Tải bản đầy đủ (.doc) (236 trang)

CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỚP HỌC CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 236 trang )

Bùi Ngọc Diệp (chủ biên), Hồ Mộng Hùng,
Nguyễn Thị Thu Hương, Bùi Thanh Xuân
CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỚP HỌC
CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN
1
Hµ Néi - 3/ 2012
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 3
Bài mở đầu 7
Phần 1: Một số vấn đề chung về công tác quản lý lớp học có học sinh DTTS
ở trường THCS vùng khó khăn
10
Phần 2: Một số biện pháp quản lý lớp học có HS DTTS ở trường THCS
vùng khó khăn
35
Bài 1. Tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh về lớp học 35
Bài 2. Xây dựng những quy ước rõ ràng, nhất quán 43
Bài 3. Tạo môi trường tâm lý an toàn, thoải mái, tin tưởng, tôn trọng 50
Bài 4. Quan tâm đến những khó khăn của học sinh 59
Bài 5. Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động của lớp học 68
Bài 6. Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học
tập, rèn luyện ở lớp, ở nhà
78
Bài 7. Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là phong tục tập quán 86
Bài 8. Rèn luyện các thói quen và hành vi văn minh 95
Bài 9. Động viên, khen thưởng và trách phạt kịp thời 102
Bài 10. Làm gương trong cách cư xử 111
Bài 11. Phối hợp kịp thời với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường 117
Phần 3: Phụ lục 130


Phụ lục I. Giới thiệu về một số nét văn hóa, phong tục tập quán tiêu biểu của
đồng bào dân tộc
130
Phụ lục II: Một số hoạt động, trò chơi, trò chơi dân gian 195
Phụ lục III: Lời một số bài hát sinh hoạt 206
Phụ lục IV. Một số văn bản pháp lý của nhà nước về bản sắc văn hóa dân tộc 212
Danh mục tài liệu tham khảo 234
2
LỜI NÓI ĐẦU
Các bạn giáo sinh sư phạm thân mến!
Các bạn đang cầm trên tay cuốn tài liệu “Công tác quản lý lớp học có học
sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn”, một trong số những cuốn
sách nằm trong khuôn khổ Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất. Đây là tài
liệu được biên soạn dành riêng cho đội ngũ giáo sinh cao đẳng sư phạm, nhằm
mục đích cung cấp một số kiến thức cơ bản liên quan đến công tác quản lý lớp
học nói chung, đặc biệt là lớp học có các em học sinh dân tộc thiểu số, giúp các
bạn sinh viên CĐSP sắp ra trường có được sự chuẩn bị nghề nghiệp tốt hơn trước
khi bước vào con đường dạy học.
Cấu trúc của tài liệu gồm ba phần chính:
- Phần I: Một số vấn đề chung về công tác quản lý lớp học có học sinh
DTTS ở trường THCs vùng khó khăn
- Phần II: Một số biện pháp quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở
trường THCS vùng khó khăn.
Phần này được trình bày theo từng bài học, mỗi bài học nói về một biện
pháp cụ thể giúp quản lý lớp học hiệu quả. Tài liệu đề cập đến 9 biện pháp cơ bản
có thể giúp bạn bước đầu nắm được những nội dung cốt lõi giúp quản lý một lớp
học hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh lớp học có học sinh DTTS.
- Phần III: Phụ lục - Giới thiệu một số nét văn hóa, phong tục tập quán của
đồng bào dân tộc thiểu số.
Mỗi bài học/biện pháp ở Phần II được trình bày theo trình tự: 1) Mục tiêu

của bài học; 2) Nội dung bài học: bao gồm các hoạt động của bài để giúp giáo
sinh tự học; 3) Tự đánh giá sau bài học, gồm một số câu hỏi hoặc hoạt động tiếp
nối giúp các bạn củng cố, ôn lại kiến thức.
Sau đây là gợi ý để các bạn có thể sử dụng tài liệu một cách hiệu quả:
3
- Đọc kỹ các thông tin cơ bản trong phần đầu của tài liệu (phần I) và phần
phụ lục (phần III) để nắm được bối cảnh vấn đề, những kiến thức chung liên quan
đến lý thuyết quản lý lớp học, và một số đặc điểm văn hóa, tập quán của đồng bào
DTTS.
- Nghiên cứu cấu trúc, nội dung của từng biện pháp quản lý lớp học theo
các hướng dẫn cụ thể của từng hoạt động, tự liên hệ và đối chiếu với thực tiễn học
tập, thực tập của mình để rút ra những nhận định riêng hoặc ý kiến bổ sung cho
tài liệu. Ngoài ra, trong quá trình đọc tài liệu và tự học, bạn cũng có thể tự đưa ra
và suy ngẫm, đánh giá về những biện pháp quản lý lớp học của riêng mình mà tài
liệu chưa đề cập tới hoặc trình bày chưa đầy đủ.
- Một số nhiệm vụ/câu hỏi nêu trong phần “Tự đánh giá sau bài học” ở mỗi
biện pháp quản lý lớp học giúp bạn hệ thống lại, đào sâu hơn các kiến thức đã
tiếp thu. Bạn hãy cố gắng dành thời gian thực hiện các phần tự đánh giá này để
tăng hiệu quả tự học, tự nghiên cứu của mình.
Cuốn sách hy vọng cung cấp cho bạn một số kiến thức nền tảng làm hành
trang ban đầu trong quá trình trở thành một nhà sư phạm thực thụ, có vốn tri thức
vững vàng và lòng yêu nghề. Tuy nhiên, thực tiễn dạy học, giáo dục mà bạn sẽ
trải nghiệm trong tương lai cũng sẽ là một ‘cuốn sách mở’ vô cùng hữu ích, thú
vị, giúp bạn trau dồi và mở rộng thêm những gì đã học. Chúc các bạn thành công!
Với lần xuất bản đầu tiên, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những sai
sót, khiếm khuyết nhất định. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến góp
ý, phản biện của các bạn để hoàn thiện tài liệu trong những lần tái bản sau. Xin
cảm ơn!
- Nhóm tác giả -
4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Quản lý lớp học QLLH
Trung học cơ sở THCS
Học sinh HS
Giáo viên
Giáo viên chủ nhiệm
GV
GVCN
Dân tộc thiểu số DTTS
5
BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung :
Tài liệu cung cấp cho sinh viên ngành Sư phạm (thuộc phạm vi dự án GD
THCS vùng khó khăn nhất) những nội dung cơ bản về quản lý lớp học có học
sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn, đồng thời gợi ý về cách
hướng dẫn, tổ chức hoạt động, quản lý giáo dục đối với học sinh THCS vùng
khó khăn, góp phần năng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Tài liệu giúp cho sinh viên CĐSP:
- Biết được một số vấn đề chung về công tác quản lý lớp học có học sinh
dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn như:
+ Đặc điểm lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng
khó khăn
+ Tầm quan trọng của công tác quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu
số ở trường THCS vùng khó khăn.
+ Trách nhiệm của người giáo viên trong việc quản lý lớp học có học sinh
dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn.
+ Những điều cần lưu ý khi quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở

trường THCS vùng khó khăn.
- Biết và vận dụng được các biện pháp quản lý lớp học có học sinh dân
tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn.
- Có được các kỹ năng quản lý lớp học đối với học sinh DTTS vùng khó
khăn góp phần năng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
II. Đối tượng sử dụng tài liệu
Đối tượng chính sử dụng tài liệu “Công tác quản lý lớp học có học sinh dân
tộc thiểu số ở trường THCS” là các sinh viên năm cuối ngành Sư phạm. Tài liệu
6
này cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý, giáo
viên trường THCS có học sinh DTTS.
III. Cấu trúc nội dung tài liệu
Tài liệu được cấu trúc theo các phần sau:
Phần 1: Một số vấn đề chung về công tác quản lý lớp học có học sinh dân
tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn.
1. Vài nét về công tác quản lý lớp học.
2. Đặc điểm lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng
khó khăn.
3. Tầm quan trọng của công tác quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu
số ở trường THCS vùng khó khăn.
4. Trách nhiệm của người giáo viên trong việc quản lý lớp học có học
sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn.
5. Những điều cần lưu ý khi quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số
ở trường THCS vùng khó khăn.
Phần 2: Một số biện pháp quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở
trường THCS vùng khó khăn.
1. Tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh về lớp học
2. Xây dựng những quy ước rõ ràng, nhất quán
3. Tạo môi trường tâm lý thoải mái, hòa đồng, bình đẳng, chia sẻ, tôn
trọng.

4. Quan tâm đến những khó khăn của học sinh:
5. Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động của lớp học
6. Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học
tập ở lớp, ở nhà
7. Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là phong tục tập quán
7
8. Rèn luyện các thói quen và hành vi văn minh
9. Động viên, khuyến khích, khen thưởng và trách phạt kịp thời
10. Làm gương trong cách cư xử
11. Phối hợp kịp thời với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường
Phần 3: Phụ lục
IV. Phương pháp học tập chuyên đề
Tài liệu được trình bày với hình thức kết hợp thông tin về lý thuyết với
các câu hỏi tự học để vừa cung cấp những hiểu biết cần thiết, vừa tạo điều kiện
cho sinh viên có khả năng vận dụng được các biện pháp quản lý lớp học có học
sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn và các kỹ năng quản lý lớp
học đối với học sinh DTTS vùng khó khăn góp phần năng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục
Cách trình bày này khuyến khích sinh viên học tích cực qua việc:
• Làm việc cá nhân
• Thảo luận nhóm
• Đặt câu hỏi
• Thực hành rèn kỹ năng quản lý lớp học cho sinh viên.
*
* *
8
Phần 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
LỚP HỌC CÓ HỌC CÓ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TRƯỜNG THCS VÙNG KHÓ KHĂN

I. Mục tiêu
Sau bài học, học viên có khả năng:
- Nêu được một số nét cơ bản về công tác quản lý lớp học nói chung và
công tác quản lý lớp học có HS DTTS ở trường THCS vùng khó khăn nói
riêng
- Trình bày được tầm quan trọng của công tác quản lý lớp học có học sinh
dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn.
- Liệt kê được trách nhiệm của người giáo viên trong việc quản lý lớp học
có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn và những
điều cần lưu ý khi quản lý lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường
THCS vùng khó khăn
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về công tác quản lý lớp học để thực
hiện tốt việc quản lý lớp học của mình.
II. Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về công tác quản lý lớp học
1. Thông tin cơ bản cho hoạt động 1:
Vài nét về công tác quản lý lớp học
* Lớp học và quản lý lớp học
Lớp học, theo khái niệm thông thường, là một không gian đặc thù trong
mỗi nhà trường để GV cùng HS tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục.
Song, nếu nhìn nhận từ góc độ tâm lí học dạy học và lý luận giáo dục, thì lớp
9
học còn là một môi trường tâm lí, môi trường sư phạm đặc biệt, nơi diễn ra hầu
hết các hoạt động ở nhà trường của HS.
Trong các lý luận về quản lý và lãnh đạo thường phân biệt sự khác nhau
giữa “quản lý” và “lãnh đạo”, theo đó nhà quản lý là người tổ chức, thực hiện,
giám sát công việc, còn nhà lãnh đạo vạch ra tầm nhìn, hướng đi chung, cách
giải quyết cho vấn đề tổng thể. Người quản lý thực hiện đúng công việc, người
lãnh đạo làm được việc đúng đắn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý lớp học,
dường như cả hai vai trò ‘quản lý’ và ‘lãnh đạo’ này đều thuộc về một đối tượng

duy nhất và phải chịu trách nhiệm cao nhất: đó là người GV, đặc biệt là GV chủ
nhiệm lớp.
Quản lý lớp học (QLLH) là việc sử dụng các phương pháp sư phạm nhằm
ngăn ngừa những hành vi không thích hợp, và xử lí các tình huống có thể xảy ra
nếu hành vi đó xuất hiện. Nói cách khác, QLLH là những cách thức, kỹ thuật
mà GV sử dụng để duy trì sự kiểm soát của mình trong lớp học và xây dựng
được một tập thể lớp học tích cực.
Mục tiêu của việc QLLH là khuyến khích và thiết lập khả năng tự quản
của HS thông qua việc phát huy những thế mạnh và hành vi tích cực của các
em. Các nghiên cứu về lớp học cho thấy những vấn đề về kỷ luật lớp học, hành
vi của HS có tác động rất lớn đến hiệu quả chung của việc dạy và học. Các
nghiên cứu này còn cho thấy những GV nào hay phải đối mặt với các vấn đề
khó khăn trong việc quản lý lớp học thường sẽ khó có thể tập trung tốt vào việc
lập kế hoạch và thiết kế các hoạt động giảng dạy phù hợp. Điều này dẫn đến
những ảnh hưởng tiêu cực với cả hiệu quả công việc của GV lẫn chất lượng và
thành tích học tập của HS. Ngược lại, đối với những GV có kỹ năng tổ chức,
QLLH vững vàng, họ sẽ duy trì được một lớp học hiệu quả, hợp tác, và ít xảy ra
các vấn đề liên quan đến kỷ luật, hành vi xấu.
Có 3 yếu tố chính tạo nên một người GV hiệu quả là:
10
(1) lựa chọn và áp dụng các biện pháp giảng dạy một cách hữu hiệu nhất,
(2) thiết kế chương trình giảng dạy tạo thuận lợi cho việc học của HS,
(3) và sử dụng hiệu quả các biện pháp quản lý lớp học.
Đối với QLLH thì 3 yếu tố sau được xem là cốt lõi của toàn bộ quá trình QLLH:
- quản lý thời gian, không gian lớp học,
- quản lý hành vi của HS,
- và việc sử dụng các phương pháp dạy học.
Đối với những GV mới vào nghề, QLLH có thể được xem như một trong những
lĩnh vực “gai góc”, khó khăn nhất. Điều này không chỉ bởi vì QLLH liên quan
đến quá trình tác động tới con người với các mối quan hệ liên cá nhân phức tạp,

mà còn bởi việc QLLH hiệu quả đòi hỏi cả kỹ năng, phẩm chất nhân cách lẫn
kinh nghiệm nghề nghiệp và kinh nghiệm cuộc sống của người GV – những
điều chưa thể có được ngay khi GV mới bước vào con đường dạy học. Do vậy,
để có thể trau dồi được năng lực QLLH tốt, GV phải không ngừng rèn luyện cả
về chuyên môn lẫn tư cách, phẩm chất đạo đức, lối sống để có thể tác động đến
tập thể lớp của mình một cách tích cực, hiệu quả nhất. Đối với người GV, việc
thiết lập và duy trì được một lớp học đoàn kết, vững mạnh, với những cá nhân
HS phát triển tòan diện, hài hòa cũng chính là một phần thưởng quí giá của
nghề dạy học.
* Công tác quản lý lớp học có HS DTTS ở vùng khó khăn
Với các nhóm đối tượng HS thông thường, QLLH vốn đã không phải một
công việc dễ dàng. Với nhóm HS DTTS, điều này lại càng khó khăn hơn nhiều
lần, do tính chất của địa phương, vùng miền cũng như các đặc điểm văn hóa,
tính cách, tập quán riêng của từng DTTS. Một trong những khó khăn đầu tiên
mà GV có thể gặp phải trong công tác QLLH có HS DTTS chính là rào cản về
ngôn ngữ. Mặc dù ở cấp tiểu học, HS đã được học tiếng Việt, song không phải
tất cả các em sau khi kết thúc tiểu học đều có thể sử dụng thành thạo tiếng Việt
11
trong các môn học cũng như trong giao tiếp hàng ngày. Rào cản về ngôn ngữ
không chỉ gây khó khăn cho việc HS DTTS tiếp thu kiến thức và hòa nhập vào
môi trường chung của tập thể lớp, mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng quá trình giao tiếp giữa GV-HS hay giữa GV với phụ huynh của các HS
DTTS – yếu tố quan trọng của việc QLLH hiệu quả. Rào cản ngôn ngữ còn có
thể cản trở các em HS DTTS tham gia và đóng góp cho các hoạt động chung
của lớp/trường do các em cảm thấy thiếu tự tin khi sử dụng ngôn ngữ để giao
tiếp với bạn bè, thầy cô. Để giúp những em HS này gia nhập hiệu quả hơn vào
môi trường lớp học và nhà trường, GV cần giúp các em dần dần khắc phục trở
ngại ngôn ngữ, đồng thời tìm kiếm và thử nghiệm những cách thức phi ngôn
ngữ để các em vẫn có thể bày tỏ, thể hiện những ý tưởng của mình một cách
hiệu quả (VD: khuyến khích HS DTTS sử dụng những hình thức diễn kịch

ngắn, kịch câm, vẽ tranh, đắp tượng, thiết kế mô hình… để tham gia vào các
hoạt động văn hóa, nghệ thuật mà trường/lớp tổ chức).
Bên cạnh trở ngại về ngôn ngữ, công tác QLLH có HS DTTS vùng khó
khăn của GV còn có thể bị tác động bởi những khác biệt về văn hóa, lối sống và
phong tục tập quán đặc trưng của từng vùng, miền, nhóm dân tộc. Mỗi một HS
DTTS đến trường đều mang theo mình những truyền thống văn hóa, phong tục
độc đáo mà GV có thể khai thác để làm tăng cường sự đa dạng và hiểu biết văn
hóa của HS trong lớp. Tuy nhiên, cũng có những tập tục, thói quen lâu đời của
các cộng đồng DTTS có thể gây trở ngại trực tiếp hoặc gián tiếp đến HS và quá
trình giáo dục của nhà trường, như tục tảo hôn, tục coi phụ nữ/trẻ em gái như
một món hàng đổi chác (người Dao), tục chôn con cái theo người mẹ đã chết
(người Xê-đăng), các tập tục mê tín dị đoan, hay thói quen đi vệ sinh bừa bãi,…
Trình độ nhận thức hạn chế và điều kiện sống thiếu thốn, nghèo nàn của
các gia đình HS DTTS cũng là những yếu tố gây khó khăn cho công tác QLLH
của GV. Đối với nhiều gia đình người dân tộc, việc học hành của con cái không
12
được coi là một ưu tiên vì quanh năm họ phải lo kiếm đủ miếng ăn để duy trì
cuộc sống, thậm chí trẻ rất nhỏ cũng đã phải tham gia vào công việc nương rẫy
cùng cha mẹ. Lối sống du canh du cư, quan niệm trọng nam khinh nữ, trình độ
hạn chế của cha mẹ trong việc hỗ trợ con cái học hành, khó khăn về kinh tế,
thông tin liên lạc khó khăn, địa hình trở ngại,… cũng là những tác động tiêu cực
đến việc đi học và tham gia vào các hoạt động tập thể của HS DTTS, làm cho
việc QLLH của GV càng trở nên thách thức hơn (xem thêm mục 2 “Đặc điểm
lớp học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn”).
Do vậy, để có thể quản lý tốt một lớp học với thành phần đa dạng cả HS
người Kinh lẫn các em DTTS, GV vừa cần có kỹ năng tổ chức tập thể, quản lý
HS tốt, vừa cần trang bị cho mình vốn hiểu biết về đời sống, tập quán của các
cộng đồng thiểu số tại địa phương cũng như những cách thức tác động hiệu quả
đến họ. GV không chỉ cần có năng lực, kiến thức chuyên môn, mà còn cần rèn
luyện sự kiên trì và tích lũy kinh nghiệm sống, mạnh dạn trải nghiệm thực tế để

có được những bài học sống động nhất. Bên cạnh đó, việc QLLH của GV ở
vùng khó khăn, vùng DTTS chỉ có thể đạt được hiệu quả toàn diện khi có sự hỗ
trợ tích cực của đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường, cộng đồng và chính quyền
địa phương.
2. Nhiệm vụ
- Đọc phần thông tin cơ bản trên và tóm tắt lại những ý chính ?
- Theo bạn việc quản lý lớp học có HS DTTS ở vùng khó khăn có những
điểm gì cần lưu ý ?
13
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm lớp học có học sinh dân tộc thiểu số
ở trường THCS vùng khó khăn
1. Thông tin cơ bản cho hoạt động
* Lớp học ở trường THCS vùng khó khăn.
Ngoài những đặc điểm thông thường của một lớp học cấp THCS, các lớp
học có học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS vùng khó khăn có một số đặc
điểm khác biệt. Cụ thể là:
- Vị trí địa lí: Lớp học nằm ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa của các
địa phương. Các lớp học này tập trung tại trường THCS nằm ở trung tâm các xã
vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Nhiều xã, do diện tích quá rộng, nên ngoài điểm
trường ở trung tâm xã còn có từ 1 đến 2 điểm trường THCS khác tại các cụm
bản (các điểm trường THSC thường chỉ có các lớp nhô đầu khối, được đặt trong
các trường tiểu học. Các lớp này là cơ sở để thành lập trường THCS sau này khi
tách xã). Khoảng giữa trường trung tâm và điểm trường có thể từ 10 – 30 km.
- Khoảng cách xa giữa lớp học và gia đình: Do tính phân tán và thưa thớt
trong đặc điểm cư trú của dân cư mà khoảng cách từ gia đình học sinh đến lớp
học thường khá xa. Học sinh mất rất nhiều thời gian để đi từ nhà đến trường.
Hầu hết các trường nằm ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại
khó khăn, đường quanh co, nhiều dốc cao, học sinh không thể đi về bằng xe đạp
mà hầu hết là đi bộ. Vì thế, các em phải dậy từ rất sớm, băng rừng vượt suối đến
trường. Trong những ngày thời tiết khô ráo, việc đi lại còn thuận lợi, nhưng vào

dịp mưa gió, rét mướt việc đi lại của các em rất vất vả, thậm chí nguy hiểm đến
tính mạng con người. Chính vì khoảng cách khá xa từ gia đình đến trường học,
mà trước đây nhiều gia đình còn ngần ngại không cho con em mình đi học.
Vài năm trở lại đây, để khắc phục sự vất vả của con cái mỗi khi đi học,
nhiều gia đình đã dựng lán tạm ở ngay sát trường cho con em ở lại học tập, vào
chủ nhật các em trở về nhà để lấy gạo, thức ăn và đồ dùng cần thiết cho sinh
14
hoạt trong cả tuần. Cũng từ đây, mô hình trường học bán trú (còn gọi trường nội
trú dân nuôi) ra đời. Mô hình này hiện rất phổ biến ở các trường THCS và
THPT tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Mặt khác, ở những vùng khó khăn, học
sinh trong độ tuổi THCS hầu hết là lao động chính trong gia đình. Vì thế, việc
các em ở bán trú tại trường đồng nghĩa với việc gia đình mất đi một lao động
chính, trong khi đó gia đình vẫn phải thường xuyên cung cấp lương thực, thực
phẩm cho con em đi học. Điều này đang là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến việc
duy trì sĩ số học sinh trong trường và trong từng lớp ở vùng khó khăn. Ở nhiều
nơi, ngành giáo dục đã vận động cán bộ, giáo viên và học sinh quyên góp, ủng
hộ sách vở, quần áo, bút, mực,… giúp các em học sinh vùng khó khăn. Ngay
trong từng trường, các thầy cô đã phải trích một phần lương của mình để giúp
đỡ các em, kết hợp với vận động gia đình cho các em đi học. Tuy nhiên, việc hỗ
trợ từ phía cộng đồng và thầy cô không thể tiến hành thường xuyên, liên tục. Để
giúp cho các gia đình đỡ một phần gánh nặng kinh tế khi có con em đi học bán
trú và các em tới trường đến hết các bậc học, cần nhiều hơn nữa những chính
sách quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức xã hội. Xét cho cùng mục
tiêu lớn nhất trong việc huy động các em học sinh người dân tộc thiểu số đến
trường là giúp họ tiếp thu một vốn kiến thức cơ bản để có khả năng áp dụng vào
thực tế đời sống, từ đó thoát đói nghèo, ổn định cuộc sống gia đình.
- Cơ sở vật chất thiếu thốn: Hiện nay ở các xã vùng khó khăn đã có ít
nhất một trường THCS/xã. Trong thời gian qua chính phủ và các tổ chức xã hội
đã có nhiều dự án đầu tư cho vùng khó, trong đó có các dự án cho giáo dục. Các
trường THCS vùng khó nằm ở trung tâm xã hầu hết đã được xây dựng bán kiên

cố. Tuy nhiên, nằm trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất
của cả nước nên điều kiện cơ sở vật chất các lớp học ở đây so với mặt bằng
chung cả nước còn rất thiếu thốn. Nhiều trường không có nhà hiệu bộ, phòng
học bộ môn, nhà công vụ cho giáo viên và chỗ ở cho học sinh bán trú. Ở một số
15
trường đã có nhưng rất tuềnh toàng, hầu hết nhà cửa được dựng trên nền đất với
các vật liệu tranh tre, nứa lá do người dân đóng góp, cùng với các thầy cô giáo
tạo dựng lên. Nhiều nơi, lớp học và nhà ở của các thầy cô và học sinh đã dột nát
và xuống cấp nghiêm trọng.
Tại các điểm trường, các lớp học hầu như không được kiên cố hóa, chủ
yếu do người dân sử dụng những vật liệu hiện có dựng lên. Số lớp học ít, nhiều
điểm trường chỉ có lớp đầu cấp. Tại đây, một thầy cô giáo phải đảm nhận dạy
nhiều môn học, hoặc các môn học được thực hiện theo kiểu dạy học cuốn chiếu.
Mỗi buổi học thường chỉ bố trí dạy từ một đến hai môn học mà không thể sắp
xếp thời khóa biểu theo qui định chung của ngành. Điều này cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng dạy học các lớp này. Hiện nay, một số xã vùng cao
miến núi, vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới quốc gia, gây không ít khó khăn
cho hoạt động học tập và sinh hoạt của các thầy cô giáo và học sinh tại địa bàn.
- Trang thiết bị cho dạy học còn yếu và thiếu đồng bộ: Trong tình trạng
kinh tế khó khăn, giao thông không thuận lợi, việc cung cấp các trang thiết bị
cho học tập, giảng dạy trên lớp cũng còn nhiều hạn chế. Bàn ghế tự tạo không
theo kích thước quy định, quá cao hoặc quá thấp so với chiều cao của học sinh.
Cá biệt có nơi vẫn dùng bảng gỗ thô, trơn rất khó viết và các em học sinh khó
quan sát
Trang thiết bị dạy và học còn rất thiếu thốn, một số thiết bị dạy học tuy
có nhưng khó áp dụng trong nhà trường, hoặc sử dụng không hiệu quả. Rất ít
lớp học có các thiết bị dạy học hiện đại như: máy chiếu, ti vi, đầu quay. Mặc dù
một số thầy cô giáo tâm huyết với nghề ở nhiều trường đã tự trang bị cho mình
máy tính xách tay để phục vụ cho việc thiết kế bài học, nhưng để đưa bài học
điện tử vào dạy học cho học sinh còn là khó khăn rất lớn. Thực tế này sẽ là rào

cản đối với các giáo viên dạy học ở vùng khó khăn trong quá trình công tác, đặc
biệt là việc tiếp cận một nền giáo dục hiện đại mà các đồng nghiệp của họ ở
16
những vùng kinh tế - xã hội phát triển đang được hưởng lợi. Điều này nếu
không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn tới sự phân hóa ngày càng sâu sắc về
trình độ chuyên môn của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh giữa các
vùng miền trong nước.
- Quy mô lớp học thường nhỏ: Hầu hết các lớp học ở vùng khó khăn nước ta có
số lượng học sinh không đồng đều, trung bình mỗi lớp có từ 25 đến 35 em,
nhưng có nơi lớp học chỉ có khoảng 6 – 10 học sinh; cũng có nơi lớp học lên tới
40 – 43 học sinh. Số lượng học sinh của mỗi lớp phụ thuộc nhiều vào mật độ cư
trú của người dân và số trẻ em nằm trong độ tuổi đến trường của dân cư. Lớp
học nằm ở vùng khó khăn miền núi thường có số học sinh thấp hơn ở vùng
đồng bằng.
- Trong lớp có nhiều học sinh thuộc các dân tộc thiểu số: Vùng khó khăn
nhất nước ta thường là địa bàn sinh sống và cư trú của các dân tộc ít người.
Chính vì thế trong mỗi lớp học thường có nhiều học sinh thuộc các dân tộc khác
nhau hay nói cách khác lớp học có nhiều thành phần dân tộc. Mặc dù nhiều dân
tộc có chung địa vực cư trú lâu đời thường có những điểm chung về phương
thức canh tác, quần cư và kiểu kiến trúc nhà ở,… Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại có
những phong tục tập quán, bản sắc văn hóa riêng. Sự đa dạng về thành phần dân
tộc cũng là rào cản trong việc hòa nhập giữa các học sinh trong tập thể lớp. Điều
này đã tạo nên nét độc đáo về văn hóa trong các lớp học ở vùng khó khăn nước
ta. Khi làm công tác giảng dạy hay quản lí giáo dục ở các lớp học này, thầy cô
giáo cần có những hiểu biết cơ bản về phong tục, tập quán, văn hóa của các dân
tộc thiểu số. Từ đó, thầy cô sẽ trở thành người gắn kết tình cảm giữa các em học
sinh trong lớp, tăng cường mối đoàn kết giữa các dân tộc. Mặt khác khuyến
khích, động viên các em trong lớp thể hiện, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa
của dân tộc mình. Việc quản lí các lớp học tại vùng khó khăn đòi hỏi người thầy
không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải am hiểu về phong tục, tập quán các

17
dân tộc. Có như vậy, công tác giáo dục ở những vùng khó khăn mới đạt được
kết quả bền vững.
- Học sinh không cùng độ tuổi: Một nét khu biệt mà chúng ta thường gặp
trong những lớp học ở vùng khó khăn là các học sinh trong lớp thường không
cùng độ tuổi. Thông thường, khi vào lớp 6, các em bắt đầu bước sang tuổi 11,
nhưng qua thực tế cho thấy, ở các vùng khó khăn, xa xôi, hầu hết trẻ em không
được đi học đúng tuổi mà thường muộn hơn so với tuổi qui định. Vì thế, trong
nhiều lớp học, học sinh có thể chênh nhau đến vài tuổi. Điều này tạo nên những
thuận lợi nhất định trong việc quản lí lớp học, như việc tự quản của các em tốt
hơn, tính làm gương của các em ở độ tuổi lớn hơn sẽ có điều kiện phát huy.
Song bên cạnh đó, thực trạng này cũng tạo ra nhiều vấn đề nan giải trong quá
trình quản lí lớp học khi trình độ nhận thức, sự phát triển tâm sinh lí giữa các
học sinh trong lớp có sự chênh lệch và khác biệt quá lớn. Điều này đòi hỏi các
thầy cô trong quá trình quản lí lớp học phải có sự thay đổi, vận dụng phương
pháp giảng dạy, giáo dục linh hoạt, phù hợp với từng độ tuổi, nhằm tạo điều
kiện cho tất cả học sinh ở những độ tuổi khác nhau đều có cơ hội phát triển một
cách tốt nhất.
- Một số học sinh kết hôn sớm: Do phong tục tập quán, nhiều dân tộc có
thói quen kết hôn rất sớm (tảo hôn) (Ví dụ dân tộc Mông ở miền núi phía Bắc,
nơi trẻ em 13, 14 tuổi đã xây dựng gia đình. Vì thế, ở các lớp cuối cấp THCS
một số học sinh đã bắt đầu lập gia đình. Sau khi có gia đình thường chỉ có học
sinh nam tiếp tục đi học, các em nữ bỏ học, sinh con, làm việc nhà và nương
rẫy.
- Số lượng học sinh trong lớp thường xuyên biến động: Ở các vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như thành thị, việc duy trì sĩ số trong lớp
học không phải là vấn đề lớn đối với các cấp quản lí và các thầy cô giáo, nhưng
lại là một yêu cầu khá thách thức với các vùng khó khăn. Cũng như các trường
18
tiểu học, ở các trường THCS vùng khó do học sinh thường xuyên bỏ học nên số

lượng học sinh trong một lớp có sự biến động rất lớn. Xu hướng càng đến cuối
cấp, số học sinh bỏ học càng nhiều, số lượng học sinh trong lớp càng về cuối
khóa học càng giảm. Cá biệt có những lớp số lượng học sinh theo học đến cuối
cấp chỉ còn khoảng một nửa so với đầu cấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng bỏ học trên: do phong tục tập quán; do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó
khăn; do nhận thức và sự quan tâm của gia đình; do sự quan tâm của chính
quyền địa phương,… Khi thực hiện công tác quản lí lớp học ở các vùng dân tộc
thiểu số, bạn cần tìm hiểu sâu phong tục tập quán của các dân tộc ở địa phương;
biết huy động các lực lượng sẵn có tại địa bàn; biết đặt mình vào hoàn cảnh
của người dân và chính học sinh… để từ đó để gần gũi, hòa đồng với học sinh
và gia đình các em, tích cực vận động họ cho con em đi học.
* Học sinh
- Hầu hết học sinh dân tộc thiểu số có tính cách hiền lành, thật thà, chất
phác và có tính tự tôn dân tộc cao. Do đặc điểm môi trường sống, các em ít có
điều kiện tiếp xúc với xã hội bên ngoài để học hỏi, cập nhật kiến thức cũng như
vốn sống. Giống như cha mẹ, cuộc sống, sinh hoạt của học sinh dân tộc thiểu số
ở những vùng khó khăn hầu như chỉ gói gọn trong các bản làng, thôn xóm, ít có
cơ hội giao lưu, trao đổi với môi trường bên ngoài. Mặt khác, do điều kiện, hoàn
cảnh sống khó khăn, chật vật của gia đình nên các em đã phải tham gia lao động
từ nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tham gia các buổi lao động, vệ
sinh ở trường, lớp.
Cũng nhờ biết làm việc từ khi còn rất nhỏ mà các em thường có khả năng
tự lập cao trong điều kiện phải sống xa nhà. Với môi trường học tập và ở bán
trú, không có cha mẹ và người lớn ở bên thường xuyên giúp đỡ, nên ngoài việc
học trên lớp, các em còn phải tự tổ chức cuộc sống hàng ngày cho mình. Từ
việc thực hiện nề nếp học tập cho đến các sinh hoạt thường ngày: lấy củi, trồng
19
rau, nấu ăn, tắm giặt, kể cả khi ốm đau… Nhiều nơi ở vùng khó nước ta, các
trường tiểu học và THCS thường nằm gần nhau nên nhiều gia đình có đến hai
ba đứa trẻ đi học, các em này tự tổ chức ở bán trú với nhau, các em lớn tự chăm

lo cho những em bé hơn. Do đã được rèn thói quen tự lập từ nhỏ, nên mặc dù ít
tuổi nhưng học sinh DTTS đã có thể tự tổ chức cuộc sống hàng ngày với nhau,
tự giải quyết các vấn đề phát sinh trong tập thể. Các em là những con người
luôn có nghị lực vươn lên, sẵn sàng vượt qua khó khăn, vất vả do điều kiện sống
xa nhà, thiếu thốn mang lại. Tuy nhiên, do thiếu sự quan tâm, định hướng của
cha mẹ và người lớn nên học sinh DTTS cũng hay có những hành động tự phát,
thiếu suy nghĩ chín chắn. Vì vậy, vai trò của các thầy cô giáo và cán bộ nhà
trường là vô cùng quan trọng. Các thầy cô vừa là người dạy dỗ các em ở trên
lớp, lại là người chỉ bảo, uốn nắn cho các em về tư tưởng, tinh thần và các hoạt
động, sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày. Muốn làm được điều này, mỗi
giáo viên cần phải thực sự tâm huyết với nghề, sống có tâm, và có vốn kiến thức
sâu rộng, bởi tại các cơ sở nội trú, bán trú như vậy của học sinh DTTS thì chính
các thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai của các em.
- Học sinh DTTS ở vùng khó thường rụt rè, ngại tiếp xúc với đám đông,
với người lạ. Khi bị trách mắng, các em có thể rơi vào trạng thái tâm lí bất lợi
như ức chế, trầm cảm và dễ dẫn đến những hậu quả tiêu cực khôn lường. Một
trong những nỗi lo của các gia đình và thầy cô giáo công tác tại vùng cao nơi có
nhiều học sinh người Mông là khi không được đáp ứng một yêu cầu nào đó, có
những học sinh đã ăn lá ngón tự tử. Trong mấy năm gần đây, hiện tượng học
sinh người Mông tự tử bằng lá ngón ngày càng nhiều. Nguyên nhân nhiều khi
chỉ đơn giản là gia đình không đồng ý cho các em lấy vợ, lấy chồng khi còn
đang đi học; hay do cha mẹ, vợ chồng và con cái to tiếng với nhau,… Điều này
gây ra những hệ lụy nghiêm trọng và khó khăn trong công tác quản lí học sinh
20
DTTS. Do vậy, trong quá trình làm việc cùng các em, thầy cô giáo cần hết sức
khéo léo, tế nhị và thận trọng trong mọi lời nói, hành động.
- Do điều kiện ở các vùng khó khăn, trình độ nhận thức các vấn đề xã hội
và hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên học sinh rất dễ tiếp nhận những thói hư
tật xấu, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Trong những năm gần đây, do thiếu
hiểu biết lại thật thà, dễ tin người nên nhiều học sinh dân tộc thiểu số bị kẻ xấu

lôi kéo vào việc buốn bán ma túy, di cư tự do, bỏ học hàng loạt… Điều này
không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động của nhà
trường, của lớp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của chính
các em.
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn: Học sinh ở những lớp học vùng khó hầu
hết là con em các dân tộc thiểu số: dân tộc Mông, Dao, Thái, Tày, Nùng
(ở miền núi phía Bắc); dân tộc Gia Rai, Ba Na, Ê Đê, Mơ Rông, Rơ Mân
(ở Tây Nguyên); dân tộc Khơ Me, Hoa, Chăm,…(ở đồng bằng sông Cửu
Long). Cha mẹ các em chủ yếu sống bằng sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp,
đời sống và mức thu nhập rất thấp.Các gia đình thường đông con càng làm cho
đời sống kinh tế thêm khó khăn, nhiều hộ gia đình nằm trong diện đói nghèo,
nhiều tháng thiếu ăn trong năm. Số gia đình quan tâm đến việc học tập của con
cái không nhiều, thậm chí nhiều hộ gia đình khi con đến độ tuổi đi học cũng
không cho con được đến trường. Nhiều gia đình, khi có sự vận động của các
thầy cô giáo, của các cấp chính quyền,… cha mẹ vẫn rất miễn cưỡng cho con đi
học. Ở một số gia đình, việc đi học của con cái do con quyết định, cha mẹ
không hề quan tâm. Khi được hỏi “gia đình có biết con mình nghỉ học không?”,
đều nhận được câu trả lời của cha mẹ là “không biết”. Do vậy, việc thay đổi
nhận thức của các bậc cha mẹ là người dân tộc thiểu số trong việc huy động con
em mình đến trường không thể làm một sớm, một chiều mà phải kiên trì,
thường xuyên, liên tục và cần sự tham gia tích cực của các tổ chức chính quyền,
21
đoàn thể, các lực lượng ở địa phương.Bên cạnh đó, việc thực thi hiệu quả các
chính sách ưu tiên, trợ cấp của Nhà nước cho đồng bào vùng khó khăn, đặc biệt
là các em học sinh thiểu số là rất quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các em đảm
bảo quyền được đến trường và tiếp tục theo học ở bậc cao hơn.
- Học lực: Trình độ nhận thức của các em học sinh ở vùng dân tộc thiểu
sốthường hạn chế hơn các em ở thành thị và dân tộc Kinh. Điều này có thể là hệ
quả của quá trình học tập của các em từ những bậc học trước, dẫn đến đầu vào
của các em thấp hơn các đối tượng học sinh khác. Hiện nay, khi vào lớp 6, học

sinh ở vùng đồng bằng và thành thị đều đã đọc thông, viết thạo; làm được các
phép tính đơn giản; hiểu cơ bản về luật giao thông của người đi bộ; có được
những kiến thức ban đầu về môi trường, con người và nhận biết được các hoạt
động diễn ra thường ngày ở xung quanh. Nhưng ở nhiều trường THCS vùng
khó, hầu hết học sinh vào lớp 6 trình độ chỉ tương đương với học sinh lớp 1, lớp
2 ở thành phố vì còn chưa đọc thông, viết thạo, nhiều nơi học sinh không hiểu
được tiếng phổ thông (tiếng Việt). Đứng trước tình trạng này, ở nhiều trường
THCS vùng khó khi tuyển sinh lớp 6 thường tổ chức kiểm tra chất lượng đầu
vào của học sinh. Những học sinh đã hoàn thành xong chương trình tiểu học, đủ
điều kiện được tiếp tục học lên lớp 6 là những em đã biết đọc, biết viết, tuy khả
năng làm toán có thể còn hạn chế. Hiện nay, việc chiêu sinh lớp 6 ở các trường
THCS vùng khó thường được tổ chức làm hai đợt: đợt một vào đầu tháng 6, đợt
hai vào cuối tháng 8. Mục đích của việc chiếu sinh lớp 6 thành hai đợt như trên
là: ở đợt một sau khi nhận hồ sơ tất cả những học sinh đã hoàn thành xong
chương trình tiểu học ở xã, tổ chức kiểm tra chất lượng hai môn Toán và Tiếng
Việt nếu học sinh đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu (biết đọc, biết viết) thì được
tuyển vào học lớp 6 trong năm học mới. Những học sinh không đạt được các
điều kiện trên được gửi trả lại các trường tiểu học (nơi các em đã học tiểu học).
Việc tổ chức kiểm tra chất lượng đầu vào ở các trường THCS vùng khó không
22
chỉ giúp các trường THCS đánh giá, phân loại được chất lượng đầu vào của học
sinh, giúp cho công tác dạy học của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra mà một
lần nữa là yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng trong dạy học ở các trường Tiểu học
(bậc học tạo nguồn học sinh cho các trường THCS).
Môi trường sống đặc thù và những bất đồng về ngôn ngữ giữa thầy và trò
cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh
dân tộc thiểu số bị hạn chế. Sớm nhận ra điều này, nhiều trường CĐSP miền núi
và đồng bằng sông Cửu Long đã đưa chương trình dạy tiếng dân tộc cho sinh
viên (những người sau này sẽ công tác ở vùng đồng bào dân tộc) vào trong
chương trình đào tạo. Tuy nhiên, không phải tất cả các thầy cô giáo khi đến

nhận công tác ở vùng khó khăn đều biết tiếng dân tộc, do một số trường Sư
phạm chưa thực hiện dạy tiếng dân tộc trong chương trình đào tạo. Việc biết
ngôn ngữ bản địa của học sinh DTTS giúp ích rất nhiều cho công tác quản lý
lớp học của người giáo viên, đồng thời tạo ra được môi trường học tập thân
thiện, tăng sự hiểu biết, chia sẻ giữa thầy và trò. Nắm được ngôn ngữ của học
sinh, GV sẽ luôn nhận được các thông tin phản hồi chính xác từ phía học trò,
ngược lại các em cũng nhận được sự trợ giúp hiệu quả hơn từ GV trong quá
trình học tập và sinh hoạt.
Lực học hạn chế của học sinh dân tộc thiểu số còn do các em không có
thời gian dành cho việc tự học ở nhà. Sớm trở thành lao động chính trong gia
đình, nên ban ngày ngoài giờ học trên lớp, các em còn phải làm việc như người
lớn, từ việc nhà cho đến việc đồng áng, nương rẫy. Do ban ngày làm việc vất
vả, tối đến không còn sức để học, chưa kể nhiều gia đình làm việc cực nhọc mà
vẫn thiếu đói triền miên. Vì thế việc học chỉ có ở trên lớp, ngay việc học bài cũ
và làm bài tập ở nhà còn rất hạn chế. Một số em có ý thức thì tranh thủ học khi
có thời gian rảnh rỗi nhưng rất ít. Điều này khác xa với điều kiện học tập của trẻ
23
em thành phố. Phát triển mô hình trường học bán trú (nội trú dân nuôi) sẽ tạo
điều kiện cho các em có nhiều thời gian tự học hơn.
Lực học và trình độ nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số còn hạn chế
một phần là do không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ đầy đủ từ cha mẹ trong
thời gian ở gia đình (ngoài thời gian học ở trường). Thực tế là bản thân cha mẹ
của các em hầu như cũng không biết đến trường lớp, nhiều người thậm chí vẫn
mù chữ. Một số phụ huynh muốn có bằng lái xe mô tô đã phải nhờ con của
mình (học sinh THCS) dạy cách làm trắc nghiệm và thi rất nhiều lần mới có
bằng lái. Khi được hỏi, một số người nói rằng họ rất muốn giúp con khi thấy
con không làm được bài tập, nhưng họ không biết chữ, các con còn biết nhiều
hơn cha mẹ. Trong khi đó, các em học sinh ở thành phố, ngoài giờ học cùng các
thầy cô ở trên lớp, các em còn được hỗ trợ tận tình của cha mẹ, của bạn bè, của
tài liệu tham khảo, của mạng Internet – những điều hầu như nằm ngoài tầm tay

học sinh vùng khó. Trước khi có những điều kiện hỗ trợ khác giúp cho các em
học sinh vùng khó có cơ hội tốt hơn, bước đầu cần giúp các em có đủ điều kiện
ở bán trú tại trường để các em có thể trao đổi bài với bạn bè, với thầy cô vào
những khoảng thời gian ngoài giờ học chính khóa.
Việc thiếu một môi trường học tập mang tính ganh đua tích cực giữa các
học sinh trong lớp cũng là một yếu tố cản trở sự tiến bộ trong học tập của học
sinh vùng khó. Sự ganh đua lành mạnh, tích cực trong học tập sẽ là động lực để
học sinh không ngừng cố gắng vươn lên và rèn luyện để đạt kết quả tốt nhất.
Điều này dễ nhận thấy ở học sinh tại các trường học ở thành thị và các vùng
đồng bằng nước ta. Ngay trong một lớp học, các học sinh thường có tư tưởng
“thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li”. Các em luôn dõi theo sự tiến
bộ của bạn để biết mình cần phải cố gắng. Tuy nhiên, điều này dường như ít
thấy hơn ở học sinh vùng khó. Có thể ngay trong môi trường sống gia đình từ
khi các em sinh ra và lớn lên đã tạo cho các em như vậy. Để có kết quả giáo dục
24
tốt, việc tạo ra môi trường học tập có tính canh tranh lành mạnh là rất cần thiết,
bởi nó buộc tất cả mọi học sinh trong lớp phải không ngừng phấn đấu vươn lên,
thi đua với nhau để tất cả đều phải nỗ lực. Các thầy cô có thể thực hiện điều này
bằng nhiều cách khác nhau như: thường xuyên nêu gương, khen thưởng những
bạn cố gắng học tập tiến bộ, có thành tích học tập và rèn luyện trội hơn trong
lớp vào các giờ học; sưu tầm một số gương học sinh nghèo vượt khó, đặc biệt là
những tấm gương học sinh dân tộc thiểu số ở mọi miền tổ quốc,…
- HS DTTS có năng khiếu hoạt động các môn văn hóa văn nghệ thể thao.
Một phần do các em thường xuyên được rèn luyện thể lực vì tham gia lao động
từ rất sớm. Bên cạnh đó, bản thân các em là những cá nhân ưa hoạt động, có bản
lĩnh, có khả năng chịu đựng vất vả và có ý chí, nghị lực để đạt được mục tiêu đề
ra. Tuy nhiên với các môn thể thao cần có sự hướng dẫn cơ bản thì các em làm
chưa được tốt vì chưa được tiếp xúc nhiều với các môn thể thao này, hoặc do
khả năng hiểu ngôn ngữ phổ thông còn hạn chế.
- Khả năng ngôn ngữ: Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng phổ thông (tiếng

Kinh) của nhiều học sinh còn hạn chế. Một số nơi ngôn ngữ giao tiếp chính là
ngôn ngữ dân tộc, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ phổ thông của các em lại
càng thấp. Đa số học sinh chỉ nói được nhưng không hiểu được nghĩa của tiếng
Việt. Việc học tiếng phổ thông đối với học sinh DTTS cũng khó không khác gì
người Kinh học một ngoại ngữ. Từ khi sinh ra đến khi đến 6 tuổi, các em hầu
như chỉ giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ của chính cộng đồng mình. Bước
vào tuổi mẫu giáo, các em bắt đầu giao tiếp bằng tiếng Việt, nhưng cũng mới
chỉ nói tiếng Việt ở lớp với cô giáo, còn với các bạn trong lớp vẫn nói tiếng mẹ
đẻ là chính, nên khả năng giao tiếp của các em bằng tiếng phổ thông rất hạn
hẹp. Qua khảo sát cho thấy, nếu trẻ em dân tộc được học chung lớp với các em
dân tộc Kinh hoặc nhiều dân tộc khác thì khả năng giao tiếp và hiểu tiếng Việt
25

×