Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.39 KB, 78 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư là một lĩnh vực có từ rất lâu nhơng thực sự để nó mang lại
hiệu quả cao thì đó là vấn đề mà tất cả các quốc gia quan tâm. Không chỉ
riêng đối với các nước phát triển mà cả những nước dang phát triển đầu
tư là nhân tố quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Đồng thời là đầu tư tác động đến việc chuyển dịch cơ câu của mỗi
quốc gia. Vì vậy, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí là một trong những vấn
đề hết sức quan trọng trong vấn chiến lược phát triển của mỗi quốc gia.
điều này còn có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam chúng ta. Trong bối cảnh
toàn cầu hóa như hiện nay , xu thế hội nhập vào khu vực và thế giới là tất
yếu. Mỗi quốc gia đều phải tự chủ động tìm lợi thế của mình trong quá
trình hợp tác phát triển.
Thực hiện đường lối đổi mới của đảng , tư năm 1986 tới nay , rõ
nhất là từ năm 1990 , cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích
cực. Tỷ trọng các ngành công ngiệp và dịch vụ trong GDP của toàn nền
kinh tế nước ta đã và của các vùng tăng nhanh chiếm tỷ trọng lớn , tỷ
trọng của nông ngiệp có xu hướng giảm dần , cơ cấu các thành phần kinh
tế có xu hướng thay đổi theo hướng hợp lí hơn. Những chuyển biến đó đã
góp phần tạo đà cho nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định.
Tuy nhiên, những tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng
mới chỉ là bước đầu, và nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn
chậm. Cho đến nay, nước ta vẫn là nước nông nghiệp, dân cư sống ở
nông thôn và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Để đạt được
mục tiêu đến năm 2020, “ đưa nước ta cơ bản trở thàn một nước công
nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,…” mà
Đại hội VIII của Đảng đề ra, thì còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục
nghiên cức và có giải pháp sát thực.
Để có một cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý như hiện nay không thể
không kể đến vai trò của đầu tư. Đầu tư được coi như một công cụ hữu
hiệu, lá bài quan trọng nhất trong tay các nhà quản lý nhằm đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính vì thế mà những năm gần


đây, chủ trương chính sách mà Đảng và Nhà nước đặt ra là đẩy mạnh
công tác thu hút đầu tư, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vậy tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế
nào, trên những phương diện nào và cách thức ra sao? Làm thế nào để có
thể phát huy tối đa vai trò đó của đầu tư? Chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu
đề tài : Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt
nam.
Để thực hiện được đề tài này chúng em xin cảm ơn sự giúp dỡ của
thầy giáo TỪ QUANG PHƯƠNG. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhơng
không tránh khỏi thiếu sót vì vậy chúng em rất mong được sự góp ý của
thầy và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ VAI TRÒ CỦA
ĐẦU TƯ VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1. Lý luận chung về đầu tư
1.1. Khái niệm đầu tư
Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động
nào đó nhằm đem lại mục đích của chủ đầu tư trong tương lai.
Trên góc độ tài chính: đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để
chủ đầu tư nhận về 1 chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn va sinh lời.
Trên góc độ tiêu dùng: đầu tư là sự hi sinh mức tiêu dùng hiện tại
để thu về mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai.
Đầu tư là việc bỏ vốn hay chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác
trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả
có lợi trong tương lai.
Đầu tư là sự hi sinh hay bỏ ra các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành
các hoạt động nhằm đạt được các kết quả , thực hiện đươc các mục tiêu
nhất định trong tương lai.

Đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo nên cũng như để vận hành một
loại tài sản kinh doanh nào đó như nhà xưởng , máy móc , vật tư cũng
như để mua cổ phiếu hay cho vay lấy lãi mà ở đây những tài sản đầu tư
này có thể sinh lợi dần hay thõa mãn dần một nhu cầu nhất định nào đó
của người bỏ vốn cũng như toàn xã hội trong một thời gian nhất định.
Đầu tư theo nghĩa rộng nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở
hiên tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư
các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguôn lực đã bỏ ra để
đạt đươc kết quả đó. nguồn lục đó có thể là tiền , là tài nguyên thiên nhiên
, là sức lao động và trí tuệ. những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng
thêm tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy , đường sá ,
bệnh viện, trường học ... ) , tài sản trí tuệ ( trình độ văn hóa , chuyên
môn , quản lí , khoa học kĩ thuật...) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện
làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội. trong
những kết quả đã đat được trên đây , tài sản trí tuệ và vai trò quan trọng
trong mọi nguồn nhân lực tăng thêm lúc và mọi nơi không chỉ đối với
người bỏ vốn mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. những kết quả này khong
chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được hưởng thụ.
Theo nghĩa hẹp , đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các
nguồn lực hiện tại , nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả
trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả
đó.
Đầu tư phát triển là phương thức đầu tư trực tiếp , hoạt động trong
đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản
mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt
động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo được việc làm , nâng cao
được đời sống người dân trong xã hội. đó là việc bỏ tiền ra để xây dựng ,
sưa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng , mua sắm thiết bị , lắp đặt chung
trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực , thực hiện các chi phí
thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì

tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền
kinh tế xã hội.
Đầu tư tài chính : là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra
cho vay hay mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( gửi
tiết kiệm , mua trái phiếu chính phủ...) hay lãi suất tùy thuộc vào kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành ( cổ phiếu, trái
phiếu cua công ty ) đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho
nền kinh tế ( nếu không xết đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này ) mà
chỉ làm tăng thêm giá trị cuat tài sản tài chính của tổ chức , cá nhân đầu
tư ( đánh bạc nhằm mục đích sinh lời cũng là một loại đầu tư tài chính
nhơng bị cấm do gây nhiều tệ nạn xã hội. công ty mở ra sòng bạc để giải
trí của đến chơi nhằm thu lạo lợi nhuận về cho công ty tì đây là loại đầu
tư phát triển nếu đươc nhà nước cho phép và tuân theo đầy đủ các quy
định của pháp luật các quy chế hoạt động do nhà nước quy định để khong
gây ra các tệ nạn xã hội ). với sự hoạt động của hình thức tài chính , vốn
bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng , khi cần có thể rút ra một cách
nhanh chóng ( rút tiết kiệm , chuyển nhượng trái phiếu , cổ phiếu cho
người khác ). điều đó khuyến khích người có tiền bỏ tiền ra để đầu tư. để
giảm độ rủi ro , họ có thể đầu tư vào nhiều nơi , mỗi nơi một ít tiền. đây
la một nguồn cung cấp vốn đầu tư quan trọng cho đầu tư phat triển.
đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra đẻ mua
hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch
khi mua và bán. loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới chi nền
kinh tế ( nếu không tính đến ngoại thương ), mà chỉ làm tăng tài sản chính
của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại , chuyển giao quyền sở
hữu hàng hóa giuwax người bán và người đầu tư và người đầu tư với
khách hang của họ. tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá
trình lưu thông của cải vật chất đầu tư phát triển tạo ra , từ đó thúc đẩy
sản xuất phát triển , tăng thu cho ngân sách , tăng tích lũy cho sản xuát ,
kinh doanh nghiệp vụ nói riêng và nền sản xuất xã hộ nói chung ( chúng

ta cần lưu ý rằng đầu cơ trong kinh doanh cũng thuộc đầu tư thương
maijxets về bản chất nhơng bị pháp luật cấm vì gây ra tình trạng thừa
thiếu hàng hóa một cách giả tạo , gây khó khăn chi việc quản lí lưu thông
phân phối , gây mất ổn định cho sản xuất , làm tăng chi phí cho người
tiêu dùng
1.2 Phân loại các hình thức đầu tư
Theo bản chất của đối tượng đầu tư : hoạt động đầu tư bao gồm
đầu tư cho các đối tượng vật chất hoặc tài sản (nhà xưởng , máy móc thiết
bị) cho các đối tượng tài chính (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực
như đào tạo , nghiên cứu khoa học , y tế.. ). Trong các loại đầu tư sau đây
đầu tư đối tượng vật chất là điều kiện tiên quyết , cơ bản làm tăn tiềm lực
của nền kkinh tế , đầu tư tài chính là điều kiện quan trọng để thu hút mọi
nguồn vốn từ mọi tầng lơp dân cư cho đầu tư mọi đối tượng vật chất, còn
đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm
bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả
kinh tế xã hội.
theo cơ cấu tái sản xuất có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư
theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu trong đó đầu tư theo chiều rộng
vốn lớn để khe dọng lâu , thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần thực
hoạt động để thu hồi vốn lâu , tính chất xã hội phức tạp độ mạo hiểm cao.
còn đầu tư theo chiều sâu đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn , thời gian thực
hiện đầu tư không lâu , độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo ciều
rộng
Theo phân cấp quản lí , điều lệ quản lí đầu tư và xây dựng ban
hành theo nghị định số 12/CP ngày 5 thánh 5 năm 2000 phân thành 3
nhóm A, B, C tùy theo tính chất và quy mô của dự án , trong đó nhóm A
của dự án do thủ tướng chính phủ quyết đinh , nhóm B, C do bộ trưởng ,
thủ trưởng cơ quan ngang bộ , cơ quan trực thuộc chính phủ , UBND tỉnh
thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Theo quan hệ quản lí của chủ đầu tư , hoạt động đầu tư có thể phân

chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Đầu tư gián tiếp là đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp
tham gia điều hành quản lí quá trình thực hiện và vận hành các kết quả
đầu tư. đó là việc chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không
hoàn lại hoặc ó hoàn lại nhơng với lãi suất thấp cho chính phủ của các
nước khác vay để phát triển kinh tế xã hội , là việc các cá nhân , các tổ
chức mua các cứng chỉ có giá như cổ phiếu , trái phiếu... để hưởng phúc
lợi ( gọi là đầu tư tài chính ).
Đầu tư trực tiếp là lloại đầu tư trong đó người có vốn trực tiếp
tham gia quản lí , điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu
tư. đầu tư trực tiếp được chia thanh 2 loại : đầu tư dịch chuyển và đầu tư
phát triển.
Đầu tư dịch chuyển là đầu tư trong đó người có tiền mua lại một số
cổ phần đủ lớn để nắm quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. trong
trương hợp này việc đẩu tư không làm tăng tài sản của doanh nghiệp mà
chỉ thay đổi quyền sở hữu các cổ phần của doanh nghiệp.
Đầu tư phát triển là loại đầu tư để tạo ra những năng ực sản xuất
phục vụ mới ( cả về số lượng và chát lượng ). đây là loại đầu tư dể tái sản
xuất mơ rộng , là biện pháp chủ yếu để cung cấp việc làm cho người lao
động , là tiền đề để thực hiện đầu tư tài chíh và đầu tư chuyển dịch. chính
sự điều tiết của bản thân thị trường và các chính sách khuyến khích đầu
tư củ nhà nước sẽ dịnh hướng của nhà nước , từ đó tạo nên được một cơ
cấu đầu tư phục vụ cho việc hình thành 1 cơ cấu kinh tế hợp lí , có nghĩa
là người có vốn sẽ không chỉ đầu tư cho lĩnh vực sản xuất , khoogt chỉ
đầu tư tài chính , đầu tư chuyển dịch ma cả đầu tư phát triển.
Theo nguồn vốn : đầu tư dược chia thành đầu tư có vốn huy động
trong nước ( vốn tích lũy của ngân sách , của doanh nghiệp , tiết kiệm của
dân cư ) , và vốn huy động từ nước ngoài ( vốn đầu tư gián tiếp , vốn đầu
tư trực tiếp ). phân loaị nay cho thấy tình hình huy động vốn đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành , từng địa phương và toàn bộ

nền kinh tế
2. Lý luận chung về cơ cấu kinh tế - chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1. Khái niệm cơ bản về cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều
yếu tố , có quan hệ chặt chẽ với nhau , tác động qua lại với nhau trong
một không gian và thời gian nhất định , trong những điều kiện xã hội cụ
thể , hướng vào thực hiện những mục tiêu đã định
2.1.2. Phân loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế gồm 3 phương diện hợp thành:
- Cơ cấu kinh tế.
- Cơ cấu thành phần kinh tế.
- Cơ cấu vùng lãnh thổ.
Chỉ tiêu kinh tế làm cơ sở để biểu hiện cơ cấu là GDP ( tổng sản
phẩm nội địa )
Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tương
quan tỷ lệ biểu hiện mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế quốc dân.
Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh phần nào trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và phân công lao động xã hội của một quốc gia.
Cơ cấu kinh tế lãnh thổ được hình thành bởi việc bố trí sản xuất
theo không gian địa lý trong cơ cấu lãnh thổ, có sự biểu hiện của cơ cấu
ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Việc chuyển dịch
cơ cấu lãnh thổ phải đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệuh quả
của các ngành kinh tế trên lãnh thổ và trên phạm vi cả nước.
Cơ cấu thành phần kinh tế biểu hiện tr chức kinh tế với các chế độ
sở hữu khác nhau có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản
xuất, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, cơ cấu kinh tế

luôn thay đổi. Sự thayđổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng
thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển gọi là chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
2.2.2. Các loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế"
Ứng với 3 loại cơ cấu kinh tế thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế có 3 loại như
sau:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ.
2.3. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, trong xu thế hội nhập với
khu vực và thế giới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếu gắn liền với sự
phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là với sự phát triển trong quá
trình hội nhập khu vực và thế giới. Quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế
phụ thuộc vào các yếu tố như: quy mô kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế,
mức độ mở cửa của nền kinh tế với bên ngoài, dân số một quốc gia, các
lợi thế tự nhiên, nguồn nhân lực, điều kiện kinh tế, văn hóa, sự ổn định
chính trị xã hội… Nhân tố quan trọng khác góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế là quá trình chuyên môn hóa trong phạm vi quốc gia và mở rộng
chuyên môn hóa quốc tế đồng thời có sự nhảy vọt về khoa học kỹ thuật.
Chuyên môn hóa mở đường cho việc trang bị kỹ thuật hiện đại, áp
dụng công nghệ tiên tiến, hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng suất lao động
xã hội. Chuyên môn hóa cũng tạo ra các hoạt động dịch vụ và chế biến
mới. Tiến bộ kỹ thuật công nghệ đã thúc đẩy chuyên môn hóa. Điều đó
làm tỷ trọng các ngành truyền thống giảm đi, tỷ trọng các ngành dịch vụ
có khoa học kỹ thuật mới tăng trưởng nhanh chóng và dần chiếm ưu thế.
Phân công lao động xã hội và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ ngày
càng phát triển sâu sắc tạo ra những tiền đề cho việc phát triển thị trường

các yếu tố sản xúât. Và ngược lại việc phát triển các yếu tố sản xuất lại
thúc đẩy quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế do vậy làm sâu sắc
thêm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng hợp lý - hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa là một tất yếu
khách quan gắn liền với sự phát triển kinh tế trong giai đoạn hội nhập của
Việt Nam.
3. Lý luận về đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.1 Mối quan hệ giữa đầu tư tăng trưởng kinh tế, cơ cấu đầu tư
A, Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu.
(+) Tác động đến tổng cầu:
Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần đầu tư. Đầu tư là một
yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn xã bộ nền kinh tế. Theo
số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm tỷ trọng từ 24 đến
28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng
cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình
kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi
tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu (AD)
tăng ( nếu các yếu tố khác không đổi).
AD = C + I + G + X – M
Trong đó: C: Tiêu dùng
I: Đầu tư
G: Tiêu dùng của chính phủ
X: Xuất khẩu
M: Nhập khẩu
Từ quan hệ trên ta thấy khi đầu tư tăng sẽ tiếp tục lam tăng GDP.
Theon Keyness thì đầu tư tăng 1 đơn vị thì sẽ làm cho GDP tăng nhiều
hơn 1 đơn vị .
Trong thực tế thì mức độ của ảnh hưởng trên còn phụ thuộc vào
mức độ cung của nền kinh tế.Nếu năng lực cung hạn chế thì việc gia tăn
tổng cầu , với bất cứ lí do nào chỉ làm tăng giá mà thôi , sản lượng thực tế

không tăng là bao. Ngược lai , nếu năng lực sản xuất dồi dào thì sự gia
tăng tổng cầu sẽ thực sự làm tăng sản lượng , ở đây llis thuyết cung được
khẳng định.
Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ
nền kinh tế. theo số liệu ngân hàng thế giới đầu tư thường chiếm khoảng
24%-28% trong cơ câu tổng cầu của tất cả các nước tên thế giới. Với tổng
cầu , tác động của đầu tư là ngắn hạn.
(+) Tác động đến c ung:
Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính
Là cung cấp trong nước và cung cấp từ nước ngoài. Bộ phận chủ
yếu, cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động,
tài nguyên, công nghệ…, thể hiện qua phương trình sau:
Q = F (K, L,T, R…)
K: vốn đầu tư
L : lao động
T : công nghệ
R : nguồn tài nguyên
Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm
tăng tổng cung của nên kinh tế , nếu các yếu tố khác không đổi, mặt khác
tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực , đổi mới công nghệ....do đó , đầu tư
lai gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế.
B, Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng và phát triển kinh
tế
Các mô hình tăng trưởng đơn giản dang tổng cung đều nhấn mạnh
đến yếu tố vốn trong tăng trưởng
Hàm sản xuất Cobb-Douglas
Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự
tăng trưởng thông qua hàm sản xuất. Hàm số này nêu lên mối quan hệ
giữa sự tăng trưởng của đầu ra với sự tăn lên của yếu tố đầu vào là : vốn ,

lao động , tài nguyên và khoa học công nghệ
Y= T. K
α
. L
β
. R
µ
Trong đó : Y : là đầu ra GDP
K : là vốn sản xuất
R : là nguồn tài nguyên thiên nhiên
T :là khoa học công nghệ
α, β, µ : là các số lũy thừa , phản ánh tỷ lệ cận biên các yếu
tố đầu vào
Sau khi biến đổi , thiết lập được mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng của
các biến số
G= t + αk + lβ + µr
Trong đó : G là tốc độ tăng trưởng của GDP
K, l , r là tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào
T là phần dư còn lại , phản ánh tác động của khoa học công
nghệ.
Như vậy từ đây ta có thể lượng hóa được tác động của các yếu tố
tới tốc dộ tăng trưởng , trong đó có tốc dộ tăng của vốn sản xuất. Hay có
thể đánh giá được tác dộng của đầu tư tới tốc dộ tăng trưởng kinh tế
Mô hình Harrod- Domar đã đưa ra mối quan hệ hàm số giữa vốn
( kí hiệu là K ) và tăng trưởng sản lượng ( kí hiệu là Y ). Mô hình này cho
rằng sản lượng của bất kì một thực thể nào – cho dù là doanh nghiệp ,
một ngành hay toàn bộ nền kinh tế - đều phụ thuộc vốn đã đầu tư với thực
thể kinh tế đó cà được thể hiện dưới dạng hàm.
Y= K/ k
Với k là hằng số , được gọi là hệ số vốn – sản lượng vốn

Để đạt được tốc dộ tăng trưởng nào đó thì nền kinh tế phải được
đầu tư theo một tỷ lệ nhất định nào đó từ GDP , khi chuyển sang dạng tốc
độ hệ số k gọi là hệ ố Icor
ICOR= vốn đầu tư / GDP do vốn tạo ra
Từ đó suy ra :
Mức tăng GDP = vốn đầu tư / ICOR
Hệ số ICOR cho biết để tăng thêm một đồng GDP hoàn toàn phụ
thuộc vào vốn đầu tư
Theo kinh nghiệm của các nhà kinh tế , muốn giữ tốc độ tăng trướng ở
mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15-20% so với GDP tùy thuộc
vào ICOR mỗi nước.
Ở các nước phát triển , ICOR thường lớn , từ 5-7 do thừa vốn thiếu
lao động , vốn được sử dụng nhiều cho lao động , do sử dụng công nghệ
hiện đại với giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển , ICOR thấp từ 2-3
do thiếu vốn , thừa lao động để thay thế cho vốn sử dụng công nghệ kém
hiệu quả , giá rẻ.
Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc nhiều nhân tố , thay đổi
theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước.
Đối với các nước dang phát triển về bản chất được coi là ván đề
đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt một tỷ lệ tăng thêm sản phẩm
quốc dân dự kiến. Thực vậy , ở nhiều nước , đầu tư đóng vai trò như một
‘cái hích ban đầu ‘ , tạo đà cho cho sự cất cánh của nền kinh tế.
Đối với nước ta để đạt mục tiêu đến năm 2010 tăng gấp dôi tổng
sản phẩm quốc nội năm 2000 theo dự tính của các nhà kinh tế , nếu ICOR
là 3 thì vốn đầu tư phải lớn gấp 3 lần hiện nay.
Kinh nghiệm các nước cho thấy chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào
cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành , các vùng lãnh thổ
cũng như phụ thuộc vào hiệu quả chính sách kinh tế nói chung. Thông
thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp , ICOR
trong gian đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực. Do đó ở

các nước phát triển , tỷ lệ đầu tư thấp dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp
C, Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và tốc độ tăng trưởng
Các nhà kinh tế đều thừa nhận đầu tư là một trong những nhân tố
quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế , muốn có tăng trưởng thì
phải có đầu tư. Tuy nhiên cơ cấu đầu tư là một vấn đề gây nhiều tranh
cãi.
Các nhà kinh tế đều đồng ý với nhau rằng cần có một cơ cấu đầu tú
hợp lí để tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lí. Thuật ngữ hợp lí ở đây được hiểu là
cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế như thế nào để đảm bảo được tốc dộ phát
triển nhanh và bền vững. Mặc dù đồng ý với nhau như vậy nhơng các nhà
kinh tế có quan điểm rất khác nhau về cách thức tạo ra một cơ cấu đầu tư
hợp lí. Có một số quan điểm chủ yếu sau :
+ Quan điểm của trường phái tân cổ điển
Quan điểm này cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào nền
kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn lực ( vốn, lao động... ) mà sự vận
động của thị trường sẽ thực hiện tốt hơn vai trò này. Trường phái này
khẳng định một trong những ưu điểm của kinh tế thị trường đó là sự phân
bổ nguồn lực một cách tự động dưới sự tự điều khiển của thị trường. Các
danh nghiệp ới mục đích tối da hóa lợi nhuận sẽ tim kiếm những cơ hội
đầu tư tốt nhất cho mình. Tuy nhiên giả thiết của trường phái tân cổ điển
là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Đó là thị trường mà người bán và
người mua không ai kiểm soát và có khả năng kiểm soát giá cả và có đầy
đủ thông tin trong cả hiện tại và tương lai. Trong thực tế giả định này là
một điều phi thực tế , nhất là về thông tin
+ Quan điểm ủng hộ sự can thiệp của chính phủ
Quan điểm này cho rằng do thị trường không hoàn hảo , nhất là đối
với các nước đang phát triển , nên tự vận động của thị trường sẽ không
mang lại kết quả tối ưu. Thông tin không hoàn hảo có thể dẫn đến sản
xuất và đầu tư quá mức.
Mặt khác , ở hầu hết các nước dang phát triển kinh tế còn lạc hậu

phụ thuộc vào nông nghiệp , nếu để thị trường tự vận động sẽ không tạo
ra sự phát triển mạnh mẽ. Nhà nước cần tạo ra sự khởi đông ban đầu để
hình thành nên các ngành công nghiệp . Sự can thiệp của nhà nước trong
sự phân bổ nguồn lực cho công nghiệp là cần thiết. Sỡ dĩ phải phát triển
công nghiệp bởi đây là khu vực có thể tăng năng suất nhanh nhất do ứng
dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật , ngoài ra khu vực này còn tạo ra kích
thích cho toàn nền kinh tế. Vì lí do đó mà cac nước dang phát triển chủ
trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp , hay còn gọi quá trình công
nghiệp hóa
Tuy nhiên ở nhiều nước sự can thiệp quá mức của nhà nươc vào
quá trình công nghiệp đôi khi không hiệu quả. Rất nhiều ngành công
nghiệp được hình thành theo ý chí chủ quan của một số nhà lãnh đạo ,
chứ không phải dựa trên các phân tích kinh tế kĩ càng.
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế chuyển
đổi nhiều định chế của cơ chế thị trường chưa hoàn chỉnh nên các điều
kiện của thị trường cạnh tranh hoàn hảo rõ ràng là chưa đáp ứng được.
mặt khác nền kinh tế của ta dang ở mức phát triển thấp , chịu ảnh hưởng
của một thời gian dài trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung , Tát cả những
đạc tính đó cho thấy nhà nước cần đóng vai tro quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển kinh tế không thể để thị trường tự thân vận động. Vì thế
có thẻ nói đầu tư là một con bài quan trọng nhất mà nhà nước sử dungjn
để tác động làm tăng trưởng kinh tế , điều tiết nèn kinh tế theo đúng dịnh
hướng phát triển.
D, Mối liên hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và quá trình phát triển kinh
tế.
Cho tới nay chưa có lý thuyết hoàn hảo nào có thể mô tả nhữn mối
liên hệ giữa quá trình phát triển và quá trình thay đổi cơ câu. Tuy nhiên
nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng chắc chắn là có những
quy luật phản ánh phương thức thay đổi của cơ cấu kinh tế khi thu nhập
bình quân đầu người tăng lên.

Như vậy cơ sở giúp chúng thấy được mối liên hệ giữa quá trình
phát triển kinh tế và thay đổi cơ cấu là cách thức tính toán GDP theo các
biến số kinh tế vĩ mô
Trước hết nếu xét về phía cung , chúng ta phải phân tích cơ cấu sản
xuất được tính theo các ngành sản xuất. Ngoài các ngành có thể dễ quan
sát như nông nghiệp , công nghiệp , hệ thống tài chính là ngành có tầm
quan trọng đặc biệt trong cơ cấu của một nền kinh tế. Một số kết quả
quan sát cho thấy rằng , khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên , thì tỷ
trọng trong tổng số sản phẩm quốc dân của ngành nông nghiệp giảm cùng
với số lao động sử dụng và tỷ trọng của ngành công nghiệp trong đó chủ
yếu là ngành khai khoáng và ngành chế biến tăng lên cùng với số lao
động sử dụng. Đặc biệt ngành chế biến ban đầu có xu hướng tập trung
vào sản xuất cac mặt hàng tiêu dùng giản đơn như lương thực thực
phẩm , quần áo , sau này chuyển dần sang sản xuất các mặt hàng tư liệu
sản xuất thuộc nghành công nghiệp nặng và sau cùng là sản xuất các sản
phẩm vi điện tử và các sản phẩm có công nghệ cao. Vai trò của các ngành
dịch vụ có xu hướng tăng lên tương đối rõ rệ. Do kết quả mở rộng của
nền kinh tế quốc dân khi quá trình kinh tế diễn ra nên sự phụ thuộc vào
ngoại thương giảm dần cùng với tỷ trọng của sản phẩm khai thác trong
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Một điiều đáng quan tâm nữa là quá trình tăng trưởng có liên hệ
chặt chẽ với sự đa dạng hóa sản xuất. Mặt hàng chế biến và dịch vụ ngày
cang đa dạng hơn sẽ có tác dụng mở rộng cơ cấu sản xuất mà trước đây
chủ yếu là nông nghiệp. Trình dộ chuyên môn hóa trong sản xuất và phân
phối sẽ tăng lên khi nhu cầu cho nền kinh tế trở nên đa dạng hơn. Tương
tự như vậy trong nội bộ các ngành sản xuất vì thế trong nội bộ khu vực
kinh tế nông thôn , các nghề phụ , phi nông thôn cũng sẽ trở thành các
nguồn thu nhập và công ăn việc làm ngày càng quan trọng hơn so với thu
nhập trực tiếp từ nông nghiệp nghĩa là khu vực không chính thức trong
nền kinh tế sẽ giảm đi.

Xét về phía cầu kinh tế , các thành phần của nhu cầu chi tiêu là cơ sở cho
co cấu kinh tế
Khi mức thu nhập bình quân đầu người thấp người dân chi dùng
hầu như toàn bộ thu nhập , tiết kiệm hầu như không có do đó toàn bộ
nguồn đầu tư hầu nư dựa vào vốn nước ngoài , cơ cấu kinh tế phụ thuộc
nên việc chủ động ra các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bị
hạn chế nhiều. Một khi thu nhập tăng thêm tỷ trọng thu nhập dùng cho ăn
uống giảm dần và tỷ lệ tiết kiệm tăng lên và mức chênh lệch giưa tiết
kiệm và đầu tư giảm đi, việc chủ động vạch ra những chính sách thay đổi
cơ cấu sản xuất của nền kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng đã dần dần có
hiệu lực
Tóm lại , quá trình phát triển tăng trưởng kinh tế của một quốc gia
thường được xem xét như một quá trình làm thay đổi thu nhập bình quân
đầu người.Một xu hướng mang tính quy luật là cùng với sự phát triển của
kinh tế , cũng diễn ra một quá trình thay đổi về cơ cấu kinh tế tức là một
sự thay đổi tương đối về vai trò mức đóng góp , tốc độ phát triển của từng
thành phần kinh tế , từng yếu tố riêng về cấu thành toàn bộ nên kinh tế.
Một trong những cơ cấu kinh tế được quan tâm và nghiên cứu
nhiều trong mối liên hệ với quá trình phát triển và tăng trưởng là cơ cấu
ngành
Một trong những đặc điểm rõ nét nhất trong việc thay đổi cơ cấu
kinh tế trong quá trình phát triển là việc tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp
trong GDP trong khi tỷ trọng nông nghiệp lại giảm sút. Có hai lí do chính
lí giải cho hiện tượng này , thứ nhất là luật Enghen cho rằng khi thu nhập
của một gia đình tăng lên thì phần chi tiêu cho thực phẩm giảm xuống.
Điều đó làm cho nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp không thể tăng cùng
tốc độ như nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa công nghiệp được. Thứ hai
là sự phát triển kinh tế làm cho năng suất lao động nói chung và trong
nghành nông nghiệpnoi chung tăng lên, do đó tỷ trọng lao động trong
ngành nông nghiệp có xu hướng giảm

Như vậy có thể nói khi đời sống được nâng lên thì tỷ trọng các ngành
công nghiệp dịch vụ có xu hướng tăng , còn tỷ trọng ngành nông nghiệp
có xu hướng giảm dần
3.2 Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư
Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về
vốn , nguồn vốn , cơ cấu huy động và sử dụng vốn... quan hệ hữu cơ ,
tương tác qua lại giữa các bộ phận trong không gian , vận động theo
hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lí và tạo ra những tiềm lực lớn
hơn về mọi mặt kinh tế xã hội
Cơ cấu đầu tư luôn luôn thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với
sự phát triển của nền kinh tế , có nhân tố thuộc nội tại nền kinh tế , có
nhân tố tác động từ bên ngoài , có nhân ntoos thúc đẩy sự phát triển ,
song cũng có nhân tố kĩm hãm sự phát triển. Các nhân tố trong nội bộ nền
kinh tế bao gồm : nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội ,
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , quan điểm chiến lược , mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội của đât nước trong mỗi gian đoạn nhất dịnh ,
cơ chế quản lí có thể ảnh hương đến cơ chế hình thành cơ cấu đầu tư...
nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài như xu thế chính trị , xã hội kinh tế
của khu vực và thế giới. Trong xu thế quốc tế hóa lực lượng sản xuất và
thời đại bùng nổ thông tin , tìm hiểu thị trường và xác dịnh chiến lược
đầu tư hợp lí để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm chủ đọng hội nhập
Sau thay đổi của cơ cấu đầu tư từ mức độ này sang mức độ khác ,
phù hợp với môi trường và mục tiêu phát triển gọi là chuyển dịch cơ cấu
đầu tư. Sự thay đổi không chỉ là sự thay đổi về vị trí ưu tiên mà còn là sự
thay đổi về chất trong nội bộ cơ cấu và các chính sách áp dụng. Về thực
chất chuyển dịch cơ cấu đầu tư là điều chỉnh cơ cấu vốn , nguồn vốn đầu
tư , điều chỉnh cơ cấu huy động và sử dụng các loại vốn và nguồn vốn...
phù hợp với mục tiêu đã xác dịnh của toàn bộ nền kinh tế , ngành địa
phương và các cơ sở trong từng thời kì phát triển
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư có ảnh hưởng quan trọng đến đổi mới

cơ cấu kinh tế trên cơ sở sự tác động của yếu tố đầu tư và có tính đến
những nhân tố ảnh hưởng khác. Mặt khác , sự thay đổi và phát triển của
các bộ phận nền kinh tế sẽ quyết định sự thay đổi cơ cấu đầu tư của hiện
tại. Kết quả của đầu tư đổi mới cơ cấu kinh tế là sự thay đổi về số lượng
cũng như chất lượng của các ngành trong nền kinh tế quốc dân theo
hướng xuất hiện nhiếu ngành mới , giảm tỷ trọng những ngành không phù
hợp với tăng tỷ trọng cúa những ngành lợi thế , là đổi mới mối quan hệ
giữa các bộ phận trong ngành , của nền kinh tế theo ngành theo hướng
càng ngày hợp lí hơn , sử dụng các nguồn ngày càng hiệu quả hơn , là
việc nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội cho từng bộ phận cũng như toàn bộ
nền kinh tế quốc dân
Quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư của mốt quốc gia , của một
ngành , một địa phương hay cơ sở thông qua kế hoạch đầu tư là nhằm
hướng tới việc xây dựng một cơ cấu đầu tư hợp lí
Cơ cấu đầu tư hợp lí là cơ cấu đầu tư phù hợp với quy luật khách
quan , các điều kiện kinh tế xã hội của từng cơ sở , ngành vùng và toàn
thể nền kinh tế , coa tác động tích cực đến đổi mới cơ cấu kinh tế theo
hương ngày càng hợp lí , khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực trong
nước , đáp ứng nhu cầu hội nhập , phù hợp với xu thế kinh tế , chính trị
của thế giới và khu vực
3.3 Lý luận tác động của đầu tư tới , chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chúng ta thấy rằng đầu tư có tác động dây chuyền , khi tăng cường
đầu tư , phân bổ vào một ngành , lĩnh vực đó gia tăng sản lượng và từ đó
làm thay đổi mối tương quan giữa các ngành.
Những ngành những vùng lĩnh vực phát triển nhanh sẽ thu hút
nhiều lao động vào ngành , lĩnh vực đó , tạo ra sự chuyển dịch giữa các
ngành , các lĩnh vực
Đầu tư có tác dộng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua những
chính sách tác động đến cơ cấu kinh tế. Trong điều hành chính sách đầu
tư , nhà nước có thể can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bổ

vốn , kế hoạch hóa , xây dựng cơ chế quản lí đầu tư hoặc điều tiết gián
tiếp qua công cụ chính sách như tuế , tín dụng , lãi suất để xác dịnh và
định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo
hương ngày càng hợp lí hơn.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy rằng nếu có chính sác đầu tư
hợp lí sẽ tạo đà tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấ thành nền kinh
tế , có quan hệ chặt chẽ với nhau, được thể hiện cả mạt chất và mặt
lượng, tùy thuộc vào mục tiêu của nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của
các bộ phận cấu thành nền kinh tế. sự chuyển dịch kinh tế xảy ra khi có
sự phát triển không đồng đều về quy mô , tốc độ giữa các vùng miền
Hệ số chuyển dịch cơ cấu kinh tế việt nam thời kì 1990-2004 , thể
hiện qua bảng sau :
Bảng hệ số chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
Năm 1990 1994 1995 1999 2000 2004
GDP (%) 100 100 100 100 100 100
Trong đó :
Nông nghiệp 38,7 27,4 27,2 25,4 24,5 20,4
Công nghiệp 22,7 28,9 28,8 34,5 36,7 41,1
Dịch vụ 38,6 43,7 44,1 40,1 38,7 38,5
Chuyển dịch cơ cấu của hai ngành nông nghiệp và công nghiệp
Hệ số k 0,139 0,018 0,04
Độ lệch tỷ
trọng nông
nghiệp
-11,31% -1,75% -4,13%
Độ lệch tỷ trọng nông nghiệp thời kì 1990-2004 âm , theo bảng
trên
Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. đầu

tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp qui luật
và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kì, tạo
ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tể quốc dân và giữa các ngành
vùng , phát huy nội lực nền kinh tế , trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại
lực. đối với cơ cấu ngành , đầu tư vốn vào ngàng nào , quy mô vốn đầu tư
từng ngàng nhiều hay ít ,.. đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển , đế khả
năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành , tạo tiền đề vật chất để
phát triển các ngành mới.. do đó làm chuyển dịch cơ cấu ngành
Đối với cơ cấu ngành lãng thổ , đầu tư có tác dụng giải quyết những mất
cân đối về phát triển giữa các vùng miền , đưa những vùng kém phát triển
thoát khỏi tình trạng đói nghèo , phát huy tối đa những lợi thế so sánh về
tài nguyên , kinh tế chính trị... cả những vùng có khả năng phát riển cao
hơn ,làm bàn đạp thúc đảy các vùng khác phát triển nhanh hơn
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
I. Tổng quan về đầu tư phát triển trong nền kinh tế
Trong những năm qua tình hình huy động vốn đầu tư của nước ta
đã có bước tăng trưởng khá.Đặc biệt trong kế hoạch 5 năm
(2001-2005),Việt Nam đẫ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu hút đầu tư
trực tiếp (FDI) và đẩy manh đầu tư ra bên ngoài.
Điển hình năm 2005,tổng vốn đầu tư phát triển tăng khá so với
năm 2004,cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP theo giá thực tế,do đó tỷ lệ so
vứi GDP cũng sẽ cao hơn và đạt mức cao nhất từ trước tới nay.Đáng lưu
ý là vốn đầu tư ngòai khu vực quốc doanh,vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài và vốn ODA thực hiện đạt cao hơn năm 2004.Chúng ta đã thu hút
được 5,8 tỷ USD vốn đăng ký tăng trên 2,5% so với năm 2004,vượt gần
30% mục tiêu ban đầu (4,5 tỷ USD) đề ra cho cả năm 2005,trong đó vốn
cấp mới đạt trên 4 tỷ USD,vốn bổ sung đạt 1,8tỷ USD.Số vốn này kết
hợp sức mạnh quan trọng cho việc thực hiện đầu tư các năm sau và điểm
cần lưu ý và quan trọng nhất của kết quả FDI trong năm 2005 là số vốn

đầu tư thực hiện,đóng góp cho nền kinh tế,đạt khoảng 3,3 tỷ USD,tăng
trên 15% so với năm 2004,chiếm tới gần 20% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội,đã góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của cả nước về phát triển
KT-XH với mức tăng GDP gần 8,5%-mức tăng cao nhất trong 5 năm qua.
Khu vực kinh tế có vốn FDI trong năm 2005 đạt doanh thu khoảng
21 tỷ USD (không có dầu thô), trong đó giá trị xuất khẩu khoảng 10,3tỷ
USD,tăng khoảng27% so với năm 2004,chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu
cả nước(nếu tính cả dầu thô thì tỷ lệ đạt trên 56%);nộp ngân sách nhà
nước đạt 1,29 tỷ USD,tăng gần 40% so với năm 2004 và chiếm 12% tổng
thu ngân sách nhà nước.Các doanh nghiệp FDI đã thu hút khoảng 70.000
lao động,đưa tổng số lao động trực tiếp trong khu vực FDI lên khoảng 87
vạn người,tăng 18% so với năm 2004.
Cơ cấu kinh tế tiếp tuịc chuyển dịch theo hướng tích cực.Tỷ trọng
khu vực công nghiệp –xây dựng sẽ đạt trên 41%,không những vựơt mục
tiêu 38-39% đề ra cho năm 2005 mà còn cao hơn so với mục tiêu 40-41%
đề ra cho năm 2010.Riêng tỷ trọng xây dựng sẽ tăng trở lại nhờ tốc độ
tăng cao hơn năm trước.
Như vậy,theo tính toán trên đây,khả năng huy động vốn đầu tư phát
triển toàn xã hội trong năm 2001-2005 vào khoảng 840 nghìn tỷ đồng
(theo nặt bằng giá 2000) tương đương khoảng 60 tỷ USD,bằng 1,5 lần
tổng vốn đầu tư thực hiện thời kỳ 1996-2000;trong đó nguồn vốn trong
nước chiếm khoảng 2/3. Tỷ lệ đầu tư so với GDP chiếm khoảng
31-32%,bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,5%/năm và có công trình
gối đầu cho kế hoạch 5 năm tiếp theo.
Trong tổng nguồn vốn nêu trên,khả năng huy động đầu tư từ ngân
khố Nhà nước trong 5 năm (2001-2005) vào khoảng 186 nghìn tỷ
đồng,chiếm trên 22%;từ tín dụng Nhà nước khoảng 117 nghìn tỷ
đồng,chiếm 14%;khu vực doanh nghiệp Nhà nước đầu tư khoảng 162
nghìn tỷ đồng,chiếm trên 19%;vốn đầu tư của dân cư và tư nhân khaỏng
221 nghìn tỷ đồngchiếm trên 26% ;vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

khoảng 153 nghìn tỷ đồng,chiếm trên 18%.Khả năng thu hút nguồn vốn
đầu tư toàn xã hội vào nông nghiệp khoảng 13% tổng vốn,các ngành công
nghiệp khoảng 44%,lĩnh vực giao thông vận tải,bưu điện khoảng 15%;các
ngành khoa học,công nghệ,điều tra cơ bản,môi trường khoảng 0.6%;giáo
dục đao tạo khoảng 3,7%;lĩnh vực y tế,xã hội,văn hoá,thông tin,thể dục
thể thao khoảng 3,7%;khu vực công cộng,nhà ở,cấp thoát nước khoảng
14%;quản lý Nhà nước 3,2%;các lĩnh vực khác khoảng 2,8%.
Vốn đầu tư từ Ngân sách và tín dụng mà Nhà nước có thể trực tiếp
và chủ động bố trí theo cơ cấu đầu tư,chiếm bình quân hàng năm vào
khoảng 35-39% tổng vốn(khoảng trên 10% GDP).Trong đó đầu tư cho
công nghiệp và xây dưng khoảng 9,5% tổng số;nông nghiệp,thuỷ lợi,lâm
nghiệp,thuỷ sản khoảng 25%;giao thông bưu điện khoảng 29,5%;lĩnh vực
nhà ở,công cộng,cấp nứoc,dịch vụ khoảng 11%;khoa học công nghệ ,điều
tra cơ bản,môI trường khoảng 2%;giáo dục đào tạo khoảng 7,8%;y tế xã
hội khoảng 6,5%;văn hoá-thông tin,thể thao khoảng 3,4%;quản lý Nhà
nước 4,3%,các lĩnh vực khác khoảng 1%.
Việc đầu tư đẻ tạo ra năng lực sản xuất mới và nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm chủ yếu do các doang nghiệp đầu tư từ nguồn
vốn vay dưới nhiều hình thức,nguồn vốn tự tích luỹ của các thành phần
kinh tế trong và ngoài nước.Điều đó đòi hỏi cần phảI đổi mới mạnh mẽ
các chính sách,cơ chế huy động các nguồn vốn,khuyến khích tích luỹ cao
trong nước cho đầu tư và thu hút nguồn vốn bên ngoài.Ngoài ra một số
doang nghiệp sản xuất kinh doanh,nhất là các doanh nghiệp hoạt động
công ích được đầu tư bằng vốn ngân sách,hoặc hỗ trợ một phần từ Ngân
sách,thông qua hình thức bù lãI suất vốn vay,ưu đãi về chính sách để đầu
tư trở lại cho doanh nghiệp….
Đối với đầu tư trực tiép nước ngoài,cần địng hướng thu hút vào các
khu công nghiệp,khu chế xuất,khu công nghệ cao và những địa bàn có
nhiều lợi thế để phát huy vai trò vùng động lực,khuyến khích đầu tư vào
các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu,công nghiệp chế

biến,công dụng công nghệ cao,vật liệu mới,điện tử,viễn thông phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế,xã hội và các ngành Việt Nam có lợi thế,gắn với
công nghệ hiện đại và tạo việc làm;dành ưu đãi tối đa cho đầu tư vào các
vùng,các địa bàn còn nhiều khó khăn.
Đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),một mặt
cần nhanh chóng hợp thức hoá bằng các hiệp định vay vốpn cho các dự
án ODA đã được cam kết;mặt khác cần vận động thu hút thêm vốn ODA
đẻ đảm bảo nhu cầu thực hiện trong kỳ kế hoạch và gối đầu thực hiện cho
cá năm sau.Đinh hưóng trong năm năm tới khoảng 15% nguồn vốn ODA
sẽ đưa vào hỗ trợ đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp,thuỷ lợi,lâm
nghiệp.thuỷ sản,kết hợp mục tiêu ngành,năng lượng và công
nghiệp;khoảng 25% cho các ngành giao thông,bưu điện;khoảng 35% cho
các lĩnh vực phát triển xã hội,giao dục và đào tạo.khoa học và công
nghệ,bảo vệ môI trường,cấp thoát nước và bảo vệ đô thị.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.môI trường đầu tư chư
minh bạch,thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản còn
nhiều,hiệu quả sử dụng vốn chưa cao… Do đó chính phủ đã và đang
quyết tâm chỉ đạo và cảI thiện môI trưòng đầu tư và kinh doanh như việc
triển khai thành công sáng kiến Việt-Nhât. về cảI thiện môI trường đầu
tư,nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Viêt Nam,xây dựng và được
quốc hội thông qua nhiều bộ luật quan trọng,trong đó phảI kể đến luật
đầu tư chung và luật DN thống nhất có hiệu lực vào ngày 1/7/2006,nhừ
đó hệ thống Pháp luật,chính sách đầu tư đã không ngừng được cảI thiện
theo hướng ngày càng minh bạch,thông thoáng và thuận lợi cho các nhà
đàu tư.
II. Tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cư cấu ngành kinh
tế
1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay
Hiện nay trên thế giới xu hướng chuyển mạnh sang các ngành kinh
tế cạnh tranh của các nguồn tài nguyênvà lao động nước ta.Trên cơ sở

đó,dễ dàng nhận thấy xu hướng tỷ trọng lao động trực tiếp sản xuất trong
các ngành công nghiệp giảm xuống,tỷ trọng lao động trí óc có tính chất
phục vụ tăng lên.Lý do là nhu cầu thị trưòng hiện nay là ngày càng hướng
tới sản phẩm cao cấp.Trong mỗi sản phẩm hàm lượng chất xám tăng lên,
hàm lượng lao động chân tay giảm xuống.Việt Nam trong những năm gần
đây nhất ,nhất là từ năm 1990 trở đI,đã hình thành xu thế chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế tương đối rõ theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông
nghiệp trong GDP tăng đồng thời tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ.Xu
thế này là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển kinh tế của các nứơc

×