BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
oOo
ĐÀO VĂN TRÍ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN NHÂN TẠO
VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG TÔM HE CHÂN TRẮNG
LITOPENAEUS VANNAMEI
(BOONE, 1931)
Chun ngành: Ni thủy sản nƣớc mặn, lợ
Mã số: 62 62 70 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NƠNG NGHIỆP
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS NGUYỄN XN LÝ
2. PGS.TS ĐỖ THỊ HỊA
NHA TRANG – 2012
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu. Một phần số liệu sử
dụng trong luận án đƣợc tập hợp từ 02 đề tài cấp Bộ Thủy sản và 01 đề tài cấp cơ sở
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III. Cả 3 đề tài này đều do tôi làm chủ
nhiệm.
1. Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất giống và cơ sở
khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng Litopenaeus vannamei
(Boone, 1931)” năm 2003-2004. Đề tài đã đƣợc nghiệm thu cấp Bộ năm 2005.
2. Đề tài cấp Bộ: ”Đánh giá và phân tích cơ sở khoa học của phát triển nuôi
bền vững tôm chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) ở Việt Nam” năm
2004-2005. Đề tài đã đƣợc nghiệm thu cấp Bộ năm 2006.
3. Đề tài cấp cơ sở: ”Nghiên cứu sản xuất tôm chân trắng Litopenaeus
vannamei (Boone, 1931) bố mẹ chất lƣợng và sạch bệnh có nguồn gốc nhập từ
Hawaii phục vụ sản xuất giống nhân tạo” năm 2009. Đề tài đã đƣợc nghiệm thu cấp
Viện năm 2010.
Các số liệu trong luận án là trung thực, nội dung trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Những kết luận khoa học trong luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Đào Văn Trí
iii
LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời biết ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Xuân Lý và PGS.TS Đỗ
Thị Hòa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức quí
báu để hoàn thành bản luận án này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
PGS.TS Lại Văn Hùng - Khoa NTTS - Đại học Nha Trang
PGS.TS Nguyễn Đình Mão - Khoa Tại chức - Đại học Nha Trang
đã tận tình giúp đỡ, động viên và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quí báu,
giúp tôi chỉnh sửa những thiếu sót trong luận án.
Đến tất cả các những người thân trong gia đình: Ba mẹ, anh chị và người vợ
hiền; và các bạn đồng nghiệp những lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Trung tâm Quốc gia
giống hải sản Miền Trung, Trung tâm tư vấn, sản xuất và dịch vụ khoa học công
nghệ Thủy sản đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, và cho sử dụng các trang thiết bị
sẵn có của đơn vị để tôi triển khai nội dung luận án.
Các cán bộ thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III- những người đã
phối hợp làm việc nhiệt tình và đầy trách nhiệm.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến những sự
giúp đỡ quí báu đó./.
Tác giả luận án
Đào Văn Trí
iv
MỤC LỤC
trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình xii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CHÂN TRẮNG
1.1.1 Hệ thống phân loại 4
1.1.2 Đặc điểm hình thái. 4
1.1.3 Đặc điểm phân bố 6
1.1.4 Tập tính sống 7
1.1.5 Tính ăn và nhu cầu dinh dƣỡng 7
1.1.6 Sinh trƣởng và lột xác 9
1.1.7 Đặc điểm sinh sản 11
1.2. HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG THƢƠNG PHẨM TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM 13
1.2.1 Trên thế giới 13
1.2.2 Tại Việt Nam 15
v
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SINH SẢN NHÂN TẠO TÔM CHÂN TRẮNG
18
1.3.1 Nghiên cứu liên quan đến nuôi thành thục tôm chân trắng bố mẹ 18
1.3.2 Nghiên cứu liên quan đến sản xuất giống nhân tạo tôm chân trắng 22
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH Ở TÔM CHÂN TRẮNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM 26
1.4.1 Trên thế giới 26
1.4.2 Tại Việt Nam 33
1.5. NGHIÊN CỨU VỀ CHỌN GIỐNG TÔM CHÂN TRẮNG 34
1.5.1 Chƣơng trình nghiên cứu chọn giống tôm chân trắng tại Viện Hải
Dƣơng Hawaii (OI) 35
1.5.2 Chƣơng trình nghiên cứu chọn giống tôm chân trắng của SyAqua (Mỹ)
37
1.5.3 Chƣơng trình quản lý nguồn giống tôm của tổ chức thú y thế giới (OIE)
37
1.5.4 Nghiên cứu sản xuất tôm chân trắng sạch bệnh tại Trung tâm giống
Vannamei (VBC)-Indonesia 38
Chƣơng 2 - VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 39
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 39
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 39
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 39
2.2. SƠ ĐỒ KHỐI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 40
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
vi
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của tôm chân trắng trong
điều kiện nuôi nhân tạo 41
2.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm chân trắng 42
2.3.3. Nghiên cứu tạo nguồn tôm chân trắng bố mẹ F1-VN có nguồn gốc từ
Hawaii, không mang các mầm bệnh nguy hiểm: TSV, IHHNV, WSSV,
YHV, BP 53
2.3.4. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu 58
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 63
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN NHÂN TẠO CỦA TÔM
CHÂN TRẮNG 63
3.1.1. Sự phát triển buồng trứng và sức sinh sản của tôm chân trắng trong điều
kiện nuôi vỗ 63
3.1.2. Sự phát triển phôi của trứng và biến thái của ấu thể tôm chân trắng 67
3.1.3. Kích thƣớc tôm chân trắng mẹ tham gia sinh sản lần đầu 71
3.2. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO TÔM CHÂN TRẮNG 71
3.2.1. Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm chân trắng trong điều kiện nuôi nhân
tạo 71
3.2.2. Kết quả nghiên cứu ƣơng nuôi ấu trùng tôm chân trắng 81
3.2.3. Kết quả nghiên cứu ngƣỡng chịu đựng độ mặn và pH của hậu ấu trùng
tôm chân trắng 91
3.3. KẾT QUẢ TẠO ĐÀN TÔM CHÂN TRẮNG BỐ MẸ F1-VN CÓ NGUỒN GỐC
TỪ HAWAII KHÔNG MANG CÁC MẦM BỆNH NGUY HIỂM: TSV, IHHNV,
WSSV, YHV, BP 95
3.3.1. Kết quả nuôi tạo đàn bố mẹ hậu bị F1-VN từ nguồn tôm Hawaii 95
vii
3.3.2. Đánh giá khả năng sinh sản của tôm chân trắng mẹ F1-VN tạo đƣợc từ
nguồn tôm Hawaii 97
3.3.3. Đánh giá chất lƣợng tôm chân trắng bố mẹ F1-VN qua sự tăng trƣởng,
tỷ lệ sống và năng suất nuôi thƣơng phẩm của hậu ấu trùng sản xuất
đƣợc từ nguồn tôm bố mẹ F1-VN 101
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 105
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC xiv
viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BP – Baculovirus Penaei: Virus gây bệnh còi trên tôm chân trắng
CFU- Colony Forming Units: Đơn vị khuẩn lạc
FCR: Hệ số chuyển đổi thức ăn
F1-VN: Thế hệ tôm chân trắng thứ nhất tại Việt Nam, nuôi từ giai đoạn ấu trùng
đến tôm bố mẹ, đƣợc tạo từ nguồn tôm bố mẹ Hawaii nhập vào Việt Nam.
IHHNV–Infectious hypodermal and haematopoietic necrosis: Bệnh hoại tử biểu mô
và cơ quan tạo máu do nhiễm trùng
M, M
1
, M
3
: Mysis, Mysis 1, Mysis 3
MBV- Monodon Baculovirus: Bệnh vi rút gây còi trên tôm sú
MĐ TN: Mật độ thí nghiệm
N: Nauplii, Nauplius
N/L: Nauplii/Lít
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
OIE – World organisation for Animal Health: Tổ chức thú y thế giới
PL, PL
1,
PL
8
, PL
12
: Postlarvae, Postlarvae 1, Postlarvae 8, Postlarvae 12
Trung tâm QGGHS MT: Trung tâm Quốc gia Giống hải sản Miền Trung
TSV-Taura Syndrome Virus: Hội chứng Taura
TT TV, SX và DV KHCN TS : Trung tâm Tƣ vấn, Sản xuất và Dịch vụ Khoa học
Công nghệ Thủy sản
Viện NCNTTS III: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III
YHV : Yellow head virus: Vi rút gây bệnh đầu vàng
Z, Z
1,
Z
3
– Zoea, Zoea 1, Zoea 3
WSSV- White Spot Syndrome Virus: Vi rút gây hội chứng đốm trắng
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lƣợng tôm chân trắng nuôi, đánh bắt tự nhiên trên thế giới (tấn)
Bảng 1.2: Sản lƣợng tôm toàn cầu năm 2009, 2010
Bảng 1.3: Tình hình nuôi tôm chân trắng đến tháng 12/2009
Bảng 1.4: Các acid béo chọn ra từ thành phần acid béo buồng trứng thành thục tự
nhiên ở giai đoạn IV của tôm chân trắng (tính theo % acid béo tổng số)
Bảng 2.1: Chế độ cho ăn của ấu trùng tôm chân trắng nuôi trong bể composit 300
lít với các nghiệm thức thức ăn khác nhau
Bảng 2.2: Chế độ cho ăn của ấu trùng tôm chân trắng nuôi trong bể xi-măng 5,8 m
3
với loại thức ăn thích hợp
Bảng 2.3: Chế độ cho ăn ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 2.4: Chế độ siphon và thay nƣớc ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 3.1: Sức sinh sản thực tế của tôm chân trắng ở các nhóm kích thƣớc khác
nhau
Bảng 3.2: Thời gian phát triển phôi của trứng tôm chân trắng
Bảng 3.3: Sự phát triển buồng trứng của tôm chân trắng theo nhóm khối lƣợng
Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của thức ăn đến sự thành thục, giao vĩ và đẻ trứng của tôm
chân trắng
Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của việc cắt mắt đến khả năng thành thục của tôm trên các
nhóm kích thƣớc khác nhau
Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của nhiệt độ nƣớc đến sự giao vĩ và tỷ lệ nở của trứng
Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của độ mặn đến sự giao vĩ, đẻ trứng và tỷ lệ nở của trứng
Bảng 3.8: Hiệu quả sinh sản của tôm chân trắng ở các nhóm kích thƣớc khác nhau
Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sự phát triển ấu trùng tôm chân trắng
x
Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của độ mặn đến sự phát triển ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 3.11: Ảnh hƣởng của một số loại thức ăn đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của ấu
trùng tôm chân trắng
Bảng 3.12: Ảnh hƣởng của loại thức ăn thích hợp (Tảo tƣơi + thức ăn tổng hợp
Lansy và Frippak) đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm chân
trắng
Bảng 3.13: Sự tăng trƣởng của tôm chân trắng khi ƣơng trong bể lớn (5,8 m
3
) theo
nghiệm thức thức ăn thích hợp (Tảo tƣơi + thức ăn tổng hợp Lansy và
Frippak)
Bảng 3.14: Ảnh hƣởng của mật độ nuôi khác nhau đến tăng trƣởng về kích thƣớc
của ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 3.15: Ảnh hƣởng của mật độ nuôi khác nhau đến tăng trƣởng về khối lƣợng
của ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 3.16: Tăng trƣởng về chiều dài của ấu trùng tôm chân trắng ở mật độ nuôi
thích hợp
Bảng 3.17: Tăng trƣởng về khối lƣợng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm chân trắng ở
mật độ nuôi thích hợp
Bảng 3.18: Kết quả thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo tôm chân trắng
Bảng 3.19: Ngƣỡng độ mặn LC-50 dƣới (khoảng rộng-đột ngột)
Bảng 3.20: Ngƣỡng độ mặn LC-50 dƣới (khoảng hẹp-đột ngột)
Bảng 3.21: Ngƣỡng độ mặn LC-50 dƣới
Bảng 3.22: Sự biến động các yếu tố môi trƣờng trong bể nuôi
Bảng 3.23: Một số chỉ tiêu của đàn tôm bố mẹ F1-VN đƣa vào nuôi thành thục
xi
Bảng 3.24: Khả năng sinh sản của tôm chân trắng mẹ F1-VN nuôi ở Việt Nam so
với tôm chân trắng mẹ nhập trực tiếp từ Hawaii
Bảng 3.25: Kết quả theo dõi các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của tôm chân
trắng ở các nguồn tôm mẹ khác nhau
Bảng 3.26: Kết quả ƣơng nuôi ấu trùng tôm chân trắng từ nguồn Nauplii sản xuất từ
bố mẹ F1-VN năm 2009, 2010
Bảng 3.27: Một số thông số về môi trƣờng nuôi thƣơng phẩm tại Đồng Bò, Nha
Trang và thôn Xuân Đông, xã Vạn Hƣng, huyện Vạn Ninh năm 2009,
2010
Bảng 3.28: Kết quả nuôi tôm chân trắng thƣơng phẩm từ nguồn giống đƣợc tạo ra
bởi đàn tôm mẹ F1-VN (năm 2009, 2010)
Bảng 3.29: Kết quả nuôi thƣơng phẩm tôm chân trắng từ nguồn bố mẹ F1-VN
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Tôm chân trắng Litopenaeus vannamei
Hình 1.2: Đặc điểm hình thái cấu tạo ngoài tôm chân trắng
Hình 1.3: Vòng đời của tôm chân trắng
Hình 1.4: Phức hợp cơ quan X - Tuyến xoang ở cuống mắt tôm
Hình 1.5: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm he
Hình 1.6: Tôm chân trắng bị nhiễm hội chứng đốm trắng do WSSV đã chuyển màu
đỏ bầm toàn thân
Hình 1.7: Tôm chân trắng bị nhiễm hội chứng Taura do TSV
Hình 1.8: Tôm chân trắng bị hoại tử vỏ dƣới và cơ quan tạo máu do IHHNV
Hình 1.9: Sơ đồ sản xuất tôm bố mẹ SPF từ nguồn tôm tự nhiên
Hình 1.10: Mô hình phƣơng thức tạo tôm SPF
Hình 2.1: Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài
Hình 2.3: Thí nghiệm xác định sức sinh sản của tôm chân trắng
Hình 2.4: Ảnh hƣởng của loại thức ăn đến sự thành thục của tôm chân trắng
Hình 2.5: Ảnh hƣởng của việc cắt mắt đến sự thành thục tôm chân trắng
Hình 2.6: Ảnh hƣởng nhiệt độ, độ mặn đến hoạt động giao vĩ và nở trứng
Hình 2.7: Thí nghiệm xác định ảnh hƣởng của kích cỡ đến sự thành thục và đẻ
trứng của tôm chân trắng
Hình 2.8: Ảnh hƣởng nhiệt độ, độ mặn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu
trùng tôm chân trắng
Hình 2.9: Ảnh hƣởng thức ăn đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm
chân trắng
xiii
Hình 2.10: Ảnh hƣởng mật độ nuôi đến tăng trƣởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm
chân trắng
Hình 2.11: Quy trình nuôi tạo đàn tôm chân trắng bố mẹ F1-VN
Hình 2.12: Qui trình quản lý trong nuôi tôm chân trắng thâm canh (Qui tắc 5 ngón
tay)
Hình 3.1: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng tôm chân trắng
Hình 3.2: Tƣơng quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và kích thƣớc của tôm chân trắng
Hình 3.3: Các giai đoạn phát triển phôi của tôm chân trắng
Hình 3.4: Các giai đoạn biến thái ấu thể của tôm chân trắng
Hình 3.5: Tỷ lệ thành thục và tỷ lệ đẻ của tôm chân trắng ở các nhóm tôm mẹ có
kích thƣớc khác nhau
Hình 3.6: Tăng trƣởng về khối lƣợng theo thời gian phát triển của hậu ấu trùng
Postlarvae tôm chân trắng qua các đợt thí nghiệm
Hình 3.7: Tỷ lệ sống ấu trùng với mật độ ƣơng nuôi khác nhau
Hình 3.8: Tăng trƣởng về chiều dài của ấu trùng tôm chân trắng ở mật độ ƣơng
nuôi thích hợp
Hình 3.9: Ảnh hƣởng của pH tới tỷ lệ sống của hậu ấu trùng tôm chân trắng
Hình 3.10: Ngƣỡng gây chết của ấu trùng tôm chân trắng khi thuần pH
Hình 3.11: Tăng trƣởng của tôm chân trắng F1-VN nuôi hậu bị trong bể xi măng
theo thời gian
1
MỞ ĐẦU
Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nghề nuôi tôm biển đặc biệt là tôm sú
(Penaeus monodon) thật sự đã trở thành nghề sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao, là
động lực chủ yếu thúc đẩy sản xuất kinh doanh của ngành nuôi trồng thuỷ sản, góp
phần quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của đất nƣớc.
Diện tích nuôi tôm nƣớc lợ, mặn ở Việt Nam gia tăng nhanh chóng, tập trung
chủ yếu ở nhiều tỉnh ven biển trong cả nƣớc, từ Bắc đến Nam. Diện tích nuôi tôm ở
Việt Nam tăng từ 50.000 ha năm 1985 lên đến 226.407 ha năm 2000 và 639.816 ha
năm 2009 [8].
Cùng với hiệu quả của nghề nuôi tôm sú, sự tiến bộ về khoa học – kỹ thuật đã
đẩy nhanh công nghệ nuôi theo hƣớng nuôi thâm canh và nuôi công nghiệp. Tuy
nhiên, bên cạnh những hiệu quả kinh tế xã hội mang lại thì nghề nuôi tôm sú ở nƣớc
ta trong những năm gần đây đang gặp không ít khó khăn nhƣ sự suy giảm chất
lƣợng môi trƣờng nuôi, chất lƣợng con giống, làm dịch bệnh xảy ra ở nhiều vùng
nuôi, gây thiệt hại đáng kể.
Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia châu Á có nghề nuôi tôm nƣớc lợ, mặn
phát triển đang đứng trƣớc những thách thức to lớn, đó là làm thế nào để phát triển
bền vững nghề nuôi tôm nƣớc lợ, mặn trong tình hình gia tăng của ô nhiễm môi
trƣờng nuôi, bệnh tôm và tôm chết nhiều.
Một giải pháp đƣợc nhiều quốc gia sử dụng hiện nay là đa dạng hoá các loài
nuôi, đi kèm với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trong
quá trình sản xuất nhằm tạo ra đàn giống không nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm,
sinh trƣởng nhanh và kháng bệnh tốt.
Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), đối tƣợng nuôi có nhiều ƣu điểm, đã
đƣợc lựa chọn cho đa dạng hoá đối tƣợng trong nuôi trồng thuỷ sản ở nhiều quốc
gia châu Á [16]. Nhƣng các thông tin về các đợt dịch bệnh (đặc biệt bệnh do hội
chứng Taura), gây giảm sút sản lƣợng nghiêm trọng ở một số quốc gia châu Mỹ đã
gây tâm lý e ngại cho các nhà quản lý ở các quốc gia có ý định nhập nội, thử
2
nghiệm và phát triển đối tƣợng tôm chân trắng. Tuy nhiên những thành công của
các công trình nghiên cứu về tôm sạch bệnh và cải thiện chất lƣợng di truyền của
quần đàn tôm chân trắng ở các nƣớc châu Mỹ đã mở ra hy vọng cho việc duy trì và
phát triển cho nghề nuôi tôm chân trắng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Nhiều nƣớc đã
di nhập và nuôi tôm chân trắng nhƣ Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Malaisia,
Indonesia, Ấn Độ. Trong đó, Trung Quốc là nƣớc có nghề nuôi tôm chân trắng phát
triển mạnh nhất, sản lƣợng tôm chân trắng sản xuất hàng năm của nƣớc này khá cao,
ƣớc tính năm 2010 đạt 1.140.000 tấn. Thái Lan xếp thứ hai, đạt sản lƣợng ƣớc tính
năm 2010 là 553.000 tấn [14].
Ở Việt Nam, tôm chân trắng đã đƣợc di nhập từ Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc
vào năm 2001 đến nay phục vụ cho sản xuất giống và nuôi thƣơng phẩm. Các công
trình nghiên cứu về tôm chân trắng trong điều kiện nuôi ở Việt Nam đến thời điểm
này là chƣa có nhiều. Vì thế, để phát triển nuôi tôm chân trắng tại Việt Nam ổn định
và có hiệu quả cần phải có nghiên cứu, phân tích có tính khoa học và hệ thống về
đối tƣợng này, đặc biệt là nghiên cứu để xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống
và nuôi thƣơng phẩm tôm chân trắng phù hợp với môi trƣờng sinh thái và điều kiện
sản xuất của Việt Nam là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ thực tế trên và để hoàn thành chƣơng trình đào tạo tiến sỹ, góp
phần vào việc phát triển nuôi có hiệu quả tôm chân trắng ở Việt Nam, tôi đã nhận
đƣợc sự cho phép của Bộ giáo dục và Đào tạo và Trƣờng Đại học Thủy sản (nay là
Trƣờng Đại học Nha Trang) thực hiện đề tài luận án:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản nhân tạo và công nghệ sản
xuất giống tôm he chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)”
Luận án này đã đƣợc thực hiện với mục tiêu, ý nghĩa khoa học - thực tiễn và
nội dung chính nhƣ sau:
* Mục tiêu của luận án:
+ Xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản nhân tạo và các thông số kỹ
thuật chủ yếu trong ƣơng nuôi ấu trùng tôm chân trắng, làm cơ sở khoa học để xây
dựng quy trình công nghệ sản xuất giống tôm chân trắng ở Việt Nam.
3
+ Tạo đƣợc nguồn tôm chân trắng bố mẹ F1-VN từ nguồn tôm Hawaii, không
nhiễm mầm bệnh virus: TSV, IHHNV, WSSV, YHV, BP.
* Nội dung nghiên cứu của luận án:
1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản tôm chân trắng bố mẹ trong
điều kiện nuôi nhân tạo.
2. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống ƣơng nuôi ấu trùng tôm chân trắng.
3. Nghiên cứu tạo đàn tôm chân trắng bố mẹ F1-VN có nguồn gốc từ Hawaii,
không mang các mầm bệnh nguy hiểm: TSV, IHHNV, WSSV, YHV, BP.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
Nghiên cứu này nhằm cung cấp thêm những dẫn liệu khoa học về đặc điểm
sinh học sinh sản của tôm chân trắng trong điều kiện nuôi nhân tạo, làm cơ sở để
hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo tôm chân trắng trong điều
kiện Việt Nam.
Góp phần nâng cao chất lƣợng giống, hƣớng đến chủ động sản xuất giống nhân
tạo tôm chân trắng nhằm phát triển ổn định nghề nuôi thƣơng phẩm loài tôm này ở
Việt Nam
* Điểm mới của luận án:
1. Đây là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về sinh học sinh sản
nhân tạo tôm chân trắng; là cơ sở khoa học để các nhà quản lý xây dựng qui chuẩn
kỹ thuật về tôm bố mẹ, sản xuất giống nhân tạo tôm chân trắng.
2. Lần đầu tiên tại Việt Nam đã nghiên cứu và tạo đƣợc 6.200 con tôm chân
trắng bố mẹ thế hệ F1(F1-VN) không mang một số mầm bệnh nguy hiểm (WSSV,
TSV, YHV, IHHNV, BP) từ đàn tôm nhập ở Hawaii (Hoa Kỳ), góp phần mở ra
hƣớng sản xuất tôm chân trắng bố mẹ tại Việt Nam không mang mầm bệnh nguy
hiểm, nâng cao chất lƣợng giống, nhằm phát triển nuôi tôm chân trắng ở Việt Nam.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CHÂN TRẮNG
1.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: L. vannamei (Boone, 1931)
Hình 1.1: Tôm chân trắng Litopenaeus vannamei [139]
- Tên thƣờng gọi: Tôm bạc Thái Bình Dƣơng, tôm chân trắng
- Tên tiếng Anh: Camaron blanco, Pacific White shrimp, Whiteleg shrimp
- Tên Việt Nam: Tôm chân trắng, tôm thẻ chân trắng, tôm he chân trắng
- Tên gọi trong luận án: Tôm chân trắng
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Nhìn hình thái ngoài, tôm chân trắng gần giống với loài tôm bạc (Penaeus
merguiensis) và nó đƣợc phân biệt với các loài tôm he khác dựa vào đốt bụng đầu
5
tiên có kích cỡ gần tƣơng đồng với các đốt còn lại. Tôm trƣởng thành, chiều dài
thân có thể đạt đến kích thƣớc 23 cm [55].
Cấu tạo cơ thể đƣợc chia làm 2 phần: Phần đầu ngực đƣợc bao phủ và bảo vệ
bởi vỏ giáp đầu ngực. Phần thân đƣợc chia làm 7 đốt; 5 đốt đầu mỗi đốt mang 1 đôi
chân bơi, đốt bụng thứ 7 biến thành telson. Phần thân có vỏ bọc trong suốt và
thƣờng có màu xanh dƣơng nhạt do sự hiện diện của tế bào sắc tố chromatophores,
có thể thấy rõ đƣờng ruột chạy dọc theo chiều dài thân.
- Chuỷ (rostrum): Tƣơng đối dài và cứng, có hình thù nhƣ một lƣỡi kiếm, có
8-9 răng trên chuỷ và 2 răng dƣới chuỷ. Ở tôm nhỏ, chủy tôm dài hơn nhiều so với
gốc anten.
- Antennule và antenna: Là cơ quan khứu giác và giúp giữ thăng bằng cho
cơ thể. Anten có màu đỏ, dài hơn chiều dài thân 1,5 - 3,0 lần.
- Chân hàm (maxilliped): Có 3 cặp chân hàm có chức năng nghiền nát thức
ăn, hỗ trợ cho việc bắt mồi, giúp hoạt động hô hấp và bơi lội.
- Chân ngực (pereiopods): Có 5 cặp chân ngực giúp tôm bắt mồi và bò. Các
chân bò có màu trắng ngà – nên gọi tôm chân trắng, trên chân bò thƣờng có các
chấm màu đỏ thẫm [131], các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh [50].
- Chân bụng (pleopods): Có 5 đôi chân bụng thích nghi cho hoạt động bơi
lội, có màu vàng nhạt.
- Đuôi (telson): Có một cặp chân đuôi (uropod) giúp cho tôm điều chỉnh lên
xuống trong tầng nƣớc cũng nhƣ nhảy xa.
Tôm chân trắng thuộc loại lƣỡng hình phái tính, con cái có kích thƣớc to
hơn con đực. Khi tôm trƣởng thành phân biệt rõ đực cái thông qua cơ quan sinh dục
phụ bên ngoài.
- Petasma: Là bộ phận sinh dục thứ cấp của tôm đực nằm ở giữa cặp chân
bụng thứ nhất. Tôm đực thành thục có tuyến sinh dục rất phức tạp, bao gồm khối
tinh có vỏ ngoài bao bọc xung quanh, phần vỏ bọc này có các cấu trúc liên kết phức
tạp [51]. Các tế bào tinh chín có thể nằm trong bó sinh tinh [126]. Khi giao vĩ, túi
tinh của tôm đực đƣợc phóng ra từ 2 lỗ sinh dục đực nằm ở gốc chân bò 5 và
petasma gắn túi tinh lên nang lƣu tinh (thelycum).
6
- Thelycum: Là bộ phận sinh dục thứ cấp của tôm cái nằm ở giữa cặp chân
ngực thứ 4 và 5. Khi giao vĩ, thelycum là nơi tiếp nhận tinh trùng của tôm đực. Tôm
cái thành thục có nang lƣu tinh hở, bộ phận nang lƣu tinh gồm 2 tấm phồng lên
dạng nửa hình hạt đậu.
Hình 1.2: Đặc điểm hình thái cấu tạo ngoài tôm chân trắng [141]
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Tôm chân trắng tự nhiên phân bố chủ yếu ở vùng biển Tây bắc Thái Bình
Dƣơng, châu Mỹ – từ ven biển Mehico đến miền trung Peru, nhiều nhất ở vùng biển
gần Ecuado, tại ven biển Esmieraldes quanh năm đều bắt đƣợc tôm cái mang trứng
[6], [58]. Đây là loài tôm đƣợc nuôi phổ biến nhất (chiếm hơn 70% sản lƣợng các
loài tôm he Nam Mỹ nuôi) ở Tây bán cầu.
Trong vùng biển tự nhiên tôm chân trắng ở dọc bờ cho đến độ sâu 72m, nơi
đáy cát [55], nhiệt độ nƣớc ổn định từ 25-32
o
C, độ mặn từ 28-34‰, pH từ 7,7-8,3.
Ở giai đoạn ấu trùng (Larvae), tôm ấu niên (Juvenile) và tôm gần trƣởng thành
có tập tính sống ở ven biển gần bờ, rừng ngập mặn, ở khu vực cửa sông giàu dinh
dƣỡng. Khi tôm trƣởng thành di chuyển xa bờ và sống ở những vùng nƣớc sâu hơn.
Vòng đời tôm chân trắng trong tự nhiên đƣợc trình bày ở Hình 1.3.
Chủy
Mắt
Giáp đầu ngực
Đốt bụng 1
Đốt bụng 2
Đốt bụng 3
Đốt bụng 4
Đốt bụng 5
Đốt bụng 6
Telson
Chân đuôi
Chân bơi (5 cặp)
Chân bò (5 cặp)
Anten
7
Hình 1.3: Vòng đời của tôm chân trắng [55]
1.1.4. Tập tính sống
Tôm chân trắng thích nghi với biên độ mặn rộng từ 0,5-45‰, chúng có thể
sinh trƣởng đƣợc trong nƣớc ngọt, lợ và mặn. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển
của tôm chân trắng tùy thuộc vào kích cỡ, dao động trong khoảng 28–30
o
C đối với
giai đoạn hậu ấu trùng [94], cao hơn 30
o
C đối với giai đoạn tôm nhỏ (<5g), và
khoảng 27
o
C cho giai đoạn tiền trƣởng thành [136]. Ban ngày tôm vùi mình trong
bùn, ban đêm mới bò đi kiếm ăn.
Một số nghiên cứu khác cho rằng, tôm chân trắng có khả năng sống ở các
vùng nƣớc lợ có độ mặn 1-2
o
/
oo
, và ở các vùng nƣớc có độ mặn đến 50
o
/
oo
[92]. Tuy
nhiên, Boyd (1989) đã cho rằng, độ mặn thích hợp cho tôm chân trắng nuôi là 15-
25
o
/
oo
[38]. Khả năng thích ứng với biên độ độ mặn lớn của tôm chân trắng là một
trong những yếu tố giúp chúng trở thành đối tƣợng nuôi thủy sản phổ biến, đặc biệt
là các vùng nuôi ven biển có độ mặn thấp. Tuy nhiên, tôm chân trắng trƣởng thành
hiếm khi đƣợc tìm thấy ở các vùng có độ mặn thấp, điều này cho thấy chúng có thể
có khả năng thay đổi áp suất thẩm thấu trong quá trình thành thục [47].
1.1.5. Tính ăn và nhu cầu dinh dƣỡng
Tôm chân trắng là loài ăn tạp, thức ăn bao gồm thực vật, động vật ở dạng xác
phiêu sinh vật, cặn bã chất hữu cơ, Lab - Lab, các sinh vật đáy cho đến thức ăn viên
khô, thức ăn tƣơi sống (trong nuôi thâm canh) [115]. Giống nhƣ những loài tôm he
Vùng cửa sông
Biển
Đại Dƣơng
8
khác, thức ăn của tôm chân trắng cũng cần một tỷ lệ thích hợp các chất chủ yếu
trong thành phần dinh dƣỡng nhƣ protid, lipid, glucid, vitamin và muối khoáng.
Dinh dƣỡng thiếu hoặc không cân đối về tỷ lệ các thành phần đã nêu trên đều ảnh
hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng và sức khoẻ của tôm [142].
Nhiều nghiên cứu đã tiến hành để xác định hàm lƣợng protein phù hợp trong
thức ăn của tôm chân trắng, nhƣng có sự sai khác giữa các kết quả đã thông báo.
Trong nghiên cứu nhu cầu protein ở tôm chân trắng, Smith và cộng sự đã cho rằng,
hàm lƣợng protein phù hợp trong thức ăn của tôm khoảng 36% hoặc cao hơn [104].
Tuy nhiên, ở một số nghiên cứu khác, các tác giả Cousin và cộng sự (1993),
Aranyakananda (1993) cho rằng hàm lƣợng protein phù hợp trong thức ăn của tôm
chân trắng vào khoảng 30% [52] và 15% [33]. Một số tác giả khác nhƣ Kureshy và
Davis (2002), Pascual và cộng sự (2004) đã khẳng định, 5% protein trong khẩu
phần ăn là ngƣỡng duy trì của tôm chân trắng và 40% protein trong khẩu phần ăn là
mức tối ƣu [70], [93]. Nghiên cứu của Villalon (1991) đã cho rằng, tôm chân trắng
không đòi hỏi thức ăn có hàm lƣợng protein cao nhƣ tôm sú (Penaeus monodon)
hay tôm he Nhật Bản (P. japonicus), 35% protein coi nhƣ là thích hợp hơn cả, trong
đó khẩu phần thức ăn có mực tƣơi rất đƣợc tôm ƣa chuộng [124].
Trong các ao nuôi thâm canh, thức ăn dùng để nuôi tôm chân trắng thƣờng
có hàm lƣợng protein 40 – 45% [100], [105], [117]. Nghiên cứu của Velasco (1998,
2000) cho thấy không có sự khác biệt nào về sinh trƣởng của tôm nuôi giữa 2 loại
thức ăn có hàm lƣợng protein 25 và 33% đƣợc sử dụng [122], [123]. Tuy nhiên,
hàm lƣợng protein phù hợp cũng thay đổi do tác động bởi nhiều yếu tố nhƣ: các
thành phần khác của thức ăn [32], [102]; chất lƣợng của protein [104]; chất lƣợng
nƣớc [98], [103], [136]; và các điều kiện thí nghiệm nhƣ mật độ, tỷ lệ kích cỡ, và số
lần cho ăn [99], [113].
Lim và cộng sự (1997) đã chỉ ra rằng hàm lƣợng omega - 3 cao trong dầu cá
mòi rất tốt cho sự sinh trƣởng của tôm chân trắng. Trong các loại dầu thực vật, loại
dầu giàu linolenic acid (18:3n-3) có giá trị dinh dƣỡng cao hơn các loại dầu giàu
linoleic acid (18 : 2n-6). Tác giả kết luận rằng cả 2 loại acid béo n-6 và n-3 cần thiết
9
trong khẩu phần ăn, tuy nhiên, acid béo không bão hòa hòa cao (n-3 HUFA) tạo ra
mức tối ƣu cho sự phát triển, hiệu quả thức ăn, và tỷ lệ sống [80].
Araujo và Lawrence (1991) đã cho rằng, tôm chân trắng nhỏ (4–6g) có khả
năng kéo dài chuỗi LNA để tổng hợp eicosapentaenoic (20:5n-3, EPA) và
docosahexaenoic (22:6n-3, DHA) khi chúng đƣợc cho ăn thức ăn có bổ sung dầu
lanh, nhƣng hàm lƣợng acid béo trong tôm nuôi cho ăn thức ăn có bổ sung dầu cá
mòi tƣơng đồng với tôm tự nhiên [34].
1.1.6. Sinh trƣởng và lột xác
Trong quá trình tăng trƣởng, khi khối lƣợng và kích thƣớc tăng lên đến mức
độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ ngoài để lớn lên. Sự lột xác thƣờng xảy ra vào
ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trƣờng hợp lột xác
nhƣng không tăng thể trọng khi tôm đang trong thời kỳ sinh sản.
Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tƣợng lột xác xảy ra nhƣ sau: lớp biểu bì
giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trƣớc,
theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, với động tác uốn cong mình toàn
cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ và 1-2 ngày với tôm
lớn. Tôm sau khi lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trƣờng sống thay
đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tƣợng này, có thể điều chỉnh
môi trƣờng nuôi kịp thời.
Hormon ức chế sự lột xác (MIH, molt-inhibiting hormone) đƣợc tiết ra do các
tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục của tuyến xoang, chúng
tích lũy lại và chuyển vào trong máu, giúp kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố
bên ngoài nhƣ ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn có ảnh hƣởng tới tôm đang lột xác. Ở tôm,
cua trƣởng thành, chu kỳ lột xác liên quan chặt chẽ với chu kỳ sinh sản (giao vĩ,
thành thục và đẻ trứng) nên khi nghiên cứu sự sinh sản của chúng cần lƣu ý cả chu
kỳ lột xác [106]. Lột xác là sự kết thúc của một chu kỳ sinh trƣởng, khi bộ xƣơng
ngoài của tôm, cua không cho phép tiếp tục tăng trƣởng đƣợc nữa. Trong cuống mắt
tôm có hai hormon ức chế tạo các hormon liên quan đến sự sinh trƣởng, trong đó
hormon ức chế lột xác (MIH) và hormon ức chế cơ quan ngàm (Hình 1.4)
10
Hình 1.4: Phức hợp cơ quan X - Tuyến xoang ở cuống mắt tôm [65]
RPC- Red pigment concentrating-Tập trung sắc tố đỏ; PD-Pigment dispersing- Phát tán sắc tố; VI-
Vitellogenesis inhibiting -Ức chế sự tạo noãn hoàng; MOI- Mandibular organ inhibiting -Ức chế
tuyến hàm dưới; MI- Molt inhibiting -Ức chế lột xác
Các yếu tố bên ngoài nhƣ ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn đều ảnh hƣởng rất nhiều
đến sự lột xác của tôm.
Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nƣớc 30 - 32
o
C, độ mặn 20 - 24‰,
từ tôm Postlarvae đạt đến tôm có kích cỡ trung bình 40 g/con, chiều dài thân 14 cm
mất khoảng 180 ngày nuôi [115].
Trong điều kiện nuôi thƣơng phẩm, tôm chân trắng vẫn có thể sinh trƣởng,
phát triển tốt ở mật độ cao hơn nhiều so với tôm sú (có thể lên đến 100 con/m
2
). Với
mật độ thả 100 con/m
2
thì sau 60 ngày tôm có thể đạt cỡ thƣơng phẩm (23 g/con),
trong khi đó tôm sú phải mất ít nhất 90 ngày thì khối lƣợng trung bình mới đạt
khoảng 50 con/kg (20 g/con). Năng suất trung bình có thể đạt đến 44 tấn/ha/vụ nếu
đƣợc nuôi trong điều kiện lý tƣởng: mật độ 75 con/m
2
, oxy hoà tan 8 ppm, độ trong
55cm, nhiệt độ nƣớc 28
o
C, pH = 8, thay nƣớc hàng ngày và tăng dần lƣợng nƣớc
theo thời gian nuôi [115].
Tƣơng tự vậy, trong điều kiện nuôi ở mật độ cao, tôm chân trắng có thể tiếp
tục sinh trƣởng nhƣng tốc độ tăng trƣởng chậm hơn (tƣơng đƣơng 1g/tuần, đặc biệt
là tôm đực) [135].
Ở các nƣớc châu Á nhƣ Indonesia và Thái Lan, trong điều kiện nuôi thƣơng
phẩm ở ao đất, tốc độ sinh trƣởng của tôm thƣờng đạt 1,0 – 1,5 g/tuần, tỷ lệ sống
Cuống mắt
Tuyến X
Tuyến Y
Tuyến hàm dƣới
Não
Hạch ngực
Sự thích nghi màu sắc
- Hóc môn RPC
- Hóc môn PD
Sự trao đổi chất
Hóc môn CH
Sự sinh sản
- Hóc môn VI
- Hóc môn MOI
Sự phát triển
- Hóc môn MI
- Hóc môn MOI
Tổ hợp các tuyến
Tuyến X
11
đạt 80 – 90% ở mật độ nuôi 60 – 150 con/m
2
. Trong điều kiện nuôi tuần hoàn, sản
lƣợng của tôm chân trắng cao hơn nhiều so với tôm sú trên cùng một đơn vị diện
tích nuôi. Một số nghiên cứu cho rằng, tôm chân trắng có yêu cầu chất lƣợng môi
trƣờng nuôi không cao nhƣ đối với P. monodon và L. stylirostris.
Nhƣ vậy, những nghiên cứu về sinh thái, sinh trƣởng và dinh dƣỡng của tôm
chân trắng nuôi thƣơng phẩm cho thấy chúng thích nghi rộng với những điều kiện
sinh thái khác nhau. Ở độ mặn 20 - 24‰; nhiệt độ 28 - 32
o
C tôm có thể đạt kích cỡ
trung bình 40 g/con sau 180 ngày nuôi. Sinh trƣởng của tôm chân trắng nhanh, bình
quân đạt 1,0 – 1,5 g/tuần, tỷ lệ sống đạt 80 – 90% ở mật độ nuôi 60 – 150 con/m
2
trong điều kiện nuôi thƣơng phẩm ở ao đất. Tôm chân trắng không đòi hỏi thức ăn
có hàm lƣợng protein cao nhƣ tôm sú hay tôm he Nhật Bản, hàm lƣợng protein
trong thức ăn khoảng 35% đƣợc cho là thích hợp hơn cả.
1.1.7. Đặc điểm sinh sản
1.1.7.1. Tuổi thành thục
Tuổi thành thục sinh dục của tôm chân trắng đực và cái thƣờng từ 6 - 7 tháng
tuổi trở lên. Tôm cái có thể tham gia sinh sản lần đầu có khối lƣợng trên 28 g, và sự
thành thục sinh dục lần đầu của con đực có khối lƣợng 20 g [48], [135].
Sự thành thục sinh dục của tôm thông qua tác động của tuyến nội tiết, hormon
kìm hãm sự thành thục sinh dục (GIH–Gonad Inhibiting Hormone) đƣợc sản xuất bởi
tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến nút (sinus
gland) đƣa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra. Khi cắt cuống mắt tức là thúc đẩy chu
kỳ lột xác, đem lại sự thành thục sớm hơn [65]
1.1.7.2. Đặc điểm giao vĩ và đẻ trứng
Tôm chân trắng có sự phân biệt giới tính đực và cái, thƣờng tôm cái có kích cỡ
lớn hơn tôm đực, tôm cái đẻ trứng ra môi trƣờng và không mang trứng trong phần
bụng [87]. Giống nhƣ một số loài tôm thuộc giống Penaeus, tôm chân trắng cái đẻ
trứng ở vùng xa bờ, phôi và ấu trùng tôm theo dòng nƣớc đƣợc di chuyển vào gần
bờ trong quá trình phát triển. Tôm hậu ấu trùng di chuyển vào vùng cửa sông, nơi
có nguồn dinh dƣỡng phong phú và độ mặn thấp. Chúng sinh trƣởng ở các vùng này
12
và di chuyển ra xa bờ khi trƣởng thành để tiến hành giao vĩ và đẻ trứng. Trong tự
nhiên tôm mẹ đẻ trứng ở độ sâu 70 m nƣớc, độ mặn 35‰, nhiệt độ nƣớc 26 - 28
o
C
[63]. Quá trình di cƣ sinh sản của tôm chân trắng phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố
môi trƣờng cũng nhƣ các yếu tố địa lý.
Mùa vụ đẻ trứng của tôm he và tôm chân trắng nói riêng tuỳ thuộc vào điều
kiện tự nhiên của từng vùng biển, tại ven biển Esmieraldes quanh năm đều bắt đƣợc
tôm cái mang trứng [6], [58].
Hoạt động giao vĩ: Đến giai đoạn trƣởng thành tôm bắt đầu thành thục sinh
dục và tiến hành giao vĩ. Tôm đực và tôm cái tìm nhau giao vĩ sau khi hoàng hôn.
Ban đầu 1 con đực hoặc nhiều con đực cùng đuổi theo con cái. Khi con cái rời đáy
bể bơi lên phía trên, tôm đực bơi theo và tiến đến phía dƣới con cái. Sau đó con đực
lật ngữa bụng xoay thẳng góc 90
0
uốn cong quanh thân con cái và chuyển giao túi
tinh. Tôm chân trắng cái thành thục có túi chứa tinh hở, khi giao vĩ tôm đực phóng
các chùm tinh từ 2 lỗ sinh dục đực nằm ở gốc chân bò thứ 5 (petasma) dính vào đôi
chân bò thứ ba đến thứ năm của con cái, có khi dính cả lên thân của con cái. Trong
điều kiện nuôi, tỷ lệ giao phối tự nhiên có kết quả rất thấp. Quá trình sinh sản của
tôm chân trắng tuân theo trình tự: lột xác–thành thục–giao vỹ–đẻ trứng. Khác với
tôm chân trắng, tôm sú cái có thelycum kín, sự giao vĩ chỉ xảy ra khi con cái vừa lột
xác xong, vỏ còn mềm, thuận lợi để chuyển giao và gắn túi tinh vào thelycum. Túi
tinh đƣợc giữ để thụ tinh cho trứng trong vài lần đẻ cho đến khi tôm lột xác. Quá
trình sinh sản của tôm sú tuân theo trình tự: lột xác–giao vỹ–thành thục–đẻ trứng.
Đẻ trứng: Tôm cái đẻ trứng vào thời gian từ 21-3 giờ sáng. Thời gian bắt đầu
đẻ đến khi đẻ xong chỉ độ 1-2 phút. Buồng trứng tôm cái thành thục có màu hồng,
trứng tôm sau khi đẻ có màu vỏ đỗ xanh. Trƣớc khi đẻ, tôm thƣờng bơi lội gần sát
đáy vòng quanh bể. Khi đẻ tôm bơi lên tầng nƣớc mặt, nghiêng thân, bơi chậm vòng
vòng trên mặt nƣớc và đẻ trứng. Trứng đƣợc phóng ra lỗ đẻ ở gốc đôi chân ngực 3
và chạy ngƣợc về phía sau, đồng thời 3 đôi chân ngực sau giữ chặt lấy nhau, hoạt
động nhịp nhàng để giúp cho việc phóng thích trứng và tinh trùng. Song song đó,
các đôi chân bơi hoạt động mạnh giúp cho việc bơi đẻ của tôm chân trắng.