Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU ĐĂK LĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.62 KB, 56 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, toàn cầu hoá đang là một trong những xu thế phát triển tất yếu
trong quan hệ quốc tế hiện đại. Quá trình toàn cầu hóa là việc những doanh nghiệp
của các nước khác nhau mở rộng thị trường ra nước ngoài và tạo nên "ngôi làng
toàn cầu” (giobal village). Đại diện cho xu thế toàn cầu này là sự ra đời và phát
triển của tổ chức thương mại thế giới WTO, là tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu
có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế thế giới, không chỉ điều tiết thương mại
hàng hoá mà còn trong các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Việt Nam là
thành viên thứ 150 gia nhập WTO vào ngày 7 tháng 11 năm 2007. Bước vào sân
chơi rộng lớn này sẽ có nhiều cơ hội và không ít thách thức đối với nước ta, khi mà
tiềm năng về xuất khẩu phần lớn là sản phẩm từ nông, thuỷ sản và sản phẩm công
nghiệp nhẹ như may mặc, giày dép…Gia nhập WTO là bước ngoặt lớn nhất đánh
dấu sự hội nhập đầy đủ của các doanh nghiệp Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.
Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan trong thế giới
ngày nay, khi làn sóng toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Nó là quá trình tất yếu khách
quan mà không doanh nghiệp nào có thể né tránh. Tư tưởng bảo hộ trông chờ vào
nhà nước sẽ bị đào thải, thay vào đó là cạnh tranh tự do.
Sau hơn ba năm hội nhập WTO, nước ta đã thực sự thay đổi đối với nền kinh
tế nói chung, trong đời sống của người lao động và tác động ngày càng nhiều đến
các doanh nghiệp. Sức mạnh của nó đã và đang là mối quan tâm của toàn xã hội,
trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề hội nhập đối với hoạt động của các
doanh nghiệp mà cụ thể trong đề tài nghiên cứu này là Công ty cổ phần đầu tư xuất
nhập khẩu Đăk Lăk đóng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Công ty có hoạt
động chủ yếu: tổ chức thu mua, kinh doanh chế biến, giao nhận cung ứng và dịch vụ
xuất nhập khẩu cà phê nông sản, hàng tiêu dùng, vật tư máy móc thiết bị khác phục
vụ sản xuất và đời sống; Đầu tư sản xuất, phát triển trồng mới cà phê; Tổ chức liên
doanh liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh…Vì vậy, nghiên cứu phân tích
những ảnh hưởng của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đến doanh nghiệp, đề xuất
các giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh về
kinh doanh và xuất khẩu cà phê để đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong và ngoài nước là


một vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ nhận thức trên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động xuất khẩu cà phê
của Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đăk Lăk, tỉnh Đăk Lăk” làm đề án môn
học.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đăk Lăk.
Xác định những yếu tố tác động ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến
hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đăk Lăk.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đăk
Lăk trên địa bàn Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Lý luận và thực tiễn về tác động ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đến hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu
Đăklăk.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu những tác động ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
đến hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đăklăk
từ 2010-2015
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xã hội học
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp thống kê, phân tích và suy luận logic
4. Kết cấu của đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề án môn học
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về sự ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đến hoạt động xuất khẩu cà phê

Chương 2: Thực trạng tác động ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đến hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu
Đăklăk.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập
khẩu cà phê trong thời kỳ hội nhập
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT
NHẬP KHẨU ĐĂKLĂK
1.1. Tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế
nước ta
Hội nhập là hình thức tham gia vào một tổ chức chung nhằm đạt được những
mục tiêu mà đối tượng tham gia mong muốn.
Hội nhập kinh tế quốc tế là trình độ cao của quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Trong
xu thế toàn cầu như hiện nay, mỗi quốc gia đều muốn gia nhập vào các tổ chức
quốc tế nhằm mở rộng quan hệ hợp tác về mọi mặt, trong đó hợp tác trên lĩnh vực
kinh tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
mỗi quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến hầu hết các nước trên thế giới,
ngay cả những nước chưa gia nhập vào quá trình đó. Kinh tế là nền tảng của quốc
gia nên hội nhập kinh tế tác động toàn diện đến các mặt như chính trị, văn hoá, xã
hội của đất nước. Bất kỳ nước nào tham gia vào trào lưu này đều trải qua giai đoạn
điều chỉnh luật pháp (nhất là thuế) và các chính sách khác để hội nhập sâu hơn và
hiệu quả hơn.
Theo nghĩa rộng: Hội nhập kinh tế quốc tế là đưa nền kinh tế quốc gia thâm
nhập vào nền kinh tế thế giới bằng cách xây dựng luật lệ, chính sách quốc tế (có
cùng luật lệ quy định), đồng thời mở cửa thị trường mà trước hết là dỡ bỏ các rào
cản thương mại quốc tế.
Theo nghĩa hẹp: Hội nhập kinh tế quốc tế là việc cam kết gia nhập vào các tổ
chức kinh tế quốc tế từ khu vực đến toàn cầu, trở thành thanh viên đầy đủ, bình

đẳng và có trách nhiệm của các tổ chức thuộc lĩnh vực kinh tế như WTO, IMF, WB,
ASEAN, APEC, ASEM…Trong đó, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là tổ
chức kinh tế có quy mô quốc gia gia nhập là nhiều nhất (150 nước), nó có tầm ảnh
hưởng rộng khắp, là cầu nối tạo sự lưu thông hàng hoá, dịch vụ dễ dàng hơn giữa
các nước với nhau.
Nước ta trở thành một trong những thành viên của một số tổ chức trong khu
vực và trên thế giới như WTO, ASEAN, APEC…Để có vị thế trên trường quốc tế
nước ta đã và đang phấn đấu hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình
hình phát triển chung của thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Mục tiêu kinh tế: thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư, phát triển
bền vững và bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển của các thể chế kinh tế thị
trường.
Mục tiêu chính trị: giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các
quốc gia thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương phù hợp
với các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế và luật lệ của WTO, bảo đảm cho
các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển được thụ hưởng những lợi ích đích
thực từ tăng trưởng của thương mại quốc tế, đồng thời khuyến khích các quốc gia
ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
Mục tiêu xã hội: nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các
quốc gia thành viên, bảo đảm các quyền và lợi ích cho người lao động.
1.2. Khái quát về WTO và các cam kết của Việt Nam về hàng nông sản xuất
khẩu
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization-WTO) được thành
lập ngày 15/4/1994 tại Marốc, xuất phát từ tổ chức Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại (GATT), chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995.Tính đến thời
điểm 02/02/2007,WTO có 150 nước, lãnh thổ thành viên.
WTO là tổ chức thế giới có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa
các thành viên với nhau theo quy tắc thương mại.
Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản

thương mại để tiến tới tự do thương mại.
Về chức năng, WTO có hai chức năng chính vừa là diễn đàn đàm phán về
thương mại và đồng thời là tổ chức giải quyết các tranh chấp về thương mại.
-Về đàm phán, phần lớn các quyết định của WTO đều dựa trên cơ sở đàm
phán và đồng thuận. Mỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang
nhau.
-Về giải quyết tranh chấp, thông qua hội đồng dàn xếp tranh chấp, WTO có
quyền ban hành các các biện pháp trừng phạt đối với các thành viên không tuân
theo luật lệ.
Về cơ cấu tổ chức, cơ quan có quyền lực cao nhất là Hội nghị bộ trưởng, họp
ít nhất hai năm một lần. Giữa hai kỳ hội nghị là Đại hội đồng bao gồm đại diện có
thẩm quyền của tất cả các thành viên. Dưới đó là các Hội đồng thương mại hàng
hoá, Hội đồng thương mại dịch vụ, Hội đồng về các khía cạnh có liên quan đến
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
Về các nguyên tắc:
-Không phân biệt đối xử, không được đối xử với hàng hoá và dịch vụ nước
ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hoá dịch vụ đó kém hơn trong
nước.
-Đãi ngộ tối huệ quốc, các đãi ngộ thương mại của một thành viên dành cho
một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO.
-Minh bạch, các điều lệ và hạn định ngoại thương phải được công bố.
Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá X đã đề ra Nghị quyết 08
về một số chủ trương, chính sách lớn để nến kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền
vững khi Việt Nam gia nhập WTO. Nghị quyết đã lường định những tác động nhiều
mặt, những cơ hội có được cũng như những thách thức mà ta phải vượt qua khi gia
nhập WTO.
∗ Các cam kết của Việt Nam về hàng nông sản xuất khẩu.
Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng
buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên do nước ta đang phát triển ở trình
độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu và được WTO chấp nhận

cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến
thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh…
Trợ cấp phi nông nghiệp: Ta đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các trợ cấp bị cấm theo
quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hoá. Tuy nhiên với các ưu
đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta được bảo
lưu thời gian quá độ là 5 năm( trừ ngành dệt may).
Trợ cấp nông nghiệp: Ta cam kết sẽ không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với
nông sản kể từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng một số
quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với
loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức
không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này ta còn bảo lưu thêm một số khoản
hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ mỗi năm.
Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách của nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ
trợ cho nông nghiệp ở mức này. Các loại trợ cấp mang tính khuyến nông(như hỗ trợ
thuỷ lợi) là trợ cấp “xanh” hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO
cho phép nên ta được sử dụng không hạn chế.
1.3. Ảnh hưởng của hội nhập WTO đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Có thể nhận thấy rằng tự do hóa thương mại là động lực lớn dẫn đến việc tăng
hiệu quả của nền kinh tế, từ đó dẫn đến thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên
theo lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin thì mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại hai mặt
mâu thuẫn của nó. Nếu chúng ta có phương hướng, biện pháp xử lý, giải quyết tốt
thì đó là cơ sở làm nền tảng cho sự phát triển và ngược lại. Cho nên việc gia nhập tổ
chức thương mại WTO cũng sẽ mang đến nhiều sự tác động tích cực cũng như tiêu
cực đến nền kinh tế nước ta. Hay nói cách khác nhiểu cơ hội cũng như vô vàn thách
thức từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã xuất hiện và tồn tại đan xen lẫn nhau
tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với xuất khẩu cà phê
của Việt Nam nói riêng và khi gia nhập WTO dự kiến sẽ làm thay đổi cơ cấu nền
kinh tế qua đó tăng hiệu quả và thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững hơn nữa.
 Ảnh hưởng tích cực
Các cam kết mở cửa thị trường sẽ tác động lên giá xuất khẩu và nhập khẩu.

Bên cạnh đó việc chấp nhận các luật lệ, quy tắc trong các cam kết của Việt Nam khi
gia nhập WTO sẽ như là chứng chỉ giúp cho Việt Nam tạo dựng được lòng tin của
các nhà đầu tư cũng như các nhà nhập khẩu nước ngoài. Việt nam cam kết nâng cao
tính minh bạch và đang từng bước điều chỉnh các quy định pháp luật và thủ tục
hành chính để phù hợp với xu thế hội nhập. Về tổng thể những cải cách, thay đổi đó
sẽ hướng đến những nét tươi sáng bằng việc đem lại môi trường kinh doanh thuận
lợi hơn cho các nhà sản xuất và xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu cà phê
của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đăklăk nói riêng.
Việc cắt giảm thuế quan sẽ tăng sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê trong nước, dẫn tới việc phải tiến hành thay đổi và tái cơ cấu ở một số
hoạt động để có thể đứng vững và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng
cao. Mặt khác, thị trường ổn định hơn khi Việt Nam gia nhập WTO cũng là điều
kiện để hoạt động xuất khẩu mang lại hiệu quả cao hơn.
Khi chưa gia nhập WTO thì một số sản phẩm nông sản xuất khẩu của nước ta
trong đó có cà phê bị các nước lớn sử dụng mọi cách thức để chèn ép, buộc các nhà
xuất khẩu nông sản phải chịu sự phân biệt đối xử trên thị trường. Việc gia nhập
WTO sẽ giúp Việt Nam nhận được sự đối xử công bằng hơn như các nước thành
viên khác và đó là cơ hội để chúng ta có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trên thế
giới và gia tăng kim nghạch xuất khẩu cà phê. Bằng việc các doanh nghiệp sẽ có
nhiều cơ hội ký kết hợp đồng với các đối tác ở nhiều nước là thành viên của WTO,
qua đó tránh việc lệ thuộc xuất khẩu vào một thị trường lớn như Mỹ , Trung
Quốc… dễ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi việc xuất khẩu vào nước đó không
thuận lợi hoặc có nhiều khó khăn bất ngờ không tiên liệu trước sẽ gây ra những cú
sốc lớn, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu và các chiến lược, chính sách phát
triển trước mắt và lâu dài của Đảng, Nhà nước.
Đồng thời về phía mình các nhà sản xuất cà phê Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác
với các nhà đầu tư nước ngoài để liên doanh, liên kết xây dựng nhà máy chế biến cà
phê có chất lượng cao và đáng tin cậy. Khi các nhà đầu tư tham gia vào thị trường
Việt Nam thì mang theo hiệu ứng là sẽ dẫn đến việc nhập khẩu máy móc, công
nghệ, kỉ thuật chế biến cà phê tại Việt Nam . Hệ quả là chúng ta có thể chế biến,

xuất khẩu ra các loại cà phê có chất lượng cao, nâng cao giá thành để có thể cạnh
tranh với các đối thủ truyền thống khác như Brazil, Mêhico…Qua đó tạo điều kiện
tăng giá trị gia tăng của ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam, giảm bớt tỉ lệ xuất khẩu
cà phê thô, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu tinh.
Ngoài ra việc đầu tư chuyển giao công nghệ không chỉ ở khâu chế biến mà
còn ở khâu trồng và khai thác. Với công nghệ và kĩ thuật mới chắc chắn các nhà
khoa học nước ta sẽ có thể tạo ra những loại cà phê mới phù hợp với nhu cầu ngày
càng cao của thị trường thế giới.
Không dừng lại ở đó, hội nhập WTO chính là một cơ hội lớn để ta phát triển
nhiều hơn nữa các ngành dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm
nông sản. Thông qua việc thu hút vốn, công nghệ và kỹ năng từ các nhà cung cấp
dịch vụ bên ngoài. Ngoài ra chúng ta có thể tiếp cận được các nguồn vay ưu đãi, các
hình thức tín dụng, tài trợ của các tổ chức tài chính như WB, IMF
Quá trình hội nhập WTO không chỉ có ảnh hưởng tới một bộ phận người dân
vì sự ảnh hưởng của nó có tác động đến lợi ích của toàn bộ dân cư của một đất
nước. Cho nên nhận thức của xã hội về nhu cầu hội nhập đã có chuyển biến tích
cực và gia tăng đáng kể, cũng nhờ hội nhập mà thể chế nhà nước có sự đổi mới
mạnh mẽ, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng đồng bộ hơn.
 Ảnh hưởng tiêu cực.
Bên cạnh các mặt đặt được do sự tác động tích cực từ hội nhập WTO, thì
cũng đã có nhiều dấu hiệu, vấn đề đáng quan tâm mà không nhất thiết WTO là
nguyên nhân duy nhất hoặc trực tiếp nhưng lại là yếu tố rất cần xem xét. Các vấn đề
kinh tế vĩ mô mới như nhập siêu và lạm phát cũng đã phát sinh, tạo ra thách thức
không nhỏ đối với phát triển kinh tế trong thời gian qua và sẽ tiếp diễn trong tương
lai. Lạm phát tăng cao ngoài các nguyên nhân chính có liên quan từ cung cầu của
nền kinh tế, gia tăng giá xăng dầu, lương thực, và nguyên liệu trên thị trường thế
giới và công tác điều hành, quản lý cung tiền, gia nhập WTO cũng có thể là một
nguyên nhân gián tiếp dẫn đến mức lạm phát này. Cho nên trong hoạt động xuất
khẩu nông sản ảnh hưởng của lạm phát đã trở thành vấn đề nan giải và ảnh hưởng
nghiêm trọng tới người sản xuất cũng như những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê.

Điều này đặt ra yêu cầu chúng ta phải chủ động hơn trong điều hành, phối hợp kinh
tế vĩ mô trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới
và qua đó có những chuyển biến rất lớn về chu chuyển vốn so với quy mô nền kinh
tế còn khiêm tốn của chúng ta.
Sau hơn 3 năm hội nhập WTO đã cho thấy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng
kỷ lục, kim ngạch xuất khẩu cà phê có tăng đột biến. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nhận
thấy được khả năng cạnh tranh của sản phẩm này còn thấp do quy trình thủ tục xuất
khẩu vẫn chưa thuận tiện, chi phí liên quan đến dịch vụ hậu cần( chuyên chở, bưu
chính viễn thông, kho bãi, cảng) và dịch vụ tài chính ngân hàng vẫn còn cao. Mặt
khác hạn chế nội tại của ngành sản xuất cà phê còn tồn tại nhiều, chẳng hạn như về
chất lượng sản phẩm ( bao gồm cả an toàn vệ sinh thực phẩm) mẫu mã, tiếp thị,
những bất cập trong tận dụng cơ hội khai thác thị trường hiện có và tiếp cận thị
trường mới. Điều này dẫn đến hậu quả sản phẩm cà phê xuất khẩu sẽ bị chèn ép.
Một điều đáng lưu ý là càng tham gia hội nhập nền kinh tế quốc tế, khả năng
cạnh tranh của hàng xuất khẩu càng cao. Việt Nam càng có nguy cơ đối mặt với
những vụ điều tra chống bán phá giá do các nước thành viên WTO áp dụng đối với
hàng xuất khẩu của Việt Nam . Và đối với sản phẩm xuất khẩu cà phê cũng không
thuộc trường hợp ngoại lệ. Đặc biệt, cơ chế phi thị trường mà Việt Nam sẽ loại bỏ
sau năm 2018 sẽ là một trở ngại lớn đối với các nhà xuất khẩu việt nam.
Sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ
phần nào đó tác động đến nền kinh tế nước ta. Có khi biến nước ta trở thành quốc
gia bị tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Và việc
khắc phục những hậu quả đó là vô cùng khó khăn, không phải trong ngày một, ngày
hai. Đối với cà phê xuất khẩu của chúng ta cũng sẽ bị tác động phần nào trong việc
chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh về giá cả và những dịch vụ liên quan khác.
Các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn lấy những vấn đề phát sinh và
tồn tại trong quá trình hội nhập WTO của Việt Nam để thực hiện các âm mưu, hoạt
động của chúng. Trong bối cảnh các đối tượng thù địch không thể giành thắng lợi
về mặt quân sự thì chúng ta sẽ bị tấn công trên mặt trận kinh tế. Đây cũng là xu thế
mới phù hợp với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Chính vì vậy mà chúng

đã, đang và sẽ thực hiện các thủ đoạn gây ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu nông sản nói
chung và xuất khẩu cà phê nói riêng. Dù sao thì kim ngạch xuất khẩu cà phê của
Việt Nam cũng chiếm giá trị rất lớn và có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của
người trồng cây cà phê. Đó là lý do mà bọn tội phạm không thể nào bỏ qua để tiến
hành xâm phạm an ninh Quốc gia và gây mất trật tự an toàn xã hội.
Vì thời gian gia nhập WTO là chưa nhiều thêm vào đó là những biến động khó
lường của kinh tế toàn cầu nên khó có thể đánh giá và nhìn nhận, phân tích rõ ràng
đầy đủ những tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế quốc dân cũng
như đến xuất khẩu cà phê của việt nam.
Qua quá trình gia nhập WTO trong thời gian qua thì chúng ta phải thường
xuyên tổng kết đánh giá và đúc rút kinh nghiệm quan trọng để kịp thời điều chỉnh
và đưa ra những giải pháp hợp lý.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG
CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU ĐĂKLĂK
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu
Đăklăk
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập
khẩu Đăklăk.
Tên doanh nghiệp Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Đăklăk
Tên tiếng Anh Daklak Investment Export - Import Joint Stock Corporation
Tên giao dịch INEXIM DAKLAK
Địa chỉ 228 Hoàng Diệu, Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăklăk
Điện thọai +84 (0) 500 - 85 22 33, 85 45 42, 81 56 99
Fax +84 (0) 500 - 85 28 64
Email
Website www.ineximdaklak.com.vn
Ngày thành lập Tiền thân là Doanh nghiệp nhà nuớc đuợc thành lập ngày

20/08/1976, chuyển thành Công ty Cổ phần từ ngày
27/04/2007
Lọai hình công ty Công ty Cổ phần
Lĩnh vực họat động
Kinh doanh - Xuất
khẩu
Cà phê nhân, cà phê rang, cà phê bột và hòa tan, tiêu hạt, bắp
vàng, nông lâm sản
Kinh doanh - Nhập
khẩu
Phân bón, hạt nhựa, hóa chất, vật liệu trang trí nội thất, phuơng
tiện vận tải, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, vật liệu phục vụ cho xây dựng cơ bản và hàng tiêu
dùng
Liên doanh hợp tác Trong các lĩnh vực: sản xuất và chế biến cà phê - nông sản,
kinh doanh căn hộ cao cấp, văn phòng làm việc, cửa hàng,
kho, mặt bằng, nước uống tinh khiết, nước giải khát
Đào tạo Dịch vụ đào tạo giáo dục định hướng, xuất khẩu lao động
Sản phẩm, dịch vụ
chính
Cà phê nhân xuất khẩu chất lượng cao, cà phê bột, nước tinh
khiết, nước giải khát, cho thuê căn hộ cao cấp, văn phòng, nhà
kho, siêu thị
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ
phần đầu tư xuất nhập khẩu Đăklăk.
 Nhiệm vụ chính trị của Công ty thời kỳ đầu được Tỉnh giao là:
1. Tiếp nhận cà phê, gỗ ván sàn, cao su do khu vực quốc doanh sản xuất .
2. Độc quyền thu mua cà phê khu vực nhân dân sản xuất để giao cho Trung
ương xuất khẩu.
3. Tiếp nhận hàng đối lưu do Trung ương cân đối theo kế họach giao hàng

xuất khẩu, bao gồm vật tư hàng hóa thiết yếu phụ vụ cho sản xuất và đời sống nhân
dân .
Với chức năng nhiệm vụ trên, đơn vị đã hoàn tất tốt nhiệm vụ chính trị do
Tỉnh giao. Mạng lưới các đơn vị trực thuộc được củng cố, đội ngũ CB CNV ngày
càng trưởng thành, phát triển về số lượng và thông thạo nghiệp vụ, tạo tiền đề cho
các họat động kinh doanh XNK khi đất nước thực hiện công cuộc "Đổi mới" mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngọai.
Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Đăk Lăk là doanh nghiệp được
phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp có các chức năng sau:
- Về đầu tư: Trồng và chế biến cà phê xuất khẩu .
- Về kinh doanh: Xuất nhập khẩu.
+ Xuất khẩu: cà phê nhân, hat tiêu, cao su, đồ gỗ, sắn lát khô, dầu thực vật,
nông sản, lâm sản cùng các loại sản phẩm khác.
+ Nhập khẩu: phân bón ( urê, NPK, kaly ), hóa chất các loại, xăng dầu, vật
liệu trang trí nội thất, thiết bị máy móc phương tiện vận tảiphục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, xây dựng cơ bản và hàng tiêu dùng các loại.
Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký
- Xây dựng các tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh xuât nhập khẩu của
Công ty
- Bảo toàn và phát triển vốn được giao, tạo ra hiệu quả kinh tế tăng cường điều
kiện vật chất, xây dựng nền tảng cho Công ty ngày một phát triển vững chắc.
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho
cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa khoa học kĩ thuật và
nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
- Tuân thủ các chính sách và chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước, thực hiện
đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Làm tốt các chính sách về tiền lương.
- thực hiện cam kết các hợp đồng có liên quan đến hoạt động đầu tư xuất
nhập khẩu của Công ty.

- Bảo đảm an toàn cho ngành sản xuất và môi trường sống xung quanh.
Song song với các nhiệm vụ Công ty cũng có các quyền hạn sau:
- Công ty được huy động vốn các đơn vị kinh tế, các thành phần kinh tế để
phát triển kinh doanh với các hình thức liên doanh, hợp tác theo quy định của
pháp luật
- Công ty có các đơn vị trực thuộc và các chi nhánh, các trạm thu mua cung
ứng hàng xuất khẩu trong và ngoài tỉnh.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 1:Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
Tổng Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
Phó Tổng Giám
Đốc
Phòng Quản Lý
Nhân Sự và Pháp

Phòng Kinh
Doanh và XNK
Phòng Kế Toán
Tài Vụ
Chi Nhánh Cty
Tại TP Hồ Chí
Minh
Chi Nhánh
Cty Tại Lâm
Đồng
Các XN Sản
Xuất Chế Biến

Trong Tỉnh
Tổng Kho
INEXIM Bình
Dương
Cty TNHH Xuất
Nhập Khẩu Buôn
Ma Thuột
Cty TNHH Xuất
Nhập Khẩu Ea
kar
Cty TNHH Xuất
Nhập Khẩu
CưMgar
2.1.3. Hệ thống cơ sở vật chất kỷ thuật của Công ty
Bảng 2.1: Mặt bằng kinh doanh của Công ty tại thành phố BMT
Cơ sở vật chất
Tổng diện
tích
Nhà làm việc
Xưởng sản
xuất
1.Văn phòng công ty
2. Xưởng chế biến khu vực
3. Xưởng chế biến XNK
4. Xưởng chế biến chất lượng cao
810
5.158,40
2.527,80
8.792,90
507,02

55,22
108,42
211,80
1.958,94
1.958,94
834,21
1.131,21
Tổng cộng 17.289,90 882,46 3924,59
Nguồn :Phòng kế toán tài vụ
Về trang thiết bị, công nghệ: Công ty trang bị tương đối đầy đủ tiện nghi
trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động kinh doanh như các loại phương tiện
giao thông vận tải, thiết bị văn phòng: máy điện thoại, máy fax, máy
photocopyReuter.
Bảng 2.2: Trạng thái tài sản cố định của Công ty
ĐVT:Triệu đồng
Tài sản
Tỷ trọng
( % )
Nguyên giá Khấu hao
Giá trị còn
lại
Nhà cửa, vật kiến
trúc
Phương tiện vận tải
Dụng cụ quản lý
Máy móc thiết bị
40,10
10,72
3,83
45,35

9.931
2.724
897
10.401
1.480
937
197
3.648
7.911
1.786
699
6.753
Tổng cộng 100 23.413 6.262 17.149
Nguồn :Phòng kế toán tài vụ
2.1.4. Tình hình tài chính của Công ty
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn
ĐVT:Triệu đồng
Tài sản
I. TSCĐ và đầu tư N.hạn
1. Tiền
2. Các khoản ĐTTC
N.hạn
3. Các khoản phải thu
4. Hàng tồn kho
5. Tài sản LĐ khác
2008 2009 2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
235.313
6.749
23.874

126.698
69.683
8.307
25.779
90,0
2,6
9,1
48,5
26,7
3,2
9,9
238.918
13.556
21.527
136.438
61.758
5.639
24.804
90,6
5,1
8,2
51,7
23,4
2,1
9,4
215.975
13.569
22.490
119.821
57.294

2.801
24.041
90,0
5,7
9,4
49,9
23,9
1,2
10,0
II. TSCĐ và đầu tư DH
1. Nguyên giá TSCĐ
2. Khấu hao luỹ kế
3. TSCĐ ròng
4. Tàn sản vô hình
5. Chi phí XDCB dở
dang
Tổng tài sản
25.153
-2.979
22.163
45
598
261.193
9,6
0,2
24.276
-4.648
19.628
38
490

263723
9,2
0,2
23.415
-6.264
17.150
32
593
240.017
9,8
0,2
Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
1. Nợ lưu động
2. Nợ dài hạn
II. Nguồn vốn CSH
Tổng nguồn vốn
214.465
208.415
6.049
46.628
261.193
82,1
79,8
2,3
17,9
215.837
21.673
5.164
47.885

263.723
81,8
79,9
2,0
18,2
191.145
186.886
4.274
48.872
240.017
79,9
77,9
1,8
20,4
Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ
Từ bảng cơ cấu vốn và nguồn vốn của Công ty ở trên ta có:
Bảng 2.4: Thống kê tài sản và nguồn vốn của Công ty
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
2009/2008 2010/2009
± ∆ % ± ∆ %
1. Tổng tài sản
- TSCĐ
- TSLĐ

261.093
25.779
235.313
263.723
24.804
238.918
240.017
24.041
215.097
2.630
-975
3.605
1
-3,8
1,5
-23.706
-763
-23.821
-9
-3
-10
2. Tổng nguồn
vốn
- Nợ phải trả
- Nguồn vốn
CSH
261.093
214.465
46.628
263.723

215.837
47.885
240.017
191.145
48.872
2.630
1372
1257
1
0,6
2,7
-23.706
-24.692
987
-9
-11
2
Nguồn: phòng kế toán - tài vụ
Nhận xét:
Trong cơ chế thị trường hiện nay nhất là các đơn vị kinh doanh thiếu vốn là
nguồn bất lợi cho các doanh nghiệp, chính vì vật mà Công ty phải vay thêm vốn của
ngân hàng nông nghiệp và các ngân hàng khác để kinh doanh. Nhìn vào bảng trên ta
thấy tình hình vốn của Công ty qua 3 năm (2008 -2010) đã có nhiều sự thay đổi,
năm 2009 tổng nguồn vốn của Công ty là 263.723.000.000 đồng, tăng hơn so với
năm 2008 là 2.630.000.000 đồng, tương ứng với 1%. Tuy nhiên đến năm 2010 tổng
nguồn vốn của Công ty giảm 23.706.000.000 đồng, tương ứng với 9%, tổng nguồn
vốn của Công ty còn 240.017.000.000 đồng.
Trong những năm gần đây là một đơn vị kinh doanh Công ty INEXIM ĐĂK
LĂK cũng gặp không ít khó khăn, do thị trường ngày càng xuất hiện những đơn vị
kinh doanh cùng chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, để có thể đẩy mạnh tiêu thụ

hàng hóa và khả năng cạnh tranh Công ty phải vay thêm vốn ngân hàng để kinh
doanh cụ thể là nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn,
ta thấy năm 2008 nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ trọng 82,1% nhưng có xu hướng
giảm. Cụ thể năm 2010 nợ phải trả của Công ty là 191.145.000.000 đồng, giảm
24.692.000.000 đồng so với năm 2009, tương ứng với 11%.Tuy nhiên để hoạt có
hiệu quả Công ty đã sử dụng vốn để đầu tư trên 6 tỷ đồng cho hệ thống sân phơi, cơ
sở chế biến
Bên cạnh đó nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng lên hàng năm chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số vốn, ngoài ra Công ty cũng sử dụng vốn ngân sách và vốn tự có để
đầu tư vào thiết bị máy móc, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý Cụ thể là năm
2009 vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 1.257.000.000 đồng, tương ứng 2.7% so với
năm 2008 và chiếm 18,2% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2010 nguồn vốn chủ sở
hữu của Công ty là 48.872.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 20.4%
2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Những chỉ tiêu đã đạt được trong quá trình kinh doanh phản ánh sự phát triển
về quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường, chất lượng của Công ty trong quản lý
kinh doanh. Bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào, mục đích cuối cùng của hoạt động
kinh doanh là mang lại cao nhất, đồng thời để tái tạo, mở rộng và bổ sung các quỹ.
Để đạt được lợi nhuận đòi hỏi Công ty phải nổ lực phán đấu thực hiện các chỉ tiêu
mua và bán ra, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2008 - 2010)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
2009/2008 2010/2009

±∆ % ±∆ %
1.DT thuần 560.489 666.069 722.792 105.580 18,8 56.723 8,5
2. GVHB 533.959 636.588 675.788 102.629 19,2 39.200 6,16
3. Lợi nhuận gộp 26.530 29.481 47.004 2.951 11,1 17.523 59,4
4. CF bán hàng 14.396 16.478 22.872 2.082 14,4 6.394 38,8
5. CFQLDN 5.480 6.709 20.833 1.229 22,4 14.124 210,5
6. LN từ HĐKD 6.654 6.294 3.299 -360 -5,41 -2.995 -47,6
7. Trả lãi vay 4.285 5.256 971 22,6 -5.256 -100
8. LN trước thuế 2.369 1.038 3299 -1.331 -56,2 2.261 217,8
9. LN bất thường 253 108 907 -145 -57,3 799 739,8
10.TổngLN trước
thuế
2.622 1.146 4.206 -1.476 -56,3 3.060 267
11. Thuế lợi tức 839 390 1.346 -449 -53,5 956 245,1
12. LN sau thuế 1.783 756 2.860 -1.027 -57,5 2.104 278,3
Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ
Nhận xét :
Tồn tại và đi lên là vấn đề đầy thử thách đối với mỗi doanh nghiệp trong giai
đoạn hiện nay. Cà phê xuất khẩu là mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty,
trong 3 năm qua, giá cà phê liên tục tăng, chính vì thế doanh thu của Công ty đã
tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2008 doanh thu đạt 560.489 triệu đồng, năm
2009 đạt 666.069 triệu đồng ,tăng 105.580 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng
với 18,8%. Năm 2010 doanh thu của Công ty đạt 722.792 triệu đồng, tăng 8,5% so
với doanh thu năm 2009, tương ứng với tăng 56.723 triệu đồng.
Chi phí bán hàng năm 2009 so với năm 2008 tăng 2.082 tiệu đồng tương
đương với 14,4 % và năm 2010 so với năm 2009 tăng 6.394 triệu đồng tương đương
với 38,8%. Nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng của Công ty tăng là do Công ty
mở rộng thị trường tiêu thụ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 là 20.833 triệu đồng, tăng 14.124
triệu đồng so với năm 2009. Điều này do trong năm 2010 giá cà phê tăng, Công ty

phải làm việc trực tiếp và trao đổi, ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài, việc
kinh cần phải đón tiếp nhiều khách hàng dẫn đến chi phi quản lý doanh nghiệp tăng.
Do Công ty tiến hàng cổ phần hóa nên phải vay thêm vốn của ngân hàng để
kinh doanh nên năm 2009 tiền lãi phải trả ngân hàng của Công ty tăng 971 triệu
đồng so với năm 2008 tương ứng với 22,6%.Sang năm 2010 Công ty đã trả hết nợ
cho ngân hàng nên không phẩi trả lãi.
Do những kết quả trên nên lợi nhuận của Công ty cũng thay đổi theo. Năm
2009 lợi nhuận của Công ty đạt 756 triệu đồng ,giảm 1.027 triệu đồng so với năm
2008 tương ứng với 57,5%. Đến năm 2010 lợi nhuận của Công ty đã tăng lên 2.014
triệu đồng so với năm 2009 và đạt mức 2.860 triệu đồng.
Như vậy sau một năm cổ phần hóa Công ty đã đạt được kết quả rất tốt, doanh
thu lợi nhuận đều tăng lên rất cao.Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Công ty và
chứng tỏ Công ty đã đi đúng hướng. Kết quả mà công ty đã đạt được là do sự nổ lực
của ban lãnh đọa Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty.
2.2 Phân tích hoạt động thu mua cà phê xuất khẩu của công ty thời gian
qua
2.2.1 Tình hình thu mua
Nhìn chung việc thu mua cà phê của Công ty còn gặp nhiều bất cập, do Công
ty còn gặp nhiêu khó khăn trong việc bảo đảm an toàn nguồn vốn, trong quá trình
sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế, tình trạng chiếm đoạt, lừa đảo, chiếm dụng
vốn trong kinh doanh của các đại lý, đơn vị thu mua đó là những khó khăn thử
thách lớn với Công ty. Ngoài ra cà phê là mặt hàng có giá cả biến động liên tục trên
thị trường thế giới, mà cà phê Việt Nam lại bị lệ thuộc vào điều đó. Do vậy đòi hỏi
Công ty phải có trong tay lượng vốn lưu động lớn để đáp ứng nhu cầu thu mua, do
đó phải đi vay ngân hàng. Tình trạng thiếu vốn và trả lãi vay không cho phép Công
ty thu mua gom hàng lại để chờ giá cao mới xuất khẩu, mà phải bán hàng ngay để
giải phóng vốn nên dẫn đến việc thua thiệt trong xuất khẩu, ảnh hưởng lớn đến hoạt
động kinh doanh của Công ty.
Nguồn cung ứng nguyên liệu ở Công ty chủ yếu là trong hộ nông dân sản
xuất cà phê. Công ty tự tìm nguồn cung ứng, chủ động thu mua. Ngoài ra, Công ty

thực hiện mua với các doanh nghiệp khác khi có nhu cầu.
Loại nguyên liệu: Công ty thu mua các loại cà phê như cà phê quả tươi, cà
phê quả khô, cà phê nhân xô(cà phê nhân thô).
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành theo kế hoạch, Công ty đã
tổ chức một hệ thống thu mua gồm 12 chi nhánh,trạm cung ứng và 3 xí nghiệp chế
biến (đặt tại T.P Buôn Ma Thuột)
- Tám chi nhánh trực thuộc:
1. Chi nhánh cung ứng thu mua hàng xuất khẩu T.P Buôn Ma Thuột
2. Chi nhánh cung ứng thu mua hàng xuất khẩu Huyện Cư Mgar
3. Chi nhánh cung ứng thu mua hàng xuấu khẩu Huyện Krông Buk
4. Chi nhánh cung ứng thu mua hàng xuấu khẩu Huyện Eakar
5. Chi nhánh cung ứng thu mua hàng xuấu khẩu Huyện Krông Năng
6. Chi nhánh cung ứng thu mua hàng xuấu khẩu Huyện CưJut
7. Chi nhánh cung ứng thu mua hàng xuấu khẩu Huyện Đăk Mil
8. Chi nhánh cung ứng thu mua hàng xuấu khẩu Huyện Krông Pắc
- Bốn trạm trực thuộc:
1. Trạm cung ứng thu mua hàng xuất khẩu Krông Nô
2. Trạm cung ứng thu mua hàng xuất khẩu Krông Bông
3. Trạm cung ứng thu mua hàng xuất khẩu EaHleo
4. Trạm cung ứng thu mua hàng xuất khẩu Lăk
Dưới mỗi xí nghiệp có từ 3 đến 10 điểm thu mua ở các xã phường để trực
tiếp thu mua cà phê. Ngoài ra còn trực tiếp ký hợp đồng mua cà phê của các Công
ty khác và các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mặt hàng cà phê.
2.2.1.1. Qui trình thu mua
Sơ đồ 2: Quy trình thu mua cà phê của Công ty
Để mua cà phê nguyên liệu nhân xô có chất lượng cao , yêu cầu trình độ
của người cán bộ thu mua phải am hiểu về chất lượng và phương pháp kiểm tra chất
lượng. Trước khi quyết định thu mua một lô hàng, cán bộ thu mua phải kiểm tra về
CÔNG TY
Xí Nghiệp

Chế Biến
Các Chi
Nhánh
Các Phòng
tổ Chức
N ngă
Các Doanh Nghiệp
Ủy Quyền
Các Đại lý, cửa
hàng, tổ thu mua
Người sản xuất, mạng lưới
bán lẻ
độ ẩm, tỷ lệ hạt đen vỡ, tỷ lệ tạp chất, mùi vị màu sắc hạt cà phê sống, sau đó tiến
hành kiểm tra thử nếm. Nếu đạt chất lượng thử nếm mới tiến hành định giá thu mua.
Đối với các xí nghiệp chế biến trực thuộc: Công ty ứng vốn bằng tiềm mặt
theo thỏa thuận từng lô hàng (sản lượng - chủng loại). Xí nghiệp tổ chức thu mua cà
phê nguyên liệu, chế biến thành phẩm xuất khẩu và giao cho Công ty trong 7 ngày
kể từ ngày ứng tiền, Công ty kiểm nhận tại kho Xí nghiệp.
Đối với các chi nhánh cung ứng trực thuộc và các doanh nghiệp kinh doanh
cà phê có ký hợp đồng cung ứng: Công ty ứng vốn bằng tiền mặt theo thỏa thuận
cung ứng từng lô hàng.
+ Nếu cung ứng cà phê nguyên liệu: giao trong 5 ngày kể từ ngày ứng vốn.
+ Nếu giao hàng bằng cà phê thành phẩm xuất khẩu: giao trong 7 ngày kể
từ ngày ứng vốn, hàng hóa Công ty kiểm tra nhận tại kho đơn vị cung ứng. Nếu các
đơn vị cung ứng giao hàng chậm theo quy định phải chịu phạt theo lãi suất ngân
hàng hoặc các biện pháp khác.
+ Đối với các đại lý và các cơ sở thu mua, tiến hàng ký kết các giao ước
mua bán với Công ty, do họ chưa đủ cơ sở pháp nhân để tiến hành ký kết hợp đồng
kinh tế với Công ty.
Nội dung ký kết giao ước gồm:

- Quy định mức giá. Mức giá được quy định theo thỏa thuận hai bên
- Quy định số lượng. Theo khả năng cung ứng của cơ sở hoặc đại lý ký kết
- Quy định chất lượng. Được quy định theo tiêu chuẩn của Công ty như sau:
+ Tỷ lệ độ ẩm tối đa 15%
+ Tỷ lệ hạt đen vỡ 15%
+ Tỷ lệ tạp chất tối đa 1%
Các đơn vị này được Công ty cho ứng tiền phục vụ cho công tác thu mua,
lượng tiền ứng trước tương ứng với mức giá và số lượng hàng đã ký kết trong giao
ước.
2.2.1.2. Khối lượng thu mua
Qua hệ thống cung cấp kết hợp phương thức thu mua, trong thời gian qua
INEXIM ĐĂKLĂK đã huy động một lượng cà phê xuất khẩu như sau:
Bảng 2.6:Bảng khối lượng thu mua cà phê trong 3 năm (2008 - 2010)
của Công ty
Đơn vị tính: Tấn
Khối
lượng
thu mua
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
2009/2008 2010/2009
±∆ % ±∆ %
51.015 60.034 49.060 9.019 17,7 -10.974 -18,3
Nguồn:Phòng kinh doanh - XNK
Qua bảng 4.2 ta thấy năm 2009 Công ty đã huy động được 60.034 tấn cà
phê, tăng 9.019 tấn so với năm 2008, tương ứng với 17.7%. Đến năm 2010 khối

lượng thu mua cà phê của Công ty giảm 18,3% ( giảm 10.974 tấn ) so với năm
2009. Đây là tình hình chung của ngành cà phê Việt Nam, sản lượng cà phê của
nước ta giảm trong năm 2010.
2.2.1.3. Chi phí thu mua
Bảng 2.7 : Các khoản mục chi phí đầu tư bình quân cho mỗi điểm thu mua
Đơn vị tính: triệu đồng
STT loại chi phí Giá trị
1 Chi phí xây dựng nhà kho 50.000.000
2 Chi phí mua (thuê) mặt bằng 22.000.000
3 Chi phí mua cân bàn 2.300.000
4 Chi phí mua máy đo độ ẩm 900.000
5 Chi phí phòng cháy chữa cháy 800.000
6 Chi phí mua máy điện thoại 1.000.000
7 Chi phí mua máy tính cá nhân 300.000
8 Các khoản chi phí khác 2.500.000
Tổng cộng 79.800.000
Nguồn: Phòng kế toán - tài vụ
Với chi phí dự toán ban đầu trung bình để xây dựng một điểm thu mua là
79.800.000 đ, khấu hao bình quân là 8 năm cho mỗi điểm thu mua. Vậy dùng
phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính mức khấu hao tài sản cố định ở
mỗi điểm thu mua như sau:
Nguyên giá tài sản
Mức khấu hao / năm =
Thời gian sử dụng

Mức khấu hao / năm = 79.800.000/8 = 9.975.000 đồng/ năm
Như vậy mỗi điểm thu mua phải chịu chi phí khấu hao mỗi năm là
9.975.000 đồng.
2.2.2. Phẩm cấp cà phê thu mua của Công ty
Hiện nay nguồn nguyên liệu cung cấp trên thị trường hiếm có lô hàng đạt

chất lượng cao. Nguyên nhân là do chất lượng cà phê phụ thuộc vào thời tiết thời
vụ, nếu hộ sản xuất thu hái gặp trời nắng tốt phơi được thì chất lượng tốt và ngược
lại, nếu thu hoạch gặp trời mưa kéo dài, cà phê quả lưu ở sân lâu sẽ bị tỷ lệ hạt đen,
nâu nhiều, thậm chí còn mốc lên men Họ thiếu sân phơi, máy sấy nên rất bị động
dễ bị rủi ro về chất lượng sau khi thu hái. Một vấn đề nữa là thị trường thu mua có
thói quen mua bán cà phê nhân xô tốt, các đơn vị thu mua cũng mua theo giá nhân
xô bình thường (độ ẩm 13%, đen vỡ 5%, tạp chất 1%). Còn nếu gặp lô hàng cà phê
nhân xô xấu không đạt các tiêu chuẩn thì trừ lượng trừ giá cho nên người sản xuất
hoặc tư thương, đại lý nếu có lô hàng tốt thì họ lấy lô hàng xấu trộn vào, thậm chí
họ trộn lẫn hàng đen mốc, hàng ẩm trộn lẫm hàng khô, nếu tạp chất < 1% trộn tạp
chất kể cả đá sỏi vào, nếu cà phê khô < 13% họ còn phun nước vào có nghĩa là họ
làm mọi cách từ lô hàng tốt để trở thành chất lượng nhân xo bình thường dễ bán và
doanh thu cao nhất. Vì vậy chất lượng cà phê thu mua của công ty không đồng đều.
2.3. Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của công ty
2.3.1. Tình hình chế biến và phân loại cà phê xuất khẩu.
Để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế với chất lượng ngày
càng cao và làm tốt vai trò là nước điều hành cà phê trong khối ASEAN trong một
tương lai gần, Công ty đã và đang cố gắng hoàn thiện, chế biến cà phê của mình
theo hướng hiện đại hóa. Việc chế biến cà phê bằng phương pháp thủ công đang
ngày bị thu hẹp vì năng suất thấp, sự đồng nhất kém và mang yếu tố ngoại lai do
yếu tố chủ quan của người chế biến. Do vậy việc cải thiện công nghê chế biến luôn

×