Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của CBCNV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.4 KB, 15 trang )

QuẢ
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CBCNV
12/2009
Đánh giá khối lượng công việc hiện nay của Anh/chị
có 39% số người muốn tăng thêm việc để tăng thu nhập
Đánh giá đặc điểm công việc hiện nay của Anh/chị
cùng với 35% số người chưa phát huy hết khả năng của mình.
Điều đó gợi ý cho Công ty CT-IN có thể tăng năng suất lao động bằng
cách sử dụng 35% số người chưa phát huy hết khả năng đồng thời với việc
tăng thu nhập cho họ.
Khi được giao nhiệm vụ, Anh/Chị mong muốn
Với tỷ lệ 90%thành viên trong Công ty cần được chủ động trong công
việc, cũng như sự phối hợp ăn ý với các thành viên khác trong Công
ty.
Để làm việc tốt hơn Anh/chị cần:
Mặt khác, 88% thành viên cần thêm quyền tự quyết và trao đổi được
với cấp trên và đồng nghiệp
Đây là các tỷ lệ quá cao, chứng tỏ trong Công ty vấn đề hợp tác nội bộ
cần được cải thiện, nếu không năng suất lao động sẽ bị giảm sút.
Mức lương của tôi cạnh tranh so với thị trường lao
động trong nước
Với tỉ lệ 57% thành viên cho rằng mức lương chưa tương xứng với
mức lương trên thị trường lao động
Tôi được trả lương xứng đáng với trách nhiệm và
chất lượng công việc
Đồng thời 55% thành viên cho rằng mức lương chưa tương xứng với
trách nhiệm và chất lượng công việc
Tôi tin rằng nếu làm tốt công việc tôi sẽ được tăng
lương/ thưởng và/ hoặc sẽ được thăng tiến
50% thành viên lưỡng lự không biết việc làm tốt công việc liệu có được


tăng lương thưởng hay thăng tiến không?
Theo Anh/chị công ty nên áp dụng biện pháp nào
để nâng thu nhập cho người lao động?
80% thành viên cho rằng cần trả lương theo năng suất lao động.
Theo Anh/chị, việc hạch toán độc lập của các đơn vị
trong công ty có làm các đơn vị phát triển tốt hơn không?
74% thành viên nhận thấy cần phải hạch toán độc lập cho các đơn
vị để tăng tính minh bạch trong hiệu suất lao động.
Theo Anh/chị 3 vấn đề nào cần phải cải thiện
ngay?
66% thành viên yêu cầu cần cải thiện ngay vấn đề về vật chất.
 Các yếu tố trên cho ta biết rằng đang có sự không đồng tính giữa thu nhập đạt được so với
năng suất lao động bỏ ra, giữa các loại công việc của các thành viên, giữa các phòng ban
đơn vị khác nhau.
 Điều này Công ty cần đặc biệt lưu ý, với những tỷ lệ không đồng thuận cao như trên thì
Công ty có thể dẫn tới chảy máu chất xám, thành viên làm việc thiếu động lực.
 Do đó Cần cải thiện các yếu tố trên.
Anh/chị đang bận tâm điều gì nhất về Công Ty
27% thành viên không rõ mục tiêu/chiến lược
Trong năm vừa qua Anh/chị có biết mục tiêu sản
xuất kinh doanh của công ty không?
Gần 60% thành viên không rõ các mục tiêu sản xuất kinh doanh.
Việc không nắm rõ mục tiêu là rất nguy hiểm, giống như chúng ta đi
mà không biết đi tới đâu?
Do đó Công ty cần có những buổi nói chuyện, truyền thông điệp … tới
các thành viên về mục tiêu/chiến lược của Công ty để đạt mục đích
kinh doanh.
Tiến lên CT-IN
 Với đặc điểm hình thành từ Công ty Nhà nước, điểm mạnh của mô hình này là Quan hệ
giữa các Công ty Nhà nước với nhau và với Chính quyền.

 Cùng với đó là các Dự án do Công ty mẹ là VNPT chuyển xuống, hay các Dự án của
Chính phủ.
 Các yếu tố này một mặt giúp CT-IN trong công việc kinh doanh nhưng cũng gồm nhiều
hạn chế trong công tác Lãnh đạo do đặc điểm của Công ty Nhà nước là thực hiện theo
mệnh lệnh hành chính.
 Kể từ khi Cổ phần năm 2001 tới nay (năm 2010), CT-IN đã trở thành một Công ty lớn
trong lĩnh vực Viễn thông – Tin học, đã trưởng thành về nhiều mặt. Đã hạn chế được
nhiều đặc điểm của Công ty Nhà nước trước kia.
 Nhưng vào năm 2011, CT-IN sẽ trở thành Công ty Công chúng. Điều này sẽ ảnh hưởng
mạnh mẽ tới tận gốc rễ văn hóa tại CT-IN, từ cấp cao nhất cho tới cấp thấp nhất.
 Do đó CT-IN cần chuẩn bị những tư tưởng Lãnh đạo mới hay chính là tư tưởng văn hóa
mới để có thể giữ vững vị trí trong nước và có thể tính tới vươn tầm ra khỏi Quốc gia.
 Điều cuối cùng, các thành viên trong nhóm nghiên cứu về văn hóa của CT-IN xin chúc
Công ty đạt được những thành công và vững bước trên con đường kinh doanh đã chọn.

×