dài.
Thứ ba, chủ nghĩa hồi giáo cực đoàn và chủ nghĩa khủng bố là nhân
tố
đe doạ hoà bình, an ninh khu vực và gây cản trở hợp tác quốc tế. Kể từ
sau sự kiện 11/9/2001, Trung Đông trở thành mặt trận chính trong cuộc
chiến toàn cầu chống khủng bố do Mỹ phát động.
- Dân số
Tính đến hết năm 2008, dân số của 16 quốc gia ở Trung Đông đạt
trên 286 triệu người. Thổ Nhĩ Kỳ là nước có số dân đông nhất (xấp xỉ 77
triệu người), ti

ếp theo là I-ran (66,4 triệu người), I-rắc (gần 29 triệu người),
Ả-rập Xê-út (28,7 triệu người), Y-ê-men (23,8 triệu người), Xi-ry (20,2
triệu người. Các nước còn lại, dân số dao động từ vài trăm nghìn người cho
đến khoảng 10 triệu người. Quốc gia có số dân ít nhất là Ba-ranh với hơn
700.000 người. Tỷ lệ tăng dân số của Trung Đông bình quân là khoảng
2%/năm, trong đó các nước có tỷ lệ tăng dân số cao là Cô-oét (3,6%), Pa-
let-tin (2,2%), Ô-man (3,1%), I-rắc (2,5%). Những n
ước có tỷ lệ tăng dân
số thấp là I-ran (0,9%), I-xra-en (1,7%), Thổ Nhĩ Kỳ (1,3%).
Bảng 2: Diện tích và dân số các nước Trung Đông
Số
TT
Tên nước
Diện tích
(km2)
Dân số
(người)
Mật độ dân cư
(người/km2)
1 Ba-ranh 665 727.785 1.094
2 Síp 9.250 796.740 86

17
3 I-ran 1.648.000 66.429.284 40
4 I-rắc 437.072 28.945.627 66
5 I-xra-en 20.770 7.233.701 348
6 Gioóc-đa-ni 92.300 6.342.948 69
7 Cô-oét 17.820 2.691.158 151
8 Li-băng 10.400 4.017.095 386
9 Pa-let-tin 6.220 10.574.521 1.700

10 Ô-man 212.460 3.418.085 16
11 Ca-ta 11.437 833.285 73
12 Ả-rập Xê-út 2.149.690 28.686.633 13
13 Thổ Nhĩ Kỳ 780.580 76.805.524 98
14 Xi-ry 185.180 20.178.485 109
15 UAE 83.600 4.798.491 57
16 Y-ê-men 527.970 23.822.783 45
Tổng cộng 6.193.414 286.302.145 46
Nguồn: CIA-The World Factbook
- Đặc điểm chính trị-xã hội
Về thể chế chính trị, ngoại trừ một số nước như I-rắc, I-ran, I-xra-en,
Li-băng, Y-ê-men, Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ry, Pa-let-tin, Síp theo chế độ cộng hoà,
các quốc gia còn lại ở Trung Đông đều theo chế độ quân chủ hồi giáo như
Ả-rập Xê-út hoặc quân chủ lập hiến như Cô-oét, Ô-man, Ca-ta, Ba-ranh
hoặc nhà nước liên bang như UAE. Một điểm rõ nét có th
ể thấy, do ảnh
hưởng mạnh mẽ của yếu tố tôn giáo nên Đạo Hồi là tôn giáo chính thống ở
đa số các quốc gia Trung Đông (ngoại trừ I-xra-en). Hầu hết các nước
Trung Đông, kể cả các nước theo thể chế cộng hoà cũng như theo chế độ
quân chủ và quân chủ lập hiến đều lấy giáo lý của đạo Hồi làm nền tảng cơ
sở trong việc xây dựng các luậ
t lệ, quy định quản lý và phát triển đất nước.
Những nước theo thể chế cộng hoà hồi giáo bầu trực tiếp ra hội đồng hiến
pháp là cơ quan kiểm tra việc tuân thủ luật hồi giáo. Hội đồng này bầu ra
lãnh tụ tôn giáo, người nắm quyền tối cao về hành pháp, lập pháp, xét xử.
Ngoài Hội đồng hiến pháp, ở những nước này còn có Hội đồng tư vấn Hồi

18
giáo (Quốc hội). Mặc dù có một số nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Li-băng, Xi-ry,
Pa-let-tin đã có những cải cách quan trọng nhằm mở rộng thể chế cộng hoà

nhưng tiêu biểu cho xu hướng này là I-ran, I-rắc, Y-ê-men. Tổng thống
được bầu trực tiếp, Thủ tướng và các thành viên nội các do Tổng thống bổ
nhiệm. Các nước theo mô hình quân chủ lập hiến thì đứng đầu là Quốc
vương, người có quy
ền chỉ định Thủ tướng. Mô hình nhà nước liên bang
bao gồm các tiểu vương quốc tự trị sẽ bầu ra Hội đồng tối cao bao gồm các
thủ lĩnh của các tiểu vương quốc (các thủ lĩnh này được gọi là tiểu vương).
Hội đồng này sẽ chọn ra một số thành viên là Tổng thống, Phó Tổng thống.
Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên nội các. Hội đồ
ng tối
cao bầu ra hội đồng cố vấn. Đối với trường hợp của Ả-rập Xê-út, theo mô
hình nhà nước quân chủ Hồi giáo tuyệt đối, đây là một quốc gia phong kiến
thần quyền, không có thiết chế chính trị chính thức và không có đảng phái,
vua bổ nhiệm nội các, các thành viên Hội đồng tư vấn và các lãnh tụ tôn
giáo. So với các khu vực khác, thể chế chính trị ở các nước Trung Đông bị
đánh giá là kém hiệ
u quả bởi nhiều nguyên nhân như tôn giáo, xung đột,
chiến tranh triền miên, nguồn lợi dầu mỏ ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của
chính phủ, sự can thiệp của các quốc gia bên ngoài
Về mặt xã hội, các thực thể chính trị dân chủ không hề diễn ra tại
Trung Đông, ngoại trừ một số ít nước như I-xra-en, Thổ Nhĩ Kỳ và Li-băng
là những nước có chế độ dân chủ
. Các quốc gia ở Trung Đông có những cơ
chế lập pháp nhưng sở hữu rất ít quyền lực và đa số các nước Vùng Vịnh
hạn chế quyền bỏ phiếu của công dân, thậm chí Ả-rập Xê-út và Cô-oét cấm
không cho phụ nữ có quyền bầu cử, Ô-man chỉ cho một bộ phận dân chúng
được quyền bầu cử. Đối với phần lớn các nước Trung Đông, hiến pháp thể
hi
ện một sự phân biệt giai cấp trong quyền lực chính phủ, Chỉ có một số
nước như Ả-rập Xê-út, UAE, Ca-ta không thành lập nghị viện, tuy nhiên

đa số nghị viện ở các nước Trung Đông hầu như không có quyền lực thực
tế. Quyền lực thực tế tập trung ở các cơ quan hành pháp, bao gồm nhà vua
hoặc Tổng thống hoặc thủ tướng và các bộ trưởng, hoặc tại các t
ổ chức do

19
thủ lĩnh tôn giáo đứng đầu. Nền dân chủ ở các quốc gia theo đạo Hồi đã bị
bóp nghẹt bởi thể chế chính trị hà khắc, đông cứng. Các quốc gia Hồi giáo
tiếp tục chính sách Hồi giáo hoá bộ máy chính trị. Hệ thống pháp luật của
các quốc gia Hồi giáo chủ yếu dựa vào kinh Cô-ran để cai trị dân chúng và
quản lý đất nước. Khi những yêu sách của người Hồi giáo tại một vùng nào
đó không được đáp ứng, phong trào Hồi giáo ly khai lập tức nổi lên, thực
hiện các hành động khủng bố, gây mất ổn định chính trị, thậm chí âm mưu
lật đổ chính quyền hiện hành. Thiết chế Hồi giáo có những quy định bảo
thủ và rất khắt khe, ví dụ đàn ông phải để râu, đàn bà ra đường phải che kín
mặt, nam nữ thụ thụ bất thân, vai trò phụ nữ trong xã hội bị khinh rẻ
.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế
1.1.2.1. Tiềm năng kinh tế của các nước Trung Đông
Phân theo tiềm năng kinh tế, Trung Đông được chia làm các nhóm
nước như sau:
- Nhóm nước nghèo tài nguyên (dầu lửa, khí đốt, quặng) gồm có Thổ
Nhĩ Kỳ, I-xra-en, Gioóc-đa-ni, Li-băng, Pa-let-tin, Síp. Ngoại trừ Thổ Nhĩ
Kỳ, 3 quốc gia còn lại có quy mô dân số nhỏ.
- Nhóm nước giàu tài nguyên và dư thừa lao động gồm I-ran, I-rắc,
Xi-ry, Y-ê-men. Những nước này có quy mô dân số
tương đối lớn và giàu
tài nguyên dầu lửa, khí đốt, quặng.
- Nhóm nước nhập khẩu lao động và giàu tài nguyên bao gồm các
quốc gia thuộc khối GCC. Các nước này là những quốc gia rất giầu về

nguồn tài nguyên, đặc biệt là dầu lửa và khí đốt, nhưng lại khan hiếm lao
động. Không tính Ả-rập Xê-út, 5 nước còn lại đều có quy mô địa lý và dân
số nhỏ.
Có sự chênh lệnh giữa giầu và nghèo tương đối lớn giữa các qu
ốc gia
Trung Đông. Có những nước có mức thu nhập bình quân đầu người thuộc
vào loại cao của thế giới như Ca-ta đạt 105.300 USD/năm, Cô-oét đạt

20
57.400 USD/năm, UAE đạt 40.000 USD/năm, trong khi những nước khác
như Gioóc-đa-ni chỉ có thu nhập bình quân đầu người đạt 5.000 USD/năm,
Xi-ry đạt 4.800 USD/năm, Y-ê-men đạt 2.400 USD/năm.
Bảng 3: GDP và thu nhập bình quân đầu người của Trung Đông
2008
Số
thứ
tự
Tên nước
2006
(tỷ USD)
2007
(tỷ USD)
GDP
(tỷ USD)
GDP/đầu
người
(USD)
1 Ba-ranh 22,4 24,4 26,7 37.200
2 Síp 21,0 21,9 22,7 28.600
3 I-ran 693,3 757,5 842,0 12.800

4 I-rắc 90,5 94,3 112,8 4.000
5 I-xra-en 183,3 193,2 200,7 28.200
6 Gioóc-đa-ni 25,8 28,1 30,76 5.000
7 Cô-oét 121,3 130,2 149,1 57.400
8 Li-băng 39,6 42,3 44,0 11.100
9 Pa-let-tin 12,0 2.900
10 Ô-man 56,4 61,7 67,7 20.200
11 Ca-ta 66,9 79,7 85,4 105.300
12 Ả-rập Xê-út 552,1 555,1 582,8 20.700
13 Thổ Nhĩ Kỳ 853,8 893,1 906,5 12.000
14 Xi-ry 81,7 87,2 95,4 4.800
15 UAE 15,4 170,3 184,6 40.000
16 Y-ê-men 49,2 52,2 55,3 2.400
Nguồn: IMF, CIA-The World Factbook

21
Trung Đông chiếm tới 30% sản xuất dầu lửa toàn cầu và chi phối tới
50% trao đổi thương mại năng lượng trên thế giới. Tiềm năng chủ yếu của
Trung Đông là dầu lửa, khí đốt và du lịch. Xuất khẩu dầu lửa hiện chiếm
khoảng 40% GDP của các nước GCC và trên 20% của một số nước Trung
Đông còn lại như I-ran, I-rắc. Sau dầu lửa, xuất khẩ
u các loại quặng và
khoáng sản chiếm hơn 30% của GCC và khoảng 20% của các nước Trung
Đông khác. Các nước Trung Đông hầu như không có tiềm năng về nông
nghiệp, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong GDP hầu như
không đáng kể. Tóm lại, nhờ có trữ lượng dầu lửa và khí đốt lớn, đa số các
nước thuộc khu vực Trung Đông dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên này
cùng vớ
i các khoáng sản thiên nhiên để phát triển kinh tế. Hầu hết các nước
có ngành công nghiệp dầu khí phát triển mạnh mẽ và họ coi đây là động lực

và xương sống để phát triển kinh tế đất nước, phục vụ đời sống dân sinh.
Mặc dù vậy, các nước Trung Đông hiện đang có những cải cách cơ cấu để
giảm sự phụ thuộc nhất định của nền kinh tế vào dầu m
ỏ.
Các nước Trung Đông cũng có tiềm năng to lớn về du lịch do khu
vực này có những nền văn hoá đa dạng và phong phú, các di sản nổi tiếng
thế giới, hấp dẫn về tài nguyên. Nhờ vậy, các nước Trung Đông đã thu
được lợi ích rất lớn từ du lịch. Những nước có nguồn thu từ du lịch lớn phải
kể đến Thổ Nhĩ Kỳ, I-xra-en, UAE, Gioóc-đa-ni Doanh thu từ du lị
ch
chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP của những quốc gia này.
1.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
Cải cách kinh tế của các nước Trung Đông được bắt đầu từ cuối thập
kỷ 1980. Trong giai đoạn 1990-2000, tăng trưởng kinh tế của các nước
Trung Đông đạt 4,3%. Trong giai đoạn 2001-2004, Trung Đông được xếp
vào hàng những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trên thế giới
vớ
i mức 5%, những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực
là Ca-ta đạt 8,2%, I-ran đạt 5,9%. Những năm gần đây, nền kinh tế của các
nước Trung Đông có sự bùng nổ rõ rệt. Nổi bật là giá dầu lửa tăng cao, có

22
thời điểm gần đạt mức 150 USD/thùng, đã đem lại nguồn thu ngoại tệ dồi
dào cho các nước xuất khẩu dầu lửa ở Trung Đông để phục vụ nhu cầu
nhập khẩu phát triển kinh tế đất nước và đây là nhân tố tích cực tác động
tới tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng của các nước này. Những nước có ít
tài nguyên trước kia giữ mức
độ bảo hộ cao nay cũng đã tiến hành giảm
mạnh thuế và các loại phí. Gioóc-đa-ni đã đẩy mạnh đáng kể chương trình
cải cách thương mại, giảm mạnh thuế và các rào cản thương mại, gia nhập

WTO, tiến hành dự án hội nhập kinh tế với I-xra-en. Hàng dệt may, trang
sức và một số loại hàng hoá khác từ các nhà máy liên doanh Gioóc-đa-ni –
I-xra-en được hưởng ưu đãi thuế 0% khi xuất khẩu vào Mỹ. Li-b
ăng thực
hiện Hiệp định liên kết với Liên minh Châu Âu (EU) và đàm phán gia nhập
WTO. Do vậy đã đẩy mạnh đáng kể nỗ lực tự do hoá thương mại trong
những năm qua. Một số nước giàu tài nguyên cũng tiến hành hàng loạt các
biện pháp tự do hoá thương mại như I-ran tiến hành chiến lược cải cách
thương mại trong hai giai đoạn gồm: loại bỏ hạn chế xuất khẩu, các rào c
ản
phi thuế và giảm số dòng thuế, giảm đáng kể mức thuế trung bình. Ả- rập
Xê-út đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO vào năm 2005.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Đông thời gian này luôn đạt mức
cao, năm 2005 và 2006 đều đạt 5,7%, năm 2007 đạt 5,9% và năm 2008 đạt
6,4%. Các nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong những năm gần
đây là Ca-ta, Ô-man, UAE, Ba-ranh. M
ặc dù vậy, do ảnh hưởng của giá
dầu thế giới giảm và cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ lan rộng ra gây tác
động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu nên dự kiến trong năm 2009, tăng
trưởng kinh tế của các nước Trung Đông chỉ đứng ở mức 5,9%.
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Đông
Đơn vị tính: %
Số
thứ tự
Tên nước 2006 2007 2008
2009
(dự kiến)
1 Ba-ranh 6,5 6,0 6,3 6,0

23

2 Síp 4,1 4,4 3,6 1,1
3 I-ran 5,8 6,4 5,5 5,0
4 I-rắc 6,2 1,5 9,0 7,3
5 I-xra-en 5,1 5,4 3,9 1,5
6 Gioóc-đa-ni 6,3 6,0 5,5 5,2
7 Cô-oét 6,3 4,6 5,9 5,8
8 Li-băng 0 4,0 6,0 5,0
9 Pa-let-tin 0,8
10 Ô-man 6,8 6,4 7,4 6,0
11 Ca-ta 15,0 15,9 16,8 21,4
12 Ả-rập Xê-út 3,0 3,5 5,9 4,3
13 Thổ Nhĩ Kỳ 6,9 4,6 1,5 4,5
14 Xi-ry 4,4 3,9 4,2 5,2
15 UAE 9,4 7,4 7,0 6,0
16 Y-ê-men 3,2 3,3 3,5 8,1
Nhóm nước GCC 5,6 5,5 7,1 6,6
Toàn khu vực 5,7 5,9 6,4 5,9
Nguồn: IMF, CIA-The World Factbook
Hiện nay, các nước Trung Đông, đặc biệt là GCC, đang nỗ lực thực
hiện các chương trình cải cách, tích cực cơ cấu lại nền kinh tế và gia tăng
mở cửa thị trường thể hiện ở các động thái như tăng cường các hoạt động
ngoại thương, tự do hoá thương mại, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát
triển, tạo ra làn sóng đàm phán các Hiệp định thươ
ng mại tự do (FTA)
trong nội khối và với các nước trên thế giới để đẩy nhanh tiến trình khu vực
hoá và toàn cầu hoá về thương mại. GCC đã và đang đàm phán các FTA
với một loạt các nước và khu vực như EU, Úc, New Zealand, Nhật Bản, I-
ran… để tạo thuận lợi hoá hơn nữa cho các hoạt động thương mại. Đặc

24

biệt, kể từ tháng 1 năm 2008, 6 quốc gia thuộc GCC gồm Ả-rập Xê-út,
UAE, Cô-oét, Ô-man, Ca-ta, Ba-ranh bắt đầu thực hiện khu vực thị trường
chung trong toàn khối, theo đó tự do di chuyển về người và hàng hoá trong
nội bộ GCC. Ngoài ra, GCC đã xây dựng kế hoạch thực hiện đến năm 2010
nhằm biến khối này thành một liên minh tiền tệ với một đồng tiền sử dụng
chung. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào nguồ
n dầu lửa xuất khẩu nên kinh tế
của một số nước Trung Đông thường bị ảnh hưởng bởi sự lên xuống của
giá dầu lửa trên thị trường thế giới. Ngoài ra, các cuộc xung đột liên miên,
điển hình là cuộc chiến tại I-rắc, xung đột giữa I-xra-en và Pa-let-tin cũng
làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của khu vực.
Về hoạt động ngoại thương, theo thống kê c
ủa Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), xuất khẩu của toàn khu vực tăng từ 531,6 tỷ USD năm
2005 lên 751 tỷ USD năm 2007 và 1.093,6 tỷ USD năm 2008. Ngược lại,
trong thời gian này, nhập khẩu của các nước Trung Đông cũng tăng từ
280,6 tỷ USD lên 421,4 tỷ USD và 541,5 tỷ USD. Dự báo, do giá dầu thế
giới sau khi tăng tới ngưỡng đã giảm và chững lại nên trong năm 2009,
xuất khẩu củ
a Trung Đông chỉ đạt 1.099,8 tỷ USD và nhập khẩu đạt 622,3
tỷ USD. Trong cơ cấu ngoại thương, mặt hàng xuất khẩu quan trọng của
Trung Đông vẫn là dầu thô và các sản phẩm hóa dầu hoặc có chiết xuất và
liên quan tới dầu thô, sắt thép, hoá chất Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
là nhóm hàng nông sản bao gồm lương thực thực phẩm, máy móc thiết bị,
dệt may
Bảng 5: Kim ngạch xuất nh
ập khẩu của Trung Đông, 2005-2009
Đơn vị: tỷ USD
Năm 2005 2006 2007 2008
2009

(dự kiến)
Xuất khẩu 531,6 643,6 751,0 1.093,6 1.099,8
Nhập khẩu 280,6 331,4 421,6 541,5 622,3
Tổng kim ngạch 812,2 975,0 1.172,6 1.635,1 1.722,1
Nguồn: WTO

25
Nhờ có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn, Trung Đông, cụ thể là các nước
GCC, là thị trường tài chính dồi dào với nguồn vốn dư thừa. Các nước
GCC đang tìm kiếm các cơ hội và địa điểm đầu tư ra bên ngoài. Đây cũng
là thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng đối với các nước đang phát triển
và có đông dân cư. Do có thế mạnh v
ề ngành công nghiệp dầu khí, Trung
Đông đã, đang và sẽ là khu vực ưu tiên trong chiến lược phát triển hợp tác
dầu khí của nhiều nước, các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia trên thế
giới. Về đầu tư, đến nay các nước GCC hiện có các dự án đầu tư lớn với
tổng trị giá khoảng trên 1.000 tỷ USD. Các dự án này tập trung vào mở
rộng cơ sở hạ tầng và tạo ra các sản phẩm giá trị
gia tăng. Theo dự báo, con
số này có thể lên tới 3.000 tỷ USD vào năm 2010.
Tóm lại, kinh tế các nước Trung Đông đã có những chuyển biến tích
cực do nhiều nước đã thực hiện triệt để chương trình cải cách kinh tế vĩ mô
tập trung ở nhiều ngành và lĩnh vực. Các nền kinh tế thành công trong khu
vực là những nền kinh tế có sự kết hợp hài hoà giữa sự giàu có từ dầu mỏ
với dân s
ố thấp như Ca-ta, UAE, Ba-ranh. Dầu thô tiếp tục là mặt hàng
chiến lược trong hoạt động ngoại thương và tiếp tục khẳng định vai trò
quan trọng trong nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu lửa ở khu vực.
Giá dầu thô vẫn còn ở mức cao đem lại một khoản thu nhập ngoại tệ lớn
đối với các quốc gia này, nhờ đó gia tăng nhập khẩu các loại hàng hoá thi

ết
bị để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trong nước. Các quốc gia khác ở
Trung Đông cũng đã thực hiện thành công chính sách thúc đẩy tăng trưởng
khu vực kinh tế tư nhân và tư nhân hóa như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả- rập Xê-út, I-
ran, I-xra-en, hội nhập sâu hơn giữa các nền kinh tế trong khu vực và với
nền kinh tế toàn cầu. Chính sách tài chính, ngân hàng của các nước Trung
Đông ngày càng cởi mở hơn trong nỗ lực thu hút
đầu tư nước ngoài.
1.1.2.3. Một số nền kinh tế lớn
- Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC)

×