BÀI BÁO VỀ NẤM BÀO NGƯ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng nấm phát triển mạnh mẽ trên cả
nước, tổng các loại nấm ăn và nấm dược liệu trong năm 2006 ước tính đạt khoảng 1,5
triệu tấn. Nghề nuôi trồng nấm ra đời đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng
thu nhập cho người nông dân và làm giàu cho rất nhiều hộ gia đình. Với nguồn
nguyên liệu chủ yếu là phế thải nông nghiệp và công nghiệp, do đó ngành nuôi trồng
nấm đã góp phần giải quyết nạn ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên toàn cầu. Hiện
nay, trước những thách thức và cơ hội mới đối với việc phát triển nông nghiệp và
nông thôn nói chung, cũng như nghề trồng nấm nói riêng, việc trồng nấm theo hướng
sản xuất hàng hóa với khoa học và công nghệ sản xuất thích hợp đang thu hút nhiều
chủ trang trại trồng nấm ở nhiều địa phương.
Đồng Nai là một tỉnh có sản lượng nấm lớn và có nhiều thuận lợi về điều kiện
tự nhiên, và cũng là địa điểm mà chúng tôi đã chọn lựa để khảo sát nuôi trồng nấm
bào ngư. Vậy làm thế nào để có thể phát triển trở thành trung tâm sản xuất nấm của
cả nước là một vấn đề cần thiết. Phần lớn các cơ sở, trang trại sản xuất nấm ở Đồng
Nai còn nhỏ lẻ và vẫn chưa áp dụng kỹ thuật khoa học trong việc nuôi trồng nấm nên
chất lượng sản phẩm chưa được cao. Nắm bắt được tình hình đó sau đây chúng tôi
đưa ra mô hình trồng nấm bào ngư để áp dụng vào vùng đất này với mong muốn sẽ
đạt được hiệu quả cao trong công nghệ mà lại giảm chi phí đầu vào cho bà con.
I. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA NẤM BÀO NGƯ
PHẠM VĂN LỘC Lớp : 08CDSH
trang 1
BÀI BÁO VỀ NẤM BÀO NGƯ
1.1 khái quát chung về nám
Nấm bào ngư trắng( P.florida ) ra nấm ở 27
0
C – 28
0
C
Nấm bào ngư là tên dùng chung cho các loài thuộc giống Lleurotus, trong đó có
2 nhóm lớn: nhóm chịu nhiệt ( nấm kết quả thể từ 20
0
C-30
0
C ) và nhóm chịu lạnh
( nấm kết quả thể từ 15
0
C- 25
0
C). Đặc điểm sinh vật học của nấm bào ngư.
Nấm bào ngư có đặc điểm chung là tai nấm có dạng phễu lệch, cuốn tròn mọc
thành cụm tập trung bao gồm 3 phấn: mũ, phiến, cuống. Phiến nấm mang bào tử kéo
dài đến xuống chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. mặt trên mũ nấm thường
lõm ở giữa. Tai nấm bào như khi còn non có màu sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng
thành màu trở nên sáng hơn.
Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nẩy nầm cho sợi tơ dinh dưỡng
sơ và thứ cấp, “ kết thúc ” bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm. Tai nấm
lại sinh sản đảm bào tử và chu trình sống lại tiếp tục.
- Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn:
+ Dạng san hô Dạng dùi trống Dạng phễu Dạng phễu lệch Dạng lá lục bình
Các giai đoạn phát triển của nấm bào ngư
a. D
ạn
g
san hô: quả thể mới tạo thành, dạng sợi mảnh hình chum.
b. Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn, đường kính cuống và mũ không
khác bao nhiêu.
c. Dạng phễu: mũ mở rộng, trong khi cuống còn ở giữa ( giống các phễu ).
d. Dạng bán cầu lệch: cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị trí trung tâm
mũ.
e. Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trưởng, mũ vẫn tiếp tục phát triển.
PHẠM VĂN LỘC Lớp : 08CDSH
trang 2
BÀI BÁO VỀ NẤM BÀO NGƯ
1.2 Điều kiện sinh trưởng và phát triển của nấn bào ngư
- Độ ẩm: độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển của tơ và quả thể nấm. trong giai
đoạn tăng trưởng, độ ẩm nguyên liệu yêu cầu từ 50% - 60% còn độ ấm không khí
không được nhỏ hơn 70%. Ở giai đoạn hình thành quả thể độ ấm không khí là 85% -
90%. Độ ẩm không khí ở khoảng 70% chỉ ra quả thể nhỏ, dưới 60% không ra quả thể,
nếu nấm ở giai đoạn phễu lệch và dạng lá thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng bìa mũ nấm.
Nhưng nếu độ ẩm cao trên 95% tai nấm bị nhũn và rũ xuống.
- pH: nấm bào ngư có khả năng chịu đựng sự giao động pH tương đối tốt. Tuy nhiên,
pH thích hợp đối với hầu hết các loại nấm bào ngư trong khoảng 5 – 7.
Hình nấm được trồng trong nhà nấm
- Ánh sáng: ở thể sợi nấm nuôi ngoài ánh sáng không tốt bằng nuôi trong tối. Ánh sang
chỉ cần thiết trong giai đoạn quả thể. Cụ thể là trong giai đoạn mọc quả thể cần áng
sáng nhẹ ( 200 lux ) nhằm kích thích nụ phát triển, giai đoạn phát triển cần quả thể cần
ánh sáng từ 300- 500 lux để thỏa mãn yêu cầu làm quả thể lớn lên. Nếu giai đoạn này
thiếu ánh sáng thì lượng gốc nấm ít, cuống dài, hình dạng không bình thường.
- Không khí: phải lưu thông, nồng độ CO
2
giai đoạn ra quả thể không vượt quá 1%.
Nếu nồng độ CO
2
cao sẽ có hại cho sự sinh trưởng của quả thể
( cuống dài, tán không bình thường, quả thể vàng và thối ).
Như vậy đối với điều kiện ở Đồng Nai thì thích hợp với trồng giống nấm bào
ngư thuộc nhóm chịu nhiệt hơn nên ở đây ta nên trồng giống nấm bào ngư trắng sẽ
đem lại năng suất cao hơn.
II. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC TRỒNG NẤM Ở ĐỒNG NAI
Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí
hậu ôn hòa, ít bão lụt và thiên tai, nhiệt độ bình quân hằng năm là 25
0
C-26
0
C thích
hợp với nhiệt độ nuôi trồng nấm bào ngư.
PHẠM VĂN LỘC Lớp : 08CDSH
trang 3
BÀI BÁO VỀ NẤM BÀO NGƯ
+ Nhiệt độ: gần như ổn định quanh năm, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất
và lạnh nhất không quá 5
0
C. Điều này cho phép nhà nông có thể sản xuất nấm được
quanh năm.
+ Ẩm độ: trong giai đoạn hình thành tai nấm thì luôn cần ẩm độ 80-95% mà ở Đồng
Nai ẩm độ không khí trung bình khoảng 80%, mùa mưa ẩm độ lên cao hơn nên rất
thuận lợi.
Địa hình lợi thế, giao thông thuận tiện với các tỉnh thành khác và đặc biệt là
tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh nên nguồn tiêu thụ sẽ dễ dàng hơn.
Cơ chất trồng nấm chủ yếu là các phế liệu của công - nông - lâm nghiệp như:
bã mía, bông phế loại, cỏ dại, rơm rạ, mùn cưa, thân cây, lõi bắp, thân cây đậu, phân
gà, phân chuồng, Đặc biệt ở Đồng Nai lượng bã mía nhiều có thể tận dụng để tiết
kiệm chi phí.
Nguồn giống: với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay chúng ta đã có rất nhiều dòng
nấm tốt, cho năng suất cao, có kỹ thuật trồng nấm tiến bộ nên tạo điều kiện thuận lợi
cho bà con trồng. Tuy nhiên, giá thành những giống nấm này khá cao, đối với những
người trồng nấm với quy mô nhỏ chỉ mua giống với giá thành thấp hơn nên chất
lượng giống cũng kém hơn.
Nguồn lao động dồi dào và giá lao động rẻ, bên cạnh đó cũng tạo ra công ăn
việc làm cho những người thất nghiệp ở những vùng nông thôn.
Một nhược điểm dễ nhận thấy là nghề trồng nấm ở Đồng Nai tuy có sản lượng
lớn song chủ yếu theo mô hình kinh tế hộ gia đình, vẫn còn mệnh ai nấy làm và uy tín
của sản phẩm có cấp độ khác nhau tùy theo mỗi cơ sở. Do vậy, thị trường tiêu thụ,
nhất là thị trường xuất khẩu không thể chủ động. Vấn đề cần phải làm là có quy hoạch
tổng thể và định hướng về sản xuất chế biến nấm ở Đồng Nai. Trên cơ sở này, xây
dựng trung tâm sản xuất nấm chất lượng cao và tổ chức lại các hộ gia đình sản xuất
nấm để hình thành vùng sản xuất tập trung, với sản lượng lớn và chất lượng đồng đều
để có thể đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu với đơn đặt hàng lớn. Chính vì vậy, việc tổ
chức lại nghề sản xuất nấm và xây dựng cho được thương hiệu nấm ở Đồng Nai đang
là yêu cầu bức thiết để nghề nấm có thể phát triển mạnh và yên tâm về đầu ra.
III. MÔ HÌNH TRỐNG NẤM
Quá trình làm nấm bao gồm 5 công đoạn:
- Nhân giống.
- Chế biến nguyên liệu trồng nấm.
- Nuôi ủ tơ.
- Chăm sóc và tưới đón nấm.
- Thu hái và bảo quản sản phẩm.
Do đó việc sắp xếp trang trại phù hợp sẽ giảm nhiều công sức lao động, hao phí trong
sản xuất và nhất là những thiệt hại do lây nhiễm.
PHẠM VĂN LỘC Lớp : 08CDSH
trang 4
BÀI BÁO VỀ NẤM BÀO NGƯ
Mô hình bố trí trang trại nấm
Mô hình nhà trồng nấm
PHẠM VĂN LỘC Lớp : 08CDSH
trang 5
BÀI BÁO VỀ NẤM BÀO NGƯ
Mô hình nhà nấm
• Khu vực nhân giống cách ly hẳn với khu vực sản xuất vì giai đoạn này cần điều
kiện vô trùng tương đối
• nghiêm ngặt thiệt hại của nó gây ra cho sản xuất cũng rất lớn. Trong khi khu
vực sản xuất nhất là nuôi trồng rất lại rất nhiều mầm bệnh.
3.1 Phòng cấy chuyền
• Khu vực chế biến nên gần kho nguyên liệu để dễ tiện di chuyển. Ngoài ra cần
vệ sinh sạch sẽ, tránh xa cống rãnh, bãi rác, hoặc trên nền đất khó dọn vệ sinh sau khi
làm xong… Nếu cần qua khâu khử trùng thì nồi hấp không nên thiết kế quá xa nơi
làm.
• Nuôi ủ tơ: đây là một trong những công đoạn quan trọng quyết định năng suất
và chất lượng nấm trồng. Những yếu tố được xem là cần thiết, nếu không nói là quyết
định, chính là độ thoáng của nhà ủ hoặc áo mô. Nếu không thoáng, thậm chí bịt kín
và thiếu ánh sáng, thì nhiệt độ và độ ẩm sẽ tăng, đồng thời nồng độ CO
2
cũng tăng, tơ
nấm mọc yếu, mau già (lão hóa), dễ nhiễm bệnh, nhất là nhiễm mốc. Nhà ủ tốt nhất
không nên gần nơi chế biến nguyên liệu, kho (sản phẩm và nguyên liệu) và nơi trồng.
Nếu được xây dựng sao cho đón luồng gió thổi ngang hông. Trong trường hợp làm
bịch phôi, phòng cấy có thể đặt sát cạnh nhà ủ để tiện di chuyển.
3.2 Nhà trồng nấm
- Đặt gần nguồn nước tưới, không gần nơi khói bụi và nguồn nước ô nhiễm như ổ
rác, mương cống, chuồng gà, chuồng heo, bịch nấm hư,… vì nấm rất nhạy với môi
trường. Nhà nấm không cần cao (vì khó giữ độ ẩm) thường thì từ 2,5–3 m, không nên
che rợp quá (thiếu ánh sáng và dễ phát sinh và phát triển mầm bệnh). Diện tích vừa
đủ để treo 1 đợt bịch để đảm bảo độ ẩm. dây cách dây khoảng 3,5 tất. Mỗi dây treo
khoảng 6 bịch, bịch dưới cùng cách mặt nền chừng 30 cm. Bố trí lối đi giữa các hàng
dây treo bịch sao cho có thể với tay vừa đủ để chăm sóc và thu hoạch (mỗi bên bố trí
3 hàng dây treo bịch).
- Trời nóng nên làm vách hở chân để thông thoáng, trời lạnh cần che kín chân nhất là
ban đêm để giữ ẩm cho nấm. Nhà có khả năng giữ ẩm, không bị gió lùa nhưng không
bí quá làm ngộp nấm.
PHẠM VĂN LỘC Lớp : 08CDSH
trang 6
BÀI BÁO VỀ NẤM BÀO NGƯ
- Sạch sẽ và đủ ánh sáng nhưng không bị chiếu sáng.
- Cần khử trùng nhà nấm cho sạch sẽ trước khi treo bịch nấm.
-Nhiệt độ thích hợp 20 – 30
0
C. Độ ẩm không khí cần trong khoảng 80-90%.
• Thu hái và bảo quản sản phẩm: cần đảm bảo yêu cầu mặt bằng cho thu hái và bảo quản
nấm.
IV. Kỹ THUẬT TRỒNG NẤM BÀO NGƯ
Kỹ thuật sản xuất meo
1. Phân lập thuần khiết
a/ Cách tạo môi trường phân lập
Môi trường thích hợp để phân lập giống là môi trường PGA (thạch - glucose -
khoai tây).
Khoai tây (200 g) không mọc mầm, không biến màu xanh: gọt vỏ, cắt
mỏng và nhỏ.
Đường glucose 20 g (có thể thay bằng đường kính hoặc đường
maltose).
Thạch 20 g.
1 lít nước sạch.
Nấu khoai tây chín nhuyễn, lọc lấy nước, bổ sung đường và thạch vào nước vừa
mới tách và tiếp tục nấu đến sôi.
Phân môi trường vào các ống nghiệm (khoảng 1/3 ống nghiệm). Đậy nút bông và
đem hấp khử trùng.
Lấy các ồng nghiệm ra và để nghiêng tới khi nguội để tạo thành, môi trường thạch
nghiêng. Đây là môi trường thích hợp để meo phát triển.
b/ Phương pháp phân lập
Thao tác phân lập phải thực hiện trong điều kiện vô trùng. Các bước như sau:
• Sát trùng dụng cụ cấy.
• Sát trùng bề mặt quả thể nấm bằng dung dịch HgHCl2 0,1 % hoặc Alcol.
Sau đó rửa lại bằng nước vô trùng.
• Dùng dao cắt vài phiến nhỏ trên tay nấm rồi dung que cấy để cấy vào
ống thạch nghiêng.
• Đậy nút bông và đem ủ.
• Sau 7 – 10 ngày thì tơ lan đầy mặt ống nghiệm.
2 Nhân giống
PHẠM VĂN LỘC Lớp : 08CDSH
trang 7
BÀI BÁO VỀ NẤM BÀO NGƯ
a/ Cách tạo môi trường nhân giống
Lúa nấu vừa búp nở, để nguội rồi cho vào chai. Đậy nút bông. Đem hấp khử
trùng những chai này ở 1 atm / 121
0
C trong 60 phút ( dung nồi hấp áp lực cao ).
Hoặc có thể khử trùng bằng phương pháp Tyndall…
b/ Phương pháp nhân giống
Chuẩn bị môi trường nhân giống cấp 2 xong thì tiến hành nhân giống. Dùng kẹp gắp
những mẫu thạch có tơ nấm cấy vào chai môi trường. đem ủ ở nhiệt độ phòng. Sau khi
tơ nấm lan đầy chai (khoảng 10 ngày) thì có thể cấy vào cơ chất để cho quả thể.
3. Kỹ thuật trồng nấm
a/ Giai đoạn xử lý nguyên liệu
Bã mía được sàng cắt ngắn, tướt sợi, sau đó được làm ẩm bằng cách tưới nước
vôi 1,5 %. Để nâng cao năng suất thì quá trình xử lý bã mía cần bổ sung thêm các
thành phần dinh dưỡng khác như cám, bột ngô… nguyên liệu được ủ 3 – 4 ngày. Nhiệt
độ đóng ủ phải đảm bảo khoảng 60 – 70
0
C. Nguyên liệu sau khi ủ phải đảm bảo: độ
ẩm nguyên liệu 65% - 70%, có mùi thơm dễ chịu, có màu sáng.
b/ Giai đoạn vô bịch
Bã mía sau khi ủ được đưa vào túi ni long, nện chặt vừa phải. Mỗi túi thường chứa
khoảng 1,2–1,5 kg nguyên liệu. Nên đóng túi đồng loạt cho đến hết nguyên liệu,
không để thừa nguyên liệu qua đêm. Nếu không đóng hết thì phải đưa phần nguyên
liệu thừa vào đống ủ để ủ tiếp.
d/ Giai đoạn hấp khử trùng túi bã mía
Sau khi đóng túi thì đưa đi khử trùng.
Có thể sử dụng các phương pháp khử trùng sau:
PHẠM VĂN LỘC Lớp : 08CDSH
trang 8
BÀI BÁO VỀ NẤM BÀO NGƯ
Sử dụng nồi cao áp ( 121
0
– 125
0
C/ 90 phút ). Trong sản xuất thì thường người
dân sử dụng nồi hấp thủ công. Dùng dạng nồi này thì chỉ tạo được nhiệt độ 100
0
C. Do
vậy mà cần phải kéo dài thời gian khử trùng. Để làm điều này thì tốt nhất dùng
phương pháp Tyndall. Đó là khử trùng 3 lần, mỗi lần 30 phút và cách nhau 24 giờ.
Nguyên tắc của phương pháp này là giữa các lần khử trùng các bào tử sẽ nảy mầm và
sẽ bị chết bởi lần khử trùng tiếp theo.
Lò hấp tự chế tiết kiệm chi phí
e/ Giai đoạn cấy meo
• Cách chọn meo
Khi chọn meo giống cần chú ý các đặc điểm sau:
Quan sát thấy tơ mọc thẳng; nhánh tơ hình lông chim, phân phối đều
khắp chai,có màu trắng.
Mật độ tơ đóng dày.
Ngửi có mùi nấm bào ngư.
• Cách cấy meo
Các túi nguyên liệu sau khi hấp để nguội khoảng 18 - 20 giờ thì có thể tiến hành
cấy giống.
Dung dao rạch đáy bịch và dùng 1 cây dài vót nhọn đầu, xoi lỗ ở dưới đáy bịch.
+ Cấy giống que: dùng kẹp để kẹp một que meo đưa vào bịch.
+ Cấy bằng hạt: dung que sắt khều nhẹ các hạt giống đưa vào bịch
Thao tác cấy phải thực hiện nhanh, đảm bảo hạn chế mầm bệnh lây lan từ không khí.
Tốt nhất là thực hiện cấy giống trong một nhà cáy riêng sạch sẽ. Tất cả các dụng cụ sử
dụng cho cấy giống phải sạch, nên khử trùng trước và sau khi cấy.
PHẠM VĂN LỘC Lớp : 08CDSH
trang 9
BÀI BÁO VỀ NẤM BÀO NGƯ
f/ Giai đoạn nuôi ủ tơ nấm
Yêu cầu đối với nơi ủ tơ:
- Sạch, lưu thông, thoáng mát. Định kỳ được làm vệ sing bằng formol,
nước vôi trong.
- Không cho ánh sáng trực tiếp chiếu vào nhưng không tối.
- Không bị dột mưa.
- Không ủ chung với giàn nấm tưới hoặc mới thu hoạch xong.
Cứ 5-7 ngày ta kiểm tra một lần nhằm phát hiện những bịch nhiễm mốc xanh để
hủy bỏ, không để lây nhiễm sang các bịch khác.
Trong thời gian nuôi ủ tơ nấm, không cần tưới thường xuyên vì nước đã cung
cấp trong lúc xử lý nguyên liệu; chỉ cần tưới ở nền, xung quanh vách sao cho đảm
bảo nhiệt độ và độ ẩm không khí.
Khi thấy sợi tơ ăn trắng bịch thì chuyển sang nhà trồng nấm, thường thì thời
gian nuôi ủ tơ nấm bào ngư khoảng 23-30 ngày trong điều kiện nhiệt độ 20
0
C-
30
0
C, độ ẩm không khí 60% - 70%.
g/ Giai đoạn tưới đón thu hoạch
Quả thể nấm
4. Chăm sóc
Để loại bỏ bụi bẩn bên ngoài bịch đồng thời tạo sốc nhiệt ta có thể nhúng bịch
vào xô nước đến cổ bịch rồi rút ra, treo chúng vào nhà trồng nấm.
Sau khi treo bịch vào nhà trồng nấm thì tiến hành rạch bịch. Mỗi bịch khoảng 9
rạch, đường rạch khoảng 3 cm.
Trong giai đoạn này độ ẩm đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến năng
suất , do vậy mà cần phải tưới nước nhưng 5-8 ngày sau khi rạch bịch mới được
tưới.
• Cách tưới
Không tưới thẳng lên bịch phôi mà phun xịt tạo mưa nhẹ rơi từ trên xuống, tưới
ướt các vách, nóc và nền nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà trồng nấm.
PHẠM VĂN LỘC Lớp : 08CDSH
trang 10
BÀI BÁO VỀ NẤM BÀO NGƯ
tùy theo thời tiết mà tưới nhiều hay ít để tạo ẩm cho nhà trồng nấm, mỗi ngày tưới
1-2 lần ( khi mưa dầm ẩm ướt, không cần tưới ).
Khi tưới nước cần chú ý:
Sử dụng nguồn nước tưới phải sạch. Nếu nước bị nhiễm phèn, nhiễm
mặn sẽ làm quả thể nấm bị dị dạng.
Tưới với lượng vừa đủ, nếu thừa bịch nấm sẽ dễ bị úng làm giảm
năng suất đồng thời tạo điều kiện cho các nấm mốc lạ phát triển.
Không để giọt nước bắn vào nụ nấm hoặc không tưới với giọt nước
lớn rất dễ làm tai nấm bị nhũn ra, rũ xuống và bị chết.
• Thu hái nấm
Việc thu hái nấm bào ngư tiến hành ở giai đoạn trưởng thành, đó là lúc tai nấm
chuyển từ dạng phễu lệch sang dạng lá lục bình (mũ nấm mỏng lại và căng rộng ra,
mép hơi quằn xuống, nếu mép cong lên là nấm già). Nấm thu ở giai đoạn này,
ngoài chất lượng dinh dưỡng cao, còn ít bị hư hỏng (không gãy bìa mép khi thu
hái) và dễ bảo quản (giữ được lâu ở dạng tươi).
Khi hái nên hái từng chum (nếu dạng chùm) không nên tách lẽ. Không nên để
sót các gốc lại trong bịch nấm (mầm bệnh dễ phát sinh và phát triển). Kết thúc một
đợt thu hái (chừng 4-5 ngày) ta ngưng tưới trong khoảng 2 ngày để tơ nấm phục
hồi. Nếu thấy bịch đã xốp nhẹ thì có thể dồn nén bịch lại. Khi quả thể bắt đầu xuất
hiện lại thì tiếp tục chăm sóc như ban đầu.
Mỗi vụ trồng có thể thu hái 4-5 đợt. Thời gian từ khi tiến hành trồng bào ngư
đến khi thu hái xong hoàn toàn khoảng 3 tháng.
V. HIỆU QUả KINH Tế
Hiệu quả kinh tế được tạm tính để tham khảo như sau:
Đối với nấm bào ngư: (chi phí cho 1 tấn bã mía)
1000kg bã mía x 500đ/kg = 500.000 đ
Túi PE, nút bông = 150.000đ
Giống nấm 25kg x 12.000đ = 300.000đ
Công lao động: 30 công x 50.000đ = 1.500.000đ
Khấu hao dụng cụ, giàn giá
Nước tưới, linh tinh khác
= 1.000.000đ
= 200.000đ
Tổng chi phí khi tiến hành làm cho 1 tấn bã mía = 3.650.000đ
- Năng suất trung bình cho thu hoạch là 300 kg nấm tươi/1 tấn nguyên liệu thì giá
thành là: 1.100.000đ/300kg = 3.700đ/kg
- Tỉ lệ hư hỏng ước tính 10%. Năng suất trung bình 50% = 0,6kg nấm/bịch.
Tổng thu: 90% x 1.000 bịch x 0,6 x 12.000đ =6480.000đ
PHẠM VĂN LỘC Lớp : 08CDSH
trang 11
BÀI BÁO VỀ NẤM BÀO NGƯ
- Lợi nhuận 2.780.000đ
Vì nấm bào ngư là loại nấm dễ trồng, thích hợp với điều kiện của vùng nên hiệu
suất đạt được tương đối khoảng 90%. Theo giá tiêu thụ bình quân hiện nay thì số tiền
thu được cho 1 kg nấm tươi là khoảng 12-14 ngàn/ kg. Tuy nhiên yêu cầu về kỹ thuật
phair đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà trồng nấm thật tốt để tránh những bệnh
và sâu hại gây tổn thất cho nuôi trồng nấm.
VI. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
a/ Nhận xét
Tóm lại bào ngư là một loại nấm dễ trồng, cho hiệu quả kinh tế cao nên được
trồng nhiều ở những vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi như Đồng Nai. Trồng nấm
bào ngư trên bịch phôi đã xử lý cấy meo với mức đầu tư không nhiều kỹ thuật chăm
sóc đơn giản, ít cực nhọc hơn so với một số nghề khác, lại cho lợi nhuận khá cao, có
thể trồng quanh năm, ngay cả trong mùa nước nổi và trong mùa mưa dầm. Phải chăng
đây là một nghề đầy triển vọng mà chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa trong thời
gian tới?
b/ Kiến nghị
- Nhạy cảm với môi trường: ngoài các tác nhân ảnh hưởng như nhiệt độ, độ ẩm, pH,
ánh sáng,…. nấm bào ngư đặc biệt nhạy cảm với tác nhân gây ô nhiễm môi trường như
hóa chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, kể cả trong nguyên liệu cũng như không khí
và môi trường xung quanh khu vực nuôi trồng. Trong điều kiện ô nhiễm trên, tai nấm
sẽ bị biến dạng hoặc ngừng tạo quả thể. Vì vậy, khi nấm bào ngư phát triển tốt thì nấm
thu hoạch được chắc chắn sẽ là một loại ra sạch.
- Dịch bệnh gây hại nấm: chủ yếu là mốc xanh Trichoderma và ấu trùng ruồi nhỏ. Đối
với mốc xanh, có thể hạn chế bằng cách khử trùng tốt nguyên liệu hoặc nâng pH. Đối
với ấu trùng ruồi nhỏ, để ngăn ngừa nhà trồng cần có lưới chắn và vệ sinh nhà trại,
không cho ổ dịch phát sinh.
- Dị ứng do bào tử nấm bào ngư: nếu hít phải có triệu chứng khó thở, có nhiều vết đỏ ở
tay, nhức đầu, ho và sốt. Khắc phục bằng cách đeo khẩu trang khi vào nhà nuôi trồng,
tưới ẩm cho nhà trồng.
Phụ lục
Một số món ăn được chế biến từ nấm
PHẠM VĂN LỘC Lớp : 08CDSH
trang 12
BÀI BÁO VỀ NẤM BÀO NGƯ
Món rau muống xào nấm Món cánh nấm
Món gỏi nấm Lẩu nấm
Một số hình ảnh về kỹ thuật trồng nấm bào ngư
Bả mía sấy khô vôi dùng để ủ bả mía Đóng bịch nấm
Bịch nấm sau khi hấp khử trùng Bình giống cấy giống vào bịch
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẠM VĂN LỘC Lớp : 08CDSH
trang 13
BÀI BÁO VỀ NẤM BÀO NGƯ
1. Trịnh Tam Kiệt (1981),
Nấm lớn Việt Nam (T1, T2)
, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nộ
2. Lê Duy Thắng (2001),
Kỹ thuật trồng nấm (T1),
Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội
3. GS.TS Trần Đình Đằng- TS. Nguyễn Hữu Ngoan,
kỹ thuật trồng Nấm Mỡ, NẤm Rơm,
Nấm Sò
,nxb. Nông nghiệp Tp.HCM,2003.
4. Lê Duy Thắng và Trần Văn Minh. 1996, 2006.
Sổ tay hướng dẫn trồng nấm
. Nxb.
5. Nông nghiệp
6. Nguyễn Lân Dũng, Công nghệ nuôi trồng nấm (1, 2),nxb.Nông nghiệp,2005
7. www.foodsubs.com/Mushroom.html
8. www.goldengourmetmushrooms.com/oyster.html
9. www.freshes.com/en/mushinfo/xingbao.html
10. www.maivang.nld.com.vn/ /nuoi-nam-bao-ngu-hieu-qua-kinh-te-cao
11. www.dongnai.gov.vn
12. www.azgo.vn/ /130-gap-vua-nam-bao-ngu-tren-dat-tay-do
13. www. tags.mydaily.vn/tài+liệu+kỹ+thuật+trồng+nấm +bào+ngư
14. www.bannhanong.vietnetnam.net
15. www. v3.mushclubvn.com
16. www. mythanh.yenthanh.vn
17. www.tinkinhte.com
18. rausach.com.vn /kỹ thuật trồng nấm bào ngư
19. www.dost-dongnai.gov.vn
20.
21. www.luagao.com/ /56D011_ky_thuat_trong_nam_bao_ngu.aspx
PHẠM VĂN LỘC Lớp : 08CDSH
trang 14