Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nhiệm vụ bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây thuốc lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 27 trang )

CÔNG TY TNHH MTV VIỆN KTKT THUỐC LÁ







BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

NHIỆM VỤ BẢO TỒN VÀ LƯU GIỮ NGUỒN GEN
CÂY THUỐC LÁ



CNĐT : MAI THU HÀ













9006


HÀ NỘI – 2011



1
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU
MỤC LỤC

TÓM TẮT NHIỆM VỤ 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 6
1. Vật liệu 6
2. Phương pháp tiến hành 6
3. Thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu và hoá chất 6
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 7
1. Bảo tồn và lưu giữ tập đoàn giống thuốc lá trong phòng thí nghiệm 7
2. Đánh giá nguồn gen ở điều kiện đồng ruộng 9
2.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống được khảo sát 10
2.2. Thời gian sinh trưởng phát triển của các giống 12
2.3. Một số chỉ tiêu về thân của các giống 13
2.4. Một số chỉ tiêu về lá của các giống 14
2.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống 15
2.6. Năng suất của các giống khảo sát 15
2.7. Đánh giá chất lượng giống qua phân tích thành phần hoá học 17
2.8. Đánh giá chất lượng giống qua bình hút cảm quan 17
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 20

1. Kết luận 20
1.1. Bảo tồn và lưu giữ tập đoàn giống thuốc lá trong phòng thí nghiệm 20
1.2. Đánh giá nguồn gen ở điều kiện đồng ruộng 20
1.3. Cập nhật, bổ sung lí lịch giống của 10 giống đánh giá năm 2011 20
2. Đề nghị 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
PHỤ LỤC


2
TÓM TẮT NHIỆM VỤ

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây thuốc lá là nhiệm vụ mà Bộ Công
Thương và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giao cho Viện Kinh tế Kỹ thuật
Thuốc lá thực hiện thường xuyên hàng năm, với mục tiêu thu thập, đánh giá và
lưu giữ toàn bộ các dòng và giống thuốc lá trồng tại Việt Nam cũng như các
giống du nhập để phục vụ thường xuyên và lâu dài cho ngành công nghiệp
Thuố
c lá.
Trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ được giao, Viện Kinh tế Kỹ
thuật Thuốc lá đã sưu tầm và lưu giữ trên 70 mẫu giống thuốc lá từ các nước
khác nhau trên thế giới. Nguồn gen nói trên được lưu giữ đồng thời ở 2 dạng:
nguồn gen in vitro (70 mẫu giống trong ống nghiệm) và nguồn gen hạt (65 mẫu
hạt giống). Hàng năm, các giống lưu giữ trong quỹ gen đượ
c đưa ra khảo sát,
đánh giá ở điều kiện đồng ruộng (từ 10 - 20 giống).
Trong năm 2011, Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá tiếp tục thực hiện nhiệm
vụ lưu giữ 70 mẫu giống nói trên trong ống nghiệm và 65 mẫu hạt giống trong
điều kiện nhiệt độ thấp; đồng thời khảo sát 10 giống thuốc lá vàng sấy tại Chi
nhánh Hà Tây. Số liệu về đặ

c điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển,
tình hình sâu bệnh, chất lượng nguyên liệu và khả năng cho năng suất … của các
giống thuốc lá nói trên được cập nhật, bổ sung vào bộ lý lịch giống.

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tài nguyên di truyền cây trồng là di sản ngàn đời của nhân loại và nằm
trong những tài nguyên quý giá nhất hiện nay. Nhưng gần đây, nguồn tài nguyên
di truyền của cây trồng ngày càng bị thu hẹp. Việc mở rộng diện tích gieo trồng
các dạng hình cải tiến, năng suất cao đã làm giảm nguồn tài nguyên di truyền
cây trồng một cách nhanh chóng, nhất là tài nguyên di truyền cây lương thực và
thực phẩm. Vì vậy, việc bả
o tồn tài nguyên di truyền thực vật nói chung và
những cây trồng phục vụ cho mục tiêu lương thực và nông nghiệp nói riêng là
một trong những vấn đề cả thế giới phải quan tâm.[1]
Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên di truyền thực vật, nhiều
nước trên thế giới và nhiều tổ chức quốc tế đã tập trung cho bảo tồn ex-situ (bảo
tồn chuyển chỗ hay bảo tồ
n ngoại vi), cho đến những năm 90 thì bắt đầu quan
tâm nhiều đến bảo tồn in-situ (bảo tồn tại chỗ hay bảo tồn nội vi) [2]
- Bảo tồn exsitu: tiến hành thông qua lưu giữ ngân hàng gen: bảo tồn hạt,
bảo tồn in vitro, bảo tồn DNA, bảo tồn hạt phấn, ngân hàng gen đồng ruộng và
vườn thực vật.
+ Ngân hàng gen hạt giống: Bảo tồn ngân hàng hạt là kỹ thuật được sử
dụng rộng rãi để bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền thực vật (Bảo tồn dài hạn
nguồn gen cơ bản; Bảo tồn trung hạn mẫu nguồn gen hoạt động và Bảo tồn ngắn
hạn nguồn gen công tác). Việc kiểm tra thường xuyên phát hiện kịp thời những
nguồn gen giảm sức sống cần nhân đổi hạt mới là rất cần thiết để tránh những
rủi ro làm m

ất hoặc xói mòn ngân hàng gen. Nhân hạt nguồn gen thực hiện khi:
Hạt có chất lượng và sức sống thấp hoặc bị nhiễm bệnh; Nhân để tăng số hạt cho
bảo tồn; Nhân hạt cho những yêu cầu đặc biệt như cung cấp cho các nhà tạo
giống những tính trạng đặc thù như năng suất và chống bệnh Theo ghi nhận
của FAO, kỹ thuật này hiện nay bảo tồn 90% của 6 triệu mẫ
u nguồn gen bảo tồn
ex-situ toàn cầu.
+ Ngân hàng gen đồng ruộng: Bảo tồn ngân hàng gen trên đồng ruộng là
đem cây trồng từ nơi thích nghi của chúng về trồng trong khu bảo tồn có điều
kiện thích nghi hoặc không thích nghi. Bảo tồn ngân hàng gen đồng ruộng là
một phương pháp bảo tồn ex-situ quan trọng và cần thiết với loài cây trồng sức
sống của hạt chỉ duy trì trong thời gian ngắn như cọ dầu, xoài, mít, chôm
chôm…; những loài cây ph
ụ thuộc hoàn toàn vào nhân giống sinh dưỡng.
+ Ngân hàng gen in-vitro: Mặc dù bảo tồn ngân hàng gen hạt, ngân hàng
gen đồng ruộng trong bảo tồn ex-situ đang áp dụng rộng rãi nhưng chúng cũng
có những hạn chế, nhất là đối với các loại cây hạt không chịu với quá trình làm
khô, những loài sinh sản sinh dưỡng. Ngân hàng gen đồng ruộng thuận tiện cho
đánh giá, sử dụng nhưng thường gặp rủi ro do sâu bệnh, thời tiết bất thuận. Do
vậy bảo t
ồn invitro là phương pháp bổ sung và thay thế để khắc phục những hạn
chế trên. Kỹ thuật invitro còn có những tiến bộ như có thể kiểm tra sạch bệnh
trước khi bảo tồn, có thể bảo tồn số lượng lớn.[5].

4
- Bảo tồn in-situ: là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên
của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường
sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.[3]
Đối với các cây hoang dại, việc bảo tồn insitu có thể là trong các vườn
quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu đặc dụng .

Đối với cây trồng, bảo tồn insitu được tiến hành tại nơi mà các giống cây
trồng đó hình thành nên đặc tính của nó. Như vậy, bảo tồn insitu quỹ gen cây
trồng gắn liền với bảo tồn hệ thống canh tác, hệ sinh thái nông nghiệp và được
thực hiện trên đồng đất của nông dân (vì thế còn được gọi bảo tồn on-farm).
Chiến lược bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật là kết hợp hài hoà hai
phương pháp ex-situ và in-situ. Các nước kinh tế phát triển đã hình thành đầy đủ

sở vật chất của bảo tồn ex-situ nên đang quan tâm nhiều đến bảo tồn in-situ.
Ngược lại, các nước đang phát triển chỉ ưu tiên tạo lập được ngân hàng gen thích
hợp để giữ cho không mất nguồn gen của mình nên phải ưu tiên bảo tồn ex-situ.
Hiện nay trên toàn thế giới có 1.750 ngân hàng gen, lưu giữ khoảng
7.400.000 nguồn gen (FAO, 2010), tập trung lớn nhất vào nguồn gen cây lương
thực như các cây ngũ cốc, mộ
t số cây họ đậu và một số loài dễ bảo tồn hạt.
Các nước đi tiên phong trong nhiệm vụ này là Liên Xô cũ, Mỹ, Trung
Quốc, Ấn Độ, Vương quốc Anh… trong đó, Trung Quốc và Mỹ là 2 nước đứng
đầu thế giới về bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây trồng nói chung và nguồn gen
thuốc lá nói riêng.
Trung Quốc hiện có 4.042 mẫu giống thuốc lá, trong đó: 3.299 mẫu giống
của Trung Quốc, 680 mẫ
u giống nhập nội và 35 giống dại. Ngân hàng gen Quốc
gia được thành lập năm 1984 và đang bảo quản 2.700 mẫu giống thuốc lá. Các
đơn vị nghiên cứu lưu giữ nguồn gen các tập đoàn công tác phục vụ lai tạo và
phát triển giống.
Trung tâm nghiên cứu thuốc lá Oxford - Bắc Carolina là nơi lưu giữ và sử
dụng nguồn gen thuốc lá lớn, bao gồm 125 mẫu giống thuốc lá dại của 64/66
loài thuộc chi Nicotiana và trên 2.000 nguồn gen hạ
t của các dạng thuốc lá
trồng. Trong số 2.000 nguồn gen thuốc lá trồng có 1.200 mẫu được du nhập từ
các nước. Số mẫu giống nội địa còn lại là các giống đang sử dụng trong sản

xuất, các giống cũ và các mẫu giống chọn lọc. Rất nhiều nguồn gen thuốc lá đã
được đánh giá về các tính trạng nông học, khả năng kháng sâu bệnh và thành
phần hoá học chính. Một bộ ngu
ồn gen hạt của tập đoàn quỹ gen thuốc lá được
bảo quản dài hạn tại Trung tâm bảo tồn hạt giống quốc gia Fort Collins bang
Colorado.
Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, nước ta đã ưu tiên đầu tư cho
bảo tồn ex-situ để lưu giữ an toàn và ngăn chặn mất mát nguồn gen đang diễn ra
rất nhanh, đồng thời xúc tiến bảo tồn in-situ để hỗ trợ cho b
ảo tồn ex-situ trong
việc duy trì quá trình tiến hóa tự nhiên của cây nông nghiệp. Nhiệm vụ bảo tồn
tài nguyên di truyền cây nông nghiệp ở nước ta được tiến hành từ sau Chiến
tranh thế giới lần thứ nhất. Từ năm 1952 (Viện Khảo cứu trồng trọt), năm 1955

5
(Học viện nông lâm), và bắt đầu từ năm 1956 (Viện Khoa học kỹ thuật nông
nghiệp Việt Nam - VASI) đã chú trọng thu thập, đánh giá một số tập đoàn giống
cây trồng, trong số đó nhiều giống được lưu giữ trong ngân hàng gen cho tới
ngày nay. Các tập đoàn quỹ gen cây ăn quả và cây công nghiệp đầu tiên được
tạo lập tại Phú Hộ, tỉnh Phú Thọ và Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An.
Từ năm 1985-1992 Với sự giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và Viện Hàn lâm
nông nghiệp Liên Bang Nga đã tiến hành thu thập và lưu giữ hàng vạn mẫu
giống thuộc 72 loài cây trồng khác nhau (Trần Đình Long, 2007). Năm 1989,
Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia được hình thành, có phương tiện để bảo quản
giống trong kho lạnh, duy trì đồng ruộng và bảo tồn in vitro. Năm 1996, thành
lập Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam.[2]. Nh
ững năm gần đây cả 4 nhóm hoạt động của công tác bảo tồn
quỹ gen cây trồng: Điều tra, kiểm kê thu thập và nhập nội nguồn gen; Lưu giữ
nguồn gen (ex situ và in situ); Mô tả, thông tin và tư liệu hoá; và Khai thác sử

dụng bền vững nguồn gen đã được tăng cường. Hệ thống bảo tồn tài nguyên di
truyền thực vật đã được củng cố và hoạt động có hiệu quả
.[2]
Từ năm 1990, nhiệm vụ lưu giữ nguồn gen cây thuốc lá được Viện Kinh
tế Kỹ thuật Thuốc lá tiến hành hàng năm, nhằm thu thập và lưu giữ toàn bộ các
dòng và giống thuốc lá trồng tại Việt Nam cũng như các giống du nhập để phục
vụ thường xuyên và lâu dài cho ngành công nghiệp Thuốc lá. Nguồn gen đa
dạng, gồm nhiều mẫu giống, nhiều chủng loại đã ph
ục vụ tốt 2 nhiệm vụ chính
sau [4]:
- Lai tạo giống mới: các giống bố mẹ từ tập đoàn lưu giữ đã được sử dụng
để lai tạo ra các giống thuốc lá mới như C7-1, C9-1 (được công nhận giống
Quốc gia năm 2004); A7 (được công nhận năm 2005); VTL5H (được công nhận
năm 2009), VTL81 (được công nhận năm 2010) và nhiều dòng, tổ hợp lai có
triển vọng khác như GL1, GL2… đang được kh
ảo nghiệm và sản xuất thử để
từng bước phổ biến trong sản xuất.
- Nhân vô tính để sản xuất hạt đầu dòng, làm nguồn giống cho sản xuất
hạt giống thương mại (các giống C176, K326, K149, C7-1; C9-1)
Năm 2010, Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá đã thu thập, bổ sung vào quỹ
gen 10 mẫu hạt giống; đồng thời tiến hành đánh giá 10 giống ngoài đồng ruộng;
từ đ
ó phát hiện ra một số giống có các đặc tính nổi trội như: số lá sinh học
nhiều, khả năng chống chịu bệnh cao, năng suất lý thuyết cao …
Trong thời gian tới Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá tiếp tục thu thập và bổ
sung vào quỹ gen cây thuốc lá các dòng và giống có nguồn gen tốt và tăng
cường sử dụng các giống có nguồn gen chất lượng cao phục vụ cho ngành thuốc
lá.





6
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM

1. Vật liệu
- 70 mẫu giống thuốc lá lưu giữ trong ống nghiệm
- 65 mẫu hạt giống bảo quản trong kho lạnh.
- 10 giống thuốc lá vàng trong quỹ gen được đưa ra khảo sát ngoài đồng
ruộng: Vir188; Vir4241; Vir4241-2; Vir4241-3; Vir52-1; Bel-6112; Bel-619;
Mn 944-2; C22-7; C251; đối chứng: C176
2. Phương pháp tiến hành
- Lưu giữ tập đoàn giống trong điều kiện nhân tạo với môi trường
Murashige & Skoog 1962 cơ bản. Số lượng: 36 ống nghiệm/1 mẫu gi
ống.
- Bảo quản hạt giống ở điều kiện lạnh, nhiệt độ 1-5
0
C, ẩm độ 35- 40%.
+ Địa điểm thực hiện: tại Văn phòng Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá
- Bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng theo phương pháp khối ngẫu nhiên,
nhắc lại 3 lần.
+ Địa điểm thực hiện: Tại Chi nhánh Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá tại
Hà Tây
+ Diện tích:
60m
2
/CT/lần nhắc x 3 lần nhắc x 11công thức = 1.980 m
2

diện tích bảo vệ và cắt băng 520 m

2

Tổng cộng: 2.500 m
2
+ Phân bón: sử dụng phân thương phẩm NH
4
NO
3
,

Supe lân, K
2
SO
4

với tỷ
lệ N: P
2
O
5
: K
2
O = 1: 2: 3 (N=70)

- Xử lý số liệu thí nghiệm theo các phương pháp thông dụng sử dụng phần
mềm IRRISTART 5.0
- Đánh giá nguồn gen dựa theo các chỉ tiêu của IPGRI (International
Plant Genetic Resources Institute).
- Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá giống thuốc lá ngoài đồng ruộng theo tiêu
chuẩn ngành 10 TCN 426-2000.

- Phân tích thành phần hoá học nguyên liệu thuốc lá gồm các chỉ tiêu:
Nicotin (TCVN 7253:2003); Đường khử (TCVN 7258:2003), Đạm tổng số
(TCVN 7252:2003), Clo (TCVN 7251:2003) …
- Đánh giá chất lượng nguyên liệu các mẫu giống vàng sấy qua bình hút
cảm quan theo tiêu chuẩn TC01:2000
- Phân cấp nguyên liệ
u các mẫu giống vàng sấy theo tiêu chuẩn TCN 26-
1-02
3. Thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu và hoá chất
- Phòng vô trùng, ánh sáng 2000 lux, nhiệt độ 18 - 22
0
C
- Box cấy vô trùng
- Nồi hấp vô trùng
- Bình tam giác, ống nghiệm, đĩa petri, panh kẹp, kéo

7
- Tủ lạnh bảo quản
- Môi trường Murashige & Skoog 1962 cơ bản với các nguyên tố đa, vi
lượng.
- Chất kích thích sinh trưởng: Benzil amino purin, kinetin
- Phân bón (NH
4
NO
3
, Supe lân, K
2
SO
4
), thuốc bảo vệ thực vật, bao hoa.


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN

1. Bảo tồn và lưu giữ tập đoàn giống thuốc lá trong phòng thí nghiệm
Trong những năm vừa qua, Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá đã thu thập và
nhập nội hơn 70 mẫu giống thuốc lá bao gồm các giống thuốc lá trồng và một số
dạng thuốc lá dại có nguồn gốc từ nhiề
u nước khác nhau như Trung Quốc,
Zimbabwe, Bungari, CuBa, Brazil, Mỹ… Tập đoàn giống phong phú này là
nguồn vật liệu khởi đầu để có thể tạo được các giống thuốc lá mới mang những
đặc tính mong muốn thông qua các biện pháp lai hữu tính, gây đột biến…
Chủng loại và số lượng các giống thuốc lá này gồm có: 67 giống thuốc lá vàng
sấy lò; 3 dạng thuốc lá dại. (Chi tiết tên các giống được liệt kê trong phụ lục I)
Nguồn gen nói trên được l
ưu giữ đồng thời ở 2 dạng: nguồn gen in vitro
(70 mẫu giống trong ống nghiệm) và nguồn gen hạt (65 mẫu hạt giống)
Các mẫu giống invitro được lưu với số lượng 36 ống nghiệm/1 mẫu giống
và được cấy chuyền sang môi trường mới (2 tháng/lần) để đảm bảo cung cấp đủ
chất dinh dưỡng cho nhu cầu sinh trưởng của cây; mặt khác tránh được ảnh
hưởng độc h
ại của các chất do mô cây thải ra trong quá trình trao đổi chất.
65 mẫu hạt giống được bảo quản trong điều kiện lạnh (nhiệt độ 1-5
0
C, ẩm
độ 35- 40%) và thường xuyên được kiểm tra tỷ lệ nảy mầm (3 tháng/lần). Hàng
năm, một số mẫu có số lượng ít hoặc tỷ lệ nảy mầm thấp đã được nhân thay thế,
nhân tăng số lượng để tránh để tránh những rủi ro làm mất mát hoặc xói mòn
ngân hàng gen
Kết quả bảng 1 cho thấy, phần lớn các mẫu hạt giống giữ được tỷ lệ nảy
mầm cao khi được bảo quản trong kho lạnh; Tuy nhiên, hạt thuốc lá là một loại

hạt rất nhỏ và có chứa dầu, dễ mất khả năng nảy mầm. Thời gian bảo quản các
mẫu hạt giống tùy theo đặc tính của từng giống và phụ thuộc rất lớn vào chất
lượng hạt giống tại thời điểm thu thập. Một số mẫu hạt lưu giữ
từ năm 2004,
2005 như Bắc lưu, Cao Bằng 2, Cao Bằng 3… đã có sự suy giảm tỷ lệ nảy mầm.
Các mẫu này cần được nhân thay thế. Bên cạnh đó, cần tiếp tục nhân tăng số
lượng một số mẫu hạt có số lượng rất ít như C30, Vĩnh Hảo, SPG140, PMRR-4,
Neyiseyi 1, Hicsh 187, Vir 3X.





8
Bảng 1. Tỷ lệ nảy mầm của các mẫu hạt giống bảo quản trong kho lạnh
Tỷ lệ nảy mầm (%)
TT Tên giống
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Ghi chú
1 Bắc lưu 71,3 68,6 63,0 60,6 Hạt thu từ cây invitro năm 2004
2 C254 80,6 81,6 80,3 81,0 “
3 Mn944-2 82,3 79,3 81,3 81,7 “
4 KE1 82,0 80,0 81,3 81,7 “
5 K326-ĐC 82,3 81,0 82,3 80,0 Hạt thu từ cây ĐC năm 2004
6 Cao Bằng 2 71,6 70,3 65,3 61,6 Hạt thu từ cây invitro năm 2005
7 Cao Bằng 3 77,0 73,0 68,6 63,3 “
8 Vir3X 81,3 81,6 80,6 80,0 “
9 Vir297 80,6 80,3 81,3 80,6 “
10 Lao Cai 80,3 81,6 80,3 80,0 “
11 Đại Kim Tinh 82,6 83,6 82,3 83,0 đã nhân thay thế năm 2009

12 White Gold 93,0 92,6 91,6 91,3 đã nhân thay thế năm 2009
13 Vir137 84,6 85,0 83,6 83,3 đã nhân thay thế năm 2011
14 C176-ĐC 82,6 81,3 80,3 82,0 Hạt thu từ cây ĐC năm 2005
15 C30 82,0 80,6 81,3 81,6 Hạt thu từ cây invitro năm 2006
16 C227 81,6 80,6 81,3 81,0 “
17 C254 81,6 80,0 80,6 81,0 “
18 C213 82,7 81,3 80,6 81,0 “
19 C251 82,0 82,6 80,3 80,7 “
20 Mn30 82,6 81,3 82,0 82,3 “
21 Vir48E 86,0 87,6 86,6 87,3 đã nhân thay thế năm 2009
22 Mn373 84,6 85,3 84,3 84,0 đã nhân thay thế năm 2011
23 C319 82,6 81,3 80,6 80,3 đã nhân thay thế năm 2009
24 C176-ĐC 81,6 82,0 79,6 82,3 Hạt thu từ cây ĐC năm 2006
25 Kazimiski 80,0 81,6 80,3 80,7 Hạt thu từ cây invitro năm 2007
26 Neyiseyi 1 80,6 80,0 80,0 80,3 “
27 NC13-1 83,3 82,6 81,0 81,3 “
28 NC628 80,7 81,0 80,3 80,6 “
29 Ninh Bình 1 83,3 83,0 83,7 82,3 “
30 NC12 88,6 87,0 86,6 87,3 đã nhân thay thế năm 2009
31 NC17 83,6 82,7 82,6 83,0 đã nhân thay thế năm 2009
32 NC82 97,7 97,0 96,6 96,3 đã nhân thay thế năm 2009
33 NC95-1 81,0 81,6 80,3 93,7 đã nhân thay thế năm 2011

9
34 C176-ĐC 82,0 81,6 81,0 82,3 Hạt thu từ cây ĐC năm 2007
35 SPG28 81,3 80,3 80,0 80,7 Hạt thu từ cây invitro năm 2008
36 SPG28-3 82,7 81,3 82,0 81,0 “
37 SPG52 82,0 80,6 81,3 81,0 “
38 SPG70 83,7 82,3 82,0 81,7 “
39 SPG140 82,3 80,6 81,0 81,6 “

40 Hicks 187 84,0 83,6 84,3 83,0 “
41 P1349 82,0 80,6 80,0 80,6 “
42 DH 56-19 82,3 83,6 81,7 81,0 “
43 K51E 84,3 81,6 82,3 81,7 đã nhân thay thế năm 2009
44 SPG67 86,7 84,3 85,6 85,0 đã nhân thay thế năm 2011
45 CMS 1303 83,6 81,7 80,6 80,0 Hạt thu từ cây invitro năm 2009
46 PMRR-4 80,6 81,3 80,6 81,0 “
47 Trung Hoa Bài1 93,3 91,7 92,3 91,0 ”
48 Trung Hoa Bài2 90,3 88,6 87,7 88,0 “
49 Vir276 Krawat 89,6 86,0 87,3 85,0 “
50 Vir131 85,3 83,7 83,3 82,7 “
51 Vĩnh Hảo 80,3 79,7 80,7 80,0 “
52 Vir168 80,0 81,3 80,6 80,3 “
53 Vir197 82,6 81,0 81,3 80,7 đã nhân thay thế năm 2009
54 Vir315 80,6 81,0 80,3 84,7 đã nhân thay thế năm 2011
55 HR 62-3 82,3 81,6 81,3 80,6 Hạt thu từ cây invitro năm 2010
56 D V D 90,6 91,3 90,3 89,7 “
57 Vir 87 82,0 80,6 80,0 80,3 “
58 Vir 97 91,3 90,6 89,6 89,3 “
59 NC95-2 89,0 87,3 87,0 85,7 “
60 Coker 347 86,3 84,7 83,7 83,0 “
61 Vir 23-5-3 83,0 81,7 80,0 80,6 “
62 P 1349-2 84,0 81,6 82,3 81,3 “
63 SPG 58 86,6 86,0 85,6 84,3 “
64 N.Var.Xanthi 85,7 85,0 83,6 84,0 “
65 N.T. Samsun 81,0 80,3 80,6 80,0 “
Ghi chú: Đợt 1: tháng1/2011; đợt 2: tháng 4/2011; đợt 3: tháng 7/2011; đợt 4: tháng10/2011.
2. Đánh giá nguồn gen ở điều kiện đồng ruộng
Tập đoàn giống được lưu giữ thường xuyên trong ống nghiệm, hàng năm
có từ 10 - 20 giống được đưa ra khảo sát ngoài đồng ruộng. Vụ Xuân năm 2011,


10
Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá đã đưa ra khảo sát 10 giống thuốc lá vàng tại Chi
nhánh Hà Tây. Hầu hết các giống này đã được lưu giữ lâu trong ống nghiệm và
chưa có lý lịch đầy đủ. Chúng tôi đã tiến hành quan sát, mô tả các đặc điểm hình
thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển, theo dõi tình hình sâu, bệnh hại và khả
năng cho năng suất của các giống thuốc lá nói trên để bổ sung dữ liệu vào lý l
ịch
giống.
2.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống được khảo sát
Các đặc điểm về hình thái của các giống khảo sát năm 2011 được trình
bày trong bảng 2.1.
Ngoại trừ 2 giống Mn 944-2, Vir52-1 có lá hình elip, hầu hết các giống
được khảo sát đều có kiểu hình đặc trưng của giống cũ: lá hình ovan rộng, che
khuất nhau nhiều, do vậy, khả năng thu nhận ánh sáng kém, ảnh hưởng đến khả
n
ăng quang hợp của giống.

Bảng 2.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống được khảo sát
TT Giống Xuất xứ
Đặc
điểm
cây
Đặc điểm lá Đặc điểm hoa, quả
1
Vir188
Bungari-
1986
Hình
tháp,

thân
xanh
nhạt
Hình ovan, màu xanh nhạt,
mặt lá phẳng, mép lá phẳng,
cổ lá rất to, không có tai lá,
diềm lá rộng kéo dài dọc
theo 2 bên lóng, đuôi lá
nhọn. Góc lá hợp thân: 45
o
,
gân lá TB, màu xanh sáng,
góc giữa gân chính và gân
phụ lớn
Chùm hoa phân bố
TB, nhiều hoa, cánh
hoa màu hồng đậm,
hầu như không xẻ
thùy, ống hoa phình
hình ly, quả bầu tròn,
2 ngăn nhỏ
2
Vir4241
Bungari-
1982
Hình
tháp,
thân
xanh
nhạt

Hình ovan, màu xanh nhạt,
mặt lá phẳng, mép lá phẳng,
cổ lá rất to, không có tai lá,
diềm lá rộng kéo dài dọc
theo 2 bên lóng, đuôi lá
nhọn. Góc lá hợp thân <45
o
,
gân lá nhỏ, màu xanh sáng,
góc giữa gân chính và gân
phụ lớn
Chùm hoa phân bố
cao, thưa, cánh hoa
màu hồng nhạt, đầu
cánh hoa rất nhọn, xẻ
thùy rõ, ống hoa
thuôn dài, nhị cao
hơn nhụy, quả bầu
tròn, 2 ngăn nhỏ
3
Vir4241-
2
Bungari-
1975
Hình
tháp,
thân
xanh
nhạt
Hình ovan, màu xanh nhạt,

mặt lá phẳng, mép lá phẳng,
cổ lá rất to, không có tai lá,
diềm lá rộng kéo dài dọc theo
2 bên lóng, không cân, đuôi
lá nhọn. Góc lá hợp thân
<45
o
, gân lá nhỏ, màu xanh
Chùm hoa phân bố
cao, thưa, cánh hoa
màu hồng nhạt, đầu
cánh hoa rất nhọn, xẻ
thùy rõ, ống hoa
thuôn dài, nhụy cao
hơn nhị, quả bầu

11
sáng, góc giữa gân chính và
gân phụ lớn, hình cung
tròn, 2 ngăn nhỏ
4
Vir4241-
3
Bungari-
1982
Hình
tháp,
thân
xanh
nhạt

Hình ovan, màu xanh đậm,
mặt lá gồ, cổ lá rất to,
không có tai lá, diềm lá
rộng kéo dài dọc theo 2 bên
lóng, không cân, đuôi lá
nhọn. Góc lá hợp thân <45
o
,
gân lá nhỏ, màu xanh sáng,
góc giữa gân chính và gân
phụ lớn, hình cung
Chùm hoa phân bố
TB, hình cầu, cánh
hoa màu hồng, phân
thùy nông, đầu cánh
hoa nhọn, ống hoa
phình hình ly, nhụy
thấp hơn nhị, quả bầu
tròn, 2 ngăn nhỏ
5
Vir52-1
Bungari-
1975
Hình
tháp,
thân
xanh
đậm
Hình elip, màu xanh đậm,
mặt lá phẳng, cổ lá rất to,

không có tai lá, diềm lá
rộng kéo đều dọc theo 2 bên
lóng, đuôi lá nhọn. Góc lá
hợp thân 70
o
, gân lá nhỏ,
màu xanh nhạt, góc giữa
gân chính và gân phụ lớn
Chùm hoa phân bố
TB, nhiều hoa, cánh
hoa màu hồng nhạt,
phân thùy rõ, đầu
cánh hoa nhọn, ống
hoa phình hình ly, nhị
thấp hơn nhụy, quả
bầu tròn, 2 ngăn nhỏ
6
Bel-6112
Bungari-
1982
Hình
tháp,
thân
xanh
vàng
Hình ovan, màu xanh vàng,
mặt lá phẳng, mép lá phẳng,
cổ lá rất to, không có tai lá,
diềm lá rộng kéo dài dọc
theo 2 bên lóng, không cân,

đuôi lá nhọn. Góc lá hợp
thân 70
o
, gân lá nhỏ, màu
xanh sáng, góc giữa gân
chính và gân phụ lớn, hình
cung
Chùm hoa phân bố
cao, hình chổi, cánh
hoa màu hồng nhạt,
loe tròn đều, hầu như
không xẻ thùy, ống
hoa phình hình ly,
quả bầu tròn, 2 ngăn
nhỏ
7
Bel-619
Bungari-
1982
Hình
tháp,
thân
xanh
nhạt
Hình ovan, màu xanh đậm,
mặt lá gồ, cổ lá rất to,
không có tai lá, diềm lá
rộng kéo đều dọc theo 2 bên
lóng, đuôi lá nhọn. Góc lá
hợp thân 70

o
, gân lá lớn,
màu xanh sáng, góc giữa
gân chính và gân phụ lớn
Chùm hoa phân bố
TB, nhiều hoa, cánh
hoa màu hồng nhạt,
phân thùy rõ, đầu
cánh hoa nhọn, ống
hoa phình hình ly, nhị
thấp hơn nhụy, quả
bầu tròn, 2 ngăn nhỏ
8
Mn 944-2
Bungari-
1982
Hình
tháp,
thân
xanh
nhạt
Hình elip hẹp, màu xanh
đậm, mặt lá phẳng, gân lá
nhỏ, cổ lá thuôn dài, diềm lá
rộng kéo dài dọc theo lóng,
tai lá cân, đuôi lá nhọn, góc
lá hợp thân 70
o
, gân lá lớn,
màu xanh sáng, góc giữa

gân chính và gân phụ lớn
Chùm hoa phân bố
cao, thoáng, cánh hoa
màu hồng đậm, xẻ
thùy nông, đầu cánh
hoa nhọn, ống hoa
hơi phình nhị thấp
hơn nhụy quả bầu
tròn, 2 ngăn nhỏ

12

9
C22-7
Cuba
1981

Hình
tháp
thân
màu
xanh
đậm
Hình ovan, màu xanh vàng,
mặt lá gồ, cổ lá TB, không
có tai lá, diềm lá nhỏ, đuôi lá
nhọn. Góc lá hợp thân 45
o
,
gân lá nhỏ, màu xanh sáng,

góc giữa gân chính và gân
phụ lớn, hình cung
Chùm hoa phân bố
thấp, cánh hoa
màu hồng, phân
thùy nông, ống
hoa ngắn, phình
hình ly, quả bầu
tròn, 2 ngăn nhỏ
10
C251
Bungari
-1982
Hình
tháp,
thân
xanh
nhạt
Hình ovan rộng, màu xanh
vàng, mặt lá phẳng, cổ lá to,
đuôi lá nhọn. Góc lá hợp
thân 60
o
, gân lá nhỏ, màu
xanh sáng, góc giữa gân
chính và gân phụ lớn, hình
cung
Chùm hoa phân bố
TB, cánh hoa màu
hồng, phân thùy

nông, ống hoa
phình hình ly; quả
bầu tròn, 2 ngăn
nhỏ
2.2. Thời gian sinh trưởng phát triển của các giống
Thời gian sinh trưởng phát triển của các giống là một trong những yếu tố
quan trọng trong việc quyết định năng suất, thời vụ và bố trí cơ cấu cây trồng
thích hợp. Đặc biệt, đây là một chỉ tiêu cần quan tâm trong lai tạo giống để có
thể quyết định thời điểm trồng sao cho các cây bố, mẹ phát dục đồng thời.
Bảng 2.2. Thời gian sinh trưởng phát triển của các giống
khảo sát năm 2011
Đơn vị tính: ngày
Thời gian từ trồng đến…
TT
Giống
10% cây
ra nụ
90% cây
ra nụ
50% cây
nở hoa
lá đầu chín lá cuối
chín
1
Vir188
54 56 61 70 118
2
Vir4241
56 59 64 72 117
3

Vir4241-2
54 57 60 70 117
4
Vir4241-3
60 62 65 71 117
5
Vir52-1
53 57 60 74 116
6
Bel-6112
54 58 62 72 114
7
Bel-619
85 89 92 75 125
8
Mn 944-2
63 69 73 72 105
9
C22-7
60 65 70 74 117
10
C251
62 65 68 71 104
11
ĐC (C176)
61 66 69 73 117
Số liệu về thời gian sinh trưởng phát triển của các giống trong bảng 2.2
cho thấy: phần lớn các giống được khảo sát có thời gian sinh trưởng tương

13

đương giống C.176 (thời gian từ trồng đến 10% số cây ra nụ của các giống giao
động từ 53-63 ngày); giống phát dục muộn là Bel-619 (xuất hiện nụ ở thời điểm
85 ngày sau trồng). Các giống ra nụ tương đối tập trung (trong vòng 2-6 ngày).
Trừ giống Bel-619, các giống còn lại có thời gian từ trồng đến 50% số cây nở
hoa từ 61-70 ngày. Hầu hết các giống có thời gian thu hoạch tương đối dài
(trong khoảng 44-50 ngày). Các giống chín tậ
p trung hơn so với giống C.176 là
Mn 944-2, C251. Tổng thời gian sinh trưởng của các giống giao động từ 104-
118 ngày. Giống Bel-619 có tổng thời gian sinh trưởng lớn nhất (125 ngày).
2.3. Một số chỉ tiêu về thân của các giống
Số liệu về chiều cao cây, đường kính thân và độ dài lóng của các giống
thể hiện trong bảng 2.3 cho thấy:
- Hầu hết các giống có chiều cao cây trung bình lớn hơn rõ rệt so với
giống C.176 ở độ tin cậy 95%. Gi
ống Bel-619 có chiều cao cây trung bình lên
tới 234,6cm. Hai giống có chiều cao cây tương đương giống C.176 là C251,
Vir52-1. Độ biến động về chiều cao cây thấp (Cv< 6,5%), cây đồng đều về chiều
cao.
- Tất cả các giống đều có độ dài lóng lớn, lá sắp xếp thưa hơn so với
giống C176. Các giống Vir4241, Vir4241-3, Vir4241-2 có độ dài lóng TB>
8,0cm
- Độ lớn của thân biểu hiện khả năng sinh trưởng và khả năng chống đổ
của cây. Các giống có
đường kính thân lớn (2,9-3cm) là Vir188, Vir4241-3,
C22-7. Giống có đường kính thân thấp hơn đối chứng là C251. Các giống còn
lại có đường kính thân tương đương đối chứng
Bảng 2.3. Chiều cao cây, đường kính thân và độ dài lóng của các giống
khảo sát năm 2011
Chiều cao sinh học
TT Giống

Chiều cao
(cm)
Cv
(%)
Đường kính thân
cách gốc 20cm
(cm)
Độ dài
lóng TB
(cm)
1
Vir188
176,2
4,8
3,0 7,4
2
Vir4241
188,4
4,8
2,6 8,5
3
Vir4241-2
177,3
2,6
2,5 8,0
4
Vir4241-3
165,4
3,7
2,9 8,9

5 Vir52-1 141,4
2,7
2,4 7,4
6 Bel-6112 160,9
5,6
2,6 7,9
7 Bel-619 234,6
4,1
2,6 6,9
8 Mn 944-2 177,1
4,7
2,5 6,7
9 C22-7 164,4
6,3
3,0 7,7
10 C251 140,2
4,1
2,1 5,9
11
ĐC (C176)
141,5
4,6
2,4 5,0
LSD
0,05
12,4

0,27



14
2.4. Một số chỉ tiêu về lá của các giống
Số liệu về tổng số lá trên cây, số lá kinh tế trên cây, kích thước lá của các
giống được thể hiện trên bảng 2.4.
Tổng số lá trên cây là yếu tố quyết định tới tiềm năng năng suất của
giống. Đây cũng là chỉ tiêu mà những người làm công tác chọn giống quan tâm.
Số lá trên cây phụ thuộc vào đặc tính của từng giống,
đồng thời phụ thuộc vào
quá trình canh tác. Số liệu bảng 2.4 cho thấy: số lá trên cây trung bình của các
giống trong khoảng 15,6-33,5lá. Hai giống có số lá lớn hơn rõ rệt so với giống
C176 là Mn 944-2, Bel-619 (tổng số lá trên cây>25lá). Giống có tổng số lá/cây
tương đương đối chứng là C22-7. Các giống còn lại đều có số lá thấp hơn so với
đối chứng ở độ tin cậy 95%.
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu về lá của các giống khảo sát n
ăm 2011
Tổng số lá trên cây
Kích thước lá TB
TT Tên giống
Số lá (lá) Cv (%)
Số lá
kinh tế
(lá)
Dài (cm) Rộng (cm)
1
Vir188
21,5
6,3 16,8 51,7 28,8
2
Vir4241
21,1

8,1 16,4 50,8 27,6
3
Vir4241-2
18,3
7,1 15,9 47,2 26,7
4
Vir4241-3
18,1
5,1 14,0 57,2 29,2
5
Vir52-1
15,6
8,6 11,4 52,0 24,7
6
Bel-6112
18,6
8,1 15,0 51,7 28,8
7
Bel-619
33,5
7,8 28,5 56,3 27,9
8
Mn 944-2
25,6
4,5 21,5 59,3 26,7
9
C22-7
23,5
8,9 17,7 57,5 29,3
10

C251
21,2
6,7 17,6 51,2 32,4
11
ĐC (C176)
23,2
5,4 20,5 52,4 21,7

LSD
0,05

1,3 1,03

Số lá kinh tế/cây cao ở giống Bel-619 (28,5 lá). Giống có số lá kinh tế/cây
tương đương đối chứng là Mn 944-2. Các giống còn lại có số lá kinh tế thấp hơn
rõ rệt so với giống C176.
Kích thước lá là một trong những yếu tố cấu thành năng suất và có ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất của giống. Ngoại trừ 2 giống Mn 944-2, Vir52-1
có lá hình elip, hầu hết các giống còn lại đều mang kiểu hình củ
a giống cũ, kích
thước lá lớn, lá rộng hình ovan (tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng từ 1,5 - 2,0)

15
2.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống
Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống thuốc lá phụ thuộc vào tình hình
sâu bệnh hại trên đồng ruộng; phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai và đặc
tính kháng bệnh của từng giống. Trong thí nghiệm khảo sát 10 giống quỹ gen tại
Hà Tây vụ Xuân 2011, không có sự xuất hiện của sâu; các loại bệnh gây hại cho
cây thuốc lá chỉ
xuất hiện và gây hại với mức độ rất nhẹ

Bệnh khảm lá do virus TMV xuất hiện ở 40 ngày sau trồng trên các giống
Bel-6112, Vir4241-3, Vir52-1 với tỷ lệ rất thấp
Bệnh đen thân xuất hiện ở giai đoạn muộn (khi đã thu hoạch ½ số lá trên
cây) ở 3 giống Vir4241-2, Vir4241, Vir52-1 tuy nhiên, chỉ gây hại với mức độ
nhẹ. Các giống còn lại không có biểu hiện nhiễm bệnh này.
Bảng 2.5. M
ức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống
Một số bệnh hại chính
TT Tên giống
Đen thân (%)
Khảm lá (%)
1
Vir188
- -
2
Vir4241
2,2 -
3
Vir4241-2
2,8 -
4
Vir4241-3
- 0,6
5
Vir52-1
1,7 -
6
Bel-6112
- 0,6
7

Bel-619
- -
8
Mn 944-2
- -
9
C22-7
- -
10
C251
- -
11
ĐC (C176)
- -
Ghi chú: - : không xuất hiện
2.6. Năng suất của các giống khảo sát.
Số liệu về các chỉ tiêu cấu thành năng suất của các giống thuốc lá khảo sát
năm 2011 như số lá thu hoạch, khối lượng trung bình lá khô, tỷ lệ tươi/khô, tỷ lệ
cọng… được trình bày trong bảng 2.6.
Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy: hầu hết các giống được khảo sát đều có khối
lượng trung bình lá khô cao hơn so v
ới giống C176. Các giống có khối lượng
trung bình lá khô lớn là Vir188, Vir4241-3, Vir52-1 (khối lượng trung bình lá
khô > 6g)





16

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất của các giống
khảo sát năm 2011
TT

Tên giống KLTB lá
khô (g)
Tỷ lệ
tươi /
khô
Tỷ lệ
cọng
(%)
NS khô lí
thuyết
(tạ/ha)
NS khô
thực
thu
(tạ /ha)
1
Vir188
6,1
7,4
28,0 20,5 18,6
2
Vir4241
5,5
7,5
26,8 17,9 15,4
3

Vir4241-2
5,4
7,6
26,1 17,1 14,9
4
Vir4241-3
6,4
7,7
25,5 17,9 17,1
5
Vir52-1
6,5
7,2
26,5 14,8 11,2
6
Bel-6112
5,5
7,7
26,5 16,6 15,2
7
Bel-619
4,5
8,1
30,3 25,9 23,1
8
Mn 944-2
4,7
8,1
28,7 20,0 18,3
9

C22-7
5,8
8,1
28,3 20,6 18,7
10
C251
5,5
8,7
26,3 19,2 17,1
11
ĐC (C176)
4,4
8,1
25,0 18,2 17,7

LSD
0,05


2,99
Ghi chú: - KLTB: Khối lượng trung bình ; NS: năng suất
Tỷ lệ tươi/khô biểu thị khả năng tích lũy chất khô của giống. Các giống có
khả năng tích lũy vật chất tương đối tốt như Vir188, Vir4241, Vir4241-2, Bel-
6112, Vir52-1, Vir4241-3 (tỷ lệ tươi/khô < 8,0). Giống C251có khả năng tích
lũy chất khô kém hơn so với giống đối chứng C176.
Tỷ lệ cọng cũng là một chỉ tiêu được các nhà chọn gi
ống quan tâm để tạo
ra những giống mới có tỷ lệ nguyên liệu sau tách cọng cao, phù hợp với yêu cầu
trong sản xuất thuốc điếu. Nhìn chung, tất cả các giống được khảo sát đều có tỷ
lệ cọng trong khoảng từ 25,5 - 30,3%, cao hơn so với giống C176.

Năng suất của các giống thuốc lá phụ thuộc phần lớn vào số lá trên cây,
kích thước lá, khả năng tích lũy chất khô và khả n
ăng kháng sâu bệnh… của
giống. Nhìn chung các giống được khảo sát vụ Xuân 2011 tại Hà Tây đều có
tiềm năng cho năng suất cao. Trừ giống Bel-6112, Vir52-1, các giống còn lại
đều có năng suất lý thuyết > 17 tạ/ha.
Hai giống Vir52-1 và Vir4241-2 có năng suất thực thu thấp hơn so với
giống đối chứng C176. Giống Bel-619 có năng suất thực thu 23,1 tạ/ha, lớn hơn
rõ rệt so với giống C176. Các giống còn lại có năng suất thực thu t
ương đương
giống C176 ở độ tin cậy 95%.

17
2.7. Đánh giá chất lượng giống qua phân tích thành phần hoá học
Kết quả phân tích thành phần hoá học chính trong mẫu lá nguyên liệu của
các giống được trình bày trong bảng 2.7.
Bảng 2.7. Kết quả phân tích thành phần hoá học chính trong mẫu lá
nguyên liệu của các giống khảo sát năm 2011
Đơn vị tính: (%)
TT Tên giống Nicotin Nitơ
tổng số
Đường
khử
Clo
1
Vir188
2,11 2,01 21,1
0,21
2
Vir4241

3,49 2,38 18,1
0,19
3
Vir4241-2
2,93 2,16 15,5
0,23
4
Vir4241-3
2,10 2,09 22,8
0,17
5
Vir52-1
1,45 1,55 27,7
0,10
6
Bel-6112
2,37 2,17 19,7
0,18
7
Bel-619
2,88 2,23 10,8 0,17
8
Mn 944-2
2,14 2,01 22,0
0,24
9
C22-7
3,77 2,40 19,8
0,18
10

C251
1,85 2,09 22,8
0,11
11
ĐC (C176)
4,65 2,35 25,8 0,13
Số liệu trong bảng 2.7 cho thấy:
- Hầu hết các giống được khảo sát có hàm lượng nicotin thấp hơn so với
giống C.176. Các giống có hàm lượng nicotin > 3,0% là Vir4241, C22-7. Các
giống còn lại có hàm lượng nicotin trong khoảng 1,45 - 2,93 %
- Hầu hết các giống có hàm lượng đường khử thấp hơn so với giống
C.176, đặc biệt giống Bel-619 có hàm lượng đường khử thấp (10,8%)
2.8. Đánh giá chất lượng giống qua bình hút cảm quan
Kết quả bình hút cảm quan mẫu lá nguyên liệ
u của các giống được thể
hiện trên bảng 2.8.
Số liệu trên bảng 2.8 cho thấy:







18
Bảng 2.8. Kết quả bình hút cảm quan mẫu nguyên liệu của các giống
khảo sát năm 2011
Đơn vị tính: điểm
TT Tên giống Hương Vị Độ
nặng

Độ
cháy
Màu
sắc
Tổng
điểm
1
Vir188
9,0 9,2 7,0 6,5 7,0 38,7
2
Vir4241
8,9 9,1 6,0 6,5 7,0 37,5
3
Vir4241-2
8,3 8,4 6,6 6,5 7,0 36,8
4
Vir4241-3
8,5 8,4 7,0 6,5 6,7 37,1
5
Vir52-1
8,3 8,8 4,0 6,5 6,0 33,6
6
Bel-6112
8,8 8,8 6,8 6,5 6,5 37,4
7
Bel-619
8,1 8,5 6,2 6,5 6,0 35,3
8
Mn 944-2
8,7 9,0 6,7 6,5 6,5 37,4

9
C22-7
8,5 9,2 5,5 6,5 7,0 36,7
10
C251
8,5 9,2 7,0 6,5 7,0 38,2
11
ĐC (C176)
9,4 9,2 5,0 6,5 6,8 36,9
Kết quả đánh giá cảm quan như sau:
- Mẫu Vir188 có hương thơm khá, dễ chịu, vị khá, độ nặng vừa phải, màu
sắc vàng cam, cháy tốt, tàn trắng
- Mẫu Vir4241có hương thơm khá, vị khá, độ nặng hơi nặng, màu sắc vàng
cam, cháy tốt, tàn trắng
- Mẫu Vir4241-2 có hương thơm khá, vị khá, độ nặng hơi nặng, màu sắc
vàng cam, cháy tốt, tàn trắng
- Mẫu Vir4241-3 hương thơm khá, vị khá, độ nặ
ng vừa phải, màu sắc vàng
cam, cháy tốt, tàn trắng.
- Mẫu Vir52-1 có hương thơm khá, vị khá, độ nặng hơi nhẹ, màu sắc vàng
cam, cháy tốt, tàn trắng.
- Mẫu Bel-6112 hương thơm khá, vị khá, độ nặng vừa phải, màu sắc vàng
cam, cháy tốt, tàn trắng.
- Mẫu Bel-619 có hương thơm khá, vị khá, độ nặng hơi nặng, màu sắc vàng
cam, cháy tốt, tàn trắng
- Mẫu Mn 944-2 có hương thơm khá, vị khá, độ nặng hơi nặng, màu s
ắc
vàng cam, cháy tốt, tàn trắng
- Mẫu C22-7 có hương thơm khá, vị khá, độ nặng rất nặng, màu sắc vàng
cam, cháy tốt, tàn trắng

- Mẫu C251 có hương thơm khá, vị khá, dễ chịu, độ nặng vừa phải, màu sắc
vàng cam, cháy tốt, tàn trắng

19
- Mẫu ĐC (C176) có hương thơm khá, vị khá, độ nặng rất nặng, màu sắc
vàng cam, cháy tốt, tàn trắng.
Kết quả phân hạng như sau:
- Các mẫu Vir188, Vir4241-3, Bel-6112, Mn 944-2, C251 có tính chất hút
tốt nhất
- Các mẫu Vir4241, Vir4241-2, Vir52-1, Bel-619 có tính chất hút khá.

- Mẫu Vir52-1 có độ nặng hơi nhẹ
- Mẫu C22-7, ĐC (C176) có độ nặng rất nặng.
Như vậy, qua khảo sát đánh giá 10 giống thuốc lá vụ Xuân 2011, chúng ta
có thể sơ bộ nhận thấy như sau:
Các giống đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, độ đồng đều quần
thể cao, có thể xếp theo các đặc trưng chủ yếu sau
+ Các giống có chiều cao cây lớn (>170cm) như Mn 944-2, Vir4241,
Vir4241-2, Bel-619, Vir188
+ Các gi
ống nhiều lá (> 30 lá/cây) như Bel-619
+ Các giống có đường kính thân lớn (≥ 3,0cm) như Vir188, C22-7
+ Các giống độ dài lóng lớn (> 7,0cm) như: Vir188; Vir4241; Vir4241-2;
Vir4241-3; Vir52-1; Bel-6112 ; C22-7
+ Các giống có khả năng tích lũy vật chất tương đối tốt (tỷ lệ tươi/khô <
8,0) như Vir188; Vir4241; Vir4241-2; Vir4241-3; Vir52-1; Bel-6112
+ Các giống có năng suất cao (> 20 tạ/ha) như: Bel-619
+ Các giống có hàm lượng nicotin cao (> 3,0%) như Vir4241, C22-7; Các
giống có hàm lượng nicotin trong khoảng 1,45 - 2,93 % như Vir188; Vir4241-2;
Vir4241-3; Vir52-1; Bel-6112 ; Bel-619; Mn 944-2; C251

+ Các giống có hàm lượng đường khử thấp (10,8%) như Bel-619.
+ Các giống có tính chất hút tốt như Vir188, Vir4241-3, Bel-6112, Mn 944-
2, C251.
3. Cập nhật, bổ sung lí lịch giống của 10 giống đánh giá năm 2011
Các giống được đánh giá nguồn gen theo các tiêu chuẩn của cây thuốc lá
dựa trên 35 chỉ tiêu của IPGRI (Trung tâm lưu giữ nguồn gen Quốc tế-
International Plant Genetic Resourcer Institute).
Dựa trên các số liệu đã thu thập được từ việc khảo sát các giống năm 2011
chúng tôi đã cập nhật, bổ sung và hoàn thiện bộ
lí lịch giống của 10 giống nói
trên. (Phụ lục 4)


20
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Bảo tồn và lưu giữ tập đoàn giống thuốc lá trong phòng thí nghiệm
Nguồn gen thuốc lá (gồm 70 mẫu giống) được bảo tồn và lưu giữ trong
môi trường nhân tạo, 65 mẫu hạt giống được bảo quản trong kho lạnh, không bị
ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh và sự thay đổi của môi trường bên ngoài;
đồng thời hạn chế được r
ất nhiều công chăm sóc, diện tích trồng trọt; tránh được
sự phân ly lẫn tạp giống so với việc trồng và thu hạt hàng năm ngoài đồng
ruộng. 62 mẫu hạt giống giữ được tỷ lệ nảy mầm cao khi được bảo quản trong
điều kiện lạnh. Tuy nhiên, trong năm 2012 cần tiếp tục nhân đổi 3 mẫu hạt đã có
sự suy giảm tỷ lệ nảy mầm và nhân tăng 7 m
ẫu hạt có số lượng ít.
1.2. Đánh giá nguồn gen ở điều kiện đồng ruộng
Các giống đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, độ đồng đều quần
thể cao, có thể xếp theo các đặc trưng chủ yếu sau

+ Các giống có chiều cao cây lớn (>170cm) như Mn 944-2, Vir4241,
Vir4241-2, Bel-619, Vir188
+ Các giống nhiều lá (>30 lá/cây) như Bel-619
+ Các giống có đường kính thân lớn (≥3,0cm) như Vir188, C22-7
+ Các giống độ dài lóng lớn (>7,0cm) như:
Vir188; Vir4241; Vir4241-2;
Vir4241-3; Vir52-1; Bel-6112; C22-7
+ Các giống có khả năng tích lũy vật chất tương đối tốt (tỷ lệ tươi/khô <8,0)
như Vir188; Vir4241; Vir4241-2; Vir4241-3; Vir52-1; Bel-6112
+ Các giống có năng suất cao (>20 tạ/ha) như: Bel-619
+ Các giống có hàm lượng nicotin cao (>3,0%) như Vir4241, C22-7; Các
giống có hàm lượng nicotin trong khoảng 1,45-2,93 % như Vir188; Vir4241-2;
Vir4241-3; Vir52-1; Bel-6112 ; Bel-619; Mn 944-2; C251
+ Các giống có hàm lượng đường khử thấp (10,8%) như Bel-619.
+ Các giống có tính chất hút tốt như Vir188, Vir4241-3, Bel-6112, Mn944-
2, C251.
1.3. Cập nhật, bổ sung lí lịch giống của 10 giống
đánh giá năm 2011
Đã cập nhật, bổ sung lí lịch giống của 10 giống khảo sát năm 2011 dựa
trên 35 chỉ tiêu của IPGRI.
2. Đề nghị
- Các giống thuốc lá có các đặc tính tốt nêu trên cần được quan tâm trong
công tác chọn tạo giống thuốc lá.
- Một số mẫu hạt giống lưu giữ trong nguồn gen hạt có sự suy giảm tỷ lệ
nảy mầm cần tiếp tục nhân lại để thay th
ế. Các mẫu hạt có số lượng rất ít cũng
cần được nhân tăng số lượng để tránh những rủi ro làm mất mát hoặc xói mòn
ngân hàng gen.

21

- Đề nghị Bộ Công Thương cho phép tiếp tục khảo sát các quỹ gen trong
những năm tiếp theo để thu thập thêm các dữ liệu hoàn thiện bộ lý lịch giống
- Đề nghị Bộ Công Thương cấp kinh phí để tiếp tục nhập thêm các giống
thuốc lá có năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào tập đoàn giống.

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2011
Xác nhận của đơn vị chủ trì Chủ
nhiệm đề tài




Mai Thu Hà




22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Linh Chi - “Một số yêu cầu cơ bản để điều tra thu thập quỹ gen cây
trồng”, TTTNTV - 2009
2. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - “Tổng quan về bảo tồn tài nguyên di truyền thực
vật phục vụ mục tiêu lương thực và nông nghiệp trên thế giới và Việt
Nam”, TTTNTV - 2007
3. Trần Danh Sửu - “Các phương pháp bảo tồn
đa dạng di truyền”, TTTNTV
- 2009
4. Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá – “Kết quả lưu giữ nguồn gen cây thuốc lá

2000 – 2005” – Kết quả nghiên cứu khoa học 2000 - 2005 , Hà Nội - 2006
5. Vũ Văn Liết - Giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen - Trường ĐH Nông
nghiệp I, Hà Nội – 2009


1

PHỤ LỤC

1. Danh mục các giống thuốc lá lưu giữ trong quỹ gen
2. Các mẫu hạt bổ sung vào nguồn gen hạt
3. Kết quả phân tích thành phần hóa học và bình hút các mẫu
nguyên liệu của các giống khảo sát năm 2011
4. Lý lịch các giống thuốc lá khảo sát năm 2011
5. Quyết định về việc đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN
năm 2011
6. Hợp đồng đặt hàng và cung cấp sự
nghiệp công nghiên cứu khoa
học và Phát triển công nghệ
7. Biên bản Hội đồng chuyên ngành KHKT đánh giá cấp cơ sở kết
quả thực hiện đề tài

2
PHỤ LỤC 1. Danh mục các giống thuốc lá lưu giữ trong quỹ gen

TT Mã
số
Tên giống Nguồn gốc Thời
điểm
thu

thập,
chọn lọc
TT Mã
số
Tên giống Nguồn gốc Thời
điểm thu
thập,
chọn lọc
1 V101 Bắc lưu Trung Quốc 1981 36 V136 SPG67 Bulgari 1982
2 V102 Cao Bằng 2 Cao Bằng 1979 37 V137 SPG70 Bulgari 1982
3 V103 Cao Bằng 3 Cao Bằng 1981 38 V138 SPG140 Bulgari 1982
4 V104 C30 Cuba 1985 39 V139 HR62-3 Ấn Độ 1975
5 V105 C227 Cuba 1981 40 V140 Hicsh 187 Cuba 1976
6 V106 CMS1303 Bulgari 1975 41 V141 P1349-1 Bulgari 1975
7 V107 Đại kim tinh Trung Quốc 1981 42 V142 P1349-2 Bulgari 1982
8 V108 Kazimisiki Bulgari 1975 43 V143 ĐH 56-19 Bulgari 1981
9 V109 Kussaga E1 Bulgari 1982 44 V144 PMRR-4 Bulgari 1982
10 V110 Kussaga 51E Bulgari 1982 45 V145
Trung Hoa Bài1
Trung Quốc 1979
11 V111 Coker 319 Bulgari 1982 46 V146
Trung hoa bài 2
Trung Quốc 1982
12 V112 Coker 48E Bulgari 1975 47 V147 Vir23-5-3 Bulgari 1974
13 V113 Coker 80F Bulgari 1982 48 V148 Vir276 Krawat Bulgari 1982
14 V114 Coker 213 Bulgari 1982 49 V149 Vir137 Bulgari 1982
15 V115 Coker 251 Bulgari 1982 50 V150 Vir297 Bulgari 1982
16 V116 Coker 347 Mondavi 1987 51 V151 Vir131 Bulgari 1982
17 V117 Coker 254 Bulgari 1982 52 V152 Vir315 Cuba 1985
18 V118 C17-6 Cuba 1985 53 V153 Vĩnh Hảo Phú Khánh 1981

19 V119 Macneir 30 Bulgari 1975 54 V154 White gold Bulgari 1982
20 V120 Macneir 373 Bulgari 1982 55 V155 D V D Bulgari 1982
21 V121 Macneir 944-2 Bulgari 1982 56 V156 Vir3X Mỹ 1983
22 V122 Nyieseyi 1 Bulgari 1982 57 V157 Vir87 Bulgari 1975
23 V123 LHSE68 Bulgari 1975 58 V158 Vir97 Bulgari 1975
24 V124 NC12 Bulgari 1982 59 V159 Vir197 Bulgari 1986
25 V125 NC13-1 Bulgari 1975 60 V160 Vir168 Bulgari 1986
26 V126 NC17 Bulgari 1975 61 V161 Vir188 Bulgari 1986
27 V127 NC82 Bulgari 1982 62 V162 Vir4241 Bulgari 1975
28 V128 NC95-1 Bulgari 1975 63 V163 Vir4241-2 Bulgari 1975
29 V129 NC95-2 Bulgari 1982 64 V164 Vir4241-3 Bulgari 1982
30 V130 NC628 Bulgari 1982 65 V165 Vir52-1 Bulgari 1975
31 V131 Ninh Bình 1 Ninh Bình 1975 66 V166 Bel-6112 Bulgari 1982
32 V132 SPG28 Bulgari 1982 67 V167 Bel-619 Bulgari 1982
33 V133 SPG28-3 Cuba 1983 68 D2 N.Var. Xanthi Zimbabwe 1996
34 V134 SPG52 Bulgari 1982 69 D4
N.T. Samsun
Zimbabwe 1996
35 V135 SPG58 Bulgari 1982 70 D5 Lao cai Lao Cai 2004

×