Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM TRONG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.83 KB, 15 trang )

CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM TRONG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI
TIÊU DÙNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ASEAN

I. Bối cảnh chung
Chế định về trách nhiệm sản phẩm (Product Liability), hiểu theo nghĩa hẹp, là chế
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi sản phẩm có khuyết tật gây ra, tức là một
loại trách nhiệm dân sự đòi hỏi người có trách nhiệm phải bù đắp bằng một cách thức
phù hợp đối với thiệt hại mà người khác phải gánh chịu, dựa trên những cơ sở nhất
định làm phát sinh trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm sản phẩm là
một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng[1]. Cụ thể hơn là, việc xác
định trách nhiệm đối với sản phẩm khơng có bất kỳ địi hỏi nào về việc giữa người bị
thiệt hại và nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm phải tồn tại một quan hệ hợp đồng. Mối
liên hệ giữa người phải chịu trách nhiệm và người được xác định thông qua một sản
phẩm mà người phải chịu trách nhiệm là người sản xuất hoặc cung ứng và người
được bồi thường thiệt hại là người tiêu dùng nó, giữa họ có thể có quan hệ hợp đồng,
giao dịch trực tiếp hoặc khơng có quan hệ hợp đồng[2]. Quốc gia có tính tiên phong
trong việc hoàn thiện chế định này theo hướng cho phép quy kết trách nhiệm đối với
nhà sản xuất ngay cả khi nhà sản xuất khơng có lỗi trong việc gây ra khuyết tật của
sản phẩm (còn gọi là trách nhiệm nghiêm ngặt - Strict Liability) chính là Hoa Kỳ.
Thời điểm ra đời quy tắc trách nhiệm nghiêm ngặt ấy vào khoảng những năm 1950 ở
Hoa Kỳ. Sự ra đời của quy tắc ấy nhanh chóng tạo cảm hứng cho các nhà lập pháp,
người tiêu dùng, các Hội bảo vệ người tiêu dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy
nhiên, nỗ lực luật hoá quy tắc trách nhiệm nghiêm ngặt đối với nhà sản xuất không hề
đơn giản.
Ở Châu Âu, cũng phải mất khá nhiều thời gian, các quốc gia thành viên Liên minh
Châu Âu mới đạt được sự đồng thuận về sự cần thiết áp dụng quy tắc này trong thực
tiễn pháp lý của mình. Sự kiện được đánh dấu là vào năm 1985, Liên minh Châu Âu
đã ban hành Chỉ thị số 85/374/EEC ngày 25 tháng 7 năm 1985 của Uỷ ban của Cộng
đồng Châu Âu để hài hồ hố các quy định bắt buộc trong lĩnh vực pháp luật và hành
chính của các nước thành viên về trách nhiệm của các sản phẩm bị khuyết tật[3]. Đến
năm 1999, Chỉ thị này được sửa đổi bởi Chỉ thị số 1999/34/EC do Nghị viện và Hội


đồng Liên minh Châu Âu ban hành ngày 25 tháng 5 năm 1999 sửa đổi một số điều
của Chỉ thị số 85/374/EEC[4].
Ở khu vực Đơng Á và các nước ASEAN, tình hình tiếp nhận quy tắc về trách nhiệm
sản phẩm có vẻ chậm trễ hơn. Nhật Bản là quốc gia đi tiên phong trong vấn đề này
nhưng cũng phải mất hàng chục năm tranh cãi với sự nỗ lực vận động hành lang lớn


của các Hội bảo vệ người tiêu dùng, Luật về Trách nhiệm sản phẩm năm 1994 mới
được ban hành. Ở Đông Nam Á, việc đưa các quy tắc về trách nhiệm sản phẩm còn
muộn hơn (ngoại trừ trường hợp tiên phong là Philippines đã có quy định từ năm
1992). Mức độ tiếp nhận các vấn đề về trách nhiệm sản phẩm cũng không đồng đều
giữa các quốc gia và thể hiện quan điểm cịn có những khác biệt nhất định giữa các
quốc gia trong khối về vấn đề trách nhiệm sản phẩm. Tất nhiên, sự khác biệt này có lẽ
cũng còn một nguyên nhân khác là do sự phát triển thiếu đồng đều giữa các quốc gia
trong khối ASEAN.
Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng nội dung chế định trách nhiệm sản
phẩm của một số quốc gia thuộc khu vực này nhằm góp phần định hướng cho việc
soạn thảo Luật Bảo vệ Người tiêu dùng hiện nay tại Việt Nam[5].
II. Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở một số quốc
gia thuộc khối ASEAN
1. Kinh nghiệm của Philippines
Philippines thông qua Luật về người tiêu dùng năm 1992. Đây là một đạo luật tồn
diện, điều chỉnh khơng chỉ vấn đề trách nhiệm sản phẩm mà cả vấn đề an toàn và chất
lượng sản phẩm, hành vi lừa dối và hành vi thiếu công bằng, bảo hành, dán nhãn và
đóng gói. Đạo luật này cũng quy định việc thành lập Hội đồng Quốc gia về các vấn
đề của người tiêu dùng. Quan trọng hơn, Luật người tiêu dùng cũng đã thiết lập một
cơ chế mở rộng của trách nhiệm nghiêm ngặt đối với các nhà sản xuất và nhập khẩu
dựa vào Chỉ thị của Cộng đồng Châu Âu. Không giống như Chỉ thị của Cộng đồng
Châu Âu, Luật Người tiêu dùng của Philippines đặt trách nhiệm chứng minh lên nhà
sản xuất. Nhà sản xuất phải chứng minh rằng sản phẩm họ đưa vào thị trường là

khơng có khuyết tật.
Luật Người tiêu dùng chỉ quy định ba trường hợp mà nhà sản xuất không phải chịu
trách nhiệm. Đó là các trường hợp nhà sản xuất chứng minh được rằng họ khơng đưa
sản phẩm đó ra thị trường, sản phẩm đó khơng có khuyết tật, hoặc chỉ có người tiêu
dùng hoặc một bên thứ ba là có lỗi. Những căn cứ loại trừ trách nhiệm này ít hơn
nhiều so với các căn cứ được quy định trong Chỉ thị của Cộng đồng Châu Âu.
Đạo luật này cũng mở rộng việc áp dụng học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt bằng
việc yêu cầu các cơ quan nhà nước đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng đối với tất cả
các sản phẩm và yêu cầu nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc người bán hàng phải chịu
trách nhiệm về những thiệt hại mà những sản phẩm không đảm bảo các tiêu chuẩn đó
gây ra. Cơ chế này được đảm bảo thực thi bởi ba cơ quan:
- Cục Y tế: chịu trách nhiệm giải quyết các khiếu nại về thực phẩm, thuốc và mỹ
phẩm;


- Cục Nông nghiệp: chịu trách nhiệm về những sản phẩm liên quan đến nông nghiệp

- Cục Công - Thương: chịu trách nhiệm về tất cả các sản phẩm tiêu dùng khác[6].
Quá trình khiếu nại của người tiêu dùng cũng được hỗ trợ bởi các Văn phịng vì lợi
ích người tiêu dùng thành lập bởi cả các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp của
tư nhân.
Về chủ thể phải chịu trách nhiệm, Trong Chương 5 của Luật Người tiêu dùng về vấn
đề trách nhiệm đối với sản phẩm và dịch vụ, Điều 97 quy định trách nhiệm đối với
các sản phẩm có khuyết tật, theo đó “bất kỳ nhà sản xuất hay nhập khẩu nào của
Philippines hay nước ngoài đều phải chịu trách nhiệm khôi phục hoặc bồi thường,
không kể có lỗi hay khơng, đối với các thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng do các
khuyết tật có nguyên nhân từ thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp ráp, dựng, nâng cấp,
trình bày hay đóng gói sản phẩm, cũng như do cung cấp không đầy đủ thông tin về
công dụng và các khả năng gây hại của chúng”.
Đối với trách nhiệm của người bán, Điều 98 Luật Người tiêu dùng quy định: người

kinh doanh/bán hàng sẽ phải chịu trách nhiệm tương tự như các nhà sản xuất, nhập
khẩu khi a) không thể xác định được người sản xuất, chế tạo, xây dựng, chế biến hay
nhập khẩu; b) sản phẩm được cung cấp mà không chỉ rõ nhà sản xuất, chế tạo, xây
dựng, chế biến hay nhập khẩu; c) người đó đã khơng áp dụng các biện pháp bảo quản
cần thiết đối với các sản phẩm dễ hư hỏng. Bên bồi thương cho người bị thiệt hại có
quyền địi bồi hoàn một phần hoặc toàn bộ khoản đã bồi thường từ các bên khác có
trách nhiệm, căn cứ vào phần hoặc trách nhiệm của họ đối với thiệt hại đã xảy ra.
Điều đáng chú ý là Luật Người tiêu dùng của Philippines đã xác định cơ chế trách
nhiệm đối với sản phẩm dịch vụ[7]. Cụ thể, Điều 99 về trách nhiệm đối với dịch vụ
có khuyết tật quy định: nhà cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm sửa chữa, khơi
phục, bồi thường, khơng phụ thuộc vào việc có lỗi hay không, đối với những thiệt hại
gây ra cho người tiêu dùng do những khuyết tật liên quan đến việc cung cấp dịch vụ
cũng như việc không cung cấp đầy đủ thông tin về việc thực hiện dịch vụ và khả năng
gây hại của nó.
Về khái niệm sản phẩm có khuyết tật, theo Điều 97, một sản phẩm được coi là khuyết
tật khi sản phẩm đó khơng đảm bảo an tồn ở mức độ mà người ta có thể trơng đợi
một cách hợp lý, có căn cứ vào những tình huống cụ thể, bao gồm nhưng khơng giới
hạn bởi:
a) Việc trưng bày sản phẩm;
b) Công dụng và khả năng gây hại có thể nhìn thấy trước một cách hợp lý;


c) Thời điểm sản phẩm được đưa vào lưu thông.
Một sản phẩm khơng bị coi là khuyết tật chỉ vì có một sản phẩm khác tốt hơn được
đưa vào thị trường. Người sản xuất, lắp đặt, chế biến hay nhập khẩu không phải chịu
trách nhiệm khi chứng minh được:
a) Họ đã không đưa sản phẩm ra thị trường;
b) Mặc dù họ đã đưa sản phẩm vào thị trường nhưng sản phẩm đó khơng có khuyết
tật;
c) Chỉ có người tiêu dùng hoặc bên thứ ba có lỗi.

Về khái niệm dịch vụ có khuyết tật, theo Điều 99, Dịch vụ được coi là có khuyết tật
khi nó khơng đảm bảo an tồn ở mức độ mà người tiêu dùng có thể trơng đợi một
cách hợp lý, có căn cứ vào hồn cảnh cụ thể, bao gồm nhưng không giới hạn bởi:
a) Cách thức cung cấp dịch vụ;
b) Hậu quả của khả năng gây hại mà người ta có thể dự đốn một cách hợp lý;
c) Thời gian cung cấp dịch vụ.
Tương tự như sản phẩm hàng hố, dịch vụ sẽ khơng bị coi là khuyết tật chỉ vì lý do có
sử dụng hay giới thiệu một kỹ năng mới. Nhà cung cấp dịch vụ không phải chịu trách
nhiệm nếu chứng minh được:
a) Khơng có khuyết tật trong dịch vụ được cung cấp;
b) Chỉ có người tiêu dùng hoặc bên thứ ba có lỗi.
Ngoài các vấn đề trên, Luật Người tiêu dùng của Philippines cịn có quy định về trách
nhiệm trong trường hợp hàng hố, dịch vụ được cung cấp khơng hồn chỉnh. Theo
quy định tại Điều 100, nhà cung cấp các hàng hoá tiêu dùng dùng lâu dài hay trong
thời gian ngắn phải liên đới chịu trách nhiệm về sự khơng hồn chỉnh của chất lượng
khiến cho sản phẩm đó khơng thích hợp hoặc khơng đầy đủ cho mục đích tiêu dùng
mà nó đã được thiết kế hoặc làm giảm giá trị, và những hệ quả từ sự không nhất quán
với thông tin được đưa ra trên bao bì, nhãn hoặc các thông tin được công bố công
khai, quảng cáo, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể có những khác biệt mang tính bản
chất, người tiêu dùng có thể u cầu thay thế những phần chưa hồn chỉnh. Nếu sự
khơng hồn chỉnh không được sửa chữa trong thời gian (30) ngày, người tiêu dùng có
thể lựa chọn yêu cầu:


a) Thay thế sản phẩm bằng sản phẩm khác cùng loại và đã được hồn chỉnh;
b) Địi hồn tiền ngay lập tức, không xem xét đến bất kỳ sự mất mát hay thiệt hại nào;
c) Giảm giá theo một tỷ lệ phù hợp.
Các bên có thể thoả thuận giảm hoặc tăng thời hạn đã được quy định ở trên; nhưng
thời hạn đó khơng được ít hơn 7 ngày và khơng dài hơn 180 ngày.
Người tiêu dùng có thể sử dụng ngay lập tức các biện pháp đã được quy định trên khi

mà liên quan đến sự khơng hồn chỉnh, việc thay thế các phần khơng hồn chỉnh có
thể làm ảnh hưởng đến đặc tính hay chất lượng sản phẩm, từ đó làm giảm giá trị của
sản phẩm. Nếu người tiêu dùng lựa chọn các biện pháp được quy định trên, và việc
thay thế sản phẩm là không thể thực hiện được, sản phẩm có thể được thay thế bằng
sản phẩm thuộc loại, nhãn hiệu hay mẫu mã khác, với điều kiện bất kỳ sự chênh lệch
giá cả nào cũng sẽ được bù đắp hay chi trả bởi bên gây ra thiệt hại, không phụ thuộc
vào quy định liên quan khác.
Về trách nhiệm đối với sản phẩm không đủ số lượng: theo điều 101, nhà cung cấp
phải liên đới chịu trách nhiệm về sự khơng hồn chỉnh về số lượng sản phẩm khi, có
xem xét đến những tình huống cụ thể, trọng lượng tịnh của nó ít hơn số lượng được
ghi trên bao bì, nhãn hoặc quảng cáo, người tiêu dùng có quyền, căn cứ vào lựa chọn
của mình, u cầu áp dụng một trong các biện pháp sau:
a) Yêu cầu mức giá tương ứng;
b) Bổ sung số lượng thiếu hoặc biện pháp khác;
c) Thay thế sản phẩm bằng sản phẩm khác cùng loại, nhãn hiệu hoặc mẫu mã mà
không bị thiếu về số lượng;
d) Địi hồn tiền ngay lập tức, không phụ thuộc vào bất kỳ sự mất mát hay thiệt hại
nào nếu có.
Nhà cung cấp trung gian sẽ phải chịu trách nhiệm nếu dụng cụ sử dụng để cân, đo
không đáp ứng được tiêu chuẩn của nhà nước.
Đối với trường hợp khơng hồn chỉnh dịch vụ về mặt số lượng, Điều 102 quy định:
nhà cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm đối với bất kỳ sự khơng hồn chỉnh nào
về mặt số lượng khiến cho dịch vụ không phù hợp cho việc sử dụng hoặc suy giảm
giá trị, và chịu trách nhiệm đối với những hậu quả phát sinh từ sự không nhất quán
giữa thông tin trên các bản chào, quảng cáo, người tiêu dùng có quyền lựa chọn yêu
cầu các biện pháp sau:
a) Thực hiện dịch vụ vào thời điểm thích hợp và khơng phải trả thêm bất kỳ chi phí
nào;
b) Hồn trả ngay lập tức số tiền đã thanh tốn, khơng phụ thuộc vào bất kỳ thiệt hại
hay mất mát nào;



c) Giảm giá theo tỷ lệ thích hợp.
Việc thực hiện lại dịch vụ có thể được uỷ thác cho một bên thứ ba đủ năng lực; rủi ro
và chi phí sẽ do người cung cấp dịch vụ chịu.
Dịch vụ không phù hợp là dịch vụ không đủ đáp ứng mục đích hợp lý được trơng đợi
đối với dịch vụ đó và những dịch vụ không đáp ứng được các quy định của đạo luật
này về cung cấp dịch vụ.
Điều 103 của Luật cũng quy định về nghĩa vụ đối với dịch vụ sửa chữa: khi dịch vụ
được cung cấp để sửa chữa sản phẩm, nhà cung cấp mặc nhiên được coi là có nghĩa
vụ sử dụng các thiết bị thay thế phù hợp, mới và đúng nguyên gốc, hoặc những thiết
bị đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất, trừ khi được người tiêu dùng
chấp nhận theo cách khác. Ngoài ra, theo Điều 104, việc người cung cấp bỏ qua sự
hoàn chỉnh về chất lượng do sự khơng đầy đủ của sản phẩm hàng hố hoặc dịch vụ
không miễn trừ cho anh ta khỏi bất kỳ trách nhiệm nào. Điều 105 cũng quy định: sự
đầy đủ đối với sản phẩm hàng hố và dịch vụ khơng đòi hỏi phải được quy định rõ
bằng bất kỳ hợp đồng hay cách thức nào. Điều 106 cũng quy định: cấm đưa vào hợp
đồng điều khoản loại trừ, giải phóng hay giảm bớt nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đã
được quy định tại Luật này. Tuy nhiên, nếu thiệt hại gây ra có nguyên nhân là do một
thiết bị, phụ kiện hay phần của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thì nhà sản xuất, lắp đặt
hoặc nhập khẩu và người đưa thiết bị, phụ kiện đó vào sản phẩm hàng hoá, dịch vụ sẽ
liên đới chịu trách nhiệm.
Về xử lý hành vi vi phạm, theo Điều 107, bất kỳ người nào vi phạm quy định tại
Chương về trách nhiệm sản phẩm hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành nó liên quan
đến các sản phẩm tiêu dùng không phải là thức ăn, mỹ phẩm, chất độc hại sẽ bị phạt ít
nhất là 5.000 pê-sơ và phạt tù có thời hạn từ 1 năm trở xuống theo quyết định của toà
án. Trong trường hợp là pháp nhân, hình thức xử lý sẽ được áp dụng đối với người
đứng đầu. Nếu người vi phạm là người nước ngồi thì sau khi nộp phạt và chấp hành
bản án của toà án, sẽ bị trụ xuất mà không cần áp dụng thêm bất kỳ một thủ tục trục
xuất nào.

2. Kinh nghiệm Malaysia
Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Malaysia có hiệu lực vào ngày 15 tháng 11 năm
1999 sau 10 năm xây dựng. Trước khi đạo luật này được ban hành, vấn đề bảo vệ
người tiêu dùng được quy định trong nhiều văn bản, bao gồm Luật Diễn giải thương
mại năm 1972 (Trade Descriptions Act), Luật về bán hàng năm 1957 (Sale of Goods
Act) và các quy định điều chỉnh một số loại thực phẩm và dược phẩm[8]. Luật Bảo vệ
người tiêu dùng của Malaysia được xem là một bước tiến quan trọng trong việc mở
rộng mức độ bảo vệ tới cá nhân người tiêu dùng, người thường là ở vị thế yếu hơn so
với nhà sản xuất, cung ứng là đối tượng bị người tiêu dùng khiếu nại. Các quy định
trong đạo luật này bao gồm cả các hành vi gây nhầm lẫn và lừa đảo, các tiêu chuẩn an


tồn tối thiểu mà hàng hố và dịch vụ phải đảm bảo, quyền yêu cầu nhà sản xuất và
cung ứng phải khôi phục quyền lợi, thành lập Hội đồng Tư vấn Quốc gia về người
tiêu dùng và Uỷ ban giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng.
Phần X của Luật Bảo vệ người tiêu dùng Malaysia quy định chế độ trách nhiệm
nghiêm ngặt liên quan đến hàng hố có khuyết tật dựa theo quy định tại Chỉ thị của
Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, trách nhiệm nghiêm ngặt không phải là khái niệm
mới mẻ trong hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của Malaysia, bởi Luật
Diễn giải thương mại 1972 cũng đã có một số các quy định dựa trên khái niệm này.
Trách nhiệm đối với thiệt hại theo luật của Malaysia bao gồm cả cái chết, thương tật,
hay bất kỳ mất mát, thiệt hại nào đối với tài sản cá nhân. Trách nhiệm này không bao
hàm mất mát, thiệt hại đối với sản phẩm có khuyết tật.
Luật của Malaysia xác định khuyết tật của sản phẩm căn cứ vào mức độ an toàn. Cụ
thể là sản phẩm sẽ được coi là có khuyết tật nếu khơng đạt được yêu cầu về an toàn
như mức độ mà một người tiêu dùng thơng thường có quyền trơng đợi. Việc xác định
mức độ mà một người tiêu dùng thông thường có quyền trơng đợi đối với một sản
phẩm phải được thực hiện trên cơ sở xem xét tất cả các yếu tố liên quan được quy
định trong Luật[9]. Luật này cũng quy định một sản phẩm sẽ không được coi là có
khuyết tật chỉ vì mức độ an tồn của nó thấp hơn so với mức độ an tồn của một sản

phẩm được cung cấp sau.
Các chủ thể phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm gây ra
trước hết là nhà sản xuất (bao gồm cả người đưa tên lên nhãn hiệu thương mại của
sản phẩm) và nhà nhập khẩu. Trong trường hợp nhà cung cấp sản phẩm không thể
thông tin về nhà sản xuất hay nhập khẩu thì nhà cung cấp sẽ phải chịu trách nhiệm về
thiệt hại đó. Trách nhiệm này cũng được loại trừ đối với người cung cấp nông sản
chưa qua bất kỳ một quá trình chế biến nào. Trong trường hợp có từ hai người trở lên
phải chịu trách nhiệm, mỗi người sẽ phải tự mình chịu trách nhiệm, đồng thời liên đới
chịu trách nhiệm với những người còn lại.
Luật của Malaysia cũng trao cho Bộ trưởng phụ trách[10] quyền quyết định không áp
dụng trách nhiệm sản phẩm đối với một hoặc một loại hàng hoá cụ thể, và khi đã có
quyết định của Bộ trưởng đăng trên Cơng báo tuyên bố rằng không một thủ tục tố
tụng nào được áp dụng tại Toà án đối với khuyết tật của bất kỳ hàng hoá ho

×