HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
CẤP BỘ NĂM 2009
Mã số: B.09.06
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Cơ quan chủ trì: Viện Kinh tế
Chủ nhiệm đề tài: TS Đoàn Xuân Thủy
Thư ký đề tài: Th.S Nguyễn Thị Minh Tân
7940
HÀ NỘI – 2009
CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá : CNH, HĐH
Doanh nghiệp nhà nước : DNNN
Đồng bằng sông Cửu Long : ĐBSCL
Đồng bằng sông Hồng : ĐBSH
Đầu tư trực tiếp nước ngoài : FDI
Hợp tác xã : HTX
Khoa học - công nghệ : KH-CN
Khuyến nông, khuyến ngư : KN, KN
Mức thuế ưu đãi : MFN
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : NN&PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: NHNN&PTNT
Ngân hàng nhà nước : NHNN
Ngân sách nhà nước : NSNN
Ngân hàng chính sách xã hội : NHCSXH
Ngân hàng thế giới : WB
Sản xuấ
t hàng hoá : SXHH
Sản xuất nông nghiệp : SXNN
Xã hội chủ nghĩa : XHCN
Xuất khẩu lao động : XKLĐ
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
1. CN Nguyễn Kim Cam - Sở Lao động, thương binh và XH Hà Nội
2. TS Phạm Ngọc Dũng - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
3. CN Nguyễn Dũng - Huyện Ủy Chư Sê tỉnh Gia Lai
4. CN Đàm Thùy Dương - Đại học Thái Nguyên
5. CN Nguyễn Thị Đa - Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình
6. CN Nguyễn Văn Đông - Liên đoàn Lao động tỉnh Hòa Bình
7. CN Đinh Xuân Hùng - Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Giang
8. CN Vũ Thị Hiền - Hội Nông dân huyện Chí Linh, Hải Dương
9. CN Nguyễn Vă
n Khang - Trường Trung cấp nghề tỉnh Hòa Bình
10. CN Phạm Hoàng Lam - Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh
11. PGS.TS Hoàng Thị Bích Loan - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
12. TS Đặng Ngọc Lợi - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
13. TS Đào Thị Ngọc Minh - Đại học Sư phạm Hà Nội
14. CN Nguyễn Thanh Minh - Ban tổ chức Thành ủy Hà Nội
15. Th.S Ngô Tuấn Nghĩa - Học viên CT-HCQG Hồ Chí Minh
16. TS Đinh Văn Phượng - Học viện Chính trị quân sự
17. TS Nguyễn Minh Quang - Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh
18. CN Nguyễ
n Trọng Sơn - Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
19. Th.S Nguyễn Thị Minh Tân - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
20. PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh - Học viên CT-HCQG Hồ Chí Minh
21. CN Nguyễn Văn Thanh - Trường chính trị Lê Hồng Phong, Hà Nội
22. TS Đoàn Xuân Thủy - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
23. CN Nguyễn Quang Thử - Sở Công thương tỉnh Quảng Nam
24. TS Nguyễn Thị Tú - Học viện Tài chính
25. CN Phạm Anh Tuấn - Huyện ủy huyện Ứng Hòa, Hà Nội
26. CN Võ Văn Tiến - Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Quảng Nam
27. CN Bùi Xuân Vinh - Công đoàn ngành Giao thông Thái Bình
28. CN Nguyễn Thanh Xuân - Trường Cao đẳng thủy sản, Bộ Thủy sản
CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá : CNH, HĐH
Doanh nghiệp nhà nước : DNNN
Đồng bằng sông Cửu Long : ĐBSCL
Đồng bằng sông Hồng : ĐBSH
Đầu tư trực tiếp nước ngoài : FDI
Hợp tác xã : HTX
Khoa học - công nghệ : KH-CN
Khuyến nông, khuyến ngư : KN, KN
Mức thuế ưu đãi : MFN
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : NN&PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: NHNN&PTNT
Ngân hàng nhà nước : NHNN
Ngân sách nhà nước : NSNN
Ngân hàng chính sách xã hội : NHCSXH
Ngân hàng thế giới : WB
Sản xuấ
t hàng hoá : SXHH
Sản xuất nông nghiệp : SXNN
Xã hội chủ nghĩa : XHCN
Xuất khẩu lao động : XKLĐ
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
11
1.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 11
1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới chính sách hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp.
35
1.3. Kinh nghiệm một số quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam
về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.
48
Chương 2:
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
64
2.1. Quá trình hình thành hệ thống luật pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp ở Việt Nam.
64
2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. 70
Chương 3:
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
134
3.1. Những quan điểm cơ bản về hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp ở Việt Nam.
134
3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp thời gian tới.
136
KẾT LUẬN 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO 163
PHỤ LỤC 172
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn là những vấn đề thu hút sự
quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong suốt quá trình cách mạng
Việt Nam. Xuất phát từ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nền tảng của
vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân … Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng
là vấn đề nông dân … Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợ
i, dân chủ nhân
dân thật thà thực hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính
trị của nông dân…”
1
, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương và
chính sách lớn nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp với tư cách là cơ sở kinh
tế chủ yếu để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông
dân và nông thôn. Những chủ trương chính sách hỗ trợ nông nghiệp ở nước
ta đã mang lại những hiệu quả tích cực to lớn đối với nông dân và nông thôn
nước ta, đặ
c biệt kể từ sau đổi mới.
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008 của Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã
chỉ rõ những thành tựu chủ yếu của các chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp (SXNN) trong quá trình đổi mới như: nông nghiệp tiếp tục phát triển
với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá (SXHH); năng suất, chất
lượng và hi
ệu quả của sản xuất nông nghiệp được nâng cao không ngừng,
tạo cơ sở đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng
xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới; kinh tế nông thôn đã có
bước chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các
hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổ
i mới; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
được tăng cường; đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các
vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; công tác xóa đói, giảm nghèo đạt
kết quả to lớn, hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường,
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, vị thế chính trị củ
a
giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó Hội nghị cũng chỉ ra những hạn chế vướng mắc đang tồn
tại trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta ngày nay như,
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, H.2000, Nxb. CTQG, t.7, tr.16-17.
2
những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa
đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ
tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt
nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học-công
nghệ (KH-CN) và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việ
c chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ
biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng
nhiều mặt hàng thấp. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh SXHH. Nông nghiệp và nông thôn phát
triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ t
ầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi
trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn
nhiều hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn
thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa;
chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn,
phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Những hạn chế, yếu kém trên đòi hỏi phải tiếp tục có chính sách hỗ
trợ đối với SXNN. Tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành
viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), những cam kết trong WTO về
nông nghiệp không cho phép thực hiện nhiều hình thức hỗ trợ đã được thực
hiện trước đây, đặc biệt là các chính sách trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp
khuyến khích đầu tư nội địa hóa … cùng với sức ép cạnh tranh quố
c tế về
hàng hóa nông sản đang có xu hướng tăng dần. Hội nhập đã đặt ra nhiều vấn
đề cần phải giải quyết về mặt lý luận cũng như thực tiễn như:
Những chính sách hỗ trợ SXNN như thế nào thì được coi là không vi
phạm cam kết về nông nghiệp trong WTO?
Các chính sách hỗ trợ SXNN phù hợp với quy định của WTO có tác
động như thế nào tới SXNN và tới nông dân với t
ư cách là chủ thể chủ yếu
của hoạt động đó?.
Làm thế nào để xây dựng được các chính sách hỗ trợ SXNN vừa
không vi phạm các cam kết gia nhập WTO, vừa thúc đẩy sự phát triển của
nền nông nghiệp nước ta theo hướng hiệu quả, bền vững …
Việc hoạch định và thực thi những chính sách hỗ trợ SXNN có hiệu
quả phù hợp với thông lệ quốc tế đòi hỏ
i phải tiếp tục đào sâu nhận thức về
vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay cùng với các
3
cam kết hội nhập về nông nghiệp, từ đó hình thành một cách có hệ thống các
quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp tạo cơ sở khoa học cho việc xây
dựng và thực thi những cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ SXNN nước
ta thời gian tới. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Chính sách
hỗ trợ SXNN ở nước ta trong điều kiệ
n hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ tuyển thầu năm 2009 theo Thông báo của Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về chính sách hỗ trợ SXNN nói chung và chính sách hỗ trợ SXNN
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, đã có nhiều công trình
khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu.
Học giả kinh tế Nga Pavlov P.N. đề cập tới v
ấn đề hỗ trợ SXNN thông
qua các chương trình quản lý điều tiết đối với tài nguyên đất đai và các chính
sách khuyến khích bảo vệ môi trường trong SXNN.
Nổi bật trong số các công trình nghiên cứu về chính sách hỗ trợ SXNN
nói chung và đối với Việt Nam nói riêng là các báo cáo của các tổ chức quốc
tế do các nhóm chuyên gia trong và ngoài nước tham gia soạn thảo.
Nhóm các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam trong Báo cáo “Hội
nhập kinh tế quốc tế, kh
ả năng cạnh tranh và đời sống nông thôn ở Việt
Nam” (2002) khuyến nghị các chính sách hỗ trợ đối với mỗi mặt hàng nông
nghiệp xuất khẩu chủ chốt. Hafiz A.Pasha và T.Planivel trong tác phẩm
“Chính sách và tăng trưởng vì người nghèo: Kinh nghiệm Châu Á” (2004)
cho rằng cần tăng chi tiêu công cho kinh tế nông thôn, nông dân để đa dạng
hoá sản phẩm, cải cách chế độ thương mại và tiếp thị trong nước giúp cho
việc giá cả nông sản được c
ải thiện.
Theo họ, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp cần phải tập
trung vào những điểm chủ yếu:
Thứ nhất, đa dạng hoá nông nghiệp theo hướng SXHH nông nghiệp
sử dụng nhiều lao động và có giá trị cao .
Thứ hai, phát triển các doanh nghiệp nông thôn vừa và nhỏ về chế
biến nông sản và cung cấp đầu vào nông nghiệp, mở rộng tiếp cận tín dụng
nông thôn cho cả hoạt động nông nghi
ệp và phi nông nghiệp.
4
Thứ ba, đặt ưu tiên cao hơn về phân bổ nguồn lực công vào phát triển
nông thôn; đầu tư vào đường, thuỷ lợi, điện khí hoá bản làng, nghiên cứu
phát triển nông nghiệp, và khuyến nông có ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất
nông nghiệp.
Thứ tư, tập trung phân bổ lại tài sản cho người nghèo thông qua chính
sách ruộng đất và các chương trình tín dụng vi mô nông thôn.
Báo cáo của Oxfam Quốc tế, tháng 10-2004 “Gia nhập WTO: Liệ
u
Việt Nam có giành được những điều kiện có lợi cho phát triển?” cho rằng,
Việt Nam không những có thể sử dụng các hình thức và định mức hỗ trợ
SXNN theo quy tắc de minimis là các nước đang phát triển được phép sử
dụng tới 10 phần trăm giá trị sản xuất cho trợ cấp (trừ phần thanh toán theo
“hộp xanh” không định mức trần, và những trợ cấp cho nông dân nghèo thu
nhập thấp và thiếu nguồ
n lực, không nằm trong các cam kết cắt giảm), mà
còn có thể sử dụng những hình thức hỗ trợ nội địa khác có lợi cho nông dân
thu nhập thấp và thiếu nguồn lực mà không có tác động làm biến dạng
thương mại.
Báo cáo “Việt Nam - Thúc đẩy Công Cuộc Phát triển Nông thôn - Từ
Viễn cảnh tới Hành động” do nhóm cán bộ của Ngân hàng Thế giới (WB)
soạn thảo năm 2005 đặc biệt nhấn mạnh đến
đa dạng hóa nông nghiệp, cho
rằng hỗ trợ cho người SXNN có thể chia thành 3 dạng:
Một là, áp đặt thuế nhập khẩu và giới hạn nhập khẩu, việc này làm
tăng giá trong nước (người tiêu dùng gánh chịu);
Hai là, hỗ trợ xuất khẩu (người dân đóng thuế gánh chịu),
Ba là, bao cấp cho người nông dân cả đầu vào và đầu ra (người dân
đóng thuế gánh chịu).
Kinh nghiệm từ khu vực Đông Á cho thấy những chính sách h
ỗ trợ
nông nghiệp trung lập đối với các loại cây trồng sẽ giúp giảm chi ngân sách
của chính phủ và thúc đẩy đa dạng hoá bền vững theo nhu cầu thị trường, tập
trung vào chức năng dịch vụ công như xây dựng chính sách, các chức năng
quản lý, kiểm soát và đánh giá. Hỗ trợ sản xuất như nghiên cứu, khuyến
nông, cơ sở hạ tầng công cộng, và tiếp thị là quan trọng và hợp lý; c
ần phải
đảm bảo rằng ba trụ cột then chốt của phát triển nông thôn (định hướng thị
5
trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, tham gia và trao quyền cho
cộng đồng) được lồng ghép với nhau trong tất cả các chương trình và dự án.
Đa dạng hóa nông nghiệp hiệu quả có thể là một sợi chỉ đỏ liên kết ba yếu tố
then chốt này. Sự hỗ trợ của Ngân hàng dành cho Việt Nam trong lĩnh vực
nông nghiệp vẫn rất quan trọng và cần thiết trong bối cảnh Việt Nam gia
nhập WTO. Các vấn đề c
ần được quan tâm là: Tăng cường các dịch vụ hỗ
trợ nông nghiệp; Phát triển thuỷ lợi nhỏ ở vùng miền núi và trung du; Công
nghệ nông nghiệp; Quản lý thủy lợi; Quản lý đất đai; Ngư nghiệp và nuôi
trồng thủy sản; Phát triển ngành chăn nuôi, và Phát triển ngành lâm nghiệp.
Báo cáo phát triển Việt Nam 2007 của Ngân hàng thế giới “Hướng
đến tầm cao mới” nêu ra yêu cầu nâng cao chất lượng nông sản như cải thiệ
n
an toàn vệ sinh thực phẩm, thú y, bảo vệ thực vật trước xu thế gia tăng nhu
cầu của thị trường thế giới về hàng hóa nông sản có giá trị và chất lượng
cao. Để có được nâng cao chất lượng nông sản phải có hệ thống kết cấu hạ
tầng nông nghiệp nông thôn và đặc biệt là kết cấu hạ tầng thương mại hiện
đại cho hàng hóa nông sản, do đó hỗ trợ cho nông nghi
ệp là cần thiết. Trong
điều kiện phải xóa bỏ các hình thức trợ cấp khuyến khích đầu tư cho xuất
khẩu theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam cần sử dụng tốt các hình thức
hỗ trợ đầu vào được phép trong hạn định như hỗ trợ về giống cây trồng, vật
nuôi, hỗ trợ về dịch vụ công, đồng thời tăng cường các hình thức hỗ trợ
không bị hạn chế như kiểm soát bệnh tật, hỗ trợ về kết cấu hạ tầng theo từng
mặt hàng.
Trong Báo cáo Phát triển Thế giới 2008 với tiêu đề “Tăng cường
Nông nghiệp cho Phát triển”, được Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) chính thức công bố ngày 11-
12-2007 tại Hà Nội nhận định rằng, đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp tại
các nền kinh tế
đang chuyển đổi, bao gồm cả Việt Nam, sẽ quyết định lợi ích
của nông dân nghèo sống ở những nước này.
Bản tổng hợp khuyến nghị chính sách (PAB) số 7 “Chính sách phát
triển nông thôn mới” của tác giả Jan Rudengre thuộc Chương trình hỗ trợ
quốc tế ISG ngày 8-1-2008 có đề xuất các giải pháp về tài chính cho phát
triển nông thôn như phân bổ tài chính nhiều hơn cho phát triển nông thôn và
6
kêu gọi sự hỗ trợ hơn nữa từ các nhà tài trợ, đầu tư và quan tâm nhiều hơn
nữa đối với duy tu và bảo dưỡng các công trình, đặc biệt là các công trình
thủy lợi do miễn thuỷ lợi phí, quan tâm hợp lý tới tài chính cho công tác
nghiên cứu, phát triển và marketing .
Nhìn chung các công trình kể trên đều tập trung vào luận giải những khó
khăn, thách thức mà nông nghiệp Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt khi thực
hiện các quy định c
ủa WTO về nông nghiệp. Tuy nhiên, các báo cáo này cũng
chỉ rõ những hình thức hỗ trợ có thể và cần phải tiếp tục thực hiện để thúc đẩy
sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong xu thế tiếp tục hội nhập.
Các công trình nghiên cứu của Việt Nam về chính sách hỗ trợ SXNN
trong hội nhập kinh tế quốc tế cũng xuất hiện khá nhiều trong những năm
gần đây dưới d
ạng tài liệu hội thảo, báo cáo và bài viết.
Hội thảo khu vực Tây Bắc được hỗ trợ bởi SNV Việt Nam, Veco,
Oxfam Anh “Ảnh hưởng có thể của WTO đến sản phẩm nông nghiệp vùng
Tây Bắc, Việt Nam” ngày 12-5-2004, cho rằng nên sử dụng các hình thức hỗ
trợ nông nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế như chương trình nâng cao
chất lượng giống, vật nuôi, cây trồng, hỗ trợ vật tư, thuố
c thú y, bảo vệ thực
vật, nâng cao năng suất, hạ giá thành đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng nông
nghiệp phát triển nông thôn thông tin thương mại.
Chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng nông sản của chính phủ thông
qua các hợp đồng của chính phủ. Hỗ trợ cho nông dân về: phát triển cơ sở hạ
tầng (đường, trụ sở công cộng, máy móc và trang thiết bị); tiếp cận tín dụng
và giống; cơ chế, chính sách
ưu tiên về đất đai, trợ giá, trợ cước phí vận
chuyển; lưu thông và phân phối hàng hoá; chuyển giao công nghệ và nghiên
cứu phát triển; chế biến nông sản (bao gồm cả vấn đề bảo quản sau thu
hoạch); nâng cao năng lực và đào tạo cho nông dân; tìm kiếm thị trường cho
các sản phẩm về khía cạnh cung và cầu.
“Báo cáo tình hình thực hiện chương trình hành động hội nhập kinh tế
quốc tế ngành nông nghiệp và phát tri
ển nông thôn” của Bộ NN&PTNT
ngày 28-5-2007 đã đề xuất nhanh chóng xây dựng chính sách trợ cấp nông
sản theo hướng sử dụng tối đa các hình thức hỗ trợ như trợ cấp nhằm giảm
chi phí tiếp thị xuất khẩu nông sản; chi phí vận chuyển nội địa, nâng chất
7
lượng nông sản; trợ cấp thuộc hộp hổ phách: 10% giá trị sản lượng nông
nghiệp; khoản bảo trợ 4000 tỷ/đồng năm có trước khi gia nhập; trợ cấp Hộp
xanh: Thuỷ lợi, tiện nghi thị trường, nghiên cứu, đào tạo, khuyến nông.
Kiểm soát dịch bệnh, môi trường, an ninh lương thực, an toàn thực phẩm,
chuyển dịch cơ cấu v.v… Đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chu
ẩn quy trình
của quốc tế và khu vực về chất lượng, an toàn thực phẩm, đầu tư ưu tiên cho
ứng dụng công nghệ mới.
Các bài viết đăng trên các tạp chí cũng rất đa dạng, đề cập tới nhiều
phương diện của chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong hội nhập kinh
tế quốc tế. Tác giả Lại Ngọc Hải (2007), trong bài “Tam nông” trong thực
hiện các cam kế
t WTO” đăng trên Website của Đảng Cộng sản Việt Nam
ngày 18-4-2007 đã nêu ra những biện pháp để phát triển nông nghiệp, kinh
tế nông thôn và cải thiện đời sống nông dân trong quá trình thực hiện các
cam kết WTO như:
Một là, nghiên cứu xây dựng một chính sách “cả gói” giải quyết vấn
đề “tam nông” phù hợp với điều kiện Việt Nam trong khuôn khổ thực hiện
các cam kết WTO.
Hai là, có biện pháp tích cực và quyết liệt nhằm khắ
c phục cách nghĩ,
cách làm, cách sống của người “tiểu nông” trong quá trình hội nhập.
Ba là, phát huy vai trò quản ký của nhà nước, tranh thủ thời gian để
thay đổi những tập quán sản xuất, kinh doanh không phù hợp với xu hướng
hội nhập.
Bốn là, khai thác tối đa những ưu đãi của WTO đối với các nước
thành viên thuộc diện đang phát triển để nông nghiệp, nông thôn và nông
dân hội nhập có hiệu quả.
Một s
ố tác giả nghiên cứu về vòng đàm phán Doha theo phương diện
những khó khăn trong đàm phán và thách thức đối với các nước đang phát
triển như Đỗ Phương Anh “Nông nghiệp trong vòng đàm phán Doha: Câu
hỏi chưa có lời giải đáp” (Tạp chí Tài chính, số 504/10-2006, tr.51-52); Võ
Trí Thành, Nguyễn Anh Tú “Một số vấn đề và thách thức của vòng đàm
phán Doha đối với các nước đang phát triển” (Tạp chí Những vấn đề kinh tế
thế giới, số 11, 2005, tr.13-21); Bùi Thanh Hải “Vòng đàm phán Doha: Các
8
nội dung về cắt giảm thuế quan và tác động đối với Việt Nam” (Tạp chí Tài
chính số 511/5-2007, tr.49-52); Lê Thanh Lâm (2007), “Đàm phán nông
nghiệp trong vòng đàm phán Doha: thực trạng và nguyên nhân”
().
Nhiều tác giả tiếp cận tới nghiên cứu các chính sách hỗ trợ SXNN
trong điều kiện của WTO như Chu Ngọc Sơn “Một số khuyến nghị về chính
sách thương mại nông nghiệp trong quá trình gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới (WTO) của nông nghiệp Việt Nam” (Tạp chí Nông nghiệp và phát
triển nông thôn 2005, số 8, tr.19-25); Thu Trang “Miễn thủy lợi phí như thế
nào” (Tạp chí Tài chính số 504, 10-2006, tr.24-26); Hà Ngọc (2006), “Luật
WTO không cấm tất cả các loại trợ cấp” (); Ngô
Văn Khoa “Giải pháp tài chính bảo hộ nông sản” (Tạp chí Tài chính, số
510, 4/2007, tr.17-19); Lã Văn Lý “Giảm các khoản đóng góp của nông dân
thời gian tới” (Tạp chí Tài chính, số 513, 7-2007, tr.9-10).
Một số tác gi
ả nghiên cứu về kinh nghiệm hỗ trợ SXNN của một số
quốc gia trên thế giới như Võ Đại Lược (chủ biên) (2004), “Trung Quốc gia
nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) - thời cơ và thách thức” (H., Nxb
Khoa học xã hội, 803tr); Nguyễn Thị Liên, Tôn Thu Hiền “Chính sách hỗ
trợ nông nghiệp của một số nước và bài học đối với Việt Nam” (Tạp chí
Thuế nhà nước 2006, s
ố 14, tr.25-27); Nguyễn Văn Thanh (2007), “Thành
viên WTO thứ 150: Bài học từ các nước đi trước”. Sách tham khảo. (-H.,
Chính trị Quốc gia, 198 tr); “Nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc hội
nhập quốc tế” (2006), ().
Các công trình kể trên đều đề cập tới chính sách hỗ trợ SXNN theo
những phương diện đánh giá nhất định, trong đó vấn đề chính sách hỗ trợ
sản xuất nông nghiệp thường được nghiên cứu với tư cách là vấn đề có liên
quan. Cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về chính sách hỗ
trợ SXNN của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế một cách có
hệ thống, đặc biệt chưa có công trình nào đánh giá nghiên cứu sâu sắc về sự
phù hợp của các chính sách hỗ trợ SXNN hiện hành sơ với các cam kết gia
nhập WTO của Việt Nam, đồng thời vấn đề làm thế nào để chính sách hỗ trợ
9
SXNN ở nước ta trong thời gian tới vừa không vi phạm các quy định của
WTO, vừa tác động có hiệu quả tới phát triển nông nghiệp bền vững.
3. Mục tiêu của đề tài
Phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách hỗ trợ SXNN
ở nước ta thời gian qua so với yêu cầu của thông lệ quốc tế, đặc biệt là các
quy định của WTO, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tiếp t
ục hoàn
thiện các chính sách hỗ trợ SXNN ở nước ta theo hướng vừa phù hợp với các
cam kết quốc tế, vừa thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tạo cơ sở
bền vững cho giải quyết vấn đề nông dân và nông thôn trong thời gian tới,
đặc biệt là đến 2018 khi Việt Nam trở thành một quốc gia có nền kinh tế thị
trường đầy đủ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứ
u của đề tài
Để đạt được mục tiêu đó, đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các
chính sách hỗ trợ SXNN tương thích với các cam kết của Việt Nam trong
WTO. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số chính sách, chương trình, dự
án hỗ trợ SXNN chủ yếu từ Đại hội IX (năm 2001) đến nay. Đồng thời, đề
tài đề xuất hệ thống quan điểm, giải pháp nhằm tiếp t
ục hoàn thiện các chính
sách hỗ trợ SXNN đến năm 2020 phù hợp với các cam kết gia nhập WTO
của Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn;
- Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, lôgíc kết hợp với lịch sử,
tổng kết, đánh giá quá trình hình thành thể chế kinh tế th
ị trường ở Việt Nam;
- Kế thừa một cách có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu
trước đây và cập nhật những thông tin mới về chủ đề nghiên cứu.
- Khảo sát thực tiễn, lấy ý kiến chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ
SXNN trong điều ki
ện hội nhập kinh tế quốc tế;
10
- Phân tích việc thực hiện các chính sách hỗ trợ SXNN ở nước ta từ
năm 2001 đến nay, đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách đó so với
các cam kết về hỗ trợ nông nghiệp trong WTO;
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ
SXNN thời gian tới
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có kết cấu 3 chương, 8 tiết:
Chương1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ SXNN
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Thực trạng hỗ trợ SXNN ở Việt Nam thời gian qua.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ
trợ SXNN trong hội nhập kinh tế quốc tế.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SXNN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ SXNN
Chính sách hỗ trợ SXNN thuộc loại hình chính sách kinh tế đặc thù của
nhà nước, vì vậy nó vừa có những tính chất chung của chính sách kinh tế lại
vừa mang những đặc điểm riêng. Để hiểu rõ về khái niệm chính sách hỗ trợ
SXNN, trước hết cần làm rõ các khái niệm chính sách, chính sách kinh tế.
Cho đến nay, khái niệm chính sách được đề cập tới trong nhiều công
trình nghiên cứu khác nhau. Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở, “
Chính
sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của
chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách
làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển
toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường”
1
.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư của Viện Từ điển học và Bách khoa
thư Việt Nam thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, chính sách là “những
chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và
phương hướng củ
a chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Muốn định ra chính sách đúng phải căn
cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ
vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối, nhiệm vụ
chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ th
ể”
2
.
Trong Tập bài giảng Chính trị học dùng cho hệ cao cấp lý luận chính
trị của Viện Khoa học chính trị thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh (2004) đã nêu ra: “Chính sách là khái niệm chi phối sự
hiểu biết của chúng ta về việc thực thi quyền lực nhà nước”
3
. Theo ý kiến
1
2
3
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học chính trị (2004): Tập bài giảng Chính trị học
(Hệ cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị, H.,tr.234.
12
của tác giả cuốn sách này, “Cần phân biệt ba khái niệm: đường lối, chính
sách và biện pháp. Đường lối bao gồm những nguyên tắc và định hướng phát
triển chung nhất. Chính sách là cụ thể hóa và thể chế hóa của đường lối. Các
biện pháp là cụ thể hóa của chính sách, thường có ý nghĩa là các hành động
thực tiễn. Chính sách theo nghĩa rộng có thể bao gồm cả ba cấp độ trên”
1
.
Từ những quan niệm kể trên về chính sách có thể nhận thức rằng,
chính sách là phạm trù gắn bó chặt chẽ với quyền lực nhà nước và việc thực
thi những quyền lực đó. Chính sách thể hiện sự tác động của nhà nước tới xã
hội nói chung hoặc tới một bộ phận nào đó của xã hội nói riêng, dựa trên
những quan điểm, nguyên tắc, bằng những hình thức, biệ
n pháp nhất định
nhằm giải quyết những mối quan hệ xã hội nào đó với những mục tiêu đã
xác định trong từng điều kiện lịch sử cụ thể. Trong đề tài này, khái niệm
chính sách được sử dụng theo nghĩa là hệ thống những công cụ, biện pháp
mà nhà nước sử dụng để tác động vào xã hội nhằm thay đổi những nhóm
quan hệ xã hội nào đó trong những đ
iều kiện lịch sử cụ thể nhất định.
Theo định nghĩa trên, chính sách là phạm trù thuộc về hành động chủ
quan phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Tuy nhiên, mục tiêu tạo ra những
biến đổi nhất định trong quan hệ xã hội của chính sách chỉ có thể đạt được
hiệu quả khi bản thân chính sách có nội dung phù hợp với sự vận động
khách quan của những quan hệ xã hội đó, do vậ
y bên cạnh tính chủ quan,
chính sách luôn cần dựa trên cơ sở khách quan là hoạt động của các quy luật
khách quan vốn có của xã hội nói chung cũng như của từng lĩnh vực cụ thể
của đời sống xã hội nói riêng.
Xuất phát từ tính chủ quan của chính sách với tư cách là tác động của
một nhà nước cụ thể, trong điều kiện xã hội có giai cấp, chính sách luôn
mang bản chất giai cấp, được hoạch
định và thực thi trên cơ sở những lợi ích
nhất định của giai cấp cầm quyền, do vậy thông thường khi giai cấp cầm
quyền đại diện cho tiến bộ xã hội thì các chính sách của nhà nước đại điện
cho những lợi ích đó cũng mang tính tiến bộ, có tác động đẩy nhanh sự phát
triển của xã hội. Ngược lại, khi giai cấp cầm quyền đã trở thành lỗi thời thì
1
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học chính trị (2004): Tập bài giảng Chính trị học
(Hệ cao cấp lý luận chính trị), Nxb Lý luận chính trị, H., tr.234-235.
13
các chính sách của nhà nước đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền có
thể trở thành vật cản đối với sự phát triển của xã hội. Mặc dù vậy, với tư
cách là hoạt động chủ quan của nhà nước với những mục tiêu xác định, trong
những điều kiện lịch sử cụ thể, để duy trì và củng cố địa vị thống trị củ
a
mình, giai cấp cầm quyền có thể thông qua nhà nước thực hiện những chính
sách có tác động thúc đẩy sự phát triển của xã hội trong những chừng mực
nhất định.
Tùy theo hình thức, biện pháp được sử dụng và đối tượng, lĩnh vực
cần phải tác động cũng như mục tiêu cần đạt được, chính sách được phân
chia thành nhiều loại. Theo cấp độ chủ thể tác động có thể phân thành chính
sách quố
c gia, chính sách địa phương. Theo lĩnh tác động có thể phân biệt
các loại chính sách như chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách đối
ngoại, chính sách dân tộc Từ đó có thể hiểu chính sách kinh tế là loại hình
hay bộ phận cấu thành của hệ thống chính sách của nhà nước.
Khái niệm chính sách kinh tế đã được đề cập tới với nhiều phương
diện khác nhau. Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở, “Chính sách kinh tế đề
cập đến các hành
động của chính phủ áp dụng vào lĩnh vực kinh tế. Chính
sách kinh tế thường bị chi phối từ các chính đảng, nhóm lợi ích có quyền lực
trong nước, các cơ quan quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, WB hay WTO.
Chính sách kinh tế bao gồm một số loại chủ yếu, đó là: chính sách kinh tế vĩ
mô, chính sách điều tiết hoạt động kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại và
chính sách phát triển kinh tế”
1
.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư của Viện Từ điển học và Bách
khoa thư Việt Nam thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, chính sách kinh
tế là “chính sách và biện pháp kinh tế mà nhà nước áp dụng trong một giai
đoạn, một thời kì lịch sử, nhằm đạt được những yêu cầu và những mục tiêu
kinh tế, chính trị nhất định. Chính sách có thể mang tính chất đường lối,
chiến lược lâu dài, có thể mang tính chấ
t sách lược ngắn hạn. Chính sách
kinh tế được xây dựng trên cơ sở những điều kiện kinh tế-xã hội của đất
nước và những xu hướng phát triển của xã hội. Ở Việt Nam, chính sách kinh
tế hiện nay của Nhà nước là xây dựng nền kinh tế SXHH nhiều thành phần
1
14
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), thực hiện cơ chế thị
trường có sự quản lí của Nhà nước, nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất
hiện có, xây dựng một nền kinh tế phát triển với cơ cấu công nghiệp - nông
nghiệp - dịch vụ mở rộng và hợp tác kinh tế quốc tế; xây dựng nền kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hi
ện đại hoá (CNH, HĐH)”
1
.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Nga, chính sách kinh tế là hệ
thống những biện pháp kinh tế được thực thi bởi nhà nước trên cơ sở lợi ích
của giai cấp thống trị trong các hình thái kinh tế-xã hội trước chủ nghĩa xã hội
và trên cơ sở lợi ích của toàn xã hội trong chủ nghĩa xã hội (CNXH). Chính
sách kinh tế là một lĩnh vực của khoa học kinh tế. Nội dung xã hội, mục đích
và vi
ệc lựa chọn phương tiện để thực hiện chính sách kinh tế được quyết định
bởi tính chất của chế độ xã hội, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Với tư
cách là yếu tố chính trị, chính sách cũng là sự biểu hiện tập trung của kinh tế,
của phương thức sản xuất lịch sử nhất định. Chính sách kinh tế được ho
ạch
định và thực thi bởi chính đảng cầm quyền chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:
cán cân lực lượng giai cấp, mức độ phát triển của đấu tranh giai cấp trong
nước và quốc tế, tình trạng hòa bình hay chiến tranh
2
.
Theo Từ điển abc.informbureau, chính sách kinh tế là hệ thống những
biện pháp, phương tiện và hình thức tác động của nhà nước tới các quá trình
kinh tế-xã hội, thực hiện một kiểu chiến lược kinh tế này hay khác. Cơ cấu
phức tạp của nền kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi phải áp dụng những
công cụ và mức độ chính sách kinh tế đa dạng. Tùy thuộc vào mứ
c độ phát
triển của đất nước và tình hình kinh tế - xã hội cụ thể và trong sự phù hợp
với chiến lược kinh tế đã được thông qua, có thể chú trọng sử dụng những
biện pháp và hình thức chính sách kinh tế khác nhau như: chính sách tài
chính ngân sách, chính sách thuế hay chính sách tiền tệ tín dụng
3
.
Điểm chung của những quan niệm kể trên là đều khẳng định rằng,
chính sách kinh tế là tác động của nhà nước tới lĩnh vực kinh tế bằng những
hình thức, công cụ, biện pháp nhất định nhằm những mục tiêu xác định. Do
vậy, cũng như các chính sách khác của nhà nước, chính sách kinh tế vừa
1
2
Xem:
3
Xem:
15
mang tính chủ quan, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo lợi ích kinh tế, chính trị
cho giai cấp cầm quyền, lại vừa phải dựa trên cơ sở khách quan nhất định.
Cơ sở khách quan của chính sách kinh tế là hoạt động của các quy luật kinh
tế trong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Trong điều kiện nền kinh
tế thị trường hiện
đại, việc hoạch định và thực thi chính sách kinh tế cần phải
dựa vào hoạt động của các quy luật thị trường như quy luật giá trị, cung cầu,
cạnh tranh, lưu thông tiền tệ
Sự cần thiết khách quan của chính sách kinh tế trong quá trình phát
triển của kinh tế thị trường xuất phát từ yêu cầu phải nhận thức khoa học về
hoạt động của các quy luật thị trường để kh
ắc phục những mặt trái mang tính
tự phát và phát huy những điểm mạnh của cơ chế thị trường đẩy nhanh phát
triển kinh tế-xã hội. Sự cần thiết khách quan của chính sách kinh tế xuất phát
từ sự cần thiết khách quan của sự điều tiết kinh tế của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường, do vậy, trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế
đồng thời thể
hiện chức năng nhiệm vụ kinh tế của nhà nước.
Ngày nay đã hình thành nhận thức chung tương đối thống nhất về sự
cần thiết của vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, tuy
nhiên vẫn còn những quan điểm khác nhau về phạm vi và mức độ chức
năng, vai trò của nhà nước. Các nhà kinh tế theo trường phái trọng cầu đặc
biệt coi trọng và nhấn mạ
nh vai trò kinh tế của nhà nước, cho rằng cần mở
rộng phạm vi, tăng cường mức độ điều tiết kinh tế của nhà nước, trong khi
các học giả theo chủ nghĩa tự do kinh tế mới lại cho rằng cần giảm thiểu sự
điều tiết kinh tế của nhà nước, nhà nước chỉ nên có mặt vào những lúc,
những nơi mà cơ chế thị trường không thể phát huy tác dụ
ng tích cực và phải
ngừng ngay sự can thiệp khi cơ chế thị trường có thể tự giải quyết được vấn
đề, nói cách khác vai trò kinh tế chủ yếu của nhà nước là hỗ trợ thị trường.
Quan điểm tương đối phổ biến ngày nay cho rằng, nền kinh tế thị trường
ngày nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, hay nền kinh
tế h
ỗn hợp, trong đó nhà nước dứt khóat phải thực hiện một số chức năng
nhất định như đảm bảo ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, thiết lập khuôn khổ
pháp lý cho các hoạt động kinh doanh, định hướng phát triển kinh tế-xã hội,
đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ xã hội căn bản, xóa đói giảm nghèo, đảm
16
bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ lợi ích quốc gia. Để thực
hiện những chức năng này nhà nước cần có những công cụ nhất định, trong
đó chính sách kinh tế là một trong những công cụ đặc biệt quan trọng.
Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu trong chính sách kinh tế
của các nước phát triển thường được xác định là tạo ra và đảm bảo lợ
i thế
cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế. Để làm được điều đó, thông
thường các chính phủ tập trung vào tạo lập những điều kiện thuận lợi cho
kinh doanh, phát triển môi trường cạnh tranh, hỗ trợ khả năng cạnh tranh cho
một số lĩnh vực khi do nguyên nhân nào đó các lợi thế đó chưa được thực
hiện theo cơ chế thị trườ
ng tự do cạnh tranh. Để thực hiện nhiệm vụ này cần
có hệ thống biện pháp đồng bộ trong chính sách kinh tế như chính sách tài
chính ngân sách, tiền tệ tín dụng, chống độc quyền, KH - CN, thúc đẩy sáng
tạo, môi trường
1
.
Một trong những lĩnh vực của nền kinh tế đang thu hút sự quan tâm
lớn của các nhà hoạch định chính sách kinh tế là SXNN. Trình độ phát triển
hiện tại của lĩnh vực nông nghiệp, sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, sự gia tăng mức độ căng thẳng của các mâu thuẫn xã hội trong
nông nghiệp, nông thôn, đã dẫn tới cần thiết phải có sự
điều tiết của nhà
nước đối với sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Các cơ quan chính quyền
nhiều khi phải can thiệp điều tiết giá cả nông sản, thiết lập mức giá sàn để
đảm bảo thực hiện sản xuất bình thường trong phạm vi nhu cầu xã hội và
cung cấp tín dụng nhà nước. Việc sử dụng tín dụng ưu đãi khi nhà nước chịu
một phần lãi suất ho
ặc cung cấp tín dụng nhà nước với lãi suất ưu đãi (theo
thông lệ không quá 5%) đã trở thành phổ biến ở nhiều quốc gia. Nhà nước
thực hiện trợ cấp cho các hoạt động hiện đại hóa trong nông nghiệp cũng
như những lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp khác, xây dựng, nâng cấp, phát
triển kết cấu hạ tầng nông thôn (kho trữ nông sản, hệ thống giao thông
Nhà nước tham gia điều tiết quan hệ s
ở hữu và sử dụng đất nông nghiệp,
thực hiện biện pháp cắt giảm sản lượng một số loại nông sản bằng cách thu
hẹp diện tích sản xuất, chi trả trợ cấp hưu trí cho nông dân Như vậy, trong
1
17
điều kiện ngày nay, nhà nước tại các quốc gia đang thực hiện những chính
sách nông nghiệp nhất định.
Trên thế giới ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách
nông nghiệp. Theo từ điển Finam.ru, chính sách nông nghiệp là quan điểm
chiến lược của nhà nước hướng tới nâng cao hiệu quả SXNN và bảo vệ lợi
ích kinh tế của các đại biểu lĩnh vực nông nghiệp
1
.
Theo Jakovlev A.P (2002), chính sách nông nghiệp là tổng thể những
nguyên tắc và công cụ mà nhà nước sử dụng để thực hiện những mục tiêu
đặt ra trong ngắn hạn và dài hạn là thỏa mãn nhu cầu của dân cư về lương
thực tương ứng với chất lượng nhất định và cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp. Sự lựa chọn chiến lược của chính sách nông nghiệp dựa trên cơ sở
so sánh hiệu quả và chi phí củ
a các mô hình, giải pháp cụ thể. Chiến lược
chính sách nông nghiệp có thể hướng tới tạo động lực để thay đổi hành vi
chủ thể hoặc trợ cấp. Chính sách nông nghiệp là chính sách hướng tới sự
phát triển ổn định và hiệu quả không những của SXNN, mà cả những thành
tố khác của cơ cấu kinh doanh nông nghiệp, trên cơ sở đó đảm bảo nâng cao
mức sống của dân cư và tiến bộ
xã hội trong đất nước. Trong chính sách
nông nghiệp, sự quan tâm chủ yếu được dành cho những kết quả hoạt động
sản xuất cuối cùng ngày càng cao trong toàn bộ kinh doanh nông nghiệp,
đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, nâng cao hiệu quả và sự phát triển xã
hội ở nông thôn
2
.
Theo giáo trình “Nhập môn lý thuyết kinh tế” (1997) của Học viện
Kinh tế Nga Plekhanov, việc phân tách chính sách nông nghiệp với tư cách
là lĩnh vực tương đối độc lập trong chính sách kinh tế chung của nhà nước
xuất phát từ những đặc thù của SXNN và để điều tiết quan hệ SXNN. Trong
chính sách nông nghiệp sự quan tâm chủ yếu là đạt được kết quả cuối cùng
ngày càng cao hơn trong SXNN cũng như kinh doanh nông nghiệp, đảm bảo
tăng tr
ưởng ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời thúc đẩy phát
triển xã hội ở nông thôn
3
.
1
2
Jakovlev A.P (2002): Chính sách nông nghiệp theo vùng: tiền đề, nguyên tắc và cơ chế hình thành.
3
18
Theo tiêu chí chủ quan, chính sách nông nghiệp có thể phân thành
chính sách hỗ trợ người tiêu dùng và chính sách hỗ trợ người sản xuất. Nhóm
chính sách thứ nhất hướng tới giảm giá đồng thời tăng cung nông sản trên thị
trường nội địa. Thông thường, tại các nước đang phát triển áp dụng chương
trình mục tiêu chi trả trợ cấp lương thực cho các tầng lớp dân cư có thu nhập
thấp, thực hiện sự can thiệp củ
a nhà nước vào thị trường hàng hóa, thiết lập
trợ cấp nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu bằng thuế và hạn ngạch. Chính sách
hỗ trợ người sản xuất hướng tới nâng cao hiệu quả SXNN dựa vào tăng giá
nông sản hoặc giảm chi phí sản xuất bằng cách trợ cấp trực tiếp
1
.
Từ những quan niệm kể trên có thể rút ra, chính sách nông nghiệp là
bộ phận của hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước, thể hiện tác động của
nhà nước tới lĩnh vực nông nghiệp. Trong điều kiện ngày nay, nông nghiệp,
nông thôn, nông dân là lĩnh vực đặc biệt quan trọng của đời sống kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia, sự ổn định trong lĩnh vực này là tiền đề cho sự
ổn định
của toàn xã hội, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế. Cho nên chính sách nông nghiệp tại mọi quốc gia ngày nay đều chủ
yếu hướng vào hỗ trợ đảm bảo sức cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp
thông qua các hình thức, công cụ và biện pháp nhất định. Từ đây, trong đề
tài này khái niệm chính sách hỗ trợ SXNN được sử dụng theo nghĩa là b
ộ
phận chính sách kinh tế của nhà nước, bao gồm tổng thể các hình thức, công
cụ và biện pháp dựa trên những quan điểm nhất định mà nhà nước sử dụng
để tạo thuận lợi cho SXNN trong phạm vi quốc gia nhằm đảm bảo cho nông
nghiệp phát triển ổn định, hiệu quả trước sức ép cạnh tranh kinh tế quốc tế.
1.1.2. Cơ sở hình thành chính sách hỗ trợ SXNN
Chính sách hỗ trợ SXNN đượ
c hoạch địch và thực thi tại các quốc gia
nhằm mục tiêu thúc đẩy SXNN phát triển, từ đó tạo thuận lợi cho giải quyết
nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng.
Do đó, cơ sở hình thành chính sách hỗ trợ SXNN là vai trò đặc biệt quan
trọng của nông nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, để các
chính sách hỗ trợ có thể đạt được mục tiêu như
trên cần tính tới tính đặc thù
1
19
của SXNN so với các ngành kinh tế khác. Đồng thời, với tư cách là phạm trù
thuộc về hoạt động của nhà nước, chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong từng
thời kỳ phát triển phụ thuộc rất lớn vào nhận thức và thực thi vai trò kinh tế
của nhà nước trong nền kinh tế thị trường và đối với SXNN, cùng với yêu
cầu không ngừng nâng cao đời sống, vị thế của nông dân và phát triển nông
thôn theo hướ
ng văn minh hiện đại.
Thứ nhất, vai trò của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội:
Nông nghiệp là ngành sản xuất mà sản phẩm chủ yếu là nông sản, do đó vai
trò của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện rõ thông
qua các chức năng:
Một là, cung cấp lương thực, thực phẩm để nuôi sống xã hội. Ngay từ
khi xã hội loài người mới hình thành, SXNN đ
ã trở thành hoạt động kinh tế
đầu tiên có tính xã hội, thể hiện văn minh nhân loại trong sự khác biệt với bộ
phận còn lại của thế giới. Nhờ sự hình thành và phát triển của SXNN mà loài
người có thể duy trì và nâng cao được được đời sống của mình. Kế thừa
quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: “Muốn nâng cao đời sống c
ủa nhân dân thì trước hết phải
giải quyết tốt vấn đề ăn (rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác). Muốn giải
quyết tốt vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đầy đủ lương thực. Mà lương
thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nông nghiệp là việc
cực kỳ quan trọng”
1
.
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, sự phát triển của nông
nghiệp đã tạo ra và không ngừng củng cố, phát triển cơ sở của đời sống xã
hội. Mặc dù nông nghiệp ngày nay đã có bước phát triển vượt bậc nhờ
nghiên cứu và ứng dụng KH-CN hiện đại, tuy nhiên việc ứng dụng những
tiến bộ KH-CN để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả củ
a SXNN mới
chỉ chủ yếu được thực hiện tại các quốc gia phát triển, còn tại các quốc gia
đang phát triển thì thực trạng phát triển nông nghiệp nhìn chung vẫn đang
trong trình độ rất thấp do nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, công nghệ, nhân
lực chất lượng cao, thị trường tiêu thụ nông sản , do đó, đói, nghèo vẫn
đang là vấn đề vô cùng bức xúc đối với nhân loại nói chung và đặc biệt là
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2000, t.10, tr.545.
20
các quốc gia đang phát triển nói riêng, từ đó phát triển nông nghiệp với tư
cách là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, tạo cơ
sở cho việc nâng cao đời sống của dân cư vẫn đang là thách thức lớn. Thực
tế cho thấy, để giải quyết được vấn đề này ngoài việc dựa vào những năng
lực nội sinh của ngành nông nghiệp, rất cần t
ới sự hỗ trợ của các chủ thể
khác, đặc biệt là nhà nước thông qua các chính sách hỗ trợ SXNN. Chủ tich
Hồ Chí Minh đã nhắc nhở rằng, “Từ Phủ Thủ tướng đến Ban công tác nông
thôn của Đảng, đến các Bộ Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Lâm nghiệp, Công
nghiệp, Thương nghiệp, Tài chính, Ngân hàng, v.v đều phải có kế hoạch
phục vụ nông nghiệp, giúp nông dân, hợp tác xã (HTX) phát triển sản xuất”
1
.
Tại Việt Nam trong những năm qua, nông nghiệp đã góp phần rất lớn
vào thực hiện mục tiêu đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho đất nước,
nhờ đó đời sống của nhân dân được ổn định và không ngừng được nâng cao.
Kể từ sau đổi mới 1986, những thành tựu về phát triển nông nghiệp đã cho
phép nước ta chuyển từ quốc gia nhập khẩu lươ
ng thực sang xuất khẩu với
khối lượng và kim ngạch ngày càng tăng. Nhờ đó, về cơ bản đã xóa được đói
và từng bước giảm nghèo tại từng địa phương nói riêng và trên phạm vi cả
nước nói chung theo hướng bền vững. Những thành tựu về phát triển nông
nghiệp không những cho phép đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mà còn
trực tiếp nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thầ
n của nông dân.
Tại hầu hết các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nông
dân đang chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng dân số và luôn là lực lượng kinh tế,
chính trị đặc biệt quan trọng. Việc thúc đẩy SXNN là điều kiện cần thiết để
đảm bảo cho nông dân thực hiện được hoạt động sản xuất chủ yếu và thực
hiện lợi ích kinh tế của mình, do
đó ở nước ta, các chính sách hỗ trợ nông
nghiệp có tác dụng thúc đẩy SXNN phát triển phải được coi là công cụ đặc
biệt quan trọng của giai cấp công nhân và nhà nước của dân, do dân và vì
dân để tạo cơ sở kinh tế và chính trị vững chắc cho củng cố liên minh công -
nông, từ đó đảm bảo ổn định chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh quốc
phòng cho sự phát triển của đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.
1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2000, t.10, tr.414.