Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Rà soát hệ thống các thủ tục hành chính và đề xuất hoàn thiện các thủ tục hành chính do bộ công thương thực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 114 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
_________




BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI CẤP BỘ



RÀ SOÁT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ NGHIÊN CỨU
ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
DO BỘ CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN THEO HƯỚNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG
Cơ quan chủ trì: VĂN PHÒNG BỘ
Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN TRƯỜNG SƠN










7409
16/6/2009



HÀ NỘI – 2009



MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của Đề tài
1
II. Mục tiêu nghiên cứu
2
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3
Danh mục thủ tục thuộc phạm vi chức năng của Bộ Công
Thương
4
IV. Phương pháp nghiên cứu
7
V. Nội dung và kết cấu của báo cáo khoa học
7
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẢI CÁCH
THỦ TỤ
C HÀNH CHÍNH
8
I. Một số vấn đề lý luận chung về thủ tục hành chính
8
1. Khái niệm thủ tục hành chính

8
2. Nội dung, đặc điểm của thủ tục hành chính
9
3. Phân loại thủ tục hành chính
10
4. Các giai đoạn của thủ tục hành chính
11
II. Tổng quan về cải cách hành chính
12
III. Định hướng cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam
15
1. Quan điểm và chủ trương cải cách th
ủ tục hành chính của
Đảng
15
2. Quá trình cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ:
17
3. Những bất cập, tồn tại trong quá trình quy định và thực hiện
thủ tục hành chính hiện nay
19
4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
20
5. Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính
và các giải pháp mang tính định hướng của Chính phủ:
22
6. Yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể đối với các cơ quan quản lý Nhà
nước
24
IV. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ CẢI
CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

25
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
25
2. Kinh nghiệm của Hà Quốc
27
3. Kinh nghiệm của Singapore
29
4. Kinh nghiệm của Cộng hoà Ba Lan và Hungary
30
5. Kinh nghiệm của Pháp
31
6. Kinh nghiệm của Cộng hoà liên bang Đức
33
7. Một số nhận xét
35
Chương 2. RÀ SOÁT,
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH DO BỘ CÔNG THƯƠNG TRỰC TIẾP
THỰC HIỆN
38
Mục 1. Rà soát, đánh giá thủ tục cấp Giấy phép kinh
doanh thuốc lá
39
Mục 2. Rà soát, đánh giá thủ tục cấp Giấy phép xuất nhập
khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp
49
Mục 3. Rà soát, đánh giá thủ tục cấp Giấy phép xuất, nhập
khẩu vật liệ
u nổ công nghiệp
57

Mục 4. Rà soát, đánh giá thủ tục cấp phép xuất khẩu nhập
khẩu hoá chất Bảng và văn bản chấp thuận đầu tư cơ sở
hoá chất Bảng
66
Mục 5. Rà soát, đánh giá thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế
73
Mục 6. Rà soát, đánh giá thủ tục xác nhận đăng ký thực
hiện chươ
ng trình khuyến mại mang tính may rủi
78
Mục 7. Rà soát, đánh giá thủ tục thực hiện việc phê duyệt,
thẩm định các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
86
Chương III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ VỀ
CÁC BIỆN PHÁP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
92
TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG
I. Về cơ sở thực tiễn duy trì các thủ tục hành chính
92
II. Về căn cứ pháp lý giải quyết các thủ tục hành chính
94
III. Về điều kiện giải quyết thủ tục hành chính
95
IV. Về thủ tục, trình tự giải quyết thủ tục hành chính
97
V. Về ứng dụng công nghệ thông tin
101
VI. Về phân cấp về địa phương
103

VII. Kiến nghị
về biện pháp cải cách thủ tục hành chính tại
Bộ Công Thương
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
106

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đề tài

RÀ SOÁT HỆ THÔNG CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
DO BỘ CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN
THEO HƯỚNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Trường Sơn
Phó Chánh Văn phòng Bộ Công Thương
Nghiệm thu năm 2008
__________


MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Khi thực hiện cải cách thể chế, một phầ
n công việc quan trọng cần thực
hiện đó là cải cách các thủ tục hành chính. Kinh nghiệm cải cách hành chính
thế giới cho thấy, cải cách thủ tục hành chính phải được xác định là nhiệm vụ

trọng tâm trong chương trình hiện đại hoá hành chính của Chính phủ các nước
phát triển. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2001 - 2010 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 09 n
ăm 2001) cũng cho thấy sự chú trọng
của Chính phủ Việt Nam vào vấn đề quan trọng này.

Trong những năm vừa qua, một loạt các biện pháp cải cách thủ tục
hành chính đã được thực hiện, trong đó có việc thực hiện cơ chế “một cửa” và
rà soát, sửa đổi, bãi bỏ thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch,
đơn giản hoá. Nhờ đó, mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước vớ
i
người dân và doanh nghiệp được cải thiện một bước đáng kể. Có thể nói, cải
cách thủ tục hành chính đã thực sự đóng vai trò là khâu đột phá trong quá
trình cải cách hành chính của Nhà nước, góp phần giải tán được khá nhiều
“bong ke” trên con đường đi đến một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, thủ tục hành chính vẫn là vấn đề
bức xúc. Vẫn còn tồ
n tại khá phổ biến xu hướng cơ quan hành chính giành
thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp; vẫn
còn tư tưởng bao cấp, cục bộ của các bộ, ngành khi xây dựng và ban hành thủ
tục hành chính; thiếu trách nhiệm trong kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Sự
phiền hà trong thủ tục hành chính vẫn tồn tại ở nhiều nơi, nhiều lúc, dưới
nhiều hình thức khác nhau, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chứ
c và doanh


2
nghiệp, làm lỡ cơ hội đầu tư và cản trở sức sản xuất của các thành phần kinh

tế trong xã hội.

Nhận thức rõ được vấn đề này, trong Kế hoạch cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2006 - 2010, Chính phủ tiếp tục xác định: xây dựng và tổ chức
thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà
nước, kết hợ
p với việc tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa” cần phải được coi
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình cải cách hành chính.

Căn cứ tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và xuất phát từ yêu cầu thực tế
tại Bộ Công Thương, việc lựa chọn đề tài “Rà soát hệ thống các thủ tục hành
chính do Bộ Công Thương trực tiếp th
ực hiện theo hướng đáp ứng yêu cầu
cải cách hành chính” mang ý nghĩa thực tế cao, đáp ứng yêu cầu cấp bách
hiện nay và trong những năm tới.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của Đề tài là nghiên cứu những nền tảng lý luận cơ bản, quan
điểm chỉ đạo của Đảng và nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cải
cách thủ tụ
c hành chính; đánh giá, phân tích hiện trạng của quá trình giải
quyết thủ tục hành chính, bao gồm cả cơ sở pháp lý cơ sở thực tiễn của thủ
tục hành chính do Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện. Trên cơ sở đó, Đề tài
đưa ra những kiến nghị, đề xuất cụ thể để tiếp tục hoàn thiện các thủ tục hành
chính của Bộ Công Thương theo hướng đơn giả
n hóa, tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân và doanh nghiệp.

Để đạt được mục tiêu trên, Đề tài sẽ tập trung giải quyết những nhiệm

vụ sau:

- Về mặt lý luận: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản, nghiên
cứu các vấn đề thực tiễn chung để làm rõ các khái niệm cải cách thủ tục hành
chính và những nhiệm vụ
đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, trong
đó có Bộ Công Thương.

- Về mặt thực tiễn: Rà soát và phân tích các thủ tục hành chính do cơ
quan Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện. Tập trung phân tích và có kiến
nghị cụ thể đối với một số thủ tục đặt ra nhiều vấn đề trong thực tiễn hiện nay.

Kết quả nghiên cứu sẽ được báo cáo Lãnh đạo B
ộ phê duyệt nhằm sớm
triển khai trong thực tế. Nếu khả thi, các giải pháp sẽ được tập trung thực hiện
ngay trong năm 2009, phấn đấu hoàn thành trước cuối năm 2010, thời điểm
kết thúc Chương trình cải cách hành chính giai đoạn II của Chính phủ.




3
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Hiện tại, Bộ Công Thương đang trực tiếp thực hiện 40 thủ tục hành
chính (Xem Danh mục). Trong phạm vi của Đề tài này, việc rà soát quy trình
thực hiện và cơ sở pháp lý sẽ được thực hiện đối với toàn bộ các thủ tục hành
chính nhằm minh họa rõ hơn cho vấn đề và cách thức thực hiện thủ tục hành
chính của Bộ Công Thươ
ng.


Tuy nhiên, việc phân tích sâu, chi tiết các vấn đề thực tiễn và những bất
cập đặt ra sẽ tập trung hơn vào một số lĩnh vực thủ tục hành chính đang có
nhiều vấn đề đặt ra trên thực tiễn. Trong phạm vi của một Đề tài cấp Bộ, Đề
tài này chưa có điều kiện đi sâu phân tích đối với toàn bộ các thủ tục hành
chính do Bộ Công Thương trực tiếp th
ực hiện. Mặc khác, qua rà soát sơ bộ,
các thủ tục không được lựa chọn phân tích chi tiết cũng là những thủ tục chưa
đặt ra những vấn đề cấp bách cần thực hiện ngay. Các thủ tục này cũng cần có
thêm thời gian để kiểm nghiệm trong thực tế, việc phân tích chi tiết đối với
các thủ tục vào thời điểm này là chưa thực sự cần thiết và chưa kh
ả thi.

Cụ thể, các thủ tục hành chính được tập trung phân tích sâu trong phạm
vi Đề tài này bao gồm:

(1) Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá (Vụ Thị trường trong
nước giải quyết)

(2) Thủ tục cấp Giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh
vực công nghiệp (Vụ Công nghiệp nặng giải quyết)

(3) Thủ tục cấp Giấy phép xuất, nh
ập khẩu vật liệu nổ công nghiệp (Vụ
Công nghiệp nặng giải quyết)

(4) Thủ tục cấp phép xuất khẩu nhập khẩu hoá chất Bảng và văn bản
chấp thuận đầu tư cơ sở hoá chất Bảng (Vụ Hợp tác quốc tế giải quyết)

(5) Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn

thu
ế (Vụ Xuất nhập khẩu giải quyết)

(6) Thủ tục xác nhận đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại mang
tính may rủi (Cục Xúc tiến thương mại giải quyết)

(7) Thủ tục thực hiện việc phê duyệt, thẩm định các chương trình xúc
tiến thương mại quốc gia (Cục Xúc tiến thương mại giải quyết)



4
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG


STT Tên thủ tục Đơn vị thực
hiện
1 Giấy phép tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đối với
mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Vụ Xuất nhập
khẩu
2 Giấy phép nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà phục vụ
kinh doanh miễn thuế
Vụ Xuất nhập
khẩu
3 Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng
dầu
Vụ Xuất nhập
khẩu

4 Phân giao hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu Vụ Xuất nhập
khẩu
5 Giấy phép tạm nhập tái xuất đối với mặt hàng
tinh dầu xá xị

Vụ Xuất nhập
khẩu
6 Giấy phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng
Ô-zôn
Vụ Xuất nhập
khẩu
7 Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
đối với các mặt hàng đường, muối, nguyên liệu
thuốc lá, trứng gia cầm
Vụ Xuất nhập
khẩu
8 Giấy phép nhập khẩu súng đạn thể thao Vụ Xuất nhập
khẩu
9 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng
miễn thuế
Vụ Xuất nhập
khẩu
10 Giấy phép xuất khẩu phân bón có nguồn gốc nhập
khẩu

Vụ Xuất nhập
khẩu
11 Giao chỉ tiêu xuất khẩu gạo theo các hợp đồng có
sự can thiệp của Chính phủ
Vụ Xuất nhập

khẩu
12 Giấy phép nhập khẩu gỗ có nguồn gốc từ
Campuchia
Vụ Xuất nhập
khẩu


5
13 Cấp Giấy phép kinh doanh thuốc lá Vụ Thị trường
trong nước
14 Cấp giấy phép kinh doanh rượu Vụ Thị trường
trong nước
15 Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Vụ Công
nghiệp nhẹ
16 Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên
liệu thuốc lá
Vụ Công
nghiệp nhẹ
17 Thông báo đăng ký nhượng quyền thương mại
giữa thương nhân nước ngoài và thương nhân
Việt Nam
Vụ Kế hoạch
18 Phê duyệt kế hoạch nhập khẩu thành phẩm để tiếp
thị của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Vụ Kế hoạch
19 Phê duyệt kế hoạch nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất
máy móc, vật tư thiết bị của nhà thầu nước ngoài
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam
Vụ Kế hoạch
20 Giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân

nước ngoài tại Việt Nam
Vụ Kế hoạch
21 Giấy phép xuất nhập khẩu hoá chất Bảng Vụ Hợp tác
quốc tế
22 Văn bản chấp thuận đầu tư cơ sở hoá chất Bảng Vụ Hợp tác
quốc tế
23 Giấy phép xuất, nhập khẩu vật liệu nổ công
nghiệp
Vụ Công
nghiệp nặng
24 Giấy phép xuất, nhập khẩu Nitrat Amôn
(NH
4
NO
3
)
Vụ Công
nghiệp nặng
25 Giấy phép kinh doanh Nitrat Amôn (NH
4
NO
3)
Vụ Công
nghiệp nặng
26 Giấy phép XNK tiền chất sử dụng trong lĩnh vực
công nghiệp
Vụ Công
nghiệp nặng
27 Giấy phép hoạt động điện lực Cục Điều tiết
điện lực



6
28 Giấy phép kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp
Cục Kỹ thuật
an toàn và môi
trường công
nghiệp
29 Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn nạp khí
dầu mỏ hóa lỏng vào chai
Cục Kỹ thuật
an toàn và môi
trường công
nghiệp
30 Xem xét và chấp thuận cho thương nhân tổ chức
khuyến mại

Cục Xúc tiến
thương mại
31 Đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm ở nước ngoài

Cục Xúc tiến
thương mại
32 Phê duyệt, thẩm định các chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia

Cục Xúc tiến
thương mại
33 Thẩm định hồ sơ của các doanh nghiệp tham gia

chương trình Thương hiệu quốc gia
Cục Xúc tiến
thương mại
34 Thủ tục khiếu nại và điều tra, xử lý vụ việc cạnh
tranh
Cục Quản lý
cạnh tranh
35 Thủ tục thông báo tập trung kinh tế Cục Quản lý
cạnh tranh
36 Thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ đối với thoả
thuận hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế
Cục Quản lý
cạnh tranh
37 Thủ tục điều tra xử lý vụ việc chống bán phá giá Cục Quản lý
cạnh tranh
38 Thủ tục điều tra xử lý vụ việc chống trợ cấp Cục Quản lý
cạnh tranh
39 Thủ tục điều tra xử lý vụ việc tự vệ Cục Quản lý
cạnh tranh
40 Thủ tục khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Cục Quản lý
cạnh tranh



7
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở sử dụng tổ hợp các phương

pháp nghiên cứu như phân tích hệ thống, thống kê khoa học về tổ chức, mô
hình hoá, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia…Trên cơ sở tiếp thu
kết quả các công trình nghiên cứu trước đây, có cập nhật thông tin để việc
đánh giá và đề xuất sát thực hơn; sử dụng tổ
ng hợp các phương pháp nghiên
cứu, phân tích, tổng hợp, mô hình hoá có so sánh đối chiếu thực tiễn, đảm bảo
tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khả thi và minh bạch của hệ thống các
giải pháp đề xuất.

Về cách thức triển khai, đề tài được tổng hợp trên cơ sở xây dựng hệ
thống các nội dung nghiên cứu chính và các chuyên đề chuyên sâu; Khảo sát
thực tiễn, khai thác, xử lý thông tin để phục vụ cho việ
c hình thành báo cáo
tổng kết khoa học của đề tài. Trước hết, quy trình thực hiện của toàn bộ các
thủ tục hành chính do Bộ Công Thương thực hiện được rà soát, trên cơ sở đó,
lựa chọn một số thủ tục hành chính đặt ra những vấn đề lớn trong thực tế để
phân tích chi tiết và có những kiến nghị cụ thể.

Việc kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp được sử dụng để
phân tích, xác định các vướng mắc, bất cập, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị, đề
xuất cụ thể và có tính khả thi cao, được áp dụng nhanh chóng trong thực tế.

V. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO KHOA HỌC

Báo cáo gồm 3 chương (không kể phần mở đầu), cụ thể như sau:

Chương I - Những v
ấn đề cơ bản về cải cách thủ tục hành chính.
Chương này đề cập tới những vấn đề chung có tính lý luận về khái niệm thủ
tục hành chính và quan điểm của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ về cải cách

thủ tục hành chính.

Chương II - Rà soát, đánh giá một số thủ tục hành chính do Bộ Công
Thương trực tiếp thực hiện. Chương này phân tích cụ thể
một số thủ tục hành
chính do Bộ Công Thương đang trực tiếp thực hiện.

Chương III - Một số kiến nghị hoàn thiện các thủ tục hành chính do Bộ
Công Thương trực tiếp thực hiện. Chương này đưa ra nhưng kiến nghị và các
giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các thủ tục hành chính do Bộ Công Thương
trực tiếp thực hiện theo hướng đơn giản hóa và tạ
o điều kiện thuận lợi hơn
cho doanh nghiệp.

Kèm theo là phụ lục kết quả rà soát Quy trình thực hiện của toàn bộ các
thủ tục hành chính do Cơ quan Bộ Công Thương trực tiếp thực hiện.


8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH

1. Khái niệm thủ tục hành chính

Theo Từ điển tiếng Việt, "thủ tục" được hiểu là những việc cụ thể phải
làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có tính chính th

ức.
Khái niệm này là tương đối rõ ràng và được hiểu thống nhất.

Khác với sự thống nhất trong cách hiểu về khái niệm "thủ tục", khái
niệm "hành chính" được hiểu theo nhiều nghĩa. Theo Từ điển tiếng Việt, hành
chính được hiểu là thuật ngữ thuộc phạm vi chỉ đạo, quản lý việc chấp hành
luật pháp, chính sách của Nhà nước; thuộc về những công việc sự vụ như
văn
thư, tổ chức, kế toán v.v ; có tính chất giấy tờ, mệnh lệnh, khác với giáo dục,
thuyết phục.

Còn theo các quan niệm khác, thì hành chính là một lĩnh vực hoạt động
gắn với việc tổ chức, quản lý và điều hành các công việc trên cơ sở những quy
tắc có tính bắt buộc do Nhà nước hoặc các chủ thể khác quy định hoặc thừa
nhận; hành chính có nghĩa là quả
n lý, là sử dụng quyền lực nhà nước thực
hiện sự quản lý đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hành chính là sự tổ
chức, điều hành toàn bộ công việc hàng ngày của hệ thống hành pháp nhà
nước trên tất cả các lĩnh vực. Đó là sự thực thi pháp luật bằng các văn bản
pháp quy, các thiết chế, các quy trình và thủ tục hành chính một cách khoa
học, hợp lý và có hiệu quả
; là sự quản lý cụ thể mọi nguồn tài lực to lớn thể
hiện qua nguồn ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội;
là một hệ thống quản lý bảo đảm cho xã hội phát triển có kỷ cương, có nề
nếp, bảo đảm cho quyền và nghĩa vụ của công dân được thực hiện theo Hiến
pháp và pháp luật.

Tuy tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau như trên, nhưng trong gi
ới khoa
học pháp lý hành chính và trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, cũng

như trong các văn bản quy phạm pháp luật của hệ thống pháp luật Việt Nam
thì thuật ngữ hành chính đang được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là để chỉ hoạt
động của một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước, có chức năng chấp hành
và điều hành. Đó là cơ quan hành pháp (hay cơ quan hành chính nhà nước)
chứ không phải c
ơ quan lập pháp và tư pháp.

Chính vì vậy, thủ tục hành chính được phát sinh trong việc giải quyết
các công việc của Nhà nước và các kiến nghị, yêu cầu thích đáng của công


9
dân hoặc tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, bảo đảm công vụ nhà
nước và phục vụ nhân dân. Thủ tục hành chính gắn liền với tính mệnh lệnh,
bắt buộc, đơn phương và được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Từ đó, có thể hiểu thủ tục hành chính là những công việc cụ thể phát
sinh trong quá trình giải quyết các công việc của Nhà nước và các ki
ến nghị,
yêu cầu thích đáng của tổ chức, cá nhân nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính,
bảo đảm công vụ nhà nước và phục vụ nhân dân và theo quy định của pháp
luật các công việc đó phải được thực hiện theo một trật tự, trình tự nhất định.
Trình tự thực hiện các công việc này cũng như thẩm quyền giải quyết của các
cơ quan trong bộ máy nhà nước được quy định tại các v
ăn bản quy phạm pháp
luật nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong việc giải quyết các giải quyết các
công việc thuộc nội bộ nhà nước, các công việc liên quan đến công dân và tổ
chức công dân.

Tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về trình tự thực hiện thẩm

quyền của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết nhiệm vụ của nhà nước
tạo thành m
ột hệ thống quy phạm thủ tục. Các quy phạm thủ tục này là những
quy tắc bắt buộc các cơ quan nhà nước cũng như cán bộ công chức nhà nước
phải tuân theo trong giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.

Như vậy, thủ tục hành chính có thể được định nghĩa như sau: Thủ tục
hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà
nước ho
ặc cá nhân, tổ chức được uỷ quyền quản lý nhà nước trong việc giải
quyết các công việc của nhà nước nhằm thi hành nghĩa vụ quản lý hành
chính, đảm bảo công vụ nhà nước và phục vụ nhân dân.

2. Nội dung, đặc điểm của thủ tục hành chính

Nội dung của thủ tục hành chính là quyền, nghĩa vụ của chủ thể phát
sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Quyền, nghĩ
a vụ này gắn
liền với việc thực thi và chấp hành các quy định của pháp luật về trình tự, thủ
tục luật định khi tiến hành một quan hệ thủ tục hành chính cụ thể. Chính vì
vậy, tương ứng với từng quan hệ hành chính thì có thủ tục hành chính khác
nhau và kéo theo là sự khác nhau về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể.

Dưới góc độ pháp luật thì quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện
thủ tụ
c hành chính là quan hệ pháp luật, được điều chỉnh bởi các quy phạm
pháp luật về thủ tục hành chính và trong quá trình đó làm phát sinh các quyền,
nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Toàn bộ các quy phạm pháp luật về thủ
tục hành chính tạo thành chế định quan trọng của hệ thống luật hành chính.


Thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục tố tụng của Toà án và
phần lớn nằm ngoài thẩm quy
ền của Toà án. Chỉ các hoạt động quản lý hành


10
chính nhà nước được quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh mới là thủ tục
hành chính. Hiện nay, các quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính
ngày càng được quy định cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng theo hướng cải cách thủ tục
hành chính, đảm bảo xây dựng nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả
trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
nước ta.

3. Phân loại thủ tục hành chính

Có nhiều cách thức phân loại thủ tục hành chính, tuỳ thuộc vào căn cứ
phân loại. Nếu căn cứ vào tính chất của quan hệ hành chính làm phát sinh thủ
tục hành chính, có thể chia thủ tục hành chính theo từng lĩnh vực chuyên
ngành như thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, giáo dục, văn hoá,…

Nếu căn cứ vào tính chất của chủ thể tham gia quan hệ hành chính nhà
nước, có th
ể chia thủ tục hành chính thành ba nhóm sau đây:

- Thủ tục hành chính trong quan hệ hành chính giữa cơ quan hành
chính nhà nước với nhau hoặc với chủ thể được Nhà nước trao quyền để thực
hiện quyền lực nhà nước. Ví dụ, thủ tục Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội trình xin ý kiến Chỉnh phủ về việc tăng lương tối thiểu;

- Thủ tục hành chính trong quan hệ hành chính để giải quyết công việc

nội bộ trong cơ quan hành chính nhà nước. Ví dụ, thủ tục bổ nhiệm, điều
động, tăng lương, buộc thôi việc;

- Thủ tục hành chính trong quan hệ hành chính giữa cơ quan nhà nước
hoặc chủ thể được Nhà nước trao quyền với tổ chức, cá nhân. Ví dụ: Thủ tục
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà; thủ tục công
chứ
ng hợp đồng.

Dưới góc độ tính chất của quá trình thực hiện, thủ tục hành chính, thủ
tục hành chính được chia thành ba nhóm: thủ tục nội bộ, thủ tục văn thư, thủ
tục liên hệ.

Thủ tục hành chính nội bộ là trình tự thực hiện các công việc nội bộ cơ
quan nhà nước, bao gồm: Thủ tục ban hành quyết định; thủ tục khen thưởng -
kỷ luật; th
ủ tục thành lập các tổ chức, thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức
nhà nước.

Thủ tục văn thư là trình tự tiến hành các hoạt động lưu trữ, xử lý, cung
cấp công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới các hình thức văn bản.
Thủ tục văn thư mang nhiều tính chất kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, đòi hỏi
quá trình thực hiện phả
i tỉ mỉ, đúng thể thức, trình tự các bước tiến hành.



11
Thủ tục liên hệ là trình tự các cơ quan hành chính, công chức, công
chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật. Thủ tục

hành chính liên hệ rất đa dạng, bao gồm:

(i) Thủ tục giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân, tổ chứ, bao
gồm thủ tục giải quyết cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận hoặc vă
n bản cho
phép thực hiện một hoạt động theo quy định pháp luật; giải quyết kiến nghị,
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thủ tục giải quyết các yêu cầu của
các cơ quan, tổ chức khác của nhà nước;

(ii) Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính. Việc áp
dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính phải được pháp luật quy định chặt
ch
ẽ để tránh lạm quyền, xâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, tổ chức. Đó là thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính; thủ
tục xử phạt vi phạm hành chính; thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính khác;

Việc phân nhóm các thủ tục hành chính căn cứ vào tính chất hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết công việc của
nhà nước và của công dân như trên ch
ỉ có tính chất tương đối và để nghiên
cứu; còn trên thực tế, các thủ tục hành chính có sự đan xen, thống nhất với
nhau, đảm bảo hoạt động quản lý hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt,
có hiệu lực và hiệu quả.

Trong phạm vi đề này này, việc nghiên cứu chỉ giới hạn chủ yếu trong
toàn bộ các thủ tục giải quyết cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận hoặ
c văn bản
cho phép thực hiện một hoạt động theo quy định pháp luật do Bộ Công
Thương trực tiếp thực hiện.


4. Các giai đoạn của thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là tổng thể các hoạt động mang tính thủ tục diễn ra
theo trình tự thời gian, vì vậy, có thể chia ra thành các giai đoạn sau:

- Ban hành văn bản quy phạm, thủ tục áp dụng các biện pháp phòng
ngừa hành chính, ngăn chặ
n hành chính có những đặc điểm riêng, được xem
xét trong các quy định về trách nhiệm hành chính, văn bản quản lý hành
chính…

- Giải quyết các vụ việc cá biệt cụ thể, bao gồm các thủ tục xử phạt vi
phạp hành chính, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo đều có những nét chung
đó là các thủ tục đều được thực hiện trong phạm vi hoạt động quản lý hành
chính nhà nước, được tiến hành chủ
yếu bởi cơ quan hành chính nhà nước, có
tính thống nhất về cơ cấu tổ chức.


12

II. TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Cải cách hành chính là một vấn đề khó, khó ngay từ bản thân khái niệm
của thuật ngữ “cải cách hành chính”. Đây là một cụm từ có thể nói rất đa dạng
trong cách hiểu. Bản thân thuật ngữ “hành chính” đang và tiếp tục là chủ đề
tranh luận sôi nổi của các diễn đàn.

Thuật ngữ “cải cách” cũng tương tự. Một s

ố tài liệu trong và ngoài
nước đã đang cố gắng định nghĩa thuật ngữ hành chính. Nhưng cũng không ít
người cũng đang nghiên cứu để có sự tương đồng giữa hành chính và quản lý
(Administration - Management). Một số tác giả của các nước thuộc tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế OECD đã có gắng để phân biệt các khái niệm
như thay đổi, đổi mới, chuyển đổi, cách mạng và cải cách. Tuy nhiên, sự phân
biệt về nội dung của các thụât ngữ đó chưa rõ ràng. Đổi mới (Innovation) và
cải cách (Reform) có sự khác nhau những gì cũng đang tranh luận.

Tuy nhiên, khái niệm cải cách hành chính chủ yếu mang tính chất học
thuật, còn trong thực tế, dù với bất kỳ giới hạn nào, có thể khẳng định công
tác cải cách hành chính đã và đang được triển khai mạnh mẽ tại Việt Nam và
mang lại những hiệu quả rõ rệt, không chỉ
riêng cho các cơ quan quản lý nhà
nước mà thực chất là đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Trong thời gian
tới, việc đẩy mạnh các hoạt động này để hoàn thành nhiệm vụ đến năm 2010
lại càng có ý nghĩa quan trọng và được Đảng và Chính phủ hết sức coi trọng.

Về mặt lịch sử, công cuộc cải cách hành chính nhà nước có lịch sử khá
dài và được khởi đầu từ Đại hội lần thứ
VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm
1986. Thông qua thảo luận xác định những nguyên nhân của tình hình khủng
hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, Đại hội VI đã chỉ rõ nguyên nhân của mọi
nguyên nhân là công tác tổ chức và đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải
cách lớn về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước.

Đến Đại hội VII, Đảng xác định tiếp tục cả
i cách bộ máy nhà nước và
khẳng định bước tiến về lý luận, nhận thức về nền hành chính nhà nước.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,

chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 do Đại hội VII
thông qua đã xác định trọng tâm cải cách “nhằm vào hệ thống hành chính với
nội dung chính là xây dựng một hệ th
ống hành chính và quản lý hành chính
nhà nước thông suốt, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu quả”.


Tiếp tục khẳng định cải cách hành chính là trọng tâm của việc xây
dựng, hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt, Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) nhấn mạnh yêu cầu tiến hành cải
cách hành chính đồng bộ, dựa trên cơ sở pháp luật, coi đó là một giải pháp cơ


13
bản để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 1996-2000. Nghị quyết Đại hội VIII nhấn mạnh nhiệm vụ
xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế mới; cải tiến quy trình xây
dựng và ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ, đồng thời tiếp tục đẩy
mạ
nh cải cách thủ tục hành chính, và sắp xếp lại bộ máy hành chính từ Trung
ương đến địa phương.


Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) họp
tháng 6 năm 1997 ra Nghị quyết về phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Một trong những chủ trương và giải pháp lớn về cải cách hành chính được
nhấn mạnh trong Nghị quyết quan trọng này là bảo đảm thực hiện dân chủ
hóa đời sống chính trị của xã hội, giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của
Nhà nước, phát huy quy
ền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ

nhà nước, trong giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của
cán bộ, công chức. Từ đó, Chính phủ ban hành các quy chế thực hiện dân chủ
ở cơ sở.


Từ việc kiểm điểm tình hình và rút kinh nghiệm thực tiễn, Đảng đã đi
đến khẳng định, không thể cải cách hành chính một cách biệt lập mà không
đồng thời đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan lập pháp, cơ
quan tư pháp. Từ nhận thức đó, Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII) đề ra
chủ trương tiến hành sắp xếp lại tổ
chức bộ máy đảng và các tổ chức trong hệ
thống chính trị gắn liền với cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hoạt
động có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, với việc kiên quyết sắp xếp một bước
bộ máy các tổ chức trong hệ thống chính trị, thực hiện tinh giảm biên chế, cải
cách chính sách tiền lương.


Đại hội IX (năm 2001) đã đưa ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý
nghĩa quan trọng trong cải cách hành chính thời gian tới như điều chỉnh chức
năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý
đa ngành, đa lĩnh vực; phân công, phân cấp; tách cơ quan hành chính công
quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cả
i cách doanh nghiệp nhà
nước, tách rõ chức năng quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống quan liêu,
tham nhũng…


Có thể nói, tính từ thời điểm khởi đầu vào năm 1986 và kể cả cho đến

thời điểm hiện nay, cải cách hành chính luôn là công việc mới mẻ, diễn ra
trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm về quản lý hành chính nhà
nước trong thời kỳ mới, có nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa tìm tòi rút kinh
nghiệm. Vì vậy, việc hình thành quan niệm và những nguyên tắc cơ bản chỉ
đạo công cuộc cải cách hành chính cũng như việc đề ra những nội dung,
phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn là một


14
quá trình tìm tòi sáng tạo không ngừng, là một quá trình nhận thức liên tục,
thống nhất trong tiến trình đổi mới.


Tuy nhiên, cùng với quá trình triển khai trong thực tiễn, các nội dung
cải cách hành chính ngày càng được xác định một cách cụ thể hơn và các
Nghị quyết Trung ương của Đảng đều biểu thị một quyết tâm chính trị rất lớn
về việc tiếp tục tiến hành cải cách hành chính, đặt cải cách hành chính trong
tổng thể của đổi mới hệ thống chính trị.

Căn cứ Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Với Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, lần đầu tiên trong quá trình
cải cách, Chính phủ có một chương trình có tính chiến lược, dài hạn, xác định
rõ 4 lĩnh vực cải cách là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính,
xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công.


Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà

nước giai đoạn 2001-2010 là: xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong
sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh
đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực
đáp ứng yêu cầ
u của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010,
hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chương trình tổng thể là công cụ quan trọng để Chính phủ chỉ đạo các
bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh cải cách
hành chính, định rõ các m
ục tiêu, nhiệm vụ cải cách và xác định các giải pháp
thực hiện nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải cách. Cải cách hành chính
được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện Chiến
lược phát triển kinh tế xã hội và đổi mới từng bước hệ thống chính trị.

Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương
khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
của bộ máy nhà nước càng thể hiện rõ quan điểm của Đảng, về công tác này,
coi đây là một khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới để phát triển đất nước
trong thời điểm hiện nay.

Trên cơ sở nhận thức rõ và phân tích các nguyên nhân dẫn tới sự tồn tại
của các hạn chế, yếu kém của nền hành chính nhà nước; các bất cấp, vướng
mắc trong hệ thống thể chế, pháp luật, đặc biệt là các quy định về thủ tục
hành chính; sự mơ hồ, trùng lặp trong chức năng, nhiệm vụ của một số cơ
quan trong hệ thống hành chính nhà nước; sự cồng k
ềnh, kém hiệu quả của bộ
máy quản lý nhà nước; tình trạng quan liêu, kém chất lượng của một bộ phần



15
đội ngũ cán bộ, Nghị quyết đã xác định mục tiêu cải cách hành chính trong
giai đoạn hiện nay như sau:

“Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân
chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ, công chức
có đủ phẩm chất và năng lực; h
ệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh
và bền vững của đất nước”.

Đây là một mục tiêu rất rõ ràng, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà
nước Việt Nam th
ực hiện công tác cải cách hành chính một cách toàn diện,
bao hàm các mảng công tác triển khai một cách đồng bộ: Cải cách thể chế,
trong đó đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành
chính, trong đó có hiện đại hóa công sở; cải cách và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ; và cải cách tài chính công.

Cần lưu ý là đối tượng mà Chương trình cải cách hành chính hướng đến
không phải chỉ là các cơ quan quản lý nhà nước mà chính là ng
ười dân và
doanh nghiệp và đem lại lợi ích chung cho đất nước. Cải cách hành chính gắn
liền với nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước,
tăng niềm tin của công dân đối với nhà nước.


III. ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI
VIỆT NAM

1. Quan điểm và chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Đảng:

Công tác cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệ
m vụ
trọng tâm của công tác cải cách hành chính. Kinh nghiệm cải cách hành chính
thế giới cũng khẳng định: đơn giản hoá thủ tục hành chính phải được xác định
là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình hiện đại hoá hành chính của Chính
phủ các nước phát triển. Việc xác định đúng đắn quan điểm cải cách thủ tục
hành chính có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Thủ tục hành chính là vô cùng phức tạp và đa dạ
ng, đặt ra với hầu hết
các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong thủ tục hành chính lại thể hiện
mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, liên quan trực tiếp tới quyền, lợi ích
của nhân dân. Tuy nhiên, dưới cả góc độ quản lý nhà nước và góc độ lợi ích
xã hội thì không thể không có thủ tục hành chính. Dưới góc độ quản lý nhà
nước, thủ tục hành chính là công cụ đắc lực và hiệu quả để Nhà nước thực thi
hoạt động quản lý nhà nước.



16
Thông qua việc các chủ thể trong thủ tục hành chính thực hiện các
nghĩa vụ của mình, Nhà nước có được các thông tin, tài liệu cần thiết làm cơ
sở cho hoạt động quản lý nhà nước. Nhưng dưới góc độ xã hội thì chính việc
Nhà nước đặt ra thủ tục hành chính lại làm phát sinh ra các quyền và nghĩa vụ
của người dân khi tham gia quan hệ hành chính. Trên thực tế thì nghĩa vụ là

chủ yếu và khi thực hiện các nghĩa v
ụ này, người dân sẽ phải mất thời gian,
công sức và tiền bạc. Nếu không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng tới quyền, lợi ích
hợp pháp của người dân.

Tuy nhiên, nếu thông qua việc thực hiện thủ tục hành chính thì các
quyền, nghĩa vụ của người dân sẽ được thực hiện theo một trật tự luật định.
Điều này sẽ là cách thức tốt để quy
ền, lợi ích hợp pháp của người dân được
thực hiện nhanh hơn; bảo đảm tính công bằng, thống nhất và đồng bộ trong
việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân trong toàn xã hội khi tham
gia cùng một thủ tục hành chính; qua đó quyền và lợi ích hợp pháp của người
dân sẽ được bảo vệ trước Nhà nước và các chủ thể khác.

Điều quan trọng là kết hợp hài hoà giữa l
ợi ích Nhà nước và quyền, lợi
ích hợp pháp của người dân là một yêu cầu mà quá trình cải cách thủ tục
hành chính cần phải đáp ứng.

Xuất phát từ quan điểm này, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban
Chấp hành Trung ương khóa X đã xác định:

“Cải cách hành chính nói chung, đặc biệt là cải cách thủ tục hành
chính phải bảo đảm tạo thuận lợi nhất cho nhân dân, doanh nghiệp và góp
ph
ần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng lãng phí”.

Giải pháp cụ thể trong công tác cải cách hành chính mà Nghị quyết
Trung ương X xác định là:


“Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu đột
phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của nhân dân và
doanh nghiệp. Tiến hành rà soát các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh
vực, chỉ rõ những thủ tục, những quy định sai pháp luật, không phù hợp để
kiên quyết sửa đổi. Đây là khâu cản trở sự phát triển và gây nhiều bức xúc
trong nhân dân, cần tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh
vực này.”

Các biện pháp cụ thể mà Nghị quyết Trung ương khóa X đặt ra đối với
công tác cải cách thủ tục hành chính là:

- Giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, hình thành bộ quản lý đa ngành, đa
lĩnh vự
c. Hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan


17
thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương. Đẩy mạnh vững chắc việc sắp
xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và xã
hội hoá một số loại hình dịch vụ công cộng.

- Tiếp tục phân cấp mạnh và giao quyền chủ động hơn nữa cho chính
quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu
tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với trung ương; đồng thời
hoàn thiện thể chế, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để
bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất của Trung ương.

- Tập trung chỉ đạo rà soát và cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính,
tạo môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh củ
a doanh nghiệp và

nhu cầu chính đáng của người dân, như: thành lập, giải thể, phá sản doanh
nghiệp; đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư; đầu tư xây dựng công
trình, dự án và nhà ở; quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản; xuất, nhập
khẩu; nộp thuế; hộ tịch, hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thị
thực nhập cảnh; công chứng, chứ
ng thực; thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp

- Các cấp chính quyền và từng cơ quan hành chính nhà nước khẩn
trương rà soát các loại thủ tục hành chính, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung theo
thẩm quyền hoặc hoặc trình cấp trên xem xét sửa đổi theo hướng tạo thuận
tiện cho nhân dân và doanh nghiệp. Xử lý nghiêm những cá nhân và tổ chức
tuỳ tiện đặt ra các quy định trái pháp luật, trái thẩm quyền, gây khó khăn,
phiền hà cho nhân dân. Đề cao trách nhiệm của ngườ
i đứng đầu cơ quan hành
chính trong việc cải cách thủ tục hành chính.

- Công bố công khai các thủ tục (các loại giấy tờ, biểu mẫu) và quy
trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định để
nhân dân biết và thực hiện thuận lợi.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một
cửa liên thông tại các cơ
quan hành chính nhà nước và mở rộng áp dụng tại
các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công như bệnh viện, trường học.

- Khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định của mình và chịu trách
nhiệm rà soát những thủ tục hành chính đã quy định trong các luật, pháp lệnh,
trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi cho phù hợp.

2. Quá trình cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ:


Trong suốt thời gian vừa qua, quán triệt chủ trương, chính sách của
Đảng, Chính phủ đã chú trọng cải cách thủ tục hành chính thông qua công tác
rà soát, sửa đổi và bãi bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp, gây khó


18
khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của
nhân dân.

Từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 5 năm
1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của
công dân và tổ chức cho tới nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác này.

Đáng lưu ý là các văn bản sau:

- Quyết định s
ố 181/2003/QĐ-TTg về việc áp dụng cơ chế một cửa ở
các địa phương;

- Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 về tiếp tục đẩy
mạnh công tác cải cách hành chính;

- Quyết định số 23/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2005 về việc
thành lập tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc và kiến nghị của doanh
nghiệp về thủ tục hành chính;

- Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 nă
m 2006 về việc

giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh
nghiệp;

- Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2006 về một số biện
pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải
quyết công việc của người dân và doanh nghiệp;

- Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2006 số
01/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2007.

Căn cứ
chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã thực
hiện những biện pháp để cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi thẩm
quyền quản lý, cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước với người dân và doanh
nghiệp theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản hoá.

Thông qua một loạt các biện pháp như cải cách thủ tục hành chính gắn
với thực hiện cơ chế m
ột cửa; công khai hóa, minh bạch hóa các quy định về
thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được rà soát, sửa đổi, bãi bỏ theo
hướng đơn giản hóa, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp, mối quan hệ
giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp được cải
thiện một bước đáng kể.




19
Kể từ năm 2000 (thời điểm có hiệu lực của Luật doanh nghiệp 1999), những
nỗ lực cải cách hệ thống thủ tục hành chính quan trọng nhất có thể kể đến:


(i) 03 đợt bãi bỏ các thủ tục hành chính (giấy phép kinh doanh) không
cần thiết của Chính phủ;

(ii) Các đợt bãi bỏ thủ tục hành chính khác của các Bộ, ngành;

3. Những bất cập, tồn tại trong quá trình quy đị
nh và thực hiện thủ
tục hành chính hiện nay

Bên cạnh những kết quả và chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực
quản lý, thủ tục hành chính của Việt Nam vẫn còn rất nhiều vướng mắc, bất
cập. Vẫn còn quá nhiều sự phàn nàn của người dân và doanh nghiệp về thủ
tục, không phải ngẫu nhiên mà người dân thường nói “hành chính” nghĩa là
“hành là chính”. Sự bất cập, tồn tại trong công tác quy
định và thực hiện thủ
tục hành chính ở nước ta là điều không phải bàn cãi.

Trên thực tế, vẫn còn tồn tại khá phổ biến xu hướng cơ quan hành
chính giành thuận lợi cho mình, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh
nghiệp; vẫn còn tư tưởng bao cấp, cục bộ của các bộ, ngành khi xây dựng và
ban hành thủ tục hành chính; thiếu trách nhiệm trong kiểm tra việc tổ chức
thực hiện. Do đó, vẫn còn hi
ện tượng thủ tục hành chính vẫn còn nhiều phiền
hà, phức tạp, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, làm lỡ cơ
hội đầu tư và cản trở sức sản xuất của các thành phần kinh tế trong xã hội.

Nhìn một cách tổng thể, trong rất nhiều trường hợp, nền hành chính
công của chúng ta vẫn còn mang tính chất xin - cho. Những biện pháp cải
cách trong hàng chục năm qua vẫn chưa thực sự giải quy

ết triệt để.

Thủ tục hành chính trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước
với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, giữa các cơ quan hành chính nhà nước
với nhau chưa bảo đảm được tính nhất quán, đồng bộ, vẫn còn tình trạng
rườm rà, chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý; được ban hành bởi nhiều cấp,
nhiều cơ quan, dưới nhiều hình thức văn bản.

Nhiều thủ tục hành chính vẫn còn rất rườ
m rà, nhiều khâu trung gian
không cần thiết. Điều này đã gây ra không ít trở ngại cho công việc của các cơ
quan Nhà nước và nhân dân, tạo kẽ hở cho các tệ cửa quyền, sách nhiễu và
tham nhũng; đặt biệt, các thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực quản lý nhà
đất, xây dựng (cấp quyền sở hữu nhà, cho thuê nhà, mua bán nhà, cấp phép
xây mới, sửa chữa nhà, cấp quyền sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất );
về
đầu tư nước ngoài; về trước bạ; đăng ký kinh doanh, đang còn những bất
hợp lý gây rất nhiều khó khăn, phiền hà cho nhân dân. Các tổ chức và công


20
dân khi có yêu cầu phải đi lại nhiều lần, qua nhiều cửa, phải mất nhiều thời
gian mới giải quyết xong thủ tục.


Điều kiện kinh doanh tiếp tục là những lực cản, trở ngại cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Có không ít điều kiện
kinh doanh được ban hành theo hướng thuận lợi cho cơ quan quản lý, chưa
tính tới những khó khăn trong việc thực hiện của người dân và doanh nghiệp;


Hệ thống các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính trong hồ sơ thủ tục
hành chính do các cơ quan hành chính nhà nướ
c ban hành còn thiếu thống
nhất, nhiều quy định bất hợp lý gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức và doanh
nghiệp nhưng chậm được chuẩn hoá theo hướng đơn giản, thuận lợi; chưa có
sự kiểm soát chặt chẽ về tính công khai, minh bạch, tính thống nhất, tính hợp
lý về nội dung và hình thức của các mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính. Thực
trạng này đã gây phiền hà, khó khăn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp,
tạo c
ơ hội cho nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh, phát triển;

Không chỉ có hạn chế về mặt nội dung các quy định về thủ tục hành
chính, việc tổ chức thực hiện trên thực tế cũng rất yếu kém. Nhiều quy định
về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính không phù hợp với thực tế nhưng
chậm được phát hiện để điều chỉnh, sửa đổi kịp th
ời. Điều này đã được phát
hiện từ lâu nhưng chậm được khắc phục trên thực tế.

Trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý nhà nước còn nhiều tồn tại.
Các quyết định, chỉ thị, chủ trương của cấp trên chưa được cấp dưới thi hành
nghiêm túc. Một số lĩnh vực như: quản lý đô thị, quản lý tài nguyên, rừng và
khoáng sản, đất đai, c
ảnh quan, môi trường, trật tự công cộng, quản lý thị
trường, các dịch vụ du lịch, buôn bán nhiều lúc bị buông lỏng hoặc không
thường xuyên v.v

Nhiều cơ quan chức năng thiếu hướng dẫn rõ ràng, cụ thể và công khai
cho nhân dân biết. Một số công chức có thái độ cửa quyền, hách dịch, sách
nhiễu dân.


4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

Tồn tại các bất cập trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên,
có th
ể thấy một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nhận thức, tư duy về quản lý nhà nước trong một bộ phận
không nhỏ cán bộ, công chức, kể cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt chậm được đổi
mới. Biểu hiện của tư duy này là muốn quản lý chặt, ôm đồm, áp đặt vẫn còn
khá phổ biến ở các ngành, các cấp. Thủ tục hành chính là vấ
n đề rộng lớn,
phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng thực thi trong xã hội và gắn liền với


21
thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền. Trong
không ít trường hợp, thực hiện cải cách thủ tục hành chính là tự cắt bỏ quyền
và lợi ích do thủ tục hành chính hiện hành mang lại. Do đó, gặp phải sự chống
đối từ phía một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước.

Thứ hai, các văn bản pháp luật hiện hành còn trao thẩm quyền ban hành
các thủ tụ
c hành chính cho quá nhiều cơ quan, với nhiều hình thức văn bản và
ở các cấp khác nhau. Chưa kể đến thực tế còn tồn tại một số chủ thể không có
thẩm quyền cũng tự ý đặt ra các thủ tục hành chính hoặc ban hành sai thẩm
quyền, hình thức văn bản, không phù hợp về nguyên tắc thủ tục hành chính
hoặc chồng chéo trùng lắp, rườm rà gây khó khăn cho nhân dân.

Thứ ba, việc ban hành, sửa đổi, b
ổ sung hoặc bãi bỏ, huỷ bỏ các thủ tục

hành chính cũng chưa được quy định đồng bộ; việc quy định thủ tục hành
chính mới thường xuất phát từ nhu cầu quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác quản lý của cơ quan công quyền mà chưa thật sự đứng trên góc độ
người dân - người bị quản lý; Một số nội dung của các thủ tục hành chính
ch
ưa được quy định một cách rõ ràng, cụ thể; đặc biệt trong việc quy định
thời gian hoàn tất thủ tục và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể;

Thứ tư, còn thiếu các biện pháp bảo đảm tính công khai, minh bạch
trong việc quy định và thực hiện thủ tục hành chính; thiếu cơ chế phối hợp,
điều hoà giữa các cơ quan hành chính nhà nước và cơ chế kiểm soát trong
việc ban hành, sửa đổi thủ
tục hành chính. Có nhiều thủ tục hành chính hiện
nay còn được thực hiện cắt khúc, thiếu tính liên thông và phối hợp trong thực
hiện thủ tục hành chính. Khi có nhu cầu cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp còn
phải đến nhiều cơ quan, nhiều đầu mối để thực hiện thủ tục hành chính.

Thứ năm, chưa có một cơ chế pháp lý đủ mạnh để ràng buộc trách
nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việ
c tiếp nhận, xử lý nhanh
chóng, kịp thời các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp
về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính không còn phù hợp.

Thứ sáu, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến thủ
tục hành chính chưa thật sự được coi trọng, đặc biệt trong việc giáo dục đạo
đức, ý thức của công chức liên quan đến thủ tục hành chính chưa được quan
tâm đúng mứ
c. Một số cơ quan trung ương cũng như địa phương chưa kiên
quyết, nhất quán tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chưa thấy được hết ý nghĩa, tầm quan

trọng và đòi hỏi cấp bách của việc tháo gỡ những cản trở, vướng mắc cho cá
nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ t
ục hành chính để phát huy mạnh mẽ
tiềm năng sức mạnh vật chất, tinh thần của người dân cho mục tiêu phát triển.
Chính vì vậy mà chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt và dành ưu tiên các nguồn
lực cho công tác này.

×