VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP - CÔNG CỤ
PHÁP LÝ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
CNĐT: LÊ HỒNG HẠNH
8223
HÀ NỘI – 2010
BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
***
ĐỀ TÀI
TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP –
CÔNG CỤ PHÁP LÝ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Hà Nội, tháng 04/2010
BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ
***
ĐỀ TÀI
TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP – CÔNG CỤ
PHÁP LÝ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Chủ nhiệm: GS.TS. Lê Hồng Hạnh
Thư ký: ThS. Trần Thị Quang Hồng
Hà Nội, tháng 04/2010
MỤC LỤC
Trang
Danh sách nhóm nghiên cứu
PHẦN MỞ ĐẦU
01
Chương I. TỒNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM
14
I. Các vấn đề lý luận về trách nhiệm sản phẩm 14
1.1. Khái niệm, bản chất của chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh
nghiệp
14
1.2. Vị trí của chế định trách nhiệm sản phẩm trong hệ thống công cụ
pháp lý bảo vệ ngườ i tiêu dùng
32
II. Lịch sử hình thành và phát triển của chế định trách nhiệm sản phẩm
trên thế giới
35
Chương II. PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM CỦA
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
39
I Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của các nước khu vực Bắc Mỹ 39
1.1. Hoa Kỳ 39
1.2. Canada 56
II Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
của Cộng đồng Châu Âu
64
III Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
của các quốc gia khu vực Đông Bắc Á
81
IV Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
của một số quốc gia Đông Nam Á
94
V Đánh giá kinh nghiệm quốc tế xây dựng và áp dụng chế định trách
nhiệm sản phẩm
106
Chương III. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỊNH TRÁCH
NHIỆM SẢN PHẨM Ở VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH THỰC THI
TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
112
I Thực trạng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của Việt Nam hiện nay 112
1.1. Các qui định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm sản phẩm
112
1.2. Các cơ chế hiện hành giải quyết tranh chấp liên quan đến trách
nhiệm sản phẩm
124
II Tình hình thực thi pháp luật trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
Việt Nam
130
2.1. Đánh giá mức độ tuân thủ trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay
131
2.2. Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến việc thực thi trách nhiệm
sản phẩm
135
2.3. Thực tế giả i quyết, khôi phục các quyền lợi của người tiêu dùng bị
vi phạm và các vấn đề liên quan đến trách nhiệm sản phẩm
139
Chương IV. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
SẢN PHẨM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ NGƯỜI
TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
146
I Yêu cầu hoàn thiện chế định về trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam 146
II Các kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định về trách nhiệm sản phẩm ở
Việt Nam
151
2.1. Định hướng hoàn thiện chế định trách nhiệm sản phẩm ở Việt
Nam hiện nay
151
2.2. Một số khái niệm cơ bản cần được đưa vào pháp luật về trách
nhiệm sản phẩm
156
2.3. Các tác động đến hệ thống pháp luật nói chung 163
2.4. Các kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật 164
KẾT LUẬN
170
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
172
PHẦN BA
CÁC CHUYÊN ĐỀ
1
Chuyên đề 1: Những khía cạnh xã hội, đạo đức và kinh tế của trách nhiệm sản
phẩm với tư cách là công cụ bảo vệ người tiêu dùng- TS Đinh Thị Mỹ Loan
178
2
Chuyên đề 2: Lịch sử hình thành, khái niệm, bản chất, đặc điểm và
chức năng của chế định trách nhiệm sản phẩm nhìn góc độ bảo vệ
người tiêu dùng- TS Đồng Ngọc Ba
192
3
Chuyên đề 3: Các quan điểm lý luận học thuyết trách nhiệm sản phẩm
với tư cách là công cụ bảo vệ người tiêu dùng ở một số nước- Ths.
Nguyễn Văn Cương
203
4
Chuyên đề 4: Trách nhiệm sản phẩm trong sản xuất kinh doanh thực
phẩm- TS Hồ Tất Thắng
223
5
Chuyên đề 5.1: Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm sản
phẩm đối với người tiêu dùng- TS Hồ Tất Thắng
241
6
Chuyên đề 5.2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của
Việt Nam- Ths. Trần Thị Quang Hồng
255
7
Chuyên đề 6: Việc thực hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm
sản phẩm trong sản xuất và tiêu thụ dược phẩm xét từ góc độ bảo vệ
người tiêu dùng- Ths. Nguyễn Thị Hiệp, Ths Tạ Thị Tài
273
8
Chuyên đề 7: Việc thực thi các quy định các quy định của pháp luật về
“trách nhiệm sản phẩm” trong lĩnh vực khám, chữa bệnh xét xử từ góc
độ bảo vệ quyền lợi “người tiêu dùng”-Ths Nguyễn Hoàng Phúc
285
9
Chuyên đề 8: Đánh giá thực trạng cơ chế giải quyết tranh chấp liên
quan đến trách nhiệm sản phẩm và vấn đề nâng cao hiệu quả trong
việc bảo vệ người tiêu dùng- TS Phan Chí Hiếu
311
10
Chuyên đề 9: Phân tích một số trường hợp điển hình về giải quyết tranh chấp liên
quan đề trách nhiệm sản phẩm- TS Nguyễn Hữu Huyên
318
11
Chuyên đề10: Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng chế định trách nhiệm
sản phẩm trong pháp luật Hoa Kỳ và Canada- khả năng áp dụng ở
Việt Nam- GS.TS. Lê Hồng Hạnh, CN. Trương Hồng Quang
328
12 Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về pháp luật trách nhiệm sản phẩm
của liên minh Châu Âu- TS Nguyễn Am Hiểu
371
377 13 Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
của liên minh Châu Âu- CN Trương Hồng Quang
14
Chuyên đề 12: Giới thiệu về chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Nhật
Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc- Ths. Nguyễn Văn Cương
398
15
Chuyên đề 13: Chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật của
một số quốc gia ASEAN- Ths. Trần Thị Quang Hồng
413
16
Chuyên đề 14: Yêu cầu hoàn thiện chế định về trách nhiệm sản phẩm
ở Việt Nam- GS.TS Lê Hồng Hạnh
427
17
Chuyên đề 15: Các kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực thi chế định về
trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam-
ThS. Trần Thị Quang Hồng
431
DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN CỨU
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
GS.TS. Lê Hồng Hạnh – Viện trưởng Viện Khoa học
Pháp lý – Bộ Tư pháp.
THƯ KÝ
ThS. Trần Thị Quang Hồng – Phó trưởng Ban NCPL
Dân sự - Kinh tế, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp.
THÀNH VIÊN
NGHIÊN CỨU VÀ
CỘNG TÁC VIÊN
1. ThS. Nguyễn Văn Cương, Phó trưởng Ban NCPL Dân
sự - Kinh tế, Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp.
2. TS. Phan Chí Hiếu, Văn phòng Bộ Tư pháp.
3. TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Ủy viên thường trực Hội tiêu
chuẩn và bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam.
4. TS. Hồ Tất Thắng, Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo
vệ Người tiêu dùng Việt Nam.
5. TS. Nguyễn Am Hiểu, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật
Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp.
6. TS. Đồng Ngọc Ba, Cục phó Cục Kiểm tra VBQPPL –
Bộ Tư pháp.
7. TS. Nguyễn Hữu Huyên, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tư pháp.
8. Ths. Tạ Thị Tài, Bộ Tư pháp.
9. Ths. Nguyễn Hoàng Phúc, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.
10. Ths. Nguyễn Thị Hiệp, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế.
11. CN. Lê Thị Hoàng Thanh, NCV, Ban NCPL Dân sự -
Kinh tế, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp.
12. CN. Phạm Văn Bằng, Nghiên cứu viên, Ban NCPL
Dân sự - Kinh tế, Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp.
13. CN. Trương Hồng Quang, Viện Khoa học Pháp lý -
Bộ Tư pháp.
14. CN. Nguyễ n Mai Trang, Viện Khoa học Pháp lý - Bộ
Tư pháp.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trước đây trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá, các doanh nghiệp trong nền
kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo kế hoạch chỉ tiêu pháp
lệnh, trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp cũng chính là trách nhiệm của nhà
nước. Trong điều kiện ấy, vấn đề trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp hầu
như không được đặt ra. Mặt khác, ít khi người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề
trách nhiệm của người sản xuất do sản phẩm, hàng hoá vừa thiếu, vừa được phân
phối nên việc kiện nhà sản xuất về chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc tước
đi quyền được cung cấp và phân phối hàng hoá.
Khi Việt Nam chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường, các chủ thể
kinh tế thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau xuất hiện ngày càng nhiều. So
với 13.000 doanh nghiệp Nhà nước tồn tại chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân
trước đây thì hiện nay đã có hàng trăm nghìn doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau
1
. Bản thân doanh nghiệp nhà nước cũng được coi là một chủ
thể thị trường. Kinh tế thị trường với qui luật cung cầu, lợi nhuận và cạnh tranh
chắc chắn dẫn tới những hệ quả nhất định về kinh tế, xã hội. Do để cạnh tranh, do
để chiếm lĩnh thị phần hoặc do lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể tung ra thị
trường những sản phẩm có chất lượng thấp với giá rẻ mà không tính đến tác hại
của chúng đối với người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp đã dùng tới biện pháp
cạnh tranh không lành mạnh bằng việc sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng không
đảm bảo độ an toàn cho người tiêu dùng nhằm thu lợi nhuận, gây thiệt hại cho
người tiêu dùng trong đó có thiệt hại về sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng. Trong
bối cảnh đó, bảo vệ người tiêu dùng trở thành yêu cầu có tính chất thường trực.
Kinh nghiệm ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cho thấy, hoàn thiện
pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
do mình sản xuất, cung ứng là một công cụ pháp lý hữu hiệu.
1
Theo Kết quả Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê thì chỉ đến cuối năm 2006 đã có 105.569 doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, 3.697 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hơn 2.5 triệu hộ kinh doanh trong khi chỉ có 4.086
doanh nghiệp nhà nước.
2
Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển đã quan tâm xây dựng công
cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng từ những thập kỷ 60 của thể kỷ trước. Trong
những năm qua, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam đã và đang dành
được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, những người làm chính sách, các cơ
quan truyền thông và toàn xã hội. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng
đang được tích cực soạn thảo để trình Quốc hội.
Trong quá trình hoàn thiện các công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng, chế
định trách nhiệm sản phẩm đã ra đời như một sự tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu
bảo vệ người tiêu dùng một cách đầy đủ và hữu hiệu hơn. Chế định pháp luật này
được áp dụng đầu tiên ở Hoa Kỳ, sau đó được tiếp nhận bởi các quốc gia ở Châu
Âu (ở cấp độ Cộng đồng Châu Âu và quốc gia thuộc Liên minh), ở Châu Á (Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các quốc gia ASEAN). Tuy nhiên, nhiều quốc gia
ASEAN chỉ mới chú ý đến chế định trách nhiệm sản phẩm trong thời gian gần
đây. Chẳng hạn như Thái Lan mới ban hành Luật về trách nhiệm đối với sản
phẩm không an toàn vào năm 2008. Ngay cả ở quốc gia khai sinh ra pháp luật về
trách nhiệm sản phẩm là Hoa Kỳ thì cuộc tranh cãi về chế định pháp luật này vẫn
chưa bao giờ kém sôi động. Những quan niệm khác nhau về phạm vi trách nhiệm,
về căn cứ xác định trách nhiệm có những điểm khác nhau nhất định tuỳ theo điều
kiện, hoàn cảnh và hệ thống pháp luật của từng nước mặc dù bản thân chế định
này được coi như là một hiện tượng pháp lý phổ biến. Có thể nói, những tranh
luận về vấn đề trách nhiệm sản phẩm chính là sự thể hiện một cách rõ rệt nhất
mối quan hệ giữa lợi ích của doanh nghiệp, yêu cầu phát triển kinh tế với lợi ích
của công chúng, lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, dù có bất kỳ cuộc tranh
luận nào xung quanh chế định pháp luật này thì vẫn có được một sự thừa nhận
chung: trách nhiệm sản phẩm là một công cụ pháp lý không thể thiếu để bảo vệ
lợi ích người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại. Đầu năm
2010, Toyota mở đợt thu hồi kỷ lục 8,5 triệu chiếc trên toàn cầu, Nissaan thu hồi
500.000 chiếc, Huyndai thu hồi 500.000 chiếc, GM thu hồi 1,3 triệu chiếc và
Honda cũng thu hồi 500.000 chiếc.
Cơn địa chấn này của thị trường ô tô còn chưa
3
lắng xuống thì nhà sản xuất ô tô Nhật Bản lại đứng trước nguy cơ phải thông báo
thu hồi 218.000 xe Tundra. Theo Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ
(NHTSA), các xe Toyota Tundra sản xuất trong hai năm 2000 và 2001 có thể bị
ảnh hưởng bởi hiện tượng ăn mòn khung xe. Tiếp đó, Bộ Đất đai, Giao thông và
Hàng hải Hàn Quốc đã yêu cầu Toyota tiến hành thu hồi 13.000 xe tại nước này
do nguy cơ thảm sàn chẹt vào chân ga khiến xe tăng tốc ngoài kiểm soát. Những
đợt thu hồi xe như này cho thấy sự cần thiết và tác động to lớn của vấn đề trách
nhiệm sản phẩm.
Là một chế định pháp luật tương đối mới trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về chế định này là rất cần thiết. Chính vì
vậy, đề tài khoa học “Trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp – công cụ pháp
lý bảo vệ người tiêu dùng”
2
rất có giá trị đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Từ trước đến nay, ở nhiều quốc gia, sự tồn tại của chế định này có tầm quan
trọng đến mức mà mỗi phán quyết của Toà án về các vụ kiện về bảo vệ người tiêu
dùng luôn trực tiếp ảnh hưởng tới cách ứng xử của doanh nghiệp. Nhiều cuộc
khảo sát tại Hoa Kỳ cho thấy, không ít doanh nghiệp đã từ bỏ việc phát triển và
tung ra thị trường những loại sản phẩm mới chỉ vì nỗi e ngại về khả năng gặp rắc
rối với chế định về trách nhiệm sản phẩm
3
. Việc nhà sản xuất Toyta buộc phải thu
hồi xe ô tô với số lượng lớn và qui mô toàn cầu đồng thời đối mặt với những
khoản phát sinh lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ, với những thiệt hại hàng trăm
tỷ đô la cho thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong
thời đại hiện nay. Đã từng có những trường hợp vì phải bồi thường cho các nạn
nhân trong các vụ kiện tập thể liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp mà
2
Khái niệm “doanh nghiệp” được sử dụng trong Báo cáo phúc trình này bao gồm các loại hình doanh nghiệp theo
Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các cá nhân có đăng ký kinh doanh. Do đó, khái niệm này bao hàm một số thuật
ngữ “nhà sản xuất”, “nhà cung cấp” ở trong Báo cáo này.
3
Robert Cooter and Thomas Ulen, Law and Economics, Addison-Wesley, 1997, p. 318.
4
doanh nghiệp bị kiện lâm vào tình trạng phá sản
4
. Chính vì thế, đã có thời kỳ thị
trường bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm được hình thành. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, do các phán quyết của toà án liên quan đến trách nhiệm sản phẩm
hầu như luôn không thể mang lại những kết quả bất ngờ nên một số doanh nghiệp
bảo hiểm ở Hoa Kỳ đã từ bỏ việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm này
5
. Điểm lại các
bài nghiên cứu trên các tạp chí luật chuyên ngành xuất bản ở Anh, Mỹ, Canada
hoặc Úc, chúng ta có thể thấy chủ đề trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
luôn được coi là một trong những chủ đề được quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Hầu như năm nào, các bài nghiên cứu về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
cũng được đăng tải. Trong số đó, nhiều bài nghiên cứu đề cập tới chế độ trách
nhiệm sản phẩm ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật
Bản. Dưới đây là một số nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu đề tài tiếp cận được:
- Bài viết “The future of products liability in America (Tương lai của pháp
luật trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ)” của ba luật sư của Hoa Kỳ là Gary
Wilson, Vincent Moccio và Daniel O. Fallon đăng trên tạp chí William Mitchell
Law Review (năm 2000) đã bàn về chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ hiện
tại, những tồn tại, bất cập và đề xuất một số hướng cải cách, đổi mới.
- Công trình “The Evolution of Products Liability Law (Quá trình phát
triển của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm)”của Giáo sư Luật David G. Owen
(Đại học South Carolina – Hoa Kỳ) đăng trên tạp chí “The Review of Litigation
(Symposium 2007)” đã nghiên cứu khá tỉ mỉ quá trình phát sinh, phát triển của
chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ, nguồn gốc, những ý tưởng cơ bản của
chế độ trách nhiệm ấy.
- “Products Liability – Why the EU does not need the restatement (third)
(Chế định trách nhiệm sản phẩm – Vì sao Cộng đồng Châu Âu không cần theo
[mô hình của Hoa Kỳ])” của Giáo sư Rebekah Rollo (Đại học Maryland - Đức)
trong bài viết đăng trên tạp chí “Brooklyn Law Review, Spring, 2004” đã nghiên
4
Robert Cooter and Thomas Ulen, Law and Economics, Addison-Wesley, 1997, p. 318.
5
Robert Cooter and Thomas Ulen, Law and Economics, Addison-Wesley, 1997, p. 318.
5
cứu chế độ trách nhiệm sản phẩm theo quy định của Cộng đồng Châu Âu (EU) và
tác động của những thay đổi trong chính sách trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ
tới chính sách tương tự của Cộng đồng Châu Âu.
- Bài viết “The Japanese Product Liability Law (Pháp luật trách nhiệm sản
phẩm của Nhật Bản)” của Jason F. Cohen (Nghiên cứu sinh Đại học Fordham –
Hoa Kỳ) đăng trên tạp chí “Fordham International Law Journal, November 1997”
đã làm rõ cơ sở chính sách và những đặc điểm cơ bản của chế độ trách nhiệm sản
phẩm ở Nhật Bản.
- “Products Liability in the United Kingdom (Chế định trách nhiệm sản
phẩm ở Vương quốc Anh)” Giáo sư Jane Stapleton (Đại học quốc gia Australia),
đăng trên tạp chí “Texas International Law Journal, Winter 1999” đã đề cập khá
chi tiết về nguồn gốc, chức năng và các đặc điểm cơ bản trong chế định trách
nhiệm sản phẩm ở Anh Quốc. Trong năm 2000, cũng chính giáo sư Jane Stapleton
đã đăng tải bài viết “Products Liability, an Anglo-Australian Perspective (Chế
định trách nhiệm sản phẩm – từ cách nhìn của Úc châu)” trên tạp chí “Washburn
Law Journal, Spring, 2000” trong đó ông làm rõ quan niệm của Úc về chế độ
trách nhiệm sản phẩm.
- Chuyên khảo “Product liability” của giáo sư D.Cray, trường đại học
Carleton, Otawa, Canada, đã xem xét vấn trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật
của các quốc gia dưới cách nhìn luật học so sánh.
Có thể thấy rằng, quan điểm chung của các nhà nghiên cứu thể hiện trong
các bài viết vừa nêu đều cho rằng, trách nhiệm sản phẩm là một trong những công
cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị
trường. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia, thời điểm bắt đầu áp
dụng chế định trách nhiệm sản phẩm nên nhiều nội dung của chế định này trong
từng nước có những sự khác nhau nhất định, nhất là về phạm vi của chế định trách
nhiệm sản phẩm, cơ chế đảm bảo thực thi chế định trách nhiệm sản phẩm của
doanh nghiệp.
6
Một điểm cũng rất đáng lưu ý là trong những năm gần đây, với hướng tiếp
cận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhiều học giả đã xem xét vấn đề
trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp cũng như các yêu cầu bảo vệ người tiêu
dùng từ góc độ đạo đức kinh doanh. Nhiều học giả cho rằng, tuân thủ đúng yêu
cầu trong chế độ trách nhiệm sản phẩm cũng như các quy định khác bảo vệ người
tiêu dùng là góp phần xây dựng một nền kinh tế có luân lý, nền kinh tế dựa trên
trật tự pháp luật và trật tự đạo đức, nền kinh tế của sự hài hoà và phát triển bền
vững
6
. Có thể nói, các kết quả nghiên cứu về chế độ trách nhiệm sản phẩm của
doanh nghiệp, nhất là thực tiễn xây dựng và áp dụng các quy định về chế độ trách
nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp ở các nước, nhất là các quốc gia có nền kinh tế
thị trường lâu đời như Hoa Kỳ, Anh, Nhật, Úc rất hữu ích cho việc triển khai đề
tài nghiên cứu “Trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp – công cụ pháp lý bảo
vệ người tiêu dùng”.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Có thể nói rằng, việc nghiên cứu trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
với tư cách là một trong những công cụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt
Nam chưa phải là chủ đề được giới nghiên cứu Việt Nam quan tâm. Cho đến nay,
trên thị trường chưa có đầu sách nào về vấn đề này. Bên cạnh đó, khi tra cứu một
số tạp chí nghiên cứu chuyên ngành luật như Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, tạp chí Dân chủ và Pháp luật (từ năm 1990 trở lại
đây), cũng hiếm có bài nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Trên các tạp chí
luật của các nước trên thế giới, chủ đề về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
ở Việt Nam cũng chưa được nghiên cứu và đăng tải.
Trong khuôn khổ Đề tài khoa học về tác hại của chất độc da cam, một số
nghiên cứu về trách nhiệm sản phẩm cũng đã được tiến hành nhằm góp phần xác
định trách nhiệm pháp lý của các công ty Mỹ đối với những hậu quả do chất độc
6
Jerome Ballet và Francoise De Bry, Doanh nghiệp và Đạo đức (bản dịch tiếng Việt), NXB Thế giới 2005, tr.5, tr.
206-207; Cũng xem: Thorne Mcalister, Ferrell & Ferrell, Business and Society: a strategic approach to social
responsibility, 2
nd
edition, Houghton Mifflin Company, 2005, pp. 191-225; Bộ Thương mại Hoa Kỳ: Đạo đức kinh
7
màu da cam để lại cho các nạn nhân đang khởi kiện chống lại các công ty này.
Một trong những nghiên cứu đó do GS.TS Lê Hồng Hạnh thực hiện.
Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, việc nhận diện, làm rõ bản chất của chế
độ trách nhiệm sản phẩm trong thực tiễn xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở Việt
Nam, nhất là pháp luật kinh doanh và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng để từ đó
đề ra các giải pháp hoàn thiện vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Ngay
bản thân khái niệm “trách nhiệm sản phẩm” (product liability) vẫn còn xa lạ đối
với đại đa số người tiêu dùng và thậm chí giới luật gia. Cho đến nay, “trách
nhiệm sản phẩm” chưa được coi là thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính thức
trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Việc phân biệt hoặc giải quyết mối quan
hệ giữa khái niệm “trách nhiệm sản phẩm” với nhiều khái niệm có liên quan khác như
“trách nhiệm pháp lý”, “trách nhiệm dân sự”, “trách nhiệm bồi thường thiệt hại”,
“trách nhiệm của doanh nghiệp”,… cũng chưa được đầu tư, luận giải thoả đáng.
Thực hiện kế hoạch nghiên cứu năm 2007, Viện Khoa học Pháp lý đã phối
hợp với Dự án Hỗ trợ cải cách pháp luật của Canada tại Việt Nam (dự án Lerap)
tổ chức Hội thảo “Cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng: thực tiễn Việt Nam và
kinh nghiệm quốc tế” (tổ chức tại Khách sạn Melia trong 3 ngày từ ngày 14-
16/8/2007) với sự tham gia của gần 70 đại biểu là đại diện các cơ quan bảo vệ
người tiêu dùng (Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Thương mại, Cục quản lý thị
trường - Bộ Thương mại, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế…), đại diện
Bộ Tư pháp, Toà Dân sự - TAND Tối cao, Toà Dân sự - TAND thành phố Hà
Nội, đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, đại diện Hội
Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng một số tỉnh, thành phố, các chuyên gia
pháp lý, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện một số
hiệp hội doanh nghiệp, đại diện của một số doanh nghiệp, các cơ quan truyền
thông, báo chí, một số chuyên gia của Canada. Với hơn 10 bài tham luận tại Hội
thảo, các đại biểu đã nêu rõ những khoảng trống pháp lý trong công tác bảo vệ
doanh: Cẩm nang quản lý doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm trong các nền kinh tế thị trường mới nổi (bản
dịch tiếng Việt), NXB Trẻ, 2007, tr. 25.
8
người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, trong đó có khoảng trống về chế định trách
nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
7
. Nhiều ý kiến tham luận tại Hội thảo đã đề
xuất việc hoàn thiện chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp ở Việt
Nam (chẳng hạn tham luận “Vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Việt
Nam” của Thạc sỹ Nguyễn Văn Cương (đã đăng tải trên Thông tin khoa học pháp
lý số 4+5/2007 của Viện Khoa học Pháp lý)). Tuy nhiên, đó mới chỉ là các nghiên
cứu bước đầu về chế định trách nhiệm sản phẩm với tư cách một công cụ pháp lý
bảo vệ người tiêu dùng.
Một điều rất đáng nói là trong khi vấn đề trách nhiệm sản phẩm là một
trong các chủ đề được nhiều cơ sở đào tạo luật ở nước ngoài đưa vào chương
trình giảng dạy (thường nằm trong các phần về luật bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng), thì các chương trình đào tạo luật ở Việt Nam hầu như không đề cập.
Các giáo trình về luật dân sự hoặc luật thương mại của khoa Luật ĐH Quốc gia
Hà Nội, trường ĐH Luật Hà Nội, Khoa Luật ĐH Kinh tế quốc dân và trường ĐH
Luật thành phố Hồ Chí Minh đều nằm trong tình trạng chung đó… Xuất phát từ
những thực tế như thế có thể nói rằng, việc nghiên cứu sâu hơn về bản chất, đặc
điểm của chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp, luận giải mô hình chế
định trách nhiệm sản phẩm phù hợp với trình độ, đặc điểm kinh tế-xã hội-pháp lý
của Việt Nam, đánh giá các tác động kinh tế-xã hội có thể xảy ra khi áp dụng chế
định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp từ đó có các đề xuất hoàn thiện
pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp trong điều kiện phát triển
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết. Ngay cả Ban soạn
thảo Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng hiện nay cũng chưa có được cách
tiếp cận đầy đủ đối với chế định trách nhiệm sản phẩm.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát của Đề tài là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp pháp lý
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Việt
7
Kỷ yếu Hội thảo đã được tổng hợp và xuất bản thành 2 số Thông tin khoa học pháp lý của Viện Khoa học Pháp
lý - Bộ Tư pháp (số 4+5/2007).
9
Nam, qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, kịp
thời xử lý những nhà sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ kém chất lượng, góp
phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:
- Làm rõ các vấn đề lý luận về chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh
nghiệp với tư cách là một công cụ bảo vệ người tiêu dùng trong điều kiện xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay;
- Đánh giá đúng thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành chế định trách
nhiệm sản phẩm ở Việt Nam hiện nay trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của người
tiêu dùng, nâng cao trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức của nhà sản xuất,
phân phối hàng hoá, dịch vụ; nghiên cứu so sánh pháp luật và thực tiễn thi hành
của một số nước về trách nhiệm sản phẩm;
- Đề xuất và luận giải các giải pháp xây dựng và hoàn thiện chế định trách
nhiệm sản phẩm với tư cách là một công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng ở
nước ta hiện nay trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang tiếp tục hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Do khuôn khổ thời gian và nguồn lực có hạn, trên cơ sở kế thừa một số kết
quả của Hội thảo “Cơ chế pháp lý bảo vệ Người tiêu dùng: Thực tiễn Việt Nam và
kinh nghiệm quốc tế” do Viện Khoa học Pháp lý và Dự án Lerap phối hợp tổ chức
tháng 8/2007, đề tài tập trung làm rõ các nội dung nghiên cứu cơ bản sau:
(i) Nghiên cứu khái niệm, bản chất, chức năng của chế định trách nhiệm
sản phẩm với những tiếp cận khác nhau:
+ Nhận diện và phân tích nội hàm khái niệm “trách nhiệm sản phẩm”;
+ Làm rõ bản chất của chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
(mục đích, chức năng, phạm vi tác động của chế định này đối với các loại chủ thể
có liên quan như: doanh nghiệp, người tiêu dùng, hệ thống tòa án,…);
10
+ Làm rõ mối quan hệ giữa khái niệm “trách nhiệm sản phẩm” và một số
khái niệm có liên quan được dùng trong khoa học pháp lý như “trách nhiệm pháp
lý”, “trách nhiệm dân sự”, “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”,
“trách nhiệm của doanh nghiệp”,…
+ Làm rõ vị trí của chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
trong hệ thống các công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng.
(ii) Lịch sử hình thành và phát triển của chế định trách nhiệm sản phẩm của
doanh nghiệp trên thế giới;
(iii) Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm
của một số nước trên thế giới (tập trung vào nghiên cứu kinh nghiệm của Hoa Kỳ,
Canada, Cộng đồng Châu Âu, các nước Châu Á);
(iv) Đánh giá thực trạng pháp luật về chế định trách nhiệm sản phẩm của
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và các thiết chế thực thi;
(v) Kiến nghị hoàn thiện chế định về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
ở Việt Nam trong thời gian tới (đưa ra những kiến nghị cụ thể về ban hành mới hoặc
sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành, các biện pháp áp dụng có tính khả thi).
Bên cạnh đó đề tài cũng xây dựng hệ các chuyên đề để phục vụ cho việc
nghiên cứu, hình thành Báo cáo phúc trình.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của Mác-Lênin, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
để giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương
pháp phân tích, tổng hợp và so sánh để giải quyết các vấn đề lý luận, phương
pháp khảo sát, dự báo để đánh giá các vấn đề liên quan đến thực trạng thi hành
pháp luật, thực trạng vi phạm pháp luật liên quan đến người tiêu dùng. Trong các
chuyên đề nghiên cứu về kinh nghiệm của nước ngoài, phương pháp nghiên cứu
chủ đạo sẽ là phương pháp nghiên cứu so sánh luật.
11
Ngoài ra, các phương pháp trừu tượng hóa, mô tả, thống kê cũng được sử
dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Đề tài cũng tổ chức các hình thức lấy ý kiến (thông qua tọa đàm, phỏng
vấn sâu) với các chuyên gia về vấn đề hoàn thiện pháp luật quy định trách nhiệm
sản phẩm của doanh nghiệp.
Đề tài cũng tổ chức các cuộc điều tra xã hội học ở quy mô nhỏ như đã đề
cập ở phần trên.
6. CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ TÀI TRIỂN KHAI
Để triển khai nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, Ban chủ nhiệm Đề tài đã phối
hợp với các chuyên gia thuộc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Y tế
và các chuyên gia ở cơ sở nghiên cứu, đào tạo tiến hành các hoạt động nghiên
cứu mà Đề tài đặt ra. Các chuyên gia tham gia nghiên cứu Đề tài đã tiến hành thu
thập thông tin từ báo, tạp chí, trang tin điện tử trên Internet để làm tài liệu tham
khảo cho quá trình nghiên cứu.
Ban chủ nhiệm Đề tài cũng đã phối hợp với Ban soạn thảo Luật Bảo vệ
Quyền lợi người tiêu dùng tổ chức các hoạt động khảo sát tại các địa bàn Hà Nội,
Phú Thọ, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Kiên Giang và trực tiếp làm việc
với Cục quản lý thị trường, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục quản lý dược và
các Sở Y tế, Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và Hội Tiêu chuẩn và
bảo vệ người tiêu dùng tại các địa bàn khảo sát; làm việc với Câu lạc bộ Chống
hàng giả và Bảo vệ người tiêu dùng Báo Sài Gòn Giải Phóng để thu thập thông
tin thực tiễn liên quan đến vấn đề trách nhiệm sản phẩm. Để có thêm thông tin
mang tính thực tiễn, Ban chủ nhiệm Đề tài cũng đã triển khai một cuộc điều tra
xã hội học quy mô nhỏ với 250 đối tượng người tiêu dùng với nghề nghiệp, trình
độ văn hoá khác nhau về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, Ban chủ nhiệm Đề tài cũng đã làm việc với
một số công ty bảo hiểm có cung cấp sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
như Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, Công ty bảo hiểm AIG Việt Nam để tìm
12
hiểu về việc tình hình thực thi trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp trên thực
tế. Các thành viên trong Ban chủ nhiệm Đề tài cũng đã cộng tác chặt chẽ với Tổ
thường trực Ban soạn thảo Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng và tích cực
đóng góp ý kiến vào Dự thảo trong quá trình soạn thảo.
7. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
Trên cơ sở các chuyên đề nghiên cứu, các thông tin thu thập được từ quá
trình triển khai đề tài, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu
đi trước, Ban chủ nhiệm đề tài đã xây dựng Báo cáo phúc trình của Đề tài với kết
cấu gồm 4 chương giải quyết các vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế, thực trạng
pháp luật và thực tiễn thi hành và các đề xuất kiến nghị cụ thể như sau:
- Chương I: “Tổng quan về trách nhiệm sản phẩm”. Trong chương này,
các vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm sản phẩm như khái niệm, bản chất, vai
trò, vị trí của trách nhiệm sản phẩm, lịch sử hình thành chế định trách nhiệm sản
phẩm,… được quan tâm giải quyết. Những nội dung lý luận của chương I trở
thành tiền đề để nghiên cứu, đánh giá và tiến hành các nhiệm vụ của các chương
tiếp theo.
- Chương II: “Pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của một số nước
trên thế giới”. Nội dung của chương này tập trung làm rõ những nỗ lực quốc tế
trong việc xây dựng, hoàn thiện chế định trách nhiệm sản phẩm của một số quốc
gia, khu vực trên thế giới bao gồm: Hoa Kỳ, Canada, Cộng đồng Châu Âu, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước Asean. Chương II cũng đưa ra một
số nhận xét, đánh giá kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng và áp dụng pháp
luật trách nhiệm sản phẩm để làm tiền đề cho việc tham khảo, học tập kinh
nghiệm trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chế định này tại Việt Nam.
- Chương III: “Thực trạng pháp luật chế định trách nhiệm sản phẩm ở
Việt Nam và tình hình thực thi trách nhiệm sản phẩm của các doanh
nghiệp”. Nội dung của chương này tập trung đánh giá thực trạng pháp luật hiện
hành của Việt Nam về trách nhiệm sản phẩm và thực tiễn thực thi trách nhiệm sản
13
phẩm của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, nêu rõ các thành tựu cũng
như những bất cập và rút ra các nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Chương IV: “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm nhằm
nâng cao hiệu quả bảo vệ Người tiêu dùng ở Việt Nam”. Nội dung của chương
này tập trung làm rõ bối cảnh hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở
nước ta trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đồng thời đưa ra các đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trách nhiệm sản
phẩm và các giải pháp thực thi những đề xuất này.
14
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM
I. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM
1.1. Khái niệm, bản chất của chế định trách nhiệm sản phẩm của
doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm sản phẩm
Trách nhiệm sản phẩm (product liability) được giải thích là trách nhiệm
của người sản xuất hoặc người bán hàng trong việc bồi thường cho các thiệt hại
gây ra bởi khuyết tật của hàng hoá mà họ đã cung cấp cho người tiêu dùng trong
quá trình kinh doanh.
8
Với cách hiểu này, trách nhiệm sản phẩm có những đặc điểm sau:
- Trách nhiệm sản phẩm là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tức là
một loại trách nhiệm dân sự theo đó người gây thiệt hại có trách nhiệm phải bù
đắp theo những hình thức và mức độ phù hợp những thiệt hại đã gây ra cho người
khác dựa trên căn cứ pháp luật hoặc dựa trên những thoả thuận theo hợp đồng.
- Chủ thể của trách nhiệm sản phẩm là người sản xuất hoặc người bán
hàng, tức là phải là một chủ thể nhất định tham gia vào quy trình đưa một sản
phẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Chủ thể đó có thể có mối liên hệ trực
tiếp với người tiêu dùng hoặc không có mối liên hệ trực tiếp. Điều kiện cần để
xác định một chủ thể có thuộc diện phải chịu trách nhiệm chỉ phụ thuộc vào việc
người đó trực tiếp có mối liên hệ đối với sản phẩm mà người tiêu dùng đã sử
dụng hay không. Mối liên hệ trực tiếp đối với sản phẩm có thể là một trong các
hình thức sau: (i) là người sản xuất ra sản phẩm: người sản xuất ra sản phẩm bao
gồm cả người sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc là người sản xuất ra một
phần, một bộ phận trong sản phẩm hoàn chỉnh đó; (ii) là người thực hiện vai trò
8
15
phân phối trung gian đối với sản phẩm hoặc (iii) là người cung cấp sản phẩm đến
tay của người tiêu dùng. Như vậy, về mặt nguyên tắc, trong bất kỳ trường hợp
nào, đối với một sản phẩm xuất hiện trên thị trường luôn tồn tại chủ thể chịu trách
nhiệm đối với sản phẩm này.
- Cơ sở để xác định trách nhiệm phát sinh trên thực tế là việc sản phẩm có
khuyết tật và khuyết tật đó gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng: khuyết tật của
sản phẩm có thể bắt nguồn từ thiết kế, từ chất liệu được sử dụng, từ kết hợp giữa
các bộ phận, thành phần hay cách thức sử dụng, vận hành… mà có khả năng gây
ra thiệt hại cho người sử dụng nó trong điều kiện thông thường. Có thể nói một
cách khác là một sản phẩm được coi là có khuyết tật khi sản phẩm đó không đảm
bảo an toàn. Tất nhiên, yêu cầu về tính an toàn đối với sản phẩm không phải là
không có giới hạn và thường được xác định ở mức độ mà công chúng có thể
trông đợi một cách hợp lý: có nghĩa là không có khả năng gây ra thiệt hại khi
được tiêu dùng bởi một người tiêu dùng có nhận thức thông thường, trong điều
kiện thông thường. Đối với một số sản phẩm nhất định, khả năng gây thiệt hại
trong điều kiện thông thường có thể không bị coi là khuyết tật của sản phẩm nếu
nhà sản xuất hay cung ứng đã có cảnh báo về khả năng gây nguy hiểm cũng như
đưa ra phương pháp mà người tiêu dùng có thể phòng tránh mà không ảnh hưởng
đến sự tiêu dùng bình thường cũng như là tính năng của sản phẩm. Ngoài ra, tính
an toàn cũng được giới hạn ở phạm vi mà điều kiện phát triển khoa học, kỹ
thuật… tại mỗi giai đoạn cho phép nhận biết. Nếu khả năng nhận biết về tính
không an toàn vượt quá mức độ mà sự phát triển khoa học, kỹ thuật tại thời điểm
đó cho phép nhận biết thì sự không an toàn vượt quá khả năng nhận biết đó không
bị coi là khuyết tật.
Tuy nhiên, giống như bất kỳ chế định bồi thường thiệt hại nào, sự tồn tại
thực tế của khuyết tật có thể sẽ không phát sinh trách nhiệm nếu như không có
thiệt hại thực tế xảy ra. Chỉ khi có một thiệt hại thực tế xảy ra và thiệt hại đó thực
sự là do khuyết tật của sản phẩm gây ra thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại và phạm vi trách nhiệm cũng sẽ nằm trong phạm vi, mức độ thiệt hại xảy
16
ra trên thực tế gây ra bởi khuyết tật của sản phẩm đó. Như vậy, cơ sở xác định
trách nhiệm phải bao gồm sự tồn tại của khuyết tật của sản phẩm, có thiệt hại
thực tế xảy ra và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra với khuyết
tật của sản phẩm.
- Trách nhiệm sản phẩm là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà
căn cứ phát sinh là trách nhiệm pháp lý của người sản xuất, người cung ứng sản
phẩm hàng hoá đối với an toàn về sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng. Việc
xác định trách nhiệm đối với sản phẩm không nhất thiết chỉ dựa vào quan hệ hợp
đồng giữa người bị thiệt hại và nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm. Như đã phân
tích, mối liên hệ giữa người phải chịu trách nhiệm và người được xác định thông
qua một sản phẩm mà người phải chịu trách nhiệm là người sản xuất hoặc cung
ứng và người được bồi thường thiệt hại là người tiêu dùng nó, giữa họ có thể có
quan hệ hợp đồng, giao dịch trực tiếp hoặc không có quan hệ hợp đồng
9
.
1.1.2. Bản chất và các học thuyết cơ bản của chế định trách nhiệm sản phẩm
Về bản chất, trách nhiệm sản phẩm chính là sự ràng buộc về mặt pháp luật
trách nhiệm của các nhà sản xuất, phân phối cũng như người bán lẻ đối với công
chúng khi cung ứng sản phẩm trên thị trường. Trách nhiệm đó thể hiện ở việc khi
một sản phẩm được nhà cung cấp đưa ra thị trường, sản phẩm đó đương nhiên
phải được coi là an toàn, không phụ thuộc vào việc người sản xuất hay cung ứng
có công bố là sản phẩm đó có an toàn hay không. Với sự ràng buộc trách nhiệm
này, để tránh hoặc giảm thiểu những hậu quả pháp lý mà sản phẩm khuyết tật gây
ra thiệt hại cho người tiêu dùng, nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm khi đưa sản
phẩm ra thị trường sẽ phải nỗ lực để loại trừ khuyết tật của sản phẩm, từ đó đem
lại cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo an toàn. Trong trường hợp sự
an toàn không được đảm bảo và người tiêu dùng phải gánh chịu thiệt hại thì họ sẽ
được bồi thường, do vậy lợi ích của người tiêu dùng sẽ được đảm bảo ở mức độ
9
Một số ví dụ về các tình huống làm phát sinh trách nhiệm này có thể kể đến như phanh xe bị lỗi khiến người điều
khiển không điều khiển được xe và bị tai nạn; thức ăn cho trẻ em bị nhiễm bẩn gây ngộ độc; bia chai gây nổ gây ra
thương tích cho người mở bia; ổn áp không hoạt động được làm hỏng thiết bị điện; không có cảnh báo cần thiết về
tác dụng tương tác của thuốc khiến người uống thuốc bị phản ứng phụ…