Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Giải pháp phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ trên mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 117 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI





ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
MÃ SỐ: 047.09.RD






BÁO CÁO TỔNG HỢP

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
KINH DOANH BÁN LẺ TRÊN MẠNG


CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI: BỘ CÔNG THƯƠNG
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN: VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà
CÁN BỘ THAM GIA: CN. Vương Đức Toản
CN. Vũ Huy Hùng
CN. Trần Thúy Hằng








8360


HÀ NỘI, 12-2009


1


MỞ ĐẦU
Bán hàng qua mạng hay bán hàng trực tuyến là ngành kinh doanh khá mới
mẻ, chỉ bắt đầu xuất hiện từ những năm giữa của thập niên 1990 nhờ vào sự
phát triển của Internet. Trên thế giới việc bán hàng trực tuyến hiện diện khắp
nơi và gần như đã phủ khắp mọi ngành.
Trong năm 2008, mặc dù suy thoái kinh tế nhưng ngành bán lẻ trực tuyến
tại các nền kinh tế l
ớn vẫn tăng trưởng. Theo Verdict Research, tại Anh, doanh
số bán lẻ trực tuyến (hiện nay khoảng 19,5 tỉ bảng Anh, chiếm 7% tổng doanh
số bán lẻ) vẫn tăng 32%, trong khi doanh số kênh phân phối truyền thống chỉ
tăng 1,2%. Tại Mỹ, trong năm vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ có kết
quả kinh doanh tạm ổn là nhờ doanh số kênh bán lẻ trực tuyến tăng trưởng và
bù đắp cho kênh truyền thống, đạt kho
ảng 200 tỉ đô la Mỹ trong năm 2008 và
dự đoán sẽ đạt 335 tỉ đô la Mỹ vào năm 2012.
Sở dĩ kênh bán hàng trực tuyến vẫn tăng trưởng bất chấp suy thoái là vì nó

mang lại những lợi ích rất đặc biệt cho người tiêu dùng: tìm kiếm món hàng cần
mua một cách nhanh chóng, dễ dàng so sánh giá, tiết kiệm được chi phí và thời
gian di chuyển. Hơn nữa, người tiêu dùng có thể chọn mua hàng bất kỳ lúc nào,
từ tờ mờ
sáng đến đêm hôm khuya khoắt khi mà đa số các cửa hàng bán lẻ đều
đóng cửa.
Tại Việt Nam, bán hàng trực tuyến cũng đang trên đà phát triển và đã mở
rộng ra rất nhiều ngành hàng: kim khí điện máy, điện thoại di động, sách, văn
phòng phẩm, trang sức, mỹ phẩm Với khoảng một phần tư dân số (khoảng
hơn 20 triệu người) sử dụng Internet (theo thống kê của Trung tâm Internet Vi
ệt
Nam năm 2008), và con số này sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới, kênh bán
hàng trực tuyến sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai gần.
Tuy hình thức bán lẻ qua mạng tại Việt Nam đã khẳng định được nhiều ưu
thế của mình nhưng còn nhiều những bất cập như : quy mô nhỏ, phát triển tự
phát, các trang web kinh doanh bán lẻ vẫn chủ yếu là giới thiệu công ty, giới
thiệu sản phẩ
m, dịch vụ của mình, tính năng giao dịch TMĐT chưa cao (kỹ
năng CNTT, đặt hàng, thanh toán trực tuyến…), còn nhiều vướng mắc nên chưa
thực sự được các nhà kinh doanh bán lẻ quan tâm.
Bán lẻ qua mạng là lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ ở nước ta và hệ thống
bán lẻ qua mạng không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết và yếu kém: Trước

2
hết, nhận dạng và hiểu biết về bán lẻ qua mạng còn rất hạn chế trong toàn xã
hội, kể cả các nhà quản lý, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; Thứ hai, việc
hình thành và phát triển của hệ thống bán lẻ qua mạng ở Việt nam thời gian qua
còn mang nặng tính chất tự phát, thiếu sự chỉ đạo, quản lý điều hành của Nhà
nước bằng các thể chế và chính sách phù hợp nên không tránh khỏi tình trạng
phát tri

ển tràn lan, kinh doanh chỉ tính đến lợi ích trước mắt, thiếu tính bền
vững, thiếu hiệu quả và chưa thực sự đảm bảo được văn minh thương mại làm
giảm ý nghĩa, tác dụng của bán lẻ qua mạng trên thực tế; Thứ ba, công tác quản
lý kinh doanh các Website bán lẻ cũng bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế từ khâu
tổ chức quản lý hoạt động của thương mạ
i điện tử, chiến lược phát triển hoạt
động của bán lẻ trực tuyến, chiến lược cạnh tranh và các yếu tố khác của quản
lý chưa được hoạch định một cách khoa học và phù hợp để đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển lâu dài của bán lẻ qua mạng trong tình hình mới của đất nước;
Thứ tư, hàng hoá bán lẻ trên mạng ở Việt Nam hiện nay vẫn chư
a thực sự
phong phú về chủng loại, chưa đáp ứng được yêu cầu mua hàng thường nhật
của người tiêu dùng “dưới một mái nhà”, chất lượng hàng hoá của nhiều siêu
thị ảo vẫn chưa đạt được các tiêu chuẩn nhất định; còn tồn tại hàng chưa rõ
nguồn gốc xuất xứ; Thứ năm, Website bán hàng của nhiều doanh nghiệp còn sơ
sài, bài trí và trưng bày hàng hoá chưa thật sự khoa họ
c và hấp dẫn; Thứ sáu,
nguồn nhân lực của nhiều doanh nghiệp bán lẻ qua mạng chưa được đào tạo
một cách bài bản, chưa nắm được những kiến thức căn bản về bán hàng qua
mạng, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh qua mạng ; Thứ bảy,
dịch vụ khách hàng còn nghèo nàn và kém phát triển ; Thứ tám, sự hỗ trợ và
khuyến khích của Nhà nước đối v
ới hoạt động kinh doanh qua mạng thời
gian qua còn chưa thoả đáng,
Trong bối cảnh, thương mại điện tử thế giới đang phát triển mạnh mẽ,
nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, do đó nhiều
công ty bán hàng trực tuyến nước ngoài đã và đang thâm nhập vào thị trường
nước ta, nếu hệ thống bán lẻ trực tuyến nói riêng và th
ương mại điện tử nói
chung của nước ta không phát triển thì ngành thương mại nước ta sẽ bị tụt hậu,

các doanh nghiệp nước ngoài sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ của nước
ta. Xuất phát từ những lý do trên nên chúng tôi thấy rằng nghiên cứu “Giải pháp
xây dựng hệ thống bán lẻ trên mạng” là thực sự rất cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :


3
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý luận về kinh doanh bán lẻ
trên mạng, khảo sát thực trạng, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp phát triển kinh
doanh bán lẻ trên mạng nhằm thích ứng với sự phát triển của loại hình kinh
doanh này cũng như nâng cao tính hiệu quả của việc kinh doanh trên mạng.
§èi t−îng, ph¹m vi nghiªn cøu:
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp phát tri
ển kinh doanh bán
lẻ trên mạng.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Thực trạng từ 2002 đến nay và giải pháp cho tới năm
2020
- Về không gian: Tập trung vào một số địa bàn trọng điểm là các thành
phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp chuyên gia và dự báo
Về nội dung ngoài phần mở đầu và kết luận,
đề tài được chia thành 3
chương cụ thể như sau :
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẾ ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH BÁN LẺ
TRÊN MẠNG.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BÁN LẺ

TRÊN MẠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BÁN LẺ TRÊN MẠNG.


4

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH BÁN LẺ TRÊN MẠNG
1.1. Khái quát chung về kinh doanh bán lẻ trên mạng
1.1.1. Khái niệm
Ngày nay, sự phát triển như vũ bão cùng với những ứng dụng của CNTT
đã làm biến đổi sâu rộng phương thức hoạt động trong các doanh nghiệp. Đặc
biệt, từ khi Internet xuất hiện và sau vài năm phát triển đã làm mọi người kinh
ngạc vì khả năng mà nó mang lại. Nhiều ngườ
i nhận thức được rằng sử dụng
Internet vào trong kinh doanh đem lại hiệu quả cao hơn. Các phương tiện điện
tử ngày càng được sử dụng trong các công ty và tổ chức thương mại để quảng
cáo, tiếp thị hàng hóa và dịch vụ của mình trên phạm vi toàn thế giới.
Bán lẻ là một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, quá trình
bán lẻ là khâu cuối cùng trong phân phối hàng hóa. Từ trước khi có phương
th
ức bán hàng trực tuyến, hoạt động bán lẻ luôn gắn liền với các cửa hàng cửa
hiệu, địa điểm kinh doanh đóng vai trò quyết định tới hiệu quả kinh doanh, đó
là trở ngại lớn nhất đối với những ai muốn phát triển hoặc khởi nghiệp với loại
hình kinh doanh này, khi mà giá thuê mặt bằng đã trở nên quá cao. Với việc sử
dụng mạng Interrnet, các nhà bán lẻ, tại các nước khác nhau
đều có thể chào sản
phẩm và dịch vụ của mình với đầy đủ thông tin về tính năng và hiệu quả của
sản phẩm và dịch vụ, về thành phần hay cấu tạo, về giá cả, kế hoạch sản xuất,

điều kiện giao hàng, thanh toán và hậu mãi. Những thông tin này cho phép
người sử dụng hàng hóa và dịch vụ có thể đặt mua hàng hóa và dịch vụ mà họ
mong muốn từ những nhà cung cấp tố
t nhất, với tính cạnh tranh cao nhất, thông
qua Internet, đó là mua bán qua mạng.
Bán lẻ trên mạng là một trong những hình thức bán lẻ không qua cửa hàng,
mà qua Internet. Với Internet khách hàng cũng sẽ được hưởng cảm giác gần
giống như bán lẻ truyền thống, như việc lướt dạo qua các webstore: “cửa hàng
ảo”, “siêu thị ảo”, “chợ ảo”, “gian hàng ảo”… tìm hàng, xem hàng, so sánh tính
năng, giá cả và mua hàng một cách nhanh chóng, vượt qua cả không gian và
thời gian.
Bán lẻ qua mạng có thể được hiể
u theo nhiều cách, có quan niệm cho rằng
phải có thanh toán qua mạng, phải có đầy đủ các hoạt động kinh doanh được

5
thực hiện qua mạng (quản lý dữ liệu khách hàng, quản lý và xử lý đơn hàng,
thanh toán qua mạng, chữ ký điện tử ). Nhưng như thế thì khái niệm này còn
khá xa vời với tình hình chung ở Việt Nam hiện nay, vì thế, có thể hiểu nôm na
rằng bán lẻ qua mạng là việc áp dụng một hay nhiều khâu trong các hoạt động
thương mại dựa trên các công cụ điện tử, cụ thể là Internet.
Như vậy, có thể đ
i đến khái niệm “Bán lẻ trên mạng” hay “Bán lẻ trực
truyến” là việc doanh nghiệp sử dụng Internet trong quá trình bán hàng hóa
– dịch vụ của mình đến tay người tiêu dùng. Từ việc tiếp thị, quảng cáo hàng
hóa – dịch vụ, cho đến việc giao hàng và thanh toán.
Hệ thống bán lẻ trên mạng có thể hiểu là tập hợp các nhà bán lẻ trên
mạng đã được tổ chức nhằm thực hiện mục đích chính là phát triển hoạt
động kinh doanh bán lẻ
, có quan hệ và liên hệ lẫn nhau. Khác với bán lẻ

truyền thống, việc tổ chức hệ thống bán lẻ sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và
một đội ngũ nhân lực đủ mạnh thì việc tổ chức hệ thống bán lẻ trên mạng có thể
được hình thành một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí rất nhiều. Với
internet, khái niệm tổ chức hệ thống bán lẻ theo cách tổ ch
ức của bán lẻ truyền
thống của một nhà bán lẻ dường như không còn ý nghĩa khi mà “cửa hàng ảo”
của họ khi hiện diện trên mạng tự nó đã đi đến khắp mọi nơi.
Cùng với việc hình thành tự phát của đa số các nhà bán lẻ trên mạng hiện
nay thì hệ thống bán lẻ trên mạng chủ yếu cũng đang được hình thành một cách
tự phát. Khi hoạt động bán lẻ trên m
ạng phát triển đến một giai đoạn nhất định,
hệ thống bán lẻ trên mạng cũng sẽ được hình thành và phát triển. Vì vậy mà đề
tài đã đặt ra mục tiêu và trọng tâm nghiên cứu là tìm các giải pháp phát triển
kinh doanh bán lẻ trên mạng.
1.1.2. Phân loại bán lẻ trên mạng
Có thể phân loại bán lẻ trên mạng theo những tiêu chí khác nhau:
1.1.2.1. Theo mô hình bán lẻ trên mạng:
B2C giao dịch bán lẻ giữa doanh nghiệp với các cá nhân.
B2G giao dịch bán lẻ giữa doanh nghiệp vớ
i chính phủ.
C2C giao dịch giữa cá nhân, hộ bán lẻ với người tiêu dùng cá nhân.
1.1.2.2. Theo bản chất của hàng hóa – dịch vụ:
Bán lẻ hàng hóa hữu hình trên mạng: đồ điện tử, may mặc, hàng hóa tiêu
dùng…
Bán lẻ hàng hóa số: sách điện tử, nhạc, phim, phần mềm…

6
Bán lẻ dịch vụ trên mạng: dịch thuật, mua vé máy bay, đặt chỗ khách sạn,
tư vấn, đào tạo, quảng cáo…
1.1.2.3. Theo đặc tính của hàng hóa – dịch vụ

Hàng hóa mua theo sở thích: sách, âm nhạc, quần áo, hoa
Hàng hóa tiêu dùng thường xuyên: tạp phẩm, đồ dùng cá nhân, thực phẩm.
Hàng hóa tiêu dùng theo mục đích: các bản nghiên cứu thị trường, dịch
thuật, dịch vụ tài chính, tuyển dụng, tin tức, tư vấn.
1.1.2.4. Theo phương thức kinh doanh.
Bán hàng hóa – dịch vụ trên chính website, gian hàng c
ủa cá nhân hay
doanh nghiệp.
Tham gia vào các market space, các sàn giao dịch trực tuyến.
1.1.3. Đặc điểm của hệ thống kinh doanh bán lẻ trên mạng
Không cửa hàng - Không nhân viên: Khi tham gia bán hàng trên mạng ,
doanh nghiệp có thể chào bán sản phẩm dịch vụ của mình mà không cần thuê
thêm nhân công; thuê thêm cửa hàng, không phải tiêu thêm một khoản tiền nào
vào việc bồi thường cũng như bảo hiểm cho nhân viên mới mà vẫn duy trì được
doanh số bán hàng và dịch vụ. Chỉ cần có một website hoặc tham gia vào mộ
t
sàn giao dịch trực tuyến. Doanh nghiệp đã có thể đặt bao nhiêu nội dung, tranh
ảnh, video và còn hơn thế nữa nếu muốn.
Bán hàng 24/7: Với một website và máy tính nối mạng, doanh nghiệp, cá
nhân tham gia giao dịch trên mạng không bị giới hạn về thời gian. Có thể tìm
kiếm thông tin, đặt hàng, giao hàng bất cứ lúc nào. Không thời gian nghỉ, 24
giờ mỗi ngày.
Không giới hạn về không gian và địa lý: bản chất của Internet là liên mạng
và toàn cầu. Chỉ cầ
n máy tính nối mạng Internet là người dùng có thể truy cập
bất cứ thông tin gì, dù thông tin đó nằm ở đâu, cách xa bao nhiêu km. Với
doanh nghiệp, chỉ cần có website với các ngôn ngũ khác nhau là đã có thể
quảng cáo, bán hàng cho khách hàng trên khắp thế giới, miễn là khách hàng có
thể hiểu được ngôn ngữ diễn tả trên website. Ngồi nhà và có thể mua hàng cách
nửa vòng trái đất, đó là đặc điểm khác biệt lớn nhất của bán hàng trên mạng.

Không trung gian: tham gia bán hàng trên mạng làm biến mất hoặ
c làm
giảm bớt các lực lượng trung gian trong quá trình sản xuất - kinh doanh như đội
ngũ bán hàng, đại lý… Trong bán hàng trên mạng, hàng hoá được chuyển giao
trực tiếp cho người mua khi quá trình mua hàng kết thúc. Đối với sản phẩm như

7
phần mềm, âm nhạc và thông tin số sẽ được chuyển giao ngay lập tức. Do đó
quá trình phần phối theo kiểu truyền thông sẽ bị giảm sút hoặc biến mất.
Cung cấp thông tin ngay lập tức, rõ ràng, minh bạch: Có thể so sánh: Trên
Internet thông tin được công bố công khai, rõ ràng và được lưu lại, không dễ bị
xóa bỏ ngay. Do vậy, người dùng có thể cùng lúc tìm hiểu thông tin sản phẩm,
dịch vụ của đồng thời nhiều nhà cung cấp. Họ có th
ể so sánh và đưa ra quyết
định mua hàng sau khi đã cân nhắc và so sánh các lợi thế mà các nhà cung cấp
đưa ra. Thậm chí những so sánh này còn được cung cấp ngay bằng phần mềm
trên mạng, giúp quyết định mua hàng nhanh chóng và chính xác
Giao hàng và thanh toán ngay (với các hàng hóa số): Các bản nhạc, video,
các ebook được đăng tải trên mạng và người dùng có thể xem và nghe những
nội dung này ngay lập tức. Nếu muốn họ có thể đặt hàng, thanh toán qua các
phương thức thanh toán trực tuyến và download những nội dung này về ngay
máy tính củ
a mình trong thời gian ngắn.
1.2. Vai trò và lợi ích của kinh doanh bán lẻ trên mạng
Duy trì và phát huy vai trò của thương mại điện tử: Bán lẻ trên mạng là
một phần của TMĐT, tỷ trọng của bán lẻ trên mạng ngày càng cao trong các
ứng dụng của thương mại điện tử. Bán hàng trên mạng là ứng dụng đầu tiên mà
các cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia vào TMĐT. Bán hàng trên mạng
thúc đẩy phát triển các phần mềm ứng dụng, thanh toán, các điều lu
ật chi phối

và bảo vệ người tham gia. Bán hàng trên mạng giúp cho mọi người thấy được
những lợi ích rõ ràng khi tham gia thương mại điện tử. Qua đó, khẳng định vai
trò ngày càng cao của thương mại điện tử trong đời sống xã hội. Thậm chí có
nhiều người còn cho rằng thương mại điện tử là bán hàng trên mạng.
Phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng: Xã hội càng phát triển thì hình
th
ức mua bán sẽ càng hiện đại hơn, thuận tiện hơn rất nhiều. Ngày nay các hoạt
động mua bán không chỉ đơn thuần diễn ra tại các chợ, các siêu thị mà nó còn
phát triển với hình thái khác rất mới mẻ và cũng rất tiện lợi đó là mua bán trên
mạng. Mua bán qua mạng, không những giúp cho những tập đoàn lớn, những
công ty lớn mua bán sản phẩm với số lượng lớn mà còn giúp cho những đơn vị,
cá nhân muốn làm giàu, hoặ
c đơn giản chỉ là mua bán những vật phẩm tiêu
dùng cần thiết. Khách hàng có thể mua bán cổ phiếu chứng khoán, có thể tìm
mua hoặc bán các loại ô tô, xe máy, xe đạp mới hoặc đã qua sử dụng, hay chỉ
đơn thuần tìm kiếm một địa chỉ để mua những đĩa CD yêu thích, hoặc chọn một
sim số đẹp để thay đổi giá trị cuộc sống, hoặc tìm hiểu thông tin thị trường, tìm
hiểu giá cả hàng hóa Internet là phươ
ng tiện hữu hiệu nhất. Chỉ cần thiết kế

8
một website chuyên nghiệp, thêm nội dung giúp đỡ khách hàng và ngay lập tức
doanh nghiệp bắt đầu bán hàng trên mạng. Khách hàng có thể tìm thấy thông
tin, đặt hàng và mua hàng 24/24 giờ với 365 ngày. Những thông tin liên quan
đến hàng hóa – dịch vụ sẽ được cung cấp tới khách hàng ngay lập tức không
phụ thuộc vào nhân viên bán hàng; không phụ thuộc vào địa lý. Khách hàng
cách nửa vòng trái đất cũng có thể ngay lập tức tìm được thứ họ muốn chỉ bằng
một click chuột.
Tối ưu hóa các cơ h
ội, tăng hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường: Khi

tham gia bán hàng trên mạng. Doanh nghiệp không phải đóng cửa vào ngày lễ
tết Dù doanh nghiệp có ở đâu, thì tất cả mọi người cũng đều có thể xem hàng
hóa - dịch vụ. Khi một ai đó muốn biết về thời gian, địa điểm, phương hướng,
hay bất cứ thông tin nào về doanh nghiệp, họ có thể nhận được những thông tin
này ngay lậ
p tức mà hoàn toàn không làm phiền tới hoạt động chung của doanh
nghiệp.
Các DN sản xuất có thể tận dụng Internet để trao đổi thông tin, nhu cầu
với nhau như việc đặt hàng giữa các đối tác kinh doanh, tiết kiếm được chi phí
hoạt động và quản lý thông tin tốt hơn, hiệu quả hơn
Các DN sản xuất hàng tiêu dùng: có thêm một kênh quảng cáo trên mạng
với nhiều tiện ích đặc trưng (chi phí thấp, không giới hạn thông tin, 24 giờ mỗi
ngày ) Có thể tương tác, trưng cầu ý kiến người tiêu dùng thông qua website
của mình.
Các đơn vị kinh doanh trong ngành giải trí, du lịch, ăn uống có khả năng
phục vụ khách hàng tốt hơn với những thông tin mới nhất, ấn tượng nhất luôn
sẵn có trên website của mình.
Các website cung cấp thông tin, kiến thức, cho phép người xem chia sẻ
kiến thức với nhau, chia sẻ nhu cầu mua bán, tìm kiếm thông tin, kết bạn nhằm
mục đích học hỏi, h
ỗ trợ nhau Ví dụ như: thư viện online nơi mọi người có
thể đóng góp và chia sẻ tài liệu, diễn đàn kiến thức để mọi người có thể chia sẻ
kiến thức, người biết chỉ giúp người chưa biết v.v
Tham gia vào các giao dịch toàn cầu với chi phí thấp: tham gia vào bán
hàng trên mạng đem lại sự hiện diện trên toàn cầu cho doanh nghiệp và sự lựa
chọn toàn cầu cho khách hàng. Nhờ Internet mà các doanh nghiệ
p đã tiếp cận
gần hơn với khách hàng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng chất lượng dịch
vụ cho người tiêu dùng. Vì bán hàng trên mạng được tiến hành trên mạng
Internet nên không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý, do đó dù doanh nghiệp


9
nhỏ hay lớn. Khách hàng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn nhờ mạng máy tính
cung cấp cho họ và có được cảm giác thoải mái và tiện lợi hơn khi mua sắm.
Khi tham gia bán hàng trên mạng, cả doanh nghiệp và cá nhân đều có thể
chào bán sản phẩm dịch vụ của mình mà không cần thuê thêm nhân công, thuê
cửa hàng; không phải tiêu thêm một khoản tiền nào vào việc bồi thường cũng
như bảo hiểm mà vẫn duy trì được doanh số bán hàng và dịch vụ Trên
Internet không có gi
ới hạn, có thể đặt bao nhiêu nội dung, hình ảnh, về hàng
hóa dịch vụ đều được. Những chi phí văn phòng vô hình chung đã được giảm
thiểu một cách tối đa. Không còn những chi phí khổng lồ cho việc in ấn, gửi
thư…
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống bán lẻ trên mạng
1.3.1. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh qua mạng.
Sự cần thiết của QLNN đố
i với hoạt động kinh doanh qua mạng
Quản lý nhà nước đối với kinh doanh qua mạng là đương nhiên đối với bất
kỳ nền kinh tế nào vì bán lẻ qua mạng cũng thuộc hệ thống phân phối hàng hoá
bán lẻ, tham gia trực tiếp vào quá trình tái sản xuất xã hội và là cầu nối quan
trọng giữa nhà sản xuất với người tiêu thụ cuối cùng. Do những đặc điểm kinh
tế xã hội ở Việt Nam hiệ
n nay, sự phát triển bán lẻ qua mạng còn diễn ra một
cách tự phát, công tác quản lý của nhà nước đối với các Website bán hàng càng
trở nên quan trọng trong việc định hướng cho hệ thống bán lẻ qua mạng của
Việt nam, nhằm mở rộng lưu thông phân phối, lưu chuyển hàng hoá và dich vụ
trên thị trường nội địa và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phục vụ đắc lực
cho sự nghiệ
p công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước và đáp ứng
một cách tốt nhất nhu cầu tiêu dùng xã hội.

QLNN về bán lẻ qua mạng là một bộ phận của quản lý nhà nước về
thương mại nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, khuyến khích và hỗ
trợ sự phát triển của mạng lưới bán lẻ qua mạng, đáp ứng các mục tiêu và yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội đất nướ
c.
QLNN nhằm phát triển hệ thống bán lẻ qua mạng Việt nam trong điều kiện
nước ta đang tham gia hội nhập một cách sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới
và khu vực càng cần thiết trước áp lực của cạnh tranh khốc liệt. Thị trường Việt
Nam với quy mô dân số lớn (hơn 83 triệu người) lại tăng trưởng kinh tế khá
nhanh và ổn định đang thu hút sự quan tâm đầ
u tư của nhiều nhà phân phối
nước ngoài. Những cam kết mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ khuyến
khích nhiều nhà phân phối đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam. Trong khi đó,

10
các nhà phân phối Việt Nam còn non trẻ rất dễ bị tổn thương trong môi trường
mở cửa, hội nhập. Một chính sách thu hút FDI cân bằng với khuyến khích và hỗ
trợ các nhà phân phối trong nước là tiền đề để phát triển hệ thống thương mại
bán lẻ hiện đại ở Việt Nam.
Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua
đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh t
ế đất nước. Mức sống và thu
nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Giao lưu trong nước và quốc tế
ngày càng mở rộng. Việc tiếp cận với các hàng hoá và các loại hình phân phối
tiên tiến cũng ngày càng trở nên dễ dàng hơn đối với người tiêu dùng. Trong
khi đó, phụ nữ làm việc ngày càng nhiều nên không có thời gian đi khắp các
chợ để tìm mua những hàng hoá cần thiết, họ mong muốn có thể mua sắm nhiều
thứ
mình cần tại một nơi với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo và tiết kiệm
được thời gian. Bán lẻ qua mạng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu này nhất.

Chính vì vậy, thời gian qua bán lẻ qua mạng đã ra đời ở Việt Nam như một đòi
hỏi của thực tiễn khách quan. Sự hình thành tự phát của bán lẻ qua mạng theo
quy luật cung cầu ở Việt Nam khi nướ
c ta thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển
sang nền kinh tế thị trường và hội nhập với thế giới và khu vực.
Việc phát triển bán lẻ qua mạng đã mở ra kênh phân phối mới quan trọng
không những đối với người tiêu dùng mà còn cả đối với nhà sản xuất. Các nhà
sản xuất nỗ lực khai thác hệ thống phân phối hiện đại này nhằm mở rộng tiêu
thụ
hàng hoá của mình thông qua việc tập trung đầu tư cải tiến chất lượng, kiểu
dáng, mẫu mã sản phẩm, thiết lập tốt quan hệ bạn hàng. Do phương thức tổ
chức kinh doanh mang tính tích hợp cao, bán lẻ qua mạng là nơi lý tưởng để các
nhà sản xuất triển khai các hoạt động marketing, quảng cáo, khuyến mãi Bên
cạnh đó, nhờ vào hệ thống dữ liệu bán hàng được tổ chức và lưu trữ đầy
đủ các
Website có thể phản ảnh và chia sẻ thông tin để các nhà sản xuất tiến hành các
hoạt động nghiên cứu thị trường, khảo sát khách hàng làm cơ sở khoa học cho
việc đề ra các quyết định và hoạch định các chiến lược kinh doanh. Việc các sản
phẩm của mình thâm nhập và bầy bán rộng rãi tại các Website sẽ góp phần thúc
đẩy sản xuất phát triển, tăng giao lưu hàng hoá trong nước và tác động tích cực
đến hoạt động xuấ
t khẩu
Nội dung của QLNN đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ qua mạng
- Xây dựng thực thi hệ thống luật pháp, quy định hoàn chỉnh, tạo môi
trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển bán lẻ qua mạng. Hệ thống luật pháp,
quy định phải đảm bảo tạo mọi thuận lợi cho hoạt động bán lẻ qua mạng phát
triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội không ngừng tăng lên trong quá trình tái
sản xu
ất mở rộng xã hội; chống các hành vi độc quyền và các hình thức kinh


11
doanh bất hợp pháp của các Website bán lẻ qua mạng; đảm bảo lợi ích, an toàn
vệ sinh thực phẩm và sức khoẻ cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh
thái…;
- Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chính sách và cơ chế khuyến
khích phát triển hệ thống bán lẻ qua mạng ở Việt Nam, đảm bảo thống nhất và
phù hợp với hệ thống chính sách và cơ chế phát triển thương mại, phát triể
n
kinh tế xã hội đất nước trong điều kiện Việt Nam chuyển hẳn sang nền kinh tế
thị trường có điều tiết của Nhà nước và thực hiện mở cửa, hội nhập đầy đủ với
kinh tế thế giới và khu vực;
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển mạng lưới phân
phối hàng hoá, mạng lưới bán lẻ qua mạng trên quy mô quốc gia phù hợ
p với
quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại, phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước:
Bán lẻ qua mạng nằm trong mạng lưới phân phối hàng hoá của xã hội.
chịu tác động qua lại và có quan hệ mật thiết với các mạng lưới thương nghiệp
truyền thống. Do đó, Nhà nước cần có một quy hoạch tổng thể về phát triển hệ
thống bán lẻ qua mạng nói chung nh
ằm khai thác được các mặt mạnh đồng thời
hạn chế các mặt yếu kém của hoạt động kinh doanh bán lẻ mới này.
Nhà nước cần xây dựng, hướng dẫn thực hiện các định mức kinh tế - kỹ
thuật, các tiêu chuẩn nghiệp vụ, các điều kiện và tiêu chí đối với từng loại hình
thương mại bán lẻ, dựa trên cơ sở đó mà xây dựng quy hoạch cho phù hợp với
lo
ại hình bán lẻ qua mạng nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một siêu thị văn
minh hiện đại.
- Thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các
chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với bán lẻ qua mạng, xử lý các vi

phạm pháp luật trong kinh doanh. Đồng thời, Nhà nước cần quan tâm thực hiện
tốt công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, …
Đối với Việt Nam, do nh
ững đặc thù phát triển hệ thống bán lẻ qua mạng
của đất nước, Nhà nước còn cần:
- Hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở của bán lẻ qua mạng đặc biệt là hạ tầng
công nghệ thông tin và các dịch vụ công ích khác
- Hỗ trợ và khuyến khích hình thành và phát triển các thương nhân kinh
doanh bán lẻ qua mạng, các nhà phân phối hàng hoá lớn của Việt Nam;

12
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực bán lẻ qua mạng của Việt Nam: Chỉ đạo,
hướng dẫn, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản trị kinh doanh bán lẻ
qua mạng cho các thương nhân Việt Nam…
1.3.2. Cơ sở pháp lý để công nhận sự tồn tại và hoạt động của hệ thống
kinh doanh bán lẻ trên mạng
Mỗi một giao dịch trên mạng đề
u phát sinh vấn đề luật áp dụng. Luật áp
dụng là đạo luật mà các bên tham gia giao dịch lựa chọn để điều chỉnh các vấn
đề phát sinh. Giao dịch bán lẻ trên mạng là một loại hình đặc biệt do vậy nó yêu
cầu một loạt các vấn đề pháp lý cần phải có.
Trước hết là vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các
giao dịch kinh doanh bán lẻ trên mạng.
An toàn và tin cậy là các yếu tố mà người tham gia giao d
ịch kinh doanh
bán lẻ trên mạng phải cân nhắc trước khi quyết định tham gia. Nếu người sử
dụng cảm thấy thông tin về giao dịch của họ không được đảm bảo an toàn, có
thể bị sửa đổi, có thể bị khám phá trái phép họ sẽ không tham gia. Do đó, cần
phải có hạ tầng viễn thông an toàn, trên đó có các phương tiện để bảo vệ thông
tin, tránh khám phá, sử dụng trái phép và một hành lang pháp lý đầy đủ phân

định rõ ràng trách nhiệm c
ủa các chủ thể tham gia giao dịch kinh doanh bán lẻ
trên mạng ở tất cả các công đoạn của giao dịch thương mại mà tính an toàn, độ
tin cậy bị đe doạ như máy trạm, máy chủ, đường truyền. Mặt khác người sử
dụng cũng phải học cách tự bảo vệ mình bằng các biện pháp kỹ thuật.
Mã hoá là một công cụ hữu hiệu đảm bảo an toàn cho các giao dịch. Nó
cho phép người sử d
ụng bảo vệ được thông tin của mình một cách an toàn, đảm
bảo nguồn gốc thông tin và tính toàn vẹn của thông tin. Tuy nhiên khi sử dụng
mã hoá có thể xảy ra trường hợp như bọn tội phạm có thể sử dụng biện pháp mã
hoá để phá mã các thông tin. Đồng thời, mã hoá nhiều khi cũng gây khó khăn
cho Giám đốc doanh nghiệp kiểm soát hoạt động của cán bộ dưới quyền.
Vấn đề bảo đảm tính riêng tư:
Thông tin cá nhân được lu
ật pháp tôn trọng. Cá nhân được quyền đảm bảo
bí mật các thông tin về đời tư. Khi thực hiện các giao dịch trong môi trường
Internet, các chủ thể tham gia giao dịch thường được yêu cầu phải khai báo các
thông tin cá nhân ví dụ như số thẻ tín dụng, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, địa
chỉ nhà riêng, số điện thoại cá nhân để phục vụ cho mục đích xác nhận, kiểm
tra. Sở dĩ có điều đó là do các bên tham gia giao dịch không quen bi
ết nhau.

13
Các thông tin về đời tư này dễ bị bên thứ ba lấy cắp và sử dụng vào mục đích
khác, gây phương hại đến người tham gia giao dịch kinh doanh bán lẻ trên
mạng. Do đó, trong TMĐT cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên
tham gia giao dịch đối với các thông tin của các chủ thể.
Bảo vệ người tiêu dùng:
Do trong giao dịch kinh doanh bán lẻ trên mạng cả người mua lẫn người
bán không cần gặp nhau, biết nhau nên dễ xảy ra các rủ

i ro và người bị thiệt
thường là người tiêu dùng bởi vì họ phải trả tiền trước cho các sản phẩm, dịch
vụ mà họ mua qua mạng song lại chưa biết được chất lượng sản phẩm và việc
giao hàng có diễn ra đúng như người bán đã cam kết không. Vấn đề sẽ trở nên
phức tạp hơn khi hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau, chịu các luật điều chỉnh
khác nhau, thẩm quyền tài phán khác nhau. Do vậy trong quy định pháp lý cho
các bên tham gia giao dịch kinh doanh bán lẻ trên mạng, các quốc gia đều bảo
vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do luật pháp các nước là không giống nhau nên
nếu hai chủ thể thuộc hai quốc gia khác nhau thì hai bên cần thoả thuận trước
về luật sẽ áp dụng.
Các vấn đề về hợp đồng
Theo pháp luật, hợp đồng được xác lập khi các bên đạt được sự nhất trí về
các điều kiện ghi trong h
ợp đồng bất kể là thoả thuận miệng hay bằng văn bản.
Vấn đề nảy sinh là xác định nơi giao kết hợp đồng để xác định luật giải quyết
khi có tranh chấp. Trong hầu hết các trường hợp thì quốc gia nơi đặt webserver
không hề được quan tâm và không phải lúc nào vị trí của webserver cũng rõ
ràng. Domain name cũng không phải là căn cứ để xác định nơi giao kết hợp
đồng. Có nhiều doanh nghiệ
p Việt Nam buôn bán qua domain name nước ngoài
và ngược lại.
Nói chung các loại hợp đồng đều có thể giao kết qua mạng, tuy nhiên cũng
có một số loại hợp đồng theo quy định của pháp luật phải thể hiện bằng văn
bản, có công chứng, đăng ký. Luật pháp các nước đều không phủ nhận giá trị
pháp lý của hợp đồng ảo chỉ vì nó là dạng dữ liệu (bản ghi điện tử).
Có nhiều lo
ại hợp đồng trong không gian ảo, đó là hợp đồng hàng hoá,
dịch vụ và các dịch vụ số hoá. Hàng hoá khi chào bán trên mạng phải đảm bảo
chất lượng. phù hợp với mục đích sử dụng, an toàn và không có khuyết điểm
nhỏ. Sẽ không được coi là có khuyết điểm nhỏ nếu như người bán chỉ ra cho

người mua trước khi ký kết hợp đồng. Cung cấp dịch vụ chính là cung cấp sức

14
lao động, kỹ năng. Việc mua một phần mềm tại cửa hàng thì phần mềm là hàng
hoá, còn hợp đồng với một công ty tin học thuê viết một phần mềm thì đó là
hợp đồng cung cấp dịch vụ. Dịch vụ số hoá là người bán có thể gửi cho người
mua các loại sản phẩm như băng video, âm nhạc, sách báo, phần mềm… qua
Internet.
Các yêu cầu hình thức văn bản, chữ ký, văn bả
n gốc
Có một số loại giao dịch pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản.
Các loại giao dịch này thường là giao dịch về tài sản có đăng ký. Các loại giao
dịch mà pháp luật đòi hỏi hình thức văn bản phải là văn bản trên giấy sẽ không
tiến hành qua mạng. Giống như các văn bản trên giấy, các giao dịch kinh doanh
bán lẻ trên mạng khi cần phải có chữ ký để ràng bu
ộc chủ thể với nội dung tài
liệu. Chữ ký điện tử sẽ được sử dụng trong những trường hợp như vậy.
UNCITRAL đã nêu luật khung về chữ ký điện tử để các nước tham chiếu khi
xây dựng luật của mình.
Đảm bảo tính nguyên vẹn (bản gốc) của tài liệu trong giao dịch kinh doanh
bán lẻ trên mạng là một nhu cầu. Đối với những tài liệu về
quyền sở hữu hay
giấy tờ có giá (như vận đơn) khi quyền đi liền với việc chiếm hữu tài sản đó, thì
điều cơ bản là đảm bảo rằng bản gốc phải ở trong tay người có quyền sở hữu tài
sản mà giấy tờ thể hiện. Trong giao dịch kinh doanh bán lẻ trên mạng con người
có thể tạo được các bản sao giống hệt như bả
n gốc một cách dễ dàng. Điều quan
trọng là tập dữ liệu do một người khởi tạo không bị thay đổi về nội dung, hay
nói cách khác là đảm bảo sự nguyên vẹn của dữ liệu.
Thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp điện tử

Thời gian giao kết rất quan trọng để xác định thời điểm bắt đầu ngh
ĩa vụ
của các bên. Do các bên trong giao dịch kinh doanh bán lẻ trên mạng không
quen biết nhau, ở xa nhau, liên lạc với nhau qua mạng nên xác định thời điểm
giao kết thương mại là khó khăn và các bên rất dễ hiểu khác nhau về thời điểm
giao dịch, điều đó dễ dẫn đến các tranh chấp.
Người được chào hàng có thể chấp nhận lời chào hàng và theo đó tạo ra
một hợp đồng trực tiếp. Sự
phản hồi của khách hàng chấp nhận đơn chào hàng
là sự trả giá. Trường hợp này người mua là người trả giá, người bán là người
chấp nhận hợp đồng. Việc xác lập hợp đồng không nhất thiết phải do con người
thực hiện, mà có thể chấp nhận tự động bằng hệ thống máy móc. Ví dụ, khi
người chủ đặt máy bán nước giải khát tự động, được coi là chấp nhận tr
ả giá khi

15
khách bỏ tiền vào máy. Khi tiến hành giao dịch kinh doanh bán lẻ trên mạng,
người chào hàng có thể quy định thời gian gửi ý kiến chấp nhận, khi đó thời
điểm chấp nhận hợp đồng là thời điểm thông tin chấp nhận của khách hàng
nhập vào hệ thống của người chào hàng.
Thời gian nhận được thông điệp điện tử được xác định theo nguyên tắc
sau:
a/ Nếu người nhận chỉ
định một hệ thống thông tin để nhận thì thời gian
nhận là khi thông điệp điện tử nhập vào hệ thống thông tin đó hoặc khi nhập
vào hệ thống thông tin khác nhưng người nhận đang làm việc để truy lục thông
điệp điện tử.
b/ Nếu người nhận không chỉ định hệ thống thông tin thì tính thời điểm
nhận là thời điểm thông đi
ệp điện tử truy nhập vào hệ thống thông tin của người

nhận.
1.3.3. Hạ tầng công nghệ, cơ chế bảo mật và thanh toán đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh bán lẻ trên mạng
Bán lẻ trên mạng là việc sử dụng Internet để thực hiện quá trình bán hàng.
Do vậy, chỉ có thể tiến hành thực tế một cách hiệu quả khi đã có một hạ tầng cơ
sở công nghệ thông tin
đủ năng lực, bao gồm hai nhánh tính toán (computing)
và truyền thông (communications). Hai nhánh này ngoài công nghệ - thiết bị
còn cần phải có một nền công nghệ phần mềm vững mạnh làm nền. Những cơ
sở này đòi hỏi phải đảm bảo đủ tính hai mặt là tiên tiến, hiện đại về công nghệ
và thiết bị.
Yêu cầu về Bảo mật – an toàn: Giao dịch trên mạng phần lớn đều thuộc
dạng số
và được mã hoá (kể cả chữ ký). Do vậy trong giao dịch yêu cầu về mặt
bảo mật và an toàn được đặt ra hết sức nghiêm ngặt. Yêu cầu này không chỉ đặt
ra cho người bán - người mua mà còn cho cả người quản lý, với từng quốc gia.
Vì hệ thống điện tử có thể bị kẻ xấu lợi dụng xâm nhập phá hoại hoặc thực hiện
các hành vi ăn cắp, lừa đảo. Để h
ạn chế và ngăn chặn hiện tượng này yêu cầu
hệ thống bảo mật – an toàn phải được thiết kế trên cơ sở mã hoá hiện đại với
một cơ chế an ninh hữu hiệu.
Yêu cầu về thanh toán tự động: bán lẻ trên mạng chỉ có thể thực hiện một
cách hoàn hảo và đầy đủ khi đã có một hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ
phát triển cao cho phép tiế
n hành thanh toán tự động. Khi chưa có hệ thống này,
thì bán lẻ trên mạng chỉ giới hạn trong khâu trao đổi thông tin, còn việc buôn

16
bán hàng hoá và dịch vụ vẫn phải kết thúc bằng hình thức thanh toán trực tiếp
hoặc qua các phương tiện thanh toán truyền thống, hiệu quả thấp và có thể

không đủ bù đắp chi phí trang bị phương tiện.
Hệ thống máy tính và đường truyền Internet: Mọi thông tin trong bán hàng
trên mạng từ thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến thông tin hỗ trợ, bảo hành,
thanh toán đều được lưu trên hệ thống máy tính và truyền tải trên môi trường
mạng. Các hệ thống máy tính mạnh sẽ giúp lưu trữ được nhiều thông tin hơn,
dưới nhiều dạng khác nhau. Đường truyền Internet với tốc độ cao sẽ giúp việc
truy cập thông tin nhanh hơn, thông suốt và không gián đoạn. Mỗi một yếu tố
làm suy giảm hay nâng cao hiệu quả của hệ thống máy tính, đường truyền
Internet cũng đều ảnh hưởng trực tiếp tới việc bán hàng trên mạng ngay từ khâu
đầu tiên truy c
ập thông tin đến khâu cuối cùng thanh toán và vận chuyển.
1.3.4. Nhận thức và thói quen của người tiêu dùng trong việc mua sắm
Bán lẻ trên mạng sẽ thành công khi có được sự tham gia tích cực của hai
chủ thể Người tiêu dùng – Người bán. Nếu như có nhiều người bán nhưng
không có hoặc có ít người tiêu dùng tham gia thì sẽ không mang lại hiệu quả
cho người bán. Mặt khác, internet là một hệ thống tương đối phức tạp, đòi hỏi
tính công nghệ và trình độ sử dụ
ng cao. Do vậy, bán lẻ trên mạng đã rất thành
công tại các nước phát triển, có nền công nghiệp tiên tiến. Nơi người tiêu dùng
đã có sự hiểu biết sâu sắc lợi ích của Internet, có thói quen mua hàng và thanh
toán không dùng tiền mặt.
1.4. Các điều kiện cần thiết để phát triển hệ thống bán lẻ qua mạng ở
nước ta
Để có thể phát triển hệ thống bán lẻ qua mạng ở Việt Nam, trước hết cầ
n
xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp với hình thức kinh doanh này. Hiện
nay, chúng ta đã có một hệ thống pháp lý chung điều chỉnh hoạt động lưu thông
phân phối trên thị trường nội địa như luật Thương mại, luật giao dịch điện tử,
luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp chung và Luật Đầu tư thống nhất cũng đã
được ban hành… Nhưng có lẽ, như nhiều nước, Nhà nước v

ẫn cần phải xây
dựng một pháp lệnh về bán lẻ qua mạng.
Thứ hai, cần có định hướng chiến lược rõ ràng phát triển kinh doanh bán lẻ
qua mạng, trên cơ sở đó mà Nhà nước có các biện pháp, chính sách khuyến
khích đầu tư, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng CNTT, phát triển mạng lưới hệ thống
dịch vụ hậu cần từ hệ thống kho tàng, vận chuyển, thanh toán trực tuyế
n.

17
Thứ ba, việc phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ qua mạng là cần thiết.
Tuy nhiên, cách thức, bước đi, thời điểm với những nội dung và chính sách
thích hợp phải được nghiên cứu cụ thể. Như kinh nghiệm của một số nước song
song với quá trình mở cửa cần phải thực hiện đầu tư, củng cố và tạo điều kiện
phát triển các doanh nghiệp Việ
t Nam mang tính chuyên nghiệp cao, có đủ tiềm
lực và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thứ tư, một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công
của hệ thống bán lẻ qua mạng đó là yếu tố về con người. Nhà nước cần có biện
pháp xây dựng đội ngũ nhân lực am hiểu về bán lẻ qua mạng cả trong các cơ
quan quản lý nhà nước và và tại chính các doanh nghiệp kinh doanh trên m
ạng.
Đặc biệt, đội ngũ lao động trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp có kinh
doanh bán lẻ qua mạng, đội ngũ này phải am hiểu về hoạt động kinh doanhtrên
mạng, các kiến thức về kinh doanh trực tuyến, thương mại điện tử. Nhà nước
cần hỗ trợ xây dựng nguồn nhân lực thông qua các khoá đào tạo, mời chuyên
gia đào tạo của nước ngoài giảng dạy, tổ chứ
c các cuộc hội thảo về hoạt động
bán lẻ qua mạng để chia sẻ và học hỏi kiến thức về kinh doanh trên mạng
1.5. Bán lẻ trên mạng tại một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam
1.5.1. Bán lẻ trên mạng tại Trung Quốc

Trong tổng số người dùng Internet của Trung Quốc thì có hơn 55 triệu
người đã tham gia mua bán trên mạng. Có số này tập trung tại 4 khu vực chính
là Beijing, Shanghai, Shenzhen và Guangzhou.
Theo báo cáo của China research group Market Avenue thì tỷ lệ tăng
trưởng ngành bán lẻ trực tuyến hàng năm của Trung Quốc đạt 117% và dự đoán
sẽ đạt 238,8 tỷ nhân dân tệ trong năm 2009 và đạt 569 tỷ nhân dân tệ vào năm
2011.
Các giao dịch B2C và C2C chiếm phần lớn các giao dịch mua bán trên
mạng tại Trung Quốc. Trong năm 2007 tổng số các giao dịch C2c đạt 51,8 tỉ
nhân dân tệ tăng 125,2 % so với năm 2006. Trong đó số giao dịch trên website
C2C hàng đầu của Trung Quốc – Taobao.com chiếm 83,6%; đứng thứ hai là
paipai.com vớ
i 8,7%; đứng thứ 3 là eachnet.com. Trong năm 2007 giao dịch
B2C đạt 4,3 tỉ nhân dân tệ tăng 92,3% so với năm 2006. Trong đó số giao dịch
tại website dangdang.com chiếm 83,6%; đứng thứ 2 là joyo.com và thứ 3 là
139shop.com

18
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển vũ bão của Internet, Trung Quốc cũng
phải đối mặt với khá nhiều vấn nạn đi kèm như thư rác, nội dung đồi trụy, phản
động, truyền bá mê tín dị đoan
Nhiều chiến dịch "dọn sạch" mạng Web, siết chặt quản lý người dùng và
nội dung đã được chính phủ Trung Quốc tiến hành trong thời gian qua.
Lấy thí dụ, cơ quan hữu trách khuyến khích blogger sử d
ụng tên thật, tạm
ngừng cấp giấy phép mở quán Cafe Internet mới, không cho phép website tư
nhân được cung cấp video trực tuyến
Hệ thống thanh toán trực tuyến : Hệ thống thanh toán trực tuyến ở Trung
Quốc đã có sự tiến bộ vượt bậc trong những năm qua. Hệ thống cơ sở hạ tầng
cho thanh toán đã đạt được mức tiến tiến nhất trên thế giới. Bất kể

đó là thẻ ghi
nợ hay thẻ tín dụng.
Bài học kinh nghiệm
Về chiến lược: Nhà nước cần xây dựng và ban hành những chính sách và
khung pháp lý thông thoáng, tạo một môi trường ổn định, đảm bảo tin cậy cho
các hoạt động giao dịch trên mạng. Việc phát triển lâu dài đòi hỏi phải mở rộng
thị trường ra nước ngoài. Việc mở rộng này không nên đơn thuần chỉ cung cấp
một trang web đa ngôn ngữ như
một số site B2B hiện nay mà phải làm cho nó
phù hợp với tình hình thực tế, văn hóa của các thị trường nhắm tới.
Việc xây dựng “chợ ảo” cần phải có một chiến lược phát triển lâu dài, rõ
ràng, phù hợp với tình hình phát triển của thị trường. Khi thành lập “chợ ảo”,
việc xác định cho mình những đối tượng khách hàng phục vụ phù hợp là một
trong những bài học từ Alibaba. Đối tượng khách hàng không đượ
c quá ôm
đồm để không thể phục vụ chu đáo nhưng cũng không quá nhỏ để không thể
mang lại một lợi nhuận lâu dài về sau.
Về khách hàng: Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng phải đầy đủ và chu
đáo. Một trong những chìa khóa dẫn đến thành công của Alibaba.com là việc
công ty không để các khách hàng đăng thông tin, TradeLeads lên sàn một cách
tự do. Những thông tin này sau khi được khách hàng gửi đi sẽ được một đội ngũ
biên tập chỉnh sửa lại cho đẹ
p và phù hợp những tiêu chuẩn. Bên cạnh đó việc
có khả năng phúc đáp những thắc mắc của khách hàng tối đa sau 24 giờ là một
điều đáng học.
Việc đặt tên “chợ ảo” cũng là một điều đáng học hỏi từ Alibaba.com. Rõ
ràng là chúng ta phải cân nhắc khi đặt tên cho “chợ”.

19
Về năng lực hoạt động: Việc xây dựng cho mình hệ thống cơ sở công nghệ

riêng là một điều nên làm. Tuy rằng sẽ là tốn kém nhưng một hệ thống dữ liệu
theo tiêu chuẩn sẽ giúp cho sự phát triển tương lai lâu dài.
Việc chọn đối tác hoạt động cũng là một điểm cần lưu ý nữa. Các “chợ ảo”
thường chỉ cung cấp các dịch vụ n
ằm ở thành phần đầu tiên trong chuỗi giá trị.
Vì thế cần phải chọn lựa những đối tác phù hợp cung cấp các dịch vụ nằm ở
thành phần tiếp theo của chuỗi giá trị. Các đối tác cần phải có năng lực góp
phần cung cấp dịch vụ chất lượng cao thì mới giúp cho “chợ ảo” thêm uy tín.
Về năng lực tổ chức: Đội ngũ điều hành của “chợ
” cũng cần có khả năng
và uy tín. Nếu không có được những người có khả năng, uy tín để thực hiện
quản lý và phát triển “chợ” thì nên tìm những người có khả năng và uy tín làm
cố vấn. Điều này sẽ ít nhiều giúp cho “chợ ảo” thêm phát triển.
Về tài chính: Việc lựa chọn nhà đầu tư mang ý nghĩa sống còn. Không chỉ
giúp phần tài chính duy trì hoạt động, các nhà đầu tư còn giúp cho hoạt động
của “chợ”
được thêm hiệu quả thông qua những tác động của họ. Alibaba sở dĩ
tồn tại được khi mà chưa đem lại được lợi nhuận cũng là nhờ các nhà đầu tư.
1.5.2. TMĐT Singapore: Thành công từ chính sách quản lý CA
Singapore, với tầm nhìn về một tâm điểm thương mại điện tử (TMĐT)
quốc tế của thế giới từ rất sớm, đã đưa ra những chính sách và khung pháp lý
thông thoáng, t
ạo một môi trường ổn định và tin cậy cho các hoạt động giao
dịch điện tử. Đây là nền tảng vững chắc và tiên quyết để tạo ra một thị trường
TMĐT nở rộ, mang lại thành công to lớn cho nền kinh tế của quốc gia này.
Để thực hiện mục tiêu, Singapore đã sớm đưa ra Luật Giao dịch điện tử,
(Electronic Transactions Act - ETA) vào ngày 10/7/1998, tạo ra một khung
pháp lý cho các hoạt động giao d
ịch TMĐT trong nước. Cùng với những yếu tố
khác, Luật ETA đã mở đường cho Bộ Nghệ thuật, Thông tin và Truyền thông

đưa ra những quy định về cấp phép và quản lý đối với các nhà cung cấp chứng
thực số (Certification authorities - CA) tại Singapore.
Chương trình cấp phép này nhắm tới mục tiêu nâng cao uy tín của các nhà
cung cấp CA đã được cấp phép và có thể tin cậy. Một nhà cung cấp CA muốn
được cấp phép sẽ phải đáp ứ
ng các tiêu chuẩn quản lý nghiêm ngặt theo nhiều
quan điểm khác nhau, bao gồm cả độ vững chắc về tài chính, mức độ uy tín, các
khả năng kiểm soát và thủ tục bảo mật chặt chẽ. Chỉ có những nhà cung cấp CA

20
đáp ứng được về các tiêu chuẩn bảo mật và độ tin cậy cao của nhà quản lý mới
được cấp phép.
Xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ
Tiếp sau việc đưa ra Luật Giao dịch điện tử, ngày 10/2/1999, Uỷ ban Máy
tính Quốc gia Singapore (The National Computer Board - NCB) đã ban hành
Các quy định về quản lý chứng thực số trong các giao dịch điện tử (Electronic
Transactions Regulations) để cấp phép cho các nhà cung cấp CA tại Singapore.
Bộ quy định này
đã lập ra một tiêu chuẩn mới về độ tin cậy và bảo mật trong
các dịch vụ của các nhà cung cấp chứng thực số, qua đó nâng cao khả năng bảo
mật trong các hoạt động TMĐT.
Trong thế giới ảo trên Internet, các bên giao dịch nhiều khi không đủ căn
cứ để có thể xác minh đối tác của mình. Một nhà cung cấp CA do đó sẽ đóng
vai trò quan trọng của bên thứ ba, đứng ra xác nhận và đảm b
ảo danh tính cho
những cá nhân tổ chức sử dụng các chứng chỉ số mà mình cung cấp. Khi các
bên tham gia vào giao dịch trực tuyến, nhờ các chữ ký số và những thông tin
mà những chứng chỉ số tạo ra, họ có thể xác minh một cách chắc chắn về danh
tính của đối tác mà mình đang giao dịch. Do vai trò bảo đảm về độ tin cậy rất
cao, nên các nhà cung cấp CA sẽ là những đối tượng được quản lý theo những

tiêu chuẩn rấ
t chặt chẽ.
Ban điều hành của NCB đã được chính phủ Singapore bổ nhiệm làm Cơ
quan quản lý các nhà cung cấp CA (Controller of Certification Authorities). Cơ
quan quản lý này sẽ điều hành, cấp phép và giám sát các hoạt động của những
nhà cung cấp CA tại Singapore. NCB là cơ quan chủ quản của các nhà cung cấp
này.
Các quy định quản lý chứng thực số dựa trên khung quản lý và cấp phép
của Cơ quan quản lý các nhà cung cấp CA. Cơ quan này cũng đặt ra các tiêu
chuẩn c
ấp phép cho nhà cung cấp CA, cùng các yêu cầu về quá trình hoạt động
sau khi đã được cấp phép. Điều kiện mà các nhà cung cấp CA phải đáp ứng sẽ
bao gồm khả năng tài chính, các chính sách hoạt động và lịch sử quá trình hoạt
động tốt.
Những lợi ích của cấp phép dịch vụ CA
Một hệ thống cấp phép sẽ đảm bảo sự tuân thủ đầy đủ của các nhà cung
cấp CA đối với các tiêu chu
ẩn nghiêm ngặt về chứng thực số, đồng thời nâng
cao độ tin cậy của công chúng đối với dịch vụ CA của nhà cung cấp. Đổi lại,

21
các chữ ký điện tử từ nhà cung cấp CA đã được cấp phép sẽ được công nhận về
mặt pháp lý theo Luật Giao dịch điện tử.
Một nhà cung cấp CA được cấp phép cũng sẽ được hưởng những quy định
về trách nhiệm theo Luật Giao dịch điện tử. Nhà cung cấp CA sẽ không phải
chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất nào do sự tin tưởng vào m
ột chữ ký số giả
mạo gây ra, nếu họ vẫn đáp ứng đủ các yêu cầu theo Luật ETA và Quy định
quản lý chứng thực số. Trong trường hợp một nhà cung cấp CA không thực
hiện được theo một số trách nhiệm pháp lý nào đó, họ sẽ chỉ phải có trách

nhiệm đối với những gì được xác định cụ thể trong chứng chỉ CA của mình.
Hệ thống cấp phép cho nhà cung cấp CA có
điểm tương đồng với một hệ
thống quản lý chất lượng ISO, mà chỉ có các nhà cung cấp CA đáp ứng được độ
tin cậy và các tiêu chuẩn hoạt động mới có thể nhận được giấy phép. Điều này
sẽ tạo điều kiện cho công chúng sử dụng các dịch vụ CA một cách tin cậy từ
các nhà cung cấp đã được cấp phép.
Chứng thực chéo - Giải pháp CA quốc t
ế
Cấp phép cho nhà cung cấp CA chỉ là bước đầu tiên trong việc thúc đẩy sử
dụng các biện pháp chứng thực số. Các nỗ lực khác nhằm mở rộng và tạo thuận
lợi cho việc công nhận các chứng thực số giữa các quốc gia cũng đã được
Singapore thực hiện. Chẳng hạn, trong tháng 6/1998, Singapore và Canada đã
công bố chuẩn chứng thực chéo đầu tiên trong các nền tảng khoá công khai của
hai nước để công nh
ận các chứng thực số và nhà cung cấp CA của nhau. Những
phát kiến như vậy sẽ đưa Singapore tiến một bước gần hơn để hoà nhập các
chính sách và Luật TMĐT xuyên biên giới, cho phép các doanh nghiệp có thể
tin tưởng nhiều hơn khi thực hiện các giao dịch điện tử với những đối tác nước
ngoài.
NCB cũng công bố những kế hoạch hình thành một hội đồng tư vấn CA.
Đây là h
ội đồng chuyên tư vấn các thông tin về nền tảng công nghệ và hoạt
động chứng thực của dịch vụ CA, được gọi là Hội đồng tư vấn nền tảng mã
khoá công khai quốc gia (National Public Key Infrastructure Advisory
Committee - NPAC). Hội đồng này sẽ do Cơ quan quản lý các nhà cung cấp
CA làm chủ tịch, đồng thời bao gồm các nhà tư vấn công nghiệp, các nhà cung
cấp công nghệ nền tảng mã khoá công khai (PKI) và những nhà cung cấp CA.
Uỷ ban này sẽ xác định, bàn luậ
n và khuyến nghị Cơ quan quản lý nhà cung cấp

CA về chính sách PKI, cũng như những vấn đề của hoạt động tương hỗ quốc tế
và chứng thực chéo. Hội đồng này sẽ cho phép Cơ quan quản lý nhà cung cấp

22
CA cân nhắc, hiệu đính các Quy định quản lý và phản ứng nhanh chóng với
những hoạt phát triển trong khu vực, tạo ra trạng thái năng động cho môi trường
TMĐT.
Thành quả rực rỡ
Sau khi đưa ra các điều luật và quy định quản lý chứng thực số vào năm
1998 và 1999, hoạt động TMĐT của Singapore đã liên tiếp phát triển mạnh mẽ
theo các loại hình thương mại sau:
Giá trị TMĐT B2B (Business to Business) giữa các doanh nghiệ
p với nhau
đã tăng từ mức 5,67 tỷ USD năm 1998 lên mức 40 tỷ USD nay trong năm 1999,
và sau đó đạt tới 92 tỷ USD vào năm 2000. Năm 2001, con số này đã đạt tới
mức 110 tỷ USD. Các giá trị giao dịch này chủ yếu xuất phát từ các mạng đóng
trong nước, chứ không phải từ các mạng mở.
Ba lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong năm 2000 của TMĐT B2B
Singapore là tài chính ngân hàng, bán buôn-bán lẻ và sản xuất.
Khảo sát về thị trường Singapore năm 2000 cũng nhấn mạnh rằng giá trị
xuất khẩu thương mại từ TMĐT đã tăng nhanh hơn so với doanh thu thương
mại nội địa. Các nước và vùng lãnh thổ chính đã thực hiện hoạt động TMĐT
B2B với Singapore bao gồm Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn
Quốc và Nhật Bản. Hơn một nửa số công ty trong nước thông báo đã thực hiện

n 50 giao dịch B2B mỗi tháng.
Giá trị TMĐT B2C (Business to Customers) giữa doanh nghiệp với khách
hàng đã tăng từ mức 36 triệu USD của năm 1998 lên 200 triệu USD trong năm
1999. Giá trị doanh thu năm 2000 đã tăng mạnh lên mức 1,17 tỷ USD và đạt
2,75 tỷ USD vào năm 2001.

Ba lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong TMĐT B2C của Singapore là tài
chính ngân hàng, kinh doanh và bất động sản, khách sạn và nhà hàng. Doanh
thu B2C chủ yếu là từ các khách hàng nước ngoài từ Malaysia, Thái Lan, Mỹ
và Nhật Bản. Hơn 20% s
ố công ty đã ghi nhận hơn 50 giao dịch B2C mỗi
tháng.
Doanh thu B2B đã tăng từ mức 5,44 tỷ USD năm 1998 lên mức 10,9 tỷ
USD năm 1999, và đạt khoảng 17,9 tỷ USD vào năm 2000. Năm 2001, con số
này đã lên tới mức 25 tỷ USD. Các hoạt động mua hàng B2B đã phổ biến hơn ở
các công ty trong nước, nhiều hơn các hãng nước ngoài như từ Mỹ, Malaysia và
Nhật Bản.

23
Cũng trong khảo sát về thị trường năm 2001, 43.2% số công ty có khả
năng TMĐT cho biết họ đã bắt đầu những hoạt động của mình từ năm 1999
(khi luật và quy định về giao dịch điện tử được ban hành).
98.7% số công ty tham gia khảo sát có khả năng kết nối Internet với các
ứng dụng thường xuyên là mua bán trực tuyến, các dịch vụ chính phủ điện tử và
download phần m
ềm.
Doanh thu từ các Dịch vụ nền tảng Internet cũng nhờ TMĐT mà tăng từ
124 triệu USD năm 1998 lên 248 triệu USD năm 1999 và đạt 618 triệu USD
năm 2000. Trong năm 2001, con số này ước tính đạt 763 triệu USD.
Doanh thu từ Các dịch vụ hạ tầng ứng dụng Internet, nhờ sự phát triển của
TMĐT, đã tăng từ 234 triệu USD năm 1998 lên 523 triệu USD năm 1999, đạt
567 triệu USD trong năm 2000 và 1,2 tỷ USD vào năm 2001.
Doanh thu t
ừ các Dịch vụ trung gian Internet đã tăng từ 17 triệu USD năm
1998 lên 154 triệu USD năm 1999, đạt 566 triệu USD trong năm 2000 và lên
tới 2,2 tỷ USD trong năm 2001.

Bài học về quản lý
Một chính sách quản lý đúng đắn, với các cơ sở pháp lý phản ứng nhạy
bén với tình hình thực tế, đã giúp Singapore có một môi trường TMĐT rất rộng
mở, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia, cũng như
sự đảm bảo về
độ tin cậy trong các dịch vụ chứng thực số. Một hệ thống quản lý các nhà cung
cấp dịch vụ CA và khung pháp lý công nhận giá trị của chứng thực số sẽ là
những biện pháp thúc đẩy TMĐT mang tính chất sống còn. Với những quốc gia
đang bắt đầu triển khai TMĐT và xây dựng Luật TMĐT như Việt Nam, đây
chắc chắn sẽ là nhữ
ng kinh nghiệm quý báu cần được quan tâm và đánh giá
nghiêm túc.
1.5.3. Bán lẻ trực tuyến tại Hàn Quốc
Để phát triển giao dịch điện tử, các quốc gia cần đến nhiều yếu tố như: nền
tảng CNTT, nhận thức của DN, nguồn nhân lực, khuôn khổ pháp lý, phát triển
các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ TMĐT Ở Hàn Quốc, khu vực kinh tế tư nhân
rất năng động và là nhân tố chính triể
n khai các hoạt động giao dịch điện tử.
Tuy nhiên, đóng vai trò đầu tàu cho phát triển lại chính là Chính Phủ với những
cam kết mạnh mẽ và quyết tâm.

24
Chính Phủ Hàn Quốc có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện
cho khu vực tư nhân phát triển CNTT. Môi trường CNTT ở quốc gia này được
đánh giá là đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tháng 12/2000, Hàn Quốc đã xây dựng xong
mạng lưới Internet băng rộng kết nối 144 khu vực trên toàn đất nước. Năm
2005, Hàn Quốc có 31 triệu người dùng Internet, chiếm gần 70% dân số. Đến
cuối năm 2008 HQ đã có 34,8 triệu người dùng Internet
Đến nay, tỷ lệ ng
ười dùng Internet băng thông rộng của Hàn Quốc đứng

hàng đầu trong các nước thuộc tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế
(OECD), chiếm 88% tổng số người dùng Internet. Số người dùng ngân hàng
qua Internet của nước này là 24 triệu người, chiếm 60% dân số. Tỷ lệ giao dịch
trực tuyến tại HQ năm 2005 chiếm 22% tổng giao dịch thương mại và năm
2007 là 30% giao dịch thương mại.
Các hình thức thanh toán trực tuyến phục vụ ngườ
i dùng tại Hàn Quốc rất
phong phú. Đặc biệt là hình thức thanh toán qua điện thoại di động đang phát
triển nhanh tại Hàn Quốc. Trong năm 2008, đã có 4 triệu lượt sản phẩm được
giao dịch qua hình thức này bao gồm: âm nhạc, video, nhạc chuông, game đạt
doanh thu 1,4 tỉ USD
Các chính sách của Hàn Quốc tập trung vào: nâng cao khuôn khổ pháp lý
giao dịch trực tuyến để tiến tới nền kinh tế số, phát triển các ngành nghề mới
như đào t
ạo trực tuyến, y tế trực tuyến, số hóa các ngành kinh tế, củng cố các
dịch vụ sử dụng CNTT và toàn cầu hóa TMĐT.
Chính Phủ Hàn Quốc đã chuẩn bị một loạt các đạo luật giao dịch điện tử
và liên tục nâng cao khuôn khổ pháp lý bằng cách chỉnh sửa luật hiện hành, ban
hành luật mới. Dưới đây là thống kê các đạo luật chính đã được ban hành tại
Hàn Quốc.
Khuôn khổ
pháp lý cơ bản
Luật khung về TMĐT: Ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2002 và 2005
Luật bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT: Ban hành năm 2002 và sửa đổi năm
2005
Luật chữ ký điện tử: Ban hành năm 1998, sửa đổi năm 2001 và 2005.
Luật phát triển ngành đào tạo điện tử: Ban hành năm 2004
Luật phát triển ứng dụng mạng CNTT và truyền thông và bảo vệ thông tin: Ban
hành năm 1999, sửa đổi nă
m 2002, 2004 và 2005.

Các khung pháp luật khác

×