Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.69 MB, 141 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI
Nghiên cứu, xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng
môi truờng phục vụ công tác xây dựng quy họach, kế họach
theo định hướng phát triển bền vững




Đơn vị thực hiện: Tổng cục Môi trường

Chủ nhiệm đề tài: TS Đặng Văn Lợi

7755
02/3/2010

Hà Nội, 2009

Danh sách những người thực hiện chính

1. TS. Đặng Văn Lợi
2. GS. TSKH Đặng Trung Thuận
3. TS. Hoàng Văn Thắng
4. KS. Vũ Đình Thảo
5. ThS. Nguyễn Thị Thiên Phương
6. TS. Nguyễn Phạm Hà
7. ThS. Phạm Thị Kiều Oanh


8. CN. Nguyễn Thị Hải Vân





















MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương I. Tổng quan về phân vùng 2
1.2. Sự phân vùng trên thế giới và Việt Nam 2
1.3. Phân vùng chức năng môi trường ở Việt Nam 8
Chương II. Phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường 15
2.1. Chức năng của môi trường 15

2.2. Phân vùng chức năng môi trường 16
2.3. Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường 16
2.4. Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường 17
2.5. Cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trường 18
2.5.1 Cách tiếp cận h
ệ thống 18
2.5.2 Cách tiếp cận sinh thái 19
2.6. Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường 20
2.6.1. Tôn trọng tính khách quan của vùng 20
2.6.2. Đảm bảo tính đồng nhất tương đối của vùng 20
2.6.3. Phù hợp với chức năng sinh thái của vùng 20
2.6.4. Phù hợp với yêu cầu quản lý 21
2.6.5. Tính khoa học trong phân vùng 21
2.7. Tiêu chí phân vùng chức năng môi trường 21
2.7.1. Quan niệm về hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi
trường
21
2.7.2. Nguyên tắc xác định, lựa chọn tiêu chí 22
2.7.3. Hệ thống tiêu chí phân vùng chức n
ăng môi trường Việt Nam 23
2.8. Bản đồ phân vùng chức năng môi trường 25
2.8.1 Yêu cầu đối với bản đồ phân vùng chức năng môi trường 25
2.8.2 Các phương pháp chính dùng để thành lập bản đồ phân vùng
chức năng môi trường
27
2.8.3 Tài liệu dùng để thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi
trường
29
2.8.4 Nội dung của bản đồ phân vùng chức năng môi trường 29
2.8.5 Quy trình thành lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường 31

Chương III. Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Bình Định 39
3.1. Lý do chọn tỉnh Bình Định để thử nghiệm phân vùng chức năng
môi trường
39
3.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định 41
3.2.1. Điều kiện tự nhiên 41
3.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định 59
3.3. Thành lập bộ bản đồ chuyên đề và cơ
sở dữ liệu tỉnh Bình Định 70
3.3.1. Điều kiện thành lập bộ bản đồ chuyên đề 70
3.3.2. Phương pháp thành lập bộ bản đồ 72
3.3.3. Kết quả thành lập bộ bản đồ chuyên đề tỉnh Bình Định 73
3.3.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu 113
Kết luận 128
Tài liệu tham khảo 129






















1
MỞ ĐẦU

Trên thế giới, việc phân vùng chức năng đã được sử dụng rộng rãi trong
quy hoạch đô thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc… Trong khi các
thành phố của châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế ký 19 mà ngày nay được
biết như phân vùng chức năng, thành phố New York phân vùng đầu tiên vào
năm 1916. Vào cuối những năm 1920 nhiều nước đã thực hiện việc điề
u chỉnh
phân vùng chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển.
Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng
nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc nghiên
cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng.
Phân vùng có thể là: phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý,
phân vùng môi trường. Từ trước tới nay, ở nước ta trong quá trình lập quy hoạch
phát triển và quản lý lãnh thổ đ
ã thực hiện việc phân vùng kinh tế. Phân vùng
kinh tế được thực hiện theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối quan hệ
tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định (ví dụ: các vùng
Kinh tế trọng điểm).
Song, vấn đề phân vùng chức năng như trên còn nhiều bất cập, còn nhiều
mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện các quy hoạch như quá trình phát
triển làm mất cân b
ằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, vượt quá sức chịu tải của

môi trường và môi trường bị suy thoái, hoặc quy hoạch bảo vệ hệ sinh thái nào
đó nhưng lại thiếu nhân tố cho sinh kế của cộng đồng, cho phát triển dẫn đến
việc xâm hại hệ sinh thái. Một trong những nguyên nhân của các vấn đề trên là
chúng ta chưa thực sự quan tâm đến việc phân vùng chức năng môi trường trong
quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằ
m sử dụng hợp lý tài nguyên.
Hiện tại, Việt Nam chưa có phương pháp luận hoàn chỉnh về phân vùng
chức năng môi trường, mặc dù vấn đề chức năng môi trường theo vùng lãnh thổ
rất quan trọng. Vì vậy, chúng tôi đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao
thực hiện đề tài này nhằm góp phần hoàn thiện phương pháp luận phân vùng
chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định
h
ướng phát triển bền vững.
Để hoàn thành nội dung chuyên môn của đề tài này, chúng tôi đã nhận
được sự hợp tác và giúp đỡ của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Trung tâm
Viễn Thám quốc gia, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định, đặc biệt là
GS.TSKH Đặng Trung Thuận, TS Hoàng Văn Thắng, KS Vũ Đình Thảo và các
chuyên gia môi trường khác.



2
Chương I TỔNG QUAN VỀ PHÂN VÙNG
1.1. Sự phân vùng trên thế giới và Việt Nam
Vùng (zone) là một thực thể khách quan, đòi hỏi con người phải có nhận
thức đúng đắn và nhận biết rõ ràng về vùng, để vận dụng những đặc tính khách
quan của thực thể đó ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói
chung và điều tiết sự mất cân đối của vùng do tác động của con người nói riêng.
Trong thời đại hiện nay con người tác động
đến giới tự nhiên ngày càng mạnh

hơn, sâu sắc hơn. Tuy nhiên bản chất khách quan và cân bằng nội tại của vùng
vẫn tồn tại, đòi hỏi con người khi tiến hành phân vùng phải tôn trọng điều đó
trong nhận thức cũng như hành động để bảo tồn và hướng đến phát triển bền
vững (Đặng Trung Thuận, 2003).
Vùng là một bộ phận (một đơn vị Taxon cấp cao) của lãnh th
ổ, có một sắc
thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ
tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó, cũng như những mối
quan hệ có chọn lọc và với các không gian các cấp bên ngoài (Lê Bá Thảo,
1998).
Vùng là một đơn vị lãnh thổ có những đặc điểm tương đồng và các mối
liên kết với nhau theo một số
quy luật đặc thù tuỳ theo mục tiêu của hệ thống
phân vùng. (Trương Mạnh Tiến, 2002). Ví dụ:
Vùng kinh tế được chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối
quan hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định (ví dụ: các
vùng Kinh tế trọng điểm).
Vùng sinh thái là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái
đối với khí hậ
u trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực. Phân định các
vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hiệu
quả tối ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng.
Vùng địa lý được phân theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố địa
lý, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất…
Vùng đô thị là một trung tâm đông dân số bao g
ồm một đại đô thị và các
vùng phụ cận nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đô thị này hay nói cách khác là
vùng gồm có hơn một thành phố trung tâm gần sát nhau và vùng nằm trong
phạm vi ảnh hưởng của các thành phố trung tâm này. Một hai nhiều thành phố
lớn có thể phục vụ như một trung tâm hay các trung tâm cho toàn vùng. Thông

thường vùng đô thị được đặt tên theo tên thành phố trung tâm lớn nhất hoặc
quan trọng nhất trong vùng.


3
Trong các ngành riêng biệt, vùng được xác định bằng các hệ thống chỉ
tiêu và tiêu chí được xây dựng trên cơ sở mục tiêu phân loại vùng và mục tiêu sử
dụng kết quả phân vùng ấy.
Khi xem xét vùng trên quan điểm là đối tượng của quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội thì mỗi vùng đặc trưng bởi các ngành kinh tế, các cơ sở sản xuất,
các hoạt động dịch vụ, đặc điểm phân bố và cấu trúc dân cư, các cơ
sở hạ tầng
sản xuất và xã hội. Các yếu tố đặc trưng này có mối quan hệ liên kết riêng đối
với từng vùng, thể hiện tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội phù hợp
của vùng đó. Do đó có nhiều cách để phân vùng và nhiều vùng nằm chồng lấn
lên nhau tại một khu vực địa lý.
Phân vùng (zoning) là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối
đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất đị
nh nhằm đơn giản hóa việc
nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong
vùng. Phân vùng có thể là phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa
lý, phân vùng môi trường….
Các đặc tính của phân vùng đó là: Tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại);
Tính ước định ranh giới (có thể xác định hoặc không); và Tính chủ quan trong
phân vùng: thể hiện mục đích của phân vùng
Mục đích chủ yếu của phân vùng là chia các vùng để sử dụng đất mộ
t
cách hợp lý; trong thực tế phân vùng là hệ thống cho phép ngăn ngừa các tác
động bất lợi của sự phát triển đối với môi trường. Đặc trưng của phân vùng là
chỉ rõ các vùng có thể hoạt động cư trú, công nghiệp, giải trí hoặc thương mại…

Nhà địa lý học Mỹ G. P. March (1801 – 1882) vào năm 1864 đã nghiên cứu kỹ
về những thay đổi trong tự nhiên do tác động của con người gây ra và đề xuất
các nguyên lý bảo vệ thiên nhiên.
Trên thế giới, việc phân vùng đã được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch
đô thị, điều chỉnh sử dụng đất ở Bắc Mỹ, Anh và Úc… Trong khi các thành phố
của châu Âu kiểm soát phát triển từ cuối thế ký 19 mà ngày nay được biết như
phân vùng chức năng, thành phố New York phân vùng đầu tiên vào năm 1916.
Vào cuối những năm 1920 nhiều nước đã thực hiện việc điều chỉnh phân vùng
chức n
ăng đáp ứng nhu cầu phát triển.
Để hạn chế ảnh hưởng do các xung đột môi trường gây ra bởi việc sự
dụng đất không hợp lý, vùng Santa Maria đã tiến hành phân vùng môi trường
thông qua 6 tiêu chí môi trường là độ dốc, mật độ thóat nước, độ nhám bề mặt
đất, độ che phủ, đất cư trú, tính chất của đất. Các vùng môi trường được xác
định là: Vùng phục hồi, vùng do con người sử dụng, vùng bảo tồn thường
xuyên, vùng b
ảo vệ thường xuyên. Phân vùng môi trường là công cụ được


4
Chính quyền sử dụng nhằm tối ưu hóa việc tổ chức sử dụng không gian lãnh thổ,
cũng như bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bộ Môi trường và Tài nguyên nước Paraguay cũng đã tiến hành phân
vùng môi trường nhằm bảo vệ thượng nguồn lưu vực sông Paraguay. Dựa trên
các yếu tố địa chất, hình thái địa lý, địa hình, khí hậu và độ che phủ thực vật, lưu
vực sông được chia thành 34 đơn vị
môi trường tự nhiên, trong đó có 24 đơn vị
có địa hình cao và 10 đơn vị có địa hình đồng bằng, đôi khi bị ngập lũ. Dựa vào
các yếu tố kinh tế xã hội như hiện trạng sử dụng đất, tình hình sản xuất, cơ sở hạ
tầng và tổ chức trong vùng, lưu vực sông được chia thành 33 đơn vị môi trường

kinh tế xã hội.
Như vậy, trên thế giới phân vùng môi trường đượ
c sử dụng như một công
cụ phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong một không gian
lãnh thổ. Cơ sở để phân vùng môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và kinh
tế xã hội tại mỗi vùng.
Ở Việt Nam, ngay từ thế kỷ XV, mặc dù đất nước ta chưa rộng và hoàn
chỉnh như ngày nay, song đã có nhiều nhà bác học đề cập đến vấn đề phân chia
đất nướ
c ra các vùng. Đáng kể nhất là nhà “bác học” Nguyễn Trãi, với tác phẩm
“Dư địa chí” mô tả các vùng, đề cập tới vị trí địa lý, ranh giới, qui mô lãnh thổ,
tổ chức xã hội, tình hình kinh tế với những nét đặc thù riêng.
Sau này vào giữa thế kỷ XVIII, nhà bác học lỗi lạc Lê Quý Đôn cũng đã
xây dựng bản đồ Việt Nam, trên đó có sự phân chia các vùng. Đặc biệt là vùng
Thuận Hóa – Quảng Nam. Trong đó ông đề cập đến quá trình hình thành, sự

biến động về tự nhiên, kinh tế một cách khá tỉ mỉ.
Sang đến thế kỷ XIX và đến năm 1954, đã xuất hiện nhiều công trình
nghiên cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài (đặc biệt là người Pháp) đã
để công nghiên cứu và phân chia đất nước ra các vùng kinh tế riêng biệt. Trong
đó các vùng được nghiên cứu khá kỹ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và dân
cư. Song nói chung các cách nghiên cứu, cũng như sự phân chia các vùng kinh
tế
còn mang tính chủ quan của các nhà nghiên cứu, hoặc mang tính phân chia
quyền lực.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, trong khuôn khổ của Ủy ban Phân vùng
Nhà nước, công tác phân vùng ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan
trọng trong việc phân ra các vùng địa lý tự nhiên. Đó là cơ sở quan trọng phục
vụ cho công tác chỉ đạo và phát triển các vùng, miền đất nước trong thời kỳ
miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã h

ội. Mặt khác, điều đó đặt ra các tiền đề quan
trọng làm cơ sở cho các nghiên cứu về sau của Địa lý tự nhiên Việt Nam. Các


5
nhà khoa học Địa lý, với quan điểm tổng hợp của mình đã đóng một vai trò quan
trọng trong công tác trên.
Vùng kinh tế
Phân vùng kinh tế là quá trình nghiên cứu phân chia lãnh thổ đất nước ra
thành một hệ thống các vùng kinh tế, là quá trình vạch ra hoặc tiếp tục điều
chỉnh ranh giới hợp lý của toàn bộ hệ thống vùng; định hướng chuyên môn hoá
sản xuất cho vùng và xác định cơ cấu kinh tế vùng ứng với các kế hoạch phát
triển dài hạn nền kinh tế quốc dân (15-20 năm). Trên cơ sở phân vùng kinh tế,
Nhà nước có kế hoạch tổ chức, lãnh đạo và quản lý kinh tế theo vùng được sát
đúng, cũng như để phân bố sản xuất được hợp lý, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất với chi phí sản xuất thấp nhất.
Theo phân loại vùng kinh tế, phân vùng kinh tế gồm có phân vùng kinh tế
tổng hợp và phân vùng kinh tế ngành. Phân vùng kinh tế ngành là cơ s
ở để xây
dựng kế hoạch hoá theo ngành và quản lý kinh tế theo ngành, đồng thời còn là
cơ sở để qui hoạch vùng kinh tế tổng hợp theo từng ngành. Phân vùng kinh tế
tổng hợp dài hạn nền kinh tế quốc dân, hoàn thiện kế hoạch hoá theo lãnh thổ để
phân bố lại lực lượng sản xuất hợp lý hơn, đồng thời là cơ sở để cải tạo mạng
lưới địa giới hành chính theo nguyên t
ắc thống nhất sự phân chia vùng hành
chính và vùng kinh tế.
Vùng kinh tế hình thành và phát triển là một tất yếu khách quan nên khi
tiến hành phân vùng kinh tế, cần phải dựa trên những căn cứ khoa học sau:
- Phân vùng kinh tế phải dựa trên nhiệm vụ cơ bản về xây dựng và phát
triển nền kinh tế quốc dân của cả nước do Đảng và Nhà nước đề ra, thể hiện cụ

thể bằng những chỉ tiêu nhiệm vụ lớ
n và dài hạn.
- Phân vùng kinh tế phải dựa vào yếu tố tạo vùng như:
+ Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ (đây là yếu tố tạo vùng cơ bản
nhất).
+ Yếu tố tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, sự phân bố của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, các điều kiện tự nhiên khác (núi cao, sông rộng, sự khác
biệt của các miền tự nhiên…).
+ Yếu tố kinh tế: Các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn, các đầu
mối giao thông v
ận tải quan trọng, các cơ sở sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp
rộng lớn.
+ Yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật: Tiến bộ kỹ thuật trong điều tra cơ bản,
thăm dò địa chất, tìm kiếm tài nguyên, đổi mới qui trình công nghệ sản xuất.


6
+ Yếu tố lịch sử - xã hội - quốc phòng: Dân cư và sự phân bố dân cư, địa
bàn cư trú của các dân tộc ít người, nền văn hóa của các dân tộc và các địa giới
đã hình thành trong lịch sử, các cơ sở sản xuất cũ, tập quán sản xuất cổ truyền,
đặc điểm chính trị, quân sự và các quan hệ biên giới với các nước.
- Phân vùng kinh tế phải dựa vào kết quả phân vùng địa lý t
ự nhiên tổng
hợp của đất nước.
Khi tiến hành phân vùng kinh tế cần phải tuân theo những nguyên tắc sau:
- Phản ánh trung thực tính chất khách quan của sự hình thành vùng kinh
tế; đồng thời phải phục vụ những nhiệm vụ cơ bản về xây dựng và phát triển
kinh tế quốc dân của cả nước.
- Phải dự đoán và phác hoạ viễn cảnh tương lai của vùng kinh tế, kết hợp
tính viễn cảnh với tính lịch sử.

- Phải thể hiện rõ chức năng cơ bản của nó trong nền kinh tế cả nước bằng
sản xuất chuyên môn hoá.
- Phải đảm bảo cho các mối liên hệ nội tại của vùng phát sinh một cách
hợp lý, để cho sự phát triển của vùng được nhịp nhàng cân đối như một tổng thể
thống nhất, có một tiềm lực kinh tế mạ
nh.
- Phải xoá bỏ những sự không thống nhất giữa phân vùng kinh tế và phân
chia địa giới hành chính.
- Phải bảo đảm quyền lợi của các dân tộc trong cộng đồng quốc gia có
nhiều dân tộc.
Trên cơ sở của phân vùng kinh tế tự nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế
đất nước, việc phân vùng kinh tế và quy hoạch lãnh thổ đã trở thành nhiệm vụ
quan trọng trong những năm 70 – 80. Bên cạnh các vùng nông nghiệp, lâm
nghiệ
p, sản phẩm phân vùng kinh tế do các nhà khoa học đã thống nhất xác định
8 vùng kinh tế phát triển như hiện nay, bao gồm:
- Vùng kinh tế Đông Bắc
- Vùng kinh tế Tây Bắc
- Vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng
- Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ
- Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ
- Vùng kinh tế Tây Nguyên
- Vùng kinh tế Đông Nam Bộ


7
- Vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long
Vùng kinh tế trọng điểm
Từ năm 1992, Bộ kế hoạch – Đầu tư và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường đã tiến hành triển khai 3 đề tài trọng điểm cấp nhà nước “Tổ chức lãnh

thổ đồng bằng sông Hồng và tuyến trọng điểm”, “Tổ chức lãnh thổ địa bàn trọng
điểm phía Nam”, “Tổ chức lãnh thổ
địa bàn trọng điểm miền Trung”. Kết quả đề
tài làm cơ sở để Chính phủ quyết định thành lập các vùng kinh tế trọng điểm đó
là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung nhằm hình thành các hạt nhân kinh tế có sức lan
tỏa cho các vùng kinh tế trên cả nước. Mới đây, Chính phủ đã quyết
định thành
lập vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 địa phương là
Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang và An Giang. Theo kế hoạch, vùng kinh tế trọng
điểm ĐBSCL phải trở thành nơi phát triển năng động, là trung tâm lớn về sản
xuất lúa gạo, thủy sản, chế biến nông thủy sản…
Vùng kinh tế - hành chính
Phân hệ các vùng kinh tế - hành chính cấp tỉnh (hoặc thành phố) và cấp
huyện (hoặ
c quận và thị xã) trong hệ thống các vùng kinh tế tổng hợp của Việt
Nam được nghiên cứu tổ chức lại sớm nhất vì các cấp vùng này có liên quan
trực tiếp tới việc tổ chức chính quyền, cải tạo nền hành chính cho phù hợp với
chế độ xã hội mới.
Có những vùng qui mô diện tích tăng lên nhiều lần như thủ đô Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên do điều kiện t
ự nhiên, dân cư, lịch sử - xã hội, đặc điểm phát
triển và phân bố sản xuất khác nhau, nên qui mô diện tích và dân số của từng
vùng cấp tỉnh có nhiều chênh lệch.
Việc xác định qui mô, ranh giới của cấp vùng này dựa chủ yếu trên các
nhân tố:
- Các địa giới hành chính cũ: khi mở rộng, sáp nhập thành vùng mới, chủ
yếu được ghép nhập trọn vẹn với nhau theo địa giới hành chính cũ, hoặ
c sáp

nhập thành từng huyện vào các thành phố mới mở rộng; các ranh giới và địa
danh lịch sử được duy trì.
- Dân số: dân số trung bình cho mỗi đơn vị vùng trên dưới 1,5 triệu, vùng
đông dân nhất không lớn hơn 3 lần số dân trung bình và vùng ít dân không thấp
dưới 3 lần.
- Kinh tế: Phần lớn có thể hình thành cơ cấu công – nông nghiệp vùng


8
Ngoài ra, các nhân tố tự nhiên, giao thông, trình độ quản lý của cán bộ, an
ninh, quốc phòng cũng được tính đến.
Các vùng chuyên môn lớn
Sản xuất càng phát triển thì phân công lao động theo ngành càng tỉ mỉ và
sự phân công lao động theo vùng càng rõ rệt, các vùng chuyên môn hóa lớn dần
hình thành. Ở nước ta hiện nay, trình độ phát triển sức sản xuất chưa cao, nhưng
sau giai đoạn phát triển lâu dài của lịch sử, một số vùng sản xuất chuyên môn
hóa lớn đặc thù cũng đã
được hình thành như:
- Vùng than - nhiệt điện Quảng Ninh
- Vùng lâm sản - khai thác và chế biến kim loại Việt Bắc
- Vùng lương thực - cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm phía đông
nam đồng bằng Bắc Bộ
- Vùng gỗ giấy và thủy điện Tây bắc Bắc Bộ
- Vùng cơ khí và chế biến hàng tiêu dùng ở Hà Nội và xung quanh Hà Nội
- Vùng khai thác gỗ, hải sản và cây công nghiệp lâu năm dọc Trung Bộ
- Vùng cơ khí – chế biế
n hàng tiêu dùng, hải sản, gỗ giấy, thực phẩm, dầu
lửa, du lịch, ở Đông Nam Bộ.
- Vùng lương thực, thực phẩm Tây nam Bộ
Trên quan điểm phát triển nền kinh tế toàn diện, sử dụng hợp lý và

bảo về các nguồn tài nguyên và tạo ra các nguồn lực mới cho đất nước,
chúng ta phải nhìn nhận vùng kinh tế là một thực thể khách quan năng động
và ổn định tương đối.
1.2. Phân vùng chức năng môi trường ở Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam chưa có phương pháp luận hoàn chỉnh về phân
vùng chức năng môi trường. Tuy nhiên, một số ngành, địa phương đã thực hiện
phân vùng chức năng môi trường để phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Một số nghiên cứu liên quan đến phân vùng chức năng môi trường đã
được thực hiện, đ
ó là đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đồng bằng sông Hồng” và “Nghiên cứu xây
dựng quy hoạch môi trường Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” thuộc chương
trình "Bảo vệ Môi trường và phòng tránh thiên tai" (KC-08), “Nghiên cứu vấn
đề quy hoạch môi trường vùng lãnh thổ, lấy Hạ Long - Quảng Ninh làm ví dụ”,


9
“Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu
Long”, “Quy hoạch môi trường vùng Đông Nam Bộ”. Trong các nghiên cứu này
đều có nội dung phân vùng môi trường theo chức năng khác nhau làm cơ sở cho
quy hoạch môi trường.
Quy hoạch môi trường thực chất là giải bài toán về mối quan hệ đa chiều
giữa các yếu tố tài nguyên, môi trường và con người trên một không gian lãnh
thổ xác định, trong đó giữa các yếu tố luôn luôn có tác động tương hỗ
và sự phụ
thuộc lẫn nhau. Để xây dựng quy hoạch môi trường thì việc đầu tiên phải làm là
xác định khái niệm về vùng và nguyên tắc phân vùng. Vì vậy, phân vùng chức
năng môi trường là cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch môi trường.
Phân vùng chức năng môi trường lãnh thổ trong QHMT cần bảo đảm hai

mục tiêu sau:
- Lựa chọn các tiêu chí vùng và các nguyên tắc phân vùng sao cho đáp
ứng yêu cầu của quy hoạch môi trường, trong đó quan trọng nhất là thừ
a nhận và
tôn trọng tính khách quan của các đơn vị lãnh thổ.
- Xác lập phương pháp phân vùng bao gồm cách tiếp cận và phương thức
tiến hành phân vùng nhằm phản ảnh tính quy luật khách quan, đồng thời đảm
bảo giá trị sử dụng thực tiễn các vùng được phân chia.
Qua nghiên cứu, các tác giả đề xuất hai phương pháp phân vùng phục vụ
cho quy hoạch môi trường, đó là:
Phương pháp thứ nhất: Phân vùng thành những tiểu vùng
Phân chia lãnh thổ nghiên cứu thành những ti
ểu vùng được dựa vào các
tiêu chí sau:
- Đặc điểm tự nhiên – môi trường: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thảm
thực vật (các hệ sinh thái đặc trưng), các vùng nhạy cảm về môi trường.
- Ranh giới: ranh giới của mỗi tiểu vùng có thể trùng hoặc không trùng
hợp với ranh giới của các đơn vị hành chính.
- Mỗi tiểu vùng được phân chia phải gắn với quy hoạch phát triển KTXH
tại vùng hoặc các địa phương trong vùng. (
điều này không đúng)
Từ các tiêu chí nêu trên các nhà phân vùng quy hoạch có thể phân chia
một vùng lãnh thổ như sau:
- Theo đặc điểm tự nhiên: tiểu vùng đồi núi, tiểu vùng trung du, tiểu vùng
đồng bằng và tiểu vùng ven biển, v.v…


10
- Theo các lưu vực sông: các tiểu vùng được phân chia theo các lưu vực
sông chính (tiểu vùng sông Hồng, tiểu vùng sông Đồng Nai, tiểu vùng

sông Mê Kông…)
- Theo ranh giới hành chính kết hợp với vùng quy hoạch phát triển KTXH
(tiểu vùng đô thị hóa, tiểu vùng công nghiệp hóa, tiểu vùng phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản…) điều này không đúng
Phương pháp thứ 2: Phân kiểu
Trong một vùng lãnh thổ có thể có nhiều kiểu vùng khác nhau. Mỗi kiểu
vùng có những đặc điểm riêng, không giống v
ới đơn vị liền kề. Kiểu vùng có
tính lặp lại trong không gian. Kiểu vùng được áp dụng để phân chia lãnh thổ
theo các dạng tài nguyên cho mục đích khai thác, sử dụng trong các ngành kinh
tế và trong thực tiễn hoạt động nhân sinh, ví dụ phân chia các đơn vị đất đai và
đánh giá tính thích hợp của chúng cho các mục đích sau:
+ Phân kiểu theo mục đích sử dụng:
- Kiểu vùng thích hợp cho phát triển công nghiệp
- Kiểu vùng thích hợp cho phát triển cảng: các cảng biể
n, cảng sông
- Kiểu vùng thích hợp cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
- Kiểu vùng thích hợp cho phát triển du lịch
- Kiểu vùng thích hợp cho phát triển dân cư và đô thị, v.v…
+ Phân kiểu theo mục đích bảo tồn:
- Khu bảo tồn đa dạng sinh học
- Khu vực nhạy cảm môi trường
- Khu di tích lịch sử, văn hóa, v.v…
Sự lựa chọn phân vùng hay kiểu vùng tùy thuộc vào mục đích và mức độ
chi tiết cần thể hiệ
n trong quy hoạch.
Một số địa phương đã xây dựng quy hoạch môi trường như Tỉnh Hải
Dương, trong quy hoạch môi trường và định hướng phát triển kinh tế được phân
thành 4 vùng chức năng môi trường và các tiểu vùng. Vùng I: môi trường khu
công nghiệp với 4 tiểu vùng. Vùng II: môi trường đô thị với 7 tiểu vùng. Vùng

III: môi trường nông nghiệp và nông thôn với 5 tiểu vùng. Vùng IV: môi trường
lâm nghiệp và khu du lịch, với 4 tiểu vùng. Tỉnh Hà Tây (cũ) trong quy hoạch
môi trường và đị
nh hướng phát triển kinh tế phân thành 7 vùng chức năng môi
trường: Vùng bảo tồn kết hợp du lịch sinh thái (vùng núi Ba Vì), diện tích


11
khoảng 13 nghìn ha, chiếm 15,5% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân thành 5 tiểu
vùng. Vùng sản xuất ven sông Hồng với diện tích khoảng 49 nghìn ha, chiếm
22,36% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, phân thành 3 tiểu vùng (tiểu vùng sản
xuất, tiểu vùng sản xuất gần các khu dân cư và tiểu vùng nhạy cảm ven sông).
Vùng phát triển ven thành phố Hà Nội, diện tích khoảng 27 nghìn ha chiếm
12,44% diện tích đất tự nhiên và chia thành 4 tiểu vùng. Vùng sản xuất ven sông
Đáy có diện tích gần 20 nghìn ha, diện tích cho chuyên sả
n xuất chiếm khoảng 9
nghìn ha. Vùng đa sử dụng giáp tỉnh Hưng Yên với diện tích khoảng gần 7
nghìn ha, phân bố cho các hoạt động sản xuất, phát triển. Vùng sản xuất giáp
tỉnh Hà Nam, diện tích khoảng 10 nghìn ha chia thành 2 tiểu vùng. Vùng cao núi
đá vôi giáp tỉnh Hoà Bình và Khu di tích chùa Hương diện tích gần 31 nghìn ha
và chia thành 6 tiểu vùng. Bắc Giang được phân thành 14 vùng chức năng môi
trường bao gồm: khu bảo tồn; khu phòng hộ; sản xuất lúa-màu; vùng lúa-thuỷ
sản; vùng xử lý nước thải tập trung; x
ử lý nước sinh hoạt; các hồ sinh học; bãi
chứa rác thải; các trạm quan trắc nước thải; các khu du lịch, lịch sử, văn hoá;
rừng; và các làng nghề.
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh Đồng Nai đã và đang tiến hành
phân vùng chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index -
WQI). Mục đích của việc nghiên cứu là phân vùng chất lượng nước theo chỉ số
chất lượng nước và đánh giá khả

năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch
cho mục đích khác nhau như sinh hoạt, nuôi tôm cá, thủy lợi…của vùng nghiên
cứu.
Trong quá trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn khí
thải, nước thải, Việt Nam cũng đã phân vùng môi trường tiếp nhận trên cơ sở
đánh giá khả năng chịu tải của vùng đối với các chất ô nhiễm như các vùng đô
thị khác nhau, vùng sinh thái nhạy cảm, vùng nông thôn
Ngày 11 tháng 12 n
ăm 2007, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định
số 65/2007/QĐ-UBND quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải, khí
thải công nghiệp trên địa bàn; Theo quyết định này, địa bàn môi trường được
phân làm 2 vùng. Một là, vùng môi trường các nguồn nước mặt để tiếp nhận các
nguồn nước thải công nghiệp, bao gồm 14 sông, suối và 12 hồ lớn, nhỏ. Những
khu vực thuộc vùng này được áp dụng những hệ số khác nhau về lưu l
ượng
nguồn thải, dung tích nguồn tiếp nhận và phương pháp tính nồng độ tối đa cho
phép các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp. Vùng thứ hai là môi trường
không khí để tiếp nhận các nguồn khí thải công nghiệp, được chia thành 5 môi
trường khu vực, tương ứng với 5 khu vực địa giới hành chính khác nhau. Vùng


12
này cũng sẽ áp dụng những hệ số tiêu chuẩn, lưu lượng nguồn khí thải khác
nhau và có những phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô
nhiễm trong khí thải công nghiệp được quy định.
Dự án “Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố các vùng nhạy cảm môi
trường” do Trung tâm Viễn thám thực hiện năm 2003 – 2004 nhằm nghiên cứu
phương pháp và quy trình thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường, xây dựng hệ

phân loại nội dung bản đồ nhạy cảm môi trường và đã thành lập bộ bản đồ phân

bố các vùng nhạy cảm môi trường của TP. Hải Phòng ở tỷ lệ 1: 50 000 (hình
1.1).


Hình 1.1
Bản đồ phân bố các vùng NCMT của TP. Hải Phòng tỉ lệ 1:50 000, các
vùng có hệ sinh thái quan trọng dễ bị tổn thương
Ngoài việc phân vùng chức năng môi trường như trên, các nhà khoa học
còn nghiên cứu phân vùng sinh thái. Đề tài “Phân vùng sinh thái nông nghiệp
vùng đồng bằng sông Hồng” do GS. TS Cao Liêm, trường Đại học Nông nghiệp
I chủ trì (1990), Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới điều kiện sinh
thái của vùng đồng bằng sông Hồng như: khí hậu, nhi
ệt độ, thuỷ văn, lượng
mưa, độ ẩm, địa chất, địa hình, thổ nhưỡng và các yếu tố xã hội khác, đã đề xuất
được tiêu chuẩn một số đơn vị phân vùng sinh thái, xây dựng được một bản đồ
phân vùng sinh thái vùng đồng bằng sông Hồng tỉ lệ 1/250.000 kèm theo bản
chú giải (hình 1.2). Các tác giả đã phân ra 8 vùng và 13 tiểu vùng sinh thái nông
nghiệp, mô tả đặc điểm, hướng sử dụng cho từ
ng vùng sinh thái chính ở đồng


13
bằng sông Hồng là: bạc màu, chua mặn, trũng úng. Sự phân vùng dựa trên cơ sở
các tiêu chuẩn chính sau:
- Có cùng một kiểu khí hậu;
- Có cùng một kiểu đại hình;
- Có cùng một loại đất chính;
- Có cùng một chế độ thủy văn;
- Có cùng một hệ thống cây trồng nông nghiệp chính;
- Có cùng một hướng sử dụng, bảo vệ, nâng cao hiệu suất sử dụng hệ sinh

thái nông nghiệp.
Các vùng được tách ra các tiểu vùng theo những nguyên tắc sau:
- Có sự xen kẽ một số yếu tố sinh thái khác ở mức độ nhỏ làm cho kém tính
đồng nhất của vùng nếu ta không tách riêng các tiểu vùng ra;
- Bị một vùng khác cắt ngang qua làm mất tính liên tục trong không gian và
trong thực tế đã chia vùng bị cát thành hai vùng nhỏ
Hình 1.1 Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp
Vùng Đồng bằng sông Hồng
Để bảo vệ và phục hồi vùng biển Rạn Trào, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh
Hoà, Viện Hải dương học Nha trang đã triển khai thự
c hiện đề tài "Nghiên cứu
phân vùng chức năng cho khu bảo tồn Rạn Trào - Vạn Ninh" từ tháng 11/2003 -
11/2004. Cụ thể hơn, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có Quyết định số 54
/2007/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2007 quy định về phân vùng quản lý,


14
bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ Hòn Chảo đến
Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà. Trong đó có phân chia các vùng:
- Vùng khai thác hợp lý: Là vùng khai thác nguồn lợi thuỷ sản một cách
hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế biển.
- Vùng phục hồi sinh thái: Là vùng được quản lý, bảo vệ và tổ chức các
hoạt động nhằm duy trì chất lượng các hệ sinh thái, nguồn lợi sinh vật hiện có,
đảm bảo khả
năng phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản
tự nhiên.
- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt : Là vùng có rạn san hô và hệ sinh thái trong
tình trạng tốt, đa dạng sinh học cao, nguồn lợi sinh vật biển phong phú cần được
quản lý chặt chẽ nhằm duy trì tính tự nhiên của các hệ sinh thái.
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

(
UNESCO), khu dự trữ sinh quyển là những vùng có các hệ sinh thái trên cạn
hoặc ven biển nhằm thúc đẩy các giải pháp để cân bằng giữa bảo tồn đa dạng
sinh học và sử dụng bền vững. Mỗi khu dự trữ sinh quyển có ba chức năng
chính, chúng đều bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
Chức năng bảo tồn - đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ
sinh thái và cả
nh quan.
Chức năng phát triển - thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững về mặt sinh
thái cũng như các giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương.
Chức năng hỗ trợ - đề cập đến vai trò của khu dự trữ sinh quyển là
“phòng thí nghiệm sống” trong nghiên cứu khoa học và trong việc phân loại đa
dạng sinh học. Nó cũng là nơi giám sát, giáo dục và trao đổi thông tin liên quan
đến v
ấn đề bảo tồn và phát triển bền vững ở cấp địa phương, quốc gia và khu
vực.
Việc phân vùng chức năng môi trường ở Việt Nam còn mới mẻ, chưa có
phương pháp luận thống nhất cũng như chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng
của chúng trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, trong đó
có quy hoạch môi trường nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo v
ệ môi
trường .











15
Chương II
PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Chức năng của môi trường
Môi trường là thế giới quanh ta, bao gồm những thể sống và những thể
không sống, là nơi có hoạt động sống của giới động vật, thực vật, có hoạt động
kinh tế xã hội của con người trong mối quan hệ phức tạp giữa con người và giới
tự nhiên. Môi trường có 3 chức năng c
ơ bản: 1) Không gian sống cho muôn loài
động vật, thực vật và con người. 2) Nơi cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động
sống và hoạt động kinh tế. 3) Nơi chứa đựng và phân hủy chất thải của hoạt
động sống và hoạt động kinh tế. Từ 3 chức năng cơ bản mang tính tổng hợp nêu
trên, bằng cách chi tiết hóa có thể xác định những thuộc tính như là những chức
năng thành phần
ở cấp độ nhỏ hơn.
Ví dụ, đối với phân vùng chức năng môi trường của một vùng lãnh thổ
cấp tỉnh có thể bao gồm:
1) Chức năng không gian sống bao gồm: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở đai
cao trên 700m, trên 1000m; Hệ sinh thái rừng trồng ở vùng gò đồi; Hệ sinh thái
nông nghiệp ở vùng đồng bằng; Hệ sinh thái nước ở các đầm nước lợ ven biển;
Hệ sinh thái trên cồn cát khô hạ
n; Hệ sinh thái san hô cỏ biển ở vùng biển nông
ven bờ v.v ; Không gian sống cho cư dân đô thị; Không gian sống cho cư dân
nông thôn, Không gian để phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
mở v.v
2) Chức năng nơi cung cấp nguyên vật liệu bao gồm: Vùng cung cấp
nguyên liệu khoáng sản; Vùng cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ, làm
giấy; Vùng cung cấp lương thực và thực phẩm cho công nghiệp chế biến, đảm

bảo an ninh lươ
ng thực và an sinh xã hội; Vùng dự trữ và cung cấp nước cho
công nghiệp và sinh hoạt; Vùng dự trữ và cung cấp nước cho nông nghiệp v.v ;
Vùng bảo vệ đa dạng sinh học; Vùng rừng phòng hộ đầu nguồn, Vùng rừng
phòng hộ ven biển v.v
3) Chức năng chứa đựng và phân huỷ chất thải bao gồm: Thủy vực tự
nhiên tiếp nhận nước thải. Nơi xây dựng hệ thống xử lý nước thải tậ
p trung; Nơi
xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh; Nơi xây dựng khu xử lý, chế biến rác
thải; Nơi xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại v.v
Ba chức năng này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, một trong 3 chức
năng đó suy giảm thì ảnh hưởng trực tiếp đến 2 chức năng kia. Mỗi một khu vực
lãnh thổ (vùng, miền ), hoặc một đơn vị
hành chính (thành phố, tỉnh, huyện,
xã) đều có đủ 3 chức năng môi trường, chúng tồn tại đồng thời nhưng tính trội
của các chức năng ở mỗi vùng khác nhau và phân bố ở những vị trí địa lý xác
định. Ngoài 3 chức năng chính trên, theo các tài liệu khác nhau, các tác giả còn
nêu thêm các chức năng khác của môi trường như chức năng lưu trữ thông tin


16
Nhận biết những chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên
quyết để đảm bảo phát triển bền vững. Vì vậy phân vùng chức năng môi trường
của một khu vực lãnh thổ là bước đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác, sử
dụng tài nguyên một cách hiệu quả.
Trong một vùng lãnh thổ có thể có nhiều kiểu vùng, mỗi kiểu vùng có
những đặc điể
m riêng, không giống với đơn vị liền kề. Kiểu vùng có tính lặp lại
trong không gian. Kiểu vùng được áp dụng để phân chia lãnh thổ theo các dạng
tài nguyên cho mục đích khai thác, sử dụng trong các ngành kinh tế và trong

hoạt động nhân sinh, ví dụ phân chia các đơn vị đất đai và đánh giá tính thích
hợp của chúng cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp, đô thị,
v.v
2.2. Phân vùng chức năng môi trường
Vùng chức năng môi trường là một bộ phận thuộ
c cấp phân vị của lãnh
thổ, có một số thuộc tính xác định về môi trường, sinh thái, có thể phân biệt nó
với vùng khác.
Phân vùng chức năng môi trường về bản chất là tổ chức không gian lãnh
thổ dựa trên sự đồng nhất về phát sinh, cấu trúc hình thái và tính thống nhất nội
tại của vùng cho mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tồn sao cho phù
hợp với sự phân hóa tự nhiên của các đi
ều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trường,
sinh thái và hoàn cảnh kinh tế xã hội của vùng.


Phân vùng chức năng môi trường một địa phương cấp (tỉnh thành, huyện,
thị v.v ) căn cứ vào việc nghiên cứu những vấn đề về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên, môi trường và hoạt động kinh tế để phân chia lãnh thổ của địa phưng đó
thành những đơn vị vùng và tiểu vùng v
ới những đặc trưng riêng của chúng,
phản ảnh thực tế khách quan về môi trường, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng
sử dụng của lãnh thổ.
Phân vùng chức năng môi trường một địa phương là nhằm xác lập những
cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng quy hoạch môi
trường và quản lý tài nguyên, môi trường và định hướng phát triển trên địa bàn
địa ph
ương đó một cách có hiệu quả.
2.3. Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường
Mục tiêu cơ bản của phân vùng chức năng môi trường đã được xác định

trong đề tài: "Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi
trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát
triển bền vững". Theo đó phân vùng chức năng môi trường là bước chuẩn bị,
bước đi đầ
u tiên, nhằm tạo dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu về các khía cạnh điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường cho việc lập các quy hoạch phát triển.
Mục tiêu phân vùng chức năng môi trường của một địa phương cụ thể
(tỉnh thành, kể cả huyện thị ) là:


17
- Làm sáng tỏ đặc điểm về tự nhiên của địa phương đó, xác định tính quy
luật trong sự phân hóa các yếu tố tự nhiên theo không gian lãnh thổ, dẫn đến sự
hình thành các vùng có những chức năng mang tính tự nhiên, ví dụ vùng đất
ngập nước nội đồng, vùng đất ngập nước ven biển, vùng rừng mưa nhiệt đới ẩm
v.v
- Phân tích, đánh giá các hoạt động nhân sinh trong quá trình hoạt động
sống, cũng như trong phát tri
ển kinh tế xã hội, làm biến đổi những vùng có chức
năng mang tính tự nhiên, dẫn đến sự hình thành các vùng có những chức năng
mang tính nhân sinh, ví dụ vùng đất trống đồi trọc do tàn phá rừng, vùng đô thị
như là kết quả của phát triển kinh tế xã hội do, vùng công nghiệp do quá trình
công nghiệp hóa v. v
- Lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường để thể hiện kết quả phân
vùng một cách rõ ràng theo không gian lãnh thổ, đó chính là tư liệ
u tổng hợp
phục vụ đắc lực công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý
lãnh thổ theo định hướng phát triển bền vững.
2.4. Nhiệm vụ của phân vùng chức năng môi trường
Phân vùng chức năng môi trường là việc phân chia lãnh thổ thành các

vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau phục vụ việc xây dựng kế
hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các ngành kinh tế
nhằm
bảo tồn, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển bền
vững.
Để thực hiện phân vùng chức năng môi trường một cách khoa học, phù
hợp yêu cầu phát triển vững cần phải:
- Lựa chọn cách tiếp cận phân vùng và phương pháp phân vùng nhằm
phản ảnh tính quy luật khách quan, đồng thời đảm bảo giá trị sử dụng thực tiễn
các tiểu vùng được phân chia.
- Xác lập các tiêu chí phân vùng thành các vùng, tiểu vùng (và các phân vị
nhỏ hơn) phục vụ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đáp ứng nhu cầu con
người và bảo tồn.
- Sử dụng các công cụ khoa học nhằm phân vùng chính xác, khoa học, dễ
dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Phân vùng chức năng môi trường thực chất là giải bài toán về mối quan hệ
đa chiều giữa các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi tr
ường
và con người trên một không gian xác định, trong đó giữa các yếu tố luôn luôn
có tác động tương hỗ và sự phụ thuộc lẫn nhau. Kết quả phân vùng là đưa ra một
hệ thống cơ cấu các vùng, tiểu vùng (và các phân vị nhỏ hơn, nếu cần thiết) để
phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, trong
hệ thống đó mỗi vùng và tiểu vùng, dựa vào chức năng và l
ợi thế so sánh của
mình để định hướng chiến lược phát triển, lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và quy hoạch ngành, bao gồm cả quy hoạch môi trường.


18
2.5. Cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trường

Phân vùng chức năng môi trường một địa phương cụ thể có thể dựa vào
các cách tiếp cận sau khác nhau, vì vậy khi tiến hành phân vùng cần lựa chọn
các tiếp cận phù hợp. Dưới đây giới thiệu các cách tiếp cận thường sử dụng
trong phân vùng chức năng môi trường.
2.5.1 Cách tiếp cận hệ thống
Phương pháp tiếp cận hệ thống phù hợ
p cho việc nghiên cứu phân vùng
chức năng môi trường, phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ, trên cơ sở phân tích
khả năng cung cấp tài nguyên, sức chịu tải của hệ thống lãnh thổ, quan hệ liên
vùng, liên ngành của vùng lãnh thổ (hệ thống mở), để phân chia các khu chức
năng cho mục đích quy hoạch phát triển nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Dưới góc độ phân vùng chứ
c năng
môi trường theo cách tiếp cận hệ thống thì phải đảm bảo nguyên tắc là trong mỗi
tiểu vùng có những nét đặc trưng của toàn vùng, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi
ích chung của toàn hệ thống.
Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng
có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thố
ng nhất (Từ
điển Tiếng Việt).
Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ
phần tạo nên nó (Ludwig von Bertalanffy, 1956).
Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ phận
của hệ thống lớn hơn. Một hệ thống thường có nhiều chức năng, trong đ
ó có ít
nhất một chức năng chính và nhiều chức năng phụ.
Đáng chú ý nhất của hệ thống là khả năng cung cấp tài nguyên, sức chịu
tải của hệ thống lãnh thổ, tiếp đến là quan hệ liên vùng, liên ngành của vùng
lãnh thổ.
Tiểu hệ thống là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Các tiểu hệ thống

được phân biệt với nhau bởi các ranh giới - là m
ột bộ phận của hệ thống lớn.
Các trạng thái của một hệ thống được xác định thông qua 5 đặc trưng:
- Trạng thái ổn định: Hệ thống tự duy trì nó ra sao qua việc nhận được đầu
vào và sử dụng nó.

- Trạng thái điều hoà hoặc cân bằng: Là khả năng duy trì bản chất cơ bản
của một hệ thống và giữa các hệ thống với nhau. Dù có sự thay đổi nhất định từ
những tác động bên ngoài vào, nhưng bản chất của hệ thống không thay đổi. Với
hệ thống mở đó là sự cân bằng động.
- Sự khác biệt: Sự khác biệt ở đây đượ
c hiểu theo một số khía cạnh như
sau: (1) Sự khác biệt nhất định giữa các tiểu hệ thống trong 1 hệ thống (mặc dù
các tiểu hệ thống vận hành thống nhất trong một hệ thống). (2) Khác biệt giữa
các hệ thống với nhau. (3) Sự khác biệt của một hệ thống hay các tiểu hệ thống


19
trong những thời gian khác nhau, do chúng luôn luôn vận hành, biến đổi theo
thời gian dưới những tác động từ ngoài vào.
- Sự tổng hoà giữa các hệ thống và giữa các tiểu hệ thống với nhau: Quan
điểm này cho rằng sự tổng hoà giữa các hệ thống là nhiều hơn việc tính tổng các
thành phần. Tức ở đây nhấn mạnh đến việc các tiểu hệ thống hay các yếu tố
trong nó kết hợp, vận hành th
ống nhất ra sao, có mối liên hệ mật thiết và ảnh
hưởng lẫn nhau như thế nào, chứ không phải là sự cộng gộp đơn thuần mà
không có sự liên kết ảnh hưởng hữu cơ chặt chẽ.
- Sự trao đổi: Do có sự liên kết hữu cơ, ảnh hưởng qua lại nên một phần
của hệ thống thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác trong hệ
thống.

Vì vậy, khi phân vùng chức năng môi trường, chúng ta phải xem vùng lãnh
thổ được nghiên cứu và các tiểu vùng ở cấp vị nhỏ hơn đều là những hệ thống
mở với các đặc trưng nêu trên.
2.5.2 Cách tiếp cận sinh thái
Hệ sinh thái là một đơn vị tự nhiên gồm các quần xã sinh vật và các yếu tố
vô sinh của môi trường tại một khu vực nhất định, mà ở đó luôn luôn có tác
động qua lại và trao đổi vật chấ
t, năng lượng trong hệ và với các hệ khác. Con
người là một phần của hệ sinh thái, là yếu tố quan trọng đảm bảo cân bằng của
hệ sinh thái bằng cách điều chỉnh các điều kiện vật lý, hóa học của môi trường,
thay đổi mối tương tác sinh học. Có thể xem vùng lãnh thổ là một hệ sinh thái.
Nhiệm vụ của phân vùng chức năng là phân tích, đánh giá hệ thống này cho mục
đích quy hoạch, qu
ản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường. Mục đích
của việc phân vùng dựa trên hệ sinh thái là tìm cách tốt nhất, hợp lý nhất để con
người khi sử dụng hệ sinh thái có thể đạt được sự hài hòa giữa lợi ích thu được
từ tài nguyên của hệ sinh thái với việc duy trì khả năng của hệ sinh thái tiếp tục
cung cấp được những lợi ích đó ở mức độ bền vững, lâu dài.
Hệ sinh thái là m
ột hệ thống mở bao gồm các sinh vật tác động qua lại với
môi trường bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng nhất định đa
dạng về loài và các chu trình vật chất.
Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành hệ sinh
thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên như hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái
rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái ao hồ, hệ sinh thái đồng cỏ tự nhiên, h
ệ sinh
thái đô thị Đặc điểm của hệ sinh thái là một hệ thống mở có 3 dòng (dòng
vào, dòng ra và dòng nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin.
Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân
bằng, nếu một thành phần thay đổi thi các thành phần khác cũng thay đổi theo ở

mức độ nào đó để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá v
ỡ cân
bằng sinh thái.
Phân vùng chức năng môi trường làm nhiệm vụ phục vụ công tác xây


20
dựng quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch môi trường. Vì vậy, khi xây dựng
các quy hoạch này đòi hỏi phải xem xét đến sự phân hóa môi trường do quá
trình phát triển kinh tế xã hội tạo ra và vị thế, năng lực con người, truyền thống
văn hóa của vùng.
2.6. Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường
2.6.1. Tôn trọng tính khách quan của vùng
Xuất phát từ quan niệm rằng, vùng là một thực thể khách quan, nó được
hình thành do tác động tương hỗ lâu dài của các y
ếu tố tự nhiên, tuân theo quy
luật tự nhiên về dòng năng lượng và trao đổi vật chất, vì vậy cần vận dụng
những đặc tính khách quan đó của vùng ở trạng thái cân bằng nội tại trong các
chính sách nói chung và trong điều tiết sự mất cân đối của vùng do tác động của
con người nói riêng. Nhưng nhận thức và vận dụng tính khách quan của vùng lại
mang tính chủ quan, phụ thuộc vào chủ thể nhận thức,
đặc biệt là khi con người
ngày càng can thiệp mạnh mẽ vào giới tự nhiên. Mặc dù vậy, bản chất khách
quan và cân bằng nội tại của vùng vẫn không mất đi, do đó nó cần được tôn
trọng trong nhận thức, cũng như hành động khi tiến hành phân vùng chức năng
môi trường.
2.6.2. Đảm bảo tính đồng nhất tương đối của vùng
Phân vùng dựa trên sự phân tích, đánh giá tổng hợp nhiều tiêu chí về tự
nhiên và kinh t
ế xã hội. Mỗi vùng được phân định theo sự đồng nhất về tất cả

các tiêu chí phân vùng, tuy nhiên không thể có sự đồng nhất tuyệt đối, mà đó chỉ
là sự đồng nhất tương đối. Vì vậy, vấn đề quan trọng là xác định được các tiêu
chí chính, mang tính chủ đạo và tiêu chí phụ mang tính bổ trợ đối với từng cấp
độ phân vùng.
Ở mỗi cấp độ phân vùng yếu tố trội đặc trư
ng được lựa chọn để làm cơ sở
cho việc phân vùng và sự đồng nhất của vùng trước hết phải thể hiện được theo
yếu tố đó. Đối với cấp vùng trong phân vùng chức năng môi trường ở các tỉnh
ven biển miền Trung, có thể dựa vào yếu tố mang tính trội là địa hình để phân
vùng, ví dụ vùng miền núi, vùng đồng bằng, vùng biển ven bờ và hải đảo; hoặc
dựa vào các quầ
n cư để phân ra vùng đô thị, vùng nông thôn.
Đối với cấp tiểu vùng, đó có thể là chức năng đặc dụng của lớp phủ thực
vật, ví dụ chia ra: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng cảnh quan. Các tiểu vùng
tuy có những đặc điểm riêng, khác với tiểu vùng liền kề, nhưng cũng có một số
tiểu vùng giống nhau, có tính lặp lại trong không gian với các vị trí phân bố
khác nhau, dựa vào
đó có thể phân ra các kiểu tiểu vùng. Như vậy, mỗi kiểu tiểu
vùng gồm 2 hay nhiều hơn số lượng tiểu vùng.
2.6.3. Phù hợp với chức năng môi trường
Đây là nguyên tắc chủ đạo. Với cách tiếp cận sinh thái trong phân vùng
thì mỗi vùng là một hệ sinh thái lớn, mỗi tiểu vùng là một hệ sinh thái nhỏ hơn.
Tính chức năng của vùng thể hiện sự gắn kết chặt chẽ theo chiều ngang giữ
a các


21
hợp phần trong mỗi vùng, từ trung tâm đến ngoại vi. Mỗi hệ sinh thái đều có
một vài chức năng chính riêng và một số chức năng khác, ví dụ hệ sinh thái rừng
đầu nguồn có chức năng phòng hộ, vừa có chức năng tạo cảnh quan; hệ sinh thái

rừng ngập mặn ven biển có chức năng phòng hộ, bảo vệ bờ biển, vừa có chức
năng cung cấp thức ăn, bãi đẻ, nơ
i cư trú cho nhiều giống loài sinh vật, đồng
thời cung cấp củi đun, dược liệu cho cư dân ven biển.
Vì vậy, khi tiến hành phân vùng chức năng cần hết sức tôn trọng tính toàn
vẹn của hệ sinh thái, nói cách khác, phải tuân thủ các quy luật tự nhiên, bảo tồn
các chức năng sinh thái và môi trường của vùng.
2.6.4. Phù hợp với yêu cầu quản lý
Phân vùng chức năng môi trường của một địa phương (tỉnh thành, huyện
thị) nhằm mục đích quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên, tạo dựng
cơ sở để khoa học điều hoà sự phát triển trong khả năng chịu tải của các hệ sinh
thái và môi trường tự nhiên. Bản chất tự nhiên của mỗi cấp độ vùng đã thể hiện
ý nghĩa của vấn đề quản lý. Ranh giới phân chia các vùng thường là ranh giới tự
nhiên, đó có thể là một
đường bình độ chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền gò
đồi, hoặc một đường đẳng độ mặn 0,1% , 0,4%; một dòng sông hoặc một đường
phân thủy v.v Tuy nhiên, trong trường hợp có điều kiện, thì có thể khoanh vẽ
ranh giới vùng và tiểu vùng theo ranh giới hành chính, nhằm nâng cao tính khả
thi trong việc quản lý tài nguyên và môi trường theo đơn vị hành chính.
2.6.5. Tính khoa học trong phân vùng
Phân vùng chức năng môi trường các tỉnh thành phải dựa trên các cơ sở
khoa học sao cho, mộ
t mặt phản ảnh được thực tế khách quan của địa phương,
mặt khác, vừa mang tính lý thuyết, hệ thống, nhằm đúc rút được kinh nghiệm về
phương pháp luận và phương pháp kỹ thuật phân vùng chức năng môi trường
khả dĩ có thể áp dụng cho các tỉnh thành khác trong cùng nhóm. Để làm được
điều đó cần tiến hành điều tra, nghiên cứu kỹ đặc thù của địa phương và thu thập
tài li
ệu, tư liệu về tất cả các yếu tố tự nhiên, kinh tế -xã hội, tài nguyên & môi
trường, sinh thái & đa dạng sinh học, căn cứ vào đó để lựa chọn trong hệ thống

các tiêu chí phân vùng những tiêu chí phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa
phương tỉnh thành.
2.7. Tiêu chí phân vùng chức năng môi trường
2.7.1. Quan niệm về hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường
Hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trườ
ng là một hệ thống các
tiêu chí, thông số làm căn cứ để xác định sự tương đồng, hoặc khác biệt theo
chức năng môi trường giữa các khu vực của không gian lãnh thổ. Từ đó phân
định, chia tách vùng lãnh thổ ra thành các vùng, miền có một hay nhiều những
chức năng đã nêu ở trên.
Các tiêu chí, thông số v.v… được sử dụng để diễn tả, đánh giá sự khác
biệt của các hiện tượng, các quá trình tự nhiên. Hiện nay có rấ
t nhiều các thuật

×