Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu sử dụng than cám chất lượng thấp trộn với than ngoại nhập của các nước trong khu vực cho các lò hơi nhà máy nhiệt điện việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 81 trang )


Bộ công thơng
Viện năng lợng

TI KHOA HC V CễNG NGH CP B - 2009




BO CO TNG HP
KT QU KHOA HC CễNG NGH TI



Nghiên cứu sử dụng than cám chất lợng thấp
trộn với than nhập của các nớc trong khu vực
cho các lò hơi nhà máy Nhiệt điện Việt Nam


M S TI: I 161








Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Năng lợng
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tuấn Nghiêm






7907



H Ni- 3/2010

Bộ công thơng
Viện năng lợng

TI KHOA HC V CễNG NGH CP B - 2009


BO CO TNG HP
KT QU KHOA HC CễNG NGH TI



Nghiên cứu sử dụng than cám chất lợng thấp
trộn với than nhập của các nớc trong khu vực
cho các lò hơi nhà máy Nhiệt điện Việt Nam


M S TI: I 161






CH NHIM TI VIN NNG LNG
Viện trởng







Nguyễn Tuấn Nghiêm Phạm Khánh Toàn










Các đơn vị và cán bộ tham gia thực hiện đề tài:

Viện Năng lượng:
Th.S. Nguyễn Chiến Thắng
KS. Nguyễn Tuấn Nghĩa
KS. Lê Nhuận Vỹ
KS. Bùi Anh Tuấn
KS. Mạc Văn Đô

KS. Phạm Ngọc Lợi
Th.S. Nguyễn Thị Thu Huyền
KS. Trương Thị Thu Phương
Cử nhân Vũ Tuấn Tú
Trung tâm Thí nghiệm Điện:
Phòng Hiệu chỉnh Lò-Máy
Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệ
t-Lạnh:
Xưởng chế tạo thiết bị áp lực
Cộng tác viên: GV. KS. Đỗ Văn Thắng


1




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
SẢN XUẤT ĐIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1.1. Hiện trạng hệ thống điện (HTĐ) Việt Nam
1.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc
1.3. Chương trình phát triển nguồn điện toàn quốc đến năm 2020
1.4. Kết luận
CHƯƠNG II
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN TRONG HỆ THỐNG ĐI
ỆN VIỆT NAM
2.1 Tổng quan

2.2.Định hướng công nghệ nhà máy nhiệt điện đốt than trong tương lai
2.3 Kết luận
CHƯƠNG III
TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC THAN Ở VIỆT NAM
3.1. Khả năng cung cấp than từ nguồn than trong nước
3.2. Định hướng chiến lược phát triển ngành than Việt Nam 2006-2025
3.3. Dự báo nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện than giai đoạn 2006 -2025
3.4. Giá than ước tính
3.5. Kết luận
CHƯƠNG IV
KHAI THÁC, CHẤT L
ƯỢNG, GIÁ THAN CỦACÁC NƯỚC TRONG
KHU VỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG THAN NHẬP KHẨU
4.1. Tổng quan
4.2. Giá thành sản xuất và định giá than
4.3. Giá than nhập khẩu vào Việt Nam
4.4. So sánh than nhập khẩu và than cám dùng cho nhà máy nhiệt điện trong nước
4.5. Kết luận
CHƯƠNG V
CÔNG NGHỆ ĐỐT THAN TRỘN VÀ THÍ NGHIỆM ĐỐT TRÊN MÔ HÌNH
5.1. Đặt vấn đề
5.2. Các nghiên cứu cơ bản
5.3. Công nghệ đốt than trộn
5.4. Bài toán Kinh tế - Kỹ thuật và môi trường sử dụng than trộ
n
5.5. Thí nghiệm trên mô hình
5.6. Kết luận
K ẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2


4
7
8
9


10
11
13


15
16
21
27
28



30
31
35
37
39


40

40
42
52
59
74
75
78
79


2

MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, than dần dần đã phải nhường
chỗ cho các nguồn năng lượng khác như thuỷ năng, dầu, khí tự nhiên và đặc biệt là
năng lượng hạt nhân trong những thập kỷ gần đây. Các nguồn năng lượng tái tạo
cũng đang dần khẳng định vị trí vững chắc của chúng khi mà nhân loại ngày càng
quan tâm đến v
ấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững và năng
lượng sạch.
Sử dụng than làm nguồn năng lượng có nhiều lợi thế: Trữ lượng than trên thế giới
rất lớn, đủ để sử dụng cho hàng mấy trăm năm nữa. Than dễ tích trữ. Thời gian xây
dựng nhà máy điện tương đối ngắn, giá thành xây dựng cho một mêgaoát công suất
nguồn tương đối thấ
p, giá thành điện năng sản xuất ra cũng thấp hơn so với các
nguồn điện khác. Thế nhưng, nhiệt điện than có nhược điểm rất cơ bản, đó là gây ô
nhiễm môi trường. Ô nhiễm trong khai thác, vận chuyển, lưu kho than, và nhất là ô
nhiễm trong vận hành vì nhiệt điện than có mức phát thải bụi, khí độc hại, khí nhà
kính cao hơn hẳn so với các nhà máy điện khác, mặc dầu không

đặt ra những vấn
đề lớn về di dân và môi trường như các nhà máy thuỷ điện và không gây sức ép về
dư luận nhiều như các nhà máy điện hạt nhân. Một nhược điểm nữa của nhiệt điện
than là tính thích ứng về sự thay đổi đặc tính nhiên liệu kém và vận hành ổn định ở
phụ tải thấp.
Để giữ giá điện năng ở mức th
ấp và để đảm bảo an ninh năng lượng, các nước trên
thế giới vẫn tìm cách duy trì công suất và sản lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện
than ở mức cao, tạo sự cân bằng nhất định giữa các nguồn năng lượng chính hiện
nay là thuỷ điện, nhiệt điện khí (dầu), nhiệt điện than và điện hạt nhân. Tất nhiên,
sự cân bằng này còn tuỳ thuộ
c tài nguyên thiên nhiên, điều kiện vận chuyển nhiên
liệu và trình độ công nghệ của mỗi nước.
Một trong những biện pháp cơ bản để duy trì và phát triển nhiệt điện than là đầu tư
phát triển công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất (đảm bảo đốt kiệt, nâng cao các
thông số hơi, v.v.), giảm ô nhiễm môi trường (lọc bụi, khử lưu huỳnh, giảm NO
X
,
công nghệ than sạch, v.v.), nâng cao độ linh hoạt (tốc độ, dải thay đổi công suất) và
độ ổn định ở phụ tải thấp, nâng cao độ linh hoạt trong sử dụng các loại nhiên liệu,
đặc biệt là phối chế nhiên liệu trong đó có sử dụng than nhập khẩu, sử dụng công
nghệ đốt mới như khí hoá than, đốt than trong lò tầng sôi tuần hoàn, v.v…
Với mục tiêu nghiên cứu cơ chế cháy than anthraxít Việt Nam, đề xu
ất công nghệ
và thiết bị cháy cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất điện năng
và giảm mức độ ô nhiễm môi trường trong một số nhà máy nhiệt điện đốt than, đã
có một số công trình nghiên cứu có kết quả về cải tiến công nghệ đốt than, trong đó
bao gồm:
- “Nghiên cứu áp dụng các giải pháp khoa học và công nghệ nâng cao hiệu quả sử
dụng nhiên liệu trong chuy

ển hoá năng lượng”.
- “Nghiên cứu quá trình cháy nhiên liệu xấu “Than anthraxit” trong các nhà máy
điện Việt Nam”.
- “Nghiên cứu, thiết kế, ứng dụng vòi phun đốt than bột dạng UD cho lò hơi nhà
máy điện Ninh Bình.


3

- “ Lựa chọn công nghệ và thiết bị hệ thống chế biến than phù hợp với than
anthraxit Việt Nam “.
Như chúng ta đều biết có ba vấn đề kỹ thuật cần phải giải quyết khi sử dụng than
xấu (chất bốc thấp, độ tro cao, lưu huỳnh cao) đó là: vấn đề cháy không ổn định và
hiệu suất thấp, đóng xỉ và nồng độ cao SO
2
và NO
x
trong khói thải. Đặc biệt khi
đồng thời đốt các loại than của các mỏ khác nhau ỏ lò hơi trong nhà máy nhiệt điện
đốt than.
Trên cơ sở thu thập phân tích các cơ sở dữ liệu về đặc tính của than Việt Nam,
nghiên cứu về lý thuyết cháy nhiên liệu, kết hợp tham khảo các thiết bị cháy, công
nghệ cháy của các nước tiên tiến, ứng dụng triển khai vào một số nhà máy điện, các
đề tài đó đ
ã góp phần giải quyết những vấn đề kỹ thuật đã đặt ra ở trên.
Báo cáo Khoa học ( giai đoạn 1) của đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ
năm 2007 “ Nghiên cứu sử dụng than cám chất lượng thấp trộn với than nhập
khẩu của các nước trong khu vực cho các lò hơi nhà máy nhiệt điện Việt
Nam” đã trình bày tổng quát vai trò sản xuất điện năng và xu h
ướng phát triển điện

ở Việt Nam. Tiếp đó trình bày thực trạng và hướng phát triển nhiệt điện than giai
đoạn 2006-2020, những thuận lợi, khó khăn và tồn tại.Trên cơ sở đánh giá tiềm
năng than, khả năng cung cấp than cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho
ngành điện nói riêng, cùng với sự giới thiệu những công nghệ nhà máy nhiệt điện
than tiền tiến trên thế giới, c
ũng như một số nghiên cứu của nước ngoài trong công
nghệ đốt than trộn để đề xuất những định hướng công nghệ sử dụng than trộn thích
hợp cho các nhà máy nhiệt điện đốt than ở Việt Nam trong tương lai.
Trong giai đoạn 2, nhóm thực hiện đề tài đã tiếp tục cập nhật các số liệu về sự phát
triển nguồn điện, nhu cầu sử dụ
ng điện năng, khả năng đáp ứng than nội địa của
ngành than cho sản xuất điện cũng như các nghiên cứu lý thuyết về than trộn, đốt
thử nghiệm trong lò thí nghiệm, tính toán hiệu quả kinh tế- kỹ thuật- môi trư
ờng và
đề xuất phương án ứng dụng.




















4



CHƯƠNG I

SẢN XUẤT ĐIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1.1. Hiện trạng hệ thống điện (HTĐ) Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất điện năng toàn quốc
Đến cuối năm 2008, tổng công suất đặt của hệ thống điện quốc gia là 15.763MW với
công suất khả dụng là 15.125MW. Trong đó, công suất các nhà máy điện của EVN
chiếm 9.960MW (khoảng 65,85%), các đơn vị ngoài EVN chiếm 5.165MW
(34,15%). Trong 15.125MW công suất khả dụng gồm 5.575 MW nhà máy thuỷ điện,
1.880MW nhà máy nhiệ
t điện than, 6.896MW nhà máy nhiệt điện chạy dầu và khí
và 224MW từ các nguồn năng lượng tái tạo khác. Từ năm 2007 Việt Nam đã bắt đầu
nhập khẩu điện từ Trung Quốc qua các đường dây truyền tải từ Vân Nam, Quảng
Đông với tổng công suất 550MW với 300MW nhập khẩu qua đường Lào Cai, Hà
Giang và Móng Cái tỉnh Quảng Ninh ở cấp điện áp 110 kV và 250MW qua đường
Lào Cai ở cấp 220 kV. Cơ cấu công su
ất phát của các nguồn điện trong hệ thống
điện quốc gia được minh hoạ trong hình vẽ:
36.86%
12.43%
45.59%

1.48%
3.64%
Thủy điện Nhiệt điện than Nhiệt điện khí - dầu
Năng lượng tái tạo Nhập khẩu

Hình 1.1 - Cơ cấu công suất khả dụng của nguồn điện năm 2008
Sản lượng điện của hệ thống cung cấp cho nền kinh tế quốc dân tăng trưởng nhanh
trong giai đoạn vừa qua với tỉ lệ tăng trưởng sản lượng điện trung bình trong giai
đoạn 2000 - 2008 đạt 13,9%/năm. Sản lượng điện năm 2008 của toàn hệ thống đạt
76.593GWh (tính cả sản lượng 603GWh tiết giảm do thiếu nguồn), tăng10,89% so
với năm 2007. Về
cơ cấu nguồn, tỉ trọng sản lượng điện của các nhà máy .thuỷ điện
trong hệ thống giảm từ 58,35% năm 2001 xuống còn 32,4% năm 2008 trong khi đó
tỉ trọng sản lượng điện của các nhà máy chạy khí và dầu tăng từ 25,8% năm 2001 lên
46,5% năm 2008. Các nhà máy nhiệt điện than luôn chiếm sản lượng lớn thứ ba
trong cơ cấu điện sản xuất c
ủa toàn hệ thống suốt giai đoạn này.Tình hình sản xuất
điện năng trong giai đoạn 2001-2008 được cho trong bảng sau:



5

Bảng 1-1 Tổng hợp tình hình sản xuất điện trong giai đoạn 2001-2008 (Đơn vị: GWh)
TT Danh mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
1 Thuỷ điện 18.170 18.205 19.004 17.968 16.432 19.224 21.587 24.615
Tỉ trọng (%) 58,35 50 46,04 38,12 30,77 31,77 31,4 32,4
2 Nhiệt điện than 4.335 5.889 8.083 7.875 9.982 10.668 11.275 11.404
Tỉ trọng (%) 13,9 16,2 19,6 16,7 18,7 17,6 16,4 15,0
3 Nhiệt điện chạy khí- dầu 8.029 11.497 13.516 20.353 25.806 29.240 32.288 35.401

Tỉ trọng (%) 25,8 31,6 32,7 43,2 48,3 48,3 47,0 46,5
4 Các nguồn NL tái tạo 604 820 672 901 808 406 920 1.413
Tỉ trọng (%) 1,9 2,3 1,6 1,9 1,5 0,7 1,3 1,9
5 Điện năng nhập khẩu - - - 39 383 966 2.630 3.220
Tỉ trọng (%) - - - 0,08 0,7 1,6 3,8 4,2
6 Sản lượng HTĐ QG
*
31.144 36.411 41.279 46.792 53.885 61.623 69.071 76.593
*Ghi chú: Đã bao gồm cả sản lượng điện tiết giảm do thiếu nguồn
Nguồn: Báo cáo vận hành hàng năm của TT Điều độ HTĐ QG (A0)

32.37%
14.99%
46.55%
1.86%
4.23%
Thủy điện Nhiệt điện than
Nhiệt điện khí-dầu Năng lượng tái tạo
Nhập khẩu

Hình 1.2 - Cơ cấu điện sản xuất của HTĐ Quốc gia năm 2008
Trong những năm vừa qua, sản lượng điện của các nhà máy nhiệt điện chạy khí &
dầu luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản xuất điện năng. Mặc dù vậy, hàng
năm đều xảy ra các sự cố trong vận hành nhà máy này và các hệ thống cung cấp khí.
Trong một số tháng của năm 2007 cũng như 2008, hệ thống điện đã phải nhiề
u lần sa
thải phụ tải trong các giờ cao điểm (481 lần trong năm 2007 và 338 lần trong năm
2008). Điều này đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế quốc gia.
1.1.2. Tình hình tiêu thụ điện toàn quốc
Điện năng tiêu thụ thương phẩm của HTĐ Quốc gia đã tăng trên hai lần từ 25.85 tỷ

kWh năm 2001 lên 65.93 tỷ kWh năm 2008, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ
điện của các
ngành kinh tế là khác nhau. Điều này đã dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu tiêu thụ
điện của hệ thống điện Quốc gia. Tình hình tiêu thụ điện của hệ thống điện Quốc gia
trong giai đoạn 2001 – 2008 được trình bày trong bảng sau:




6

Bảng 1-2 - Tình hình tiêu thụ điện của HTĐ QG trong giai đoạn 2001-2008 (Đơn vị: GWh)
TT Danh mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
I Điện thương phảm
Nông-Lâm-Thuỷ Sản 465 506 562 550 579 560 566 653
1
Tỉ trọng (%) 1,8 1,7 1,6 1,4 1,3 1,1 1,0 1,0
Công nghiệp & Xây dựng 10.503 12.681 15.290 17.896 20.553 24.290 29.152 33.026
2
Tỉ trọng (%) 40,6 41,9 43,8 45,1 45,8 47,4 50,0 50,1
Thương mại & Dịch vụ 1.251 1.373 1.513 1.778 2.200 2.476 2.809 3.242
3
Tỉ trọng (%) 4,8 4,5 4,3 4,5 4,9 4,8 4,8 4,9
Quản lý & Tiêu dùng dân cư 12.651 14.333 15.953 17.655 19.675 22.015 23.925 26.650
4
Tỉ trọng (%) 48,9 47,4 45,7 44,5 43,9 42,9 40,7 40,4
Các ngành khác 980 1.342 1588 1.817 1.830 1.954 1.961 2.316
5
Tỉ trọng (%) 3,8 4,4 4,5 4,6 4,1 3,8 3,5 3,5
6 Tổn thất 14 13,4 12,7 12,1 12 12 10,5 9,35

Nguồn: Báo cáo các năm của EVN
Theo cơ cấu tiêu thụ điện trong bảng trên, tỉ trọng tiêu thụ điện của ngành công
nghiệp & xây dựng ngày càng tăng so với tỉ trọng của khu vực quản lí & tiêu dùng
dân cư có xu hướng giảm. Theo đó, trong giai đoạn 2001 - 2008 điện năng tiêu thụ
của khu vực Quản lí & Tiêu dùng dân cư giảm từ 48,9% năm 2001 xuống 40,4%
năm 2008. Trong khi đó điện năng tiêu thụ của khu vực Công nghiệp & Xây d
ựng
tăng từ 40,6% năm 2001 lên 50,1% năm 2008. Mặc dù tỉ trọng của khu vực quản lí
và tiêu dùng dân cư giảm nhưng tỉ số chênh lệnh phụ tải lúc cao điểm và thấp điểm
vẫn khoảng 2 lần. Điều này làm cho việc vận hành hệ thống điện rất khó khăn và
không kinh tế, đồng thời tạo nên sức ép lớn về đầu tư nguồn và lưới đ
iện chỉ để đáp
ứng nhu cầu phụ tải trong 3-4 giờ cao điểm.
50.1%
4.9%
40.4%
1.0%
3.5%
Nông lâm thủy sản Công nghiệp & xây dựng
Thương mại & dịch vụ Quản lý & tiêu dùng dân cư
Các ngành khác

Hình 1.3 - Cơ cấu tiêu thụ điện của HTĐ Quốc gia năm 2008
Theo như bảng trên, từ năm 2001 đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng Pmax thấp hơn
tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm. Công suất Pmax của toàn hệ thống điện Quốc
gia tăng từ 5.655MW năm 2001 lên 12.636MW năm 2008 (tốc độ tăng trưởng trung
bình trong giai đoạn này là 12,6%). Cũng trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng
Pmax của miền Nam cao nhất cả n
ước đạt 13,7%/năm, tốc độ tăng trưởng Pmax của



7

miền Trung và miền Bắc thấp hơn tương ứng là 11,07% và 11,08% (tốc độ này thấp
hơn tốc độ tăng trưởng Pmax của toàn hệ thống).
1.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc
Ngày 18/7/2007 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 110/2007/ QĐ-TTg phê
duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét triển vọng
đến 2025 (QHĐ VI). Quyết định đã nêu rõ m
ục tiêu phát triển nguồn điện phải đáp
ứng được đầy đủ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước với mức tăng trưởng
GDP khoảng 8,5 - 9%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và cao hơn.
Nhu cầu phụ tải được hiệu chỉnh như sau: đạt mức trên 13% các năm 2009-2010 và
2 phương án tăng trưởng 15%/năm và 17%/năm cho giai đoạn 2011- 2015.
Giai đoạn sau 2015 nhu cầu phụ tả
i được dự báo theo phương pháp đã thực hiện
trong QHĐVI.
Tương ứng, giai đoạn sau 2015 nhu cầu phụ tải được dự báo theo các phương án sau:
- Phương án phụ tải 17%: Phương án phụ tải này nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu
điện cho phát triển kinh tế - xã hội với dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
đạt 8%/năm cho giai đoạn đến năm 2025. Dự báo giai đ
oạn 2008 – 2010 nhu cầu
điện thương phẩm sẽ tăng với mức 13,2% hàng năm. Giai đoạn từ 2011-2015 tăng
với mức 17%/năm. Tương ứng điện sản xuất sẽ đạt 95,6 TWh năm 2010 và 208,5
TWh năm 2015. Giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân 12,8%/năm và 2021-
2025 tăng 8,1%/năm
- Phương án phụ tải 15%: Phương án phụ tải này nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu
đi
ện cho phát triển kinh tế - xã hội đạt tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến đạt
7,5%/năm cho giai đoạn đến 2025. Giai đoạn 2008-2010 nhu cầu điện năng sẽ tăng

trưởng với tốc độ 13,2% hàng năm, 15%/năm trong giai đoạn 2011-2015, 10,7% giai
đoạn 2016-2020 và 8,9% giai đoạn 2021-2025
Tổng hợp kết quả dự báo nhu cầu công suất điện năng toàn quốc theo 2 kịch bản
được trình bày trong các bảng dưới đây
Bảng 1.3- Dự báo nhu cầu phụ tải điện toàn quốc đến năm 2025
(Phương án phụ tải 17%)
Mục Năm 2010 2015 2020 2025

GWh % GWh % GWh % GWh %
Nông-Lâm-Thuỷ Sản 718 0.85 1132 0.61 1462 0.43 1728 0.33
Công nghiệp & Xây dựng 44056 52.11 98848 53.32 185319 54.76 287409 55.36
Thương mại & Dịch vụ 3958 4.68 10013 5.40 15820 4.67 27948 5.38
Quản lý & Tiêu dùng dân cư 32437 38.36 66622 35.94 119804 35.40 177480 34.18
Các ngành khác 3383 4.00 8759 4.72 16022 4.73 24632 4.74
Điện năng thương phẩm 84552 100 185374 100 338427 100 519197 100
Tổn thất 8.5 7.5 7.0 6.5
Tự dung NMĐ 3.0 3.6 4.0 4.2
Điện sản xuất 95539 208520 380255 581407
Công suất P
max
(MW) 15803 34003 61143 92201




8



Bảng 1.4 - Dự báo nhu cầu phụ tải điện toàn quốc đến năm 2025

(Phương án phụ tải 15%)
Mục Năm 2010 2015 2020 2025

GWh % GWh % GWh % GWh %
Nông-Lâm-Thuỷ Sản 718 0.85 1039 0.61 1323 0.47 1583 0.38
Công nghiệp & Xây dựng 44056 52.11 90439 53.18 155742 55.06 233783 55.89
Thương mại & Dịch vụ 3958 4.68 9234 5.43 14135 5.00 24650 5.89
Quản lý & Tiêu dùng dân cư 32437 38.36 61216 36.00 98619 34.86 139273 33.30
Các ngành khác 3383 4.00 8133 4.78 13046 4.61 18974 4.54
Điện năng thương phẩm 84552 100 170061 100 282865 100 418264 100
Tổn thất 8.5 7.5 7.0 6.5
Tự dung NMĐ 3.0 3.6 4.0 4.2
Điện sản xuất 95539 191295 317826 468381
Công suất P
max
(MW) 15803 31194 51104 74277

1.3. Chương trình phát triển nguồn điện toàn quốc
Chương trình phát triển nguồn đến 2025:
- Giai đoạn đến 2010
Tổng công suất các nguồn điện sẽ tăng từ 15.125MW hiện nay lên 22.338MW năm
2010.
- Giai đoạn 2011-2015
Trong giai đoạn từ 2011 đến năm 2015, tổng công suất các nhà máy điện xây dựng
mới khoảng 21.800MW, trong đó thủy điện 6.888MW; nhiệt điện khí (TBKHH và
nhiệt điện dầu) khoảng 2.037MW; nhiệt điện than 11.125MW; nhập khẩu từ các
nước láng giềng khoảng 1.000MW và điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo (thuỷ
điện nhỏ, điện gió, ) 930MW.
- Giai đoạn 2016- 2020
Đến năm 2020 tổng công suất các nhà máy điện của nước ta là gần 70.000MW trong

đó riêng nhiệt điện than là 29.650MW chiếm 42.8%; thủy điện 18.167MW chiếm
26.2%; nhiệt điện khí (TBKHH và nhiệt điện dầu) khoảng 12.700MW chiếm 18.3%;
nhập khẩu từ các nước láng giềng khoảng 5.660MW và điện từ các nhà máy năng
lượng tái tạo (thuỷ điện nhỏ, điện gió, ) 2.824MW; trong giai đoạn này chưa xuất
hiện tổ máy điện hạt nhân.
- Giai đoạn 2021-2025
Tổng công suất các nhà máy điện của nước ta là 96.600MW, trong đó thủy điện
21.167 MW (tỷ trọng 24.9%); nhiệt điện khí (TBKHH và nhiệt điện dầu) khoảng
17.200MW (17.8%); riêng nguồn nhiệt điện than 41.450MW chiếm tỷ trọng lớn
42.9%; điện hạt nhân trong giai đoạn này đạt 4.000MW.






9



Bảng 1.5 – Cơ cấu sản xuất điện đến năm 2025
2010 2015 2020 2025
STT Nguồn
GWh % GWh % GWh % GWh %
1 Thủy điện 30,131 31% 55,889 29% 60,289 19% 60,590 13%
2 Nhiệt điện than 21,017 22% 68,211 35% 154,739 49% 242,716 52%
3 Nhiệt điện khí - dầu 40,270 42% 56,019 29% 66,842 21% 89,306 19%
4 Năng lượng tái tạo 1,990 2% 4,463 2% 10,684 3% 14,586 3%
5 Điện hạt nhân 0% 0% 0% 25,742 5%
6 Nhập khẩu 3,121 3% 7,712 4% 26,270 8% 36,439 8%

Tổng 96,530 100% 192,294 100% 318,825 100% 469,379 100%

1.4. Kết luận
a) Điện năng đúng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Sản lượng điện tính theo đầu người của Việt Nam còn thấp so với các nước
trong khu vực. Những năm gần đây, nguồn điện Việt Nam phát triển với nhịp độ rất
cao, đa dạng về cơ cấu năng lượng sơ cấp và hình thứ
c sở hữu.
b) Theo các phân tích trên ta thấy từ năm 2000 đến 2008, công suất khả dụng cực
đại qua các năm tăng với tốc độ thấp hơn nhu cầu điện thương phẩm. Năm 2001
công suất khả dụng cực đại toàn hệ thống là 5.655MW, tuy năm 2008 đã đạt 15.125
MW.
c) Sau khi đạt tỉ lệ cao nhất về tỉ lệ sản lượng điện (75% năm 1994, 58,4% năm
2001), thu
ỷ điện dần mất vị trớ ưu thế. Năm 2008, thuỷ điện chỉ còn chiếm vị trí thứ
hai đứng sau nhiệt điện khí về tỉ lệ công suất khả dụng (36,86% so với 45,59%), về
sản lượng điện (32,37% so với 46,55%). Cũng trong năm 2008, nhiệt điện than tuy
chỉ chiếm 12,43% về tỷ lệ công suất khả dụng, nhưng sản l
ượng điện của nhiệt điện
than đã chiếm tới 15% của toàn hệ thống .
d) Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện năng để đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế,
cường độ điện nền kinh tế Việt Nam còn khá cao, biểu đồ phụ tải còn chưa bằng
phẳng, vào một số giờ cao điể
m, hệ thống điện toàn quốc vẫn phải sa thải một lượng
phụ tải khá lớn do thiếu công suất đỉnh. Các nhà máy thuỷ điện có lợi thế không
phải chi phí cho nhiên liệu, có thể thay đổi công suất nhanh theo nhu cầu phụ tải
nhưng không thể phát huy đầy đủ công suất trong mùa kiệt hoặc phải phát điện với
sản lượng thấp để tích nước. Phát triển nhiệt đi
ện than là một trong các giải pháp để
giải quyết vấn đề trên.









10



CHƯƠNG II

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN THAN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM

2.1 Tổng quan
Quan điểm qui hoạch phát triển nguồn điện trong việc lập “Qui hoạch phát triển điện
lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét triển vọng đến 2025” (TSĐ VI) bao gồm
một số nội dung, trong đó có yêu cầu: Phát triển cân đối công suất nguồn trên từng
miền Bắc, Trung và Nam, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện trên từng hệ thống miền
liên kết v
ới nhau; đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa các loại nguồn điện theo loại năng lượng
sơ cấp trên toàn quốc và từng miền trong từng giai đoạn qui hoạch: Miền Bắc sẽ tập
trung xây dựng thuỷ điện và nhiệt điện than, miền Nam phát triển thuỷ điện, nhiệt
điện khí và than, miền Trung phát triển thuỷ điện và sau sẽ thêm nhiệt đ
iện khí (nếu
có phát hiện khí) và nhiệt điện than.Trong đó các công trình nhiệt điện than dự kiến
đưa vào vận hành được trình bày trong bảng sau theo QHĐ VI của VPCP 1/2010.
Bảng 2.1 – Các nguồn nhiệt điện than đưa vào vận hành trong giai đoạn 2011-2015

TT Tên nhà máy
Công suất
(MW)
Tiến độ theo
QHĐ-VI
Tiến độ hiệu
chỉnh
Ghi chú
1 Cẩm Phả I #2 300 2009-2010
2011
TKV
2 Uông Bí MR #2 300 2011
2012
EVN
3 Mạo Khê 1,2 2x220 2009-2010
2012-2013
TKV
6 Hải Phòng 2 #1,2 2x300 2009-2010
2012-2013
EVN
8 Quảng Ninh 2 2x300 2009
2011
EVN
9 Mông Dương 1 2x500 2011-2012
2014-2015
EVN
9 Mông Dương 2 #1 2x600 2011-2012
2014-2015
AES
10 Thái Bình I #1 300 N/A

2014
EVN
11 Thái Bình I #2 300 N/A
2015
EVN
12 Thái Bình II #1 600 N/A
2015
PV
13 Nghi Sơn 1 2x300 2011-2012
2013-2014
EVN
14 Vũng Áng I #1 600 2010
2013
PV
15 Vũng Áng I #2 600 2011
2014
PV
16 Vĩnh Tân 1 #1 600 2011
2015
CSG
17 Vĩnh Tân 1 #2 600 2012
2016
CSG
18 Vĩnh Tân 2 #1 600 2013
2013
EVN
19 Vĩnh Tân 2 #2 600 2014
2014
EVN
21 Nhơn Trạch 2 3x250 2011

2014
EVN
21 Ô Môn I #2 300 2010
2014
EVN
22 Ô Môn II (TBKHH) 3x250 2013-2015
2015-2016
BOO/BOT
23 Ô Môn III, IV (TBKHH) 2x3x250 2014
2014-2015
EVN
24 Duyên Hải (Trà Vinh) 1 #1,2 2x600 2012-2013
2014-2015
EVN
25 Duyên Hải (Trà Vinh) 2 #1,2 600 2014-2015
2015
EVN
26 Long Phú (Sóc Trăng) 1 #1 600 2013-2014
2015
PV

Tổng cộng 14340


11



Giai đoạn từ 2011 – 2015:
Tại khu vực Bắc Trung bộ dự kiến đưa vào vận hành các trung tâm điện lực Nghi

Sơn 1&2, Vũng Áng 1. Dự án Nghi Sơn 1 do EVN đầu tư, dự án Nghi Sơn 2 dự kiến
thực hiện theo hình thức BOT. Hiện tai dự án Nghi Sơn 1 đang xét thầu gói thầu
EPC và bàn giao mặt bằng để chuẩn bị khởi công dự án. Dự án Nghi Sơn 2 đang
hoàn chỉnh bộ hợp đồng BOT để
lấy ý kiến các Bộ, Ngành.
Dự án Vũng Áng 1&2 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và công ty VAPCO là chủ
đầu tư xây dựng với công suất đặt 2x (2x600MW). So sánh với tiến độ đề ra trong
Tổng sơ đồ VI thì nhà máy Vũng Áng 1 đã bi chậm tiến độ khoảng 3 năm; nhà máy
nhiệt điện Vũng Áng 2 dự kiến đưa vào vận hành năm 2013 nhưng hiện tại Bộ Công
Thương đang chỉ đạo công ty VAPCO lậ
p dự án đầu tư nhà máy để trình duyệt và
báo cáo các Bộ, Ngành để đàm phán hợp đồng BOT nên có khả năng chậm tiến độ
do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Giai đoạn 2016-2020:
Tại khu vực Bắc Trung Bộ dự kiến đưa vào vận hành các trung tâm điện lực Hải
Dương 1200 MW, Nam Định 1 – 1200 MW, và trung tâm điện lực Quảng Trạch
(4x600 MW).
Trong thời điểm hiện tại, các Trung tâm nhiệt điện lớn đ
ang dần được hình thành ở
khu vực Bắc Trung Bộ như Nghi Sơn ( Thanh Hoá), Vũng Áng ( Hà Tĩnh). Tại các
Trung tâm này việc vận chuyển than đến là hoàn toàn thuận lợi, kể cả trong trường
hợp nhập khẩu than từ các nước trong khu vực, vì có khả năng xây dựng cảng nước
sâu cho các tàu lớn có trọng tải 50. 000 DWT- 80.000 DWT.
Hiện nay, trong quy hoạch Hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2010, nhóm cảng biển
khu vực Bắc, Trung và Nam Trung bộ c
ũng như nhóm cảng TP Hồ Chí Minh, nhóm
cảng đồng bằng sông Cửu long đã nêu rõ khả năng xây dựng các cảng lớn, cảng
chuyên dùng : Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Liên Chiểu-Chân Mây, Tiên Sa- Sông
Hàn, Quy Nhơn, Nha Trang, Vân Phong ( Khánh Hoà), Vũng Tàu-Thị Vải v.v
Tuy nhiên điểm cần lưu ý ở đây chính là khi giá than trên thị trường khu vực có xu

hướng tăng, nhưng để đảm bảo cân bằng năng lượng việc nhập than vẫn là cần thiết.
Vậy vi
ệc nghiên cứu khả năng trộn than cám chất lượng thấp với than nhập của các
nước trong khu vực cho các nhà máy nhiệt điện đốt than (hộ tiêu thụ lớn ) để đảm
bảo cân bằng năng lượng là điều cần phải xúc tiến mạnh hơn nữa.

2.2 Định hướng công nghệ nhà máy nhiệt điện đốt than trong tương lai
Nhiệt điện đốt than ở Việt Nam có vai trò quan tr
ọng trong cơ cấu sản xuất điện
năng. Ưu thế cơ bản của nhiệt điện đốt than là giá than rất ổn định và rẻ so với các
nguồn nhiên liệu khác. Ở Việt Nam, than có trữ lượng khá lớn với hai loại chủ yếu là
than antraxit Quảng Ninh và than nâu vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, than
antrraxit đang được khai thác với quy mô lớn và đáp ứng hầu hết nhu cầu trong nướ
c
và xuất khẩu. Một trong những phương án cung cấp cho ngành điện là nhập khẩu
than bitum từ các nước lân cận như Indonesia và Úc. Than nhập khẩu có thể đốt
riêng hoặc trộn với than trong nước nhằm tận dụng nguồn than khó cháy trong nước
và giảm chi phí nhập khẩu. Như vậy, trong tương lai Việt Nam sẽ sử dụng ba nguồn


12

than chính là than antraxit, than nâu và than bitum nhập khẩu. Ba loại than này sẽ là
cơ sở xem xét khi lựa chọn công nghệ cho nhà máy nhiệt điện.
Công nghệ trong tương lai phải đáp ứng yêu cầu cơ bản là hiệu suất cao và thân
thiện với môi trường. Hiệu suất cao một mặt làm giảm tiêu hao nhiên liệu, mặt khác
làm giảm lượng phát thải các chất ô nhiễm ra môi trường. Vấn đề môi trường đang
đòi hỏi các nhà máy điện đốt than ph
ải áp dụng các kỹ thuật và thiết bị hạn chế các
chất phát thải độc hại như NO

X
, SO
2
, bụi và thu giữ CO
2
.
Hiện nay, nhà máy điện đốt than đang áp dụng các công nghệ sau: đốt than phun, đốt
than tầng sôi tuần hoàn, đốt than tầng sôi áp lực, khí hóa than.
Lò hơi đốt than phun là công nghệ đã rất phát triển và đang là nguồn sản xuất điện
năng chủ yếu trên thế giới. Than được nghiền mịn và được đốt cháy trong buồng lửa
lò hơi. Nhiệt từ quá trình đốt cháy sẽ gia nhiệt cho nước và hơi trong các dàn ống và
thiết bị bố trí trong lò hơi. Công nghệ này trong tương lai vẫn sẽ là một lựa chọn ưu
thế cho các nhà máy điện. Hiệu suất phát điện dự kiến khoảng 50-53% vào năm
2020 và 55% vào năm 2050.
Lò hơi tầng sôi tuần hoàn được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước. Công
nghệ này gần như công nghệ đốt than phun. Sự khác biệt là than đốt trong lò tầng sôi
có kích thước lớn hơ
n và được đốt cùng chất hấp thụ lưu huỳnh (đá vôi) trong buồng
lửa, hạt than được tuần hoàn trong buồng lửa cho tới khi đủ nhỏ. Công nghệ này cho
phép đốt các nhiên liệu xấu có chất lượng thay đổi trong khoảng rộng, nhiên liệu có
hàm lượng lưu huỳnh cao. Các lò hơi tầng sôi tuần hoàn hiện nay có công suất tới
300MW. Than antraxit sau sàng tuyển có phụ phẩm chất lượng xấu, tính thương mại
thấp nhưng hoàn toàn có thể
sử dụng trong lò hơi tuần hoàn tầng sôi. Do vậy, lò hơi
loại này sẽ là nhân tố sử dụng các phụ phẩm cấp thấp cho quá trình sản xuất điện mà
vẫn đảm bảo các yếu tố môi trường.
Công nghệ tầng sôi áp lực cũng là một công nghệ mới. Về mặt cấu tạo, loại lò hơi
này phức tạp hơn hai loại lò hơi trên. Quá trình cháy cũng giống như lò hơi t
ầng sôi
tuần hoàn, nhiệt độ buồng đốt vào khoảng 800-850

o
C, áp suất 12-16bar. Khói nóng
được làm sạch và đưa vào sinh công tuabin khí sau đó cấp nhiệt cho nước-hơi trong
lò thu hồi nhiệt để chạy tuabin hơi. Lò hơi tầng sôi áp lực được kiến nghị áp dụng
khi nhiên liệu cháy có độ ẩm cao như than nâu. Hiệu suất cao, ít phát thải, chi phí
vận hành thấp là những ưu điểm của công nghệ này. Hiện nay, tính thương mại của
công nghệ này chưa cao.
Công nghệ khí hóa than là công nghệ triển vọng trong tương lai. Than đượ
c khí hóa
trong thiết bị khí hóa để sinh hỗn hợp nhiều loại khí trong đó chủ yếu là CO, H
2

N
2
, nhiệt trị cao của hỗn hợp này khoảng 1.150 kcal/m
3
N. Nhiệt độ hỗn hợp sau thiết
bị khí hóa sẽ có nhiệt độ khoảng 540-1.430
o
C. Khí được làm sạch và cháy trong chu
trình tuabin khí sau đó gia nhiệt cho nước-hơi trong lò thu hồi nhiệt. Ưu điểm cơ bản
là hiệu suất rất cao, phát thải SO
2
và NO
X
rất thấp và đặc biệt là có khả năng lưu giữ
CO
2
. Nhược điểm là kết cấu phức tạp, vận hành kém linh hoạt, và suất đầu tư cao.
Do có những ưu điểm vượt trội nên công nghệ này sẽ rất phát triển trong tương lai.

Hiệu suất phát điện dự kiến vào năm 2020 khoảng 53-56%.
Lựa chọn công suất tổ máy cho tương lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ,
suất đầu tư, mặt bằng trình
độ vận hành, tính phổ biến của tổ máy, hệ thống điện
quốc gia và khu vực Công suất tổ máy đối với công nghệ đốt than phun hiện nay


13

đang nằm trong dải rộng 50-1.300MW. Công suất lò hơi ở nước ta hiện đang phổ
biến ở mức 300MW, một số nhà máy đang xây dựng có công suất 500-700MW.
Trong tương lai, công suất tổ máy ở Việt Nam sẽ tiến đến mức 1.000MW.
Công nghệ khí hóa than trên thế giới hiện đang có các tổ máy công suất 300MW.
Các tổ máy công suất 500-650MW sẽ đi vào vận hành sau năm 2015. Nhà máy này
sẽ phổ biến hơn khi các tiêu chuẩn môi trường trở nên kh
ắt khe hơn và nhận được sự
khuyến khích và ưu đãi từ phía chính phủ.
Các nhà máy nhiệt điện đốt than phun phổ biến với thông số cận tới hạn và thông số
trên tới hạn. Thông số hơi sẽ quyết định hiệu suất sản xuất điện năng của nhà máy.
Nhiệt độ và áp suất hơi càng cao thì hiệu suất nhà máy càng cao. Do đó hiệu suất của
nhà máy đốt than d
ưới tới hạn sẽ không thể nâng cao hơn nữa ngoại trừ các cải tiến
nhằm hoàn thiện quá trình chuyển hóa năng lượng. Xu hướng áp dụng thông số hơi
trên tới hạn đang chiếm ưu thế vì có thể nâng cao nhiệt độ và áp suất hơi nhờ những
tiến bộ trong công nghệ vật liệu. Vấn đề cơ bản là khi tăng nhiệt độ và áp suất, lò hơi
phải sử
dụng kim loại chịu nhiệt đặc biệt có chi phí cao. Trong tương lai, sự phát
triển của ngành luyện kim sẽ cho phép thông số hơi tăng hơn nữa đồng thời giá
thành cũng sẽ giảm, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu suất các nhà máy điện.
Dự kiến năm 2020, thông số nhiệt độ hơi có thể nâng lên tới 775

o
C và hiệu suất phát
điện có thể đạt 50-53%. Đối với các tổ máy 1.000MW trong tương lai, đều có thể lựa
chọn thông số hơi dưới và trên tới hạn, nhưng phương án trên tới hạn sẽ chiếm ưu
thế nhờ hiệu suất vượt hơn hẳn phương án dưới tới hạn.
Như vậy để nâng cao hiệu suất nhà máy, tăng hiệu quả kinh tế đồng thời đả
m bảo
các tiêu chuẩn môi trường ngày càng nghiêm ngặt, lò hơi đốt than phun vẫn sẽ là lựa
chọn hiệu quả khi xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than ở Việt Nam. Công suất tổ
máy sẽ trong khoảng 500-1.000MW với hai thông số cận tới hạn và trên tới hạn. Đây
là xu hướng chung của các nhà đầu tư trong thời gian từ nay đến những năm 2020.
Bên cạnh đó công nghệ tầng sôi tuần hoàn cũng là giải pháp tậ
n dụng các nguồn than
xấu, than có hàm lượng lưu huỳnh cao. Công suất tổ máy tiếp tục được nâng lên và
ổn định ở mức trên 300MW. Trong những năm tới chúng ta có thể triển khai thí
điểm một nhà máy điện áp dụng công nghệ khí hóa than nhằm kiểm chứng công
nghệ, lợi ích kinh tế để nhân rộng công nghệ này trong thời gian tiếp theo.

2.3. Kết luận
Trong qui hoạch phát triển nguồn, cần phát triển cân đối công suất nguồ
n trên từng
miền Bắc, Trung và Nam. Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện trên từng hệ thống điện
miền, tăng cường khả năng liên kết hệ thống nhằm chia sẻ công suất nguồn dự trữ.
Ngoài ra giảm dự phòng chung và tận dụng mùa mưa để khai thác hợp lý kinh tế các
nhà máy thuỷ điện giữa các vùng miền.
Việt Nam có tài nguyên năng lượng khá phong phú: Thuỷ năng ở
cả ba miền, than
chủ yếu tập trung ở miền Bắc và khí tự nhiên ở thềm lục địa phía Đông Nam và Tây
Nam. Tuy nhiên sau năm 2020, Việt Nam có thể sẽ khai thác tới 87% tiềm năng kinh
tế thuỷ điện, lúc đó nhiệt điện than sẽ giữ vai trò chủ đạo.

Trong giai đoạn từ 2011 đến năm 2015, tổng công suất các nhà máy điện xây dựng
mới khoảng 21.800MW, trong đó thủy đ
iện 6.888MW; nhiệt điện khí (TBKHH và
nhiệt điện dầu) khoảng 2.037MW; nhiệt điện than 11.125MW; nhập khẩu từ các


14

nước láng giềng khoảng 1.000MW và điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo (thuỷ
điện nhỏ, điện gió, ) 930MW.
Như các phân tích trên ta thấy trong các giai đoạn sau nhiệt điện than chiếm vai trò
quan trọng trong cơ cấu nguồn điện của cả nước. Đến năm 2025 công suất đặt của
nhiệt điện than lên tới hơn 41.500MW chiếm trên 43% tổng công suất nguồn điện
c
ủa cả nước. Do vậy, trong phát triển nguồn nhiệt điện cần chú trọng vào các nhà
máy nhiệt điện than nhằm tăng cường tính chủ động và an ninh cung cấp nhiên liệu.
Cùng với việc tăng suất đặt của hệ thống điện, công suất của các tổ máy cũng tăng
cao (600 MW và 1.000 MW), theo các phân tích ở trên thì công nghệ than phun cho
nhà máy nhiệt điện trong thời gian tới sẽ chiếm vai trò chủ yếu.
Vớ
i những điều kiện nhất định về giá than (trong nước và nhập khẩu), giá khí đốt,
các nhà máy nhiệt điện than xây dựng ở miền Trung và miền Nam có thể cạnh tranh
với các nhà máy điện tuabin khí và tuabin khí hỗn hợp.

































15

CHƯƠNG III

TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC THAN Ở VIỆT NAM


“Quy hoạch phát triển ngành than Việt nam giai đọan 2003 – 2010 có xét triển vọng
đến 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qua Quyết định số:
20/2003/QĐ-TTg ngày 29/01/2003. Tuy nhiên trong những năm qua, do yêu cầu
phát triển kinh tế, ngành than đã có những đột phá về tốc độ phát triển, sản lượng
than vượt mức quy hoạch nhiều năm: sản lượng than năm 2005 (35 triệu tấn) đã
vượt mức quy hoạch năm 2010 (26 – 27 triệu t
ấn). Do đó việc qui hoạch phát triển
ngành than cần điều chỉnh cho phù hợp với yêu cần phát triển kinh tế quốc dân.
Báo cáo “Quy hoạch phát triển ngành than Việt nam giai đọan 2006 – 2015 có xét
triển vọng đến 2025” do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp lập
năm 2006, nhằm đáp ứng yêu cầu than ngày càng cao của nền kinh tế quốc dân đặc
biệt là giai đoạn sau 2010. Các kết quả khảo sát và nghiên cứu m
ới nhất của bản quy
hoạch được dùng tham khảo cho chương này.
3.1. Khả năng cung cấp than từ nguồn than trong nước
Nguồn khai thác than tại Việt Nam nằm trong 3 khu vực chính:
- Than Antraxit (Anthracite) tập trung chủ yếu ở bể than Quảng Ninh.
- Than nâu (sub-bituminuos): được phát hiện và khai thác tại bể than Đồng bằng Bắc
Bộ chủ yếu tại vùng Bình Minh-Khoái Châu
- Than mỡ ( bituminous): tập trung chủ yếu tại Bắc Thái, Nghệ An.
Than Vi
ệt Nam chủ yếu được tập trung tại vùng đông Bắc (Quảng Ninh) và vùng
Đồng Bằng Sông Hồng (Hưng Yên – Thái Bình) với tổng trữ lượng và tài nguyên
than trên toàn quốc đã được xác minh tính đến thời điểm 01/01/2008 là 40,93 tỷ tấn.
Trong đó:
+ Trữ lượng than đã được tìm kiếm thăm dò (A+B+C+P) là 6,14 tỷ tấn (Trữ lượng
cấp A+B có 0,356 tỷ tấn chiếm 5,81%; cấp C1 là 2,264 tỷ tấn chiếm 36,88%; cấp C2
là 3,007 tỷ tấn chi
ếm 48,98%; cấp P là 0,511 tỷ tấn chiếm 8,33%)

+ Tài nguyên đã được xác minh là: 34,79 tỷ tấn
Số liệu tổng hợp tài nguyên , trữ lượng than được nêu trong bảng 3.1 và 3.2.

Bảng 3.1- Tổng hợp tiềm năng tài nguyên và trữ lượng than (Đơn vị: 1000 tấn)
TT
Chủng loại
than
Tên vùng than
Tổng trữ lượng
& Tài nguyên
xác minh
Tài nguyên
xác minh
Trữ lượng đã
xác minh
(A+B+C+P)
Tổng cộng toàn quốc 40 930 741 34 790 058 6 140 683
Bể than Quảng ninh 10 028 400 5 906 655 4 121 745
Vùng nội địa-TKV 180 710 15 600 165 110
Các mỏ than địa
phương
48 684 11 250 37 434
Vùng Khoái châu-
Phù Cừ-Tiền Hải
30 273 153 28 692 197 1 580 956
1
Than
Antraxit và
các loại than
khác

Cộng
40 530 947 34 625 702 5 905 245
2 Than bùn Than bùn 399 794 164 356 235 438


16


Bảng 3.2- Tổng hợp trữ lượng than đã xác minh (Phân chia theo cấp A+B+C+P)
(Đơn vị: 1000 tấn)
Phân chia trữ lượng đã xác minh theo cấp.
Trữ lượng đã được xác minh
(TK-TD).
A+B+C A+B C 1 C 2 P
Tổng cộng toàn quốc 6 140 683 5 629 252 356 789 2 264 480 3 007 983 511 431
Vùng Đông Bắc 4 121 745 4121745 301335 1508643 2311767 0
Vùng nội địa-TKV 165 110 165110 55454 91901 17755 0
Các mỏ than
địa phương quản lý
37 434 18478 0 10238 8240 18956
Vùng Khoái Châu-
Phù Cừ- Tiền Hải
1 580 956 1088481 0 524871 563610 492475
1
Cộng than anthraxit
và các loại than khác
5 905 245 5 393 814 356 789 2 135 653 2 901 372 511 431
2 Than bùn 235 438 235 438 0 128 827 106 611 0
Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2025


Đặc điểm chất lượng than:
Các chỉ số chất lượng kỹ thuật than Quảng Ninh có giá trị trung bình như sau:
- Độ ẩm phân tích W
PT
: 3% - 7%
- Độ tro khô A
K
: 9% - 25%
- Chất bốc cháy khô V
CH
: 5% - 9%
- Lưu huỳnh chung khô S
CH
: 0.1% - 0.7%
- Nhiệt lượng toàn phần khô Q
CH
: ~ 8000 kcal/kg.
Nguồn: TCT Than Việt Nam
Trong các khoáng sàng vùng nội địa, đáng lưu ý nhất là khoáng sàng vùng Bình
Minh-Khoái Châu do trữ lượng lớn và chất lượng than phù hợp để sản xuất điện.
Than khu vực Bình Minh – Khoái Châu thuộc Đồng bằng Bắc Bộ thuộc loại than có
độ tro thấp và ít lưu huỳnh.
Các chỉ số chất lượng kỹ thuật than Bình Minh có giá trị trung bình như sau:
- Độ tro khô : A
K
: <16%
- Chất bốc cháy khô : V
K
:35.4% - 48.23%
- Lưu huỳnh chung khô : S

CH
: 0.12% - 2.8%
- Nhiệt lượng cháy toàn phần khô : Q
CH
: 5.311 Kcal/kg - 7.048 Kcal/kg
Nguồn: TCT Than Việt Nam
3.2. Định hướng chiến lược phát triển ngành than Việt Nam 2006-2025
3.2.1. Chiến lược phát triển ngành than Việt nam
Theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đọan 2006 - 2015 có xét triển
vọng đến năm 2025, chiến lược phát triển của ngành than như sau:
a) Sau năm 2010 tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng sản xuất than, đáp ứng tối đa
nhu cầu than của thị trường nội địa, khai thác triệt để lợi th
ế của thị trường xuất
khẩu để nâng cao hiệu quả sản xuất than, tạo tiềm lực tài chính để
đầu tư khắc phục


17

hiệu quả xấu về môi trường đã tồn tại nhiều năm qua, đầu tư cải tạo mở rộng các
mỏ,cơ sở hạ tầng hiện có và đầu tư các mỏ mới để đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng
lớn trong tương lai.
b) Phát triển ngành than bền vững, hài hoà với tài nguyên, môi trường xã hội
c) Khuyến khích áp dụng các công nghệ mới, các giải pháp sử dụng than ti
ết kiệm
và có hiệu quả, các hộ sử dụng than chất lượng thấp tại chỗ, các hộ sử dụng than ở
xa dùng than chất lượng cao.
d) Khai thác than với tổn thất tài nguyên thấp nhất để tăng giá trị tài nguyên
e) Khuyến khích nghiên cứu đầu tư công nghệ chế biến than để nâng cao chất lượng
và giá trị sử dụng của than.

f) Tích cực hình thành và vận hành có hiệu quả thị trường cung cầu than, trong môi
tr
ường hội nhập khu vực và quốc tế.
g) Vận hành linh hoạt xuất và nhập khẩu than theo hướng tích cực xuất khẩu ở phía
Bắc, đồng thời chủ động nhập khẩu ở phía Nam, trên cơ sở hiệu quả chung của
ngành và của nền kinh tế quốc dân.
h) Tích cực thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư và sở hữu, ưu tiên hợp tác
đầu tư với nướ
c ngoài để thu hút công nghệ tiến tiến và vốn đầu tư của thị trường
trong và ngoài nước.
3.2.2. Mục tiêu phát triển ngành than Việt nam
Mục tiêu tổng quát theo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-
2015 có tính đến 2025 là:
a) Duy trì và ổn định tốc độ tăng trưởng sản lượng than để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của nền kinh tế dân .
b) Sản xuất than với hiệu quả cao để tăng tích lũy, tăng đầ
u tư phục vụ cho việc phát
triển sản lượng cao trong tương lai.
c) Xác lập một lộ trình hợp lý cho công tác đầu tư thăm dò để tăng và nâng cấp trữ
lượng phục vụ cho qui hoạch khai thác than.
d) Đầu tư đổi mới và áp dụng công nghệ tiền tiến để nâng cao sản lượng, năng suất,
chất lượng than, bảo đảm an toàn, giảm thiểu tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi
trường.
e) Cả
i tiến hệ thống tổ chức quản lý và cơ chế chính sách để nhanh chóng thị trường
hóa ngành than, hội nhập với khu vực và thế giới.
f) Hợp tác, liên doanh với nước ngoài để thăm dò, nghiên cứu công nghệ khai thác
đồng bằng sông Hồng qui mô lớn.
g) Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách
nhiệm để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành than.

3.2.3. Sản lượng than nguyên khai
Phù h
ợp với các định hướng và mục tiêu cơ bản trên, việc quy hoạch phát triển sản
lượng các mỏ than toàn ngành được nghiên cứu theo 2 phương án:
- Phương án I (phương án cơ sở): Tập trung khai thác than vùng Đông Bắc sau năm
2015 thử nghiệm và đưa vào khai thác một phần than đồng bằng Sông Hồng tại khu
vực Bình Minh – Khoái châu
- Phương án II (phương án cao): Tập trung khai thác than vùng Đông Bắc sau năm
2015 khai thác một phần bể than vùng đồng bằng Sông Hồng tạ
i khu vực Bình Minh –
Khoái châu, Hưng Yên, và nâng cao sản lượng khai thác than bùn.


18

Sản lượng than nguyên khai của toàn ngành hiện nay ở mức xấp xỉ 48,5 triệu tấn, dự
kiến đến năm 2025 sẽ đạt 107,8 triệu tấn theo phương án cơ sở và 123,3 triệu tấn theo
phương án cao. Tổng hợp sản lượng than các vùng và các giai đoạn xem bảng 3.3 .
Bảng 3.3- Sản lượng than nguyên khai theo các phương án

Sản lượng than; 1000T
TT


Tên chỉ tiêu
2008 2010 2015 2020 2025
A
Phương án I (PA Cơ sở)



Toàn ngành
48485 54435 70565 85765 107802

Trong TKV
46735 52285 67615 81315 100482
Trong đó: - lộ thiên 26345 23885 14715 12515 9832
- hầm lò 20390 28400 52900 68800 90650
1 Vùng Cẩm Phả
23300 26670 34250 33900 31582
2 Vùng Hòn Gai
11985 11800 10700 11350 12600
3 Vùng Uông Bí
10050 12400 20050 26450 40250
4 Vùng Nội địa
1400 1415 2615 2615 2550
5 Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
7000 13500

N
goài TKV
1750 2150 2950 4450 7320
B Phương án II (PA Cao)


Toàn ngành
48485 54435 70565 89765 123302

Trong TKV
46735 52285 67615 85315 112482
1 Vùng Cẩm Phả

23300 26670 34250 33900 31582
2 Vùng Hòn Gai
11985 11800 10700 11350 12600
3 Vùng Uông Bí
10050 12400 20050 26450 40250
4 Vùng Nội địa
1400 1415 2615 2615 2550
5 Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
11000 25500

N
goài TKV
1750 2150 2950 4450 10820
Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2025.
3.2.4. Sản lượng than thương phẩm
Tổng hợp than thương phẩm toàn ngành của TKV được chỉ ra theo các bảng dưới
đây.


19

Bảng 3.4 - Tổng hợp sản phẩm than toàn ngành theo chủng loại –Phương án I (P/A cơ sở)

Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2025

Sản lượng, 1000T/năm
TT Tên sản phẩm
2008 2009
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2025
A Than ng.khai 48485 49425 54432 54490 54272 58297 64615 70565 71125 72205 74615 78115 85765 107802

B Than thương phẩm 44855 45478 49814 49581 49592 53101 58619 63818 61613 63231 65763 69088 76044 95680
1 Than Antraxit 43269 43844 48082 47566 47106 50521 55944 61048 58652 59631 60623 61508 65548 76601
1.1 Than cục,tổng số: 3123 3176 3824 4370 4875 5553 6255 6976 6847 7055 7274 7560 8366 11139

Cục 2 703 734
863 946 1027 1148 1265 1425 1389 1431 1476 1534 1692 2250

Cục 3 362 357
333 287 234 229 247 245 223 224 224 219 222 206

Cục 4 654 666
949 1361 1751 2116 2446 2773 2769 2883 3006 3183 3640 5316

Cục 5 582 574
902 1120 1331 1564 1780 1986 1977 2017 2054 2100 2228 2571

Cục xô 822 846
777 656 532 497 517 548 490 500 513 523 585 796
1.2 Than cám,tổng số: 39645 40168 43758 42697 41732 44468 48939 53071 50805 51575 52349 52948 56182 64462

Cám 1+2 911 886
1408 1665 1897 2202 2453 2707 2694 2724 2741 2749 2757 2560

Cám 3 5201 5210
6427 6732 7070 7838 8811 9661 9417 9534 9636 9714 10140 10915

Cám 4 10366 10556
11284 11409 11487 12419 13801 15155 14576 14953 15362 15836 17458 22845

Cám 5 10507 10722

10651 9370 8158 8087 8499 8917 8212 8271 8338 8286 8664 9334

Cám 6 8053 8168
8361 7676 7019 7188 7841 8378 7883 7961 8042 8054 8453 9282

Than cám bùn và TCN 4608 4626
5626 5845 6100 6734 7533 8254 8021 8131 8230 8308 8709 9527
1.3 Than Vietmindo 500 500 500 500 500 500 750 1000 1000 1000 1000 1000 1000 1000
2 Than mỡ 167 167 217 217 217 217 217 217 217 217 217 217 217 100
3 Than lửa dài 564 564 564 752 1128 1128 1128 1128 1128 1128 1128 1128 1128 1128
4 Than nâu (ábitum) 0 0 00000 0 0 450 1800 4050 6300 12150
5 Than bùn 855 903 950 1045 1140 1235 1330 1425 1615 1805 1995 2185 2850 5700
C Đá thải 3430 3447 4121 4409 4680 5196 5796 6347 6212 6384 6652 7027 7721 9622


20

Bảng 3.5 -Tổng hợp sản phẩm than toàn ngành theo chủng loại –Phương án II (P/A cao)

Sản lượng, 1000T/năm
TT Tên sản phẩm
2008 2009
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2025
A Than ng.khai 48485 49425 54435 54490 54272 58297 64615 70565 71125 72025 74615 79115 89765 123302
B Than thương phẩm 44855 45478 49814 49581 49592 53101 58619 63818 63977 65596 68128 72352 82008 112169
1 Than Antraxit 43269 43844 48082 47566 47106 50521 55944 61048 61017 61995 62987 63872 67913 78966
1.1 Than cục,tổng số: 3123 3176 3824 4370 4875 5553 6255 6976 6960 7168 7387 7673 8479 11252

Cục 2 703 734
863 946 1027 1148 1265 1425 1415 1457 1502 1560 1718 2276


Cục 3 362 357
333 287 234 229 247 245 251 252 252 247 250 234

Cục 4 654 666
949 1361 1751 2116 2446 2773 2769 2883 3006 3183 3640 5316

Cục 5 582 574
902 1120 1331 1564 1780 1986 1977 2017 2054 2100 2228 2571

Cục xô 822 846
777 656 532 497 517 548 548 559 572 582 644 855
1.2 Than cám,tổng số: 39645 40168 43758 42697 41732 44468 48939 53071 53056 53827 54600 55199 58433 66714

Cám 1+2 911 886
1408 1665 1897 2202 2453 2707 2694 2724 2741 2749 2757 2560

Cám 3 5201 5210
6427 6732 7070 7838 8811 9661 9633 9750 9852 9929 10356 11131

Cám 4 10366 10556
11284 11409 11487 12419 13801 15155 15144 15521 15929 16404 18025 23412

Cám 5 10507 10722
10651 9370 8158 8087 8499 8917 8964 9024 9090 9038 9417 10086

Cám 6 8053 8168
8361 7676 7019 7188 7841 8378 8387 8465 8546 8558 8957 9785

Than cám bùn và TCN 4608 4626

5626 5845 6100 6734 7533 8254 8234 8344 8442 8521 8921 9739
1.3 Than Vietmindo 500 500 500 500 500 500 750 1000 1000 1000 1000 1000
1000
1000
2 Than mỡ 167 167 217 217 217 217 217 217 217 217 217 217 217 100
3 Than lửa dài 564 564 564 752 1128 1128 1128 1128 1128 1128 1128 1128 1128 1128
4 Than nâu (ábitum) 0 0 000000 0 450 1800 4950 9900 22950
5 Than bùn 855 903 950 1045 1140 1235 1330 1425 1615 1805 1995 2185 2850 9025
C Đá thải 3430 3447 4121 4409 4680 5196 5796 6347 6348 6519 6787 7263 8257 11133

Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2025




21

Qua các số liệu quy hoạch của ngành than cho thấy:
- Sản lượng than thương phẩm toàn quốc sẽ tăng dần từ 44,9 triệu tấn (2008) đến
năm 2010 đạt 49,8 triệu tấn, tới năm 2025 đạt 112,2 triệu tấn theo phương án cao.
- Than Anthracite vùng Quảng Ninh chiếm từ 96,46% tới 70,4% tổng lượng than
khai thác qua các năm.
- Than Á bitum vùng Khoái Châu chỉ bắt đầu khai thác từ năm 2017 với tỷ lệ 0.7%,
năm 2020 là 12% than thương ph
ẩm toàn ngành theo phương án cao. Vào năm 2025
tỷ lệ này tăng lên gần 21 %. Việc khai thác các mỏ than Đồng bằng Bắc Bộ với qui
mô lớn đã được đề cập trong Qui hoạch phát triển ngành than giai đoạn 2006 – 2025.
- Tổng lượng than cám chất lượng thấp (cám 6, cám bùn và than tiêu chuẩn
ngành) từ 12,7 tr.tấn/năm trong năm 2008, đến năm 2025 đạt 19,5 tr.tấn/năm và
tương

ứng theo tỉ lệ chiếm từ 28,3 - 17,4% tổng lượng than cám thương phẩm .

3.3. Dự báo nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện than giai đoạn 2006 -2025

Việc dự báo nhu cầu than cho ngành điện được lập trên cơ sở sau:
- Than cấp cho nhà máy điện là than thương phẩm tương đương than cám 5 có
nhiệt trị cao (HHV) : 5560 kcal/kg.
- Công suất và sản lượng điện các nhà máy điện lấy theo Qui hoạch điện VI
Hiệu suất nhà máy điện mới dự kiến như sau:
- Tổ máy 30 – 100 MW: hiệu suất thô: 35%
Suất hao than 0,442 kg/kWh
- Tổ máy 300 MW ( thông số cận tới hạn): hiệu suất thô: 39%
Suất hao than 0,396 kg/kWh
- Tổ máy 500 MW – 600 MW ( thông số siêu tới hạn):hiệu suất thô: 42%
Suất hao than 0,368 kg/kWh
- Tổ máy 800 MW – 1000 MW (thông số siêu tới hạn):hiệu suất thô: 43%
Suất hao than 0,359 kg/kWh
3.3.1. Tổng hợp dự báo nhu cầu than toàn quốc
Dự báo nhu cầu tiêu thụ than dựa trên cơ sở quy hoạch phát triển của các ngành
KTQD, đặc biệt tập trung nhu cầu sử dụng than của các hộ tiêu thụ chính như Điện,
Xi măng, Luyện kim, Phân bón, Giấy, các ngành công nghiệp khác và xuất
khẩuđược thể hiện trong bảng 3.6 và bảng 3.7 sau:
Bảng 3.6 - Dự báo nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân (Phương án cơ sở)
Nhu cầu than (1000 tấn) TT Hộ tiêu thụ
2008 2010 2015 2020 2025
Nhu cầu nội địa 20093 32464 93861 195162 337672
1 Nhiệt điện (theo QH điện VI) 6503 15525 69865 170225 311665
2 Xi măng (theo QH phát triển
ngành xi măng VN có tính cả XM
Quán triều và La Hiên mở rộng)

4950 7703 9369 9265 9265
3 Than cho sản xuất đạm (theo nhu
cầu của TCTy Hoá chất)
475 775 2117 2117 2117


22

4 Than cho các dự án luyện kim và
hoá chất của TKV (nguồn: theo
báo cáo của TKV)
250 370 3600 3600 3600
5 Giấy (Theo QH) 200 221 330 489 647
6 Than cho các hộ khác (theo nhu
cầu KH 2008 tính tăng bình quân
1-2% năm)
7715 7870 8520 9408 10385
Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2025.
Bảng 3.7 -Dự báo nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân (Phương án cao)
Nhu cầu than (1000 tấn) TT Hộ tiêu thụ
2008 2010 2015 2020 2025
Nhu cầu nội địa 20093 35584 122401 246584 429719
1 Nhiệt điện (theo QH điện VI) 6503 18645 98465 221705 403705
2 Xi măng (theo QH phát triển
ngành xi măng VN có tính cả XM
Quán triều và La Hiên mở rộng)
4950 7703 9369 9265 9265
3 Than cho sản xuất đạm (theo nhu
cầu của TCTy Hoá chất)
475 775 2117 2117 2117

4 Than cho các dự án luyện kim và
hoá chất của TKV (nguồn: theo
báo cáo của TKV)
250 370 3600 3600 3600
5 Giấy (Theo QH) 200 221 330 489 647
6 Than cho các hộ khác (theo nhu
cầu KH 2008 tính tăng bình quân
1-2% năm)
7715 7870 8520 9408 10385
Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006-2025.
(Trong các dự báo trên không bao gồm lượng than cốc phục vụ cho ngành công nghiệp
thép do loại than này chủ yếu phải nhập khẩu)
3.3.2. Cân đối than cấp cho ngành điện
1) Quy hoạch vùng mỏ than cung cấp
Theo quy hoạch của ngành than, than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện là than
cám 4b, 5 và 6, trong đó chủ yếu là than cám 5. Trong khi tính toán và cân đối khả
năng cung cấp than cho nhà máy nhiệt điện, ngành than đă dựa trên sản lượng than
sạch và xem xét đến khả năng pha trộn hoặc chế biến than khi cần thiết từ các loại
than có nhiệt trị cao hơn hoặc thấp hơn so với ch
ủng loại than nhà máy yêu cầu. Sử
dụng hệ số tính qui đổi tổng sản lượng các loại than cám 4, 5, 6 và phụ phẩm thành
loại than tương đương với than cám 5 (tạm gọi là than cám 5 quy đổi). Phương pháp

tính quy đổi được thực hiện bằng cách tính tương đương về độ tro và nhiệt năng của
các loại than quy về độ tro và nhiệt năng của than cám 5 sao cho than quy đổi có
cùng công dụng và tính năng căn bản như than chuẩn.

×