Tải bản đầy đủ (.pdf) (333 trang)

Việc làm và thu nhập của người nông dân miền đông nam bộ dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 333 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC II
DÕE





BÁO CÁO TỔNG HP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2010



Tên đề tài:
VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA









Cơ quan chủ trì
Học viện CT - HC khu vực II
Chủ nhiệm đề tài
TS. Hoàng Thò Ngọc Loan




8553


Tp. Hồ Chí Minh, 11/2010

1
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI
THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


1. CN. Hồ Tố Anh - Tạp chí KHCT - Học viện CT-HC khu vực II, Cộng tác viên
2. GS, TS. Chu Văn Cấp - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh, Cộng tác viên
3. TS. Lê Anh Dũng - Trưởng khoa Kinh tế phát triển – Học viện CT-HC khu vực II,
Thư ký đề tài
4. CN. Đặng Thị Đỗ - Ban Quản lý khoa học - Học viện CT-HC khu vực II, Cộng tác
viên
5. TS. Hoàng Thị Ngọc Loan - Tạp chí KHCT - Học viện CT-HC khu vực II, Chủ
nhiệm đề tài
6. TS. Nguyễn Th
ị Hiền Oanh - Khoa Chính trị học - Học viện CT-HC khu vực II,
Cộng tác viên
7. ThS. Trần Hùng Phi - Tạp chí KHCT - Học viện CT-HC khu vực II, Cộng tác viên
8. ThS. Võ Hữu Phước - Khoa Kinh tế phát triển - Học viện CT-HC khu vực II, Cộng
tác viên
9. TS. Trần Minh Tâm - Khoa Kinh tế phát triển - Học viện CT-HC khu vực II, Cộng
tác viên
10. ThS. Ngô Quang Thành - Khoa Kinh tế phát triển - Học viện CT-HC khu vực II,
Cộng tác viên

11. TS. Lê Hanh Thông - Tạp chí KHCT - Học viện CT-HC khu vực II, Cộng tác
viên
12. ThS. Bùi Thị Thuận - Khoa Kinh tế phát triển - Học viện CT-HC khu vực II,
Cộng tác viên

2
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: Tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tới việc
làm, thu nhập của nông dân - Những vấn đề lý luận và thực tiễn 12
1.1 Nhận thức về CNH, ĐTH, việc làm và thu nhập trong phát triển 12
1.2 Đặc trưng của quá trình CNH, ĐTH vùng Đông Nam bộ và ảnh hưởng của nó tới việc
làm và thu nhập của nông dân 23
1.3 Kinh nghiệm tổ chức giải quyết việc làm, thu nhập cho nông dân trong quá trình CNH,
ĐTH ở một số nước châu Á 40
CHƯƠNG II: Thực trạng việc làm và thu nhập của nông dân vùng Đông Nam bộ trong
quá trình CNH, ĐTH 54
2.1 Tác động tích cực cùa quá trình CNH, Đ
TH đến việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động
ở nông thôn vùng Đông Nam bộ 54
2.2 Tác động tiêu cực của phát triển các khu công nghiệp và đô thị đến việc làm và thu nhập
của nông dân Đông Nam bộ 69
2.3 Kết quả khảo sát của đề tài về việc làm và thu nhập của nông dân vùng Đông Nam bộ
chuyển đổi đất nông nghiệp trong quá trình CNH-HĐH 78
2.4 Những khó khăn, tồn tại cần giải quyế
t trong tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập
cho nông dân Đông Nam bộ 91
CHƯƠNG III: Những giải pháp cơ bản giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho
người dân nông thôn trong quá trình CNH, ĐTH vùng Đông Nam bộ 105

3.1 Quan điểm định hướng phát triển việc làm cho lao động nông thôn vùng Đông Nam bộ
trong quá trình đẩy mạnh CNH, ĐTH đến năm 2020 105
3.2 Những giải pháp cơ bản giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngườ
i dân nông thôn
trong quá trình CNH, ĐTH vùng Đông Nam bộ 115
KẾT LUẬN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC 154

3
MỤC LỤC BẢNG BIỂU

CHƯƠNG I
Bảng 1.1: Dân số và mật độ dân số năm 2009 27
Bảng 1.2: Tỷ trọng lực lượng lao động chia theo trình độ học vấn đạt được của các vùng năm
2009 28
Bảng 1.3: Tình hình thu hút FDI từ năm 1988-2009 34
CHƯƠNG II
Bảng 2.1: Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương 54
Bảng 2.2: Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động ở nông thôn phân theo ngành
nghề năm 2009 55
Bảng 2.3: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế và các vùng kinh tế - xã
hội năm 2009 56
Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất – kinh doanh tính đến ngày 31/12
hàng năm vùng Đông Nam bộ 58
Bảng 2.5: Tỷ trọng dân số 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12
tháng vùng Đông Nam bộ 60
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp các địa phương vùng Đông Nam bộ - giá so sánh năm
1994 61
Bảng 2.7: Diện tích và số lao động trong các đơn vị kinh tế cao su quốc doanh và cổ phần 62

Bảng 2.8: Làng nghề ở nông thôn vùng Đông Nam bộ 63
Bảng 2.9: Các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản của một số tỉnh trong vùng Đông Nam bộ 66
Bảng 2.10: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế 66
Bảng 2.11: Tỷ lệ hộ nghèo các vùng kinh tế 67
Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu về điều kiện sinh hoạt của hộ dân cư năm 2009 68
Bảng 2.13: Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của người lao động phân theo vùng 70
Bảng 2.14: Biến động đấ
t nông nghiệp vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2001-2006 71
Bảng 2.15: Phân bố các khu công nghiệp và khu chế xuất trên cả nước 72
Bảng 2.16: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo ngành chính của nhóm từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong
12 tháng qua (%), năm 2008 74
Bảng 2.17: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo nghề chính của nhóm từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong
12 tháng qua (%), năm 2008 75
Bảng 2.18: Giới tính chủ hộ 79
Bảng 2.19: Tuổi c
ủa chủ hộ 79
Bảng 2.20: Số lao động trong hộ 80
Bảng 2.21: Độ tuổi chủ hộ và tình trạng giảm đất 80
Bảng 2.22: Trình độ văn hóa 81

4
Bảng 2.23: Tình hình thay đổi diện tích đất canh tác và đất ở 82
Bảng 2.24: Nguyên nhân giảm đất nông nghiệp 82
Bảng 2.25: Cách sử dụng tiền đền bù 83
Bảng 2.26: Tình hình thuên đất canh tác 83
Bảng 2.27: Nghề nghiệp của lao động trong hộ trước và sau khi có khu công nghiệp 84
Bảng 2.28: Các hình thức hỗ trợ 85
Bảng 2.29: Vay vốn kinh doanh sản xuất 85
Bảng 2.30: Nguồn vốn vay 86
Bảng 2.31: Đánh giá sự thuận lợi khi kiếm sống sau công nghiệp hóa 86

Bảng 2.32: Các nguồn thu nhập 87
Bảng 2.33: Tình trạng chi tiêu của hộ 88
Bảng 2.34: Khả năng đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của hộ 88
Bảng 2.35: Cuộc sống của hộ sau khi có khu công nghiệp 89
Bảng 2.36: Các dạng ô nhiễm 90
CHƯƠNG III
Bảng 3.1: Dự báo tỷ trọng các ngành nghề có nhu cầu thu hút lao động trong các doanh
nghiệp tại vùng Đông Nam bộ 112


5
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quy luật phát triển của xã hội, công nghiệp hóa và đô thị hóa là sự lựa chọn
tất yếu của các quốc gia đang phát triển trong quá trình vươn tới hiện đại hóa. Đô thị
hóa và công nghiệp hóa hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo nên một vòng tuần hoàn
có hiệu quả, từng bước hình thành các trung tâm đô thị, thương mại, du lịch; thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ c
ấu kinh tế, cơ cấu lao động; thu nhập và đời sống của người
dân về vật chất lẫn tinh thần ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, trong quá trình đô
thị hoá và phát triển công nghiệp cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề cấp bách cần giải
quyết, trước tiên là một phần đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp được chuyển sang
sử dụng cho phát triển công nghiệp và đô thị, mộ
t bộ phận nông dân phải chuyển đổi
nghề nghiệp và do vậy thu nhập, đời sống có những chuyển biến nhất định; tình trạng
ô nhiễm môi trường, hạ tầng cơ sở phát triển không đồng bộ, nhiều vần đề về lao động
- việc làm, phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội nảy sinh.
Ở Việt Nam, với cư dân nông thôn còn chiếm tỷ lệ hơn 70% dân số, người nông
dân giữ vai trò vô cùng quan trọng trong vi

ệc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Lao động nông thôn không chỉ là nguồn nhân lực chủ yếu và quyết định trong phát
triển kinh tế nông thôn mà còn có đóng góp quan trọng trong các hoạt động kinh tế -
xã hội khác của cả nước, nhất là trong việc cung cấp nguồn lao động cho công nghiệp
hóa, đô thị hóa.
Kể từ đầu những năm 1990 của thế kỷ 20 đến nay, quá trình công nghiệp hóa, đô
thị hóa đượ
c đẩy mạnh ở nước ta. Một bộ phận nông dân “nhường” những thửa ruộng
của mình, làng quê mình để xây dựng những khu đô thị mới, khu công nghiệp mới,
những nhà máy thủy điện mới. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đời
sống nông dân trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể nhưng so với mức
sống của cư dân đô thị và những nhu c
ầu của bản thân nông dân thì vẫn còn khoảng
cách khá lớn. Ở nông thôn hiện nay, tỷ lệ người lao động bị mất đất và không có việc
làm tại các vùng công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh là rất lớn. Nó tỷ lệ thuận với tỷ
lệ đất canh tác bị thu hồi. Nhiều lao động thanh niên đã rời bỏ nông nghiệp và nông
thôn, tìm việc làm ở đô thị và các vùng công nghiệp. Các hộ nông dân bị thu hồi đất
(cả
đất canh tác và đất ở) cho phát triển công nghiệp và đô thị, thường không thu xếp

6
được việc làm, lại chưa được đào tạo để có nghề mới thay thế, luôn ở trong tình trạng
bấp bênh về đời sống và rất gần với nguy cơ bị đói nghèo.Trong bối cảnh an ninh
lương thực toàn cầu đang bị mất ổn định như hiện nay, những hộ nông dân mất đất
này sẽ là những người đầu tiên chịu gánh nặng về sự gia tăng giá lương th
ực và thực
phẩm. Điều này cho thấy, nếu đẩy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa không gắn với
quyền lợi, công ăn việc làm và thu nhập của người dân nông thôn thì sẽ tạo ra sự mất
ổn định tại nông thôn, gia tăng mất ổn định xã hội, làm chậm trễ tiến trình công
nghiệp hóa.

Vùng Đông Nam bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh nhất
trong cả nước. Rất nhi
ều khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên trên đất nông nghiệp.
Một lượng khá lớn lao động nông nghiệp đã chuyển đổi nghề nghiệp và tìm được việc
làm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Cơ cấu lao động, việc làm và thu nhập của
nông dân vùng này đã có rất nhiều thay đổi. Mặc dù tỉ lệ đói nghèo của vùng này là
thấp nhất trong cả nước, nhưng các hộ nghèo phần lớn vẫn tập trung ở
khu vực nông
thôn. Việc chuyển đổi nghề của những nông dân bị thu hồi đất rất khó khăn do trình
độ học vấn thấp, tình trạng tái đói nghèo vẫn đang diễn ra ở một số vùng sâu, vùng
xa… Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề “việc làm và thu nhập của nông dân vùng
Đông Nam bộ dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa” là rất cần
thiết để có thể đề ra những chính sách và giả
i pháp thích hợp nhằm điều chỉnh, hạn
chế những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đến đời sống
của cư dân nông thôn, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nông dân, giảm dần
khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề lao động - việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn
trong quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa (CNH – ĐTH)
được chú ý nghiên cứu từ
nhiều năm nay, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và
Xã hội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Trường Đại học Lao
động – Xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và nhiều nhà nghiên cứu khác.
Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu có liên quan sau:

7
- Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây
dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu

cầu công cộng và lợi ích quốc gia. (Đề tài độc lập cấp nhà nước 12/2005 được thực
hiện tại 8 tỉnh/TP: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hà Tây,
Cần Thơ và Bình Dương). Nghiên cứu này đã t
ập trung đánh giá thực trạng thu nhập,
đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu
đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia
hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của vấn đề này. Qua
đó đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp và các điều ki
ện giải quyết vấn đề
thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công
nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu công cộng và lợi
ích quốc gia những năm tới.
- Nghiên cứu đề xuất phương án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông thôn
ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá gắn với công nghi
ệp hoá, hiện đại hoá
trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Đề tài khoa học và công nghệ cấp thành phố - 2005).
Cùng với xu thế khách quan và tất yếu của đô thị hoá là sự chuyển dịch về cơ cấu kinh
tế và cơ cấu lao động ở các vùng bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, trong đó vấn đề
giải quyết việc làm cho người lao động thuần nông gặp phải những trở ngạ
i lớn khi họ
buộc phải chuyển đổi từ việc làm nông nghiệp không cần đến trình độ chuyên môn kĩ
thuật sang việc làm phi nông nghiệp đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
Nghiên cứu này hướng đến đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông
thôn với phương án khả thi và mô hình phù hợp với xu thế đô thị hoá nhanh và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành Hà Nội.
- Tr
ường Đại học Kinh tế quốc dân trong đề tài độc lập cấp nhà nước KX.01-
2005 đã đề cập đến vấn đề “việc làm và thu nhập cho lao động bị thu hồi đất trong quá
trình CNH, HĐH và đô thị hoá”. Về mặt lý luận nghiên cứu đã đề cập đến sự cần thiết
phải thu hồi đất, CNH, HĐH và đô thị hoá tất yếu sẽ dẫn đến thu hồi đất nông nghi

ệp
và do đó một bộ phận dân sẽ mất việc làm trong nông nghiệp. Đây vừa là cơ hội, vừa
là thách thức đối với nước ta trong quá trình phát triển. Về mặt thực tiễn nghiên cứu
chỉ ra những bất cập về vấn đề đảm bảo thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất
bị thu hồi. Việc thu hồi đất là điều kiện chuyể
n dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến
bộ nhưng kế hoạch thu hồi đất không gắn với kế hoạch đào tạo nghề nên người dân

8
mất đất không có việc làm và thu nhập, đời sống người dân tiềm ẩn sự bất ổn bên
trong. Nghiên cứu dự báo nhu cầu thu hồi đất và đưa ra khung chính sách đồng bộ bao
gồm: Chính sách đền bù, bồi thường thiệt hại; Chính sách tạo việc làm; Chính sách tái
định cư; Chính sách về trách nhiệm và nghĩa vụ của các đơn vị được nhận đất thu hồi
sử dụng vào các mục đích phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị
và các chính
sách xã hội liên quan để đảm bảo việc làm và thu nhập cho đối tượng bị thu hồi đất.
- Trên lĩnh vực đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều cuộc khảo sát
về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn cả nước, đặc biệt là những vùng
có mức độ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhanh. Một nghiên cứu gần nhất của Bộ Tài
nguyên và Môi trường cho thấy trên cả nước từ năm 2001 đến năm 2005, tổng diện
tích đất nông nghiệp bị thu hồi là trên 360.000 ha, ảnh hưởng đến đời sống của
600.000 hộ dân, 950.000 lao động và 2,5 triệu người khác. Trung bình, một ha đất bị
thu hồi sẽ làm 10 lao động mất việc. Ở một số nơi bị thu hồi đất đến 67% số hộ vẫn
quay lại nghề nông (Mai Ái Trực, 2007). Theo số liệu c
ủa Chính phủ, trong giai đoạn
2001 -2005, đất phi nông nghiệp của cả nước tăng 375.440 ha, trong đó: đất ở tăng
155.250 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 81900 ha, trong đó có
51320 ha đất khu công nghiệp, đất sử dụng vào các mục đích công cộng như giao
thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế… tăng 136.000 ha (Chính phủ, 2006).
Đối với một số tỉnh và thành phố có tốc độ phát triển kinh tế, phát triển đô thị

nhanh, s
ố người bị mất việc làm tăng cao. Từ năm 2001 -2004, Hà Nội có gần 80.000
người (bình quân 2 lao động/hộ) bị mất việc làm, Hà Nam 12360 người, Hải Phòng
13.274 người, Hải Dương 11.964 người, Tiền Giang 1.459 người, Quảng Ngãi 997
người, Bắc Ninh 2.222 người (Nguyễn Phúc Thọ và Nguyễn Tấn Nhật, 2007). Về việc
làm và thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất, một nghiên cứu ở 2 xã: Long
Châu và Phong Khuê – huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh cho thấy, tr
ước khi bị thu
hồi đất các hộ sử dụng 72,3 – 73,4% thời gian lao động trong năm, thời gian nhàn rỗi
26,6 – 27,7%; trong thời gian làm việc thì có tới 86 – 87% dành cho sản xuất nông
nghiệp, sau khi thu hồi đất giảm xuống còn 54,9 – 55,9%. Dù giảm đất canh tác nhưng
thu nhập bình quân hộ vẫn tăng nhưng không đáng kể (500.000 – 590.000 đ/năm).
Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ có thay đổi ngành nghề lao động sau khi bị thu hồi
đất (Nguyễn Phúc Thọ và Trần Tất Nhật, 2007).

9
- Một nghiên cứu khác tại cụm công nghiệp Phú Nghĩa – huyện Chương Mỹ -
tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) cho kết quả về tình hình sử dụng tiền bồi thường đất
để mua sắm thiết bị hoặc để xây nhà cửa, chiếm 73,33%; những hộ đầu tư vào sản
xuất để tạo công ăn việc làm và có được nguồn thu nhập ổn định rất thấp, chiếm 6,6%
và 16,57% gởi vào ngân hàng. Cụ
m công nghiệp giải quyết việc làm cho 26,66% số
hộ bị thu hồi đất; lao động độ tuổi 45 - 60 khó chuyển đổi nghề nghiệp và tìm việc làm
ổn định. Đặc biệt, còn 17,82% số hộ không đồng tình với thủ tục đền bù, 36,67% số
hộ xin góp vốn bằng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp (Nguyễn Bá Long, Nguyễn
Thị Hảo, Cao Đại Nghĩa và Nguyễn Đức Sỹ, 2007).
- Hội th
ảo khoa học: “Người dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn,
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hội thảo này tiếp nối Hội thảo “Người dân

nông thôn Nam bộ trong quá trình công nghiệp hóa” đã được tổ chức vào tháng 6 -
2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các tham luận tại Hội thảo đã nêu khá toàn diện
những khía cạnh, những đặc điểm cả về kinh tế, văn hóa và xã h
ội của người dân nông
thôn trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa và hội
nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới; khẳng định vai trò quan trọng về kinh tế,
chính trị và xã hội, về không gian, con người và văn hóa trong quá trình phát triển và
hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Nhiều nội dung và số liệu đã minh họa về
chênh lệch, những hố ng
ăn cách ngày một rõ hơn giữa nông thôn và thành thị, giữa
công nghiệp và nông nghiệp. Nhiều tham luận và phát biểu đã tập trung bàn về những
nội dung quan trọng như: Vị thế của người dân nông thôn trong tam giác phát triển
“kinh tế - xã hội - môi trường” trong quá trình công nghiệp hóa; tác động của chính
sách công nghiệp hóa đến đối tượng người dân nông thôn và vấn đề dân chủ nông
thôn; vị trí của người dân và cộng đồng trong giám sát và đánh giá các công trình xây
dựng kết cấu hạ tầ
ng phát triển kinh tế xã hội làng, xã; vấn đề môi trường nông thôn
và cuộc sống cư dân nông thôn hiện nay Trong đó nổi bật là những cảnh báo về xu
thế đất canh tác màu mỡ đang bị giảm đi khá nhanh chóng do quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa, làm mất dần những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của làng quê
nông thôn trong quá trình phát triển, tình trạng “chán” ruộng, bỏ ruộng đang diễn ra ở
một số địa phương. Các tham luậ
n không những nêu lên hiện tượng, xu hướng mà còn
tìm cách chỉ ra những hạn chế về mặt chính sách để đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ

10
người dân nông thôn không bị tụt hậu hơn nữa trong quá trình phát triển chung của cả
nước.
- Những công trình khoa học khác đã được công bố liên quan đến đề tài
như:“Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công

nghiệp hóa” của TS Đặng Kim Sơn, Kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động
thu hồi đất nông nghiệp của Nguyễn Thành Lợi, Hệ quả của quá trình công nghiệp
hóa, thành thị hóa nông thôn Trung quố
c của Trần Thọ Quang, Vấn đề việc làm của
nông dân hiện nay – bài toán không dễ giải của Phạm Thị Tuý, Việc làm cho hộ nông
dân thiếu đất sản xuất - vấn đề và giải pháp của Bùi Ngọc Thanh, Việc làm cho người
lao động trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Nguyễn Tiệp, Phát
triển KCN vùng Đồng bằng sông Hồng và vấn đề nông dân mất
đất nông nghiệp của
Nguyễn Sinh Cúc Những công trình này đã phân tích ảnh hưởng của quá trình công
nghiệp hoá, đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người nông dân; bước đầu đề xuất
một số giải pháp cho vấn đề này. Bên cạch đó, một số nghiên cứu còn rút ra những bài
học kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới người dân nông thôn
trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở một số quố
c gia trên thế giới, đặc biệt
là kinh nghiệm của Trung Quốc, quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam trong
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Những công trình nghiên cứu trên thể hiện luận điểm, luận chứng của các nhà
nghiên cứu, nhà khoa học và các cơ quan quản lý nhà nước về biến động đất đai, xu
hướng chuyển đổi cơ cấu lao động, xu hướng phát triển đô thị, công nghiệp trong thời
gian qua. M
ột số nghiên cứu có đi sâu phân tích về mức sống, thu nhập, lao động của
nông dân ở một số vùng, địa phương. Đối với địa bàn miền Đông Nam bộ, trong phạm
vi các tài liệu mà nhóm nghiên cứu đề tài tiếp cận được thì chưa có đề tài nào phân
tích, đánh giá cụ thể về tình trạng nông dân bị giảm diện tích đất nông nghiệp do đô
thị hoá và phát triển công nghiệp và tác động của tình trạng này đến việ
c làm và thu
nhập của họ. Trên cơ sở kế thừa, cập nhật và phát triển những nội dung, vấn đề đã
được nghiên cứu ở các công trình đi trước và các tài liệu báo cáo, đề án có sẵn và các
kết quả khảo sát thực tế, nghiên cứu này cố gắng tổng hợp, phân tích nhằm giải quyết

tốt nhất mục tiêu của đề tài.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

11
Mục tiêu cơ bản của đề tài là trên cơ sở phân tích thực trạng việc làm và thu nhập
của người nông dân vùng Đông Nam bộ dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa
và đô thị hóa, phát hiện những vấn đề bức xúc đang đặt ra cần giải quyết và đề xuất
một số giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập nhằm ổn định và nâng cao đời
sống cho nông dân vùng này.
4. Đối tượ
ng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề ảnh hưởng tới việc làm và thu nhập của nông
dân vùng Đông Nam bộ trong quá trình CNH – ĐTH.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: lao động nông thôn vùng Đông Nam bộ
+ Về thời gian: từ năm 2000 đến nay vì đây là giai đoạn có tốc độ đô thị hóa và
công nghiệp hóa khá cao của vùng này với sự phát triển của các khu công nghiệp, khu
chế xuất và mở rộ
ng thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp và dịch vụ
của các tỉnh trong vùng.
5. Nội dung nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố,
đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau:
- Phân tích, đánh giá những tác động của quá trình CNH, ĐTH tới phát triển kinh
tế xã hội nói chung và tới việc làm, thu nhập của người dân nông thôn vùng Đông
Nam b
ộ nói riêng;
- Đánh giá đúng thực trạng về việc làm và thu nhập của người dân nông thôn
vùng Đông Nam bộ trong quá trình CNH, ĐTH, khó khăn và những vấn đề còn tồn
tại, phân tích nguyên nhân của những vấn đề đó; Làm rõ vai trò của nhà nước, các chủ

thể tạo việc làm và người lao động trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
của vùng Đông Nam bộ. Phân tích tác động của một số chính sách liên quan đến tạo
việc làm cho nông dân.
- Đề xu
ất phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập nhằm
hạn chế những khó khăn, nâng cao đời sống kinh tế của người dân nông thôn trong
quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, ĐTH và hội nhập kinh tế quốc tế ở vùng này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn (dest study) bao gồm các phương pháp cụ thể
như: phương pháp luậ
n của chủ nghĩa Mác-Lênin, phân tích, tổng hợp, so sánh và

12
phương pháp chuyên gia. Phương pháp này giúp đề tài hệ thống hóa những vấn đề về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình CNH, ĐTH; kinh nghiệm xử lý các
vấn đề trên tại một số nước trên thế giới; phân tích, đánh giá các chính sách; xử lý,
phân tích các thông tin, số liệu; xây dựng các quan điểm phương hướng và đề xuất
giải pháp, kiến nghị.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Đề tài sử dụng bảng câu hỏi để thu thập
thông tin số
liệu về những thay đổi trong đời sống kinh tế của nông dân dưới tác động
của quá trình CNH, ĐTH nhằm phân tích những thay đổi (cả tích cực, tiêu cực và
những khó khăn) trong đời sống kinh tế của người nông dân vùng Đông Nam bộ hiện
nay. Bảng câu hỏi được soạn thảo trên cơ sở nhu cầu thông tin cần thu thập của đề tài,
tham khảo ý kiến của các chuyên gia và từ các đề tài nghiên cứu trước đó.
- Phương pháp phỏng vấn (interview) cũng được thực hiện để thu thập thông tin
về những thuận lợi và khó khăn trong đời sống kinh tế của người nông dân vùng Đông
Nam bộ hiện nay.
- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các cơ quan thống kê và các cơ quan đơn

vị khác có liên quan đến đề tài thuộc các tỉnh thành vùng Đông Nam bộ.
- Kế thừa kết quả nghiên cứu đã được công bố có liên quan đế
n đề tài.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
- Đề tài được hoàn thành sẽ đóng góp những luận chứng khoa học cho việc giải
quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa và đô th5 hóa vùng Đông Nam bộ và có thể làm tài liệu tham khảo cho SV-NCS
trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này.
- Là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách giải quyết các vấn đề
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm thực hi
ện thành công Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 7 của BCHTƯ Đảng (khóa X) về vấn đề này nhằm ổn định phát triển kinh tế -
xã hội và giảm bớt khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị.
8. Kết cấu của báo cáo tổng hợp
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài gồm 153 trang. Ngoài phần mở đầu và
kết luận, báo cáo gồm 03 chương.

13
CHƯƠNG I
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA -
ĐÔ THỊ HÓA TỚI VIỆC LÀM, THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Nhận thức về công nghiệp hóa, đô thị hóa (CNH, ĐTH), việc làm và thu
nhập trong phát triển
1.1.1 Về CNH, HĐH
Đối với một nước chưa phát triển như Việt Nam, CNH, HĐH là con đường tất
yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng
đói nghèo, kém phát triển và rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu
vực và thế giới.

Nhận thức v
ề CNH, HĐH có sự thay đổi, phát triển theo thời gian:
Trước đây, theo truyền thống, CNH được hiểu là quá trình cải tiến kỹ thuật của
toàn bộ nền kinh tế, tức là quá trình chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu
dựa trên kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế công nghiệp dựa trên kỹ thuật cơ khí hiện
đại.
Hiện nay, quan niệm truyền thống đó không còn phù hợp vớ
i thời kỳ toàn cầu
hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức. Hội nghị lần thứ bảy BCH
TƯ khóa VII đã đưa khái niệm “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi cơ bản, toàn diện
các hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công
ngh
ệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của năng suất
lao động xã hội cao”. Quan điểm này có 3 vấn đề cần chú ý:
- CNH diễn ra đồng thời với HĐH và gắn chặt với HĐH
- CNH, HĐH diễn ra trong xu thế toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức
- Quá trình CNH, HĐH diễn ra trong môi trường thị trường mở cửa và hội nhập
kinh tế quốc tế.
. Vai trò của CNH, HĐH trong phát triển
Quá trình CNH, HĐH với bản chất là cuộc cách mạng về khoa học - công nghệ
trong tiến trình phát triển sẽ tạo ra biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội đối với các nội
dung phát triển kinh tế - xã hội của hệ thống kinh tế. Đặc biệt đối với các khu vực

14
kinh tế chưa phát triển như kinh tế nông thôn, những tác động biến đổi này thể hiện rõ
nét hơn và tạo ảnh hưởng sâu sắc, rộng khắp hơn.
Về kinh tế, quá trình CNH, HĐH trực tiếp tái cấu trúc cơ cấu các ngành kinh tế
kỹ thuật khu vực kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần các ngành kinh tế truyền
thống và tăng, phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế hiện đại như công nghiệp,

dị
ch vụ và tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này là sự biến đổi theo xu
hướng tăng lên cả về quy mô, trình độ hệ thống doanh nghiệp trong khu vực và từ đó
nâng cao năng lực, trình độ của toàn bộ hệ thống kinh tế.
Về xã hội, sự biến đổi về cơ cấu các ngành kinh tế và quy mô, cơ cấu hệ thống
doanh nghiệp tất yếu d
ẫn đến sự biến đối về quy mô, cơ cấu việc làm, quy mô, cơ cấu
lao động và từ đó dẫn đến sự biến đổi về cơ cấu dân cư. Tóm lại, sự biến đổi về kinh
tế tạo ra từ tác động của CNH, HĐH sẽ tạo ra sự biến đổi toàn diện, sâu sắc về việc
làm, thu nhập, lao động và cơ cấu dân cư trong quá trình phát triển xã h
ội của khu vực
CNH, HĐH.
1.1.2 Nhận thức về ĐTH
1.1.2.1 Khái niệm ĐTH
Có nhiều cách hiểu khác nhau về ĐTH:
- Theo cách tiếp cận của nhân khẩu học và địa lý kinh tế: ĐTH là sự di cư từ
nông thôn vào thành thị, sự tập trung ngày càng nhiều cư dân sống trong lãnh thổ địa
lý hạn chế được gọi là các đô thị.
- Theo cách tiếp cận xã hội học, ĐTH là quá trình tổ chức l
ại môi trường cư trú
của nhân loại. ĐTH không chỉ thay đổi phương thức sản xuất, tiến hành các hoạt động
kinh tế mà còn là sự thay đổi lớn trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội và cá nhân.
Trong đó, các quan hệ xã hội, các mô hình hành vi và ứng xử tương thích với điều
kiện CNH, HĐH và ĐTH.
- Theo quan điểm nền kinh tế quốc dân, ĐTH là quá trình biến đổi về sự phân b

các yếu tố lực lượng sản xuất bố trí dân cư những vùng không phải là đô thị thành đô
thị.
Ngày nay, ĐTH được hiểu là quá trình mang tính quy luật gắn liền với sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội từ nông nghiệp - nông dân - nông thôn sang công

nghiệp - thị dân - đô thị với những đặc trưng sau:
+ ĐTH là một quá trình lâu dài diễn ra trên một không gian, lãnh thổ rộng lớ
n;

15
+ Tiền đề cơ bản của ĐTH là sự phát triển công nghiệp hay CNH, HĐH; Trong
quá trình ĐTH có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ dựa vào nông nghiệp là chủ yếu
sang sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
+ ĐTH là quá trình hình thành, nâng cấp và mở rộng quy mô đô thị với cơ sở hạ
tầng hiện đại;
+ Không gian đô thị ngày càng mở rộng, cùng với nó là sự
thu hẹp đất nông
nghiệp để phát triển các khu đô thị mới, khu công nghiệp thương mại, dịch vụ, du lịch;
+ Tốc độ và quy mô hội tụ kinh tế đô thị ngày càng gia tăng thể hiện ở sự gia
tăng của quy mô và tốc độ thu hút vốn, gia tăng số lượng và quy mô các đơn vị kinh
tế;
+ Chuyển từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị, từ văn hóa làng xã sang vă
n
hóa đô thị, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp;
+ Cùng với quá trình ĐTH là sự thay đổi về cơ chế, chính sách phát triển và quản
lý đô thị;
+ Mức độ ĐTH (hay còn gọi là trình độ ĐTH) gắn liền với quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Mức độ ĐTH được xác định bằng các tiêu chí sau:
● Mức độ tập trung dân số: Mật độ
dân số, quy mô dân số và tỷ trọng dân số
trong khu vực độ thị
● Tỷ lệ % lực lượng lao động phi nông nghiệp
● Mức độ hiện đại của cơ sở hạ tầng
● Tỷ lệ % kinh tế phi nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đô thị
● Vai trò của trung tâm hành chính, văn hóa, chính trị, kinh tế của đô thị

● Quá trình ĐTH là quá trình phát triển kinh tế - xã hội gắn liề
n với sự phát triển
của khoa học công nghệ, sự phát triển của các ngành nghề mới.
1.1.2.2 Mối quan hệ giữa CNH, HĐH và ĐTH
ĐTH luôn gắn liền với quá trình CNH vì sự phát triển kinh tế, xã hội. CNH, HĐH
có tác động mạnh đến phát triển đô thị, phát triển đô thị lại tác động để phát triển
nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị
trườ
ng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Các khu đô thị phát triển sẽ phát huy vai
trò của các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá trên từng vùng và địa phương, đi
nhanh trong tiến trình CNH, HĐH, phát triển công nghiệp và dịch vụ, đi đầu trong
phát triển kinh tế tri thức.

16
ĐTH tác động đến sự gia tăng quy mô hội tụ nguồn nhân lực cho CNH, HĐH.
Đồng hành với sự gia tăng mức độ tập trung dân số đô thị là sự gia tăng nguồn nhân
lực, đặc biệt là nguồn lao động trẻ (số lượng nhiều, chất lượng cao). Chính lực lượng
lao động trẻ có tay nghề và kỹ thuật… đã và đang là một yếu tố đầu vào của quá trình
sản xu
ất, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đô thị. Ngoài ra, trong quá trình ĐTH còn
phải kể đến sự đóng góp của lực lượng các cử nhân, kỹ sư, các nhà khoa học, các
chuyên gia… vào công cuộc CNH, HĐH đất nước.
ĐTH cũng tác động mạnh đến thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế và cải tạo kết
cấu hạ tầng đô thị. Chính sự gia tăng lớn về quy mô hội tụ dân s
ố trong quá trình đô
thị hoá đã làm gia tăng mạnh nhu cầu về những khoản đầu tư mới và cải tạo kết cấu hạ
tầng đô thị. Thu hút vốn đầu tư và cải tạo kết cấu hạ tầng đô thị sẽ góp phần đẩy
nhanh tốc độ CNH, HĐH.
ĐTH còn tác động đến việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ
thông qua việc tiế

p nhận sự chuyển giao kỹ thuật, công nghệ và kỹ năng quản lý, tổ
chức sản xuất hiện đại vào các đô thị lớn. Ngoài việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật,
công nghệ, kỹ năng quản lý của nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước, ở các đô thị
lớn đã chủ động tích cực tham gia vào quá trình cải tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật,
công nghệ và quản lý của mình d
ưới nhiều hình thức nhằm tăng năng suất lao động,
tăng chất lượng sản phẩm và hạ giá thành… Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới
.
1.1.3. Nhận thức về việc làm, thu nhập của lao động ở nông thôn
1.1.3.1 Về việc làm và thu nhập
Việc làm và thu nhập là hai khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau, hiểu theo đúng
nghĩa của nó tức là người lao động có việc làm mà pháp luật không cấm thì ắt họ sẽ có
thu nhập hợp pháp để nuôi sống bản thân và gia đình. Vì thế, nói đến việc làm cũng là
nói đến vấn đề thu nhập. Vấn đề việ
c làm là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội
phức tạp vì đó là công việc cụ thể của mỗi cá nhân nhưng lại gắn liền với xã hội. Có
việc làm thì người lao động không những có thu nhập cho bản thân và gia đình mà còn
tạo ra một lượng của cải vật chất cho xã hội. Song, như thế nào là việc làm và có việc
làm?
Theo ILO, “Người có việc làm là người đang làm những việc mà pháp luật không
cấm
được trả tiền công hoặc lợi nhuận, hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc tham

17
gia vào hoạt động tạo việc làm vì lợi ích hay vì lợi nhuận gia đình không được nhận
tiền công hay hiện vật” (ILO Report 1983). Bộ luật Lao động của Việt Nam có quy
định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được
thừa nhận là việc làm”. Việc làm của lao động nông thôn là những hoạt động lao động
trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

và quản lý kinh tế - xã hội của
một bộ phận lao động sinh sống ở nông thôn để mang lại thu nhập mà không bị pháp
luật ngăn cấm.
Việc làm ở nông thôn gắn liền với môi trường, điều kiện sinh sống, làm việc của
người lao động nông thôn và có thể phân thành hai loại sau:
- Việc làm thuần nông: là những hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi
dựa trên cơ sở kế th
ừa kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất được truyền qua các thế hệ.
Loại việc làm này thường thiếu sự ổn định và có mức thu nhập thấp, bấp bênh.
- Việc làm phi nông nghiệp: Đây là việc làm trong các ngành nghề, lĩnh vực
ngoài sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn (như công nghiệp, dịch vụ, quản lý).
Đây là những việc làm đòi hỏi nguồn lao động được đào tạo, rèn luyện
để có tri thức,
kỹ năng nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu công việc.
1.1.3.2.Lao động nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập
của lao động nông thôn
+ Lao động nông thôn và đặc điểm của lao động nông thôn
1

Lao động nông thôn gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động đang sinh sống trên địa bàn nông thôn. Qui mô của lao động nông thôn phụ
thuộc vào sự gia tăng tự nhiên của dân số (ở khu vực đô thị, sự gia tăng qui mô lao
động còn phụ thuộc vào sự gia tăng dân số cơ học, do di cư. Ở khu vực nông thôn ít có
sự gia tăng dân số về cơ học do trình độ phát triển của khu vự
c nông thôn thường thấp
hơn khu vực đô thị, chủ yếu chỉ có sự di cư giữa các vùng nông thôn).
Hoạt động tạo thu nhập của lao động nông thôn gồm các loại sau:
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản);
- Làm thuê lấy tiền công (nông nghiệp và phi nông nghiệp) gồm các hoạt động

được trả công;

1
Xem: PGS,TS Nguyễn Thị Thơm, ThS Phí Thị Hằng (đồng chủ biên). Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp
trong quá trình đô thị hóa. Nxb Chính trị quốc gia. H,2009

18
- Sản xuất phi nông nghiệp và không có tiền công (buôn bán, dịch vụ, vận
chuyển);
- Khai thác tài nguyên chung.
Do lao động nông thôn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên cầu về
lao động nông thôn cũng mang tính thời vụ: nhiều việc làm trong thời gian mùa vụ, ít
việc làm trong thời gian nông nhàn. Những kỹ năng về sản xuất nông nghiệp (chủ yếu
là trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản…) thường được
đào tạo theo kiểu
truyền đạt kinh nghiệm trong gia đình nên lao động nông thôn ít được đào tạo bài bản,
trình độ thường thấp hơn so với lao động thành thị. Bên cạnh đó, đời sống khó khăn ở
nông thôn cũng làm cho các gia đình ít có điều kiện đầu tư về giáo dục cho con em họ.
Do điều kiện sống ở nông thôn nên lao động nông thôn thường khá trì trệ, khả năng tự
tạo việc làm th
ấp.
Đặc tính chung của lao động nông thôn là thường gắn với hộ gia đình. Sự phân
công lao động trong hộ gia đình nông dân chưa thật rạch ròi, có thể thay phiên nhau
làm hầu hết các công việc sản xuất của hộ gia đình. Hiện tượng hộ gia đình nông thôn
vừa sản xuất nông nghiệp vừa tham gia sản xuất tiểu thủ công mỹ nghệ, dịch vụ là khá
phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Những lúc nông nhàn, lao động nông thôn có thể
làm
nhiều công việc khác nhau mà họ tìm được: làm thuê ờ các đô thị, buôn bán nhỏ, làm
thuê cho các cơ sở thủ công mỹ nghệ trên địa bàn nông thôn… Tính chất hộ gia đình
của lao động nông thôn thể hiện trong quá trình lao động, phân công lao động và ở cả

quá trình phân phối và thụ hưởng kết quả lao động. Tính chất gia đình của lao động
nông thôn vừa tạo thuận lợi cho sự bền vững của kinh tế tiểu nông, sự bền vữ
ng của
gia đình, vừa gây khó khăn cho sự hòa nhập của lao động nông thôn vào thị trường lao
động, nơi đòi hỏi sự chuyên môn hóa, sự sòng phẳng trong việc làm và hưởng thụ
ngày càng cao.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn
Lao động nông thôn chủ yếu làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp, thủy
sản và một số ngành phi nông nghiệp khác trên địa bàn nông thôn. Do vậy việc làm
của lao động nông thôn chịu sự tác động của m
ột số nhân tố sau:
- Tài nguyên thiên nhiên: đất, rừng, biển, sông ngòi, nguồn nước. Tài nguyên
thiên nhiên vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động và là cơ sở quan trọng
đầu tiên để tạo việc làm cho người lao động. Đối với sản xuất nông nghiệp, đối tượng

19
lao động của sản xuất nông nghiệp phải là nhân tố tự nhiên, đó là tài nguyên thiên
nhiên mà trước hết là đất đai. Có thể nói, đất đai là nhân tố trực tiếp quan trọng quyết
định việc làm và khả năng giải quyết việc làm, thu nhập cho lao động nông nghiệp từ
các việc làm truyền thống. Trong quá trình CNH, ĐTH, đất đai canh tác nông nghiệp
biến động theo xu hướng bị thu hẹp và điều đó có ảnh hưở
ng rất lớn tới việc làm của
lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn.
- Dân số và lao động: Quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và sự biến động di
chuyển dân cư, lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô việc làm và khả năng giải
quyết việc làm của nền kinh tế. Nếu quy mô dân số lớn, tốc độ tăng trưởng dân số cao
thì quy mô lực lượng lao động s
ẽ lớn, kéo theo nhu cầu giải quyết việc làm tăng lên và
ngược lại. Cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng trực tiếp cơ cấu lực lượng lao động. Nếu cơ
cấu dân số trẻ thì lực lượng lao động bổ sung lớn và sức ép việc làm sẽ tăng lên.

Ngược lại, nếu cơ cấu dân số già thì lực lượng lao động bổ sung ít dẫn đến tình trạng
thiếu hụt lao động cho hệ thống kinh tế.
Ở khu vực nông thôn, việc làm chủ yếu được tạo ra từ các ngành nông nghiệp và
phụ thuộc rất lớn vào tư liệu sản xuất chính là đất đai. Mà đất nông nghiệp thì có giới
hạn. Vì vậy, qui mô dân số càng lớn, lực lượng lao động càng nhiều thì vấn đề việc
làm và thu nhập ở khu vực này càng trở nên khó khăn. Thiếu việc làm ở khu vực nông
thôn là m
ột trong những nguyên nhân di chuyển lao động từ nông thôn ra đô thị tìm
kiếm việc làm.
- Sự phát triển sản xuất của các ngành nông nghiệp trên địa bàn nông thôn có
ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm và thu nhập của lao động ở khu vực này. Đây là hoạt
động sản xuất thu hút nhiều lao động nhất của khu vực nông thôn. Nếu hoạt động sản
xuất của các ngành nông nghiệp trên địa bàn nông thôn được đẩy mạnh phát tri
ển và
có hiệu quả cao, lao động nông thôn sẽ có nhiều việc làm và thu nhập cũng được tăng
cao. Thực tế cho thấy, ngay trên địa bàn nông thôn, có những nông dân sản xuất giỏi
đã tìm ra những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, không chỉ nâng cao thu nhập
cho bản thân và gia đình mà còn tạo ra được nhiều việc làm cho các lao động ở khu
vực này.
- Sự phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề thủ công mỹ nghệ
ở khu vực nông thôn. Do tính ch
ất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, ở khu vực nông
thôn thường có thêm những ngành nghề truyền thống về thủ công, mỹ nghệ để thu hút

20
lao động trong thời gian nông nhàn. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các ngành
nghề phi nông nghiệp ở nông thôn ngày càng phát triển như: thương mại, dịch vụ cho
sản xuất nông nghiệp và cho tiêu dùng, các cơ sở thu mua nông sản, chế biến nông
sản, các cơ sở nhỏ sản xuất các đồ dùng sinh hoạt cho dân cư nông thôn và cho sản
xuất nông nghiệp…Sự phát triển đa dạng các ngành nghề ở khu vực nông thôn đã tạo

ra nhiều việc làm cho khu vự
c này và tận dụng được cả lao động thời vụ của nông dân
để phát triển sản xuất. Nhờ đó thu nhập của cư dân nông thôn cũng sẽ được nâng cao.
- Vốn đầu tư và sự phát triển của khoa học - công nghệ: Vốn đầu tư, quy mô vốn
đầu tư là cơ sở tạo lập, nâng cao quy mô, trình độ tư liệu sản xuất. Cấu tạo c/v (cấu tạo
hữu cơ
) của vốn đầu tư lại quyết định quy mô, cơ cấu việc làm theo hướng: nếu cấu
tạo c/v không thay đổi thì giữa vốn đầu tư và quy mô việc làm tạo ra sẽ có quan hệ
thuận còn nếu c/v tăng theo hướng tăng cùng sự phát triển của khoa học - công nghệ
thì quy mô việc làm giản đơn giảm, nhưng quy mô việc làm phức tạp (việc làm đòi
hỏi có chuyên môn kỹ thuật) sẽ tăng. H
ơn nữa, sự phát triển của khoa học công nghệ
còn làm xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế mới và do vậy sẽ tạo thêm nhiều việc
làm mới.
Trong quá trình CNH, HĐH kinh tế nông nghiệp nông thôn, vốn đầu tư và khoa
học kỹ thuật sẽ làm gia tăng hiệu quả sản xuất của các ngành nông nghiệp, ngành sản
xuất chủ đạo ở khu vực nông thôn. Người lao động nông thôn sẽ có được nhiều vi
ệc
làm mới từ sự phát triển đa dạng các ngành nghề nông nghiệp ở nông thôn do quá
trình ứng dụng công nghệ và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Tăng vốn đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn không chỉ có tác động làm tăng hiệu quả sản xuất, tăng
thu nhập cho lao động ở khu vực này mà còn phát triển các ngành nghề phi nông
nghiệp khác ở nông thôn, tạo ra nhiều việc làm mới cho lao động nông thôn, hạn chế
được tình tr
ạng thiếu việc làm do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Việc đầu tư
và phát triển các ngành sử dụng công nghệ thấp ở khu vực nông thôn sẽ làm gia tăng
những việc làm giản đơn phù hợp với năng lực, trình độ của đa số lao động nông
nghiệp, nhưng đây lại là những việc làm có thu nhập thấp nên không đáp ứng được
yêu cầu tăng thu nhập cho lao độ
ng nông nghiệp. Nếu tăng vốn đầu tư vào các ngành

sử dụng công nghệ cao ở khu vực này thì sẽ tạo việc làm có thu nhập cao nhưng lao
động nông nghiệp do trình độ hạn chế có rất ít cơ hội tiếp cận các việc làm này. Chính

21
vì vậy, để có việc làm với thu nhập cao hơn, lao động nông thôn cần được đào tạo
nâng cao trình độ văn hóa nói chung và trình độ nghề nghiệp nói riêng.
- Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn: Các chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực này có ảnh hưởng rất lớn tới
việc làm và thu nhập của lao động nông thôn, đặc biệt là các chính sách đối với sự
phát triển của ngành nông nghi
ệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của khu vực
nông thôn. Sự phát triển của ngành này chịu sự tác động rất lớn từ các điều kiện tự
nhiên: thiên tai, dịch bệnh. Thêm vào đó, thị trường nông sản luôn có nhiều biến động,
rủi ro lớn, đặc biệt là các tác động của thị trường nông sản thế giới khi hội nhập WTO.
Sự hỗ trợ của Nhà nước cho sự phát triển củ
a ngành này là rất cần thiết, không chỉ để
đảm bảo vấn đề an ninh lương thực mà còn là vấn đề sinh kế của người dân nông thôn.
Các chính sách đất đai như chính sách hạn điền trong nông nghiệp, qui hoạch sử dụng
đất nông nghiệp, các chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản, hỗ trợ phát triển công nghiệp
chế biến nông sản, phát triển các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực
nông thôn…có ảnh hưởng rấ
t lớn đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn ở
khu vực này.
Tốc độ gia tăng dân số (tự nhiên) ở nông thôn thường cao hơn ở khu vực đô thị
cùng với sự hạn chế về các nguồn lực tạo việc làm ở khu vực này (nguồn lực đất đai,
vốn, công nghệ, kỹ thuật…) làm gia tăng sức ép về việc làm đối với lao động nông
thôn. Thiếu việ
c làm ở nông thôn, sự chênh lệch về trình độ kinh tế - xã hội giữa nông
thôn và thành thị là nguyên nhân gây ra sự di chuyển lao động giữa hai khu vực này
và giữa các vùng miền. Trong quá trình CNH, ĐTH, đất nông nghiệp ngày càng giảm

càng làm tăng sức ép về việc làm và thu nhập đối với lao động nông thôn.
1.1.4 Tác động của CNH, ĐTH đến lao động, việc làm ở khu vực kinh tế nông
thôn
1.1.4.1 Tác động của CNH, ĐTH đến việc làm khu vực kinh tế nông thôn
+ CNH, ĐTH tạo ra nhi
ều việc làm mới thông qua các tác động sau:
- CNH, ĐTH tạo ra nhiều việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp, xây
dựng, thương mại và dịch vụ.
Để tiến hành CNH, ĐTH, cần thúc đẩy xây dựng, cải tạo, phát triển cơ sở hạ tầng
kỹ thuật với việc hình thành các khu công nghiệp, khu du lịch, thương mại, khu đô thị
mới hiện đại. Cơ sở hạ tầng kỹ thuậ
t hiện đại sẽ kích thích gia tăng, hội tụ các nguồn

22
lực đầu tư cho sản xuất, thúc đẩy hoạt động kinh tế phi nông nghiệp diễn ra ngày càng
sôi động, đa dạng và phát triển các ngành nghề mớí… Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ đó tạo ra nhiều việc làm mới trong công nghiệp, xây dựng, thương mại và
dịch vụ.
- CNH, ĐTH tạo nhiều việc làm trong khu vực kinh tế không chính thức. CNH,
ĐTH thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và m
ức sống của cư dân đô thị,
làm nảy sinh các nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần. Để đáp ứng nhu cầu
đó đòi hỏi sản xuất và dịch vụ phải được mở rộng, kéo theo sự phát triển đa dạng các
ngành nghề, tạo nhiều việc làm mới. Trong đó, đáng chú ý là sự hình thành và phát
triển một cách tự phát khu vực kinh tế không chính thức với những hoạt động kinh t
ế
quy mô nhỏ, không đăng ký, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao như bán
hàng rong, dịch vụ buôn bán tạp hóa tại nhà… Sự phát triển của khu vực kinh tế này
đã tạo ra nhiều việc làm tạm thời, góp phần giải quyết việc làm cho một số lực lượng
lao động không nhỏ không có điều kiện tham gia khu vực kinh tế chính thức.

- ĐTH làm tăng việc làm tạm do quy hoạch mở rộng không gian đô thị
, cải tạo,
nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Những hoạt động này sẽ tạo ra nhiều việc
làm tạm thời trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ nhỏ. Từ đó góp phần giải quyết việc
làm cho những lao động phổ thông không có trình độ chuyên môn.
- CNH, ĐTH thúc đẩy thực hiện các chương trình CNH, HĐH ở khu vực nông
thôn, đặc biệt là sự phát triển của công nghiệ
p chế biến và đa dạng hóa các ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp. Từ đó, thu hút mọi bộ phận lao động nông nhàn, lao động
dư thừa từ nông nghiệp (do không còn đất nông nghiệp để canh tác) vào làm việc và
tăng thời gian làm việc ở khu vực nông thôn.
+ ĐTH làm thay đổi cơ cấu việc làm
Trong quá trình CNH,ĐTH, do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ dựa vào nông
nghiệp là chủ yếu sang các ngành kinh tế công nghiệp và d
ịch vụ mà cơ cấu việc làm
có sự thay đổi mạnh mẽ theo xu hướng sau:
- Giảm việc làm nông nghiệp, tăng việc làm các ngành, các lĩnh vực kinh tế hiện
đại.
- Tăng việc làm đòi hỏi lao động trình độ cao, giảm việc làm đòi hỏi lao động
trình độ thấp, nhất là lao động phổ thông.

23
- Tăng việc làm có năng suất, thu nhập cao, giảm việc làm có năng suất, thu nhập
thấp.
+ CNH, ĐTH làm tăng khả năng tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm của người
lao động
Quá trình CNH, ĐTH với sự nâng lên về trình độ của người lao động và mức độ
tăng lên về quy mô hoạt động của thị trường sức lao động sẽ tạo ra cơ hội và áp lực để

lao động khu vực nông thôn tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm có thu nhập cao theo

nhu cầu của cá nhân nhằm đối phó hữu hiệu với khó khăn nảy sinh từ biến động kinh
tế - xã hội trong quá trình CNH, ĐTH.
1.1.4.2 Tác động của CNH, ĐTH đến việc làm của lao động nông nghiệp
- CNH, ĐTH tạo cơ hội chuyển đổi việc làm cho lao động nông nghiệp sang các
lĩnh vực phi nông nghiệp
Quá trình CNH, ĐTH tạo thêm nhiều việ
c làm mới trong lĩnh vực công nghiệp,
thương mại, dịch vụ, du lịch. CNH, ĐTH còn làm thay đổi cơ cấu việc làm theo
hướng giảm việc làm nông nghiệp, tăng việc làm công nghiệp và dịch vụ. CNH, ĐTH
góp phần nâng cao trình độ người lao động, thúc đẩy thị trường sức lao động hoạt
động sôi động hơn. Tất cả những điều đó đã tạo ra cơ hội chuyển đổ
i việc làm cho lao
động nông nghiệp. Nông dân có thể chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực, các ngành
kinh tế khác. Đây cũng là vấn đề mang tính quy luật. Chính quá trình ĐTH, CNH sẽ
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, góp phần tăng tỷ trọng lao
động công nghiệp và dịch vụ. Để biến cơ hội này thành hiện thực, một mặt cần có sự
nỗ lực của bản thân ngườ
i nông dân, mặt khác nhà nước phải có quy hoạch, kế hoạch
và tổ chức hiệu quả quá trình CNH, ĐTH, giải quyết việc làm cho nông dân khu vực
ĐTH.
- CNH, ĐTH làm giảm việc làm của lao động nông nghiệp
Bên cạnh những tác động tích cực, quá trình ĐTH còn tạo ra những tác động
ngược chiều như trực tiếp làm giảm việc làm của lao động nông nghiệp. Quá trình
CNH, ĐTH diễn ra trên cơ sở sử dụng một l
ượng diện tích đất nông nghiệp rất lớn vào
phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và các ngành phi nông nghiệp. Do vậy, làm giảm một
khối lượng rất lớn diện tích đất canh tác nông nghiệp. Đất đai là tư liệu sản xuất cơ
bản không thể thay thế của sản xuất nông nghiệp nên việc giảm đất nông nghiệp đã
trực tiếp làm giảm việc làm của mộ
t bộ phận lớn nông dân trong khu vực quy hoạch


24
CNH, ĐTH. Chẳng hạn, kết quả phân tích của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn cùng Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho thấy: trung bình thu hồi 1 ha đất
nông nghiệp cho CNH, ĐTH sẽ ảnh hưởng đến việc làm của từ 10-13 lao động nông
nghiệp. Do vậy, chỉ tính trong khoảng 5 năm từ năm 2000 đến 2005, việc thu hồi đất
cho CNH, ĐTH đã ảnh hưởng đến khoảng 950.000 lao động, trong đó có nhiều lao
động bị m
ất việc làm.
- CNH, ĐTH làm gia tăng sức ép tìm kiếm việc làm đối với lao động nông
nghiệp, đồng thời làm tăng nguy cơ thất nghiệp cho đội ngũ lao động này. Thực tế ở
Việt Nam, với số lao động đến tuổi lao động hàng năm khoảng 1,2 triệu người (đại bộ
phận số lao động này sống ở khu vực nông thôn), trong khi tốc độ CNH, ĐTH tiếp tục
t
ăng nhanh đã làm tăng sức ép tìm kiếm việc làm đối với lao động nông nghiệp ở khu
vực kinh tế nông thôn. Đối với người nông dân, việc không có đất đai gần như đồng
nghĩa với không có việc làm; trong khi phần lớn nông dân có trình độ học vấn thấp,
không có chuyên môn kỹ thuật, chưa thích ứng hoặc chưa kịp thích ứng với lao động
sản xuất trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế hiện đại và tấ
t cả những điều này đã làm
tăng thêm nguy cơ thất nghiệp cho lao động nông nghiệp.
1.2 Đặc trưng của quá trình CNH, ĐTH vùng Đông Nam bộ và ảnh hưởng
của nó tới việc làm và thu nhập của nông dân
1.2.1 CNH, ĐTH vùng Đông Nam bộ - Những đặc trung cơ bản
CNH, ĐTH là nội dung, là bước phát triển tất yếu trong tiến trình phát triển kinh
tế xã hội của các nền kinh tế chưa phát triển. CNH, ĐTH
được tổ chức trong những
bối cảnh, điều kiện nhất định và do vậy sự khác biệt về bối cảnh điều kiện tiến hành
CNH, ĐTH sẽ tạo nên sự khác biệt về nội dung, đặc điểm CNH, ĐTH giữa các vùng,
các địa phương và nền kinh tế theo quy luật phát triển. Sự phát triển của các địa

phương vùng Đông Nam bộ trong thời gian qua cũng dự
a trên nội dung CNH, ĐTH
giữa các vùng, các địa phương và toàn khu vực Đông Nam bộ. Từ kết quả đánh giá,
phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu, dữ liệu phản ảnh quá trình CNH, ĐTH khu
vực Đông Nam bộ, chúng tôi nhận định quá trình này mang những đặc điểm sau:
- Đặc điểm thứ nhất: so với khu vực Tây Nguyên, Trung bộ, Tây Nam bộ thì
Đông Nam bộ có lợi thế, tiềm năng kinh tế lớn, thu
ận lợi để tổ chức tiến hành CNH,
ĐTH trong quá trình phát triển của từng địa phương cũng như của khu vực. Để tổ
chức tiến hành các nội dung CNH, ĐTH phải hội tụ được các điều kiện cần và đủ như:

×