Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Luận án tiến sĩ nghiên cứu các giải pháp nâng caonăng lực cạnh tranh của vận tải hành khách bằng ô tô trong xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.63 KB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

VŨ TIẾN HIỆP

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI
MÃ SỐ: 62.84.01.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Từ Sỹ Sùa
2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Thái

Hà Nội - 2016


i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------------------Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả và nội dung nghiên cứu trong luận án có
nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất cứ cơng trình khoa học nào.

Nghiên cứu sinh

Vũ Tiến Hiệp


ii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ..............22
1.1. Tổng quan về cạnh tranh.......................................................................22
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh.....................................................................22
1.1.2. Đặc điểm của cạnh tranh....................................................................26
1.1.3. Vai trị của cạnh tranh........................................................................26
1.1.4. Phân loại cạnh tranh...........................................................................27
1.1.5. Phân tích về lợi thế cạnh tranh giữa các phương thức vận tải........30
1.1.6. Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp....33
1.1.6.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.............................................39
1.1.6.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.............................................43
1.2. Năng lực cạnh tranh................................................................................47
1.2.1. Các quan niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 47
1.2.2. Phân biệt các khái niệm lợi thế cạnh tranh, vị thế cạnh tranh và
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.......................................................53

1.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong mơi trường
hội nhập...........................................................................................................57
1.3.1. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...............57
1.3.2. Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của doanh nhiệp................................58
1.3.3. Một số tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.62
1.3.3.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần...........................................63
1.3.3.2. Hiệu quả hoạt động cao hơn............................................................63
1.3.3.3. Chất lượng của sản phẩm và các quá trình:..................................64
1.3.3.4. Khả năng đổi mới của doanh nghiệp..............................................64
1.3.3.5. Khả Năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.................................65
1.3.3.6. Khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục
vụ quá trình kinh doanh...............................................................................66
1.3.3.7. Khả năng liên kết , hợp tác với các doanh nghiệp khác và hội
nhập kinh tế quốc tế......................................................................................68
1.3.3.8. Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp và của sản phẩm..............69


iii

1.4. Phương pháp và công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.............................................................................................................70
1.4.1. Phương pháp sử dụng chuỗi giá trị...................................................70
1.4.2. Phương pháp tiếp cận dựa trên nguồn lực........................................71
1.4.3. Một số công cụ đánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.........73
1.4.3.1. Sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh...........................................73
1.4.3.2. Sử dụng ma trận phân tích lợi thế và bất lợi cạnh tranh.............75
1.5. Kinh nghiệm về phát triển tuyến vận tải khách liên tỉnh của một số
nước trong khu vực.......................................................................................78
1.5.1. Tại Trung Quốc...................................................................................79
1.5.2. Tại Thái Lan:.......................................................................................80

1.5.3. Tại Ấn Độ.............................................................................................81
Kết luận chương 1.........................................................................................82
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẠNH TRANH
CỦA VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM................83
2.1. TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ............83
2.1.1. Quá trình phát triển của vận tải hành khách bằng ô
tô ở Việt Nam...........................................................83
2.1.2. Đánh giá kết quả của hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô ở
Việt Nam hiện nay.........................................................................................86
2.2. Thực trạng của vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam................88
2.2.1. Thực trạng vận tải hành khách theo tuyến cố định.........................88
2.2.2. Hiện trạng vận tải hành khách các tuyến cố định quốc tế...............92
2.2.3. Hiện trạng hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô trên các tuyến
cố định liên tỉnh.............................................................................................92
2.2.4. Hiện trạng bến xe khách, trạm dừng nghỉ trên đường bộ...............93
2.2.4.1. Hiện trạng bến xe khách trên đường bộ cả nước..........................93
2.2.4.2. Hiện trạng trạm dừng nghỉ trên quốc lộ........................................95
2.2.4.3. Hiện trạng các đơn vị kinh doanh, phương tiện vận tải hành
khách bằng ô tô .............................................................................................95
2.2.5. Hiện trạng vận tải hành khách bằng ô tô tại một số vùng kinh tế
tiêu biểu..........................................................................................................96
2.2.5.1 Hiện trạng vận tải hành khách bằng ô tô tại Tây Nam Bộ............96


iv

2.2.5.2. Hiện trạng vận tải hành khách bằng ô tô tại Tây Bắc..................98
2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của vận tải hành khách bằng ô tô ở
Việt Nam.......................................................................................................101
2.3.1. Thực trạng về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng ơ tơ ở

Việt Nam.......................................................................................................102
2.3.1.1. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý
Nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải hành
khách bằng ô tô ở Việt nam.....................................103
2.3.1.2. Phân tích, đánh giá thực trạng phương thức quản lý của doanh
nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô ở
Việt Nam.......................................................................................................107
2.3.1.3. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ
ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt
Nam...............................................................................................................111
2.3.2. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của vận tải hành khách bằng ơ
tơ ở Việt Nam...............................................................................................112
2.3.2.1. Chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh
vực quản lý đường bộ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của vận tải hành khách bằng ô tô:............................113
2.3.2.2. Tổ chức bộ máy và công tác quản lý của các đối tượng tham gia
kinh doanh vận tải:.....................................................................................114
2.3.2.3. Qui mô doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô:.................114
2.3.2.4. Công tác quản lý và tổ chức kinh doanh vận tải hành khách bằng
ô tô:...............................................................................................................115
Kết luận chương 2.......................................................................................116
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô
TÔ TRONG XU THẾ HỘI NHẬP............................................................117
3.1. Cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của
ngành vận tải đường bộ:.............................................................................117
3.1.1. Các thuận lợi là:................................................................................117
3.1.2. Các cơ hội đó là:................................................................................117
3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển......................................................119



v

3.2.1. Quan điểm phát triển........................................................................119
3.2.2. Mục tiêu phát triển............................................................................119
3.2.3. Phát triển ngành đường bộ ( hạ tầng và vận tải)............................120
3.2.3.1. Các vấn đề chính............................................................................120
3.2.3.2. Ưu tiên chiến lược..........................................................................122
3.2.3.3. Một số vấn đề thể chế và pháp chế...............................................125
3.3. Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030......................................................................................................127
3.3.1. Phát triển thị trường vận tải............................................................127
3.3.1.1. Vận tải đường bộ............................................................................127
3.3.1.2. Vận tải đường sắt...........................................................................127
3.3.1.3. Vận tải đường thủy nội địa............................................................128
3.3.1.4. Vận tải đường biển.........................................................................128
3.3.1.5. Vận tải đường hàng không............................................................129
3.3.1.6. Vận tải đa phương thức và dịch vụ Logistics..............................129
3.3.1.7. Vận tải hành khách công cộng trong đô thị.................................130
3.3.2. Chiến lược phát triển phương tiện vận tải......................................130
3.3.2.1. Phương tiện vận tải đường bộ.......................................................130
3.3.2.2. Phương tiện vận tải đường sắt......................................................131
3.3.2.3. Phương tiện vận tải đường thủy nội địa.......................................132
3.3.2.4. Đội tàu vận tải biển........................................................................133
3.3.2.5. Đội tàu bay......................................................................................133
3.3.3. Chiến lược phát triển lực lượng kinh doanh vận tải......................134
3.4. Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng ô tô đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030............................................................135
3.4.1. Quy hoạch các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh:.......................135
3.4.2.Quy hoạch lưu lượng khai thác, vận chuyển hành khách bằng ô tô

giữa các tỉnh (đi - đến):...............................................................................137
3.5. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
vận tải hành khách bằng ô tô trong xu thế hội nhập...............................138
3.5.1. Lựa chọn phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp vận tải hành
khách bằng ơ tơ............................................................................................138
3.5.2 Xây dựng chính sách giá linh hoạt có tính cạnh tranh cao.............138


vi

3.5.3. Hồn thiện chính sách Marketing tại doanh nghiệp......................139
3.5.3.1. Thành lập bộ phận Marketing......................................................139
3.5.3.2. Nâng cao công tác dự báo và lập kế hoạch vận tải......................141
3.5.3.3. Xây dựng chiến lược quảng cáo, thông tin, tiếp thị.....................142
3.6. Phương thức quản lý của doanh nghiệp vận tải hành
khách bằng ô tô......................................................144
3.7. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải hành
khách bằng ơ tơ............................................................................................145
3.8. Năng lực tài chính của doanh nghiệp vận tải hành
khách bằng ô tô......................................................145
3.9. Năng lực công nghệ của doanh nghiệp vận tải hành
khách bằng ô tô......................................................146
Kết luận chương 3.......................................................................................150
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................151


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mơ hình ma trận phân tích SWOT......................................................12

Bảng 1. 2. Xếp hạng đặc điểm của các con đường vận chuyển..........................33
Bảng 1.3: Các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp...................................61
Bảng 1.4. Các tiêu thức kiểm định nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp
nhằm xác định lợi thế cạnh tranh bền vững........................................................71
Bảng 1.5: Một số kết luận rút ra từ kết quả kiểm tra bốn tiêu thức..................72
Bảng 1.6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh..............................................................73
Bảng 1.7: Ma trận phân tích lợi thế và bất lợi....................................................77
Bảng 1.8: Tóm tắt kết quả phân tích lợi thế và bất lợi.......................................78
Bảng 1.9. Thống kê các tuyến xe khách liên tỉnh Trung Quốc...........................79
Bảng 1.10. Quản lý tuyến vận tải khách liên tỉnh...............................................80
Bảng 1.11. Các vấn đề nảy sinh về cạnh tranh:...................................................81
Bảng 2.1. Phân loại đường bộ theo cấp quản lý..................................................85
Bảng 2.2: Khối lượng vận chuyển hành khách giai đoạn 2005 - 2015...............87
Bảng 2.3: Khối lượng luân chuyển hành khách giai đoạn 2005 - 2015..............88
Bảng 2.4: Hiện trạng phân loại tuyến VTHK cố định theo cự ly.......................90
Bảng 2.5. Hiện trạng tuyến theo tính chất bến xe đầu - cuối..............................91
Bảng 2.6: Phân loại tuyến theo cự ly....................................................................91
Bảng 2.7: Hiện trạng bến xe trên toàn quốc........................................................93
Bảng 2.8. Hiện trạng các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách
bằng ô tô............................................................................................................95
Bảng 2.9: Hiện trạng phương tiện vận tải hành khách theo khu vực................96
Bảng 3.1Các chiến lược chuyên ngành..............................................................123
Bảng 3.2: Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng ô tô.............136
Bảng 3.3: Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng ô tô.............137


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.Phân loại cạnh tranh

Hình 1.2. Mơ hình phân tích nhân tố cạnh tranh của M.Porter...............34
Hình 1.3: Mơ hình của Abell xác định phạm vi kinh
doanh của doanh nghiệp.........................................40
Hình 1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh nh của doanh nghiệp. 46
Hình 1.5. Mơ hình chuỗi giá trị của M.Porter............................................59
Hình 3.1: Nhu cầu vận tải hành khách và tỷ phần phương thức trên
hành lang trên biển Bắc - Nam..................................................................135
Hình 3.2: Mơ hình tổ chức cơng tác Marketing tại các doanh nghiệp.. .140
Hình 3.3: Mơ hình hoạt động của hệ thống DragonFly...........................148


ix

LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh Vũ Tiến Hiệp ( NCS ) xin trân trọng cảm ơn: Khoa
Vận tải Kinh tế, phòng đào tạo sau đại học đã quan tâm, hỗ trợ và tạo mọi
điều kện giúp đỡ NCS hoàn thiện các thủ tục trong suốt quá trình NCS học
tập, nghiên cứu tại trường Đại học Giao thơng Vận tải.
Để hồn thành được nội dung luân án như ngày hôm nay, NCS đã nhận
được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình từ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi
trường…
NCS xin được tỏ lòng biết ơn và xin được gửi lới cảm ơn chân thành đến:
Quý Thày, Cô trong: Khoa Vận tải Kinh tế; Bộ môn Vận tải Đường bộ
và Thành phố; Hội đồng chấm các chuyên đề luận án; Hội đồng Semina luận
án; Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở cùng các nhà Khoa học… đã dóng góp
nhiều ý kiến quí báu giúp NCS kịp thời bổ sung, hồn thiện nội dung luận án.
Gia đình, đồng nghiệp và những người đi trước luôn luôn ở bên cạnh
hỗ trợ, giúp đỡ NCS cả về tinh thần và chia sẻ những khó khăn trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu của NCS.
Đặc biệt là lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể các thầy hướng dẫn:

PGS.TS.NGƯT Từ Sỹ Sùa; PGS.TS Nguyễn Hồng Thái đã tận tình giúp đỡ,
chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình trực tiếp hướng
dẫn NCS hoàn thành nội dung luận án.
Một lần nữa, cho phép NCS xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội Ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Vũ Tiến Hiệp

năm 2016


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án.
Hội nhập kinh tế đã trở thành xu hướng tất yếu của thời đại đối với mọi
quốc gia. Trước thực tế khách quan đó Việt Nam đã chủ động hội nhập từng
bước vào nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới ( WTO ) năm
2007, Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của WTO. Sự kiện này mở ra
cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả những thách thức cần phải vượt
qua khi Việt Nam được tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu.
Hiện nay Việt Nam đang thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10
năm ( 2011 – 2020 ) và tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5
năm ( 2016 – 2020 ), với mục tiêu thực hiện các đột phá về cải cách thể chế,
phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực cũng như đổi mới mơ hình tăng

trưởng kinh tế. Đồng thời Việt Nam tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết hội
nhập kinh tế quốc tế trong khuôn khổ WTO, khu vực và song phương. Hơn
nữa, Việt Nam cũng đang tiến hành đàm phán tham gia một số hiệp định
thương mại tự do với một số khu vực. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay,
Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện rất nhiều hiệp
định thương mại tự do song phương và đa phương như: Hiệp định thương mại
tự do Việt Nam – Hàn Quốc ( VKFTA ); Hiệp định Thương mại tự do
ASEAN – Nhật Bản ( AJCEP ); Hiệp định thương mại tự do ASEAN –
Australia và Niu Di-Lân; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh
châu Âu ( EVFTA ); Hiệp định đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP); các nghị định thư thực hiện Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ
(AFAS); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh hải quan... Từ
đó, Việt Nam có cơ hội trước hết ở việc thúc đầy cải cách thể chế, cải thiện
môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội,
phát triển các quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác giáo dục… Đặc biệt là


2

trong một số lĩnh vực Việt Nam mong muốn như phát triển các ngành cơng
nghệ cao, nâng cao trình độ của các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông
nghiệp, tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị trong
khu vực và trên toàn cầu.
Tham gia vào q trình hội nhập đó, ngành vận tải nãi chung và vn
ti hnh khỏch bng ụ tụ nói riêng lµ ngµnh dịch vụ mang tính xã hội rất
cao. Xã hội càng phát triển thì dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng.
Vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách bằng ơ tơ nói riêng ln
phải có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu đó. Với ưu điểm của vận tải ô tô là linh
hoạt, cơ động, nhanh chóng, thuận tiện, đi từ cửa đến cửa, nó đóng góp tích
cực vào sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở mỗi quốc gia. Nền

kinh tế thị trường càng hoàn thiện, càng phát triển thì cạnh tranh càng trở nên
khốc liệt. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường muốn tồn
tại và phát triển thì đều phải chấp nhận cạnh tranh và khơng ngừng hồn
thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhờ có cạnh tranh mà
nền kinh tế đạt được những hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trong
những năm qua đã đáp ứng khá tốt nhu cầu đi lại của nhân dân cũng như thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng vận
tải, công tác quản lý hoạt động vận tải đường bộ cũng đã có những chuyển
biến tích cực và ngày càng được hồn thiện. Các doanh nghiệp vận tải ô tô
bên cạnh chấp hành quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải và các điều
kiện về đảm bảo TTATGT. Tuy nhiên, qua đánh giá của ngành GTVT cho
thấy, hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô trong thời gian qua
vẫn còn nhiều yếu kém, cụ thể: Nhận thức pháp luật về hoạt động kinh doanh
vận tải và kiến thức pháp luật về GTVT đường bộ ở một số doanh nghiệp cịn
hạn chế. Bơ phận theo dõi ATGT có hoạt động nhưng chưa thường xun và
hiệu quả. Tình trạng lái xe vi phạm về tốc độ và thời gian làm việc nhưng
chưa được xử lý dứt điểm. Một số đơn vị có người trực tiếp điều hành hoạt


3

động kinh doanh vận tải, song chưa kịp thời cập nhật các quy định mới về
điều kiện kinh doanh vận tải. Một số đơn vị còn thực hiện chế độ giao khoán
cho lái xe trong việc quản lý sử dụng, điều hành phương tiện để kinh doanh
vận tải, ít quan tâm tới việc kiểm tra lái xe trong việc thực hiện biểu đồ vận
hành, hành trình, lịch trình đón trả khách; không xử lý lái xe khi vi phạm các
quy định về ATGT. Tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, đón trả khách
khơng đúng nơi quy định, tranh giành khách, bán khách vẫn diễn ra khá phổ
biến. Việc lưu trữ, vận chuyển chưa khoa học, nội dung ghi chép vào lệnh vận

chuyển của một số đơn vị vận tải hành khách tuyến cố định chưa đầy đủ các
nội dung theo quy định...
Để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô
tô không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh
nghiệp thuộc các phương thức vận tải hành khách khác. Do đó các doanh
nghiệp vận tải hành khách bằng ơ tô luôn luôn phải tự nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động kinh
doanh và đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, của xã
hội nhằm tạo lập và duy trì thương hiệu của mình. Như vậy việc nghiên cứu
các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của vận tải hành khách bằng ô tô
trong xu thế hội nhập và phát triển là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn
cũng như cho công tác giảng dạy tại trường Đại học Giao thơng Vận tải.
Trong bối cảnh đó, đề tài: “ Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của vận tải hành khách bằng ô tô trong xu thế hội nhập ”
mang tính thời sự và cấp thiết.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên nền tảng nghiên cứu cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng
lực cạnh tranh nói chung và trong vận tải hành khách nói riêng của các nhà
khoa học, quản lí trong và ngồi nước công bố trên các cuốn sách, luận án, đề
tài và các tạp chí. Trên cơ sở đó chỉ ra những khoảng trống và đi sâu nghiên
cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của vận tải hành khách bằng ô tô ở


4

Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của vận tải hành khách bằng ô tô trong xu thế hội nhập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về

năng lực cạnh tranh của vận tải hành khách bằng ô tô trong hệ thống vận tải
quốc gia để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của ngành trong nền kinh tế mở cửa,
từ đó có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của vận tải hành
khách bằng ô tô cho phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của vận tải hành khách
bằng ô tô của Việt Vam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế. Sử dụng kết
quả sản xuất kinh doanh của vận tải hành khách bằng ô tô của Việt Nam từ
năm 1995 đến năm 2015 và tập trung số liệu chi tiết từ 2010 đến 2015 để
nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của vận
tải hành khách bằng ô tô trong xu thế hội nhập.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và làm sáng tỏ thêm về cạnh tranh
và năng lực cạnh tranh của vận tải hành khách bằng ô tô.
- Nghiên cứu kinh nghiệm cạnh tranh của các nước trong khu vực và
trên thế giới, rút ra bài học cho vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam.
- Phân tích đánh giá thực trạng vận tải hành khách bằng ơ tơ ở Việt
Nam, từ đó đưa ra các luận cứ để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của vận tải hành khách bằng ô tô trong xu thế hội nhập.
- Nghiên cứu chính sách cho vận tải hành khách bằng ơ tơ, đề xuất hồn
thiện chính sách nhằm khuyến khích phát triển và tạo điều kiện nâng cao năng
lực cạnh tranh của vận tải hành khách bằng ô tô với các nước trong khu vực,
và thế giới, thực hiện tốt quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Mục tiêu nghiên cứu.


5

- Với mục tiêu: vận dụng, kế thừa những ưu điểm, thế mạnh của các đề
tài trước làm cơ sở để đề xuất công cụ cạnh tranh, xây dựng hệ thống tiêu chí

cạnh tranh, yếu tố cấu thành cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải hành khách
nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của hành khách.
- Phân tích đánh giá chính xác thực trạng cạnh tranh của vận tải hành
khách bằng ô tô hiện nay, để thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức của vận tải hành khách bằng ô tô so với các phương thức vận tải khác.
- Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp đối với doanh nghiệp vận tải hành
khách bằng ô tô trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và lựa chọn đối
tượng thị trường mục tiêu của vận tải hành khách bằng ơ tơ, cũng như u cầu
chính sách Nhà nước và quản lý nhà nước đảm bảo môi trường cạnh tranh
bình đẳng giữa các phương thức.
6. Nội dung, phương pháp nghiên cứu.
* Nội dung nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở lý luận về cạnh tranh và
năng lực cạnh tranh.
Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của vận tải hành
khách bằng ô tơ ở Việt Nam tử đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của vận tải hành khách bằng ô tô trong xu thế hội nhập.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Luận án sử dụng phương pháp thống kê, phân tích các số liệu, nguồn
thơng tin từ các cơng trình nghiên cứu, tài liệu, đề án có liên quan đến nâng
cao năng lực cạnh tranh tranh của doanh nghiệp để làm cơ sở lý luận cho đề
xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Vận tải hành khách bằng
ô tô trong xu thế hội nhập.
- S dụng phơng pháp duy vật biện chứng; duy vật lịch sử
và các phơng pháp nghiên cứu chuyên ngành nh: phơng pháp
phân tích, đánh giá, tổng hợp, tơng quan; điều tra và phơng pháp chuyên gia.


6


7. Kết cấu của lun ỏn:
Ngoài phần mở đầu, nghiờn cứu tổng quan, kÕt luËn và kiến
nghị, néi dung luận án gồm 3 chương:
- Chương I : Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
vận tải hành khách bằng ô tô.
- Chương II : Nghiên cứu, đánh giá thực trạng cạnh tranh của vận tải
hành khách bằng ô tô ở Việt nam hiện nay.
- Chương III: Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
vận tải hành khách bằng ô tô trong xu thế hội nhập.


7

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN
THẾ GIỚI VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Phân tích đánh giá các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
* Các bài viết, tạp chí ở nước ngồi liên quan đến đề tài:
- Trong bài báo khoa học nhan đề Chiến lược là gì? Đăng trên tạp chí
Kinh doanh của Đại học Harvard ( số ra tháng 11 – 12 năm 1996 ), Michael
E.Porter đã làm rõ nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh. Ông cho rằng nếu doanh
nghiệp chỉ tập trung cải thiện hiệu quả hoạt động nội bộ, tức là thực hiện các
hoạt động tạo ra giá trị với chgi phí thấp hơn thì chưa đủ để tạo ra lợi thế cạnh
tranh trong dài hạn. Các đối thủ có thể bắt chước cách thức hoạt động hiệu
quả của doanh nghiệp và khi đó doanh nghiệp sẽ mất lợi thế về chi phí thấp.
Vấn đề quan trọng hơn là phải có những hành động mang tính chiến lược mà
ông gọi là “định vị chiến lược”. Định vị chiến lược có nghĩa là thực hiện các
hoạt động trong chuỗi giá trị theo một cách khác hoặc thực hiện những hành
động khác so với các đối thủ cạnh tranh. Chính sự khác biệt đó sẽ tạo cho
khách hàng nhiều giá trị hơn và


họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản

phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn trung
bình. Porter cho rằng lợi thế cạnh tranh không xuất phát từ một vài hoạt động
đơn lẻ mà phụ thuộc và là kết quả của sự tương tác, phối hợp của các hoạt
động trong chuỗi giá trị.
- Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh
là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội
và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh
tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả
năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Định nghĩa
này cũng được nhắc lại trong “Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương


8

quốc Anh” (1994). Năm 1998, Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra
định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất
đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có
nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh
nghiệp khác”
- Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được
gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị
chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu
giúp các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình.
- Hội đồng Chính sách năng lực cạnh tranh của Mỹ đưa ra định nghĩa:
“Năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị
trường thế giới…”
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD); “Năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở
sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển
bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
- Chan Kim và renee Mauborgne phát triển thành chiến lược đại dương
xanh “tạo ra khoảng trống trên thị trường và vô hiệu hóa đối thủ cạnh tranh”
bằng các phương pháp cụ thể sau:
+ Vạch lại ranh giới thị trường, khảo sát các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong
ngành.
+ Tập trung vào bức tranh lớn chứ không tập trung vào các chi tiết cụ thể.
Xem xét môi trường cạnh tranh thông qua việc đánh giá của khách hàng để
biết cần chú trọng những điểm gì là quan trọng với họ.
+ Vượt trên mức nhu cầu hiện tại, không chỉ tập trung vào khách hàng hiện tại
mà cần chú ý đến các khách hàng tiềm năng
+ Thiết lập trật tự ưu tiên về chiến lược, những cải tiến về mật công nghệ đảm
bảo phù hợp vào khách hàng và tạo ra giá trị gia tăng.
+ Vượt qua trở ngại nội bộ tổ chức.


9

+ Đưa việc điều hành chiến lược, liên kết cam kết, giải thích, kỳ vọng với sự
phát triển thực tế của chiến lược. Việc thực hiện chiến lược Đại dương xanh
địi hỏi sự đồng thuận của cả nhóm.
Như vậy nếu áp dụng chiến lược này, các doanh nghiệp được bơi trong
làn nước rộng, sự cạnh tranh mang tính chiến đấu mất - cịn trở thành vơ
nghĩa và cơ hội cho nhiều doanh nghiệp chiếm được Đại dương xanh, tạo nên
khoảng thị trường mới với nhu cầu mới.
* Các cuốn sách, cơng trình khoa học ở nước ngồi liên quan đến đề tài:
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến
cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do những yếu

tố khách quan và chủ quan đến nay nghiên cứu sinh mới tiếp cận được một số
tài liệu sau:
+ Michael E.Porter “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” Nhà xuất bản trẻ - 2009.
Trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại, sức cạnh tranh khơng cịn bị giới
hạn trong những quốc gia được thừa hưởng những điều kiện thuận lợi. Lợi thế
cạnh tranh trong một nền kinh tế đòi hỏi sự chuyên mơn hóa. Tác giả đã đưa
ra khái niệm tổ hợp hay nhóm các doanh nghiệp, các nhà cung cấp, các ngành
công nghiệp liên quan và những thể chế chuyên môn hóa trong những lĩnh
vực cụ thể, mở những vùng địa lý nhất định. Sự tích hợp các doanh nghiệp từ
lâu đã được thừa nhận tronh các khoa học như địa lý kinh tế hay khoa học
nghiên cứu vùng.Tuy nhiên hiện tượng trên chỉ được nhìn từ góc hẹp và
khơng có sự liên hệ với cạnh tranh quốc tế, trong đó các nguồn lực đầu vào có
thể tiếp cận từ nhiều vị trí và chi phí vận tải giảm đã xóa bỏ sự cần thiết phải
sản xuất ở gần nguồn cung cấp hay gần những thị trường lớn. Mối liên hệ
giữa sự tích hợp các doanh nghiệp và quan điểm sâu sắc về cạnh tranh và
chiến lược cũng như vai trò dường như nghịch lý của nó trong thời đại mà vị
trí sản xuất được coi là ít quan trọng cịn chưa được khám phá.
Cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” đã cố gắng bù đắp những
khoảng trống này. Nó chỉ ra tổ hợp khơng chỉ giảm chi phí giao dịch và nâng


10

cao hiệu quả mà còn nâng cao động lực và tạo ra những tài sản chung dưới
dạng, chẳng hạn thông tin, các thể chế đặc biệt và danh tiếng. Quan trọng
hơn, tổ hợp thúc đẩy sáng tạo và đẩy nhanh nâng cao năng suất. Chúng cũng
tạo điều kiện cho sự hình thành các doanh nghiệp mới.
Cuốn sách đã gắn kết ý tưởng trong lý thuyết và thực tiễn. Tác giả cho
rằng q trình học tập khoa học xã hội khơng chỉ liên quan tới lý thuyết mà cả
nỗ lực đưa lý thuyết đó vào thực tiễn. Cuốn sách ra đời vào thời kỳ cạnh tranh

trở nên khốc liệt ở hầu như mọi quốc gia. Các hàng rào thương mại đã bị dỡ
bỏ và các thị trường thương mại được mở cửa cho bên ngoài. Các quốc gia đã
chuyển sự tập trung của họ từ chính trị quốc tế sang nâng cao đời sống của
người dân. Dù là đang nghèo đói hay giầu có, các quốc gia, các khu vực ở
khắp nơi trên thế giới đều đang tìm kiếm những cách thức đối phó với cạnh
tranh. Cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” cung cấp một nền tảng có hệ
thống và khả thi để hiểu về sức cạnh tranh và làm thế nào để nâng cao sức
cạnh tranh.
Trong khi hiểu biết về mặt vĩ mô của sức cạnh tranh và phát triển kinh
tế đã đạt nhiều tiến bộ, người ta ngày càng nhận ra rằng cải cách kinh tế vĩ mô
là cần thiết nhưng chưa đủ. Cũng quan trọng không kém, thậm chí cịn quan
trọng hơn là nền tảng vĩ mô của phát triển, bắt nguồn từ chiến lược của các
doanh nghiệp và trong các thể chế, hạ tầng và các chính sách cấu thành mơi
trường trong đó các doanh nghiệp cạnh tranh. Cuốn sách bổ sung vào các
khoảng trống đó bằng cách tập trung vào mặt vi mơ của sức cạnh tranh.. Nó
trả lời câu hỏi: Sẽ làm gì tiếp theo? Làm gì sau quá trình điều chỉnh và ổn
định vĩ mô.
Cuốn sách thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và chính phủ trong
việc giải quyết vấn đề sức cạnh tranh, bằng cách áp dụng cách tiếp cận mạch
lạc, đa chiều đối với cạnh tranh, đã cung cấp nhiều ý tưởng và ví dụ thuyết
phục với các cơng ty. Chính phủ khơng nên can thiệp vào q trình cạnh tranh
mà vai trị của nó là cải thiện mơi trường nhằm nâng cao năng suất, chẳng hạn



×