Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.38 KB, 47 trang )

Quản lý chất lượng sản phẩm
Lời nói đầu
Hiện nay tình hình thị trường nông sản trên thế giới nói chung và tại Việt
Nam nói riêng đang có nhiều biến động. Quan hệ cung cầu chè trên thế giới mất
cân bằng nghiêm trọng, thặng dư cung lớn hơn gây ra tình trạng giá chè sụt giảm
liên tục trong những năm gần đây. Đặc biệt cuộc chiến tranh Irắc xảy ra vào năm
2003 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến cục diện ngành chè Việt Nam. Sản lượng xuất
khẩu giảm, giá chè thấp, chất lượng chè thấp gây rất nhiều khó khăn trong việc tìm
kiếm các thị trường tiêu thụ mới là các vấn đề khó khăn mà ngành chè Việt Nam
đang phải đối mặt. Vấn đề tìm ra lối thoát cho ngành chè đang rất được quan tâm,
đặc biệt là nhu cầu cấp thiết phải xây dựng thương hiệu chè Việt Nam trên thị
trường thế giới.
Trước tình hình đó, Vinatea không thể không đóng vai trò tiên phong trong
việc xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển ngành chè trong tương lai.
Do đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm
chè đen của tổng công ty chè Việt Nam để từ đó có một cái nhìn chung về toàn
cảnh sản phẩm chè Việt Nam trên thị trường thế giới.
Mọi đóng góp của các bạn đều là những ý kiến quý báu đối với nhóm chúng
tôi.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 1
Quản lý chất lượng sản phẩm
Phần I: Tổng quan
I. Khái quát về cây chè và sản phẩm chè đen:
1) Lịch sử phát triển
Cây chè phát nguyên từ một vùng sinh
thái hình quạt, giữa các ngọn đồi Naga,
Manipuri và Lushai, dọc theo đường biên giới
giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua
Trung Quốc ở phía Đông, và theo hướng Nam
chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan
vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 95


o
đến 120
o
Đông, trục Bắc Nam từ vĩ độ
29
o
đến 11
o
Bắc.
Những công trình nghiên cứu của Đjêmukhatze (1961 - 1976) về phức
catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất
catechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luận
điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè và trên cơ sở đó xác minh nguồn gốc cây
chè: cây chè mọc hoang dại từ cổ xưa, tổng hợp chủ yếu là epicatechin(-) và
epicatechin galat(-), ở chúng phát triển chậm khả năng tổng hợp epigalo catechin(-)
và các galat của nó để tạo thành galocatechin(+). Từ luận điểm này ông đi đến kết
luận về quá trình tiến hoá của cây chè:
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 2
Chi
Camellia
Chè Việt
Nam
Chè Vân
Nam lá to
Chè Assam
Ấn Độ
Chè Trung
Quốc
Quản lý chất lượng sản phẩm
Như vậy có thể kết luận Việt Nam là một trong những cái nôi của cây chè.

Từ xa xưa, người Việt Nam trồng chè dưới 2 loại hình là chè vườn của hộ gia
đình (uống lá chè tươi, như ở vùng chè đồng bằng sông Hồng ở Hà Đông, chè đồi ở
Nghệ An) và chè vùng rừng núi (uống chè mạn lên men một nửa, như ở vùng Hà
Giang, Bắc Hà )
Khi Đông Dương trở thành thuộc địa của Pháp, ở Việt Nam dần dần xuất
hiện những đồn điền chè lớn của tư bản Pháp như đồn điền Bàu Cạn, Biển Hồ.
Cùng với đó là hai loại chè công nghiệp mới xuất hiện: chè đen và chè xanh, trong
đó chè xanh chuyên để xuất khẩu sang Bắc Phi và chè đen chủ yếu xuất khẩu sang
Tây Âu. Vào năm 1941 ở Việt Nam có 13.505 ha chè, sản xuất được 60.00 tấn chè
khô.
Sau 1954, Nhà nước xây dựng các Nông trường quốc doanh và Hợp tác xã
nông nghiệp trồng chè, chè đen OTD xuất khẩu sang Liên Xô - Đông Âu, và chè
xanh xuất khẩu sang Trung Quốc. Thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của ngành chè
là vào những năm 60, 70 và 80 của thế kỷ trước. Được Nhà nước khuyến khích,
đầu tư hàng vạn lao động gồm bộ đội giải ngũ, thanh niên xung phong đi xây dựng
vùng kinh tế mới lập nên các công trường, lâm trường và nông trường (chủ yếu
trồng chè).
Theo số liệu đầu năm 2004, diện tích chè ở Việt Nam đứng thứ 5 trên thế
giới chiếm 116.000ha phân bố ở 34 tỉnh thành phố thuộc trung du miền núi phía
Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Xuất khẩu trung bình hàng năm là 60.000 tấn
đứng thứ 8 trên thế giới. Ở Việt Nam chè đen chiếm khoảng 65% nhưng người dân
không uống chè đen, mà chủ yếu uống chè xanh như chè Chính thái là chủ yếu,
hoặc đấu trộn thêm chè Đồng Lương sản xuất ở Phú Thọ cũ.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 3
Quản lý chất lượng sản phẩm
2) Phân loại chè đen
Chè đen có thể phân thành 4 nhóm chính như sau dựa trên kích thước chè
khô, sắp xếp dựa trên độ giảm dần về chất lượng:
a) Chè nhánh
TGFOP - Chè cánh đặc biệt hoa ánh vàng màu da cam

TGBOP - Chè cánh đặc biệt tuyết vàng màu da cam
GFOP - Chè cánh đặc biệt màu da cam hoa ánh vàng
FOP - Chè cánh đặc biệt hoa vàng da cam
OP - Chè cánh đặc biệt vàng da cam
FP - Chè cánh đặc biệt hoa
P - Chè cánh đặc biệt
b) Chè mảnh
TGFBOP - Chè mảnh đặc biệt hoa ánh tuyết vàng da cam
TGBOP - Chè mảnh đặc biệt ánh tuyết vàng da cam
GFBOP - Chè mảnh đặc biệt hoa ánh vàng da cam
TBOP - Chè mảnh đặc biệt tuyết vàng da cam
GBOP - Chè mảnh đặc biệt ánh vàng da cam
FBOP - Chè mảnh đặc biệt hoa vàng da cam
BOP - Chè mảnh đặc biệt vàng da cam
BP - Chè mảnh đặc biệt
BPS - Chè mảnh thô
PS - Chè cánh thô
S - Chè thô
BM - Chè mảnh hỗn hợp
BT - Chè gẫy
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 4
Quản lý chất lượng sản phẩm
c) Fanin (chè vụn)
TGOF - Chè vụn ánh tuyết vàng da cam
GOF - Chè vụn vàng da cam
FBOPF- Chè vụn đặc biệt hoa vàng
BOPP - Chè vụn đặc biệt vàng
FOF - Chè vụn hoa vàng da cam
OF - Chè vụn vàng da cam
OPP - Chè vụn đặc biệt vàng da cam

PF - Chè vụn đặc biệt.
FF - Chè vụn hoa
F - Chè vụn
BMF - Chè vụn gẫy hỗn hợp
d) Dust
BOPD - Dust đặc biệt vàng da cam gẫy vụn
PD - Dust đặc biệt
D - Dust
FD - Dust mịn (đẹp)
CD - Churamon Dust
RD - Dust tơ
3) Lợi ích của chè đen
a) Lợi ích về mặt y tế
- Giúp duy trì mật độ chất khoáng xương trong cơ thể: Nghiên cứu cho
thấy, phụ nữ và nam giới có thói quen uống chè trong thời gian dài có xương chắc
hơn tại 3 vị trí khác nhau trong bộ xương mà không phụ
thuộc vào loại chè hay số lượng chè uống mỗi ngày.
Uống chè thường xuyên trong ít nhất 10 năm làm tỉ
trọng chất khoáng xương tăng tới 5%. Những hợp chất
có trong chè như florua, phytoestrogen và flavonoid
phối hợp với nhau để bảo vệ xương.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 5
Quản lý chất lượng sản phẩm
- Chống các bệnh về tim mạch: Thành phần chính của chè đen là cetachin
(90%) có tác dụng giúp cơ thể chống bệnh tim mạch. Catechin thuộc nhóm các chất
có tên là flavonoid, có nguồn gốc thực vật, liên quan tới việc giảm nguy cơ bệnh
phổi và một số bệnh ung thư. Flavonoid là chất chống ôxy hoá, có khả năng trung
hoà các gốc tự do có hại cho cơ thể. Cơ chế hoạt động của catechin còn chưa được
biết rõ nhưng các chuyên gia Hà Lan cho rằng nó phục hồi chất chống ôxy hoá như
vitamin E, qua đó ngăn không cho cholesterol xấu (LDL) gây tổ thương ở tế bào,

hoặc làm giảm nguy cơ viêm nhiễm liên quan tới bệnh tim. Những người mỗi ngày
uống một vài chén chè đen có thể giảm được 46% nguy cơ cơn đau tim.
Tham khảo thêm:
/> />- Chữa bệnh ung thư: Một công trình do các nhà nghiên cứu ở trường Đại
học Rutgerbcuar Mỹ thực hiện đã khám phá rằng một hợp chất tìm thấy trong chè
đen có thể tìm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm hại mô khoẻ
mạnh xung quanh. Việc nghiên cứu những đặc tính của chè đen này là một phần
của một chương trình lớn hơn – chương trình nghiên cứu các thực phẩm chức năng
Pionner nhằm tìm cách xác định những lợi ích của các sản phẩm thực phẩm được
lựa chọn để phòng bệnh. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng khi cho hợp chất
Polyphenol của chè đen vào một canh trường của các tế bào ruột kết bình thường
và bị ung thư đốc chứng thì tất cả tế bào ung thư đều bị tiêu diệt trong khi các tế
bào bình thường lại không bị ảnh hưởng gì. Người ta cho rằng Polyphenol nhắm
vào gien có tương quan một cách đặc trưng với tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột kết.
Theo ông Kuang Yu Chen giáo sư hoá học và là trưởng nhóm nghiên cứu thì “ hợp
chất Polyphenol rõ ràng đã làm cho các tế bào ung thư tự huỷ hoại. DNA của chúng
bị chặt ra thành nhiều mảnh và làm cho các tế bào bị chết”. Nhóm nghiên cứu này
nay đang tập trung làm rõ cơ chế tự huỷ hoại này.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 6
Quản lý chất lượng sản phẩm
Tham khảo thêm: />- Chống bệnh suy giảm trí nhớ (Alzheimer): Các nhà khoa học thuộc
trường ĐH Newcastle (Anh) mới đây đã chứng minh trên tờ Phytotheraphy
Reasearch rằng chè đen có khả năng ức chế hoạt động của một loại enzyme có liên
quan đến bệnh suy giảm trí nhớ do tụt giảm hoá chất quan trọng có tên là
acetylcholine. Đặc biệt, chè đen còn ngăn chặn hoạt động của một enzyme khác có
tên là butyrylcholinesterase được phát hiện trong não của các bệnh nhân Alzheimer.
- Chữa chứng cao cholesterol trong máu: Nhiều chất có trong trà tươi như
vitamin C, Tannic axit và cafein… có trong trà có tác dụng hạ thấp cholesterol
trong máu.
Tham khảo thêm:

/>64,131025,00.html
- Chữa các bệnh thông thường như cảm mạo, tiêu chảy, kiết lị, ăn không
tiêu, phong nhiệt đau đầu, ho suyễn, béo phì, đau bụng…
b) Lợi ích về mặt kinh tế-xã hội
- Cây chè là cây có giá trị kinh tế cao đặc biệt với
các nước đang phát triển như Việt Nam nên được Đảng
và nhà nước ta coi là một trong những cây xoá đói giảm
nghèo ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc.
- Chè thu hút một số lượng lớn lao động, góp phần giải quyết việc làm.
- Việc trồng chè mở rộng diện tích đất canh tác đồng thời góp phần phủ xanh
đất trống đồi núi trọc tạo sự ổn định cân bằng hệ sinh thái vùng .
- Chè cũng là mặt hàng xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách của
nhà nước.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 7
Quản lý chất lượng sản phẩm
II. Tổng công ty chè Việt Nam
Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) là doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh chè lớn nhất trong số hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè tại
Việt Nam. Vinatea lớn gấp nhiều lần doanh nghiệp đứng thứ 2 ngay sau nó trên tất
cả các lĩnh vực như vốn - tài sản, công nghệ - kỹ thuật, nguồn nhân lực chuyên môn
cao và lành nghề, sản lượng và chất lượng chè sản xuất và xuất khẩu, kim ngạch
xuất khẩu chè.
1) Cơ cấu tổ chức – Nhân sự
a) Các phòng chức năng:
b) Các đơn vị trực thuộc:
Vinatea hiện có:
- 25 nhà máy chế biến chè
- 2 trung tâm tinh chế và đóng gói chè
- 2 nhà máy chế tạo thiết bị và phụ tùng cho các nhà máy chế biến chè.
- 1 Viện nghiên cứu chè với đội ngũ đông đảo các nhà khoa học hàng đầu

làm công tác nghiên cứu phát triển công nghệ giống, chăm sóc, thu hái, chế biến
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 8
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Văn
phòng
& ban
thi đua
Phòng
Tài
chính-
kế
toán
Phòng
Kỹ
thuật
chế
biến
Phòng
Kỹ
thuật
nông
nghiệp
Phòng
Sản
phẩm
KCS
Phòng
Kinh
doanh

XNK
Phòng
Xây
dựng
cơ bản
Phòng
Pháp
chế -
Thanh
tra
Quản lý chất lượng sản phẩm
chè cũng như chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp khác trong toàn
ngành chè Việt Nam
- 1 Trung tâm Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp để thường
xuyên chăm lo sức khoẻ, tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức trong toàn Tổng
công ty
- 2 công ty xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình công nghiệp và dân dụng,
giao thông, thuỷ lợi.
- 3 công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.
- 1 công ty 100% vốn hoạt động tại CHLB Nga.
- 2 công ty liên doanh quy mô lớn với nước ngoài về trồng - chế biến và xuất
khẩu chè
c) Nhân sự:
- Tổng số lao động: 18.500 người.
Trong đó:
Tổng công ty quản lý: 12.800 người.
Liên doanh quản lý: 3 930 người.
Doanh nghiệp cổ phần: 1 770 người.
- Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học: 573 người.
Trong đó:

Phó giáo sư: 1 người.
Tiến sĩ: 16 người.
Thạc sĩ: 11 người.
Kỹ sư: 545 người.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 9
Quản lý chất lượng sản phẩm
2) Cơ cấu sản phẩm
• Chè xuất khẩu các loại bao gồm: Chè đen (Orthordox, CTC), chè Oolong,
Pouchung, chè Gunpowder, chè xanh kiểu Nhật, các loại chè dược thảo, chè
ướp hương hoa quả,
• Phụ tùng và thiết bị chế biến chè theo thiết kế của Ấn Độ, Nhật Bản, Đài
loan, Nga, Ý,
• Sản phẩm xây dựng và lắp đặt thiết bị dây truyền công nghiệp, các công trình
xây dựng dân dụng và công nghiệp, cầu, cống, các công trình thuỷ lợi, đường
giao thông,
3) Cơ cấu sản phẩm chè đen trong kim ngạch XNK của tổng công ty
Năm Kim ngạch XK
(USD)
% chè đen OTD trong cơ cấu
mặt hàng xuất khẩu của TCT
1997 17.557.886 72.50%
1998 22.488.614 74.00%
1999 39.918.937 73.70%
2000 38.861.520 69.00%
2001 42.548.571 70.35%
Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Vinatea liên tục tăng qua các
năm từ năm 2000 có giảm đi đôi chút nhưng lại tăng trở lại vào năm 2001. Trong
đó chè đen là mặt hàng chủ lực, chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
của tổng công ty mặc dù có nhiều biến động.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 10

Quản lý chất lượng sản phẩm
Phần II: Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen

Năng lực cạnh tranh của một sản phẩm được đánh giá trên 3 tiêu chí là giá
cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và các biện pháp xúc tiến thương mại. Do đó
năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen cũng được xem xét trên 3 khía cạnh trên.
I. Giá cả
Đối với nhiều loại sản phẩm, giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh
tranh của sản phẩm. Mức giá càng thấp thì sản phẩm càng được tiêu thụ nhiều, sản
phẩm càng có sức cạnh tranh. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng với sản
phẩm chè của Vinatea. Nguyên nhân là vì sự dư cung chè trên thị trường thế giới
hiện nay tạo nên sức ép giảm giá rất lớn, nhất là với các sản phẩm chè có chất
lượng thấp. Với một mức chi tiêu nhất định, người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa
chọn hơn, và họ có xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm chè có chất lượng tốt
hơn. Điều đó khiến lượng cầu về sản phẩm chè chất lượng thấp càng thiếu hụt và
sức cạnh tranh nhờ giá càng giảm sút.
Trong những năm gần đây giá chè của Kenya và của Ấn Độ trên các sàn đấu
giá Cancutta, Mombasa tụt xuống mức rất thấp. Chỉ các loại chè đặc biệt cao cấp
của các nước trên mới giữ được mức giá cao. Do đó mặc dù giá chè đen của
Vinatea ở mức thấp so với thế giới (800-900USD/tấn với những loại chè thô không
thương hiệu) nhưng vẫn không có năng lực cạnh tranh.
Thị trường
Giá bình quân
của Vinatea
Giá bình quân
của các nước
khác
Tỷ lệ
Nga 998 USD/Tấn 1.330 USD/Tấn 75%
Hoa Kỳ 740 USD/tấn 1.320 USD/tấn 56%

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 11
Quản lý chất lượng sản phẩm
Nhật Bản 1.190USD/tấn 3.400 USD/tấn 35%
EU 1.500 USD/tấn 2.500 USD/tấn 40%
Vấn đề then chốt ở đây là hoặc Vinatea phải tìm kiếm thị trường mới với giá
bán cao hơn hoặc Vinatea phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó có thể
nâng cao giá thành sản phẩm chè Việt Nam ngang bằng hoặc cao hơn trên các thị
trường này.
Thực tế mặc dù giá chè trong 5 tháng đầu năm 2004 đã rớt xuống 981,6
USD/tấn so với mức 1.020 USD/tấn cùng kỳ năm 2002 nhưng Vinatea đã tìm kiếm
được một thị trường mới là Sierra Leone. Đây là thị trường có dung lượng không
lớn nhưng giá xuất khẩu bình quân đạt mức cao nhất so với các thị trường khác:
3.542 USD/tấn.
II. Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng nhất quyết định năng lực cạnh
tranh của sản phẩm chè bởi vì yêu cầu đầu tiên khi người tiêu dùng mua một sản
phẩm nhất là nông sản chính là chất lượng. Trong một thế giới cạnh tranh sôi động
có rất nhiều nhà sản xuất cùng tham gia sản xuất một loại sản phẩm thì sản phẩm
nào không đảm bảo yêu cầu chất lượng sẽ không thể có chỗ đứng trên thị trường.
Đó là thực trạng đang xảy ra đối với sản phẩm chè đen của Vinatea. Tuy sản lượng
xuất khẩu chè đen của Vinatea tăng lên hàng năm nhưng chủ yếu vẫn dưới dạng
bán thành phẩm và được các nước nhập khẩu dùng để trộn lẫn với sản phẩm của
nước họ rồi đem xuất khẩu dưới thương hiệu của họ.
Để xây dựng thương hiệu VINATEA thành thương hiệu mạnh và tìm kiếm
một chỗ đứng cho ngành chè Việt Nam trên thế giới thì vấn đề sống còn đối với
Vinatea là nâng cao chất lượng sản phẩm chè đen của mình, nhất là trong tình trạng
mức cung vượt quá mức cầu tạo sức ép về giá như hiện nay.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 12
Quản lý chất lượng sản phẩm
Nghiên cứu sản phẩm chè đen của Vinatea cho thấy: hàm lượng chất hòa tan

từ 35-40% tăng dần từ mặt hàng chè cấp thấp (PS, BPS, F, D) tới các mặt hàng chè
tốt (OP, FBOP). Hàm lượng chất tanin cũng tăng dần theo các mặt hàng chè tốt từ
12-16%. Hai chỉ tiêu trên đạt vào loại khá so với các mặt hàng chè đen trên thế
giới. Hàm lượng chất cafein tăng từ 2,5-3,9% nằm trong giới hạn trên của các mặt
hàng chè thế giới (yêu cầu tối thiểu của ISO về chỉ tiêu này và 2%). Tuy vậy, qua
nghiên cứu cho thấy các sản phẩm oxy hóa của tanin chè là tearubigin teaflavin
liên quan chặt chẽ đến chất lượng chè đen. Hàm lượng chất teaflavin là chất chủ
yếu tạo màu sắc và hương vị cho chè đen, còn hàm lượng chất tearubigin là chất có
màu nâu tạo vị đậm cho chè đen. Cả hai chất này trong chè đen của Vinatea còn rất
thấp so với yêu cầu chất lượng chè đen trên thế giới, mới chỉ đạt tới 70-75%.
Nguyên nhân chất lượng sản phẩm thấm xuất phát từ hầu hết các khâu đoạn.
1) Nguyên liệu chè
Nguyên liệu tạo nên sản phẩm chè đen là các cây chè được trồng thành các
vùng nguyên liệu. Điều tra tại Vinatea cho thấy Vinatea chỉ tự sản xuất được gần
một nửa nguyên liệu, còn lại phải mua ngoài. Tính bình quân, các doanh nghiệp
thành viên có nguồn nguyên liệu tại chỗ chỉ chiếm 37,2% sản lượng, còn 62,8% thu
mua trôi nổi trên thị trường. Việc ký hợp đồng giữa người sản xuất với người chế
biến luôn bị động. Giá thu mua nguyên liệu không phản ảnh đúng chất lượng,
thường lẫn loại vượt 1 - 2 cấp, với tỷ lệ lá già, bánh tẻ phổ biến ở mức 30 – 50%.
Năm 1998 1999 2000 2001 2002
Diện tích toàn ngành chè (ha) 74.730 82.000 89.990 99.244 108.000
Tốc độ phát triển liên hoàn (I) 100 109,73 109,74 110,3 108,82
Tốc độ phát triển định gốc 100 109,73 120,42 132,8 144,52
Tốc độ phát triển bình quân 109.64
Diện tích của Vinatea(ha) 5.186 5.608 5.825 6.246 5.792
Tốc độ phát triển liên hoàn I (%) 100 108,14 103,87 107,23 92,73
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 13
Quản lý chất lượng sản phẩm
Tốc độ phát triển định gốc I (%) 100 108,14 112,32 120,44 110,68
Tốc độ phát triển bình quân (I) 102.8

% Vinatea so với toàn ngành 6,94 6,84 6,47 6,29 5,36
Hơn thế nữa gần 60% số cây chè được trồng trong giai đoạn 1960-1970, đến
nay đã quá già, trong khi các chuyên gia cho biết cây chè trồng để sản xuất kinh
doanh chỉ nên không nên quá 20-25 năm tuổi.
a) Đối với nguyên liệu thu mua ngoài
Việc thu mua nguyên liệu ngoài cho chất lượng
không cao do các gia đình có vườn chè sản xuất tùy
tiện, trình độ hiểu biết về chè kém, buông lỏng quản lý
kỹ thuật, cũng như khâu chăm sóc. Nhiều vùng, nhân
dân còn dùng liềm cắt chè.
Bên cạnh đó, trước cơn lốc giảm giá chè và giá phân bón tăng cao, người
nông dân hái chè không dám đầu tư bởi vì càng bón phân càng lỗ nặng, càng nhiều
diện tích càng đuối, càng thê lương. Một sào chè bón một năm phải dăm ba đợt,
mỗi đợt hai tạ NPK, trị giá gần 600.000 đồng/đợt. Và với giá bán 700 đồng/kg chè
thì bán đến mấy năm cũng không hoà tiền phân bón. Vậy là phân không bón, thuốc
sâu không phun, mà cỏ cây cũng không buồn dọn làm cho những đám chè cứ teo
quắt, nhăn nheo. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chở lên thiếu hụt thành ra tiêu
chuẩn nguyên liệu từ 1 tôm 2 lá, nay đã trở thành 1 tôm 3 đến 4 lá vẫn được thu
mua ồ ạt, khiến tỷ lệ thứ phẩm trong sản phẩm sơ chế đã tăng lên đáng kể.
b) Đối với nguyên liệu tự sản xuất:
Vinatea có khoảng 6 ngàn hecta chè nguyên
liệu trên cả nước nhưng chỉ một số vườn chè tập
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 14
Quản lý chất lượng sản phẩm
trung là được áp dụng các quy trình canh tác hiện đại, từng bước được cơ giới hoá,
cho năng suất từ 10-15 ngàn tấn chè bút tươi/ha. Ngoài ra việc chăm sóc các vườn
chè luôn luôn đòi hỏi Vinatea phải chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm, và đây
cũng là một thách thức không nhỏ.
* Giống chè:
Chè muốn có chất lượng tốt trước hết phải có giống tốt. Đây là yếu tố cơ bản

đầu tiên cấu thành chất lượng chè. Tất nhiên nói như thế không có nghĩa là cứ có
giống tốt là sẽ cho sản phẩm tốt mà vấn đề là nếu ngay từ đầu đã không có giống
tốt thì dù có dày công chăm bón đến đâu cũng không thể cho kết quả đáng kể.
Giống hay cấu tạo gen của chè có khả năng sản sinh ra các chất tinh dầu khác nhau
tạo ra chất lượng riêng, hương vị riêng cho từng loại chè. Ví dụ giống chè Tân
Cương Thái Nguyên của Việt Nam có hương vị đặc biệt Do có ảnh hưởng quan
trọng như vậy nên khâu chọn giống chè hết sức quan trọng. Điều đáng nói là các
giống chè hiện có rất đa dạng, nhưng chỉ có khoảng 50% giống chè cho năng suất
cao. Lựa chọn giống chè cũng cần phải xem xét xem có phù hợp với điều kiện khí
hậu của Việt Nam hay không vì nhiều giống rất tốt nhưng khi về trồng ở Việt Nam
thì không thích hợp, sâu bệnh nhiều
Giống chè chủ yếu mà Vinatea hiện đang trồng chủ yếu là giống chè Trung
du cho năng suất thấp, chất lượng không đồng đều. Sau 20 năm nghiên cứu lai tạo
chọn lọc, lần đầu tiên Vinatea phối hợp với Viện nghiên cứu chè đã tạo được giống
chè LDP1 bằng phương pháp lai hữu tính giữa giống Đại bạch trà với giống TH có
chất lượng tốt cho chế biến chè đen cao cấp (chè Ô long, chè Pochong ), năng suất
cao hơn chè Trung du tới 100%, có nơi cho năng suất 10 -15 tấn/ha. Thế nhưng
việc đưa giống mới vào sản xuất trên các vùng nguyên liệu của Vinatea vẫn chưa
được triển khai đồng loạt.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 15
Quản lý chất lượng sản phẩm
Hiện nay Vinatea cũng đã nhập khẩu các giống tốt từ Ấn Độ, Đài Loan, Nhật
Bản nhưng diện tích trồng những loại giống mới này còn hẹp chưa được phổ biến
ra phạm vi cả nước. Vì vậy Vinatea cần có kế hoạch nhập thêm giống mới đồng bộ
với việc phổ biến giống mới ra phạm vi các vùng trồng chè trong cả nước để nâng
cao đồng bộ chất lượng sản phẩm cho chè đen của Vinatea.
* Kỹ thuật chăm sóc :
Với một giống chè tốt mà không biết cách chăm sóc sẽ không phát huy được
hết các ưu điểm của giống. Do đó khâu chọn giống và khâu chăm sóc phải tiến
hành đồng bộ với nhau. Những giống chè mới yêu cầu phương pháp chăm sóc khác

với giống chè truyền thống mà kỹ thuật gieo trồng cũng đòi hỏi cao hơn nhưng các
vùng nguyên liệu của Vinatea vẫn chỉ quen với chăm sóc kiểu cũ nên không đáp
ứng được yêu cầu. Mặt khác, do chạy theo năng suất và sản lượng nên ở một số nơi
đã sử dụng hoá chất: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thậm chí thuốc kích thích
làm ảnh hưởng tới chất lượng chè sau khi chế biến.
* Thu hái chè:
Một trong những tiêu chuẩn quan trọng để thu hái chè là trên tán chè có trên
30% số búp đủ tiêu chuẩn hái. Nếu số búp 1 tôm 2 lá (P+2) và 1 tôm 3 lá (P+3)
càng cao sau mỗi lứa hái thì cây chè đó cho năng suất cao. Do đó việc đảm bảo
đúng tiêu chuẩn hái cũng như lứa hái đúng quy định là cơ sở quan trọng để cho
năng suất cao. Tuy nhiên ở vùng nguyên liệu của Vinatea, tiêu chuẩn hái chè để sản
xuất chè đen xuất khẩu nhiều khi không đảm bảo để có hàm lượng tanin cao so với
búp chè dùng chế biến chè xanh, số lượng búp đủ tiêu chuẩn không thực sự cao do
đó không đạt được số búp nhiều trên tán chè sau mỗi lần hái. Những vườn chè cao
sản vẫn hiếm khi đạt được số lượng búp P+2 và P+3 trên 65% và búp mù dưới
35%.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 16
Quản lý chất lượng sản phẩm
2) Công nghệ chế biến
Chế biến chè nguyên liệu thành chè đen là khâu trọng yếu quyết định đến
chất lượng sản phẩm chè đen. Mặc dù là đơn vị đi đầu của Việt Nam nhưng chất
lượng sản phẩm chè đen của Vinatea trên thị trường thế giới còn thấp, được đánh
giá chủ yếu là do khâu chế biến và bảo quản sản phẩm.
Quy trình chế biến chè đen có thể tóm tắt như sau :
Mặc dù trông rất đơn giản nhưng trong
thực tế quy trình này đòi hỏi những điều kiện
cũng như phương pháp hết sức nghiêm ngặt và
phức tạp để sản phẩm đảm bảo chất lượng.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 17
Chè

nguyên
liệu
Làm
héo

chè
Lên
men
Sấy
khô
Sàng
chè
Bán
thành
phẩm
Quản lý chất lượng sản phẩm
Một quy trình chế biến chè đen tiêu chuẩn trên thế giới được thực hiện như
sau:
a) Giai đoạn làm héo:
Mục đích giai đoạn này là giảm bớt hàm lượng nước trong búp chè, tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình vò. Khi làm héo, lượng nước của búp chè giảm đi 38 -
40%, làm cho búp chè dẻo dai hơn giúp cho quá trình vò đỡ giập nát. Khi lượng
nước giảm thì hàm lượng chất khô trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các phản
ứng sinh hóa và các quá trình biến đổi khác diễn ra dễ dàng hơn, nâng cao chất
lượng chè thành phẩm. Protein biến đổi sâu sắc để tạo thành các axit amin hoà
tan. Một số chất khác như VitaminC, diệp lục, tinh bột giảm đi, cafein có tăng lên
một chút do axitamin hình thành cafein.
Điều kiện cần thiết để làm héo tốt là:
- Ẩm độ không khí : 60 - 70%
- Nhiệt độ không khí: 44 - 45

o
C
- Thời gian héo: 3 - 4 giờ
b) Giai đoạn vò
Các chất hoà tan trong nước có trong tế bào, đặc biệt là Catechin muốn
thực hiện được quá trình oxy hoá dưới tác dụng của các enzym Polyphenoxlaza và
Peroxidaza phải được tiếp cận với oxygen, vậy cần phải phá vỡ vỏ và màng tế bào
để chuyển các enzym làm cơ chất của chúng ra bề mặt của lá. Ngoài ra, do quá
trình vò, các chất hoà tan sẽ đi vào nước nóng tốt và nhanh hơn khi pha chè, và thể
tích khối chè cũng giảm hẳn đi. Quá trình vò cần đạt được độ giập của tế bào là 70
– 75%. Tuỳ theo quy mô sản xuất mà mỗi cối vò từ 120 – 160kg. Vò 3 lần. Thời
gian mỗi lần vò là 45 phút, độ nhiệt 22-24
0
C, độ ẩm không khí 90 - 92%.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 18
Quản lý chất lượng sản phẩm
Quá trình phân loại giữa các lần vò nhằm mục đích tách phần chè nhỏ đủ độ
giập tế bào ra khỏi khối chè vò, tạo điều kiện thông thoáng giảm nhiệt độ và tạo ra
các tính chất cơ lý mới để qua quá trình vò tiếp theo được thuận lợi.
Chè sau khi phân loại qua khỏi lưới sàng đã đủ tiêu chuẩn về kích thước và
độ giập tế bào sẽ được rải vào các khoảng một lớp dày 4 - 5 cm và đưa sang quá
trình lên men.
c) Giai đoạn lên men
Quá trình lên men là trung tâm của lưu trình chế biến chè đen, là quá trình
cực kì quan trọng ảnh hưởng đến phẩm chất chè thành phẩm. Chính nhờ quá trình
này mà nguyên liệu sau hai quá trình chuẩn bị sơ khởi là làm héo và vò chịu những
chuyển hoá sâu sắc về mặt hoá học để tạo nên màu sắc, mùi vị, ngoại hình của chè
thành phẩm .
Các nhà khoa học chia quá trình lên men lá chè làm hai giai đoạn (2 pha).
Giai đoạn một khi tế bào của lá bị phá vỡ sau lần vò 1, giai đoạn này kéo dài từ 2 -

3 giờ. Gia đoạn hai kể từ khi bắt đầu đưa chè vào phòng lên men cho đến khi quá
trình lên men kết thúc.
Để thuận lợi cho quá trình lên men thì ở các phòng vò và lên men đều phải
duy trì nhiệt độ trong giới hạn 24 - 26
0
C và độ ẩm không khí phải đạt 95 – 98%;
không khí trong phòng vò và lên men cần điều chỉnh để đảm bảo cứ 7 - 100kg chè
vò có khoảng 1m
3
không khí sạch mát.
d) Giai đoạn sấy
Mục đích của giai đoạn này là dùng nhiệt độ cao để đình chỉ các quá trình
hoạt động của men nhằm cố định phẩm chất chè, làm cho lượng nước còn lại
khoảng 7 – 9% theo yêu cầu thương phẩm trên thị trường. Yêu cầu nhiệt độ sấy 95
- 105
0
C, thời gian sấy 30 - 40 phút. Sau giai đoạn sấy là hoàn thành quá trình chế
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 19
Quản lý chất lượng sản phẩm
biến chè thành phẩm, qua hệ thống phân loại, phân cấp đóng bao và đưa ra thị
trường tiêu thụ.
e) Giai đoạn sàng chè
Sàng chè có hai dạng khác nhau:
- Sợi chè để nguyên vò xoăn lại, gọi là chè truyền
thống hay chè OTD (Orthodox tea - OTD tea): Sau khi
sàng phân loại trong quá trình tinh chế chia ra làm nhiều
loại tuỳ thuộc vào chất lượng chè như OP (Orange Pekoe), P(Pekoe), PS (Pekoe
Shouchong ), BOP ( Brokon orange Pekoe ), BP (Broken Pekoe), BPS ( Brokon
Pekoe Shouchong ), F ( Faning S ), Dust, chất lượng từ cao đến
thấp theo nguyên liệu từ búp non, lá bánh tẻ, lá già .

- Sợi chè cắt thành từng mảnh nhỏ, gọi là chè CTC
(Crushing= nghiền; Tearing = xé; Curling = vò xoắn lại ): Mùi vị, hương như chè
đen OTD nhưng pha nhanh, tiện sử dụng, rất được ưa chuộng ở các nước công
nghiệp phát triển. Đối với những giống chè cành thuộc thứ chè shan (có nội chất
tốt: TB14, LĐ97) do trọng lượng búp lớn có thể tiến hành chế biến theo quy trình
công nghệ CTC để khắc phục ngoại hình cọng lớn đối với quy trình chế biến OTD.
Nói chung quy trình chế biến chè của Vinatea chưa thực hiện đầy đủ và
nghiêm ngặt ở bất kỳ giai đoạn nào kể trên, chủ yếu là do tình trạng máy móc thiết
bị lạc hậu cũ kỹ và chậm đổi mới. Phần lớn nhà máy của Vinatea hiện đang sử
dụng là nhà máy tiếp quản của chủ người Pháp sau năm 1975. Công nghệ chế biến
hiện nay các đơn vị thành viên Vinatea áp dụng chủ yếu vẫn là công nghệ chế biến
chè đen Oxthodox của Liên Xô cũ được nhập từ những năm 1957-1977, mặc dù đã
được sửa chữa thay thế phụ tùng trong nước nhưng vẫn bộc lộ những nhược điểm ở
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 20
Quản lý chất lượng sản phẩm
khâu lên men, sấy hút bụi làm giảm chất lượng sản phẩm đầu ra… Các sản phẩm
chè sản xuất ra vẫn còn từ 60-70% không đạt đúng tiêu chuẩn chất lượng.
Trong những năm gần đây, công nghệ chế biến chè của Vinatea đã được
nâng cấp: như việc nâng cấp 4 dây chuyền dản xuất ở các công ty thành viên Tân
Phú, Sông Cầu, Liên Sơn, Nghĩa Lộ, việc cải tiến thiết bị nhập ngoại cho phù hợp
với điều kiện Việt Nam như cối vò Ấn Độ, máy sấy Liên Xô, việc chế tạo hệ thống
tự động hút tạp chất sắt trong chè…
Vinatea cũng đã nhập công nghệ từ nước ngoài, nhưng không phải tất cả các
công nghệ nhập về đều hoàn toàn là công nghệ mới. Những thiết bị chế biến mới
như các loại máy cắt chè trước khi vò để tạo được độ dập tế bào lớn từ 90- 100%
gần như chưa được sử dụng.
Sau khi chế biến, một vài đơn vị thành viên của
Vinatea còn để lẫn, không tách riêng sản phẩm của
các mẻ chè ôi ngốt, D9 kém chất lượng với các mẻ
chè tốt, thậm chí còn còn đấu trộn những mẻ ôi ngốt

vào làm giảm chất lượng và giảm uy tín sản phẩm.
3) Bảo quản và vận chuyển
Không chỉ yếu kém trong khâu chế biến mà khâu bảo quản và vận chuyển
sản phẩm cũng rất kém. Chè là sản phẩm rất dễ ẩm mốc. Khí hậu Việt Nam với độ
ẩm cao làm cho công tác bảo quản chè gặp nhiều khó khăn. Chè bán thành phẩm
thường được rải trên nền đất, vận chuyển bằng bao tải nên vẫn còn tới 60 - 70% các
khuyết tật.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 21
Quản lý chất lượng sản phẩm
4) Quản lý chất lượng sản phẩm
Vinatea là doanh nghiệp sản xuất -
kinh doanh chè duy nhất ở Việt Nam có
Phòng Kiểm nghiệm chất lượng chè độc lập
thuộc hệ thống đo lường chất lượng của Nhà
nước Việt Nam, hàng năm Phòng đã kiểm tra
chất lượng và cấp giấy chứng nhận cho hàng
chục ngàn mẫu chè của các khách hàng ngoài Vinatea.
Vinatea đang dần từng bước thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
HACCP từ khâu trồng trọt, chăm sóc cây chè đến tận đóng gói và phân phối cho
khách hàng. Việc áp dụng các chương trình quản lý chất lượng theo ISO mới bắt
đầu được phổ cập tại các đơn vị thành viên. Tuy nhiên trong thực tế nhiều đơn vị
thành viên của Vinatea hiện nay không áp dụng cả các tiêu chuẩn đơn giản nhất là
quy tắc 5S.
Do sự khó khăn về nguyên liệu cũng như lôm côm, thủ công trong việc chế
biến, bảo quản và vận chuyển như đã phân tích ở trên mà chất lượng sản phẩm chè
đen của Vinatea rất kém: chè kém xoăn, lẫn nhiều tạp chất, dư lượng kháng sinh
nhiều, lẫn loại, nước không sánh và không có hương vị đặc trưng.
Những phân tích trên cho thấy sản phẩm chè đen của Vinatea không có khả
năng cạnh tranh từ chất lượng sản phẩm. Để phần nào cải thiện giá xuất khẩu, nâng
cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì bên cạnh việc quan tâm tìm hiểu khẩu vị,

thị hiếu của người tiêu dùng ở từng thị trường, Vinatea chè cần chú trọng nghiên
cứu, áp dụng khoa học và quy trình công nghệ chè tiên tiến từ khâu trồng trọt, thu
hái, ủ sao đến đóng gói, mẫu mã, bao bì, bảo quản, vận chuyển, kiểm tra, kiểm
soát… để sản phẩm chè đen của Vinatea có thể tiến sát kịp với chất lượng chè đen
thế giới.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 22
Quản lý chất lượng sản phẩm
Vinatea đang đứng trước nhiều cơ hội nâng cao chất lượng nhờ đổi mới công
nghệ khi ngày 6/9/2004 Bộ trưởng Bộ công nghiệp đã ký quyết định 87/2004/QĐ-
BCN về việc phê duyệt đề án “Phát triển ngành cơ khí đến năm 2010 phục vụ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn” trong đó có nội dung:
“Đến năm 2005, ngành cơ khí tiến hành nghiên cứu, chế tạo và cung cấp
thiết bị để xây dựng 6-8 nhà máy chế biến chè đen công suất 12 tấn búp tươi/ngày
và một số nhà máy chế biến chè xanh công suất 6-12 tấn búp tươi/ ngày. Đến năm
2010, chế tạo và cung cấp thiết bị để xây dựng thêm các nhà máy chế biến chè có
công nghệ hiện đại với tổng công suất 5.000 tấn búp tươi/ngày”
III. Các biện pháp xúc tiến thương mại
1) Nghiên cứu thị trường
Trong nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện
nay, chúng ta không thể tiêu thụ hàng hoá nếu sản xuất những gì mình có thay vì
những gì mà thị trường cần. Hoạt động nghiên cứu thị trường là nhằm tìm đầu ra
lâu dài và ổn định cho các sản phẩm của doanh nghiệp, nghiên cứu và đáp ứng nhu
cầu của các phân đoạn thị trường khác nhau để giành chiến thắng trong cạnh tranh.
Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung và Vinatea chè Việt Nam nói riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém. Các
nghiên cứu của doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở việc xem xét doanh thu, vòng
quay vốn, lãi, giá cả hàng hoá trên thị trường mà không đi sâu vào nghiên cứu xem
các thị trường khác nhau thì ưa thích các sản phẩm chè nào, dung lượng thị trường,
lượng cầu có khả năng thanh toán cũng như các xu hướng biến động giá cả, sản
lượng chè trên thế giới. Chính những yếu kém trong công tác nghiên cứu này dẫn

đến sự phát triển ồ ạt các loại chè chất lượng kém chạy theo số lượng khi thị trường
được giá mà không quan tâm đến chất lượng; sau đó lại ồ ạt chặt bỏ các vùng chè
khi giá thế giới sụt giảm.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 23
Quản lý chất lượng sản phẩm
Ngay cả với sản phẩm chè đen thì các thị trường khác nhau cũng ưa thích các
sản phẩm sản xuất theo các công nghệ chế biến khác nhau: Mỹ, Trung Đông thích
chè đen theo công nghệ OTD trong khi Châu Mỹ, Châu Âu thích chè theo công
nghệ CTC. Tuy vậy, việc nghiên cứu để xem xét nhu cầu các thị trường, khả năng
mở rộng khách hàng tiềm năng của Vinatea chỉ mới dừng lại ở mặt định tính mà
chưa định lượng, các nghiên cứu lại không tập trung vào thị trường mục tiêu nào cụ
thể mà chỉ là nghiên cứu tràn lan nên hiệu quả chưa cao.
Hiện nay các nước xuất khẩu chè lớn như Ấn Độ, Kenya vẫn nhập chè để tái
xuất, các nước sản xuất và xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ lại có nhu cầu
tiêu thụ nội địa ngày càng tăng (Ấn Độ tiêu dùng nội địa chiếm 77,48% tổng sản
lượng, Trung Quóc 67,06%), ngoài ra Pakistan có xu hướng trở thành nước nhập
khẩu chè lớn nhất thế giới vượt Vương quốc Anh. Nếu Vinatea có các nghiên cứu
cụ thể và nắm bắt được thị hiếu cũng như xu hướng tiêu dùng ở các thị trường này
và khai thác có hiệu quả thì hoàn toàn có thể tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm .
Mặc dù sản phẩm chè đen của Vinatea đã có mặt tại 22 quốc gia nhưng thị
trường tiêu thụ sản phẩm đang thực sự là vấn
đề bức thiết đối với Tổng công ty. Những ảnh
hưởng to lớn của việc gián đoạn xuất khẩu chè vào thị trường Irắc tới Vinatea đã
cho thấy hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm các thị trường mới để tiêu
thụ sản phẩm của Tổng công ty còn nhiều bất cập.
Thị trường Irắc trước đây vốn là thị trường nhập khẩu chủ yếu của chè Việt
Nam đồng thời cũng là bạn hàng chính của Vinatea với tỉ trọng 62% năm 2000
trong tổng số nước nhập khẩu chè của Vinatea.
Năm
Thị trường Irắc

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 24
Quản lý chất lượng sản phẩm
Sản lượng
(tấn)
Kim ngạch
(triệu USD)
1999 16.412 26,065 41.774 39,29 1.588,17
2000 19.201 28,221 49.620 38,70 1.499,90
2001 24.581 33,107 67.000 36,69 1.346,5
2002 15.679 23,487 71.200 21,99 1.499,90
(Nguồn:Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè đầu năm 2004)
Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Irắc đã liên tục tăng cho đến năm 2003
khi xảy ra chiến tranh Irắc, con số này đã giảm một cách đáng kể gây nhiều khó
khăn cho Vinatea.
Tuy nhiên Vinatea cũng đã có những bước đi ban đầu để mở rộng các thị
trường khác nhằm giảm sức ép từ thị trường Irắc.
Thị trường Nga được xem là thị trường đầy tiềm năng của sản phẩm chè
đen của tổng công ty chè Việt Nam vì chè đen sản xuất theo công nghệ orthodox và
CTC rất được người tiêu dùng Nga ưa chuộng. Hơn nữa Nga là một nước có dân
số đông do đó mà nhu cầu chè lại càng lớn. Theo con số thống kê, có khoảng 98%
số người Nga dùng chè thường xuyên và mỗi năm thị trường Nga tiêu thụ khoảng
160.000 tấn chè, tương đương gần 1,6 tỷ USD chè, trong đó 99% là chè nhập
khẩu. Bình quân mỗi người khoảng 1,1 kg, tương đương 3,5 tách mỗi ngày. Chè
hiện là mặt hàng nhập khẩu duy nhất được Chính phủ Nga đưa vào danh mục các
mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Ngoài ra, đây còn là mặt hàng chiến lược ngang với
muối, dầu ăn và được dự trữ để phòng chiến tranh, thiên tai. Về sản lượng chè tiêu
thụ, Nga đứng thứ hai trên thế giới sau Anh. Từ những năm 90 của thế kỷ trước,
Tổng công ty Chè Việt Nam đã xác định Nga là thị trường nhiều tiềm năng và đã
có chiến lược khai thác và tăng cường bán sản phẩm sang thị trường này. Từ năm
2000 đến nay, Vinatea xuất sang Nga khoảng 4.000 tấn chè mỗi năm, trị giá 4 đến

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen 25

×