BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN
Tên dự án:
“HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT HAI CHẾ PHẨM TRỪ SÂU
SINH HỌC OMETAR VÀ BIOVIP”
Mã số dự án: DAĐL- 2006/01
CƠ QUAN CHỦ TRÌ DỰ ÁN: VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHỦ NHIỆM DỰ ÁN: TS. NGUYỄN THỊ LỘC
8601
Cần Thơ-2010
i
MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1. Giới thiệu về sự hình thành và xuất xứ của Dự án: 1
2. Tính cấp thiết của dự án: 3
3. Mục tiêu chính của Dự án 5
CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 6
1.1 Đặc
điểm sinh học của nấm trắng và nấm xanh 6
1.1.1. Đặc điểm sinh học của nấm trắng 6
1.1.2. Đặc điểm sinh học của nấm xanh 6
1.2. Khả năng ký sinh côn trùng của nấm trắng và nấm xanh 6
1.2.1. Khả năng ký sinh côn trùng của nấm trắng 6
1.2.2. Khả năng ký sinh côn trùng của nấm xanh 8
1.3. Độc tố của nấm trắng và nấm xanh 9
1.3.1. Độc tố của nấm trắng 9
1.3.2. Độc tố của nấm xanh 10
1.4. Cơ chế tác động của nấm trắng và nấm xanh đối với côn trùng gây hại11
1.4.1. Phương thức xâm nhập của nấm vào cơ thể côn trùng 11
1.4.2. Sự phát triển của nấm trong cơ thể côn trùng 12
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xâm nhiễm của nấm ký sinh côn
trùng 13
1.5. Các chế phẩm sinh học từ nấm xanh, Metarhizium anisopliae và nấm
trắng, Beauveria bassiana 14
1.5.1. Các chế phẩm sinh học từ nấm xanh, Metarhizium anisopliae và nấm
trắng, Beauveria bassiana trên thế giới. 14
ii
1.5.2. Các chế phẩm sinh học từ nấm xanh, Metarhizium anisopliae và nấm
trắng, Beauveria bassiana ở Việt Nam 15
CHƯƠNG II: NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ THỰC HIỆN 16
2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ (là xuất xứ của Dự án) để triển khai Dự án16
2.2. Phân tích những vấn đề mà đự án cần giải quyết về công nghệ 19
2.3. Nội dung và các bước công việc mà dự án cần thực hiện 20
2.4. Tóm tắt quá trình t
ổ chức sản xuất thử nghiệm 22
2.4.1. Năng lực triển khai thực nghiệm và hoàn thiện công nghệ của Dự án22
2.4.2. Địa bàn triển khai Dự án 23
2.4.3.Trang thiết bị 23
2.4.4. Nguyên vật liệu 24
2.4.5. Nhân lực cần cho triển khai Dự án 24
2.4.6. Nhu cầu đào tạo phục vụ Dự án 25
2.4.7. Môi trường sinh thái 25
CHƯƠNG III:CÁC K
ẾT QUẢ VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ ĐẠT
ĐƯỢC 26
3.1. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hai chế phẩm trừ
sâu sinh học Ometar và Biovip 26
3.1.1. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế
phẩm trừ sâu sinh học Ometar 26
3.1.2. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế
phẩm trừ sâu sinh học Biovip 37
3.1.3. Khảo nghiệm diện hẹp về hiệu lực của 2 chế phẩm sinh học Ometar
và Biovip đối với một số sâu, rầy hại lúa để đánh giá chất lượng và sự ổn định
của 2 chế phẩm trước khi mở rộng sản xuất 45
3.2. Sản xuất hai chế phẩm Ometar và Biovip ở quy mô lớn (42 tấn), phục
vụ công tác bảo vệ thực vật tại Đồng b
ằng sông Cửu Long. 47
3.2.1.Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất chế phẩm Ometar/Biovip 47
iii
3.2.2.Xây dựng mô hình sản xuất hai chế phẩm Ometar và Biovip ở quy mô
lớn (chuyên đề 16) 47
3.3. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar và
Biovip phòng trừ sâu hại cây trồng chính (lúa, dừa) tại Đồng Bằng sông Cửu
Long (200 ha). 48
3.3.1. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar
/Biovip phòng trừ sâu, rầy hại lúa (Sóc Trăng và Cần Thơ với 170 ha) 48
3.3.2. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar
phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa tại Cần Thơ với 30 ha (chuyên đề 20) 50
3.4. Sản phẩm khoa học và công nghệ chính của dự án 51
3.4.1. Số lượng và chất lượng sản phẩm 51
3.4.2. Sản phẩm đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Các ấn phẩm;
kết quả đào tạo cán bộ 54
3.4.3. Một số tồn tại của ch
ế phẩm sinh học Ometar và Biovip và hướng
khắc phục 54
CHƯƠNG IV: NHỮNG ÍCH LỢI THU ĐƯỢC TỪ DỰ ÁN 56
4.1. Mức độ ứng dụng cộng nghệ và thương mại hóa sản phẩm 56
4.2. Hiệu quả kinh tế trực tiếp 56
4.3. Mức độ tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường, quốc phòng an
ninh 58
CHƯƠNG V: PHƯƠ
NG ÁN PHÁT TRIỂN CỦA DỰ ÁN SAU KHI KẾT
THÚC 59
5.1. Liên kết với Công ty Hợp danh sinh học nông nghiệp Sinh Thành 59
5.2. Chuyển giao quy trình “Sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở
quy mô nông hộ” cho các tỉnh ở ĐBSCL 59
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 60
6.1. Kết Luận 60
6.1.1. Hoàn thiện quy trình công nghệ 60
iv
6.1.2. Sản xuất hai chế phẩm Ometar và Biovip ở quy mô và khối lượng lớn,
phục vụ công tác bảo vệ thực vật tại Đồng bằng sông Cửu Long 63
6.1.3. Xây dựng được 200 ha mô hình sử dụng có hiệu quả hai chế phẩm trừ
sâu sinh học Ometar và Biovip tại ĐBSCL 63
6.1.4. Hiệu quả của dự án 64
6.1.5. Dự án đã liên kết 65
6.1.6. Về mặt tài chính 65
6.2. Đề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Phụ lục
v
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
1. B.b: Beauveria bassiana
2. BVTV: Bảo vệ thực vật
3. ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
4. KHCN: Khoa học công nghệ
5. M.a: Metarhizium anisopliae
6.
NN & PTNN: Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
7. NSP: Ngày sau phun
8. PDA: Potato-Dextrose-Agar
9. SXTN: Sản xuất thử nghiệm
10. TP: Thành Phố
11. XDCB: xây dựng cơ bản
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Danh mục sản phẩm khoa học và công nghệ dạng kết quả I, II 51
Bảng 4.1: Hiệu quả kinh tế của dự án 57
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Quy trình sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar/Biovip đã có 16
Hình 2: Quy trình sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar đã hoàn thiện 34
Hình 3: Quy trình sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học Biovip đã hoàn thiện 45
1
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về sự hình thành và xuất xứ của Dự án:
Cũng giống như các loài động vật khác, côn trùng cũng bị bệnh, vì vậy
sử dụng các loài vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng để quản lý chúng là một
trong những biện pháp sinh học lý tưởng đối với côn trùng hại cây trồng nói
chung và cây lúa nói riêng. Tiểu khí hậu trong hệ sinh thái ruộng lúa rất thuận
lợi cho sự lây nhiễm của bệnh nấm, vì vậy nấm gây bệnh cho côn trùng là mộ
t
nhân tố hữu dụng trong hệ thống quản lý sâu hại tổng hợp và là yếu tố gây
chết chủ yếu đối với sâu hại lúa, đặc biệt là những vùng nhiệt đới ẩm [30],
[65]. Hơn nữa cơ chế gây hại của nấm là bào tử nấm nảy mầm và tấn công
qua da côn trùng, vì vậy nấm gây bệnh cho côn trùng tấn công được cả các
pha trứng và nhộng của một số loài côn trùng và đặc biệ
t quan trọng là chúng
còn xâm nhập mạnh vào những côn trùng chích hút mà những côn trùng này
không bao giờ bị nhiễm bệnh vi khuẩn và virus.
Bộ môn Phòng Trừ Sinh Học, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long đã
thực hiện đề tài “Nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng hai chế phẩm sinh học
để quản lý các loài sâu hại lúa”, đề tài đã được báo cáo nghiệm thu tại Hội
nghị của Ban Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật, Bộ
Nông Nghiệp & PTNT tổ
chức tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 20-21/08/2002, đã được đánh giá xuất sắc
về mặt khoa học và được Bộ Nông Nghiệp & PTNT công nhận “Quy trình
sản xuất hai chế phẩm sinh học B.b (OM
1
-R) và M.a (OM
2
-B) để quản lý các
loài sâu hại lúa của Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long”, là tiến bộ kỹ thuật
2
và cho phép ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp (theo quyết định số
5310 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 11 năm 2002 của Bộ NN & PTNT).
Chế phẩm sinh học B.b (OM
1
-R) được sản xuất từ dòng nấm trắng,
Beauveria bassiana (OM
1
-R) phân lập từ con rầy nâu hại lúa bị bệnh tự nhiên
tại Ô Môn và chế phẩm sinh học M.a (OM
2
-B) được sản xuất từ dòng nấm
Metarhizium anisopliae (OM
2
-B) phân lập từ con bọ xít hôi hại lúa bị bệnh tự
nhiên tại Ô Môn. Cả 2 chế phẩm sinh học này được sản xuất bằng quy trình
công nghệ sinh học của Bộ môn Phòng Trừ Sinh Học, Viện Luá Đồng Bằng
sông Cửu Long.
Trong năm 2002, Viện lúa ĐBSCL đã nghiên cứu, sản xuất và ứng
dụng 2 chế phẩm trừ sâu sinh học này để bảo vệ cho cây lúa và cây dừa tại
một số tỉnh
ở ĐBSCL đạt kết quả rất tốt, được Bộ NN & PTNT cùng ban tổ
chức hội chợ NN và thủy sản Quốc tế tại Cần Thơ trao tặng 2 giải thưởng
Bông Lúa Vàng Việt Nam năm 2002 cho 2 công trình nghiên cứu và ứng
dụng 2 chế phẩm trừ sâu sinh học này.
Hai chế phẩm sinh học: M.a (OM
2
-B) và B.b (OM
1
-R) đã được đưa
vào danh mục thuốc sinh học bảo vệ thực vật, với tên thương mại là
Ometar (M.a (OM
2
-B)) và Biovip (B.b (OM
1
-R)), được phép sử dụng ở
Việt Nam để phòng trừ bọ xít, rầy hại lúa và bọ cánh cứng hại dừa theo
quyết định số 63/2003/QĐ-BNN ngày 27 tháng 05 năm 2003 của Bộ Trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Ngày 22 tháng 05 năm 2007, Viện Luá Đồng Bằng sông Cửu Long đã
được Bộ Khoa học và Công nghệ ký hợp đồng triển khai thực hiện dự án sản
xuất thử nghiệm:“Hoàn thi
ện quy trình công nghệ sản xuất hai chế phẩm
trừ sâu sinh học Ometar và Biovip”.
3
2. Tính cấp thiết của dự án:
Sự phát triển tính kháng của sâu hại đối với thuốc trừ sâu hóa học và
điều đáng quan tâm hơn là ảnh hưởng có hại của thuốc hóa học lên sức khoẻ
của con người và môi trường đã tạo áp lực mạnh cho sự phát triển của tác
nhân sinh học trong phòng trừ tổng hợp côn trùng gây hại. Các vi sinh vật
được sử dụng phổ biến để phòng trừ sâu hạ
i bao gồm virus, vi khuẩn, tuyến
trùng và nấm. Trong đó nấm được quan tâm phát triển và ứng dụng thuộc lớp
Hyphomycetes, ngành phụ nấm bất toàn Deteromycotina. Loài nấm kí sinh
côn trùng phổ biến nhất của lớp Hyphomycetes thường tìm thấy ở côn trùng
hại cây trồng nông nghiệp là: Metarhizium, Beauveria, Hirsutella, Nomuraea
và Paecilomyces. Mỗi loài nấm này được xác định bởi đặc tính bào tử của nó
[7]; [67]; [32]. Trong đó các loài nấm bệnh côn trùng phổ biến như:
Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae, Metarhizium flavoviride,
Hirsutella citriformis, Nomuraea rileyi [50]. Đặc biệt là nấ
m xanh,
Metarhizium anisopliae và nấm trắng, Beauveria bassiana đã được nghiên
cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới.
Cho đến nay ở VN đã có 13 loại chế phẩm trừ sâu sinh học được sản
xuất từ nấm trắng, Beauveria bassiana (như: Beauveria, Biobauve 5 DP,
Biovip, Cộng hợp Vi sinh 32 BTN, Muskardin) và nấm xanh, Metarhizium
anisopliae (Bemetent, Metament, Vimetarzimm 95 DP, Ometar, Dimez,
Metavina 10 DP, Metavina 80 LS, Metavina 90 DP) đã đăng ký vào danh mục
thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam năm 2009, trong đó có hai loại
chế ph
ẩm sinh học Ometar và Biovip được sản xuất từ hai chủng nấm gây
bệnh côn trùng Metarhizium anisopliae (OM
2
-B) và Beauveria bassiana
(OM
1
-R). Đây là hai sản phẩm được sử dụng cho mô hình phòng trừ rầy nâu
hại lúa và bọ cánh cứng hại dừa trong dự án này.
4
Từ vụ Hè Thu năm 2006, vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 3 vụ lúa
mỗi năm, trong đó mỗi vụ trên một triệu ha lúa đã phải đương đầu với loài
dịch hại nghiêm trọng đó là rầy nâu, loài dịch hại này không chỉ gây hại bằng
cách chích hút cây lúa gây nên hiện tượng cháy rầy mà còn là tác nhân lan
truyền bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá lúa, là nguy cơ ảnh hưởng nghiêm
trọng tới thu nhập của người nông dân, lúa gạo xuất khẩu và an ninh lươ
ng
thực quốc gia. Biện pháp hóa học đã được tập trung với khối lượng thuốc khá
lớn, tốn hàng ngàn tỷ đồng và chi phí vận động phòng chống, hỗ trợ cho nông
dân cũng không nhỏ, nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn. Đặc
biệt, nhiều nơi nông dân đã lạm dụng thuốc hóa học và không tuân thủ
nguyên tắc 4 đúng đã gây ra hiện tượng bộc phát rầy nâu [60]. Như
vậy rõ
ràng rằng, thuốc hóa học không phải là biện pháp duy nhất, mà chỉ là vũ khí
tối tân cuối cùng trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với
rầy nâu hại lúa nói riêng và dịch hại cây trồng nói chung.
Qua kết quả của quá trình nghiên cứu và thử nghiệm đã chứng minh
rằng cả hai chế phẩm sinh học Ometar (M.a (OM
2
-B)) và Biovip (B.b (OM
1
-
R)) có hiệu quả cao trong việc phòng trừ rầy nâu và bọ xít hại lúa; Ometar
còn có hiệu quả rất cao khi dùng để trừ bọ cánh cứng hại dừa. Cả hai chế
phẩm trừ sâu sinh học này không ảnh hưởng tới thiên địch của sâu hại, lại có
khả năng lây lan nên có tác dụng bền lâu trong quản lý sâu hại cây trồng.
Với công nghệ sẵn có, hai quy trình sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học
Ometar và Biovip tuy có nhiều ưu đi
ểm, song vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần
được khắc phục để quy trình được hoàn thiện hơn. Do đó để thiết thực phục
vụ nhu cầu sản xuất hiện nay về phòng trừ dịch hại cây trồng theo hướng sinh
thái bền vững, thì việc hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hai chế phẩm
trừ sâu sinh học Ometar và Biovip với số lượng lớn, có chất lượng ổn định
để
5
phòng trừ rầy nâu, bọ xít hại lúa và bọ cánh cứng hại dừa tại Đồng Bằng Sông
Cửu Long là rất cấp thiết.
3. Mục tiêu chính của Dự án:
- Hoàn thiện quy trình công nghệ, sản xuất thành công hai chế phẩm
sinh học Ometar và Biovip với số lượng lớn (42 tấn), có chất lượng cao và ổn
định (đạt 1,5-2 x 10
9
bào tử/gram chế phẩm) để phòng trừ rầy nâu hại lúa và
bọ cánh cứng hại dừa.
- Xây dựng được 200 ha mô hình sử dụng hai chế phẩm trên có hiệu
quả tại ĐBSCL.
- Liên kết với các địa phương để tăng cường sử dụng và thương mại
hóa các sản phẩm này nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất và bảo vệ
môi trường sinh thái tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.
6
CHƯƠNG I:
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm sinh học của nấm trắng và nấm xanh
1.1.1. Đặc điểm sinh học của nấm trắng
Nấm trắng, Beauveria bassiana (Bals.) Vuill. (còn gọi là nấm bạch
cương) được sử dụng trong phòng trừ dịch hại nông nghiệp gần như khắp thế
giới [25]. Nấm trắng có bào tử dạng hình cầu hoặc hình trứng có kích thước
2,5-3,5 µm) mọc trên cuống sinh bào tử hướ
ng gốc và tụ lại thành những đám
dày đặc trên các sợi nấm vươn khỏi lớp khuẩn ty, cuống sinh bào tử có phần
gốc hình cầu hoặc hình lọ tam giác (2-3×2-4 µm) gắn trên cành bào tử hình
díc dắc dài tới 20 µm [62].
1.1.2. Đặc điểm sinh học của nấm xanh
Nấm xanh, Metarhizium anisopliae (Metsch.) Sorok (còn gọi là nấm lục
cương) được tìm thấy trên hơn 200 loài côn trùng khác nhau [25].
Nấm xanh thường xâm nhiễm trên rầy lá, rầy thân, b
ọ xít đen và nhiều
loài sâu hại khác. Nấm hình thành trên bề mặt côn trùng một lớp phấn màu
xanh vàng đến xanh đậm trên mạng sợi nấm chằng chịt màu trắng. Cuống
sinh bào tử có hình trụ 6 - 13 × 2 - 4 µm mọc trên các cành bào tử. Bào tử trần
hình trụ hoặc hình elip có kích thước 4,5 - 8,5 × 2,5 - 4 µm và xếp thành
chuỗi dài [62].
1.2. Khả năng ký sinh côn trùng của nấm trắng và nấm xanh
1.2.1. Khả năng ký sinh côn trùng của nấm trắng
Nấm tr
ắng đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên hơn 70 loại cây
trồng ở Xô Viết cũ và những quốc gia vệ tinh để phòng trừ nhiều dịch hại
khác nhau [25]. Ignoffo và ctv. (1979) [33] đã thử nghiệm thuốc trừ sâu
Boverin (sản xuất từ nấm trắng) trên sâu tơ và cho thấy LC
50
đối với ấu trùng
7
sâu tơ ba ngày tuổi là 2,7 x 10
8
bào tử/ml tương đương với 1,5 x 10
6
bào
tử/cm
2
bề mặt lá. Vanderberg đã tiến hành thí nghiệm trong phòng và cho
thấy rằng tất cả các giai đoạn ấu trùng sâu tơ đều bị mẫn cảm đối với nấm
trắng nhưng ấu trùng bị chết nhanh hơn khi ở nhiệt độ trung bình và bào tử
nấm trắng cao. Vanderberg và ctv. cũng đã thử nghiệm ngoài đồng bằng cách
sử dụng sản phẩm Mycotrol (sản xuất từ B. bassiana) phun định kỳ m
ột
tuần/lần hoặc hai tuần/lần đã làm giảm mật số và sự gây hại của sâu tơ một
cách có ý nghĩa so với dùng thuốc hóa học trên cây giống [26]. Aguda và ctv.
(1984a) [3] đã dùng nấm B. bassiana để phòng trừ rầy nâu, Nilaparvata
lugens, rầy lưng trắng, Sogatella furcifera và rầy xanh đuôi đen, Nephotettix
spp. hại lúa. Nấm trắng đã được ứng dụng để phòng trừ rầy nâu, bọ xít đen,
Scotinophora coarctata ở
ngoài đồng tại Hàn Quốc, Philippin [2], [4], [64],
[65]. Nấm trắng phổ biến trong quần thể bọ xít hôi, Leptocorisa oratorius ở
Philippin [63]. Nấm trắng còn được sử dụng để phòng trừ sâu róm thông,
Dendrolimus spp. ở Trung Quốc với hiệu lực đạt 43 – 93% [53]. Nấm trắng
có khả năng phòng trừ sâu đục thân bắp ở Châu Âu khi được phun trên tán lá
cây bắp [31]; [38], [39]. Dòng nấm trắng trích từ rầy nâu hại lúa ở Pantagar
(Ấn Độ) có khả năng gây chết cao đối v
ới rầy nâu (88,35 đến 91,25%), rầy
lưng trắng (86,59 đến 92,44%), rầy xanh đuôi đen (96,12%) và sâu cuốn lá
(74,45%) [47]. Salmeida và ctv. (1998) cho thấy rằng dùng bào tử nấm trắng
trong bả mồi cùng với thuốc trừ sâu đã ngăn chặn tốt mối hại mía đường ở
Brazil. Gần đây, chế phẩm nấm trắng được sản xuất từ một nòi B. bassiana
(GHA) phân lập tại Mỹ, đã được đăng ký để
phòng trừ bọ trĩ, rầy mềm và một
số bọ cánh cứng khác [19].
Ở Việt Nam, nấm trắng cũng đã được thí nghiệm trong nhà lưới để trừ
các loài rầy hại lúa và kết quả cho thấy rằng nấm trắng có hiệu lực trừ rầy
nâu, rầy lưng trắng và rầy xanh cao. Ấu trùng của rầy nâu và rầy lưng trắng dễ
nhiễm bệnh đối với B. bassiana
hơn thành trùng của hai loại rầy trên [49].
8
Các nhà khoa học của Viện Bảo Vệ Thực Vật cũng đã thử nghiệm và sử dụng
nấm trắng trừ sâu róm thông, Dendrolimus punctatus ở Thanh hóa và Sơn La
[56], [57]. Phạm Thị Thùy và ctv. (2001) [58] đã sử dụng nấm trắng với nồng
độ 9 x 10
8
bào tử/ml để trừ sâu tơ đạt hiệu quả rất cao (81,25%) ở 8 ngày sau
khi phun.
1.2.2. Khả năng ký sinh côn trùng của nấm xanh
Nhà khoa học Nga Ilia Mesnhicov là người đầu tiên phát hiện ra bệnh
nấm xanh (gọi là Entomopthora anisopliae), nay đổi là Metarhizium
anisopliae. Đến năm 1908, Mesnhicov và học trò của ông là Crasintxik đã sử
dụng nấm này để chống bọ đầu dài hại củ cải đường. Đến những năm 80, 90
của thế kỷ này nấm Metarhizium và nh
ững chế phẩm sản xuất từ loài nấm này
lại được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới để phòng trừ sâu đục
thân ở Tasmania, chống loài mối, Nasutitermes exitiousus (Hill) ở Đức, các
loài mối thuộc Coptotermes ở Úc [76]. Từ những năm 80 của thế kỷ 20, trên
thế giới, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm sinh
học từ vi nấm M. anisopliae mang tên th
ương mại Metaquino để phòng trừ
muỗi sốt rét Lubilosa, phòng trừ châu chấu, Schistocerra gregaria.
Ấu trùng bọ cánh cứng hại dừa, Oryctes rhinoceros bị nhiễm tự nhiên
bởi nấm xanh và nấm này được xem là một nhân tố gây chết tự nhiên quan
trọng của bọ dừa [17]. Nhiều nghiên cứu đã áp dụng bào tử nấm xanh phòng
trừ bọ cánh cứng và sử dụng nấm này trong chương trình IPM cùng với
baculovirus [82]. Nấm xanh có tên thương mạ
i là Bio – Path
®
được sử dụng
để phòng trừ mối tại Mỹ [34]. Ở Brazil, tỉ lệ mối chết cao (gần 100%) khi
quan sát 19 của 20 tổ mối được xử lý với nấm xanh và tổ còn lại có tỉ lệ chết
là 70% [5]. Ở Úc, bào tử nấm xanh được phun trên các gò và tổ mối đã cho tỉ
lệ chết đáng kể nhưng khi xử lý gián tiếp bằng cách đặt bã mồi thì không
thành công [43], [44]. Sản phẩm thương mại c
ủa nấm xanh là BioGreen
®
gần
9
đây được khuyến cáo sử dụng trừ bọ hung đầu đỏ, Adoryphorus couloni ở Úc
[69].
Viện Bảo Vệ Thực vật đã nghiên cứu và sử dụng nấm M. anisopliae để
phòng trừ một số loài sâu hại nông nghiệp [55], [56]. Nấm xanh, M.
anisopliae đã được nghiên cứu và ứng dụng để phòng trừ các loài mối hại cây
công nghiệp, cây ăn trái và cây cảnh [77]. Nấm xanh, M. anisopliae được ứng
dụng trong vi
ệc quản lý các loài sâu hại lúa [49]. Khi sử dụng nấm trắng, B.
basiana hoặc nấm xanh, M. anisopliae trên đồng ruộng để quản lý sâu rầy hại
lúa thì không gây ảnh hưởng xấu tới những thiên địch của sâu hại lúa như
nhện lớn bắt mồi, nhện lưới, nhện lùn, nhện chân dài, bọ xít mù xanh và bọ
xít gai ăn thịt tại ĐBSCL [48]
Nấm xanh còn có hiệu quả cao khi dùng để trừ bọ cánh cứng hại d
ừa,
Brontispa sp. (Coleoptera: Chrysomelidae). Kết quả khảo nghiệm trên bọ
cánh cứng hại dừa ở Ô Môn cho thấy rằng dòng nấm xanh trích từ rầy nâu, bọ
xít và bọ dừa bị nhiễm tự nhiên có hiệu lực diệt trừ bọ dừa rất tốt và đạt 71,6 -
79,1% ở 14 ngày sau khi phun và đặc biệt dòng nấm M.a (OM
3
-BD) phân lập
từ con bọ cánh cứng hại dừa bị nhiễm nấm xanh tự nhiên ngoài đồng tại Ô
Môn có hiệu lực trừ bọ dừa cao không khác biệt về mặt thống kê so với
Rotenone [46]. Theo Nguyễn Xuân Niệm (2009) [51], chế phẩm Mat,
Metarhizium anisopliae có hiệu lực diệt trừ bọ cánh cứng hại dừa khá cao đạt
71,03% ở 10 ngày sau khi xử lý, 73,34% ở 14 ngày sau xử lý và duy trì hiệu
lực đến 21 ngày sau xử lý 69,19%. Khả năng lây lan của nấ
m M.anisopliae
giữa các cá thể trong quần thể bọ cánh cứng hại dừa là khá lớn và có thể lợi
dụng bọ cánh cứng hại dừa như những vector truyền bệnh nấm M.anisopliae
trong quần thể của chúng nhằm hạn chế bớt số lượng cây dừa cần xử lý nấm
mà vẫn đảm bảo hiệu quả phòng trừ.
10
1.3. Độc tố của nấm trắng và nấm xanh
1.3.1. Độc tố của nấm trắng
Nấm trắng tạo ra hỗn hợp độc tố bao gồm beauvericin, bassianolide và
cosporein. Trong đó độc tố chính gây hại cho côn trùng đã được chú ý nghiên
cứu nhiều nhất là beauvericin. Cấu trúc của beauvericin là một
hexadepsipeptide đã được phân lập từ các loài nấm ký sinh côn trùng như
Beauveria spp., Paecilomyces spp. và nấm gây bệnh cây trồng như Fusarium
spp. và Polyporus fumosoroseus [28], [45]. Beauvericin có cấu trúc và chức
năng tương tự những chất kháng sinh gây hại màng tế bào enniatin A, B và C
và có sự khác biệt của những hợp chất này so với N-methylamino acids [72].
Beauvericin bao gồm một chuỗi lặp lại của ba phân tử N-methylphenylalanine
liên kết với ba phân tử 2-Hydroxyisovaleric acid. Beauvericin tạo phức hợp
với ion Na
+
và K
+
dẫn đến làm tăng tính thấm của màng tế bào tự nhiên và
nhân tạo [52]. Beauvericin còn là kháng sinh chống lại một số vi khuẩn như
Bacillus subtilis, Escherichia coli, Mycobacterium phlei,… [52]. Hơn nữa,
beauvericin còn có tính chất trừ sâu trung bình [75], [29]. LD
50
của nấm trắng
đối với ấu trùng sâu cuốn lá tuổi ba là 7,4 x 10
3
bào tử/ml ở một tuần sau khi
chủng [1]. Theo Phạm Văn Biên và ctv., (2000), nấm trắng thuộc nhóm độc
IV, rất ít độc với người, gia súc và môi trường. LD
50
qua miệng >18 x 10
8
bào
tử/kg, LD
50
qua da >2000 mg/kg. Nấm trắng không gây bệnh cho người, thời
gian cách ly là năm ngày [59].
1.3.2. Độc tố của nấm xanh
Nấm xanh tạo ra độc tố Destruxin A và B [37], [75]. Destruxin là một
phức hợp có nhiều chất đồng phân. Cấu trúc cơ bản của nó gồm 5 aminoacid
và một α-hytroxy acid. Destruxin gây chán ăn và gây độc cho côn trùng sau
khi được hấp thu vào da [6]. Một số Destruxin làm tê liệt côn trùng [22] và
một số destruxin khác có thể ức chế miễn dịch [18].
11
Tính mẫn cảm của côn trùng đối với destruxin là khác nhau và một số
loài sâu thuộc bộ cánh vảy có thể mẫn cảm cao nhất [12], [20], [36], [61],
[68], [79]. LD
50
của Destruxin A và B tiêm vào ấu trùng tằm là 0,015 – 0,03
mg/g ở 24 giờ sau khi tiêm [37], [75], [78]. LC
50
của nấm xanh đối với ấu
trùng rầy nâu, N. Lugens là 1,86 x 10
6
bào tử/ml ở bốn ngày chủng trong điều
kiện nhiệt độ 25
0
C [30]. Bào tử nấm xanh có LT
50
và LD
50
đối với một số loài
sâu bộ cánh vảy như ấu trùng tằm, sâu xanh da láng, Spodoptera exigua, sâu
xanh, Heliothis armigera là 48 giờ và 10
5
bào tử/ml [76].
Destruxin cũng gây độc cho động vật nhỏ có vú. LD
50
của Destruxin A
và B sau khi tiêm vào bụng chuột là 1 - 1,35 mg/kg tương ứng với 13,2 – 16,9
mg/kg trong 1 giờ (Kodaira, 1961). Trái lại, Destruxin ít độc đối với cá và
động vật lưỡng cư, không làm chết, gây quái thai hay trì hoãn sự xuất hiện
phôi cá Brachydaniorerio H. B [21].
1.4. Cơ chế tác động của nấm trắng và nấm xanh đối với côn trùng gây hại
1.4.1. Phương thức xâm nhập của nấm vào cơ thể côn trùng
Nấm là một trong những tác nhân gây bệnh côn trùng bằng cách nhiễm
vào ký chủ chủ yếu xuyên qua biể
u bì bên ngoài. Bào tử của nấm dính chặt
vào da côn trùng và tấn công vào da theo cơ chế bám dính không chuyên biệt
thông qua tính kỵ nước của vách tế bào của bào tử [10], [11]. Khi tiếp xúc với
da côn trùng và với điều kiện thích hợp bào tử sẽ mọc mầm có thể tạo ra các
cấu trúc xâm nhiễm (như tạo ra ống mầm, túi ngoại bào hoặc túi áp suất) từ
đó xâm nhiễm vào bên trong cơ thể côn trùng qua lớp chitin.
Sự xâm nhập của nấm vào trong biểu bì thườ
ng là do sự phối hợp của
enzyme và cơ chế cơ học. Nấm xanh và nấm trắng tiết ra các loại men làm
mềm lớp vỏ chitin và tạo thành một lỗ thủng tại nơi bào tử mọc mầm, qua lỗ
thủng đó mầm của bào tử nấm xâm nhập vào bên trong cơ thể côn trùng. Các
12
enzyme đó là exoproteases, endoproteases, esterases, lipases, chitinases và
chitobiases [9], [13], [71].
1.4.2. Sự phát triển của nấm trong cơ thể côn trùng
Giai đoạn phát triển của nấm từ khi xâm nhiễm vào trong cơ thể côn
trùng cho đến khi côn trùng chết là giai đoạn sống ký sinh của nấm. Trong
giai đoạn này nấm thường tạo ra rất nhiều sợi nấm ngắn, chúng được phân tán
khắp cơ thể theo dịch máu. Trước khi nấm có thể sinh sôi nảy nở trong máu
nó thường phải vượt qua ph
ản ứng phòng vệ của côn trùng, và sự tạo độc tố
của nấm có thể làm suy yếu phản ứng tự vệ của côn trùng. Côn trùng có thể
phản ứng với sự xâm nhiễm của nấm bằng cách sử dụng thể dịch (như
phenoloxidase, lectins, peptid và protein hoặc sử dụng cơ chế của vách tế bào
như sự thực bào hoặc kết nang [8]; [9]. Côn trùng chết có thể là kết quả của
s
ự phối hợp các hoạt động như sự làm giảm dinh dưỡng, làm tắt nghẽn cơ thể
hoặc sự xâm lấn của các cơ quan và tác động của độc tố đối với côn trùng. Ví
dụ nấm trắng tạo ra phức hợp các độc tố bao gồm beauvericin, bassianolide và
oosporein, nấm xanh tạo ra độc tố Destruxin làm tê liệt côn trùng [22], [23],
hoặc gây ức chế miễn dịch [18].
Sau khi con côn trùng chết, nấm thường phát triển hoại sinh trong ký
chủ. Dưới điều kiện thích hợp nấm tạo ra các bào tử hoặc nấm mọc thành sợi
ra bên ngoài bề mặt cơ thể vật chủ. Sau đó các bào tử được tạo thành trên lớp
sợi nấm ở bề mặt cơ thể vật chủ và bị phóng thích đi. Bào tử phát tán thụ
động nhờ gió và những yếu tố khác như mưa đóng vai trò quan trọng trong
phát tán bào tử.
13
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xâm nhiễm của nấm ký sinh
côn trùng
Ánh sáng là nhân tố quan trọng trong sinh vật học của hầu hết các nấm
ký sinh, đặc biệt có liên quan đến sợi nấm, sự phóng thích và sự sống sót của
bào tử [15], [66]. Ánh sáng tự nhiên có phổ 290 - 400 nm sẽ ảnh hưởng lên sự
bền của nấm trên tán cây và ít ảnh hưởng hơn trên những cơ chất khác [27].
Fargues và ctv. (1996) thấy rằng nấm trắng và n
ấm xanh bị mẫn cảm cao đối
với ánh sáng đặc biệt là thành phần tia cực tím của quang phổ (285 - 315 nm)
[24].
Walstad và ctv. (1970) đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của điều
kiện môi trường lên hai loài nấm trắng, Beauveria bassiana và nấm xanh,
Metarhizium anisopliae. Các loài nấm này đòi hỏi 92,5% ẩm độ tương đối và
15 - 35
0
C nhiệt độ cho sự nảy mầm của bào tử, sự phát triển của sợi nấm và
sự hình thành bào tử. Điều kiện tối hảo cho sự nảy mầm của bào tử, sự phát
triển sợi nấm và hình thành bào tử ở 100% ẩm độ và 25 - 30
0
C [81]. Theo
Vestergaard và ctv. (1995), nhiệt độ tối hảo cho nấm bất toàn là 20 - 25
0
C,
nhưng sự xâm nhiễm và gây bệnh từ 15-30
0
C, lớn hơn 30
0
C sự phát triển của
nấm bị giới hạn và ngừng phát triển ở 37
0
C. Sợi nấm trắng và nấm xanh có
thời gian chết ít hơn 15 phút ở 40
0
C, bào tử nghỉ của nấm có thể chịu được 80
0
C trong một giờ hoặc lâu hơn, dưới 4
0
C đa số các tế bào nấm còn sống nhưng
không phát triển [80].
Bào tử nấm xanh phát triển tốt ở nhiệt độ ôn hòa và ẩm độ cao. Bào tử
nấm xanh và nấm trắng nảy mầm ở 94% ẩm độ, tỉ lệ nảy mầm và phát triển
sợi nấm tối đa ở ẩm độ 97 - 99% và bị giảm ở 94 - 96%. Nấm xanh phát triển
hình thái không bình thường ở 96% ẩm độ. Nước không chỉ
cần thiết cho sự
nảy mầm mà còn điều chỉnh sự hình thành bào tử trên xác côn trùng [30].
14
Ảnh hưởng của loại đất, nhiệt độ và ẩm độ: nhiệt độ đất tối hảo cho sự
lưu tồn của nấm phụ thuộc vào dòng nấm, loại đất, ẩm độ đất và sự đối kháng
tự nhiên. Bào tử nấm trắng có tỉ lệ chết 50% là 276 ngày ở 10
0
C [40].
Studdert and Kaya (1990) [73] cho thấy sự tồn tại của sợi nấm trắng khi giảm
nhiệt độ và giảm ẩm độ trong đất gần đến bão hòa. Bào tử nấm xanh có thể
tồn tại ít nhất 21 tháng ở 19
0
C. Cammon and Rath (1994) [16] cho thấy dòng
nấm xanh, Metarhizium anisopliae được lây nhiễm ở 5
0
C và tồn tại hai năm.
Sự lưu tồn của nấm trong đất bị suy thoái nhanh chóng khi nhiệt độ trên 30
0
C
và chết ở 50
0
C.
Ảnh hưởng của sinh vật đối kháng trong đất lên sự lưu tồn của nấm
trắng: ước tính có khoảng 464 loài nấm và sợi men được tìm thấy trong đất
[35]. Shields và ctv. (1981) [70] đã xác định dung dịch có chứa Penicillium
uriticae ức chế sự nảy mầm của bào tử và sự phát triển của sợi nấm trắng.
1.5. Các chế phẩm sinh học từ nấm xanh, Metarhizium anisopliae và nấm
trắng, Beauveria bassiana
1.5.1. Các chế ph
ẩm sinh học từ nấm xanh, Metarhizium anisopliae và
nấm trắng, Beauveria bassiana trên thế giới
Nhiều nước thế giới như Úc, Ý, Brazil, Mỹ, Mêxicô, Pháp, Tây Ban
Nha, Đức, Ấn Độ, Peru, Colombia, Venezuela, đã sản xuất thành công các
chế phẩm sinh học từ nấm xanh, Metarhizium anisopliae như: Bio-Blast [42],
Ago Bio.Metarhizium 50, Biogreen, Bio 1020, Green Muscle, Granmet-P,
Metarhizium Schweizer, Bio-Magic, Meta-Sin, Metaquino, Bio-Path,
Metadieca, Metazam, Metarhisa WP, Biocontrol, Cobican [41]… và nấm
trắng, Beauveria bassiana như Conidia, Ostrinil, CornGuard, Mycotrol GH,
Mycotrol WP, BotaniGard, Naturalis-L, Proecol, Boverin, Boverol, Boverosil
để trừ dịch hại cây trồng [14], Ago Bio. Bassiana 50, Bb Plus, Bb-Power,
Bea-sin, Bio-Fung, Bazam, Bb Moscas, Bovemax, Brocavec [41].
15
1.5.2. Các chế phẩm sinh học từ nấm xanh, Metarhizium anisopliae và
nấm trắng, Beauveria bassiana ở Việt Nam
Cho đến nay ở VN đã có 13 loại chế phẩm trừ sâu sinh học được sản
xuất từ nấm trắng, Beauveria bassiana (như: Beauveria, Biobauve 5 DP,
Biovip, Cộng hợp vi sinh 32 BTN, Muskardin) và nấm xanh, Metarhizium
anisopliae (Bemetent, Metament, Vimetarzimm 95 DP, Ometar, Dimez,
Metavina 10 DP, Metavina 80 LS, Metavina 90 DP) đã đăng ký vào danh mục
thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (2009).
16
CHƯƠNG II:
NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ THỰC HIỆN
2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ (là xuất xứ của Dự án) để triển khai Dự án
Hình 1: Quy trình sản xuất chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar/Biovip đã có.
Trong quy trình mô tả trên đây được cụ thể hóa ra 8 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giống nấm cấp 1 (7 ngày)
Các ống giống nấm gốc củ
a chủng nấm xanh, Metarhizium anisopliae
(OM
2
-B)/chủng nấm trắng, Beauveria bassiana (OM
1
-R) thuần khiết được
bảo quản ở nhiệt độ thấp (trong tủ lạnh hoặc ở dạng đông khô). Trước khi đưa
Bước 8: Bảo quản chế phẩm
Bước 5: Nghiền chế phẩm
Bước 4: Sấy khô nấm ở 40-41
0
C
Bước 6: Kiểm tra chất lượng chế phẩm
Bước 7: Đóng gói chế phẩm
Bước 3: Nhân sinh khối trên môi trường thứ cấp
(bắp, cám, trấu)
Bước 2: Sản xuất giống cấp 2 trên môi trường sơ cấp
(môi trường lỏng)
Bước 1: chuẩn bị giống cấp 1
M.a (OM
2
-B)/B.b (OM
1
-R)
17
ra sản xuất giống gốc được nuôi cấy trên môi trường thạch nghiêng gồm có
khoai tây + đường dextroza + agar (PDA) ở nhiệt độ đã xác định (22 - 25
0
C)
để cho ra giống cấp 1. Cụ thể:
+ Chuẩn bị môi trường: Môi trường thạch nghiêng (PDA) được chuẩn
bị như sau: 200 gram khoai tây + 1000 ml nước được đun sôi trong thời gian
15 phút, rồi lọc lấy nước. Thêm vào 20 gram đường dextroza và 20 gram agar
vào 1000 ml nước dịch khoai tây này rồi để lên bếp khuấy đều và đun sôi lại
trong 10 - 15 phút. Sau đó, môi trường này được đổ vào các ống nghiệm và
được hấp khử trùng ở nhiệt độ 121
0
C trong thời gian khoảng 20 phút; sau đó
lấy các ống nghiệm chứa môi trường sơ cấp từ nồi hấp ra và đặt các ống
nghiệm nghiêng khoảng 15 - 25
0
C, để nguội.
+ Nhân giống cấp 1: Các ống nghiệm môi trường này sau khi đã nguội
được đưa vào tủ cấy để cấy giống nấm gốc vào, dùng que cấy lấy giống nấm
gốc cấy vào từng ống nghiệm. Những ống giống cấp 1 này được để ở nhiệt độ
22 - 25
0
C trong thời gian 1 tuần.
Bước 2: Sản xuất giống cấp 2 trên môi trường sơ cấp (3 ngày)
+ Chuẩn bị môi trường Sabourauds’ (có cải tiến) dạng lỏng: 12,5g
Peptone + 25g Glucoza + 1250 ml nước cất, khuấy tan rồi cho vào bình tam
giác (dung tích 500 ml), mỗi bình tam giác là 250 ml và đem hấp tiệt trùng ở
nhiệt độ 121
0
C trong 20 phút.
+ Nhân giống cấp 2: Chủng trực tiếp bào tử nấm xanh, M.anisopliae
(OM
2
-B) hoặc nấm trắng, B.bassiana (OM
1
-R) từ ống giống cấp 1 vào các
bình tam giác đựng môi trường Sabourauds’ dạng lỏng đã để nguội, sau đó
đặt lên máy lắc (tần số lắc 120 vòng/phút) để trong phòng lạnh với nhiệt độ từ
22 - 25
0
C, lắc trong 3 ngày.
18
Bước 3: Nhân sinh khối trên môi trường thứ cấp (17 ngày)
+ Chuẩn bị môi trường thứ cấp: Các thành phần môi trường thứ cấp là
cám, ngô, trấu và nước: 50% cám + 40% ngô và 10% trấu và tỷ lệ nước là
60% (cho nấm xanh); 70% cám + 20% bột ngô và 10% trấu và tỷ lệ nước là
60% của tổng số 3 loại nguyên liệu trên (cho nấm trắng), được trộn đều, cho
vào bọc nilon chịu nhiệt với trọng lượng mỗi túi là 250 g, thanh trùng ở nhiệt
độ 121
0
C trong 30 phút. Môi trường thứ cấp sau khi thanh trùng sẽ được để
nguội và làm tơi xốp để nấm có điều kiện phát triển tốt.
+ Nhân sinh khối nấm: Môi trường thứ cấp sẽ được chủng 10 đến 15 ml
dung dịch bào tử từ giống cấp hai trong điều kiện vô trùng. Các túi môi
trường thứ cấp sau khi đã được cấy giống cấp 2 sẽ được nhân nuôi trong
phòng lạnh có nhiệt độ từ 22 - 25
0
C, đồng thời định kỳ đảo đều môi trường
trong túi nấm 2 ngày một lần để cho nấm sinh trưởng phát triển mạnh.
Khoảng 17 ngày sau khi cấy giống cấp 2 nấm đã phát triển và sinh bào tử
hoàn chỉnh thì có thể đổ các túi nấm này ra khay để sấy.
Bước 4: Sấy nấm (2-3 ngày)
Sinh khối nấm sau khi nhân nuôi trên môi trường thứ cấp 2 tuần sẽ
được đổ ra khay và sấy với nhiệt độ khoảng 40 - 41
0
C cho tới khi còn ẩm độ
của sinh khối nấm khoảng 13 % thì được lấy ra.
Bước 5: Nghiền nấm
Sau khi sấy khô, sinh khối nấm sẽ được đưa vào máy nghiền có kích cỡ
sàng là 0,20 mm và công suất là 40 kg/giờ.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng chế phẩm
Chế phẩm được kiểm tra chất lượng bằng cách đếm bào tử bằng kính
hiển vi điện tử (sử dụ
ng buồng đếm hồng cầu). Từng mẻ chế phẩm được sản
xuất ra cũng được kiểm tra chất lượng bằng cách thực hiện các thí nghiệm
trong nhà lưới để đánh giá hiệu lực của các mẻ chế phẩm đối với rầy nâu hại lúa.