BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ CÔNG THƯƠNG
CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC 04/06-10
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN
Tên dự án:
“HOÀN THIỆN THIẾT BN, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC MODUL
SINH HỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM”
MÃ SỐ KC 04.DA01/06-10
Tên cơ quan chủ trì dự án: Viện Công nghiệp thực phm
Chủ nhiệm dự án: PGS.TS. Lê Đức Mạnh
Hà Nội - năm 2009
5
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1.NƯỚC THẢI VÀ CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
1.1.1. Định nghĩa và phân loại nước thải
Theo nguồn gốc phát thải, nước thải được chia thành những loại sau:
Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các khu dân cư bao gồm nước sau
khi sử dụng từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan,
khu vui chơi giải trí.
Nước thải công nghiệp: Là nước thải từ các xí nghiệp sản xuất công
nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Nước thải loại này phụ thuộc vào
các quy trình công nghệ của từng loại sản phNm.
Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở các
thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo một hệ thống thoát riêng.
Nước thải đô thị: Là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống
cống thoát của một thành phố, đó là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên.
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá nước thải
1.1.2.1. Các chỉ tiêu lý hóa
Độ pH: pH là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nước cấp và nước
thải. Chỉ số này cho thấy cần thiết phải trung hòa hay không và tính lượng hóa
chất cần thiết trong quá trình đông keo tụ, khử khuNn.
Hàm lượng các chất rắn: Các chất rắn trong nước gồm có các chất vô cơ
như muối hòa tan hoặc không tan, các chất hữu cơ như xác các vi sinh vật,
tảo, động vật nguyên sinh, động thực vật phù du, các chất hữu cơ tổng hợp
như phân bón, các chất thải công nghiệp.
6
Độ cứng: Độ cứng của nước thường không được coi là ô nhiễm vì không
gây hại cho sức khỏe con người. Nhưng độ cứng lại gây nên ảnh hưởng lớn
đến công nghệ như cáu cặn lò hơi, các thiết bị có gia nhiệt nước.
Màu: Nước thải thường có màu nâu đen hoặc đỏ nâu. Màu của nước có
thể là màu thực (do các chất hòa tan hoặc dạng hạt keo) hoặc màu biểu kiến
do các chất lơ lửng trong nước tạo nên.
Độ đục: Độ đục của nước do các hạt lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy
hoặc do giới thủy sinh gây ra. Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng
trong nước, ảnh hưởng khả năng quang hợp của các vi sinh vật tự dưỡng
trong nước. Nước càng bNn, độ đục càng cao.
Oxi hòa tan (Dissolved oxygen - DO): Mức oxi hòa tan trong nước và
nước thải phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, vào hoạt động của giới
thủy sinh, hóa học và vật lý của nước.
Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD): BOD là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các
chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuNn) hoại sinh,
hiếu khí hay còn gọi là quá trình oxi hóa sinh học.
Nhu cầu oxi hóa học ( COD): COD là lượng oxi cần thiết cho quá trình
oxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong mẫu nước thành CO
2
và nước. Để
xác định COD, người ta thường sử dụng một chất oxi hóa mạnh trong môi
trường axít.
Chỉ số Nitơ (N): Cần xác định Nitơ tổng số, hoặc các dạng N-NH
3
, N-
NO
2
, N-NO
3
hoặc orthphosphat…để chọn phương án làm sạch các ion này
hoặc cân đối dinh dưỡng trong kỹ thuật bùn hoạt tính.
Hàm lượng phospho (P): Phospho tồn tại ở trong nước với các dạng
HPO
4
-2
, PO
4
-3
, các polyphosphate như Na
3
(PO
3
)
6
và phospho hữu cơ.
1.1.2.2. Chỉ tiêu sinh học
7
Một trong những chỉ tiêu sinh học quan trọng nhất để đánh giá chất lượng
nước thải là sự có mặt của các vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật chỉ thị.
Mỗi loại nước thải có một khu hệ vi sinh vật đặc trưng [54].
Ngoài các vi sinh vật gây bệnh cho người, trong nước thải còn chứa các vi
sinh vật gây bệnh cho động vật và thực vật. Chúng không những gây bệnh
cho động vật thủy sinh mà còn gây bệnh cho cả gia súc và động vật hoang dại.
1.1.3. Xử lý nước thải
Các loại nước thải đều chứa các tạp chất gây nhiễm bNn có tính chất rất
khác nhau: từ các loại chất rắn không tan, đến các loại chất khó tan và những
hợp chất tan trong nước. Thông thường có các phương pháp xử lý nước thải
như sau [23, 24,126]:
• Xử lý bằng phương pháp cơ học
• Xử lý bằng phương pháp hóa lý và hóa học
• Xử lý bằng phương pháp sinh học
1.2. XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC
Tùy theo kích cỡ, các hạt huyền phù được chia thành hạt chất rắn lơ lửng
có thể lắng được, hạt chất rắn keo được khử bằng đông tụ. Các loại tạp chất
trên dùng các phương pháp xử lý cơ học là thích hợp (trừ hạt dạng chất rắn
keo).
1.2.1. Song chắn rác
Nhằm giữ lại các vật thô, như giẻ, giấy, rác, vỏ hộp, mNu đất đá, gỗ ở
trước song chắn.
1.2.2. Lưới lọc
Sau chắn rác, để có thể loại bỏ các tạp chất rắn có kích cỡ nhỏ hơn, mịn
hơn ta có thể đặt thêm lưới lọc. Các vật thải được giữ lại trên mặt lọc, phải
cào lấy ra để khỏi làm tắc dòng chảy.
1.2.3. Lắng cát
8
Nước qua bể lắng (qua bẫy) dưới tác dụng của trọng lực, cát nặng sẽ lắng
xuống đáy và kéo theo một phần chất đông tụ. Cát lắng ở bẫy cát thường ít
chất hữu cơ.
1.2.4. Các loại bể lắng
Nguyên lý làm việc của các loại bể này đều dựa trên cơ sở trọng lực để
lắng các loại hạt lơ lửng, các loại bùn (kể cả bùn hoạt tính). Bể lắng thường
được bố trí theo dòng chảy, có kiểu hình nằm ngang hoặc hình thẳng đứng.
Bể lắng ngang trong xử lý nước thải công nghiệp có thể là một bậc hoặc nhiều
bậc.
1.2.5. Tách dầu mỡ
Nước thải của một số xí nghiệp ăn uống, chế biến bơ sữa, các lò mổ, xí
nghiệp ép dầu, thường có lẫn dầu mỡ. Các chất này thường nhẹ hơn nước và
nổi lên trên mặt nước. Có thể dùng các loại gạt đơn giản bằng các tấm sợi
quét trên mặt nước hoặc các thiết bị tách dầu mỡ.
1.2.6. Lọc cơ học
Trong xử lý nước thải bằng biện pháp cơ học: chắn rác, lắng cát, loại bỏ
dầu, mỡ nổi, lọc như đã đề cập ở trên, người ta còn dùng xiclon thủy lực để
tách tạp chất khó lắng hoặc nén cặn, máy ly tâm. Các biện pháp trên đây kèm
theo các trang thiết bị thích ứng đều tùy thuộc vào từng loại nước thải, yêu
cầu xử lý, điều kiện kinh tế của cơ sở.
1.3. XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ VÀ HÓA HỌC
Cơ sở của phương pháp hóa học là các phản ứng hóa học, các quá trình
hóa lý diễn ra giữa chất bNn với hóa chất cho thêm vào.
1.3.1. Trung hòa
Nước thải thường có những giá trị pH khác nhau. Muốn nước thải được xử
lý tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH
về vùng 6.6-7.6. Trung hòa bằng cách dùng các dung dịch axit hoặc muối
axit, các dung dịch kiềm hoặc oxit kiềm để trung hòa dịch nước thải.
9
1.3.2. Keo tụ
Trong quá trình lắng cơ học chỉ tách được các hạt chất rắn huyền phù có
kích thước lớn ≥ 10
-2
mm, còn các hạt nhỏ hơn ở dạng keo không thể lắng
được. Ta có thể làm tăng kích cỡ các hạt nhờ tác dụng tương hỗ giữa các hạt
phân tán liên kết vào các tập hợp hạt để có thể lắng được.
1.3.3. Hấp phụ
Phương pháp hấp phụ được dùng để loại hết các chất bNn hòa tan vào
nước mà phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác không loại
bỏ được với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hòa tan có
độc tính cao hoặc các chất có mùi, vị và mầu rất khó chịu. Các chất hấp phụ
thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo nhôm, một số
chất tổng hợp hoặc chất thải trong sản xuất, như xỉ tro, xỉ mạt sắt, v.v
1.3.4. Tuyển nổi
Thực chất đây là quá trình tách bọt hoặc làm đặc bọt. Quá trình này được
thực hiện nhờ thổi không khí thành bọt nhỏ vào trong nước thải. Các bọt khí
dính các hạt lơ lửng lắng kém và nổi lên mặt nước. Khi nổi lên các bọt khí tập
hợp thành bông hạt đủ lớn, rồi tạo thành một lớp bọt chứa nhiều các hạt bNn.
Tuyển nổi bọt nhằm tách các chất lơ lửng không tan và một số chất keo hoặc
chất hòa tan ra khỏi pha lỏng.
1.3.5. Phương pháp clo hoá (Breakpoint chlorization)
Phương pháp này dựa trên tính oxy hoá mạnh của phân tử clo. Clo có
vai trò khử NH
4
+
để tạo thành nitơ phân tử. Mặt khác, quá trình khử NH
4
+
còn
sinh ra một lượng axit đáng kể, nên thực tiễn xử lý cần phải tiêu tốn một
lượng CaCO
3
để trung hoà (trung bình khoảng 10,7 mgCl/mng-NH
4
+
). Hiện
các nhà máy nước vẫn sử dụng phương pháp này để xử lý NH
4
+
khi muốn kết
hợp với khâu khử trùng. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là chi phí
vận hành lớn, tạo các sản phNm phụ có hại cho sức khoẻ cộng đồng.
1.3.6. Phương pháp làm thoáng (Air stripping)
10
Phương pháp dựa trên sự cân bằng của ion NH
4
+
với bazơ liên hợp của
nó là NH
3
với pK
a
= 9,5. Ưu điểm của phương pháp là đơn giản trong vận
hành, chi phí thấp. Quá trình loại bỏ được NH
4
+
ra khỏi nước không sinh ra
các sản phNm ô nhiễm. Tuy nhiên phương pháp có nhiều nhược điểm như
hiệu quả loại bỏ NH
4
+
ra khỏi nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như pH,
nhiệt độ.
1.3.7. Trao đổi ion
Phương pháp này được dùng để loại ra khỏi nước các ion kim loại, như
Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, V, Mn Các hợp chất chứa asen, phospho, xianua
và cả các chất phóng xạ.
1.3.8. Khử khun
Khử khuNn hay sát khuNn có thể dùng hóa chất hoặc các tác nhân vật lý,
như ozon, tia tử ngoại Hóa chất sử dụng để khử khuNn phải đảm bảo có tính
độc đối với vi sinh vật trong một thời gian nhất định, sau đó phải được phân
hủy hoặc bay hơi, không còn dư lượng gây độc cho người sử dụng hoặc vào
các mục đích sử dụng khác. Các chất khử khuNn hay dùng nhất là khí hoặc
nước clo, nước Javel, vôi clorua, các hipoclorit, cloramin B Đây là các hợp
chất của clo, đảm bảo là những chất khử khuNn đáp ứng được các yêu cầu
trên, đồng thời cũng là các chất oxi hóa.
1.4. XỬ LÝ NƯỚC THẢI THEO PHƯƠNG PHÁP HIẾU KHÍ
1.4.1. Quá trình phân huỷ hiếu khí
Xảy ra do các vi sinh vật hoại sinh hiếu khí hoạt động, cần có oxi của
không khí để phân huỷ các chất hữu cơ nhiễm bNn vào trong nước [1,9 ,24].
Các vi sinh vật hoại sinh có trong nước thải hầu hết là các vi khuNn hiếu
khí, kị khí hoặc kị khí tuỳ tiện. Ta thấy có các giống vi khuNn như:
Pseudomonas, Bacillus, Alcaligenes, Flavobacterium, Cytophaga,
Micrococcus, Lactobacillus, Achromobacter, Spirochaeta, Clostridium và 2
giống nhiễm từ phân Euterobacterium, Streptococcus. Trong số này, giống
11
Pseudomonas thường gặp ở hầu hết các loại nước thải; sau đó là Bacillus,
Alcaligenes, Flavobacterium. Pseudomonas là trực khuNn gram (-) có thể
đồng hoá được các chất hữu cơ kể cả các hợp chất hữu cơ tổng hợp như
Polyvinyl alcohol – PVA.
1.4.2. Bùn hoạt tính
Bùn hoạt tính là tập hợp các vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuNn,
kết lại thành dạng hạt bông với trung tâm là các hạt chất rắn lơ lửng ở trong
nước. Các bông này có màu vàng nâu dễ lắng có kích thước từ 3 đến 150µm.
Những bông này gồm các vi sinh vật sống và cặn rắn (chiếm khoảng 30 -
40%). Những vi sinh vật sống ở đây chủ yếu là vi khuNn, ngoài ra còn có nấm
men, nấm mốc, xạ khuNn, động vật nguyên sinh, dòi, giun
1.4.3. Màng sinh học
Màng sinh học là tập hợp các loài vi sinh vật khác nhau, có hoạt tính oxi
hóa các chất hữu cơ có trong nước khi tiếp xúc với màng. Màng này dày từ 1–
3mm. Màu của màng thay đổi theo thành phần của nước thải từ vàng xám đến
màu nâu tối. Khi nước thải chảy qua lọc màng sinh học, do hoạt động sống
của quần thể vi sinh vật, các chất hữu cơ dễ phân giải được vi sinh vật sử
dụng trước với vận tốc nhanh, đồng thời số lượng của quần thể tương ứng này
phát triển nhanh. Các chất hữu cơ khó phân giải sẽ được sử dụng sau với vận
tốc cũng chậm hơn và quần thể vi sinh vật đồng hóa chúng phát triển muộn
màng hơn. Màng sinh học được tạo thành chủ yếu là các vi khuNn hiếu khí, vi
khuNn tùy tiện và kị khí. Ở ngoài cùng lớp màng là lớp hiếu khí, rất dễ thấy
loại trực khuNn Bacillus. Lớp trung gian là các vi khuNn tùy tiện, như
Pseudomonas, Alcaligenes, Flavobacterium, Micrococcus và cả Bacillus. Lớp
sâu bên trong màng là kị khí, thấy có vi khuNn kị khí khử lưu huỳnh và khử
nitrat Desulfovibrio. Phần dưới cùng của màng là lớp quần thể vi sinh vật với
sự có mặt của động vật nguyên sinh và một số sinh vật khác. Các loài này ăn
vi sinh vật và sử dụng một phần màng sinh học để làm thức ăn tạo thành các
12
lỗ nhỏ của màng trên bề mặt chất mang. Quần thể vi sinh vật của màng sinh
học có tác dụng như bùn hoạt tính.
1.4.4. Bể phản ứng sinh học hiếu khí - aeroten
Bể phản ứng sinh học hiếu khí - aeroten là công trình bê tông cốt thép
hình khối chữ nhật hoặc hình tròn, hoặc bằng thép hình khối trụ. Thông dụng
nhất hiện nay là bể aeroten hình khối chữ nhật. Nước thải chảy qua suốt chiều
dài của bể và được sục khí, khuấy đảo nhằm tăng cường lượng oxi hòa tan và
tăng cường quá trình oxi hóa chất bNn hữu cơ có trong nước. Nước thải sau
khi đã xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng hòa tan cùng các
chất lơ lửng đi vào aeroten. Các chất lơ lửng là nơi vi khuNn bám vào để cư
trú, sinh sản và phát triển thành các hạt cặn bông. Các hạt này dần dần to và
lơ lửng trong nước. Các hạt bông cặn có màu nâu sẫm này (chính là bùn hoạt
tính) chứa các chất hữu cơ hấp phụ từ nước thải làm nơi cư trú cho các vi
khuNn và các sinh vật bậc thấp khác sinh sống và phát triển.
1.4.5. Lọc sinh học (Biofilter)
Nguyên lý của phương pháp lọc sinh học là dựa trên quá trình hoạt động
của vi sinh vật ở màng sinh học, oxi hóa các chất bNn hữu cơ có trong nước.
Các màng sinh học là tập thể các vi sinh vật (chủ yếu là vi khuNn) hiếu khí, kị
khí và kị khí tùy tiện. Các vi khuNn hiếu khí được tập trung ở lớp ngoài của
màng sinh học. Chúng phát triển và gắn với giá mang là các vật liệu lọc (được
gọi là sinh trưởng dính bám).
1.4.6. Đĩa quay sinh học RBC (Rotating Biological Contactors)
Đĩa quay sinh học gồm hàng loạt đĩa tròn, phẳng được làm bằng PVC
(polyvinylclorit) hoặc PS (polystyren), lắp trên một trục. Các đĩa này được đặt
ngập một phần vào nước và quay chậm khi làm việc. Đây là thiết bị xử lí
nước thải bằng kỹ thuật màng sinh học dựa trên sự sinh trưởng gắn kết của vi
sinh vật trên bề mặt của các vật liệu đĩa. Đĩa quay sinh học được áp dụng đầu
tiên ở CHLB Đức năm 1960. Ở Mỹ và Canada, 70% hệ thống RBC được sử
13
dụng để loại BOD, 25% để loại BOD và nitrat, 5% để loại nitrat. Hệ đĩa quay
gồm những đĩa tròn polystyren hoặc polyvinyl clorit đặt gần sát nhau nhúng
chìm khoảng 40% trong nước thải hoặc quay với vận tốc chậm. Tương tự như
bể lọc sinh học, một lớp màng sinh học được hình thành và bám chắc vào vật
liệu đĩa quay. Khi quay, màng sinh học tiếp xúc với chất hữu cơ trong nước
thải và sau đó tiếp xúc với oxi khi ra khỏi nước thải. Đĩa quay được nhờ môtơ
hoặc sức gió. Nhờ quay liên tục mà màng sinh học vừa tiếp xúc được với
không khí vừa tiếp xúc được với chất hữu cơ trong nước thải, vì vậy chất hữu
cơ được phân hủy nhanh.
1.5. XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC KN KHÍ
1.5.1. Quá trình phân hủy kị khí
Phân hủy kị khí là quá trình phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ trong điều
kiện không cần có oxi [1, 24, 97,126]. Sự biến đổi các chất hữu cơ trong điều
kiện kị khí diễn ra theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (giai đoạn thủy phân): Các hợp chất hữu cơ có trọng lượng
phân tử lớn bị phân hủy do các enzym thủy phân để tạo ra năng lượng và
nguồn cacbon để xây dựng tế bào.
- Giai đoạn 2 (giai đoạn lên men axit): các hợp chất hữu cơ của giai đoạn 1
được biến đổi do hoạt động của vi khuNn để tạo thành các hợp chất trung gian
có phân tử lượng thấp.
- Giai đoạn 3 (giai đoạn lên men metan): các hợp chất trung gian dược biến
đổi thành các sản phNm cuối là CH
4
và CO
2
nhờ hoạt động của các vi khuNn.
Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện kị khí sinh ra sản
phNm cuối cùng là hỗn hợp khí trong đó, CH
4
(metan) chiếm tới 60 – 75%. Vì
vậy, quá trình này còn được gọi là lên men metan.
Trong quá trình phân hủy, một nhóm vi sinh vật kị khí thủy giải các chất
hữu cơ và lipit thành monosaccharit, aminoaxit và các chất liên quan (sơ đồ
4. 1). Trong giai đoạn này, các enzim do các vi sinh vật tiết ra phân hủy các
14
chất hữu cơ - hydratcacbon phức tạp thành các đường đơn giản; protein thành
albumoz, pepton, peptit, axit amin; chất béo (lipit) thành glyxerin và các axit
béo. Các hợp chất hữu cơ hoà tan bị phân huỷ gần như hoàn toàn: axit béo tự
do được phân huỷ tới 80- 90%, axit béo là loại este được phân huỷ 65 - 68%.
Riêng lignin là hợp chất hữu cơ khó phân giải nhất, nó tạo ra mùn.
Một nhóm vi sinh vật kị khí lên men các sản phNm này thành các axit hữu
cơ (quan trọng nhất là axit acetic). Nhóm vi khuNn này không lên men metan
nhưng lên men axit (vi khuNn kị khí tùy tiện và kị khí bắt buộc). Thuộc nhóm
này gồm có Clostridium spp., Peptococcus anaerobus, Bifidobacterium spp.,
Desulphovibrio spp., Corynebacterium spp., Lactobacillus, Actinomyces,
Staphylococcus và Escherichia coli. Các nhóm sinh lý khác gồm các vi sinh
vật sinh ra enzym thủy giải protein, lipit, urê và xenluloza.
Nhóm vi sinh vật thứ ba là nhóm vi khuNn lên men metan, quan trọng nhất
là nhóm sử dụng H
2
và axit acetic (tạo ra do nhóm vi sinh vật lên men axit)
thành CH
4
và CO
2
. Các vi khuNn này là những vi khuNn lên men metan thuộc
nhóm kị khí bắt buộc. Các loài này có thể thấy trong bao tử của các động vật
nhai lại và đáy bùn ở các ao hồ. Thuộc nhóm này gồm có các giống vi khuNn
hình que (Methanobacterium, Methanobacillus) và các giống vi khuNn hình
cầu (Methanococcus, Methanosarcina). Sản phNm cuối cùng của quá trình
phân hủy kị khí là hỗn hợp các chất khí CO
2
và CH
4
. Ngoài ra, còn một số
khí khác như: H
2
, N
2
, H
2
S và một ít muối khoáng. Vi khuNn metan chỉ sử
dụng một phần cơ chất để tạo thành metan. Các vi khuNn len men metan sử
dụng các nguồn cơ chất sau: CO
2
và H
2
, format, acetat, metanol, metylamin,
cacbon monoxit.
1.5.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp kị khí với sinh trưởng lơ lửng
Trong các quá trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ, xử lí nước thải bằng
phương pháp kị khí sinh trưởng lơ lửng được dùng phổ biến [126]. Đó là quá
trình phân hủy kị khí xáo trộn hoàn toàn và được thực hiện trong công trình
15
thường được gọi là bể metan (methantank). Ngoài ra hai quá trình tiếp xúc kị
khí, quá trình với lớp bùn hoạt tính có dòng hướng lên v.v cũng đang được
ứng dụng rộng rãi. Phân hủy kị khí với sinh trưởng lơ lửng là một trong
những quy trình xử lí bùn cặn lâu đời nhất.
Xử lí bằng phương pháp “tiếp xúc kị khí” bể lên men có thiết bị trộn và bể
lắng riêng:
Trong quá trình tiếp xúc kị khí, nước thải được trộn với bùn hồi lưu, quá
trình phân hủy diễn ra trong điều kiện yếm khí [126]. Sau khi phân hủy, hỗn
hợp được đưa sang bể lọc rồi xử lý tiếp tục hoặc thải ra môi trường. Bùn kị
khí được tái tạo để đưa vào bể xử lý tiếp tục. Do tốc độ sinh trưởng của vi
khuNn kị khí thấp nên lượng bùn dư thấp. Phương pháp này áp dụng đối với
nước thải có mức độ ô nhiễm cao các chất thải hòa tan. Bể phản ứng có thể
làm bằng bêtông, bằng thép hay chất dẻo, có chống ăn mòn ở phía trong, có
cách nhiệt để duy trì nhiệt độ mong muốn ở khu vực giữa. Khuấy trộn bằng
cách bơm khí vào bình chứa làm bằng vật liệu không gỉ. Bể lắng coi như một
thiết bị cô đặc, vì bùn tách ra có nồng độ cao và từ đây cho bùn hồi lưu trở lại
bể phản ứng. Tỉ lệ bùn tuần hoàn khoảng 50–100%.
Xử lí nước thải ở lớp bùn kị khí với dòng chảy ngược (UASB - Upflow
Anaerobic Sludge Blanket)
Nước thải được đưa vào ở đáy bể phản ứng [126]. Dòng chất thải đi từ
dưới lên qua lớp bùn là các hạt có hoạt tính sinh học. Quá trình xử lý nước
thải diễn ra khi nước thải tiếp xúc với với các hạt. Các loại khí tạo ra trong
điều kiện kị khí (chủ yếu là CH
4
và CO
2
) sẽ tạo ra dòng tuần hoàn cục bộ,
giúp cho việc hình thành những hạt bùn hoạt tính và giữ cho chúng ổn định.
Một số bọt khí và hạt bùn có khí bám vào sẽ nổi lên trên mặt hỗn hợp phía
trên bể. Khi va phải lớp lưới chắn phía trên, các bọt khí bị vỡ và hạt bụi được
tách ra lại lắng xuống dưới. Để giữ cho lớp bùn ở trạng thái lơ lửng, vận tốc
dòng hướng lên phải giữ ở khoảng 0,6 - 0,9 m/h. Khí metan được tạo ra ở
16
giữa lớp bùn. Hỗn hợp khí - lỏng và bùn làm cho bùn tạo thành dạng hạt lơ
lửng. Với quy trình này, bùn tiếp xúc được nhiều với chất hữu cơ có trong
nước thải và quá trình phân hủy xảy ra tích cực.
Trên cơ sở phương pháp UASB, người ta đã cải tiến thành phương pháp
UAFB. Khác với UASB, UAFB sử dụng các giá thể nhân tạo dạng hạt hoặc
dạng bản có bề mặt tiếp xúc lớn để vi khuNn kị khí bám dính với mật độ cao.
Nhờ đó, mà hiệu quả xử lý nước thải cao hơn nhiều so với phương pháp
UASB thông thường. Bể phản ứng có thể làm bằng bê tông, thép không gỉ
được cách nhiệt với bên ngoài. Trong bể phản ứng với dòng nước dâng lên
qua nền bùn rồi tiếp tục vào bể lắng đặt cùng với bể phản ứng.
Bùn trong bể metan là sinh khối vi sinh vật kị khí và tùy tiện đóng vai trò
phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ. Bùn hoạt tính này hình thành hai
vùng rõ rệt: khoảng 1/4 chiều cao từ đáy bể lên là lớp bùn do các hạt keo tụ,
nồng độ khoảng 5-7%; trên lớp này là lớp bùn lơ lửng với nồng độ 1.000-
3.000mg/l, gồm các bông cặn chuyển động giữa lớp bùn đáy và bùn tuần hoàn
từ ngăn lắng rơi xuống. Bùn hoạt tính trong bể phản ứng có nồng độ cao cho
phép bể làm việc với tải trọng lớn. Để đảm bảo bể làm việc với nồng độ cao,
người ta phải cấy giống vi sinh vật của pha axit và pha sinh metan. Lấy các
giống vi sinh vật tự nhiên sống trên phân trâu, bò tươi để cấy với nồng độ
thích hợp. Bể phải vận hành với chế độ thủy lực ≤ 1/2 công suất thiết kế, sau
2-3 tháng mới đạt được nồng độ bùn cần thiết. Nếu không cấy giống tự nhiên,
bể hoạt động 3-4 tháng mới đạt được nồng độ bùn cần thiết.
1.5.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp kị khí với sinh trưởng gắn kết
Đây là phương pháp xử lí kị khí nước thải dựa trên cơ sở sinh trưởng dính
bám với vi khuNn kị khí trên các giá mang [126]. Hai quá trình phổ biến của
phương pháp này là lọc kị khí và lọc với lớp vật liệu trương nở, được dùng để
xử lí nước thải chứa các chất cacbon hữu cơ. Quá trình xử lí với sinh trưởng
gắn kết cũng được dùng để khử nitrat.
17
Lọc kị khí với sinh trưởng gắn kết trên giá mang hữu cơ (ANAFIZ):
Phương pháp lọc kị khí: cột lọc kị khí với các môi trường rắn có mang vi sinh
vật để xử lý nước thải giàu các hợp chất cacbon hữu cơ [126]. Dòng nước thải
được bơm từ dưới lên qua cột tiếp xúc với môi trường có các vi khuNn kị khí.
Do các vi khuNn không bị rửa trôi theo dòng nước nên thời gian lưu của nước
ngắn hơn nên phương pháp này có thể dùng để xử lý nước thải ở nhiệt độ
thường. Trong phương pháp này lớp vi sinh vật phát triển thành màng mỏng
trên vật liệu làm giá mang bằng chất dẻo, có dòng nước đNy chảy qua. Vật
liệu có thể là chất dẻo ở dạng tấm dạng hạt như hạt polyspiren có đường kính
3 - 5mm, chiều dày lớp vật liệu là 2m.
Xử lí nước thải bằng lọc kị kí với vật liệu giả lỏng trương nở (ANAFLUX):
Theo phương pháp này, vi sinh vật được cố định trên lớp vật liệu hạt
được giãn nở bởi dòng nước dâng lên sao cho sự tiếp xúc của màng sinh học
với các chất hữu cơ trong 1 đơn vị thể tích là lớn nhất [126]. Hãng Degremont
đã chế ra một loại vật liệu hạt Biolite đặc biệt với các đặc tính: có cấu tạo lỗ
nên diện tích riêng là khá lớn, khối lượng riêng nhỏ và chịu được va đập. Lọc
gồm cột phản ứng có thể làm bằng thép hoặc chất dẻo, cần chống ăn mòn bên
trong và cách nhiệt.
ANAFLUX thích hợp với nước thải có COD ≥ 2,5g/l, nghĩa là các loại
nước thải của các xí nghiệp thực phNm (rượu, bia, tinh bột, sữa ), công
nghiệp giấy, công nghiệp dệt và hóa dược đều có thể áp dụng phương pháp
này để làm sạch.
1.5.4. Hồ kị khí
Hồ kị khí cũng như ao hồ sinh học khác (ao hồ hiếu khí, ao hồ tùy tiện) đã
được loài người sử dụng để làm sạch nước từ rất lâu [126]. Ở trong hồ kị khí,
vi sinh vật kị khí phân hủy các chất hữu cơ thành các sản phNm cuối ở dạng
khí, chủ yếu là CH
4
, CO
2
và các sản phNm trung gian sinh mùi như H
2
S, axit
hữu cơ Đặc điểm nước thải có thể xử lí bằng hồ kị khí là: hàm lượng các
18
chất hữu cơ có trong nước cao, như protein, dầu mỡ, không chứa các chất có
độc tính với vi sinh vật, đủ các chất dinh dưỡng và nhiệt độ nước tương đối
cao (trên 20
o
C). Phương pháp này thích hợp cho nước thải các lò mổ, chế biến
thịt gia súc, gia cầm với BOD tới 1400mg/l, chất béo tới 500mg/l và pH trung
tính. Tùy thuộc vào lượng BOD trong nước thải, có thể xây hồ kị khí kết hợp
với hồ tùy tiện và hồ hiếu khí. Như vậy ta có một chuỗi hồ và mỗi hồ có thể
giảm một lượng BOD đáng kể. Cuối cùng, nếu cần có thể xây hồ xử lí cấp 3
kết hợp với thả bèo, nuôi cá hoặc cho rong tảo phát triển để khử sạch nitơ và
phospho còn thừa dư ở trong nước.
1.5.5. So sánh các phương pháp xử lý hiếu khí và kị khí:
+ Năng lượng:
- Phương pháp hiếu khí cần phải thông khí tốn nhiều năng lượng.
- Phương pháp kị khí không cần cấp năng lượng, ngược lại còn tạo ra năng
lượng là khí metan.
+ Nguồn nước thải:
- Phương pháp kị khí thích hợp cho các loại nước thải ô nhiễn nặng, nhưng
nồng độ các ion kim loại cần phải thấp.
- Phương pháp hiếu khí chỉ thích hợp với các loại nước thải ô nhiễm trung
bình hoặc nhẹ.
+ Hiệu quả xử lý:
- Phương pháp hiếu khí loại bỏ BOD được nhiều hơn trong thời gian ngắn
hơn, có thể loại bỏ N cũng như P. Hiệu suất khử BOD cao nhất có thể đạt
99%.
- Phương pháp kị khí khử BOD kém hơn, tối đa được 85%, thời gian dài hơn.
Nước ra từ các công trình xử lý kị khí nên tiếp tục xử lý hiếu khí.
+ Khả năng bị ức chế: Các vi sinh vật trong quá trình kị khí rất nhạy
cảm đối với các chất có tác dụng ức chế
+ Mùi hôi thối:
19
- Phương pháp kị khí sinh ra nhiều khí có mùi hôi thối: H
2
S, indol, mercaptan,
scatol
- Phương pháp hiếu khí ít mùi hôi thối hơn.
+ Tạo bùn:
- Phương pháp kị khí tạo được 80 – 300 g bùn/ 1kg BOD.
- Phương pháp hiếu khí tạo được 500 – 700 g bùn/1 kg BOD.
+ Khả năng tách chất rắn: Phương pháp kị khí khó lắng cặn, còn nhiều
chất lơ lửng.
1.6. XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.6.1. Xu hướng trên thế giới
Ở các nước công nghiệp phát triển như Nhật, Đức, Mỹ công nghệ xử lý
nước thải đã tiến những bước dài. Với mỗi loại hình nước thải nhất định,
người ta đã đưa ra phương pháp xử lý thích hợp: xử lý lý học, hoá học và sinh
học. Trong xử lý sinh học có 2 phương pháp phổ biến: xử lý hiếu khí và xử lý
kị khí.
Phương pháp xử lý hiếu khí có ưu điểm là thời gian ngắn, hiệu suất xử lý
cao nhưng phí vận hành lớn do tiêu tốn nhiều điện năng và không thể xử lý
nước thải có mức độ ô nhiễm cao, chi phí đầu tư lớn, tạo ra nhiều bùn, cần
nhiều diện tích, hoạt động của hệ thống hiếu khí thường nhạy cảm với sự thay
đổi về tải trọng ô nhiễm và lưu lượng nước thải.
Phương pháp xử lý kị khí đã được biết đến từ rất lâu, nhưng chỉ từ khi
xuất hiện phương pháp xử lý UASB thì phương pháp xử lý kị khí mới được
chú ý và tập trung nghiên cứu. Từ phương pháp UASB, người ta đã nghiên
cứu cải tiến là có chất mang nhằm nâng cao hiệu quả xử lý và vận hành hệ
thống được dễ dàng, đã có các phương pháp cải tiến như: fixed bed, UAFB
Nguồn chất mang cố định có thể sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau,
rẻ tiền và dễ sản xuất. Người ta sử dụng các giá thể nhân tạo dạng hạt hoặc
dạng bản có bề mặt tiếp xúc lớn để vi sinh vật kị khí bám dính.
20
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước công nghiệp
phát triển như: Mỹ, Đức, Anh, Pháp và Nhật đã tập trung nghiên cứu và đưa
ra được nhiều công nghệ xử lý đạt hiệu quả cao. ở Mỹ, người ta sử dụng các
sợi nilon để làm chất mang; ở Nhật người ta sử dụng PU, PS và các nguyên
liệu xenluloza khác. Những năm đầu thế kỷ 20, hiệu suất xử lý nước thải bằng
phương pháp UASB đạt được khoảng 70%, nhưng đến nay các nhà khoa học
của trường Đại học Tổng hợp Nagaoka - Nhật Bản đã nghiên cứu xử lý nước
thải bằng phương pháp UASB với hiệu suất xử lý đạt đến 90 - 92%.
Hiện nay, các nước công nghiệp phát triển đã và đang sử dụng công nghệ
sinh học, công nghệ di truyền để xác định, cải tạo hệ vi sinh vật trong hệ
thống xử lý nước thải nói chung và xử lý bằng phương pháp kị khí nói riêng.
Sự kết hợp giữa sinh học cơ sở và sinh học phân tử đã tạo nền tảng cho việc
phát triển và hoàn thiện các mô hình xử lý nước thải kị khí.
1.8.2. Thực trạng ở Việt Nam
Trong hơn mười năm đổi mới, nền kinh tế đất nước chúng ta đã có bước
phát triển vượt bậc, giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng ở mức cao trong
nhiều năm. Bên cạnh những phấn đấu nổi bật đó thì cũng nảy sinh những vấn
đề mới, cần phải tiếp tục và khNn trương giải quyết. Một trong những vấn đề
đó là môi trường bị ô nhiễm, ở nhiều nơi ô nhiều môi trường đã lên đến mức
báo động, đặc biệt là các khu công nghiệp mới.
Năm 1993, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua Luật Bảo vệ Môi trường; năm 1994 Chính phủ có văn bản số
175/CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Do đó, một số đô thị và
khu công nhiệp lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai đã có
chương trình quản lý chất thải riêng nhưng mang tính chất tổng thể.
Trong 10 năm nay, công tác bảo vệ môi trường ngày càng được chú ý
hơn thể hiện ở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, việc hoàn
thiện các cơ quan quản lý môi trường các cấp đến đầu tư và giáo dục ý thức
21
bảo vệ môi trường cho nhân dân đã ngày càng được quan tâm hơn. Rất nhiều
nhà khoa học của nhiều Viện nghiên cứu và các trường đại học trong cả nước
đã và đang tiến hành nghiên cứu công nghệ xử lý các chất thải nói chung và
xử lý nước thải nói riêng.
Theo đó nhiều cơ sở đã tiến hành xử lý nước thải. Hiện nay nhiều công
ty liên doanh với nước ngoài có vốn đầu tư lớn như: CocaCola, bia Tiger, bia
Halida, bột ngọt Vedan, nhà máy sản xuất vỏ lon Crown; đặc biệt gần đây
mới được xây dựng là nhà máy sữa Hà Nội được trang bị hệ thống xử lý nước
thải bằng biện pháp sinh học bùn hoạt tính hiếu khí. Ngoài ra còn nhiều nhà
máy xí nghiệp khác đã và đang có hệ thống xử lý nước thải đi vào hoạt động
ngay từ những ngày đầu sản xuất.
Tại một số vùng trọng điểm chính quyền các cấp cũng đã tiến hành xử lý
nước thải, ở Quảng Ninh ngày 28/12/1998 một hệ thống nước thải đã dùng
bùn hoạt tính công suất 2500 m
3
/ngày đã bắt đầu hoạt động. Ngoài ra xử lý
nước thải bằng hồ sinh vật cũng được áp dụng ở nhiều hộ gia đình ở nông
thôn đó là mô hình VACB (vườn, ao, chuồng, biogas) theo đó nước thải chăn
nuôi được cung cấp cho hồ nuôi cá, trồng rau. Mô hình này thích hợp với điều
kiện Việt Nam vì nó vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa mang ý nghĩa môi
trường.
Đối với nước thải công nghiệp, Lâm Minh Triết và các cộng sự đã
nghiên cứu ứng dụng hồ sinh vật xử lý nước thải dầu mỏ, nhà máy giết mổ gia
súc, xí nghiệp cồn rượu đã đạt kết quả cao.
Ở Việt Nam hiện nay, xử lý nước thải bằng phương sinh học thường đi
theo 2 hướng: xử lý hiếu khí và xử lý kị khí liên tục hoặc từng mẻ, đã triển
khai ở nhiều nhà máy, đơn vị sản xuất khác nhau. Mỗi công nghệ có điểm
mạnh, điểm yếu, nói chung các công nghệ này đều chưa hoàn chỉnh, đều
trong tình trạng vừa nghiên cứu vừa triển khai ứng dụng.
22
Xử lý nước thải bằng phương pháp kị khí cũng đã và đang được ứng
dụng ở Việt Nam theo hướng sản xuất bioga, gắn liền với mô hình VACB
(vườn, ao, chuồng, Biogaz ). Một số nơi cũng đã nghiên cứu và ứng dụng
phương pháp UASB, nhưng phương pháp xử lý kị khí sử dụng chất mang cố
định vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và chưa có ứng dụng trong
thực tế giải quyết vấn đề nước thải ô nhiễm hữu cơ cao ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và nâng cao hiệu suất xử lý nước
thải theo phương pháp kị khí sử dụng chất mang cố định là việc hết sức cần
thiết, giảm thiểu được ô nhiễm do các hợp chất cacbon, tiết kiệm chi phí đầu
tư, phát triển nội lực là hướng đi đúng đắn được Đảng và nhà nước khuyến
khích đầu tư và phát triển, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh
tế trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1
VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
__________________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2010
BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên dự án: Nghiên cứu hệ thống sinh học hoạt lực cao, điều khiển tự
động trong quá trình xử lý kị khí đối với nước thải bị ô nhiễm chất hữu
cơ
Mã số đề tài, dự án: KC.04.DA01/06-10
Thuộc: Chương trình KC.04/06-10
2. Chủ nhiệm dự án:
Họ và tên: PGS.TS. Lê Đức Mạnh
Ngày, tháng, năm sinh: 1960 Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sỹ
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên chính
Chức vụ: Viện trưởng
Điện thoại: Tổ chức: 043.8584481 Nhà riêng: 043.8532637
Mobile: 0979941168
Fax: 0438584554 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Viện Công nghiệp thực phNm
Địa chỉ tổ chức: 301 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Địa chỉ nhà riêng: 92 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Hà Nội
3. Tổ chức chủ trì dự án:
Tên tổ chức chủ trì dự án: Viện Công nghiệp thực phNm
Điện thoại: 043.8584481 Fax: 043.8584554
E-mail: ;
Website: www.firi.ac.vn; www.firi.vn
2
Địa chỉ: 301 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Trâm
Số tài khoản: 931.01.0016
Tại Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân
Tên cơ quan chủ quản dự án: Bộ Công Thương
II. CÁC NỘI DUNG ĐÃ CHỈNH SỬA BỔ SUNG THEO Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG
NGHIỆM THU CẤP CƠ SỞ
1. Thời gian thực hiện đề tài/dự án:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 05/ năm 2007 đến tháng 05/ năm
2009
- Thực tế thực hiện: từ tháng 05/năm 2007 đến tháng 08/năm2009
- Được gia hạn (nếu có):
- Lần 1 : từ tháng 04 năm 2009 đến tháng 08 năm 2009
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện: 6.500 tr.đ, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 2.000 tr.đ.
+ Kinh phí từ các nguồn khác: 4.500 tr.đ.
+ Tỷ lệ và kinh phí thu hồi đối với dự án: 60% kinh phí hỗ trợ thực hiện dự án
(cụ thể là 1.200.000.000 đồng – Một tỉ hai trăm triệu đồng)
b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn SNKH:
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Ghi chú
(Số đề nghị
quyết toán)
1 5/2007 1.500 9/2007 1.050 836,960
2 1/2008 400 12/2008 730 801,45
3 1/2009 100 8/2008 100 684,197
3
c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đối với dự án:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Nội dung
các khoản chi
Tổng SNKH Nguồn
khác
Tổng SNKH Nguồn
khác
1 Thiết bị, máy móc
mua mới
0 0 0 1.267 0 1.267
2 Nhà xưởng xây
dựng mới, cải tạo
4200 0 4200 2.791 2.791
3 Kinh phí hỗ trợ
công nghệ
300 300 0 295 295 0
4 Chi phí lao động 57,5 57,5 0 47,67 47,56 0
5 Nguyên vật liệu,
năng lượng
1.500 1.500 0 1.500 1500 0
6 Khấu hao thiết bị,
nhà xưởng
300 0 300 450.27
8
0 450.278
7 Khác 142,5 142,5 0 157,33
157,33 0
Tổng cộng 6.500 2.000 4.500
6.509 2.000 4.509
- Lý do thay đổi (nếu có): Phần kinh phí khoán điều chỉnh lại cho phù hợp
thực tế như: chi phụ cấp thư ký dự án, in ấn, văn phòng phNm, quảng cáo; do
khủng hoảng tài chính, một số đơn vị đăng kí tham gia đã không thực hiện
như cam kết, do vậy kinh phí đối ứng đăng kí xây dựng nhà xưởng và cải tạo
xây mới phải chuyển thêm sang phần thiết bị máy móc mua mới, nhưng vẫn
đảm bảo đủ kinh phí đối ứng.
3. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài/dự án:
(Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ công đoạn xác định nhiệm vụ, xét chọn,
phê duyệt kinh phí, hợp đồng, điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh phí thực hiện nếu có); văn
bản của tổ chức chủ trì đề tài, dự án (đơn, kiến nghị điều chỉnh nếu có)
Số
TT
Số, thời gian ban
hành văn bản
Tên văn bản Ghi chú
1 1377/QĐ-BKHCN;
12/6/2006
Quyết định về việc phê duyệt các
tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài,
dự án SXTN cấp Nhà nước xét
chọn giao trực tiếp thực hiện
năm 2006
2 2092/QĐ-BKHCN;
22/9/2006
Quyết định Phê duyệt Chủ
nhiệm, Cơ quan chủ trì và kinh
phí các đề tài, dự án bắt đầu thực
2.000 triệu
đồng`
4
hiện năm 2006 thuộc Chương
trình KHCN trọng điểm cấp Nhà
nước giai đoạn 2006-2010
3 176/VTP Văn bản thỏa thuận khoán chi dự
án KC.04.DA01/06-10
480 triệu đồng
4 01/2006/HĐ-DACT-
KC.04/06-10, năm
2007
Hợp đồng nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ (dùng
cho dự án sản xuất thử nghiệm
thuộc các Chương trình khoa học
và công nghệ trọng điểm cấp nhà
nước)
Thời gian thực
hiện 5/2007
đến 4/2009,
kinh phí 2.000
triệu đồng
5 719/QĐ-BKHCN;
29/4/2009
Quyết định Về việc điều chỉnh
thời gian thực hiện của Dự án
KC.04.DA.01/06-10 thuộc
chương trình KH&CN trọng
điểm cấp nhà nước giai đoạn
2006-2010
5/2009-8/2009
4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài, dự án:
Số
TT
Tên tổ chức
đăng ký theo
Thuyết minh
Tên tổ chức đã
tham gia thực
hiện
Nội dung
tham gia
chủ yếu
Sản phm
chủ yếu
đạt được
Ghi
chú*
1 Công ty cổ
phần Thăng
Long
2 Công ty
TNHH Bia
Sư tử
3 Trung tâm
TNSX và
CGCN thực
phNm
Trung tâm
TNSX và
CGCN thực
phNm
Thử nghiệm
các kết quả,
đóng góp đối
ứng, nhân
lực
Các kết
quả thử
nghiệm
hoàn thiện
công nghệ,
thúc đNy
thương mại
5
4 Công ty cổ
phần sữa
Quốc tế
Công ty cổ
phần sữa Quốc
tế
Thử nghiệm
hệ thống,
đóng góp
nhân lực
Các kết
quả thử
nghiệm
hoàn thiện
công nghệ,
ứng dụng
công nghệ
- Lý do thay đổi (nếu có): Công ty cổ phần Thăng Long và Công ty
TNHH Bia Sư tử không tiếp tục tham gia dự án được do khủng hoảng tài
chính đã tác động mạnh đến sản xuất kinh doanh của hai doanh nghiệp này.
Đây là lý do chính dẫn đến hai doanh nghiệp đã đăng kí tham gia nhưng
không thực hiện được.
5. Cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án:
(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10
người kể cả chủ nhiệm)
Số
TT
Tên cá nhân
đăng ký theo
Thuyết minh
Tên cá nhân
đã tham gia
thực hiện
Nội dung
tham gia
chính
Sản phm
chủ yếu đạt
được
Ghi
chú*
1 TS. Lê Đức
Mạnh
TS. Lê Đức
Mạnh
Nghiên cứu
hoàn thiện
công nghệ,
sản xuất
modul
Các thông
số công
nghệ, qui
trình công
nghệ
2 Ths. Trịnh
Thanh Hà
Ths. Trịnh
Thanh Hà
Nghiên cứu
hoàn thiện
công nghệ
Các thông
số công
nghệ
3 Ths. Cao
Xuân Thắng
Ths. Cao
Xuân Thắng
Nghiên cứu
hoàn thiện
công nghệ
Các thông
số công
nghệ
4 Ths. Nguyễn
Chí Thanh
Ths. Nguyễn
Chí Thanh
Nghiên cứu
hoàn thiện
công nghệ
Các thông
số công
nghệ
5 CN. Lê Thị
Thắm
CN. Lê Thị
Thắm
Nghiên cứu
hoàn thiện
công nghệ
Các thông
số công
nghệ
6 Ths. Phạm
Thu Trang
Ths. Phạm
Thu Trang
Nghiên cứu
hoàn thiện
công nghệ
Các thông
số công
nghệ
7 Ks. Lê Trung Ks. Lê Trung Nghiên cứu Các thông
6
Hiếu Hiếu hoàn thiện
công nghệ
số công
nghệ
8 Ths. Ngô
Mạnh Tiến
Ths. Ngô
Mạnh Tiến
Nghiên cứu
hoàn thiện
công nghệ,
sản xuất
modul
Các thông
số công
nghệ, qui
trình công
nghệ
9 Phan Sĩ Minh Phan Sĩ Minh
Nghiên cứu
hoàn thiện
công nghệ,
sản xuất
modul
Các thông
số công
nghệ, qui
trình công
nghệ
- Lý do thay đổi ( nếu có): Một số cá nhân đã đăng kí tham gia thực hiện dự
án, nhưng do tình hình khủng hoảng kinh tế nên đơn vị tham gia không tham
gia thực hiện dự án nữa, một người cũng nghỉ hưu nên không tham gia dự án
nữa.
6. Tình hình hợp tác quốc tế:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm, tên tổ chức hợp tác, số
đoàn, số lượng người tham gia )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm, tên tổ chức hợp tác, số
đoàn, số lượng người tham gia )
Ghi
chú*
1
2
- Lý do thay đổi (nếu có):
7. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh
phí, địa điểm )
Ghi chú*
1 Công nghệ và thiết bị
xử lý nước thải bia công
suất 100m
3
/ngàyđêm;
ngày 4/7/2008;
2.650.000 đồng; Viện
Công nghiệp thực phNm
2
Kinh phí: 5.000.000 đồng
Nghiên cứu khử mùi
nước thải sau hệ thống
xử lý kị khí bằng các