Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Các tác nhân cơ bản của quá trình đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.63 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP 1 XÃ HỘI HỌC
TIỂU LUẬN
HÃY TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH
CÁC TÁC NHÂN CƠ BẢN CỦA
QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ
Giảng viên hướng dẫn: TS Trương Văn Vỹ
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Vân Anh
Lớp 09DQN3
Tháng 5/2010
I MỞ ĐẦU
Trong suốt cuộc đời, mỗi con người luôn có sự biến đổi liên tục từ hình thức
đến nội dung, bản chất theo quy luật vận động của tự nhiên xã hội. Theo tính
liên tục đó , bản thân con người luôn phải tiếp thu học hỏi về nền văn hóa mà
họ được sinh ra, lĩnh hội những kinh nghiệm thực tế, để áp dụng đi vào cuộc
sống trở thành một con người toàn diện. Quá trình học tập này không bị giới tại
những điểm của các giai đoạn sống, mà nó diễn ra trong suốt cuộc đời. Ngay từ
khi mới sinh ra, mỗi cá nhân đã học cách nhận diện, cách đi, cách nói, khi cắp
sách đến trường “ học biết chữ , học cách làm tính” và đến những giai đoạn về
sau: trường thành, trung niên, cuối đời, bởi việc học không bao giờ giới hạn. Đó
là quy trình cơ bản của xã hội học.
Do có sự liên quan giữa xã hội hóa với mặt văn hóa, mà có sự đảm bảo về
tính liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, con người chỉ trở thành con người
thông qua sự tương tác với nhiều người, nhiều thành viên trong không thể nhìn
nhận nhân cách và cách hòa nhập với cộng đồng xã hội. Như vậy xã hội hóa là
gì?

II XÃ HỘI HÓA
1. Khái niệm
Xã hội hóa là một quá trình mà cá nhân gia nhập vào nhóm xã hội vào


cộng đồng xã hội và được xã hội tiếp nhận cá nhân như một thành viên
chính thức của mình, là quá trình cá nhân tiếp nhận nền văn hóa xã hội, là
quá trình cá nhân học tập bắt chước lẫn nhau và là quá trình học cách đóng
vai trò xã hội theo đúng khuôn mẫu hành vi nhằm đáp ứng sự mong đợi của
toàn xã hội. Điều quan trọng trong quá trình cá nhân cá nhân gia nhập, hòa
hợp với cộng đồng xã hội là cá nhân đó phải có đủ tiêu chuẩn, phải mài mòn
những góc cạnh của mình, của cái tôi dể tìm được tiếng nói chung của cộng
đồng.
2. Vai trò
Trong khoa học xã hội, xã hội hóa từng cá nhân cũng chính là quá trình làm
chuyển biến con người từ thực thể sinh học thành thực thể xã hôi. Đó là quá
trình hình thành nhân cách, trong đó có sự cọ sát thích ứng của cá nhân với
các giá trị chuẩn mực của các khuôn mẫu hành vi, qua đó cá nhân duy trì
được khả năng hoạt động xã hội.
Thực tế con người phải hiểu biết xã hội để sống, ngoài sự tồn tại mang tính
sinh học đơn thuần, việc hấp thụ kinh nghiệm xã hội giúp cá nhân nâng cao
nâng cách, tạo nên hệ thống tư duy, cảm xúc hành động trong tương tác xã
hội. Chỉ có như vậy con người mới có sự khác biệt so với động vật. Trong
những trường hợp bị cách li hoan toàn với đời sống xã hội, thì cá nhân đó
chỉ tồn tại sinh học, vô cảm , không có phẩm chất xã hội.
Trong quá trình xã hội hóa, thì sự tác động của xã hội lên cá nhân theo cách
có định hướng, có hoạch định và ngược lại, nghĩa là gia đình, nhà trường, xã
hội luôn giáo dục mọi cá nhân theo hướng làm sao cho cá nhân đó trở thành
một công dân tốt, có ích cho xã hội, cộng đồng. Không chỉ có sự tác động
hai chiều như vậy thôi, mà xã hội hóa là quá trình tác động đa chiều, các cá
nhân xã hội tác động đến nhau, đến người khác, học hỏi nhiều thành viên
của xã hội và ngược lại người khác tác động đến mình qua những hành vi,
ứng xử.
3.Quá trình xã hội hóa
Quá trình xã hội hóa phân ra làm hai cấp độ:

Xã hội hóa sơ cấp: là những học hỏi đầu tiên trong đời, cung cấp nền tảng
cho sự nhận thức bản thân và thế giới xung quanh. Giai đoạn này diễn ra khi
đứa trẻ được sinh ra, được giáo dục ở gia đình. Đây là giai đoạn đầu tiên của
trẻ, các thành viên trong gia đình là những yếu tố quan trọng tạo điều kiện
giúp trẻ nhận thức, phát triển.
Xã hội hóa thứ cấp: là sự học hỏi của cá nhân nhằm mở rộng hiểu biết,
kỹ năng… đáp ứng những mong đợi của xã hội, cộng đồng, nhóm…
Giai đoạn này cá nhân không chỉ còn nằm trong sự yêu thương, dạy bảo,
chăm sóc bảo vệ của gia đình, mà song song đó, cá nhân phải đến trường
học hỏi tiếp xúc với nhiều cá nhân khác như thầy cô, bạn bè, đặc biệt là chịu
tác động mạnh của các cá nhân truyền thông đại chúng, và các tác nhân khác
của xã hội.
III CÁC TÁC NHÂN XÃ HỘI HÓA
1 Gia đình
1.1 Đặc điểm
Gia đình là tác nhân đầu tiên và quan trọng, khi mới sinh ra con người
không thể biết đi, đứng, tự nuôi sống bản thân ngay mà phải nhờ sự giúp đỡ
nuôi nấng, bảo vệ của gia đình trong suốt quãng đời cho đến khi thôi cắp
sách đến trường.
Đối với hầu hết các cá nhân, gia đình là môi trường tập thể cơ bản đầu
tiên dạy trẻ những kinh nghiệm sống, các giá trị tiêu chuẩn văn hóa, và dần
từ đó trẻ em tiếp thu đưa vào hành động cư sử của mình. Ở các gia đình Việt
Nam đặc biệt là ở miền bắc, các bậc cha mẹ luôn coi trọng về văn hóa lễ
giáo trong việc giáo dục con cái. Những đứa trẻ khi sinh tại những gia đình
này luôn được dạy bảo phải luôn lễ phép với người lớn, trước khi dùng bữa
phải mời mọi người, đặc biệt phải giữ được tôn ti trật tự gia đình cha mẹ nói
con cái phải nghe…, những điều đó trở thành sự ép buộc đối với trẻ, nhưng
dần trẻ sẽ quen và trở thành tính cách của trẻ mai sau.
Các đặc điểm như chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, đẳng cấp xã hội...đều
được gia đình truyền thụ trực tiếp cho trẻ em và trở thành một phần trong

khái niệm cái tôi của trẻ.
Gia đình cũng là nơi đầu tiên chỉ dạy cho những thành viên mới sinh ra
của xã hội những ý niệm về giới tính. Ở trên lĩnh vực này, phần lớn những gì
chúng ta xem là bẩm sinh ở bản thân thực ra đều là sản phẩm của văn hóa,
kết hợp vào nhân cách của chúng ta thông qua xã hội hóa. Cũng chính tại gia
đình, trong hầu hết các nền văn hóa, trẻ nhỏ được dạy rằng con trai cần phải
mạnh mẽ, dũng cảm..., con gái cần phải dịu dàng....Xã hội hóa giới tính luôn
là một trong những chức năng quan trọng nhất của gia đình.
Vị trí của một gia đình trong cơ cấu xã hội (đặc biệt là cơ cấu nghề
nghiệp) càng thấp, thì họ càng bị thiệt thòi về vật chất, xã hội và văn hóa. Và
quá trình xã hội hóa tại gia đình khó thể thúc đẩy tiềm năng nhận thức, động
cơ và ngôn ngữ của trẻ.
Mối quan hệ giữa tầng lớp xã hội và sự chú trọng của cha mẹ vào tính độc
lập và thành tích của đứa trẻ rất mạnh. Trẻ em của tầng lớp trung lưu được
kỳ vọng phải có những thành tích cao, đặc biệt tại nhà trường, chúng buộc
phải học cách độc lập ngay từ rất sớm. Các bà mẹ thuộc tầng lớp trung lưu
luôn tìm cách phát triển khả năng trí tuệ và thành tích của đứa trẻ
Như vậy có thể nói gia đình là môi trường vi mô có vai trò quan trọng nhất
trong giai đoạn xã hội hóa ban đầu. Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con
người về mặt thể chất, mà còn tạo ra đời sống tinh thần, tâm hồn văn hóa,
tức là xã hội hóa - biến đứa trẻ từ sinh vật thành con người xã hội.
1.2 Các Giai Đoạn
Gia đình tham gia vào các giai đoạn xã hội hóa trong chu kì sống của con
người, ở giai đoạn nào thì vai trò của gia đình luôn được biểu hiện như thế đấy
một cách khá rõ.
Giai đoạn ấu thơ
Sau khi sinh không lâu, trẻ đã bắt đầu hướng đến thế giới xung quanh và bắt
đầu học hỏi. Các giác quan của trẻ bắt đầu hoạt động mạnh, góp phần quan
trọng trong bước đầu xã hội hoá: trẻ cảm nhận được sụ cho ăn, tắm rửa, những
lời ru, lời âu yếm ngọt ngào của cha mẹ.

Cùng với việc tập luyện thói quen, trẻ tập chơi những trò giống người lớn
như bán hàng, làm cô giáo, họa sĩ… Điều này giúp trẻ sớm hình dung về tương
lai, hiểu biết về ngành nghề, và cách cư sử khi lớn lên phải như thế nào.
Khi trẻ bắt đầu đến trường, bên cạnh nhưng mối quan hệ với thầy cô, bạn bè…
trẻ còn chịu tác động mạnh của tivi, phim ảnh, nhưng gia đình vẫn luôn bên
cạnh trẻ, tổ chức hướng dẫn các hoạt động của trẻ: chơi với ai, cách chào hỏi,
mời ăn, xem sách gì, học trường nào, bao giờ được xem TV và chương trình
nào,..
Gia đình giúp trẻ nhận thức được cái đúng, cái sai, cái được phép và cái
không được phép bằng cách khuyến khích, động viên, khen ngợi khi trẻ làm
đúng, hoặc ngăn cấm, không bằng lòng khi trẻ làm không đúng, làm cho trẻ có
cảm giác tội lỗi và xấu hổ khi vi phạm quy tắc; giúp trẻ hình thành ý thức trách
nhiệm thông qua các việc làm cụ thể.
Điều này không phải là sự dễ dàng đối với những bậc cha mẹ thiếu kinh
nghiệm, đôi khi những lời trách móc nặng nề đối với những cái sai của trẻ có
thể làm trẻ mặc cảm, không giám hoạt động , chơi đùa theo sở thích của mình
và khả năng sáng tạo của trẻ bị hạn chế. Nếu lâu dài tình trạng đó cứ tiếp tục có
thể hình thành tính cách tiêu cực của trẻ, xa rời người thân, luôn mặc cảm, nhút
nhát, thu mình vào góc riêng của chính bản thân. Không bậc cha mẹ, xã hội nào
lại muốn con em của họ nhưng thế, bởi vậy chính các bậc cha mẹ phải biết:
• Hành vi kiểm soát của các bậc cha mẹ như thế nào để phù hợp với sự
phát triển của trẻ.
• Mối quan hệ cảm xúc giữa cha mẹ và con cân phải chặt chẽ thân thiết.
Không nhất thiết lúc nào cũng thể hiện bằng sự âu yếm, chiều chuộng,
ngoài ra họ có thể thông qua những cử chỉ, ánh mắt, nụ cười biểu thị
sự yêu thương, hay ủng hộ với những quyết định của trẻ.
• Cha mẹ phải luôn nhấn mạnh đến sự độc lập và thành tích để trẻ sớm
hòa nhập với cộng đồng đang phát triển không ngừng, cũng làm nổi
bật chính bản thân trong tập thể xứng đáng với các hoạt động lãnh đạo
nhóm, lớp…

• Loại hình truyền thông giữa cha mẹ và con cái, đây là một điều quan
trọng để hướng dẫn hoạt động của trẻ. Nhìn vào những biểu hiện của
trẻ, thì họ biết trẻ như thế nào, trẻ cần gì và đôi khi chỉ có họ mới hiểu
những biểu hiện của trẻ mà thôi.
Giai đoạn tuổi thiếu niên
Trẻ em tiếp xúc đa dạng với thế giới xung quanh là bước đầu hình thành
những giá trị, chuẩn mực, thiết lập quan hệ với những người xung quanh trước
hết là với những người trong gia đình, thử sức trong các quan hệ xã hội, tiến tới
hình thành nhân cách độc lập.
Ở giai đoạn này gia đình giúp đỡ và cung cấp cho các em những kinh nghiệm
xã hội trong quan hệ và ứng xử với những người xung quanh, động viên, thông
cảm, nâng đỡ các em khi thất bại và nản trí, giúp các em những kiến thức, hiểu
biết cần thiết để tự chủ ở giai đoạn dậy thì khi cơ thể có những thay đổi lớn.
Ở lứa tuổi trưởng thành
Cá nhân phát triển bản sắc cái tôi, hình thành những kinh nghiệm xã hội ổn
định, chuẩn bị bước vào những nhóm làm việc, những tổ chức xã hội hay cộng
đồng mới.
Ở giai đoạn này, xã hội hóa sơ cấp hầu như đã hoàn thành, nhân cách về cơ bản
đã hình thành.
Gia đình giúp cá nhân đã trưởng thành định hướng về nghề nghiệp, cách sống,
và hôn nhân.
Giai đoạn chuẩn bị kết hôn và làm cha mẹ
Gia đình tạo cho cá nhân động cơ và mong muốn đi tới kết hôn và giúp cho

×