Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tổng hợp 23 câu hỏi tài chính tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.16 KB, 27 trang )


1

Câu 1  5 : Vai trò cua h thng NSNN
Khái niệm ngân sách nhà nước:
 Theo kinh tế phương tây: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài
chính cơ bản của Nhà nước.
 Theo luật ngân sách nhà nước VN: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của
Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được
thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

H thng NSNN
Hệ thống NSNN là tập hợp các NS các cấp chính quyền nhà nước được quản lý thống nhất theo
nguyên tắc tập trung dân chủ và công khai.

1. Ổn định môi trường tài chính Vĩ mô
2. Điều chỉnh và thúc đẩy kinh tế
3. Công cụ phục vụ cho hệ thống chính trị
4. Kiểm tra ngân sách nhà nước
1. Tai sao h thng NSNN góp phn 

• Bao gồm các yếu tố tài chính nằm bên ngoài doanh nghiệp, không chỉ định hướng mà còn
ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của mọi ngành nghề và mọi thành phần kinh tế.
• Bao gồm một số thành tố chính như: GDP, lạm phát và tỉ giá hối đoái…
Ti sao h thng NSNN góp phn 
 NSNN là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước
 NSNN là công cụ tài chính quan trọng có vai trò lớn trong hoạt động kinh tế xã hội,
an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước.

2


 Thông qua NSNN, các nguồn tài chính tập trung vào nhà nước sẽ được Nhà nước sử
dụng để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Vai trò a NSNN
 NSNN xây d h tng kinh t, XH, tng thun li cho các
doanh nghip hong
 Cấp vốn hình thành các doanh nghiệp nhà nước.
 Định hướng đầu tư, kích thích hay hạn chế sản xuất kinh doanh.
 Hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt(điện lực, hàng không).
 Cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng.
 u kinh t nhm bi hp lý cu kinh t
và s nh ca chu k kinh doanh.
 Áp dụng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư.
 Áp dụng chính sách thuế.
 NSNN là công c m bo s nh giá c ca th ng
 Đặt giá trần  Thiếu hụt hàng hóa trên thị trường  CP cung phần thiếu của
hàng hóa.
 Đặt giá sàn  Dư thừa hàng hóa trên thị trường  CP mua hết lượng hàng thừa.
2. Ti sao h thng NSNN ng kinh t ?
Các yếu tố điều chỉnh tăng trưởng kinh tế:
+ Thu: Thông qua thu ngân sách bằng công cụ thuế góp phần định hướng phát triển sản xuất.
• Chính sách thuế hợp lý  thu hút doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư những lĩnh vực cần
thiết  kích thích sản xuất  tăng GDP(GNP).
• Ngược lại, chính sách thuế quá khắt khe hoặc quá lỏng lẻo  giảm tính cạnh tranh 
không kích thích sản xuất  GDP(GNP) giảm.
+ Phí, l phí: Phí, lệ phí ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng tăng
trưởng nền kinh tế gần giống như thuế nhưng không tác động mạnh bằng thuế.
• Tăng thu phí, lệ phí  NSNN tăng  tăng chi NSNN cho đầu tư phát triển, hỗ trợ vốn,
xây dựng cơ sở hạ tầng… vào các ngành kinh tế mũi nhọn của nhà nước  tạo điều kiện
để nguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết hình thành nên cơ cấu
kinh tế hợp lý.


3

+ Hong kinh t: Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước tham gia các hoạt động kinh tế
bằng việc đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh dưới hình thức:
• Góp vốn vào các doanh nghiệp, công ty liên doanh.
• Mua cổ phiếu của các công ty cổ phần
+ Vay n, vin tr: Viện trợ quốc tế là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn đang
thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
• Điểm khác nhau giữa vay nợ và viện trợ là do vay theo điều kiện thương mại phải chịu lãi
suất tương đối cao.
• Vì vậy, tính toán sử dụng nguồn vốn từ vay nợ có hiệu quả là hết sức cần thiết. Nếu
không thì vay nợ sẽ trở thành gánh nặng cho ngân sách và làm kìm hãm sự tăng trưởng
kinh tế.
TÓM LI: Hệ thống ngân sách nhà nước góp phần điều chỉnh tăng trưởng kinh tế và được thể
hiện ở:
• Những khoản thu NS làm tăng NSNN  tăng chi NS cho các hoạt động kinh tế hay đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng… những hoạt động cho này kích thích sản xuất  tăng
GDP(GNP).
• Ngược lại, những khoản thu này giảm  giảm NSNN, giảm chi NSNN giảm
GDP(GNP).
3. Ti sao h thng c góp phng kinh t?
1.1  ng kinh t
 Là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc
gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI)
trong một thời gian nhất định.
1.2 Ni dung cc:
Bao gồm THU NGÂN SÁCH và CHI NGÂN SÁCH
Thu ngân sách Thu thuế
Thu phí và lệ phí

Vay nợ của chính phủ Trong nước
Hoạt động kinh tế Ngoài nước
Chi ngân sách Chi thường xuyên
Chi đầu tư phát triển
Chi trả nợ của Chính phủ



4

I. H ng kinh t: Thông qua thu và chi NSNN:
2.1 Thu NSNN
*Thu thuế:  y ng kinh t:
+ Đánh thuế phù hợp (đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị
trường, mức động viên hợp lý).
tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh
tế vĩ mô có hiệu quả.
góp phần tích cực và chủ yếu vào việc xây dựng NSNN vững mạnh, đồng thời phát huy
vai trò là đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước.
+ Đánh thuế thấp  nguồn thu NSNN giảm dẫn đến đầu tư phát triển kinh tế giảm, tăng đầu cơ,
tiêu dùng hộ gia đình và xuất nhập khẩu tăng  tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế
*Phí và l phí: chiếm khoảng 5% thu NSNN, ng thu tng trc
tip vào các yng kinh t.
*Vay n ca Chính ph: Các khoản vay dùng để bù đắp số thâm hụt NSNN và chỉ phục vụ cho
chi đầu tư phát triển nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của Chính phủ.
*Hong kinh t cc
Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế;
b) Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi);

c) Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau
khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của Nhà nước theo
quy định của Chính phủ.
2.2 Chi NSNN
*ng xuyên
+ Chi sự nghiệp: những khoản chi cho các dịch vụ và hoạt động xã hội phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí dân cư. Bao gồm:
- Chi sự nghiệp kinh tế: phục vụ cho các hoạt động SXKD và quản lý XH
- Chi sự nghiệp VH–XH: đầu tư khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa nghệ thuật, thể
dục thể thao, sự nghiệp XH (sức khỏe, khó khăn, cứu trợ, thiên tai, )

5

- Chi quản lý nhà nước: là khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống cơ quan
quản lý NN từ trung ương đến địa phương và cơ sở, hoạt động của ĐCS VN và hoạt động của
các tổ chức chính chính trị - xã hội.
- Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội: chi quốc phòng, an ninh và trật tự an
toàn xã hội tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả sẽ góp phần thức đẩy tăng trưởng kinh tế
*n (Ig): Là những khoản chi mang tính chất tích lũy phục vụ cho quá trình
tái SX mở rộng gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra môi trường và điều kiện thuận
lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết, phù hợp với mục tiêu
và góp phần thúc đẩy nền kinh tế.
Chi đầu tư phát triển bao gồm những khoản chi cơ bản sau:
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản
+ Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp NN
+ Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp
+ Chi cho quỹ hỗ trợ phát triển
+ Chi dự trữ nhà nước
*:
+ Chi trả nợ trong nước: trả các khoản nợ mà trước đây NN vay dân cư, tổ chức bằng cách phát

hành chứng khoán NN (tín phiếu kho bạc, trái phiếu CP)
+ Chi trả nợ nước ngoài: trả các khoản nợ vay Chính phủ nước ngoài, các DN và tổ chức tài
chính tiền tệ quốc tế
KT LUN:
Cơ chế cân đối NSNN trên tạo ra thế chủ động rất lớn cho Chính phủ, cho phép giải quyết trước
hết các nhu cầu cấp bách để ổn định đời sống và trật tự xã hội, vạch ra ranh giới rõ ràng về phạm
vi tiêu dùng nằm trong giới hạn các khoản thu nhập do nền kinh tế tạo ra. Qua phân tích đã nêu,
các yếu tố trong hệ thống NSNN đều có tác động chặt chẽ đến bốn nhân tố tăng trưởng kinh tế,
qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
4. Ti sao h thng NSNN là công c phc v cho h thng chính tr:
I. 
1.  là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm các
đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với
nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội,

6

để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai
cấp cầm quyền.
2. : Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam,…
3. H thng chính tr  c ta có nhng bn cht sau:
+ Một là, h thng chính tr  c ta mang bn cht ca giai cp công nhân.
+ Hai là, Quyền lực thuộc về nhân dân với việc c ca nhân dân, do nhân dân và
i s o cng.
+ Ba là, bn cht thng nhi kháng ca h thng chính tr  c ta. 

1. 

- xã

 Chi lương và phụ cấp lương cán bộ nhân viên hoạt động trong hệ thống chính
trị: chiếm 60% trong tổng chi phí quản lý của nhà nước
 Chi văn phòng phí: Đảm bảo các cơ quan, đoàn thể có đủ điều kiện vật chất để
hoạt động như duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị.
 
- 
 Chi về nghiệp vụ: Đào tạo cán bộ, nhân viên có trình độ cao, thành thạo kỹ
năng nghiệp vụ, nâng cao tri thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ chức.
 Các khoản chi khác về quản trị nội bộ.
3. Ngc là công c u chn kinh t xã hng
phát trin sn xuu tit th ng, bình n giá cu chi sng xã hi.
5. Ti sao h thng NSNN có vai trò kim tra NSNN ?
Ma kim tra NSNN:
- Đảm bảo kế hoạch NSNN lập ra mang tính tích cực, cân đối và có khả năng trở thành hiện thực,
phục vụ tốt cho việc thực hiện nhiện vụ kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội.

7

- Đảm bảo chấp hành nghiêm chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước trong quá trình xây
dựng chỉ tiêu thu, chi trong dự toán NSNN.
- Đảm bảo kế hoạch NSNN có chất lượng cao, là căn cứ pháp lý để tổ chức quản lý, điều hành
ngân sách một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
NI DUNG CH YU CA KIM TRA NGÂN SÁCH:
+ Kiểm tra việc lập dự toán ngân sách Nhà nước.
+ Kiểm tra việc chấp hành NSNN
- Kiểm tra thu ngân sách nhà nước
• Kiểm tra thuế
• Kiểm tra các khoản thu ngoài thuế

- Kiểm tra chi ngân sách nhà nước: Kiểm tra vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB)
+ Kiểm tra tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp
+ Kiểm tra quản lý quỹ NSNN
Tác dng ca Kim tra NSNN:
• Phát hiện sai phạm và ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực
• Góp phần hoàn thiện các quyết định về quản lý ngân sách
• Thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách
• Thu, chi đúng mục đích, kịp thời và hiệu quả
6. Chm ca tin t
• Định nghĩa:
• Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa
và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận
• Thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại
quý, trái phiếu, ngoại tệ
• Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ.
• Chức năng của tiền:
a. Chức năng thước đo giá trị
Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của
các hàng hóa khác. Để thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ phải là tiền thực – tiền có đủ
giá trị nội tại. Để đo lường và biểu hiện giá trị các hàng hóa, có thể sử dụng tiền trong niệm và

8

cần phải có tiêu chuẩn giá cả, tiêu chuẩn giá cả là đơn vị đo lường tiền tệ của mỗi quốc gia bao
gồm hai yếu tố: tên gọi của đơn vị tiền tệ và hàm lượng kim loại qu ý trong một đơn vị tiền tệ.
Với việc đảm nhận chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã giúp cho mọi việc tính toán
trong nền kinh tế trở nên đơn giản như tính GNP, thu nhập, thuế khóa, chi phí sản xuất, vay nợ,
trả nợ, giá trị hàng hóa, dịch vụ…
b. Chức năng phương tiện trao đổi
Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi tiền tệ môi giới cho quá trình trao

đổi hàng hóa.
Hình thái trao đổi này trở thành phương tiện và động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng
nhanh chóng, buôn bán trở nên dễ dàng, sản xuất thuận lợi. Khi mức dộ tiền tệ hóa ngày càng
cao thì hoạt động giao lưu kinh tế càng được diễn ra thuận lợi, trôi chảy.
Nghiệp vụ trao đổi giá tiếp thực hiện qua trung gian của tiền tệ, gồm hai vế:
- Vế thứ nhất: bán hàng để lấy tiền:H-T
- Vế thứ hai : dùng tiền để mua hàng T – H
c. Chức năng phương tiện thanh toán
Quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa-tìen tệ, còn phát sinh
những nhu cầu vay mượn, thuế khóa, nộp địa tô…bằng tiền. Trong những trường hợp này, tiền tệ
chấp nhận chức năng thanh toán.
Như vậy, khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ không còn là môi giới
của trao đổi hàng hóa, mà là khâu bổ sung cho quá trình trao đổi, tức là tiền tệ vận động tách rời
sự vận động của hàng hóa.
Tiền tệ khi thực hiện chức năng làm phương tiện chi trả đã tạo ra khả năng làm cho số
lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông giảm đi tương đối vì sự mua bán chịu, thực hiện thanh
toán bù trừ lẫn nhau.
Muốn được chấp nhận làm phương tiện thanh toán, tiền tệ phải có sức mua ổn định,
tương đối bền vững theo thời gian, chính sức mua ổn định đã tạo cho người ta niềm tin và sự tín
nhiệm tiền tệ.
d. Chức năng phương tiện tích lũy
Tiền tệ chấp hành chức năng phương tiện tích lũy khi tiền tệ tạm thời rút khỏi lưu thông,
trở vào trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu chi dùng trong tương lai.

9

Các chủ thể thừa
vốn
- Cá nhân và hộ
gia đình

- Doanh nghiệp
- Chính phủ
Các chủ thể thiếu
vốn
- Cá nhân và hộ
gia đình
- Doanh nghiệp
- Chính phủ

Các định chế
tài chính trung gian
trung gian
Thị trường tài chính
 Thị trường tiền tệ
 Thị trường vốn
Vốn
n
Vốn
Vốn
Hình thái này có nhiều ưu điểm, điểm nổi bật là dễ lưu thông và thanh khoản. Tuy nhiên,
tích lũy dưới hình thái tiền tệ có nhược điểm là có thể dễ mất giá khi nền kinh tế có lạm phát. Do
vậy, để tiền tệ thực hiện được chức năng phương tiện tích lũy đòi hỏi hệ thống tiền tệ quốc gia
phải đảm bảo được sức mua.
e. Chức năng tiền tệ thế giới
Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo
giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc
gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của
quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ.
7. H thng tài chính là gì ?
Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của

nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ
tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong lĩnh vực đó. Hệ thống tài chính bao gồm:
 Tài chính công (gồm ngân sách nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách);
 Tài chính doanh nghiệp ;
 Thị trường tài chính (gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn);
 Tài chính hộ gia đình, cá nhân;
 Tài chính các tổ chức xã hội;
 Tài chính trung gian.













10

 Thứ nhất: tài chính công
+Khái niệm: tài chính công được đặc trưng bằng các quỹ tiền tệ của các định chế thuộc khu vực
tài chính công gắn liền với việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Các tổ chức tài chính
công bao gồm các đơn vị thuộc hệ thống cơ quan công quyền, các đơn vị cung cấp dịch vụ công.
+Đặc điểm của tài chính công
 
 

 
 : trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, xã
hội, quốc phòng, an ninh,
+Vai trò của tài chính công
 Tài chính công đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc duy trì sự tồn tại và hoạt động hiệu
quả của bộ máy nhà nước Việt Nam
 TCC còn là công cụ quan trọng trong quản lí và điều tiết vĩ mô của nền kinh tế xã hội
 Thứ hai : tài chính doanh nghiệp
+Khái niệm:
Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân
phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm
đạt tới mục tiêu nhất định.
+Đặc điểm:
 Gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có các quan hệ tài chính
doanh nghiệp đa dạng phát sinh.
 Sự vận động của các quỹ tiền tệ, vốn kinh doanh có những nét riêng biệt - Sự vận động
của vốn kinh doanh luôn gắn liền với các yếu tố vật tư và lao động, ngoài phần tạo lập
ban đầu chúng còn được bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh, sự vận động của vốn
kinh doanh
+Vai trò:
 Tài chính doanh nghiệp là công cụ huy động đầy đủ và kịp thời các nguồn tài chính nhằm
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
 Tài chính doanh nghiệp có vai trò là đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh.

11

 Tài chính doanh nghiệp là công cụ giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
 Thứ 3: Thị trường tài chính

+khái niệm:
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán những sản phẩm phát hành bởi những
cơ sở tài chính như ngân hàng, hãng xưởng, nhà nước. Thị trường tài chính là tổng hòa các quan
hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế.thị trường tài chính bao gồm:
1. Thị trường tiền tệ: Là một thị trường tài chính chỉ có các công cụ ngắn hạn (kỳ hạn
thanh toán dưới 1 năm);
2. Thị trường vốn: Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ
phiếu, trái phiếu. Thị trường vốn được phân thành ba bộ phận là thị trường cổ phiếu, các khoản
cho vay thế chấp và trái phiếu.
+ Chức năng của thị trường tài chính
 Chức năng dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính
đến những chủ thể cần nguồn tài chính:
 Thị trường tài chính thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền vốn để đáp ứng nhu cầu xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh.
 Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người
có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư.
 Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải
cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu ra nước
ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất kinh doanh
trong nước.
 Thị trường tài chính cho phép sử dụng các chứng từ có giá, bán cổ phiếu, trái phiếu, đổi
tiền.
 Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán;
 Cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp.
+Vai trò của thị trường tài chính
 Kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh. Giúp cho việc chuyển vốn từ
người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi.

12


 Thị trường tài chính thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, khuyến
khích tiết kiệm và đầu tư;
 Thị trường tài chính góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính;
 Thị trường tài chính thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước.
 Thứ 4:Tài chính cá nhân, hộ gia đình
+Khái niệm: tài chính cá nhân, hộ gia đình là 1 định chế tài chính vốn quan trọng trong hệ thống
tài chính. Đặc trưng cho bộ phận hoạt động tài chính này là sự tồn tại của các quỹ tiền tệ được sở
hữu bởi cá nhân hoặc hộ gia đình.
+Đặc điểm:
Tính chất phân tán và đa dạng. Nguồn lực tài chính không qui tụ vào những tụ điểm lớn và phân
bố rải rác,không đồng đều trong hàng triệu tế bào nhỏ của nền kinh tế
+Vai trò:
 Huy động được 1 khối lượng vốn đáng kể từ các hộ gia đình này để phục vụ sự nghiệp
phát triển kinh tế
 Góp phần to lớn vào việc thực hiện các chính sách về định hướng tích lũy và tiêu dùng
của nhà nước
 Thứ 6: định chế tài chính trung gian
+khái niệm:
Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người
có vốn tới người cần vốn
+chức năng:
 Chức năng tạo vốn
 Chức năng cung ứng vốn
 Chức năng kiểm soát
8. Mi quan h gia các yu t trong h thng tài chính
Mối quan hệ của giữa các yếu tố trong hệ thống tài chính
1. Ngân sách nhà nước ( tài chính công)
Giữ vai trò nòng cốt trong cấu trúc của hệ thống tài chính, bởi vì tài chính công vừa phản ánh
vừa phục vụ cho các hoạt động kt - xh của một quốc gia
2. Tài chính công ty ( tài chính doanh nghiệp)


13

Hoạt động của hệ thống tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của đất nước
vì hệ thống này gắn liền với quá trình tạo ra sản phẩm cho xã hội, do đó đóng vai trò cơ sở trong
cấu trúc của hệ thống tài chính.
3. Định chế tài chính trung gian ( tín dụng và ngân hàng)
Huy động , tập trung vốn và phân phối vốn dưới hình thức cho vay .
4. Tài chính dân cư
Phân phối và sử dụng nguồn thu nhập đảm bảo ổn định cuộc sống và tạo cơ sở ổn định trật tự
cho xã hội
- Đặc điểm các yếu tố hệ thống tài chính
 Tài chính công được đặc trưng bằng các quỹ tiền tệ của các định chế thuộc khu
vực công gắn liền với việc thực hiện các chức năng của nhà nước.
 Tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bằng các loại vốn hay các quỹ tiền tệ phục
vụ cho hoạt động của các công ty, các đơn vị kinh tế trong việc cung cấp hàng hóa
và dịch vụ.
 Tài chính cá nhân được đặc trưng bằng sự tồn tại của các quỹ tiền tệ được sở hữu
bởi cá nhân.
Mối quan hệ: Trong quá trình hoạt động, các chủ thể kinh tế có thể rơi vào tình trạng dư
thừa hoặc thiếu hụt về vốn. Luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu là chức năng của thị
trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian
 Mối quan hệ giữa các chủ thể tài chính và thị trường trường tài chính(TTTC)
 Tài chính công với thị trường tài chính
 Hoạt động tài chính công có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường tài chính. Một chính sách tài khóa
lành mạnh sẽ góp phần tích cực trong việc bằng phẳng hóa chu kì kinh tế, kiểm soát lạm phát,
qua đó thúc đẩy thị trường tài chính phát triển bền vững.
 ờ giai đoạn đầu phát triển của thị trường tài chính, vay nợ chính phủ thông qua phát hành trái
phiếu chính phủ.
 Ngược lại một thị trường tài chính phat triển, giúp cho chính phủ phối hợp chính sách tài khóa

với chính sach tiền tệ 1 cách hiệu quả trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô
 Tài chính doanh nghiệp với thị trường tài chính

14

 Doanh nghiệp tham gia thị trường tài chính được xét trên hai khía cạnh: cung chứng khoán và
cầu chứng khoán. Sự phát triển của công ty cổ phần đã tạo nền tảng hình thành và phát triển thị
trường vốn.
 Thị trường tài chính là môi trường thuận lợi để các DN thực hiện chiến lược đầu tư và lựa chọn
cơ chế tài trợ để qua đó xây dựng một cấu trúc vốn hợp lý. Trong nền kinh tế thị trường hiện
đại, TTTC đa dạnh hóa các công cụ chuyển tải vốn cho doanh nghệp
 Tài chính hộ gia đình với thị trường tài chính
 Sự phát triển của TTTC là cơ hội đầu tư cho hộ gia đình. Hộ tham gia vào TTTC vơí tư cách là
nhà đầu tư riêng rẽ hoặc tập thể
 Các định chế tài chính với thị trường tài chính
 Các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán: các định chế này
tham gia thị trường chứng khoán với tư cách vừa là người mua vừa là người bán để tìm kiếm
lợi nhuận thông qua hình thức nhận cổ tức, lải trái phiếu hay tìm kiếm thặng dư  tăng quy
mô, tạo sự sôi động cho thị trường
9. Các hc thuyt tin t
• Các trường phái kinh tế học cổ điển quan điểm về nguồn gốc của tiền tệ: có hai trường phái
nổi bật mang màu sắc duy vật và duy tâm.
 Trường phái thứ nhất cho rằng: tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu của quá trình trao đổi hàng
hóa. Đại diện cho trường phái này là Adam Smith (1723-1790), nhà kinh tế học người Anh
cho rằng: “Trao đổi là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên bản chất của nền sản xuất, tiền phát
sinh là do những khó khăn của hình thức trao đổi trực tiếp H-H”.
 Trường phái thứ hai cho rằng: tiền tệ ra đời bắt nguồn từ tâm lý của con người. Họ cho
rằng: tiền xác định đẳng cấp xã hội là thuộc về bản tính con người. Với cách lập luận mang
tính duy tâm, trường phái này đã đứng trên quan điểm tâm lý để nghiên cứu một phạm trù
kinh tế nên hoàn toàn thiếu thuyết phục.

• Quan điểm về bản chất và chức năng của tiền tệ: có hai trường phái là trường phái tiền tệ kim
loại và trường phái tiền tệ duy danh (tiền danh nghĩa).
 Trường phái tiền kim loại: Quan điểm của trường phái này là: vàng, bạc tự nhiên đã là tiền
tệ, vàng bạc và tiền tệ là một – đó là của cải duy nhất của quốc gia và tiêu chuẩn đánh giá
sự giàu có của nước đó Với quan điểm nêu trên, trường phái kim loại đã lẫn lộn giữa kim
loại quý và tiền tệ mà không thấy rằng vàng bạc cũng là hàng hóa và chỉ trở thành tiền

15

trong những điều kiện lịch sử nhất định qua quá trình chọn lọc và cố định dần vai trò vật
ngang giá chung. Mặt khác, của cải xã hội không phải chỉ có tiền mà còn bao gồm các
dạng tài sản vật chất khác.
 Trường phái tiền duy danh: Với quan điểm: tiền tệ là phương tiện kĩ thuật làm cho trao đổi
được thực hiện, tiền chỉ là các chỉ tiêu của tỷ lệ, tiền không phải là hàng hóa mà là sản
phẩm sáng tạo của Nhà nước, là đơn vị tính toán dùng trong lưu thông
• Các trường phái kinh tế hiện đại
Sau K. Marx, các nhà kinh tế học thuộc trường phái tân cổ điển, trường phái Keynes về
cơ bản thống nhất với nhau các vấn đề như nguồn gốc của tiền, các chức năng của tiền, tuy nhiên
các trường phái này nhấn mạnh hơn đến chức năng phương tiện lưu thông hơn là phương tiện cất
trữ tiền.
10. Quá trình hình thành và phát trin ca tin giy
Khái niệm: Tiền giấy, thường được gọi là giấy bạc ngân hàng, là một công cụ có thể
chuyển nhượng được, một kỳ phiếu do một ngân hàng phát hành phải trả cho người cầm nó,
được sử dụng làm tiền tệ, và theo nhiều phạm vi pháp lý, được sử dụng làm tiền tệ chính thức.
Tiền giấy xuất hiện đầu tiên dưới dạng các giấy chứng nhận có khả năng đổi ra bạc hoặc
vàng do các ngân hàng thương mại phát hành. Dần dần các giấy chứng nhận nói trên được chuẩn
hoá thành các tờ tiền giấy có in mệnh giá và có khả năng đổi ra vàng một cách tự do theo hàm
lượng vàng qui định cho đồng tiền đó.
Sau Đại chiến thế giới thứ nhất, nhằm siết chặt quản lý trong việc phát hành tiền giấy, các
nhà nước đã ngăn cấm các ngân hàng thương mại phát hành giấy bạc ngân hàng, từ nay mọi việc

phát hành chỉ do một ngân hàng duy nhất gọi là ngân hàng trung ương thực hiện. Vì thế ngày nay
nói đến giấy bạc ngân hàng phải hiểu là giấy bạc của ngân hàng trung ương. Hàm lượng vàng
của đồng tiền giấy bây giờ được qui định theo luật từng nước.
Ở Mỹ trong thời gian nội chiến, từ năm 1862 - 1863 nhà nước phát hành tiền giấy không có
khả năng đổi ra vàng và chỉ tới năm 1879 khi cuộc nội chiến đã kết thúc mới có lại khả năng đó.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ còn duy nhất đồng USD là có thể đổi ra vàng, tuy nhiên tới
năm 1971, với việc Mỹ tuyên bố ngừng đổi đồng USD ra vàng, sự tồn tại của đồng tiền giấy có
thể đổi ra vàng trong lưu thông thực sự chấm dứt.
Ngày nay, tiền giấy thực chất chỉ là các giấy nợ (IOU) của ngân hàng trung ương với
những người mang nó. Nhưng không như hầu hết các giấy nợ, chúng hứa trả cho người mang nó

16

chỉ bằng các tờ tiền giấy khác, tức là ngân hàng trung ương thanh toán các giấy nợ này bằng các
giấy nợ khác.
11. Lch s hình thành và phát trin ca i
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là
nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực
hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Thi k 
 Từ năm 3500 đến 1800 TCN: Tiền đúc bằng kim loại đã xuất hiện trong lưu thông và
chiến tranh giữa các bộ tộc diễn ra, từ đó nảy sinh nhu cầu: làm thế nào để bảo vệ an toàn
tiền bạc của mình và làm sao để chuyền đổi những đồng tiền bị hao mòn. Và nghề ngân
hàng ra đời với những nghiệp vị đơn giản: nhận bảo quản tiền, đổi tiền đúc.
 Từ 1800 TCN đến TK IV SCN: hoạt động ngân hàng đã tiến triển thêm một bước mới:
 Trong cùng một thời gian, có người đến rút tiền, có người đến gửi tiền vào, từ đó
xuất hiện lượng tiền nhàn rỗi và ngân hàng đã cho vay.
 Từ TK III TCN, chính quyền La Mã cho phép những người hành nghề ngân hàng
mở tiệm kinh doanh.
Thi k t n TK XVII:

 Các ngân hàng biết cách sử dụng số hiệu tài khoản để ghi chép, theo dõi tiền gửi, tiền cho
vay,…
 Các nghiệp vụ thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng bắt đầu phát triển.
 Đến cuối TK XVII, các nghiệp vụ của ngân hàng đã hoàn thiện, bao gồm: nhận tiền gửi,
cho vay, phát hành tiền giấy có thể chuyền đổi ra vàng, chiết khấu thương phiếu, chuyển
tiền, thanh toán bù trừ,…
Thi k t n cui TK XIX
 Nhà nước bắt đầu can thiệp vào hoạt động ngân hàng. Hệ thống ngân hàng được chia
thành 2 nhóm:
 Các ngân hàng được phép phát hành tiền: Ngân hàng phát hành
 Các ngân hàng không được phép phát hành tiền: Ngân hàng trung gian hay còn
gọi là ngân hàng thương mại.



17

Thi k t TK Xn nay:
 Nhà nước nắm lấy các ngân hàng phát hành để điều tiêt các hoạt động kinh tế vĩ mô, hình
thành ngân hàng trung ương thuộc sở hữu nhà nước.
 Hệ thống ngân hàng được cấu thành bởi 2 bộ phận: Ngân hàng trung ương và ngân hàng
thương mại (ngân hàng trung gian).
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất
quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu
thông. Năm 2005-2006 Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các ngân hàng
thương mại Nhà nước với mục đích quan trọng nhất là nâng cao năng lực tài chính của các tổ
chức này. Tính đến tháng 2-2007 đã có 34 ngân hàng thương mại hoàn tất việc cổ phần hóa với
tổng số vốn điều lệ trên 21.000 tỷ đồng
12. So sánh NHTM và NHTW
Ging nhau: Cả 2 NH đều là định chế tài chính trung gian.

Khác nhau:
- Về phạm vi hoạt động:
Phạm vi hoạt động của NHTM rộng hơn NHTW vì khách hàng của NHTM là các ngân
hàng, cá nhân, tổ chức, còn khách hàng của NHTW là ngân hàng thương mại và các tổ
chức tín dụng khác
- Cơ sở hình thành:
NHTW thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống NH. Vì Nhà nước thẩm định và cấp
chứng nhận hoạt động cho NHTW, còn NHTW thì thẩm định, cấp chứng nhận hoạt động cho
các NHTG, điều tiết hoạt động kinh doanh của NHTG, thường xuyên thanh tra và kiểm soát
hoạt động NHTG
- Mục đích hoạt động:
Mục đích hoạt động của NHTW là hướng đến sự ổn định nền KT thông qua việc kiểm
soát toàn bộ khối lượng tiền cung ứng, tổ chức công tác điều hòa, lưu thông tiền tệ, kiểm
soát quá trình tạo tiền của các NHTG, nhằm đảm bảo đủ phương tiện trao đổi, vừa đảm
bảo kiểm soát lạm phát. NHTM mục đích kinh doanh cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận
- Hoạt động cung ứng tiền:
NHTW tác động trực tiếp đến độ tăng giảm của tổng cung tiền tệ trong nền KT, ảnh hưởng
đến cả sản xuất và tiêu dùng. NHTM tác động gián tiếp. Vì NHTW là cơ quan độc quyền

18

phát hành tiền vào lưu thông. Thông qua hoạt động vay từ NHTW, NHTM đưa lượng tiền đó
vào thị trường, sử dụng tiền vào trong các hoạt động nghiệp vụ tín dụng
- Chức năng:
NHTW có chức năng quản lý các NHTM vì NHTW là nơi đưa ra các chính sách tiền tệ,
tài chính thì NHTM là nơi thực thi những chính sách đó
- Tiền gửi vào các NHTW mang tính chất bắt buộc, không có số dư tài khoản sau khi gửi,
còn tiền gửi vào các NHTM mang tính chất tự nguyện , tạo số dư tài khoản sau một thời
hạn gửi nhất định.
- Sở hữu:

NHTW thuộc sở hữu của nhà nước, còn NHTM có thể thuộc sở hữu của nhà nước ( không có
chức năng như NHTW), các cá nhân tập thể, tổ chức kinh tế, hoặc có thể thuộc sỡ hữu các
ngân hàng nước ngoài.
- Do khách hàng của NHTM là các cá nhân, tổ chức nên ở NHTM còn có chức năng cung
cấp các dịch vụ tài chính như: Tư vấn tài chính, mô giới tài chính, lưu ký chứng khoán,
mở tài kho ản ký quỹ kinh doanh chứng khoán…. mà ở NHTW không có.
- Lĩnh vực hoạt động:
NHTW thì phát hành tiền, điều tiết vĩ mô, còn NHTM điều tiết kinh doanh các hoạt động
, thực hiện các dịch vụ TC
13. S ging và khác nhau ginh ch nh ch phi ngân hàng
 Khái niệm :
- Định chế ngân hàng (ĐCNH) là tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung
ứng các dịch vụ thanh toán.
- Định chế phi ngân hàng (ĐCPNH) là loại hình tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính –
tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường
xuyên, nhưng ko nhân tiền gửi không kì hạn và không làm dịch vụ thanh toán. Các ĐCPNH
gồm : cty bảo hiểm, quỹ trợ cấp hưu trí, cty tài chính, cty đầu tư và các ĐCPNH khác.
 Giống nhau: Huy động vốn lưu chuyển dòng tiền qua các hoạt động cho vay, đầu tư.
 Khác nhau :
 Bản chất :
 ĐCNH: Dùng tiền gửi của khách hàng để phân phối lại qua cho vay tín dụng

19

 ĐCPNH : Góp vốn từ các nhà tiết kiệm đầu tư, phân phối lại qua đầu tư tài chính, cho
vay có kỳ hạn
 Cách thức hoạt động:
 ĐCNH: Cho phép gửi tiền ngắn hạn vãng lai
 ĐCPNH: Gửi tiền ngắn hạn đầu tư, sử dụng có mục đích.

14. Các yu t cn qun lý trong tài chính doanh nghip
1. 
Việc quản lý vốn cố định cần phải thực hiện trên 2 phương diện: quản lý hiện vật và quản
lý giá trị
1.1. Bao gm các tài sn:
 Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình dáng, vật chất cụ thể như công trình…
 TSCĐ vô hình là một loại tài sản không có hình dáng vật chất cụ thể, như phần mềm vi tính,
văn hóa doanh nghiệp….
 TSCĐ do doanh nghiệp mua bằng vốn của mình, vốn vay hoặc do biếu tặng
 TSCĐ thuê ngoài là những tài sản chỉ được quyền sử dụng trong thời gian nhất định gồm:
TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính
 TSCĐ đang được khai thác sử dụng là những tài sản trực tiếp làm tăng năng suất, năng lực
hoạt động của doanh nghiệp.
 TSCĐ chờ thanh lý là những tài sản hư hỏng, tài sản lạc hậu về kỹ thuật, tài sản không
thương tích.
1.2.
Phương thức quản lý này gắn liền công việc khấu hao TSCĐ và quản lý, sử dụng quỹ
khấu hao của doanh nghiệp. Khấu hao TSCĐ là sự tính toán số tiền biểu hiện sức hao mòn của
TSCĐ. Trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp phải khấu hao TSCĐ để tái tạo
sử dụng Số tiền khấu hao tài sản được doanh nghiệp trích lại để hình thành quỹ khấu hao nhằm
tái tạo TSCĐ. Có rất nhiều cách Doanh nghiệp thực tế để tính khấu hao:
 Khấu hao đường thẳng.
 Khấu hao theo giá trị còn lại
 Khấu hao theo tỷ lệ khấu hao giảm dần
 Khấu hao tăng dần

20

Các yếu tố đầu vào
 Đất đai

 Lao động
 Vốn bằng tiền
 Quản lý …
Các
trung
gian tài
chính
Các đầu ra
 Huy động các khoản
tiền tiết kiệm
 Cho vay
 Các dịch vụ tài chính
khác …
 Khấu hao tính một lần khi kết thúc dự án
 Khấu hao toàn bộ
2. 
 Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền tạm ứng, tiền trong thanh toán…
 Nguyên vật liệu, sản phẩm dỡ dang bán thành phẩm, thành phẩm…
 Tài sản lưu động dữ trữ kinh doanh: nguyên nhiên vật liệu, công cụ lao động, phụ tùng
thay thế…
 Tài sản lưu động trong sản xuất: sản phẩm dỡ dang, bán thành phẩm, chi phí trả trước…
 Tài sản lưu động trong lưu thông: thành phẩm, hàng hóa, các khoản thế chấp, ký cược,
các khoản tạm ứng tiền trong thanh toán
15. Khái nim v nh ch tài chính trung gian.
Khái niệm: Các định chế tài chính trung gian là những tổ chức huy động nguồn tiền nhàn rỗi của
các chủ thể trong nền kinh tế bằng nhiều hình thức, phương pháp, cơ chế khác nhau và sau đó
cung cấp cho những chủ thể có nhu cầu vốn để thực hiện mục đích cuối cùng.
Người tiết  Định chế TC  Người cần
kiệm trung gian vốn
Phân loại:

- Căn cứ vào đặc trưng hoạt động: Nhân hàng thương mại, Qũy tín dụng, Qũy tiết kiệm, công ty
Bảo hiểm, Công ty tài chính, Qũy tương hỗ.
- Căn cứ vào phương thức huy động: Định chế huy động tiền gửi, Định chế huy động theo hợp
đồng cung ứng dịch vụ bảo hiểm, Định chế làm trung gian đầu tư.
16m cnh ch tài chính trung gian.
Các trung gian tài chính có các đặc điểm chung sau đây :
- Các trung gian tài chính là các cơ sở kinh doanh tiền tệ và giấy tờ có giá được tổ chức và
hoạt động để đạt những mục đích sinh lợi nhất định.
- Sơ đồ 10.2 : Tiến trình hoạt động của các trung gian tài chính





21


- Tiến trình tạo ra các đầu ra của các trung gian tài chính gồm 2 giai đoạn : huy động
nguồn tiền của những người tiết kiệm cuối cùng; chuyển số vốn tiết kiệm này cho một số người
cần vốn cuối cùng.
- Các trung gian tài chính đảm nhận những hoạt động trung gian như sau :
+ Trung gian tài chính mệnh giá : huy động các khoản tiền tiết kiệm có quy mô nhỏ tập
trung thành quỹ cho vay có quy mô lớn để tài trợ cho những người cần vốn.
+ Trung gian rủi ro ngầm định : Các trung gian tài chính phát hành những loại chứng
khoán thứ cấp tương đối an toàn và dễ lưu hoạt để thu hút tiền tiết kiệm của những người
không chấp nhận rủi ro; còn các trung gian tài chính lại chấp nhận những chứng khoán sơ cấp
có rủi ro cao do những người cần vốn phát hành.
+ Trung gian kỳ hạn : Các trung gian tài chính huy động những khoản tiền tiết kiệm có
những thời hạn khác nhau, sau đó chuyển hóa tài trợ cho những người cần vốn với những kỳ
hạn cũng khác nhau.

+ Trung gian thanh khoản : Các hộ gia đình, các doanh nghiệp nắm giữ các loại chứng
khoán lưu hoạt, khi có nhu cầu chỉ tiêu tiền mặt có thể đến các trung gian tài chính chuyển đổi
thành tiền.
+ Trung gian thông tin : Bằng những kỹ năng của mình, các trung gian tài chính thay thế
những người tiết kiệm tiếp cận thông tin và đánh giá khả năng của người cần vốn cuối cùng
để đánh giá và đặt vốn đầu tư một cách có hiệu quả.
17. Mi quan h cnh ch tài chính trung gian vi các yu t trong h thng tài chính
 Các định chế tài chính với thị trường tài chính
 Các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán: các định chế này
tham gia thị trường chứng khoán với tư cách vừa là người mua vừa là người bán để tìm kiếm
lợi nhuận thông qua hình thức nhận cổ tức, lãi trái phiếu hay tìm kiếm thặng dư  tăng quy
mô, tạo sự sôi động cho thị trường
 Các định chế tài chính là ngân hàng thương mại:
 Trên thị trường sơ cấp, các ngân hàng thương mại tham gia thị trường chứng khoán với tư cách
là nhà phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn khi mới thành lập hoặc tăng vốn bổ sung, cũng như
phát hành trái phiếu đễ huy động vốn. Ngoài ra NHTM còn thực hiện các dịch vụ trên thị
trường chứng khoán: tư vấn vế phát hành, làm đại lý phát hành hoặc bảo lãnh phát hành
 Trên thị trường thứ cấp, ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ khác với tư cách là
nhà trung gian môi giới chứng khoán để hưởng phí hoa hồng lưu giữ chứng khoán, nhận và trả

22

cổ tức cho khách hàng, làm dịch vụ thanh toán chứng khoán, thực hiện các sản phẩm tái sinh,
cho vay chứng khoán.
 Các định chế tài chính đóng vai trò là tổ chức hỗ trợ nâng cao tín nhiệm: trong qua trình hoạt
động các định chế tài chính có thể dùng uy tín của mình để đánh giá và hỗ trợ đảm bảo một
phần nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành.
 Các định chế tài chính đóng vai trò là bên thứ 3 trong quá trình chứng khoán hóa: phưng thức
chứng khoán hóa tài sản tài chính là phương pháp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các định
chế tài chính với thị trường chứng khoán với các cơ quan chức năng của chính phủ

 Mối quan hệ giữa các chủ thể tài chính: để tìm kiếm nguồn tài trợ cho sản xuất và tiêu dung,
các hộ gia đình và DN cần dựa vào các dịch vụ tài chính mà các định chế tài chính thống kê về
lưu lượng tiền bạc, tín dụng để điều chỉnh kịp thời các van điều tiêt phục vụ cho nhu cầu vốn
của doanh nghiệp cũng như các hộ gia đình.
18. Th ng tài chính là gì?
Th ng là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu
cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó
xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ.
Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể
nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn
đến khả năng trao đổi. Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan
hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh
với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào.
Th ng tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán những sản phẩm phát hành bởi
những cơ sở tài chính như ngân hàng, hãng xưởng, nhà nước. Thị trường tài chính là tổng hòa
các quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế. Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch
mua, bán các loại tích sản tài chính hay các công vốn hoặc vốn.
Công cụ của thị trường tài chính: đây là nguồn sống cho hoạt động của thị trường, bao
gồm: công trái nhà nước, chứng khoán do doanh nghiệp phát hành, trái phiếu công ty, trái phiếu
của các định chế tài chính trung gian và các loại giấy tờ có giá khác: séc, kỳ phiếu,
Chủ thể của thị trường tài chính: đây là những pháp nhần và thể nhân đại diện cho những
nguồn cung và cầu về vốn tham gia trên thị trường tài chính.


23

Thị trường tài chính thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, khuyến khích
tiết kiệm và đầu tư;
Thị trường tài chính góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính.

Thị trường tài chính thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước.
19. Nhng t chc tin t quc t có n hong vay i vi VN.
+ Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là một bộ phận của một nhóm các tổ chức phát triển lớn
gọi là Nhóm Ngân hàng Thế giới.
+ Nhóm Ngân hàng Thế giới có năm tổ chức thành viên: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển
(IBRD), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Tổ chức bảo lãnh
đầu tư đa phương (MIGA) và Trung tâm Quốc tế GiảI quyết những Tranh chấp đầu tư (ICSID).
Trong năm tổ chức thành viên này, Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA và Công ty Tài chính Quốc
tế đang hoạt động cho tiến trình phát triển của Việt Nam.
+ Nhóm Ngân hàng Thế giới cung cấp tín dụng cho Việt Nam thông qua Hiệp hội Phát triển
Quốc tế IDA. Là một nước có thu nhập thấp, Việt Nam được hưởng những khoản vay không tính
lãi với thời gian ân hạn là mười năm, thời gian trả nợ trong vòng bốn mươi năm và chi phí hành
chính dưới một phần trăm.
Ngoài ra, Nhóm Ngân hàng Thế giới còn tài trợ cho Việt Nam thông qua tổ chức hỗ trợ cho
doanh nghiệp tư nhân của mình là Công ty Tài chính Quốc tế IFC. Công ty Tài chính Quốc tế
IFC trợ giúp phát triển khu vực tư nhân của Việt Nam thông qua tài chính của dự án, bằng việc
huy động vốn trên các thị trường tài chính quốc tế, và thông qua các hỗ trợ kỹ thuật cho các
doanh nghiệp và Chính phủ.
+ Qũy hỗ trợ phát triển chính thức ODA
+ Qũy đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
+ Việt Nam hiện tại là một trong những nước nhận được nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi nhất từ
Quỹ phát triển Châu Á (ADF). Việt Nam cũng là một đối tác quan trọng trong hoạt động vay vốn
thông thường(OCR)
20. Khái nim v thanh toán quc t.
Khái niệm: thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền thụ hưởng về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở các quan hệ trao đổi quốc tế giữa các chủ thể ở các quốc gia khác
nhau.

24


Theo khái niệm của Wikipedia: “ Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân
hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực
ngoại thương.” Tuy nhiên TTQT không đơn thuần chỉ xảy ra giữa cá nhân hay tổ chức mà còn là
giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Vì vậy, một khái niệm vĩ mô của Đại dọc ngoại thương như sau: “Việc trao đổi các hoạt động
kinh tế và thương mại giữa các quốc gia làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nước
này đối với một nước khác trong từng giao dịch hoặc trong từng định kỳ chi trả do hai nước quy
định. Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quy định các yếu tố cấu thành
cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền
tệ, các công cụ và các phương thức đòi hoặc chi trả tiền tệ. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế
đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia.”
21. Vai trò ca thanh toán quc t trong doanh nghip? Có các vai trò sau:
i vi nn kinh t
Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước.
TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT là
khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các
quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục
của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế.
TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình
thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia.
Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền
kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam.
i vi khách hàng
Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NHTM giúp quá trình thanh toán
theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết
kiệm tối đa chi phí. Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ khả năng
tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu bộ chứng từ. Qua việc thực
hiện thanh toán, ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để
có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược khách hàng.
i vi bn thân ngân hàng

TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan dến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động

25

TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính
có liên quan tới TTQT. Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt
động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.
TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả
năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai
thác nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế
để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng
22. Các loi tín dng và lãi sut ? ng dng ca nó ?
TÍN DNG
Khái niệm: tín dụng quốc tế là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực
hiện thông qua chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty,
cá nhân…
Các loại tín dụng:
Tùy theo tiêu thức xem xét, tín dụng quốc tế có nhiều hình thức khác nhau:
 Căn cứ vào chủ thể tín dụng: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà
nước
 Căn cứ vào tính đảm bảo: tín dụng đảm bảo và tín dụng không đảm bảo
 Căn cứ vào mục đích sử dụng: Tín dụng sản xuất và tín dụng phi sản xuất
 Căn cứ vào thời hạn của tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài
hạn
Các loi lãi sut.
Khái niệm: lãi suất là giá cả mà người đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn của người cho
vay trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được.

 Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất phải thanh toán. Giả sử, một hộ gia đình gởi một
khoản tiền tiết kiệm 100 đô la vào ngân hàng với kỳ hạn 1 năm và mức tiền lãi là 10 đô la. Vào
cuối năm số dư của họ là 110 đô la. Trong trường hợp này, lãi suất danh nghĩa là 10%/năm.
 Lãi suất thực. là loại lãi suất đo lường sức mua của tiền lãi nhân được. Lãi suất thực được
tính toán bằng việc điểu chỉnh lãi suất danh nghĩa có tính đến lạm phát. Giả sử lạm phát của nền

×