Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thiết kế và vận hành hiệu quả kho hàng và trung tâm phân phối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.67 MB, 160 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN
THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH HIỆU QUẢ KHO
HÀNG VÀ TRUNG TÂM PHÂN PHỐI

Cơ quan chủ trì : Trường Đại học Điện lực
Chủ nhiệm đề tài : TS. Lê Anh Tuấn

HÀ NỘI - 2011


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA

STT

Họ và tên

1.

TS. Lê Anh Tuấn

2.

Th.S Nguyễn Thị Vân Anh

3.

Th.S Nguyễn Ngọc Thía



4.

TS. Phạm Cảnh Huy

5.

Th.S Dương Mạnh Cường

6.

Th.S Nguyễn Tố Tâm

7.

Th.S Dương Trung Kiên

8.

Th.S Nguyễn Thị Kim Thanh

9.

KS. Đinh Thị Minh Tâm

10.

Th.S Nguyễn Thị Việt Ngọc

Cơ quan công tác

Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học
Điện lực
Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học
Điện lực
Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học
Điện lực
Khoa Kinh tế & Quản lý - Đại học Bách
khoa Hà Nội
Khoa Kinh tế & Quản lý - Đại học Bách
khoa Hà Nội
Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học
Điện lực
Khoa Quản lý Năng lượng - Đại học
Điện lực
Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học
Điện lực
Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học
Điện lực
Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học
Điện lực


MỤC LỤC
  
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 11 
PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KHO HÀNG VÀ QUẢN LÝ KHO HÀNG ................. 14 
1.1 

Một số vấn đề về quản lý kho hàng............................................................................ 14 


1.2 

Các hoạt động của kho hàng ...................................................................................... 15 

1.2.1 

Nhận hàng ........................................................................................................... 16 

1.2.2 

Sắp xếp hàng....................................................................................................... 17 

1.2.3 

Lấy hàng theo đơn đặt hàng ............................................................................... 17 

1.2.4 

Kiểm tra và đóng gói .......................................................................................... 22 

1.2.5 

Vận chuyển hàng ................................................................................................ 22 

1.3 

Hệ thống quản lý kho hàng ........................................................................................ 23 

1.3.1 


Nhận hàng và vận chuyển hàng .......................................................................... 23 

1.3.2 

Hệ thống định vị hàng tồn kho ........................................................................... 24 

1.3.3 

Các đặc tính của hệ thống quản lý kho ............................................................... 24 

1.4 

Thiết bị lưu kho và vận chuyển.................................................................................. 25 

1.4.1 

Thiết bị phục vụ q trình lưu kho hàng hóa. ..................................................... 26 

1.4.2 

Băng tải ............................................................................................................... 34 

1.5 

Tổng hợp các vấn đề nghiên cứu về thiết kế và vận hành kho hàng ......................... 35 

1.6 

Tổng kết ..................................................................................................................... 36 


PHẦN II: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH KHO HÀNG TẠI
VIỆT NAM ............................................................................................................................... 37 
2.1 

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 37 

2.2 

Thơng tin về các nguồn dữ liệu phân tích .................................................................. 47 

2.3 

Thơng tin về số lượng phản hồi ................................................................................. 48 

2.4 
ty

Vai trị của các kho hàng trong các doanh nghiệp và các đặc tính đơn hàng của cơng
49 

2.4.1 

Vai trị của kho hàng trong các doanh nghiệp .................................................... 49 

2.4.2 

Các đặc tính các đơn hàng của công ty .............................................................. 51 

2.5 
kho


Vấn đề sử dụng hệ thống quản lý kho và việc kiểm sốt lộ trình vận chuyển trong
52 

2.5.1 

Vấn đề sử dụng hệ thống quản lý kho ................................................................ 52 

2.5.2 

Kiểm sốt lộ trình vận chuyển trong kho ........................................................... 53 

2.6 

Bố trí kho ................................................................................................................... 54 
1

 


2.6.1 

Các loại giá kệ sử dụng để lưu giữ hàng trong kho và mã hóa các vị trí trong kho
54 

2.6.2 

Mã hóa các vị trí và mã hóa hàng hóa trong kho................................................ 55 

2.6.3 


Bố trí mặt bằng kho ............................................................................................ 56 

2.6.4 

Vận tải trong kho ................................................................................................ 57 

2.7 

Vấn đề thiết kế kho và các thông tin đầu vào khi thiết kế kho .................................. 58 

2.7.1 

Vấn đề thiết kế kho ............................................................................................. 58 

2.7.2 

Các thông tin đầu vào thiết kế kho ..................................................................... 62 

2.8 

Một số vấn đề khác về thiết kế kho ........................................................................... 63 

2.8.1 

Tích hợp hệ thống phịng cháy chữa cháy trong quá trình thiết kế kho ............. 63 

2.8.2 

Sử dụng năng lượng trong kho ........................................................................... 64 


2.8.3 

Các tiêu chí để xác định hiệu quả hoạt động kho ............................................... 65 

2.9 

Tóm lược và một số vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 65 

PHẦN III: HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ KHO HÀNG ............................................................... 67 
3.1 

Vấn đề thiết kế kho và mục tiêu của các nội dung hướng dẫn .................................. 67 

3.2 

Thủ tục thiết kế .......................................................................................................... 68 

3.2.1 

Xác định những yêu cầu kinh doanh và các ràng buộc thiết kế ......................... 69 

3.2.2 

Xác định và thu thập dữ liệu ............................................................................... 70 

3.2.3 

Xây dựng cơ sở cho lập kế hoạch ....................................................................... 72 


3.2.4 

Xác định những nguyên tắc vận hành ................................................................ 77 

3.2.5 

Đánh giá các loại thiết bị .................................................................................... 78 

3.2.6 

Chuẩn bị bố trí bên trong và bên ngoài .............................................................. 81 

3.2.7 

Xây dựng các thủ tục ở mức cao và những yêu cầu hệ thống thông tin ............. 87 

3.2.8 

Đánh giá tính linh hoạt của thiết kế .................................................................... 87 

3.2.9 

Tính tốn số lượng thiết bị.................................................................................. 88 

3.2.10  Tính tốn số lượng nhân viên ............................................................................. 89 
3.2.11  Xác định chi phí đầu tư và chi phí vận hành ...................................................... 89 
3.2.12  Đánh giá lại những yêu cầu kinh doanh và các ràng buộc thiết kế .................... 90 
3.2.13  Hoàn thiện thiết kế.............................................................................................. 90 
3.2.14  Một số vấn đề về thiết kế khác ........................................................................... 91 
3.2.15  Các vấn đề thiết kế và vận hành kho theo cấp độ ............................................... 93 

3.3 

Tóm lược và một số lưu ý .......................................................................................... 94 

3.4 

Một số ví dụ về một số loại hình kho hàng thực tế .................................................... 95 

3.4.1 

Kho hàng tại các nước phát triển ........................................................................ 95 

3.4.2 

Kho hàng tại Việt Nam ....................................................................................... 98 

3.5 

Tổng kết ................................................................................................................... 103 
2

 


PHẦN IV: HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HIỆU QUẢ KHO HÀNG ..................................... 104 
4.1 

Các vấn đề chung về vận hành hiệu quả hệ thống kho hàng ................................... 104 

4.2 


Bố trí sắp xếp hiệu quả hàng hóa trong kho............................................................. 105 

4.2.1 

Bố trí mặt bằng kho .......................................................................................... 106 

4.2.2 

Bố trí hàng hóa theo nhu cầu sử dụng .............................................................. 117 

4.2.3 

Tối ưu hóa hoạt động lấy hàng ......................................................................... 126 

4.2.4 

Đánh giá hoạt động kho và bố trí lại hàng hóa ................................................. 134 

4.3 

Tổng kết ................................................................................................................... 141 

PHẦN V: KẾT LUẬN ........................................................................................................... 142 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 143 
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................................ 144 
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................................ 156 

3


 


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thời gian của các hoạt động chính của kho hàng ....................................................... 18 
Bảng 2. Sáu kích cỡ tiêu chuẩn của palet, tiêu chuẩn ISO 6708: Palet phẳng dùng trong
vận chuyển quốc tế - Các kích thước chính và các dung sai. ................................................... 26 
Bảng 3. Tổng kết tỷ lệ số phiếu của các doanh nghiệp khảo sát .............................................. 48 
Bảng 4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả vận hành kho hàng ..................................................... 65 
Bảng 5. Ma trận các thuộc tính của hệ thống lưu giữ palet (Rushton, Croucher and
Baker (2010 ))........................................................................................................................... 79 
Bảng 6. Những ví dụ về các quyền chọn thiết kế linh hoạt ...................................................... 88 
Bảng 7. Nhu cầu lưu kho của bốn loại sản phẩm ................................................................... 122 
Bảng 8. Nhu cầu lưu kho cho các loại sản phẩm lưu ngẫu nhiên ........................................... 123 

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Vị trí của kho hàng trong chuỗi cung ứng ................................................................... 14 
Hình 2. Sơ đồ các hoạt động của hệ thống kho điển hình ........................................................ 15 
Hình 3. Cơng việc lấy hàng theo đơn hàng là hoạt động chiếm nhiều nhân cồng nhất ở
phần lớn các kho hàng .............................................................................................................. 16 
Hình 4. Hệ thống giá kệ đơn giản ............................................................................................. 28 
Hình 5. Các loại kệ Drive-in và Drive-though ......................................................................... 29 
Hình 6. Một số loại xe nâng ..................................................................................................... 30 
Hình 7. Một số loại xe nâng ..................................................................................................... 31 
Hình 8. Hệ thống giá kệ tĩnh .................................................................................................... 32 
Hình 9. Hệ thống kệ trượt sử dụng trọng lực............................................................................ 33 
Hình 10. Nhìn phía bên của ba loại kệ trượt. Cấu hình (b) và (c) chiếm nhiều không
gian theo chiều ngang hơn (a), cấu hình (c) chiếm nhiều khơng gian theo chiều dọc
hơn. ........................................................................................................................................... 34 
Hình 11. Kiểm định giả thiết và quá trình nghiên cứu [cập nhật từ (Cooper and

Schindler (2003 ))] ................................................................................................................... 38 
4

 


Hình 12. Các bước triển khai .................................................................................................... 40 
Hình 13. Thực hiện quá trình thu thập dữ liệu ......................................................................... 42 
Hình 14. Vai trị của kho hàng đối với các cơng ty logistics khảo sát...................................... 49 
Hình 15. Vai trị của kho hàng đối với các công ty phân phối và siêu thị khảo sát.................. 50 
Hình 16. Vai trị của kho hàng đối với các cơng ty sản xuất .................................................... 50 
Hình 17. Vai trị của kho hàng đối với các cơng ty dịch vụ ..................................................... 51 
Hình 18. Tỷ lệ các loại đơn hàng của các cơng ty khảo sát...................................................... 52 
Hình 19. Vấn đề sử dụng hệ thống quản lý kho tại các đơn vị ................................................. 53 
Hình 20. Các thơng tin được kiểm sốt bởi hệ thống quản lý kho ........................................... 54 
Hình 21. Thơng tin về các phương pháp mã hóa các vị trí trong kho ...................................... 55 
Hình 22. Thơng tin về hoạt động bố trí, sắp xếp hàng trong kho ............................................. 57 
Hình 23. Thống kê về bố trí các vùng hàng đặc biệt ................................................................ 57 
Hình 24. Tỷ lệ các đơn vị tự thiết kế và th ngồi.................................................................. 58 
Hình 25. Tỷ lệ sử dụng các phương pháp thiết kế kho trong thực tế ....................................... 59 
Hình 26. Một số thơng tin về q trình thiết kế kho................................................................. 60 
Hình 27. Vấn đề thay đổi thiết kế kho trong tương lai ............................................................. 61 
Hình 28. Các cơng ty và vấn đề kế hoạch mở rộng kho ........................................................... 61 
Hình 29. Số lượng các đơn vị sử dụng các loại thơng tin đầu vào khi thiết kế kho ................. 62 
Hình 30. Vấn đề tích hợp hệ thống phịng cháy chữa cháy trong kho ..................................... 63 
Hình 31. Vấn đề thiết kế tiết kiệm năng lượng......................................................................... 64 
Hình 32. Thiết kế sử dụng ánh sáng và thơng gió tự nhiên ...................................................... 64 
Hình 33. Biểu đồ dịng chảy kho hàng ..................................................................................... 73 
Hình 34. Dạng khác của biểu đồ dịng chảy ............................................................................. 73 
Hình 35. Các dạng cửa vào ra của các kho hàng (R: cửa nhận hàng, S: cửa chuyển

hàng) ......................................................................................................................................... 74 
Hình 36. Kho hàng kiểu chữ U ................................................................................................. 75 
Hình 37. Kho hàng kiểu chữ I (xuyên qua) .............................................................................. 75 
5

 


Hình 38. Biểu đồ dịng hàng hóa với vùng lấy hàng nhanh (fast-pick hay là forward
area) ......................................................................................................................................... 76 
Hình 39. Biểu đồ Pareto cho số lượng đầu vào và lưu kho ...................................................... 77 
Hình 40. Thơng tin thời gian về vận hành kho hàng ................................................................ 78 
Hình 41. Cây quyết định xác định hệ thống lưu kho ................................................................ 80 
Hình 42. Biểu đồ quan hệ giữa các bộ phận ............................................................................. 82 
Hình 43. Bộ phận cân bằng mức cửa kho “dock leveler” ......................................................... 83 
Hình 44. Một số thiết kế cửa vào cho xe tải ............................................................................. 84 
Hình 45. Mặt bằng với hai lối đi chéo ...................................................................................... 86 
Hình 46. Mặt bằng kho với các lối đi chéo hình xương cá....................................................... 86 
Hình 47. Vị trí để các thiết bị phịng và chứa cháy trong kho .................................................. 91 
Hình 48. Hệ thống chiếu sang trong kho hàng ......................................................................... 92 
Hình 49. Các quyết định chiến lược của quá trình thiết kế kho ............................................... 93 
Hình 50. Các quyết định sách lược của quá trình thiết kế kho ................................................. 93 
Hình 51. Các quyết định tác nghiệp của quá trình vận hành kho ............................................. 94 
Hình 52. Sơ đồ tồn cảnh kho của cơng ty Caterpillar Logistics Services, Inc........................ 95 
Hình 53. Sơ đồ mặt bằng phân xưởng với dịng vật liệu .......................................................... 96 
Hình 54. Sơ đồ mặt bằng với các khu vực để hàng chuyên biệt .............................................. 96 
Hình 55. Một số hình ảnh bên trong kho hàng ......................................................................... 98 
Hình 56. Kho hàng của cơng ty VINAFCO tại Thanh Trì ....................................................... 99 
Hình 57. Sơ đồ mặt bằng của kho hàng .................................................................................... 99 
Hình 58. Sơ đồ mặt cắt kho hàng của cơng ty ........................................................................ 100 

Hình 59. Một số hình ảnh bên trong kho hàng ....................................................................... 100 
Hình 60. Một số hình ảnh bên trong kho hàng ....................................................................... 102 
Hình 61. Một số hình ảnh về các kho hàng của cơng ty Văn phịng phẩm Hồng Hà............. 103 
Hình 62. Các hoạt động chủ yếu của các hệ thống kho hàng ................................................. 104 
Hình 63. Dịng chảy của phương tiện chất tải hàng của một kho hàng kiểu mẫu .................. 105 
6

 


Hình 64. Các loại hàng xếp trên mặt sàn ................................................................................ 106 
Hình 65. Một số loại hàng palet xếp chồng thuận tiện ........................................................... 107 
Hình 66. Mặt sàn cần một hàng thẳng bao gồm không gian lưu hàng, và khoảng trống
giữa các hàng, và chiều rộng của một nửa lối đi phía trước hàng. ......................................... 108 
Hình 67. Bốn vị trí palet cho một sku liên tiếp được sắp xếp khác nhau theo chiều sâu
của hàng. Diện tích trống như khơng sử dụng được đối với một sku là lãng phí. Diện
tích được đo bằng các vị trí palet, và a là chiều rộng của lối đi, được đo bằng một phần
của chiều sâu của một vị trí palet. .......................................................................................... 109 
Hình 68. Sự lãng phí, được đo lường bằng vị trí palet theo ngày trống như lại không sử
dụng được, phụ thuộc vào cả chiều sâu của hàng và chiều rộng lối đi. Bốn palet của
sku này cần được bố trí hoặc là sâu 2 palet, hoặc là sâu 4 palet, tùy thuộc và chiều rộng
lối đi. ....................................................................................................................................... 110 
Hình 69. Kệ để hàng thường và kệ để hàng kiểu “trơi” ......................................................... 111 
Hình 70. Kệ để hàng kiểu drive-in drive-though và kệ cho các loại thanh dài ...................... 111 
Hình 71. Dịng chảy của phương tiện chất tải hàng của một kho hàng kiểu mẫu .................. 112 
Hình 72. Các thùng hàng được lấy từ bên dưới – vị trí thuận lợi nhất . Khi vị trí dưới
cùng trống thì người chuyển hàng sẽ làm đầy hàng bằng cách hạ một palet từ bên trên
xuống. Các palet mới được chuyển đến sẽ được đặt trên cao ((Navy-Department
(1985 ))) .................................................................................................................................. 113 
Hình 73. Các thùng hàng được lấy từ hệ thống palet trượt theo một hướng vào băng

chuyền. Giá trượt được bổ sung hàng từ phía sau ((Navy-Department (1985 ))) .................. 113 
Hình 74. Quá trình di chuyển điển hình của các sản phẩm thơng qua việc lấy kiện hàng ..... 116 
Hình 75. Một số phương pháp gán địa chỉ trong kho ............................................................. 118 
Hình 76. Một phương pháp gán địa chỉ khác ......................................................................... 119 
Hình 77. Ví dụ về mã vạch ..................................................................................................... 120 
Hình 78. Nhãn của một loại hàng được nhập kho .................................................................. 120 
Hình 79. Hệ thống lưu kho theo vùng .................................................................................... 122 
Hình 80. Hiện tượng rỗ tổ ong................................................................................................ 124 
Hình 81. Mơ phỏng sự thuận tiện của các vị trí trong kho khi điểm nhận hàng .................... 125 
Hình 82. Mơ phỏng sự thuận tiện của các vị trí trong kho khi điểm nhận hàng .................... 125 
Hình 83. Các phương pháp lấy hàng: a) đơn lẻ; b) dây chuyền ............................................. 127 
7

 


Hình 84. Phân bố thời gian lấy hàng trong kho ...................................................................... 128 
Hình 85. Mơ hình một mặt bằng kho đơn giản ...................................................................... 129 
Hình 86. Phương pháp di chuyển: a) theo hình chữ S; b) theo lối đi rồi trở lại ..................... 129 
Hình 87. Phương pháp di chuyển: a) điểm giữa; b) khoảng cách lớn nhất ............................ 130 
Hình 88. Phương pháp di chuyển: a) kết hợp; b) tối ưu ......................................................... 130 
Hình 89. Mặt bằng kho hàng phức tạp ................................................................................... 131 
Hình 90. Phương pháp chữ S .................................................................................................. 132 
Hình 91. Phương pháp khoảng cách lớn nhất ......................................................................... 133 
Hình 92. Các tệp dữ liệu thơng tin trong hệ thống quản lý kho ............................................. 135 
Hình 93. Phân bố các sku theo khu vực ................................................................................. 138 
Hình 94. Thống kê các loại sku được sử dụng nhiều nhất ..................................................... 138 
Hình 95. Thống kê lượng sku được sử dụng theo ngày.......................................................... 139 
Hình 96. “Bird eyes view” của một mặt bằng kho .................................................................. 140 
Hình 97. “Bird eyes view” thể hiện việc bố trí hợp lý hàng hóa............................................. 140 


8

 


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH

AS/RS

: Automated Storage and Retrieval system – Hệ thống lưu giữ và lấy hàng tự động

AGV
hàng

: Automated Guided Vehicle – Xe trở hàng được điều khiển tự động trong kho

CAD

: Computer Aided Design – Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính

YMS

: Yard Management System – Hệ thống quản lý kho bãi

SCM

: Supply Chain Management – Quản lý chuỗi cung ứng

GMA


: Grocery Manufacturer’s Association – Hiệp hội các nhà sản xuất hàng tiêu dùng

WMS

: Warehouse Management System – Hệ thống quản lý kho

RFID

: Radio Frequency Indentification Device – Thiết bị nhận dạng sử dụng sóng radio

Logistics : Dịch vụ hậu cần, tiếp vận
Cross dock: Chuyển chéo hàng giữa các cửa kho mà không lưu hàng trong kho
Order line : Một dòng đặt hàng trong đơn hàng
Pick line

: Một dòng hàng được yêu cầu lấy trong yêu cầu lấy hàng

Carton

: Thùng/ Hộp/ Kiện cát tông chứa hàng

Case

: Kiện hàng

Broken case (picking): Dỡ kiện cát tông để lấy hàng theo đơn vị nhỏ hơn
Split case (picking) : Lấy hàng theo từng phần của kiện
Full case (picking)


: Lấy hàng nguyên kiện

Pick face : Bề mặt lấy hàng, phần bề mặt hàng hóa trên giá hàng hoặc trên bề mặt hàng xếp
chồng dưới mặt đất.
Pallet
hàng)

: Palet - Đơn vị chứa hàng tải đơn lớn nhất trong các kho hàng (chứa các kiện

SKU
hàng hóa

: Stock Keeping Unit – Đơn vị chứa hàng nhỏ nhất trong kho hàng của một loại

SKU density : Mật độ các sku trong một khu vực chứa hàng
Pick density : Mật độ hàng cần lấy trong một khu vực lấy hàng
Batch picking : Lấy hàng theo nhóm hàng
Wave picking : Lấy hàng kiểu sóng, theo các đợt lấy hàng
Pick-by-line : Lấy hàng theo loại hàng
Fast moving lines : Các loại hàng có tần xuất luân chuyển cao
Sloting

: Xếp hàng lên giá hoặc vào các thiết bị chứa hàng
9

 


Container : Công te nơ chứa hàng
Lane


: Làn - phần không gian dành để chứa hàng palet xếp trực tiếp trên mặt sàn

Lane depth: Độ sâu làn – thể hiện số lượng palet có thể xếp tính theo chiều sâu của làn
Aisle

: Lối đi giữa các giá/ kệ để hàng trong kho

Mezzanine : Thiết bị phân tầng kho hàng để tăng khả năng sử dụng không gian của kho hàng
Dock

: Phần cửa kho giao tiếp với xe tải

Bar code : Mã hóa hàng theo mã vạch
Folk lift

: Xe nâng

Reach truck : Xe nâng với khả năng vươn cao
Warehouse profiling : Đánh giá hoạt động kho hàng dựa trên các dữ liệu từ hệ thống quản lý
kho

10

 


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu và thương mại điện tử vấn đề

nâng cao khả năng và chất lượng phục vụ khách hàng thơng qua dịch vụ logistics đóng vai trị
vơ cùng quan trọng. Trong dịch vụ logistics, hai thành phần cấu thành chủ yếu là dịch vụ vận
tải và dịch vụ kho hàng. Trong hai thành phần này, thành phần vận tải thường được quan tâm
nhiều hơn. Dịch vụ kho hàng mặc dù cũng đóng vai trị hết sức quan trọng trong thực tế
nhưng thường lại không được coi trọng đúng mức nhất là tại các nước đang phát triển như
Việt Nam. Tại các nước phát triển, dịch vụ kho hàng chính là một thế mạnh lớn mang lại khả
năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Đối với các công ty bên logistics thứ ba (Third-Party
Logistics), kho hàng chính là dịch vụ mang lại giá trị gia tăng lớn cho các doanh nghiệp. Bên
cạnh các công ty Logistics bên thứ ba, hoạt động kho đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với
các công ty phân phối, các công ty bán lẻ và các siêu thị. Việc quản lý tốt hệ thống kho hàng
sẽ giúp giảm chi phí tác nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Hiện nay, tại Việt Nam hoạt động kho cịn chưa có được vai trò xứng đáng, một phần do
tốc độ vận chuyển hàng hóa trong nước cịn thấp do vấn đề vận tải cịn nhiều khó khăn. Bên
cạnh đó nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa thực sự coi trọng hoạt động kho. Theo một
khảo sơ bộ, các kho hàng của các công ty tại Việt Nam khá đơn giản, sử dụng chủ yếu lao
động thủ công, thiết bị hiện đại thường dùng trong các kho hàng là các loại xe nâng hoặc xe
“reach truck”. Các loại phương tiện vận tải hiện đại hơn như các hệ thống truy hồi tự động
(Autonated Storage and Retrieval System - ASRS) hay các hệ thống băng tải rất ít khi được sử
dụng. Trong khi các phương tiện vận tải này là các thiết bị điển hình sử dụng trong các kho
hàng hiện đại có năng lực luân chuyển hàng cao. Cũng theo đánh giá sơ bộ, năng lực thiết kế
và vận hành kho hiệu quả tại Việt Nam còn rất hạn chế.
Với các lý do cơ bản trên, nhóm nghiên cứu thấy rằng việc xây dựng hướng dẫn thiết kế
và vận hành kho hiệu quả tại Việt Nam là hết sức cần thiết. Để đạt được mục tiêu này, nhóm
nghiên cứu cũng đã thực hiện nghiên cứu khảo sát thực tế một số vấn đề quan trọng liên quan
tới thiết kế và vận hành kho ở Việt Nam để có thể có được cái nhìn tổng quan và xát thực hơn
về hoạt động kho tại Việt Nam.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu chỉ sử dụng thuật ngữ kho hàng mà không đề
cập đến thuật ngữ trung tâm phân phối, do trung tâm phân phối là một dạng kho hàng đặc thù.
Khi sử dụng thuật ngữ trung tâm phân phối, ta quan tâm nhiều hơn tới tốc độ luân chuyển
hàng hóa qua kho. Trung tâm phân phối thường chỉ các kho hàng lớn, phục vụ một số lượng

rất lớn các đơn hàng và yêu cầu tốc độ luân chuyển hàng hóa cao. Các dạng kho hàng kiểu
này ít phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Về cơ bản qui trình thiết kế tổng quan cho kho hàng và

11

 


trung tâm phân phối không khác nhau. Do vậy ta có thể áp dụng hướng dẫn thiết kế đề xuất
trong báo cáo đề tài cho cả các trung tâm phân phối.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tập trung khảo sát một số loại hình kho hàng
phổ biến ở Việt Nam, từ đó đề xuất hướng dẫn thiết kế/ cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động
của các loại hình kho hàng này. Đề tài tập trung đưa ra được qui trình thiết kế và vận hành
kho chung nhất cho các loại kho hàng tại Việt Nam. Các hướng dẫn chi tiết cho các loại kho
hàng đặc thù như kho hóa chất hay kho lạnh sẽ được thực hiện trong các nghiên cứu tiếp theo.
Các mục tiêu chính của đề tài là:
-

Nghiên cứu cơng tác thiết kế/ vận hành tại một số loại hình kho hàng tiêu biểu tại Việt
Nam.
Xây dựng hướng dẫn thiết kế/ cải tiến nâng cao hiệu quả hoạt động kho. Ở đây nhóm
nghiên cứu xác định là sẽ đưa ra được qui trình tổng quan nhất.
Đưa ra các phương pháp bố trí sắp xếp hàng hiệu quả và đề xuất các phương pháp tối
ưu hoạt động vận chuyển hàng trong kho.

3. Đối tượng và phạm vi
-

Đối tượng: các loại hình kho hàng trong thực tế trong đó tập trung chủ yếu vào hoạt

động thiết kế và vận hành kho.
Phạm vi:
o Đề tài chỉ tập trung vào việc đưa ra được qui trình thiết kế tổng quan chưa đi
vào thiết kế chi tiết. Việc xây dựng qui trình thiết kế chi tiết sẽ là nhiệm vụ của
các đề tài nghiên cứu tiếp theo.
o Việc hướng dẫn vận hành hiệu quả chỉ tập trung vào việc đưa ra một số định
hướng và biện pháp thực tế nhằm nâng cao hiệu quả của một số hoạt động của
kho hàng.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu lý thuyết, kết quả của đề tài có thể ứng dụng
để hỗ trợ quá trình thiết kế kho trong thực tế.




Nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu chung về kho hàng và các hệ thống thiết bị sử dụng trong kho hàng,
- Nghiên cứu các phương pháp bố trí mặt bằng và sắp xếp hàng trong kho,
- Nghiên cứu các phương pháp vận hành hiệu quả hoạt động kho.
Nghiên cứu thực tế:
12

 


-

-


Nghiên cứu ứng dụng các kết quả nghiên cứu đề xuất vào thực tế trong đó có:
o Thiết kế kho
o Bố trí mặt hàng và sắp xếp hàng trong kho
Vận hành kho.

5. Kết quả đạt được (đóng góp chính của đề tài)
-

-

Nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động thiết kế và vận hành hiệu quả kho hàng tại
Việt Nam.
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực thiết kế kho hàng để từ đó
đề xuất ra được qui trình tổng quan thiết kế kho hàng phù hợp có thể áp dụng tại Việt
Nam.
Tổng hợp các nghiên cứu mới nhất và một số kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực vận
hành kho hàng để đưa ra được một số phương pháp nâng cao hiệu quả vận hành kho
tại Việt Nam.

6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài trình bày theo các chuyên đề chính:
- Một số vấn đề chung về hoạt động kho hàng.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động thiết kế và vận hành hiệu quả hoạt động
kho tại một số loại hình kho hàng điển hình tại Việt Nam.
- Xây dựng hướng dẫn chung về thiết kế kho.
- Xây dựng hướng dẫn vận hành hiệu quả hoạt động kho.

13

 



1

PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KHO HÀNG VÀ QUẢN LÝ KHO
HÀNG

1.1 Một số vấn đề về quản lý kho hàng

Kho hàng là thành phần không thể thiếu của hầu hết các cơng ty. Nó là thành phần quan
trọng của phần lớn các chuỗi cung ứng hiện đại hiện nay. Kho hàng liên quan tới các giai
đoạn khác nhau của quá trình hoạt động của doanh nghiệp như cung hàng đầu vào, sản xuất
và phân phối hàng hóa. Các vai trị chính của kho hàng là cân bằng cung cầu, kết hợp hàng
hóa và cung cấp giá trị gia tăng cho các q trình.

Hình 1. Vị trí của kho hàng trong chuỗi cung ứng
Các loại kho trong chuỗi cung ứng hết sức đa dạng, do vậy ta có thể phân loại các hình
kho hàng theo các loại tiêu chí khác nhau:
-

Theo giai đoạn của chuỗi cung ứng: vật liệu đầu vào, vật liệu trung gian hay sản
phẩm cuối;
Theo khu vực địa lý: kho phân phối quốc gia, kho phân phối khu vực, kho địa
phương;
Theo loại sản phẩm: chi tiết nhỏ, chi tiết lắp ráp lớn, đồ đông lạnh, đồ dễ hỏng, đồ
an toàn và nguy hiểm;
14

 



-

Theo chức năng: dự trữ và sắp xếp;
Theo sở hữu: sở hữu bởi công ty hoặc sử hữu bởi công ty logistics bên thứ ba;
Theo công ty sử dụng: kho hàng đặc chủng cho một công ty, hoặc kho hàng chia sẻ
cho nhiều công ty trong chuỗi cung ứng;
Theo diện tích: từ 100 mét vng tới nhỏ hơn và kho lớn hơn 100.000 mét vuông;
Theo chiều cao: từ cao 3 mét tới các kho hàng cao 45 mét;
Theo thiết bị: từ vận hành thủ công tới các kho hàng tự động hóa cao.

Các hoạt động chính của các kho hàng chủ yếu liên quan tới việc cất giữ, bảo quản và
ln chuyển hàng hóa. Một số loại hình kho hàng có thể thực hiện thêm một số dịch vụ gia
tăng như lắp ráp thiết bị hay kết hợp hàng hóa. Hình 2 thể hiện sơ đồ của một hệ thống kho
điển hình với các khu vực để hàng chuyên biệt và các dịng ln chuyển hàng chính.

Hình 2. Sơ đồ các hoạt động của hệ thống kho điển hình

1.2 Các hoạt động của kho hàng
Một kho hàng tổ chức và đóng gói lại sản phẩm. Thơng thường sản phẩm khi đến được
đóng gói theo dạng mức lớn hơn và được đóng gói chuyển đi dưới dạng nhỏ hơn. Nói cách
khác, một chức năng quan trọng của kho hàng là chia tách những khối lớn sản phẩm và phân
bổ lại theo những số lượng nhỏ hơn. Ví dụ, như trường hợp những đơn vị hàng tồn kho được
người bán hay nhà sản xuất chuyển đến kho dưới dạng palet nhưng lại được xuất đi bán cho
khách hàng dưới dạng kiện, trường hợp nữa là các đơn vị hàng tồn kho có thể được chuyển
đến dưới dạng kiện nhưng lại được xuất ra theo sản phẩm đơn lẻ hay trường hợp hàng được
15

 



chuyển đến bằng palet nhưng lại xuất ra theo sản phẩm đơn lẻ. Ở trường hợp như vậy, việc
vận hành kho hàng xi dịng thường phải sử dụng nhiều nhân cơng hơn.
Điều này vẫn cịn đúng hơn khi sản phẩm được xếp dỡ theo từng sản phẩm. Nhìn chung,
đơn vị hàng xếp dỡ càng nhỏ thì chi phí xếp dỡ càng lớn. Cần phải yêu cầu nhiều nhân lực
hơn rất nhiều để chuyển 10.000 hộp kẹp giấy nếu chúng được đóng 48 hộp/kiện và cần ít nhân
lực hơn nếu như 24 kiện hàng đó được đóng vào một palet.
Mặc dù các kho hàng có thể sử dụng cho các mục đích khá khác nhau nhưng phần lớn
đều chung một mơ hình dịng vật chất. Về căn bản, kho nhận những lượng hàng lớn, rồi sắp
xếp chúng sao cho có thể tìm thấy hàng nhanh nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tìm
hàng, phân loại các đơn vị hàng tồn kho rồi vận chuyển chúng cho khách hàng.
Việc tổ chức lại sản phẩm diễn ra thơng qua các quy trình xác thực sau (xem Hình 3)




Quá trình nhập kho
- Nhận hàng
- Sắp xếp hàng
Quá trình xuất kho
- Lấy hàng theo đơn đặt hàng
- Kiểm tra, đóng gói và vận chuyển hàng

Hình 3. Cơng việc lấy hàng theo đơn hàng là hoạt động chiếm nhiều nhân cồng nhất ở phần
lớn các kho hàng
Một nguyên tắc chung là sản phẩm cần phải nhiều nhất có thể, chảy liên tục theo chuỗi
trình tự của các quá trình trên. Mỗi lần hàng được đặt xuống có nghĩa là nó cần được lấy ra
ngay sau đó, như vậy là hai lần xử lý bốc xếp hàng/ vận chuyển. Khi hai lần vận chuyển đó có
tổng vượt quá hàng chục nghìn đơn vị hàng tồn kho và hàng trăm nghìn cái và/hoặc kiện
trong kho hàng thì chi phí sẽ có thể lên đến con số đáng kể.

Một nguyên tắc khác là sản phẩm cần phải được kiểm tra tại các tất cả các điểm quyết
định mấu chốt để có được “tính rõ ràng của tài sản”, cho phép đáp ứng chính xác nhu cầu
khách hàng.

1.2.1 Nhận hàng
Việc nhận hàng có thể bắt đầu bằng việc thơng báo trước khi hàng đến. Điều này cho
phép kho hàng sắp xếp lịch trình nhận và dỡ hàng để liên kết có hiệu quả với các hoạt động
16

 


khác trong kho. Thơng thường thì các kho hàng sắp xếp lịch trình các xe tải đến trong vịng 30
phút.
Khi sản phẩm đến nơi, nó được dỡ ra và sắp xếp. Hàng hóa sẽ được quét, ghi nhận khi
đến để đảm bảo sự sở hữu, trả tiền và ta sẽ biết các sản phẩm sẵn sàng để phục vụ khách hàng.
Sản phẩm sẽ được kiểm tra và bất kì sự khác biệt nào đều được ghi lại như là hư hỏng, số
lượng khơng chính xác hay sản phẩm khơng đúng theo mơ tả...
Thơng thường là hàng hóa nhập kho dưới dạng đơn vị lớn như palet từ phía dịng trước
và vì vậy mà các u cầu về nhân cơng thơng thường không lớn. (Tuy nhiên các palet ghép
hàng cần được bốc dỡ ra để chia thành các kiện hàng và các kiện hàng rời cần được đóng
thành palet để lưu kho). Nói chung cơng việc nhận hàng chiếm 10% chi phí vận hành trong
một trung tâm phân phối tiêu chuẩn – và RFID (Radio Freaquency Identification Device Công nghệ nhận dạng từ xa bằng sóng radio) đang được trơng đợi giúp giảm thời gian này
hơn nữa.

1.2.2 Sắp xếp hàng
Trước khi sản phẩm được sắp xếp, cần phải xác định được một vị trí lưu trữ phù hợp.
Điều này rất quan trọng bởi nơi mà ta lưu sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ và chi phí
lấy hàng sau này cho khách hàng. Điều này yêu cầu việc quản lý kho thứ cấp, không phải sản
phẩm mà là các vị trí lưu trữ. Bạn ln cần biết được các vị trí lưu kho nào ln sẵn có, kích

thước chúng ra sao, chúng có thể chịu được sức nặng là bao nhiêu và v.v.
Khi sản phẩm được bố trí, sắp xếp; địa điểm lưu trữ cũng nên được quét/kiểm tra để ghi
lại vị trí đặt sản phẩm. Thơng tin này sau đó sẽ được dùng xây dựng các danh mục lấy hàng
hiệu quả để hướng dẫn những nhân viên lấy hàng theo đơn tìm kiếm sản phẩm cho khách
hàng.
Việc sắp xếp hàng có thể địi hỏi một số lượng nhân công hợp lý bởi sản phẩm chắc
chắn cần được di chuyển đến vị trí lưu kho của nó ở một khoảng cách đáng kể. Thông thường
việc sắp xếp hàng chiếm 15% chi phí vận hành kho hàng.

1.2.3 Lấy hàng theo đơn đặt hàng
Khi nhận được một đơn đặt hàng của khách hàng, phía kho hàng cần thực hiện cơng tác
kiểm tra xem có hàng để xuất hay khơng. Sau đó, phía kho hàng cần đưa ra các danh mục
hàng cần lấy cung cấp cho người lấy hàng. Sau cùng cần in ra các chứng từ vận chuyển cần
thiết cũng như lịch trình lấy hàng và vận chuyển đơn hàng. Những công việc này thông
thường được thực hiện bởi hệ thống quản ký kho hàng, đó là một hệ thống phần mềm lớn liên
kết các hoạt động trong một kho hàng. Trên đây là tất cả công đoạn hỗ trợ để thực hiện công
việc gửi hàng cho khách hàng.
Việc lấy hàng theo đơn đặt hàng đặc thù chiếm khoảng 55% chi phí vận hành kho hàng
và bản thân việc lấy hàng theo đơn đặt hàng sau đó có thể phân tách như bảng sau.

17

 


Bảng 1. Thời gian của các hoạt động chính của kho hàng
Hoạt động
Di chuyển
Tìm kiếm
Xếp hàng/dỡ hàng

Chứng từ và các hoạt động khác

% thời gian rút hàng theo đơn đặt hàng
55%
15%
10%
20%

Lưu ý rằng việc di chuyển chiếm phần lớn nhất trong chi phí của việc lấy hàng theo
đơn, do đó là cơng đoạn có chi phí cao nhất trong các loại chi phí vận hành kho hàng. Phần
lớn kế hoạch của quá trình lấy hàng được hướng tới để giảm thiểu khoảng thời gian khơng
sinh lợi này.
Các q trình xuất hàng của kho bắt đầu khi nhận được đơn hàng của khách hàng, ta có
thể nghĩ nó giống như một danh mục mua sắm. Mỗi đầu mục trong danh sách đó được xem
như một lệnh lấy hàng (order-line) và thơng thường bao gồm tên hàng và số lượng yêu cầu.
Tiếp theo, hệ thống quản lý kho hàng (Warehouse Management System - WMS) kiểm tra đơn
hàng xem có sẵn hàng tồn kho hay không và xác minh bất kỳ sự thiếu hụt nào về hàng hóa.
Ngồi ra, hệ thống quản lý kho hàng có thể tổ chức lại danh sách để phù hợp với mặt bằng và
sự vận hành của kho hàng để đạt được hiệu quả cao hơn. Ví dụ, nếu một khách hàng đặt 15
sản phẩm, hệ thống quản lý kho hàng có thể kiểm tra để xem các mục hàng này được đóng
gói như thế nào. Nếu 12 sản phẩm được đóng trong 1 kiện thì hệ thống quản lý có thể chuyển
đổi lệnh lấy hàng cho 15 sản phẩm hàng thành hai dòng hàng cần lấy (pick-lines), một dòng
hàng cho một kiện gồm 12 sản phẩm và ba sản phẩm còn lại nằm trong một kiện khác. Ở
nhiều kho hàng, việc lấy hàng lẻ theo cái và lấy hàng theo kiện là những quá trình tách biệt
nhau và các dòng hàng cần lấy được thay đổi cho phù hợp.
Các dòng hàng cần lấy (pick-line) là những chỉ dẫn cho nhân viên lấy hàng, nói cho họ
biết lấy hàng gì và lấy ở đâu, với số lượng bao nhiêu cũng như đơn vị tính thế nào. Mỗi dịng
hàng cần lấy (hoặc, nói ngắn ngọn hơn là việc lấy hàng hay dòng hàng) đại diện cho một địa
điểm cần đến, và bởi quá trình di chuyển hàng tốn nhiều nhân công nhất trong một kho hàng
đặc thù nên người ta đã yêu cầu số dòng hàng cần lấy như là một chỉ dẫn cho nhân viên.

Lưu ý rằng mỗi pick-line cần lấy có thể yêu cầu hơn một lần lấy hàng nếu như nhiều
đơn vị hàng của một đơn vị lưu trữ hàng (Stock Keeping Unit – sku) cần phải lấy cho một đơn
hàng. Thông thường, điều này thể hiện một tỷ lệ nhân công nhỏ hơn nhiều bởi nó có thể được
kiểm sốt bằng việc đóng gói tương ứng (ví dụ, lấy một kiện thay vì lấy 12 sản phẩm).
Hệ thống quản lý kho hàng sắp xếp các dòng hàng cần lấy trong các danh sách chọn để
đạt được hiệu quả tốt hơn, giúp nhân viên lấy hàng có khả năng tập trung vào một khu vực
nhất định của kho hàng và giúp giảm thiểu thời gian di chuyển. Thêm vào đó, hệ thống quản
lý kho hàng có thể sắp xếp theo chuỗi trình tự các dịng hàng cần lấy để các vị trí có thể dễ
dàng được nhận thấy trong chuỗi trình tự mà ở đó thơng thường chúng sẽ được bắt gặp khi
nhân viên lấy hàng di chuyển trong kho hàng.
18

 


Danh sách lấy hàng (pick-list) có thể là một từ giấy hay đơn thuần là một chuỗi trình tự
các yêu cầu được kết nối bởi các nhãn được in ra, hoặc bằng công nghệ ánh sáng, công nghệ
radio (RF), hay công nghệ âm thanh.
Công việc lấy hàng sử dụng nhiều nhân công nhất là lấy hàng với số lượng nhỏ hơn
kiện (carton), thường đề cập đến như việc lấy hàng phải dỡ bỏ kiện (broken-case) hoặc tách
kiện (split-case). Việc lấy hàng dỡ kiện tốn nhiều nhân cơng bởi vì nó yêu cầu xử lý các đơn
vị hàng nhỏ nhất trong kho và thường rất khó tự động hóa do chúng rất đa dạng. Ngược lại,
việc lấy hàng theo kiện (đầy kiện) có thể tự động hóa bởi tính thống nhất tương đối của các
kiện hàng, chúng phần lớn là hình chữ nhật và được đóng gói chống hư hỏng.
Bề mặt lấy hàng (pick face) là bề mặt hai chiều, mặt trước của bề mặt lưu hàng, từ đó
các đơn vị hàng tồn kho được tách ra. Đây là cách các sku được thể hiện cho người lấy hàng.
Thông thường, càng nhiều loại hàng trên bề mặt lấy hàng thì càng cần ít thời gian để di
chuyển một lần lấy hàng. Đơn vị đo lường khơng chính thức là mật độ sku (sku density), thể
hiện số lượng sku trên một đơn vị bề mặt lấy hàng. Nếu kho có mật độ sku cao đủ lớn thì nó
sẽ có nhiều khả năng đạt được mật độ lấy hàng cao (pick density), hay là số lượng lấy trên

một đơn vị bề mặt lấy hàng, do đó địi hỏi ít di chuyển hơn.
Đơi khi thật hữu ích nếu diễn giải tần suất đơn vị hàng tồn kho đo khơng chính thức và
tần suất lấy hàng như là việc đo các đơn vị hàng tồn kho hay việc lấy hàng trên mỗi đơn vị
khoảng cách dọc theo lối đi được chuyển bởi một nhân viên lấy hàng. Ví dụ, một nhân viên có
thể nói về tần suất lấy hàng của một đơn hàng. Một đơn hàng có mật độ lấy hàng cao khơng
địi hỏi di chuyển nhiều trong một lần lấy hàng, do đó có thể trơng đợi tính kinh tế của việc
lấy hàng, ta chỉ chi tiền cho việc lấy hàng, không chi cho di chuyển. Theo khía cạnh khác, các
đơn hàng nhỏ yêu cầu di chuyển trên các phạm vi lớn, có thể có chi phí lớn hơn do phải di
chuyển nhiều hơn.
Pick density phụ thuộc vào các đơn hàng và vì vậy ta khơng thể biết điều đó một cách
chính xác trước khi nhận được đơn hàng. Tuy nhiên, thông thường trên thực tế tần suất lấy
hàng có thể được cải thiện bằng việc đảm bảo sku density cao, đó là số lượng của các đơn vị
hàng tồn kho được tính trên mỗi bước di chuyển.
Pick density có thể tăng, ít nhất với tính chất cục bộ thơng qua việc sắp xếp lưu trữ các
đơn vị hàng tồn kho phổ biến nhất cùng nhau. Sau đó các nhân viên lấy hàng có thể lấy hàng
nhiều lần trong cùng một khu vực nhỏ, như vậy sẽ ít phải đi lại nhiều.
Một cách nữa để tăng tần suất lấy hàng là nhóm các đơn hàng vào, nghĩa là mỗi một
nhân viên tìm kiếm hàng của nhiều đơn hàng cho một lần di chuyển. Tuy nhiên, điều này đòi
hỏi các mặt hàng phải sắp xếp vào các đơn hàng trong khi lấy hàng hoặc khi xử lý ở công
đoạn sau. Ở trường hợp đầu, nhân viên lấy hàng phải di chuyển chậm xuống vì họ cần phải
mang thùng hàng cho mỗi một đơn hàng và họ cần sắp xếp/phân loại các mặt hàng như họ lấy
ra, như vậy mất khá nhiều thời gian và dễ dẫn đến nhầm lẫn. Nếu các mặt hàng được phân
loại/ sắp xếp ở phía sau thì cần địi hỏi một khoảng thời gian và nhân cơng cho q trình phụ
thêm này. Ở cả hai trường hợp, ngay cả khi đòi hỏi thêm nhân cơng và thời gian thì bản thân
19

 


các đơn hàng phải được phân loại để đến chỗ xe tải (trailer) với thứ tự giao hàng ngược lại.

Thông thường sẽ tiết kiệm chi phí nếu kết hợp các đơn hàng với một loại hàng. Những
đơn hàng này rất dễ quản lý vì khơng cần phải phân loại/ sắp xếp trong khi lấy hàng và chúng
có thể thường xuyên được lấy ra trực tiếp ở trong một thùng hàng chuyển đi.
Các đơn hàng lớn có thể có cách tiết kiệm tương tự, ít nhất nếu các đơn vị hàng tồn kho
đủ nhỏ để mỗi một nhân viên lấy hàng có thể lấy rồi xếp mọi thứ được yêu cầu. Chỉ một nhân
viên có thể lấy đơn hàng đó mà không phải di chuyển nhiều cho mỗi lần lấy cũng như không
cần phân loại.
Thách thức ở chỗ lấy các đơn hàng trung bình với chi phí tiết kiệm, điều đó có nghĩa là
phải có nhiều hơn hai dịng hàng cần lấy nhưng lại quá ít để bù trừ chi phí di chuyển. Nói một
cách ngắn gọn, sẽ tốt hơn nếu kết hợp các đơn hàng khi các chi phí phân chia các đơn hàng và
chi phí về khơng gian phụ thêm nhỏ hơn chi phí di chuyển phụ trội phải chịu nếu các đơn
hàng không được kết hợp với nhau. Trong phần lớn trường hợp sẽ tốt hơn nếu kết hợp các
đơn hàng với một loại hàng bởi nó khơng địi hỏi phải phân loại. Những đơn hàng lớn khơng
cần phải kết hợp với nhau bởi bản thân chúng sẽ có đủ tần suất lấy hàng. Như vậy vấn đề ở
đây là các đơn hàng ở mức trung bình.
Để duy trì việc lấy hàng thì sản phẩm cũng cần được bổ sung. Những nhân viên bổ sung
chuyển các đơn vị hàng tồn kho lớn (như kiện, palet) và vì vậy một số ít nhân viên bổ sung
hàng có thể cung cấp cho nhiều nhân viên lấy hàng. Quy tắc kinh nghiệm là một nhân viên bổ
sung thay cho năm nhân viên lấy hàng; nhưng điều này sẽ phụ thuộc vào mơ hình dịng riêng
biệt.
Cơng việc bổ sung có chi phí đắt hơn công việc lấy hàng bởi nhân viên bổ sung thường
phải tìm sản phẩm từ kho hàng rồi sau đó là chuẩn bị mỗi palet hay mỗi kiện để lấy hàng. Ví
dụ, nhân viên lấy hàng có thể bỏ vật liệu bọc ngoài từ một palet để lấy những kiện hàng riêng
biệt ra; hoặc nhân viên đó có thể cắt những kiện mở riêng biệt để có thể tìm ra từng chiếc/cái.
Phân chia công việc người đi lấy hàng
Một đơn hàng của khách hàng có thể được một nhân viên lấy toàn bộ; hay nhiều nhân
viên chỉ lấy một đơn hàng riêng biệt; hoặc nhiều nhân viên cùng lấy hàng cùng lúc. Chiến
lược phù hợp tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng một trong những yếu tố quan trọng nhất là
các đơn hàng cần được tiến hành nhanh như thế nào trong suốt quá trình. Chẳng hạn, nếu tất
cả các đơn hàng đều được biết trước khi bắt đầu lấy hàng, ta có thể lên kế hoạch lấy hàng một

cách hiệu quả từ trước. Mặt khác, nếu các đơn hàng đến trên thực tế và cần phải lấy hàng kịp
thời gian để đáp ứng đúng lịch trình giao hàng thì sau đó ta sẽ có rất ít thời gian hoặc khơng
có thời gian để tìm kiếm hiệu quả.
Một quyết định tổng quát được đưa ra là liệu một đơn hàng đặc thù nên được lấy ra tuần
tự (bởi một nhân viên riêng biệt) hay được lấy song song (bởi nhiều nhân viên khác nhau). Sự
cân nhắc lựa chọn là việc lấy hàng theo tuần tự ấy có thể mất nhiều thời gian để hoàn thành
một đơn hàng hơn nhưng lại tránh được sự phức tạp của việc phối hợp nhiều nhân viên lấy
20

 


hàng và hợp nhất công việc của họ.
Một con số thống kê quan trọng là thời gian lưu thông (flow time): mất bao nhiêu thời
gian trôi qua từ lúc nhận được đơn hàng nhập vào trong hệ thống cho đến khi nó được xếp lên
xe tải để vận chuyển đi? Thông thường, sẽ rất tốt nếu giảm thiểu được thời gian lưu thơng vì
điều đó có nghĩa là các đơn hàng chuyển đi nhanh đến khách hàng, có nghĩa là tăng mức phục
vụ và khả năng đáp ứng.
Ước lượng sơ bộ tất cả công việc trong một đơn hàng như sau. Phần lớn các kho hàng
giám sát năng suất lao động của nhân viên lấy hàng và vì vậy có thể báo cáo được số lần lấy
hàng trung bình của một nhân viên/giờ. Nghịch đảo của chỉ số này là số giờ trung bình/nhân
viên cho mỗi lần lấy hàng. Việc đánh giá sơ qua tồn bộ cơng việc để lấy các đơn vị hàng tồn
kho cho một xe tải là tổng các công việc của tất cả các đơn hàng để đưa lên xe. Đánh giá này
giúp xác định được thiết kế: Công việc này nên được phân chia như thế nào?


Nếu tồn bộ cơng việc để lấy hàng và chất hàng lên xe vừa đủ ít, một nhân viên lấy
hàng có thể chất hàng lên xe một mình. Việc này dẫn tới có ít hoạt động cho một kho
hàng thương mại.




Nếu tổng công việc để lấy và chất một đơn hàng vừa đủ ít, thì ta có thể phân cơng nhân
viên lấy hàng có sẵn tiếp theo cho đơn hàng đang đợi kế tiếp.



Nếu các đơn hàng lớn hoặc trải rộng khắp các vùng của kho hàng hay cần chảy rất
nhanh qua hệ thống, ta có thể cần phân chia công việc của mỗi đơn hàng với nhiều nhân
viên lấy hàng. Điều này đảm bảo mỗi đơn hàng được lấy ra rất nhanh, nhưng lại cần
một khoản chi phí cho nó: bởi nói chung khách hàng thường nhấn mạnh đến tính
ngun vẹn của chuyến hàng, điều đó có nghĩa là họ muốn mọi thứ họ đặt hàng được
đóng trong càng ít kiện càng tốt, để giảm chi phí vận chuyển và xếp dỡ khi nhận hàng.
Do vậy, ta cần phải tập hợp rất nhiều chiếc/cái của một đơn hàng được lấy ra bởi nhiều
nhân viên khác nhau, trong những khu vực khác nhau của kho hàng, và quá trình phụ
thêm này yêu cầu nhiều lao động và chậm, có thể được tự động hóa.



Đối với các kho hàng chuyển nhiều sản phẩm nhỏ một lần cho một trong số nhiều khách
hàng, như là những kho hàng cung cấp cho các của hàng bán lẻ, việc lấy hàng theo đơn
đặt hàng có thể được tổ chức giống như một hệ thống dây chuyền/ dây chuyền lắp ráp:
Kho hàng được phân chia thành các vùng tương ứng với các trạm làm việc, các nhân
viên lấy hàng được phân công đến các vùng và các nhân công tập hợp mỗi đơn hàng
tăng dần, chuyển nó từ vùng này sang vùng khác.

Một ưu điểm ở đây là các đơn hàng thực hiện theo trình chúng xuất hiện, điều đó có
nghĩa là bạn có thể chất lên xe tải dễ dàng hơn bằng việc thực hiện các đơn hàng ngược với
trình tự các đơn hàng được giao. Cũng như vậy, người lấy hàng có xu hướng tập trung vào
một bộ phận của kho hàng và vì vậy mà họ có khả năng tận dụng đường cong học tập

(learning curve).
Vấn đề với việc lấy hàng theo vùng là nó yêu cầu cân bằng hệ thống dây chuyền cho
21

 


tồn bộ cơng việc: việc này có thể thực hiện thơng qua mơ hình mơ phỏng hệ thống dây
chuyền lắp ráp trong sản xuất.

1.2.4 Kiểm tra và đóng gói
Việc đóng gói có thể sử dụng nhiều nhân cơng vì mỗi sản phẩm của một đơn hàng của
khách cần được xử lý; nhưng lại rất ít phải di chuyển. Và do mỗi sản phẩm sẽ được xử lý nên
đây là khoảng thời gian thuận lợi cho việc kiểm tra xem đơn hàng của khách hàng đã đầy đủ
và chính xác chưa. Tính chuẩn xác của đơn hàng là thước đo dịch vụ quan trọng đối với khách
hàng, nói cách khác đó là thước đo dịch vụ quan trọng đối với khách hàng mà phần lớn nhà
kinh doanh cần thực hiện.
Các đơn hàng khơng chính xác khơng chỉ làm phiền khách hàng do phá vỡ việc vận
hành của họ mà còn bị mang trả lại và việc trả lại hàng lại mất chi phí bốc dỡ khá tốn kém
(lên đến mười lần chi phí vận chuyển sản phẩm đi).
Một sự phức tạp của q trình đóng gói là thơng thường các khách hàng thích nhận
được tồn bộ đơn đặt hàng của họ đóng trong ít thùng hàng nhất có thể bởi điều đó giảm thiểu
được chi phí xếp dỡ và vận chuyển. Như vậy nghĩa là điều quan tâm là cần cố gắng lấy tồn
bộ đơn hàng và đóng gói cùng nhau. Mặt khác việc vận chuyển từng phần cần áp dụng, chờ
đợi hồn thành trước khi đóng gói, hay các đơn hàng giao từng phần có thể được đóng gói rồi
gửi đi.
Amazon, doanh nghiệp kinh doanh qua mạng, có thể vận chuyển tách riêng các gói
hàng nếu bạn đặt hai cuốn sách cách nhau 15 phút. Đối với họ, việc phản hồi nhanh là cần
thiết và vì vậy sản phẩm khơng bao giờ được sắp xếp. Họ có thể chuyển tách riêng các gói
hàng bởi khách hàng của họ khơng quan tâm và Amazon sẵn sàng trả thêm chi phí vận chuyển

phụ thêm đó như là một phần dịch vụ khách hàng.
Sản phẩm đóng gói có thể được quét để đăng kí tính sẵn có của một đơn hàng cho khách
hàng để vận chuyển. Quá trình này cũng bắt đầu theo dõi các thùng riêng rẽ sắp rời kho để
vào hệ thống của công ty vận chuyển.

1.2.5 Vận chuyển hàng
Thông thường việc vận chuyển giải quyết các đơn vị hàng hóa lớn hơn so với việc lấy
hàng bởi vì quá trình đóng hàng đã đóng gói hàng hóa vào trong các thùng (theo kiện, theo
palet). Nói chung khâu này tốn ít nhân cơng hơn. Có thể sẽ phải di chuyển ít nhiều nếu sản
phẩm được sắp xếp trước khi chất lên các phương tiện vận chuyển.
Sản phẩm nhiều khả năng được sắp xếp nếu cần phải xếp theo thứ tự ngược với giao
hàng hoặc nếu khoảng cách vận chuyển xa, khi một nhân viên phải làm việc cật lực để chất
đầy hồn tồn mỗi xe tải. Sắp xếp hàng hóa tạo ra nhiều công việc bởi công việc này phải
thực hiện hai lần.
Xe tải có thể được quét/kiểm tra tại đây để đăng kí xuất phát từ kho hàng. Thêm vào đó,
việc cập nhật hàng tồn kho có thể được gửi đến cho khách hàng.
22

 


1.3 Hệ thống quản lý kho hàng
Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) là một gói phần mềm phức hợp giúp quản lý lưu
kho, địa điểm lưu và số nhân viên để đảm bảo các đơn hàng của khách được lấy ra, đóng gói
và chuyển đi một cách nhanh chóng. Một hệ thống quản lý kho hàng điển hình biết về mọi sản
phẩm trong kho hàng, kích cỡ thực của chúng, nó được nhà cung cấp đóng gói như thế nào, về
tất cả các địa điểm lưu trữ trong kho hàng, về kích cỡ thực cũng như về việc chuyển hàng đi.
Với các thông tin này, hệ thống quản lý kho hàng sẽ điều phối nhân viên, máy móc và sản
phẩm.
Hệ thống quản lý kho hàng nhận các đơn đặt hàng từ khách hàng và chuyển chúng dưới

dạng các danh mục lấy hàng được sắp xếp để việc tìm kiếm hàng hóa trở nên dễ dàng nhất:
Trong các đơn đặt hàng, những mặt hàng xuất hiện giống như danh sách mua sắm hàng tạp
phẩm - một danh sách có thể ngẫu nhiên được chuẩn bị trong tuần. Khi đến thời điểm đi mua
hàng, nó rất đáng được tổ chức lại những mục hàng sao cho tiện lợi (tất cả các mặt hàng
thường ngày được xếp cùng với nhau, tất cả trái cây tươi và rau được xếp với nhau chẳng hạn,
v.v). Cuối cùng, Hệ thống quản lý kho hàng truy tìm tổ hợp mỗi đơn hàng của khách hàng.
Phạm vi của hệ thống quản lý kho hàng đang phát triển, nó đảm nhận nhiều trách nhiệm
mới, như nhập vào sản phẩm mới đến và xác định rõ những vị trí có sẵn, liên kết tổ hợp các
đơn hàng của khách để đáp ứng các lịch trình vận chuyển, theo dõi năng suất lao động của
nhân cơng, v.v. Nó thậm chí cịn có thể giao tiếp với các phần mềm chun dụng khác như là
Hệ thống quản lý kho bãi (YMS), nó điều phối sự di chuyển của các xe tải rỗng hay các xe tải
chứa đầy hàng trong kho bãi (một dạng kho của những chiếc xe tải). Cuối cùng, hệ thống
quản lý kho hàng có thể cung cấp dữ liệu tổng đến một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng
(SCMS) lớn hơn – một hệ thống lập kế hoạch và điều phối các mức độ tồn kho và việc vận
chuyển từ nhà sản xuất đến khách hàng.
Nhờ có sự điều khiển tạo ra bởi các hệ thống phần mềm như hệ thống quản lý kho hàng
mà nhịp độ tiến triển của chuỗi cung ứng đã tăng lên rất nhiều trong vịng 20 năm gần đây.
Khơng lâu trước đây, bất kỳ đơn hàng nào của khách đều đi cùng với lưu ý là “Vui lòng cho
phép giao hàng trong vòng 6 đến 8 tuần”. Ngày nay, khơng một ai có thể gây dựng nên một
công ty với dịch vụ như vậy. Sản phẩm được kiểm sốt một cách chính xác di chuyển nhanh
hơn, điều đó có nghĩa là khách hàng nhận được dịch vụ tốt hơn, và với hàng hóa tồn kho ít
hơn trong hệ thống

1.3.1 Nhận hàng và vận chuyển hàng
Nhiệm vụ chủ yếu của một hệ thống quản lý kho hàng là báo cáo việc tiếp nhận hàng
tồn kho trong kho hàng và đăng ký chuyển các chuyến hàng đi. Đó là điều cơ bản bởi nó kiểm
sốt giao dịch tài chính cần thiết: Việc nhận hàng kiểm sốt việc thanh tốn các hóa đơn đến
các nhà cung cấp, và việc vận chuyển kiểm sốt q trình gửi các hóa đơn xi dịng đến
người nhận hàng. Đó là nền tảng mà từ đó hệ thống quản lý kho hàng phức hợp và hiện đại đã
23


 


×